Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:05:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76270 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 10:05:43 am »

Bốn bên và ủy ban giám sát quốc tế đang xử lý vụ Nguyen Van Chang ... ta nhận thấy có Canada, Indo, Balan, Hung ...
Nguồn : US Army Photo Det, PAC; Loc Ninh 13 Mar 1973
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 11:32:58 am »

Cảnh xô xát và sự can thiệp của hai bên ...
Theo mô tả ảnh thì Nguyen Van Chang là người từ chối được trao trả.
Lộc Ninh 13 tháng 3 năm 1973
Nguồn: US Army Photo Det, PAC
---------------
Bác gaingtvx nếu có điều kiện hỏi rõ các cụ trong ban liên hợp 4 bên về trường hợp này vì hiện nay thông tin phía cựu VNCH đang nói vung vít!  Angry
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #122 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 11:47:24 am »

Việc này tôi không thấy nói đến. Nhưng sao ở Lộc Ninh lại có quân cảnh VNCH được? Đó là vùng giải phóng của ta và đương nhiên ta sẽ không cho phép quân cảnh VNCH tới đó. ...
Máy bay VNCH chở tù binh tới sân bay Lộc Ninh để trao trả. Từ nhà từ tới sân bay sẽ do QC của VNCH kiểm soát. Họ sẽ bàn giao số tù binh cho ban kiên hợp 4 bên để làm thủ tục trao trả với sự chứng kiến của Ủy ban giám sát quốc tế. Trong quá trình này ảy ra sự cố "Nguyen Van Chang" nên QC VNCH can thiệp...
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #123 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 11:49:34 am »

(hết)
Nguồn ảnh: US Army Photo Det, PAC, Loc Ninh 13 Mar 1973
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2014, 05:05:52 am »

Tôi có hỏi nhưng hầu như chẳng ai nhớ về vụ này cả. Có lẽ vụ này chỉ là 1 cá nhân nên không có gì đặc biệt và sâu sắc nên không ai nhớ rõ chăng? Lúc đó ta còn phải lo đối phó với những vụ phức tạp hơn nhiều và mang tính tập thể và chính trị như ở Biên Hòa, Phú Quốc(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg361841.html#msg361841), Tân Hiệp (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7565.msg287448.html#msg287448), ... có lẽ vì thế nên vụ này có thể bị chìm đi.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2014, 07:29:21 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2014, 05:10:44 am »

(Tiếp #118)

        Trong các buổi trao trả, ngoài các Tổ LHQS chịu trách nhiệm phối hợp giữa các bên trao trả liên quan, còn có các Tổ giám sát và kiểm soát của UBQT gồm đủ đại diện 4 thành viên.

        Sức khỏe anh em ta được trao trả rất kém, một số đông bị thương tật, tàn phế hoặc đau yếu, nhiều người phải do đồng đội dìu hoặc nằm cáng, nói chung dáng vóc mọi người đều tiều tụy. Nhưng trong tất cả các lần và tại tất cà các nơi trao trả, anh em đều tỏ rõ như nhau khí phách kiên cường của người cán bộ chiến sĩ cách mạng, xuống khỏi máy bay liền cởi bỏ áo quần tù lại, chỉ mặc một quần cụt, lại trương nhiều cờ và biểu ngữ mà anh em đá chuẩn bị sẵn từ trong tù, dõng dạc tố cáo trước đại diện BLHQS bốn bên và UBQT chế độ nhà tù khẳc nghiệt và sự tàn bạo của chế độ Sài Gòn đối với tù binh. Trong đợt 3 tại Quảng Trị (15 đến 19-3-1973), trong hai ngày 15 và 16-3 phía Sài Gòn phải đưa hơn 800 đồng chí ta sang bờ phía bắc sông Thạch Hãn để trao trả tại vùng kiểm soát của ta. Họ định làm nhụt khí thế anh em bằng cách cho dựng cổng chào ở bờ nam treo cờ 3 sọc và cắm cờ 3 sọc trên ca nô (tức cờ cùa chế độ Sài Gòn). Các đồng chí ta đã kịch liệt phản đối, nhất quyết không bước qua cổng, đòi phải phả dỡ cổng và cất cờ 3 sọc trên ca nô mới chịu đi. Ngày 17-3, phía Sài Gòn phải nhượng bộ, vi để kéo dài sẽ ảnh hường đến yêu cầu trao trả của Mỹ.

        Tại các nơi trao  trả người của ta, chính quyền địa phương và các đoàn thể đả tổ chức tiếp đón chu đáo, trong chừng mực có thể được đều báo cho gia đình đến. Cuộc đón tiếp nào củng diễn ra sôi nổi, cảm động, ấm cúng, nhiều cảnh vợ chồng, mẹ con, cha con, thân thích gặp lại nhau sau bao nhiêu năm tháng xa cách và sự đày đọa trong ngục tù của Mỹ - Thiệu đã gây xúc động sâu sắc cho mọi người chứng kiến.

        Kết thúc việc trao tra NVQS, chúng ta không biết phía Sài Gòn còn tiếp tục giam giữ bao nhiêu cán bộ chiến sĩ của ta nữa, có bao nhiêu người bị tiếp tục thủ tiêu, trong hoàn cảnh chiến tranh như ở nước ta vừa qua khó có cách nào nằm cho hết được. Nhưng với số lượng hơn hai mươi sáu nghìn người mà họ đã phải trao trả cho ta thì đây là một thâng lợi quan trọng. Sau này bước qua BLHQS hai bên, ta đã tiếp tục đấu tranh đòi trao trả tiếp NVQS cùng với việc trao trả NVDS mà Hiệp định Paris giao cho Ban này giải quyết.

        Đối với Mỹ, với việc trao trả bổ sung người phi công Mỹ cuối cùng bị giam giữ tại Trà Vinh, cả CPVNDCCH và CPCMLT thật sự đều đã trao trả tất cả những người Mỹ, quân sự và dân sự bị bắt ở miền Bắc và miền Nam. Chính quyền và những người có thiện chí ở Mỹ bây giờ hẳn đã hiểu rõ sự thật này, mặc dù vẫn còn những thế lực thù địch tiếp tục rêu rao về khả năng còn tù binh Mỹ ở Việt Nam hòng gây kích động trong vấn đề nhạy cảm này đối với nhân dân Mỹ.

        4. Thủ tục

        Giải quyết vấn đề "thủ tục" thực chất là cuộc đấu tranh cùa hai Đoàn ta để cụ thể hóa Điều 16b Nghị định thư về các BLHQS quy định việc dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho các Đoàn đại biểu, xác định rõ những điểu kiện cụ thể bảo đảm an toàn cho hai Đoàn đại biểu của ta, bảo đảm các mặt ăn ở, làm việc, đi lại, tiếp xúc, liên lạc với hậu phương, đồng thời qua đó mà khẳng định tính chất "đại diện chính phủ" và vị trí ngoại giao của ta, nhất là đối với phía CPCMLT. Mặt khác, ta đã có kinh nghiệm về phái đoàn liên lạc của Bộ Tống tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam cạnh UBQT tại Sài Gòn những năm 1954 - 1955 (thi hành Hiệp nghị Genève): không được một quy chế an toàn nào bảo đảm nên luôn bị đối phương gây khó khăn, uy hiếp, tổ chức hành hung.

        Bởi vậy, trong khi Đoàn Mỹ yêu cầu sớm tổ chức Tiểu ban trao trả, phía ta cũng yêu cầu lập ngay Tiểu ban thủ tục để thảo luận đạt cho được những kết quả cụ thể tích cực mới tạo điều kiện cho BLHQS hoạt động binh thường

        Cuộc đấu tranh vể mặt thủ tục khá gay go, vì liên quan đến vấn đề có tính nguyên tắc cả đối với phía ta và phía Mỹ - Sài Gòn: đó là vị trí pháp lý ngoại giao của Đoàn ĐBQS CPCMLT. Tại Paris ta đã giành được một thắng lợi trong việc ghi vào Điều 16b Nghị định thư về các BLHQS một đoạn quan trọng "Các BLHQS và nhân viên của các ban này... được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tương đương với quyền dành cho các phái đoàn ngoại giao và nhân viên ngoại giao", nhưng về đây đi vào quy định cụ thể thì gặp nhiều trở ngại. Tuy mức độ và phạm vi có khác nhau, cả Thiệu và Mỹ đều không công nhận cả hai chính phủ của ta, đặc biệt là CPCMLTCHMNVN, mặc dù trong hơn 4 năm Mỹ đã phải ngồi đàm phán với đại diện CPVNDCCH và vào giai đoạn cuối cùng đã phải chấp nhận CPCMLT là một trong bốn bên đàm phán và ký kết. Họ không muốn thỏa thuận và chỉ điều gi thể hiện sự thừa nhận cương vị ngoại giao của Đoàn đại biểu quân sự của CPCMLT.
Logged

anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #126 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2014, 12:37:36 pm »

Bốn bên và ủy ban giám sát quốc tế đang xử lý vụ Nguyen Van Chang ... ta nhận thấy có Canada, Indo, Balan, Hung ...
Nguồn : US Army Photo Det, PAC; Loc Ninh 13 Mar 1973



Trên ảnh theo ghi chú của US Army Spec Photo Det thì không phải Nguyen Van Chang mà là một tù binh thứ 2 cũng từ chối trao trả và sau đó được đưa lên máy bay về. Nguyen Van Chang được phóng vấn trước đó và tự nhiên lại thay đổi, đồng ý về vùng giải phóng.



Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2014, 03:18:35 am »

(Tiếp #125)

        Cuộc đấu tranh đã kéo dài từ ngày đầu đến gần ngày cuối cùng kết thúc hoạt động của BLHQS bốn bên.

        Nội dung các vấn đề thủ tục gồm ba mặt: thủ tục hội nghị; địa điểm trụ sở, ăn ở; các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

        a)   Thú tục hội nghị đã được giải quyết trong các cuộc họp phó trưởng đoàn từ 29-1 đến 2-2-1973.

        b)   Về trụ sở và việc bảo đảm ăn ở: như đã nói, chủ đích nhất quán của phía Thiệu được Mỹ ủng hộ là chỉ bố trí cho các Đoàn đại biểu của ta từ trung ương đến các khu vực và địa phương ở trong các căn cứ quân sự nhằm cô lập ta khỏi nhân dân và môi trường bên ngoài, hạn chế các hoạt động của ta, khi cần thì khống chế uy hiếp mà không sợ ồn ào. Họ viện lý do đơn giản và giả dối là "bảo vệ an toàn".

        Tại Paris. để bảo đảm cho BLHQS bốn bên kịp triển khai hoạt động, chúng ta tạm chấp nhận địa điểm Trại Davis nhưng cũng đã nói rõ đó chỉ là một giải pháp tạm thời.

        Về Tân Sơn Nhất, cả hai Đoàn ta liên tục đòi đối phương thực hiện đúng quy định trong Điều 11 Nghị định thư, chuyển trụ sở của ta về trung tâm Sài Gòn. Ta cứ tiếp tục đấu tranh, nhưng rồi cũng thấy rô phía Sài Gòn sẽ không đáp ứng. Họ cố biện bạch một cách gượng gạo: ngoài lý do an toàn họ còn ngụy biện là Tân Sơn Nhất cũng thuộc Sài Gòn, vả lại ở Paris ta đã đồng ý Trại Davis (bất chấp ý kiến đã được khẳng định rõ ràng của ta).

        Mặc dù địa điểm trụ sở cũng là quan trọng, nhưng đối với ta lúc này điểu chủ yếu hơn là triển khai công cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định, vì vậy trong khi chưa đạt được yêu cầu di chuyển ta vẫn dùng Trại Davis làm bản doanh của cách mạng tại trung tâm đầu não của đối phương, vì nó đã trở thành một tiêu điểm mà mọi giới dư luận ở trong nước và trên quốc tế đều quan tâm theo dõi.

        Về vấn đề cung cấp lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, để ngăn cản ta cử ngưởi trực tiếp đi chợ, họ cũng viện cớ bảo đảm an toàn đòi cán bộ chiến sĩ tiếp phẩm của ta đi ra ngoài phải mặc thường phục, điều mà ta đã có kinh nghiệm bị hành hung thời kỳ phái đoàn liên lạc cạnh Ủy ban quốc tế những năm 1954 - 1955. Và thế là ta phải đặt hàng qua các nhà thầu do họ cử đến.

        c) Về vấn đề các quyển ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

        Đây là trợng tâm ta đặt ra thảo luận trong Tiểu ban thủ tục, là vấn để quan trọng mà ta tốn nhiều thời gian công sức đòi thỏa thuận cho được những điều cụ thể cơ bản nhất bảo đảm an toàn và các điều kiện cho hai đoàn ăn ở, làm việc, sinh hoạt, đi lại, giải quyết vấn đề sức khỏe và y tế, liên lạc với cấp dưới ở các khu vực, liên lạc với địa phương và cấp trên, qua đó khẳng định vị trí và vai trò của ta trước các tầng lớp nhân dân Miền Nam và dư luận quốc tế.

        Mỹ đồng tình và phối hợp với phía Sài Gòn trong việc hạn chế ảnh hưởng của ta, nhưng yêu cầu hoạt động bình thường của BLHQS bốn bên là điều cần kíp với Mỹ - mà trong đó việc quy định các quyền ưu đãi miễn trừ là một điều kiện không thể thiếu - cho nên trong chừng mực nhất định Mỹ phải đồng ý một số yêu cầu chính đáng của ta, và ta cũng kịp thời rút kinh nghiệm nắm lấy những yêu cầu của Mỹ để tranh thủ Mỹ ép Sài Gòn chấp nhận. Cũng có điểm ta phải thông qua cấp cao hơn (cuộc tiếp xúc Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris) để ép Mỹ ở Sài Gòn thỏa thuận, như Điều 1 và Điều 2 về "bảo đảm an toàn tối đa về "quyền bất khả xâm phạm...”.

        Về phía ta cũng phải căn cứ vào so sánh lực lượng và tương quan lợi ích giữa các bên để xác định mức độ vừa phải có thể đạt được để thỏa thuận dứt điểm từng vấn đế đúng lúc. Tóm lại các bên đều phải có phần nhân nhượng, cuối cùng trong các phiên họp các ngày 3, 16. 19 và 24-3-1973 các Trưởng đoàn đã đi đến thỏa thuận văn bản về 11 quyền ưu đãi và miễn trừ, 4 ngày trước khi BLHQS bốn bên trung ương giải thể.

        Tuy kéo dài đến gần cuối mới hoàn chỉnh văn kiện nhưng trong quá trình đấu tranh, ta đã khéo thúc đẩy để thỏa thuận được điều nào thì áp dụng ngay điều đó, và đây cũng là yêu cầu của Mỹ để bảo đảm hoạt động của BLHQS thuận lợi cho việc rút quân và trao trả người bị bắt.

        Sau đây là nội dung 11 điều ưu đãi và miễn trừ đã được thỏa thuận:

        1.   Mỗi bên trong vùng kiểm soát của mình phải tìm mọi biện pháp để bảo đảm an toàn tối đa cho BLHQS các cấp, các đoàn ĐBQS và nhân viên các Đoàn ở các cấp, bất kỳ họ ở trụ sở, nhà ở hoặc đi ra ngoài trong khi làm nhiệm vụ.

        Việc bảo đảm an toàn sẽ không làm cản trở hoặc làm chậm trễ những hoạt động bình thường của các BLHQS và của các đoàn đại biểu trong BLHQS.

        2.   Mỗi bên trong vùng kiểm soát của mình bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, trụ sở, nhà ở, tài liệu, thư tín, tài sản, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông và các phương tiện khác của các Đoàn ĐBQS trong BLHQS bốn bên và nhân viên của mỗi đoàn bất kỳ lúc nào và ở đâu khi thi hành nhiệm vụ quy định trong Hiệp định và Nghị định thư.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2014, 12:47:04 am »

        3.   Theo nhu cầu nhiệm vụ của BLHQS bốn bên hoặc của mỗi đoàn, các đoàn ĐBQS các cấp được cử sĩ quan đi liên lạc, đi kiểm tra cấp dưới, đi báo cáo cấp trên của Đoàn mình trong BLHQS các cấp tại các địa điểm ghi trong Điều 11 Nghị định thư.   

        Mỗi đoàn khi cần có thêm người đi, ngoài 1 sĩ quan liên lạc và thông dịch viên cho mỗi Đoàn, trong các chuyến liên lạc định kỳ phải báo trước số người, số hành lý, thời gian cùng nơi đi và đến, để thuận tiện cho việc sắp xếp phương tiện vận chuyên.

        Đặc biệt nếu có một bên nào, vì bất cứ lý do gì từ chối không dự chuyến đi của các sĩ quan liên lạc được trù liệu trước, thì hành động này cũng sẽ không làm trở ngại cho chuyến đi.
Trường hợp đặc biệt và gấp, mỗi đoàn đại biểu có thể yêu cầu các chuyến bất thường. Bên yêu cầu phương tiện và bên cung cấp phương tiện sẽ quyết định và sẽ thông báo cho bên hữu quan. Trường hợp gấp thì báo trước 6 tiếng trường hợp không gấp thì phải báo trước 24 tiếng.

        4.   Các đoàn ĐBQS và nhân viên của đoàn được quyền liên lạc tiếp xúc với các đoàn và nhân viên các đoàn trong BLHQS bốn bên và trong UBQT bốn nước và ngược lại các đoàn trong UBQT được tự do tiếp xúc với các đoàn trong BLHQS bốn bên.

        5.   Các Đoàn đại biểu trong BLHQS bốn bên có quyền. tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao, chính quyền sở tại, các nhà cung cấp, cơ quan y tế và các hãng vận tải về vấn đề của đoàn mình và những vấn đề liên hệ đến BLHQS bốn bên (nếu Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa không cung cấp được phương tiện).

        6.   Mỗi bên cử 1 sĩ quan báo chí để cùng bàn bạc về thể thức hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương nhất trí đốì với những vấn để liên quan đến bốn bên.

        7.   Phạm vi hoạt động của BLHQS bốn bên các khu vực và Tổ dịa phương theo đúng quy định trong Nghị định thư về ngừng bần và bản đồ kèm theo Nghị định thư.

        Thành lập 3 tổ LHQS bốn bên lưu động trong khu vực Sài Gòn - Gia Định. Sĩ quan và nhân viên trong Tổ LHQS này lấy trong thành phần sĩ quan và nhân viên trong BLHQS trung ương.

        8.   Vấn đề cờ, băng tay, biền:

        -   Cờ, băng đeo tay: bằng vải màu da cam có in số 4 màu đen.
        -   Cờ BLHQS bốn bên sẽ được treo ở trước trụ sở các BLHQS và trụ sở các đoàn ĐBQS: dài lm90, rộng lm, cán dài 3m.
        -   Cờ BLHQS bốn bên treo trên các phương tiện giao thông sẽ là 50cm X 50cm, cắm ở đầu xe, tàu, v.v.
        -   Băng đeo tay rộng l0cm, dài 40cm.
        -   Biển ở trụ sở các BLHQS bốn bên và trụ sở các Đoàn ĐBQS: nền màu da cam, dài 3m, rộng lm20 (không được dùng một màu nào khác). Các chữ đề trên biển của các đoàn đại biểu thuộc BLHQS bốn bên sẽ được viết như sau: tên của Đoàn đại biểu (viết cả chữ) và đến "Ban liên hợp quân sự bốn bên".

        9.   Vấn đề y tế:

        a)   Trong vùng kiểm soát của mình, các bên sở tại sẽ giúp đỡ các  Đoàn ĐBQS trong BLHQS bốn bên các cấp phương tiện điều trị mà các Đoàn này thiếu, như rọi kính, xét nghiệm, v.v.

        b)   Trường hợp đoàn đại biểu có người bị bệnh nặng hoặc cần cấp cứu, nếu bác sĩ của đoàn có yêu cầu di tản bệnh nhân đến bệnh viện dân sự hay quân sự của địa phương, khu vực hay trung ương để điều trị, hoặc đón bác sĩ về điều trị tại chỗ cho bệnh nhân đó, thì bên sở tại có trách nhiệm di tản và giúp đỡ bác sĩ kịp thời.

        c)   Trường hợp một Đoàn đại biểu muốn di tản một bệnh nhân về vùng chính phủ mình kiểm soát, thì bên sở tại sẽ cung cấp phương tiện di chuyển với sự cố gắng dành ưu tiên cho việc di tản.

        d)   Sĩ quan liên lạc Đoàn sở tại sẽ báo cho các Đoàn đại biểu trong BLHQS bốn bên số điện thoại của bác sĩ trực để khi cần thiết thì bác sĩ các bên trực tiếp trao đổi với nhau thi hành các diều đã thỏa thuận trên.

        e)   Trường hợp một đoàn đại biểu có người bệnh chết muốn đưa về quê hương thuộc vùng kiểm soát của chính phù mình, bên sở tại sẽ chịu trách nhiệm di tản và cho tẩm liệm theo tập quán Việt Nam tại một bệnh viện trong khi chờ đợi di chuyển.

        10.   Vấn để phương tiện di chuyển:

        a)   Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa (VNCH) cho mượn và bảo đảm việc bảo trì cho xe hơi sau đây do BLHQS bốn bên sử dụng:

        -   VNCH: 340 xe chiến thuật. (jeep, vận tải 2 tấn rưỡi)
        -   Hoa Kỳ: 188 Xe du lịch.

        b)   VNCH và Hoa Kỳ sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ phương tiện hàng không cho BLHQS bốn bên sử dụng và cho các đoàn đại biểu.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2014, 06:25:20 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2014, 01:43:41 am »

        c)   Các BLHQS bốn bên và mỗi bên có quyền sử dụng những phương tiện vận chuyển do Hoa Kỳ và VNCH cung cấp theo thể thức sau đây:

        -   Xe hơi phân phối đến Đoàn nào thi thuộc quyền sử dụng của đoàn đó.
        -   Máy bay và trực thăng phần lớn sử dụng theo nhu cầu cần thiết chung cho bốn bên và riêng cho mỗi bên.
        -   Tiểu ban thủ tục sẽ xét lời yêu cầu về vận chuyển bằng máy bay và thảo luận về lịch bay.
        -    Bên nào có yêu cầu về máy bay đặc biệt thì báo cho bên quản lý máy bay và trực thăng. Trường hợp có khó khăn thì mới đưa ra Tiểu ban thủ tục điều hành giải quyết.

        d) Khi BLHQS bốn bên hết nhiệm vụ, số phương tiện giao thông trên sẽ được dùng cho BLHQS hai bên. Hiện nay số lượng phương tiện vận chuyển hàng không của BLHQS bốn bên có 35 trực thăng UH1E. Số lượng phương tiện vận chuyển theo nhu cầu chung của BLHQS củng như theo nhu cầu riêng của mỗi đoàn nếu thiếu thì Đoàn VNDCCH và Đoàn CPCMLTCHMNVN có thể cung cấp cho BLHQS phương tiện của mình hoặc sử dụng phương tiện riêng để liên lạc với chính phủ mình.

        11. Bảo đảm liên lạc hàng tuần từ trung ương về khu vực và ngược lại mỗi tuần hai lẩn:

        a)   Sài Gòn đi Huế, Đà Nẵng. Plei Ku  và ngược lại vào các ngày   thứ hai và thứ năm bằng loại máy bay thích hợp của BLHQS.

        b)   Sài Gòn đi Phan Thiết, Mỹ Tho, Cần Thơ và ngược lại các ngày thứ ba và thứ bảy bằng loại máy bay thích hợp của BLHQS.

        c)    Sài Gòn đi Biên Hòa và ngược lại vào các ngày thứ tư và thứ sáu bằng xe hơi.

        d)    Sài Gòn đi Lộc Ninh và trở về mỗi tuần 2 lần vào thứ hai và thứ năm bằng phương tiện máy bay như Điều 10c đã quy định.

*

*       *

        Việc thỏa thuận cụ thể được 11 điều trên đây là một thắng lợi của ta, nhất là đã tranh thủ giải quyết trong thời kỳ bốn bên, nếu để kéo dài sang BLHQS hai bên thì sẽ rất khó khăn, vì Mý không còn yêu cầu gì bức xúc nữa, còn phía Thiệu thì chắc chắn chống phá.

        Nội dung 11 điều chưa đáp ứng hết các yêu cầu cần thiết của ta, nhưng cũng đạt được những điều kiện tối thiểu bảo đảm cho hai Đoàn đại biểu của ta thực hiện nhiệm vụ đấu tranh và phát huy vai trò của mình trong hoàn cảnh phải sống và hoạt động trong vùng quản lý của đối phương.

        Hai Đoàn ta đã được sự giúp đỡ hướng dẫn tích cực của các chuyên gia pháp lý Bộ Ngoại giao, được các bạn Ba Lan và Hung-ga-ri trong Ủy ban quốc tế góp thêm ý kiến, ta lại có một ít kinh nghiệm thời Liên hiệp quân sự với Pháp, nên đã giành được thỏa thuận khá phong phú trên nhiều mặt: bảo đảm an toàn; quyền bất khả xâm phạm; quyền liên lạc với cấp dưới, cấp trên, UBQT; quyền tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao, chính quyền sở tại; quyền dùng phương tiện vận chuyển, vấn đề bảo đảm y tế, vấn đề xử lý khi có người bệnh, người chết, v.v... Ta cũng đã khéo vận dụng sách lược thuyết phục Mỹ; dùng Mỹ ép Sài Gòn, tác động với các sĩ quan quân đội Sài Gòn trong tiếp xúc riêng giữa các lúc nghỉ nửa chừng, và dùng cả sức ép từ cấp cao Mỹ (Kissinger, Sullivan), nhờ đó thông qua được Điều 1 và Điều 2 rất cơ bản về bảo đảm an toàn và quyền bất khả xâm phạm.

        Nhờ có quy chế đó mà các Đoàn đại biểu của ta, nhất là Đoàn CPCMLT, có điều kiện tối thiểu để hoạt động bình thường, khẳng định được vị trí của mình trước đối phương và trước dư luận. Ta hiểu rằng thâng lợi này củng chỉ ở mức độ hạn chế, nó phản ánh tương quan lợi ích giữa các bên trong việc thi hành Hiệp định, ta phải chấp nhận rồi tiếp tục đấu tranh vào những bước sau.

        11 điều ưu đãi miễn trừ được thực hiện tương đối thông suốt với BLHQS bốn bên, khi chuyển sang BLHQS hai bên nó mặc nhiên được tiếp tục, nhưng từ đây bắt đầu xảy ra nhiều trục trặc.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM