Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:55:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76288 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2014, 05:02:25 am »

        
        5. Tiểu ban hai bên:


        Theo đúng tinh thần Hiệp định Paris và Nghị định thư về các BLHQS, Trưởng đoàn hai bên Miền Nam tại BLHQS bốn bên trung ương đã cử đại biểu của mình vào Tiểu ban hai bên để bàn bạc chuẩn bị cho việc thành lập BLHQS hai bên.

        Tiểu ban này đã tiến hành một số cuộc họp, hai bên đưa đề nghị hoặc gợi ý về nhiệm vụ, tổ chức biên chế, địa điểm trụ sở và cách làm việc của BLHQS hai bên các cấp. Không đi đến kết luận và đạt được sự thỏa thuận cụ thể nào cho đến khi kết thúc BLHQS bốn bên.

*

*       *

        Gần đến thời hạn 60 ngày, có dư luận từ phía Mỹ và một số báo chí Sài Gòn là BLHQS bốn bên sẽ kéo dài hoạt động. Chưa rõ Mỹ nhằm mục đích gì, còn phía ta thì kiên quyết giữ vững thời gian Hiệp định Paris quy định.

        Ngày 28-3-1973, BLHQS bốn bên trung ương họp phiên cuối cùng và vào khoảng 15 giờ, thiếu tướng Lê Quang Hòa Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, người chủ vị phiên họp này, tuyên bố Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt nhiệm vụ.

        Mặc dù có không ít trục trặc vì những hành động vi phạm và chống phá của phía Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ dung túng, nhưng do bối cảnh lợi ích của các bên trong thời kỳ này, đặc biệt là của Mỹ, BLHQS bốn bên hoạt động tương đối có hiệu quả, một số điều khoản của Hiệp định và các Nghị định thư liên quan đã được thi hành. Phía ta đạt được các yêu cầu cơ bản đặt ra: thực hiện được ngừng bắn chung lúc đầu, chấm dứt cuộc chiến tranh trực tiếp của Mỹ, thúc đẩy việc rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài đúng hạn, nhận lại số đông cán bộ chiến sĩ ta bị địch bắt và giam giữ, triển khai thế trận đấu tranh ngoại giao mới khá đặc biệt: diễn đàn BLHQS và UBQT ngay tại Sài Gòn "thủ đô" của địch. Chỉ riêng sự có mặt của hai Đoàn ĐBQS của ta ở đây cũng đã là một thắng lợi chính trị quan trọng. Hoạt động tích cực và sự đấu tranh kiên quyết của hai Đoàn đả thật sự góp phần nâng cao uy tín và ảnh hưởng của CPVNDCCH và CPCMLT trước các tầng lớp nhân dân Sài Gòn và đồng bào vùng địch nói chung cũng như đối với dư luận quốc tế.

        Việc trung tướng Trần Văn Trà. Tư lệnh quân giải phóng miền Nam, được cử làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời, và thiếu tướng Lê Quang Hòa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, chứng tỏ mạnh mẽ hai chính phù cùa ta kiên quyết, và thực tâm bảo đảm việc thi hành đầy đủ Hiệp định Paris như thế nào.

        Trước ngày Ban liên hợp quân sự bốn bên kết thúc hoạt động, tướng Woodward, Trưởng đoàn Mỹ có tiệc chiêu đãi tại trụ sở Bộ chỉ huy tối cao Mỹ "Lầu năm góc Phương Đông", sau đó đến lượt tướng Dư Quốc Đống, và ngày 25-3-1973, trung tướng Trần Vãn Trà cũng mở tiệc chiêu đãi lại.

        Đoàn Mỹ rời Sài Gòn, để lại một bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên sẽ được thành lập song song với BLHQS hai bên, phụ trách Điều 8b Hiệp định Paris về việc tìm kiếm người mất tích, bảo quản mồ mả và hồi hương hài cốt.

        Ngày 31-3-1973, Đoàn đại biểu VNDCCH rời Tân Sơn Nhất và cũng để lại một bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2014, 05:13:12 am »

(Phần một: Ban liên hợp quân sự bốn bên  http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28231.msg470615.html#msg470615)


PHẦN HAI


BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ HAI BÊN


I


        Ban liên hợp quân sự hai bên trung ương bắt đầu làm việc tiếp sau khi BLHQS bốn bên chấm dứt hoạt động. Theo quy định của Hiệp định Paris, nó có nhiệm vụ "bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên Miền Nam Việt Nam" trong việc thực hiện các điều khoản về các vấn đề quân sự và về việc trao trả người bị bắt.

        BLHQS bốn bên chỉ còn lại một Tổ LHQS với nhiệm vụ bảo đảm phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện Điều 8b về những người mất tích và về vấn đề mồ mả và hài cốt.

        Lúc này Mỹ đã đạt hai yêu cầu cơ bản là nhận hết tủ binh và bảo đảm an toàn cho việc rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ, chỉ còn lại một vấn đề có tính lâu dài (kéo dài mãi hàng chục năm về sau) là nhận hài cốt người chết và tìm kiếm người mất tích (MIA). Do những lẽ đó, Mỹ không còn tự ràng buộc phải thi hành và thúc ép phía Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris như thời kỳ BLHQS bốn bên (dù thời kỳ đó Mỹ cũng chỉ thi hành một số điều ít ỏi cần thiết cho họ). Còn Nguyễn Văn Thiệu, vốn từ truớc đã chống việc ký kết Hiệp định, nay càng ra sức phá.

        Do liên quan đến vấn đề nhận hài cốt của Mỹ. BLHQS hai bên có làm được một việc thiết thực có lợi cho ta là thực hiện mấy đợt trao trả tù binh còn lại và tù chính trị vào tháng 4, tháng 5 và tháng 7-1973, tháng 2 và tháng 3-1974. Còn thì, với tình hình và thái độ Mỹ - Thiệu như trên, nó không thể đạt được tiếng nói chung và thỏa thuận về bất cứ điều gì khác.

        Về danh nghĩa, BLHQS hai bên trung ương tồn tại cho đến 30-4-1975, ngày giải phóng Sài Gòn, nhưng trên thực tế các hoạt động liên hợp và sự tiếp xúc làm việc trực tiếp giữa hai bên chỉ được thực hiện đến giữa năm 1974. Sau đó, để biểu thị thái độ kiên quyết trước việc phía Sài Gòn phá hoại Hiệp định ngày càng nghiêm trọng, phía ta đình chỉ các cuộc họp và mọi hành động chung khác với họ, trong khi vẫn tiếp tục đấu tranh bằng hình thức gửi công hàm.

        Hiệp định Paris là một thắng lợi của ta nên ta chủ trương đấu tranh để nó được thực hiện. Nhưng lãnh đạo Đảng ta đã dự kiến hai khả năng:

        1.   Hiệp định về cơ bản được tôn trọng, cuộc đấu tranh của ta tiến đến được tổng tuyển cử tự do hoặc nếu không như vậy thì cao trào đấu tranh chính trị của quần chúng sẽ chuyển thành vũ trang khởi nghĩa, thành lập một chính quyền dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

        2.   Địch phá Hiệp định có hệ thống và nghiêm trọng, mở rộng tấn công quân sự tiến tới gây lại chiến tranh, ta phải đáp lại bằng hành động vũ trang để giữ vững thành quả và đạt mục tiêu cách mạng.

        Tình hình đã diễn ra theo khả năng thứ hai.

        Lãnh đạo ta không ảo tưởng về "thiện chí" cùa địch nên trong khi triển khai thi hành Hiệp định đã luôn nắm vững việc chỉ đạo chuẩn bị lực lượng và chiến trường. Rút kinh nghiệm về sự phá hoại của phía Sài Gòn đối với việc triển khai các BLHQS khu vực và các Tổ LHQS địa phương trong thời kỳ bốn bên, lãnh đạo ta đã sáng suốt giới hạn tổ chức LHQS hai bên ở cấp trung ương mà không mở ra ở các khu vực và các tỉnh nữa; rút số cán bộ đã triển khai ở một số khu vực thời kỳ bốn bên về Tân Sơn Nhất (để khỏi bị vướng khi phải chuyển sang tác chiến). Khi chiều hướng phản bội của địch đã bộc lộ rõ, ta kiên quyết dùng hành động quân sự đánh trả, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh dư luận để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế, cuối cùng tổng tấn công vũ trang để đạt đầy đủ mục tiêu mà Hiệp định Paris đã ghi nhận ngay trong Điều 1 với lời cam kết long trọng của Chính phủ Hoa Kỳ, điều mà cuộc đấu tranh pháp lý với bao nhiêu thiện chí của ta tại bàn hội nghị BLHQS không thể nào đưa lại được.

        Hòa nhịp với quả trình chuyển biến nói trên, các Đoàn đại biểu của ta tại cơ quan LHQS từ chỗ đấu tranh thi hành Hiệp định đã chuyên dần sang đấu tranh chủ yếu để tranh thủ dư luận, bảo vệ và nêu cao chính nghĩa của các hành động quân sự của ta trên chiến trường. Với nhiệm vụ đó, tuy từ giữa năm 1974 trên thực tế ta đã chấm dứt hoạt động tại bàn hội nghị cùa BLHQS hai bên, Đoàn đại biểu CPCMLT vẫn vững vàng trụ lại Tân Sơn Nhất cùng với
Đoàn đại biểu VNDCCH trong Tổ LHQS bốn bên, và tiếp tục hoạt động sôi nổi qua việc giữ quan hệ làm việc bình thường với UBQT, thường xuyên tiếp xúc với các nhà bác nước ngoài thường trú tại Sài Gòn, kịp thời tố cáo với họ các hành động vi phạm Hiệp định của phía Sài Gòn. Đồng thời, qua việc giữ liên lạc vô tuyến điện chặt chẽ với hậu phương, ta đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho các báo và đài phát thanh của ta phối hợp đấu tranh dư luận.

        Tuy lúc này, lúc khác bị đối phương ngăn trở, có thời kỳ kéo dài hàng tháng, nhưng nhờ có giới báo chí cùng phối hợp đấu tranh (vì lợi ích thiết thân của họ) nên nói chung ta vẫn giữ được chế độ họp báo hàng tuần cho đến phiên cuối cùng sáng thứ bảy 26-4-1975, bốn ngày trước, khi Sài Gòn được giải phóng. Sau đó nhiều nhà báo nước ngoài vẫn giữ tiếp xúc với Đoàn ta cho đến cả sau ngay thắng lợi, đến khi Đoàn giải thể.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2014, 07:48:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2014, 07:45:20 am »


II


        Khi BLHQS bốn bên kết thúc hoạt động, Đoàn đại biểu CPCMLT chuyển sang tiếp tục làm nhiệm vụ trong BLHQS hai bên trung ương, chỉ thay đổi một ít cán bộ. Đoàn đại biểu VNDCCH để lại một bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên phụ trách Điều 8b về người mất tích, mồ mả và hài cốt.

        Ngày 29-3-1973, BLHQS hai bên trung ương họp phiên khai mạc. Trưởng đoàn phía ta là trung tướng Trần Văn Trà, các phó trưởng đoàn là thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, đại tá Võ Đông Giang, đại tá Bùi Thanh Khiết, đại tá Nguyễn Văn Sĩ (sau này là thiếu tướng). Trưởng đoàn phía Sài Gòn là trung tướng Phạm Quốc Thuần, nguyên Tư lệnh quân đoàn 3 và vùng 3 chiến thuật, Phó trưởng đoàn là chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp. Nhận thức được ý đồ chiến lược của Mỹ - Thiệu và do đã đạt được những yêu cầu cơ bản là triển khai xong cơ quan LHQS để đấu tranh thi hành Hiệp định, thực hiện xong việc đẩy hết quân Mỹ và quân nước ngoài ra khỏi Miền Nam, Trung ương quyết định rút đồng chí Trần Ván Trà về để tiếp tục chỉ huy lực lượng vũ trang và cử đồng chí Hoàng Anh Tuấn vào thay thế. Đồng chí Hoàng Anh Tuấn đã từ Lộc Ninh đến Tân Sơn Nhất ngày 23-3-1973 (do mảy bay lên thẳng của Sài Gòn đón theo yêu cầu của ta), dự ba phiên họp cuối cùng của BLHQS bốn bên và phiên khai mạc hai bên với cương vị thiếu tướng Phó trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT. Việc đồng chí Trần Văn Trà trở về phía sau không đơn giản vì phải lệ thuộc vào máy bay của đối phương, dễ bị gây khó khăn cản trở nếu họ biết được việc đồng chí rút khỏi cơ quan LHQS, nhất là cần đề phòng khả năng phía Sài Gòn sẽ kiếm cách cầm chân đồng chí lại. Phải tìm biện pháp bảo đảm cho đồng chí ra đi một cách tự nhiên, không gây sự chú ý gì đặc biệt. Ta biết rõ là mọi việc về phía đối phương đều do Mỹ quyết định. Đúng vào thời điểm đó, ta nắm được còn một phi công tù binh Mỹ ở Trà Vinh chưa được trao trả. Tối 29-3-1973 (sau khi BLHQS bốn bên trung ương đã kết thúc hoạt động), trung tướng Trần Văn Trà mời tướng Woodward, Trưởng đoàn Mỹ đến gặp tại trụ sở của ta. Đồng chi Trần Văn Trà thông báo về viên phi công còn lại ở Trà Vinh và nói sẽ thu xếp để trao trả bổ sung ngay cho với ngụ ý là một cử chỉ thiện chí với tướng Woodward. Ông ta được một việc phấn khởi bất ngờ vì đây là một dịp lập công với cấp trên, nên cám ơn rối rít và hỏi tướng Trà có dự kiến gì không. Trưởng đoàn tranh thủ cơ hội nêu ý muốn đi thăm Hà Nội và ghé thăm Lào một chuyến. Tướng Woodward hứa sắp xếp ngay. Thế là một chuyến bay đặc biệt của Mỹ ngày 30-3-1973 đá đưa trung tướng Trần Văn Trà "ra thăm Hà Nội theo lời mời của chính phủ VNDCCH". Đầu tháng 5-1973, thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn được chính thức ủy nhiệm làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự CPCMLT. Phó trưởng đoàn là: đại tá Võ Đông Giang, đại tá Bùi Thanh Khiết, đại Nguyễn Văn Sĩ. Trưởng đoàn phía Sài Gòn vẫn là trung tướng Phạm Quốu Thuần. Phó trưởng đoàn là: chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp. Đến tháng 10-1973, Phan Hòa Hiệp được cử làm Trưởng đoàn thay Phạm Quốc Thuần, Phó trưởng đoàn là đại tá Nguyễn Tử Đóa.

        Theo tinh thần Điều 11 và Điều 12 của Nghị định thư về các BLHQS (được ký kết cùng lúc với Hiệp định Paris) hệ thống tổ chức các cấp LHQS hai bên sẽ được duy như trong thời ký bốn bên, tức là: ngoài BLHQS trung ương đóng tại Sài Gòn, có bảy BLHQS khu vực đóng Huế, Đà Nẵng, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hòa, Mỹ Tho, Cần Thơ và 26 tổ đóng ở một số địa phương từ Quảng Trị vào đến Quản Long (Cà Mau). Trong thời gian đầu khi cuộc đấu tranh chưa thật căng thẳng thường xuyên, có lúc Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất đã đề nghị cho triển khai các BLHQ khu vực, nhưng cấp trên kiên quyết không chấp nhận. Tình hình diễn biến về sau chứng tỏ đó là điều sáng suốt.

        Hai đoàn ta, với số người lúc đông nhất khoảng trên hai trăm (gồm cả lực lượng cảnh vệ và các bộ phận phiên dịch, điện đài, cơ yếu, quân y, hậu cần, cấp dưỡng, phục vụ), tiếp tục sống tại khu Trại Davis, chỉ cách khu vực để máy bay quân sự và xưởng sửa chữa máy bay một bức tường và mấy dãy hàng rào kẽm gai. Trụ sở họp BLHQS vẫn là khu trụ sở trước đây dùng cho BLHQS bốn bên cách đó vài trăm mét, tất cả đều nằm trong khu căn cứ quân sự, xa phố xá, cách biệt với dân. Ta tiếp tục đấu tranh đòi chuyển vào trung tâm Sài Gòn theo đúng Nghị định thư về các BLHQS, phía đối phương vẫn một mực khước từ.

        Đoàn VNDCCH trong tổ LHQS bốn bên (trong nội bộ thường gọi là Đoàn A) do miền Bắc cung cấp kinh phí và chỉ đạo mọi mặt. Đoàn CPCMLT (Đoàn B), gồm cả bộ phận tham gia Tổ LHQS bốn bên, do Bộ chỉ huy Miền (B2) bảo đảm tài chính, hậu cần và quản lý nội bộ, còn hoạt động và đấu tranh thì Quân ủy trung ương thống nhất chỉ đạo cả hai đoàn.

        Đoàn 315 A tại Lộc Ninh, được thành lập từ những ngày đầu BLHQS bốn bên, do đại tá Lương Văn Nho (sau này là thiếu tướng) Tham mưu phó Miền phụ trách, nay vẫn tiếp tục giúp Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền theo dõi hoạt động của BLHQS hai bên, và là hậu phương trực tiếp của Đoàn B tại Tân Sơn Nhất, làm đầu mối thống nhất liên hệ với các cơ quan tham mưu, chính trị và hậu cần Miền cung cấp cho Đoàn mọi nhu cầu trong phạm vi quản lý của Miền.

        Tại Hà Nội, đồng chí thiếu tướng Lê Quang Đạo Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (sau này là trung tướng) được phân công giúp Quân ủy trung ương trực tiếp theo dõi và chỉ đạo hoạt động của hai đoàn, có một văn phòng giúp việc, đồng chí đại tá Trần Thông, nguyên Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị phụ trách, sau được bổ sung thêm đồng chí Quang Hóa. Ngoài việc giúp chỉ đạo nội dung đấu tranh, cơ quan này còn trực tiếp hỗ trợ cho các Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất về cả các mặt tinh thần và vật chất như sách báo, phim ảnh, phương tiện sinh hoạt văn hóa văn nghệ và thể thao, lương thực thực phẩm đặc sản, cử cả diễn viên văn công vận động viên thể thao vào giúp sức nhân dịp lễ, Tết. Nói chung luôn giải quyết kịp thời yêu cầu của Đoàn ta về những gì mà nhà thầu và hậu phương Lộc Ninh không đáp ứng được. Một việc nhỏ thôi mà rất có ý nghĩa là trong các ngày Tết Nguyên đán mà hai Đoàn ta phải ở lại vùng địch (Quý Sửu 2-1973, Giáp Dần 1-1974, Ất Mão 2-1975), Trại Davis nơi duy nhất ở Sài Gòn và có lẽ cả miền Nam, có những cành đào Hà Nội rực đỏ hoa xuân, sánh đôi với các cành mai vàng Miền Nam, thành hình ảnh sớm sủa cùa mùa xuân thống nhất của Dân tộc.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2014, 06:56:28 am »

        Việc giải quyết lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác vẫn phải tiếp tục đặt hàng qua các nhà thầu do phía Sài Gòn giới thiệu, việc tự ta cử người chợ vẫn bị khước từ. Sau này một số đổng chí ta có dịp ghé qua các trại quản huấn đã gặp lại một số cô gái "Thiên Nga" từng là nhà thầu cho ta tại Trại Davis.

        Đoàn A (VNDCCH) được tổ chức thành một đơn riêng.

        Đoàn B (CPCMLT): ngoài các bộ phận tham gia hoạt động liên hợp với đối phương trong các Tiểu ban (quân sự, triển khai, thủ tục, trao trả, thay thế vũ khí, Tổ LHQS bốn bên) và các bộ phận giao dịch đối ngoại khác như văn phòng, sĩ quan liên lạc, sĩ quan báo chí, phiên dịch và Tiểu ban quốc tế (giúp Đoàn quan hệ với UBQT), các bộ phận nội bộ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động đấu tranh, bảo đảm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Đoàn. Ban Nghiên cứu tổng hợp có chức năng gần như cơ quan tham mưu chung: thu thập tin tức các chiến trường, theo dõi hoạt động của địch, tổng hợp tình hình, lên phương án đấu tranh chung và cung cấp tư liệu cho các Tiểu ban. Ban Thông tấn báo chí là nơi tập hợp tin tức từ các phía, cung cấp kịp thời thông tin cho hậu phương, quan hệ chặt chẽ với giới báo chí ở Sài Gòn, làm tham mưu đắc lực cho công cuộc đấu tranh dư luận của Đoàn. Ban Chính trị gồm đủ các bộ phận tổ chức, tuyên huấn, cán bộ, bảo vệ, thanh niên, chính sách. Trong hoàn cảnh sống và hoạt động công khai trong vùng địch, công tác chính trị tư tưởng chiếm vị trí hàng đầu trong việc lãnh đạo toàn đơn vị củng như từng người luôn luôn vững vàng trên trận địa chiến đấu mới mẻ và phức tạp này. Công tác bảo vệ một mặt dò tìm, phát hiện và triệt tiêu các thủ đoạn và phương tiện nghe trộm của địch (đã thành công xứng đáng, phát hiện và triệt tiêu số máy nghe trộm được cài lại trong khu Trại Davis), cải tiến chỗ họp hành nội bộ đủ độ bí mật tin cậy, mặt khác phải bồi dưỡng giúp đỡ mọi người kiên định trước mọi sự tác động thử thách. Ban Hậu cần với các bộ phận quân nhu, tài vụ, quân y, cấp dưỡng phục vụ, tuy công việc không phức tạp như các đơn vị nhưng lệ thuộc vào việc cung cấp lương thực, thực phẩm vào nhà thầu thuộc phía đối phương, Đoàn đã được cấp trên đặc biệt tăng cường một bác sĩ kiểm thực để bảo đảm an toàn cho việc ăn uống. Bộ phận cấp dưỡng ngoài việc bảo đảm các bữa ăn ngon và đủ dinh dưỡng cho nội bộ, còn đảm đương một cách vững vàng nhiệm vụ nặng nể làm các bữa tiệc chiêu đãi đủ loại hình đối với các đoàn khách đối ngoại. Công tác quân y với hai bác sĩ có khả năng và trách nhiệm, bảo đảm tốt chế độ vệ sinh phòng bệnh, cuối năm 1973 đã tập trung sức sớm diệt được dịch sốt xuất huyết (đe dọa toàn Đoàn, tuy phải chịu một trường hợp tử vong: đồng chí Lê Giang cán bộ tiểu đội (thi hài được đưa về Lộc Ninh bằng máy bay lên thẳng); trong một tình huống cấp cứu khác cuối tháng 11-1973, đúng vào thời gian quan hệ với phía Sài Gòn căng thẳng, họ không để ta đưa bệnh nhân vào bệnh viện ở Sài Gòn cũng không cung cấp máy bay đưa về Lộc Ninh, các bác sĩ ta trong điều kiện vật chất và vô trùng bị hạn chế, với sự giúp đỡ của các bác sĩ Đoàn Hung-ga-ri trong UBQT, đã thực hiện ca mổ dã chiến cứu sống một cán bộ thuộc Ban Bào vệ. Trong trận tấn công của quân ta đêm 28 rạng 29-4-1975, do tản mát của đạn hỏa tiễn một trung tá Đoàn A bị thương gãy chân, các bác sĩ đã sơ cứu hiệu quả, giữ được hiện trạng vết thương cho đến ngày 3-5-1975 sau khi thắng lợi chuyển bằng máy bay đặc biệt ra Hà Nội cứu chữa. Công tác thông tin và cơ yếu càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng: suốt thời gian hoạt động tại Trại Davis, trước sự phá nhiễu của địch về sóng liên lạc và các thủ đoạn dò tìm mật mã, đã giữ được liên tục không đứt đoạn liên lạc với cấp trên, bảo đảm bí mật sống còn của hai Đoàn với cấp trên và hậu phương. Đội vệ binh với quán số chỉ nhiều hơn một trung đội, với vài chục khẩu súng trường và tiểu liên mà Nghị định thư cho phép mang theo, trong hoàn cảnh bị địch bao vây bốn mặt và không lường được tình huống xấu có thể xảy ra từ phía địch, đã ngày đêm canh gác tuần tra bào đảm an toàn cho hai Đoàn đến ngày cuối cùng thắng lợi, và trong trận tấn công của quân ta vào Tân Sơn Nhất, Đội cũng đá góp phần xương máu của mình (cũng do đạn pháo ta tản mát): đồng chí Giả thượng sĩ bị thương, đồng chí Hòa, Tiểu đội phó hy sinh cùng với đồng chí Kiên đại úy cán bộ bảo vệ Đoàn A trong khi làm nhiệm vụ trực chiến đấu trong công sự nổi. Sự đóng góp của các bộ phận làm công tác nội bộ (trong đó có sáu nữ) đối với việc hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh của Đoàn là rất quan trọng. Phần lớn trong số họ không hề tiếp xúc đối ngoại, và rất nhiều người từ ngày đầu triển khai Đoàn cho đến ngày cuối cùng giải phóng chưa hề được bước ra khỏi cổng Trại Davis.
Logged

thanhlongdll
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #134 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2014, 11:07:14 pm »

Nhờ vào đây xem bài viết của các bác các chú mà biết ông Bùi Tín có mặt ở trại Đa-vít ngày 30/4/75.

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=7d0zUlrAElY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=7d0zUlrAElY</a>

Ông này có con gái đang công tác ở Bệnh viện mắt trung ương. Không biết bố trí công tác như vậy có an toàn không, chứ lâu nay cứ thấy gần đến ngày kỷ niệm trọng đại là có vị cao cấp qua đời ở bệnh viện. Đặc biệt là hôm 19/8 vừa rồi có ông cấp tướng mất đúng ngày CMTT. Hy vọng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cũng xin có chút thắc mắc để các bác tham khảo.

Qua xem xét mã nguồn trang web của chúng ta mấy hôm nay, thấy có nhúng mã phân tích trang web của Google. Theo suy nghĩ của bản thân thấy rằng chúng ta đang làm công việc phân tích giùm cho Google rồi. Vì việc nhúng mã phân tích trang web của Google nó sẽ báo cho Google biết tin nào được xem nhiều nhất, ai đang xem, người xem đó ở địa phương nào, nhà ở đâu. Thật cũng ái ngại cho một trang web về lịch sử của quân đội VN chúng ta, là nơi giao lưu của rất nhiều cựu chiến binh và ngay cả là các chiến sĩ đang tham gia chiến đấu, thậm chí có rất nhiều các ông các bác ở đây đang hoặc đã có vị trí trong quân ngũ rất quan trọng. Mà ai cũng biết rằng Google là một công cụ xử lý thông tin của bọn xịa, chẳng có tốt lành gì cho chính dân của mấy ông hoa cầy cũng như đồng minh của họ. Xin có vài thiển ý nho nhỏ, có chi không phải mong các bác thông cảm.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2014, 12:38:57 am gửi bởi thanhlongdll » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2014, 03:54:45 am »

Đúng là Bùi Tín có ở trại Đa-vít (người đầu hói, tay cắp cặp)nhưng chưa khẳng định được đoạn video trên có phải quay vào sáng 30/4 không vì có tài liệu nói ông ta sáng/trưa 30/4 ở dinh Độc Lập và cũng lại có tài liệu nói sáng 30/4 ông ấy mới ở HN vào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2014, 04:00:13 am »

(Tiếp #133)

       Mức sinh hoạt của cán bộ chiến sĩ cả hai Đoàn được bảo đảm khá cao, cao hơn nhiều so với bộ đội ở bên ngoài. Cấp trên (từ cả hai phía hậu phương) không để cho thiếu thốn thứ gì. Anh chị em còn tăng gia sản xuất tự túc về rau, dưa, bầu, bí cân cho nhà bếp lấy tiền bồi dưỡng thêm và thỉnh thoảng lại tổ chức liên hoan. Trong các ngày lễ, Tết, ngoài các cuộc chiêu đãi đối ngoại của Đoàn, sinh hoạt vật chất nội bộ đều được quan tâm đầy đủ và tổ chức chu đáo. Trong những dịp đó bộ phận hậu cần còn làm tiệc mời các nhà thầu và lái xe (người thuộc phía Sài Gòn), qua đó cộng với cách đối xử hàng ngày của ta làm cho họ hiểu ta thêm, ít nhiều có cảm hóa được họ nên trong thời gian tương đối dài quan hệ với ta không ai tỏ thái độ thù địch hoặc làm điều gì xấu với ta.

       Trong hoàn cảnh đặc biệt của mình, hai Đoàn đã đưa việc quản lý đơn vị vào nề nếp, sắp xếp hợp lý thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao, lao động sản xuất, trồng rau, trồng hoa, trồng cây ăn quả.

       Về văn hóa và tinh thần, cả hai Đoàn được cung cấp chung đầy đủ sách báo phim ảnh, có phòng đọc sách báo phong phú, việc chiếu phim được thực hiện thành chế độ hai buổi hàng tuần. Về thể dục thể thao, nhờ có sẵn các sân bóng của Trại Davis, các môn bóng bàn, quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ đều được hưởng ứng sôi nổi và rộng rãi. các trận đấu được thường xuyên tổ chức, không những trong nội bộ ta mà còn mở rộng giao hữu với các Đoàn trong UBQT, qua đó mà cải thiện quan hệ với các Đoàn In-đô-nê-xi-a và I-ran, tăng cường đoàn kết với hai bạn Ba Lan và Hung-ga-ri.

       Cuộc sống như vậy lẽ ra phải nói là đầy đủ và thoải mái. Ấy vậy mà trong tâm tư và tình cảm của mỗi người vẫn luôn có cái gì đó không bình thường, có lúc cảm thấv nặng nề căng thẳng. Đó chính là tình trạng phải sống tù túng giữa bốn mặt hàng rào kẽm gai với vòng trong vòng ngoài vọng gác của lính Sài Gòn, luôn gây cảm giác bị vây hãm, thiếu vắng cái bầu trời tự do mà suốt hàng chục năm chiến đấu dù có gian khổ bao nhiêu cũng không bao giờ thiếu. Đó là chưa kể tình hình lắm lúc căng thẳng trong các cuộc họp, cán bộ đi đấu tranh phải kiên nhẫn giữ bình tĩnh trước sự khiêu khích và thái độ hỗn láo của đám sĩ quan đối phương. Công tác chính trị tư tưởng đã phải dày công phân tích cho mọi người thấy được tính đặc thù và ý nghĩa của cuộc đấu tranh, giữ vững ý chí chiến đấu, biến tình cảm bực bội thành niềm tự hào của người thắng thế, trong sôi bỏng của sự đối địch vẫn đĩnh đạc cất cao tiếng nói của chính nghĩa ngay giữa sào huyệt kè thù.

*

*       *

       Tiếp tục nề nếp đã hình thành từ thời BLHQS bốn bên và trong khuôn khổ 11 điều ưu đãi miễn trừ đã được thỏa thuận từ hồi đó, việc đi lại của mỗi Đoàn ta do phía Sài Gòn chịu trách nhiệm, có đoàn xe riêng do Mỹ cung cấp và để lại, lái xe là người do phía Sài Gòn bố trí và quản lý. Sau ngày giải phóng, có hai lái xe tìm gặp chào hỏi anh em ta và cho biết hổi đó họ là cơ sở nội thành của cách mạng, vì nguyên tắc bí mật nên không để ta biết. Phạm vi đi lại chỉ giới hạn vào việc đi họp liên hợp (gần chỗ ở ngay trong khu vực Tân Sơn Nhất), đi làm việc với UBQT và với các Đoàn trong UBQT trong thành phố, đi dự chiêu đãi do các Đoàn trong UBQT mời. Phạm vi đi lại đã bị hạn chế, mà mỗi lần lại có xe quân cảnh dẫn trước, xe tuần cảnh áp sau, với tốc độ nhanh và mức ưu tiên đặc biệt qua các ngã tư, không phải do tính chất quan trọng của đoàn xe mà chính là để nhân dân dọc đường không kịp nhận ra và biểu thị tinh cam. Điều húy kỵ về sự có mặt và hoạt động công khai của cán bộ chiến sĩ cách mạng ngay trong lòng Sài Gòn vẫn là nỗi ám ảnh triền miên của Nguyễn Văn Thiệu cho đến khi cuối cùng nó trở thành định mệnh.

       Việc liên lạc của hai Đoàn với hậu phương (miền Bắc và miền Nam), ngoài thông tin vô tuyến điện ra còn được bảo đàm bằng một chuyến máy bay C130 của Mỹ hàng tuần đi Hà Nội cho Đoàn VNDCCH, hai chuyến máy bay lên thẳng của phía Sài Gòn đi Lộc Ninh cho Đoàn CPCMLT. Việc này không phải thường được thực hiện thuận lợi xuôi chiều. Ngay từ tuần đầu tháng 4-1973, lấy cớ đồn Tống Lê Chân bị ta bao vây không tiếp tế được (1 cứ điểm cắm sâu trong vùng kiểm soát của ta ở Bình Long, nay thuộc Sông Bé, và thường hay nống ra đánh phá), đối phương cắt liền mấy chuyến liên lạc đi Lộc Ninh. Sự thật là trước đó, thể theo yêu cầu khẩn thiết của họ, trung tướng Trẩn Văn Trà đá đồng ý cho họ đưa một chuyến máy bay lên thẳng tiếp tế lương thực thực phẩm và thuốc men đến và chuyển thương bệnh binh về, nhưng họ đã không tuân thủ các điều quy định, lợi dụng chuyến này kết hợp tăng quân, tăng cường vũ khí đạn dược, nên ta phải nghiêm khác siết chặt lại. Về sau, với tình hình chiến trường ngày càng căng thẳng, họ càng cắt phá các chuyến bay liên lạc thường xuyên hơn, có khi kéo dài mấy tuần hoặc mấy tháng, để biểu thị phản kháng hoặc để gây sức ép. Nhưng do sự ràng buộc về lợi ích đối với Mỹ, do cái thế cả chính trị, quân sự và ngoại giao của ta, họ lại buộc phải khôi phục các chuyến bay nói trên.
Logged

thanhlongdll
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #137 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2014, 04:02:04 am »

Vâng, cám ơn bác Giangtvx đã thông tin ạ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2014, 05:15:11 am »

(Tiếp #136)

        Các chuyến bay hàng tuần đi Hà Nội và Lộc Ninh, nhất là chuyến Hà Nội, ngoài việc bảo đảm liên lạc với cấp trên, còn là cầu nối tình cảm rất quan trọng với hậu phương thần thiết, phần lớn anh em của cả Đoàn A và Đoàn B hoặc quê ở miền Bắc hoặc có người thân ngoài đó. Cứ đến tối thứ sáu hàng tuần - là lúc chuyến bay Hà Nội trở về - không khí toàn đơn vị rộn lên như ngày hội, hầu như mọi người đều chờ quà, chờ thư.

        Tận dụng cơ hội chuyến bay Hà Nội, hai Đoàn thống nhất sắp xếp cho một số đồng chí của Đoàn B tranh thủ ra gặp gia đình vài giờ (phải trở về trong ngày). Máy bay rất rộng nhưng mỗi lần chỉ đi được hai người, dưới danh nghĩa sĩ quan liên lạc trong Tổ LHQS bốn bên, vì thế chỉ thu xếp được cho một số ít đồng chí xa nhà lâu nhất, chín mười năm trở lên. Tổng cục Chính trị đã cho chuẩn bị ở sân bay Gia Lâm một số "phòng hạnh phúc" cho các cặp vợ chồng đó có được một chút riêng tư. Số người được giải quyết không nhiều, nhưng đây là một sự động viên tình cảm và chính trị lớn đối với mọi người. Củng có trường hợp do đi xa lâu quá nay mới gặp lại, đồng chí của ta bị cả họ hàng thay nhau níu kéo hỏi han dặn dò cho đến lúc phải trở lên máy bay, vợ chồng chỉ có thể nhìn nhau mà không kịp thổ lộ riêng với nhau được một lời.

        Trong các đoạn thời gian mà phía Sài Gòn bảo đảm tương đối thông suốt các chuyến bay liên lạc hàng tuần về Lộc Ninh, Đoàn B cũng tổ chức được cho một ít cán bộ lần lượt thay phiên nhau ra hậu phương nghỉ ngơi thư giãn vài ngày tại đơn vị an dưỡng của Đoàn 315A.

        Với Đoàn In-đô-nê-xi-a và Đoàn I-ran trong UBQT, ngoài quan hệ công việc ra, trong chừng mực có thể được ta cố tạo điều kiện có những mối quan hệ binh thường và hữu nghị với họ trên một số mặt. Và đã sớm hình thành một tục lệ đẹp là cứ mỗi dịp lễ, Tết của ta và của họ, ngoài việc mời dự chiêu đãi trọng thể, Đoàn chủ quản còn tổ chức thi đấu hữu nghị thể thao (bóng bàn, bóng chuyển, bóng rổ, quần vợt), phần ta thì thêm cả biểu diễn văn nghệ. Trong các hoạt động đó, họ tham gia khá rộng rải và cởi mở, từ Đại sứ, tướng tá và cán bộ cao cấp đến nhân viên thường, vì đây là những hoạt động thật sự hữu nghị, tạo cho họ những giờ phút sinh hoạt và giao dịch thoải mái lành mạnh.

        Riêng với Đoàn Ba Lan và Đoàn Hung-ga-ri, ngoài nhiệm vụ thành viên UBQT, họ còn là những Đoàn bạn, là sứ giả của tình quốc tế xã hội chủ nghĩa, đến đây với sứ mệnh giúp ta thi hành một Hiệp định tích cực được quốc tế thừa nhận. Trong phần lớn các vấn đề gây tranh cải (với phía Sài Gòn hoặc trong nội bộ UBQT) do quan điểm khác nhau, hai bạn thường vững vàng dựa vào thế pháp lý của Hiệp định, vận dụng đúng đắn tinh thần các điều khoản, bảo vệ một cách khách quan những việc và những quan điểm chính đáng của bạn và của ta. Quan hệ làm việc và nhịp độ hoạt động hữu nghị giữa hai Đoàn bạn với ta được giữ thường xuyên, chặt chẽ và thân tình.

        Có một hôm không hiểu do đồng chí nào của ta tiết lộ (lãnh đạo Đoàn ta không hề thông báo), biết được các đồng chí cùa ta ở khu vực Long Khánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) bị thiếu đói, Đại sứ và thiếu tướng Hung-ga-ri nhân có Tổ UBQT đi công tác xuống vùng đó đã giao nhiệm vụ cho hai sĩ quan của mình trong tổ đem theo một bao gạo và đến nơi tìm cách giao tặng anh em ta.

        Vào thời gian cuối củng, trong tháng 4-1975, trước tình hình chiến sự tăng mạnh, lo lắng cho an toàn của hai Đoàn ta ở Trại Davis, Đại sứ và thiếu tướng Ba Lan đến gặp Trưởng đoàn ta bày tỏ tình cảm ủng hộ và với lợi thế vị trí ngoại giao của mình, hứa sẽ hết sức giúp đỡ chúng ta bất kỳ lúc nào ta gặp khó khăn nguy hiểm.

        Những cử chỉ trên đây chỉ có thể có được giữa những người đồng chí, và đã khắc vào ký ức của anh em ta những dấu ấn không phai mờ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 04:58:55 am »


III


        Cuộc đấu tranh tại BLHQS hai bên tính từ 29-3-1973 dến 29-4-1975 vừa tròn hai năm một tháng. Xét tính chất và hình thái đấu tranh, về phía ta có thể chia thành hai giai đoạn chính:

        1.   Từ cuối tháng 3-1973 đến giữa năm 1974: giai đoạn đấu tranh thi hành Hiệp định;

        2.   Từ giữa năm 1974 đến ngày giải phóng Sài Gòn 30-4-1975: giai đoạn đấu tranh dư luận, hỗ trợ chiến trường.

        Về quá trình chuyển biến, giai đoạn sau đã bầt nguồn sớm từ trong giai đoạn trước, vì tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu ngay từ đầu bằng cả thái độ và hành động đã tò rõ không chịu thực sự thi hành Hiệp định Paris.

        A - THỜI KỲ ĐẤU TRANH THI HÀNH H1ỆP ĐỊNH

        Tuy Nguyễn Văn Thiệu trước sau vẫn nhất quán quyết phá hoại Hiệp định Paris và tiếp tục tổ chức hành quân lấn chiếm trên chiến trường, nhưng trong thời kỳ đầu của BLHQS hai bên, đối phương còn tỏ vẻ như là cũng tôn trọng cơ quan LHQS vì:

        1. Họ chịu sức ép của Mỹ: tuy Mỹ đã đạt hai yêu cầu cơ bản là rút quân an toàn và nhận tù binh, không còn lợi ích trực tiếp nữa trong việc thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, nhưng Mỹ vẫn bị ràng buộc với Hiệp định, trước hết vì tính chất quốc tế của nó, sau nữa vẫn là vì lợi ích của Mỹ: vừa rút quân xong, không thể để đổ vỡ khiến Mỹ phải đứng trước sự lựa chọn có dính líu quân sự trở lại hay không, đồng thời Mỹ còn có yêu cầu tìm kiếm người mất tích và nhận hài cốt.

        2 Bản thân phía Sài Gòn cũng không thể bỏ qua dư luận và chuốc ngay lấy sự cô lập về chính trị và ngoại giao nếu trắng trợn phá vỡ mọi việc, mặt khác họ cũng thấy rõ không đủ mạnh để trở lại ngay chiến tranh.   

        Vì những lẽ đó họ phai tỏ ra tôn trọng Hiệp định và ra vẻ tích cực tham gia bàn bạc trong BLHQS, đồng thời củng muốn núp đằng sau chiêu bài đó để ngụy trang cho các hành động quân sự lấn chiếm trên chiến trường. Trong bối cảnh đó, mấy tháng đầu cơ quan LHQS hai bên - cả diễn đàn cấp trưởng đoàn và các Tiểu ban - thảo luận khá sôi nổi về các vấn đề do mỗi bên nêu ra, mặc dù tất nhiên không đạt được sự thỏa thuận nào có thực chất cả.

        Trong mấy phiên họp đầu cấp Trưởng đoàn, hai bên đồng ý với nhau một số vấn đề cụ thể về tổ chức và cách làm việc: ngoài hội nghị Trưởng đoàn, sẽ có năm Tiểu ban phụ trách chuyên đề:

        a)   Quân sự: về ngừng bắn, ranh giới vùng kiểm soát giữa hai bên, hành lang và thể thức đi ngang qua vùng của nhau, và các vấn đề quân sự khác;

        b)   Tổ chức và triển khai: bàn về triển khai các cơ quan LHQS hai bên cấp khu vực và Tổ; tổ chức biên chế và quan hệ làm việc.

        c)   Thủ tục: về các quyền ưu đãi miễn trừ, các điểu kiện bảo đảm ăn, ở, làm việc, tiếp tế, đi lại và bảo đảm an toàn cho các bên.

        d)   Trao trả: về trao trả cho nhau NVQS còn lại và NVDS bị bắt, tức tù binh và tù chính trị.

        e)   Thay thế vũ khí: về thay thế vũ khí và dụng cụ chiến tranh, các cửa khẩu của mỗi bên, thể thức kiểm soát.

        Mỗi bên còn cử sĩ quan báo chí để liên hệ bàn bạc với nhau khi cần thiết.

        Trưởng đoàn họp mỗi tuần hai phiên, các tiểu ban lúc đầu họp ba phiên, đến đầu năm 1974 rút xuống còn hai.

        Ngoài ra Đoàn ta còn có Tiểu ban đặc trách làm việc với UBQT.

        Từ 29-3-1973 đến 21-6-1974 trong 65 tuần đã có 100 phiên họp cấp Trưởng đoàn, không tính những phiên đến gặp nhau mà một trong hai bên đọc tuyên bố phản đối rồi bỏ về.

        Dựa vào thế mạnh pháp lý của Hiệp định, tận dụng thái độ ra vẻ sốt sắng lúc đầu của Đoàn Sài Gòn, ngay từ đầu ta tranh thủ nêu ra bàn tất cả các vấn đề mà Hiệp định đặt ra cho BLHQS hai bên, cố gắng đấu tranh buộc cùng thực hiện bước nào tốt bước đó, nếu không cũng làm cho dư luận thấy rô thiện chí của ta.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM