Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:10:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76462 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2013, 03:19:45 am »


 CHUYỆN VỂ CÁC SĨ QUAN PHIÊN D|CH TRẠI ĐA-VÍT
     
Tập thể sĩ quan phiên dịch Trại Đa-vít              

        Phiên dịch Ban Liên hợp quân sự: Anh là ai?

        Vào đầu những năm 1970, số người biết tiếng Anh ở miền Bắc còn rất ít, số người làm "thông ngôn" tiếng Anh càng ít hơn! Số người ít ỏi này tập trung ở các đơn vị quân đội (chuyên khai thác phi công và nghiên cứu tài liệu quân sự của Mỹ), các cơ quan làm công tác đốỉ ngoại (làm phiên dịch và nghiên cứu ở Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Hoà bình và hữu nghị) và các trường đại học trong và ngoài quân đội (giảng dạy tiếng Anh).

        Hiệp định Pa-ri được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 đòi hỏi phải có ngay một số lượng lớn phiên dịch tiếng Anh để hỗ trợ việc triển khai thi hành Hiệp định. Phiên dịch được triệu tập khẩn cấp từ một loạt cơ quan khác nhau. Đội quân phiên dịch "Liên hợp quốc" này được phân công phục vụ hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự Trung ương đóng tại Trại Đa-vít và các Ban Liên hợp quân sự ở 7 khu vực, suốt từ Huế ở miền Trung đến tận Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả là một địa bàn hoạt động hết sức phức tạp và trải rộng khắp miền Nam!

        Cùng với các cán bộ và chiến sĩ tham gia đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri, anh em phiên dịch tập trung ở nhiều địa điểm khác nhau quanh Hà Nội, lên đường vào nhiều thời điểm khác nhau và di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Một số đi từ Pa-ri bằng hàng không quốc tế về Sài Gòn, một số đi từ Gia Lâm bằng máy bay vận tải Mỹ vào Sài Gòn, một số đi từ căn cứ Lộc Ninh bằng máy bay trực thăng ngụy vào Sài Gòn, và một số khác vượt Trường Sơn bằng ô tô và đi bộ vào các Tổ Liên hợp quân sự khu vực. Cuộc hành quân vừa thần tốc, vừa ly kỳ, vừa gian khổ nhưng cũng đầy lãng mạn!

        Hành trang của anh em phiên dịch chủ yếu là vốn tiếng Anh, cùng vài lần được đọc văn bản và được nghe giải thích về nội dung Hiệp định Pa-ri. Chỉ một số anh em có nghiệp vụ và kinh nghiệm phiên dịch. Mặc dù vậy, tất cả chúng tôi đều có tinh thần của người chiến sĩ và ý thức trách nhiệm của người công dân yêu nước. Ai cũng háo hức lên đường, ai cũng nóng lòng được tham gia vào cuộc đấu tranh trực diện với Mỹ - ngụy để buộc chúng thi hành Hiệp định.

        Điều may mắn là anh em phiên dịch được trực tiếp phục vụ các đồng chí chỉ huy, được đi công tác thường xuyên, được đặt chân đến nhiều địa phương và được tiếp xúc với nhiều đối tượng bên ta cũng như bên địch. Rồi trong anh em chúng tôi, người biết ít sẵn sàng học hỏi người biết nhiều, người đi trước hết lòng dìu dắt người đi sau. Nhờ vai trò có phần đặc thù của công việc phiên dịch và thái độ thực sự cầu thị đó mà chúng tôi nhanh chóng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, ngày càng nhạy bén về chính trị, mài sắc kỹ năng xử lý tình huống và từng bước trở thành những phiên dịch có trình độ và bản lĩnh.

        Trong cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri kéo dài 823 ngày đêm - đúng như tiêu đề của cuốn sách "Trại Đa-vít - 823 ngày đêm" - anh em phiên dịch đã góp phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên. Xin mượn cuốn sách này để kể lại một số trong rất nhiều câu chuyện mà anh em phiên dịch được tham gia trực tiếp hoặc được chứng kiến trong những ngày phục vụ cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri.

        Chủ động tấn công đối phương

        Trong thòi gian công tác ở Trại Đa-vít, tôi có niềm vinh hạnh được trực tiếp dịch cho Trung tướng Trần Văn Trà, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên, tại các buổi làm việc với Uỷ ban Quốc tế cũng như tại nhiều cuộc họp báo hay tiếp khách quốc tế mà ông chủ trì. Điều đó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về vị Tư lệnh của Quân giải phóng miền Nam và những kinh nghiệm quý về đấu tranh ngoại giao. Xin chia sẻ với bạn đọc về một trong những kỷ niệm sâu sắc đó.

        Khoảng đầu tháng 3 năm 1973, Hiệp định Pa-ri đã thi hành được hơn 1 tháng nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn do phía Mỹ-ngụy rắp tâm phá hoại Hiệp định, quân Mỹ và quân chư hầu đang rút khỏi miền Nam nhưng lại chuyển giao vũ khí, trang thiết bị, căn cứ quân sự cho quân ngụy Sài Gòn, v.v... Đáng lý Uỷ ban Quốc tế có đủ khả năng phát hiện những hành động phá hoại nói trên và có quyền đưa ra những kết luận xác đáng, nhằm ngăn chặn việc phá hoại Hiệp định và vãn hồi hoà bình. Nhưng Uỷ ban Quốc tế luôn bị chia rẽ bởi những bất đồng quan điểm, trong đó Ca-na-đa đã nhiều lần công khai bênh vực cho phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

        Trưởng đoàn Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế là đại sứ Mi-sen Gô-vanh (Michel Gauvin), bề ngoài có vẻ lịch thiệp nhưng được biết đến là một con người có tính cách độc đoán, trịch thượng và luôn muốn áp đảo người cùng đối thoại.

        Một hôm ông Gô-vanh ngỏ ý muốn đến thăm xã giao Trung tướng Trần Văn Trà. Xét thấy đây là một dịp tốt để nói chuyện thẳng thắn với vị đại biểu này của Uỷ ban Quốc tế, Trung tướng đồng ý tiếp ông ta tại Trại Đa-vít, nơi đóng trụ sở của Đoàn ta. Ông đã dành thời gian để chuẩn bị chu đáo nhất cho cuộc gặp gỡ này. Cùng tiếp các vị khách Ca-na-đa còn có Đại tá, Phó Trưởng đoàn Võ Đông Giang và tôi được chỉ định làm phiên dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2013, 04:28:47 am »

        Để tỏ thái độ trọng thị đốỉ với các vị khách Ca-na-đa, Trung tướng ra tận xe để đón đại sứ Gô-vanh, đưa ông ta vào phòng khách và mời ông ta ngồi ở vị trí trang trọng nhất. Sau những lời thăm hỏi xã giao, đại sứ Gô-vanh, với một thái độ đầy tự tin và chủ động, đã mở đầu buổi gặp gỡ bằng những phát biểu dài dòng về vai trò, thành tích của Uỷ ban Quốc tế trong tháng ông ta làm Chủ tịch. Gô-vanh cũng nói về vấn đề ngừng bắn, trao trả tù binh, việc rút quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam... Ông ta không che giấu ý đồ phô trương sự đắc lực, khách quan và công bằng của Uỷ ban Quốc tế, đồng thời có ý ám chỉ và vu cáo phía ta vi phạm lệnh ngừng bắn nên đến nay chiến trường vẫn chưa ngừng tiếng súng. Cảm thấy nói đã đủ ý và đủ dài nên Gô-vanh dừng lại, nhìn Trung tướng dò hỏi.

        Trung tướng thong thả mời các vị khách uống nước trà, hút thuốc và ăn trái cây. Rồi, với một thái độ nhã nhặn và lịch thiệp, ông bắt đầu nói, vối những câu văn mạch lạc và rõ ràng, cứ vài ba câu thì ông dừng lại cho tôi dịch: "Thưa đại sứ Gô-vanh, ngài nói rất đúng về vai trò quan trọng và tính khách quan rất cần thiết của Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pa-ri. Thú thật với ngài rằng, chúng tôi rất đau xót khi thấỵ tiếng súng vẫn còn nổ khắp nơi mặc dù đã có Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi mấy chục năm chiến tranh liên miên. Tôi tin rằng, trên thế giới này không có một dân tộc nào thiết tha mong đợi hoà bình như dân tộc Việt Nam chúng tôi, một dân tộc đã biết chiến đấu và biết chịu đựng để tìm cho ra chân lý. Nhưng, như ngài đại sứ đã nói, mọi việc đều có nguyên nhân của nó. Tôi xin phép ngài giở lại một vài trang lịch sử đã qua. Dân tộc chúng tôi đã giành được độc lập năm 1945, nhưng thực dân Pháp xâm lược trở lại nên chúng tôi buộc phải chiến đấu 9 năm trời ròng rã, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, nhờ đó mà Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Thòi kỳ ấy cũng có một Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát, trong đó có Đoàn đại biểu Ca-na-đa, chắc ngài biết rõ?".

        Tôi dịch dõng dạc từng câu cho các vị khách nghe được đầy đủ và rõ ràng. Nghe hết đoạn này thì Gô-vanh gật đầu đồng tình. Trung tướng nói tiếp: "Nhưng Ních-xơn, lúc đó là phó tổng thống Mỹ, đã tuyên bố rằng "Dù cho Pháp có ký kết Hiệp định đình chiến ở Đông Dương, nhưng Hoa Kỳ vẫn sẽ hành động một mình và sẽ gửi quân đội của mình sang Đông Dương, nếu điều đó là cần thiết cho lợi ích của Hoa Kỳ".   

        Nghe tôi dịch đến giữa chừng, Gô-vanh làm động tác khoát tay ngăn tôi lại và chêm vào một câu dài. Trung tướng lập tức nói với tôi: "Cậu hãy dịch tiếp những lời tôi nói, bao giờ tôi nói hết và dừng lại thì cậu mới được nghe và dịch lời của ông ta".

        Chờ tôi dịch hết đoạn trên, Trung tướng không để Gô-vanh phát biểu mà nói tiếp: "Tôi xin cung cấp một vài số liệu để ngài đại sứ biết: Từ năm 1955 đến 1960 có trên 800 chuyến tàu biển của Mỹ chở vũ khí và phương tiện chiến tranh các loại vào các cảng của miền Nam, đặc biệt là Đà Nẵng và, cũng trong thời gian ấy, số tiền viện trợ mà Mỹ cấp cho chính quyền Ngô Đình Diệm lên đến 1,6 tỷ đô-la. Cả thế giới đều biết việc này. Đó là sự vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng Uỷ ban Quốc tế lúc đó hoặc làm ngơ, hoặc che giấu, hoặc bị áp lực nào đó nên không ngăn chặn những hành vi phi pháp ấy. Vì vậy mà tiếng súng vẫn nổ và chiến tranh lại tiếp tục trên đất nước chúng tôi. Ca-na-đa là thành viên quan trọng trong Uỷ ban Quốc tế lúc ấy, tất nhiên không thể chối bỏ trách nhiệm lớn lao của mình...":

        Tôí đang dịch thì Gô-vanh lại cố cắt ngang bằng mấy câu nói liên hồi nhưng, theo chỉ thị củá Trung tướng, tôi phớt lờ ông ta và tiếp tục dịch ý kiến của Trung tướng. Tôi cố gắng nói thật to, dõng dạc, át cả tiếng của Gô-vanh khiến ông ta phải ngừng nói và tỏ thái độ ngạc nhiên với cách cư xử của một người phiên dịch như tôi. Có lẽ Gô-vanh chưa từng gặp trường hợp nào mà ông ta không lấn lướt được người cùng đối thoại, lại, còn bị dồn vào thế bị động đối phó với cách giao thiệp lịch sự nhưng rất kiên quyết của một vị tướng "Việt cộng" Nhìn xéo sang đại sứ Gô-vanh, tôi thấy nét mặt ông ta tỏ rõ sự căng thẳng, nhưng trong tình thế này ông ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục lắng nghe. Có lẽ ông ta đã sai lầm khi chọn chủ đề và sai lầm khi chọn đối tượng để nêu chủ đề đó. Trung tướng nói tiếp: "Đến ngày nay, Mỹ đã chở cả bằng tàu biển, cả bằng máy bay, các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân đội Việt Nam cộng hoà để phá hoại Hiệp định Pa-ri, tiến hành các hoạt động lấn chiếm và bình định. Không những thế, quân Mỹ và quân các nước khác tuy rút về nước nhưng lại chuyển vũ khí, phương tiện, kho tàng, căn cứ quân sự cho quân đội Sài Gòn!. Đó là sự vi phạm quá trắng trợn đốỉ với Hiệp định...".
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2013, 09:55:21 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2014, 03:52:18 am »

        Nghe tôi dịch xong ý kiến của Trung tướng, Gô-vanh dường như không còn chịu đựng được nữa. Ông ta giãy nảy lên, khoát tay lia lịa, rồi lắp bắp nói gì đó mà không ai nghe rõ. Trung tướng liền trấn tĩnh ông ta: "Xin đại sứ hãy bình tĩnh. Tôi chỉ xin nói vài câu nữa thôi, rồi tôi sẽ nhường lời cho đại sứ". Trung tướng nói tiếp:

        -   "Lần này nữa, nếu chúng ta, Uỷ ban Quốc tế và Ban Liên hợp quân sự 4 bên, không hợp tác chặt chẽ với nhau, không nỗ lực cùng nhau hành động một cách khách quan và đắc lực, và không ngăn chặn mọi hành động vi phạm như vậy thì tôi nghĩ rằng tiếng súng vẫn nổ là điều không có gì ngạc nhiên và nguyên nhân từ đâu thì ngài đại sứ cũng đã rõ. Trách nhiệm của chúng ta trước lịch sử là quá nặng nề. Chúng ta đã không đáp ứng được nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Ca-na-đa và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Và, Chính phủ Ca-na-đa, hai lần tham gia Uỷ ban Quốc tế về hai Hiệp định ngừng bắn, sẽ nghĩ thế nào về trách nhiệm của mình? Bây giờ, tôi xin nhường lời cho đại sứ".

        Nghe tôi dịch xong phát biểu của Trung tướng, Gô-varrh không còn hăm hở muốn nói như trước nữa. Thái độ của ông ta tỏ ra hoà nhã và nhũn nhặn lạ thường. Gô-vanh ấp úng nói: "Thưa ngài Trung tướng, thú thật với ngài là tôi không hiểu gì về Hiệp định Giơ-ne-vơ cả... Hồi ấy... tôi không được biết... những việc ấy. Tôi không theo dõi...".
Rõ ràng, ông Gô-vanh cố tình lảng tránh câu hỏi mà Trung tướng đặt ra môt cách trực diện về trách nhiệm của Ca-na-đa đối với sự bế tắc trong hoạt động của Uỷ ban Quốc tế. Ông ta là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về quan hệ quốc tế cũng như lịch sử ngoại giao Ca-na-đa, lại được tin tưỏng chỉ định vào một vị trí quan trọng là Trưởng đoàn Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế và ở một địa bàn quan trọng là Sài Gòn. Đối với một nhà ngoại giao tầm cỡ như ông ta, Hiệp định Giơ-ne-vơ và vai trò của Ca-na-đa đối với Hiệp định đó chỉ là những kiến thức hết sức sơ đẳng. Lẽ nào ông ta lại không biết gì?

        Có lẽ để gỡ thế bí, ông Gô-vanh chuyển qua nói chuyện về thời tiết, khí hậu ở Sài Gòn, về các loại trái cây ở miền Nam. Cuối cùng, ông ta xoay sang ca ngợi Trung tướng là "ngôi sao sáng trên bầu trời Sài Gòn", là "một chiến sĩ vĩ đại"... Có lẽ Gô-vanh hy vọng Trung tướng sẽ sa vào những lời tâng bốc cá nhân của ông ta, như vậy có thể cứu vãn một phần sự bẽ bàng mà ông ta vừa trải nghiệm.

        Nhưng Trung tướng rất cảnh giác với cái bẫy mà| Gô-vanh cài đặt. vẫn với thái độ từ tôn và lịch thiệp vốn có, Trung tướng đáp lễ: "Xin đa, tạ lời khen của ngài đại sứ. Quả thật vì lòng yêu nước thương dân, vì "không có gì quý hơn độc lập, tự do" mà những người chiến sĩ giải phóng chúng tôi đã xả thân chiến đấu và chiến thắng và được báo chí nước ngoài ca ngợi là những chiến sĩ chân đất huyền thoại... Tôi thực sự hãnh diện được đại diện cho nhân dân anh hùng và các chiến sĩ dũng cảm của chúng tôi ở ngay Sài Gòn để đấu tranh thi hành đúng đắn Hiệp định Pa-ri mà họ đã phải đổ bao xương máu mới giành được".

        Nghe tôi dịch xong những câu đáp lễ của Trung tướng, Gô-vanh ngồi im lặng trong giây lát rồi cáo từ ra về. Ra đến sân, Gô-vanh đề nghị các vị chủ nhà cùng chụp chung một tấm ảnh để làm kỷ niệm.

        Cuộc gặp gỡ hôm đó đúng là một kỷ niệm đáng nhớ đối với Gô-vanh, đáng để ông ta chụp ảnh kỷ niệm. Gô-vanh đã chủ động gợi ý đến chào xã giao Trung tướng Trần Văn Trà và mở đầu cuộc đối thoại một cách tự tin, với ý định áp đặt quan điểm thiên vị, vu cáo chúng ta vi phạm Hiệp định Pa-ri. Nhưng ông ta đã gặp một đốì thủ không chỉ là một nhà quân sự tài ba và đầy bản lĩnh trên chiến trường mà còn là một ngưòi có tài đối đáp, lý lẽ sắc bén và cử chỉ lịch thiệp trên bàn hội nghị. Quan trọng hơn, đối thủ đó, quá từng trải về chủ đề mà ông ta nêu ra và kiên quyết giành thế chủ động trong suốt cuộc đốỉ thoại, khiến cho ông ta - một nhà ngoại giao kỳ cựu của Ca-na-đa - phải "tâm phục khẩu phục".

        Đấu câu chữ với địch

        Những lần phía ta cùng Uỷ ban Quốc tế đi điều tra phía Sài Gòn vi phạm ngừng bắn hay giám sát trao trả tù binh ngụy thường là các tổ công tác nhỏ ba đến bốn người, trong đó có một sĩ quan phiên dịch. Đấy đều là những chuyến công tác hết sức căng thẳng và nguy hiểm, vì ta luôn phải đốì mặt với kẻ địch và nhiều khi hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Ngoài nhiệm vụ dịch chính xác, phiên dịch của ta đôi khi kiêm luôn vai trò sĩ quan liên lạc. Trong mọi trường hợp, oác anh luôn là đầu mối thông tin, liên lạc giữa tổ công tác của ta và các thành viên Ủy ban Quốc tế, là người đầu tiên lắng nghe ý kiến và phát hiện ý tứ của các bên. Đồng thời, các anh luôn phải theo dõi phiên dịch của phía đối phương xem họ dịch có chuẩn xác không; nếu phát hiện có sai sót, dù vô tình hay hữu ý, các anh đều phải nhanh chóng vạch ra chỗ sai để Ủy ban Quốc tế hiểu chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời.

        Các sĩ qụan phiên dịch của phía Sài Gòn hay tỏ vẻ thành thạo tiếng Anh, vì họ thường được học hành chính quy ở bên Mỹ và hàng ngày được trực tiếp làm việc với người Mỹ. Đúng là họ rất thạo tiếng Anh, nhưng không ít lần họ lợi dụng vai trò phiên dịch của mình để giở trò xảo trá, xuyên tạc nhằm gây khó khăn! hay đổ vấy trách nhiệm cho phía ta.

        Tháng 7 năm 1973, một tổ công tác 4 người của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng Ủy ban Quốc tế đi giám sát vụ ta trao trả tù binh ngụy tại Tam Kỳ, một địa điểm giáp ranh giữa ta và địch ở tỉnh Quảng Nam. Trước đó, ta thông báo sẽ trao trả cho phía Sài Gòn 10 tù binh, nhưng trên thực tế chỉ còn 9 người, do một người đã chết vì sốt rét ác tính trong trại giam của Quân giải phóng trước ngày người này được trao trả. Thật là một trường hợp bất khả kháng chẳng ai muốn thấy! Điều may mắn là phía ta đã kịp thời lập bệnh án của người tù binh đã chết và lấy chữ ký xác nhận của 9 người còn lại để trình lên Ủy ban Quốc tế trong phiên trao trả. Viên trung tá đại diện cho phía Sài Gòn tại cuộc trao trả hôm đó không tin vào bệnh án và chữ ký xác nhận của những người tù binh còn lại. Ông ta cho rằng phía ta lật lọng và yêu cầu Ủy ban Quốc tế điều tra về cái chết của người lính ngụy thứ mười.

        -   "Tôi cực lực phản đốì lý do đưa ra của sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tôi cho rằng người của chúng tôi không chết vì bệnh sốt rét ác tính. Anh ta chết vì lý do khác. Tôi yêu cầu Ủy ban Quốc tế tiến hành điều tra về cáỉ chết không bình thường này", ông ta nói dằn từng tiếng trước các đại diện của Ủy ban Quốc tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2014, 08:09:34 am »

        Bằng một thứ tiếng Anh lưu loát và chuẩn mực, viên phiên dịch của phía Sài Gòn dịch ra tiếng Anh: "I strongly oppose the reason given by the liaison officer of the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Viet Nam. I do not believe that our man died of malaria. He was killed by some other reason. Therefore, I request; the ICCS to conduct an investigation into this abnormal death".

        Câu này có nghĩa là: "Tôi cực lực phản đối lý do đưa ra của sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tôi không tin là người của chủng tôi chết vì bệnh sốt rét. Anh ta đã bị giết chết vì một lý do nào đấy. Vì vậy, tôi yêu cầu Ủy ban Quốc tế tiến hành điều tra về cái chết bất thường này".

        Nghe lướt qua thì đoạn dịch này phản ánh nội dung phát biểu của viên trung tá ngụy. Nhưng nếu tinh ý sẽ thấy đôi chỗ không chính xác mà mấu chốt là câu "Anh ta đã bị giết chết vì một lý do nào đấy" của viên phiên dịch hoàn toàn khác nghĩa với câu "Anh ta chết vì lý do khác" của viên trung tá ngụy. Sự khác biệt lớn nằm ở một chi tiết nhỏ mà viên phiên dịch phía Sài Gòn đã "sáng tạo" ra: Y đã chuyển động từ "chết" thành động từ ở thể bị động "bị giết chết", với hàm ý đồ vấy cho phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cố tình giết chết người tù binh xấu số kia. Chỉ một thủ thuật ngôn ngữ nhỏ như vậy nhưng nếu không được kịp thời phát hiện thì có thể làm cho cuộc đấu trí, đấu lý giữa ta và địch chuyển sang hướng bất lợi cho ta.

        Viên phiên dịch "tài năng" của phía Sài Gòn rõ ràng là ranh ma, quỷ quyệt hơn viên trung tá cấp trên của mình. Nhưng điều đó không thoát khỏi sự cảnh giác cao độ của sĩ quan phiên dịch ta. Anh đã chủ động và lập tức tố cáo trước các thành viên của Ủy ban Quốc tế rằng viên phiên dịch phía Sài Gòn đã dịch không trung thực phát ngôn của chính cấp trên của y.

        Đồng chí Đại tá Ba Lan hôm đó làm Chủ tịch Ủy ban Quốc tế và điều hành buổi trao trả, đã tỏ thái độ phản đối quyết liệt sự không trung thực đó. Ông mời sĩ quan phiên dịch của ta dịch lại toàn văn phát ngôn của viên trung tá Việt Nam cộng hòa để mọi người cùng nghe. Viên phiên dịch của phía Sài Gòn không phát hiện được bất kỳ điều gì để phản bác lại, không dám lên tiếng thanh minh nên đành ngồi im. Bị chịu trận trước các thành viên Ủy ban Quốc tế và tổ công tác của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, viên trung tá ngụy không dám bảo vệ cấp dưới của mình. Ông ta vừa cảm thấy bẽ bàng vừa tỏ ra hằn học nhưng không có cách nào để chống chế.

        Sau đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế đã đích thân gặp gỡ 9 tù binh phía Sài Gòn được trao trả và được tất cả xác nhận: người tù binh xấu số đã bị sốt rét ác tính và chính họ đã tự nguyện ký vào hồ sơ bệnh án của anh ta. Sự thật như vậy là hai năm rõ mười. Cuốỉ cùng, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế kết luận và ghi vào biên bản trao trả rằng, người tù binh của phía Sài Gòn đã chết là do bị sốt rét ác tính và những chữ ký xác nhận của 9 tù binh kia được sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cung cấp cho úy ban Quốc tế là hoàn toàn tự nguyện, xác thực và không cần bàn cãi. Do đó, Ủy ban Quốc tế không chấp nhận yêu cầu điều tra của phía Sài Gòn.

        Với tinh thần trách nhiệm và ý thức cảnh giác cao độ, sĩ quan phiên dịch ta đã góp phần chuyển phía ta từ thế phải đốì phó sang thế chủ động tiến công địch và giành thắng lợi, đồng thời dạy cho phiên dịch của phía Sài Gòn một bài học đích đáng.

        Một cuộc trao trả tù binh Nam Hàn

        Tháng 2 năm 1973, Tổ sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng Uỷ ban Quốc tế đi theo dõi, kiểm tra và giám sát việc phía ta trao trả 8 tù binh Nam Hàn, đồng bào thường gọi là "lính Pắc Chung Hy", ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Từ Tân Sơn Nhất đến sân bay Quảng Ngãi đoàn công tác đi bằng máy bay U21, từ sân bay Quảng Ngãi đến Đức Phổ đi bằng máy bay trực thăng.

        Đến địa điểm trao trả, viên phi công Mỹ không thấy bất kỳ tín hiệu nào từ mặt đất nên không hạ cánh. Vòng đi vòng lại đến lần thứ ba, anh ta mới phát hiện ra tín hiệu mặt đất: đó là hai tấm vải trắng trải vắt chéo nhau trên mặt đưòng băng dã chiến lởm chởm đất đá. Máy bay tiếp đất, nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng người nào. Cả khu sân bay dã chiến hoang vắng và im lặng đến gai người.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2014, 06:27:35 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2014, 06:30:13 pm »

        Đồng chí sĩ quan liên lạc yêu cầu tôi, sĩ quan phiên dịch của tổ công tác, xuống trước để "trinh sát". Tôi cẩn thận quan sát khắp bốn hướng. Sau ít phút, một người đàn ông mặc bà ba đen, cổ quàng khăn rằn, đầu đội mũ tai bèo, đột ngột xuất hiện từ một căn hầm gần đó. Theo sau anh ta là hai ngưòi mặc quân phục giải phóng, hông đeo lựu đạn lủng lẳng, tay lăm lăm súng tiểu liên AK, sẵn sàng chiến đấu. Họ là ai mà vẻ nghiêm trọng thế nhỉ?

        Tôi bình tĩnh tiến về phía ba người, chào hỏi niềm nở, tự giới thiệu và trao đổi nhanh với họ. Đúng là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị địa phương phụ trách trao trả tù binh rồi! Tôi giới thiệu họ với đoàn công tác. Đồng chí chỉ huy đơn vị địa phương phân bua: "Đây là vùng giáp ranh, quân ngụy Sài Gòn thưòng xuyên đánh phá, nên chúng tôi phải hết sức cảnh giác. Xin đoàn thông cảm. Dù sao thì mọi việc chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng".

        Nói xong, anh đặt chiếc còi lên môi rồi thổi một hồi ngắn, dứt khoát. Từ các công sự xung quanh, khoảng hai chục bộ đội đồng loạt nhảy phắt lên khỏi hầm và chạy ùa ra phía rìa sân bay, trên tay và trên vai họ mang nhiều vật liệu và dụng cụ. Họ khẩn trương triển khai công việc. Tất cả các thao tác đều nhịp nhàng, nhanh gọn và chính xác như một cuộc diễn tập tác chiến quy mô nhỏ. Chỉ trong khoảng mười lăm phút, mấy căn lán dã chiến lợp bằng vải bạt và vải dù đã được dựng xong, có đủ bàn ghế, hoa tươi, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng và cả ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nữa. Tất cả các quan khách, từ Uỷ ban Quốc tế đến phía Mỹ, phía Việt Nam cộng hoà và chính chúng tôi, đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú.


Căn lán dã chiến lợp bằng vải bạt và vải dù đã được dựng xong

        Thủ tục trao trả những tù binh Nam Hàn được tiến hành nhanh chóng và trôi chảy, làm tất cả các bên hài lòng. Trưa hôm đó, đoàn công tác của Uỷ ban Quốc tế và Ban Liên hợp quân sự 4 bên được tiếp cơm tại ngôi nhà bạt dựng tạm. Bữa cơm khách chỉ có xôi, thịt lợn nướng và trái cây, nhưng chúng tôi biết như vậy đã là sang lắm rồi. Đồng bào và bộ đội ở Đức Phổ vừa phải chiến đấu chống quân ngụy lấn chiếm, ném bom, bắn phá vùng giải phóng vừa tăng gia sản xuất, nên bữa ăn hàng ngày hầu như chỉ toàn củ khoai, củ sắn.

        Ngồi trên máy bay trên đường về Tân Sơn Nhất, viên sĩ quan liên lạc Sài Gòn nói với tôi: "Hôm nay, thế là may rồi, tưởng phía các ông không trao trả". Nét mặt anh ta không biểu lộ cảm xúc. Chẳng biết anh ta khen hay nói kháy đây?

        Tôi tiếp lời ngay: "Ông hãy nhìn lên các ngọn đồi kia mà xem. Ông có thấy hố pháo, hố bom chằng chịt và hãy còn mới nguyên không? Đấy chính là những hố do bom đạn của phía các ông đào xới mà nên đấy. Bởi vậy mà anh em du kích, bộ đội địa phương phải cảnh giác. Nhưng cuộc trao trả hôm nay gay cấn như một câu chuyện trinh thám, cũng hết sức nhanh gọn và chu đáo phải không?".

        Viên sĩ quan liên lạc Sài Gòn không trả lời. Anh ta ngồi im lặng, nét mặt trầm ngâm suy nghĩ, cho đến khi máy bay của chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

        Dân vận trong vùng đối phương kiểm soát

        Trong chuyến đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn lấn chiếm khu vực Phật Đá - Sáu Ầu, thuộc tỉnh Kiến Tường, phía Sài Gòn lấy lý do an ninh không bảo đảm, thực chất là chúng sợ "Việt cộng" tiếp xúc với dân, đã ra lệnh cấm nhân viên khách sạn bán đồ ăn, thức uống cho "Việt cộng", đồng thời tìm mọi cách ngăn chặn các sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra phố để mua đồ ăn, thức uống. Do vậy, hàng ngày chúng tôi phải ăn đồ hộp do các đồng chí Hung-ga-ri cung cấp. Ăn một hai bữa còn được, ăn mãi thấy xót ruột vì không có rau xanh. Anh Sáu Khánh, nguyên Tham mưu phó Quân khu 8 và là Tổ trưởng của chúng tôi, rất bức xúc với việc này. Anh bảo tôi tìm cách mua mấy ổ bánh mì ba-tê có kẹp dưa chuột hoặc rau xanh để ăn tối.

        Tôi hiểu ý anh muốn gì. Tôi đi xuống tầng hai định tìm một đồng chí Hung-ga-ri nhờ mua hộ nhưng không thấy, chỉ thấy hai sĩ quan In-đô-nê-xi-a trong Đoàn của Uỷ ban Quốc tế đang thi đấu bóng bàn. Tôi bèn đứng xem. Cùng xem còn có 4 đến 5 nhân viên khách sạn, cả trai lẫn gái, tuổi chừng 17 đến 18. Họ chăm chú theo dõi và trầm trồ khen ngợi mỗi khi đôi bên có quả đập hay. Kết thúc séc đấu, một viên sĩ quan In-đô-nê-xi-a tiến lại gần, đưa vợt mời tôi thi đấu. Tôi chấp nhận, vì ở Trại Đa-vít, tôi cũng là một cây vợt "có thứ hạng", đôi khi chúng tôi tổ chức thi đấu với các Đoàn trong Ủy ban Quốc tế. Chỉ có khác là, hôm nay thi đấu tại một khách sạn trong vùng địch tạm chiếm, có khán giả trẻ tuổi là các em nhân viên khách sạn đứng xem cổ vũ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2014, 07:56:43 am »

        Qua séc đấu tôi vừa quan sát, tôi thấy trình độ của đối phương In-đô-nê-xi-a là "vừa tầm", nên tôi xác định phải thắng trận giao hữu quốc tế này. Không thể nào thua được vì thể diện của Quân giải phóng trước khán giả vùng địch chiếm đóng. Vừa đánh tôi vừa quan sát nét mặt của các em cổ vũ, thấy họ từ ngạc nhiên, trầm trồ, đến vui mừng hớn hở mỗi khi tôi tấn công và ghi điểm. Hai bên giành giật nhau từng điểm một, nhưng cuối cùng tôi thắng với tỉ số sít sao 3-2. Các em đồng thanh vỗ tay hoan hô mừng rỡ. Có lẽ các em thật lòng vui mừng vì người đằng mình (dù là "Việt cộng") thắng người nước ngoài! Dù thế nào thì tôi cũng nghĩ thầm "dịp may đã đến"; mình có thể nhân tình thế thuận lợi này để nhờ mấy em mua hộ bánh mì ba-tê kẹp sa-lát đây. Tôi trả vợt, cám ơn viên sĩ quan In-đô-nê-xi-a, rồi khẽ gọi một em lại gần và nói:

        -   "Em có thể giúp tôi mua mấy ổ bánh mì ba-tê có kẹp sa-lát và mấy lon nước ngọt chứ?

        Em lưỡng lự trả lời: "Giám đốc khách sạn lệnh cấm không mua, không bán đồ ăn, đồ uống cho mấy ông. Tụi tôi mua hộ, ông phát hiện thì mất việc". Nói xong em chạy vội sang đám bạn bè.

        Tôi thất vọng, chưa biết nên xử lý cách nào thì thấy hai em, một trai và một gái, từ từ đi về phía tôi và nói nhỏ: "Chúng cháu đã. bàn với nhau và quyết định có thể mua giúp chú. Thế chú mua mấy cái?".

        -   "Tôi muốn nhò các em mua giúp sáu bánh mì ba-tê có kẹp sa-lát và sáu lon nước ngọt", tôi vui vẻ trả lòi, đưa tiền cho các em và nói số phòng của anh Sáu Khánh, rồi nhanh chóng lên phòng, thuật lại câu chuyện cho anh Sáu Khánh. Nghe xong, anh Khánh ôm chầm lấy vai tôi và nói: "Chú em giỏi lắm!".

        Một lúc sau, hai em rón rén mang bánh mì và nước ngọt vào phòng chúng tôi. Anh Sáu Khánh vui ra mặt, cám ơn và bắt tay các em. Anh Khánh định bắt chuyện, nhưng hai em nhanh chóng rời khỏi căn phòng. Có lẽ các em lo ngại bị phát hiện đã tiếp tay cho "Việt cộng" chăng?

        Như vậy là giữa vòng vây của địch, với lệnh nghiêm cấm không giao lưu, không bán đồ và không mua đồ cho "Việt cộng", bốn sĩ quan liên lạc của ta vẫn có đủ bánh mì ba-tê kẹp sa-lát và nưốc ngọt để thưởng thức.

        Trên thế giới đã có "ngoại giao bóng bàn" để phá thế bao vây quốc tế, còn ở đây - ngay giữa vùng kiểm soát của ngụy quyền Sài Gòn, Tổ sĩ quan liên lạc chúng tôi đã phá được sự bao vây của địch cũng bằng "ngoại giao bóng bàn" và bằng công tác dân vận. Đúng như là Bác Hồ đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".

        Chuyển bại thành thắng

        Cũng trong chuyến đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn lấn chiếm khu vực Phật Đá - Sáu Ầu, chúng tôi không những phá được sự bao vây của địch bằng "ngoại giao bóng bàn" và bằng công tác dân vận, mà còn đánh đòn cảnh cáo nhớ đời với viên giám đốc khách sạn Mỹ Cảnh ở thị xã Mỹ Tho.

        Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị để ngày hôm sau trỏ về Sài Gòn, anh Sáu Khánh bảo tôi xuống mời giám đốc khách sạn lên phòng anh có việc. Mời y ngồi xuống ghế rồi, anh Khánh chủ động tấn công phủ đầu: "Ông giám đốc có biết tôi là ai không?".

        -   "Dạ, tôi chỉ biết mấy ông là sĩ quan liên lạc của Việt cộng" - viên giám đốc trả lời ngập ngừng.

        -   "Tôi là Sáu Khánh, Tham mưu phó Quân khu 8 của Quân giải phóng miền Nam, chỉ huy các lực lượng biệt động của Quân khu". Anh Khánh tự giới thiệu và hỏi tiếp: "Ông có biết lực lượng của chúng tôi đã từng đột nhập, đánh vào các căn cứ của Mỹ và quân đội Sài Gòn ở ngay thị xã Mỹ Tho hồi Tết Mậu Thân 1968 chứ?".

        -   "Dạ tôi có nghe nói” - viên giám đốc trả lòi lí nhí, sắc mặt y bắt đầu chuyển dần từ vẻ hồng hào sang màu tái nhợt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2014, 05:42:21 am »

        Bắt được đúng mạch đối phương, anh Sáu Khánh dằn giọng bồi tiếp: "Nếu lực lượng biệt động của chúng tôi mà biết cách cư xử vô lương tâm của phía ông đối với Đoàn chúng tôi mấy hôm rồi thì họ sẽ làm gì không? Tôi xin nói, chỉ cần một đêm là ông có thể mất cả cơ nghiệp. Ông không những vi phạm quyền ưu đãi miễn trừ dành cho sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khi đi thi hành nhiệm vụ với Ủy ban Quốc tế mà còn độc ác mất cả tính người".

        -   "Dạ, đây là lệnh của ông tỉnh trưởng, tôi đâu dám trái" - Tôi quan sát thấy viên giám đốc khách sạn cúi đầu, mặt tái mét, run rẩy trả lời.

        -   "Thôi, tôi biết ông phải chấp hành mệnh lệnh của ông tỉnh trưởng, nhưng lệnh này là sự vi phạm thô bạo đốỉ với Hiệp định Pa-ri. Tôi báo để ông rõ như vậy. Thế nhưng tôi sẽ cho qua chuyện này. Bây giờ tôi nhờ ông một việc nhỏ, ông sẵn sàng giúp tôi chứ?".

        -   "Dạ, xin ông cứ nói".

        -   "Sáng mai chúng tôi sẽ lên đường trở về Sài Gòn. Tối nay tôi muốn ông và nhân viên khách sạn của ông chuẩn bị cho một bữa chiêu đãi tươm tất để tôi mời các thành viên của Ủy ban Quốc tê và mời ông cùng tham dự. Hết bao nhiêu tiền, tôi sẽ thanh toán sòng phẳng".

        -   "Dạ, tiệc thì tôi có thể làm được, còn dự tiệc thì tôi không dám. Mong các ông thông cảm cho. Thế ông cần bày tiệc xong trước mấy giờ?".

        -   "Trước 18 giờ 30 phút. Trước đó, chú phiên dịch đây sẽ xuống kiểm tra trước" - Anh Khánh vừa nói anh vừa chỉ vào tôi.

        Đúng theo lời cam kết, một bữa chiêu đãi ngồi tươm tất cho 12 thực khách, gồm 4 chủ nhà và 8 đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan trong Tổ Ủy ban Quốc tế ở Mỹ Tho, còn các đại diện của đoàn In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa lấy lý do bận không tham dự được. Chúng tôi rất hiểu vì sao họ bận và chẳng cần quan tâm về điều đó. Các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan đều hết sức ngạc nhiên với buổi chiêu đãi thịnh soạn và hết lời khen tài "chuyển bại thành thắng" của chúng tôi. Tôi nghĩ, đây cũng là bài học cho viên giám đốc khách sạn Mỹ Cảnh hồi nào.

       Một quyết định sáng suốt

        Cuối tháng 4 năm 1973, chúng tôi cùng Tổ Uỷ ban Quốc tế ở Plây Cu đi kiểm tra và giám sát vụ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trao trả tù binh ngụy ở Đức Cơ, một huyện miền Tây của tỉnh Gia Lai cách Plây Cu chừng 50km. Hai chiếc trực thăng UH-1 của đoàn công tác, do phi công Mỹ điều khiển, bị pháo phòng không mặt đất 37 ly của ta bắn cảnh cáo. Có lẽ vì sương mù quá dày đặc nên hai máy bay của đoàn công tác đã bay chệch hành lang quy định sang địa phận Đắc Tô - Tân Cảnh, là vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng của ta.

        Trong tình huống hiểm nghèo như vậy, nếu bay tiếp sẽ bị trúng đạn của súng bộ binh hay pháo phòng không như chơi! Bài học đắt giá của "vụ Ly Tôn" vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của chúng tôi. Đó là ngày 7 tháng 4 năm 1973, ngày mà đội trực thăng 2 chiếc UH-1 của Ủy ban Quốc tế xuất phát từ Huế đi chuẩn bị triển khai Tổ Liên hợp quân sự 2 bên ở Lao Bảo, một vùng giải phóng thuộc tỉnh Quảng Trị. Do cố tình bay ra ngoài hành lang quy định nên một trong hai chiếc UH-1 đã bị bắn rơi ở gần Ly Tôn, làm 9 ngưòi chết (gồm 2 sĩ quan Hung-ga-ri và 2 sĩ quan In-đô-nê-xi-a làm việc cho Ủy ban Quốc tế, sĩ quan Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm việc trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương và cả tổ lái gồm 2 ngưòi Mỹ và 1 người Phi-líp-pin)1.

----------------
1.  “Cho đến nay, lý do thực sự của sự kiện thảm khốc này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Theo các thành viên Hung-ga-ri làm việc cho Uỷ ban Quốc tế thi hành Hiệp định Pa-ri 1973, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết chiếc máy bay định mệnh đó đã bị tên lửa của bên nào bắn. Chỉ biết rằng, chiếc máy bay đó đã rơi ngoài hành lang cho phép bay chừng 30km về phía Nam, nơi chiến sự vẫn đang diễn ra”. (Hoàng Linh, "Những nhân chứng Hungari của nền hoà bình Việt Nam)”.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2014, 07:42:01 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2014, 07:26:48 am »

        Lúc đó, tôi vừa là phiên dịch vừa là sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngồi ở chiếc UH-1 bay trước. Nhận thấy mối nguy hiểm hiển hiện ngay trước mắt, tôi đã ra lệnh cho viên phi công Mỹ điều khiển chiếc UH-1 này lập tức đổi hướng trở về Plây Cu, để khi nào trời quang đãng sẽ tiếp tục thực hiện chuyến công tác. Khi đó, phi công sẽ có tầm nhìn tốt hơn, sẽ bay đúng hành lang quy định và thấy bãi đáp để hạ cánh an toàn. Viên phi công Mỹ lập tức thi hành mệnh lệnh, bẻ gấp cần lái cho chiếc trực thăng UH-1 quay trở về Plây Cu. Chiếc UH-1 bay sau thấy vậy cũng vòng lại ngay lập tức.

        Chính vì quyết định kịp thời và đúng đắn này mà đoàn công tác hôm đó đã trở về Plây Cu an toàn. Tất cả các thành viên đoàn công tác của Uỷ ban Quốc tế, của ngụy Sài Gòn cũng như của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đều thở phào nhẹ nhõm. Họ đã trải qua một phen hú vía và rút được một bài học quý báu.

        Càng về cuối buổi sáng hôm đó sương mù tan dần và đến gần trưa bầu trời trở nên quang đãng. Đoàn công tác của Uỷ ban Quốc tế và Ban Liên hợp quân sự lại lên máy bay trực thăng để đi Đức Cơ. Tất cả các thành viên của đoàn đã hợp tác chặt chẽ với đơn vị bộ đội địa phương và khẩn trương hoàn thành mọi thủ tục cần thiết để trao trả hết số tù binh đã thông báo cho phía Sài Gòn. Mặc dù công việc trao trả tù binh kết thúc khá muộn và mọi người cảm thấy khá mệt mỏi, nhưng đã không xảy ra bất kỳ trục trặc nào.

        Trong chiến tranh, mọi tình huống không lường trửớc đều có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải sớm phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời để tránh những rủi ro đáng tiếc.

        Tấm lòng của những người chỉ huy

        Các sĩ quan phiên dịch chúng tôi may mắn được thường xuyên làm việc trực tiếp với các vị chỉ huy đơn vị, do đó có nhiều kỷ niệm khó quên về tình cảm sâu đậm của các đồng chí đối với người lính. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số mẩu chuyện mà chúng tôi được trải nghiệm về tấm lòng của những người chỉ huy trong Trại Đa-vít.

        Chuyện 1: Lãnh đạo đơn vị luôn dành cho anh em| phiên dịch chúng tôi sự quan tâm đặc biệt. Một lần, tôi  đi dịch cho Thiếu tướng, Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn dự tiệc Quốc khánh Ba Lan, được tổ chức trong thành phố Sài Gòn. Thấy Thiếu tướng nói chuyện bằng tiếng  Pháp nên tôi đến trò chuyện với mấy đồng chí Hung-ga-ri làm việc cho Uỷ ban Quốc tế. Ít phút sau, tôi trở lại chỗ Thiếu tướng thì thấy ông đang phân bua với viên sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ rằng ông biết rất ít tiếng Anh. Tôi lập tức xin lỗi Thiếu tướng và giúp ông tiếp tục cuộc trò chuyện với viên sĩ quan Hoa Kỳ. Xong tcuộc trao đổi, Thiếu tướng nhẹ nhàng vỗ vai tôi và nói với một nụ cưòi độ lượng: "Lần sau đừng bỏ tớ một mình nữa nhé".

        Chuyện 2: Những ngày ấy, anh em phiên dịch chúng tôi đâu có biết đánh máy chữ. Chúng tôi hay dùng phương pháp "mổ cò" trên chiếc máy cơ khí Optima khá cũ kỳ, nên tốc độ đánh máy chậm như rùa bò vĩ thế, chúng tôi thường phải thức đến khuya mới đánh xong một hay hai trang tài liệu dịch. Thấy vậy, lãnh đạo đơn vị thường đến thăm và động viên. Một đêm, Đại tá, Phó Trưởng đoàn Võ Đông Giang đến động viên chúng tôi. Ông trò chuyện thân tình và trao đổi về nội dung bức công hàm mà chúng tôi đang dịch. Với sự nhạy cảm của một người nói tiếng Pháp thành thạo, ông thẳng thắn hỏi tại sao không dùng từ này mà lại dùng từ khác. Thế là một ''cuộc hội thảo đầu bờ" diễn ra sôi nổi, để cuối cùng tất cả chúng tôi đi đến nhất trí chọn thuật ngữ "đắt nhất" cho bản công hàm.

        Chuyện 3: Một lần khác, chúng tôi dịch sang tiếng Anh dự thảo biên bản về đợt trao trả nhân viên dân sự vừa được tổ chức trong ngày hôm đó. Chúng tôi thấy Văn bản tiếng Việt có câu "ông giáo sư xin về sinh sống ỏ vùng do chính quyền Việt Nam cộng hoà kiểm soát". Cảm thấy câu văn này không ổn lắm, chúng tôi liền báo cáo Đại tá Võ Đông Giang và đề nghị thêm cụm từ "với gia đình" sau cụm từ "về sinh sống". Đại tá khen đề xuất rất hay và nhất trí ngay.

        Chuyện 4: Tổ phiên dịch chúng tôi cũng hay được các đồng chí chỉ huy đơn vị ưu ái, nhất là hai Phó Trưởng đoàn, Đại tá Bùi Thanh Khiết và Đại tá Nguyễn Văn Sỹ. Hai ông đều là ngưòi miền Nam, đã nhiều năm lăn lộn với các chiến sĩ trên khắp các chiến trường Nam Bộ. Hầu hết các chuyến đi công tác ra vùng giải phóng, các ông đều mang quà về cho tổ phiên dịch chúng tôi. Lúc thì túi chôm chôm hay quả sầu riêng từ vùng căn cứ Lộc Ninh; lúc thì quả dừa nước hay vài quả trứng vịt từ vùng sông nước Cửu Long. Tình yêu thương của cấp chỉ huy trong điều kiện vô cùng gian khổ trong Trại Đa-vít làm chúng tôi luôn ấm lòng, gắn bó với đơn vị và say sưa với công việc của mình. Thật đáng quý biết bao!

        Chuyện 5: Chiều tối ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đại tá Võ Đông Giang tản bộ đến căn nhà ở của tổ phiên dịch. Nét mặt ông rạng rỡ, tay ông xách hai chai rượu Lúa mới và một bịch nhỏ. Hỏi ông lý do thì ông cười khoan khoái: "Có lý do chính đáng đấy! Hôm nay Đà Nẵng quê tớ vừa được giải phóng. Tớ sẽ đãi các cậu một bữa ra trò!". Vừa nói ông vừa đặt hai chai rượu xuống bàn và mở cái bịch ra, trong đó có mấy túi lạc rang và gần chục gói "Mỳ ba con tôm". Quá sang trọng, bởi những món này bọn lính chúng tôi đâu tìm được giữa hàng rào kẽm gai dày đặc của Trại Đa-vít! Thế là mấy thầy trò rót rượu, nâng cốc chúc mừng Ngày giải phóng Đà Nẵng và trò chuyện rôm rả đến tận đêm khuya. Lúc đó tôi 26 tuổi, nhưng chưa một lần uống rượu nặng. Mới nhâm nhi được vài ba "tuần rượu" mà tôi đã say bí tỉ, ói một chầu, rồi nằm lăn ra giường ngủ đến tận sáng hôm sau. Đấy là một kỷ niệm không bao giờ quên của đòi lính trong Trại Đa-vít.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2014, 04:36:30 am »


 NHỮNG NHÂN CHỨNG HUNGARY CỦA NỀN HÒA BÌNH VIỆT NAM
       
Hoàng Linh               

        “Tôi còn nhớ, người đàn bà đứng tuổi ấy đã mời chúng tôi dùng loại trà xanh cực đặc và chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều. Rất thoải mái khi tiếp kiến bà, nhưng bà không cho chúng tôi chụp ảnh” – ông Oroszi Antal, một đại tá Hungary đã về hưu hồi tưởng cuộc diện kiến bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc, Hoàng thái hậu cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

        Là thành viên Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế, giám sát sự thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam trong thời gian 1973-1975, ông Oroszi và hơn 600 đồng sự người Hungary có rất nhiều kỷ niệm về Việt Nam, mảnh đất đến giờ vẫn đọng lại trong tâm tưởng họ như một nơi chốn thân thương, một hoài niệm của “thời xa vắng”.

        Sứ mệnh gìn giữ hòa bình

        Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết tại thủ đô nước Pháp bởi hai “kỳ phùng địch thủ”: Cố vấn đặc biệt, Lãnh đạo đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ, TS Henry Kissinger.

        Theo một điều khoản của bản hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam, một lực lượng mang tên Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế (International Comission of Controll and Supervise - ICCS) đã được thành lập, với nhiệm vụ giám sát ngừng bắn tại Việt Nam. Cạnh đó, ICCS cũng có bổn phận kiểm tra những vi phạm ngừng bắn, kiểm soát việc trao trả tù binh và giám sát sự giải trừ quân bị.

        Trong số 4 quốc gia được lựa chọn và được sự chấp thuận của các bên tham chiến - Canada, Indonesia, Hungary và Ba Lan – thì sự hiện diện của các quân nhân Hungary trong ICCS là do phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị với sự tin tưởng ở mức cao nhất. Về phần mình, ngoài nhiệm vụ giám sát hòa bình, phía Hungary còn đặt mục tiêu giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam thu thập những thông tin hữu ich1.

        Như thế, sau hơn 6 thập niên, Hungary lại được giữ vai trò gìn giữ hòa bình quốc tế mà nước này vốn có truyền thống lâu đời2. Trong khoảng thời gian từ ngày 26-1-1973 tới 9-3-1975, đã có ba phân đội Hungary lên đường tới Việt Nam để gia nhập ICCS. Tổng cộng, 619 công dân Hungary đã thực hiện sứ mạng gìn giữ hòa bình tại Việt Nam, trong số đó, có các quân nhân, lính biên phòng, nhân viên dân sự và ngoại giao.


Một quân nhân Hungary trước Trung tâm Liên lạc ICCS ở sân bay Tân Sơn Nhất (ngày 23-8-1974) -  Ảnh tư liệu

-----------------
1. Theo các hồ sơ mật đã được “bạch hóa”, ngoài hoạt động gìn giữ hòa bình, trong cuộc đấu trí về thông tin giữa nhiều sĩ quan quân báo Hungary (thuộc lực lượng ICCS) và trụ sở CIA đặt tại Sài Gòn (mà điều thú vị là người đứng đầu, Polgar Thomas, cũng là người gốc Hungary), phần thắng đã thuộc về QĐND Hungary!

2. Các quân nhân Hungary tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình từ cuối thế kỷ 19, khi trên cương vị những người lính của quân đội Đế chế Áo – Hung, họ đã có mặt tại rất nhiều điểm trên thế giới để ngăn chặn những đụng độ vũ trang.
        Một số nhiệm vụ điển hình: gìn giữ hòa bình tại đảo Creta (1897), tại Kosovo và Albania (1902-1914), hay  tham gia quá trình bình thường hóa sau khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn tại Trung Quốc (1901).

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 08:59:21 am »


        Chuẩn bị cho nhiệm vụ lớn

        Là thành viên của phân đội Hungary thứ hai, ông Oroszi Antal đã có nhiều kỷ niệm sâu sắc về những ngày tháng phục vụ tại Việt Nam mà sau 35 năm, mới đây, ông mới có dịp chia sẻ trên website của Bộ Quốc phòng Hungary.

        “Khi tôi tới Việt Nam, vợ tôi đang có thai cháu thứ ba. Cháu trai lớn của tôi mới 11 tuổi, trước khi lên đường, tôi đã trò chuyện rất lâu với cháu. Tôi bảo cháu: “Trong một năm, con sẽ là chủ gia đình”.

        Cháu đã thực hiện nhiệm vụ một cách cừ khôi. Cháu gái của tôi sinh ngày 17-7-1974, nhưng đến tháng 11 tôi mới về nhà. Anh nó đã mua cho nó đủ thứ, từ cũi cho đến chậu giặt, cháu còn bổ củi và giúp mẹ mọi thứ trong gia đình”
, ông Oroszi tự hào kể lại.

        Sang Việt Nam vào tháng 12-1973, ông cùng các đồng sự người Ba Lan, Indonesia và Iran (thay thế Canada) trong ICCS đóng quân tại Huế. Đến giờ, hồi tưởng lại thời gian chuẩn bị, ông vẫn còn bồi hồi:

        “Tôi mang hàm thiếu tá, khi đó Bộ Quốc phòng thành lập một ủy ban để lựa chọn các thành viên của phân đội Hungary. Được hỏi có muốn nhận nhiệm vụ đi Việt Nam hay không và chúng tôi đồng ý ngay. Đây là một thử thách rất lớn và chúng tôi cũng tự hào là bên cạnh các dân tộc khác, Hungary được có mặt trong ICCS.

        Sau mùa hè 1973, chúng tôi được cử đi học một khóa tiếng Anh và Pháp cấp tốc tại Học viện Ngôn ngữ Đại học Kinh tế Karl Marx, rồi được bồi dưỡng thêm trong một khóa học kéo dài một tháng: trong dịp đó, chúng tôi được giới ngoại giao và những thành viên phân đội Hungary đầu tiên – đã hồi hương – chuẩn bị cho nhiệm vụ tại Việt Nam.

        Ngày 14-12-1973, Tổng tham mưu trưởng (QĐND Hungary) Pacsek József đã tiễn chúng tôi tại phi trường Ferihegyi (Budapest), trước đó chúng tôi có dịp chia tay gia đình tại Đại học Quân sự Zrínyi Miklós”.

        Những ngày tháng khó quên

        Oroszi Antal và phân đội Hungary thứ hai tới Việt Nam theo đường bay Budapest – Moscow – Tashkent – Karachi – Calcutta – Sài Gòn, và đã dừng chân tại “Hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy vài ngày, trước khi về nơi đồn trú tại Huế. Ông hồi tưởng: “Thoạt đầu, khó khăn để quen với hoàn cảnh mới: ở Hungary đang lạnh 5 độ C, mà ở đấy thì… 40 độ!”

        Đóng quân tại cố đô Huế, nhưng ông hay có dịp tới Đà Nẵng, căn cứ quân sự lớn của Việt Nam Cộng hòa tại miền Trung. Cùng các đồng sự nước ngoài, Oroszi Antal thường dã ngoại đây đó: tới thăm núi Non Nước, chiêm ngưỡng pho tượng Phật 2.000 năm tuổi và tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam ở khoảng cách rất gần.


Ông Oroszi tại một di tích ở Huế - Ảnh tư liệu

        “Cứ buổi chiều là chúng tôi rảnh vì trời rất nóng, nên mọi thứ đều làm vào buổi sáng. Chúng tôi đi lại rất nhiều, đặc biệt là cuối tuần, và đến cả Quảng Trị nữa. Thành phố này một thời là hòn ngọc của miền Nam Việt Nam, nhưng rồi nó bị tàn phá khủng khiếp. Tuy nhiên, đúng vào lúc chúng tôi có mặt tại đó, người dân khánh thành một ngôi chùa và chúng tôi cũng được mời tới dự lễ. Cuộc sống mới bắt đầu như thế” - người sĩ quan hồi hưu nhớ lại, trong tay ông là một tập ảnh mà trên đó, thoạt tiên là những ngôi nhà bị bom đạn làm biến dạng tới mức không thể nhận ra, rồi đến những hình ảnh của sự hồi sinh, tái thiết.

        Một kỷ niệm có lẽ thuộc hàng đặc biệt nhất của ông Oroszi Antal là cuộc hội kiến Hoàng thái hậu Từ Cung. Mặc dù Cựu hoàng Bảo Đại đã rời Việt Nam qua Pháp từ giữa thập niên 50, bà Từ Cung vẫn ở lại Huế cho đến khi mất – ngôi nhà số 79 Phan Đình Phùng nơi bà sinh sống 35 năm cuối đời, nay được giữ gìn thành một nhà lưu niệm. Ông Oroszi hồi nhớ:

        “Bảo Đại là vị vua cuối cùng của Việt Nam, năm 1946, ông đã rời đất nước, sống tại Hồng Kông và Trung Quốc. Cho dù năm 1949 ông lại hồi hương trên cương vị Quốc trưởng Việt Nam Quốc gia, nhưng rồi ông lại rời nước và định cư tại Paris.

        Nhưng Hoàng thái hậu thì vẫn ở lại và khi chúng tôi xin được diện kiến bà, bà đã tiếp chúng tôi. Tôi còn nhớ, người đàn bà đứng tuổi ấy đã mời chúng tôi dùng loại trà xanh cực đặc và chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều. Bà kể, bà từng qua Châu Âu, chủ yếu là Paris. Rất thoải mái khi tiếp kiến bà, nhưng bà không cho chúng tôi chụp ảnh”.


        Trên xứ sở xa lạ

        Nhớ lại về những ngày tháng ấy, Thiếu tướng đã về hưu, TS Botz László cho biết: mang hàm trung úy tình báo, đặt chân tới Sài Gòn ngày 28-1-1973 trong phân đội Hungary thứ nhất, ngày nào ông cũng viết thư cho vợ, thuật lại những gì diễn ra trong ngày. Ông tả lại cảnh nhóm ICCS của Hungary tới “Hòn ngọc Viễn Đông” một thuở:

        “Trước khi tới Sài Gòn, bọn anh được “hộ tống” bởi các máy bay chiến đấu của Mỹ. Ở Sài Gòn, hai máy bay Liên Xô hạ cánh cùng những bộ quân phục Hungary đã gây sự chú ý rất lớn. Rất đông ký giả vây quanh nhóm. Bọn anh được phân chỗ ở tại những nhà gỗ nhiều tầng của lính Mỹ tại căn cứ quân sự, không hề được nghỉ ngơi, vì cứ mỗi phút lại có máy bay lên xuống. Không chỉ ầm ĩ mà nhiệt độ cũng khiếp: +36 độ trong bóng râm”.


Các thành viên ICCS  người Hungary tại Huế năm 1973 - Ảnh tư liệu

        Với nhiệm vụ giám sát và kiểm tra, các thành viên ICCS được phân về các tổ kiểm tra địa phương, nằm rải rác khắp miền Nam và đặc biệt là tại một số khu vực chiến sự vẫn âm ỉ ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Ngoài việc phải đồn trú tại nhiều vùng heo hút trong những hoàn cảnh sống được coi là “không thể tưởng tượng nổi” với người Châu Âu, họ cũng phải đi lại thường xuyên để nắm bắt tình hình và thực hiện bổn phận gìn giữ hòa bình.

        Nếu nhiệm vụ này có thể mới lạ đối với nhiều quân nhân Hungary mà sứ mệnh tại Việt Nam là chuyến “xuất ngoại” đầu tiên trong đời thì nó lại rất quen thuộc đối với phóng viên chiến trường Róbert László, người đã từng có mặt tại Đông Dương ba lần trong thập niên 60 và nổi tiếng với những tường thuật nóng bỏng về chiến sự.

        Là người đi nhiều, quan hệ rộng với giới báo chí, cẩm nang duy nhất ông mang tới Việt Nam trong lần này là cuốn “Một người Mỹ trầm lặng” của văn hào Graham Green và một địa danh không thể thiếu được trong cuộc hành trình của ông là khách sạn Hoàn Mỹ (Hotel Majestic) trên rue Catinat (đường Tự Do trước 1975, nay là đường Đồng Khởi), con lộ kỳ cựu nhất tại Sài Gòn.

        Với con mắt của một nhà báo giàu kinh nghiệm, ông Róbert László đã ghi lại những hoạt động của ông và nhóm ICCS tại Nam Việt Nam trong cuốn sách “Khách sạn Hoàn Mỹ” (Budapest, 1978), trong đó có những chi tiết đời thường thú vị.

        Đồn trú tại Lam Sơn, một địa điểm chỉ tồn tại trên bản đồ quân sự và lấy tên một làng bản khi đó đã không tồn tại, lịch trình của nhóm ICCS (gồm Róbert László cùng các đồng sự người Hungary, Ba Lan, Canada và Indonesia) khá cố định. Ban ngày: họp hành, kiểm tra, khảo sát, đánh giá. Tối: cùng nhau chơi bóng bàn, uống nước. Một tháng lên Biên Hoà một lần xem một ban nhạc Philippines và màn múa thoát y của các vũ nữ Thái.

        Ông Róbert nhận xét: “Những khi ấy, nhiều khả năng là họ thống nhất với nhau khi bàn tán về các tiết mục của chương trình. Điều đó không loại trừ khả năng vào hôm sau, khi kiểm tra một vi phạm ngừng bắn, họ có những kết luận trái ngược”.

        Bởi lẽ, như hồi tưởng của vị ký giả, tại các phiên họp của nhóm ICCS, trong khuôn khổ sự trung lập mà Hiệp định Paris quy định, nhiều khi các bên đã đưa ra ý kiến trái ngược. Những lúc đó, thông thường, Hungary – Ba Lan và Canada – Indonesia là hai cặp đối nghịch. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, họ đã cư xử với nhau một cách tương kính, lấy bổn phận giám sát hòa bình làm trọng mà bỏ qua nhiều bất đồng vì những khác biệt ý thức hệ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM