Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Ba, 2024, 06:43:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76294 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2013, 02:40:21 am »


NHỮNG NGÃ RẼ ĐÁNG NHỚ CỦA CUỘC ĐỜI
     
PHAN ĐỨC THẮNG1              

        Đầu tháng 1 năm 1973, tôi đang sơ tán ỏ tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội), để tránh cuộc ném bom khốc liệt của máy bay B52 Mỹ xuống Hà Nội, thì được cấp trên triệu tập đi miền Nam tham gia thi hành Hiệp định Pa-ri. Lúc bấy giờ, tôi mới làm việc ở Phòng phiên dịch của Bộ Ngoại giao được chừng bốn tháng. Nghĩa là mới chập chững làm quen với đường lốì, nghiệp vụ và ngôn ngữ ngoại giao. Nhưng vì được thường xuyên thông báo về cuộc thương lượng ở Pa-ri, nên chúng tôi cũng nắm khá vững nội dung cơ bản của bản dự thảo Hiệp định đang ở giai đoạn đàm phán quyết định, lập trường xung khắc của các bên cũng như những trở ngại to lớn còn ở phía trước.

        Mới chân ướt chân ráo vào Bộ Ngoại giao mà được điều động đi Nam ngay là một ngã rẽ quá bất ngờ, quá gấp; ngã rẽ này lại hướng ra chiến trường thì không thể là nơi để mơ mộng. Phía trước là những khó khăn, khốc liệt đang đợi chờ.

        Chúng tôi tập trung ỏ Bộ Tư lệnh Quân khu 3 (gần Hà Đông) để học lớp chính trị cấp tốc trong khoảng hai tuần lễ. Các bài giảng về nội dung của Hiệp định Pa-ri và việc thi hành Hiệp định sắp tới, nói chung gần giống những gì chúng tôi đã biết qua công việc hàng ngày ở Bộ Ngoại giao. Xong lớp học khẩn cấp, tôi được "gắn mác" Chuẩn uý, rồi bắt đầu cuộc hành quân "thần tốc" bằng ô tô quân sự theo đường mòn Hồ Chí Minh vào chiến trường miền Nam.

        Một số đồng đội của tôi rẽ vào Khu 5 và Tây Nguyên nhận nhiệm vụ, còn tôi và một số người khác vào đến thị trấn Lộc Ninh - thủ phủ kháng chiến của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cuối tháng 3 năm 1973. Đến đây, tôi được biết chính xác là mình sẽ làm việc cho Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên ở Mộc Hoá (thuộc tỉnh Đồng Tháp). Nhưng khi chúng tôi chuẩn bị lên đường đi Mộc Hoá thì cấp trên lại có quyết định không triển khai, Tổ Liên hợp quân sự ở đây nữa vì phía Mỹ - ngụy phá hoại Hiệp định, gây trở ngại nghiêm trọng cho hoạt động của các Tổ Liên hợp quân sự của ta ở các khu vực khác.

        Tôi được giao nhiệm vụ ở đơn vị hậu cứ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định Pa-ri (Đoàn 315A) tại Lộc Ninh. Tôi được tham gia tiếp nhận người của ta bị địch bắt và được trao trả tại sân bay Lộc Ninh. Có lúc tôi cùng đồng đội đi tìm hài cốt của lính Mỹ chết trận trong vùng để sau này trao trả cho phía Mỹ. Có lúc tôi làm tổng hợp tin tức qua đài tiếng Anh của các nước phương Tây để phục vụ tác chiến. Có lúc tôi cùng đồng đội cuốc nương làm rẫy, nuôi heo nuôi gà, lội suốỉ bắt cá, làm lán trại... Rồi tôi bắt đầu được nếm trải những đợt mưa dầm dề cả tuần liền giữa rừng già miền Đông Nam Bộ, kèm theo là những đàn vắt đàn muỗi bám chặt quanh người và món "đặc sản" sốt rét rừng làm toàn thân run lên bần bật... Dẫu sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, ở vùng căn cứ miền Đông không phải đối mặt với quá nhiều bom đạn giặc, nhưng cuộc sống vẫn còn vô vàn gian khổ. Nhưng tôi trưởng thành từng bước chính từ những nhiệm vụ được giao, những công việc cần làm cho cuộc sống hàng ngày của người lính chiến và những trải nghiệm ở "miền Đông gian lao mà anh dũng". Sau một thời gian ở Lộc Ninh tôi được cấp trên phân công nhận nhiệm vụ tại Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương tại Trại Đa-vít - Sài Gòn. Thật quá bất ngờ! Lúc đó, Sài Gòn là một cái gì đó xa lạ, bởi nó là thủ đô của kẻ thù, là "Hòn ngọc Viễn Đông", là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ỏ Đông Nam Á... Sài Gòn là tất cả những thứ mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy, không dám nghĩ là mình sẽ nhìn thấy trong đời và không thể nào hình dung được.

---------------
1.  Nguyên sĩ quan phiên dịch.
Logged

Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #31 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2013, 09:04:49 am »

Chào bác Giang và xin phép BQT ,bác cho tôi hỏi bác có biết bác Trần Đoàn là sĩ quan phiên dịch tiếng Anh cho phái đoàn 4 bên ở Plâyku không ? hoặc bác có thể nhờ ai hỏi thông tin về bác Trần Đoàn cho tôi biết tin với ( bác Trần Đoàn là người đứng bên phải trong ảnh )
   cảm ơn bác trước !
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2013, 12:09:13 am »

Chào bác Giang và xin phép BQT ,bác cho tôi hỏi bác có biết bác Trần Đoàn là sĩ quan phiên dịch tiếng Anh cho phái đoàn 4 bên ở Plâyku không ? hoặc bác có thể nhờ ai hỏi thông tin về bác Trần Đoàn cho tôi biết tin với ( bác Trần Đoàn là người đứng bên phải trong ảnh )
   cảm ơn bác trước !


Vâng, để tôi hỏi các bác ấy xem sao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2013, 05:34:18 am »

(Tiếp theo #30)

        Nhưng có một điều chắc chắn: Tôi và các đồng đội của tôi sẽ sống giữa vòng vây dày đặc của địch, sẽ bị kẻ địch o ép và uy hiếp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng rồi, một ngày giữa tháng 4 năm 1974, tôi đã có mặt ở Trại Đa-vít sau chuyến bay trên chiếc trực thăng HU-1A, do một tổ lái của quân ngụy Sài Gòn điều khiển, từ sân bay dã chiến Lộc Ninh nhỏ xíu vào căn cứ không quân chiến lược Tân Sơn Nhất khổng lồ, với tâm trạng hoàn toàn thoải mái, không hề lo lắng. Nếu may mắn, biết đâu tôi sẽ được chứng kiến ngày hoà bình được lập lại, chính phủ hoà hợp dân tộc được thành lập, tổng tuyển cử tự do được tổ chức, non sông được hoàn toàn thống nhất, theo tinh thần của Hiệp định Pa-ri. Nếu không may mắn thì...

        Nhưng mọi việc sớm trở nên rõ ràng: Mỹ - ngụy rắp tâm phá hoại Hiệp định Pa-ri. Điều đó thực ra đã có biểu hiện ngay từ khi Hiệp định được ký tắt ngày 23 tháng 1 năm 1973. Đúng ngày này, Nguyễn Văn Thiệu ban hành Công điện hoả tốc sô" 004/TT-CĐ mà tổng tham mưu trưởng, đại tướng Cao Văn Viên, đã chuyển ngay đến tất cả các đơn vị quân đội Sài Gòn, lệnh cho họ tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ"1 , thực hiện cắm cờ ba que ở tất cả các "vị trí trọng yếu"(!?) trên toàn miền Nam như đình chùa, nhà thờ, trường học, cầu cống, đồi núi cao điểm, nhà ở của dân chúng... Lại cũng Cao Văn Viên, gần 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973 - tức là ngay trước giờ Hiệp định Pa-ri có hiệu lực - đã xua quân lính, xe tăng, pháo binh ngụy lấn chiếm cảng Cửa Việt do ta kiểm soát và ra lệnh đẩy mạnh chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" trên toàn miền Nam, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đông dân và trù phú, với chiến thuật "mũi súng đi trước, cờ phướn theo sau".

        Ngày 28 tháng 1 năm 1973 máy bay Mỹ đã đánh bom sân bay Thiện Ngôn, cách Lộc Ninh không xa, đúng ở điểm hẹn và đúng vào giờ hẹn để đón Trung tướng Trần Văn Trà và các chiến sĩ của ông vào Sài Gòn nhận nhiệm vụ trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương. Không còn nghi ngờ gì nữa, phía Mỹ - ngụy âm mưu tiêu diệt Trưởng đoàn và các thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để phá hoại hoạt động của Ban Liên hợp quân sự 4 bên. Rõ ràng, chúng đang phá hoại Hiệp định Pa-ri.

        Cũng vì những hành động lật lọng trắng trợn của Mỹ - ngụy mà chúng ta chỉ thi hành được một phần của Hiệp định Pa-ri, như đuổi quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam, trao trả quân nhân của các bên bị bắt trong chiến tranh, tháo gỡ bom mìn ở miền Bắc... Cuối cùng chúng ta buộc phải giành quyền đánh trả quân địch, không chỉ ở nơi chúng vi phạm mà cả ở những nơi xuất phát của các hành động vi phạm.

        Tất cả bắt đầu bằng chiến thắng vang dội của Quân giải phóng ở Buôn Ma Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975 - một chiến thắng mang tính bước ngoặt, quyết định chiều hướng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có lợi cho ta. Từ đó, chúng tôi được thông báo diễn biến hàng ngày và theo dõi từng giờ những bước hành quân thần tốc "một ngày bằng hai mươi năm" của quân ta từ Quảng Trị, Huế, qua Đà Nẵng, rồi xuyên suốt chiều dài của dải đất hẹp miền Trung thân yêu. Tất cả mọi người trong đơn vị, từ các tướng lĩnh ỏ cấp lãnh đạo đến các chiến sĩ binh nhất ở tổ vệ binh, đều nức lòng, đều thấy như đang hoà mình vào những cánh quân hùng dũng tiến về Sài Gòn. Nhưng, có lẽ đơn vị chúng tôi chỉ thật sự vào cuộc chiến đấu từ chiều 28 tháng 4 năm 1975.

        Đến chiều hôm đó, đơn vị chúng tôi đã cơ bản xây dựng xong trận địa chiến đấu ngầm dưới lòng đất. Với vài ba cái cọc màn bằng sắt, Tổ phiên dịch chúng tôi đem đập dẹt thành xẻng. Rồi dao găm, "bát sắt B52" của bộ đội, xô tưới rau, đĩa sắt của nhà ăn..., có cái gì chúng tôi dùng cái ấy để moi từng tí, từng tí loại đất được nén chặt như đá ong ở Trại Đa-vít. Lại còn phải đào ban đêm, phải giữ bí mật tuyệt đối vói quân địch bên kia hàng rào kẽm gai... đào nối từ nhà này sang nhà kia, đào chạy vòng quanh Trại Đa-vít thành một trận địa liên hoàn vững chắc, để chúng tôi có thể ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đó là một trận chiến thực sự dưới lòng đất, âm thầm và quyết liệt. Sức mạnh tinh thần trong chiến đấu quả là bất tận.

-----------------
1. Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 04:25:59 am »

        Cũng chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, khoảng 17 giờ 15 phút, "Tổng thống một tuần" Trần Văn Hương vừa hoàn tất lễ trao quyền cho Dương Văn Minh, với hy vọng "tìm kiếm hoà bình trong danh dự". Các hoạt động ngoại giao "hoà bình", được khởi động trước khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, lúc này được đẩy lên thành một chiến dịch "ngoại giao con thoi" sôi sục. Người ta di chuyển như mắc cửi giữa dinh Độc Lập, đại sứ quán Pháp và đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Phái đoàn "Việt cộng" ở Trại Đa-vít, từ trước bị chính quyền Sài Gòn ra sức cô lập, bỗng trở thành một điểm tiếp xúc hấp dẫn. Xa hơn nữa, người ta mà cả qua Oa-sinh-tơn, Mát-xcơ-va và Bắc Kinh. Tất cả những nỗ lực tuyệt vọng đó chỉ nhằm một mục đích là chặn đứng bước tiến quân như vũ bão của ta và gỡ gạc một phần thất bại của chế độ tay sai sắp đến ngày tàn lụi. Nhưng, như tân tổng thống Dương Văn Minh thừa nhận ngay trong lễ nhậm chức, "Tôi sẽ cố gắng thực hiện "une mission impossible" - một nhiệm vụ bất khả thi". Đúng vậy, tất cả đã trở nên quá trễ!

        Chỉ mươi phút sau khi Dương Văn Minh nhậm chức, một tốp 5 chiếc máy bay A37 bất ngờ xuất hiện trên vùng trời sân bay Tân Sơn Nhất. Đài kiểm soát không lưu thấy không bình thưòng liền hỏi: "Các anh ở phi đội nào?". Một phi công giọng miền Nam trả lời rất lạ lùng: "Máy bay do Mỹ chế tạo đây" rồi bổ nhào, thả mấy loạt bom xuống sân bay gần sát Trại Đa-vít của chúng tôi, phá hủy nhiều máy bay AC119 và một số máy bay vận tải C130 và C471 . Gạch đá, mảnh vỡ bay tung toé sang cả Trại Đa-vít; những cột khói đen bốc lên cuồn cuộn trùm kín một góc sân bay. Một phi đội của không lực Sài Gòn phản chiến chăng? Nếu vậy thì nội tình của quân địch đã rối loạn lắm rồi và đòn phản chiến ngay trong lòng lực lượng tinh nhuệ nhất của chúng sẽ rất có lợi cho quân ta trong những ngày tới.

        Gần nửa giờ sau trận ném bom của tốp máy bay A37, tình hình trở lại bình thường. Chúng tôi lại chơi bóng, tập thể dục, chăm sóc rau, ăn cơm chiều. Tối hôm đó, chúng tôi được thông báo tốp A37 hồi chiều là do phi công ta điều khiển, đã tiến công Tân Sơn Nhất nhằm phá hỏng một phần sân bay chiến lược của Sài Gòn và gây hoang mang cho phía địch. Đêm hôm đó, chúng tôi được lệnh ngủ dưới địa đạo và sẵn sàng chiến đấu. Có lẽ cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn sắp bắt đầu, và đơn vị chúng tôi nằm ở chính giữa cái mục tiêu chiến lược cuối cùng mà quân ta sắp tiến công đó. Trong mỗi người đều có cảm giác vừa khẩn trương, vừa háo hức nhưng rất khó tả rạch ròi, khiến chúng tôi cảm thấy thấp thỏm, thao thức đến tận khuya.

        Tôi vừa chợp mắt được một lúc thì tiếng đạn pháo xé toạc không khí, rồi nổ đinh tai trong sân bay, cách chỗ chúng tôi không xa. Hệ thống điện trong Trại Đa-vít bị cắt đứt. Qua ánh đèn pin, tôi nhìn thấy đồng hồ chỉ gần 4 giò sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Mọi người bật dậy, khẩn trương di chuyển về vị trí chiến đấu đã được phân công. Thông tin từ Ban chỉ huy đơn vị truyền tới: "Pháo binh của ta bắt đầu tiến công sân bay Tân Sơn Nhất. Tất cả đơn vị sẵn sàng chiến đấu!". Như vậy, cuộc ném bom Tân Sơn Nhất của tốp A37 chiều qua là hiệu lệnh mở màn của cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn. Giò phút quyết định hai mươi năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc đã điểm! Giờ phút "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của đơn vị chúng tôi đã bắt đầu!

        Tất cả lương khô, nước uống, túi thuốc cứu thương, vũ khí... đã để sẵn dưới chiến hào. Chúng tôi là sĩ quan, mỗi ngưòi chỉ có một khẩu súng ngắn với vẻn vẹn mươi viên đạn. Riêng tôi có hơn ba chục viên, vì lúc còn ở căn cứ Lộc Ninh, tôi đã "tăng gia" thêm được khoảng hai chục viên từ các chiến hữu. Bây giò nghĩ lại thấy khó giải thích, thậm chí có vẻ hơi buồn cười: Chừng ấy khẩu súng lục với vài cơ số đạn thì chiến đấu sao đây! Đành rằng các chiến sĩ vệ binh của đơn vị được trang bị vũ khí bộ binh, nhưng các đơn vị lính ngụy xung quanh Trại Đa-vít có nhiều ngàn tên, lại được trang bị đủ các loại súng ống, xe tăng, xe bọc thép, vũ khí hoá học... Nhưng lúc đó chúng tôi hoàn toàn bình tĩnh, không hề nghĩ đến sự chênh lệch áp đảo về lực lượng, vũ khí nghiêng về phía địch. Khí thế chiến đấu lúc đó hừng hực, ai cũng sợ bị chậm chân, ai cũng mong được là người đầu tiên tham gia trận chiến đấu cuốỉ cùng để giải phóng Sài Gòn. Cái khí thế sôi sục đó lôi cuốn mọi người vào dòng chảy mãnh liệt của nó một cách tự nhiên, như không khí di chuyển tạo thành gió, rồi gió cuốn không khí đi cùng.

        Tôi được phân công trực ở ụ chiến đấu phía đường Lê Văn Lộc, đôi diện với một trong khoảng hai chục bót gác của lính ngụy bố trí quanh Trại Đa-vít. Thỉnh thoảng đạn pháo của ta tạm ngớt, tôi ngoi lên khỏi chiến hào quan sát xem phía bót gác ngụy có động tĩnh gì không. Nhưng trời hãy còn tối...

------------------
1.  Phần dưới của bài viết này dựa vào thông tin từ các cuốn sách: The Decent Interval của Frank Snepp, Nxb Random House, 1977; ... Et Sai Gon Tomba của Paul Dreyfrus, Nxb Arhaud, Paris, 1975; Đọc hồi ký của các tướng tá Sài Gòn xuất bản à nước ngoài của Mai Nguyễn, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2003; và Tháng Tư ác liệt của Oliver Todd, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2013, 01:07:48 pm »

        Suốt ngày 29 tháng 4 năm 1975, pháo của ta vẫn bắn quyết liệt, không lúc nào ngớt vào sân bay Tân Sơn Nhất. Cả đơn vị chúng tôi kiên trì bám trụ. Các chiến sĩ vệ binh dũng cảm cảnh giới ở các ụ chiến đấu nổi được bố trí quanh Trại Đa-vít trong khi các đồng chí chỉ huy phân công nhau đến từng nhóm, từng tổ để kiểm tra tình hình đơn vị, động viên anh em bảo vệ an toàn và sẵn sàng chiến đấu... Trong lúc đó, cả thành phố Sài Gòn náo loạn vì tiếng máy bay trực thăng quần đảo trên bầu trời và các cuộc di tản hoảng hốt dưới mặt đất, nhất là từ 11 giờ 15 phút khi Đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bắt đầu phát bản nhạc "I'm Dreaming of a White Christmas" (Tôi mơ về một Nô-en đầy tuyết trắng). Bản nhạc quen thuộc về ngày lễ Giáng sinh giữa mùa đông giá lạnh ở phương trời Tây được phát trên đài VOA trong một ngày mùa khô nóng bức ở Sài Gòn chính là hiệu lệnh bắt đầu chiến dịch di tản cuối cùng khỏi Sài Gòn của người Mỹ và người Việt thân Mỹ.

        Một trong những người vội vã ra đi nhất là đại tướng, tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên. Ông Viên vừa được tân tổng thống Trần Văn Hương đồng ý cho "nghỉ dài hạn không ăn lương" từ sáng 28 tháng 4 năm 1975 với lý do được ngầm hiểu là "không thể làm việc dưới quyền Dương Văn Minh". Bàn giao xong nhiệm vụ tổng tham mưu trưởng cho tướng Đồng Văn Khuyên sáng 29 tháng 4, ông Viên lập tức tìm đường trốn khỏi Sài Gòn. Ông ta đã may mắn liên lạc được với Tô-mát Pôn-ga, trùm CIA của Mỹ ở Sài Gòn, người đã sắp xếp chọ ông Viên đi di tản qua Băng Cốc ngay chiều hôm đó. Trong lúc bấn loạn, ông Viên đã bỏ quên trong ngăn kéo bàn làm việc bản chỉ thị mà ông viết tay cho phép tiêu diệt hai phái đoàn. "Bắc Việt" và "Việt cộng" trong Trại Đa-vít bằng pháo và cối, bằng xe tăng, bằng máy bay ném bom, hoặc rải chất độc. Ông ta vừa cho phát đi mệnh lệnh này, nhưng không cấp dưới nào của ông còn đủ can đảm để thi hành mệnh lệnh của ông nưa1 .

        Tất cả các sĩ quan cấp dưới của ông Viên chỉ còn đủ tâm trí để tìm đường tháo thân, trong số đó có cả các "đối tác" của chúng tôi trong Ban Liên hợp quân sự. Họ là những đại diện cao nhất của chính quyền Sài Gòn mà chúng tôi đốỉ mặt thường xuyên, những người luôn lớn tiếng đe dọa chúng tôi, luôn muốn chứng tỏ "thế mạnh" của chế độ Sài Gòn... Nay thì họ đều hốt hoảng tháo chạy khỏi Sài Gòn và đều hướng về một điểm đến là nước Mỹ - đất nước đã đào tạo nên họ, nuôi dưỡng chế độ của họ bằng tiền bạc và vũ khí, và giật dây cho họ phá hoại Hiệp định Pa-ri. Đó là kết cục hợp với lô-gíc nhưng cay đắng cho những kẻ làm tay sai cho chủ Mỹ.

        19 giò 30 phút ngày 29 tháng 4 năm 1970, tổng trưỏng quốc phòng Trần Văn Đôn được máy bay trực thăng Mỹ đưa ra chiến hạm Hancock lúc đó đã có mặt ngót 2.000 người di tản, trong đó có trung tướng Ngô Du. Ngô Du đã có một thời "oanh liệt" với chức vụ tư lệnh lính dù, thường được gọi một cách đầy kiêu hãnh là "Anh cả đỏ" của quân lực Sài Gòn. Sau đó, ông ta được tổng thống Thiệu bổ nhiệm làm Trưỏng đoàn đầu tiên của Đoàn đại biểu quân sự của Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên. Nhưng chỉ khoảng hai tuần sau, ông ta bị Thiệu đột ngột thay thế bằng trung tướng Dư Quốc Đống. Những tháng năm sau đó, Du trở thành một viên tướng bị thất sủng cho đến khi phải sơ tán khỏi Sài Gòn trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975.

        Trung tướng Dư Quốc Đống kế nhiệm Ngô Du làm đại diện cao nhất của Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên, rồi chính ông ta cũng bị thay thế sau đó ít tháng. Do là người thân cận của Cao Văn Viên, Đống được bổ nhiệm làm tư lệnh quân đoàn 3 bảo vệ Sài Gòn và các tỉnh lân cận, trong đó có tỉnh Phước Long. Khi Phước Long bị thất thủ ngày 6 tháng 1 năm 1975 trước sức tiến công vũ bão của Quân giải phóng, Đông xin tăng viện để chiếm lại Phước Long nhưng không được cấp trên chấp nhận. Ông ta đã lặng lẽ rút lui khỏi nhiệm vụ, đến ngày 29 tháng 4 năm 1975 thì cuống cuồng rời khỏi Sài Gòn để sống nốt những ngày cuối đời ở nước Mỹ.

        Trung tướng Phạm Quốc Thuần được Thiệu bổ nhiệm thay thế Dư Quốc Đống làm Trưởng đoàn Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự đến đầu tháng 10 năm 1973 khi ông được Thiệu đề bạt làm tư lệnh quân đoàn 3. Tháng 10 năm 1974, ông được chính Dư Quốc Đống thay thế chức tư lệnh quân đoàn 3 để về làm hiệu trưởng trường hạ sĩ quan Đồng Đế. Do "có vấn đề" với Thiệu, ông đã bị đích thân Thiệu ra lệnh bắt và quản thúc tại bộ tư lệnh hải quân từ ngày 1 tháng 4 năm 1975. May mắn thay, địa điểm quản thúc này đã giúp ông dễ dàng chạy khỏi Sài Gòn chiều 29 tháng 4 năm 1975 bằng tàu chỉ huy của hải quân ngụy HQ2.

        Đối tác quan trọng cuối cùng của chúng tôi là chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, người được Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm làm Trưởng đoàn Việt Nam cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên từ ngày 9 tháng 10 năm 1973 thay thế Phạm Quốc Thuần. Ông Hiệp được tổng thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ thông tin và nhận lệnh của ông Hương đi theo chuyến máy bay liên lạc Sài Gòn - Hà Nội cuốỉ cùng ngày 25 tháng 4 năm 1975 để "tiến hành hoà đàm" với Hà Nội, nhưng bị phía ta kiên quyết khước từ. Sáng 27 tháng 4 năm 1975, ông Hiệp còn đích thân gọi điện thoại cho Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn để xin được gặp, rồi gạ gẫm y sẽ thu xếp một chuyến bay đặc biệt đưa ông Tuấn "ra Hà Nội công tác" nhưng đều bị Thiếu tướng dứt khoát từ chối. Đến nước này thì ông Hiệp chỉ còn mỗi một cách là chuồn khỏi Sài Gòn bằng trực thăng chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Ông đã sống âm thầm ở Ca-li-phoóc-ni-a cho đến ngày 5 tháng 10 năm 2001 thì "tái xuất" với vai trò là người đọc điếu văn tại tang lễ của cựu tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.

------------------
1. Bản chỉ thị này bộ đội ta thu được tại văn phòng của đại tướng Cao Văn Viên sau khi chiếm bộ tổng tham mưu ngụy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 10:13:56 am »

        Còn người Mỹ quan trọng nhất đạo diễn cuộc di tản khỏi Sài Gòn là đại sứ Mác-tin, mặc dù ông đã nhận được tín hiệu chắc chắn rằng phía "đốì phương" không có kế hoạch hay ý định gây trở ngại cho cuộc rút chạy của họ. 4 giò 42 phút sáng 30 tháng 4 năm 1975, chiếc trực thăng CH-46 mang tên "Lady Ace 09" hạ cánh xuống nóc toà đại sứ Mỹ. Viên phi công trao cho Mác-tin chỉ thị cộc lốc của đô đốc hải quân hạm đội Thái Bình Dương: "Theo lệnh của tổng thống Pho, ông đại sứ phải lên ngay chiếc Lady Ace 09 này”. Không thể cưỡng lệnh của tổng thống, Mác-tin cố gom những người Mỹ còn lại (chỉ người Mỹ mà thôi) và cùng Tô-mát Pôn-ga leo lên chiếc "Lady Ace 09", bốc khỏi toà đại sứ lúc 7 giờ 50 phút, nhằm hướng biển Đông bay thẳng rồi đáp xuống tàu chỉ huy Blue Ridge 45 phút sau đó. Ông Mác-tin là một trong những người Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam.

        Trong lúc các quan chức, sĩ quan của chế độ Sài Gòn và người Mỹ tìm đường tháo chạy trong hoảng loạn thì quân ta tiếp tục nã pháo vào sân bay Tân Sơn Nhất và siết chặt vòng vây quanh thành phố. Đạn pháo vẫn rít trên đầu và nổ rất đanh xung quanh chúng tôi. Chúng tôi không ngủ, không nghỉ suốt từ sáng sớm ngày 29 tháng 4, nhưng tất cả các giác quan đều tỉnh táo đến kỳ lạ, tinh thần minh mẫn đến kỳ lạ. Chúng tôi háo hức đợi chờ giò phút quyết tử. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhô đầu lên khỏi ụ chiến đấu để quan sát động thái của các bót gác ngụy bên kia hàng rào kẽm gai. Tuyệt nhiên không thấy động tĩnh gì. Thậm chí không thấy bóng dáng những tên lính dù hàng ngày vẫn đứng "oai vệ" bên cạnh những khẩu đại liên 12,7 ly, bồng súng tiểu liên AR15 và chĩa họng súng về phía chúng tôi như để hù dọa.

        "Nửa đêm 29 tháng 4 năm 1975, toàn bộ lực lượng tiến công của ta đã sẵn sàng tiến vào Sài Gòn...'', Đại tướng Văn Tiến Dũng viết trong hồi ký Đại thắng mùa Xuân của mình. Chúng tôi không được tận mắt chứng kiến cuộc hành quân thần tốc, dũng mãnh của các chiến sĩ Giải phóng quân. Nhưng chúng tôi cảm nhận được những bước chạy gấp gáp, hừng hực khí thế của các anh về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi như nhìn thấy các anh đang dũng cảm chiến đấu, nghe tiếng súng đanh gọn của các anh tiêu diệt những ổ kháng cự cuối cùng của kẻ thù. Các anh đã đến rất gần Trại Đa-vít của chúng tôi. Các đồng đội ơi, hãy dũng cảm tiến lên!

        Suốt đêm 29 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng các đồng chí của ông trong Ban chỉ huy đơn vị không hề chợp mắt. Từng phút, từng giây ông giữ liên lạc với Bộ chỉ huy mặt trận để nắm tình hình tiến công của quân ta vào Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như báo cáo với Bộ chỉ huy mặt trận về tình hình của đơn vị chúng tôi. Đến lúc này, đơn vị chúng tôi đã có 2 đồng chí hy sinh và 5 đồng chí khác bị thương do đạn pháo của ta bắn lạc vào khu Trại Đa-vít. Tình huống này đã được Đảng ủy và toàn thể anh em trong đơn vị xác định từ trước và toàn đơn vị vẫn quyết tâm xin cấp trên cho bám trụ chiến đấu. Do đó, ông Tuấn quyết định không báo cáo sự cố này với Bộ chỉ huỵ mặt trận, để các chiến sĩ pháo binh ta tiếp tục tiến công địch ở Tân Sơn Nhất mà không bị ảnh hưởng tâm lý.

        Sáng 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn vẫn tỉnh táo, hoạt bát và hết sức phấn chấn. Ồng nắm chắc diễn biến của toàn mặt trận, nhất là tình hình của ta và địch xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Binh lính địch ở bên kia hàng rào Trại Đa-vít đã có dấu hiệu tan rã, bỏ chạy.

        9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, ông ra lệnh cho Thượng sĩ Phạm Văn Lãi treo lá cờ có ngôi sao vàng trên nền nửa đỏ, nửa xanh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên đỉnh tháp nước Trại Đa-vít. Với giọng nói đầy khí thê và dứt khoát, ông ra lệnh: "Đồng chí hãy treo lá cờ của Mặt trận lên đỉnh tháp nước để quân ta biết hướng tiến công và quân địch đang đóng trong sân bay Tân Sơn Nhất nhìn thấy lá cò của Mặt trận mà hoang mang, mất sức chiến đấu và buông súng...". Chỉ khoảng 15 phút sau, những chiến sĩ giải phóng đầu tiên đã đến tiếp quản Trại Đa-vít của chúng tôi. Chúng tôi ôm chầm lấy các đồng đội của mình, rất đỗi vui mừng mà không kìm được nước mắt. Trên đường Lê Văn Lộc, phía trước cổng Trại Đa-vít, quần áo rằn ri, ba lô, giày da, mũ sắt, quân hàm... của quân ngụy vứt la liệt trên mặt đường. Không thấy bóng dáng một tên lính dù ngụy nào.

        ... Và chỉ khoảng hai giờ sau, xe tăng của ta đã chiếm được dinh Độc Lập trụ sở của cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn - giải phóng hoàn toàn miền Nam... Chúng ta đã giành toàn thắng, bằng một cách khác với những gì được quy định tại Hiệp định Pa-ri, nhưng hoàn toàn chính đáng, hoàn toàn chính nghĩa.

        Trong cuộc đời của một con người thường có nhiều ngã rẽ, được trải nghiệm nhiều sự kiện. Nhưng được chứng kiến một sự kiện trọng đại của cả đất nước như những ngày cuối tháng 4 năm 1975 thì thật là một may mắn hiếm có, là một kỷ niệm không thể nào quên. Các đồng đội của tôi và cá nhân tôi đã được chứng kiến những ngày lịch sử đó, được góp phần nhỏ bé của mình vào sự kiện trọng đại đó. Thật hạnh phúc và đáng tự hào biết bao!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 10:19:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 07:56:00 am »

  Chỉ khoảng 15 phút sau, những chiến sĩ giải phóng đầu tiên đã đến tiếp quản Trại Đa-vít của chúng tôi. Chúng tôi ôm chầm lấy các đồng đội của mình, rất đỗi vui mừng mà không kìm được nước mắt. Trên đường Lê Văn Lộc, phía trước cổng Trại Đa-vít, quần áo rằn ri, ba lô, giày da, mũ sắt, quân hàm... của quân ngụy vứt la liệt trên mặt đường. Không thấy bóng dáng một tên lính dù ngụy nào.

 

_ Vâng đúng vậy. Đọc đến đoạn này bob tui ghi nhận cảm xúc tột cùng của tác giả và các anh trong đoàn ta lúc ấy (sáng 30/4/1975) "vui quá, mừng quá, nên các anh ôm choàng tôi và anh em trong đơn vị mà nước mắt rưng rưng ... Rồi các anh mang bia, nước ngọt, thuốc lá... chiêu đãi anh em chúng tôi ngay tại cổng. (như bob đã kể bên trang ký ức một thời).
 - Bác Giang có biết: người cảnh vệ trực ở cổng trại Đavit sáng 30/4, (người đầu tiên gặp bộ đội ta vào trại đavit, sân bay TSN)  không vậy? Bob rât muốn bác cảnh vệ hôm ây kể lại cảm xúc khi gặp quân giải phóng trong giờ phút lịch sử ây! nếu có thông tin gì về người cảnh vệ dũng cảm năm xưa bác thông tin lên trang nhé.
 - Cảm ơn bác Giangtvx@ rât nhiều.   
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 01:10:08 pm »


ĐÓN ĐÀO PHAI, NGẮM MAI VÀNG GIỮA TRẠI ĐA-VÍT
 
NGUYỄN SINH1              

        Ngót bốn chục năm. Đất nước đổi thay. Cuộc sống đổi thay. Rất nhiều chuyện đã quên. Duy có điều chưa quên và chắc chắn sẽ không bao giờ quên: Đó là năm 1973, chúng tôi tham gia Ban Liên hợp quân sự 4 bên, làm nhiệm vụ thực thi Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đóng tại Trại Đa-vít trong sân bay Tân Sơn Nhất và đón Tết Quý Sửu ngay trong lòng địch.

        Ngày 29 tháng 1 năm 1973, tôi ngồi trên máy bay C130 của Mỹ cùng Đoàn A (thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà) và Đoàn B (thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hoà miền Nam Việt Nam), bay từ Hà Nội vào Sài Gòn. Sau hơn 2 giờ bay và gần 1 ngày ngồi trên máy bay, do đối phương cản trở, chúng tôi đặt chân đến Trại Đa-vít.

        Trại Đa-vít, một trại lính Mỹ không còn Mỹ. Tập đoàn không quân số 7 từng gieo tàn phá, chết chóc trên hai miền đất nước đã giải thể, rút sang Thái Lan hoặc về Mỹ. Chỉ còn lại cái vỏ. Khối bê tông xám xịt được quây kín bằng lô cốt, hào sâu, hàng rào thép gai, ụ súng...

        Giữa mùa khô, tròi đất nóng ngồn ngột. Nóng từ bê tông, từ bao cát, từ các mái nhà lợp phi-brô-xi-măng,... Nhìn quanh không thấy nơi nào có một chút màu xanh. Vài cọng cỏ hiếm hoi còn sót từ mùa mưa, nay bị nắng, gió làm héo quắt, xác xơ... ở Pa-ri, ta và Mỹ đã thoả thuận đặt trụ sở hai Đoàn đại biểu quân sự ta ở một nơi khác trong thành phố Sài Gòn. Tuy họ đã ký Hiệp định nhưng trên thực tế địch vẫn không thi hành. Việc lớn đầu tiên là cản trở hai Đoàn ta từ Hà Nội vào Trại Đa-vít ngày 29 tháng 1 năm 1973. Suốt 24 giò đồng hồ, chúng tôi ăn lương khô, uống nước trong bi đông đem theo từ Hà Nội, trong sự đe dọa của máy bay lên thẳng, xe bọc thép và lực lượng quân cảnh Sài Gòn. Thấy không đi đến đâu, họ lại đưa máy bay chiến đấu đến ném bom vào chỗ hẹn, đúng giờ hẹn máy bay lên thẳng của Mỹ đón Trung tướng Trần Văn Trà và Đoàn B ở sân bay Thiện Ngôn (phía Bắc tỉnh Tây Ninh). Do ta cảnh giác đề phòng, họ lại thất bại. Đoàn ta mới vào Trại Đa-vít, việc ăn uống hàng ngày do phía Mỹ lo, đột nhiên Mỹ bỏ cuộc. Cùng ngày, chuyến bay C130 của Mỹ ra Hà Nội bị bỏ vì lý do "thời tiết xấu, không hạ cánh được". Thế là toàn bộ số hàng Tết định chở vào cho hai Đoàn ta: bánh chưng, giò, chả, rượu, bia, bánh kẹo, thuốc lá... bị tắc ở Hà Nội.

        Ngày 2 tháng 2 năm 1973, bốn Trưởng đoàn họp phiên đầu tiên. Thiếu tướng Gin-bớt út-uốt, Trưởng đoàn Mỹ đề nghị họp tiếp hôm sau. Trung tướng Trần Văn Trà không chấp nhận, với lý do ngày 3 tháng 2 năm 1973 trùng với ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

        Chiều ba mươi, anh Ngọc - một cán bộ cấp Trung đoàn, bỗng gọi giật từ ngoài cửa: "Các ông ơi ra mà xem đào!". Cả mấy anh em chạy ùa về phía cổng. Nơi đó có trạm bảo vệ và phòng khách. Kia rồi. Một gốc đào phai trồng trong chậu gỗ. Tán cây được tạo hình công phu, cân đối, tròn trịa, rất nhiều hoa và nụ. Không riêng chúng tôi, một số anh em ở Đoàn A và Đoàn B đã đến trước, túm tụm quanh cây đào, miệng và mắt cười nhìn như chưa bao giờ trông thấy cây đào. Sống ỏ Hà Nội từ ngày tiếp quản Thủ đô (10-10-1954), nào tôi có lạ gì cây đào. Thế mà lúc này tôi cũng chen, tìm cách đến gần để nhìn cho rõ. Một chiến sĩ bảo vệ cầm bình nước nói:

        -    Thời tiết trong này khô quá các cụ ạ, gió lại thổi rất mạnh, không tưới kỹ là mất Tết như chơi!

        -  Phải rồi! Mọi sự nhờ các anh, không bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, ít ra cũng có một cây đào.

        -   Còn trong kia nữa - anh bảo vệ hất đầu về phía phòng khách - một cành mai vàng. Hôm trước, Trung tướng Trần Văn Trà và các anh ở R đem xuống.

        -   Thế thì nhất rồi! Có đào, có mai, coi như ta có một cái Tết thống nhất hai miền.
Chiều ba mươi, ngay sau bữa lương khô, chúng tôi đến ngồi quanh chiếc đài bán dẫn. Suốt bao nhiêu năm nay, lúc ở nhà cũng như khi đi công tác xa, tôi chưa bao giờ đón giao thừa với tâm trạng náo nức, hổi hộp như thế này.

        "Đây là tiếng nối Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội...". Chỉ một câu mở đầu cho bản tin chiều đã thấy người nổi gai.

        Giò khắc trôi chậm chạp... Pháo nổ. Lời giới thiệu, ca nhạc, rồi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đọc lời chúc Tết. Nghệ sĩ Trần Thị Tuyết ngâm bài thơ của Tố Hữu:

Ta lại về ta, những đứa con
Máu hoà trong máu, đỏ như son
Sài Gòn ơi, Huế ơi, xin đợi
Tái hợp huy hoàng cả nước non.

        Nhớ Hà Nội quá. Nhớ sáng 29 tháng 1 năm 1973, đoàn xe chở chúng tôi từ khu ván công Mai Dịch, chạy sang sân bay Gia Lâm phải chen lách trong dòng xe chở các cụ già, các em bé từ nơi sơ tán trở về. Thấy bộ đội nhiều người vẫy tay hoan hô. Xe vào nội thành, qua đường Đinh Tiên Hoàng. Trước nhà Bưu điện cũ, một dãy người xếp hàng chờ mua báo, điều mới gặp ở Hà Nội. Hôm đó, hai tờ báo hàng ngày, Nhân dân và Quân đội nhân dân, đăng toàn văn Hiệp định Pa-ri.

        Chừng hai giờ sáng, một vài người đã đi ngủ, mấy anh em còn ngồi lại vừa nhấm nháp ít mứt, kẹo từ R đem xuống, vừa nói chuyện. Những kỷ niệm về Tết.

        Chợt tiếng máy bay lên thẳng gầm rít sát nóc nhà, đèn pha sáng rực: Sáng hôm sau mới biết, lực lượng không quân Sài Gòn tung vào "trận" không chỉ có thế. Còn xe tăng, xe bọc thép, cảnh sát, quân cảnh và bộ binh trang bị súng máy, cắm lưỡi lê. Nguyên do rất đơn giản: Một chiến sĩ thông tin Đoàn A sướng quá, đem lá cờ đỏ sao vàng treo lên cột ăng-ten. Các vọng gác của địch quanh trại thấy lá cờ lập tức báo cáo lên cấp trên. Họ phát lệnh báo động. Không chỉ chúng tôi, hai Trưỏng đoàn cũng bị bất ngờ. Trung tướng Trần Văn Trà giải quyết rất nhanh gọn. Ông hội ý vói Thiếu tướng Lê Quang Hoà rồi tự mình nói chuyện với bộ phận thông tin: "Chúng đã cứng, ta lấy mềm mà xử. Chúng như lửa, ta lấy nước mà dập. Đây là việc nhỏ, thi hành Hiệp địrih, rút quân Mỹ... mới là việc lớn, cần giữ vững nguyên tắc". Anh em thông tin nghe thủng, liền hạ cờ. Thế là êm. Được một bài học về công tác ngoại giao.

        Trong cuộc họp bốn Trưỏng đoàn tiếp đó, Trung tướng Trần Văn Trà nghiêm khắc lên án hành vi sử dụng vũ lực của phía bên kia. Ông nói: "Bom đạn Mỹ nhiều thật nhưng đã bất lực. Chúng tôi vào đây để nói chuyện hoà bình, hoà giải, không phải để chiến đấu. Các ngài có biết rằng nếu Quân giải phóng chúng tôi, chỉ ở quanh Sài Gòn đây thôi, biết rằng các ngài đón khách kém văn hoá, kém văn minh, láo xược và thô bạo như vậy, họ sẽ làm gì không?".

        Tướng Mỹ út-uốt tỏ ra ngơ ngác, không hiểu việc gì đã xảy ra... Tướng ngụy Ngô Du lúng túng đổ cho lực lượng không quân sân bay, "vì họ có trách nhiệm bảo vệ".

        Tết Quý Sửu trong Trại Đa-vít như thế đó
------------------
1.  Phóng viên báo Nhân dân tại Trại Đa-vít.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 12:56:18 am »




ĂN TẾT TRONG TRẠI ĐA-VÍT
 
HOÀNG KHÁNH              

        Đó là những ngày Tết đặc biệt của các thành viên hai Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa (Đoàn A) và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B) đóng trụ sở tại Trại Đa-vít trong sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, từ ngày 28 tháng 1 năm 1973 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

        Tết Quý Sửu 1973

        Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pa-ri được ký kết. Hôm đó đã là ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Tý. Chỉ còn mấy ngày nữa là đón Xuân Quý Sửu. Cả hai Đoàn ta đều ăn Tết trước ở Hà Nội và Lộc Ninh. Ngày 28 tháng 1 năm 1973, các bộ phận tiền trạm của Đoàn A và Đoàn B hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất từ trưa, nhưng phía Sài Gòn không chịu đưa vào trụ sở làm việc. Ngày 29 tháng 1 năm 1973 những anh em này mới vào được Trại Đa-vít. Cũng trưa ngày 29 tháng 1 năm 1973, Đoàn A do Thiếu tướng Lê Quang Hoà làm Trưởng đoàn, lại gặp trở ngại. Mỹ - ngụy kiếm cớ "phải làm thủ tục nhập cảnh" để giữ chân hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ta trên máy bay dưới trời nắng nóng, ngột ngạt... Ngày hôm sau, 30 tháng 1 năm 1973, Đoàn A mới vào đến trụ sở. Trò tráo trở, khiêu khích của đối phương ta đâu có lạ!

        Đoàn B do Trung tướng Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn phải đến ngày 1 tháng 2 năm 1973 (tức ngày 29 Tết) mới từ Lộc Ninh vào được sân bay Tân Sơn Nhất để về Trại Đa-vít. Theo hẹn, phía Mỹ - ngụy phải đón ta ngày 28 tháng 1 năm 1973 tại sân bay Thiện Ngôn. Nhưng đến giờ hẹn, họ cho máy bay đến ném bom nên ta buộc họ phải đón tại sân bay Lộc Ninh. Sân bay Tân Sơn Nhất hôm đó diễn ra một buổi lễ đón tiếp thật cảm động. Anh Lê Quang Hoà ôm hôn anh Trần Văn Trà. Hoa lay ơn trắng muốt và thắm hồng được đem từ làng hoa Ngọc Hà vào đây trao cho những người đồng chí thân yêu, những người chiến thắng. Các sĩ quan của hai Đoàn ta cũng tay bắt mặt mừng, cưòi vui rạng rỡ. Họ phớt lờ những cặp mắt soi mói, tức tốỉ của hàng trăm mật vụ, cảnh sát dã chiến đang lăm lăm súng trong tay đứng vòng quanh canh giữ.

        Hôm sau, ngày 2 tháng 2 năm 1973 (ngày 30 Tết), phiên họp đầu tiên cấp Trưởng đoàn tại một địa điểm nằm trên đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất (phòng họp này nay là phòng giao ban của C59B thuộc Bộ Tổng tham mưu).

        Trước khi vào họp, các Đoàn dành mươi phút cho các phóng viên chụp ảnh, quay phim. Đoàn A có hai phóng viên là anh Nguyễn Kha và anh Bùi Duy Ly; Đoàn B có anh Lâm Tấn Tài và anh Nguyễn Quế. Còn bốn người kia của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Các tay quay và nhiếp ảnh của ta ghi cận cảnh từng dòng chữ "Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa" và "Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam". Ôi, biết bao xương máu, công sức, của cải..., biết bao đồng chí, đồng bào ta đã ngã xuống để có được giây phút này! Các anh thật đàng hoàng, chững chạc trong tư thế của những người chiến thắng đang hiện diện ngay giữa sào huyệt kẻ thù.

        Sau các nghi thức, Trưởng đoàn Mỹ Gin-bớt út-uốt đề nghị ngày mai họp. Đồng chí Trần Văn Trà nói luôn: "Người Mỹ chắc vẫn chưa hiểu hết phong tục, tập quán của người Việt Nam. Ngày mai là ngày mồng Một Tết Nguyên đán. Đối với ngưòi dân Việt Nam, ngày này là thiêng liêng vô cùng. Ngày đó chỉ dành cho việc đi thăm hỏi, chúc những điều tốt lành nhất cho mọi người khi bước sang năm mới. Năm nay là Tết đầu tiên Hiệp địrih Pa-ri về Việt Nam được ký kết và có quy định ngừng bắn. Nhiều năm nay đất nước chúng tôi bị chiến tranh liên miên, chưa có ngày hoà bình. Như vậy, ba Đoàn Việt Nam đồng ý ngày mai không họp, tôi tin là Đoàn Hoa Kỳ cũng chấp nhận!".

        Ngô Du - Trưởng đoàn Việt Nạm cộng hoà, giơ tay nói luôn: "Vâng! Chúng tôi thấy hợp lý".

        Út-uốt thấy vậy miễn cưỡng giơ tay "Nhất trí".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM