Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:00:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn (phần 2)  (Đọc 76454 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2013, 12:37:04 am »

        4.   Nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu, bảo toàn lực lượng, khi cần chiến đấu có thể giữ Trại Đa-vít được ít nhất 3 ngày để đợi Quân giải phóng đến

        Chiến sự diễn ra rất nhanh chóng. Sư đoàn 18 ngụy quân ở Xuân Lộc bị đánh tan tác, đường tiến vào Sài Gòn đã mở. Đoàn ta ở Tân Sơn Nhất, gồm 30 cảnh vệ và hơn 200 sĩ quan cấp uý, cấp tá và 1 thiếu tướng, sẽ hành động ra sao trong thời điểm quyết liệt này? Để bảo đảm an toàn cho Đoàn, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh quyết định đêm đầu tiên của cuộc tổng tiến công sẽ có một đội đặc công đột nhập vào Tân Sơn Nhất để đưa Đoàn ra khu an toàn, cách Sài Gòn chừng 10 cây số.

        Khi nhận được chủ trương này, lãnh đạo Đoàn họp ngay để đánh giá tình hình, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và nhận định tình huống nào có nhiều khả năng xảy ra nhất? Đám phi công ngụy cay cú vì thất bại nhục nhã có thể ném bom hủy diệt Trại Đa-vít; xe tăng địch trên đường rút lui có thể xông vào san ủi doanh trại, tàn sát cán bộ, chiến sĩ ta; hoặc bộ binh địch có thể tấn công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ cán bộ, chiến sĩ ta làm con tin, hoặc bắt các cán bộ lãnh đạo của Đoàn làm tù binh để mặc cả sau này.

        Lãnh đạo Đoàn cho rằng, tình huống cuối cùng có nhiều khả năng xảy ra, dựa vào thế thắng áp đảo của ta trên chiến trường và thái độ của Mỹ vẫn dùng trung gian liên lạc với Đoàn ta qua Đoàn đại biểu Hung-ga-ri trong uỷ ban Quốc tế. Chúng ta vẫn giữ mốỉ quan hệ hợp tác và thân thiện với các đoàn trong uỷ ban Quốc tế, nhất là với hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan. Các đồng chí rất nhiệt tình giúp đỡ Đoàn ta mỗi khi ta gặp khó khăn do phía Sài Gòn gây ra. Nay quân ta sắp tiến công giải phóng Sài Gòn, điều mà ta vẫn giữ bí mật với bạn, nếu Đoàn rút êm trước trận đánh, các đoàn trong Uỷ ban Quốc tế có thể trách ta bỏ rơi họ trước giờ chiến thắng, nhất là hai Đoàn bạn Hung-ga-ri và Ba Lan.

        Với các tình huống còn lại, tuy khả năng xảy ra là rất ít nhưng Đoàn ta vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng để đổi phó.

        Sau khi cân nhắc kỹ càng, lãnh đạo Đoàn báo cáo lên cấp trên xin bám trụ chiến đấu chứ không di chuyển ra khu an toàn. Lãnh đạo Đoàn cũng đề nghị chuyển bớt một số cán bộ trung, cao cấp ra Lộc Ninh vừa để phục vụ các đơn vị chiến đấu, vừa để bảo đảm an toàn. Đồng thời, lãnh đạo Đoàn xin cấp trên trang bị thêm cho đơn vị một số súng và lựu đạn chống tăng để bổ sung cho số súng ngắn và tiểu liên AK đã có. Việc đào hầm hào được triển khai hết sức khẩn trương và bảo đảm bí mật tuyệt đối. Chỉ có rất ít cuốc xẻng để dùng, nên anh em chủ yếu dùng cọc màn bằng sắt đập mỏng, dao găm, bát sắt... để đào. Chỉ trong khoảng 10 ngày, Đoàn đã hoàn thành một hệ thông hầm hào kiên cố và liên hoàn xuyên qua các dãy nhà, cùng với hầm chỉ huy, hầm quân y, hầm để lương thực, hầm nấu ăn. Đưòng điện thoại cũng được đặt dưới hầm hào đến các bộ phận, các điểm quan sát...

        Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định gửi cho Đoàn hai va-li lựu đạn chống tăng, nhưng làm thế nào để bí mật chuyển vào Trại Đa-vít? Khi giải phóng Buôn Ma Thuột, quân ta đã bắt được 2 sĩ quan In-đô-nê-xi-a và I-ran trong Tổ khu vực của Uỷ ban Quốc tế ở đó và đã đưa họ về Lộc Ninh. Nhân cơ hội này, ta yêu cầu Ưỷ ban Quốc tế tổ chức một chuyến bay liên lạc đặc biệt ra Lộc Ninh để đón hai sĩ quan này về Sài Gòn. Theo kế hoạch, hai chiến sĩ cảnh vệ khoẻ mạnh, sau nhiều lần tập dượt cẩn thận, đã xách hai va-li "tài liệu ngoại giao" cùng với đại diện của Uỷ ban Quốc tế đàng hoàng lên máy bay. Sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, hai chiến sĩ cảnh vệ xách hai va-li đi về phía chiếc xe của Đoàn đang đứng chờ. Mấy chú lính dù ngụy bảo vệ sân bay trông thấy hai chiếc va-li có vẻ khá nặng, liền nói nhỏ với nhau: "Chắc mấy chả Việt cộng nàỵ mang củ mì vào Trại Đa-vít để ăn cho đỡ đói!".

        Ngày 19 tháng 4 năm 1975, giám đốc CIA Pôn-ga lại bắn tin cho chúng tôi qua Đại sứ Hung-ga-ri trong Uỷ ban Quốc tế, đại ý: Mỹ biết lực lượng Cộng sản đang tiến đến gần Sài Gòn nhưng Mỹ sẽ không can thiệp bằng quân sự. Phía Mỹ đề ra mấy biện pháp: Nguyễn Văn Thiệu ra đi gấp, lập chính phủ mới, giảm sự có mặt của Mỹ xuống còn một đại sứ quán (rút toàn bộ nhân viên của phòng tuỳ viên quân sự Mỹ ở Sài Gòn).

        8 giò 30 phút ngày 21 tháng 4 năm 1975, Pôn-ga lại bắn tin qua đại sứ Hung-ga-ri: Không có lý do gì để đổ máu thêm. Phía Mỹ muốn biết điều kiện cụ thể của phía bên kia để có thương ỉượng và ngừng bắn. Ý kiến của Oa-sinh-tơn là cấp bách nối lại các cuộc thương lượng. Đại sứ Mác-tin được chỉ thị trực tiếp tiếp xúc với các đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thòi ỏ Sài Gòn.

        18 giờ cùng ngày, phía Mỹ báo tin là Nguyễn Văn Thiệu sẽ tuyên bố từ chức vào 20 giờ 30 phút và sẽ được thay thế bằng Trần Văn Hương, như vậy là điều kiện chủ yếu của Chính phủ Cách mạng lâm thời đã được đáp ứng. Nhưng Thiếu tưổng Hoàng Anh Tuấn vẫn từ chối gặp đại sứ Mác-tin. Trong khi đó, quân ta đang tiến về hướng Sài Gòn.
Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2013, 09:54:35 am »

       4.   Nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu, bảo toàn lực lượng, khi cần chiến đấu có thể giữ Trại Đa-vít được ít nhất 3 ngày để đợi Quân giải phóng đến

    "Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh quyết định đêm đầu tiên của cuộc tổng tiến công sẽ có một đội đặc công đột nhập vào Tân Sơn Nhất để đưa Đoàn ra khu an toàn, cách Sài Gòn chừng 10 cây số."

    
- Đọc bài này thấy công tác chuẩn bị chiến đấu trong sào huyệt địch của đoàn ta thật chu đáo, dự kiến mọi tình huống có thể xảy ra trước giờ chiến thắng cũng rất sát thực tế. Tôi chỉ hơi tò mò: - Không biết "đội đặc công" có nhiệm vụ đột nhập vào...để đưa đoàn ra khu an toàn. lúc ấy (30/4/1975) đang ở đâu?
- Cảm ơn bác.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2013, 09:05:05 pm »

    "Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh quyết định đêm đầu tiên của cuộc tổng tiến công sẽ có một đội đặc công đột nhập vào Tân Sơn Nhất để đưa Đoàn ra khu an toàn, cách Sài Gòn chừng 10 cây số."
 - Không biết "đội đặc công" có nhiệm vụ đột nhập vào...để đưa đoàn ra khu an toàn. lúc ấy (30/4/1975) đang ở đâu?

- Thực tế chỉ là nghe nói, nghe phổ biến và truyền miệng vậy.
- (Tôi) chưa phát hiện một văn bản nào của Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh cho đơn vị đặc công XYZ nào đó (vị trí hiện tại? lực lượng? đường di chuyển? phương án tác chiến? ...) tới trại Đa-vít.
- Lúc đó ở vùng Sài Gòn - Gia Định không còn 1 đơn vị đặc công nào làm được việc ấy cả. Các đơn vị đã được tung hết vào việc chiếm, tái chiếm và giữ mấy cây cầu ở cửa ngõ tạo bàn đạp cho đại quân tiến vào Sài Gòn.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị này ở quá xa trại Đa-vít và qua mấy ngày chốt giữ lực lượng bị tổn thất nặng cũng không còn được bao nhiêu để tiến về Đa-vít.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2013, 06:25:01 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 12:49:20 am »

(tiếp theo #10)

        Ngày 23 tháng 4 năm 1975, tôi đã báo cho phía Mỹ là tôi sẽ ra Hà Nội bằng chuyến bay liên lạc ngày 25 tháng 4 năm 1975 và sẽ trở lại trong ngày. Mỹ đã bỏ nhiều chuyến bay liên lạc Sài Gòn - Hà Nội để phản đối cuộc tiến công quân sự của ta, nên hầu như không có hy vọng là họ sẽ thực hiện chuyến bay này. Nhưng chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975, phía Mỹ trả lời rằng chuyến bay liên lạc đi Hà Nội sẽ cất cánh vào hồi 7 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4 năm 1975 theo yêu cầu của phía ta.

        Đúng 7 giờ sáng ngày 25 tháng 4, chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp, Trưởng đoàn đại biểu quân sự của chính quyền Sài Gòn trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên (lúc này là bộ trưởng bộ thông tin của chính quyền Trần Văn Hương) gọi điện thoại cho tôi, yêu cầu được cùng đi Hà Nội vì có việc cần gặp Chính phủ Hà Nội. Ông Hiệp nói đây là nhiệm vụ do tổng thống Trần Văn Hương giao phó. Nếu được thì mời Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng đi. Tôi lấy lý do thủ tục để từ chối. Ông Hiệp tuyên bố hoãn chuyến bay đến 10 giờ và yêu cầu tôi báo cáo ra Hà Nội về đề nghị của ông ta. Ông Hiệp nói thêm rằng, phía Việt Nam cộng hoà sẵn sàng chấp nhận mọi thủ tục, làm việc ỏ ngay sân bay Gia Lâm cũng được. Sau đó, Phan Hoà Hiệp gọi điện thẳng cho Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn mời anh Tuấn cùng đi Hà Nội và ngỏ ý xin gặp anh Tuấn. Anh Tuấn từ chối vì không có việc gì phải đi Hà Nội và cũng không có gì phải gặp ông ta.

        Trước 10 giờ, tôi nhận được điện trả lời từ Hà Nội: "Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa thấy không có vấn đề gì phải bàn với đại diện của chính quyền Sài Gòn. Nếu họ thây có vấn đề cần thiết thì gặp đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Sài Gòn".

        Như thường lệ, mỗi đoàn trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên cử 2 sĩ quan liên lạc đi theo chuyến bay liên lạc ra Hà Nội. Phía Đoàn Mỹ có trung tá Xom-mơ, mới ở Mỹ sang. Ông ta chọn chỗ ngồi cạnh tôi, ý muốn bắt chuyện. Sau những lời xã giao, ông ta nói một cách rất nghiêm chỉnh: "Mỹ đã chịu thua các ông rồi. Đề nghị ông báo cáo với Chính phủ Việt Nam đừng làm nhục người Mỹ. Được như thế thì chuyến bay này coi như thành công". Ngừng một lát, ông ta nói tiếp: "Mỹ đưa lính thủy đánh bộ đến bờ biển Việt Nam để bảo vệ việc di tản chứ không phải đến để tấn công các ông, đề nghị các ông không tấn công vào lính thủy đánh bộ Mỹ". Tôi hỏi lại: "Ý của ông, "đừng làm nhục người Mỹ" nghĩa là thế nào?". Ông ta trả lòi: "Là không tấn công quân sự vào Sài Gòn. Chúng tôi chịu thua rồi, cuộc tấn công đó có còn cần thiết nữa không?". Tôi nói là người Mỹ nhận ra vấn đề này chậm quá.

        Gần sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, pháo binh ta từ phía Đông Bắc (sau này được biết là từ Nhơn Trạch) bắt đầu bắn cấp tập vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khoảng 4 giờ sáng, một số quả đạn pháo rơi trúng trụ sở của Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự 2 bên. 4 giò 15 phút, chuông điện thoại đổ liên hồi. Trong tiếng đạn pháo vang rền, một người của phái đoàn Mỹ nói trong hơi thở gấp gáp: "Nhân danh Trưởng đoàn Mỹ trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên, tôi phản đối Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã không bảo đảm an toàn cho phái đoàn Mỹ, vì đạn pháo của các ông đã bắn trúng vào trụ sở của đoàn chúng tôi". Tôi chưa kịp trả lời thì đường dây điện thoại bị đạn pháo cắt đứt. Đây là lần liên lạc cuối cùng với phái đoàn Mỹ trong Tổ Liên hợp quân sự 4 bên ỏ Sài Gòn.

        Ngày 29 tháng 4 năm 1975 là ngày cực kỳ căng thẳng và sôi động. Đoàn ta có một số thương vong, đó là điều đã dự báo từ trước và khó tránh được, vì đơn vị ở sâu trong lòng địch. Đoàn vẫn liên lạc vô tuyến đều đặn với Hà Nội và Lộc Ninh. Đoàn vẫn nấu được cơm, đun được nước... tất cả ở trong hầm theo kiểu bếp Hoàng Cầm. Cán bộ lãnh đạo vẫn đi thăm hỏi thương binh, kiểm tra hầm hào, động viên anh em sẵn sàng chiến đấu... Các sĩ quan liên lạc vẫn làm nhiệm vụ trực ở cổng Trại Đa-vít. Hầu như cả đêm 29 tháng 4, chúng tôi không một ai ngủ được...
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày cuối cùng của cuộc, chiến tranh kéo dài 30 năm trên đất nước ta. 6 giờ sáng, chúng tôi nghe được đài chỉ huy pháo binh ta là sẽ có đợt bắn cấp tập từ 7 giò đến 8 giờ sáng, để yểm trợ cho các đơn vị quân ta tổng công kích vào Sài Gòn. Tất cả cán bộ, chiến sĩ được lệnh ở nguyên dưới hầm. Đợt này pháo ta bắn rất mạnh, một số quả đạn rơi vào Trại Đa-vít nhưng không gây thương vong.

        Sau khi quân ta cắm cờ trên dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đoàn ta chưa kịp đi thăm hỏi các đồng chí Hung-ga-ri và Ba Lan thì một sĩ quan Hung-ga-ri đã đi nhờ xe của Quân đoàn 2 vào Trại Đa-vít để thăm hỏi tình hình an toàn của Đoàn ta. Buổi chiều hôm đó, chúng tôi ra thăm các đoàn bạn và được biết hai Đoàn I-ran và In-đô-nê-xi-a đã được trực thăng Mỹ bốc đi đêm 29 tháng 4 năm 1975 cùng với những người Mỹ đi di tản. Hai Đoàn Hung-ga-ri và Ba Lan an toàn, mặc dù phải trải qua những ngày cực kỳ căng thẳng. Các đồng chí tỏ ra hết sức phấn khởi và khâm phục về thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn của ta. Đại sứ Ba Lan nói: "Thắng lợi của các đồng chí cũng là thắng lợi của chúng tôi". Đáp ứng yêu cầu của các bạn, chúng tôi đã tặng các bạn một số quân trang, quân dụng của Quân giải phóng miền Nam để làm kỷ niệm.

        Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều phóng viên quân đội đi theo các mũi tấn công đã đến Trại Đa-vít nhờ chúng tôi chuyển các bản tin sốt dẻo về thắng lợi cho cơ quan ỏ Hà Nội.

        Ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung tướng Trần Văn Trà cùng các đồng chí trong Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã có mặt ở Trại Đa-vít, lúc này là cơ sở cách mạng được bảo vệ an toàn nhất ỏ Sài Gòn. Trong niềm vui vô bờ của ngày cách mạng toàn thắng, ông hết sức xúc động được gặp lại các cán bộ, chiến sĩ của mình ở chính trận địa mà hơn 2 năm trước ông từng là người chỉ huy cao nhất.

        Trong cuộc gặp mặt thân tình với các cán bộ, chiến sĩ của Đoàn ngày 2 tháng 5 năm 1975, Trung tướng Trần Văn Trà tuyên bố đại ý: Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh công nhận Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự ỏ Trại Đa-vít - Tân Sơn Nhất là đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Qua hoạt động thực tiễn của Đoàn bên cạnh 5 mũi tiến công quân sự vào Sài Gòn, Đoàn xứng đáng được coi là mũi tiến công thứ 6; đó là mũi tấn công ngoại giao quân sự, một nét hết sức độc đáo và đặc sắc của cuộc chiến tranh nhân dân.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2013, 12:55:50 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2013, 01:57:51 am »


CÔNG VIỆC THẦM LẶNG TRONG TRẠI ĐA-VÍT
     
VŨ THẾ CƯỜNG kể (Quốc Kỳ ghi)              

        Lúc Hiệp định Pa-ri vừa được ký kết, tôi và anh Ngô Ngân đang cùng công tác ở Cục Nghiên cứu thuộc Bộ Tổng tham mưu. Hai anh em được Cục trưởng Phan Bình gọi lên giao nhiệm vụ: "Sắp tới, các đồng chí sẽ làm công việc trinh sát phát hiện các hoạt động quân sự, chính trị của địch trong vùng đóng quân của hai Đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự đóng tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. cần báo cáo kịp thời, chính xác mọi tin tức nắm được để ta chủ động đấu tranh với địch trên bàn hội nghị và đối phó có hiệu quả trên chiến trường, khi chúng liều lĩnh phá hoại Hiệp định. Mọi việc sẽ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Đôn Tự...".

        Hai anh em nhận nhiệm vụ mà trong lòng phấn khỏi và háo hức vì được cấp trên tin tưởng giao phó. Mặc dù nhiệm vụ sẽ gian khó và nguy hiểm, nhưng chúng tôi cùng thầm hứa quyết tâm hoàn thành. Những tháng năm công tác và chiến đấu giữa hang ổ quân thù đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên.

        Yêu cầu cung cấp ô-xy-gien

        Giữa tháng 10 năm 1973, chúng tôi phát hiện được tin sư đoàn 3 và 4 không quân ngụy Sài Gòn thường xuyên yêu cầu không đoàn yểm trợ tại căn cứ Tân Sơn Nhất cung cấp ô-xy-gien cho các phi đoàn máy bay F5 và F5E. Nếu Tân Sơn Nhất không cấp đủ ô-xy-gien thì các phi đoàn này sẽ ngừng hoạt động! Từ Tân Sơn Nhất phát đi câu trả lời: "Hiện đang sửa chữa nhà máy; hãy chờ năm, bảy hôm nữa sẽ gửi hàng!".

        Nhận được tin trên, chúng tôi nghĩ chắc không liên quan gì đến hoạt động quân sự của các sư đoàn không quân ngụy trên chiến trưòng(?). Nhưng ngay sau đó, cả sư đoàn 1 và 2 không quân ngụy đóng ỏ Đà Nẵng và Plây Cu cũng liên tục yêu cầu sân bay Tân Sơn Nhất cung cấp ngay ô-xy-gien. "Có chuyện gì với cái chất ô-xy-gien mà không quân ngụy ỏ đâu cũng yêu cầu cung cấp thế nhỉ?". Chúng tôi tự hỏi mà không trả lòi được.

        Chúng tôi đem câu hỏi đó đến mấy đồng chí khác vốn là sĩ quan binh chủng không quân và hiện cũng công tác trong Trại Đa-vít. Chúng tôi nhận được ngay câu trả lời vừa có tính chuyên môn, vừa có sức thuyết phục: "Chuyện này đơn giản thôi. Máy bay phản lực có tốc độ cao, lúc tác chiến phải nhào lộn trên không, rất cần ô-xy để hỗ trợ nhịp thở của phi công. Chỉ có máy bay F5 và F5E thường xuyên yêu cầu cung cấp ô-xy-gien, còn các loại máy bay khác như AD6 và A37 thì không. Việc các đơn vị không quân Sài Gòn liên tục yêu cầu căn cứ Tân Sơn Nhất cung cấp ô-xy-gien có nghĩa là máy bay F5 và F5E của chúng hoạt động dày đặc trên chiến trường".

        Được lời như cởi tấm lòng, chúng tôi lên gặp Thủ trưởng Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Đôn Tự để báo cáo. Hai ông khen: "Đây là một nguồn tin rất quan trọng và kịp thời. Chúng ta cần báo cáo ngay lên cấp trên biết để có biện pháp xử lý bọn chúng một cách đích đáng".

        Không lâu sau đó, ngày 5 tháng 11 năm 1973, Quân giải phóng miền Nam pháo kích dữ dội sân bay Biên Hoà, trừng trị kẻ phá hoại Hiệp định Pa-ri ngay tại nơi xuất phát của chúng. Đòn chí mạng đã điểm đúng huyệt của địch, xưởng sản xuất ô-xy-gien bị hư hỏng nặng do trúng đạn pháo của quân ta, khiến quân địch hết sức hoang mang, lo sợ.

        Không có tin lại được khen

        Giữa năm 1974, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trắng trợn phá hoại Hiệp định Pa-ri. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta với quy mô lớn, có nơi chúng sử dụng lực lượng cỡ trung đoàn, sư đoàn. Các sư đoàn 3, 7, 9 và 21, các chiến đoàn, liên đoàn biệt động thuộc vùng 1, 2, 3... chiến thuật ngụy Sài Gòn đều có nhiều hoạt động vi phạm Hiệp định. Ở nhiều nơi, chúng đã bị Quân giải phóng miền Nam trừng trị đích đáng.

        Bộ phận trinh sát của chúng tôi ở Trại Đa-vít đã làm việc âm thầm nhưng hết sức khẩn trương để nắm vững mọi động thái của quân ngụy và kịp thời báo cáo các Thủ trưởng đơn vị. Các anh đã tổng hợp những thông tin này rồi báo cáo lên cấp trên để các bộ phận tham mưu ở Hà Nội và Bộ chỉ huy Quân giải phóng phân tích, đánh giá và lên phương án trừng trị chúng một cách đích đáng trên khắp các chiến trường.

        Riêng việc trinh sát các mục tiêu quân sự Mỹ thì phức tạp hơn nhiều. Chúng tôi tập trung cao độ, thay nhau trực 24/24 giò, rà soát hết sức kỹ lưỡng, không bỏ sót một mục tiêu khả nghi nào. Vậy mà chúng tôi không phát hiện được quân Mỹ hoạt động trong vùng. Hàng ngày, chúng tôi lên báo cáo kết quả theo dõi địch với các Thủ trưởng. Vừa thấy chúng tôi, Thủ trưởng đã hỏi ngay: "Thế nào, có phát hiện được gì về lực lượng quân Mỹ không?".

        Anh Ngân ngập ngừng báo cáo: "Chúng tôi đã cố gắng, liên tục "lùng sục" rất kỹ các hướng, các mục tiêu nghi ngờ, nhưng vẫn chưa phát hiện được dấu hiệu nào về hoạt động của quân Mỹ trong vùng!".

        Thấy chúng tôi có vẻ lo lắng, anh Tuấn và anh Tự bật cười, rồi thân tình động viên cả hai anh em: "Chúng tôi biết các cậu đã cố gắng rất nhiều nhưng không phát hiện được mục tiêu nào của quân Mỹ là vì chúng đã rút ra khỏi miền Nam rồi. Nếu các cậu bảo đảm chắc chắn là không phát hiện được mục tiêu nào của quân Mỹ, như vậy là các cậu đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, có gì phải băn khoăn đâu. Mỹ lúc này chưa có biểu hiện đưa quân trở lại miền Nam. Nhưng ta càng phải cảnh giác, đề phòng chúng có thể quay trở lại để cứu nguy cho quân ngụy Sài Gòn đang lúng túng đốỉ phó với quân ta trên khắp chiến trường miền Nam".

        Tôi và anh Ngân thở phào nhẹ nhõm khi nghe những lời động viên và nhắc nhở chúng tôi phải luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước kẻ thù nham hiểm, tàn bạo... Trên đường về nhà, anh Ngân nói vui: "Không có tin tức gì mà vẫn được Thủ trưởng khen!".

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2013, 01:00:41 am »


        Tiếng kêu cứu của tiểu khu Phước Long

        Vào hồi 21 giờ ngày 13 tháng 12 năm 1974, chúng tôi đang "sục sạo" tìm các mục tiêu mới thì phát hiện tin "Việt cộng pháo kích Nhà máy điện Phước Long. Cả thị xã Phước Long bị mất điện hoàn toàn".

        Nhận được tin mới, chúng tôi báo cáo ngay với các Thủ trưởng đơn vị. Các anh xác định ngay là Quân giải phóng đã mở chiến dịch tiến công Phước Long và yêu cầu chúng tôi theo dõi chặt chẽ mục tiêu này. Những ngày này, lực lượng không quân của địch ỏ Biên Hoà và Tân Sơn Nhất cất cánh đi yểm trợ, đánh phá ác liệt hướng Phước Long. Ngụy quân, ngụy quyền ở Phước Long hoảng loạn, kêu cứu không ngớt.

        Sáng ngày 6 tháng 1 năm 1975, chúng tôi nhận được tin cuối cùng của tiểu khu trưỏng Phước Long cầu cứu đại tá Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh ngụy: "Nếu không yểm trợ tốì đa thì khả năng tử thủ Phước Long khó lòng thực hiện được!". Ngay chiều hôm đó, Phước Long im lặng hoàn toàn. Chúng tôi báo cáo ngay với các Thủ trưởng. Các anh nói: "Như vậy là ta đã giải phóng Phước Long rồi!". Sáng ngày hôm sau, Đài phát thanh Giải phóng báo tin: Phước Long đã được giải phóng hoàn toàn!

        Anh Tuấn và anh Tự đã căn dặn chúng tôi: "Sắp tới, công việc của các cậu càng nặng nề hơn. Phải nắm chặt tình hình quân ngụy, đồng thời phải hết sức chú ý xem Mỹ có đưa quân vào cứu quân ngụy hay không? Trận Phước Long cũng là một đòn để thử phản ứng của phía Mỹ, nên các cậu phải theo dõi thật kỹ. Tuyệt đốỉ không được bỏ sót bất kỳ dấu hiệu nào, dù là nhỏ nhất, về khả năng Mỹ trở lại!".

        Chúng tôi nhận lệnh, trong lòng vừa hết sức phấn khỏi vừa rất lo lắng về nhiệm vụ nặng nề đang chờ đợi phía trước.

        Trở lại chiến trường

        Tối ngày 24 tháng 4 năm 1975, anh Nguyễn Văn Bổ gặp tôi và báo tin: "Anh Tự chỉ thị đồng chí thu xếp trang bị, hủy hết các tài liệu liên quan đến công tác nghiệp vụ, chuẩn bị quân trang để ngày mai trở về Hà Nội theo chuyến bay liên lạc hàng tuần!". Anh Trần Văn Khánh và tôi đang ngồi làm việc, nghe anh Bổ nói vậy, chúng tôi hơi bất ngờ.

        Tôi hỏi lại: "Em ra Hà Nội có quay về Sài Gòn không?". Anh Bổ quả quyết: "Cậu ra hẳn, không trở lại Sài Gòn nữa".

        Tôi ngồi lặng đi một lúc rồi khẩn khoản nói: "Tình hình đang rất khẩn trương và phức tạp, có thể ta sắp đánh lớn vào Sài Gòn. Anh cố thuyết phục Thủ trưởng cho em ở lại nhé!".

        Anh Bổ thân mật vỗ vai tôi: "Tôi rất hiểu cậu. Hơn nữa, lúc này tổ ta rất cần người ỏ lại. Thêm người là thêm sức mạnh, là trinh sát được rộng hơn, kỹ hơn. Nhưng cấp trên đã có lệnh điều động cậu ra Hà Nội! Thôi, về chuẩn bị đi, sáng mai bay rồi".

        Đêm đó, tôi không sao chợp mắt, vui buồn lẫn lộn. Ngày mai về Hà Nội, tôi lại được gặp vợ con, gia đình, bạn bè, đồng đội... ở đó là hậu phương lớn của cả nước, chắc chắn bình yên hơn. Còn tại Trại Đa-vít này, tuy là trận địa chưa có tiếng súng nhưng lại là một vị trí đã được xác định tọa độ trên bản đồ chiến sự của ngụy Sài Gòn, nên không thể loại trừ khả năng bom đạn địch sẽ trút xuống đây! Trước lúc giãy chết, kẻ thù sẽ không từ một hành động tàn bạo nào. Hơn nữa, tôi trở về hậu phương trong giờ phút khẩn trương này, liệu có tránh khỏi những lòi dị nghị? Có đồng đội nào nghĩ rằng tôi dao động, hèn nhát, trốn chạy...? Nghĩ vậy, tôi thấy buồn vì không có cách nào để thanh minh với mọi người.

        Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 25 tháng 4 nầm 1975 rất hỗn độn. Đủ các loại máy bay của nhiều nước đến đón người đi di tản. Người nước ngoài chen lấn, xô đẩy nhau giữa cái nóng nực của mùa khô Sài Gòn để lên máy bay. Ai cũng muốn nhanh chóng rời khỏi vùng đất đang hừng hực không khí chiến tranh. Tiếng pháo lớn, tiếng bom đạn nổ đùng đoàng rất gần, báo hiệu chiến sự có thể diễn ra ngay tại sân bay quân sự chiến lược này bất cứ lúc nào. Ai may mắn thoát thân, ai sẽ gặp bất hạnh? Những chiếc máy bay nặng lặc lè vẫn hốỉ hả rời khỏi đường băng.

        Đám lính ngụy mình trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại cố đẩy những chiếc xe chở đầy ắp bom để lắp vào giá đeo bom của những chiếc máy bay A37 và F5 đang đậu trên đường băng chờ lệnh cất cánh đi đánh phá cửa ngõ Xuân Lộc - Long Khánh. Đây đã là tuyến phòng thủ cuốỉ cùng của địch xung quanh Sài Gòn.

        Hơn một tiếng sau, chúng tôi lên máy bay C130 do phi công Mỹ lái để ra Hà Nội. Cùng đi trên chuyến bay này, tôi thấy có Thủ trưởng Nguyễn Đôn Tự và một số sĩ quan của hai Đoàn đại biểu quân sự ta. Phía Mỹ có hai sĩ quan cấp tá. Phía ngụy Sài Gòn có đại tá Dương Hiếu Nghĩa và hai sĩ quan cấp uý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2013, 01:42:18 am »

        Hai tiếng sau, sân bay Gia Lâm đã ở ngay dưới cánh máy bay. Chiếc C130 từ từ hạ cánh, chầm chậm lăn bánh trên đường dẫn, rồi dừng lại trước nhà ga sân bay. Về đến Hà Nội rồi mà tôi không thấy cái cảm giác náo nức, rạo rực như những lần trước đi xa trở về. Cũng khác với mọi lần trước theo các chuyến bay liên lạc ra Hà Nội, hôm nay không có xe đón chúng tôi về nội thành, chỉ có xe khách sạn ra đón tổ lái cùng các sĩ quan liên lạc Mỹ và ngụy Sài Gòn về nội thành nghỉ ngơi.

        Vào nhà chờ sân bay, tôi thấy có mấy đồng chí của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị đón chúng tôi vào nhà nghỉ của sân bay Gia Lâm. Các đồng chí chuyển chỉ thị cho anh Nguyễn Đôn Tự đi nhận điện trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nửa tiếng sau, anh Tự trở lại, thông báo: "Lệnh của cấp trên, tất cả anh em quay trở lại Tân Sơn Nhất ngay ngày hôm nay để tiếp tục làm nhiệm vụ!".

        Thật bất ngờ! Bất ngờ đến mức làm đảo lộn mọi dự đoán. Lòng tôi bỗng trỏ nên náo nức lạ thường, dẫu biết rằng trở lại Trại Đa-vít là trở lại chiến trường, với bao hiểm nguy chờ đợi phía trước. Tôi tự nhủ lòng mình sẽ dũng cảm đối mặt với hiểm nguy và hoàn thành mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Chỉ nuối tiếc một chút là không được gặp người thân trước lúc trở lại đơn vị. Chị Mai, vợ anh Tự, thay mặt những người thân của chúng tôi được ô tô chở sang sân bay gặp anh em, nhận thư của mọi ngưòi để chuyển giúp về gia đình. Tôi chỉ kịp nhắn chị Mai mấy lời ngắn ngủi: "Chị nói giúp với gia đình là em vẫn khoẻ nhé!".

        Chị Mai chia tay chúng tôi, cố nở nụ cưòi động viên mọi người mà nước mắt giàn giụa. Chắc chị lo lắng cho sự an toàn của anh Tự và của tất cả chúng tôi trong Trại Đa-vít, khi quân ta tiến công vào Sài Gòn! Điều đó sớm muộn rồi cũng xảy ra.

        Chúng tôi đi ra máy bay, mấy sĩ quan liên lạc của Mỹ và Sài Gòn tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy chúng tôi trở về không thiếu một ai. Dưòng như họ yên tâm hơn, vì như vậy có nghĩa là Quân giải phóng chưa đánh lớn vào Sài Gòn trong nay mai. May ra vẫn còn khả năng cứu vãn tình thế(!?).

        Về tới Trại Đa-vít đã hơn 7 giờ tối. Các đồng đội ở nhà thấy chúng tôi quay trở về đầy đủ, hết sức ngạc nhiên. Sáng nay mới bắt tay nhau, hẹn ngày chiến thắng sẽ gặp lại, vậy mà cả nhóm chúng tôi trở lại Trại Đa-vít không thiếu một người. Những phong thư, gói quà được phân phát gấp gáp, những tiếng cười náo nhiệt, những lời thăm hỏi dồn dập, xen lẫn với hương trà Hồng Đào ngào ngạt và khói thuốc Điện Biên thơm phức toả ra khắp căn phòng. Và có cả những lòi phỏng đoán về lý do tại sao...

        Đêm đó, tất cả chúng tôi đều thao thức. Mỗi người đều có suy nghĩ của riêng mình về lý do vì sao tất cả các thành viên của nhóm chúng tôi (nhất là cá nhân tôi) quay trở lại Trại Đa-vít, về tình hình có thể diễn ra trong những ngày tới, về những dự kiến công việc của mình. Tôi cũng không sao chợp mắt, với những trăn trở của riêng mình.

        Thực hiện chỉ thị của cấp trên, chúng tôi khẩn trương bắt tay vào việc phục vụ cho trận đánh cuối cùng. Tôi được về đúng vị trí chiến đấu cũ, với lời thầm hứa sẽ bám trụ chiến đấu với đồng đội và với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình cho ngày toàn thắng.

*

*        *

        Đã bốn mươi năm trôi qua, nhưng dấu ấn của thời kỳ sống và chiến đấu giữa hang ổ kẻ thù vẫn luôn in đậm trong tôi. Những kỷ niệm xưa cứ dâng trào mỗi khi nhớ tới những đồng đội cùng tôi đứng vững trong trận địa phòng thủ kiên cường sẵn sàng chiến đấu "cho Tổ quốc quyết sinh" ở Trại Đa-vít. Tôi thường nhắc nhở các con, các cháu phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh máu xương, tuổi xuân của lớp lớp cha ông mới có được như ngày hôm nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2013, 02:12:24 am »


CHUYỆN VỂ CÁC CHIẾN SĨ TRẠI ĐA-VÍT NHÌN TỪ PHÍA BÊN KlA
     
PHAN ĐỨC THẮNG            
(Lược dịch và biên tập từ cuốn "... Et Sai Gon Tomba" của Paul Dreytrus1)        

        Chủng tôi nhất định không ra khỏi nơi đây

        Sân bay quân sự Tân Sơn Nhất rộng lớn như một thành phố trung bình của nước Pháp, là một căn cứ luôn được phòng thủ vững chắc. Đây là một vị trí có tầm quan trọng chiến lược quá lớn, tới mức không thể bỏ mặc cho đặc công "Việt cộng" được trang bị vũ khí phóng rốc-két tầm xa ll km tự do bắn phá...

        Vậy mà, mới hôm qua 29 tháng 1 năm 1973, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra ngay trong sân bay, đẩy nhà chức trách Sài Gòn đốỉ đầu với phái đoàn "Cộng sản" trong Ban Liên hợp quân sự đình chiến. Câu chuyện như sau:

        Khoảng 100 sĩ quan Bắc Việt vừa tới Tân Sơn Nhất trên hai chiếc máy bay vận tải quân sự C130 của Hoa Kỳ. Các nhà chức trách Sài Gòn lại có ý định buộc các đại biểu này phải làm thủ tục nhập cảnh như đã được áp dụng với người nước ngoài. Mới ngày hôm trước, phái đoàn "Việt cộng" đã không chịu tuân theo các thủ tục do cảnh sát và nhân viên hải quan Sài Gòn yêu cầu. Hôm nay, đến lượt các sĩ quan Bắc Việt cũng nhất định không chịu làm thủ tục nhập cảnh, với những lý do tương tự. Họ nói:

        -   "Sự thống nhất của đất nước Việt Nam đã được công nhận từ Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và, tuần trước, Hiệp định Pa-ri tái khẳng định ngay trong Điều 1 của văn bản này. Chúng tôi không thể bị đối xử như người nước ngoài. Chúng tôi từ chối tuân thủ các thủ tục do chính quyền Sài Gòn tự tạo ra, nhằm gây chậm trễ cho công việc của Ban Liên hợp quân sự. Chúng tôi sẽ không ra khỏi đây chừng nào vấn đề này chưa được giải quyết. Chúng tôi cứ ngồi ngay trong khoang máy bay này".

        Và họ đã ngồi lì trên chiếc máy bay c 130 hết giờ này sang giờ khác.

        Kể lại trong một hàng chữ thì rất ngắn, nhưng thực tế thì rất dài. Cũng cần biết thêm rằng, trong chiếc máy bay vận tải quân sự C130 không có đầy đủ tiện nghi, vì loại máy bay này chỉ chuyên dùng để chở hàng hoặc thả dù. Thòi tiết Sài Gòn rất nóng, máy bay lại đỗ trên đường băng làm bằng bê tông bị hun nóng như lò nướng bánh mì.

        Những lính canh của quân đội Sài Gòn được trang bị vũ khí đầy đủ, đầu đội mũ sắt, được bố trí vây quanh máy bay. Còn những lính Mỹ, mới hôm qua còn là kẻ địch, hôm nay thỉnh thoảng mang bánh mì kẹp thịt, nước chanh giải khát... tới mời các sĩ quan Bắc Việt tự nguyện ngồi lì trên khoang máy bay.

        Trong khi đó, chính quyền Sài Gòn vẫn cứng đầu cứng cổ. Họ tuyên bố : "Hôm qua chúng tôi đã tìm được giải pháp cho phái đoàn Việt cộng. Nhưng dù sao họ cũng là người miền Nam Việt Nam. Nhưng đốỉ với các phái viên của Bắc Việt, không thể có chuyện nhân nhượng".

        Đại sứ Hoa Kỳ G. Mác-tin phải ra tay can thiệp với bộ ngoại giao Việt Nam cộng hoà. Ông nói: "Phó tổng thống Ác-niu sắp đến thăm các ngài. Nhất định các ngài phải tìm ra giải pháp. Nếu sự cố này không được giải quyết trong thòi gian ngài phó tổng thống ở thăm Sài Gòn thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường...".

        Kết quả là, chỉ ba mươi phút sau khi chiếc Boeing màu trắng và xanh chở ngài Xpi-rô Ác-niu hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chính quyền Sài Gòn đã tìm được giải pháp. Các vị đại biểu Bắc Việt bước ra khỏi máy bay, mệt mỏi vì đã ngồi trong khoang máy bay nóng nực, bức bối, căng thẳng tới hơn hai mươi giờ đồng hồ. Cuối cùng, họ đã chiến thắng.

        Nhưng rồi họ đi đâu? Không ai biết. Một trong số những người bạn đồng nghiệp của tôi vừa đi một mình vào cổng sân bay Tân Sơn Nhất đã bị lính canh của quân đội Sài Gòn chặn lại và tịch thu hết giấy tờ. Một người khác vừa lái xe tới gần rào cản đã bị một loạt đạn AR15 bắn vỡ lốp xe. Không nhà báo nào được tiếp xúc với các thành viên của hai phái đoàn Việt cộng và Bắc Việt. Cũng không ai biết họ ở đâu. Trong lúc này, họ đang là những ngưòi vô hình.

        Tình hình này đã khiến cho giới báo chí quốc tế phải lên tiếng phản kháng chính quyền Sài Gòn. Kết quả là một con số 0. Tổng thống Thiệu, các bộ trưởng, các tướng lĩnh đã bỏ mặc...

--------------
1.  Et Sai Gon Tomba, Paul Dreyfrus, Nxb Arthaud, Paris, 1975. Paul Dreyfrus, quốc tịch Pháp, là một trong những nhà báo nước ngoài có mặt ỏ Sài Gòn trong những năm 1970 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn giải phóng. Các tiêu đề đều lấy nguyên văn từ cuốn" ... Et Sai Gon Tomba”.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2013, 02:20:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2013, 08:39:46 am »

(tiếp theo #10)

      Đại sứ Ba Lan nói: "Thắng lợi của các đồng chí cũng là thắng lợi của chúng tôi". Đáp ứng yêu cầu của các bạn, chúng tôi đã tặng các bạn một số quân trang, quân dụng của Quân giải phóng miền Nam để làm kỷ niệm.

    
- Đọc đến đoạn này tôi tin và ghi nhận là có thực. Hiện nay bob còn giữ một cái xắc cốt bằng da (màu vàng cam) của đoàn Ba lan.
 * Thực ra chiếc xăc côt này người nhận đâu tiên (1975) là anh Phạm Minh Thãnh (e66/f10). Khi anh Thãnh về trường quân chính QĐ3 ...Cho lại bob. Và bob giữ đến tận bây giờ.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2013, 01:27:19 pm »

Hơ ... À quên, thôi không hơ nữa! Thế tặng cho đoàn Ba Lan sao lại lọt vào tay các bác? Họ xin mãi mới được. Các bác đừng có nói là họ tặng lại nhé! Hay là các bác ... trấn lột họ đấy?  Grin Nhưng trấn lột của họ cũng khó vì các bác phòng thủ ở Đa-vít còn họ thì trong nội thành Sài Gòn. Khoảng 1 tuần sau thì họ về nước. Vậy các bác gặp họ vào lúc nào?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM