Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:53:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76276 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 09:08:46 pm »

        Một số nội dung và yêu cầu chủ yếu của phương án là:

        1. Về bản thân Điều 8b:

        Đối tượng của điều này là nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu hoặc bị chết, yêu cầu của điều này là các bên giúp đỡ nhau tìm kiếm những người bị mất tích, xác định và bảo quản mồ mả của những người chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt. Như vậy là gồm cả cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và bán vũ trang của phía ta bị mất tích hoặc hy sinh ở Miền Nam và phía Mỹ - Thiệu phải có trách nhiệm "giúp đỡ tìm kiếm", xác định và bảo quản mồ mả.

        2 Về trách nhiệm thi hành:

        Thuộc về tất cả bốn bên ký kết. Tại Miền Nam Việt Nam cả Mỹ và phía Sài Gòn cùng chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm người mất tích và bảo quản mồ mả người chết của phía ta.

        Tất nhiên về phía ta, Chính phủ VNDCCH và CPCMLT sẵn sàng làm tròn trách nhiệm giúp đỡ của mình đối với người của phía đối phương như Điểu 8b đã quy định.

        3. Về sự liên quan giữa Điều 8b với các điều khoản khác và trách nhiệm chung của Mỹ:

        Điều 8b không thể tách riêng và đơn độc thực hiện mà nó liên quan chặt chẽ với các điều khoản khác của Hiệp định và các Nghị định thư. ví dụ:

        -   Phải bảo đảm việc ngừng bắn hoàn toàn và vững chắc (các Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7 của Hiệp định);
        -   Phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. (Điều 16 Nghị định thư về các BLHQS);
        -   Phải bảo đảm việc cung cấp các phương tiện hoạt động (Điều 17 Nghị định thư);
        -   Phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc làm việc của cơ quan LHQS (Điều 16b Hiệp định), trước hết là nguyên tắc nhất trí;
        -   Các điểm a, b, c trong Điều 8 Hiệp định liên quan mật thiết với nhau: Điều 8a về trao trả nhân viên quân sự thường dân nước ngoài của các bên bị bắt; Điều 8b về tìm kiếm người mất tích và bảo quản mồ mả người chết; Điều 8c về trao trả nhản viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ. Không thể chỉ lo về người mất tích và người chết mà không quan tâm đầy đủ đến những người còn sống bị giam giữ.

        Vân vân...

        Bởi vậy, mặc dù nhiệm vụ bảo đảm thi hành Hiệp định đã chuyển sang BLHQS hai bên, nhưng Mỹ là một bên tham chiến chủ yếu, không thể không có trách nhiệm đối với việc thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định thuộc phạm vi trách nhiệm của Mỹ và phía Sài Gòn.

        Tóm lại ta dựa vào việc Mỹ là kẻ quyết định bên phía đối phương để cột trách nhiệm của Mỹ vào việc bảo đảm thi hành Hiệp định, kiềm chế việc phá hoại của Thiệu.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 03:40:17 am »

 
*

*     *

        Từ những phiên họp đầu, Đoàn Mỹ đã muốn thảo luận ngay vấn đề mồ mả và hài cốt người chết và tìm kiếm người mất tích và chỉ muốn bàn vấn đề đó thôi. Họ chuyển cho hai Đoàn ta một bản thống kê các máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Miền Bắc và Miền Nam, ghi rõ loại máy bay, ngày tháng, địa điểm, số người lái, yêu cầu ta điều tra, tìm kiếm xác cùng các di vật còn lại. Các Đoàn ta nhận, chuyển về Bộ Tổng tham mưu và Bộ tham mưu Miền, đề nghị thông báo cho các địa phương liên quan để xác minh. Còn phía ta (Đoàn CPCMLT và Đoàn VNDCCH) đòi trước hết phải bàn bạc giải quyết các vấn đề tổ chức, thể thức thủ tục, các điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổ cũng như của các Đoàn, là những tiền đề làm cho Tổ liên hợp có thể hoạt động bình thường. Về nội dung Điều 8b về phía ta, Đoàn CPCMLT được Đoàn VNDCCH ủng hộ nhấn mạnh Mỹ - Sài Gòn phải có trách nhiệm đối với người mất tích và người chết của ta, yêu cầu để ta xây dựng nghĩa trang và đài tưởng niệm ở các địa phương có người của ta chết, để cho thân nhân người chết đi thăm viếng mồ mả theo đúng tinh thần Điều 8b Hiệp định. Đoàn Sài Gòn cự tuyệt, Đoàn Mỹ thì cho rằng những việc này không được ghi trong các điều khoản của Hiệp định và Nghị định thư, Tổ bốn bên không nên can thiệp vào công việc nội bộ của hai bên Miền Nam.

        Các cuộc tranh cãi cứ thế kéo dài không thể đi đến kết quả gì được. Mỹ nóng lòng muốn giải quyết ngay vấn đề thuộc lợi ích riêng của Mỹ là người mất tích và hài cốt người chết mà không quan tâm đến các vấn đề khác mặc dù đều là những vấn đề rất quan trọng trong nội dung Hiệp định Paris mà Mỹ đều có liên quan trách nhiệm. Ta phải đòi những điều bảo đảm cho hoạt động bình thường của các Đoàn đại biểu của ta, đòi thi hành nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản của Hiệp định chứ không riêng một vấn đề theo yêu cầu của Mỹ. Còn phía Sài Gòn thì chẳng thiết tha gì với Điều 8b, họ tham gia Tổ LHQS bốn bên và phải đi dự các phiên họp chỉ vì phải làm theo Mỹ.

        Tình hình Miền Nam chưa yên, tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu vi phạm Hiệp định ngày càng nghiêm trọng, những vấn đề lớn của Hiệp định như ngừng bắn, xác định vùng kiểm soát của các bên, trao trả người bị giam giữ... đều không được giải quyết, trong khi đó Mỹ tiếp tục dính líu quân sự vào Miền Nam ngược với lời cam kết của họ, dung túng Thiệụ phá hoại Hiệp định và đẩy mạnh hoạt động vũ trang, tiếp sức cho nó chống lại hòa hợp dân tộc, cố làm cho ta suy yếu để đánh bại ta, trong bối cảnh đó làm sao có thể để cho Mỹ phủi trách nhiệm và đòi đơn phương được đáp ứng ngay chỉ riêng các yêu cầu về người chết và người mất tích của họ?

        Mặc dù công việc không tiến triển, vì lợi ích của họ, Mỹ vẫn phải duy trì các phiên họp của Tổ LHQS bốn bên, duy trì các chuyến liên lạc hàng tuần của Đoàn VNDCCH bằng máy bay C130 ra Hà Nội, buộc phía Sài Gòn duy trì các chuyến máy bay lên thẳng hàng tuần bảo đảm việc liên lạc của Đoàn CPCMLT đi Lộc Ninh tuy phía này thường gây không ít trục trặc.

        Đôi lúc Mỹ cũng tỏ ra làm căng, bỏ phiên họp, đình chỉ một vài chuyến bay đi Hà Nội để gây sức ép, nhưng rồi họ củng phải khôi phục. Ngày 8-6-1973 trên đường từ Hà Nội trở về Tân Sơn Nhất, một số đồng chí ta để cháy tài liệu trên máy bay. Đám cháy được dập tắt nhanh chóng, không gây thiệt hại gi, nhưng khi đến sân bay phía Mỹ làm khó dễ, đòi khám xét hành lý, phía VNDCCH kiên quyết phản đối nên toàn bộ người và hành lý của ta bị họ giữ lại trên máy bay đến ngày 11-6 mới chịu để cho trở về Trại Davis. Sau đó họ đình các chuyến bay, đòi phía VNDCCH phải ký cam kết bảo đảm an toàn từng chuyến bay, không mang chất nổ, thừa nhận quyền của trưởng đoàn lái không cho đưa lên máy bay những hàng mà họ cho là không bảo đảm an toàn. Đoàn VNDCCH bác bỏ. Trong lúc nghỉ giải lao giữa một phiên họp và nói chuyện riêng, các đồng chí ta bảo với người Mỹ cần có cách giải quyết thiết thực, đừng vì việc nhỏ này mà làm cho các quan hệ xấu đi, gây trở ngại cho Tổ LHQS bốn bên. Cuối cùng họ gửi làm phép cho Đoàn đại biểu VNDCCH một công văn với nội dung hướng dẫn an toàn cho khách đi trên máy bay, yêu cầu ta phổ biến cho những người đi và thông báo bằng văn bản cho họ là ta đã nhận bảng hướng dẫn. Phía VNDCCH đồng ý và chuyến bay liên lạc hàng tuần ra Hà Nội (bị cắt từ 15-6-1973) ngày 3-8-1973 đã được khôi phục.

        Để tìm lối gỡ ra khỏi bế tắc, trong phiên họp ngày 16-10-1973 phía Mỹ đề nghị phân công thảo luận: các trưởng đoàn trao đổi về danh sách người chết và mất tích, phó trưởng đoàn bàn về thủ tục. Đề nghị này cũng bị ta bác bỏ. Trong khi nói chuyện riêng trong giờ nghỉ, Mỹ thăm dò thái độ của ta, họ hỏi nếu phía Sài Gòn tiếp tục thực hiện kế hoạch trao trả bị bỏ dở (ý nói kế hoạch trao trả đã được thỏa thuận tại BLHQS bên trung ương ngày 17-7-1973, nhưng chỉ mới thực được hai ngày 23 và 24-7 thì phía Sài Gòn đơn phương đình chỉ) để tiếp tục kế hoạch tìm kiếm. Các đồng chí VNDCCH nói thẳng là Mỹ phải có trách nhiệm với việc thi hành mọi điều khoản của định, phải thấy mối liên quan giữa Điều 8b (người chết, mất tích) và Điều 8c (trao trả NVDS). Mỹ phải làm áp lực buộc phía Sài Gòn trao trả cho phía CPCMLT hết số Người họ đã thông báo (5.081 người). VNDCCH đang cho tập trung để có thể cho phía Mỹ nhận 23 bộ hài cốt phi công chết ở Miền Bắc. Sau đó đến đầu tháng 2-1974, BLHQS hai bên trung ương thỏa thuận và thực hiện được đợt trao trả từ 8-2 đến 7-3-1974. Trong 2 ngày 6 và 13-3-1974 Mỹ nhận 23 bộ hài cốt tại sân bay Gia Lâm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2014, 04:26:02 am »

        Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Quân ủy trung ương Tổng cục Chính trị, sự phối hợp giữa - Đoàn đại CPCMLT và VNDCCH với nhau trong Tổ LHQS bốn cũng như với Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương luôn luôn chặt chẽ trong mọi mặt hoạt động, các cơ quan LHQS củng như với UBQT và giới báo chí, Ngày 10-5-1974, Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương tuyên bố đình chỉ họp cho đến khi đối phương chấm dứt các hành động phá hoại đối với cơ quan LHQS. Ngày  30-5-1974, hai Đoàn ta tại Tổ LHQS bốn bên cũng tuyên bố đình họp không thời hạn, sau đó cả hai cơ quan LHQS ( nối lại các cuộc họp vào 11-6 và 13-6-1974.

        Ngày 8-10-1974, CPCMLT ra tuyên bố về tình hình Miền Nam Việt Nam, đình chỉ hẳn mọi cuộc họp của BLHQS hai bên và rút khỏi diễn đàn La Celle Saint Cloud ở Pháp. Ngày 11-10-1974, Chính phủ VNDCCH củng ra tuyên bố tương tự và Tổ LHQS bốn bên củng chấm dứt các cuộc họp.

        Tuy vậy, Đoàn Mỹ vẫn giữ liên lạc điện thoại thường xuyên với hai Đoàn ta, nhất là với Đoàn VNDCCH để tìm hiểu ý đồ của ta, và vẫn duy trì cho ta chuyến bay liên lạc hàng tuần ra Hà Nội. Chỉ từ tháng 4-1975 trở đi, sau khi ta giải phóng đến Nha Trang, Đà Lạt, tình hình đối phương ở Miền Nam trở nên nguy cấp, Mỹ mới không cung cấp chuyến bay liên lạc nữa, nhưng cũng chỉ viện lý do kỹ thuật. Ta cũng tận dụng đường liên lạc điện thoại để duy trì sự tiếp xúc với Mỹ, theo dõi thái độ của họ trước diễn biến tình hình chiến sự.

        Trong sứ quán Mỹ có một cán bộ cao cấp có quyền lực gốc Hung-ga-ri, y thường tranh thủ quan hệ với Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT và qua những sự tiếp xúc đó tìm cách tìm hiểu thăm dò ta cũng như khi cần thì bắn tin cho ta. Vào đầu năm 1975 y ngỏ ý là Mỹ chỉ can thiệp bằng không quân nếu chế độ Thiệu có nguy cơ sụp đổ, ví dụ nếu ta chiếm Biên Hòa xong tiếp tục tấn công Sài Gòn thì Mỹ sẽ can thiệp. Nhưng sau đó phương án này cũng không được cấp cao Mỹ chấp nhận.

        Ngày 19-4 y lại ngỏ ý: mặc dù lực lượng cộng sản đến gần Sài Gòn, sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ bị loại trừ. Nếu các điều kiện của CPCMLT không được thỏa mãn, rất có thể họ sẽ tấn công vào Sài Gòn. Tinh hình xấu đi từng giờ một. Có mấy biện pháp:

        a) Thiệu ra đi gấp, lập một chính phủ mới.

        b) Giảm sự có mặt của Mý xuống còn một đại sứ quán (Mỹ muốn thăm dò xem nếu họ rút toàn bộ cơ quan tùy viên quân sự DAO thì ta có chấp nhận để sứ quán Mỹ tồn tại không?).

        Cũng trong ngày 19-4-1975 sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thông qua Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT bắn tin với Đoàn đại biểu CPCMLT ở Tân Sơn Nhất muốn bắt liên lạc để tìm giải pháp qua thương lượng. Ta không trả lời.

        Ngày 23-4 đồng chí Nguyễn Đôn Tự, Trưởng đoàn đại biểu VNDCCH báo cho Mỹ là cần ra Hà Nội và trở lại trong ngày 25-4-1975 (lúc này Mỹ đã đinh chỉ các chuyến bay liên lạc thường kỳ). Mỹ chấp nhận ngay. Kế hoạch máy bay cất cánh là 7 giờ 30, thì lúc 7 giờ Phan Hòa Hiệp (chuẩn tướng nguyên Trưởng đoàn Sài Gòn trong BLHQS hai bên trung ương, lúc đó là bộ trưởng thông tin của Trần Văn Hương vừa thay Thiệu) gọi điện thoại đề nghị được đi cùng Trưởng đoàn VNDCCH ra Hà Nội theo chỉ thị của Trần Văn Hương để tim hiểu ý định của Chính phủ Hà Nội, và gợi ý nếu được đi thì mời thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng đi. Ta không chấp nhận. Chuyến bay bị chậm lại đến 10 giờ mới cất cánh.

        Hiệp lại đề nghị đồng chí Trưởng đoàn A của ta xin cho ông ta ra Hà Nội ngày 26-4-1975 và nếu được đồng ý thì sẽ tổ chức một chuyến bay đặc biệt khác.

        Chiếc máy bay C130 ngày 25-4 lượn trôn ốc mấy vòng trên bầu trời Tân Sơn Nhất chứ không bay thẳng ngay ra hướng Vũng Tàu như mọi lần. Mỹ giải thích là lực lượng của ta đã đến gần Sài Gòn, có cả tên lửa phòng không SAM-3, nếu bay dưới 4500m có thể bị bắn nên phải lấy độ cao ngay ở khu vực Sài Gòn rồi mới bay ra hướng Vũng Tàu để ra Miền Bắc.

        Trên máy bay, viên trung tá sĩ quan liên lạc Mỹ (nguyên giáo viên chiến lược tại học viện quân sự Mỹ) đến gặp đồng chí Nguyễn Đôn Tự nói đại ý: "Mỹ chịu thua các ông rồi. Mong các ông đừng làm nhục Mỹ. Được thế chuyến bay này coi như thành công". Một lúc sau y lại nói: "Mỹ đưa lính thủy đánh bộ đến Vũng Tàu để bảo vệ việc di tản, không phải để tấn công các ông, mong các ông đừng đánh".

        Đến Gia Lâm, ngoài công việc làm theo kế hoạch, đồng chí Nguyễn Đôn Tự được đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Lê Quang Đạo (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, người trực tiếp chỉ đạo hai Đoàn tại Tân Sơn Nhất) dặn dò qua điện thoại và nhắn lời động viên chung hai Đoàn.

        Đáng lẽ máy bay cất cánh trở về lúc 17 giờ, nhưng đoàn lái Mỹ đề nghị được ở lại thêm một tiếng để mua vật kỷ niệm vì "có lẽ đây là chuyến bay liên lạc cuối cùng".

        Máy bay trở lại Tân Sơn Nhất vào khoảng 21 giờ 30, đỗ ở rìa đường băng vì chỗ đỗ trước kia nay dành cho loại máy bay chiến đấu F5E. Một lúc sau một sĩ quan quân cảnh ra xin lỗi vì đến đón chậm do trục trặc thông tin. Đây là lần đầu tiên họ xin lỗi ta.

        Tối hôm đó 25-4 có buổi chiêu đãi của Đại sứ Ba Lan trong UBQT tại nhà riêng ở phố Lý Thái Tổ. Đại sứ Mỹ Martin được chỉ thị của Kissinger phải gặp đại diện của CPCMLT ở Sài Gòn nên Martin trù tính sẽ gặp thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn tại buổi chiêu đãi này và chỉ thị cho Sài Gòn dễ dàng để cho Đoàn ta đi dự tiệc. Nhưng từ sau khi ta giải phóng Tây Nguyên, đối phương thường ngăn cản Đoàn ta đi vào phố Sài Gòn, mặt khác thấy không được bảo đảm an toàn nên ta báo bạn Ba Lan là ta không đến dự được. Martin không thực hiện được ý định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2014, 04:04:59 am »

        Sáng 26-4, Phan Hòa Hiệp gọi điện thoại hỏi về quyết định của Hà Nội đối với đề nghị của ông ta. Ta trả lời theo đúng chỉ thị của trên:

        -   Quan điểm của Chính phủ VNDCCH đã được tuyên bố rõ ràng.
        -   Không có vấn đề gì cần bàn giữa Chính phủ VNDCCH và chính quyền Sài Gòn.

        Hiệp lấy làm tiếc về sự từ chối của ta và hẹn thứ sáu 2-5 tới lại xin ra Hà Nội bằng máy bay liên lạc thường lệ và đề nghị Trưởng đoàn VNDCCH cùng đi.

        Chiều 28-4-1975 sau khi một tốp máy bay A37 của ta (vừa lấy được của địch tại Phan Rang) ném bom Tân Sơn Nhất, Trưởng đoàn Mỹ gọi điện thoại hỏi xem ta có an toàn không và có cần gì thì Mỹ sẵn sàng giúp đỡ. Nói vậy thôi chứ từ lúc này trở đi, từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sứ quán Mỹ đều rối tung cả lên rồi.

        Khoảng hơn 4 giờ sáng ngày 29-4-1975, sau khi pháo và tên lửa của ta bắt đầu bắn dồn dập vào Tân Sơn Nhất, Trưởng đoàn Mỹ còn gọi điện thoại lần cuối cùng cho Trưởng đoàn A của ta nhân danh Trưởng đoàn đại biểu quân sự Hoa Kỳ phản đối Đoàn đại biểu quân sự VNDCCH không bảo đảm an toàn cho Đoàn Mỹ (!). Sau đó đứt liên lạc luôn.

*

*   *

        Tổ LHQS bốn bên đối với nhiệm vụ của bản thân nó (thực ra thì nhiệm vụ này cũng chẳng có gì nhiều) không làm được gì mấy ngoài việc phía ta giải quyết cho Mỹ được nhận một đợt hài cốt ở Gia Lâm trong tháng 3-1974, nhưng nó có vai trò rất quan trọng, có thể nói không thể thiếu trong cuộc đấu tranh giữa các bên tại Tân Sơn Nhất sau khi BLHQS bốn bên chấm dứt hoạt động. Trong hơn một năm rưỡi từ khi thành lập, hầu hết các cuộc họp của nó đều là những cuộc tranh cãi vô bổ (thực ra củng chẳng có gì mấy để mà bàn), nhưng Mỹ vẫn kiên trì duy trì nó cho đến giờ phút cuối cùng đến cả sau khi quân ta bắt đầu nổ súng tấn công Tân Sơn Nhất, mặc dù trong 5 tháng về sau không còn họp hành liên hợp nữa, vì Mỹ rất cần giữ cầu liên lạc trực tiếp với phía ta, nhất là với phía VNDCCH, không phải riêng vì vấn đề người chết và mất tích mà còn vì các mặt khác nữa liên quan đến diễn biến tình hình ở Miền Nam.

        Còn đối với ta, một mặt nó bảo đảm sự tiếp tục có mặt của đại diện Chính phủ VNDCCH tại Tân Sơn Nhất, tạo điều kiện cho ta giữ mối liên lạc trực tiếp giữa Đoàn đại biểu CPCMLT với Hà Nội, mặt khác và là điều hết sức quan trọng, nó là cái bàn đế vững vàng giữ cho sự tồn tại và hoạt động của BLHQS hai bên trung ương, và sau khi ta quyết định đình chỉ các cuộc họp và các hoạt động liên hợp, nó vẫn bảo đảm cho các Đoàn đại biểu của ta đứng vững ở vị trí của mình và tiếp tục đấu tranh cho đến ngày cuối cùng thắng lợi.

        Ý nghĩa lớn yvề vai trò và tác dụng của Tổ LHQS bốn bên chính là ở chỗ đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2014, 07:04:11 am »

 
NHŨNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI TRẠI DAVIS

        Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4-1975, sau khi quân ta liên tiếp giải phóng từ Đà Nẵng đến Nha Trang và Đà Lạt, hai Đoàn ta đã nhìn rõ triển vọng tiến về Sài Gòn, cấp trên không tiện phổ biến sớm, nhất là qua điện đài, nhưng biết rằng cán bộ ta đủ sức hiểu. Không còn liên lạc máy bay được với Lộc Ninh từ đầu năm, các chuyến bay Hà Nội vẫn còn tiếp tục tuy không đều đến cuối tháng 3-1975. Hai Đoàn có cử người ra xin chi viện một số vũ khí, nhất là vũ khí chống tăng, và phương tiện đào công sự. Cấp trên bày tỏ thông cảm nhưng không thể đáp ứng, vì chở trên máy bay Mỹ một đoạn đường dài trong thời điểm đó là mạo hiểm.

        Ngày 8-4-1975, Đảng ủy hai Đoàn họp bàn rất kỷ, dự kiến khả năng và triển vọng diễn biến tình hình, tính đến các tình huống xấu có thể xảy ra với Đoàn, và hạ quyết tâm chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng chiến đấu: dự trữ lương thực thực phẩm, thuốc men, làm kế hoạch chiến đấu, vẽ sơ đồ hệ thống công sự, tổ chức và phân công lực lượng, v.v. và kế hoạch lãnh đạo tư tưởng.

        Ngày 15-4-1975 có chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT vào Lộc Ninh tiếp xúc chuẩn bị cho việc đón hai sĩ quan In-đô-nê-xi-a và I-ran trong Tổ UBQT bị quân ta giữ từ trận đánh giải phóng Ban Mê Thuột, Đoàn CPCMLT kết hợp cử cán bộ vào Miền báo cáo tình hình, quyết tâm và kế hoạch của Đoàn, và xin một ít lựu đạn thủ pháo chống tăng (là vấn đề kẹt nhất của Đoàn ta nếu phải chiến đấu chống xe tăng địch, vì chỉ có mấy chục tiểu liên và súng trường). Bộ chỉ huy Miền giao cho đồng chí cán bộ trở ra chuyển đạt ý định và kế hoạch của Bộ chỉ huy là khi ta bắt đầu cuộc Tổng tấn công vào Sài Gòn, sẽ có một cánh đặc công vào ngay Trại Davis đón Đoàn ra nơi an toàn, chỉ để lại lực lượng vệ binh và một số ít cán bộ. Đoàn phải chuẩn bị sẵn sàng để thời điểm đến là đi được ngay.

        Đảng ủy Đoàn lại phải họp bàn ngay. Mọi người đều suy nghĩ như nhau: rút như thế này không lợi, dễ bị động và tổn thất nếu đụng địch, trong lúc ta có đủ yếu tố cần thiết để chiến đấu và bám trụ thắng lợi tại chỗ. Mặt khác còn hai Đoàn bạn Hung-ga-ri và Ba Lan, họ đã và đang hết lòng tương trợ ta trong những ngày giờ căng thẳng đang trải qua, nay ta lặng lẽ rút đi một mình thì không thể được. Cuộc họp nhất trí đề nghị Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền cho phép Đoàn tự tổ chức chiến đấu tại chỗ, và bảo đảm sẽ đủ sức bảo toàn lực lượng.

        Ngày 17-4-1975 lại có một chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT đi Lộc Ninh đón hai sĩ quan nói trên, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Phó trưởng đoàn - được lệnh điều động về hẳn Bộ tham mưu Miền - được giao nhiệm vụ vào trực tiếp báo cáo và chuyển đề nghị của Đoàn. Cấp trên đồng ý, và sĩ quan liên lạc ta khi trở về Tân Sơn Nhất còn được cấp hai va li thủ pháo mà Bộ tham mưu đã chuẩn bị sẵn. Món hàng gọn, không nặng quá và cũng giống những va li hàng được mang đi mang về trước đây, lại đi nhờ máy bay của UBQT nên giữ được bí mật. Từ nay đã có vũ khi đánh tăng rồi, tuy thuộc loại nhẹ và không nhiều nhưng cũng tăng được khả năng chiến đấu thực tế chống xe tăng địch.

        Từ ngày 18-4-1975 toàn bộ lực lượng hai Đoàn ta tại Trại Davis bắt tay vào đào công sự và chuẩn bị chiến đấu Khó khăn nhất là có quá ít cuốc xẻng, phải dùng thêm lưỡi lê, dao găm và những thanh sắt (có sẵn rải rác, trước không dùng) được đập dẹt ra để đào, lại phải đào về đêm và không gây tiếng động để giữ bí mật, vì hàng chục vọng gác quân Sài Gòn vẫn bao quanh doanh trại. Toàn khu doanh trại chia thành 7 khu vực chiến đấu, mỗi khu vực có hệ thống công sự chiến đấu của mình, 7 khu vực nối liền với nhau bằng hệ thống giao thông hào có nắp dày gần như địa đạo, mỗi nhà đều có hầm ẩn nấp và nghỉ ngơi dưới sàn. Như vậy trong thời gian chiến đấu có thể ăn ở luôn dưới mặt đất, và liên lạc liên hoàn với nhau bằng địa đạo.

        Chỉ huy toàn lực lượng có sở chỉ huy ngầm (chính thức và dự bị), có mạng điện thoại nối sở chỉ huy với tất cả các khu vực và đầu mối. Bảo đảm thương binh có hầm quân y tương đối sâu và rộng, có hai bác sĩ phụ trách. Lương thực thực phẩm và thuốc men do từ lâu đã có ý thức dự trữ đề phòng địch phong tỏa nên nay chuẩn bị thuận lợi, đẩy đủ cho ít nhất 7 ngày, đủ thời gian cần thiết cho việc thực hiện sứ mạng bám trụ của Đoàn. Đèn dầu hỏa và đèn sáp (nến) được phân phối đủ cho các bộ phận. Nước sôi để nguội cũng được chuẩn bị sẵn và thường xuyên bổ sung. Công tác chính trị tư tưởng lần này tiến hành khá dễ dàng và thuận lợi, có thể nói tất cả cán bộ, chiến sĩ và nhân viên đều thông suốt phấn khởi, tự giác tích cực tham gia công việc, chủ động tìm cách khắc phục khó khăn. Không khí đoàn kết và kỷ luật trong toàn đơn vị chưa bao giở nổi bật lên sâu sắc và cảm động như trong thời gian này. Trong không đến 10 ngày mọi việc chuẩn bị được hoàn thành, đơn vị đã sẵn sàng chiến đấu trước ngày quân ta bắt đầu nổ súng đánh vào Sài Gòn, địch không hay biết gì cả.

        Sau này có người kể rằng Đoàn có gửi điện ra Quân ủy trung ương hứa sẵn sàng "hy sinh vi đại cuộc". Điều này không đúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2014, 03:25:57 am »

        Trong cuộc họp Đảng ủy ngày 8 tháng 4 đã nêu trên, đúng là có đôi ý kiến nêu ra như thế: Đoàn ta đơn độc, có quá ít vũ khí, khả năng tự vệ hạn chế, nhưng vì thắng lợi cuối cùng ta sẵn sàng hy sinh. Ý kiến đó về bản chất thì tốt, thể hiện tinh thần cách mạng và lòng dũng cảm đáng quý, nhưng nó thụ động và không phù hợp với tình thế. Phần lớn các đồng chí trong Đảng ủy đã lần lượt phấn tích, dự kiến tất cả các tình huống, cân nhắc tất cả các khía cạnh, cuối cùng đã kết luận: bây giờ không phải như năm 1973 nữa. Quân ta thắng lợi như chẻ tre, chẳng mấy chốc sẽ dồn về tràn ngập Sài Gòn từ bốn phía. Mỹ không phản ứng. Nguyễn Văn Thiệu bị cô lập cao độ, nội bộ đối phương lục đục, quân Sài Gòn bị làn sóng tan rã từ Tây Nguyên và từ dọc ven biển miền Trung tràn về làm cho mất tinh thần. Đã bị đánh thì đứa nào lo mạng đứa nấy, vào gây sự tại Trại Davis sẽ đạt được cái gì? Nếu có đơn vị nào được lệnh quay vào đánh ta thì chúng củng không còn tinh thần đâu mà chấp hành triệt để. Ta ít vũ khí nhưng ta chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng. Điều quan trọng nhất là ta ở thế thắng và ý chí chiến đấu kiên định. Đồng chí thượng tá Nguyễn Văn Hoàn (tức đồng chí Hai An, đảng ủy viên của Đoàn, sau này là thành ủy viên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã mất), người thường xuyên ốm yếu nhưng lập trường luôn kiên định, hôm nay lại nhắc lại câu mà đồng chí thường nói: "thế ta là thế đứng trên đầu thù". Vì vậy cho dù quân địch có quay vào đánh ta, cho dù cả xe tăng, ta cũng đủ sức cầm cự một số ngày, đủ để cho đại quân kịp tiến vào tiếp ứng. Nếu có thương vong thì cũng là điều bình thường như trong các trường hợp chiến đấu khác, không thể có chuyện phải hy sinh cả đơn vị. Kết luận này được toàn thể Đảng ủy nhất trí, và được tất cả anh chị em thông suốt và quán triệt. Khẩu hiệu động viên chung 'là: "Chiến đấu và chiến thắng".

        Trước ngày nổ súng, Đoàn ta có nhận được một bức điện ngắn từ Hà Nội của đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại ý: Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tư lệnh rất thông cảm hoàn cảnh của các đồng chí. Hãy động viên anh chị em vững vàng ý chí chiến đấu, đứng vững trên vị trí của mình. Ngày thắng lợi không còn xa nữa. Trưởng đoàn đã điện trả lời ngay, với tinh thần: "Tất cả anh chị em đã sẵn sàng chiến đấu cả tinh thần và vật chất và xin hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình".

*

*        *

        Tối 21-4-1975 Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện trên vô tuyến truyền hình, hằn học chửi rủa người Mỹ và tuyên bố từ chức. Mấy hôm sau hắn lên máy bay chuồn ra nước ngoài, định cuỗm theo cả mười bảy tấn vàng (nghe báo chí kể lại) nhưng bị ngay tay chân cũ giữ lại. Nguyễn Văn Hương, Phó tổng thống lên thay, cố chịu trận được một tuần rồi cũng rút. Ông Dương Văn Minh, người cầm đầu cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963, nay được Mỹ khuyên khích hòng có cơ may thương lượng với phía cách mạng, lại được sự góp ý và thúc đẩy của một số nhân vật mong muốn cuộc chiến tranh kết thúc mà không gây đổ máu nhiều và tàn phá lớn cho Sài Gòn, nhận đứng ra làm tổng thống, mong vớt vát được chút gì cho cái chế độ "Việt Nam cộng hòa" trước vực thẳm, hoặc nếu không thì cũng thực hiện việc "chuyển giao chính quyền" một cách êm ả.

        Muộn quá rồi, tội ác chồng chất tày trời của chế độ ngụy quyền tay sai Mỹ đối với nhân dân và Tổ quốc, tội lỗi của Nguyễn Văn Thiệu phá hoại Hiệp định Paris đã đến lúc phải được thanh toán. Tuy nhiên như ta đã thấy, cuộc Tổng tấn công giải phóng Sài Gòn đã được thực hiện nhanh gọn, không có sự đổ máu nào của nhân dân và cũng chẳng có sự tàn phá nào về tài sản.

*

*        *

        Ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được mở màn, đánh vào vành đai phòng thủ ngoại vi Sài Gòn.CPCMLT ra tuyên bố kêu gọi quân đội Sài Gòn hạ vũ khí để bớt đổ máu và bớt thiệt hại cho nhân dân.

        Vào khoảng 17 giờ 15 chiều thứ hai 28-4-1975, một toán máy bay A37 (loại máy bay oanh tạc mới của quân Sài Gòn) đột nhiên đến ném bom đồng loạt khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất. Mảnh bom bay rào rào sang khu vực Trại Davis, vì trại này chỉ cách khu để máy bay quân sự có một bức tường, một dãy hàng rào kẽm gai và một dãy hầm cất máy bay. Bị bất ngờ, tất cả anh chị em ta nhảy xuống hầm. Sau một lúc định thần lại, cùng nhau nhận định đây chỉ có thể là phi công Sài Gòn phản chiến hoặc chính là trận tấn công của ta. Và mọi người hiểu rằng đã đến lúc bầt đầu đại sự rồi. Đêm đó tất cả các bộ phận được lệnh của chỉ huy Đoàn xuống ngủ dưới hầm theo đội hình chiến đấu đã được chuẩn bị, triển khai canh gác tuần tiễu theo kế hoạch tác chiến, vận hành ngay mạng điện thoại bảo đảm thông suốt từ sở chỉ huy đến tất cả các đầu mối, trạm quân y dã chiến được bố trí sẵn sàng nhận thương binh, điện đài cơ yếu canh trực liên tục đón mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2014, 03:31:16 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2014, 04:44:24 am »

       Phần lớn đêm 28-4 yên tĩnh. Mọi người đang ngủ ngon, bỗng nhiên vào khoảng 3 giờ. sáng tiếng đạn pháo lớn và hỏa tiễn nổ vang, bay tới tấp vào khu vực Tân Sơn Nhất. Hai Đoàn ta đã chuẩn bị kỹ công sự từ trước nên yên tâm, mặc dù tiếng đạn rít trên trời, cả tiếng đạn nổ vang ngay trong khu doanh trại nghe thật khủng khiếp. Một lát sau Sở chỉ huy được báo cáo: một đồng chí đại úy bảo vệ và một trung sĩ cảnh vệ đang làm nhiệm vụ canh gác trên hầm nổi bị trúng đạn pháo hy sinh. Còn bốn đồng chí nữa, do đứng ở miệng hầm để nhìn, bị mảnh pháo và hỏa tiễn bay trúng bị thương, trong đó có một đồng chí sau phải cưa một chân.

       Từ lúc đó đến suốt ngày 29-4 đạn hỏa tiễn và đạn pháo 130 ly của ta lúc dày lúc thưa vẫn tiếp tục được bắn vào Tân Sơn Nhất. Sau này xong việc rồi, ta cho đi đếm lại, có đúng 25 viên đã rơi vào Trại Davis. Từ cự ly 18 đến 24 km bắn hàng ngàn viên vào đường băng sân bay, việc một số ít viên tản mát sang là điều tất yếu không tránh khỏi.

       Trong buổi sáng 29-5 đại sứ Mỹ Martin mấy lần qua Đoàn Hung-ga-ri bắn tin muốn gặp Trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT trong BLHQS hai bên trung ương, nhưng lúc này còn gì để bàn bạc? Ta không trả lời.

       Trưa 29-4 có một đoàn khách khá đặc biệt đến xin gặp Trưởng đoàn ta, tự giới thiệu là "phái viên của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền" đến "bàn việc bàn giao chính quyền". Đoàn gồm các ông:

       -   Nguyễn Văn Diệp, Tổng trưởng tiếp thương, Trưởng đoàn;
       -   Nguyễn Đinh Đầu, phụ tá Phó tổng thống đặc trách hòa đàm;
       -   Tô Vãn Cang, chuyên viên của Văn phòng Phó tổng thống;
       - Nguyễn Văn Hạnh, chuyên viên của Văn phòng phó tổng thống.

       Trong tình huống lúc này lãnh đạo Đoàn ta không thể tiếp, nên cử cán bộ ra chuyên lời Trưởng đoàn là Đoàn không được ủy quyền bàn bạc vấn đề gì, mọi điều cần thiết đã được nêu rõ trong Tuyên bố ngày 26-4-1975 của CPCMLT.

       Khoảng 14 giờ 30 một đoàn thứ hai tự giới thiệu là giác sư Châu Tâm Luân và linh mục Chân Tín xin gặp. Đồng chí trung tá Bùi Thiệp, Trưởng ban Thông tấn báo chí được cử ra, trao cho họ bản tuyên bố ngày 26-4 của CPCMLT và cũng trả lời như với đoàn buổi sáng. Ổng Châu Tâm Luân cho biết được ông Dương Văn Minh cử làm bộ trưởng.
Đến khoảng 17 giờ 30 có thêm luật sư Trần Ngọc Liễn cùng với ông Châu Tâm Luân và linh mục Chân Tín lại đến thiết tha xin gặp để bàn làm sao cho việc ta đánh chiếm Sài Gòn đỡ đổ máu bớt tổn hại về vật chất.

       Ta củng không thể làm gì khác hơn hai lần trước. Tuy nhiên xét đây là những người thuộc lực lượng thứ ba lâu nay đối lập với chế độ độc tài của Nguyễn Văn Thiệu, không nề nguy hiểm đến lại lần thứ hai, nên ta nể tình báo cho biết có thể tiếp ba vị với tư cách cá nhân của họ chứ không với tính chất đại diện nào. Họ đồng ý, và ta cho đón vào phía trong, phân công đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng đoàn tiếp tại hầm sở chỉ huy dự bị. Họ vừa vào đến hầm thì đợt pháo cấp tập của trận đánh trực tiếp vào Tân Sơn Nhất bắt đầu, và chắc chắn suốt đêm nay sẽ không ngơi tiếng súng. Để bảo đảm an toàn tính mạng, ta khuyên họ ở lại cho đến lúc xong trận. Tuy nhiên để tránh bị hiểu lầm là ta cố tình giữ họ lại, ta nói sẽ cho lực lượng yểm trợ nếu họ muốn về. Sau mấy phút suy nghĩ và trao đổi ý kiến với nhau, họ xin ở lại, vì cũng thấy trở về lúc này là quả mạo hiểm. Như vậy là trong cái đêm 29-4-1975 lịch sử trong một sở chỉ huy quân cách mạng ở ngay tại Tân Sơn Nhất, có ba vị khách không phải là quân giải phóng, một giáo sư, một luật sư và một linh mục thiên chúa giáo, cùng với một sĩ quan cộng sản thức trắng để trò chuyện và theo dõi nhịp độ thần tốc của cuộc Tổng tấn công giải phóng Sài Gòn. Đồng chí Võ Đông Giang đã tranh thủ cơ hội tâm tình và giải thích cho họ cặn kẽ mọi vấn đề về cách mạng mà họ còn băn khoăn nghi ngại.

       Ngày hôm sau 30-4, khi tiếng súng phía Tân Sơn Nhất đã im và ta đã gặp được lực lượng bên ngoài vào, ta mời họ dự một bữa liên hoan trước khi chia tay và theo yêu cầu của khách tặng mỗi người hai chai rượu lúa mới và một gói lương khô mà họ nói rất quý vì "chỉ quân giải phóng mới có". Sau đó ta cấp giấy cho họ ra về, và được biết họ không gặp trở ngại gì dọc đường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2014, 03:50:04 am »

 
*

*        *

        Trong khi vạch kế hoạch đánh vào Tân Sơn Nhất, cấp trên rất quan tâm đến vấn đề an toàn của hai Đoàn ta.

        Mặc dù đã đồng ý cho Đoàn tự tổ chức chiến đấu tại chỗ, Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn cho chỉ định (và đã kiếm cách thông báo trước được cho Đoàn) một cánh đặc công và một cánh xe tăng có nhiệm vụ đặc biệt phải tìm cách sớm nhất tới được Trại Davis để tùy tình hình mà xử trí, tăng cường bảo vệ cho Đoàn hoặc đưa bớt lực lượng đi ra khu vực an toàn. Có lẽ vì trận đánh vào Sài Gòn diễn ra nhanh và thuận quá, mọi dự kiến tình huống đã đảo lộn, mọi kế hoạch xử trí củng thay đổi, nên suốt đêm đến khi thắng lợi không thấy cánh đặc công nào cả. Còn đơn vị xe tăng (Đoàn đã được phổ biến tần số liên lạc từ trước) thi khoảng 2 giờ sáng có lên tiếng, đại ý: "Xin chào các đồng chí, đúng là lúc đầu chúng tôi có được giao nhiệm vụ vào tiếp cứu nhưng bây giờ tình hình khác rồi, chúng tôi được lệnh chuyển đến mục tiêu khác. Xin chúc an toàn khỏe mạnh. Sau khi nghe cán bộ điện đài báo cáo, mọi người không tỏ chút buồn phiền mà trái lại hân hoan phấn khởi vì thế trận quyết chiến cuối cùng diễn biến thật là thuận lợi.

        Anh em thông tin điện đài thuộc bộ phận "kỹ thuật" còn có sáng kiến dò sóng để theo dõi liên lạc chiến đấu của các đơn vị của ta tiến gần.

        Vào khoảng hơn nửa đêm 29-4, một đơn vị tiểu đoàn từ hướng Bà Quẹo đã tiến đến ngã Bảy Hiền. Anh em điện đài đưa máy đến gần cho Trưỏng đoàn và mấy đồng chí gần đó cùng nghe. Từ trong cái đài nhỏ bé vọng ra những câu đàm thoại thật thú vị và cảm động đại ý: "Báo cáo đại đội tôi đã đến ngã tư Bảy Hiền đúng, đồng bào nói đây là ngã tư Bảy Hiền. Chưa đụng địch, còn đồng bào cho quà nhiều lắm...". Một giọng khác vẳng lại, có lẽ là của chính trị viên tiểu đoàn: "Hoan nghênh các đồng chí. Phải tìm cho trúng địch mà đánh không được làm cho nhân dân hoảng sợ. Đồng bào cho thì lấy, nhưng chỉ lấy một ít thứ ăn được lót lòng thôi, không được tham. Đặc biệt nhắc lại anh em không được đụng đến cây kim sợi chỉ của dân...". Ôi cái câu cuối cùng, cái mệnh lệnh và là điều đầu tiên trong 12 điều kỷ luật của quân đội nhân dân, cái khẩu hiệu thiêng liêng đã đi theo các chặng đường chiến đấu gian khổ và chiến thắng nhờ được nhân dân đùm bọc, nay trong đợt vũ bão tiến vào sào huyệt cuối cùng của quân thù nó vẫn vang lên nghiêm khắc, trong trẻo và đầm ấm xiết bao.
 
*

*        *

        Sau này được biết, trước rạng sáng 30-4-1975 đại sứ Martin cùng tốp người Mỹ cuối cùng tại Sài Gòn và Miền Nam Việt Nam đã lên chiếc máy bay lên thẳng cuối cùng từ nóc Đại sứ quán Mỹ bay ra biển. Như vậy là quân và dân ta đã thực hiện trọn vẹn quyết tâm sắt đá được Bác Hồ long trọng tuyên bố năm 1966: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi".

        Khoảng sáu giờ sáng 30-4-1975 anh em ở vọng gác phía cổng chính báo cáo là đơn vị bổ sung quân dù trước cổng đang hô nhau tháo chạy, vừa chạy vừa cởi áo quần rân ri vứt đầy đường. Đại đội xe tăng thì biến từ lúc nào không rõ. Nhìn quanh bốn mặt, tất cả các vọng gác và tháp canh đều trống, không còn bóng dáng một tên lính gác và một họng súng nào. Như vậy rõ là phía này đã xong, nhưng tiếng súng còn rền vang các hướng khác. Tất cả các bộ phận đều được lệnh vẫn ở yên tại vị trí và vẫn phải sẵn sàng chiến đấu không được lơ là mất cảnh giác.

        9 giờ 30 phút sáng 30-4-1975, ông Dương Văn Minh tuyên bố trên Đài phát thanh Sài Gòn sẵn sàng chuyển giao chính quyền cho đại diện của cách mạng, ra lệnh cho quân Sài Gòn ở nguyên tại chỗ.

        Ban chính trị của Đoàn có sáng kiến đưa ngay lá cờ nửa đỏ nửa xanh to nhất của CPCMLT mà ta có lên treo ở đỉnh tháp nước là chỗ cao nhất của Trại Davis và củng là chỗ cao đối với một khu vực rộng lớn xung quanh. Có lẽ đây là lá cờ hoặc một trong số lá cờ được kéo lên sớm nhất trên thành phố Sài Gòn giải phóng.

        Khoảng hơn 10 giờ anh em báo cáo đã thấy bộ đội ta tiến đến gần Trại Davis. Và Tiểu đoàn 6 thuộc Trung đoàn 19, Sư đoàn 10. Quân đoàn 3, do đồng chí Sơn Tiểu đoàn trưởng dẫn đầu đã vào với anh chị em ta. Có lời nào diễn tả được những giây phút xúc động đến nghẹn ngào và khắc cốt suốt đời này! Đúng là "mừng ra nước mát...". Sau đó đồng chi trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, sư trưởng và chính ủy Sư đoàn 10 ghé vào thăm trên đường vào chỉ huy việc chiếm lĩnh Tân Sơn Nhất.

        11 giờ 30 ngày 30-4-1975 xe tăng và bộ binh quân ta chiếm lĩnh "Dinh Độc lập", lúc đó là phủ tổng thống của phía Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang mà Bác Hồ đã đề ra trong lời thơ chúc Tết năm xưa: "Vì độc lập, tự do, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào", để rồi:

"Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bầc Nam sum họp xuân nào vui hơn!".
 
*

*        *

        Với thâng lợi ngày 30-4-1975, hai Đoàn ta tại Trại Davis chấm dứt nhiệm vụ.

        Ngày 2-5, thượng tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ tham mưu tiền phương chiến dịch đã đến đây, tổ chức cuộc họp với một số cán bộ cấp cao các quân đoàn, sư đoàn trước khi chuyển đến sở chỉ huy mới.

        Ngày 3-5, trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh quân giải phóng Miền (B2), Phó tư lệnh chiến dịch Hổ Chí Minh, đã từng là Trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT trong những ngày tháng đầu tiên, vào thăm lại anh chị em và tuyên bố Quân ủy Miền công nhận đơn vị Trại Davis là một tiền tiêu của chiến dịch Hồ Chí Minh".

        Ngày 4-5-1975, Bộ chỉ huy Miền điều động phần lớn cán bộ chiến sĩ Đoàn B chuyển sang tham gia lực lượng thuộc Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, số còn lại sau đó trở về đơn vị cũ hoặc nhận nhiệm vụ mới. Đoàn A trở về Thủ đô Hà Nội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2014, 02:35:03 am »

(Phần một: Ban liên hợp quân sự bốn bên  
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg470615.html#msg470615
Phần hai: Ban liên hợp quân sự hai bên
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg471767.html#msg471767 )

PHẦN BA

ỦY BAN QUỐC TẾ


I

        Song song với cơ quan Liên hợp quân sự, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát cũng được thành lập theo quy định của Điều 18 Hiệp định Paris và của Nghị định thư về UBQT, với nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc thi hành một số điều khoản của Hiệp định bằng cách:

        -      Theo dõi việc thực hiện qua liên lạc với các bên và quan sát tại chỗ ở những nơi cần thiết;
        -   Điều tra các vụ vi phạm những điều khoản thuộc thẩm quyền kiểm soát và giám sát của Ủy ban;
        -   Khi cần thiết, hợp tác với các BLHQS trong việc ngăn ngừa và phát hiện vi phạm các điều khoản nói trên.
UBQT "sẽ điều tra những vụ vi phạm các điều khoản nói trong Điều 18 của Hiệp định theo yêu cầu của BLHQS bốn bên, hoặc của BLHQS hai bên, hoặc của bất cứ bên nào, hoặc đối với Điều 9b của Hiệp định về tổng tuyển cử của Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc, hoặc trong bất cứ trường hợp nào mà UBQT có đầy đủ căn cứ khác để cho ràng đã xảy ra vi phạm đối với các điều khoản đó"... Khi tiến hành nhiệm vụ này, UBQT sẽ hành động với sự giúp đỡ và hợp tác cần thiết của các bên có liên quan".

        UBQT "làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí"... các bản báo cáo của UBQT phải được sự nhất trí thỏa thuận của đại diện tất cả bốn thành viên. Trong trường hợp không có sự nhất trí thì Ủy ban sẽ chuyển các ý kiến khác nhau cho bốn bên... hoặc cho hai bên Miền Nam Việt Nam..., nhưng không được coi đó là báo cáo của Ủy ban". "UBQT và mỗi tổ của UBQT hành động như một cơ quan thống nhất bao gồm đại biểu của tất cả bốn thành viên".

        UBQT kiểm soát và giám sát gồm đại diện của bốn nước: Ba Lan, Ca-na-đa, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a (Ba Lan và Hung-ga-ri do phía ta đề cử, Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a do phía Mỹ đề cử, và được bốn bên ký kết Hiệp định thỏa thuận mời). Về sau Ca-na-đa rút lui nửa chừng, với lý do UBQT hoạt động không hiệu quả, bốn bên lại tham khảo nhau và thỏa thuận mời I-ran thay thế.

        Các thành viên của UBQT "luân phiên làm chủ tịch trong từng thời gian do UBQT quy định". Sau khi thành lập, Ủy ban đã thống nhất thời gian làm chủ tịch luân phiên là một tháng. (Khác với UBQT thời Hiệp định Genève: hồi đó chỉ có ba nước: Ân Độ, Ba Lan, Ca-na-đa, Ấn Độ làm chủ tịch cố định).

        Trụ sở UBQT đặt tại Sài Gòn (12 Trần Quốc Toản, sau giải phóng là trụ sở Ủy ban nhân dân quận 10 trên đường 3 tháng 2 nay là khu khách sạn Kỳ Hòa). Cũng như BLHQS, dưới ủy ban chung có 7 Tổ UBQT khu vực đóng tại Huế (I), Đà Nẵng (II), PeiKu (III), Phan Thiết (IV) Biên Hòa (V), Mỹ Tho (VI), Cần Thơ (VII), và 26 Tổ hoạt động ở địa phương và đóng cùng nơi với các Tổ LHQS từ Quảng Trị đến Quản Long (Cà Mau). Ngoài ra, UBQT còn được cử ba tổ cho khu vực Sài Gòn - Gia Định, thêm 12 Tổ địa phương ở Gio Linh (phía nam giới tuyến quân sự tạm thời), Lao Bảo (Quảng Trị), Bến Hét (Kon Tum), Đức Cơ (Gia Lai), Chu Lai (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Vũng Tàu, Xa Mát (Tây Ninh), sân bay Biên Hòa, Hồng Ngự (Đồng Tháp), Cần Thơ; bảy ổ cửa khẩu (đóng ở nlững nơi do hai bên miền Nam Việt Nam chọn để đưa vũ khí và dụng cụ chiến tranh vào thay thế); bảy tổ kiểm soát và giám sát việc trao trả người bị bắt.

        Mỗi Đoàn thành viên UBQT được có 300 người, gồm một bộ phận cán bộ nhân viên ngoại giao và dân sự, một bộ phận quân sự, chủ yếu là sĩ quan. Đứng đầu là một Đại sứ, một phó trưởng đoàn dân sự và một cấp tướng phó trưởng đoàn kiêm trưởng bộ phận quân sự.

        Các Đại sứ Trưởng đoàn được phía Sài Gòn bố trí ở biệt thự dành riêng (riêng Đại sứ Hung-ga-ri ở khách sạn), các thành viên dân sự của các Đoàn ở rải rác trong trung tâm thành phố. các bộ phận quân sự ở tập trung từng Đoàn trong khu vực Tân Sơn Nhất, nhưng họ được tự do đi lại ra vào thành phố mà không bị vây hãm như các Đoàn đại biểu của ta.

        Trong thời gian đầu UBQT triển khai tổ chức hầu khắp mạng lưới được quy định. Về sau do việc thi hành Hiệp định ngày càng trục trặc, từ đó nẩy sinh khó khăn trong việc bảo đảm an toàn, mặt khác do bị hạn chế về kinh phí nên Ủy ban rút bớt một số Tổ xa xôi hèo lánh như Bến Hét (Kon Tum), Đức Cơ (Gia Lai), v.v. và rút bớt số người của các Đoàn.

        Từ tháng 1-1973 đến tháng 4-1975 mỗi Đoàn thành viên UBQT (trừ Đoàn Ca-na-đa rút sớm và Đoàn I-ran đến sau) thay quân và nhân viên đến hai lần, đón ba lượt Đại sứ Trưởng đoàn và ba lượt cấp tướng phó trưởng đoàn kiêm trưởng bộ phận quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2014, 03:11:37 am »

 
II

        UBQT bắt đầu hoạt động cùng lúc với BLHQS bốn bên. Trong thời gian 60 ngày của BLHQS bốn bên, UBQT tập trung làm nhiệm vụ kiểm soát và giám sát một số công việc nổi lên do các bên ký kết Hiệp định cùng bảo đảm thực hiện: rút quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên, trao trả NVQS của các bên và thường dân nước ngoài bị bắt và giam giữ. Trong thời kỳ này chưa có vấn đề gì gay cấn lớn giữa các Đoàn trong nội bộ UBQT cũng như giữa Ủy ban với các bên thuộc BLHQS. Các Tổ của UBQT đã được cử đi kiểm soát và giám sát thông suốt các chuyến trao trả tại các địa điểm do BLHQS bốn bên thỏa thuận, kiểm soát và giám sát thường xuyên các đợt rút quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên tại các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang và Tân Sơn Nhất, và đã chứng kiến toán quân Mỹ cuối cùng rời khỏi
Miền Nam Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 27/3/1973.

        Qua thời kỳ BLHQS hai bên, UBQT chỉ còn thực hiện được một phần rất nhỏ nhiệm vụ kiểm soát và giám sát vào đợt trao trả NVDS giữa ta và phía Sài Gòn cuối tháng 2 đến đầu tháng 3-1974 (còn với mấy chuyến trao trả trước thì không tham dự vi có chuyện đấu tranh với ta đòi mở rộng hành lang bay, sau đó Đoàn Ca-na-đa rút đi nên không đủ bốn thành viên).

        Từ buổi đầu BLHQS hai bên trở đi, việc thi hành Hiệp định Paris càng trục trặc, phía Sài Gòn vi phạm ngày càng nghiêm trọng và toàn diện, trước hết là vi phạm ngừng bắn, cho nên hoạt động chủ yếu của BLHQS là hai bên không ngừng đấu tranh tố cáo nhau vi phạm Hiệp định.

        Nhiệm vụ nổi lên của UBQT từ lúc này, căn cứ vào chức năng theo quy định của Nghị định thư về UBQT là điều tra vi phạm. Nhưng thực tế cho thấy nhiệm vụ này khó thực hiện biết chừng nào, có thể nói hầu như không thể thực hiện.

        Tháng 4-1973, sau vụ Ly Tôn (vụ máy bay lên thẳng của UBQT rơi đã nói trên đây), Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn Ca-na-đa tập trung đòi phải mở rộng hành lang bay cho UBQT: trước nay quy định cho máy bay lên thẳng là 1 km, máy bay có cánh 3 km, nay họ đòi rộng ra 8 đến 10 km. Ta kiên quyết không chấp nhận. Do vụ đấu tranh về hành lang bay đó và do thiếu sự tham gia của hai Đoàn trên nên UBQT không thực hiện việc kiểm soát và giám sát các chuyến trao trả NVDS trong tháng 4 và tháng 5-1973 (và phía Sài Gòn đã vin vào cớ này để đơn phương đình chỉ việc trao trả).

        Có một thời gian trong nội bộ UBQT không thống nhất quan điểm về tổ chức điều tra vi phạm: In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa (và sau này là In-đô-nê-xi-a và I-ran)cho rằng UBQT có thể hoạt động độc lập không cần sự phối hợp của BLHQS hai bên, và khi chưa có sự nhất trí trong nội bộ Uy ban thì các Đoàn thành viên có thể tự mình đi điều tra. Phía Sài Gòn đã lợi dụng tối đa quan điểm này, họ liên tiếp tố cáo ta, mời và tổ chức cho hai Đoàn đó đi hết nơi này đến nơi khác, trong tháng 4 và tháng 5-1973 họ còn bày trò gọi là bắt được "tù binh Bắc Việt", và Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn Ca-na-đa lại đơn phương đi điều tra về "tù binh Bắc Việt". Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri kiên quyết chống lại kiểu hành động sai trái này, nó ngược với cả tinh thần và lời văn của Hiệp định Paris và Nghị định thư về UBQT. Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương cũng cực   lực phản đốivà tuyên bố rõ không thừa nhận tinh hợp pháp và giá    trị của các hành động đơn phương. Trưởng đoàn ta đến gặp riêng Đại sứ Trưởng đoàn In-đô-nê-xi-a để   thuyết phục, nói rõ quan điểm của ta và phân tích những hành động không lợi nói trên. Ta dựa vào tinh thần dân tộc chống đế quốc của In-đô-nê-xi-a và những điều giống nhau giữa hai dân tộc, từng bước tranh thủ được ông ta nhận ra cái nên và cái không nên.

        Ngày 28-6-1973, hai sĩ quan Ca-na-đa ở Tổ UBQT Xuân Lộc  tự ý đi vào vùng Cam Tiêm và không thấy về. Đoàn Ca-na-đa hoảng hốt. Tối 29-6, Đại sứ Trưởng đoàn Ca-na-đa đến Trại Davis yêu cầu Trưởng đoàn ta giúp đỡ tìm kiếm.

        Sau đó ta được thông báo là hai viên sĩ quan kia đi vào vùng kiểm soát của ta không có phép nên lực lượng địa phương đã bắt giữ. Ngày 15-7-1973, ta đã trao trả họ cho Đoàn Ca-na-đa tại khu vực Xuân Lộc, với điều kiện nghiêm ngặt là quân Sài Gòn phải ngừng các hoạt động quân sự trong vùng có liên quan.

        Trước đó, ngày 30-5-1973, Đại sứ Trưởng đoàn Ca-na-đa đến thăm xã giao Trưởng đoàn ta và báo tin Chính phủ Ca-na-đa quyết định rút khỏi UBQT. Trong tháng 6-1973 họ tuyên bố công khai việc đó và lần lượt rút sĩ quan và nhân viên ở các khu vực và các Tổ địa phương về Sài Gòn. Ngày 19-7-1973, Đại sứ và bộ phận cuối cùng của Đoàn Ca-na-đa rời Sài Gòn về nước.

        Các hoạt động của UBQT tiếp tục bị đình trệ đến đầu tháng 10-1973 vì thiếu một thành viên.

        Các bên ký kết Hiệp định lại phải hiệp thương với nhau, sau đó thỏa thuận mời I-ran tham gia UBQT và nước này nhận lời. Ngày 29-8-1973, đoàn tiền trạm I-ran đến Sài Gòn, cuối tháng 9 thì Đại sứ Trưởng đoàn cùng toàn Đoàn đến đủ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2014, 03:17:14 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM