Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:51:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76272 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2014, 01:38:39 pm »

        Thực ra, sự cố đã xảy ra từ tối hôm trước. Lúc 20 giờ ngày 11 tháng 2 năm 1973, Trưởng tiểu ban trao trả của phía Sài Gòn báo cho ta biết là, tất cả 935 anh em tù binh ta ở nhà lao Biên Hoà trong danh sách được trao trả đợt 1 nhất định không chịu đi Lộc Ninh (140 ngưòi) và Quảng Trị (795 người). Phía Sài Gòn hỏi lý do thì anh em ta không nói mà một mực đòi được gặp đại diện của hai Đoàn đại biểu ta trong Ban Liên hợp quân sự ở Sài Gòn. Hai Đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương lập tức yêu cầu phía Sài Gòn cho sĩ quan trao trả ta đến Biên Hoà để trực tiếp gặp gỡ anh em tù binh và xác minh sự việc. Sau nhiều cuộc tranh luận gay gắt giữa hai bên và nhiều trở ngại do phía Sài Gòn dựng nên, khoảng 10 giờ sáng ngày 12 tháng 2 năm 1973 các sĩ quan trao trả ta cũng đến được nhà lao Biên Hoà và gặp 12 đại diện của anh em tù binh ta đang bị giam giữ tại đây.

        Đúng là anh em tù binh ta nhất định không chịu lên máy bay để đi Lộc Ninh và Quảng Trị mà đấu tranh kiên quyết để được gặp đại diện của hai Đoàn đại biểu ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương. Nhưng lý do là vì anh em ta không tin mình sẽ được chính quyền Sài Gòn trao trả cho phía cách mạng mà có thể bị chúng đưa đi thủ tiêu bí mật hoặc giam giữ ở một nơi khác hà khắc hơn, như đã từng xảy ra vài lần trước đó. Tìm hiểu kỹ thêm thì sĩ quan trao trả ta được biết, anh em tù binh ta ở nhà lao Biên Hoà không được phổ biến nội dung Nghị định thư về trao trả tù binh của Hiệp định Pa-ri. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trao trả, chúng ta còn phát hiện ra rằng, phía Sài Gòn không hề phổ biến (thực tế là họ rất sợ phổ biến) nội dung liên quan của Nghị định thư và Hiệp định cho những người của ta bị chúng giam giữ, dù đó là anh em ta bị giam giữ ở Côn Đảo, Phú Quốc hay Biên Hoà, dù là anh em ta được trao trả ở Lộc Ninh, Thiện Ngôn hay Quảng Trị, dù đó là anh em ta được trao trả trong đợt đầu tiên hay đợt cuốỉ cùng theo Hiệp định Pa-ri. Đó là một sự vi phạm trắng trợn Hiệp định của Mỹ - ngụy. Sau khi được tiếp xúc với các sĩ quan trao trả ta và được nghe giải thích cặn kẽ về Hiệp định, 935 anh em tù binh ta đều đồng thanh reo hò và sẵn sàng lên máy bay đi Quảng Trị và Lộc Ninh để được trở về với cách mạng.

        Sau cuộc họp chớp nhoáng giữa các sĩ quan ta từ Biên Hoà ra và ban tổ chức tiếp nhận Đoàn 315A, cuộc trao trả tù binh đầu tiên ở sân bay Lộc Ninh bắt đầu. Anh em ta từng tốp 20 đến 30 người bước ra khỏi máy bay. Họ lập tức cởi quần áo tù vứt lại dù trên ngưòi chỉ còn duy nhất một chiếc quần cộc, rồi bất ngờ rút từ trong người ra những lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng mà họ bí mật cất giữ tự bao giò. Hai tay các anh giơ cao những lá cờ có ngôi sao vàng trên nền nửa xanh nửa đỏ, miệng hát vang bài Giải phóng miền Nam hoặc hô to khẩu hiệu "Hồ Chủ tịch muôn năm!", "Việt Nam muôn năm!", "Đả đảo Mỹ - ngụy!”. Rồi họ chạy ùa về phía đoàn người đang nóng lòng chờ đón họ. Tất cả ôm chầm lấy nhau, mừng vui xen lẫn bùi ngùi, xúc động. Những anh em bị thương nặng được đồng đội dìu đi từng bước hoặc được các đồng chí quân y giải phóng cẩn thận đặt lên cáng thương để chuyển về khu tiếp nhận.

        Ở một góc khác của sân bay Lộc Ninh, 27 quân nhân Mỹ đang chờ lên máy bay để về Sài Gòn. Khi nghe đọc danh sách và sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ đến tiếp nhận, một số người vẫn tỏ ra dửng dưng. Họ còn lưu luyến nói những lòi cảm ơn, những lời chia tay với các chiến sĩ giải phóng - những người đã giam giữ họ, đã chạy chữa cho họ trong thời gian ở trại và đã cho họ biết lẽ phải về cuộc chiến tranh mà họ từng tham gia. Một người lính da đen đứng tần ngần bên cạnh một chiến sĩ giải phóng, hai tay anh ta nắm chặt tay ngươi chiến sĩ giải phóng, rồi nói to để những người xung quanh cùng nghe: "Đây là ông bác sĩ giải phóng, cứu tinh của tôi. Nếu không có ông ta thì tôi đã chết vì vết thương rồi. Tôi sẽ không bao giò quên ông ấy". Đôi mắt anh ta chớp chớp, ngấn lệ.

        Việc trao trả tù binh được tiến hành khá suôn sẻ trong những giờ cuối của buổi chiều ngày 12 tháng 2 năm 1973, mặc dù đến tận 18 giò 30 phút mới xong. Nhưng đến phút cuối, viên chuẩn tướng, tổ trưởng sĩ quan trao trả Hoa Hỳ bỗng giở quẻ, nhất định không chịu ký vào biên bản trao trả. Ông ta nêu lý do bâng quơ: "Các ông để chúng tôi phải chò suốt cả buổi sáng, để chúng tôi mệt lử dưới trời nắng chang chang, bắt chúng tôi sửa lại biên bản lôi thôi!". Một tay ông ta chống nạnh, tay kia chỉ mặt đồng chí Trung tá, Trưởng ban tổ chức tiếp nhận của ta, rồi nói bằng một giọng trịch thượng: "Ông là cấp tá còn tôi là cấp tướng, ông dám đốì xử với tôi như vậy hả?". Rồi ông ta chộp lấy tò dự thảo biên bản, vo lại và ném xuống đất, trước sự chứng kiến của đại diện uỷ ban Quốc tế. Có lẽ ông ta đã quá quen với cách cư xử kiểu bề trên như vây với các sĩ quan, binh sĩ của quân đội Sài Gòn!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2014, 08:00:32 pm »

        Đồng chí Trung tá ta giữ thái độ hết sức bình tĩnh và lịch sự. Trước đại diện của các bên trong Ban Liên hợp quân sự và Uỷ ban Quốc tế, anh nói với viên chuẩn tướng Hoa Kỳ bằng một giọng nghiêm nghị và rành rọt: "Chúng tôi ghi nhận thái độ thiếu lịch sự và vô lễ của vị tổ trưởng sĩ quan trao trả Hoa Kỳ tại buổi trao trả đầu tiên này. Đấy là thái độ đáng hổ thẹn, không xứng đáng với một quân nhân cao cấp đại diện cho Chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên cấp trên của chúng tôi về sự cố này để có cách xử lý thích đáng".

        Bị giáng trả một đòn bất ngờ và trúng huyệt, viên chuẩn tướng Hoa Kỳ đứng như tròi trồng. Đồng chí Trung tá ta chỉ tay về phía cột cò rồi "bồi" tiếp: "Các ông phải biết, các ông đang đứng trên lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Biên bản cần ghi thêm cho chính xác, chặt chẽ và đúng sự thật. Nếu ông không chịu ký vào biên bản thì cuộc trao trả chưa thể kết thúc và các ông chưa thể rời khỏi nơi đây".

        Viên chuẩn tướng Mỹ và các thành viên của tổ sĩ quan trao trả dưới quyền ông ta vẫn đứng trong im lặng. Dường như họ đã hiểu ra sự thật: Trong việc thi hành Hiệp định Pa-ri, họ đang phải đương đầu với những đối thủ cũng đáng gờm như ở trên chiến trường vậy! Thái độ của ông ta bỗng nhiên trở nên nhũn nhặn. Ông ta rút chiếc bút bi từ túi ra, ngồi xuống ghế, ký vào tò biên bản, rồi lủi thủi đi về phía chiếc máy bay UH-1A đang chờ để cất cánh về Sài Gòn...

        Cuộc trao trả tù binh đầu tiên ở sân bay Lộc Ninh đã diễn ra đầy khó khăn, nhưng cuối cùng đã kết thúc thắng lợi, để lại cho chúng ta những bài học quý về bản chất ngoan cố và âm mưu phá hoại của đối phương, cũng như về phương pháp đấu tranh với địch để đòi lại từng đồng chí, từng đồng bào của ta bị chúng giam giữ. Những bài học đó được áp dụng trong suốt một năm thực hiện nhiệm vụ trao trả ở Lộc Ninh, nhò đó mà chúng ta đã nhận lại được hàng chục nghìn chiến sĩ và đồng bào yêu nước bị địch giam giữ, trong đó có những người cốt cán như bà luật sư Ngô Bá Thành, nhà hoạt động sinh viên anh Huỳnh Tấn Mẫm, người nữ sinh đã nổi tiếng khắp thế giới với tên gọi "Nụ cười chiến thắng" - chị Võ Thị Thắng. 

        Chị Võ Thị Thắng được trao trả ở chính sân bay Lộc Ninh ngày 7 tháng 3 năm 1974, trong đợt trao trả cuối cùng theo Hiệp định Pa-ri. Mặc dù phía Mỹ - ngụy vẫn gây ra không ít khó khăn và trở ngại cho cuộc trao trả này, nhưng cuối cùng chúng ta đã đón nhận đủ 25 nhân viên dân sự theo quy định, trong đó có chị Thắng - người nữ sinh đã đấu tranh kiên cưòng vì độc lập, tự do của đất nưốc và năm 1968 từng bị Toà án Sài Gòn kết án 28 năm tù giam. Với nụ cười rất tươi, lạc quan và thản nhiên, chị dõng dạc tuyên bố trước toà án của kẻ thù: "Chế độ này liệu còn tồn tại được bao lâu nữa mà đòi giam tôi 28 năm?". Chị đã đúng và chị đã là người chiến thắng. Chỉ chưa đầy 6 năm sau ngày bị Toà án Sài Gòn tuyên án, chị đã trở lại trong lòng nhân dân, để cùng với đồng bào, đồng chí tiếp tục đấu tranh cho ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.


Chị Võ Thị Thắng với nụ cười hạnh phúc khi được trở về với cách mạng, ngày 7 tháng 3 năm 1974


Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2014, 03:49:24 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2014, 03:52:15 am »

        Chuyến "trở lại chiến trường xưa" của đoàn chúng tôi kết thúc bằng một hoạt động hết sức ý nghĩa: cuộc giao lưu thân tình với các cán bộ, nhân viên của Huyện uỷ, Ưỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân huyện Lộc Ninh. Cùng tham gia vào những câu chuyện hàn huyên đầy xúc động là những cựu chiến binh mái đầu điểm bạc đã chiến đấu kiên cường để giải phóng Lộc Ninh, những sĩ quan Liên hợp quân sự có may mắn ghé qua Lộc Ninh công tác và những con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết đang xây dựng mảnh đất này.

        Hồi đó chúng tôi cũng trạc tuổi các cán bộ, nhân viên của huyện Lộc Ninh bây giờ, cũng trẻ trung và đầy nhiệt huyết như các em. Có anh em chúng tôi từng lăn lộn ở chiến trường miền Đông nhiều năm trời, đã rất quen thuộc với những địa danh như Tà Thiết, Lộc Tấn, Lộc Thiện, sóc Lộc Bình, xóm Bưng... Đi đâu các anh cũng được đồng bào che chở, được cung cấp những nguồn tin quý giá về tình hình địch, được đùm bọc khi đói cơm thiếu muối, được chăm sóc chu đáo lúc bị thương trong chiến đấu hay bị hành hạ bởi những cơn sốt rét rừng triền miên. Một số anh em công tác trong Ban Liên hợp quân sự và bị phía Sài Gòn "giam lỏng" ở Trại Đa-vít, thỉnh thoảng có dịp ra Lộc Ninh công tác đều cảm thấy như được trở về nhà mình. Anh em được đồng bào, đồng đội ở hậu phương Lộc Ninh đón tiếp nồng hậu, được giúp đỡ tận tình khi làm nhiệm vụ, được tặng những món quà đặc sản của địa phương như sầu riêng, mít tố nữ, cà phê, hạt tiêu... và được hướng dẫn đi thăm vùng giải phóng. Khi trở về Trại Đa-vít, các anh mang theo bao nhiêu kỷ niệm đẹp đẽ về Lộc Ninh, kể bao nhiêu chuyện xúc động về vùng giải phóng, rỉ tai nhau về những cô du kích trẻ mới quen, rồi lại háo hức chờ chuyến công tác sắp tới để được trở lại nơi đây. Giờ đây, chúng tôi đã trở lại Lộc Ninh để được ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ đó, để được kể lại những câu chuyện xúc động đó cho những người đồng chí trẻ tuổi của mình. Thật là ý nghĩa và cảm động biết bao!

        Thay mặt anh em trong đoàn, Đại tá Nguyễn Văn Khả nói lời cảm ơn chân thành đến đồng bào, đồng chí Lộc Ninh đã đùm bọc và giúp đỡ các cựu chiến binh từng chiến đấu để giải phóng Lộc Ninh cũng như các thành viên của Đoàn 315A và hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Trại Đa-vít thực hiện nhiệm vụ thi hành Hiệp định Pa-ri. Ông chúc đồng bào, đồng chí Lộc Ninh phấn đấu để xây dựng huyện Lộc Ninh vững mạnh về kinh tế, ổn định về xã hội và văn minh về văn hoá, xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của địa phương. Ông cũng trao tặng các cơ quan chính quyền huyện Lộc Ninh những món quà đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là hai tập đầu của cuốn "Trại Đa-vít - 823 ngày đêm" trong đó anh em chúng tôi ghi lại những kỷ niệm không thể nào quên vê những năm tháng tham gia thi hành Hiệp định Pa-ri và bức tranh Chùa Một cột của Thủ đô Hạ Nội thân yêu, nơi mà đồng bào miền Nam luôn ấp ủ trong trái tim mình khi đất nước còn bị chia cắt và ước mong được ra thăm khi non sông thu về một mối.

        Cuộc giao lưu kéo dài hơn dự kiến, nhưng cũng đến lúc phải nói lời chia tay. Mọi người cùng hoà nhịp vào bài hát "Giải phóng miền Nam", bài ca chính thức của Mặt trận Dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, luôn được hát vang trong các cuộc trao trả ở vùng đất giải phóng ngày ấy. Chúng tôi lưu luyến rời Lộc Ninh để trở về Thành phố Hồ Chí Minh, với những hồi ức sống động về quá khứ hào hùng của "miền Đông gian lao mà anh dũng" và với niềm tin vững chắc về bước đường phát triển tương lai của vùng đất Lộc Ninh đầy tiềm năng.

        Riêng tôi, có lẽ do bị "căn bệnh nghề nghiệp" của một ngưòi làm công tác quản lý môi trường, tôi còn mang theo mình nỗi trăn trỏ về sự biến mất của những cánh rừng đại ngàn từng một thời che chở cho vùng căn cứ cách mạng ở miền Đông Nam Bộ.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2014, 04:00:21 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 02:17:50 am »


NÁO NỨC ĐÓN NHẬN DANH HIỆU ANH HÙNG
       
ĐINH QUỐC KỲ và PHAN ĐỨC THẮNG               

        Hà Nội những ngày cuối tháng 4. Trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ, đường phố tràn ngập cờ, hoa. Nhiều hoạt động đang được tổ chức để kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975 - 30-4-2012). Trong không khí hân hoan đó, Tổng cục Chính trị đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mà Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng cho Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên thi hành Hiệp định Pa-ri. Buổi lễ được tổ chức ngày 20 tháng 4 năm 2012 tại Hội trường Bộ Quốc phòng.

        Tới dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân có đồng chí Trương Tấn Sang - uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và các Phó Chủ nhiệm của Tổng cục cùng nhiều tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến dự buổi lễ còn có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị các thời kỳ cùng đại diện cao cấp của nhiều cơ quan Trung ương, trong đó có Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Thông tấn xã Việt Nam - những cơ quan đã cử nhiều người tham gia hai Đoàn đại biểu quân sự ta. Được mời đến dự buổi lễ còn có 70 thành viên của Câu lạc bộ Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít phía Bắc, 10 đồng chí đại diện cho Câu lạc bộ phía Nam cùng thân nhân của một số nhân chứng lịch sử.

        Bà Nguyễn Thị Bình là vị khách đặc biệt của buổi lễ. Bà nguyên là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pa-ri. Bà đã cùng với Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và các thành viên của hai đoàn đàm phán ta đem tư tưởng ngoại giao "dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Bác Hồ đến bàn đàm phán Pa-ri, đấu tranh không mệt mỏi với phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn để buộc họ phải chấp nhận ký kết Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, từ đó dẫn đến việc thành lập Ban Liên hợp quân sự Trung ương đóng trụ sở tại Trại Đa-vít nhằm thi hành các điều khoản quân sự của Hiệp định này.

        Trong không khí long trọng và trang nghiêm của buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho hai Đoàn đại biểu quân sự. Trong bài phát biểu của mình, đồng chí nhấn mạnh: "Tuy thời gian hoạt động của hai Đoàn đại biểu quân sự không dài, nhưng đã khẳng định việc thành lập Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, là sách lược sáng suốt của cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao quân sự. Đồng thòi, đây cũng là bài học vô cùng quý báu trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao quân sự của Đảng ta, đó là vừa đánh vừa đàm; mưu trí, dũng cảm; khôn khéo, mềm dẻo; nhạy bén, linh hoạt; tích cực chủ động tiến công và kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao".

        Thay mặt Tổng cục Chính trị, Trung tướng Lương Cường - Phó Chủ nhiệm Tổng cục, đã báo cáo những thành tích đặc biệt xuất sắc của hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong cuộc đấu tranh quyết liệt buộc Mỹ - ngụy thi hành Hiệp định Pa-ri. Đồng chí nhấn mạnh: "Trải qua 823 ngày đêm thực hiện nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao quân sự giữa sào huyệt của địch, với lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, bằng bản lĩnh kiên cường, lòng quả cảm, mưu trí, sáng tạo, khôn khéo, không ngại gian khổ và sẵn sàng hy sinh..., Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”.

        Đại diện cho các nhân chứng lịch sử, đồng chí Huỳnh Văn Trình chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước và Quân đội đã dành những lời động viên tốt đẹp, đánh giá đúng sự cống hiến của hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ trong hai Đoàn đại biểu quân sự cách mạng trong quá trình thi hành nhiệm vụ đặc biệt mà cấp trên đã tin cậy giao phó, cũng như tinh thần đấu tranh kiên cường, dũng cảm, mưu trí của họ giữa sào huyệt kẻ thù. Đồng chí ngậm ngùi nhắc đến các liệt sĩ, thương binh, những người già yếu, bệnh tật đã qua đời nên không có mặt để đốn nhận niềm vinh dự lớn lao này. cả hội trường lặng đi hồi lâu, tưởng nhớ về các liệt sĩ, những đồng đội đã qua đời, về một thòi đạn lửa ác liệt nhưng vô cùng hào hùng.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2014, 05:58:07 am »

        Buổi lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã để lại cho mỗi chúng tôi những ấn tượng sâu đậm với nghi thức trang trọng và sự hiện diện của nhiều vị lãnh đạo cao cấp. Chúng tôi càng thêm tự hào khi những đóng góp nhỏ bé của mình cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội ghi nhận một cách xứng đáng. Lòng tự hào đó chính là động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        Chia tay nhau sau buổi lễ, chúng tôi ước ao sớm được gặp lại trong lễ mừng công giữa những người đồng đội, để cùng nhau chia sẻ niềm vinh hạnh to lớn được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý. Bởi, dù sao cũng mới có 80 nhân chứng lịch sử được tham dự sự kiện long trọng ở Hà Nội. Chúng tôi còn hơn 600 đồng đội đã cùng sát cánh chiến đấu trong Trại Đa-vít, đặc biệt là-các đồng đội ỏ phía Nam mà đa phần là thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - những người đã bám chắc trận địa đến giờ phút cuối cùng khi Sài Gòn được giải phóng. Hơn ai hết, tất cả những đồng đội đó củạ chúng tôi xứng đáng được chia sẻ niềm vui, niềm vinh hạnh to lớn này.
 
*

*        *

        Theo chỉ đạo củạ Tổng cục Chính trị, buổi lễ mừng công "mang tính nội bộ" của các Cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự - Trại Đa-vít được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chủ trì của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, nơi có địa danh Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất. Đoàn đại biểu Cựu chiến binh khu vực phía Bắc gồm 12 thành viên đã lên đường "trở lại chiến trường xưa" trong tâm trạng háo hức.

        Máy bay của chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chạy chậm dần về cuối đường băng rồi ngoặt trái đi vào đường dẫn hướng đến nhà ga. Cách bên phải máy bay không xa là một hàng rào dài mà phía sau chính là khu Trại Đa-vít, nơi từng là trụ sở của hai Đoàn đại biểu quân sự ta và là nơi chúng tôi từng kiên cường bám trụ suốt 823 ngày đêm. Dẫu biết rằng hình hài Trại Đa-vít đã đổi khác - những ngôi nhà gỗ lợp tấm phi-brô-xi-măng và cả hệ thống hầm hào chiến đấu của chúng tôi năm xưa đã bị san phẳng - nhưng trong mỗi chúng tôi vẫn dâng trào một niềm xúc động khó tả, nỗi nhớ khôn nguôi về một thời chinh chiến và niềm háo hức được gặp lại các đồng đội cũ.

        Lễ mừng công được tổ chức vào sáng ngày 2 tháng 6 năm 2012 tại một hội trường trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất. Vừa từ xe bước xuống, chúng tôi đã nhìn thấy các đại diện của Câu lạc bộ phía Nam đang đứng chờ phía trước hội trường. Đây rồi anh Hà Cân, anh Bạch Vân, anh Tám Đệ... Các anh đều ở cái tuổi "xưa nay hiếm", mái đầu bạc trắng nhưng thân hình vẫn rắn rỏi, ánh mắt vẫn tinh nhanh. Các anh không giấu nổi niềm vui vô hạn như được gặp lại người thân sau một thời gian dài xa cách. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, rồi tay xiết chặt tay, nét mặt đầy xúc động nhưng đôi mắt ánh lên niềm vui rạng rỡ...

        Xung quanh chúng tôi đã có hàng trăm đồng đội năm nào đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Họ đang quây quần bên nhau thành từng nhóm nhỏ: nhóm sĩ quan liên lạc, nhóm sĩ quan an ninh, nhóm vệ binh, nhóm hậu cần/nuôi quân, v.v... Tất cả tóc đều đã ngả màu muối tiêu, thậm chí đã bạc quá nửa, người trẻ nhất có lẽ cũng đã ngấp nghé tuổi sáu mươi. Song nét mặt ai nấy đều rạng rỡ, giọng nói đầy hào hứng, tiếng cười rộn rã. Ai cũng háo hức đợi chò buổi lễ mừng công...

        Các vị khách mời cũng đến khá đông và bắt đầu tiến vào hội trường. Đến dự lễ mừng công có các đồng chí Tư lệnh Quân đoàn 4, Sư đoàn không quân 370, Sư đoàn phòng không 367, Trung tướng, Chính ủy Phạm Văn Dỹ cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Trung tướng Triệu Xuân Hoà, nguyên Tư lệnh Quân khu 7 và hiện là Phó ban chỉ đạo Tây Nguyên. Đến dự buổi lễ còn có chị Võ Thị Thắng với "nụ cười chiến thắng" luôn nở trên môi, anh Nguyễn Văn Chiểu, nguyên chiến sĩ biệt động dũng cảm của Sài Gòn và là người cùng được trao trả với chị Thắng trong đợt trao trả cuối cùng trên sân bay Lộc Ninh. Buổi lễ còn có sự hiện diện của nhiều thân nhân của các nhân chứng lịch sử ở phía Nam, trong đó có phu nhân của Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Trưởng đoàn, và phu nhân của Thiếu tướng Đoàn Huyên, nguyên Phó Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương.

        Ánh đèn sân khấu bật sáng. Mọi người cùng hướng về phía sân khấu, nơi tấm bằng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân phong tặng cho hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được đặt ở nơi trang trọng nhất. Mọi người đồng loạt vỗ tay chào mừng danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và Quân đội dành cho tất cả các thành viên của hai Đoàn. Tiếng vỗ tay mừng rỡ kéo dài hồi lâu mới ngớt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2014, 06:25:47 am »

        Các nghệ sĩ của Đoàn nghệ thuật Quân khu 7 lần lượt bước ra sân khấu, biểu diễn những ca khúc cách mạng, đưa chúng tôi trở về với những năm tháng chiến trường đạn lửa ngút trời nhưng hết sức lạc quan, yêu đời. Bích Toàn, thành viên của Tổ văn công xung kích Tổng cục Chính trị từng vào biểu diễn phục vụ các cán bộ, chiến sĩ Trại Đa-vít, cũng bước lên sân khấu để chia vui với các đại biểu và đồng đội năm xưa, với bài "Thuyền và biển" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Lời hát nghe thật thiết tha, nồng nàn: "Chỉ có thuyền mới hiểu / Biển mênh mông nhường nào / Chỉ có biển mới biết / Thuyền đi đâu về đâu...".

        Gần 40 năm rồi chúng tôi mới lại được nghe giọng hát của Bích Toàn. Giọng hát ấy dẫu không còn khoẻ khoắn, mượt mà như ngày nào nhưng đằm thắm hơn, sâu lắng hơn và đầy trải nghiệm. Bích Toàn không hẳn là biểu diễn mà tâm tình, chia sẻ lòng mình, khiến người nghe hoài niệm về quá khứ, về những ngày sống giữa vòng vây dày đặc của kẻ thù, về những người đồng đội thân thương... Cảm ơn em đã hát tặng một bài hát thật hay, thật xúc động trong ngày gặp mặt.

        Khai mạc buổi lễ, Đại tá Nguyễn Bạch Vân thay mặt Ban liên lạc phía Nam phát biểu về quá trình thực hiện nhiệm vụ của hai Đoàn đại biểu quân sự ta giữa vòng vây dày đặc của kẻ thù, những thành tích đặc biệt xuất sắc của hai Đoàn: kiên quyết đấu tranh góp phần buộc Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam đúng thời hạn quy định; tổ chức trao trả hết tù binh Mỹ và tù binh ngụy Sài Gòn theo thoả thuận, đồng thời đòi đối phương trao trả cho ta hơn 31.500 tù quân sự và tù chính trị; và đấu tranh dư luận hết sức hiệu quả, để đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế hiểu rõ âm mưu và hành động của Mỹ-ngụy trắng trợn phá hoại. Hiệp định Pa-ri, ủng hộ thiện chí thi hành Hiệp định cũng như quyết tâm của ta trong việc trừng trị những kẻ phá hoại Hiệp định. Anh bày tỏ niềm tự hào to lớn của tất cả các nhân chứng lịch sử trước sự đánh giá xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Quân đội về những đóng góp của hai Đoàn ta bằng quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần này.

        Đại tá Bạch Vân xúc động tưởng nhớ các thành viên của hai Đoàn đã hy sinh anh dũng và cống hiến một phần xương máu của mình vì sự nghiệp cách mạng, những đồng chí già yếu bệnh tật đã qua đòi sau ngày giải phóng. Anh cũng bày tỏ niềm luyến tiếc một số đồng chí vì tuổi cao sức yếu nên không thể đến dự buổi lễ mừng công, trong đó có Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên và Thượng tá Dương Đình Thảo, thành viên Ban lãnh đạo Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thời kỳ Liên hợp quân sự 4 bên.

        Nhiều đại biểu đã được Ban tổ chức mời lên phát biểu cảm tưởng của mình tại buổi lễ mừng công hết sức ý nghĩa này.

        Trong bài phát biểu ngắn gọn của mình, Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7, đã ca ngợi sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta, sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát và kịp thời của Quân ủy Trung ương, Quân ủy Miền và Tổng cục Chính trị đối với hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng buộc địch phải thi hành những điều khoản quân sự của Hiệp định Pa-ri. Đồng chí rất xúc động nhắc đến những thử thách khốc liệt, sự chịu đựng kiên cường và quả cảm, cuộc đấu tranh kiên quyết, mưu trí và sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ ta trước đốỉ phương vô cùng thâm độc và xảo quyệt.

        Đồng chí nhấn mạnh: "Các đồng chí đã sống và chiến đấu giữa vòng vây dày đặc và sự uy hiếp thường trực của Mỹ-ngụy mà không sử dụng vũ khí, chỉ phát huy lòng dũng cảm, chính nghĩa của dân tộc và pháp lý của Hiệp định Pa-ri để buộc chúng phải thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định và giành được những kết quả đặc biệt xuất sắc... Đó chính là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là điều mà Đảng, Nhà nước và Quân đội vinh danh".

        Đồng chí nói tiếp: "Cách đây mấy ngày, tôi có dịp vào thăm khu vực Trại Đa-vít, chỉ cách hội trường này chưa đầy 1 cây số. Ở đó hết sức ồn ào vì tiếng máy bay lên xuống liên tục suốt ngày đêm. Lại còn cái nắng nóng không khác gì trong lò nướng bánh mì. Tôi không thể hình dung nổi các bác, các anh, các chị đã phải chịu đựng tiếng ồn ào và cái nóng bức ở đó như thế nào. Tôi có nói chuyện về cuộc sống và đấu tranh của các đồng chí ở Trại Đa-vít với một vị khách nước ngoài. Ông ta đã phải thốt lên: "Thật không thể tưởng tượng được. Phục sát đất!".

        Đồng chí kết luận: "Hôm nay, thế hệ đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc cần học tập tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của lớp người đi trước, những ngưòi đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bất chấp mọi gian khổ, hy sinh. Thế hệ hôm nay phải hăng hái góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đề cao cảnh giác chống mọi âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đồng thòi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta".
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2014, 08:34:33 am gửi bởi Giangtvx » Logged

c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #86 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2014, 11:45:35 am »

Cảm ơn về loạt bài "Trại Đa-vít (Davis camp) Sài Gòn" của bác Giangtvx.
Đọc trang này và những trang khác của Diễn đàn làm mọi người thấy rõ hơn sự khó khăn của đấu tranh và sự vinh quang của chiến thắng.
Nhớ hồi nhỏ, c16 cũng vài lần thấy được "cán binh Việt cộng" ngồi xe jeep Mỹ, có xe quân cảnh chạy đầu, chạy đuôi, lướt nhanh qua đường phố, nhưng cũng kịp tạo được ấn tượng: Mấy ổng cũng bảnh toỏng, lịch sự đàng hoàng, không giống như hình những "ông kẹ" trên truyền đơn máy bay rải xuống hay áp phích của "thông tin chiêu hồi" dán dọc đường; Hoặc thê thảm như những thân thể bị lính VNCH hành hạ, bêu ngoài đường, ngoài chợ.
Ấn tượng chỉ dừng ở mức đó, chớ chưa hiểu được những chiến công của Ban liên hợp quân sự, nhờ trang này mới tỏ tường hơn.
Ngày tư ngày tết, có thời gian, đọc lan man nhầm mấy trang "hết sức trách nhiệm với xã hội" lại thấy có những nghiên cứu, công trình, kết luận của những tiến sĩ, những nhà hoạt động, những "lương tâm", ..., c16 nghe họ nói: Chiến thắng có được là do "hiếu chiến" Huh.
Nhờ công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, khiến cho thông tin được đa chiều và ... loạn nhiễu, từ đó lòng người không khỏi điên đảo ngả nghiêng.
Cũng may, họ còn chừa, còn kiêng chút đỉnh, nếu gom luôn ông Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Thủ Khoa Huân, ... vô, ai nấy sẽ không còn phân biệt "lẽ phải" là gì nữa.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2014, 08:43:16 am »

Ngày tư ngày tết, có thời gian, đọc lan man nhầm mấy trang "hết sức trách nhiệm với xã hội" lại thấy có những nghiên cứu, công trình, kết luận của những tiến sĩ, những nhà hoạt động, những "lương tâm", ..., c16 nghe họ nói: Chiến thắng có được là do "hiếu chiến" Huh.
Nhờ công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, khiến cho thông tin được đa chiều và ... loạn nhiễu, từ đó lòng người không khỏi điên đảo ngả nghiêng.

Những ý kiến thuộc loại này là ý muốn lấy tay che bầu trời vậy. Sớm muộn sự thật vẫn được lịch sử phơi bày thôi bác ạ. Cũng vì vậy gạn lọc thông tin là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2014, 08:46:05 am »

(tiếp #85)

        Đại tá Lê Hùng, thành viên Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ôn lại những kỷ niệm sâu sắc về các cán bộ, chiến sĩ ta trong thời gian công tác ở Trại Đa-vít. Anh hào hứng kể về phong thái ung dung của các đồng đội khi vẫn đều đặn tập thể dục, chơi thể thao, tăng gia sản xuất, biểu diễn văn nghệ... ngay giữa vòng vây dày đặc và trước mũi súng đe dọa thường trực của kẻ thù. Rồi anh xúc động mô tả hình ảnh kiên cường, quả cảm của các đồng đội trong mưa bom bão đạn để làm tròn nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho đơn vị vào thời khắc ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Các đồng đội của anh cũng hiên ngang như hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân trên đường băng
Tân Sơn Nhất từng được nhà thơ Lê Anh Xuân ca ngợi trong bài "Dáng đứng Việt Nam" mà anh rất yêu thích: "Anh vẫn đứng lặng im như bức tượng đồng...".

        Đến lượt cô gái của "nụ cười chiến thắng" ngày nào nhẹ nhàng tiến về phía bục phát biểu, cả hội trường đồng loạt vỗ tay chào mừng người đồng đội đã từng hiên ngang trước toà án của chế độ Sài Gòn, khi chúng tuyên án chị với mức án 28 năm tù giam. Chị đã dõng dạc tuyên bố trước toà án của kẻ thù: "Liệu chế độ này còn tồn tại được bao lâu nữa mà đòi giam tôi 28 năm?". Chỉ chưa đầy 6 năm sau phiên toà ấy, chị đã trở về với đội ngũ của mình trong đợt trao trả tù dân sự cuối cùng ngày 7 tháng 3 năm 1974 tại sân bay Lộc Ninh.

        Chị Võ Thị Thắng là một trong số ít những tù dân sự bị chính quyền Sài Gòn giam giữ mà Đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương đã đòi đích danh. Chúng cãi bừa rằng chị là "tù thường phạm" để không trao trả chị cho ta nhưng cuối cùng chúng buộc phải chấp nhận, trước sự đấu tranh không khoan nhượng và những chứng cứ không thể chối cãi của ta. Nhưng khi ta mới tiếp nhận được 2 người trong cuộc trao trả trên sân bay Lộc Ninh, thì chúng lại giở những lý do vu vơ để không trao trả tiếp, với âm mưu đem những người tù còn lại trên máy bay (trong đó có chị Thắng) trở về nhà lao Tam Hiệp. Phía ta một lần nữa đã kiên quyết đấu trí, đấu lý với phía Sài Gòn để buộc chúng trao trả chị Thắng và những người tù còn lại. Hình ảnh chị Thắng trong giờ phút trở về với đồng bào, đồng chí ở vùng giải phóng Lộc Ninh ngày hôm đó vẫn còn in đậm trong trí nhớ của chúng tôi.

        Bất ngờ được Ban tổ chức mời lên phát biểu, chị không có bài viết sẵn mà nói những lời mộc mạc, chân thành từ chính trái tim mình. Chị nói trong cảm xúc nghẹn ngào: "Những ngày sống trong ngục tù của Mỹ- ngụy, bị đọa đày vô cùng tàn khốc, chúng tôi vẫn luôn giữ vững niềm tin vào ngày thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Ở trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy, bất kỳ lúc nào kẻ thù cũng có thể đàn áp dã man hay thủ tiêu những chiến sĩ cách mạng trung kiên. Sức mạnh của chúng tôi là sự đoàn kết thành một khối vững chắc, kiên quyết đấu tranh với địch và sẵn sàng hy sinh với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!". Vào những ngày kẻ địch sắp phải trao trả 25 người chúng tôi về với cách mạng, trong đó có anh Nguyễn Văn Chiểu, đối phương luôn tìm cớ để đàn áp, luôn khiêu khích để ai đó không thể kiềm chế được mà manh động nhất thời, thì chúng sẽ lấy cớ đó để xả súng tiêu diệt những người tù ngay tức khắc. Hai tuần trước đã có 5 người bị địch giết hại trong một tình huống tương tự.

        Ngày 6 tháng 3 năm 1974, chúng đưa 25 người chúng tôi lên máy bay, sau một vòng lượn trên trời lại quay về nhà lao Tam Hiệp ở Biên Hoà. Chúng định giở trò gì đây, nếu không phải là đưa anh chị em chúng tôi đi thủ tiêu bí mật hoặc quăng xuống biển như chúng đã từng làm với các đồng chí của chúng tôi trước đó? Nhờ sự đấu tranh quyết liệt của các đồng chí trong Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Trại Đa-vít, nhờ sự ủng hộ của đồng bào cả nước, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, mà kẻ thù đã không dám giết hại chúng tôi. Chúng đã phải trao trả 25 người chúng tôi trong đợt cuốỉ cùng tại sân bay Lộc Ninh".

        Chị Thắng nói tiếp: "Thay mặt các đồng đội được trở về hôm đó, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Đoàn đại biểu quân sự ta ở Trại Đa-vít đã không quản khó khăn, gian khổ và nguy hiểm, đã đấu tranh kiên cường để bảo vệ tính mạng cho chúng tôi và đòi bằng được những đồng chí của chúng tôi về với tự do, về với đồng bào, đồng chí của mình".

        Khi chị Thắng xúc động kết thúc những lời phát biểu ngắn gọn và chân thành của mình, cả hội trường đồng loạt vang lên tiếng vỗ tay kéo dài mãi, tưởng chừng không dứt!

        Buổi lễ mừng công hôm ấy kết thúc bằng một cuộc liên hoan giống một bữa cơm thân mật của đại gia đình nhân ngày họp mặt. Gần hai trăm con người đã có thêm cơ hội để quây quần, thăm hỏi, chia sẻ tình cảm và chúc mừng lẫn nhau. Điều đó càng làm cho lễ mừng công thêm phần ấm cúng, thân thiết và thắm tình đồng đội.

        Chúng tôi trở về Hà Nội mang theo niềm hân hoan và vui mừng được Đảng, Nhà nước và Quân đội vinh danh một cách xứng đáng và cả tình cảm thân thương và ấm cúng của những người đồng đội cùng chung chiến hào đánh Mỹ, diệt ngụy. Chúng tôi sẽ chia sẻ những tình cảm sâu đậm này với nhiều đồng đội ở phía Bắc không có điều kiện vào thành phố mang tên Bác, để họ được sống cùng thời khắc đặc biệt cảm động này với những đồng đội của một thời chinh chiến không thể nào quên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2014, 10:00:35 am »


GẶP NHỮNG NGƯỜI CẮM CỜ GIẢI PHÓNG NGÀY 30 THÁNG 4 Ỏ TRẠI ĐA-VÍT
       
NGUYỄN NẴNG LỰC               

        Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, một lá cờ giải phóng đã tung bay ngạo nghễ trên đỉnh cao của tháp nước sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là một trong những lá cờ giải phóng đầu tiên được kéo lên trên bầu trời Sài Gòn còn rền vang tiếng súng trong giờ phút hấp hối của chế độ "Việt Nam cộng hòa".

        Một lần, tôi hỏi Đại tá Đinh Quốc Kỳ, nguyên cán bộ bảo vệ chính trị nội bộ Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B): Trong tấm ảnh ghi lại giò phút lịch sử ấy có hai người cắm cờ, họ là ai? Đại tá cho biết, đó là Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn. Hai chiến sĩ đã cắm lá cờ ấy nay còn sống, một người ở Hà Nội, người kia ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhân dịp kỷ niệm 38 năm Ngày đất nước toàn thắng (30-4-1975 - 30-4-2013), chúng tôi đã tìm gặp để nghe họ kể về những giây phút hào hùng 38 năm trước và cuộc sống của họ hôm nay.

        Con ngõ 191 đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) dài hun hút. Cuối con ngõ hẹp là căn hộ của người đàn ông mà tôi muốn tìm gặp. Ông là Phạm Văn Lãi, sinh tháng 5 năm Nhâm Thìn 1952. Mới về hưu chưa đầy năm, ông Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ còn nhiều việc phải làm, nhiều mối quan hệ, ân tình phải trả, trong đó những quan hệ đồng đội thời 823 ngày đêm cắm giữa sào huyệt quân thù tại tiền đồn Trại Đa-vít năm xưa bao giờ cũng chiếm nhiều thời gian của ông.

        Nghe ông kể quê ông ở huyện Vũ Thư, Thái Bình, tôi trầm trồ: "Dân Thái Bình nhà ông chuyên đi cắm cờ, từ ông Tạ Quốc Luật cắm cờ trên nắp hầm tướng Đờ Cát-tơ-ri ở Điện Biên Phủ thời kháng Pháp đến ông Bùi Quang Thận cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập thời chống Mỹ. Còn chuyện ông cắm cờ trên tháp nước cao chót vót trong sân bay Tân Sơn Nhất sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì thế nào?".

        Qua giọng kể hồ hởi của ông, đối chiếu với ký ức của các nhân chứng lịch sử trong thòi điểm ấy, tôi hình dung được giây phút hào hùng khi ông cùng người bạn chiến đấu cắm lá cờ giải phóng trên đầu thù đang hấp hối.

        Rạng sáng 29 tháng 4 năm 1975, pháo tầm xa của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, chặt đứt cầu hàng không, con đường di tản cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Đạn pháo rơi cả vào sân Trại Đa-vít, nơi Đoàn B đóng quân. Đại úy an ninh Nông Văn Hưỏng (tức Kiên) và Trung sĩ cảnh vệ Nguyễn Quang Hòa hy sinh, năm đồng chí khác bị thương. Trước đó, cán bộ, chiến sĩ ta tại Trại Đa-vít đã xin cấp trên cho trụ lại để chiến đấu, tham gia giải phóng Sài Gòn. Giữa tháng 4 năm 1975, ta bắt đầu đào hào chiến đấu, giữ bí mật không cho địch biết. Ngày 26 tháng 4, chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, năm cánh đại quân rầm rập tiến vào hang ổ cuối cùng của địch, hệ thống hầm hào chiến đấu trong đơn vị đã cơ bản hoàn thành. Anh em vệ binh được trang bị súng AK và hơn 20 lựu chống tăng, do máy bay trực thăng của ngụy Sài Gòn "chuyển hộ" vào trong hai "túi thư ngoại giao" theo chuyến bay liên lạc cuối cùng từ Lộc Ninh vào Sài Gòn.

        Phạm Văn Lãi khi ấy 23 tuổi, là Thượng sĩ, thành viên đội chiếu phim thuộc Ban Chính trị Đoàn B. Ông nhớ lại:

        -   Ngày thứ bảy 26 tháng 4, không khí chuẩn bị chiến đấu trong Trại Đa-vít hết sức khẩn trương, nhưng bộ đội ta vẫn bình tĩnh chờ lệnh. Tốì hôm ấy, đội chiếu phim phục vụ anh em bộ phim "Giải phóng Châu Âu" của Liên Xô, chiếu cả 5 tập liên tục. Rạng sáng ngày 29 tháng 4, pháo ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, đạn pháo rơi cả vào bãi chiếu phim. Khoảng 8 giờ ngày 30 tháng 4, Thiếu tướng, Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn lệnh cho Trung tá Mười Sương, Trưởng ban Chính trị, gọi tôi lên giao nhiệm vụ vào kho lấy lá cờ to nhất mang cho vệ binh cắm lên tháp nước.

        Phạm Văn Lãi vào kho, tìm được lá cờ to nhất, bề rộng bằng 4 khổ vải. Cứ theo tỷ lệ, lá cờ phải rộng hàng chục mét vuông. Phấn khởi vì được Thủ trưởng tin cậy, Lãi quyết định sẽ trực tiếp treo cờ. Anh ôm lá cờ vào người, chạy băng qua sân Trại Đa-vít đến chân tháp nước. Dọc đường, anh gọi cảnh vệ Nguyễn Văn Cẩn đi theo. Một đồng chí trong Ban Nghiên cứu dưới hào hỏi vọng lên: "Ai giao cho cậu treo cờ?", Lãi trả lời: "Đây là lệnh của Thủ trưởng phái đoàn". Lãi và Cẩn vừa chạy vừa quan sát, các anh nhặt được một đoạn ống nước làm cán cờ và hai sợi dây thép. Đến chân tháp nước, Lãi chui vào lồng bảo vệ trèo lên trước, Cẩn đeo súng ngắn K54 theo sau. Lên đến đỉnh, Lãi buộc phía trên, Cẩn buộc phía dưới. Kiểm tra mốì buộc xong, thấy chắc chắn rồi, Lãi buông tay, lá cờ no gió mở ra "phật" một tiếng, cuồn cuộn tung bay trên điểm cao của thành phố Sài Gòn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM