Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:14:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76278 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2013, 02:55:50 pm »

Hơ ... À quên, thôi không hơ nữa! Thế tặng cho đoàn Ba Lan sao lại lọt vào tay các bác? Họ xin mãi mới được. Các bác đừng có nói là họ tặng lại nhé! Hay là các bác ... trấn lột họ đấy?  Grin Nhưng trấn lột của họ cũng khó vì các bác phòng thủ ở Đa-vít còn họ thì trong nội thành Sài Gòn. Khoảng 1 tuần sau thì họ về nước. Vậy các bác gặp họ vào lúc nào?

 - Bác Giang thân quí! Ấy chớ vội.  Tôi đâu có nói là được gặp đoàn Ba lan đâu. Tôi chỉ biết chiếc cặp (xăc cốt) của đoàn Ba lan (cặp của Ba lan chính hiệu) mà anh phạm Minh Thãnh lấy được ở trụ sở của đoàn Ba lan gần sân bay Tân sơn nhất (a Thãnh hồi đó là Tham mưu trưởng e66) rồi sau này khoảng năm 1979 anh chuyển về làm hiệu phó trường quân chính QĐ3 ở Dục mỹ Khánh hòa ảnh cho tôi và chiếc cặp ây hiện nay tôi còn giữ. (không phải cặp của ta tặng đoàn Ba lan). Bác ạ.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2013, 01:12:55 am »

(Tiếp theo #17)

        Cuộc tiếp xúc chớp nhoáng với vị tướng Việt cộng

        Một ngày đầu tháng 2 năm 1973, ngay tại trung tâm thành phố Sài Gòn, tôi đã gặp một vị tướng "Việt cộng" mặc quân phục. Ông đang ăn cơm trưa tại thành phố này, nhưng dĩ nhiên, không phải là một bữa cơm thịnh soạn. Đây là bữa cơm "vừa ăn, vừa làm việc" được tổ chức bởi đại sứ Mi-sen Gô-vanh (Michel Gauvin), Trưởng đoàn Ca-na-đa trong Uỷ ban Quốc tế, với sự tham dự của các Trưởng đoàn Ba Lan, Hung-ga-ri và In-đô-nê-xi-a.

        Cùng tham dự bữa cơm còn có bốn vị Trưởng đoàn đại biểu quân sự trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương là: thiếu tướng Gin-bớt út-uốt của Hoa Kỳ; trung tướng Ngô Du của Việt Nam cộng hòa; Thiếu tướng Lê Quang Hoà của Việt Nam Dân chủ cộng hòa; và Trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Các vị tướng của Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hòa và Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều mặc quân phục với quân hàm, quân hiệu, dải huân chương và đội mũ cứng, trông rất trang trọng. Riêng ông Trà mặc bộ đồ màu xanh lá cây bình dị, không đeo sao, không cài dải huân chương, không đội mũ cứng. Ông là vị tướng chiến đấu vừa từ rừng rậm ra thành phố Sài Gòn.

        Cũng như đồng nghiệp từ miền Bắc, đây là lần đầu tiên ông ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, nơi ông sống và làm việc từ khi vào Sài Gòn, trong một khu doanh trại được canh gác nghiêm mật hơn cả bảo vệ những kho đồ trang sức quý giá của Hoàng hậu I-ran. Ông đến dự bữa cơm này trên một chiếc xe hơi to lớn, sang trọng của Mỹ.

        Sau bữa cơm, các vị khách ra khỏi phòng, đứng trên bậc thềm. Họ đồng ý cho các phóng viên chụp ảnh. Đây là lần đầu tiên các vị địch thủ thoả thuận cùng lộ diện trên phim ảnh. Tất nhiên, họ từ chối trả lời phỏng vấn. Riêng ông Trà vẫn muốn trả lời ngắn gọn vài câu hỏi. Cũng như người đồng nghiệp miền Bắc. ông khẳng định rõ ý muốn thiết lập một cuộc ngừng bắn thật sự. Ông nói: "Chúng tôi đến đây là để góp phần vãn hồi hoà bình. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều mong muốn hoà bình".

        Ông phàn nàn về những khó khăn đã khiến Ban Liên hợp quân sự 4 bên hoạt động không hiệu quả như mong muốn. Ông tố cáo phía Việt Nam cộng hòa, nhưng không nêu đích danh, đã "chọc gậy bánh xe" và bày tỏ quan ngại về tương lai của Hiệp định Pa-ri khi vạch rõ những trở ngại to lớn còn lâu mới vượt qua được.

        Sau khi nói xong, ông tiến lại gần một anh lính dù đang làm nhiệm vụ canh gác ngôi biệt thự. Ông chìa bàn tay phải về phía người lính gác, rồi nói: "Chiến tranh đã kết thúc. Chúng ta phải hoà giải".

        Người lính dù đứng sững sò, không biết phản ứng như thế nào. Bắt tay ư? Rất có thể anh ta sẽ bị cấp trên khiển trách. Bồng súng chào ư? Điều này không ghi trong điều lệnh của quân lực Việt Nam cộng hòa. Hạ gục tại chỗ viên tướng Việt cộng ư? Ngay trên bậc thềm toà nhà ngoại giao, đây là một hành động gây ấn tượng quá xấu.

        Anh lính dù quyết định đứng im. Dù sao anh cũng mỉm cười với Tướng Trà. Đây là nụ cưòi đầu tiên của hoà bình.

        Vị Tướng đi ra từ rừng xanh

        Trong một buổi chiêu đãi khác của Uỷ ban Quốc tế ở Sài Gòn, tôi đang nói chuyện với hai đại tá quân đội Việt Nam cộng hòa thì chợt một người đột ngột hỏi: "Ông có muốn gặp một vị tướng Việt cộng không?",

        Lời gợi ý của viên sĩ quan cao cấp Việt Nam cộng hòa thật bất ngờ và thú vị. Tôi cố tỏ vẻ không ngạc nhiên, chỉ bình thản trả lời: "Nhất định rồi!".

        Viên đại tá Việt Nam cộng hòa dẫn tôi đến chỗ một người cao dong dỏng và gầy gò đang uống nước cam một mình, giữa phòng chiêu đãi. Ông ta mặc một bộ đồ trận, không đeo quân hàm, quân hiệu, huân chương. Quả là một sự tương phản rõ nét với bộ quân phục màu xám nhạt may đo rất khéo của hai viên đại tá Việt Nam cộng hòa. Và thế là tôi được làm quen với Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên Trung ương.

        Từ một năm nay, ông đã cùng với cấp phó của mình là Đại tá Võ Đông Giang - có lẽ chính ông Giang mới là nhân vật số một của phái đoàn Việt cộng - thảo luận hai lần mỗi tuần với phía Việt Nam cộng hòa về việc thi hành Hiệp định Pa-ri, sau những lớp rào dây thép gai dày đặc của sân bay Tân Sơn Nhất. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn nói với tôi bằng tiếng Pháp rất thành thạo, cẩn thận chọn lọc từng từ ngữ.

        -   "Ủa! Thưa Thiếu tướng, đã một năm rồi ư?". Tôi nói với ông là, từ mười hai tháng trước, tôi đã chờ đón từng ngày các sứ giả của Mặt trận Dân tộc giải phóng mà không được gặp vì các vị bị bao vây giữa những lực lượng vũ trang khá cuồng chiến.

        Ông Tuấn mỉm cưòi chua chát rồi trả lòi: "Cho tới nay, vẫn chưa có gì thay đổi cả. Chúng tôi vẫn bị canh giữ nghiêm ngặt trong doanh trại "sang trọng" của chúng tôi".

        -   "Và cũng không được đi vào thành phố Sài Gòn, dù chỉ là một thời gian rất ngắn, thưa ông?".

        -   "Chỉ trừ những buổi chiêu đãi như buổi hôm nay của Uỷ ban Quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi không được đi đâu cả, mặc dù chúng tôi thường xuyên phản kháng Phía Việt Nam cộng hòa luôn vin vào lý do không thể bảo đảm an ninh cho chúng tôi trong thành phố".

        Tôi lưu ý ông là, nếu đi dạo một mình trên đại lộ Pasteur, ông có thể gặp nguy cơ bị một viên đạn bắn lén sau lưng. Nhưng rõ ràng, ông không tỏ vẻ quan ngại về điều đó.

        Ông chỉ vào hai viên đại tá việt Nam cộng hòa đang lùi về ngồi ở một góc phòng khách và cho tôi biết chính hai viên sĩ quan này là những người chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2013, 02:09:41 am »

       Như vậy là, từ khi ký kết Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, đại diện của hai bên đối địch của miền Nam Việt Nam trong cái gọi là "Ban Liên hợp quân sự" vẫn thường ngồi đối diện với nhau trong những buổi họp thường kỳ tại một doanh trại cũ của Mỹ nằm sâu trong căn cứ quân sự Tân Sơn Nhất. Tôi hỏi ông Tuấn: "Các vị đã làm gì trong những phiên họp ấy?".

       -   "Chúng tôi thảo luận với nhau".

       -   "Thảo luận về những vấn đề gì?".

       -   "Về việc thực hiện ngừng bắn".

       -   "Và còn thảo luận những gì nữa?".

       -   "Về các hoạt động vi phạm Hiệp định, về việc trao đổi tù binh, về việc xác lập ranh giới giữa các khu vực có liên quan, về việc tập trung lực lượng vũ trang của các bên, về tất cả những vấn đề đã ghi trong Điều 17 của Hiệp định Pa-ri".

       "Và các vị đã đạt được tiến bộ?".

       Từ đôi mắt sâu thẳm của Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn loé lên một nụ cười mỉa mai. Ông trả lời: "Chẳng có một tiến bộ nào cả":

       -   "Thật đáng thất vọng!". Tôi bình luận với vẻ sốt ruột của một người châu Âu.

       Tướng Tuấn đáp lại tôi với sự nhẫn nại của người châu Á: "Thòi gian là không đáng kể. Tại sao lại phải thất vọng?".

       -   "Bởi vì không có lối thoát".

       -   "Nhưng vẫn có một đường ra".

       -   "Đó là đường nào vậy, thưa ông?".

       -   "Đó là con đưòng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pa-ri. Nhưng phía Việt Nam cộng hòa vẫn một mực từ chối thi hành Hiệp định này".   

       Phát ngôn viên của "Việt cộng": Mỹ cút đi! Thiệu cút đi!

       Sáng ngày 26 tháng 4 năm 1975, tôi đã được chứng kiến tại Trại Đa-vít một cảnh tượng hết sức giật gân. Vừa bước đến cổng trại có nhiều lớp rào kẽm gai vây quanh, giữa lòng căn cứ không quân Tân Sơn Nhất rộng lớn, tôi đã nhìn thấy một lính gác của quân đội Việt Nam cộng hòa mở cho một lối đi ngoằn ngoèo, sau đó đến bên kia chúng tôi được chào đón bởi những cảnh vệ Việt cộng, đội mũ cứng màu xanh lá cây, đeo Huy hiệu Hồ Chí Minh trên ngực áo, súng ngắn và dao găm cài ở thắt lưng

       Từ ngày ký Hiệp định Pa-ri, trong Trại Đa-vít có phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam gồm 250 sĩ quan, chiến sĩ và phái đoàn Bắc Việt gồm 45 người. Tuần nào Đại tá Võ Đông Giang cũng mặc quân phục chỉnh tề, mỏ cuộc họp báo vào ngày thứ bảy.

       Ông Giang nhân cuộc họp báo này để công bố 9 điều kiện của Chính phủ Cách mạng lâm thời đặt ra cho phía Mỹ: (1) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; (2) Loại bỏ mọi sức ép chính trị đối với dân chúng miền Nam Việt Nam; (3) Ngừng tất cả các hoạt động quân sự; (4) Rút về nước tất cả các nhân viên CIA; (5) Rút về nước tất cả các nhân viên quân sự cải trang thành dân sự; (6) Rút ra khỏi lãnh thổ miền Nam Việt Nam tất cả 50 tàu chiến đang hoạt động ở đó; (7) Rút 200 máy bay đang chuẩn bị can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam; (Cool Rút 6.000 lính thủy đánh bộ Mỹ đang ở các tàu chiến hoạt động ngoài khơi miền Nam Việt Nam; (9) Đình chỉ mọi viện trợ quân sự và mọi khoản viện trợ khác cho chính quyền Việt Nam cộng hoà.

       Sau đó, ông Giang trình bày 7 điều kiện mà Chính phủ Cách mạng lâm thời đặt ra cho chính phủ Việt Nam cộng hoà, coi như là những điều kiện tiên quyết để mở cuộc đàm phán: (1) Thành lập một chính phủ mới, tuyên bố rõ ràng đây là chính phủ "vì hoà bình, độc lập, dân chủ và hoà hợp dân tộc"; (2) Thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định Pa-ri; (3) Loại bỏ tất cả các thành viên trong "bè lũ Nguyễn Văn Thiệu"; (4) Từ bỏ chính sách "hiếu chiến, phát xít, đàn áp, cưỡng bức dân chúng"; (5) Hủy bỏ mọi đạo luật phản dân chủ; (6) Bảo đảm tôn trọng các quyền tự do, dân chủ; (7) Trả tự do cho tất cả những người "bị giam giữ và cầm tù do đã đấu tranh cho hoà bình và độc lập dân tộc".

       Với khuôn mặt nghiêm trang nhưng tươi tỉnh và với giọng nói dứt khoát, mạch lạc như thường lệ, Đại tá Giang khắng định điều khoản nào cũng bắt buộc phải thực hiện. Từ lời tuyên bố của ông Giang, người ta có thể hiểu rằng, khả năng thương lượng đối với chính quyền Việt Nam cộng hòa là rất hạn chế, thậm chí là không còn nữa.

       Dù cho ngày hôm qua, 25 tháng 4 năm 1975, ông Thiệu đã bay sang Đài Loan mang theo tất cả vàng bạc, châu báu, thì những điều kiện này vẫn không thay đổi.

       Một cuộc chạy trốn thảm hại đối với Thiệu!

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2013, 10:24:01 pm »



NHỮNG NGÀY Ở KHU VỰC I - HUẾ
     
Thiếu tướng TRẦN CHÍ CƯƠNG1              

        Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết tại Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm, 1973. Dòng tin vui được truyền đi trên Đài tiếng nói Việt Nam nghe đến trào nước mắt. Nào ai ngờ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta lại kéo dài đến vậy. Ngót 20 năm tròi ròng rã chỉến đấu, dân tộc ta phải chịu xiết bao hy sinh, mất mát. Mỹ đã cút nhưng ngụy chưa nhào. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, cuộc chiến đấu của dân tộc ta sẽ vẫn tiếp diễn. Tự trong sâu thẳm cõi lòng, những ngưòi lính chúng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng ngày chiến thắng sẽ không còn xa nữa.

        Bấy giò, Trường Sĩ quan Hậu cần vẫn đang tổ chức huấn luyện trên một tuyến dài khoảng 20km, kéo dài từ Gia Lâm đến Thuận Thành. Tôi vừa trở về trường thì có lệnh triệu tập khẩn cấp của Bộ Quốc phòng có mặt lúc 14 giò ở Tổng cục Chính trị để nhận nhiệm vụ mới. Những ngày miền Bắc vừa im tiếng súng, không thể diễn tả hết niềm vui, niềm hạnh phúc vô bò bến đang tràn ngập lòng người. Cái đích của ngày Bắc - Nam đoàn tụ đang đến gần. Vào giờ cao điểm, dòng ngưòi và xe cộ nườm nượp chen nhau vượt cầu phao về Hà Nội. Tôi thấy hồi hộp vì chưa biết cấp trên sẽ giao cho mình nhiệm vụ gì? Tôi cố phán đoán, nhưng vẫn chưa lần ra manh mối. Tôi có mặt sớm nhất, được đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, biểu dương vì chấp hành mệnh lệnh nhanh chóng và nghiêm túc.

        Bất ngờ quá đỗi! Tôi cùng một số đồng chí khác được phân công đi làm công tác ngoại giao quân sự theo các điều khoản của Hiệp định Pa-ri. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Thiếu tưóng Lê Quang Hoà làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Trung tướng Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn. Trụ sở của cả hai Đoàn ta đặt trong sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

        Tôi được cấp trên chỉ định làm Trưỏng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực I, đóng tại Huế . Trong niềm vui chiến thắng, công việc ở một trường đào tạo chính quy đã đi vào nền nếp và trên đà phát triển, phần nào khiến tôi quyến luyến. Thêm vào đó, việc phải ròi tổ ấm gia đình, để lại vợ con ở Hà Nội, lại thêm một lần chia xa, lòng tôi cứ nao nao. Tôi vui vẻ nhận nhiệm vụ dẫu biết rằng phía trước còn nhiều khó khăn gian khổ, bởi công tác ngoại giao quân sự là quá mới mẻ, chắc chắn có phần nguy hiểm nữa. Song, là người lính trưởng thành từ khói lửa chiến tranh, tôi nghĩ mình không được lùi bước trước bất kỳ khó khăn gian khổ nào. Tuy nhiên, việc được trở về làm nhiệm vụ ngay trên quê hương Thừa Thiên - Huế đã làm tăng niềm phấn khích trong tôi.

        Sau khi gặp gỡ và trao đổi với các đồng chí có trách nhiệm giúp Bộ Quốc phòng thi hành Hiệp định Pa-ri để nắm tình hình và kinh nghiệm, tôi nhận tài liệu và các quyết định làm Trưởng đoàn khu vực I, kiêm Bí thư Ban cán sự Đảng với ba chi bộ. Sáng hôm sau, tôi về Hà Đông nơi có Quân y viện 354 sơ tán, gặp các đoàn của Trung ương và bảy đoàn khu vực đang tập trung chuẩn bị cấp tốc trong hai tuần để kịp lên đường vào Nam.

        Khu vực I có 100 cán bộ, chiến sĩ với hai đồng chí Phó đoàn, gồm người của 36 cơ quan, đơn vị hợp thành. Nhận nhiệm vụ xong, chúng tôi nhanh chóng triển khai công tác đảng, công tác chính trị, biên chế tổ chức, phổ biến nội dung Hiệp định Pa-ri, nhận trang thiết bị phục vụ công tác. Trước khi lên đường, tất cả các đoàn đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Côn thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tại nhà khách 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội. Tuỳ viên quân sự của nhiều nước cùng đông đảo các nhà báo cũng đến dự.

----------------
1.   Ban Liên hợp quân sự có mặt ở 7 khu vực, xếp theo thứ tự: Huế, Đà Nẵng, Plây Cu, Phan Thiết, Biên Hoà, Mỹ Tho và Cần Thơ.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2013, 10:31:27 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2013, 06:36:56 am »

        Sáng ngày 5 tháng 2 năm 1973, chúng tôi lên đường vào Nam.

        Tại sân bay Gia Lâm, chúng tôi bước lên chiếc C130 của Mỹ do một thiếu tá phi công cầm lái. Chiếc máy bay này có trách nhiệm vận chuyển các đoàn của ta vào Tân Sơn Nhất. Hai đoàn khu vực Huế và Đà Nẵng cùng đi chuyến đầu tiên. Sau hai giờ bay, chúng tôi đã có mặt tại Sài Gòn. Theo Hiệp định Pa-ri, trong vòng 60 ngày, Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cùng các Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hoà sẽ cùng kiểm tra và theo dõi việc Mỹ rút quân, trao trả tù quân sự và tù dân sự, giám sát việc thực hiện ngừng bắn ở miền Nam.

        Khi chiếc C130 vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, một tốp lính dù ngụy hùng hổ đến bao vây. Viên trung tá cảnh sát ngụy đòi kiểm tra hộ chiếu và thị thực nhập cảnh, hòng ngăn cản việc đi lại của hai Đoàn ta. Chúng tôi kịch liệt phản đối: "Việt Nam là một nước. Người Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam việc gì phải nhập cảnh?". Trước sự phản đối quyết liệt của chúng tôi và dưới sự giám sát của Uỷ ban Quốc tế gồm bốn nước Ca-na-đa (sau thay bằng I-ran), In-đô-nê-xi-a, Hung-ga-ri và Ba Lan, đối phương buộc phải bỏ yêu cầu phi lý của họ.

        Ở sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi làm các thủ tục nhận suất ăn chiều và chờ đợi. Đến 18 giò cùng ngày, chiếc C130 lại đưa chúng tôi bay ngược trỏ ra Huế. Khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Phú Bài, bọn ngụy ở đây lại giở bài cũ. Chúng cho tắt tất cả hệ thống ánh sáng và cho lính dù bao vây hệt như ỏ sân bay Tân Sơn Nhất. Ta phản đối quyết liệt. Tôi tuyên bố việc Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa có mặt tại Huế là để thi hành nhiệm vụ theo quy định tại Hiệp định Pa-ri mà các bên đã ký kết. Tôi yêu cầu đối phương phải chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định. Đồng thời tôi cũng nói lời cảm ơn đồng bào Quảng Tri và Thừa Thiên - Huế.

        Lời tuyên bố dõng dạc, mạnh mẽ vang xa. Khu vực nhà ga sân bay bỗng trỏ nên náo động. Tất cả các đèn bật sáng. Nhiều phóng viên báo, đài, truyền hình, nhiếp ảnh ùa đến vây quanh Đoàn ta để chụp ảnh, lây tin. Uỷ ban Quốc tế khu vực Huế có bốn đại tá của bốn nước cũng có mặt để chào đón Đoàn ta rồi cùng lên xe về thành phố. Phó đoàn đại biểu quân sự Mỹ đến gặp tôi để báo cáo đội hình xe về thành phố. Nghe xong, tôi quyết định thay đổi đội hình để các xe có điều kiện yểm trợ cho nhau khi cần thiết.

        Xe chở chúng tôi vừa rời khỏi sân bay một đoạn, tất cả các xe đều đồng loạt tắt đèn. cỏ lẽ đây là kịch bản được phía Sài Gòn dàn dựng sẵn, bồi chúng sợ nếu để đèn sáng thì người dân sẽ biết sự hiện diện của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đám lính ngụy và bọn cảnh sát cải trang cùng lũ dân vệ đứng hai bên đưòng giơ súng thị uy và hô các khẩu hiệu kích động. Điều đó càng khẳng định thế yếu và thất bại của chúng là điều không thể chối cãi. Đoàn xe chạy lòng vòng dọc Đông Ba, ra An Hoà, rồi mới sang Bao Vinh (huyện Hương Trà) về Bãi Dâu, nơi đặt trụ sở của Đoàn ta. Lộ trình này dài hơn bình thường đến 6km.

        Khi chúng tôi về đến địa điểm đặt trụ sở của Đoàn ta thì cảnh tượng hãy còn ngổn ngang. Văn phòng và nhà ở của Đoàn ta vẫn chưa xong. Bọn ngụy cố tình dây dưa để gây ức chế cho cán bộ, chiến sĩ ta. Chúng tôi kịch liệt phản đối. Tôi cho anh em triển khai ngoài trời và nhanh chóng đặt đài thông tin vô tuyến điện. Tôi lệnh cho anh em lập tức điện báo cho Đoàn Trung ương ở Sài Gòn và báo cáo về Hà Nội, đồng thời báo cho Uỷ ban Quốc tế ở Huế đến chứng kiến. Trước những thủ đoạn hằn học và cố tình gây khó khăn của đối phương, tôi điện về Trung ương đề nghị chưa nên để Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào vội. Do cấp trên chấp thuận nên Đơàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thờỉ Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại tá Phan Xuân Kính, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị - Thiên, không vào khu vực I.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2013, 12:52:17 am »

        Qua một đêm ở Huế, được tin phóng viên đài BBC đến, chúng tôi liền cử người tiếp xúc để tố cáo sự lật lọng, tráo trở của chính quyền Sài Gòn trước dư luận. Hành động phá hoại của bọn ngụy vẫn cứ tái diễn. Chúng giỏ trò cắt lương thực và cấp nước sinh hoạt dơ bẩn mà đồng bào mách đó là nước sông trong khi chúng tôi chỉ mang theo 7 ngày lương thực tự túc. Tất cả điều đó không làm các thành viên trong đoàn nao núng. Một mặt chúng tôi kiên quyết đấu tranh với phía Sài Gòn và không triển khai cơ quan làm việc, mặt khác chúng tôi liên lạc với Đoàn Trung ương để kiểm tra việc trao trả tù binh ở sông Thạch Hãn, giám sát việc Mỹ rút quân khỏi Quảng Trị và Huế. Việc kiểm tra phía ngụy lấn chiếm không thực hiện được, vì những thủ đoạn cản trở và bịp bợm trắng trợn của chính quyền ngụy. Chúng còn ra sức ngăn cản Đoàn ta liên lạc với Uỷ ban Quốc tế ở khách sạn Hương Giang. Chúng đã mượn một số người Ca-na-đa, trong đó có cả nhân viên đại sứ quán nước này từ Sài Gòn, đến thuyết phục Đoàn ta đi lại bằng trực thăng, không nên di chuyển bằng ô tô vì lý do "không bảo đảm an toàn". Thực chất là bọn chúng sợ ta tiếp xúc với dân. Tất nhiên, Đoàn ta đã từ chối thẳng thừng.

        Khi xe của sĩ quan liên lạc của ta đến làm việc với Uỷ ban Quốc tế, bọn lính ngụy giả dạng thường dân đến hành hung và gây rốỉ. Ta phản đối kịch liệt. Uỷ ban Quốc tế ở Sài Gòn cử bốn Thiếu tướng, Phó đoàn của bốn nước thành viên ra Huế gặp ta và xem xét thực tế. Ngụy quyền dùng nhiều thủ đoạn chống phá như: tập trung mít tinh trước nơi Đoàn ta ở để lu loa tố cáo về vụ Tết Mậu Thân 1968, bày trò đưa đơn kiến nghị, bưng bít dư luận về hoạt động của Đoàn ta.

        Để gây uy tín công khai, ta đã tổ chức đoàn đi ô tô vào thăm và làm việc với Uỷ ban Quốc tế đóng tại khách
sạn Hương Giang ở trung tâm thành phố. Đoàn ta được đồng bào, nhất là học sinh và thiếu nhi, chào đón nhiệt liệt. Nhìn các cháu, những kỷ niệm tuổi thơ của tôi chợt ùa về. Tôi thấy lòng mình quặn đau. Mấy chục năm dằng dặc xa quê, nay mới được trở về, nhưng Huế thân yêu của tôi vẫn còn rên xiết dưới gót giày của quân xâm lược và bè lũ bán nước. Đối phương không cho các nhà báo tiếp xúc với ta. Những ngày tiếp theo, bọn lính và cảnh sát ngụy liên tục bao vây, quấy rối nơi ở của Đoàn ta. Chúng giở trò cắt điện ban đêm, ném đá, rồi chui vào nơi ở của ta để dò la. Tuy nhiên, tất cả đều không qua được con mắt cảnh giác của cán bộ, chiến sĩ trong đoàn.

        Ngụy quyền Sài Gòn còn tổ chức một cuộc cầu hồn quy mô lớn, trên bộ và cả trên sông Hương, cho những ngưòi chết trong dịp Tết Mậu Thân. Tiếp đến, chúng cay cú xua bọn lưu manh tấn công vào chỗ Đoàn ta ở, làm 8 chiến sĩ bị thương, trong đó có 2 đồng chí bị thương nặng. Bằng võ nghệ tay không và bằng cả gậy gộc, các thành viên của Đoàn ta đã chống trả quyết liệt để tự vệ. Khi đại diện của Uỷ ban Quốc tế đến nơi, bọn lâu la ngụy vội vã tháo lui. Trước hành động vi phạm trắng trợn và láo xược đó, Đoàn ta đã điện báo kịp thời ra Hà Nội và Đoàn Trung ương ở Sài Gòn, tố cáo ngụy quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pa-ri, yêu cầu phải chuyển ngưòi bị thương về Sài Gòn rồi đưa ra Hà Nội để điều trị. Ta đòi rút Đoàn về Sài Gòn, bắt buộc chúng thi hành đúng các điều khoản của Hiệp định Pa-ri rồi ta mới trở lại.

        Có lệnh của Ban Liên hợp quân sự Trung ương rút Đoàn quân sự của ta ở khu vực I - Huế về Sài Gòn. Ngay trong đêm, lãnh đạo Đoàn họp khẩn cấp để bàn kế hoạch rút quân và dự kiến cách đốì phó với các tình huống có thể xảy ra. Trước tiên, cần làm tốt công tác tư tưởng nội bộ. Thứ đến, cần bàn giao đầy đủ các trang bị của đối phương, tránh hư hao mất mát để chúng lợi dụng bôi xấu, làm mất uy tín của quân đội ta. Cuối cùng, có thể khi ta rút, chúng sẽ cho bọn lưu manh côn đồ xông vào hành hung, cướp phá, cản trở việc hành quân của Đoàn.

        Sáng ngày 2 tháng 3 năm 1973, viên Phó đoàn quân sự Mỹ tại Huế đến gặp tôi. Ông ta lịch sự thông báo: đại tá Mu-len (Mullene), Trưởng đoàn Mỹ tại Huế đề nghị được tới tiễn Đoàn ta ra sân bay Phú Bài. Càng hay! Suy nghĩ một lát, tôi đồng ý với đề nghị của phía Mỹ. Có chủ Mỹ cùng đi thì chắc bọn ngụy Sài Gòn sẽ không dám giở trò phá rối. Đúng hẹn, 15 phút trước khi Đoàn ta xuất phát thì viên đại tá Mỹ xuất hiện với chiếc xe Ford đen bóng. Mu-len nhã nhặn mời tôi lên cùng xe. Trên trời có một chiếc trực thăng HU-1A bay hộ tống. Đoàn xe 10 chiếc chạy từ Bãi Dâu qua Bao Vinh, lên Huế và tới Phú Bài. Qua cửa kính, tôi cố thu vào mắt mình những hình ảnh của thành phố thân yêu sau 27 năm xa cách. Chợ Đông Ba, rồi dòng Hương Giang, cầu Tràng Tiền..., tất cả vun vút lùi lại phía sau. Chợt nghẹn lòng nhố tới câu thơ của Tố Hữu trong bài "Việt Nam, máu và Hoa":

Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2013, 12:06:22 pm »

        Ngồi trên xe, tôi quan sát thấy viên đại tá Mỹ có dáng ngưòi lòng khòng, nom khá tức cười. Một ý nghĩ tinh nghịch chợt loé lên. Tôi hài hước:

        -   "Thưa Đại tá! Nước Mỹ nổi tiếng là to lớn và giàu có, cớ sao ngài lại gầy thế?".

        Ông ta chép miệng, thoáng một nét ưu tư: "Tôi sang đây phải xa vợ xa con nên uống rượu và hút thuốc nhiềụ. Buồn mà!".

        Thấy tôi cười, Mu-len ngạc nhiên hỏi: "Sao ngài lại cười thế?".

        -   "Đại tá ơi! ở đây ngài uống rượu và hút thuốc nhiều chứ về nhà thì ngài đâu có làm thế", tôi dấn thêm, pha chút dí dỏm.

        -   "Vì sao vậy, thưa ngài?".
-   "Đơn giản vì nếu ngài hút thuốc thì vợ ngài sẽ không cho ngài hôn, đúng không nào?".

        Mu-len vui hẳn lên. Ông ta vỗ đùi đánh bốp và liền đó móc túi quần lấy ảnh vợ và hai con trong bóp ra khoe với tôi.

        -   "Ngài nói rất đúng. Gia đình tôi là gia đình quân nhân. Ông nội tôi là cựu binh Mỹ. Cha tôi là sĩ quan chết trận ở Triều Tiên. Còn tôi có mặt ở Việt Nam, đất nước của các ngài...".

        Một sĩ quan của quân đội xâm lược cũng biết tỏ bày tâm sự khi gặp lời nói khơi đúng mạch tâm lý. Mặc dù không ảo tưỏng nhưng tôi nghĩ cần phải khai thác triệt để mặt thiện cảm ở con ngưòi này để phục vụ cho nhiệm vụ của mình. Tới sân bay Phú Bài, Mu-len ngỏ lời:

        -   "Thưa ngài! Trong lúc chò đợi máy bay, ngài có muốn dạo một vòng? Ngồi trên xe hay xuống sân đi dạo là tuỳ ý ngài".

        Nhìn xuống sân, thấy lố nhố bọn lính dù ngụy cùng một đám đông những người cải trang, mắt láo liêng hệt như đàn quạ vào chuồng heo. Quang cảnh giống hệt lúc chúng tôi mới đến Huế. Vì vậy, tôi thận trọng cân nhắc. Nếu từ chối lời mời, hoá ra mình sợ. Nhưng nếu bước xuống xe, rất có thể đám lâu la đang chực sẵn sẽ giở trò côn đồ, hành hung. Tôi bèn nói với Mu-len:

        -   "Tôi và ngài rất ít có điều kiện gặp nhau. Tiện dịp này, chúng ta nên ngồi trên xe để trao đổi, nhưng chỉ có ngài và tôi với người phiên dịch thôi nhé".

        Đại tá Mu-len đồng ý. Thế là tiện một công đôi việc. Ta vừa giữ được tư thế mà lại bảo đảm an toàn. Khi Mu-len tiễn tôi đến chân cầu thang máy bay thì tôi phát hiện bọn côn đồ đang định ném tới một bịch đất đá. Tôi nhanh chân bước ngay vào bên trong máy bay, nên viên đại tá Mỹ lãnh trọn bịch đất đá ấy. Mấy phút sau, Mu-len lên máy bay xin lỗi tôi, ông ta hứa sẽ trừng trị bọn côn đồ. Tôi bảo:

        -   "Ngài thấy chưa? Ở đây ngài là ông chủ của chúng nó, vậy mà còn bị ném đất đá vào người, huống hồ là chúng tôi. Một khi an ninh còn chưa được đảm bảo thì chúng tôi phải rút về Sài Gòn. Chừng nào trật tự được vãn hồi thì tôi sẽ quay trở lại đây để thực thi nhiệm vụ".

        Mu-len tỏ ra xấu hổ. Ông ta bắt tay chào tạm biệt rồi bước xuống máy bay.

        Chiếc máy bay vận tải quân sự kềnh càng chạy đà cất cánh. Tiếng động cơ gầm rú, làm rung chuyển toàn thân máy bay. Khi máy bay đã lấy độ cao ổn định, khoảng mưòi phút sau, có ba viên phỉ công Mỹ mặc đồng phục màu xanh da tròi tiến lại chỗ tôi. Họ ỉà những thanh niên còn trẻ, tôi đoán chừng hăm tư hoặc hăm lăm tuổi. Một người trắng trẻo, cổ đeo dây chuyền vàng có cây thánh giá. Anh ta lễ phép:

        -   "Thưa ngài đại tá! về ý thức hệ thì giữa ngài và chúng tôi có sự khác nhau, đó là điều đương nhiên. Nhưng bây giò đã hoà bình rồi. Tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước chúng ta rồi sẽ được xây dựng. Vì vậy, chỉ huy phi hành đoàn có nhã ý mời ngài lên buồng chỉ huy để chúng tôi được giới thiệu với ngài đường bay Phú Bài - Tân Sơn Nhất".

        Tôi vui vẻ nhận lời. Tại buồng điều hành treo một tấm bản đồ lồng kính mica có đánh đấu đường bay. Theo đường chỉ đỏ, máy bay từ Phú Bài bay ra biển Đông rồi ngoặt vào qua Chu Lai (Quảng Nam), lên Tây Nguyên và hướng xuống phía Nam, cắt về Tân Sơn Nhất. Ngạc nhiên, tôi hỏi:

        -   "Tại sao không bay theo đưòng thẳng Bắc - Nam cho nhanh?".

        -   "Thưa ngài! Chúng tôi được lệnh phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Đoàn của ngài, vì vậy phải chọn đường bay dích dắc. Nếu bay trên đất liền, qua vùng quân khu 1, quân khu 2 thì rất dễ bị súng phòng không và tên lửa đất đối không bắn trúng".

        Người chỉ huy phi hành đoàn trả lời nghiêm chỉnh. Tôi cảm ơn rồi trở về chỗ ngồi và suy ngẫm. Trong chuyến đi làm nhiệm vụ thực thi Hiệp định Pa-ri, chúng tôi có dịp tiếp xúc với ba loại người Mỹ. Nếu tay Phó đoàn quân sự Mỹ ỏ Huế là một trung tá CIA cáo già lọc lõi thì viên đại tá, Trưỏng đoàn lại là một ngưòi thuần tuý quân sự, còn những phi công trẻ tuổi này lại là những ngưòi có học vấn, vô tư và có thiện chí.

        Vào đến Sài Gòn, chúng tôi tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên Trung ương. Đúng 60 ngày theo quy định của Hiệp định Pa-ri, tất cả Đoàn chúng tôi rút ra Hà Nội an toàn.

        Trở về Hà Nội, chúng tôi đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp mặt, cùng các đoàn khác tham gia Ban Liên hợp quận sự 4 bên. Sau khi nghe chúng tôi báo cáo công tác, Thủ tướng đã tỏ lòi khen ngợi và biểu dượng tinh thần chiến đấu của đoàn chúng tôi ỏ khu vực I - Huế.

        Cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri cũng khó khăn, nguy hiểm như ở chiến trường. Đêm cũng như ngày, mỗi thành viên trong đoàn đều phải thường xuyên đối phó quyết liệt với kẻ địch trên tư thế của người chiến thắng, cho dù điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn vì hơàn toàn phụ thuộc vào đối phương. Lúc nào anh em cũng thể hiện được phong thái của người quân nhân cách mạng. Hai tháng tạm xa Trường Sĩ quan Hậu cần thân yêu để đi làm công tác ngoại giao quân sự, bằng ấy thòi gian trực diện với cả Mỹ lẫn ngụy, tôi đã chứng kiến chiến thắng trên mặt trận ngoại giao này của chúng ta, nhờ chính nghĩa và lòng dũng cảm của các cán bộ và chiến sĩ ta, cùng sự ủng hộ của nhân dân và của dư luận quốc tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2013, 02:32:22 am »


TÔI TRỎ THÀNH CHIẾN SĨ TRẠI ĐA-VÍT NHƯ THẾ ĐẤY
     
NGUYỄN HỮU THUẬN1              

        Đầu tháng 2 năm 1973, tôi đang công tác tại Phòng cơ yếu (P8) thuộc Bộ chỉ huy Miền (B2), lúc đó tạm đứng chân trên đất Cam-pu-chia. Rời miền Bắc từ khi mới 21 tuổi đời, đến tháng 2 năm 1973, tôi đã có 8 năm kinh nghiệm chiến trường, đã nếm trải mọi gian khổ, ác liệt của chiến tranh. Khi Hiệp định Pa-ri được ký kết cuối tháng 1 năm 1973, mọi người đều hết sức phấn khởi và bắt đầu mơ về ngày đất nước được hưởng hoà bình, những người lính như chúng tôi được trở về đoàn tụ với gia đình, được chung tay xây dựng lại đất nước. Nhưng Hiệp định Pa-ri ký chưa ráo mực thì Mỹ - ngụy đã ngang nhiên phá hoại, xua quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta, khiến đơn vị cơ yếu chúng tôi phải phục vụ chiến đấu liên tục, nhiều khi phải thức trắng đêm.

        Sáng sớm ngày 11 tháng 2 năm 1973, khi tôi đang cùng các đồng đội P8 nhâm nhi tách trà nóng sau một đêm làm việc không ngủ thì được báo lên gặp anh Bảy Hoàng, Trưởng phòng P8, vào lúc 9 giò 30 phút. Chắc có nhiệm vụ gì đột xuất đây, bản năng của người lính chiến trường mách bảo tôi như vậy.

        Đối với đơn vị cơ yếu chúng tôi, anh Bảy Hoàng giống như người anh cả trong gia đình. Anh luôn thương yêu, chỉ bảo chúng tôi trên mỗi bước đường chiến đấu. Đến chỗ anh đúng giờ hẹn, anh thân mật vỗ vai tôi và nói ngay: "4 giờ chiều em sẽ đi nhận công tác đặc biệt, em được cấp trên chỉ định phụ trách tổ công tác. Tổ sẽ phải đối mặt với kẻ thù nên lập trường phải thật vững vàng, đồng thời phải luôn luôn tỉnh táo và cảnh giác với mọi âm mưu của địch...". Nói xong, anh rút từ cặp ra một phong thư, đưa cho tôi và dặn: "Em hãy giữ phong thư này hết sức cẩn thận và xuống Ban Nghiên cứu để nhận thêm hai bộ tài liệu: một bộ để liên lạc với Bộ Tổng tham mưu ở Hà Nội, một bộ để liên lạc với Bộ chỉ huy Miền. Nhiệm vụ rất quan trọng và khẩn cấp đấy, em cố gắng nhé!".

        Nhận từ tay anh Bảy Hoàng phong thư ngoài bì có viết hai chữ đỏ "Tối mật" cùng dòng chữ ngay ngắn: "Mười Khang2  gửi anh Ba Thành, Chỉ huy trưởng chốt Lộc Ninh". (Nhờ anh Bính, Tư lệnh phó f93 , dẫn đi trao tận tay anh Ba Thành trước 6 giờ sáng ngày 12 tháng 2 năm 1973)", tôi vẫn chưa thực sự hiểu hết nhiệm vụ mới của mình là gì. Nhưng là lính cơ yếu, tôi nhận thức được rằng đây là một tài liệu hết sức quan trọng mà tôi được tin cậy giao chuyển gấp đến cá nhân Chỉ huy trưởng chốt Lộc Ninh trước 6 giờ sáng hôm sau. Thời gian gấp gáp lắm rồi.

        Cùng đi với tôi còn có anh Bích, Tổ phó phụ trách thông tin, và một tiểu đội 9 người được trang bị súng tiểu liên AK47 với đầy đủ đạn, cùng 1 máy 15W, 3 máy K63, 1 máy PRC25. ở vị trí tập kết, anh Bảy Hoàng ân cần bắt tay từng người và chúc tổ công tác hoàn thành nhiệm vụ. Đến lượt tôi, anh ôm lấy tôi thân mật, rồi dặn: "Em cần hết sức cảnh giác, bình tĩnh, khôn khéo xử lý mọi tình huống trên đường. Bằng mọi cách phải chuyển phong thư này đến tận tay anh Ba Thành đúng hẹn và an toàn tuyệt đối... Chúc em và tổ công tác hoàn thành nhiệm vụ. Hẹn gặp em ỏ Sài Gòn!".

        Tôi ôm chặt lấy anh Bảy Hoàng, không nói nên lời, mặc dù đầu óc tôi hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được nhiệm vụ mà tôi và các đồng đội của tôi vừa nhận. Nhiệm vụ cấp trên giao cho chúng tôi là hết sức quan trọng và niềm tin của cấp trên đặt ở chúng tôi là tuyệt đối. Phải đáp lại bằng hành động khẩn trương và kiên quyết nhưng cũng phải rất thông minh và khôn khéo.

----------------
1.  Nguyên sĩ quan phiên dịch.
2.  Mười Khang là bí danh của Đại tướng Hoàng Văn Thái.
3.  f9 tức Sư đoàn 9, hoạt động ở miền Đông Nam Bộ, trong đó có Lộc Ninh.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Hai, 2013, 03:07:32 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2013, 03:50:38 am »

        Đã đến giờ xuất phát, chiếc Gaz 69 trùm bạt gần như kín mít, nổ máy, rồi từ từ di chuyển trong rừng già Cam-pu-chia. Trời tối dần, đồng chí lái xe (cũng tên là Thuận) bật đèn gầm cho xe chạy trên con đường đất đỏ đầy bụi. Thỉnh thoảng, xe nhảy chồm lên vì ổ gà hay khựng lại vì những cành cây nằm chắn ngang đưòng. Tất cả các thành viên trong tổ đều im lặng, chắc mọi người đang suy nghĩ về nhiệm vụ quan trọng của mình. Tôi tập trung tính toán các phương án bảo vệ tài liệu mật và máy móc thông tin, chúng quan trọng hơn cả sinh mạng của người chiến sĩ.

        Thuận thông thạo toàn bộ các con đường về miền Nam, nên tỏ ra rất bình tĩnh, khôn khéo mỗi khi qua các trạm kiểm soát của Cam-pu-chia. Đến lộ 7 vào khoảng 9 giò tối, chúng tôi đã qua được 4 trạm, mọi việc đều trôi chảy. Thuận cho xe dừng lại để mọi ngưòi nghỉ ngơi ít phút trước khi đi vào đoạn đưòng có tình hình an ninh phức tạp. Trên đoạn đường này, các phần tử phản động, bọn biệt kích đã không ít lần bắn lén, cướp bóc, thậm chí giết chết bộ đội ta trên đường về miền Nam công tác. Chúng tôi chụm đầu trao đổi phương án tác chiến nếu gặp sự cố ở trạm gác tiếp theo. Mọi người phải tuyệt đối theo lệnh chỉ huy. Phải bảo vệ bằng được tài liệu mật, tình huống xấu nhất thì phải tiêu hủy chứ quyết không để rơi vào tay địch.

        Xe chúng tôi lại lên đường. Vừa đi được chừng mươi cây số thì bỗng thấy 3 bóng đen xuất hiện trên đường. Họ dùng bật lửa báo hiệu cho xe dừng lại. Chắc trạm gác thứ 5 đây rồi. Tất cả các giác quan của tôi bừng tỉnh, và tôi như nghe thấy lòi dặn ân cần của anh Bảy Hoàng: "Em cần hết sức cảnh giác, bình tĩnh, khôn khéo xử lý mọi tình huống trên đường...". Tôi khẽ nói vào tai anh Bích là tôi xuống xe để tiếp xúc, tôi đi đến đâu thì xe bám theo đến đó. Thấy 2 tên lùi lại phía sau, bản năng của người lính chiến báo cho tôi biết là chúng có điểm mai phục phía sau. Tôi liền khẽ ra hiệu cho anh em sẵn sàng chiến đấu. Tiểu liên AK47 đã lên đạn sẵn, chỉ cần tôi ra lệnh là phát hoả tiêu diệt địch.

        Tôi xuống xe tiến lại gần tên thứ ba. Hắn cao hơn tôi hẳn một cái đầu, vai khoác tiểu liên báng gấp, nét mặt bặm trợn. Tôi nói với hắn bằng tiếng Khơ-me rằng, chúng tôi về miền Nam làm nhiệm vụ nên qua đây. Tên này một mực đòi kiểm tra xe vì "thượng cấp không cho Cộng sản chuyên chở vũ khí, đạn dược về miền Nam". Không đợi tôi đồng ý, hắn lẳng lặng đi về phía xe, tôi bám sát phía sau, bàn tay phải đặt nhẹ lên báng súng K59 được giắt trước bụng bên dưới lớp áo. Hắn ngó đầu vào xe nhưng không thấy vũ khí, đạn dược gì, mà thấy đông người, người nào cũng lăm lăm súng AK sẵn sàng nhả đạn. Với lòi lẽ nhỏ nhẹ và lịch sự, tôi liền bồi thêm mấy câu bằng tiếng Khơ-me rằng, chúng tôi về miền Nam để tải lương thực lên đơn vị đóng ỏ Công Pông Chàm, ngay chiều mai sẽ quay trở lại đây. Hắn gườm gườm gật đầu cho chúng tôi đi tiếp.

        Thuận cho xe lao nhanh về phía trước, rồi ngoặt gấp vào một lối nhỏ trong rừng cao su, đề phòng bọn chúng tráo trở bắn theo. Quả nhiên, ngay lúc đó, mấy loạt tiểu liên nổ chát chúa đằng sau xe. Những viên đạn tầm thấp xé toạc màn đêm, bay vút theo hướng con lộ chính chúng tôi vừa ròi khỏi. Hú vía! Nhờ cảnh giác và mưu trí mà chúng tôi thoát chết trong gang tấc... Đến chỗ an toàn, Thuận dừng xe cho anh em nghỉ ngơi, hút thuốc, uống nước. Dưới ánh sáng lờ mò của đèn gầm, mọi người lặng lẽ nhìn nhau, niềm vui ánh lên từ đôi mắt. Từ đây đến cửa khẩu Hoa Lư chỉ còn mươi cây số nữa, bên kia cửa khẩu là vùng giải phóng Lộc Ninh của ta rồi. Ai cũng thấy phấn khởi, tỉnh táo hẳn lên.

        Khoảng 2 giờ sáng ngày 12 tháng 2 năm 1973 chúng tôi về đến thị trấn Lộc Ninh, nơi đặt trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Thuận cho xe từ từ xuống dốc chợ Lộc Ninh, đi thêm một đoạn rồi dừng lại trước dãy nhà lợp mái tôn, mà Thuận cho biết, là của tổ bảo vệ f9 phụ trách an ninh khu vực Lộc Ninh. Anh em nhẹ nhàng dỡ một ít đồ cần thiết xuống hiên nhà, rồi trải tấm ni-lông ngồi ăn cơm, uống nước, hút thuốc. Xong xuôi, tôi cho anh em ngả lưng nằm nghỉ dưới mái hiên, còn tôi thức canh gác. Lộc Ninh vừa được giải phóng ít tháng nay, nên "cẩn tắc vô áy náy". Anh Bích thấy vậy không yên lòng nên cùng thức với tôi.

        Vừa đặt mình được ít phút, anh em đã ngủ ngon lành, tiếng ngáy đều đều. Đúng là lính chiến trường, tranh thủ từng phút, từng giây lúc trận địa ngừng tiếng súng... Dẫu sao, chúng tôi cũng đã hành quân từ 4 giờ chiều hôm qua, đầu óc luôn căng thẳng, toàn thân mệt mỏi. Tôi và Bích thầm thì trò chuyện. Thật mừng là tổ chúng tôi đã vượt qua được "5 cửa ải" của lính Pôn Pốt mà không phải nổ súng, về đến nơi tuyệt đối an toàn cả về người, tài liệu và thiết bị. Vậy là thắng lợi to rồi! Nếu phải nổ súng thì không biết điều gì sẽ xảy ra...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2013, 01:13:49 am »

        Trong thời gian công tác ở Lộc Ninh, quân báo của Bộ chỉ huy Miền cho chúng tôi biết rằng, trạm gác thứ 5 của bọn Khơ-me có 12 tên với 3 điểm mai phục, được trang bị đầy đủ tiểu liên, trung liên, lựu đạn. Nếu chúng tôi nổ súng trước, bọn chúng sẽ tấn công tiêu diệt chúng tôi ngay lập tức. Một lần nữa, chúng tôi có lý do để vui mừng vì đã xử lý tình huống khôn khéo và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

        Khoảng 5 giò sáng, đèn điện bật sáng trong căn phòng gần chỗ chúng tôi nằm nghỉ. Qua khe cửa, tôi nhìn thấy một người đàn ông trạc 50 tuổi, khuôn mặt cương nghị, chất phác. Tôi khẽ gõ cửa, rồi lên tiếng hỏi: "Anh Hai ơi, cho em hỏi thăm một chút được không?".

        -   "Đồng chí muốn hỏi gì?" - Không đợi tôi trả lòi, ông mở cửa bước ra hiên, rồi mỉm cười hỏi tiếp: "Có phải tổ công tác của Bộ chỉ huy Miền xuống đêm qua không?".

        -   "Đúng ạ!" - tôi vui mừng trả lời. Ông liền nở nụ cười rạng rỡ, rồi tự giới thiệu tên ông là Bính, Tư lệnh phó f9. Anh Bính chính là người đầu tiên chúng tôi cần gặp ở Lộc Ninh. Bao vất vả, mệt nhọc, ngái ngủ vụt biến. Anh Bính ân cần mời chúng tôi vào phòng, pha trà mời anh em và trao đổi công việc. Bên ngoài, bầu tròi Lộc Ninh được bao phủ một lớp sương mù dày đặc, không khí khá mát mẻ, báo hiệu một ngày nắng đẹp.

        Đúng 6 giờ sáng, anh Bính gọi một chiếc xe máy HONDA 90 đưa anh và tôi đi gặp anh Ba Thành ở cách đó chừng một cây số. Xe vừa dừng trước một căn nhà bên sưòn đồi, dưối tán lá rừng xanh rờn, thì anh Ba Thành bước ra hỏi: "Có phải đồng chí Thuận cơ yếu đó không? Các đồng chí đêm qua chắc vất vả lắm hả?" - Hỏi nhưng không đợi trả lòi, anh cầm tay tôi dắt vào phòng, chỉ chỗ cho tôi ngồi.

        Tôi trao cho anh Ba Thành phong thư đề chữ "Tối mật". Anh bóc thư, đọc ngay. Đọc xong, anh thân mật bắt tay tôi và nói: "Các đồng chí giỏi lắm, ta nhất định thắng lợi rồi. Thư đến vừa kịp để sáng nay Ban chỉ huy giao ban, bàn việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Bộ Chính trị về đấu tranh thi hành Hiệp định Pa-ri, đòi Mỹ - ngụy trao trả cán bộ, chiến sĩ, đồng bào yêu nước của ta bị địch bắt...". Đến lúc đó tôi mới biết nội dung cụ thể và tầm quan trọng của nhiệm vụ mà chúng tôi thực hiện đêm hôm trước.

        Xong việc, anh Ba Thành bảo anh Bính đưa chúng tôi đến chùa Lộc Ninh để nhận chỗ ở và thu xếp nơi làm việc. Anh nói: Phải hết sức khẩn trương, vì đúng 9 giờ sáng hôm đó, đợt trao trả tù binh đầu tiên sẽ bắt đầu tại sân bay Lộc Ninh.

        Chúng tôi bắt tay ngay vào sắp xếp chỗ làm việc, lắp đặt điện đài, bắt liên lạc với các nơi. Không quản mệt mỏi, mọi người làm việc khẩn trương, hệt như những người lính chuẩn bị trận địa để kịp nổ súng vào giò G. Đến 8 giò sáng, chúng tôi đã liên lạc thông suốt với Hà Nội, Bộ chỉ huy Miền và các đầu mối khác... Tổ công tác chúng tôi đã ở lại Lộc Ninh suốt hơn 2 tháng, bảo đảm liên lạc thông suốt, kịp thời, chính xác cho các đợt trao trả tù quân sự và tù dân sự của các bên, theo tinh thần của Hiệp định Pa-ri.

        Ngày 15 tháng 4 năm 1973, tôi lại được P8 cử vào Trại Đa-vít làm việc ở Tiểu ban cơ yếu của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên. Thời điểm này, kẻ thù ra sức phá hoại Hiệp định Pa-ri bằng những cuộc hành quân liên tục lấn chiếm vùng giải phóng của ta, buộc chúng ta phải đánh trả quyết liệt. Điện báo cáo từ Trại Đa-vít ra và điện chỉ đạo từ Hà Nội và Lộc Ninh vào liên tục. Có lần các đồng chí Trưởng và Phó đoàn ta vừa lên xe đi họp Ban Liên hợp quân sự thì chúng tôi cũng vừa dịch xong bức điện chỉ đạo từ Hà Nội vào. Chúng tôi lập tức chạy theo ra xe để chuyển bức điện cho các đồng chí sử dụng trong buổi đấu tranh đó. Chúng tôi càng bận rộn hơn nữa khi quân và dân ta tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Điện ra, điện vào dồn dập suốt ngày đêm, buộc chúng tôi phải liên tục làm việc để phục vụ cho công tác chỉ huy. Dẫu vậy, chúng tôi vô cùng phấn khởi và quên hết mọi mệt nhọc vì những thắng lợi vang dội của ta trên khắp các chiến trường.

        Tôi hết sức phấn khởi được phục vụ tại Trại Đa-vít cho đến ngày đất nước toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975. Đó là những năm tháng chiến đấu vô cùng gian khổ, căng thẳng, quyết liệt giữa sào huyệt quân thù, nhưng rất tự hào đối với cá nhân tôi cũng như các đồng đội của tôi. Nay tôi đã 69 tuổi, nhưng kỷ niệm về những năm tháng đó vẫn còn mãi trong tôi.

        Cũng chừng ấy năm tròi, tôi vẫn mang trong lòng một nỗi day dứt khôn nguôi. Hôm giao nhiệm vụ bên đất Cam-pu-chia, anh Bảy Hoàng nắm chặt tay tôi và nói: "Hẹn gặp em ỏ Sài Gòn!". Sau này tôi mới hiểu ra rằng, ngay trong những ngày tháng khó khăn và ác liệt ấy, anh Bảy Hoàng vẫn tin tưởng ngày toàn thắng sẽ tới, với chiến thắng quyết định ở Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Tôi có niềm vinh dự và tự hào được có mặt ở giữa Sài Gòn trong ngày toàn thắng. Vậy mà, tôi không bao giờ được gặp lại anh Bảy Hoàng nữa!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM