Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:27:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76274 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2014, 02:32:19 am »

        Tổng hợp kết quả trao trả trong thời kỳ BLHQS hai bên trong bốn lần từ tháng 4-1973 đến đầu tháng 3-1974, phía CPCMLT đã trả đủ cho phía Sài Gòn 410 NVQS còn lại và 637 NVDS như đã thông báo (trong năm 1973 trả 413 và trong đợt đầu năm 1974 trả 224). Họ trả cho ta 130 NVQS 5.075 NVDS (trong đợt cuối trả 3.553 cộng với 1.522 đã trả trong năm 1973), vẫn còn thiếu so với số 5.081 NVDS họ đã thông báo, còn so với số người thực tế họ còn giam giữ thì càng thấp hơn nhiều.

        UBQT củng rất quan tâm đến việc trao trả, trong đợt nào và tại địa điểm nào cũng cử Tổ lưu động đủ 4 thành viên đi giám sát. Trong một số trường hợp, các đại sứ Trưởng đoàn hoặc các tướng phó các Đoàn trong Ủy ban củng tự mình đi theo dõi. Ngày 12-2-1974, cả bốn thiếu tướng trưởng đoàn các đoàn quân sự trong Ủy ban đã đi Đức Nghiệp (Gia Lai) chứng kiến ta trao trả 100 NVQS. Ngày 22-2-1974, Đại sứ Trưởng đoản Ba Lan đi Lộc Ninh. Ngày 28-2-1974, cả Đại sứ Trưởng đoàn và thiếu tướng Phó đoàn I-ran cùng đi Lộc Ninh, nhưng dọc đường đụng phải máy bay chiến đấu của quân Sài Gòn phải quay trở về, trong ngày đi hai lần đều như vậy. Ngày 2-3-1974, Đại sứ I-ran đi Cà Mau chứng kiến việc trao trả của ta.

        Khác với NVQS, số NVDS được trao trả cho CPCMLT gồm cả nam và nữ, một số chị bị bắt khi đang có thai, các cháu từ ngày sinh ra đã phải cùng ở tù với mẹ, khi được trao trả mới 3-4 tuổi. Có những người bị bắt từ năm 1958-1959, trải qua hàng chục nhà tù từ đất liền đến Côn Đảo và phải chịu bao nhiêu sự đày đọa, đến tháng 2-1974 mới được trao trả. Sức khỏe các anh chị em rất yếu, nhiều người tật nguyền do bị tra tấn, nhiều người đang bị bệnh nặng, có người xuống khỏi máy bay đã ngất xỉu. Thể chất thì tiều tụy, nhưng cũng như NVQS ta được trao trả thời kỳ bốn bên, anh chị em tù chính trị củng nêu cao khí phách kiên cưòng bất khuất, không hề nhún nhường trước kẻ thù, và kiên quyết lập tức vạch mặt ngay bọn chiêu hồi được phía đối phương cài vào bày trò "xin trở về với chính nghĩa quốc gia".

        Do diễn biến của tình hình chung lúc đó, ta không đòi được phía Sài Gòn phải tiếp tục trao trả người của ta bị họ bắt, Đoàn đại biểu của ta tại BLHQS hai bên trung ương chỉ còn biết làm hết sức mình để kiên trì tố cáo với UBQT và dư luận việc đối phương còn giam giữ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn NVDS, thủ đoạn gian lận cùa họ chuyển tù chính trị thành thưởng phạm cùng chế độ nhà tù tàn bạo mà dư luận quốc tế và ngay cả những người có lương tri ở Mỹ và những nhân sĩ lương thiện sống dưới chế độ Sài Gòn cũng từng lên án.

        Phải sau ngày từng địa phương được giải phóng kể từ Ban Mê Thuột ngày 11-3-1975 thì hàng trăm hàng ngàn anh chị em ta bị giam giữ ở từng nơi mới được giải phóng theo. Ngày 30-4-1975 mới chấm dứt được sự đày đọa đối với 4.334 đồng chí của ta còn bị giam ở Côn Đảo trong đó có 494 phụ nữ, 34 tử tù. Chiều 4-5 các tử tù và những người bị bệnh nặng được đưa xuống tàu về đất liền, và ngày 17-5-1975 chuyến tàu chót chở số anh chị em cuối cùng rời Côn Đảo vào cập bến Bạch Đằng ở Sài Gòn.

        Cuộc đấu tranh của ta tại cơ quan LHQS - bốn bên cũng như hai bên - đòi thực hiện việc trao trả theo quy định của Hiệp định Paris các NVQS và NVDS của ta bị Mỹ - ngụy giam giữ đã đạt một số kết quả, nhất là nhận lại được số đông cản bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và bán vũ trang đã bị bắt, có cả cán bộ sư đoàn (mà đối phương không biết), nhưng số NVDS được trao trả thì thật rất ít so với số lượng cán bộ chính trị và cơ sở cách mạng của ta còn bị đày đọa trong các nhà tù của chế độ Sài Gòn.

        Dù sao các Đoàn đại biểu của ta tại cơ quan LHQS củng đã làm những gì có thể làm được để giành giật với địch từng người, tố cáo với UBQT, với dư luận trong nước và trên thế giới tội phản trắc của phía Sài Gòn và tội ác tày trời của chúng đối với tù chính trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2014, 12:31:17 am »


        B - GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CHÍNH NGHĨA, ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN DƯ LUẬN, HỖ TRỢ CHIẾN TRƯỜNG

        Hiệp định Paris chưa ráo mực thì tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu đã ra sức phá hoại một cách có hệ thống. Họ thẳng tay đàn áp các lực lượng yêu nước, lực lượng đối lập trong vùng kiểm soát của họ. Họ không từ một thủ đoạn nào để bưng bít sự thật trước dư luận trong nước và trên thế giới.

        Trong tình hình đó, quá trình hơn hai năm đấu tranh của ta tại Tân Sơn Nhất thực chất là đấu tranh dư luận và nó đã trở thành nhiệm vụ cơ bản xuyên suốt của Đoàn đại biểu quân sự CPCMLT tại BLHQS hai bên trung ương.

        Lãnh đạo Đảng ta đã hiểu rõ từ đầu dã tâm và ý đồ của Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ hỗ trợ nên không trông đợi nhiều vào khả năng thi hành thông suốt toàn bộ Hiệp định Paris. Tuy nhiên vì việc ký được Hiệp định là một thắng lợi quan trọng của ta, nó lại ràng buộc Mỹ vào và được một hội nghị quốc tế quan trọng bảo đảm nên ta cố kiên trì đấu tranh để nó được thực hiện, cho đến lúc rõ ràng không còn triển vọng gì hòa bình tiến tới được nữa, ta phải kiên quyết dùng hành động vũ trang để giữ vững thành quả và đạt mục tiêu giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

        Trong cuộc đấu tranh này, việc tranh thủ dư luận, cả dư luận ở Miền Nam và dư luận quốc tế, là điều hết sức quan trọng, nhằm một mặt vạch trần âm mưu phá hoại của địch, mặt khác chứng minh sự thực tâm của ta, và đặc biệt là giải thích có lý có tình những hành động quân sự mà bất đắc dĩ ta phải tiến hành trên chiến trường trước sự phản
trắc của địch. Nó là một bộ phận trong mặt trận chính và mặt trận ngoại giao đã nổi lên hàng đầu sau khi có Hiệp định Paris để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế

        Vì vậy đi đôi với đấu tranh thi hành Hiệp định, ta đã triển khai ngay từ đầu thế trận đấu tranh dư luận, bởi ngay từ khi Hiệp định Paris sắp được ký kết Nguyễn Thiệu đã bắt đầu phá bằng cái kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" rồi.

        Nhiều cán bộ thông tấn báo chí nhiếp ảnh có năng lực và kinh nghiệm .của Thông tấn xã Việt Nam, Thông tấn xã Giải phóng, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Giải phóng, các báo lớn, cùng với một số nhân viên thông tin tê-lếch giỏi được chọn vào Tân Sơn Nhất, hình thành tiểu Ban Thông tấn báo chí mạnh giúp đẳc lực cho Đoàn trên trận địa quan trọng này.

        Vận dụng 11 quyền ưu đãi miễn trừ đã được BLH bốn bên thỏa thuận, ta đã đòi được quyền tổ chức hàng tuần một cuộc họp báo vào sáng thứ bảy, và quyền liên trực tiếp bằng điện thoại với các nhà báo.

        Sáng thứ bảy 17-3-1973, trung tướng Trần Văn Trà mở cuộc họp báo của Đoàn ĐBQS CPCMLT trong BLHQS bốn bên trung ương, gần 100 nhà báo đã đến dự. Đây cuộc tiếp xúc đầu tiên của đại diện cách mạng với giới báo chí ngay tại Sài Gòn, và là dịp để ta trình bày với dư luận lập trường của ta thi hành Hiệp định và đòi các bên khác cùng nghiêm chỉnh thi hành.

        Sài Gòn là một trung tâm hội tụ đông đảo đại diện các tờ báo lớn, các đài phát thanh truyền hình của nhiều nước, nhất là các nước tư bản lớn vì trong thời điểm lịch sử đó Miền Nam Việt Nam là tiêu điểm của tình hình nóng bỏng trên thế giới, lại là nơi mà Mỹ buộc phải chấp nhận rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Phần lớn trong số họ có cách nhìn và quan điểm khác ta trong nhiều vấn đề, một số thật sự ghét cộng sản, chưa kể không ít "nhà báo" Việt Nam là người của phía Sài Gòn. Nhiều người trong số này có lẽ chưa biết gì về ta thật nên sau cuộc họp họ bàn tán: "Việt cộng đâu có ốm tong ốm teo (tức gầy đét), cha nào củng sáng láng"... (Từ thời Ngô Đình Diệm đã lưu hành một giai thoại chế giễu "Việt cộng" đói khát gầy còm đến mức bảy "tên" cùng đeo vào một cọng đu đủ mà không gãy). Cũng có người, cả người nước ngoài và người trong nước, tỏ cảm tình (người Việt Nam thì kín đáo hơn), nêu câu hỏi chân thành và đúng đắn. Có phóng viên Việt Nam trong giờ giải lao tìm cách khéo léo nói nhỏ cho cán bộ ta biết tên A là của CIA, tên B thuộc Nha chiến tranh tâm lý...

        Trong thời kỳ BLHQS bốn bên, tuy phía Sài Gòn đã vi phạm Hiệp định ngay từ đầu và vẫn được Mỹ dung túng trong chừng mực không hại đến lợi ích của Mỹ, một số điều khoản quan trọng có được thực hiện (ngừng bắn chung lúc đầu, rút quân Mỹ và quân nước ngoài, trao trả NVQS các bên và NVDS nước ngoài), BLHQS còn bàn bạc giải quyết thiết thực công việc, các vi phạm Hiệp định của phía Sài Gòn ít nhiều còn bị kiềm chế, nên các cuộc họp báo củng tương đối thuận chiều, các nhà báo tập trung theo dõi các vấn đề rút quân, trao trả, Hiệp định dù sao củng có được thi hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2014, 04:07:40 am »

        Bước sang BLHQS hai bên, tình hinh có đổi khác, thời kỳ "thực hiện" coi như đã qua, nay nổi lên hàng đầu cuộc đấu tranh giữa ta và đối phương tố cáo nhau vi phạm Hiệp định, trước hết là vi phạm ngừng bắn. Trong khi các hành động quân sự của họ được đẩy mạnh trên các chiến trường, Đoàn Sài Gòn tại bàn hội nghị trong thời gian đầu một mặt làm ra vẻ sốt sắng bàn bạc các vấn đề do Hiệp định đặt ra, mặt khác lớn tiếng vu cáo ta vi phạm ngừng bân.

        Về phía các nhà báo. không ai không biết Nguyễn Văn Thiệu chẳng hề giấu giếm ý đồ phá hoại Hiệp định, nhưng củng không nhiều người tin rằng ta thực sự tôn trọng ngừng bẳn. Nhất là những người không cảm tình với cộng sản và cách mạng thi không quan tâm nhiều đến việc phía Sài Gòn vi phạm, mà chú tâm nhiều hơn đến những cái gọi là vi phạm của ta.

        Cuộc đấu tranh trên trận địa này, nhất là thời kỳ đầu BLHQS hai bên, thật không dễ dàng. Đối phương lại có ưu thế vật chất về bảo đảm ăn ở và tiện nghi nghiệp vụ để tranh thủ các nhà báo, về khả năng phương tiện thông tin đại chúng, về quyền của kẻ "chủ nhà".

        Mỗi lần có một sự kiện vi phạm hoặc được nêu là vi phạm Hiệp định mà nhập nhằng về nguyên nhân giữa ta và địch, (và thường là nhập nhằng vì không ai có mặt ở hiện trường để làm chứng), nhiều nhà báo tìm cách moi móc vặn vẹo để tìm xem ta vi phạm như thế nào, đến mức nào.

        Ngay mới mấy ngày đầu làm việc của BLHQS hai bên trung ương, phía Sài Gòn đã kêu to lên về việc cứ điểm Tống Lê Chân bị ta vây hãm. Ngày 7-4-1973, lại xảy ra vụ Ly Tôn, một máy bay lên thẳng của UBQT do người Mỹ lái từ Quảng Trị đi Lao Bảo (nơi có Tổ UBQT) đã cố tình bay chệch khỏi hành lang quy định, thọc sâu vào vùng căn cứ của ta, và bị rơi, chết hai sĩ quan In-đô-nê-xi-a, hai sĩ quan Hung-ga-ri, hai sĩ quan liên lạc của ta. Phía Sài Gòn lợi dụng vụ này vu cáo ta chống lại UBQT.

        Cuối tháng 6-1973, việc Đoàn Ca-na-đa tuyên bố rút khỏi UBQT cũng là cơ hội để họ rêu rao ta không hợp tác.

        Ngày 8-6-1973 có vụ cháy nhỏ trên chuyến bay từ Hà Nội vào, ngày 22-9-1973 ta đánh diệt đồn Lệ Minh (Chư Nghé - Gia Lai), ngày 12-10-1973 ta thu hồi vị trí Bạch Mã (nam Thừa Thiên) bị quân Sài Gòn lấn chiếm, ngày 5-11-1973 ta pháo kích sân bay Biên Hòa, ngày 3-12-1973 kho xăng Nhà Bè bị đốt cháy, ngày 18-1-1974 với sự kiện Hoàng Sa, và rất nhiều sự kiện khác xảy ra trên các chiến trường, là những dịp đối phương lợi dụng mối quan hệ chủ nhà với UBQT và bộ máy thông tin đại chúng đồ sộ để vu cáo ta hòng lấp liếm tội phá Hiệp định của mình. Ngoài số bồi bút và tay chân được họ cài vào giới báo chí, lúc đầu không ít nhà báo nước ngoài vốn đã không mấy thiện cảmvới "cộng sản" cúng cho là ta cũng vi phạm, chí ít thì cả hai bên đều cùng có lỗi. Những tin tức và bình luận họ đưa ra có lợi cho ta không nhiều.

        Do liên lạc qua điện thoại được với Đoàn ta, ngoài các cuộc họp báo ra các nhà báo thường gọi điện thoại cho sĩ quan báo chí ta hỏi về bất cứ điều gì họ muốn biết, câu hỏi để thật sự tìm hiểu sự thật củng có, và cũng nhiều câu hỏi để thăm dò tình báo, để tìm sơ hở qua các nội dung trả lời. Về sau ta biết được là phía Sài Gòn đã tổ chức ghi trộm tất cả các cuộc đàm thoại đó, họ đã ra một bản tin mật đùng trong nội bộ, lấy tên là "Tin Bắc đẩu", ghi lại các câu hỏi và trả lời giữa các nhà báo và cán bộ Đoàn ta hàng ngày.

        Để xử lý được tốt và không vấp váp trong loại tiếp xúc này, cán bộ báo chí của ta phải có tính nguyên tắc tính kỷ luật chặt chẽ trong phát ngôn, lại phải có phong độ cởi mở cần thiết trong ứng xử, để giữ tốt quan hệ dần dần tranh thủ được người ta, không thể khô khan cứng nhắc.

        Buổi đầu chưa có kinh nghiệm, trong một số sự việc nổi cộm lên ta củng có lúng túng trong việc xoay xở đối phó với cả ba phía: UBQT, phía Sài Gòn và giới báo chí, nhất là với những sự kiện quan trọng mà Đoàn chưa nhận được sự chỉ đạo xử lý của cấp trên.

        Mới tuần đầu bắt tay vào việc đả đụng ngay phải vụ Ly Tôn, máy bay UBQT rơi, người của UBQT chết, lại ở trong vùng kiểm soát của ta. Vụ này trở thành một sự kiện quan trọng mà ta phải đối phó vì liên quan đến vấn đề an toàn của UBQT. Phía Sài Gòn hí hửng được dịp vu cáo. Báo chí thì muốn biết có phải phía ta bắn không, mà bắn UBQT vi phạm nghiêm trọng. Đoàn In-đô-nê-xi-a (được Đoàn Ca-na-đa ủng hộ mạnh mẽ) sốt ruột vì có người chết, đòi phải bảo đảm cho họ và UBQT đến ngay tận nơi để tìm kiếm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2014, 03:08:55 am »

        Hai giờ sáng ngày 8-4-1973, Đại sứ Trưởng đoàn In-đô-nê-xi-a yêu cầu Trưởng đoàn ta cấp tốc đến gặp, có viên phó đoàn phía Sài Gòn đã ngồi sẵn đó rồi. Ta bày thông cảm nỗi xót xa và sự sốt ruột của phía In-đô-nê-xi nhưng việc này đột ngột, ta chưa được tin tức, nên chỉ thể ghi nhận và tích cực tìm hiểu rồi mới có ý kiến được còn việc tìm kiếm thì chỉ có lực lượng vũ trang và dân quân du kích cùng đồng bào ta trong vùng mới đủ khả năng và điều kiện lùng sục để tìm kiếm được chính xác.

        Mấy hôm sau nhận được thông báo sự việc, biết tỏng cái trò của bọn CIA, nhưng làm sao có thể nói toạc ra được? Ta dựa vào pháp -lý các điều thỏa thuận về hành lang bay mà chỉ trong đó ta mới có trách nhiệm bảo đảm an toàn, còn ở đây máy bay đã cố ý đi quá xa hành lang quy định mà không phải do lầm lẫn. Ta biểu thị chân thành thông cảm với sự mất mát của các Đọàn có người chết (trong khi ta cũng có hai sĩ quan hy sinh), tạo điều kiện cho họ đưa thi hài về Sài Gòn chu đáo. Tổ UBQT Gio Linh (phụ trách khu vực trong đó có địa phương Ly Tôn) đi điều tra đã xác định là tổ lái chiếc máy bay lên thẳng đã không tuân thủ hành lang bay được quy định. Ngày 27-4-1973, UBQT trung ương củng phải chấp nhận những kết luận của Tổ UBQT Gio Linh. Trong sự kiện này Đoàn Hung-ga-ri đã tỏ rõ hiểu được ta, không hề có thái độ hoặc lời nói phàn nàn oán trách. Chúng ta hết sức trân trọng tấm lòng của bạn. Còn về phía Mỹ, đây là thêm một lần để họ biết thêm về ta, nên họ im thin thít. Một thời gian khá dài về sau có mấy Đoàn trong UBQT đòi mở rộng hành lang bay, nhất là Đoàn Ca-na-đa đòi mở rộng ra l0km. Ta không nhân nhượng.

        Ngày 18-1-1974, xảy ra vụ Hoàng Sa (lúc đó do quân Sài Gòn đóng giữ và bị đánh chiếm) thì sáng thứ bảy 19-1 có cuộc họp báo do Trưởng đoàn ta chủ trì để kiểm điểm một năm thi hành Hiệp định. Hôm đó nhà báo đến dự rất đông, bọn tay sai dối phương đội lốt phóng viên củng tăng lên nhiều. Họ không mấy chú ý đến vấn đề một năm Hiệp định mà đều đổ dồn vào chất vấn, moi móc thái độ ta về vụ Hoàng Sa này.

        Đây là một vấn đề rất tế nhị, phải chờ sự chỉ đạo của cấp trên, nên tạm thời ta chỉ nói chung: đất đai Tổ quốc thiêng liêng, Hoàng Sa đang do phía "chính quyền Sài Gòn quản lý nên phải hỏi trách nhiệm của họ, còn về phần chưa nhận được tin tức, khi nắm được sự việc rồi sẽ bày thái độ sau. Vài hôm sau ta nhận được chỉ thị về tuyên bố ba điểm của CPCMLT:

        1.   Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

        2.   Trong vấn đề biên giới lãnh thổ, các nước láng giềng thường có sự tranh chấp do lịch sử để lại, có khi rất phức tạp, cần được nghiên cứu và xem xét kỹ.

        3.   Các nước có liên quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, giải quyết vấn đề bằng thương lượng.

        Trước thái độ này, các nhà báo không còn đặt thêm vấn đề gì nữa.

        Trong điều kiện hoạt động độc lập xa cấp trên, lại với đặc điểm và tính chất của cuộc đấu tranh, cán bộ trong Đoàn, nhất là những đồng chí có trách nhiệm chính, phải có tính tổ chức kỷ luật cao, lại phải nắm vững được đường lối chủ trương của Đảng để biết linh hoạt chủ động khi cần thiết. Nói chung khi gặp những tình huống quan trọng và không bình thường thường phải tranh thủ điện xin cho được chỉ thị, có hôm bước lên xe đi họp hoặc sắp đến giờ họp báo rồi mới nhận được trả lời. Củng có trường hợp phải tự mình quyết định cách xử trí tốt nhất, vì Đoàn ở tại trận, thường xuyên tiếp xúc và hiểu các loại đối tượng hơn

        Khoảng cuối tháng 6-1973 (đã ở thời kỳ BLHQS hai bên) một chiếc máy bay lên thẳng của phía Sài Gòn đi Lộc Ninh phục vụ chuyến liên lạc thường kỳ của ta, trên đường về phi công đột nhiên hạ cánh xuống bên rìa quốc lộ 13 đoạn Tân Khai (phía bắc Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương, nay thuộc Sông Bé), chỉ vào một lỗ thủng bên hông máy bay, nói với sĩ quan liên lạc cùa ta rằng đó là do súng trường của phía ta từ mặt đất bắn lên. Sĩ quan liên lạc Sài Gòn lấy phấn đánh dấu lỗ thủng, lập biên bản và yêu cầu sĩ quan liên lạc của ta ký. Sĩ quan của ta không ký, vì: máy bay kêu ồn không nghe được gì khác; không có gì chứng tỏ là máy bay vừa bị bắn; cho dù có vừa bị bắn củng không có gì chứng minh là phía ta bắn vì ở đây xen kẽ cả vùng ta và vùng họ.

        Vụ việc được phía đối phương đưa ra phản đối liên tiếp tại các phiên họp Trưởng đoàn và lấy cớ này họ đình chỉ cả mấy chuyến bay liên lạc về Lộc Ninh. Họ còn làm công hàm kiện với UBQT. Đoàn ta phải cân nhắc giữa hai thái độ: nhận hay không nhận. Sự thật là có vết đạn mới, trước khi hạ xuống Tân Khai máy bay đã ra ngoài hành lang quy định (quốc lộ 13) và bay trái phép trên không phận vùng kiểm soát của ta thì việc quân du kích của ta có bắn lên cũng là chính đáng và bình thường. Không nhận và để kéo dài vụ này không lợi, gây nghi ngờ cho UBQT và giới báo chí đối với sự trung thực của ta. Vào cuối một phiên họp BLHQS giữa tháng 7-1973, đồng chí Phó trưởng đoàn ta (đi họp thay Trưởng đoàn) chính thức thông báo: ta đã nhận được tin là quân du kích của ta có bắn chiếc máy bay lên thẳng vì nó đi ra khỏi hành lang bay quy định khá xa, và lâu nay thường có nhiều chiếc máy bay ngụy trang bằng ký hiệu BLHQS và UBQT đi ném bom và bắn phá vùng giải phóng của ta, gây thiệt hại về người và tài sản, ta cũng đã nhiều lần tố cáo. Đối phương bị bất ngờ không phản ứng được gì, từ đó họ không nhắc đến vụ này nữa, và theo các Đại sứ Ba Lan và Hung-ga-ri trong UBQT, họ cũng rút đơn kiện ở ủy ban.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2014, 02:23:04 am »

        Một điều đáng chú ý là mọi động thái giữa Đoàn ta với Đoàn Sài Gòn và với UBQT đều được giới báo chí theo dõi sát, đưa tin và bình luận.

        Thái độ đàng hoàng chính trực của ta trong trường hợp trên đây (cũng như trong một số trường hợp khác tương tự) đã bịt miệng những kẻ muốn nói xấu và được những người trung thực trong giới báo chí đồng tình.

        Ta có sức mạnh chính nghĩa, ta có thế mạnh pháp lý Hiệp định và từng bước thêm kinh nghiệm nên trong các sự kiện xảy ra ta đều có cách giải thích hợp tình hợp lý với thái độ thật sự tôn trọng dư luận. Bên cạnh đó còn còn một yếu tố tâm lý tuy không lớn nhưng cũng có phần tác động của nó: để cùng đối phương phối hợp thi hành Hiệp định mà bốn bên đã cùng ký kết, các Đoàn đại biểu của ta phải vào sống và hoạt động trong vùng kiểm soát của phía Sài Gòn. Những thủ đoạn và hành động của họ lợi dụng tình hình này để gây sức ép, ngăn cản và hạn chế các hoạt động bình thường của ta đều bị các Đoàn trong UBQT và các nhà báo chân chính chê trách.

        Về phía đối phương, bằng cả lời nói và hành động Nguyễn Văn Thiệu ngày càng tỏ rõ bất chấp Hiệp định Paris, không giấu giếm ý đồ "đánh bật lực lượng cộng sản", còn xử sự với nhà báo thì cửa quyền hách dịch, khi không lợi cho mình thì không ngần ngại đưa ra những hạn chế trắng trợn mà không nước nào áp dụng với báo chí: cản trở không cho vào dự họp báo của Đoàn ta, cắt liên lạc điện thoại của họ với ta. Từ ngày 13-4 đến ngày 1-6-1974, trong tám tuần liền họ phá không để các cuộc họp báo của ta thực hiện được. Đó là chưa kể trong nhiều thời gian khác thỉnh thoảng họ lại ngăn cản một cuộc mà không cần nêu lý do gì cả. Họ còn có những hành động thô bạo xúc phạm khác: ngày 6-7-1973 trục xuất đại diện báo Asahi Shimbun của Nhật vì đã dám nói lên sự thật "Việt Nám cộng hòa còn giam giữ hàng trăm ngàn tù chính trị". Nghiêm trọng hơn, đầu năm 1975 cảnh sát Sài Gòn đã bắn chết nhà báo Pháp Paul Léandry ngay tại trước cửa văn phòng cảnh sát vì đưa tin không lợi cho chế độ Sài Gòn và cãi lại cảnh sát khi bị chất vấn.

        Chính vì những lẽ đó, càng ngày các nhà báo càng thấy rõ bộ mặt thật và ý đồ phá Hiệp định có hệ thống của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, dần dần hiểu được và đồng tình với thái độ và hành động của ta, nếu không thì cũng tỏ ra thông cảm. Các bản tin và bình luận có lợi cho ta ngày càng nhiều hơn. Các nhà báo tỏ thiện cảm với ta cũng tăng lên. Ban chấp hành Hội nhà báo nước ngoài ở Sài Gòn đã xin vào Trại Davis chào Trưởng đoàn ta và bày tỏ cảm tình với đoàn. Trong một buổi họp báo, đến giờ giải lao một nhà báo Mỹ đến gặp đồng chí thượng tá Dương Đình Thảo (ủy viên Đoàn ĐBQS CPCMLT chủ trì cuộc họp báo) trao một hộp bánh và nói: "Tôi biết các ông và nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi không đem hoa đến được vì sẽ bị chính quyền Sài Gòn ngăn cản và gây khó khăn cho hoạt động nghề nghiệp của tôi. Mong các ông thông cảm và nhận, chúc vui vẻ trong ngày kỷ niệm". Cũng trong dịp này có cặp vợ chồng nhà báo nước ngoài khác nán lại sau buổi họp báo để kín đáo tặng quà mừng ngày sinh của Hồ Chủ tịch. Có nữ phóng viên nước ngoài mượn dịp dự họp báo để bí mật trao cho ta danh sách một số tù chính trị của ta bị phía Sài Gòn giam giữ. Nhiều phóng viên nước ngoài xin được đi thăm vùng giải phóng, đã được ta tổ chức cho đi và khi về họ đã đưa tin và viết bài khá tốt. Một số người hết hạn trước khi về nước tìm cớ cố xin vào gặp Trưởng đoàn ta chào từ biệt và nói những lời tốt đẹp.

        Cùng với những lẽ trên, sự thay đổi so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường đã là nhân tố quyết định sự chuyển biến một khối dư luận rộng rãi như vậy. Ai cũng biết Thiệu là kẻ gây sự trước ngay từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Ta ở hoàn cảnh buộc phải đánh trả để giữ vững những gì đã đạt được, lúc đầu cũng có gây hiểu lầm hoặc sự cố ý không đồng tình của một số nhà báo, nhưng rồi tình hình dần dần đổi khác, cả thế và lực của ta trên chiến trường đều mạnh, càng lấn chiếm quân địch càng thua. Ta đánh trả đến một lúc thấy đã có sự chuyển hướng trong đánh giá của dư luận thì ngày 15-10-1973, Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam công bố mệnh lệnh đánh trả vi phạm. Sau đó ta tuyên bố tiếp thêm là không chỉ đánh trả tại nơi vi phạm mà còn giành quyền trừng trị tại những nơi xuất phát.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 08:13:11 am »

        Sau các tuyên bố đó, ta đã pháo kích sân bay Biên Hòa (5-11-1973), đốt cháy kho xăng Nhà Bè (3-12-1973) và tiếp đó tiến lên diệt nhiều cứ điểm, chi khu và quận ly trên cả các hướng.

        Kho xăng Nhà Bè cháy rực liền mấy ngày đêm, thiệt hại rất nặng, gây xôn xao dư luận.


Kho xăng Nhà Bè nhìn từ trên không




... các vị chơi cú Nhà Bè ác quá, chúng tôi đau lắm!


Kho xăng Nhà Bè trên báo chí Sài Gòn

        Các nhà báo tới tấp gọi điện thoại hỏi sĩ quan báo chí Đoàn ta. Tất nhiên "ta còn chờ tìm hiểu tin tức". Với trách nhiệm của người tại chỗ, đối diện với dư luận và đã có kinh nghiệm về tâm lý các nhà báo, phải trả lời thế nào đây cho hợp thực tiễn và có tính thuyết phục, không để người ta nghĩ là mình chối sự thật, cũng không cho phép để người ta cho là mình vi phạm Hiệp định. Sự kiện lớn quá, khó đổ cho rủi ro hoặc phá hoại nội bộ, vả lại chiến công của anh em đặc công biệt động của ta rực rỡ quá, ta lại có thế mạnh "mệnh lệnh đánh trả" trong tay, thì việc gì phải tránh né? Đoàn ta bàn và chủ trương trả lời trong cuộc họp báo: Đúng là do quân ta đánh, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam về việc đánh trả vi phạm đã được công bố ngày 15 tháng 10 năm 1973, sau đó được nói rõ thêm là không chỉ đánh trả tại chỗ mà còn giành quyền trừng trị tại các nơi xuất phát vi phạm. Nghe xong nhiều nhà báo nước ngoài gật gù và không ai hỏi thêm gì nữa.

        Tại một phiên họp Trưởng đoàn BLHQS hai bên trung ương sau đó, do đã biết thái độ của ta nên Đoàn Sài Gòn không đề cập đến, chỉ đến lúc giải lao, ngồi trong phòng nghỉ chung Phan Hòa Hiệp (Trưởng đoàn) mới chặc lưỡi than phiền "các vị chơi cú Nhà Bè ác quá, chúng tôi đau lắm". (Theo lệ từ thời BLHQS bốn bên, các phiên họp thường có nghỉ giải lao giữa chừng, các Đoàn cùng sang một phòng nghỉ chung, uống nước, thư giãn và nói chuyện với nhau).

------------------
Về trận đánh kho xăng Nhà Bè có thể tham khảo tại http://timlaisuthat.blogspot.com/2013/08/ot-chay-kho-xang-nha-be.html
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2014, 08:39:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2014, 02:53:03 am »

        Các nhà báo tới tấp gọi điện thoại hỏi sĩ quan báo chí Đoàn ta. Tất nhiên "ta còn chờ tìm hiểu tin tức". Với trách nhiệm của người tại chỗ, đối diện với dư luận và đã có kinh nghiệm về tâm lý các nhà báo, phải trả lời thế nào đây cho hợp thực tiễn và có tính thuyết phục, không để người ta nghĩ là mình chối sự thật, cũng không cho phép để người ta cho là mình vi phạm Hiệp định. Sự kiện lớn quá, khó đổ cho rủi ro hoặc phá hoại nội bộ, vả lại chiến công của anh em đặc công biệt động của ta rực rỡ quá, ta lại có thế mạnh "mệnh lệnh đánh trả" trong tay, thì việc gì phải tránh né? Đoàn ta bàn và chủ trương trả lời trong cuộc họp báo: Đúng là do quân ta đánh, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam về việc đánh trả vi phạm đã được công bố ngày 15 tháng 10 năm 1973, sau đó được nói rõ thêm là không chỉ đánh trả tại chỗ mà còn giành quyền trừng trị tại các nơi xuất phát vi phạm. Nghe xong nhiều nhà báo nước ngoài gật gù và không ai hỏi thêm gì nữa.

        Tại một phiên họp Trưởng đoàn BLHQS hai bên trung ương sau đó, do đã biết thái độ của ta nên Đoàn Sài Gòn không đề cập đến, chỉ đến lúc giải lao, ngồi trong phòng nghỉ chung Phan Hòa Hiệp (Trưởng đoàn) mới chặc lưỡi than phiền "các vị chơi cú Nhà Bè ác quá, chúng tôi đau lắm". (Theo lệ từ thời BLHQS bốn bên, các phiên họp thường có nghỉ giải lao giữa chừng, các Đoàn cùng sang một phòng nghỉ chung, uống nước, thư giãn và nói chuyện với nhau).

        Bị đánh ngày càng đau, Nguyễn Văn Thiệu lồng lộn lên, ra lệnh ném bom liên tiếp các khu giải phóng, huy động cả hải lục không quân đi đánh phá, và trả đũa vào hai Đoàn đại biểu của ta tại Tân Sơn Nhất, phá các phiên họp liên hợp, cắt điện thoại, cấm cung cấp báo chí cho ta, ngăn cản họp báo, đồng thời kêu gào thế giới lên án, nhưng sự hưởng ứng quốc tế ngày càng teo lại. UBQT cúng chẳng thể làm gì được để có những kết luận nhất trí cả bốn thành viên.

        Một điều có vẻ nghịch lý mà lại cũng lý thú là nếu trong buổi đầu của BLHQS hai bên, chỉ một vài hành động quân sự nhỏ với tính chất tự vệ chính đáng của ta cũng bị báo chí phanh phui phê phán cật vấn đủ điều, về sau này càng ngày ta càng đánh trả mạnh trên chiến trường thì ngược lại các bản tin và bình luận được tung ra bốn phương thế giới lại có tác dụng tuyên truyền có lợi cho ta nhiều hơn.

        Ngày 22-3-1974, CPCMLT ra tuyên bố sáu điểm đòi phải giải quyết gán liền bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau là ngừng bắn, tự do dẩn chủ, thành lập Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc đi đến tổng tuyển cử tự do. Về trao trả NVQS và NVDS bị bắt, phải hoàn thành trong vòng ba tháng, chậm nhất là 30-6-1974. Đặc biệt NVQS và dân sự bị bắt trước ngày 28-1-1973 còn giam giữ thì phải trao trả khỏng chậm trễ.

        Ngày 23-3-1974, Trưởng đoàn ta họp báo phổ biến tuyên bố nói trên, các nhà báo chủ yếu chỉ hỏi cho rõ ý ta, sau đó đưa tin và bình luận khá khách quan.

        Ngày 12-4-1974, địch rút chạy khỏi đồn Tống Lê Chân, từ đó phía Sài Gòn lại bắt đầu một đợt phản ứng trả đũa mới tương đối dài: phá rối trong các phiên họp BLHQS (cả cấp trưởng đoàn và Tiểu ban), cướp lời, nói năng thô lỗ, bỏ họp nửa chừng; oanh tạc Lộc Ninh, Lộc Tấn và nhiều địa điểm khác trong vùng giải phóng, cắt các cuộc họp báo của ta trong tám tuần liên tục từ 13-4 đến 1-6-1974, cắt điện thoại, cắt các chuyến bay đi Lộc Ninh.

        Trước tình hình đó, trong phiên họp trưởng đoàn ngày 5-1974 ta đến trao bản tuyên bố đình chỉ họp BLHQS hai bên cho đến khi họ chấm dứt phá hoại, khôi phục đầy đủ các quyền ưu đãi miễn trừ. Ngày 30-5-1974, tại Tổ LHQS bốn bên Đoàn CPCMLT và Đoàn VNDCCH cùng tuyên bố đình họp không thời hạn. Có thể việc này chạm trực tiếp đến lợi ích của Mỹ, cộng với sự công phẫn và đấu tranh của giới nhà báo nên ngày 7-6-1974 viên Trưởng đoàn phía Sài Gòn gởi công hàm cho Trưởng đoàn ta hứa khôi phục chuyến bay Lộc Ninh, nối lại điện thoại, để ta thực hiện các cuộc họp báo, và đề nghị họp lại BLHQS.

        Sáng 8-6-1974, đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng đoàn tổ chức lại cuộc họp báo sau tám tuần bị đứt quãng, hội trường lại đông đúc trong đó có 54 nhà báo nước ngoài. Ngày 11-6-1974, phiên họp Trưởng đoàn được nối lại, phía Sài Gòn tỏ thái độ đấu dịu, ta đòi phải ký kết lại văn bản bảo đảm về các quyền ưu đái miễn trừ, họ cũng chấp nhận. Ngày 13-6-1974, chuyến bay liên lạc đi Lộc Ninh được khôi .phục, Tổ LHQS bốn bên cũng họp lại.

        Nhưng tinh hình này diễn ra không lâu. Bị Mỹ ép, phía Sài Gòn phải tạm nhân nhượng nhưng vẫn tim cách cưỡng lại.

        Tại cuộc họp Trưởng đoàn ngày 18-6-1974 họ bác bỏ bản dự thảo của ta về các quyền ưu đãi miễn trừ. Tại Tổ LHQS bốn bên viên đại diện Sài Gòn còn láo xược ném trả lại.

        Ngày 20-6-1974, hải quân Sài Gòn bắn chìm chiếc tàu vận tải cùa VNDCCH LC174 trên vùng biển quốc tế. Trong phiên họp ngày 21-6-1974, viên Trưởng đoàn Sài Gòn giành nói mấy giờ liền để phá cuộc họp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2014, 01:36:00 am »

        Tình hình đã rõ rệt là không còn khả năng đạt được kết quả gì tích cực tại bàn hội nghị nữa, ngày 22-6-1974, Bộ Ngoại giao CPCMLT tuyên bố đình chỉ họp BLHQS hai bên vô thời hạn. Ngày 8-10-1974, CPCMLT ra tuyên bố về tình hình Miền Nam Việt Nam, đòi Mỹ chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc của Miền Nam Việt Nam, đòi lật đổ Nguyễn Vãn Thiệu, lập ra ở Sài Gòn một chính quyền tán thành hòa bình hòa hợp dân tộc, thi hành Hiệp định Paris, đồng thời củng tuyên bố chính thức đình chỉ mọi cuộc họp của BLHQS hai bên và Tổ LHQS bốn bên, rút khỏi diễn đàn La Celle Saint Cloud ở Pháp. Ngày 11-10-1974, Chính phủ VNDCCH củng ra tuyên bố tương tự.

        Thế là từ nay không còn hoạt động chung liên hợp và trực tiếp tiếp xúc chính thức giữa hai bên nữa. Do thế mạnh chính trị, ngoại giao và pháp lý của ta trong một bối cành chung tương đối thuận lợi, hai Đoàn ta vẫn ở lại Trại Davis và tiếp tục hoạt động sôi nổi qua việc giữ quan hệ làm việc bình thường với UBQT, với hai Đoàn bạn, nhất là tăng cường liên hệ với các nhà báo, và chính họ cũng muốn tăng cường liên hệ với ta.

        Lúc này bên Mỹ cũng đang gặp rối rắm chính trị: ngày 9-8-1974, Nixon phải từ chức nửa chừng do vụ Watergate; ngày 10-8-1974, Gerald Ford nhậm chức tổng thống, tất nhiên phải tiếp tục chính sách và thái độ của Mỹ về Việt Nam đã được xác định từ khi ký Hiệp định Paris, lại với tư thế của một người mới nắm việc, phải thận trọng trong từng bước đi.

        Nguyễn Văn Thiệu căm tức, những muốn tống các Đoàn của ta đi, nhưng không còn mạnh và có thể làm gì được trái với lợi ích và sự khống chế của Mỹ. Họ ra sức cản trở, hạn chế các hoạt động của hai Đoàn ta, trước hết là cắt các chuyến bay liên lạc về Lộc Ninh: trong bảy tuần cuối năm 1974 họ cắt bốn chuyến, từ tháng 1-1975 trong 18 tuần (cho đến tuần thứ tư tháng 4-1975) họ chỉ thực hiện hai chuyến vào giữa tháng 1-1975. Từ 20-1-1975 trở đi họ hoàn toàn không bảo đảm cho ta đi về Lộc Ninh nữa. Tuy nhiên trong hai ngày 15-4 và 17-4-1975 có hai chuyến máy bay lên thẳng đặc biệt của UBQT vào Lộc Ninh để giải quyết việc ta trao trả một sĩ quan In-đô-nê-xi-a và một sĩ quan I-ran thuộc Tổ Ban Mê Thuột bị quân ta giữ từ ngày 11-3-1975 khi giải phóng thị xã này. Ta cử người kết hợp đi nhờ hai chuyến bay đó, và trong hai chuyến này giải quyết được rất nhiều chuyện liên quan đến công việc chuẩn bị của Đoàn ta trước ngày mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Với chuyến bay di Hà Nội (do Mỹ chịu trách nhiệm), phía Mỹ thỉnh thoảng củng làm khó dễ để xoa dịu Thiệu nhưng chỉ cắt vài chuyến với lý do kỹ thuật, còn thì việc liên lạc với Hà Nội nói chung vẫn được bảo đảm đến tháng 4-1975. Và như vậy ta vẫn không bị cắt cầu nối hậu phương.

        Đối phương còn cố hạn chế việc ta đi lại với các UBQT và liên lạc với các nhà báo, nhưng việc này khó khăn hơn nhiều vì đây là vấn đề thái độ ngoại giao của họ trong khi hơn bao giờ hết họ rất cần sự đồng tình, ít nhất củng là sự quan tâm của dư luận thế giới đến số phận của họ. Các Đoàn trong UBQT rất cần giữ liên hệ với ta để theo dõi diễn biến tình hình nên có thể nói hàng ngày, có ngày nhiều lần, luôn luôn có đại diện của Đoàn này hay Đoàn khác vào tiếp xúc và làm việc với ta. Việc trưởng đoàn ta đi vào thành phố gặp các Đại sứ tại UBQT hoặc đi dự chiêu đãi tuy cũng gặp nhiều cản trở nhưng không thể bị ngăn cản hoàn toàn.

        Còn về phía giới báo chí thì đây là thời kỳ họ có cơ hội làm ăn và lập công nhiều nhất, đưa những tin nóng nhất, những phỏng đoán phong phú nhất và những bình luận sôi nổi nhất về tình hình đang chuyển biến từng ngày trên toàn Miền Nam Việt Nam. Vì vậy họ rất sốt sắng thắt chặt liên lạc với ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2014, 07:37:05 am »


*

*        *

        Ngày 6-1-1975, ta tấn công thị xá Phước Long (nay  thuộc Sông Bé) và núi Bà Đen (thuộc tỉnh Tây Ninh). Đây  là trận đánh lớn đầu tiên giải phóng một tỉnh ly, cách Sài  Gòn không xa. Trận này có tác dụng thử sức ta và sức quân Sài Gòn trong việc đánh các thị xã thành phố, thăm dò phản ứng của Mỹ và dư luận quốc tế. cả ba mặt đều thuận lợi. Tiếp theo một loạt các trận đánh khác vào chi khu quận lỵ, ngày 10-3-1975 ta đánh thị xã Ban Mê Thuột, chính thức mở đầu chiến dịch xuân hè 1975.

        Một điều rất thú vị là từ ít lâu nay, nhiều nhà báo nước ngoài thường gọi điện thoại báo cho Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất biết tin về các trận đánh lớn ở các chiến trường, họ có phương tiện thuận lợi giúp nắm tin được sớm, nên Đoàn ta thường nhận được tin thắng trận trước khi nhận được điện thông báo của cấp trên. Lần này cũng vậy, khoảng 10 giờ 30 ngày 11-3-1975 một phóng viên Nhật đã gọi điện thoại cho sĩ quan báo chí ta cho biết là Ban Mê Thuột bị đánh và có thể đã thất thủ rồi. Có lẽ Đoàn ta ở Trại Davis là một trong số ít ở nơi xa mà biết được tin thắng lợi ở Ban Mê Thuột sớm như vậy.

        Từ đó về sau nhiều nhà báo tự mình chủ động cung cấp cho ta những tin mới nhất ở chiến trường mà không hề chất vấn hoặc thắc mắc điều gì.

        Đây là thời kỳ vui sướng nhất của anh chị em ta ở Trại Davis, bởi vì nhiệm vụ cơ bản và khó khăn nhất là tranh thủ dư luận đã được thực hiện có kết quả, còn thắng lợi liên tục ở chiến trường thì đặt ra hy vọng (không ai nói ra lời nhưng đều hiểu cả lòng nhau) là ngày càng gần đến lúc được trở về với hậu phương, với gia đình, với tự do theo ý nghĩa đầy đủ nhất của nó.

        Và thế là kể từ chiến thắng Ban Mê Thuột đã hình thành một tục lệ vui vẻ là hễ ta giải phóng một thị xã hay thành phố nào thì Ban Hậu cần (phối hợp chung cả hai Đoàn) lại tổ chức một bữa tiệc (cũng chỉ dùng kinh phí trong tiêu chuẩn sinh hoạt thôi, vì được cấp trên chu cấp khá cao), có bia rượu, để cùng biểu thị niềm hân hoan hạn, với kỷ luật nghiêm ngặt là không được uống say.

        Thời gian từ 10-3 đến 17-4-1975 không dài, nhưng diễn ra biết bao nhiêu sự kiện phấn khởi liên tục: 17-3 dứt điểm thị xã Kon Tum; 18-3 giải phóng thị xã Plei Ku và tỉnh Gia Lai; 19-3 Cheo Reo và tỉnh Phú Bổn (nay thuộc Gia Lai); 20-3 An Lộc và tỉnh Bình Long (nay thuộc Sông Bé); 24-3 thị xã và tỉnh Quảng Ngãi, thị xã Gia Nghĩa và tỉnh Quảng Đà (nay thuộc Đắc Lâc); 26-3 Huế và tỉnh Thừa Thiên; 27-3 Tam Kỳ và tỉnh Quảng Tín (nay thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng); 28-3 Hội An (Quảng Nam); 29-3 giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng; 1-4 thành phố cảng Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên; 3-4 Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức (nay thuộc Lâm Đồng), Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa; 17- Phan Rang và tỉnh Ninh Thuận.

        Bị thất trận dồn dập, đội hình rút chạy rối loạn từ Tây Nguyên xuống, từ miền Trung vào, địch không có thì giờ để dùng điện mật nữa, phải dùng điện rõ để báo cáo từ dưới lên và ra lệnh từ trên xuống. Bộ phận vô tuyến điện kỹ thuật của Đoàn A đã có cơ hội theo dõi sát tình hinh qua mạng điện đàm đó, giúp cho Đoàn báo cáo kịp thời lên cấp trên những tin tức minh nắm được.

        Ở Cam-pu-chia, ngày 12-4 sứ quán Mỹ rút khỏi Phnông-pênh, và ngày 17-4-1975 quân kháng chiến giải phóng hoàn toàn thủ đô Phnông-pênh. (Tiếc rầng sau đó bọn Pôn Pốt lấy oán trả ân, chuyển bạn thành thù quay lại đánh ta và dìm dân tộc Cam-pu-chia dưới chế độ diệt chủng gần bốn năm liền cho đến mùa xuân 1979).

        Trong suốt thời gian tháng 3 và tháng 4-1975 ta liên hệ càng chặt chẽ và thường xuyên với các nhà báo, và ngày thứ bảy 26-4-1975, trùng hợp ngẫu nhiên với ngày mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí Võ Đông Giang đã chủ trì phiên họp báo cuối cùng bốn ngày trước khi Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng.

        Điều tưởng như ngược đời là nếu trước đây phía Sài Gòn hậm hực tìm mọi cách ngăn cản sự tiếp xúc của ta với báo chí và phá các cuộc họp báo, thì trong hai tháng cuối này họ lại để thông suốt điện thoại và để các nhà báo dễ dàng vào Trại Davis hàng tuần, kèm theo rất nhiều "nhà báo" người Việt Nam. Hóa ra trước thất bại liên tục của quân Sài Gòn và xu thế tấn công của ta, Mỹ - Thiệu phải tận dụng mọi biện pháp và cơ hội - trong đó mối quan hệ của Đoàn ta với các nhà báo là một yếu tố quan trọng-để tìm hiểu ý đồ của ta. Đặc biệt trong 3 phiên họp báo cuối cùng, phòng họp chật cứng vì người dự rất đông, phiên nào cũng trên trăm. Người trung thực cũng như những kẻ đến điều tra cho Mỹ - Thiệu, ai cũng cố tìm hiểu xem ta sẽ đánh đến đâu, có tấn công vào Sài Gòn không, có thương lượng nữa không.

        Một chi tiết đáng nói nữa là trong hai phiên 19 và 26-4-1975, có một "phóng viên" người Pháp tên Vanuxem của báo Ngã tư (Carrefour) nguyên là thiếu tướng chỉ huy lực lượng Com-măng-đô (biệt động quân) của Pháp tại Miền Bắc hồi chiến tranh Đông Dương cùa Pháp. Trong thời gian sôi động nhất tại chiến trường từ tháng 2-1975, chính Vanuxem tự nguyện hô hào phía Sài Gòn tổ chức lữ đoàn biệt kích "để đánh Việt cộng". (Tên này còn ở lại Sài Gòn sau 30-4-1975 và định dự cuộc họp báo ra mắt của Uy ban quân quản ngày 7-5-1975, nhưng một số phóng viên Pháp phản đối và yêu cầu ta không phân phối giấy mời cho hắn).

        Sau khi Sài Gòn được giải phóng, các cơ quan thông tin bưu điện của Sài Gòn tan rã, tin tức bài vở của nhà báo không phát đi được. Sáng 1-5-1975 một phóng viên nước ngoài đã có sáng kiến trương trên xe một lá cờ lớn xanh đỏ có ngôi sao vàng (cờ của CPCMLT) cùng với một tấm biển "nhà báo" xin vào Trại Davis cho kỳ được, vừa chúc mừng ta thắng lợi vừa nhờ ta giúp phát bài đi bằng telex và vô tuyến điện để được sốt dẻo. Một số nhà báo khác cũng bắt chước tiếp tục vào theo, cảnh tượng nhộn nhịp tưng bừng thật khó quên...
 
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2014, 07:56:51 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2014, 01:52:57 am »

 
TỔ LIÊN HỢP QUÂN SỰ BỐN BÊN

        Hiệp định Paris (Điều 16c) quy định BLHQS bốn bên sẽ chấm dứt hoạt động trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày ký kết, "sau khi việc rút quân của Hoa Kỳ và quân của các nước ngoài khác... và việc trao trả NVQS của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt đá hoàn thành". Ngày 28-3-1973, BLHQS bốn bên trung ương họp phiên cuối cùng và kết thúc nhiệm vụ. Do còn có vấn đề phải tiếp tục giải quyết liên quan đến các bên, trong phiên họp đó bốn Trưởng đoàn đã thỏa thuận thành lập một Tổ LHQS bốn bên để phối hợp hành động của các bên thi hành Điều 8b của Hiệp định:

        "Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những NVQS của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí và bảo quản mồ mả của những người bị chết, có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu".

        Tổ LHQS họp phiên đầu tiên ngày 13-4-1973, thỏa thuận lấy tên là "Tổ LHQS bốn bên về tìm kiếm người chết và mất tích". Các Trường đoàn là:

        -   VNDCCH: thượng tá Trần Nguyên Độ (sau này là thiếu tướng), cuối năm 1973 được thay bằng thượng tá Nguyễn Đôn Tự (sau này là thiếu tướng).
        -   CPCMLT: trung tá Võ Thọ Son (sau này là đại tá).
        -   Mỹ: đại tá William Tombaugh, sau thay bằng đại tá Madison;
        -   Chính quyền Sài Gòn: đại tá Nguyễn Văn Sáu.

        Phiên họp ngày 27-4-1973 thỏa thuận: về biên chế tổ chức, mỗi bên có 35 người gồm 14 sĩ quan và 21 nhân viên; trụ sở đóng tại Sài Gòn, thực tế vẫn là tại Tân Sơn Nhất trong trụ sở cũ của BLHQS bốn bên trung ương trước đây; tiếp tục áp dụng 11 điều ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đã được BLHQS bốn bên trung ương thỏa thuận. Trong khi thi hành nhiệm vụ nếu có vấn đề mới thì Tổ liên hợp sẽ thảo luận và quyết định theo nguyên tắc nhất trí.

        Phần CPCMLT cũng có một Đoàn như ba bên khác, cùng tham gia đồng đểu trong mọi hoạt động, còn về nội bộ thì là một bộ phận của Đoàn 315B, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ủy và sự chỉ đạo của Trưởng đoàn 315B.

        Nói là Tổ vì từ nay việc phối hợp hành động thi hành Hiệp định Paris thuộc về BLHQS hai bên, còn Tổ bốn bên chỉ phụ trách một điểm 8b trong Điều 8 Hiệp định, mà trên thực tế cũng chỉ chủ yếu liên quan đến người chết và người mất tích của Mỹ.

        Nhưng tổ chức nàỷ sớm tỏ ra có vai trò rất quan trọng, vì ở đây có Đoàn Mỹ, Đoàn này có khả năng tác động đến thái độ và hành động của Đoàn Sài Gòn trong BLHQS hai bên trung ương và cả đối với phía Sài Gòn nói chung trong những vấn đề liên quan đến Hiệp định và BLHQS.

        Lúc đầu ta chưa nhận thức rõ đặc điểm này và cũng chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng mà người Mỹ dành cho vấn đề người chết và người mất tích. Về sau ta nhận ra và càng chú ý phối hợp hành động và đấu tranh giữa Đoàn đại biểu của ta tại BLHQS hai bên trung ương với các đồng chí trong "Tổ bốn bên (cả hai bộ phận VNDCCH và CPCMLT), đưa đến kết quả khá rõ trong một số vấn đề: bảo vệ 11 quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, bảo đảm an toàn cho các Đoàn ta tại Tân Sơn Nhất trong những thời kỳ tình hình chiến trường căng thẳng, duy trì việc bảo đảm liên lạc hàng tuần bằng máy bay cho các Đoàn ta với hậu phương, và nhất là thúc đẩy việc trao trả NVDS...

        Trong nội bộ, phía ta đã xây dựng một phương án tương đối hoàn chỉnh và đã được cấp trên phê duyệt nhằm đấu tranh thực hiện Điều 8b một cách toàn diện đối với tất cả các bên (chứ không phải chỉ riêng cho Mỹ), liên kết Điều 8b với các điều khoản khác của Hiệp định, buộc trách nhiệm của Mỹ vào việc bảo đảm thi hành các điều khoản, hỗ trợ và phối hợp với các cuộc đấu tranh của ta tại BLHQS hai bên trung ương.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2014, 01:58:57 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM