Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:09:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76277 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 01:47:00 am »


CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐOÀN ĐBQS CHÍNH PHỦ VNDCCH TRONG BLHQS 4 BÊN TRUNG ƯƠNG
Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít              


Thượng tướng LÊ QUANG HÒA
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQS CPVNDCCH trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng



Đại tá LƯU VĂN LỢI
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPVNDCCH trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ


Thiếu tướng HỒ QUANG HÒA
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPVNDCCH trong BLHQS 4 bên Trung ương

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2014, 01:59:16 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 01:56:33 am »


CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐOÀN ĐBQS CHÍNH PHỦ CMLTCHMNVN TRONG BLHQS 4 BÊN TRUNG ƯƠNG
Ban liên lạc Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít              


Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng


Thiếu tướng HOÀNG ANH TUẤN
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 2 bên Trung ương, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao


Đại tá VÕ ĐÔNG GIANG
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương, nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác và đầu tư


Thiếu tướng ĐOÀN HUYÊN
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2014, 02:08:25 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 02:09:48 am »



Thiếu tướng TRẦN VĂN DANH
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên Trung ương


Đại tá BÙI THANH KHIẾT
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên và 2 bên Trung ương, Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương


Thiếu tướng NGUYỄN VĂN SĨ
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQS CPCMLTCHMNVN trong BLHQS 4 bên và 2 bên Trung ương

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2014, 02:16:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 12:43:14 am »


BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ VÀ TRẠI "DAVIS"
NHỮNG THÁNG NGÀY...
     

THÀNH VIÊN BIÊN SOẠN

        -   Thiếu tướng HOÀNG ANH TUẤN (Chủ biên)
        -   Thiếu tướng NGUYÊN VĂN SĨ
        -   Thiếu tướng ĐOÀN HUYÊN
        -   Đại tá BÙI THIỆP
        -   Thiếu tá NGUYÊN PHƯƠNG NAM
        -   Đại tá HUỲNH KHÁNH QUANG

        Ban biên soạn chân thảnh cám ơn sự nhiệt tình cung cấp tài liệu, ảnh, và góp nhiều ý kiến quý báu về nội dung và cách thể hiện để hoàn thành tập sách này của các đổng chí:

        -   Đồng chí VÕ ĐÔNG GIANG
        -   Đại tá NGÔ VĂN SƯƠNG
        -   Thiếu tướng NGUYÊN ĐÔN TỰ
        -   Đồng chí DƯƠNG ĐÌNH THẢO
        -   Đại tá NGUYÊN VĂN TÒNG
        -   Đồng chí NGUYỄN NGỌC DUNG
        -   Đồng chí LÂM  TẤN TÀI
        và một số đồng chí khác.

        Khi việc biên soạn tập sách này sắp được hoàn thành anh em dự định mời đồng chí thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hợp quân sự bốn bên trung ương và buổi đầu Ban liên hợp quân sự hai bên trung ương, viết lời tựa cho cuốn sách, song đồng chí đã đột ngột qua đời trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình, đồng chí và bạn bè.

        Với tất cả tấm lòng kính trọng và mến yêu. anh chị em nhớ đến Anh, người thủ trưởng kiên định và tài trí đã dẫn dắt anh chị em đi vào cuộc chiến đấu mới, đấu tranh chính trị và pháp lý công khai giữa sào huyệt đối phương, trong lòng đồng bào Sài Gòn bất khuất. Rồi Anh lại trở về điều khiển hoạt động chiến trường, hỗ trợ có hiệu quả cho Đoàn trên bàn hội nghị, và sau ngày toàn tháng đã đón nhận phần lớn anh chị em về Ủy ban quân quản Sài Gòn - Gia Định giải phóng, đặt cơ sở bước đầu cho việc ổn định tinh hình và quản lý thành phố Hồ Chí Minh "rực rỡ tên vàng".

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2014, 09:04:49 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 09:02:53 am »


LỜI NÓI ĐẦU

1

        Trong quá trình đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước ta, Hiệp định Paris danh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường đi đến tháng lợi hoàn toàn. Điều cốt lõi nhất là: Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam; trong 60 ngày phải rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ tất cả căn cứ quân sự cùa Mỹ và của nước ngoài khác; Mỹ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam ở nguyên trạng. Hiệp định Paris thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và công nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

        Theo Hiệp định, các bên ký kết thỏa thuận cử ra cơ quan liên hợp quân sự để bảo đảm thực hiện một số điều khoản về quân sự và cũng là những điều khoản quan trọng đầu tiên: ngừng bắn, rút quân Mỹ và quân nước ngoài, trao trả người bị bắt, xác định vùng kiểm soát của các bên, thay thế vũ khí, v.v...

        Một số cán bộ chiến sĩ ta và cán bộ nhân viên ngoài quân đội, trường thành từ nhiều chiến trường, quê quán ở mọi miền đất nước, đã được chọn để hình thành Đoàn đại biểu quân sự Chính phù cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (song song với Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa) vào Tân Sơn Nhất tham gia Bạn liên hợp quân sự bốn bên, sau đó là Ban liên hợp quân sự hai bên và Tổ liên hợp quân sự bốn bên.

        Họ đã có mặt từ ngày đầu theo quy định của Hiệp định và trụ lại đến ngày cuối cùng giải phóng Sài Gòn và giải phóng hoàn toàn miền Nam.

        Đến nay hầu hết đã về hưu và già yếu. Một số đã ra đi vì bệnh tật và tuổi tác. Từ đầu năm 1989, anh chị em tại thành phố Hổ Chí Minh hằng năm vẫn gặp gỡ nhau, vui mừng thấy nhau còn khỏe, và cùng nhau ôn lại những ngày cùng sống và đấu tranh đầy kỷ niệm trước đây. Họ đã tập hợp nhau vào Câu lạc bộ truyền thống Trại Davis, thuộc hệ thống Hội Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh.

        Hơn 21 năm đã qua từ ngày họ kết thúc nhiệm vụ. Bây giờ đây và nhất là sau này, có thể sẽ có người muốn tìm hiểu xem cuộc đấu tranh cùa ta tại cơ quan liên hợp quân sự đã diễn ra như thế nào và đưa lại được kết quả gì, các đoàn đại biểu của ta đã sống và đấu tranh như thế nào trong hơn hai năm trời tại khu vực trung tâm đầu não của kẻ thù, bốn bề bị quân địch bao vây, họ đã làm sao để tồn tại đến ngày cuối cùng giải phóng, đặc biệt sự có mặt của họ ở đó đã có tác dụng gì và giúp ích gì cho cuộc đấu tranh khi ta đã phải chuyển qua dùng hành động vũ trang để giải phóng Sài Gòn và miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

        Để góp phẩn ghi lại lịch sử đấu tranh chung trong thời kỳ sôi động đó, anh chị em câu lạc bộ Trại Davis thấy trách nhiệm phải cùng nhau kể lại phần hoạt động của mình, viết thành tập sách nhỏ "BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ VÀ TRẠI DAVIS, NHỮNG THÁNG NGÀY...".

        Họ không phải là những nhà viết sử, cũng không phải nhà văn. Những điều được viết ra có thể không diễn đạt hết những gì cần nói và muốn nói, lời văn có thể có những chỗ chưa lưu loát Nhưng họ là những người trong cuộc, là "nhân chứng lịch sử". Những chuyện được kể lại đều là sự thật.

        Nếu như tập sách nhỏ này đáp ứng được phần nào yêu cầu của những người muốn tìm hiểu về một mặt đấu tranh khá đặc biệt, trong thời kỳ đấu tranh cách mạng phong phú của quân và dân ta sau Hiệp định Paris, thì đó là niềm phấn khởi và nguồn động viên lớn đối với anh chị em đã góp sức cùng nhau làm ra tài liệu khiêm tốn nảy.

        Tập sách này tập trung chủ yếu nói về hoạt động của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (vì tuy cùng đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất, của Quân ủy trung ương, Đoàn đại biểu quân sự Chính phù Việt Nam dân chủ cộng hòa được tổ chức và chỉ đạo cụ thể riêng, những người biên soạn tài liệu này không nắm được hết).
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2014, 10:19:29 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 07:57:07 am »


2

        Như ta đã biết, thất bại trong cuộc chiến tranh kéo dài, hao người tốn của và thất nhân tâm, bị cả nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối, Chính phủ Mỹ buộc phải đi đến ký kết Hiệp định Paris. Nội dung văn bản đã được thỏa thuận, chỉ cần chờ ký thi chính quyền Nixon lật lọng, trong tháng 12-1972 cho tiến hành đợt oanh tạc ác liệt bằng không quân vào Hà Nội và một số nơi khác ở miền Bắc, hòng ép ta phải nhân nhượng sửa đổi một số điều khoản. Đợt tập kích đã thất bại thảm hại, dư luận báo chí thế giới gọi đó là "trận Điện Biên Phủ trên không", cuối cùng thi Mỹ cũng phải ký Hiệp định Paris vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 với hầu như nguyên văn toàn bộ các điều đã được thỏa thuận hồi tháng 10 năm 1972.

        Mỹ ký Hiệp định để thoát khỏi cuộc sa lầy, rút hết quản Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, giảm bớt gánh nặng tốn kém tiền của, nhưng Mỹ vẫn nuôi tham vọng giành thắng lợi thông qua tay sai. Trong thời gian 60 ngày của Ban liên hợp quân sự bốn bên, phía Mỹ có thực hiện một số điều khoản liên quan để bảo đảm cho việc rút quân được trôi chảy và an toàn, và để nhận hết tù binh và nhân viên dân sự bị ta bắt trong cuộc chiến. Sau đó không còn lợi ích trực tiếp và bức xúc nữa, Mỹ càng dung túng cho phía Sài Gòn vi phạm Hiệp định, đánh phá lấn chiếm vùng giải phóng của ta, phá hoại hoạt động của Ban liên hợp quân sự, và trong điều kiện Mỹ đã rút hết quân Mỹ cố chi viện cho bọn tay sai mạnh lên để giữ miền Nam Việt Nam trong quỹ đạo của Mỹ. Trước thời điểm ngừng bắn có hiệu lực, tướng C.Abrams tư lệnh lực lượng trợ chiến của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) đã triển khai tiếp tế cho phía Sài Gòn hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh theo kế hoạch gọi là "tăng cường hỗ trợ".

        Về phía Nguyễn Văn Thiệu, trước: sau vẫn chống lại việc thỏa thuận và ký kết Hiệp định nhưng vì lệ thuộc Mỹ nên phải tham gia ký và phải miễn cưỡng đi vào thực hiện.

        Buộc phải tham gia đàm phán, lập trường của Nguyễn Vãn Thiệu là:

        -   Không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời là một bên bình đẳng mà chỉ là một bộ phận của phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa; trong Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc ngoài một bên là Chính phủ Việt Nam cộng hòa" phía bên kia gồm đại diện tất cả các lực lượng chính trị ở miền Nam trong đó Mặt trận dân tộc giải phóng chỉ là một thành viên chứ không thể là một bên ngang hàng.

        -   "Quân Bắc Việt", tức quân đội từ miền Bắc vào, phải rút khỏi miền Nam cùng với quân Mỹ. Khu phi quân sự giữa miền Nam và miền Bắc phải là một biên giới an ninh giữa hai bên.

        -   Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc không thể có quyền lực như một chính phủ.

        Ta đã biết là tất cả các yêu sách đó đều bị loại ra khỏi Hiệp định Paris: Chính phủ cách mạng lâm thời là một trong bốn bên bình đẳng đàm phán và ký kết; quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ phải rút hết, còn "các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí. Ban liên hợp quản sự hai bên sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát..."; "Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau"; "giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyển 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ...".; "Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định..."; "Hội đồng sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ".

        Không cam chịu thất bại, Nguyễn Vãn Thiệu và phe nhóm cực đoan đi vào phá hoại việc thực hiện. Ngay từ những ngày đầu và những việc đầu sau khi ký kết, họ đã tìm mọi cách gây khó khăn cản trở cho việc triển khai thi hành Hiệp định, cả trên chiến trường và tại cơ quan liên hợp quân sự, càng về sau càng phá hoại nghiêm trọng và trắng trợn hơn. Mưu đồ của Thiệu được Mỹ đồng tình là tìm cách lấn chiếm thu hẹp vùng giải phóng của ta hòng kiểm soát tuyệt đại bộ phận lãnh thổ và dân số, tiến tới giải quyết vấn đề bằng quân sự.

        Tuy nhiên Mỹ vẫn bị ràng buộc với Hiệp định Paris, trước hết vì nó là một văn kiện pháp lý quốc tế trong đó Chính phù Mỹ đã có những cam kết long trọng, lại được một hội nghị quốc tế lớn bảo đảm, sau nữa Mỹ vẫn còn lợi ích lâu dài là vấn đề tìm kiếm người mất tích và hồi hương hài cốt, vì vậy Mỹ không thể để Thiệu hoàn toàn tự do phá Hiệp định, mà vẫn phải kiềm chế nó trong giới hạn nhất định.

        Chính do những lợi ích phức tạp, mâu thuẫn và chồng chéo đó mà Hiệp định Paris có một ít điều được thực hiện, nhiều điều bị phá hoại, từ cục diện lẽ ra hòa binh ngày càng được cùng cố đã chuyển dần sang đối đầu vũ trang, cuối cùng trở lại tình trạng chiến tranh thật sự trên toàn miền Nam giữa quân của phía Sài Gòn và lực lượng vũ trang cách mạng.

        Về phần ta, Hiệp định Paris mới đáp ứng được một vế trong lời thơ Tết của Hồ Chủ tịch là "đánh cho Mỹ cút", nhưng là vế cơ bản nhất. Quân Mỹ và quân nước ngoài theo Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam trong khi toàn bộ lực lượng vũ trang của ta lại được giữ nguyên. "... Chính sách cùa Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam rất rõ ràng: thi hành nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản của Hiệp định Paris và sẵn sàng chấp nhận cuộc đọ sức chính trị...'' (Trích từ "Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris", trang 420, của Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ). Nếu Mỹ - Thiệu cũng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp đinh, ta sẽ giành thắng lợi theo con đường hòa bình và sẽ nó bước đi thích hợp để thực hiện các quyền dân tộc cơ bản cùa nhân dân ta mà Hiệp định Paris đã thừa nhận. Trong trường hợp địch gây lại chiến tranh thì họ tất phải chuốc lấy hậu quả: với so sánh lực lượng đã thay đổi, ta đã ở trên thế mạnh. Lịch sử đã cho thấy cục diện miền Nam diễn biến theo hướng nào. Điều khá đặc biệt là, trong khi buộc phải chuyển sang giải phóng miền Nam bằng hành động quân sự, ta vẫn tận dụng được lợi thế chính trị và ngoại giao do Hiệp định Paris đem lại: các Đoàn đại biểu của ta tại các cơ quan liên hợp quân sự vẫn trụ lại vững vàng tại Tân Sơn Nhất tiếp tục đấu tranh và phối hợp chặt chẽ với chiến trường cho đến ngày toàn thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2014, 08:14:58 am »

"TIẾN VỀ SÀI GÒN"

        Trong quý Iv năm 1972, khi Hiệp định Paris có triển vọng được ký kết, Bộ Chính trị giao cho Quân ủy trung ương chỉ đạo thành lập các đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban liên hợp quản sự bốn bên. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời được hình thành từ ba nguồn: Paris về, Hà Nội vào và vùng giải phóng ra.

        Theo tinh thần đó, tại miền Nam tháng 10 năm 1972. Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền chỉ định một bộ phận nghiên cứu dự thảo Hiệp định lấy tên là Đoàn 315, gồm cán bộ rút ra từ các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần Miền và cơ quan Trung ương Cục, giúp Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền tổ chức lực lượng từ vùng giải phóng ra tham gia cơ quan liên hợp quân sự và sau này giúp theo dõi chỉ đạo các đoàn đại biểu cùa Chính phủ cách mạng lâm thời.

        1.   Từ Paris về

        Sáng 27 tháng 1 năm 1973, đồng thời với việc ký Hiệp định, phái đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời (CPCMLT) tại Paris cử đại tá Đặng Văn Thu, ủy viên quân sự của phái đoàn, nay được chỉ định làm Phó trường đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời (ĐBQS CPCMLT), đáp máy bay về thẳng Sài Gòn cùng một số sĩ quan và phiên dịch để kịp họp cấp phó trưởng đoàn chuẩn bị cho việc triển khai Ban liên hợp quân sự (BLHQS) bốn bên (Đặng Văn Thu tức đồng chí Đoàn Huyên, sau nàv là thiếu tướng). Một bộ phận của phái đoàn Việt Nam dân chú cộng hòa (VNDCCH) do đại tả Lưu Văn Lợi, được chỉ định làm Phó trưởng đoàn ĐBQS VNDCCH dẫn đầu cũng từ Paris cùng về. Một trung tá Mỹ chịu trách nhiệm hướng dẫn cá hai đoàn về Sài Gòn. Cùng đi còn có Phó trưởng đoàn Ba Lan trong Ủy ban quốc tế (UBQT) kiểm soát và giám sát.

        Trưa 28 tháng 1 năm 1973 đến Băng Cốc, có một đại diện Bộ Ngoại giao Thái Lan ra đón và bố trí nghỉ tạm tại sân bay. Chiều 28 tháng 1, một máy bay C47 của Mỹ đưa hai đoàn về Tân Sơn Nhất, đổ tại khu vực sân bay quân sự.

        Đến đây bắt đầu gặp chuyện rắc rối đầu tiên do phía Sài Gòn gây ra: để thể hiện chủ quyền quốc gia, họ đòi phải làm thủ tục nhập cảnh tức phải xin thị thực nhập cảnh của chính quyền họ. Hai đoàn ta không chấp nhận vi không thể bị coi như người nước ngoài hoặc Việt kiều về nước, mà là các đoàn đại biểu Việt Nam đến miền Nam để cùng các bên khác thi hành Hiệp định (vả lại về thực chất ta không coi miền Nam dưới chế độ Sài Gòn là một quốc gia.Ta dựa vào việc được hưởng các quyền miễn trừ ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Nghị định thư về ngừng bắn và về các BLHQS (được ký cùng lúc với Hiệp định Paris), nhất là chuyến về này đã được bốn bên thỏa thuận tại Paris và đã có một trung tá Mỹ tháp tùng, ta nhất quyết không làm. Cuộc đấu tranh kéo dài từ chiều 28 tháng 1 đến chiều hôm sau 29 tháng 1 năm 1973, cả hai đoàn ngồi tại chỗ trên máy bay, không nhân nhượng. Phía Mỹ phải cử người ra phục vụ các bữa ăn và giải quyết các nhu cầu vệ sinh của anh em. Tối 28 tháng 1, Đoàn Mỹ trong BLHQS bốn bên gửi cho các đồng chí ta (ngồi trên máy bay) công hàm phản đối việc đại diện hai đoàn đại biểu của ta không đến dự phiên họp đầu tiên cấp phó trưởng đoàn đã được thỏa thuận tiến hành vào tối 28 tháng 1. Ta trả cực lực phê phán phía Mỹ và Sài Gòn cố tình gây khó khăn cản trở khiến ta không đến họp được, đòi họ phải lập tức đưa ta về trụ sở dành cho hai đoàn mà không được kèm theo điều kiện nào. Phía Mỹ xoa dịu, đổ lỗi cho phía Sài Gòn và nói đã báo cáo về Washington để can thiệp.

        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 01:04:40 am »

        Sảng 29 tháng 1. phía Sài Gòn hạ thấp yêu cầu, đề nghị ta chỉ lập bản "manifest", tức bản danh sách ghi rõ cấp bậc chức vụ từng người, họ sẽ tự làm thủ tục nhập cảnh. Ta vẫn kiên quyết phản đối.

        Cuối cùng chắc do sức ép của Mỹ, khoảng hơn 14 giờ ngày 29 tháng 1 phía Sài Gòn buộc phải chấp nhận không làm thủ tục nhập canh cũng như "manifest" nữa, và phía Mỹ đưa xe đến đón về trụ sở dành cho ta tại Trại Davis Phiên họp đầu tiên các phó trường đoàn bốn bên bắt đầu vào tối 29 tháng 1 năm 1973.

        Ta đã giành một thắng lợi đầu tieentreen con đường đấu tranh phức tạp gay go tại cơ quan LHQS. Thực ra phía Mỹ và Sài Gòn phải nhượng bộ không phải do vấn đề quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao (các quyền này trong công ước Vienne cũng không gồm việc miễn thị thực nhập cảnh vì đây là chủ quyền quốc gia của các nước) mà chính là vi lợi ích của Mỹ: Hiệp định được ký rồi, thời hạn rút hết quân Mỹ và nhận hết người bị bắt đã được ấn định cụ thể. để chậm ngày não sẽ thêm khó khăn rắc rối cho Chính phủ Mỹ ngày ấy. Vì vậy Mỹ buộc phía Sài Gòn phải nhân nhuợng. lui bước trước một vấn đề có tính nguyên tắc đối với họ, còn ta thi giữ được một vấn đề có tính nguyên tắc đối với ta Điều này cho thấy tính chất tay sai và mức độ lệ thuộc của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu đối với Mỹ.

        2.   Từ Hà Nội vào:

        Song song với bộ phận từ Paris về, tại Hà Nội đồng chí Võ Đông Giang (Đại sứ lưu động của CPCMLT đang đi công tác nước ngoài vừa được gọi về) cũng được chỉ định làm đại tá Phó trưởng đoàn ĐBQS CPCMLT và ngày 28 tháng 1 năm 1973 cùng một phiên dịch được phái đi trước vào Sài Gòn, đồng thời với đoàn tiền trạm VNDCCH do trung tá Nguyễn Đôn Tự (sau này là thiếu tướng) phụ trách, cả hai cùng đi trên chuyến máy bay của UBQT trong đó có một đại biểu Đoàn Ba Lan cũng đi Sài Gòn. Đến Tân Sơn Nhất, nhân viên an ninh của phía Sài Gòn lên máy bay phát cho mỗi người một mẩu giấy in sẵn, có tiêu đề "Việt Nam cộng hòa", "Giấy xin nhập cảnh", yêu cầu điền vào để "làm thủ tục nhập cảnh”. Sau khi hội ý chớp nhoáng, hai đoàn ta không chấp nhận: Việt Nam là một nước, người Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam việc gì phải "nhập cảnh"? Hơn nữa máy bay này là của UBQT (được quyền đi lại ở Việt Nam để làm nhiệm vụ giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định), phía ta đã bàn với phía Mỹ và Sài Gòn tại Paris và đã làm mọi thủ tục cần thiết với Ủy ban rồi. Ta đề nghị đại biểu của Đoàn Ba Lan làm việc với phía Mỹ và Sài Gòn để các đồng chi ta được đưa về trụ sở của hai đoàn như đã thỏa thuận. Đồng chí đại biểu Ba Lan đi vào nhà ga khoảng hơn nửa giờ rồi trở lại nói Đoàn ta cứ xuống máy bay, đã có xe đón về nơi ở. Sau này ta hỏi lại, đổng chí Cho biết là đã làm một bàn kê, ghi danh sách và cấp bậc các cán bộ hai đoàn ta đã được UBQT đổng ý để cùng đi vào làm nhiệm vụ trong BLHQS. Đồng chí nói đã nhấn mạnh thêm với họ là không nên gây khỏ khăn cho những người đi tiền trạm, điều đó đồng nghĩa với việc cản trở thi hành Hiệp định.

        Khi Đoàn ra khỏi máy bay thì thấy 4 - 5 chiếc xe jeep đợi sẵn, cắm cờ chữ nhật màu trắng. Các sĩ quan liên lạc Mỹ và phía Sài Gòn cũng đều mang băng trắng. Hỏi là cái gì thì một sĩ quan Mỹ trả lời đó là cờ và băng của BLHQS, phía ta cũng nên đeo băng vào. Các đồng chi ta gạt phăng, nói cờ băng cua BLHQS phải được cả bốn bên bàn và thỏa thuận, hơn nữa ai cũng biết cờ tráng là cờ đầu hàng, không ai có thể chấp nhận một điều quái gở như vậy cho BLHQS, yêu cầu cất bỏ ngay. Có thể dây là một cú "nắn gân" thử đã tính đến các tình huống phản ứng nên viên sĩ quan liên lạc Mỹ lặng lẽ cất các lá cờ trắng khỏi xe mà không phải xin chi thị cấp trên, và sau đó không còn thấy người phía Mỹ và phía Sài Gòn mang băng trắng nữa.

        Nói là tiền trạm nhưng các đồng chí ta cũng chỉ làm được việc nắm tình hỉnh nhà của và thiết bị trong nội vi khu Trại Davis, không chủ động hoạt động được gì thêm: đêm 28 tháng 1 năm 1973, nhờ thông tin của đồng chí đại biểu Ba Lan mà biết được các đoàn ta đang bị kẹt ở sân bay do vấn đề "thủ tục nhập cảnh", nhưng không ra vào được sân bay và cũng chẳng có cách gì để can thiệp.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2014, 03:16:14 am »

*

*       *

        Khi Hiệp định Paris sắp được, ký, một số cán bộ miền Nam đang công tác hoặc học tập ở miền Bắc được quyết định về tập trung ở Hà Nội và tổ chức hành quân bằng xe theo đường Trường Sơn vào Nam để tham gia Đoàn ĐBQS CPCMLT. Đến Tĩnh Gia (Thanh Hóa) một số lại được lệnh trở ra Hà Nội để đi máy bay vào Sài Gòn cho kịp, số còn lại tiếp tục hành quán đường bộ, mất 23 ngày đêm mới đến Lộc Ninh. Dọc đường bị máy bay địch bắn phá, cháy 4 xe, hỏng 7 xe, một đồng chí bị bòng khá nặng nhưng vẫn tha thiết xin được tiếp tục đi với đoàn. Từ Lộc Ninh sau này họ được đón ra Tân Sơn Nhất bằng máy bay lên thẳng của BLHQS bốn bên.

        Bộ phận trở ra Hả Nội gồm một số cán bộ cốt cán được chỉ định tham gia BLHQS trung ương và các BLHQS khu vực, ngày 28 tháng 1 năm 1973 lên một mảy bay C130 của Mỹ cùng lúc với một chiếc C130 khác đón Đoàn ĐBQS CPVNDCCH do thiếu tướng Lê Quang Hòa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm Trưởng đoàn. Đến Tân Sơn Nhất tại khu vực quân sự. phía Sài Gòn cũng đòi phải làm thù tục nhập cảnh cả hai đoàn đều cực lực phản đối và cũng phải ở trên máy bay đêm 28 tháng 1. Chiều 29 thảng 1 năm 1973 họ cũng phải giải quyết như đối với bộ phận từ Paris về và Mỹ cho xe đón về trụ sở của ta tại Trại Davis

        Như vậy là không hẹn mà nên, không tiếp xúc trao đổi được với nhau, tất cả các bộ phận từ Paris về cũng như từ Hà Nội vào đều biểu thị một thái độ nguyên tắc như nhau và đã buộc đối phương phải nhượng bộ.

        2.   Từ vùng giải phóng ra:

        Bộ phận này (đông hơn hai bộ phận từ Paris về và từ Hà Nội vào) được chuẩn bị xong và sẵn sàng vào Sài Gòn ngày 28 tháng 1 năm 1973 như đã thỏa thuận, do trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền, Trường đoàn ĐBQS CPCMLT dẫn đầu. Địa điểm hẹn cho máy bay lên thẳng Mỹ đến đón là sân bay Thiện Ngôn ở phía Bắc Tây Ninh, ngay trên quốc lộ 22, trong chiến tranh là căn cứ cua một chiến đoàn Mỹ, sau chuyển giao cho quân đội Sài Gòn vả đã bị ta tiêu diệt trong chiến dịch Nguyễn Huệ (1972). ở đây lại cũng gặp một trò phá hoại nữa của họ: đến giờ hẹn không thấy máy bay lên thẳng Mỹ tới đón mà có hai máy bay chiến đấu của quân Sài Gòn đến lượn và ném bom quanh sân bav Thiện Ngôn. Ta đã đề phòng tình huống địch phản trắc nên đã chuấn bị thêm một địa điểm khác ở Lộc Ninh, thị trấn trên quốc lộ 13 phía Bắc Binh Long (nay thuộc Sông Bé) sát biên giới với Cam-pu-chia, cũng được giải phóng năm 1972.

        Ta nghiêm khắc lẽn án hành động lật lọng của phe Mỹ, quyết định chuyển điểm hẹn đón sang Lộc Ninh, đòi Mỹ phải trực chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho đoàn ta. Do sự trục trặc đó mà Đoàn ta từ vùng giải phóng ra bị chậm mấy ngày. Việc chuyển địa điểm này hóa lại có cái hay: Lộc Ninh là thị trấn đông dân, gần như là thủ phủ của vùng giải phóng gắn liền với cơ quan chỉ đạo và chỉ huy của Miền. Ngày 1 thảng 2 năm 1973 trở thành một ngày hội, đông đảo đổng bào mang cờ và biểu ngữ tấp nập tập trung về sân bay để tiễn Đoàn đại biểu của ta. Cuộc tập hợp chuyển thành một cuộc mít tinh trang trọng. Một trung tá Mỹ cùng thượng tá Lê Trực (từ Paris đã về Tân Sơn Nhất trước) đưa đoàn máy bay lên thẳng vào đón. Khi thế cuộc tiễn đưa là biểu hiện tình cảm và thái độ của nhân dân đối với Đoàn dại biểu của ta, đối với cuộc đấu tranh sắp tới tại cơ quan LHQS. Nó chắc chắn gây ấn tượng không những đối với những người Mỹ đến đón mà cả đối với phía Mỹ nói chung. Trong ngày1 tháng 2 năm 1973 ba đợt máy bay Mỹ và ngày 2 tháng 2 hai đợt nữa đã đón hết Đoàn ta vào Tân Sơn Nhất. Đến đây không còn vấn đề rắc rối nhập cảnh nữa, ta chỉ trao ban danh sách rồi đoàn xe Mỹ đón về Trại Davis.

        Lúc này bộ phận Đoàn 315 ở lại Lộc Ninh giúp theo dõi và bảo đảm hậu phương cho Đoàn được đặt. tên là Đoàn 315A do đại tá Lương Văn Nho (sau này là thiếu tướng) Tham mưu phó Miền phụ trách, còn đoàn ra Tân Sơn Nhất về mặt nội bộ lấy tên Đoàn 315B.

        Từ đó về sau Lộc Ninh trở thanh điểm đỗ cho các chuyến bay liên lạc hàng tuần của Đoàn đại biểu CPCMLT với hậu phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2014, 06:14:04 am »


TRẠI DAVIS


        Điều 11 của Nghị định thư về ngừng bắn và về cả BLHQS (kèm theo Hiệp định Paris) quy định BLHQS bốn bên trung ương đóng tại Sài Gòn. Trước khi ký kết, trong một phiên họp chuyên viên của bốn phái đoàn tại Paris bàn chuẩn bị triển khai việc thi hành Hiệp định, phía Mỹ đề nghị đặt nơi ở và làm việc của Đoàn ĐBQS của CPVNDCCH và CPCMLT tại một địa điểm trong khu vực Tân Sơn Nhất và đưa ảnh giới thiệu. Với mong muốn tạo. điều kiện đế BLHQS kịp triển khai hoạt động theo thời gian Hiệp định quy định, các chuyên viên hai phái đoàn tạm đồng ý, và thế là Trại Davis trở thành trụ sở chung của hai đoàn. Ta củng nói rõ đây chỉ là chỗ tạm thời, còn trụ sở chính thức lâu dài phải được đặt trong thành phố.

        Đây vốn là doanh trại của một đơn vị chuyên môn thuộc không quân Mỹ. Được biết nó mang tên này là để kỷ niệm người lính Mỹ đầu tiên chết tại miền Nam Việt Nam Davis.

        Trại Davis ở gần sát góc tây nam sân bay Tân Sơn Nhất, phía tây nhà ga sân bay hiện nav, nay thuộc địa phận phường 12 quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực quân sự. Khu doanh trại có hình gần 200 mét, cạnh đáy khoảng 100 mét. Nhà cửa hầu hết là nhà gỗ, lợp tôn phi-brô, đặt trên những bệ bê tông theo kiểu nhà sàn. Có 3 đáy nhà gỗ quây quần thành hình chữ u và một dãy nhà chéo. Trong lòng chữ u có một ít nhà xây trệt, dùng làm nơi sinh hoạt tập thể (phòng họp, nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm...). .Giữa các đáy nhà là những con đường nội bộ, tráng nhựa, ở rìa phía nam và phía đông có sân quần vợt, sân xi măng bóng rổ và bóng chuyền.

        Về mặt diện tích nhà ở và mặt bàng đất đai cần thiết cho sinh hoạt của một đơn vị tập thể thì không có gì đáng nói lắm. có điều là địa hình rất trống trải, chỉ lác đác vài cây trứng cá không đủ bóng mát, suốt ngày nắng chói chang. Mặt khác vì ở sát sân bay nên ngày đêm tiếng máy bay gầm rít liên tục gây khó chịu vô cùng. Nhưng điều đáng nói là vị trí của nó nằm sâu trong khu căn cứ quân sự, bao quanh bốn bề là lớp lớp hàng rào kẽm gai dày đặc với vòng trong vòng ngoài vọng gác và lô cốt quân Sài Gòn, xa trung tâm thảnh phố, cách biệt hẳn với dân. Đây chính là điều gây bực bội nhất đối với các đồng chí ta ở cả hai đoàn, và cũng là dụng ý có tính toán của Mỹ và phía Sài Gòn: không những ở cấp trung ương mà tại các nơi có qui định lập BLHQS khu vực và các Tổ LHQS địa phương, họ cũng đều bố trí trụ sở các đoàn đại biểu của ta như vậy. Hai đoàn ta - tại BLHQS bốn bên và sau này tại BLHQS hai bên - nhiều lần đòi chuyển vào thành phố theo đúng qui định của Hiệp định, phía Mỹ và Sài Gòn đều kiếm cớ khước từ. Điều mà phía Thiệu kiêng ky nhất là việc các dồng chí ta, những đại diện của quân đội cách mạng, có thể tiếp xúc với nhân dân. Họ sợ cả việc đồng bào nhìn ở cho đoàn đại biểu của ta thì họ đều cắm sâu vào giữa các căn cứ quân sự. Cả trong vấn đề cung cấp lương thực thự phẩm và các nhu yếu phẩm khác họ cũng không để các đồng chí ta tự mình đi chợ mà phải đặt hàng qua các nhà thầu do họ phải đến. hẩu hết là vợ con sĩ quan hoặc là cán bộ nhân viên tổ chức Thiên Nga", một tổ chức phản dộng dùng toàn phụ nữ, trực thuộc ngành An ninh quân đội Sài Gòn.

        Thế là suốt hơn hai năm ba tháng, từ cuối tháng 1-1973 đến đầu tháng 5-1975. hai đoàn ĐBQS của ta đã phải sống tại khu Trại Davis này cho đến khi. với việc giải phóng Sài Gòn, nó trở thành "đại bản doanh" đầu tiên cùa ta ở thành phố này: trong buổi đầu Sái Gòn giải phóng, thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đã đến ngay đây và chủ trì cuộc họp với cán bộ quân sự cao cấp trong thời điểm ấy, đây là nơi tốt nhất đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo mật, vì đây là "vùng giải phóng đầu tiên cùa ta tại Sài Gòn" như các đồng chí Lê Đức Thọ vả Phạm Hùng, đã có lần nói vui.

        Trại Davis chỉ là chỗ ở của hai đoàn đại biểu ta. Khu hội trường dành cho các cuộc họp của BLHQS được bố trí ở một chỗ khác cách đó khoảng 500 mét, đều nằm trong khu căn cứ quân sự Tân Sơn Nhất. Báo chí hồi đó thường nhắc đến cái tên "Trại Davis" vì nó là một ốc đảo cách mạng lọt thỏm giữa sào huyệt đối phương, mọi điều kiện sinh hoạt và hoạt động đều lệ thuộc vào thái độ của "chủ nhà” mà vẫn đấu tranh không khoan nhượng, và chính sự đấu tranh đó lại bảo đảm cho họ tiếp tục đứng vững ở vị tri của mình. Cái tên "Trại Davis” trờ thành như một biểu tượng.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM