Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:50:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?  (Đọc 151841 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #290 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2017, 09:02:17 pm »

Năm 7/1/1980 tại Nông Mak Moon, các cuộc đụng độ lớn đầu tiên xảy ra giữa một bên là quân đội Hoàng gia Thái Lan và quân đội Việt Nam đang giúp đỡ Campuchia ớ biên giới Thái Lan, bộ đội VN trong quá trình truy kích Khơ-me đỏ đã tiến sâu vào biên giới Thái Lan, theo phương tây thì cuộc đụng độ này làm một chiếc máy bay trinh sát và 1 máy bay trực thăng quân sự của Thái bị bắn hạ bởi các xạ thủ Việt Nam.
Lực lượng Thái Lan tuyên bố chiến thắng, đấy lui được quân của Việt Nam và bắt được tù binh, cho mời các phóng viên đến quay phim chụp ảnh.


Phóng sự của truyền hình Thái Lan về xung đột Thái - Việt
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=5rng0zklIl0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=5rng0zklIl0</a>

Trong Channel: AP Archive còn những video khác ví du:

Vụ ngày 1/7/1980 <a href="http://www.youtube.com/watch?v=eFpMdA0FkJQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=eFpMdA0FkJQ</a> Lưu ý, hình ảnh nhạy cảm, cần cân nhắc. Video này đoạn sau có những hình ảnh không giống bộ đội VN, cũng như có thể là từ trận đánh khác.

Vụ ngày 26/1/1983 <a href="http://www.youtube.com/watch?v=u6T0v_yH0wY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=u6T0v_yH0wY</a>


Sau khi bị quân đội Việt Nam đánh bại, Khơ-me đỏ thất thế phải mượn đất Thái Lan lập căn cứ hoạt động. Lúc đó nhà cầm quyền Hoa Kỳ và phương tây vẫn công nhận, cũng như ủng hộ Khơ-me đỏ trên trường ngoại giao quốc tế.

Trong thời kỳ nạn diệt chủng xảy ra ở Campuchia, vì những lý do địa chính trị, cả Washington, Bắc Kinh, và Bangkok đều đồng thuận ủng hộ tiếp tục duy trì sự tồn tại của thể chế Khơ-me đỏ.

Khi Tổng thống Mỹ Gerald Ford tới thăm Indonesia ngày 6/12/1975, tài liệu ghi lại ông này đã trao đổi với Tổng thống Suharto như sau: “Chúng tôi sẵn lòng từng bước tạo dựng quan hệ với Campuchia với hi vọng có thể giúp làm giảm ảnh hưởng từ Bắc Việt Nam, dù chúng tôi biết rằng chính phủ Campuchia rất khó chơi”.

Kissinger thì đánh giá rằng Bắc Kinh cũng đang thực thi chiến lược tương tự: “Người Trung Quốc muốn dùng Campuchia để cân bằng thế lực trước Việt Nam… Chúng ta đều không ưa Campuchia, chính phủ của họ thật tồi tệ, nhưng chúng ta muốn họ duy trì được độc lập. [Vì vậy] chúng ta không ngăn cản Thái Lan hoặc Trung Quốc tìm cách xích lại gần hơn với Campuchia”.
Kể cả sau khi đã bị thất thế, Khơ-me đỏ vẫn nhận được sự hậu thuẫn gián tiếp âm thầm từ chính phủ Mỹ qua các đời Tổng thống, từ Carter, Reagan, tới Bush cha.

Năm 1979, Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của Carter, từng khẳng định quan điểm tương tự như chính sách của Kissinger trước đây: “Tôi khuyến khích Trung Quốc hậu thuẫn Pol Pot. Tuy thể chế Pol Pot là đáng ghê tởm, chúng ta không bao giờ ủng hộ thể chế này, nhưng [gián tiếp thông qua] Trung Quốc thì có thể được”.

Với sự đồng tình nửa công khai từ Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan cùng nhau hỗ trợ cho Khơ-me đỏ. Năm 1982, Mỹ và Trung Quốc khuyến khích Sihanouk gia nhập liên minh lưu vong với DK (Đảng Dân chủ Kampuchea – tức Khơ-me đỏ).

Ngoại trưởng Mỹ George Schultz từng từ chối ủng hộ đề xuất về một tòa án quốc tế xét xử tội phạm diệt chủng. Tới năm 1989, người kế nhiệm ông ta là James A. Baker thậm chí còn đề nghị cho Khơ-me đỏ tham gia vào chính phủ Campuchia.
Đồng hành với những chính sách và thái độ hậu thuẫn Khơ-me đỏ từ các cường quốc là sự im lặng kéo dài 20 năm của Liên Hợp Quốc đối với nạn diệt chủng xảy ra ở Campuchia.

Xem thêm về những thế lực chống lưng Khơ-me đỏ hòng làm VN chảy máu http://www.counterpunch.org/2014/10/16/who-supported-the-khmer-rouge/

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2017, 09:14:23 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Quan tinh nguyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 48


« Trả lời #291 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2017, 10:51:38 pm »

Cảm động và xúc động nhưng hơi buồn sau khi xem xong chương trình cầu truyền hình"DÁNG DỨNG VIỆT NAM" kỷ niệm 70 năm ngày TBLS 27-7, vì chương trình đã đưa chúng ta ngược lại thời gian qua hai cuộc chiến tranh thần thánh chống Pháp và chống Mỹ với sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, sau đó đã không còn sợ chuyện nhạy cảm là cuộc chiến tranh bảo vệ biển đảo (Gạc Ma), và CTBG phía Bắc(Hà Giang) tuy chỉ có một hình ảnh và ngắn gọn về các LS trong các cuộc CT này. Tuy nhiên cuộc chiến tranh bảo vệ BGTN và làm nhiệm vụ QT ở CPC lại không được nhắc đến dù chỉ là một đoạn văn hay một hình ảnh về hàng nghìn đồng đội của chúng ta đang yên nghỉ tại các nghĩa trang LS trải dài từ Tây Ninh đến Hà Tiên, các liệt sĩ trong cuộc CTBGTN chắc cũng chạnh lòng hay đây là vấn đề nhạy cảm nên không được đưa vào chương trình, tôi không nghĩ như vậy vì TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm CPC cách đây vài ngày đã khánh thành các tượng đài kỷ niệm QTN Việt Nam ở CPC mà.
Logged
lehuychieu1959
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #292 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 09:28:38 pm »

KỶ NIỆM 40 NĂM CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI TÂY NAM
NGÀY NÀY 39 NĂM TRƯỚC BẠN ĐANG LÀM GÌ Ở ĐÂU ?

Đúng 14 giờ chiều ngày 07/01/1979 toàn trung đoàn được lệnh hành quân. Lúc này các đơn vị đang rải rác xung quanh thị xã Stungtreng. Vị trí tập kết là bờ đông sông Mê kông. Tại đây quân đông như đi trẩy hội, ngoài E95, E29 bộ binh ra còn có trinh sát các đơn vị, đặc công 198, đặc công 409, pháo binh 576, công binh 270, thông tin 575, tăng thiết giáp 574, cao xạ 573... Phía bờ tây sông Mê kông tàn quân sư đoàn 801 đang còn chốt giữ. Bên đó có phum Tha la với hơn ngàn dân sinh sống. Đúng 1 giờ sáng ngày 08/01/1979 khi màn đêm đang còn mờ mịt thì 50 chiếc xuồng tam bản mỗi xuồng chở 50 cảm tử quân gồm đặc công 198, đặc công 409, bộ binh 95, trinh sát Quân khu, trinh sát sư đoàn, trinh sát E95, trinh sát E576 và thông tin 2w. Mọi người chèo bằng tay, thông tin không mở máy. Tất cả im hơi lặng tiếng. Dòng Mê kông vốn dĩ đã rộng , có nơi rộng tới hơn 2 km, chỗ vượt sông đêm nay cũng khoảng 1,5 km. Đêm tối càng làm cho dòng sông như rộng hơn, nước chảy cuồn cuộn, mọi người gắng sức chèo. Ì ạch rồi cũng qua được 2/3 sông, lúc này là 4 giờ sáng. Ánh chớp sáng lóa lên cùng những tiếng nổ vang trời, pháo 37 ly đã hạ ngang nòng bắn thẳng sang bờ sông bên kia. Chỉ chờ có vậy, các chiến sỹ 2w đồng loạt mở máy nhận lệnh tác chiến từ chỉ huy. Các xuồng cũng đồng loạt mở máy phóng hết tốc lực. Lính tráng vứt hết tay chèo xuống sông lăm lăm sẵn sàng nổ súng. Xuồng tam bản phóng hết tốc lực đâm thẳng vào bãi sông, bộ đội ào lên, súng nổ vang trời, sau 1 giờ ta cũng làm chủ được bờ sông tạo bến cho Sư đoàn vượt sông Mê kông. Đó là đêm 07/01/1979. Một đêm đã đi vào lịch sử Sư đoàn 307.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM