Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:44:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76491 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2013, 01:37:07 am »

        Đêm 30 Tết, hai Đoàn ta đón giao thừa trong Trại Đa-vít. Xung quanh trụ sở, hàng chục vọng gác đang chĩa súng vào những người đến làm công tác ngoại giao quân sự tại Trại Đa-vít, là mảnh đất giải phóng đầu tiên của ta cắm giữa sào huyệt địch, một địa chỉ đỏ của cách mạng ở Sài Gòn.

        Phòng hội trường được ưu tiên có cây đào Hà Nội, vừa được cưỡi máy bay "Thần lực sĩ" C130 từ Hà Nội vào đây. Trực thăng Mỹ chở cây mai vàng từ vùng giải phóng Lộc Ninh vào Tân Sơn Nhất. Nhìn mai vàng và đào thắm đứng cạnh nhau, trên tưòng có chân dung Bác Hồ, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, ai cũng rộn lên niềm vui với biểu tượng của ngày mai Bắc - Nam sum họp một nhà. Ngày chiến thắng đã đến rất gần rồi!

        Nhiều anh em Đoàn B xa quê đã hàng chục năm trời, màu sắc thắm đỏ trên cánh hoa mỏng manh kia chỉ có trong những giấc mơ dưới hầm sâu, địa đạo... Những cái Tết nơi núi cao, rừng thẳm hay nơi bưng biền chằng chịt kênh rạch, nơi ven đô đạn lửa đỏ trời, lúc đói cơm nhạt muốỉ, lúc cơn sốt rét rừng rung võng, rung tăng... lại thèm thấy một cành đào rung rinh trước gió. Khi đó, cây mai rừng vàng rực bên sườn non, ven suối lại thay cho cánh đào quê hương giúp chúng tôi có thêm sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy.

        Đêm nay, hai Đoàn ta ra sân đón giao thừa. Mọi người ngồi nghe hai đồng chí Trưởng đoàn chúc Tết.

        Bỗng có tiếng động cơ máy bay lên thẳng quần đảo trên bầu trời khu vực Trại Đa-vít. Đèn pha soi qua, rọi lại nhiều lần. Xe bọc thép chạy rầm rầm cùng những bước chân lính ngụy nện gót giày rình rịch xung quanh trụ sở của ta. Gần một tiếng đồng hồ sau, họ mới rút.

        Sáng mồng Một Tết, đồng chí Lê Quang Hoà gửi công hàm phản kháng cho Ngô Du, trong đó có đoạn viết: "Các vị nên hiểu rằng việc dùng bom đạn để uy hiếp đã qua rồi. Đừng bao giò có ảo tưởng lấy súng đạn, máy bay, xe tăng hòng dọa nổi ai...".

        Ngô Du nhận và đọc công hàm giả bộ chữa ngượng với sĩ quan liên lạc của ta: "Đây là việc làm của đơn vị căn cứ trong phi trường Tân Sơn Nhất. Không thấy ai báo cáo việc này với tôi...".

        Nghe câu trả lòi đã thấy vô lý! Từ chỗ Du ở đến Trại Đa-vít chỉ cách vài trăm mét theo đường chim bay, vòng lượn của trực thăng ôm gọn cả vào trong. Tiếng gầm rú của động cơ máy bay, xe bọc thép làm rung cả vách nhà vậy mà ông ta vẫn ngủ được? Thật lạ!

        Mấy trăm cán bộ, chiến sĩ ta ở đây vẫn ung dung, sang nhà nhau chúc Tết. Tiếng cười nói vang xa. Đúng là anh em một nhà!

        Anh Lê Quang Hoà, anh Trần Văn Trà xuống từng căn nhà, thăm và chúc Tết các bộ phận của hai Đoàn. Trại Đa-vít trở nên sôi nổi, chuyện trò râm ran. Thật đúng là tư thế của những người chiến thắng!

        10 giờ 45 phút sáng mồng Hai Tết (ngày 4-2-1973), cả bốn Trưởng đoàn và một số sĩ quan cùng lên xe đi chào Uỷ ban Quốc tế đóng trụ sở tại số 1A Lý Thái Tổ. Đoàn xe dài mấy chục chiếc: Đoàn A và Đoàn B có 6 xe. Ngô Du ngồi xe đầu "dẫn đường" cùng xe quân cảnh. Hai Đoàn ta đi giữa. Cuốỉ cùng xe Út-uốt "khoá đuôi". Một xe quân cảnh nữa đi sau "hộ tống". Tiếng còi xe rú lên inh ỏi mở đường. Nghe còi hú, các phương tiện đi trên đường dạt sang hai bên, dừng lại ngay. Dọc đường, đoàn xe lao đi vun vút. Người ta sợ bà con Sài Gòn nhìn thấy các chiến sĩ của quân đội cách mạng bằng xương bằng thịt, công khai giữa đô thành... Có lúc đến ngã tư, tắc đưòng, đoàn xe dừng lại. Những cánh tay vẫy chào kín đáo, những ánh mắt vui mừng, những nụ cười thân thương đang hướng về 6 chiếc xe của hai Đoàn ta. Người lái xe cho Đoàn ta tuy là nhân viên do đốỉ phương bố trí, thấy cảnh xúc động trên đường cũng không giấu giếm, nói luôn: "Hôm rồi, bà con trong hẻm tôi ở biết tôi làm việc cho phái đoàn Chính phủ cách mạng, họ sang nhà dặn tôi nói với mấy ông là xin gửi lời chào thăm hỏi của bà con Sài Gòn đến các anh giải phóng đó".

        Đoàn xe đã đến trụ sở của Uỷ ban Quốc tế (sau ngày giải phóng, nơi đây trở thành trụ sở của Ủy ban nhân dân Quận 10). Hàng trăm người đi bộ, đi xe đạp, xe máy dừng cả lại để xem các sĩ quan quân đội cách mạng. Họ không chịu đi, khổì người càng ùn ùn tới rất đông. Tiếng còi rít lên xé tai, những chiếc dùi cui huơ huơ dọa dẫm của quân cảnh và cảnh sát không làm di chuyển được khối người trước cổng trụ sở. Có những cặp mắt soi mói của mật vụ, mã tà... trợn trừng, hằn học nhìn đoàn người.

        Một đoàn nhà báo nước ngoài ùa tới vây quanh Trung tướng Trần Văn Trà và Thiếu tướng Lê Quang Hoà. Máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm hướng về phía hai vị Trưởng đoàn ta. Những ống thu được nối dài tối sát hai đồng chí. Út-uôt và Ngô Du đi rất nhanh vào trụ sở, không có bất cứ một phóng viên nào hướng về phía họ!
Anh Trà và anh Hoà đứng trên thềm cao, mỉm cười vẫy chào các nhà báo.
        
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2013, 03:15:20 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2013, 03:21:19 am »

        Phóng viên hãng thông tấn AFP đứng gần nhất hỏi một câu bằng tiếng Pháp: "Thưa các vị tướng, cảm tưởng của các vị đến Sài Gòn như thế nào?".

        Anh Trà tươi cười, giọng dõng dạc: "Xin chào các bạn nhà báo. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam rất sung sướng vào đây làm nhiệm vụ thi hành Hiệp định Pa-ri về Việt Nam mới được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973. Đây là một thắng lợi hết sức to lớn của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi nhờ các bạn chuyển tới đồng bào miền Nam, đồng bào Sài Gòn của chúng tôi lời chúc mừng năm mới của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam, của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, của Đoàn đại biểu quân sự chúng tôi. Xin kính chúc đồng bào sang năm mới hoà bình sẽ được giữ vững, hoà hợp và hoà giải dân tộc sẽ được thực hiện. Năm mới thắng lợi mới. Riêng tôi, tôi rất sung sướng được trở về với đồng bào thân thương của tôi sau nhiều năm xa cách".

        Ngoài sân nắng vàng rực rỡ. Tiếng nói của anh Trà vang xa hơn! Mọi người chăm chú lắng nghe, luôn tay ghi chép. Tiếng máy quay phim xè xè, tiếng tách tách của công tắc máy ảnh kêu liên tục...

        Anh Hoà đứng bên cạnh cười, vẫy tay chào mọi người và nói: "Lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pa-ri và các Nghị định thư được ký kết vừa qua. Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam cộng hòa cũng phải có thái độ đúng đắn như đã cam kết. Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam vì các quyền dân tộc thiêng liêng đã thắng lợi và nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. Tôi xin thay mặt Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chào các bạn. Năm mới chúc các bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc...".

        Cuộc phỏng vấn diễn ra bất ngờ, công khai trước đông đảo các nhà báo trong nước và quốc tế. Đồng bào Sài Gòn đứng gần đó hàng trăm người cũng được nghe rất rõ ràng. Quân cảnh không kịp ngăn cản, đối phó. Họ đứng ngẩn ra vì tình huống ngoài dự kiến!

        Trước đó, các nhân viên an ninh, mật vụ của chính quyền Sài Gòn đã căn dặn, quy định rất ngặt nghèo: "Không được chào hỏi, chỉ đứng từ xa nhìn, quay phim, chụp ảnh. Đây không phải là chỗ phỏng vấn. Ai vi phạm, hãy coi chừng!".

        Các nhà báo nước ngoài vây quanh các sĩ quan của hai Đoàn ta. Những cái bắt tay siết chặt, những lòi chào hỏi thân mật, tự giới thiệu, trao danh thiếp... Một nhà báo nói lớn: "Biết các ngài vào sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 28 tháng 1 năm 1973 mà nay mới được gặp! Mấy lần vào sân bay, tìm đến Trại Đa-vít nhưng bị họ ngăn cản, không thể vào được".

        Một người khác hỏi: "Hà Nội bị đánh bom B52 thế nào? Liệu ngừng bắn và hoà bình có được vãn hồi không? Hoa Kỳ và Sài Gòn nói ký Hiệp định Pa-ri là thắng lợi của họ, các ngài nói gì về điều đó? Ai vi phạm lệnh ngừng bắn ở Cửa Việt? Ban Liên hợp quân sự đã họp phiên nào chưa?".

        Sĩ quan báo chí của ta trả lời ngay: "Cửa Việt là vùng giải phóng của chúng tôi, quân đội Sài Gòn đã vi phạm lệnh ngừng bắn nên họ phải trả giá. Còn B52 bị giáng trả quyết liệt, biểu tượng "pháo đài bay" đã bị hạ gần bốn chục chiếc. Họ nói ký Hiệp định Pa-ri là họ thắng, vậy tại sao họ không phổ biến toàn văn Hiệp định trên các phương tiện thông tin đại chúng. Còn đây, báo ở Hà Nội in rõ ràng, chữ to, màu đỏ, ảnh... mời các bạn xem".

        Sĩ quan báo chí của ta giơ cao tờ báo Nhân dân, Quân đội nhân dân in trên trang đầu những dòng chữ lớn và toàn văn Hiệp định Pa-ri. Máy ảnh, máy quay phim đưa sát vào những tờ báo của ta, giở từng trang, từng trang ghi hình thật gần!

        Trong trụ sở Uỷ ban Quốc tế, các thủ tục giới thiệu, thăm hỏi xã giao giữa các Trưởng đoàn của Ban Liên hợp quân sự 4 bên với các Trưởng đoàn của Uỷ ban Quốc tế gồm 4 quốc gia: Ba Lan, Hung-ga-ri, Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a.

        Một giò sau ra về. Đội hình "hành quân hỗn hợp" không thay đổi. Đã quá trưa, trời Sài Gòn rực rỡ nắng xuân. Nắng nhưng dễ chịu vì có gió biển nên dịu, hàng trăm đồng bào đứng chen nhau đợi đoàn xe qua cổng. Bà con muốn được nhìn tận mắt, giữa thanh thiên bạch nhật, những người con thân thương của mình trở về Sài Gòn trong tư thế chiến thắng.

        Ngày xuất hành đầu Xuân Quý Sửu thành công của hai Đoàn ta.


Trần Văn Trà, Đoàn Huyên (Đặng Văn Thu), Võ Đông Giang
đón xuân tại nhà khách trong Trại Đa-vít 2-1973

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2013, 12:42:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2013, 07:45:46 am »

        Tết Giáp Dần 1974

        Những ngày cuối năm 1973 vô cùng căng thẳng. Mỹ - ngụy đã thẳng tay phá hoại Hiệp định Pa-ri. Hàng nghìn vụ hành quân lấn chiếm, đánh phá vùng giải phóng. Ta buộc phải tự vệ đánh trả đích đáng.

        Ngày 15 tháng 10 năm 1973, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra bản Mệnh lệnh khẳng định quyền đánh trả vi phạm, không chỉ tại địa điểm quân đội Sài Gòn gây ra mà còn giành quyền trừng trị kẻ phá hoại Hiệp định tại nơi xuất phát của chúng. Sân bay Biên Hoà ta pháo kích đêm mùng 5 tháng 11 năm 1973. Kho xăng chiến lược Nhà Bè bị ta đốt cháy đêm mùng 3 tháng 12 năm 1973. Hai địa điểm này chỉ cách trung tâm Sài Gòn trên dưới chục cây số theo đường chim bay.

        Gần Tết, anh chị em Đoàn B và các đồng chí Đoàn A trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên gồm 30 người cùng nhau chuẩn bị đón Xuân mới Giáp Dần.

        Trước Tết, nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-1973), chúng tôi được đãi "bữa đại tiệc tinh thần" do văn công xung kích của Tổng cục Chính trị và Cục Chính trị Quân giải phóng miền Nam vào Trại Đa-vít biểu diễn. Đêm ra mắt đầu tiên của văn công thật cảm động và hồi hộp. Anh chị em đã đến sân đông đủ chờ đợi phút giây linh thiêng khi ánh đèn sân khấu bật sáng. Gió lồng lộng rung cánh gà hai bên sân khấu. Đèn sáng rực lên soi rõ từng khuôn mặt diễn viên: Mộng Tước, Phương Linh, Tuyết Mai, Kim Chi, Quang Đỗ, Minh Quang, Kim Hạng...


Đoàn văn công Tổng cục chính trị biểu diễn phục vụ các chiến sĩ trong trại Đa-vít
       Tiếng đàn, tiếng hát của các diễn viên vút cao, bay xa... Đêm Tân Sơn Nhất như cao hơn với muôn vàn vì sao lấp lánh...


Văn nghệ cây nhà lá vườn do các cán bộ chiến sĩ trại Đa-vít thực hiện

        Gần Tết, văn công xung kích được trở về Hà Nội và Lộc Ninh. Trước ngày lên đường, họ cũng kịp dàn dựng cho các "văn nghệ sĩ nghiệp dư" chúng tôi nhiều bài hát để đêm giao thừa và những ngày đầu Xuân Giáp Dần chúng tôi có đủ tiết mục biểu diễn cho nhau xem, cho cả các bạn trong Uỷ ban Quốc tê và các nhà báo đến Trại Đa-vít thưởng thức.

        Đêm giao thừa, chiến sĩ cảnh vệ Bùi Đức Hoà đệm đàn cho tốp ca "Nổi lửa lên em" trình diễn. Đại tá Bùi Thanh Khiết - Phó Trưởng đoàn B, cũng tham gia màn đồng ca với tổ phiên dịch.

        Cùng vào với văn công còn có một số vận động viên của Câu lạc bộ Thể công, nên nhiều trận bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, ten-nít thi đấu cùng các Đoàn Ba Lan, Hung-ga-ri, I-ran và In-đô-nê-xi-a thêm sôi nổi. Các đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Văn Sĩ, Đoàn Huyên và Nguyễn Đôn Tự tham gia các đội bóng chuyền, bóng rổ và ten-nít.


Thi đấu bóng chuyền với các phái đoàn quốc tế


Nhân dân xem đoàn thi đấu bóng chuyền từ bên ngoài hàng rào trại Đa-vít

        Đầu năm 1974, tình hình xấu đi rõ rệt. Phía quân đội Sài Gòn mở nhiều đợt tấn công lớn vào vùng giải phóng với sự hối thúc của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" mà Nhà trắng đang mong đợi. Bị Quân giải phóng giáng trả đòn đau, họ lại bày trò cắt điện, cắt nước cho Trại Đa-vít và cắt chuyến bay liên lạc thường kỳ Tân Sơn Nhất - Lộc Ninh.

        Mặc những trở ngại đó, ngày xuân mới vẫn vang tiếng hát, tiếng cười như không có điều gì xảy ra. Tiếng đàn, tiếng hò reo trên các sân bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ và ten-nít. Hoa và rau do chúng tôi tự trồng đã cho thu hoạch. Nhiều luống rau xanh non mơn mởn đủ để cung cấp cho mấy trăm con người ở đây. Anh em trồng bầu, bí, mướp, đu đủ... Cây ăn quả như vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, mít tố nữ Lộc Ninh... được mọi người lấy hạt đem trồng giờ đã có cây cao hơn một thước, trông cây xanh trong Trại Đa-vít thật mát mắt. Các nhà báo nước ngoài, các thành viên trong uỷ ban Quốc tế đều vô cùng ngạc nhiên vì đất ở đây không phải là đất! Cát vàng đưa từ đâu đến để đổ làm nền sân bay sâu hàng mét, nắng như nung như đốt nên không thể trồng cây trong cát vàng được. Chúng .tôi đã cải tạo để có thể trồng được đủ loại cây như vậy. Các nữ phóng viên nước ngoài rất thích khi được tặng những bông hoa tươi hái từ luống hoa trong vườn. Có ngưòi đã phải thốt lên: "Quân giải phóng các ông thật tuyệt vời! Nhất định các ông sẽ thắng!".


Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn cùng với một chiến sĩ chăm sóc rau trong trại Đa-vít

        Hà Nội và Lộc Ninh không quên gửi hoa đào và hoa mai vàng cho Trại Đa-vít. Hậu phương luôn là nguồn động viên mạnh mẽ cho những đứa con thân yêu nơi tiền tuyến.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2013, 12:35:53 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2013, 12:30:14 am »

       Xuân Ất Mão 1975

        Cuối năm 1974, không còn khả năng cứu vấn việc thi hành Hiệp định Pa-ri vì phía Sài Gòn phá hoại hết sức nghiêm trọng. Ngày 8 tháng 10 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố về tình hình miền Nam, đòi Mỹ chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam, chấm dứt dính líu quân sự, đòi thành lập ỏ Sài Gòn một chính quyền tán thành hoà bình, hoà hợp dân tộc để thi hành Hiệp định, đòi lật đổ Nguyễn Văn Thiệu. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố đình chỉ mọi cuộc họp của Ban Liên hợp quân sự 2 bên, Tổ Liên hợp quân sự 4 bên, rút khỏi diễn đàn La Celle Saint Cloud ở Pháp. Ngày 11 tháng 10 năm 1974, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng tuyên bố như vậy!

        Gần đến Tết Nguyên đán, phía Sài Gòn lại cắt điện, cắt nước của Trại Đa-vít. Thật bỉ ổi! Dẫu quá hiểu kẻ thù nhưng những trò đê tiện như thế chỉ làm cho ta khó chịu. Họ bất chấp cả văn bản quy định 11 điều về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao cho các thành viên trong Ban Liên hợp quân sự. Từ cuối năm 1973, đề phòng địch cắt điện, cắt nước, chúng tôi đã đào giếng ngay giữa Trại Đa-vít. Vậy- mà họ cũng vu cáo ta "đào địa đạo để phối hợp với đặc công đánh sân bay Tân Sơn Nhất, đánh vào Sài Gòn!?". Phan Hoà Hiệp - Trưởng đoàn Việt Nam cộng hòa, lấy cớ vào thăm Trại Đa-vít đã đến tận nơi xem ta đào giếng để lấy nước dùng chứ không phải như họ nghĩ(!)


Phan Hòa Hiệp xem "địa đạo" của trại Đa-vít

        Chiều 30 Tết, họ lại cắt điện, cắt nước. Bánh chưng, bánh tét đã gói xong đặt lên bếp, mở vòi chỉ thấy vài giọt nhỏ chậm chạp rớt xuống nồi bánh. Bộ phận doanh trại chạy đi xem vì sao tắc? Chỉ mấy phút sau, anh em về có kết luận: "Chúng nó lại cắt nước!". Nói xong, một anh lên báo cáo Thủ trưởng Đoàn. Đồng chí Hoàng Anh Tuấn cho gọi sĩ quan liên lạc đến và nói: "Cậu gọi điện sang bên họ bảo cho người sửa chữa ngay đường nước. Ngày Tết lại định giở trò gì đây?".

        Anh Nguyễn Trọng Tô, sĩ quan liên lạc của Tổ Liên hợp quân sự 4 bên của Đoàn A, nói: "Việc này bọn ngụy không giải quyết được gì đâu, phải gặp tụi Mỹ mới xong được!". Nói rồi anh Tô gọi điện cho Giôn-xơn, sĩ quan liên lạc Đoàn Mỹ: "Yêu cầu ông sang Trại Đa-vít ngay!".

        Lát sau, Giôn-xơn có mặt. Hắn vừa tới, đã thấy anh Tô đứng ỏ cửa phòng sĩ quan liên lạc Đoàn A, giọng gay gắt: "Các anh ở Việt Nam hàng chục năm sao không hiểu phong tục, tập quán ở đây là gì?". Giôn-xơn ngớ người hỏi: "Phong tục gì cơ?".

        Anh Tô nói ngay: "Ngày mai đã sang năm mới. Hôm nay mọi người sẽ tắm tất niên để tẩy rửa những điều không may của năm cũ. Cớ gì các anh cắt nước vào Trại Đa-vít?".

        Giôn-xơn thanh minh: "Tôi không biết phong tục này! Việc cắt nước thì chúng tôi không làm. Điện nước là do phía Việt Nam cộng hòa chịu trách nhiệm, các ông gặp họ mà giải quyết".

        Anh Tô nói luôn: "Các ông nói họ phải nghe! Họ ăn lương và làm việc cho các ông thì các ông nói gì họ cũng phải nghe. Ông về bảo họ ngay đi!".

        Giôn-xơn "ngoan ngoãn" chào anh Tô ra về. Đúng như dự đoán, nửa tiếng sau nước ở các vòi chảy ra ào ào.

        Chiều, Đoàn ta mở tiệc chiêu đãi các Đoàn trong uỷ ban Quổíc tế tại hội trường. Màn đêm buông xuống nhanh. Tròi Tân Sơn Nhất nhấp nháy ngàn vì sao. Phía Tây chân trời tiếng đại bác vẫn nổ ùng oàng. Pháo sáng lơ lửng bay xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Đã hơn 2 năm ký kết Hiệp định Pa-ri mà tiếng súng, tiếng bom không lúc nào im, khắp miền Nam đồng bào ta vẫn phải chịu cảnh đạn nổ, bom rơi.

        Bên kia hàng rào thép gai, khu gia binh ngụy có ánh đèn le lói màu vàng nhợt. Không có tiếng cười, tiếng nói của quang cảnh chuẩn bị đón xuân.

        Bánh chưng, bánh tét đã chín. Mấy anh em cảnh vệ và bộ phận hậu cần được phân công đưa quà của Đoàn ta sang bên kia hàng rào cho các gia đình ở bên ấy. Mấy chị vợ lính và các cháu nhỏ hớn hở nhận quà. Một chị chắc ngoài ba mươi tuổi nhận được gói quà đã nói: "Con đội ơn mấy chú Giải phóng!". Tay cầm gói quà, chị đi nhanh vào căn nhà lợp tôn lụp xụp. Một tốp quân cảnh ngồi trên xe ào tới, hú còi inh ỏi, vòi rồng phun nước, còi miệng rít lên the thé, dùi cui vun vút trong gió xua đuổi những người khốn khó kia chạy lui vào những mái tôn ọp ẹp.

        Đúng giao thừa, tổ múa lân của anh Đặng Văn Nghiêm "xuất trận". Tiếng trống, tiếng phèng la rộn ràng, inh ỏi. Đội lân đến chúc Tết đồng chí Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn. Anh Tuấn ra cửa đón, thấy những điệu múa của lân, địa, tề thiên mà ngạc nhiên hỏi: "Lân đâu mà đẹp như vậy? Các cậu tập từ bao giờ mà bí mật đến hôm nay mình mới biết? Giỏi lắm! Giỏi lắm!". Anh khen đội lân, rồi rót mấy ly rượu mừng xuân cho cả đội lân.

        Đêm đó, Trại Đa-vít vui thâu đêm đến sáng. Đúng là một cái Tết đặc biệt.

        Sáng mồng Một Tết, đội lân đi đến từng nhà để chúc Tết mọi người. Sau đó, đội đến khu vực sân bóng chụyền đối diện với khu gia binh và dừng lại khá lâu. Bà con đến xem khá đông. Có tiếng người khen: "Mấy ông Việt cộng giỏi thiệt!".

        Sáng mồng 2 Tết, bốn Trưởng đoàn và các cán bộ chủ chốt của các nước trong uỷ ban Quốc tế đến Trại Đa-vít chúc Tết hai Đoàn ta. Khi các đoàn khách vào tới cổng trại, đội lân lại nổi trống và phèng la, nhảy múa rộn ràng. Các anh Đào Lý Huê, Đinh Công Nhành, Chu Đăng và cả đội trổ hết tài nghệ biểu diễn. Các vị khách rất thích thú và bất ngờ: "Ở một hoàn cảnh như thế này mà các bạn tự chăm lo đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần để đón tiếp khách vui tươi, lành mạnh, đầy tính văn hoá như thế này thì thật đáng khâm phục", một vị khách trầm trồ khen.

        Đồng chí Thiếu tướng Đoàn Hung-ga-ri quay sang hỏi Đại tá Võ Đông Giang, Phó đoàn B: "Ông địa và lân ý nghĩa thế nào?".

        Anh Giang trả lời: "Ông địa là thổ địa, ở tại chỗ này, trông nom mảnh đất này. Ngày Tết, ngày hội ông địa vui cười suốt ngày. Lân, rồng từ trên trời xuống thì ông địa đón và đưa đi các nơi để thăm hỏi mọi nhà, mọi người và chúc họ những điều tốt lành nhất".

        Các thành viên của hai Đoàn đại biểu quân sự cách mạng trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên Trung ương đã sống và chiến đấu giữa sào huyệt quân thù suốt 823 ngày đêm kiên cường, mưu trí, lạc quan, tin tưởng vào ngày thắng lợi hoàn toàn. Trong những năm tháng đó, chúng tôi đã có ba lần đón xuân thật đặc biệt ở Sài Gòn.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2013, 12:54:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2013, 12:40:49 am »


CUỘC GẶP NGHĨA TÌNH
     
THANH HÀ              


        Đã 35 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc, chúng tôi chưa được gặp lại các đồng chí. Ngày ấy, các đồng chí là thành viên của hai Đoàn đại biểu Hung-ga-ri và Ba Lan trong Uỷ ban Quốc tế, còn chúng tôi là thành viên của hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự. Là thành viên của các đoàn khác nhau, nhưng tất cả chúng tôi đều có chung một nhiệm vụ là phốỉ hợp hành động giữa các bên để thi hành Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam (Hiệp định Pa-ri 1973). 35 năm là khoảng thòi gian dài, thậm chí là rất dài, của một đời người, nhưng vẫn còn tươi rói trong tâm thức chúng tôi những kỷ niệm sâu sắc về các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan.


        Nhưng cuộc đời luôn ẩn chứa những điều bất ngờ thú vị. Các đồng chí Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế ngày ấy đã đến thăm Việt Nam nhân Lễ kỷ niệm 65 năm Quốc khánh của đất nước chúng ta (2-9-1945 - 2-9-2010). Các đồng chí là thành viên của Đoàn đại biểu Cựu sĩ quan  Hung-ga-ri, do Trung tướng Botz Laszlo, Chủ tịch Hội  Hữu nghị Hung-ga-ri - Việt Nam làm Trưởng đoàn. Và, hết sức tình cờ đối với chúng tôi, cả 5 thành viên của Đoàn đều từng là thành viên của Đoàn đại biểu Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế 35 nám về trước.

        Là một phần không thể thiếu của chương trình viếng thăm đất nước Việt Nam, các bạn Hung-ga-ri đã không bỏ lỡ cơ hội gặp lại các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự năm xưa. Hai cuộc gặp mặt đầy ắp tình đồng chí đã được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

        Cuộc gặp mặt ở Hà Nội là một sự kiện đầy ý nghĩa và kỷ niệm khó quên. Tất cả chúng tôi ôm chầm lấy nhau hồi lâu, lòng bồi hồi xúc động sau chừng ấy năm mới được gặp lại. Rồi chúng tôi ngắm nhìn nhau thật kỹ để cố nhận ra nhau. Thời gian đã để lại dấu ấn trên những gương mặt trẻ trung, hồn nhiên ngày ấy. Nay tất cả đều đã tóc bạc da mồi, nhưng vẫn còn đó vẻ mặt cương nghị và ánh mắt lạc quan của người chiến sĩ. Tuy có bỡ ngỡ đôi phút ban đầu, nhưng rồi chúng tôi cũng nhận ra nhau qua những câu chuyện về những ngày tháng cùng sống và chiến đấu giữa trùng vây của Mỹ - ngụy để buộc chúng thi hành Hiệp định Pa-ri. Đấy cũng là những câu chuyện thể hiện sự phối hợp hành động đầy hiệu quả giữa hai Đoàn đại biểu Hung-ga-ri và Ba Lan và hai Đoàn đại biểu quân sự ta, sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí với chính chúng tôi trong những  tình huống đấu tranh gay go ác liệt, cũng như tình đoàn  kết thắm thiết của các đồng chí với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chúng tôi xin kể lại hai trong rất nhiều câu chuyện như vậy.


        Giữa tháng 3 năm 1973, một tổ công tác 4 người của  hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương cùng các thành vỉên cửa Uỷ ban Quốc tế đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn lấn chiếm xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, làm chết 21 ngưòi dân, làm bị thương 40 người và bắt đi gần 100 người khác. Đấy là một vụ vi phạm Hiệp định Pa-ri hết sức nghiêm trọng mà Trung tướng Trần Văn Trà đã cực lực phản đốì phía ngụy Sài Gòn và kiên quyết đòi Ủy ban Quốc tế tiến hành điều tra khẩn cấp.



        Khi đoàn điều tra đến xã Phổ Phong, bọn côn đồ đã mang theo gậy gộc, gạch đá, dao búa... đến bao vây. Chúng rất hung hăng và chửi bới thô bỉ. Một tên cao to, lực lưỡng cầm gậy phang vào đầu đồng chí Thiếu uý phiên dịch Trần Hán Ngọ, làm anh khuỵu xuống, ngất xỉu, máu chảy lênh láng. Chúng tôi lập tức cùng các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế đấu .tranh, trực diện với tên đại tá, tỉnh trưởng ngụy, vạch mặt chính y tổ chức bọn côn đồ tấn công đoàn công tác nhằm phá hoại cuộc điều tra, đòi y chấm dứt hành động phá hoại và giải tán bọn côn đồ. Trong khi đó, các thành viên của Đoàn Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a trân trân đứng nhìn mà không có phản ứng gì.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2013, 05:02:25 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2013, 02:20:48 am »

        Sau khi bọn côn đồ rút lui, các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan bàn với chúng tôi là phải nhanh chóng đưa anh Ngọ về Đà Nẵng để cấp cứu. Nhưng đưa anh Ngọ vào bệnh viện nào ở Đà Nẵng đây? Nếu để tổ công tác của ngụy đưa anh vào viện quân y ngụy hay một viện dân y bất kỳ ở Đà Nẵng, đó sẽ là một rủi ro lớn. Rất có thể bọn chúng sẽ tạo bệnh án giả để trốn tránh trách nhiệm, thậm chí chúng có thể gây nguy hiểm cho chính tính mạng của anh ấy nữa. Các đồng chí đề nghị cho anh Ngọ vào bệnh viện của Cộng hòa Liên bang Đức để kiểm tra vết thương, lập biên bản chi tiết về tình trạng thương tật và chăm sóc sức khoẻ cho anh. Có thể tin rằng, họ sẽ bảo vệ lương tâm và uy tín nghề nghiệp của một bệnh viện quốc tế.

        Trong tình huống khẩn cấp và ở giữa vùng địch kiểm soát như thế này, đây là giải pháp an toàn nhất và khả dĩ nhất. Chúng tôi đồng ý. Các đồng chí đã lập tức liên hệ với bệnh viện của Cộng hòa Liên bang Đức và đưa anh Ngọ vào đó. Sau khi anh Ngọ nhập viện, các đồng chí liên tục đến thăm. Các đồng chí hết sức chú ý đề phòng điều bất trắc có thể xảy ra, nên thường xuyên trao đổi trực tiếp với các bác sĩ Đức ở đây để bảo đảm anh Ngọ được chăm sóc cẩn thận nhất và an toàn tuyệt đối.


        Ở Sài Gòn, hai Trưởng đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương đã lập tức gặp Trưởng đoàn phía ngụy Sài Gòn, kiên quyết yêu cầu họ bảo đảm an ninh tuyệt đốỉ cũng như bố trí chỗ ăn, chỗ ở an toàn nhất cho các thành viên còn lại của tổ công tác ta. Ba chúng tôi (2 sĩ quan liên lạc và 1 phiên dịch) được đưa vào doanh trại của một đơn vị quân đội ngụy ở Đà Nẵng. Đây lại một tình huống éo le nữa khiến các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan thấy không an tâm. Vì thế, các đồng chí đã đi cùng chúng tôi để nhìn tận mắt nơi ăn ở tạm này, đồng thời để bảo đảm an toàn cho chúng tôi.



        Đánh giá kẻ thù không dám làm gì để tình hình thêm phức tạp và tin tưởng vào khả năng ứng phó của mình, chúng tôi đề nghị các đồng chí về nghỉ, nhưng các đồng chí nhất định không chịu về. Chúng tôi nói mãi, 2 giò sáng các đồng chí mới ra về. Nhưng chỉ chừng 2 tiếng sau, các đồng chí đã quay trở lại vì các đồng chí vẫn thấy không an tâm về sự an toàn của chúng tôi. Hôm sau, Tổ Úy ban quốc tế họp bàn về sự cố Đức Phổ. Các đồng chí lại kịch liệt lên án phía ngụy Sài Gòn và khẳng định họ đã vi phạm Hiệp định Pa-ri. Một lần nữa, hai Đoàn Ca-na-đa và In-đô-nê-xi-a lại cố tình làm ngơ!



        Sự phối hợp đấu tranh của các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan thật nhịp nhàng và vô điều kiện, tình cảm của các đồng chí thật nhiệt thành và thắm thiết, sự quan tâm của các đồng chí thật chân tình và chu đáo! Nhờ vậy mà anh Ngọ đã được điều trị cẩn thận và ngày 19 tháng 3 năm 1973 cả tổ công tác chúng tôi đã trở về Trại Đa-vít an toàn.


        Một lần khác, vào tháng 4 năm 1973, tổ sĩ quan liên lạc gồm 4 người của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng các thành viên Ủỷ ban Quốc tế đi điều tra vụ chính quyền Sài Gòn vi phạm ngừng bắn ở khu vực Phật Đá - Sáu Ầu, tỉnh Kiến Tường. Đoàn đại biểu quân sự của phía Sài Gòn một mực đòi các sĩ quan liên lạc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam không được ở khách sạn với Trưởng đoàn ta và các thành viên Ủy ban Quốc tế, mà phải ra căn cứ quân sự Đồng Tâm ở với các sĩ quan ngụy để "hai bên bàn chuyện với nhau cho dễ, không cần mấy ổng ở Ủy ban Quốc tế làm gì".

        Chúng tôi nhận định, đây là âm mưu của phía Sài Gòn nhằm cô lập các sĩ quan liên lạc với Trưởng đoàn ta và với các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế, qua đó để vô hiệu hóa Đoàn ta và phá hoại cuộc điều tra. Do đó, chúng tôi dứt khoát không chấp nhận đòi hỏi của phía Sài Gòn và đấu tranh buộc họ phải để các sĩ quan liên lạc ta ở khách sạn Mỹ Cảnh, thị xã Mỹ Tho, cùng với Trưởng đoàn ta. Điều trố trêu là hai Đoàn In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế lại ngang nhiên ủng hộ phía Sài Gòn.

        Trong phiên họp khẩn của đoàn công tác, Trưởng đoàn Hung-ga-ri đấu lý với phía Sài Gòn: "Giấy đi công tác có chữ ký của chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, Phó Trưởng đoàn đại biểu quân sự của Việt Nam cộng hòa, và Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ghi rõ các sĩ quan liên lạc của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được phép ăn, ở tại khách sạn Mỹ Cảnh cùng vói Trưởng đoàn của họ và phía Việt Nam cộng hòa sẽ tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ. Tại sao phía Việt Nam cộng hòa đặt ra quy định mà không thực hiện? Nếu quý vị nhất định buộc các sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải ra căn cứ Đồng Tâm, thì hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan sẽ lập tức rời khách sạn Mỹ Cảnh đi ở chỗ khác và sẽ vạch mặt chỉ tên những "điệp ngầm" của phía Việt Nam cộng hòa cài vào đoàn công tác để chuyên theo dõi hai Đoàn chúng tôi".

        Trước sự đấu tranh quyết liệt và có lý lẽ của hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan, phía Sài Gòn buộc phải xuống thang, để các sĩ quan liên lạc ta ở lại khách sạn Mỹ Cảnh. Nhưng với âm mưu trước sau như một là cô lập Đoàn ta, chúng đã huy động cảnh sát bao vây quanh khách sạn để "bảo vệ an toàn tính mạng cho quý vị" và lệnh cho nhân viên khách sạn không bán bất kỳ thứ gì, kể cả đồ ăn và thức uống, cho các thành viên của Đoàn ta. Do đó, các đồng chí trong Đoàn Hung-ga-ri phải cung cấp đồ hộp dự trữ cho Đoàn ta trong những ngày công tác ở Mỹ Tho.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2013, 05:11:26 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2013, 05:02:59 am »

        Mặc dù cuộc điều tra vụ Phật Đá - Sáu Ầu không đạt được kết quả như mong muốn do phía ngụy Sài Gòn cố tình phá hoại, nhưng biên bản làm việc của Ủy ban Quốc tế ghi rõ ý kiến nhất trí của cả bốn Đoàn Hung-ga-ri, Ba Lan, In-đô-nê-xi-a và Ca-na-đa cho rằng phía Việt Nam cộng hòa đã không bảo đảm an ninh đầy đủ cho các thành viên của Ủy ban Quốc tế và các sĩ quan liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ý kiến nhất trí của cả bốn Đoàn trong Ủy ban Quốc tế (một sự việc rất ít khi xảy ra) cũng là một thắng lợi của Đoàn ta, vì nó là cơ sở pháp lý quan trọng để ta tố cáo trước dư luận về hành động vi phạm Hiệp định của chính quyền Sài Gòn.


        Cũng cần nói thêm rằng, hai đồng chí Hung-ga-ri (Thiếu tá Dylski Aurél và Đại úy Cziboly Csaba) đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở miền Nam và các đồng chí trong hai Đoàn đại biểu Hung-ga-ri và Ba Lan đã không ít lần phải đương đầu với những hành vi đe dọa từ phía chính quyền Sài Gòn. Đặc biệt là những ngày cuối tháng 4 năm 1975, các đồng chí đã phải đốỉ mặt với những hiểm nghèo thực sự, trong tình hình hoảng loạn ở Sài Gòn lúc ấy. Người Mỹ trong đại sứ quán và Tổ Liên hợp quân sự 4 bên đã khẩn khoản mời các đồng chí đến toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn để đi di tản cùng những người Mỹ còn kẹt lại. Mặc dù từ sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975, liên lạc điện thoại với hai Đoàn đại biểu quân sự ta ở Trại Đa-vít bị cắt đứt hoàn toàn, nhưng vì tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách cư xử có trước có sau của chúng ta nên các đồng chí đã quyết định ở lại Sài Gòn, trong khi hai Đoàn I-ran và In-đô-nê-xi-a đã đến toà đại sứ Hoa Kỳ để đi di tản theo tiếng gọi của người Mỹ. sở dĩ các đồng chí quyết định như vậy là vì, trong mấy tuần lễ cuối tháng 4 năm 1975, những buổi làm việc hai tuần một lần giữa các đồng chí và hai Đoàn ta tại Trại Đa-vít đã được tổ chức thường xuyên hơn, qua đó các đồng chí thông báo cho ta nhiều tin quan trọng về diễn biến tình hình ở Sài Gòn và được ta thông báo về cuộc tiến công của quân ta trên khắp miền Nam (nhưng ta giữ bí mật tuyệt đối về kế hoạch tổng tiến công Sài Gòn). Niềm tin của các đồng chí đã được đền đáp trọn vẹn. Các đồng chí đã được chứng kiến ngày toàn thắng của cách mạng Việt Nam và sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quyền Sài Gòn, để đến ngày 9 tháng 5 năm 1975 các đồng chí rời Sài Gòn trở về Tổ quốc thân yêu của mình.


        Nhưng các đồng chí không rời Sài Gòn "bằng cửa hậu" như các đồng nghiệp I-ran và In-đô-nê-xi-a trong Uỷ ban Quốc tế. Các đồng chí tạm biệt Sài Gòn "bằng cửa trước" trong tư thế đàng hoàng của người chiến thắng, với lời chào tạm biệt chân thành và sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của Uỷ ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định theo chỉ thị trực tiếp của Trung tướng Trần Văn Trà, trên cương vị mới là Chủ tịch Uỷ ban Quân quản thành phố. Và, vẫn với những cái bắt tay thật chặt và những nụ hôn thắm tình đồng chí thủy chung và tình hữu nghị anh em đã được hun đúc trong chiến đấu.


       Về sự hiệp đồng tác chiến giữa hai Đoàn ta trong Ban Liên hợp quân sự và hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan trong Uỷ ban Quốc tế, Thượng tướng Trần Văn Trà sau này đã viết: "Các đồng chí trong Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan trong Uỷ ban Quốc tế, với tinh thần quốc tế và lòng nhiệt tình anh em, đã hiệp đồng chặt chẽ với chúng tôi cùng đấu tranh, bảo vệ nhau, giúp đỡ nhau...


        Ngay trong ngày đầu tiên gặp gỡ và làm việc với các đồng chí Hung-ga-ri, đồng chí Thiếu tướng Xuýt, Phó Trưởng đoàn Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế, đã nói với tôi giọng chân thành: "Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Hung-ga-ri cử chúng tôi đến Việt Nam vì hoà bình và hạnh phúc của nhân dân các bạn, vì hoà bình thế giới. Chúng tôi xem sự thành công của cách mạng Việt Nam là thành công của chính bản thân mình và vì vậy sẵn sàng hy sinh vì nó. Đó là nguyên tắc chỉ dẫn mọi hành động của chúng tôi. Chúng tôi không sợ chết và tất nhiên không sợ cực nhọc".


       Cảm ơn biết mấy những lời nói chí tình từ vị sứ giả của giai cấp công nhân từ một đất nước xa xôi đến với chúng ta trong những ngày còn gian khổ, trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả!"1 . Đấy là những lời đánh giá chí lý chí tình đốỉ với sự hỗ trợ đầy hiệu quả và tình cảm hết sức chân thành của các đại biểu hai nước bạn trong Uỷ ban Quốc tế thời đó.

        Cuộc vui nào rồi cũng có lúc kết thúc. Lúc chia tay chúng tôi, Trung tướng Botz Laszlo xúc động nói lời tạm biệt: "Tôi đã có vinh dự lớn lao được chứng kiến giờ phút Sài Gòn giải phóng, nhưng ngay lúc đó tôi không thể hiểu được làm sao các đồng chí lại có thể giành chiến thắng chóng vánh và trọn vẹn đến như vậy. Rồi sau khi chia tay Sài Gòn, tôi đã không thể hình dung có ngày gặp lại các đồng chí trong những giờ phút cảm động và ý nghĩa như thế này. Hôm nay là một ngày tuyệt vời và vô cùng hạnh phúc đối với cá nhân tôi và các đồng chí trong Đoàn chúng tôi! Tạm biệt các đồng chí và hy vọng có dịp gặp lại".

        Chúng tôi ôm hôn nhau thật chặt, như để lưu lại những giò phút đầy ý nghĩa và đáng nhớ này. Đó là những cái hôn của tình hữu nghị, tình bạn chiến đấu thủy chung trên chiến trường chống Mỹ, cứu nước.

--------------------
1.  Chương “Mặt trận mới”, Tác phẩm chọn lọc, Trần Vãn Trà, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2013, 12:33:18 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2013, 12:36:23 am »



1973


35 năm sau

NGƯÒI MỸ CUỐI CÙNG..
     
TRẦN DUY HINH1              

        Nước Mỹ sau thế chiến II (1939 - 1945) trỏ thành một siêu cường, đưa quân viễn chinh đi can thiệp khắp nơi trên thế giới, đánh đâu được đấy, chưa thua ai và cũng chẳng ai đánh bại được họ, y như quân Nguyên - Mông của Hốt Tất Liệt, quân viễn chinh của Hoàng đế Na-pô-lê-ông đệ nhất. Thiên hạ chỉ nghe thấy đã run, nhìn thấy đã sợ, nếu phải miễn cưỡng chống lại họ thì phần thua đã cầm chắc, vì thấy sức mạnh kinh tế và quân sự khổng lồ của họ nhiều người trong thiên hạ chỉ mong cầu hoà với tư tưởng chủ bại.

        Ấy là những chuyện ngày trước, xa lắm rồi, chỉ còn gặp lại trong sử sách, vì tất cả họ đã ở bên kia thế giới. Có chăng chỉ còn để lại bài học cho hậu thế, người ta chỉ thi thoảng nghĩ tới, nhớ tới chứ không còn được gặp lại hay thấy họ sửa sai!

        Gần đây, cuối thế kỷ 20, chuyện xảy ra với siêu cường Mỹ vẫn vẹn nguyên. Tất cả vẫn còn đang sống, ánh hào quang hay bóng tối vẫn còn hơi nóng của sự kiện, của da thịt những nhân chứng vẫn còn, đội quân xâm lược vẫn còn và đang được bố trí trên khắp địa cầu, đang bách chiến nhưng không bách thắng. Họ kiêu hãnh đánh bại mọi quốc gia dám chống lại sự can thiệp của họ, nhưng nhảy vào định lấy chiến tranh để chia cắt và xâm lược Việt Nam thì sự kiêu hãnh ấy đã bị sụp đổ. Họ bị đại bại trong cuộc chiến tranh kéo dài nhất, tốn kém nhất, tàn bạo nhất, trong suốt 21 năm đổ sức, đổ của, đổ máu hòng khuất phục dân tộc Việt Nam.

        Đấy là trận thua đầu tiên, cay đắng nhất bởi chính sách xâm lược của Mỹ. Họ phải ký vào Hiệp định Pa-ri buộc phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 năm 1973. Quân chư hầu rút trước, quân Mỹ rút sau nhưng phải đúng ngày giờ, địa điểm quy định, không được chần chừ, rút dưới sự theo dõi, kiểm tra của quân đội cách mạng Việt Nam và Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pa-ri.


Đại biểu đại diện các phái đoàn quân sự (người đội mũ mềm) đang cầm danh sách điểm danh,
nhận diện từng tên xâm lược (những người đội mũ sắt) cho phép lên máy bay về nước.

        Nhưng từng chuyến rút quân có danh sách, được các sĩ quan Quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên điểm danh cho lên máy bay. Dòng người chui vào máy bay kia chính là đội quân xâm lược Mỹ đang ôm hận rút về, mặc cảm thua trận và tội ác mà họ gây ra trên mảnh đất không có hận thù với họ.




Dòng người chui vào máy bay kia chính là đội quân xâm lược Mỹ
đang ôm hận rút về, mặc cảm thua trận và tội ác
mà họ gây ra trên mảnh đất không có hận thù với họ.

        Sự rút chạy kiểu nào cũng đều nhục nhã. Suốt mấy tuần, toàn thế giới đã thoả mãn về những hình ảnh lính Mỹ đội lốt khách du lịch rút chạy. Không còn bịp được ai! Giờ đây cả thế giới muốn biết mặt, biết tên của người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam là ai, trẻ hay già, da đen hay da trắng, sĩ quan hay lính tập?

        Dù là ai thì tên lính cuối cùng ấy vẫn đại diện cho sự rút lui, triệt thoái của kẻ xâm lược. Vinh hay nhục, anh hùng hay tội đồ, cả thế giới sẽ còn phán xét(!)

        Đối với dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam thì thời khắc tên lính xâm lược cuối cùng chui vào máy bay rút đi là thời khắc lịch sử. Nó thiêng liêng ở chỗ đó, là cái mốc đầu tiên đánh dấu đất nước Việt Nam sạch bóng quân xâm lược sau hơn 115 năm bị thực dân, đế quốc phương Tây chiếm đóng. Và, vì thế, các phóng viên nhiếp ảnh và quay phim của hai Đoàn ta, các phóng viên, nhiếp ảnh và truyền hình nước ngoài cố chờ, nhanh tay chộp cho bằng được hình ảnh tên xâm lược cuốỉ cùng chui vào máy bay, cánh cửa sắt đóng sập lại, chấm dứt vĩnh viễn sự đô hộ của chúng trên đất nước này. Đấy cũng chính là hình ảnh kết thúc một bộ phim Tài liệu - Phóng sự dài quay suổt 60 ngày đêm trên khắp miền Nam Việt Nam. Trong số các phóng viên ấy có một người đã ghi chép phần công việc của mình hàng ngày, những sự kiện mà anh ta đã chứng kiến.

---------------------
1. Phóng viên quay phim.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2013, 02:53:34 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2013, 02:11:12 pm »

        Xin trích ra đây hai đoạn có liên quan đến những nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng phải rút khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Pa-ri đúng vào ngày 29 tháng 3 năm 1973 dưới sự giám sát của các đại biểu ta, không được nấn ná trì hoãn.

        "... Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 1973.

        Lúc 14 giờ chiều, nắng như đổ lửa, có xe đưa nhóm cán bộ Liên hợp quân sự và bộ phận báo chí ra thay ca, tất cả các thành viên Ban Liên hợp quân sự 4 bên hốì hả tụ tập dưới cánh chiếc máy bay Boeing to như toà nhà 5 tầng để bàn giao công việc.

        Tất cả các đại biểu 4 bên đều đeo trên cánh tay băng vải màu da cam có in số 4 to đậm: 8 người của Đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa (Đoàn A), 6 người của Đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B), 4 người Đoàn Hoa Kỳ và 4 người Đoàn Việt Nam cộng hoà (Sài Gòn) và các vị đại diện của Uỷ ban Quốc tế.

        Đây là ca làm việc cuối cùng, nên có người đề nghị tất cả đứng gom lại để chụp ảnh kỷ niệm dưới cánh máy bay ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, các loại máy ảnh, máy quay phim tới tấp làm việc.


Chụp ảnh lưu niệm. Không biết những người trong khuôn hình còn giữ được tấm ảnh ghi lại thời điểm lịch sử này không?

        Đến giờ lên máy bay, các cán bộ Liên hợp quân sự vào vị trí kiểm tra, các phóng viên trong và ngoài nước nhăm nhăm máy ảnh, máy quay phim, chụp cho bằng được hình ảnh tên lính Mỹ cuối cùng chui tọt vào máy bay, phía sau nó cánh cửa sắt đóng sập lại, có người còn cố ý rình để chộp xem tên nào trước khi bước vào máy bay còn cố ngoái đầu nhìn lại lần cuối mảnh đất nó đã từng gây tội ác, giờ phải rút đi trong tiếc nuối!


Một người lính Mỹ nằng nặc đòi nhìn tận mắt tên mình trên bản danh sách rút quân lịch sử. Các cán bộ ta cũng chiều lòng anh ta!


Thấy vậy, vài đồng đội của anh ta cũng bắt chước xin xem.
 
        Đây là kịch bản phân cảnh mà các nhà báo, nhà truyền hình, nhà quay phim tư liệu ai cũng muốn biến thành hình ảnh độc đáo cho báo, cho phim, cho chương trình truyền hình của mình, một điểm nhấn nóng hổi tính thời sự và tính lịch sử có một không hai trong nhiều thế kỷ mới diễn ra lần này. Không thể bỏ phí thời cơ trời cho vào thời khắc quý giá nhưng khắc nghiệt của lịch sử nhân loại. Có được những hình ảnh đắt giá ấy đồng thời chính họ cũng bước vào lịch sử chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam và thế giới. Họ là những người chứng kiến lịch sử, ghi chép lịch sử bằng hình ảnh cụ thể sống động chứ không phải bằng ký tự ngôn ngữ. Các nhà báo không biết điều đó, chỉ mãi sau này những nhà nghiên cứu, những nhà viết sách, làm phim tìm đến họ để tìm hiểu sự thật thì họ mới ý thức hết được vị trí của mình trong sự kiện lịch sử ấy. Đấy là vinh hạnh của một đời người chỉ trong một lần, không phải ai muốn cũng có được!

        Ca trực tối ấy, khuya mới về đến Trại Đa-vít, anh em phóng viên hai Đoàn A và B cụm lại ở phòng Đoàn A nơi anh Bùi Duy Ly - nhiếp ảnh, anh Nguyễn Kha - quay phim cùng với Lâm Tấn Tài - nhiếp ảnh, Nguyễn Quế - quay phim Đoàn B đang ngồi thuật lại những gì xảy ra ở chuyến rút quân cuối cùng của lính Mỹ. Trong khói thơm thuốc lá Điện Biên, vừa chiêu ngụm trà Hồng Đào thơm ngát, vừa nhấm nháp kẹo Hải Châu ngọt lịm, ông Kha kể:

        "... Đám phóng viên nước ngoài mới ghê chứ, họ có kinh nghiệm nên cứ bâu lấy Đoàn đại biểu miền Bắc để moi tin. Họ đến đông hơn mọi lần vì không bị quân cảnh ngụy Sài Gòn ngăn chặn. Quân Mỹ rút hôm nay là đợt cuốỉ cùng, ở ngay tại Tân Sơn Nhất, có sự hoạt động ráo riết của Đoàn miền Bắc. Đây là những người mà phía Mỹ - ngụy Sài Gòn e ngại nhất. Họ xúm lại quay phim, phỏng vấn, ghi hình đến nỗi cả 8 người Đoàn A toát mồ hôi, liên tục bỏ mũ kê-pi ra lau mồ hôi. Họ cũng thu hình, cán bộ ta kiểm tra danh sách, đếm từng người như mọi ngày; họ cũng quay phim, chụp ảnh như mọi ngày. Máy tắc phim mình ngồi lồng túi đen tua lại phim, lấy phim mới họ cũng xúm lại ghi hình, có lẽ vì thao tác nghề nghiệp này quá lạ mắt đối với họ, vì nếu gặp tình huống như mình thì họ không biết xoay xở ra sao?

        Nhưng không khí háo hức này, nhóm phóng viên của ta đã làm một cuộc họp báo chớp nhoáng nhưng rất đặc biệt ngay dưới cánh máy bay trên đường băng sân bay Tân Sơn Nhất. Bối cảnh là đài chỉ huy không lưu, là chiếc máy bay Boeing hiện đại nhất của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, vây quanh là đám quân cảnh Sài Gòn chĩa ngược nòng súng vây thành một vòng tròn canh gác.

        Đây là chuyến bay cuốỉ cùng đưa nốt những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam về nước. Hình ảnh những tên lính Mỹ to béo, kềnh càng đang ngoan ngoãn xếp hàng lên máy bay dưới sự kiểm tra của những sĩ quan cách mạng chiến thắng từ trên rừng xuống, từ Hà Nội vào.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2013, 03:13:41 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2013, 11:07:45 am »

        Một nhà báo Anh đeo máy ghi âm có chữ BBC hỏi một phóng viên của ta "Ông có cảm nghĩ gì trong giờ phút lịch sử này?" thì được trả lòi:

        -   Đây là giờ phút lịch sử huy hoàng nhất của dân tộc chúng tôi!

        -   Vì sao, thưa ông?

        -   Vì, đã hàng trăm năm nay, lúc này là giờ phút đầu tiên đất nước chúng tôi sạch bóng quân xâm lược.

        Phóng viên nước ngoài quay phim, chụp ảnh ta. Ta cũng quay phim chụp ảnh họ, cùng nháy mắt cười tế nhị.

        Đúng lúc ấy có xe chở đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa (Sài Gòn) ra tiễn tướng Uây-en, tư lệnh bộ chỉ huy quân viễn chính Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) cũng có tên trong danh sách phải rời Việt Nam trong chuyến bay này dưới sự kiểm tra, giám sát của hai Đoàn ta cùng các đại diện của Uỷ ban Quốc tế.

        Cuộc họp báo "đầu bờ" có tính lịch sử này lại đứng vào lúc tống tiễn viên chỉ huy cao cấp nhất của quân viễn chính Mỹ, từng gây bao tội ác với dân tộc Việt Nam - "Go home" - về nước, nên các nhà báo nháo nhác chạy hết bên nọ, bên kia để ghi hình, phỏng vấn. Đến khi tướng Uây-en lên máy bay thì họ quay hết lại cuộc họp báo để chờ chụp hình tên lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

        16 giờ 30 phút, đợt rút quân cuối cùng mới diễn ra, các phóng viên lại quây lấy phóng viên ta vì nhỏ người hơn nên khá vất vả trong cuộc chen lấn ghi hình. Họ có phương tiện hiện đại nên đứng xa cũng lấy được cận cảnh đảm bảo độ nét. Phóng viên ta có cách tác nghiệp riêng. Lâm Tấn Tài - phóng viên ảnh Đoàn B đã lách phía dưới rừng ống kính chụp được những trung cảnh, cận cảnh tên lính Mỹ cuối cùng là đại tá Ô-đen lên máy bay rút về nước.

        Thật ra, theo danh sách chính thức mà phía Mỹ cung cấp thì tên thượng sĩ nhất Mắc Bi-en-ki mới là tên cuốỉ cùng, hắn cũng xếp ở cuối hàng, sau khi trả lời vắn tắt vài câu phỏng vấn, vội chui vào máy bay theo lệnh chỉ huy.

        Nhưng thật bất ngờ, từ trong máy bay một viên đại tá trên ngực áo có tên Ô-đen bỗng thò mặt ra, tay cầm chai rượu chạy đến phía mấy sĩ quan Sài Gòn ra tiễn muộn, quáng quàng ôm nhau tợp mấy ngụm rượu rồi mới hối hả trở lại máy bay. Ô-đen lại tình cờ trở thành tên lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam".

        "Thứ 7 ngày 31 tháng 3 năm 1973.

        Ai là nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam?

        Đêm qua, phim chụp tên Ô-đen của Lâm Tấn Tài được phóng to ngay trong đêm để kịp gửi ra Hà Nội cho các báo đăng. Cả hai đoàn phóng viên vui quá, xúc động quá quên cả ngủ, vừa làm ảnh vừa ngắm những bức hình mới chụp ở mọi góc độ, nhiều chi tiết về chuyến bay cuốỉ cùng, toán lính Mỹ cuối cùng, tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

        Tổ quay phim Đoàn A kiểm lại còn 6 hộp NP7 và 10 hộp NP5, sẽ dùng số phim này quay nốt những chi tiết của Trại Đa-vít như: Hội quán, nhà nguyện, miếu thờ tên Đa-vít, kho xăng, hàng rào cũi lợn, khu gia binh, trại lính dù, đường Lê Văn Lộc, hào bao quanh sân bay, cây đa, cây bàng, nhà ăn, nhà bếp, bót gác, phòng trực..., sẽ để lại 5 hộp NP5 để ngày mai 31 tháng 3 năm 1973 quay thiếu tướng út-uốt, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Hoa Kỳ, sẽ ra sân bay tiễn Đoàn A và Thiếu tướng, Trưỏng đoàn Lê Quang Hoà về Hà Nội.

        9 giờ sáng ngày 31 tháng 3 năm 1973 ở góc phía Tây Nam sân bay Tân Sơn Nhất, trước cửa sở chỉ huy phi đoàn yểm trợ số 5 của quân lực Việt Nam cộng hòa, chiếc máy bay C130 to lù lù sơn vằn vện nằm phủ phục, ngoan ngoãn đợi sẵn để đưa Đoàn A về Hà Nội. Thế là, ở Trại Đa-vít chỉ còn lại cán bộ, chiến sĩ Đoàn B trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên miền Nam Việt Nam và một nhóm nhỏ của Đoàn A trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên. Buổi chia tay hôm nay có rất đông đại diện của Đoàn B, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn ra tiễn.


Trung tá Nguyễn Kha (2008) - người đã ghi lại cảnh lính Mỹ về nước

        Đám quân cảnh ngụy Sài Gòn súng chổng ngược lên trời đã tạo thành một vòng tròn rộng xung quanh máy bay. Nhiều xe nhà binh, xe ngoại giao, các nhà báo nhào đến ghi hình, chụp ảnh. Đại diện Uỷ ban Quốc tế, đại diện Đoàn Mỹ, đại diện Đoàn Sài Gòn ra tiễn Đoàn A. Các cán bộ, chiến sĩ Đoàn A quân phục gọn gàng xếp hàng ngay ngắn, sao mũ sáng ngời, tươi cười bắt tay những người ra tiễn. Tổ phóng viên Đoàn A gồm Nguyễn Kha, Trần Duy Hinh (Xưỏng phim Quân đội) - quay phim, Bùi Duy Ly, Hứa Kiểm (Thông tấn xã Việt Nam) - chụp ảnh. Lâm Tấn Tài, Nguyễn Quế - quay phim và chụp ảnh của Đoàn B cũng hối hả tác nghiệp cảnh tiễn đưa long trọng, thân tình. Bỗng vợ chồng thiếu tướng út-uốt tiến lại gần Thiếu tướng Lê Quang Hoà, vẻ trịnh trọng vừa bắt tay vừa nói câu gì đó rồi nghiêng vai vui vẻ biết lỗi. Anh Tạ Duy Huyền phiên dịch to cho mọi người xung quanh cùng nghe:

        -   Ngài út-uốt nói là xin phép ngài Thiếu tướng, Trưởng đoàn Lê Quang Hoà cho phép vợ chồng ông ta được ở lại Sài Gòn đêm nay (31-3-1973) vì ngày mai 1 tháng 4 năm 1973 mới có máy bay về Mỹ!

        Trưởng đoàn Lê Quang Hoà cười khoan dung bắt tay út-uốt gật đầu bảo: "Tôi đã báo cáo việc này với Hà Nội rồi. Nhưng chỉ ở lại một đêm thôi nhé!".

        Thế là thiếu tướng út-uốt, Trưởng đoàn Hoa Kỳ trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên thi hành Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, lại trở thành người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam để từ đây đất nước ta thật sự sạch bóng quân xâm lược".
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2013, 09:44:36 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM