Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:12:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76442 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2014, 05:36:39 am »


BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ BỐN BÊN


        Theo sự thỏa thuận từ Paris, các phó trưởng đoàn đại biểu quàn sự bốn bên sẽ gặp nhau trước tại Tân Sơn Nhất vào tối 28-1-1973 để bàn thống nhất thể thức thủ tục và cách làm việc của Ban liên hợp quân sự bốn bên trung ương. Bị chậm trễ do vụ rắc rối về thủ tục "nhập cảnh", tối 29-1-1973 cuộc họp mới bắt đầu, gồm các phó trưởng đoàn:

        -   VNDCCH: đại tá Lưu Văn Lợi.
        -   CPCMLT: đại tá Đặng Văn Thu.
        -   Mỹ: chuẩn tướng Wickham.
        -   Chính quyền Sài Gòn: chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp.

        Từ tối 29-1 đến 2-2-1973 có 8 phiên họp nhưng trong phiên đầu phía Mỹ lại gây rắc rối đòi các bên trình giấy ủy nhiệm. Ta kiên quyết đấu tranh bác bỏ điều kiện đòi hỏi không cần thiết này vì các phó trưởng đoàn đều là thành viên các phái đoàn dự hội nghị Paris, và đã được các bên ở Paris thông báo cho nhau rồi. Cuối cùng hội nghị cũng đi vào bàn nội dung và đã đi đến thỏa thuận:

        1. Các phiên họp cấp trường đoàn có một "chủ vị" với nhiệm vụ đơn giản là duy trì trật tự phiên họp, do các trưởng đoản thay nhau làm, mỗi người trong 3 ngày họp. Chủ vị phát biểu trước, các trưởng đoàn khác lần lượt phát biểu theo thứ tự chiều kim đồng hồ. Trong phiên họp đầu tiên mỗi đoàn được dự 7 người, sau đó không quá 6 người. Hai ngày họp một lần, sáng từ 10 đến 12 giờ 30, chiều từ 15 đến 17 giờ 30. Ngoài ra, nếu có một bên yêu cầu, phiên họp sẽ được triệu tập. Người phát ngôn chính là Trưởng đoàn và phó trưởng đoàn. Nếu hai người vắng mặt, người phát biểu thay phải có giấy ủy nhiệm.

        2.   Về nguyên tắc các cuộc họp Trưởng đoàn có tính mật và kín nên không để phóng viên báo chí dự.
Hai điều trên đây sẽ được các Trưởng đoàn xem xét quyết định cuối cùng trong phiên họp đầu tiên.

        3.   Do yêu cầu khẩn trương, các phiên họp thường vẫn phải được tiến hành cả trong những ngày Tết.

        4.   Ký hiệu BLHQS bốn bên (trên xe, máy bay, tàu, ...)

        -   Cờ màu da cam có vẽ con số 4;
        -   Băng tay màu da cam có con số 4;
        -   Máy bay có 4 vòng tròn màu da cam trên đuôi vạch thẳng cùng màu bên ngoài buồng lái.

        Việc thao luận về màu cờ cũng có điều khá lý thú, tránh tranh cãi kéo dài không cần thiết và để dễ được nhận, hai phó trường đoàn ta trao đổi thống nhất trước nhau và đề xuất màu xanh da trời, tức là màu rất hòa bình. Phó trưởng đoàn Mỹ không đồng ý vì màu đó rất khó thấy, cả ở trên bộ, trên mặt nước và trên trời. Ổng ta nghị lấy màu "da cam" và đưa ra một lá cờ đã chuẩn bị. Nói là da cam nhưng nó chẳng khác mấy màu đỏ thường. Hai phó trường đoàn ta bị bất ngờ một cách thú vị và tán thành, phía Sài Gòn tất nhiên phải gật đầu vì đây là ý kiến của Mỹ, và thế là màu cờ được quyết định.

        Sau này mỗi lần các Đoàn ta có việc đi vào phố Sài Gòn, các lá cờ đó lại phần phật tung bay trước mỗi mũi xe, tuy là cờ của BLHQS nhưng cái màu gần đỏ của nó tự nhiên trở thành như biểu tượng riêng của phía cách mạng và càng gây nên sự chú ý của nhân dân dọc đường, khiến phía Nguyễn Văn Thiệu rất khó chịu mà không thể bỏ được.

        5.   Không làm thủ tục nhập cảnh đối với người của phía VNDCCH từ Hà Nội vào, của CPCMLT từ Lộc Ninh ra, chỉ cần làm bản danh sách ("manifest").

        6.   Để đón Trưởng đoàn và Đoàn ĐBQS CPCMLT từ vùng giải phóng ra ngày 1-2-1973, phía Mỹ sẽ cung cấp 3 đợt máy bay lên thẳng, mỗi đợt 7 chiếc, đến Lộc Ninh vào 10 giờ. 13 giờ 30 và 17 giờ. Sẽ có một sĩ quan phía CPCMLT (đã đến Tân Sơn Nhất trước) cùng đi. Ta nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các chuyến bay này, đòi đối phương không được để xảy ra vi phạm như ở Thiện Ngôn ngày 28-1.

        7.   Phiên họp Trưởng đoàn đầu tiên được ấn định vào 15 giờ ngày 2-2-1973. Trưởng đoàn Mỹ làm chủ vị. Có chụp ảnh, quay phim trong 10 phút, sau đó giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình làm việc.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2014, 06:13:20 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2014, 02:05:30 am »

        Hội nghị 4 phó trưởng đoàn thống nhất ý kiến là cần tạo không khí thuận lợi cho phiên họp đầu tiên.

        Chiều 2-2-1973, tức 30 tháng Chạp năm Nhâm Tý, đã khai mạc phiên họp đầu tiên của BLHQS bốn bên trung ương:

        + VNDCCH:
                -   Trường đoàn: thiếu tướng Lê Quang Hòa (sau này là thượng tướng);
                -   Phó trưởng đoàn:
                        . Đại tá Lưu Văn Lợi;
                        . Đại tá Hoàng Hoa (tức Hồ Quang Hóa, sau này là thiếu tướng).

        + Chính phủ cách mạng lâm thời:
                -   Trường đoàn: trung tướng Trần Văn Trà (sau này là thượng tướng);
                -   Phó trưởng đoàn:
                        . Đại tá Đặng Văn Thu (tức Đoàn Huyên, sau này là thiếu tướng).
                        . Đại tá Võ Đông Giang,
                        . Đại tá Trần Quốc Minh (tức Trần Văn Danh, sau nảy là thiếu tướng).

        + Mỹ:
                -   Trường đoàn: thiếu tướng Woodward,
                -   Phó trưởng đoàn: chuẩn tướng Wickham.

        + Chính quyền Sài Gòn:
                -   Trưởng đoàn: trung tướng Ngô Du, nguyên Tư lệnh quân đoàn II và vùng II chiến thuật, sau thay bằng trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh quân dù,
                -   Phó trường đoàn: chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp.

        Theo Hiệp định Paris, BLHQS bốn bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản của hiệp định Paris như ngừng bắn, rút quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ và cùa các nước ngoài khác, trao trả nhân viên quân sự(NVQS) tức tù binh và thường dân nước ngoài bị bắt, giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những người mất tích trong chiến đấu. BLHQS làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí, tức những vấn đề muốn được quyết định phải được sự đồng ý của tất cả bốn bên.

        Đề giúp mình dễ xem xét và quyết định, các trưởng đoàn thỏa thuận cử các Tiểu ban chuyên trách về những vấn đề lớn thuộc chức năng của BLHQS bốn bên, với nhiệm vụ thảo luận tranh cãi kỹ các vấn đề do các bên nêu ra trước khi trình hội nghị Trưởng đoàn xem xét: những vấn đề được thống nhất ý kiến ở Tiểu ban sẽ nhanh chóng được các Trưởng đoàn thông qua, những vấn đề còn khác ý kiến cũng sẽ làm rõ quan điểm của các bên, giúp cho các Trưởng đoàn dễ cân nhắc tiếp. Đã thành lập các Tiểu ban:

        -   Quân sự: phụ trách các điều khoản quản sự (ngừng bắn, rút quân, căn cứ quân sự. v.v.).
        -   Trao trả: về trao trả NVQS của các bên và nhân viên dân sự (NVDS) nước ngoài.
        -   Thủ tục: về quy định các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, các điều kiện bảo đảm ăn ở, làm việc, tiếp tế, đi lại và bảo đảm an toàn cho các bên.
        -   Triển khai: về triển khai hệ thống các cấp LHQS từ trung ương xuống các khu vực và địa phương.

        Ngoài ra, hai đoàn miền Nam (CPCMLT và Sài Gòn) còn thỏa thuận lập Tiểu ban hai bên để bàn chuẩn bị cho việc thành lập BLHQS hai bên sau khi BLHQS 4 bên ngừng hoạt động.

        Các Tiểu ban lam việc khẩn trương và đã có tác dụng dọn dẹp các vấn đề được đặt ra, chuẩn bị cho hội nghị Trưởng đoàn đi đến nhiều quyết định nhất trí. Các đại biểu hai đoàn ta đã đấu tranh kiên quyết để buộc đối phương thực hiện đúng những gì Hiệp định và các Nghị định đã quy định, đổng thời kiên quyết chống lại và hạn chế hành động vi phạm của phe Mỹ.

        Về phần các Trường đoàn, trong 53 ngày từ 2-2 đến 28-3-1973 đã thực hiện hơn 25 phiên họp, làm việc trong những ngày tết (2-2-1973 là Ba mươi tháng 12 Nhâm Tý, 4-2 là Mồng hai Tết Quý Sửu).

        Đây là thời kỳ sôi động nhất, cuộc đấu tranh nhiều khi khá căng thẳng xoay quay quanh việc Mỹ và phía Sài Gòn vi phạm Hiệp định: Nguyễn Văn Thiệu thi quyết phá lệnh ngừng bắn ngay từ đầu và nói chung không muốn nghiêm chỉnh thi hành bất cứ điều khoan nào, còn Mỹ luôn tỏ ra hai mặt: một mặt thực hiện và ép Thiệu thực hiện các điều khoản cần thiết cho Mỹ đề bảo đảm rút quân an toàn, nhận lại người bị bắt, mặt khác đồng tình và dung túng Thiệu vi phạm Hiệp định. Nhưng dù sao thời kỳ này đưa đến một số kết quả quan trọng trong hoạt động của cơ quan LHQS và trong việc thi hành Hiệp định Paris.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2014, 04:18:09 am »

        Điều này dễ hiểu, vì trong thời kỳ này cả phía Mỹ và phía ta (tức gồm cà VNDCCH và CPCMLT) đều có yêu cầu gần như nhau trong việc thực hiện một số điều khoản quan trọng đầu tiên: ngừng bắn, rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài, trao trả tù binh. Thời hạn theo Hiệp định chỉ có 60 ngày rút xong hàng chục ngàn quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên với yêu cầu bảo đảm an toàn cao nhất, nhận hết số người Mỹ bị bắt (mà tuyệt đại bộ phận là sĩ quan lái máy bay ưu tú, cái vốn quý của quân đội Mỹ), cho nên về các mặt này Mỹ rất khẩn trương, sốt sắng, trong nhiều trường hợp chấp thuận những yêu cầu chính đáng của ta, ép phía Sài Gòn thực hiện những điều tương ứng như trao trả NVQS của ta bị bát..., kiềm chế những hành động vi phạm của họ có hại cho việc thực hiện các yêu cầu của Mỹ.

        Ta cần có ngừng bắn để ổn định tình hình, ta cũng cần quân Mỹ và quân nước ngoài rút gọn. rút hết theo thời hạn quy định, đồng thời ta có yêu cầu nhận hàng chục ngàn cán bộ chiến sĩ ta đã bị bắt làm tù binh, nên ta kiên quyết đấu tranh để các điều khoản liên quan của Hiệp định được thực hiện đúng.

        Về phía Sài Gòn, do lệ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ, bị Mỹ kiềm chế tương đối chặt trẽn một số mặt nên họ cũng phải đi vào thực hiện một số việc, vừa thực hiện vừa tìm cách phá trong chừng mực nhất định.

        Sau đây là diễn biến và kết quả đấu tranh trên từng mặt.

       1.   Quân sự:

        Các Điều 2 và 3 Hiệp định Paris và các Điều 1, 2, 3, 4, Nghị định thư về ngừng bắn quy định khá cụ thể về việc ngừng bắn toàn diện trên khắp miền Nam Việt Nam từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày 27 tháng 1 năm 1973.

        Mỹ tuy không từ bỏ âm mưu giành thắng lợi sau Hiệp định thông qua phía Sài Gòn, nhưng lúc này Mỹ cần ngừng bắn để rút quân an toanfvaf nhận lại người bị bắt. Ta quyết đấu tranh thực hiện ngừng bắn để củng cố thắng lợi, thúc, đẩy việc rút quân Mỹ và nhận lại cán bộ chiến sĩ ta bị bắt. Phía Nguyễn Văn Thiệu bị buộc phải ngừng bắn trong điều kiện bất lợi ngoài ý muốn của họ nên thực hiện một cách miễn cưỡng. Phá hoại Hiệp định với mục tiêu không thay đổi giải quyết vấn đề bằng quân sự là ý đồ chiến lược xuyên suốt của Nguyễn Văn Thiệu.

        Ngay khi Hiệp định Paris sắp được ký kết, họ tung 1 một chiến dịch quân sự rộng lớn gọi là ''tràn ngập lãnh thổ" hòng giành lại nhiều chừng nào hay chừng ấy các phần đất thuộc vùng kiểm soát của ta. Chiến dịch này bị đánh trả mạnh mẽ và đã thất bại. Sau khi Hiệp định được ký, lúc chỗ này lúc chỗ khác có thể nói không một ngày nào hoàn toàn im tiếng súng. Tuy nhiên trong những ngày đầu sau khi quy định về ngừng bắn có hiệu lực, nhìn chung trên cục diện toàn Miền Nam chiến tranh đã chấm dứt Nhũng hành động vi phạm của quân Sài Gòn chưa rộng khắp, chủ yếu nhằm phá rối việc triển khai thi hành Hiệp định, oanh tạc bằng máy bay và bom pháo vào một số điểm hẹn đón các Đoàn đại biểu của ta vào một số vị trí được thỏa thuận làm nơi trao trả người bị bắt; tổ chức khiêu khích và hành hung cán bộ đoàn ta; dần dần về sau chúng triển khai đánh phá chiếm một số nơi thuộc vùng kiểm soát của ta. Nhưng trong thời kỳ tồn tại BLHQS bốn bên, những vi phạm này ít nhiều có bị hạn chế, nó không cản trở việc rút quân Mỹ, không gây trở ngại lớn cho việc trao trả người bị bắt của các bên và hoạt động của cơ quan LHQS trung ương.

        Về phía Mỹ, nhiều lúc họ cũng cố làm căng, tìm cách đổ lỗi cho ta vi phạm Hiệp định để chống đỡ cho những vi phạm của họ và phía Sài Gòn, và để gây sức ép với ta.

        Trong thang 2-1973, trong một phiên họp Trưởng đoàn, phía Mỹ - Sài Gòn đòi tổ chức cho Ủy ban quốc tế đi điều tra việc: họ nói là ta mới đưa loại tên lửa phòng không SAM-2 vào Quảng Trị, vi phạm Điều 7 Hiệp định Paris. Bị bất ngờ, chưa rõ thực hư, ta chưa trả lời dứt khoát ngay để chờ xin chi thị và bàn nội bộ. Cấp trên điện đại ý: Không có chuyện đưa thêm bất cứ loại vũ khí mới nào vào Miền Nam. UBQT không nên nghe theo lời bịa đặt mà phí công. UBQT không bằng lòng với nội dung trả lời giản đơn như vậy; "Ủy ban không thể kết luận có hay không có vũ khí mới đưa vào nếu chưa điều tra tại chỗ". Vấn đề này kéo dài trong một số phiên họp, phe Mỹ liên tiếp tố cáo ta vi phạm Hiệp định, Mỹ đưa cả ảnh nói là chụp từ trên không ra làm chứng cứ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2014, 05:30:38 am »

        Trung tướng Trần Văn Trà bác bò có lý bằng kỹ thuật, vì đồng chí là một nhà chơi ảnh nghiệp dư giỏi. Còn UBQT cũng muốn điều tra. Đoàn ta thấy cần phải có cách trả lời chủ động hơn nữa, kết thúc vấn đề một cách dứt khoát. Ta gửi công hàm cho UBQT nói thêm: SAM-2 vốn có ở Quảng Trị trước khi Hiệp định được ký kết không ít phi công của phía bên kia bay qua vùng đó đã được thử thách, và báo chí hồi đó cũng đã nói đến. Không có chuyện đưa vũ khí mới nào vào. Sau khi ngừng bắn, không cần thiết bố trí như cũ nữa, có thể nó được xê dịch sang một địa điểm khác trong phạm vi đóng quân của nó ở Quảng Trị. Vụ này được chấm dứt, vì có cơ  không thể xác định được nó vào trước hay sau khi có hiệp định. UBQT không đòi điều tra nữa. Trong cuộc đấu tranh này cũng phải kể đến  sự phối hợp của các Đại sứ Ba Lan và Hung-ga-ri trong UBQT.

        Cũng trong khoáng thời gian đó, một máy bay lên thẳng cỡ lớn Chinook của Mỹ bay từ Tân Sơn Nhất lên An lão (tức thị xã Hớn Quản, tỉnh lỵ tỉnh Bình Long, nay thuộc Sông Bé) bị bắn. Mỹ lại lớn tiêng tố cáo ta vi phạm. Ta kiên quyết bác bỏ và khẳng định: phía Mỹ không hề thông báo cho ta về chuyến bay đó, chính Mỹ đã vi phạm những điều đã thỏa thuận về hành lang bay và phải chịu hậu quả chiếc may bay lên thẳng đã tách xa khỏi hành lang quy định.

        Vụ việc rồi cũng qua đi, nhất là lúc này Mỹ rất cần không khí thuận lợi để thực hiện việc rút quân và nhận người bị bắt.

        Rút quân là một yêu cầu bức thiết của Mỹ và cũng mối quan tâm hàng đầu của ta nên các kế hoạch và biện pháp thực hiện dễ được nhất trí trong BLHQS. Đoàn ĐBQS Mỹ thông báo thời gian, số lượng và địa điểm rút quân. Ta đòi BLHQS phải tổ chức việc giám sát và kiểm soát ngoài sự giám sát của UBQT. Phiên họp Trường đoàn ngày 12-1-1973 thỏa thuận tổ chức các Tổ liên hợp để làm việc đó. Từ đó các sĩ quan của hai đoàn đại biểu của ta được chỉ định tham gia các tổ này đã thường xuyên có mặt ở các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang và Tân Sơn Nhất là ba nơi được chọn để quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên (còn lại trong số các đội quân nước ngoài theo Mỹ) rời khỏi  miền Nam Việt Nam.

        Trước đây khi quân Mỹ kéo đến, chúng ta đã phải long đong vất vả tìm câu giải đáp làm sao đánh thắng Mỹ. Bây giờ quân Mỹ rút đi, sĩ quan của hai Đoàn ta quân phục chỉnh tề với tư cách thành viên cơ quan LHQS kiểm soát rút quân, cầm bản danh sách do nhà chức trách Mỹ cung cấp, điểm tên từng sĩ quan và lính Mỹ bước lên máy bav để rời khỏi Đất nước này.

        Việc rút quân cơ bàn được thực hiện thông suốt theo kế hoạch thành 4 đợt Cũng có lúc (trước đợt 4) Đoàn Mỹ đòi việc trao trả tù binh Mỹ bị bắt ở Lào cũng phải được thực hiện ở Hà Nội, va dọa sẽ ngừng rút quân đợt 4. Hai Đoan ta kiên quyết bác bỏ. Đương nhiên phía Mỹ phải rút lui yêu sách, vì đến bước này rồi mà dùng dằng trong việc tiếp tục rút quân thì chỉ thêm khó khăn cho Mỹ. Và chiều 27-3-1973, toán quân Mỹ cuối cùng đã lên máy bay rời Tân Sơn Nhất trước sự chứng kiến của sĩ quan đại biểu hai Đoàn ta và của UBQT Toán này gồm hầu hết sĩ quan cao cấp. Một chi tiết khá vui là vào phút cuối cùng, mấy sĩ quan cuối hàng đùn đẩy nhau để giành cái "vinh dự" là người cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

        Nhắc đến sự kiện lịch sử này, tưởng cũng cần nói đến một sự việc khác không kém phần ý nghĩa mà phóng viên hãng AP của Mỹ cùng những nhà báo khác đã truyền đi trưa 28-3-1973: 10 giờ sáng 28-3-1973 tại trụ sở Bộ chỉ huy quân sự Mỹ nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất, trước đây thường được gọi là "Lầu năm góc Phương Đông", lễ cuốn cờ đã được tiến hành dưới sự chủ tọa của Đại sứ Mỹ và tướng Frieđerich Wayen, Tổng tư lệnh cuối cùng của quân Mỹ tại Miền Nam Việt Nam. Do đội quân nhạc đã rút đi từ trước, người ta phải dùng một cuộn băng ghi âm để phát bài quốc thiều. Buổi lễ chỉ kéo dài 15 phút, có vẻn vẹn 42 quân nhân đại diện cho bốn quân chủng dự. Lá quốc kỳ của quân Mỹ được kéo lên từ tháng 2-1962 nay dược kéo xuống và cuốn lại, chấm dứt hơn 11 năm ngạo nghễ trên mảnh đất Miền Nam Việt Nam đau thương và bất khuất.

        Từ nay. trử một số sĩ quan Mỹ cải trang đội lốt dân sự tiếp tục làm cô vấn cho quân Sài Gòn. còn lực lượng vũ trang chiến đấu của Mỹ thật sự đã rút hết khỏi Miền Nam Việt Nam cùng với việc rút bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ (được giao lại cho quân ngụy). Và thế là lời chúc Tết của Bác Hồ đầu năm Kỷ Dậu 1969 đã được thực hiện một nửa, cái phần nửa quan trọng nhất: đánh cho Mỹ cút.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2014, 10:01:10 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2014, 01:08:13 am »


2.   Triển khai:


        Điều 11 Nghị định thư về ngừng bắn và về các BLHQS quy định: sẽ có một BLHQS trung ương đóng tại Sài Gòn. 7 BLHQS khu vực đóng tại Huế (I), Đà Nẳng (II), Plei Cu (III), Phan Thiết (IV), Biên Hòa (V), Mỹ Tho (VI), Cần Thơ (VII), và 26 TỔ LHQS địa phương:

        -   Khu vực I: Quảng Trị, Phú Bài.
        -   Khu vực II: Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai.
        -   Khu vực III: Kon Tum, Hậu Bổn, Phù Cát, Tuy An, Ninh Hòa, Ban Mê Thuột.
        -   Khu vực IV: Đà Lạt, Bảo Lộc, Phan Rang.
        -   Khu vực V: An Lộc, Xuân Lộc, Bến Cát, Củ Chi, Tân An.
        -   Khu vực VI: Mộc Hóa, Giồng Trôm.
        -   Khu vực VII: Tri Tôn, Vĩnh Long, Vị Thanh, Khánh Hưng, Quản Long.

        Với mong muốn sớm triển khai và thúc đẩy việc thi hành Hiệp định, ngoài BLHQS trung ương, lúc đầu ta chủ trương tham gia các BLHQS khu vực và cũng dự tính cả các Tổ địa phương.

        Ngoài đoàn đại biểu ở trung ương, phía VNDCCH đã có các Đoàn vào 7 BLHQS khu vực.

        Phía CPCMLT mới cử Đoàn ở khu vực IV (Phan Thiết) tại các khu vực V, VI, VII mới có một số cán bộ từ Hà Nội vào, chưa có lực lượng từ vùng giải phóng ra.

        Phía Sài Gòn đã sớm bộc lộ ý đồ chống phá cơ quan LHQS: tiếp theo việc cho máy bay oanh tạc Thiện Ngôi làm cho Đoàn đại biểu CPCMLT tại BLHQS bốn bên trung ương không vào Tân Sơn Nhất đúng ngày giờ đã thỏa thuận và phải chuyển địa điểm hẹn sang Lộc Ninh, họ cho lực lượng phục, kích gây tổn thất cho đoàn cán bộ CPCMLT ra tham gia Tổ LHQS ờ Bảo Lộc (Lâm Đồng) ngày 9-2-1973 một nhóm sĩ quan VNDCCH trong BLHQS khu vực III (Plei Ku) đến Ban Mê Thuột làm nhiệm vụ, khi máy bay lên thẳng vừa hạ cánh thì bị một bọn côn đồ do họ tổ chức đến khiêu khích và vây đánh làm cho 3 đồng chí bị thương (1 thiếu tá, 2 đại úy). Ngày 17-2-1973, hai si quan VNDCCH trong BLHQS khu vực I tại Huế cũng bị một bọn côn đồ ném vật dơ bẩn rồi hành hung khi họ từ trụ sở UBQT đi ra. Hai đại biểu ta trong BLHQS bốn bên trung ương đã cực lực tố cáo và lên án những hành động vi phạm nghiêm trọng đó, vạch trách nhiệm của cả Mỹ và phía Sài Gòn, đòi BLHQS trung ương cũng như UBQT tổ chức điều tra. Phe Mỹ đã tìm cách lẩn tránh khiến việc điều tra không thực hiện được.

       Ta đòi đưa ngay các sĩ quan của ta bị thương về Sài Gòn thì họ chỉ đưa hai người bị thương nặng, còn bốn người nữa thì bốn ngày sau mới chuyển về, viện lý do không có máy bay.

       Tình hình thực tế đã sớm cho thấy các Đoàn đại biểu của ta tại các BLHQS khu vực và các tổ địa phương không được bảo đảm an toàn và không thể hoạt động bình thường. Ngày 19-3-1973, thể theo yêu cầu của hai đoàn ta, BLHQS bốn bên trung ương phải quyết định cử một Tổ LHQS đi kiểm tra tình hình 7 khu vực. Trước sự thật, rõ ràng, tổ này đã phải thống nhất ý kiến nhận xét rằng việc BLHQS khu vực được bố trí trong các căn cứ quân sự là không thích hợp, các điều kiện ăn ở tối thiểu chưa được bào đảm.

       Những hành động chống phá của phía Sài Gòn đã làm cho các BLHQS khu vực không phát huy được tác dụng, nhiều khu vực không hình thành được tổ chức vì thiếu đại biểu của CPCMLT, ngay khu vực IV (Phan Thiết) đã có đủ thành phần bốn bên củng không có được hoạt động gi có hiệu quả.

       Mọi hoạt động liên hợp và bảo đảm phối hợp hành động giữa các bên đều do BLHQS bốn bên trung ương cùng các tổ lưu động được trung ương cử đi giám sát rút quân và tổ chức việc trao trả người bị bắt thực hiện.

       Lãnh đạo ta đã kịp thời rút kinh nghiệm tình hình trên không xúc tiến việc hoàn chỉnh tổ chức các BLHQS khu vực nữa, và sau này đến BLHQS hai bên thì rút hết các đại biểu đã có ở các khu vực về.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2014, 01:20:53 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2014, 12:38:08 am »

      
3. Trao trả nhân viên quân sự các bên (tù binh và thường dân nước ngoài bị bắt và giam giữ):

        Trao trả cho nhau người bị bắt là một vấn đề quan trọng đối với cả Mỹ và ta, còn phía Sài Gòn thì tỏ ra không mấy thiết tha với người của họ bị ta bắt, trong khi họ còn giam giữ một số khá lớn cán bộ chiến sĩ ta. Nhưng trong vấn đề này có sức ép của Mỹ nên họ cũng phải đi vào thực hiện dù miễn cưỡng, lúc này lúc khác vẫn tìm cách gây khó khăn rắc rối.

        Theo Nghị định thư về trao trả, trong thời kỳ BLHQS bốn bên chỉ thực hiện trao trả NVQS (tức tù binh) cùa các bên bị bắt và thường dân nước ngoài bị bắt, và phải hoàn thành trong 60 ngày, còn NVDS Việt Nam bị bắt (tức tú chính trị) sẽ do BLHQS hai bên sau này giải quyết.

        Nghi đinh thư cũng quy đinh là ngay trong ngày ký kết (27-1-1973) các bên phải trao đổi danh sách đầy đủ những người cần được trao trả theo diện bốn bên. Chiều 27-1-1973, tại Paris các bên đã trao cho nhau:

        -   Phía VNDCCH đưa danh sách 426 phi công và nhân viên tổ lái.

        - Phía CPCMLT đưa danh sách 127 NVQS Mỹ và thường dân nước ngoài (sau này bổ sung 1 NVQS Mỹ bị giam ờ Trà Vinh).

        -   Cũng phía CPCMLT đưa danh sách 4.280 NVQS của phía Sài Gòn (sau này bổ sung 1.146, đưa tổng số lên 5.426).

        -   Phía Sài Gòn đưa danh sách 26.734 NVQS của CPCMLT.

        Sau khi BLHQS bốn bên trung ương bắt đầu làm việc, ngày 3-2-1973 (Mồng một Tết Quý Sửu) Tiểu ban trao trả bốn bên được thành lập, sớm nhất trong các Tiểu ban và cũng là Tiểu ban khẩn trương bận rộn nhất, hoạt động có nhiều hiệu quả. Mỗi bên có một trưởng tiểu ban, 2 đến 3 sĩ quan đại biểu, 1 phiên dịch. Tiểu ban họp mỗi tuần 3 lần, ngoài ra có thể họp bất thường theo yêu cầu của bất cứ bên nào. Các bên thay phiên nhau chủ tọa cuộc họp, đề xuất chương trình và được phát biểu trước.

        Kế hoạch trao trả được chia thành 4 đợt, trong mỗi đợt mỗi bên trao trả 1/4 số người bị giam giữ.

        Ngày 9-2-1973, các Trưởng đoàn trung ương đã thỏa thuận kế hoạch trao trả đợt 1 sẽ được thực hiện từ 12-2 đến 21-2-1973:

        -   Phía VNDCCH sẽ trả cho Mỹ 115 phi công tại sân bay Gia Lâm.
        -   Phía CPCMLT sẽ trả tại Lộc Ninh cho Mỹ 27 NVQS và thường dân nước ngoài, và cho phía Sài Gòn 1.020 NVQS.
        -   Phía Sài Gòn sẽ trả cho CPCMLT tại hai nơi Lộc Ninh và bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị) 7.000 NVQS.

        Trừ sân bay Gia Lâm ở Miền Bắc, các địa điểm trao trả đều ở trong vùng kiểm soát của CPCMLT. Phía CPCMLT bảo đảm an toàn đường băng sân bay Lộc Ninh cho máy bay C130 hạ, cất cánh và bảo đảm cho máy bay lên thẳng cỡ lớn loại Chinook ở các nơi khác. Danh sách trao trả từng chuyến phải được đưa trước 48 tiếng đồng hổ tại Tiểu ban.

        Đợt 1 đả được thực hiện thông suốt, đúng thời gian. Phía VNDCCH trả vượt số lượng: 137 phi công (thay cho 115). Phía CPCMLT trả cho Mỹ đúng số 27 đã báo. trả cho phía Sài Gòn 1.032 (thay cho 1.020). Phía Sài Gòn trả đúng 7.000 tại Lộc Ninh và bắc sông Thạch Hãn.

        Bước qua thảo luận kế hoạch đợt 2 tại Tiểu ban phía Sài Gòn bắt đầu gây khó khăn: về số lượng họ chỉ nhận trả mỗi lần gấp đôi số người mà phía CPCMLT trả cho họ chứ không phải mỗi đợt 25% (mặc dù số lượng họ báo tại Paris gần gấp 5 lần số của phía CPCMLT). Do đó, đáp lại số 1.250 người mà đại biểu CPCMLT báo trao trả trong đợt 2 (hơn 1/4 danh sách đã trao ở Paris), họ báo chì trao trả 3.000.

        Về địa điểm, với lý do (không đúng) thiếu bãi đáp cho máy bay lên thẳng, họ không chấp nhận vị trí Minh Hòa (thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Binh Long, nay thuộc Sông Bé), nơi ta đã báo tập trung số đông NVQS chuẩn bị trao trả cho họ. Họ còn cho bắn pháo và tổ chức hành quân lấn chiếm khu vực đó.

      
Logged

bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #116 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2014, 08:57:17 am »

Kính gửi bác giangtvx,
Trong đợt trao trả tù binh ở Lộc Ninh có xảy ra xô xát trong nội bộ tù binh của phía ta và Quân cảnh VNCH có can thiệp. Sự vụ cụ thể thế nào nếu bác nắm được thông tin từ các bác cựu trong đoàn 4 bên thì xin cho biết.
Cảm ơn bác đã đọc tin.
Ps: Tôi sẽ tìm lại hình ảnh từ phía Mỹ chụp cảnh này.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 04:20:55 am »

Việc này tôi không thấy nói đến. Nhưng sao ở Lộc Ninh lại có quân cảnh VNCH được? Đó là vùng giải phóng của ta và đương nhiên ta sẽ không cho phép quân cảnh VNCH tới đó. Hay bác nhầm với vụ ở Biên Hòa? Có phải vụ này không:


(là những "tù binh" béo tốt, hớn hở)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 04:37:52 am »

       (tiếp #115)

        Về thời gian, họ không báo cụ thể ngày bắt đầu và ngày kết thúc đợt.

        Trong phiên họp Trưởng đoàn ngày 5-3-1973, hai Trưởng đoàn ta đưa kế hoạch trao trả đợt 2 phía mình là:

        -       Số lượng: phía VNDCCH trả cho Mỹ 108 phi công tại Gia Lâm. Phía CPCMLT trả cho Mỹ 34 NVQS tại Gia Lâm, trả cho phía Sài Gòn 1.250.

        -       Địa điểm trao trả giữa hai bên Miền Nam: bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị), Tam Kỳ (Quảng Tín, nay thuộc Quảng Nam - Đa Nẵng), Đức Phổ (Quảng Ngãi), Bồng Sơn (Bình Định), Minh Hòa (Bình Long).

        Cho đến phiên họp trưởng đoàn ngày 7-3-1973, phía Sài Gòn mới đưa kế hoạch trao trả 6.300 NVQS tại 3 nơi: Quảng Trị. Bồng Sơn Lộc Ninh.

        Các Trưởng đoàn giao cho Tiểu ban tiếp tục bàn, và chiều 7-3 bốn bên dã thỏa thuận:

        -   Phía VNDCCR 1 trả cho Mỹ 108 phi công tại Gia Lâm.
        -   Phía CPCMLT trà cho Mỹ 34 người tại Gia Lâm, trả cho phía Sài Gòn 1.250 NVQS tại Lộc Ninh, Bồng Sơn, Đức Phổ và bác sông Thạch Hãn.
        -   Phía Sài Gòn trà 6.300 NVQS tại cùng các địa điểm với phía CPCMLT.
        -   Thời gian thực hiện từ 8-3 đến 13-3-1973.

        Ngay trong ngày 8-3, quân Sài Gòn dánh phá lấn chiếm xã Phổ Phong thuộc huyện Đức Phổ là nơi đã được thỏa thuận làm một điểm trao trả, làm chết 21 người dân, bị thương 40 người, bị họ bắt đi gần 100. Ngày 10-3, trung tướng Trần Văn Trà cực lực lên án sự vi phạm này và tuyên bố hủy bỏ chuyến trao trả tại Phổ Phong đã được định vào ngày 11-3.

        Đoàn ĐBQS CPCMLT được Đoàn ĐBQSVNDCCH ủng hộ đấu tranh mạnh, yêu cầu UBQT tổ chức điểu tra vụ vỉ phạm nghiêm trọng uày. UBQT đã phải cử Tổ lưu động đến Phổ Phong ngày 25-3-1973. Tổ dã gặp và hỏi một. số nhân chứng trong dân và lẽ ra đã có thể kết luận vi phạm nhưng do tính chất cơ cấu của UBQT, Tổ điều tra không thể đạt được sự nhất trí của cả bốn thành viên trong việc đánh giá sự kiện. (Đây cũng là một đặc điểm trong hiệu quả hoạt động của UBQT sẽ được nói rõ hơn trong một phần sau).

        Do sự kiện Phổ Phong, kế hoạch trao trả đợt 2 được: thực hiện không trọn vẹn:

        -   Phía VNDCCH trao trả đủ 108 phi công Mỹ.
        -   Phía CPCMLT cũng trả đủ cho Mỹ 34 người, còn với phía Sài Gòn chỉ trả được 1.004, thiếu 246 người không trả được ở Đức Phổ.
        -   Phía Sài Gòn trả 5.596 người, thiếu 704. viện lý do phía ta không trả người cho họ tại Đức Phổ.

        Cuộc đấu tranh để thực hiện đợt 3 và đợt 4 tiếp tục căng thẳng. Để làm áp lực, trong phiên họp ngày 12-3-1973, Trường đoàn Mỹ tuyên bố đình chỉ rút quân đợt 3 cho đến khi phía VNDCCH và CPCMLT trao danh sách trao trả cụ thể. Ngày 22-3-1973, Mỹ lại báo ngừng rút quân đợt 4 và đòi việc trao trả tù binh Mỹ bị bắt ở Lào cũng phải được tiến hành ở Hà Nội. Điều này bị ta bác bỏ.

        Cuối cùng họ cũng phải đi đến giải quyết bởi vi thời gian không thuộc về phía họ, ngày giờ rút hết quân và nhận hết người bị bắt đang được quốc hội và nhân dân Mỹ theo dõi sát. Lần này, ngoài Lộc Ninh và bắc sông Thạch Hãn các bên đã thỏa thuận thêm một số địa điểm: Thiện Ngôn (Tây Ninh), Kon Tum, Tam Kỳ (Quảng Nam).

        Đợt 3 được tiến hành từ 15 đến 19-3, đợt 4 từ 20 đến 28-3-1973.

        Trong đợt 3:

        -   Phía VNDCCH trả 108 phi công Mỹ.
        -   Phía CPCMLT trả cho Mỹ 32 người, cho phía Sài Gòn 1.315.
        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 7.200 người.

        Trong đợt 4:

        -   Phía VNDCCH trả cho Mỹ 73 phi công.
        -   Phía CPCMLT trả cho Mỹ 34 người, cho phía Sài Gòn 1.665 người.
        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 6.696 người.

        Tổng hợp kết quả trao trả thời kỳ BLHQS bốn bên đến khi kết thúc đợt 4 ngày 28-3-1973:   .

        -   Phía VNDCCH đã trả cho Mỹ 426 phi công và nhân viên không quân.
        -   Phía CPCMLT trà cho Mỹ 127 người, sau này thêm được một tủ bỉnh bị giam giữ ở Trà Vinh và trao trả tiếp ngày 1-4-1973 sau khi đá chuyển qua BLHQS hai bên trung ương. Ta cũng đả trả cho phía Sài Gòn 5.016 NVQS, còn lại 410 vì địa điểm trao trả Đức Nghiệp (Gia Lai) bị oanh tạc, sau này mới trả trong thời kỳ BLHQS hai bên.
        -   Phía Sài Gòn trả cho CPCMLT 26.492 người, còn giữ lại 242 (đã trao danh sách) với lý do là họ xin "hồi chánh" ở Biên Hòa. Trong số được trao trả, ta phát hiện có 71 thường phạm, trong cuộc trao trả hôm 27-1-1973, có 2.478 người không đúng tên, và hàng trăm dân thường bị bắt trong các cuộc càn quét.
Logged

bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #119 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2014, 09:56:28 am »

Tại sân bay Lộc Ninh - là nơi máy bay của VNVH chở tù binh tới trao trả - đã xảy ra 1 1 lộn xộn, không biết là có sự sắp xếp trước hay không, là cả 4 bên vất vả tranh cãi, xử lý vụ việc. Sự kiện xảy ra được cả 4 bên quay phim chụp hình, lưu trữ.

Hình ảnh phía Mỹ giải mật ngay trong năm 1973 cho thấy đó là tù nhân mang tên Nguyen Van Chang (Nguyên Văn Chằng ?) đã có sự xô xát với các bạn đồng tù. Lý do theo phía VNCH và Mỹ là ông ta không muốn được trao trả mà muốn ở lại với VNCH. Theo suy diễn cá nhân thì ông ta có lẽ là loại tù khai báo đã gây hại đến các bạn đồng tù nên khi được trao trả, các bạn đồng tù khác đã lao vào tấn công ông ta để trả thù. Ông ta đã phải bấu víu vào sự bảo vệ của ban giám sát quốc tế. Phía VNCH cũng xô vào can thiệp. Trong ảnh thấy rõ 1 người lính mang dấu hiệu QC của VNCH ...
Nguồn: US Army Photo Det, PAC; Loc Ninh 13 Mar 1973
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM