Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:40:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5, MT 479, phần 9.  (Đọc 213884 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #110 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 07:39:52 pm »

   Tầm đầu tháng 8, đang làm hiệm vụ chốt đường thì duc thao nhận lệnh giao lại vị trí cho người khác về đại đội nhận nhiệm vụ khác. Cụ thể là tham gia vào đợt trinh sát hướng tây nam đội hình từ hướng c6 cắt lên, nhằm tăng cường phát hiện các dấu vết của địch hoạt động gần căn cứ. Đội hình đi gồm 9 tay súng lấy từ c6 và c8. Trước đó c5 và c7 cũng đã tổ chức lùng sục, trinh sát lên hướng bắc, tây bắc Mo hơn rồi. Cần nói rõ thêm là thật ra duc thao không phải là lính thiện chiến gì, nhưng do quân số bị ốm nhiều quá nên bắt buộc đại đội chỉ định để đi. Đây lại là đợt hoạt động trinh sát đội hình khá quan trọng, vì kể từ ngày về chốt giữ Mo hơn cho đến nay, tiểu đoàn mới tổ chức đợt đi sâu về hướng địch như thế nầy. Thứ nữa là tiểu đoàn tổ chức vào lúc nầy sẻ hợp lý hơn, chứ nếu đợi sang khô, lượng nước để mang theo 5 ngày cho một đầu người là rất lớn, nếu không tổ chức tiếp liệu thì không thể mang theo nổi.

  Đội hình xuất phát vào tầm 7 giờ 30 một buổi sáng khá yên tỉnh và không mưa, c6 cắt đi đầu, c8 đi cuối. Do chỉ qui định chung về mang theo hỏa lực nên chúng tôi vẫn mang theo 3 hỏa lực nhưng chỉ có 1 B40, 2 trung liên, còn lại là AK tất cả. Duc thao cũng chọn cho mình 1 khẩu trung liên RPĐ, một là đã khá quen sử dụng, hai là hướng nam và tây nam Mo hơn vòng lên Cao mê lai là rừng tre và rừng già rất rậm, mang B40 sẻ rất khó cơ động và không khai hỏa được khi gặp địch, chỉ có các loại súng sử dụng đạn nhọn là tiện hơn thôi. Mới đầu do đi trong đội hình hoạt động quen thuộc, nên tốc độ chúng tôi vận động khá cao. Nhưng được chừng hơn 2 km, khi bắt đầu chạm rừng tre rậm, tốc độ hành quân chậm lại khá nhiều, vừa đi vừa quan sát, lại phải luồn lách qua những bụi tre gai to, cả đội hình phải luôn dùng tay che chắn trước mặt và gạt những nhánh gai phủ lòng thòng hai bên đường. Nhiều lúc do thế mọc của chúng, đồng chí đi đầu phải ngoặc lại phía sau như đi ngược mới có chổ trống vòng lên, anh em đi trước, đi sau cứ nhìn nhau qua bụi tre thấy rất buồn cười.

   Đi trinh sát kiểu nầy ngoài chỉ sợ bị địch phát hiện ra thì tư tưởng anh em chúng tôi nói chung là khá thoải mái. Yêu cầu của tiểu đoàn là cứ đánh một vòng cách đội hình từ 8 đến 10 km, từ hướng nam tây nam đến tây chạm trục lộ củ rồi vòng về. Phía bên trái đường hoạt động của chúng tôi là chốt phòng ngự của D1 cách tầm 6 km. Nhiệm vụ cụ thể là cố gắng lùng sục để phát hiện ra các dấu vết các đường hoạt động của địch, thường xuyên hay không thường xuyên, mức độ qua lại khoảng bao nhiêu tên theo độ rộng của con đường. Các trận địa hỏa lực của địch hay đặt để bắn phá ta, xác định cự ly và độ hướng. Các cứ lõm chúng xây dựng nếu có, quân số khoảng bao nhiêu, đường chúng hoạt động ra đâu, về hướng nào...Để hoàn thành nhiệm vụ nầy, chúng tôi được yêu cầu là tránh tối đa việc phải nổ súng. Đây là điều khá dể vì khu vực nầy khá rậm rạp, dễ dấu hành tung, nên địch sẻ khó phát hiện.

   Nhìn trên bản đồ, rừng nơi chúng tôi sẻ đi qua mang một màu đen kịt so với xung quanh. Vậy là nơi nầy sẻ rất rậm, nhưng chẳng ai trong chúng tôi xác định được nó rậm như thế nào. Khoảng 11 giờ trưa chúng tôi bắt đầu chạm đến nó, sau khi qua khỏi rừng tre, phấn đấu sẻ đến đây trong thời gian dự kiến đã hoàn thành. Một điều nữa là suốt từ sáng đến giờ, chúng tôi chỉ mới phát hiện, đi cắt qua những con đường mòn nhỏ củ, chẳng phát hiện dấu vết gì còn mới chứng tỏ địch có hoạt động ở xung quanh. Dừng chân ăn cơm trưa xong, nghĩ ngơi xác định lại đường hướng một chút chúng tôi bắt đầu đi xuyên qua địa hình cần tìm. Mới đầu còn có thể gọi là đi, sau đó là khom. Nhưng chỉ tầm vài trăm mét là chỉ còn động tác bò mới vận động được. Giờ mới thực sự biết rằng rừng rậm ba tầng như thế nào, khi các loại cây to nhỏ mọc ken dầy với dây leo. May là nhờ mang hỏa lực nên duc thao không phải đi đầu, nhưng những đồng chí phải đi đầu phải chạm vào một sự vất vả không tưởng tượng nổi. Vừa trườn vừa dùng mã tấu phạt dây leo và các loại cây lúp súp để mở đường, tay đồng chí nào cũng rả rời khi chỉ mở được chừng trăm mét. Vì thế dù có thay phiên nhau liên tục, vào trong đám rừng rậm nầy tốc độ chúng tôi chậm lại như sên bò. Không nhìn thấy gì xung quanh hết, cả ngước mắt lên cũng thật khó khăn. Cứ thế mà trườn theo người đi trước, thấy anh em nhích lên thì đẩy súng lên trước rồi trườn lên theo. Đã vậy vào càng sâu thì không gian càng tối đen, đến một lúc chẳng còn cả ánh mặt trời. Tối như đêm, thỉnh thoảng ai đó không chịu nổi cảm giác ngột ngạt liền lên tiếng để trấn an nhau. Cứ vậy chúng tôi trườn, không biết phía trước đã tới đâu, phía sau liệu có theo kịp...Một cảm giác rất bất an chợt dâng lên, cứ sợ vào sâu quá rồi bị lạc không quay lại kịp thì chỉ có nước bỏ xác ở đây. Tư tưởng tháo lui cứ dâng lên từng chập. Nhưng rồi phải cố gắng tự trấn an để bò theo anh em. Chúng tôi cứ nối nhau trườn mãi, cảm giác dài lê thê không thấy bến bờ. Suổt một một buổi chiều ước chắc chỉ vận động chừng 2 km. Đã vậy cái không gian u tối, nồng nồng nầy khiến chúng tôi thấy rất ngột ngạt, khó thở và khát nước kinh khủng. Chỉ trong một ngày dù đã xác định tư tưởng, nhưng lượng nước mang theo đã bị hao hụt khá nhiều. Đến một lúc, cả đội chúng tôi không còn ai xác định nổi thời gian là bao nhiêu giờ. Ngày đó vật chất trang bị nghèo nàn lắm, cả tiểu đoàn chỉ có một hai cái đồng hồ của các cấp chỉ huy, còn lính tráng thì đó là một điều không thể có. Bởi vậy chỉ còn cách là mệt quá thì dừng lại thôi, nghĩ lấy sức dể tìm đường đi tiếp, chứ thời gian , không gian bây giờ ngày cũng như đêm.

   Đến một thời điểm, dù chưa thoát ra khỏi đám rừng tối nầy, chúng tôi vẫn quyết định nghĩ ngơi tại chổ. Mọi người tự giải quyết mọi nhu cầu của mình, chờ lại sức sẻ lại chặt cây đi tiếp. Chúng tôi nghĩ tại chỗ trong tâm trạng rất âu lo và một cơ thể ai cũng cảm thấy rả rời. Đã vậy như chưa hết thử thách, trời lại bắt đầu đổ mưa. Trời bổng tối đen như mực, ngữa bàn tay không thấy. Nhưng tiếng mưa rơi lộp độp trên lá rừng thì nghe rất rõ bên tai. Một lúc sau nước bắt đầu trút xuống, không mạnh mẻ, nhưng cứ rỉ đều đều, dư sức làm ướt hết mọi vật nơi đây. Với tư thế nầy chúng tôi không thể làm sao mắc võng được. Chỉ có lôi vội tấm nilon ra tranh thủ để phủ vội lên người. Cố gắng thu nhỏ để ngồi lên cho đở ướt, rồi mệt mõi quá lại nằm bệt xuống mặc nước mưa rơi lộp độp lên người. Cứ vậy cho đến lúc đồng chí phụ trách quyết định đi tiếp. Đặc điểm nầy tuy làm chúng tôi quá mệt, nhưng rừng già kiều nầy thì làm gì có địch ở mà lo. Bởi vậy nổi sợ hải của chúng tôi bây giờ là sẻ bị lạc trong đám rừng rậm nầy, sẻ bị chết đói và chết khát nếu hết lương thực mang theo và nước uống. Nhìn vào bản đồ, cảm thấy đi một loáng là qua, vậy mà thực địa thì thật khủng khiếp.

   Lại tiếp tục trườn, không biết anh em khác mang tư tưởng ra sao, chứ duc thao có lúc thấy như mụ người đi, đưa tay rờ lên phía trước không chạm vào chân anh em thì cứ trườn theo như quán tính, còn đầu óc rỗng không chẳng có suy nghĩ gì. Tưởng chừng lâu lắm, sau khi dừng lại khá lâu để đồng chí đi đầu quan sát kỹ địa hình, chúng tôi được thông báo là đã ra tới chổ trống. Lần lượt từng người chui ra , vào vị trí cảnh giới theo chỉ định, chúng tôi mới vội thở phào. Nhưng dù chỉ có một thời gian phải kẹt trong rừng rậm, vậy mà chỉ mới ra nơi trống trãi đã cảm thấy lạnh lưng, khung cảnh như trống huơ, trống hoác đến rợn người. Bây giờ có thể xác định được thời gian qua ánh nắng, tầm đã cở gần 11 giờ trưa...

    Đợt công tác nầy chúng tôi không gặp địch, cũng không phát hiện được dấu vết gì nhiều, ta an toàn. Nhưng lần đầu phải chui vào rừng nguyên sinh rậm ba tầng hoạt động đã khiến duc thao nhớ mãi.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 07:49:21 pm gửi bởi ducthao » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #111 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 08:36:33 pm »

   Rồi lâu dần không thấy gì, mìn thì vẫn lan tràn khắp chốn. Có một lần sáng dậy địch còn gài mìn ngay trên trục đường cách tổ phục tầm 50 mét mà còn không phát hiện được. May nhờ tinh thần cảnh giác cao nên khi lên chốt đường anh em phát hiện kịp thời. Do cường độ công tác ngày đêm liên tục, kế đến phải phục chốt đường, ăn ngủ lại thiếu thốn, dẫn đến chúng tôi thực sự vô cùng mệt mỏi. Đến một ngày mặc dầu cố gắng căng mắt, nhưng cả tổ phục 6 người của đơn vị chúng tôi đồng một lúc ngủ gục hết, chẳng màng gì hiểm nguy lúc nào cũng rình rập xung quanh. Thế là anh em lại hội ý với nhau thay phiên gác, cứ một tổ 3 người thay phiên nhau một gác hai ngủ để có đủ sức khỏe cầm cự lâu dài trên tuyến đường nầy....

 Không chỉ có anh em đơn vị bác ducthao@ ngủ gật khi làm nhiệm vụ đâu. Cheesy

 Đơn vị tôi năm 1979 cả 1 tiểu đoàn luồn sâu suốt đêm tới vị trí đã định, vì còn sớm hơn dự kiến nên D trưởng cho anh em nghỉ chờ khoảng 4h sáng thì ém sát trận địa địch. Chẳng ngờ cả D lăn quay ra ngủ cho đến tầm 8h sáng khi ánh nắng mặt trời rọi vào mặt mới bừng tỉnh giấc nhớ tới nhiệm vụ của đơn vị. Thời ấy lính ta bị vắt tới cùng kiệt sức lực vì liên tiếp những nhiệm vụ, bất kể lúc nào tranh thủ ngủ được là ngủ, nằm ngủ, ngồi ngủ, đứng ngủ và cả vừa đi vừa ngủ, lính truyền nhau kinh nghiệm vừa đi vừa ngủ, cũng đỡ lắm. Thiếu ăn, thiếu chất còn chịu được chứ thiếu ngủ thì khổ lắm, sau 1 đêm hành quân nhìn mặt nhau thằng nào cũng như mặt ma ấy. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hương rưng
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 11:51:52 am »

Chào các bác CCB, các anh chị
Thân chào cả nhà F5 mình

Hổm rày HR bị cuốn hút bởi những câu chuyện bom mìn để rồi cứ nhớ, cứ thương đau đáu một thời mà đã quá nửa đời người nó mãi hằn sâu…!

Nhiều lắm tâm sự của từng người lính, của những người đã từng cầm súng chiến đấu trên chiến trường K. Những câu chuyện cứ mãi ẩn chứa trong lòng, rồi chợt trào dâng khi có ai đó gợi lại. Đọc chuyện của các anh từ điểm chốt CaoMêLai, MơHơn… lòng sao quặn thắt, sự chịu đựng của người đang sống tại thời điểm đó quả thật được tôn vinh và rồi tiếc thương người nằm xuống cho hôm nay.

Thật là hay, cảm phục và trân trọng những câu chuyện của những người lính. Mải mê dõi theo từng câu câu chuyện với những tình tiết bi, hài, gian truân, tử biệt…  mà quên nói một lời cảm ơn! Thật là có lỗi với các anh. Ngần ấy năm trời qua đi mà các anh đã chắp bút cho quá khứ hiện về. Các anh cứ khiêm tốn bảo rằng: “thực ra lúc đó làm được những việc nguy hiểm như vậy chỉ là chấp hành sự phân công…” Điều đó hoàn toàn đúng với truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam “ Đoàn kết một lòng bách chiến bách thắng…”  Nhưng nếu, không có được tinh thần thép của những con người yêu quê hương đất nước, yêu tự do hòa bình cho nhân loại, thì làm sao đất nước Chùa tháp có được ngày hôm nay?...!
 
Từ những câu chuyện của các anh Đức Thảo, anh Chánh, anh Ampil và các đồng đội khác… mà những cái tên đã trở nên quen thuộc như: Cao Mê Lai, Mo hơn, Kốp, cầu 20, Sơvaichech, Poipet, Thomapuốc, cao điểm 175, hồ 48 chốt Khvao…
Lối kể chuyện rất chi tiết, sống động làm HR mỗi khi đọc cứ ngỡ những hình ảnh núi rừng đang hiện hữu. HR cảm nhận được sự chân thành, lối suy nghĩ tích cực trong sáng có pha chút hài, chút cương của những anh lính dũng cảm…

Ôi! Còn nhiều lắm những câu chuyện, những tấm gương hy sinh anh dũng khác mong anh em mình hãy cùng nhau chia sẻ. Những câu chuyện kể từ những người thật việc thật mới chính là kho báu viết nên những trang vàng lịch sử đó các đồng chí ơi!
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 01:56:47 pm »

   Chiều mưa ở Mo hơn thật là buồn, duc thao không biết lời cảm thán của anh Phạm sĩ Sáu, một nhà thơ của E4 F5 xuất phát trong hoàn cảnh và thời gian nào. Còn trong sự gợi nhớ từ quá khứ của duc thao thì đúng là tất cả những mùa mưa đi qua đất Mo hơn điều mang một nỗi buồn rất sâu nặng và hiu quạnh.

   Trong cái mùa mưa đầu tiên nầy của đơn vị chúng tôi trên đất Mo hơn, thời điểm tháng 8 năm 1981 cũng vậy. Không gian bình thường với những chết chóc thương vong vốn đã mang trong nó một màu xám xịt trong tư tưởng rồi. Giờ lại kết hợp với những cơn mưa rừng, màu sắc cảnh vật ở đây càng thêm quạnh quẻ hơn. Đối với mưa rừng, ngày cũng như đêm, sáng cũng như chiều, mọi vật trong mưa đều tăm tối như nhau cả. Xám ngoét, thê lương, rả rít như bất tận...Đường đi lối lại trong đội hình bổng trở nên lầy lội, rậm rạp khuất tầm nhìn, khiến cho người lính nếu không phải làm công tác gì đó rất ngại phải bước đi. Nơi ấm cúng nhất lúc nầy là những căn nhà bé nhỏ, chỉ kê vừa 2 chiếc phản nằm, một cái giá súng gọn nhẹ và một kệ ba lô trên sát đầu nằm diện tích chừng hơn 6 m vuông một chút, làm nửa nổi, nửa chìm trên mặt đất. Khi trời mưa có lúc phải thu mình một góc để tránh dột ướt mình. Một tiểu đội thường có ba nhà như vậy nhưng phải bỏ trống một nhà do thiếu người. Còn lại hai nhà kia thì cũng chỉ có một người thay nhau ở vì có một người phải đi công tác. Cỏ tranh và các bụi cây dại bắt đầu phát triển theo mưa. Đất Mo hơn lại rất tốt bởi lớp mùn cây trên mặt, nên chẳng mấy chốc cỏ tranh bắt đầu vươn lên phủ kín đội hình, từ đường đi lối lại, chiến hào đến sát nhà. Ai ở nhà đó, cách vài mét đã không còn nhìn thấy nhau, trong khi thường mỗi nhà cách nhau phải 20m. Ban ngày thì còn có những hoạt động đi lại, lấy cơm lấy nước. Còn ban đêm chỉ thỉnh thoảng nghe tiếng bước chân bì bỏm của người đi đổi gác lội qua. Còn lại không gian trở nên rất cô quạnh. Khi những cơn mưa rừng dội đến, tiếng gió rít rì rào hoặc thốc lên từng đợt, đem nước vào cả trong nhà. Người lính chỉ còn biết nằm trùm ni lon chịu đựng, cảm giác rất cô độc, lẻ loi..."Nắng nghĩ, mưa ngủ, mát trời đi chơi...", câu nói vui của lính cũng phản ảnh được một phần. Mùa mưa ở Mo hơn nước lúc nào cũng sâm sấp, trộn lẩn cùng cỏ mục. Cứ bước chân đi nước lại sùng sục như sôi lên, mang theo một mùi hôi nồng đến khó chịu. Vậy là những anh em không có công tác hay việc gì cần, rất ngại phải bước đi, thậm chí nhiều anh lười đến nổi không màng đến đi lấy cơm để ăn nửa. Các con đường trong đội hình, dọc chiến hào bổng trở nên hoang vắng đến rợn người. Nhiều lúc ban đêm đi ra mặt gát cứ ngở mình đang đi lạc ra rừng. Thỉnh thoảng mới có những đồng chí không chịu được cái cảm giác đơn độc mới tìm tới nhau bù khú một chút lại vội quay về nhà ngay vì sợ địch đột kích.

    Buồn nhất là phải chứng kiến cảnh những anh em bị thương vong. Những lúc còn khô ráo, dù vẫn còn cảnh giác vì mới bị tập kích. Nhưng nhiều anh em nghe tin đơn vị có thương vong cũng lần lượt tìm cách đến thăm. Chia sẻ , động viên những người bị thương hay vuốt mắt lần cuối cho liệt sĩ. Nhưng vào tầm mưa nầy, thương tử về chỉ có những đồng chí làm nhiệm vụ tải ra ngoài trung đoàn mới tất bật vận động ra để lo, còn lại anh em ở ngoài chiến hào chẳng ai đến được. Có những buổi chiều mưa dầm tầm tả, tử sĩ không kịp đưa ra phải nằm tạm trong nhà xác lạnh lùng trông rất thê lương...Có những đêm mưa rào không ngủ được, cứ nằm đợi đến phiên gác mà thầm nghĩ cho số phận của mình và anh em trong tiểu đoàn mà chạnh lòng, không biết ngày mai sẻ ra sao đây...?
Logged
trungchanhe2
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #114 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 12:43:13 am »

  Ngủ gật,hai tiếng ngủ gật làm tôi nhớ đến câu chuyện một người bạn hi sinh chỉ vì một  người chốt đường ngủ gật. Đó là một đợt tham gia chốt đường thay c8 về nghỉ ngơi,sáng ngày 22/7/81 tôi nhận nhiệm vụ chốt đường với 2 anh ở c7 là anh HOA lính 78 quê HẢI HƯNG phụ trách chung,cùng với bạn Phước lính 80 cùng đợt quận 8 và 3 tay súng của c6 là anh MẠNH,thằng TÈO lính 80 LONG AN và một anh nữa không nhớ tên,nhiệm vụ thông chốt bảo vệ đường trong thời gian 3 ngày,sáng sớm chúng tôi đã tập họp đầy đủ rà mìn từ mo hơn đến cầu 2o sau đó quay về đoạn dốc chốt lại,nhiệm vụ trong ngày hôm đó hoàn thành tốt đẹp không có gì xảy ra ngoài việc phát hiện và gỡ một số mìn kp2 và 652a.
   Tình hình địch lúc này không có gì thay đổi củng tập kích, bắn cầm canh ban đêm làm ta thương vong rồi gài mìn trên đường tải thương gây thiệt hại thêm cho chiến sỉ ta,còn đơn vị vẫn theo phương châm phòng ngự tích cực,luôn bung ra tìm địch để đánh như DucThao đã nói,cường độ hoạt động liên tục mà quân số bị hao hụt nhiều, nên nhửng người lính không tránh sự mệt mỏi trong thực hiện công tác của mình.
  Chúng tôi về vị trí chốt được chia làm 2 tổ,3 đ/c c6 có trang bị một trung liên lên trên ngay dốc chốt,còn tổ chúng tôi chốt cách do 200m về hướng mo hơn trang bị toàn ak vì hỏa lực đễ trong cứ đi hoạt động,chốt cho đến chiều tối thì quay về dốc đi vào bên hướng đông đường có một lùm cây rất rậm,um tùm cách đường khoảng 50m ngủ đêm tại đó,trước khi vào trong bố trí nơi ngủ và phòng thủ trong đêm anh Hoa nói tôi cảnh giới cho ảnh gài trái M67 phòng địch tối nó mò ra gài mìn,riêng anh này thì là những tay gài,gở,mìn trái các loại giỏi có tiếng của d2 lúc bấy giờ nên tôi rất an tâm về việc này,trong vài phút anh đã gài xong chúng tôi vào trong phân công nhau gác đêm cho đến sáng.
   Sáng hôm sau trời mới hừng đông là anh Hoa ra gở trái sau đó tiếp tục ra chốt,ăn sáng xong đi thông đường làm 2 hướng ,vào gần cứ và ra tới cầu,sau khi thông đường xong trở vào chốt đường như cũ,khi đang thông đường thì nghe trong cứ có tiếng nỗ sau đó có tiếng bắn ám hiệu,anh em trong cứ đạp mìn rồi,anh Hoa nói lác nửa chắc có tải thương rồi cố gắng thông sớm cho chúng nó ra,chúng tôi ra vào cách cứ 500m xong quay ra tới nơi chốt khoảng 30 phút sau thì đoàn tải thương ra tới mới hay mấy anh c5 ra kiểm tra ngoài đội hình vướng mìn 1ca hi sinh, 2 bị thương nặng chuyển ra gấp,đoàn tải đi qua chúng tôi tiếp tục làm nhiệm vụ,lúc này là 9h30 thì lại nghe nổ mìn trong cứ,lại có tiếng súng ám hiệu,bị mìn nửa và anh em chúng tôi tiếp tục chờ một đoàn tải không biết ai bị thương đây,đến 11h30 thì tải thương ra tới tổ chốt đầu tôi thấy bạn CU trinh sát d đi đầu có 2 cáng thương binh với 8 người tải, hỏi thăm mới biết c7 củng tuần tra chung quanh địa hình c thì vướng mìn cả hai đều bị thương, tôi nói với bạn CU trên dốc còn một chốt nửa cứ yên tâm mà đi vì đường mới thông,sau đó nó lên đến dốc dừng lại đỗi ca đi đầu như đả thỏa thuận từ trước với Phước củng lính 80 quận tư,đột nhiên nghe một tràng tiếng súng quay đúng về phía của mình,lại một loạt tiếp theo,anh HOA la lớn chúng nó bắn nhầm rồi lính mình đó, và nói anh em bình tỉnh, như nghe được tiếng la của mình nó im không bắn nửa,khi vận động lên thì thấy Phước bị một viên đạn nhọn từ khẩu trung liên do thằng Tèo bắn ra ngay đùi trái,trúng xương ,đứt động mạch máu tuông linh láng, chúng tôi lên sơ cấp cứu ngay cho Phước ,chặt cây làm cáng chuẩn bị khiêng ra,anh HOA hỏi ra mới biết do mệt quá Tèo ngủ gật,khi nghe tiếng động,thấy người qua lớp cỏ tranh ,nên tưởng pốt bắn luôn,may anh Cu kế bên không bị sao,anh Hoa tức quá đá cho nó một phát,và lệnh cho tổ đó 2 anh khiêng cáng phụ ra tới cốp xong mới quay về.
   Đến chiều thì cả hai đoàn tải thương nhập lại đi vào cứ, anh em báo tin buồn PHƯỚC đả hi sinh do sốc, mất máu ,thật đáng tiếc,chúng tôi tiếp tục công tác của mình thêm một đêm và một ngày nửa,đến giờ rút vào trong lùm cây như hôm qua các anh đả vào hết còn tôi và anh Hoa tiếp tục gài trái m67,củng vị trí đó tôi cảnh giới cho anh gài cách 2m, anh ấy ngồi làm một chút bổng anh quay sang nói ''mày vào trước mắc cho anh cái võng lác tối khó thấy đường,tôi nghĩ anh củng làm xong rồi nên đi vào,xuống phía dưới con đường khoảng 5m thì một tiếng nổ đanh giòn vang lên, phía sau lưng tôi nghe như có luồng gió mạnh hất tôi về phía trước nằm dài xuống luôn,phản xạ của người lính tôi liền mở chốt an toàn súng chuẩn bị chiến đấu, nhưng sau tiếng nổ thì không nghe gì thêm ,tôi liền nói ''anh Hoa bị nổ trái rồi''và chạy ra thì một cảnh tượng thật thương tâm,hai cánh tay chỉ còn một nữa ,mắt anh văng mất tiêu chỉ còn lại hai hốc mắt sâu vào trong,người ám khói đen từ bụng đến đầu,nhiều lổ nhỏ trên bụng,ngực sâu vào trong người,khó qua khỏi,sau phúc bàng hoàng thương tiếc cho anh,nhất là nhửng tiếng gọi mẹ mẹ ơi cứu con làm chúng tôi rơi nước mắt,chúng tôi lại làm cài cáng lần nửa trong ngày thì trời đả tối mịt,phải mò đi trong đêm,không dám bắn ám hiệu sợ pốt ở gần ra phục,và anh đả trúc hơi thở ngay trên cáng ,về tới cứ có anh em chờ trước đội hình để phụ giúp và nắm tình hình ,có đại đội trưởng c7 đến hỏi sau đó nói'' đ...m..cái ngày gì mà kỳ cục vậy,hướng nào đi công tác củng bị hết.''có anh nói ngày 23 chứ ngày gì...
   
Logged
trungchanhe2
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #115 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 06:09:30 am »

   Báo cáo với các anh là về đến cứ đêm hôm đó không tài nào ngủ được, nghỉ mãi đến câu nói của anh Hoa''mày vào trước mắc cho anh cái võng'' nếu không có câu nói đó ,chắc tôi củng chung vụ với anh luôn rồi,đúng là có những cái chết thấy đơn giản nhưng cũng có những người thần chết né tránh nó bao nhiêu lần luôn,không sao hiểu nổi ,dẫu sao cũng cám ơn anh đã có lời nói cứu tôi không bị thương vong,nơi anh an nghĩ hiện đang ở Nghĩa Trang Tỉnh ĐỒNG NAI cùng một số anh nhập ngũ 77,78 ,79 quê phía bắc ,tôi cùng DUCTHAO thường đến viếng các anh trong nhửng ngày lễ,tết.
  Thật tình chuyện này thật khó nói,nên cứ suy nghỉ mải nên thời gian có gián đoạn,mong anh em nhất là bạn ducthao thông cảm.Nhân kỹ niệm 69 năm ngày thành lập Quân Đội 22/12 xin chúc toàn thể anh chị em cùng gia đình luôn luôn mạnh khỏe,hạnh phúc và gặp thật nhiều may mắn trong cuộc sống.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #116 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 07:28:41 am »

    Đúng vậy đó Chánh, mình biết bạn mấy nay tư tưởng hơi bị khó, khi mà cố nhớ về những chuyện như thế nầy, những câu chuyện mà ngay cả cho đến giờ thật sự mình còn không dám kể chi tiết. Nhưng có một điều mình nói về Mo hơn, một vùng đất dữ mìn nhiều như nấm, thì chắc rằng người vào đọc sẻ có câu hỏi: " Vậy nó như thế nào...". Cố kể để tưởng nhớ về đơn vị, về đồng đội một thời coi như mình vẫn nhớ về sự hy sinh vì nghĩa cả của anh em, về nhiệm vụ của một đơn vị cùng tham gia với các đơn vị khác một thời làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn mà mình được danh dự tham gia trong đó. Không được đón tiếp bằng hoa hồng, nhưng những người lính của Quân đội nhân dân Việt nam, những người con của tổ quốc Việt nam vẫn sẵn sàng hy sinh vì nghĩa cả. Đã chấp nhận tất cả mọi hy sinh gian khổ để giáng cho mọi thế lực thù địch những trận đánh kinh hồn bằng ý chí chí quật cường, để luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ...
Logged
Linhsinhvien1972
Thành viên
*
Bài viết: 139


LSV1972


WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 01:03:11 pm »

CHÀO MỪNG 69 NĂM THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12/1944 - 22/12/2013

Chúc các đồng đội Cựu chiến binh; Cựu thanh niên xung phong, các đồng đội còn tại ngũ và đã xuất ngũ; các đồng đội thường trực và dự bị, các đồng đội chính quy và địa phương, các đồng đội trẻ và các đồng đội già, các đồng đội trai và các đồng đội gái, các chú và các thím bộ đội… luôn xứng đáng với danh hiệu "Bộ Đội của nhân dân". Chúc sức khỏe và quyết thắng!







Logged

Bao giờ cho "hết" tháng 10 ?!
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #118 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2013, 07:42:29 am »

Là người lính chiến trường, cứ tới ngày 22/12 thì lại là những ngày kỷ niệm không bao giờ quên. xem và ngẫm nghĩ câu chuyện của Ducthao và Trungchanhe2 ở Mo hơn sao nó cũng hao hao giống như chốt hồ 48 nơi K11 D 6 mình chốt chặn, tuy nhiên mức độ ác liệt thì không sánh bằng nơi Ducthao và Trungchanhe2, cũng mìn KP 2, 65 A..cũng đạp cũng vướng và cũng banh xác nhiều đồng đội của mình, cũng những cách chào đón ngày 3 bửa tập kích vào đúng những lúc trời cũng phải tránh, thế mà cứ tầm ấy nó tương vào...
Xem đọc những ngày 2 bạn ở Mo hơn mình hồi tưởng lại những ngày trên chốt 48, cái gì đó làm ngẹn cả trong lòng...
Nhân kỹ niệm 69 năm ngày thành lập QDNDVN và 24 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, chúc tất cả đồng đội luôn mạnh khỏe, tự hào là người lính cụ Hồ luôn được người dân yêu mến.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #119 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2013, 03:27:24 pm »

    Thật ra người lính dù thần kinh có cứng cở nào, nhưng nếu cứ mãi đối phó với việc chết chóc, gian khó triền miên thì đến một lúc nào đó chính anh ta cũng sẻ tự gục ngã. Trong cái ác liệt phải có cái lạc quan để mà sống, để mà không bị tâm thần vì quá căng thẳng. Có những chuyện xãy ra tự nhiên như quy luật vui buồn. Cũng có những chuyện do mình phải tự tạo ra để mà vui sống.

    Ở chốt Mo hơn chúng tôi cũng vậy. Mùa mưa vốn dĩ đã buồn, nếu cứ thu mình mãi sẻ không tìm ra niềm lạc quan cho tâm hồn khuây khỏa. Địch đánh cứ đánh, đánh xong rồi nghĩ chứ không thể đánh suốt ngày. Mùa mưa nước ngập, đạn hỏa lực của địch bắn vào có rớt gần cũng chỉ "Uỳnh" một tiếng, bắn lên một cột nước cao, rồi lại đổ ụp xuống. Nhiều khi xô ngã qua một bên, nhưng rồi lồm cồm ngồi dậy nhìn nhìn cơ thể vẫn không việc gì. Như là đùa với số phận, như là thử sự hên sui, một trò chơi đúng chất lính, anh em cho rằng sui lắm mới bị đạn hỏa lực rơi trúng người. Địch không đánh thì đi kiếm ăn, mưa dầm nước ngập, những dòng suối tự nhiên được hình thành xuôi từ bắc xuống nam, mang theo cơ mang nào là nguồn sống.

    Có một con suối tự nhiên hình thành từ dòng suối chảy từ c7 qua c8, những lúc mưa dầm bắt đầu xuất hiện cơ man nào là những con cua con. Bằng đầu tăm, bằng đầu đủa có, hàng triệu triệu con theo dòng trôi lúc nhúc. Dùng chiếc mùng ra giăng đón, nó nhiều đến nổi làm bục cả chiếc mùng. Bắt vì mê quá mà bắt, chừng có rồi không biết phải chế biến ra sao để mà ăn. Đành phải lộn mùng ra cho chúng trốn thoát. Nhưng cá thì thôi rồi, từng bầy các loại cũng cứ theo dòng mà chạy, sục vào ven bờ để tìm kiếm thức ăn quẩy nước đục ngầu. Đến được tới Mo hơn thì con nào cũng đã nhiều ngày no đủ, nên nhiều con cá lóc to đến thấy thương. Thế là thỉnh thoảng nghe " Đòm" một phát, một chú cá béo đã phơi bụng làm thức ăn. Tuy nhiên lính cũng hạn chế bắn lắm, sợ lộ đội hình, sợ cấp trên la, nên việc buông câu xem ra là khả dĩ nhất. Bây giờ mới biết ai khéo tay, ai chuyên nghiệp. Lưỡi câu làm bằng cộng thép trắng của dây thông tin lúc nầy mới phát huy tác dụng, góp phần cung cấp cá cho lính ăn. Khỏi cần đi đâu xa, cứ ngồi ngay trong nhà, trên tấm phản ngủ mấp mé nước mà bỏ cần xuống. Cá ăn thì có cái cải thiện, còn không như một trò giải trí cho đở buồn... Chính những tháng ngày chịu đựng mùa mưa trên vùng đất Mo hơn nầy duc thao mới được biết đến một loại cá thật là ngon, có một loại thịt thơm, ngon và béo không thể tả. Đây có thể là một loài cá nuôi của những người dân Thái sát biên giới. Do lượng nước đầu nguồn đổ về quá nhiều, làm ngập ao nuôi, chúng mới thoát theo dòng nước chạy qua tới bên nầy. Lính mình thì đặt tên cho nó là cá mương, vì nó cứ theo những mương nước nhỏ chạy đành đạch qua liên tục. Mới đầu cũng lưỡi, cũng móc mồi bình thường. Nhưng sau rồi chỉ mục, lưỡi đứt. Nhiều anh em buồn buồn vẫn ôm cần thả câu kiểu không lưỡi, cột một đoạn cỏ theo dây chỉ buông chơi, vậy mà lại vô tình câu dính. Kinh nghiệm được phổ biến là : chỉ cần cột một chút cỏ trên đầu cộng chỉ cho chắc, cứ giở cần lên thả mồi nhử trên nguồn cho chảy xuông theo dòng nước hết dây, lại giở lên buông tiếp, cứ vậy lặp đi lặp lại. Loài cá nầy rất háu ăn, cứ thấy có gì chạy theo dòng nước là táp. Khó nhất là phân biệt lúc nào nó táp, giật cho nó bay lên bở lăn long lóc, là tóm lấy bỏ vào xô, nhưng có khi nó cũng kịp lăn xuống nước thoát. Vậy là phải thủ theo một cây roi dài chừng hơn sải tay, quất cho một phát rồi mới lượm bỏ vào xô cho chắc. Có một lần duc thao câu kiểu nầy chưa được buổi sáng đã đầy xô, về nấu canh kho ăn mấy bửa mới hết. Nấu canh thì có bông điên điển, bông súng, lá me, hơn chục con cá đi kèm, thì được nồi canh không gì ngon hơn nữa.Béo béo, ngọt lừ, thơm phức, đến giờ vị ngon của nó duc thao vẫn chưa quên. Lúc nầy cá lóc còn tạm được, còn rô thì dù rô mề bằng cở bàn tay lính cũng cho qua vì ngại công làm. Nhưng do phải trực chiến tại pháo nên duc thao thi thoảng mới ra ngoài đội hình tham gia cải thiện với anh em, còn thì ngồi câu tại chỗ hoặc nhìn từng bựng nước tạo thành do hỏa lực pot bắn chết vào trảng trống giữa đội hình c6 và c8 để giải trí....
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2013, 03:35:53 pm gửi bởi ducthao » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM