Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:35:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5, MT 479, phần 9.  (Đọc 213598 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #180 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 12:14:55 pm »

   Thời khắc chuyển giao Xuân đã qua, lưu luyến tạm biệt năm cũ, bâng khuâng đón chào năm mới. Xuân Giáp Ngọ đã tới, thế là chúng ta đã có thêm một tuổi rồi và cùng nhau đón nhận nhiều điều tốt lành,hạnh phúc và niềm vui mới. Xuân sang xin được chúc những CCB F5 – MT479 cùng tòan thể CCB diễn đàn VMH và những người thân yêu  của lính

                 AN KHANG – THỊNH VƯỢNG – MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG


Logged

duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #181 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2014, 06:18:00 pm »

* Đầu Xuân Giáp Ngọ 2014: Chúc Ban quản trị diễn đàn DNGN và toàn thể đồng đội:

NIỀM VUI- SỨC KHỎE- HẠNH PHÚC

Xin phép Ban quản trị cho tôi được gửi hình ảnh buổi họp mặt của D3- E4- F5.
Hôm nay D3- E4- F5 tổ chức Tiệc mừng năm mới tại nhà Hùng Đen. Xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi. Nhiều đồng đội E 174 đến dự cùng vài anh em mới gặp lần đầu như:
. Ẩn: K9- D6- E174
. Thanh: Công binh Quân khu 7
. Thành: Trinh sát Pháo E 28- F5
. Hoàng: C Phó K5- D5- E174

* Thanh: Công binh Quân khu 7, Hoàng: C Phó K5- D5- E174, Thành: Trinh sát Pháo E 28- F5, Ẩn: K9- D6- E174




*Bìa phải: Kỷ K5- D5- E174


* Cặp đôi: Thanh+ Oanh F309


* Lộc: Thông tin D5- E174, Hùng đen: D3- E4


* Anh chị Thư: D3- E4
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #182 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2014, 06:58:05 pm »

   Ha ha…Đã lâu mới thấy được dung nhan bác Thư già Củ chi. Cuộc sống vui tươi vô tư lạc quan nên mỗi mùa xuân sang càng phong độ và trẻ ra rất nhiều.


    Cám ơn @Duck8d5 đã cho biết thêm nhiều gương mặt của lính Sư đoàn 5. Chúc các đồng đội mạnh khỏe hạnh phúc!

Logged

phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #183 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2014, 07:07:59 pm »

  Ha ha…Đã lâu mới thấy được dung nhan bác Thư già Củ chi. Cuộc sống vui tươi vô tư lạc quan nên mỗi mùa xuân sang càng phong độ và trẻ ra rất nhiều.


    Cám ơn @Duck8d5 đã cho biết thêm nhiều gương mặt của lính Sư đoàn 5. Chúc các đồng đội mạnh khỏe hạnh phúc!


lại tưởng già thu ra HÀ NỘI ăn tết !
nhớ năm ngoái ba chàng ngự lâm này ra HÀ NỘI ! buổi tối  đến khách sạn rủ anh em đi nhậu , đến nơi tất cả đã say hết rổi ......
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2014, 07:13:19 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #184 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2014, 07:40:59 pm »

    Không bác Phas ơi ! Bộ 3 alik21, H3 Hùng, Thư già lính E4 – F5 chuyến công du Bắc mấy năm trước thăm các thủ trưởng ở Hà nội và Thái nguyên mà bác, ảnh tôi lưu lại. Grin

   Tiệm Café ngõ Hàng Hành Hà nội là nơi hạp khẩu vị nhất với @H3 Hùng

Logged

hương rưng
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #185 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 07:22:10 pm »

Nhớ về đồng đội

Xuân vẫn còn vương vấn muôn nhà
Đồng đội thân thiết vẫn quanh ta
Mỗi gương mặt có phôi pha màu nắng
Càng mặn mà tình đồng đội thiết tha
Đồng đội ơi! Từ khắp chốn phương xa
Bắc Trung Nam ta giữ mãi một nhà

Nhớ anh em mình nơi tuyến lửa
Gác cho bạn mình lúc nửa đêm
Chén canh chua đã thèm cơn ác tính
Tấm áo lành che đỡ giọt sương đêm

Vượt khó khăn ta rèn thêm ý chí
Bao hy sinh ta mãi khắc ghi
Nhớ đồng đội không gì xóa được
Chuyện đời lính mình kể mãi không nguôi…

HR
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #186 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2014, 10:23:02 am »

MO HƠN THÁNG 9 NĂM 1981.

    Sự ghi nhận hai mùa khô và mưa, mặc dù là lần đầu ở một địa danh lạ lẩm nào đó thật ra không quá xa lạ, nhất là với những thằng lính thành phố như đám lính mới chúng tôi hiện giờ ở đất Cam pu chia. Vì khí hậu, thời tiết ở miền nam đất nước và bên nước bạn vốn tương tự với nhau : một năm chỉ có hai mùa, mưa và khô. Ở Mo hơn lúc nầy cũng vậy, chỉ khác là những cơn mưa rừng có vẻ ào ạt và dai dẳng hơn. Tầm tháng 9 nầy, những cơn mưa dầm vần vũ do ảnh hưởng của những đợt áp thấp liên tiếp hay do khí hậu rừng núi đã làm không khí ở đây lúc nào cũng như ướt sủng, không gian cứ tôi tối nhức mắt, làm ảnh hưởng khá nhiều đến các hoạt động tác chiến của cả hai bên. Chỉ có cây cỏ là thích hợp với cái thời tiết nầy nhất, trở nên xanh tươi và ngày càng rậm rạp, tốt lên từng ngày, góp phần làm cho cái không gian sống của tiểu đoàn chúng tôi như ngày càng nhỏ hẹp hơn nhiều...

    Những đêm mưa dầm, dù đang trùm ni lon ngồi gác trong cái tranh tối tranh sáng từ những ánh chớp lóe lên rồi không gian lại trở nên đen kịt, hay cứ ngồi dựa ba lô ngoài rừng trong các đợt phục đường vì không ngủ được bởi nước ngập, rét run. Thậm chí đang nằm trên phản ngủ. Cả đơn vị gần như ai ai cũng trong tư thế ngủ chập chờn. Mắt nhắm nhưng tai cố lắng nghe tiếng đề ba hỏa lực, để còn kịp thời chui vào hầm trú ẩn tránh sát thương...Nói chung tâm trạng của đơn vị chúng tôi trong tầm nầy rất khó chịu, nữa như muốn co sát mình lại, nửa như muốn bung ra thật xa để né tránh những điều nầy.

    Gần như chỉ có mỗi cái thời tiết là thay đổi, theo kiểu càng ngày càng gây bất lợi cho chúng tôi. Mệt mõi, căng thẳng, chết chóc...tất cả mọi tình huống trong tác chiến chỉ có vẻ giảm đi đôi chút, nhưng mức độ thì không giảm đi chút nào, thậm chí chính cái yếu tố thay đổi về thời tiết ngày càng làm chúng tôi khó khăn hơn. Trong đó yếu tố mìn trái trở nên tác động rất lớn, gây nên những thiệt hại đáng kể hơn cả những đợt hỏa lực địch đánh vào ngày càng nhiều theo kiểu cầm canh và ào ạt. Giờ gần như cả một vùng mênh mông của Mo hơn và các khu vực phụ cận lấp xấp chìm trong nước. Thông thường ở những chỗ tương đối bằng phẳng là tầm ngang thắt lưng, một số chỗ lên đến tầm ngang ngực. Chỉ còn một số địa hình rãi rác, nơi có những ụ mối lớn là chỉ ngập hết bàn chân, do chân ụ mối cao dần lên. Đặc điểm nầy lại được chia đều, thỉnh thoảng ở hướng nam trục lộ có, bắc trục lộ có. Nhưng về hướng bắc nhiều hơn. Thế là những đồng chí làm nhiệm vụ cắt đầu trên tuyến đường nầy phải cố nhớ đặc điểm địa hình để quyết định cắt như thế nào để đảm bảo an toàn cho đoàn đi cũng như thời gian dự kiến. Có thể nói bây giờ trong những chuyến ra vào giữa Mo hơn và trung đoàn, trình độ và kinh nghiệm cắt dẫn đoàn của những đồng chí đi đầu là rất quan trọng. Bởi vậy quyền quyết định đi như thế nào là tùy thuộc vào những đồng chí nầy, kể cả có cán bộ tiểu đoàn đi trong đoàn cũng phải phụ thuộc. Lúc nầy chúng tôi không còn lệ thuộc vào chuyện phải đi trên trục đường nửa, vì có những đoạn quá rậm và địch bố trí mìn quá dầy đặc. Bởi vậy những con đường lính ta qua lại củ mới cứ đan xen, chồng chéo nhau đến hoa cả mắt. Lúc thì lên trục đường, khi cắt qua bắc, rồi lại vượt qua nam trục lộ, nhiều khi chỉ là điều may rủi của bước chân...

   Chính cái lúc nầy đơn vị chúng tôi lại thường xảy ra những đợt nổ mìn gây thương vong khá lớn. Địch lợi dụng vào yếu tố ngập nước, ngay những khu vực tương đối ít ngập và yếu tố địa hình bắt buộc ta phải cắt qua, nhất là khu vực có nhiều ụ mối lớn trải dài, không thể tránh sâu. Chúng thường bố trí những quả KP2 cài vướng ngay sát chân các ụ mối về hướng bắc. Đến những khu vực nầy, thường anh em phải đi vòng xung quanh chân ụ mối, đội hình chậm lại, hơi dồn ứ tạo thành nữa vòng tròn. Một trái mìn nhảy lên ở chính giữa vòng tròn phát nổ, mảnh nó bắn ra xung quanh sát thương gần như toàn bộ nửa vòng tròn đó, có lúc thương vong hơn cả chục ca.

   Duc thao đã từng hai lần chứng kiến kiểu mìn bẩy sát thương kiểu nầy và nhiều lần phải làm nhiệm vụ chi viện khẩn cấp cho các đợt ra vô bị vướng trái. Tại sao gọi là phải chi viện khẩn cấp, có nghĩa là mọi công tác từ khâu tập trung quán triệt, chuẩn bị, vận động phải nhanh chóng nhất để ra được với anh em đang bị mìn, dù trong cự ly gần hay xa cở nào cũng vậy. Cứ tưởng tượng ta đang đi trong đội hình hơn 10 tay súng, chỉ cần một quả mìn KP2 nhảy lên phát nổ gây thương vong đến hơn chục ca. Một, hai đến ba đồng chí may mắn không thương vong còn lại sẻ như thế nào. Những đồng chí bị mảnh nặng hoặc trúng chổ hiểm đã hy sinh ngay tại chổ, còn lại những đồng chí bị thương bắt đầu la hét vì đau đớn, làm vang dội cả một góc rừng. Mà chuyện anh em đau đớn rên la, lúc nầy không có cách gì động viên để anh em giữ yên lặng được. Hốt hoảng vì nhiều anh em bị thương đang chới với chìm trong nước ngập, vì địch có thể áp sát nổ súng tiêu diệt số còn lại bất kỳ lúc nào, thật khủng hoảng cho tâm trạng những anh em còn lại trong tình huống đó. Nếu có được bình tỉnh thì phân công nhau một anh nống lên về hướng địch chừng 5, 60m tìm chổ địa thế có lợi cảnh giới, số còn lại lập tức dìu anh em đang bị thương dưới nước lên chổ cao hơn hoặc dùng ba lô, dụng cụ nâng đầu anh em bị thương lên cho khỏi ngạt nước, rồi...chờ đơn vị chi viện đến, vì ngay cả bông băng, thuốc men thông thường để sơ cứu nhiều khi cũng không có. Bởi vậy vị trí cầu 20 lúc nầy mới thể hiện sự cực kỳ quan trọng, vì lực lượng ở đây sẻ là lực lượng ứng cứu đầu tiên cho cả hai hướng: từ ngoài vô hay từ trong ra.Lực lượng chốt cầu 20 lúc nầy cũng không nhiều, chỉ có thể xuất kích chi viện chỉ tầm 3 đến 4 đồng chí. Nhưng cho dù anh em vẫn không giải quyết được gì trong tình huống nầy, thì đối với những đồng chí còn sống sót cũng là một sự ấm cúng và yên lòng, trong khi chờ lực lượng lớn ở Mo hơn ra giải quyết hậu quả. Tâm trạng duc thao trong những lần bị những tình huống nầy cũng như vậy. Có một lần nằm trong lực lượng Mo hơn vận động chi viện ra, nhìn thấy ánh mắt như trách móc của một thằng bạn đồng ngủ khiến duc thao đêm đó cứ trằn trọc suy nghĩ mãi....Ánh mắt nó nữa như mừng vui, nữa như trách hờn anh em sao để nó chờ đợi trong sợ hải kéo dài lâu đến thế...
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2014, 10:29:13 am gửi bởi ducthao » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #187 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2014, 09:33:08 am »

   Sợ hãi và căng thẳng_khó mà diễn tả thành lời cái cảm giác thường xuyên cứ len lỏi trong tư tưởng của những anh em cùng tiểu đoàn của chúng tôi. Đọc khá nhiều bài viết của các anh em khác, thấy có vẻ các thương vong của anh em đồng đội nhiều khi như một chuyện bình thường. Rất khó hiểu, không biết anh em đang diễn tả theo cảm xúc nào vậy ? Còn chúng tôi thì thật khó quên.

   Cách đây vài hôm, duc thao có đến đồng hương Chánh để vừa là tâm sự, vừa là động viên bạn mình vào viết tiếp bài. Sau đó thì có thêm nick Ăm pin 689 và nick Le van Thanh 6219 cũng đến. Vừa uống cà phê, vừa tâm sự với nhau cho đến mãi gần chiều. Trong tâm sự, Trung Chánh đã nhắc đến nhiều sự cố mà mình đã từng trãi qua trong đời lính. Vui cũng có, buồn cũng có, đôi lúc bức xúc cũng có...Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất có lẻ là chứng kiến quá nhiều cái chết của anh em trong cùng tiểu đoàn thời điểm nầy. Ấn tượng sâu đậm đến nỗi, dù đã trên 30 năm, nhưng cứ mỗi lần nhắc lại là đồng đội Chánh như thấy hình tượng những cái chết như mới vừa xảy ra trước mắt. Ai, tên gì, cấp chức, chết như thế nào, thân thể ra sao...đều nhớ rất rõ. Những điều nầy tác động quá lớn khiến Chánh không còn có thể tập trung viết bài được nữa. Thậm chí nhiều đêm bị mất ngủ vì hình ảnh đồng đội đã hy sinh còn đến trong cả những giấc mơ...

    Đó là một sự thật, khó để mà bôi xóa được trong tiềm thức. Dù thần kinh bạn mình cũng khá cứng, không đến nổi phải gọi là kiểu hội chứng K. Nhưng ngày nào còn hơi thở, thì những hình ảnh kỹ niệm về đồng đội cũng vô cùng khó xóa. Duc thao cũng vậy, chỉ là vì nghĩ rằng nếu mình không đưa được lên những điều nầy, thì một thời khó khăn, ác liệt của đơn vị mình ai sẻ hiểu...Cứ vừa viết bài, vừa mong ngóng xem có anh em nào cùng đơn vị vào xem sẻ tham gia. Nhưng cái khó khăn là có lẻ anh em đã có tuổi hết rồi, việc làm quen với vi tính còn khó, huống hồ gì viết lách. Cũng có thể một số anh em có vào xem do duc thao hướng dẫn, nhưng có lẻ lại khó khăn trong việc viết bài. Đơn vị thì chịu trách nhiệm cả địa bàn một thời gian dài trong đơn độc. Anh em thì vướng nhiều khó khăn. Mong bạn Chánh mình sớm ổn định mọi việc để tiếp tục hành quân ở Mo hơn, bắt đầu là thời điểm tháng 9 năm 1981 ...
Logged
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #188 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2014, 10:18:01 am »

hôm qua có 1 người nhắn tin cho tôi xin sô ĐT của anh h3 Hùng , vậy anh em nào có thì cho anh ấy xin , số đt của anh ấy là :0908877858 , anh không cho biết tên chỉ giới thiệu là lính trinh sát D27 , F5 . Xin cám ơn
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #189 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2014, 03:45:21 pm »

 Đuc Thao thân mến - Tâm trạng của Đuc thao thật giống đuc cuong tôi. Viết lên để tìm bạn bè và thực tế đã tìm thấy và họ ( trong đạị đội ) Anh em đã đọc và cung cấp thêm tư liệu cho tôi viết. Nhưng khi vận động họ vào MVH để trao đổi tâm sự cho vui thì họ không vào. Bởi lý do như đuc thao đã viết, lứa tuổi này bây giờ lười học rồi chứ chưa nói phải viết nữa.Đeo kính lọ mọ, rồi còn phải trông cháu , thậm chí bán hàng nữa...
  Thực tế trong đơn vị tôi ( c20 f320 Qđ3) có rất nhiều câu chuyện hay khi luồn sâu vào vùng địch, hay đi móc nối với lực lượng nổi dậy vv...Nhưng những câu chuyện huyền thoại mà có thật đó, mãi chỉ sẽ đi theo năm tháng phôi phai. Thật tiếc.
  Trước đây duc cuong cũng thường ám ảnh những cái chết thương tâm khi đồng đội kêu cứu ở chiến trường. Nhưng rồi cũng quen. Bởi hiểu ra ,đó là quy luật chiến tranh.
Cuộc sống luôn sôi động ở phía trước . Những CCb sẽ không thấy mình bị già và lạc hậu khi nhận thức được thế giới quan . Hy vọng Đuc Thao và Đuc Cuong sẽ gặp nhau suy nghĩ của một CCB.
 Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM