Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:06:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76265 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2014, 09:24:11 am »


        1. Vấn đề ngừng bắn:


        Vấn đề nổi bật bao trùm nhất mà cũng là vấn đề gay gắt liên tục nhất từ đầu đến cuối là vấn đề ngừng bắn, vì, như đã biết, mặc dù đã phải tham gia ký kết nhưng Nguyễn Văn Thiệu nhiều lần tỏ rõ không thừa nhận Hiệp định Paris - một thất bại và nguy cơ đối với họ - nên trong thời gian đầu về danh nghĩa và trên bình diện chung của cả Miền Nam chiến tranh đã chấm dứt, nhưng thực trên chiến trường lúc chỗ này lúc chỗ khác không bao giờ ngừng tiếng súng. Ở những nơi các đơn vị ta nhận thấy việc ngừng bắn và tôn trọng Hiệp định một cách thụ động quân Sài Gòn ra sức lấn chiếm, thu hẹp vùng kiểm soát của ta. Chúng cho ném bom và bắn pháo nhiều điểm trong vùng giải phóng của ta, kể cả những nơi đã được các bên thừa nhận như Lộc Ninh, Lộc Tấn (Bình Long, nay thuộc Sông Bé), và những nơi được cùng chọn để trao trả nguời bị bắt như Thiện Ngôn (Tây Ninh), Đức Nghiệp (Gia La Phổ Phong (Quảng Ngãi), Tam Kỷ (Quảng Nam), v.v. Một số nơi khác quân ta kiên quyết đánh trả, giữ vững vùng giải phóng, có nơi còn đẩy địch phải lùi xa hơn. Một số nơi khác nữa cứ điểm của địch nằm lọt sâu trong vùng kiểm soát của ta không liên lạc trực tiếp đường bộ được với hậu phương của chúng, hoàn toàn bị ta bao vây. Tất cả tình hình đó đặt ra
việc cả ta và đối phương đều luôn có vấn đề nêu ra đấu tranh tố cáo lẫn nhau.

        Sau khi Mỹ rút hết quân, ngừng bắn trở thành vấn đề cốt lõi hàng đầu trong việc thực hiện Hiệp định Paris. Do ý đồ Nguyễn Văn Thiệu phá Hiệp định ngay từ đầu, đấu tranh về ngừng bắn là cuộc đấu tranh quyết liệt dai dẳng nhất của ta từ đầu đến cuối để vạch trần dã tâm của địch trước dư luận.

        Như đã nói trên đây, buộc phải ký Hiệp định Paris và rút quân về nước, Mỹ vẫn mưu đổ tăng cường hỗ trợ cho chế độ Sài Gòn đề chúng thực hiện chủ trương Việt Nam hóa cuộc chiến tranh, đấy mạnh lấn chiếm bình định, làm suy yếu lực lượng vũ trang cách mạng, xóa dần thế "da báo" (tức thế trận xen kẽ giữa vùng kiểm soát của hai bên), tiến tới thủ tiêu tình trạng hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiềm soát và ba lực lượng chính trị và cuối cùng vẫn giữ Miền Nam Việt Nam trong quỹ đạo kiểm soát cùa Mỹ. Ngay từ cuối năm 1972. Bộ Tống tham mưu Sài Gòn, đã vạch kê hoạch "Hùng Vương 2 và 18" theo tinh thần chù động triển khai mọi hoạt, động quân sự. chính trị cả trước và sau khi ký Hiệp định để giành lợi thế chiến trường ngay từ đầu. Sau khi chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" thất bại, Thiệu vẫn tiếp tục dùng hành động quân sự lấn chiếm bình định cả chiều rộng và chiều sâu nhằm vào cấp cơ sở. Thông điệp đầu năm 1973 của Thiệu nêu rõ: giải quyết được cuộc chiến tranh ở ấp xã là giải quyết, được 75% toàn bộ cuộc chiến tranh, "thắng là đây và thua cũng là đây". Theo số liệu tổng kết của phía Sài Gòn (số ƯV 17/4), đến tháng 10-1973, họ đã lấn chiếm thêm 900 ấp, đóng thêm 523 đồn, số ấp họ kiểm soát được từ 4.271 ấp cuối năm 1972 đã lên 5.508 ấp cuối năm 1973.

        Điều này nói ró cuộc đấu tranh của Đoàn ĐBQS của ta tại BLHQS hai bên trung ương đòi thi hành các điều khoản về quân sự và đặc biệt về ngừng bắn đã liên tục, quyết liệt và căng thẳng như thế nào. Nó cũng nói rõ vì sao tháng 10-1973 Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam đã công bố mệnh lệnh kiên quyết đánh trả vi phạm, sau đó quyết định thêm là không chỉ đảnh trả tại chỗ mà còn giữ quyền đánh trả tại nơi xuất phát vi phạm.

        Song song với BLHQS hai bên tại Miền Nam Việt Nam. tại Paris còn có diễn đàn La Celle Saint Cloud gồm đại diện hai bên để tiếp tục bàn về các vấn đề chính trị, Đoàn CPCMLT do đồng chí Nguyễn Văn Hiếu Bộ trưởng văn hóa dẫn đầu, Đoàn Sài Gòn do Nguyễn Lưu Viên dẫn đầu. Ngày 19-3-1973 phiên họp đầu tiên của Hội nghị hiệp thương giữa hai bên Miền Nam Việt Nam... được khai mạc tại lâu đài La Celle Saint Cloud gần thủ đô Paris... Phát biểu ý kiến tại phiên họp, sau khi vạch rõ thắng lợi to lớn của cả dân tộc Việt Nam do việc ký kết Hiệp định Paris, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu nêu ra tình hình phía chính quyền Sài Gòn vi phạm một cách toàn diện, có hệ thống và nghiêm trọng Hiệp định Paris, đồng thời vạch rõ trách nhiệm của chính quyền Sài Gòn phải bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân miền Nam..." (trích từ "Việt Nam, những sự kiện", Viện sử học). Diễn đàn này cũng chẳng đi đến kết quả nào thiết thực và sau một thời gian ta cũng hủy bỏ vào năm 1974. Bên cạnh đó, còn có sự tiếp xúc giữa đại diện Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Mỹ. cũng ở Paris. Truớc tình hình căng thẳng có chiều hướng tăng lên ở Miền Nam Việt Nam, ta đấu tranh buộc trách nhiệm của Mỹ nên từ 17-5 đến 23-5, từ 6-6 đến 9-6 và từ 12 đến 13-6-1973 đồng chí Lê Đức Thọ gặp Kissinger để "thảo luận về những biện pháp cấp bách để bảo đảm Hiệp định và các Nghị định thư được thi hành nghiêm chỉnh và triệt để". Và bốn bên đã lại ký bản Thông cáo chung ngày 13-6-1973 gồm 14 điểm, nhắc lại những điều chủ yếu của Hiệp định Paris và các Nghị định thư đã ký. có nhấn mạnh vấn đề ngừng bắn, vấn đề quy định các vùng do mỗi bên kiểm soát và rút quân về vị trí cũ trước: ngày 28-1-1973 (tức thời điểm ký Hiệp định Paris), và quy định thời hạn hoàn thành việc trao trả NVQS còn lại và NVDS bị giam giữ.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2014, 08:37:34 am »

        Thông cáo chung này có lợi và thêm một vũ khí pháp lý nữa cho ta đấu tranh, nhưng thực tế chứng tỏ nó cũng chỉ chủ yếu giúp ta tranh thủ dư luận, còn mọi vấn đề đều phải do chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường quyết định.

        Ta dựa vào Thông cáo chung tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh đòi bàn thực hiện các vấn đề thuộc thẩm quyền BLHQS, tập trung ưu tiên vấn đề ngừng bắn trong lúc không coi nhẹ các vấn đề khác. Phía đối phương vẫn cãi chày cãi cối, cũng bày trò đưa ra những yêu cầu và đề nghị nhưng đều ngược với ta và ngược với cả tinh thần và lời văn của Thông cáo chung. Họ lẩn tránh thảo luận việc ta đòi ngừng bắn và rút quân về vị trí trước ngày 28-1-1973, trong lúc đó lại viện cớ một số cứ điểm của họ nằm sâu trong vùng ta mà họ không tiếp tế được để phản kháng ta bao vây uy hiếp (còn trên các chiến trường thì quân họ không ngừng hành quân lấn chiếm. Theo quy định của Hiệp định và Thông cáo chung ta đòi để các cấp chỉ huy hai bên tại chỗ gặp nhau dàn xếp việc ngừng bắn, họ lại đòi chỉ cấp sư đoàn trở lên mới được gặp nhau (vi sợ các cấp dưới không vững lập trường chống cộng dễ bị ta tranh thủ). Về vùng kiểm soát của mỗi bên và thể thức mượn đường đi qua vùng của nhau, họ láo xược nói không có vùng kiểm soát chính thức của ta mà chỉ là "vùng kiểm soát quân sự tạm thời”. Về triển khai, họ giục ta sớm triển khai các BLHQS khu vực và các Tổ địa phương, ra vẻ nhu họ rất muốn sớm có hoàn chỉnh hệ thống này đế bảo đảm thi hành Hiệp định thực ra là để có nhiều nhóm con tiện và dễ bề khống chế khi cán thiết. Ta đòi đưa trụ Sở BLHQS và chỗ ở các Đoàn ta kể cả cấp trung ương và các khu vực (nếu muốn Triển khai) ra khỏi các căn cứ quân sự của họ. hoặc, đặt ở vũng giáp ranh giữa hai bên, họ không chấp nhận với luận điệu không bảo đảm an toàn. Về thủ tục, họ viện cớ chiến trường căng thẳng do ta gây ra luôn đe dọa cắt giảm và thực tế thường cắt giảm một số các quyền ưu đãi miễn trừ (vốn đã rất hạn chế), thậm chí Có lúc giao nhiệm vụ cho, bọn nhà thầu bắn tin sẽ cắt tiếp tiếp để buộc ta phải rời Tân Sơn Nhất trở vế căn cứ.

        Một trong những thủ đoạn mà họ cho là có thể gây sức ép và tác động mạnh đến Đoàn ta là cắt các chuyến bay liên lạc của ta về hậu phương. Cứ mối lần quân Sài Gòn đi lấn chiếm thất bại hoặc khi đưa yêu sách gi không được ta đáp ứng, họ lại giở trò đó ra. Đầu tháng 4-1973. trong lúc không chịu bàn về vùng kiềm soát của hai bên và thể thức mượn đường đi qua lạỉ vùng của nhau, họ phản kháng việc cứ điểm Tống Lê Chân bị bao vây và ngang ngược cắt các chuyến bay thường kỳ đi Lộc Ninh từ ngày 2-4 đến 14-6-1973. cho đến sau khi bốn bên ở Paris ký Thông cáo chung.

        Ngày 22-9-1973. bị ta đánh trả đồn Lệ Minh (tức Chư Nghé) ở sâu trong vùng ta phía Tây tỉnh Gia Lai, họ lại cắt luôn các chuyến bay trong tuần từ 24 đến 30-9-1973.

        Ngày 5-11-1973 ta pháo kích sản bay Biên Hòa đánh trả việc họ ném bom sân bay Rang Rang thuộc vùng căn cứ chiến khu Đ ở Biên Hòa (nay thuộc Sông Bé), họ lại cắt các chuyến bay từ 8-11 đến 3-12-1973.
Vào thời gian đồn Tống Lê Chân buộc phải rút chạy (12-4-1974), họ cắt liền 12 tuần, ta chỉ còn liên lạc được với hậu phương bằng vô tuyến điện.

        Tóm lại cứ mỗi lần ở chiến trường gập thất bại. họ lại quay về trả đũa vào các Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất.   

        Trên đây chỉ nói một số thời kỳ họ cắt chuyến bay liên lạc tương đối dài ngày, còn thì thường xuyên cứ vài chuyến lại bị cắt một, có khi viện cớ kỹ thuật, có khi chẳng cần nêu lý do gì cả.

        Đỏ là chưa kể nhiều thủ đoạn thấp hèn khác nhằm gây sức ép trên nhiều mặt với các Đoàn ta như cắt điện, nước, cấm nhà thầu mua báo cho ta, cắt liên lạc điện thoại, không cung cấp xăng và quân cảnh đưa cán bộ ta đi làm việc hoặc gặp gỡ các Đoàn trong UBQT, thậm chí cả việc Trưởng đoàn ta đi dự chiêu đãi trọng thể do các Đại sứ trong UBQT mời, ngăn cản các, cuộc họp báo hàng tuần của ta, tăng cường lực lượng, tăng thêm vọng gác quanh Trại Davis, v.v.

        Đêm 11-10-1973, toàn bộ điện nước bị cắt, toàn khu Trại Davis chìm trong cảnh tối mịt mùng. Đây có thế là việc nhỏ nếu xảy ra trong một tình huống sự cố bình thường, nhưng trong bối cảnh lúc đó đã thành chuyện gây bất bình cho cả bốn Đoàn UBQT, gây xôn xao dư luận trong báo chí nên trưa hôm sau phía Sài Gòn buộc phải khôi phục điện nước bình thường, và từ đó không còn trở lại tình trạng này nữa.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2014, 08:26:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2014, 06:05:30 am »

        Ngày 8-11-1973 đồng chi Trưởng đoàn A của ta (trưởng Tổ LHQS bốn bên) bị bệnh dạ dày cấp cứu phải đưa tới nằm bệnh viện Grall của Pháp (nay là Bệnh viện Nhi đồng 2). Suốt ba ngàv liền Trưởng đoàn CPCMLT yêu cầu tổ chức đi thăm nhung phía Sài Gòn một mực khước từ cái cớ vấn đề bảo đảm an toàn, nhưng thực ra họ sợ xuất hiện của một đoàn cán bộ chiến sĩ cách mạng ở trung tám lớn như bệnh viện Grall.

        Ngày 16-10-1973. Thứ trưởng ngoại giao Hung-ga-ri quá cảnh Băng-cốc để đến Sài Gòn thăm và kiểm tra Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT nhưng không thề nào xin được thị thực nhập cảnh, khiến ngày 18-10 đồng chi ấy buộc phải quay lại Thái Lan trở về nước.

        Trước mặt trụ sở hai Đoàn ta là doanh trại một đơn bổ sung lính dù, xung quanh nơi ở của Đoàn là lớp hàng rào kẽm gai, bên ngoài hơn một chục lô cốt ngày đêm họng súng chĩa về phía ta. Ngày 26-10-1973, họ đục thêm tám châu mai từ phía tường đơn vị dù nhằm sang cổng chính của ta, tháng 5-1974 lại dựng thêm một loạt lô cốt cao bổ sung vào vòng vảy lô cốt đã có, đưa số công sự khiêu khích này lên hơn 20 cái. Sau đó họ còn điều thêm một đại đội xe tăng đến tăng cường cho đơn vị dù, để đề phòng đối phó với một đoàn cán bộ ngoại giao quân sự chỉ có vài chục khẩu tiểu liên, súng trường và súng lục được trang bị theo quy định cùa Hiệp định.

        Tất cả những điều đó đã không mảy may làm nhụt tinh thần và ý chí đấu tranh của cán bộ chiến sĩ cả hai Đoàn ta, những người đã qua rèn luyện thử thách lâu dài và đã được chọn lọc.

        Bị ép giữa ba thế kẹt là sự kiềm chế của Mỹ (vi Mỹ tuy dung túng Thiệu phá Hiệp định nhưng không thể để vượt quá giới hạn đi đến gây thiệt hại lợi ích của Mỹ), búa rìu dư luận và sự yếu kém thất bại liên tục trên chiến trường, các thủ đoạn và biện pháp khiêu khích và gây sức ép của phía Sài Gòn rồi cũng phải giảm dần.

        Vào đầu mùa khô cuối năm 1973, rút kinh nghiệm việc bị cắt điện nước, ta tự tổ chức đào một cái giếng nước lớn trong khu doanh trại để dù có gặp tình huống nào cũng không bị đứt nước. Giếng được đào công khai ngoài chỗ trống giữa mấy cái nhà. Bọn lính ở các vọng gác cao xung quanh nhìn thấy và báo cáo thế nào mà mấy tờ báo thuộc hạ của phía Sài Gòn tung tin "Việt Cộng ở Trại Davis đào công sự và địa đạo để chuẩn bị phối hợp tác chiến", còn Đoàn Sài Gòn ở BLHQS trong các phiên họp cứ thắc mắc quý vị đào bới cái gi ở trong đó?". Cuối cùng chắc không chịu được nữa, họ mượn cớ đến thăm xã giao Đoàn CPCMLT để cố tìm hiểu tại chỗ. Được ta đồng ý, ngày 27-12-1973 cả Trưởng phó đoàn và các đại tá trong đoàn họ đến Trại Davis. Trưởng phó đoàn ta tiếp đón lịch sự, dẫn cho đi xem toàn khu doanh trại. Đến chỗ cái giếng


        Trưởrg đoàn ta nói với Phan Hòa Hiệp và cả Đoàn họ: "Đây là cái mà báo chí các vị nói là công sự và địa đạo chúng tôi đào đấy"

         Tiếp đó dẫn đi một vòng dọc bên trong bốn mặt rào và chỉ cho họ thấy cảnh chướng mát của hệ thống vọng gác, lô cốt và lỗ châu mai chĩa vào phía ta.



        Có lẽ bị bẽ mặt họ cố tỏ ra xởi lởi và hữu nghị rồi cáo từ.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2014, 10:28:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2014, 03:19:04 am »

        Có một việc cũng đáng nói: theo Điều 8 trong 11 điều vế quyền ưu đãi miễn trừ được BLHQS bốn bên trung ương thỏa thuận hồi tháng 3-1973, cờ BLHQS bốn bên và biển tên của các Đoàn ĐBQS được treo ở trụ sở của các Đoàn, biển ghi rõ "tên của Đoàn đại biểu" (viết cả chữ) và đến "Ban liên hợp quân sự bốn bên".

        Nội dung quy định đã rõ nhưng BLHQS bốn bên trung ương thông qua xong được mấy hôm thì giải thể nên ta chưa kịp làm cái biển. Khi bước qua BLHQS hai bên thì phía Sài Gòn cản trở với lý do đó là quyết định cho bốn bên, còn phần hai bên chưa dược bàn bạc.

        Ta phải đắn đo càn nhắc một thời gian, tránh để xảy những sự cố không cần thiết trong lúc ta cần tập trung đấu tranh những vấn đề trọng tâm. Đến thời điểm thuận lợi vào cuối năm 1973, lúc này đã có mệnh lệnh của Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam về đánh trả vi phạm, các hành động quân sự của quân Sài Gòn lấn chiếm trên chiến trường bị liên tiếp thất bại, giới bảo chí ở Sài Gòn đã phân biệt được thái độ của ta và của dối phương đối với Hiệp định Paris, nên ta quyết định dựng tấm biển "Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hợp quân sự hai bên trung ương". Ta chọn buổi sáng thứ bảy, ngày 3-11-1973, đúng hôm có cuộc họp báo hàng tuần ở Trại Davis (buổi họp này không bị phía Sài Gòn phá) để thực hiện. Sáng hôm đó, trước khi tiến hành ta báo cho Đoàn họ, cho UBQT và cho các nhà báo. Phía Sài Gòn phản đối, muốn cản trở nhưng không thể làm gi được vì không khéo sê bị cô lập trước UBQT và báo chí, trong khi phía ta chỉ làm một việc chính đáng đã được thỏa thuận.


        Và thế là từ ngày 3-11-1973, trước cổng trụ sở Đoàn ĐBQS CPCMLT tại Trại Davis đã có tấm biển lớn nêu rõ thường xuyên danh hiệu chính thức của Đoàn.

        Thực ra cái biển ở đây cũng chỉ có cán bộ nhân viên UBQT. các nhà báo và một số sĩ quan binh linh đối phương nhìn thấy mà thôi (vì ở trong căn cứ quân sự), nhưng đây là một việc có ý nghĩa đối với ta và đụng đến vấn đề nguyên tắc mà Thiệu rất kiêng ky.

        Mặc dù bao nhiêu khó khăn căng thẳng, hai Đoàn ta vẫn binh tĩnh làm việc, sinh hoạt, đấu tranh, giải trí, liên lạc và nhận sự chỉ đạo thường xuyên của cấp trên, giữ quan hệ với UBQT, liên lạc chặt chẽ với hai Đoàn bạn, và thông qua các nhà báo nước ngoài đông đảo ở Sài Gòn mà kịp thời thông tin cho dư luận quốc tế về cuộc đấu tranh của ta chống việc chế độ Sài Gòn phá Hiệp định Paris.

        Về phía Mỹ, việc phá các chuyến bay đi Hà Nội không đến nỗi gay gắt và thường xuyên, vi họ có lợi ích trong việc giữ liên lạc với Hà Nội, nhưng mỗi lần muốn gây sức ép, họ vẫn không ngần ngại đình chỉ. Ngày 8-6-1973, trên đường từ Hà Nội vào, do một sự cố nhỏ xây ra trên máy bay, Mỹ viện cớ vấn đề an toàn đình chỉ các chuyến bay mấy tuần liền rồi mới khôi phục. Trong các thời gian khác, thỉnh thoảng Mỹ vẫn cắt một chuyến bay, thường là với lý do kỹ thuật (lúc thì do thời tiết, lúc thì máy móc trục trặc), có những lần ra đến bầu trời Gia Lâm rồi quay lại.

        Ngoài việc gây sức ép và tạo khó khăn cho ta trong sinh hoạt và hoạt động, đối phương còn dùng nhiều thủ đoạn phá rối tại bàn hội nghị. Những lúc cẩn thiết họ cũng biết tỏ ra lịch sự, mềm dẻo, thậm chí còn có vẻ thân ái trong những lúc nghỉ giải lao chung, nhưng đó chỉ là cái ngắn ngủi, cái tạm thời. Cũng có những trường hợp có những người biểu thị thải độ hữu nghị cá nhân, ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ cán bộ ta giải quyết những nhu cầu riêng tư về vật chất và tình cảm (nếu có gia đình ở vùng địch), nhưng rồi những thái độ đó đã sớm bộc lộ là thủ đoạn tác động tâm lý và chiêu hồi được chỉ đạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2014, 07:57:18 am »

        Thực chất ý đồ của Nguyền Văn Thiệu là không thi hành Hiệp định Paris, chỉ muốn dùng cơ quan LHQS làm bình phong cho các hành động quân sự lấn chiếm vùng giải phóng của ta hòng tiến tới đẩy ta vào thế ngày càng yếu kém. Khốn nỗi trên chiến trường họ lại không phải là người thắng; ở những nơi các đơn vị ta có chập chửng lúc đầu, sau khi được uốn nắn đã kiên quyết đánh trả và giành lại các khu vực đã mất. Bởi vậy bước vào bàn hội nghị họ vừa không có tư thế của kẻ mạnh vừa không có lập luận pháp lý và đạo lý chân chính đàng hoàng. Họ phải dựa vào những thủ thuật không mấy đẹp đẽ để làm cho các cuộc thào luận kéo dài vô bổ, nhất là không bỏ lỡ cơ hội làm cho cán bộ đàm phán của ta mất bình tĩnh và có những sơ hở về lời nói, thái độ hoặc cử chỉ tạo cơ cho họ xuyên tạc, vu cáo và hạ uy tín của ta trước dư luận.

        Trong những phiên họp có nêu bàn bạc thật sự về những vấn đề của Hiệp định, họ thường đưa ra những đề nghị ngược hẳn với ý kiến của ta và với tinh thần Hiệp định, khiến các cuộc bàn cãi không thể đạt kết quả. Còn trong phần lớn thời gian khác thì chủ trương phá rối càng rõ hơn: có lúc họ đòi bàn trước về chương trình nghị sự từng phiên họp, phải thỏa thuận về những vấn đề nêu ra rồi mới thảo luận nội dung, nhưng đi vào thảo luận thì họ bác những vấn đề ta nêu ra. họ lại đòi giải quyết những điều không thể chấp nhận. Có lúc họ lại đòi giới hạn thời gian phát biểu của mỗi bên, quy định chỉ được nói trong một số phút, nếu ta vượt quá là họ ngắt lời hoặc bỏ họp giữa chừng.

        Chỉ nêu vài ví dụ: ngày 26-4-1974 trong một buổi họp cấp Trưởng đoàn họ ngắt lời ta 68 lần, ngày 30-4-1974 chỉ trong 15 phút họ cướp lời 13 lần, ngày 3-5-1974 trong 30 phút họ ngắt 10 lần. Trong khi đó nhiều lúc họ lại dùng trò nói dài để kích ta cũng ngắt lời như họ và đổ lỗi về phía ta: ngày 15-1-1974 lấy cớ kiểm điểm một năm thi hành Hiệp định, Trưởng đoàn phía Sài Gòn nói liền một mạch từ 10 giờ đến 14 giờ 30. Ngày 27-4-1974 họ đọc bài viết sẵn hơn một giờ. Ngày 21-6-1974 họ giành nói liền bốn giờ cho đến hết phiên họp. Trong các phiên họp căng thẳng như thế, họ thường dùng thái độ, lời nói và cử chỉ xa lạ với những người thương lượng ngoại giao.

        Vào hạ tuần tháng 8-1973 (lúc này đang ở thời kỳ tranh cãi giằng co vô bổ, Trường đoàn ta được chỉ đạo không trực tiếp đi họp, để các phó trưởng đoàn thay nhau đi), Đoàn Sài Gòn giở trò khiêu khích mới: một mặt họ chọc tức ta bằng những lởi lẽ láo xược đối với Bác Hồ và Bác Tôn, mặt khác (điều đáng ngạc nhiên) họ lại dám đưa vấn đề yêu nước bán nước ra so sánh giữa họ với ta, xoay quanh luận điệu "Quốc gia và Cộng sản", "Việt Nam cộng hòa yêu nước, Việt Cộng bán nước". Trong mấy phiên đầu phía ta chỉ đập lại ngắn gọn, không đi sâu tranh luận, dành thời gian vào chủ đề của ta là đấu tranh vạch tội vi phạm Hiệp định của họ. Dường như họ tưởng ta yếu thế và tránh né nên càng dấn tới, nói năng càng hỗn hơn.

        Đảng ủy Đoàn chủ trương phải cho một đòn đích đáng để trừng trị thái độ láo xược và thói lộng ngôn đó. Đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng đoàn (đã dẫn đầu Đoan ta trong mấy phiên trước) đến họp với tư thế ung dung như thường lệ, vẫn chủ động nêu vấn đề của ta là việc bảo đảm thực hiện các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao. Đến khi Phan Hòa Hiệp (Phó trưởng đoàn đối phương) trở lại chuyện "yêu nước, bản nước", đổng chí tuyên bố sẽ phát biểu có hệ thống về vấn đề này, và sẽ nói trong mấy phiên họp liền, vì phía họ đả lặp đi lặp lại trong nhiều phiên rồi. Đồng chi kể lại lịch sử yêu nước cận đại chống thực dân xâm lược của Dân tộc ta từ thời Cần Vương qua các phong trào yêu nước đầy hy sinh khác cho đến khi Đảng Cộng sản ra đời, lảnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến thần thánh đi đến thắng lợi,  buộc Mỹ phải rút quân. Đồng chí lại phân tích cội nguồn và bàn chất bản nước của cái gọi là Việt Nam cộng hòa và Quân đội cộng hòa, lần ngược từ Gia Long đến Bảo Đại, Ngô Đình Diệm cho đến cái "Việt Nam cộng hòa" bây giờ của Nguyễn Văn Thiệu. Đoàn họ bị đòn đau đến tận xương nhưng vẫn phải ngồi nghe đến mấy phiên mà không cắt ngang như những lần khác, vì chính họ đã nêu vấn đề ra tuyển chiến và thách thức, nếu phá nửa chừng thì thành ra thảm bại quá. Thật dại dột cho họ, tự mình chủ động đưa đề tài này ra cho ta có dịp phát biểu công khai chính thức, đưa gậy cho ta đập (cần nói thêm một điều đã được thỏa thuận từ thời kỳ bốn bên là trong các phiên họp Trường đoàn, các bên đều có quyền ghi âm các lời phát biểu. Do đó không chỉ có Đoàn họ tại phiên họp nghe mà bọn cấp trên ở phía sau cũng được dịp nghe bản cáo trạng dài của đồng chí Võ Đông Giang). Đến phiên họp thứ 3 ngày 31-8-1973. khi đồng chí nói sẽ kết luận và sẽ giải đáp rõ vấn đề "ai yêu nước và bán nước" thi, không chịu nổi nữa, Phan Hòa Hiệp vớ cái gạt tàn thuốc lá trước mặt giơ lên và giở giọng mày tao: "Việt Cộng bán nước, mày không biết sao?". Không biết y có dám ném không, nhưng chỉ riêng cử chỉ và lời lẽ đó cũng đã thể hiện đầy đủ tính côn đồ của một viên tướng ngụy "lính tẩy". Đồng chí Võ Đông Giang đập tay xuống bàn để trấn áp, lên án ngắn gọn thái độ vô lễ đó và chấm dứt phiên họp.

        Sáng hôm sau thứ bảy 1-9-1973, phía đối phương ngăn cản cuộc họp báo thường kỳ của ta, nhưng một sự kiện như vậy làm sao bưng bít được, nó đá gây tiếng vang xấu đối với chế độ Thiệu trong giới báo chí đông đảo ở Sài Gòn. Có thể cũng đến tai người Mỹ và bị chấn chình, mấy hôm sau viên trung tướng Phạm Quốc Thuần, Trưởng đoàn Sài Gòn, nhân cùng dự một cuộc chiêu đãi đã đến gặp Trưởng đoàn ta và đấu dịu, đổ lỗi cho hai phó trưởng đoàn nóng nảy và đề nghị phiên tới hai Trưởng đoàn trực tiếp đi họp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2014, 12:10:56 am »

        Nhưng không lâu sau đó trong Đoàn họ lại biểu hiện chứng nào tật ấy, lần này không phải Phan Hòa Hiệp mà là Nguyễn Tử Đóa, cũng là phó trưởng đoàn đi thay Trưởng đoàn. Trong phiên họp ngày 21-9-1973, đáp lại sự phê phán đấu tranh của ta về những vi phạm Hiệp định có hệ thống trên nhiều mặt của phía Sài Gòn, Nguyễn Tử Đóa lại giờ giọng khiêu khích, dùng những lời lẽ rất láo xược xúc phạm Hồ Chủ tịch. Đóa cũng là một điển hình trong số sĩ quan mang nặng bản chất giai cấp chống đối cách mạng, thể hiện tinh thần cực đoan chống Cộng và tính lỗ măng trong đấu tranh ngoại giao. Dẫn đầu Đoàn ta trong phiên họp đó là đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Phó trưởng đoàn. Nói mấy lời phản đối rồi bỏ phiên họp cũng là một cách biểu thị, nhưng đồng chí thấy cần giành chủ động tấn công, đập lại tơi bời luận điệu phản động của địch, vì buổi họp đã gần trưa, đồng chí nói ngắn gọn một ý là không phải ngẫu nhiên mà ngay cả các bọn đế quốc xâm lược dù thù địch đến đâu cũng phải tò thải độ kính nể đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế mà có những kẻ mang dòng máu Việt Nam lại không còn liêm sỉ đi xuyên tạc một cách trơ tráo sự thật về Người. Đồng chí tuyên bố tiếp là trong buổi họp chiều sẽ giữ quyền phát biểu về vấn đề này, sẽ vạch rõ bản chất và động cơ của những kẻ theo chân đế quốc chống lại sự nghiệp giải phóng Dân tộc lại còn nói xấu vị lãnh tụ của Dân tộc. Trong phiên họp chiểu hôm đó và các phiên trong mấy tuần tiếp theo, Nguyễn Tử Đóa đã tránh không đến dự.

        Trong cuộc đấu tranh cách mạng gần 30 năm, do so sánh lực lượng từng lúc, chúng ta đã nhiều lần phải tổ chức thương lượng hoặc làm việc chung với đại diện kẻ địch. Nãm 1946 có tiếp phòng quân cùng hoạt động với quân Pháp. Nãm 1954 sau Hiệp nghị Genève có Ủy ban liên hiệp với Pháp. Từ 1968 có hội nghị Paris với Mỹ. Họ đều thuộc giới thực dân, tự cho họ cao hơn ta, thường trịch thượng và kẻ cả. Thái độ chững chạc của các đại diện đàm phán của ta làm cho họ phải tự chấn chỉnh. Nhưng dù họ có kiêu ngạo đến mấy cũng chưa thấy có trường hợp lỗ mãng như một số tướng tá Sài Gòn được cử vào BLHQS hai bên Miền Nam Việt Nam. Họ đều có học vấn khá. có kiến thức tương đối rộng, có được đi du học hoặc giao dịch ở nước ngoài nhưng phong cách xử sự thì trong một số trường hợp tệ hại hiếm thấy trên bàn thương lượng.

        Cán bộ hai Đoàn ta chi quen cầm súng, không có mấy kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao, nhưng kể cả trong những tình huống căng thẳng nhất vẫn giữ đúng tư thế đĩnh đạc của người nắm lẽ phải trong tay, không hề một lần bị kích động vi khiêu khích, thể hiện đúng khẩu hiệu mà một đồng chí lảnh đạo ngành ngoại giao đã nêu: "cán bộ đi đấu tranh ngoại giao phải có trái tim nóng hổi nhưng phải giữ cho lạnh cái đầu".

        Khách quan và công bằng mà nói, không phải không có một ít người tuy theo Mỹ - ngụy và về mặt công khai vẫn tỏ thái độ chống đối ta, nhưng trong thâm tâm vẫn mặc cảm về thân phận của mình. Trong những lúc họp liên hợp hoặc quan hệ làm việc chính thức, họ phải biểu thị cứng rắn theo lập trường của cấp trên và quan thầy, nhưng trong giờ giải lao, khi ngồi cùng uống nước trong phòng nghỉ chung hoặc đứng cùng cán bộ ta ngoài phòng họp, họ có khi cũng giai quyết một vài việc cụ thể trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình. Một số trong bọn họ quê ở miền Bắc, tham gia quân ngụy từ thời Pháp rồi theo Pháp vào Nam, nay cũng muốn biết tình hình quê hương. Vào cuối thời kỳ BLHQS bốn bên, có người nhờ cán bộ ta (ở Đoàn A) giúptìm hiểu tin tức gia đình.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2014, 07:08:39 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2014, 12:53:12 am »

       
        2. Trao trả nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ:


        Vấn đề quyết liệt thứ hai mà ta kiên trì đấu tranh tại BLHQS hai bên và đạt được một phần thắng lợi là về trao trả người bị bắt.

        Trong thời kỷ BLHQS bốn bên, đi đôi với việc ta trả hết tù binh Mỹ và hầu hết tù binh phía Sài Gòn, phía Sài Gòn đã trả cho ta phần lớn NVQS, tức tù binh (hơn 26 ngàn người) còn NVDS (tù chính trị) theo Hiệp định và Nghị định thư sẽ do hai bên Miền Nam Việt Nam tiếp tục giải quyết.

        Ngay từ những phièn họp đầu của BLHQS hai bên trung ương, ta đã kiên quyết và liên tục đỏi thực hiện ngay việc trao trả để đón anh chị em chủng ta về sớm ngày nào hay ngày đó. Cán bộ của ta bị đối phương giam giữ thì nhiều, người của họ bị ta còn giữ chi có ít (vi chính sách của ta trong kháng chiến, là khoan hồng và sớm tha những người lầm lạc theo địch biết ăn năn hối lỗi, và lại hoàn cành thực tế cùa ta không cho phép giam giữ cùng lúc quá đông người).

        Phía Sài Gòn lại chẳng thiết gì việc đòi người của mình về nên cố tinh dây dưa, hòng lấy vấn đề này làm đòn bẩy đòi thực hiện những yêu sách khác. Họ cũng bày đủ trò tranh cải việc chọn địa điểm, quy định thể thức thực hiện, ra điều kiện bảo đảm an toàn, v.v. để kéo dài tranh cãi. Họ còn cho máy bay và đại bác bắn phá một số nơi đã được thỏa thuận chọn để trao trả.

        Trong vấn đề này ta có thế mạnh tương đối, đó chính là sự liên quan với việc Mỹ nóng lòng muốn sớm nhận hài cốt người chết và triển khai tìm kiếm người mất tích. Mỹ muốn tranh thủ thuận lợi từ phía ta (VNDCCH và cả CPCMLT) đã ép Sài Gòn phải đi vào thực hiện. Về phía Sài Gòn, họ cũng bị sự lên án và sức ép mạnh mẽ của dư luận cả ở Việt Nam và trên thế giới về vấn đề rất nhạy cảm này.

        Thảng 7-1973, Thủ tướng Thụy Điển, các thượng nghị sĩ Kennedy và Kremston, giám mục Thomas Gambleton của Mỹ, giáo sư triết học Giova Cobe của Canada, 260 nhà nghiên cứu về châu Á của Mỹ, Ủy ban của Ý đòi trả tự do cho tù chính trị ở Miền Nam Việt Nam đều lên án chế độ Sài Gòn giam giữ. đối xử vô nhân đạo với tù chính trị và đòi phải trả tự do cho họ.

        Ở ngay Miền Nam, tháng 8-1973, 29 tổ chức chính trị xã hội, 15 nghệ sĩ, 40 dân biểu, 8 linh mục ở Sài Gòn cũng tố cáo như vậy và đòi phải thả hết tù chính trị.

        Những điều này giải thích vì sao trong không khí sôi bỏng ở các chiến trường ngày càng căng thẳng, ta vẫn đấu tranh thực hiện được mấy đợt trao trả trong tháng 4, tháng 5 và tháng 7-1973, tháng 2 và tháng 3-1974. Trong các lần đó họ đả trả cho ta 5.075 NVDS và 130 NVQS, ta trả cho họ 637 NVDS và 410 NVQS.

        Ngày 6-3-1974, Chính phủ VNDCCH cho Mỹ nhận 12 bộ hài cốt. Ngày 13-3-1974, cho nhận thêm 11 bộ nữa, đủ theo kế hoạch nhận hài cốt người chết đợt đầu.

        Tuy nhiên cần thấy rầng mặc dù ta đã cố gắng lớn và đấư tranh rất quyết liệt, kết quả đạt được trong việc đòi trao trả NVDS không cao, số người họ trả cho ta thấp rất nhiều so với số họ giam giữ. Nguyễn Văn Thiệu đã có lúc nói rõ: trao trả tù chính trị "là thả cọp về rừng". Sức ép của Mỹ đối với Sài Gòn trong vấn đề này cũng chỉ có mức độ. Phải đến ngày hoàn toàn thắng lợi thì hàng vạn đồng chí và anh chị em tủ chính trị của ta bị giam trong các nhà tù lớn ở miền Nam củng như các nhà tù ớ các tỉnh huyện, mới được giải phóng hết và trở về
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2014, 02:31:13 am »

   
*

*       *

        Hiệp định Paris và Nghị định thư về trao trả giao vấn đề trao trả NVDS Việt Nam bị bắt và giam giữ "cho hai bên Miền Nam Việt Nam giải quyết" nhưng không có những quy định cụ thể và dứt khoát như đối với việc trao trả NVQS mà chỉ nêu: "Hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ làm việc đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc..."; "Hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực"; "Trong vòng mười lăm ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ trao đổi danh sách các NVDS Việt Nam bị mỗi bên bắt và giam giữ và danh sách những nơi giam giữ họ". Cuộc đấu tranh tại Paris về nội dung các điều khoản Hiệp định về vấn đề này chỉ đạt được đến thế, chủ yếu kêu gọi thiện chí của hai bên, mà thiện chí của phía Nguyễn Văn Thiệu thì ta đã biết rõ. Bởi vậy cuộc đấu tranh để thực hiện trao trả NVDS tại BLHQS hai bên trung ương là rất gay go quyết liệt và kéo dài.

        Do tính chất cuộc chiến tranh, chúng ta không nắm được đối phương đã bắt và giam giữ bao nhiêu người, nhưng chắc chắn con số phải là hàng trăm ngàn. Chính Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Đức Nhã (cố vấn của Thiệu) đã tuyên bố là năm 1972 phía Sài Gòn đã bắt 41.000 người "hoạt động cho Cộng sản”. Tờ báo Ý "E1 Giorno” số ra ngày 10-4-1973 nêu: "Mục sư tin lành người Ý Tullo Vinay đã tuyên bố là Việt Nam cộng hòa còn giữ 200.000 tù chính trị". Đài BBC đửa tin: "Hội ân xá quốc tế đã đưa con số tù chính trị tại Việt Nam cộng hòa từ 70.000 đến 100.000 người". Tạp chí "Đối diện" xuất bản ở Sài Gòn số 45 - 48 cũng đả nêu: "Việt Nam cộng hòa còn giam giữ 200.000 tù chính trị...".

        Một điều cần chú ý là trong "nhân viên dân sự", ngoài cán bộ và cơ sở cách mạng của ta, còn những người trong "lực lượng thứ ba", những nhân sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh không ở trong tổ chức cách mạng nhưng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, chống nô dịch thực dân, chống làm tay sai nên bị bắt. Những người này cũng thuộc diện phải trao trả, ta chủ trương đòi phải trả họ về với đoản thể hoặc gia đình của họ trong vùng kiểm soát của phía Sài Gòn, đồng thời sẵn sàng xem xét nhận những người nào muốn về sống trong vùng kiểm soát của CPCMLT.

        Trong phiên họp đầu tiên ngày 29-3-1973 của BLHQS hai bên trung ương, hai Trưởng đoàn đã thỏa thuận cử Tiểu ban trao trả NVDS trên cơ sở giữ lại thành phần của hai bên trong Tiểu ban trao trả NVQS thời kỳ bốn bên. Trưởng đoàn phía ta trong Tiểu ban là thượng tá Nguyễn Văn Hoàn, từ tháng 8-1973 trở đi là trung tá Bùi Thiệp (sau này là đại tá). Trưởng đoàn phía đối phương là đại tá Dương Đình Thụ. Số lượng sĩ quan đại biểu của mỗi bên, các thể thức thủ tục họp Tiểu ban củng như thực hiện trao trả tại các địa phương vẫn theo như thỏa thuận thời kỳ bốn bên.

        Trong mấy phiên họp đầu của Tiểu ban cuối tháng 3 đầu tháng 4-1973, đối phương đề nghị ta trả số 410 NVQS của họ còn lại từ thời kỳ bốn bên (ta đã định trả ngày 27-3-1973 tại Đức Nghiệp - Gia Lai nhưng địa điểm này bị quân Sài Gòn oanh tạc nên phải đình lại), họ yêu cầu ta bổ sung danh sách NVQS mà CPCMLT còn giam giữ ở cả Miền Nam và Miền Bắc , và cả NVQS của họ bị bắt ở Nảm Lào và ở Cam-pu-chia, xong mới bàn việc trao trả NVDS. Phía ta đòi hai bên trả hết số NVQS thời kỳ bốn bên còn lại cùng trong một ngày, cùng một địa điểm ở Đức Nghiệp, thông báo số lượng NVDS mỗi bên đang giam giữ, triển khai đồng thời việc trao trả NVDS cùng với NVQS còn lại nói trên.

        Tại các phiên họp Trưởng đoàn, ta nhắc lại những tuyên bố của Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Đức Nhã cùng những thông tin qua báo chí và đài phát thanh nước ngoài về số lượng hàng trăm ngàn NVDS bị phía họ giam giữ, ta lên án chính sách và chế độ nhà tù tàn bạo của họ và yêu cầu hai bên cùng mời một số Hội Hồng thập tự quốc gia đến thăm các trại giam của hai bên.

        Trong phiên họp ngày 6-4-1973, Trưởng đoàn Sài Gòn thông báo còn giam giữ 5.081 NVDS, Trưởng đoàn ta báo còn giam giữ 637 NVDS (vì phần lớn những người bị ta bắt sau khi được giáo dục một thời gian đã được trả tự do).

        Trong phiên họp ngày 20-4-1973, Trường đoàn ta đề nghị:

        -   Phía CPCMLT trả cho phía Sài Gòn 410 NVQS còn lại và 637 NVDS.
        -   Phía Sài Gòn trả cho ta 242 NVQS (cũng còn lại trong danh sách được báo thời kỳ bốn bên) cùng một ngày tại Đức Nghiệp với số NVQS ta trả, 5.081 NVDS mà họ đã báo, đồng thời đưa tiếp danh sách NVDS còn bị họ giam giữ.

        Thời gian trao trả có thể bắt đầu 24-4-1973 và kết thúc ngày 26-4-1973.

        Trưởng đoàn họ yêu cầu ta bổ sung số lượng NVDS và nêu con số 67.000 người mà họ nói còn bị phía CPCMLT giam giữ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2014, 05:32:33 am »

        Đến phiên họp Trưởng đoàn ngày 24-4-1973, phía Sài Gòn mới thỏa thuận trả cho ta 750 NVDS ở hai địa điểm Lộc Ninh và Tống Lê Chân (đều thuộc tỉnh Bình Long, nay thuộc tỉnh Sông Bé). Phía ta thỏa thuận trả cho họ 637 NVDS ở Lộc Ninh và một số nơi khác.

        Hai bên giao cho Tiểu ban (họp ngay tối 24-4-1973) bàn thống nhất về địa điểm và thể thức trao trả. Kế hoạch được Tiểu ban thỏa thuận và hai Trưởng đoàn đồng ý là:

        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 750 NVDS tại Lộc Ninh.
        -   Phía CPCMLT trả cho phía Sài Gòn 637 NVDS tại Lộc Ninh, Thiện Ngôn (Tây Ninh), Phú Yên, Tam Kỳ.
        -   Thời gian tiến hành từ 28-4 đến 4-5-1973.

        Nhưng đi vào thực hiện được một ngày thì đối phương tự tiện quyết định ngừng trao trả với lý do không có sự chứng kiến của đại diện UBQT kiểm soát và giám sát (lúc này, sau vụ Ly Tôn (sẽ nói ở đoạn sau) UBQT đang tạm ngừng các cuộc đi lại trên không để thảo luận với phía ta đòi mở rộng hành lang bay). Ngày 28-4-1973 phía Sài Gòn trả cho ta 100 NVDS, ta trả cho họ 385 người, rồi công việc bị đình trệ.

        Sau nhiều phiên họp, tại Tiểu ban củng như tại hội nghị Trưởng đoàn, ta đấu tranh đòi tiếp tục thực hiện kế hoạch trao trả bị bỏ dở, phía họ mới thỏa thuận trao trả tiếp 650 NVDS của ta ở bờ bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị)từ 7-5 đến 9-5-1973. Thực tế đến 11-5 mới kết thúc đợt đó. Theo thủ đoạn quen thuộc, trong ngày trao trả nào họ cũng cài vào một số kẻ "chiêu hồi" (tức người bị bắt đã đầu hàng và nguyện làm việc cho địch), trả một số dân thường, sinh viên, học sinh bị họ bẳt và giam giữ. Từ 7 đến 9-5-1973 có 33 người xin về quê quán trong vùng do đối phương kiểm soát. Cán bộ phụ trách của ta đã đồng ý để cho họ được toại nguyện. Ngày 10-5, 10 người "chiêu hồi" xin trở về Sài Gòn, sau được cán bộ ta tìm hìểụ, giải thích và động viên, 9 người thay đổi ý kiến trước Tổ LHQS và Tổ UBQT xin được trao trả phía CPCMLT.

        Ngày 11-5-1973, Chính phủ VNDCCH chấp nhận cho một nhóm sĩ quan Mỹ trong Tổ LHQS bốn bên ra Hà Nội đi thăm một số mồ mả phi công Mỹ chết được chôn ở Miền Bắc.

        Do sự đấu tranh mạnh mẽ của ta tố cáo phía Sài Gòn không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris, ngày 13-6-1973 tại Paris đại diện bốn bên ký Thông cáo chung nhấn mạnh lại một số điều khoản quan trọng trong Hiệp định, trong đó quy định hai bên Miền Nam Việt Nam phải "làm hết sức mình để hoàn thành" việc trao trả cho nhau NVDS bị bắt và giam giữ "trong vòng bốn mươi lăm ngày" (tức là đến ngày 28-7-1973), đồng thời "để cho những Hội Hồng thập tự quốc gia được họ thỏa thuận tới thăm tất cả các nơi giam giữ những nhân viên đó".

        Dựa vào Thông cáo chung, tại BLHQS hai bên trung ương ta đòi đối phương phải trả hết ngay số NVDS đã được họ thông báo, trả hết số NVQS mà họ trả còn thiếu từ thời kỳ bốn bên, đồng thời thông báo bổ sung để trả hết NVDS và NVQS còn bị họ giam giữ đúng thời hạn quy định của Thông cáo chung, kết thúc vào ngày 28-7-1973.

        Phiên họp Trưởng đoàn ngày 17-7-1973 đã thỏa thuận kế hoạch trao trả từ 23 đến 28-7-1973:

        -   Phía họ trả cho ta 33 NVQS, 4.331 NVDS (đủ số 5.081 đả thông báo) tại Lộc Ninh, bầc sông Thạch Hãn, Thiện Ngôn.
        -       Phía ta trả cho họ 410 NVQS còn lại từ thài kỳ bốn bên, 252 NVDS (đủ số 637 đã thông báo) tại Đức Nghiệp, Minh Hòa (Bình Long, nay thuộc tỉnh Sông Bé), Hậu Nghĩa (nay thuộc Long An), Bà Rịa, Rạch Giá.

        Đợt này củng chỉ thực hiện được hai ngày 23 và 24-7-1973 rồi lại bị phía họ đình lại:

        -   Phía CPCMLT trả cho họ 28 NVDS ở Thiện Ngôn.
        -   Phía họ chỉ trả cho ta 772 NVDS so với kế hoạch trao trả 1800 người.

        Ngày 24-7 họ cài một số tên chiêu hồi vào, 3 tên đứng lên xin "về với tự do của quốc gia", bị anh chị em ta được trao trả vạch mặt chiêu hồi và đả đảo. Mặt khác họ không chịu đáp ứng nguyện vọng của 20 trí thức và sinh viên (thuộc lực lượng thứ ba được trao trả cho CPCMLT tại Lộc Ninh ngày 28-4) muốn được trở về với gia đình trong vùng kiểm soát của họ, chủ yếu là về Sài Gòn. Viện cớ ở địa điểm trao trả đã diễn ra những việc gây mất trật tự, đối phương lại một lần nửa đơn phương đình hoãn trao trả

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2014, 03:00:42 am »

        Cuộc đấu tranh của ta đòi hoàn thành kế hoạch trao trả đã thỏa thuận (mặc dầu trong kế hoạch đó số lượng mà phía Sài Gòn nhận trả cho ta còn thấp rất xa so với con số thực tế người của ta bị họ giam giữ) diễn ra liên tục và quyết liệt từ tháng 8 đến cuối tháng 12-1973. Họ đưa ra những yêu sách mới để gây tranh cãi kéo dài: họ đòi trao trả trong vùng họ kiểm soát, trái với điều đã thỏa thuận và thực hiện từ thời kỳ bốn bên đến nay, họ đòi ta phải trả số NVQS của họ bị bắt ở Lào và Cam-pu-chia, tố con số NVQS bị ta giam giữ ở cả miền Nam và miền Bắc là 28.000, còn NVDS là 67.000. Họ còn đòi bàn lại các thủ tục (đã được thỏa thuận và thực hiện từ trước) về trao trả NVDS.

        Đến phiên họp trưởng đoàn ngày 4-1-1974, phía Sài Gòn đồng ý thực hiện trước Tết Nguyên đán (Giáp Dần 23-1-1974) kế hoạch trao trả đã dược thỏa thuận ngày 17-7-1973. Mỗi Đoàn cử một ủy viên, phía ta là thượng tá Nguyễn Văn Hoàn, phía họ là đại tá Dương Hiếu Nghĩa, chiều 4-1 gặp nhau bàn kế hoạch, và hai bên đã thỏa thuận thực hiện trao trả từ 10-1 đến chậm nhất là 21-1-1974 (29 tháng Chạp Quý Sửu), ngày 7-1 sẽ cử sĩ quan đi xem lại địa điểm, còn các chi tiết khác giao cho Tiểu ban bàn rồi trình lại hai Trưởng đoàn duyệt. Thế nhưng họ lại vẫn không chịu bàn kế hoạch cụ thể.

        Ngày 10-1-1974, trong một phiên họp đặc biệt do ta triệu tập, Trưởng đoàn ta nghiêm khắc phê phán phía Sài Gòn cố tình trì hoãn việc trao trả, nhiều lần không thực hiện kế hoạch đã được thỏa thuận. Trưởng đoàn Sài Gòn chống chế, nói các vấn đề chỉ mới được nêu ra để bàn chứ chưa thỏa thuận. Họ vẫn đòi phải trao trả ở bờ nam sông Thạch Hãn (thuộc vùng kiểm soát của họ), đòi ta trả 410 NVQS của họ ở Đức Nghiệp, bổ sung số lượng NVDS ta còn giam giữ, còn họ sẽ trả 500 NVDS tại Lộc Ninh, không chấp nhận ba địa điểm khác do ta đưa ra là Bà Rịa, Hậu Nghĩa, Cà Mau.

        Ta phải liên tục đấu tranh trong nhiều phiên họp cả cấp tiểu ban và cấp trưởng đoàn, và cũng phải chờ những động thái bên Tổ LHQS bốn bên liên quan đến việc Mỹ chuẩn bị nhận một số hài cốt phi công chết ở Miền Bắc, đến phiên họp Trưởng đoàn ngày 2-2-1974 họ mới thỏa thuận tiếp tục việc trao trả:

        -   Họ sẽ trả cho ta 3.506 NVDS và 33 NVQS.
        -   Ta sẽ trả cho họ 224 NVDS và 410 NVQS.

        Theo kế hoạch đó ta sẽ trao trả cho họ đủ 410 NVQS còn lại từ thời kỳ bốn bên, và cộng với hai lần trao trả trong tháng 4 và tháng 7-1973, đủ số 637 NVQS ta giam giữ và đã thông báo. Còn phía họ chỉ báo trả 33 NVQS trong số 242 còn lại (thiếu 209 người), cùng 3.506 NVDS (cộng với số 1.522 đã trao trả trong tháng 4, tháng 5 và tháng 7-1973 mới đạt 5.028 người, còn thiếu 53 so với 5.081 họ đã thông báo ngày 6-4-1973). Tuy vậy ta vẫn tạm chấp nhận để sớm nhận các đồng chí của ta về rồi sẽ đấu tranh đòi trao trả tiếp. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 8-2 đến 7-3-1974, chia làm 3 đợt, nhưng thực tế đả được tiến hành tương đối liên tục, chỉ nghỉ vài lần một ngày giữa chừng.

        Trong thời gian này, một toán 9 sĩ quan, chuyên viên và phiên dịch của Mỹ trong Tổ LHQS bốn bên được Chính phủ VNDCCH chấp nhận cho ra Hà Nội để bàn thủ tục cất bốc một đợt hài cốt phi công Mỹ được chôn ở Miền Bắc.

        Trong việc thực hiện kế hoạch trao trả lần này, phía đối phương vẫn giở những thủ đoạn gian lận hoặc khiêu khích thường lệ: đợt đầu (8 đến 15-2-1974) trả không đủ số người đã báo; lần nào củng cài vào một số chiêu hồi và những người không thuộc diện trao trả cho ta.

        Ngày 16-2-1974, ta triệu tập một phiên họp Trưởng đoàn bất thường để đòi họ phải trao trả đúng số lượng đã thỏa thuận và đúng đối tượng, phê phán và đòi họ không được dùng những từ ngữ có tính chất khiêu khích như "tội phạm và nhân viên Cộng sản...". Sau đó kế hoạch trao trả tiếp đợt hai và đợt ba đã được thỏa thuận. Ngày 7-3-1974 kết thúc chuyến trao trả đầu năm 1974 và cũng là ngàv cuối cùng thực hiện được việc trao trả người ta bị bắt, quân sự và dân sự. Trong ngày này phía Gòn trao trả cho ta tại Lộc Ninh 25 NVDS và 97 NV (ngoài số 33 NVQS họ đã báo vẫn còn thiếu 112 NVQS với 242 người còn lại từ thời kỳ bốn bên). Từ đó về sau ta vẫn kiên trì đấu tranh nhưng không đạt được kết quả gi thiết thực nữa.

        Trong số 25 NVDS được trao trả cuối cùng có Võ Thị Thắng, người nữ sinh đấu tranh cho độc lập dân tộc địch cầm tù mà "nụ cười chiến thắng" bất hủ đã được một nhà nhiếp ảnh nước ngoài ghi lại sau phiên tòa của chế độ Sài Gòn năm 1968, với lời nói đầy khí phách của cô: "Chế độ này còn sống được bao lâu nữa mà đòi giam tôi 28 năm?".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM