Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:36:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi kẹo lạc... 4  (Đọc 179553 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 10:50:12 pm »

Bác Mod quê ở mô hỉ?


 Lão Quocngoaicu@ thấy không? Về cuối tấm bản đồ góc bên phải ở dưới cùng có dòng sông nhỏ con con chảy ra đầm Cầu Hai, đó là con sông Truồi chảy cắt ngang QL1. Cách sân bay Phú Bài khoảng 10km và cách tp Huế về hướng Nam 26 27km, từ đây đi Lăng Cô còn khoảng 40km nữa.

 Lão Quocngoaicu@ có thấy con sông như con giun nho nhỏ đó không? Phần cuối chảy ra đầm nước lợ ấy là Thôn Đông, làng Bàn Môn, xã Lộc An huyện Phú Lộc đấy. Quê nội tớ chính gốc nằm ở đó, từ nhà ra chỗ nước lợ khoảng 1km là cùng. Vì mang danh là quân "vô sản", là "giặc" nên sau năm 1946 thì nhà tớ vắt giò lên cổ mà chạy khỏi quê nhà.  Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2013, 01:40:50 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 12:40:22 am »

                                          Những tập tục hay rất đáng lưu truyền ở quê tôi.

 Thường mỗi dòng họ trong sinh sống ở khắp trên dải đất VN này đều có 1 ông trưởng họ, ông trưởng họ này phải là người con trai lớn của dòng họ trưởng, nếu dòng trưởng không có con trai nối nghiệp thì dòng thứ sẽ kế ngôi trưởng họ, cứ thế lưu truyền từ đời này qua đời khác. Nhưng trong họ nhà tôi thì không thực hiện như thế, với lý do: Nhỡ dòng trưởng, ông trưởng của dòng họ thì thuộc loại "lấy đít trâu làm thước ngắm" thì con cháu các dòng thứ khác cho dù là giáo sư, tiến sỹ thì cũng ngồi dưới nghe cái thằng nông dân "một cục" nó lãnh đạo à? Vì thế, ngay từ xa xưa trong dòng họ nhà tôi đã có một chính sách khá cởi mở, đó là: Trưởng họ bầu. Trong họ sẽ bầu ra một ông làm trưởng họ cho dù ông này ở ngôi thứ vị trí nào trong họ, miễn là người có uy tín, đưa ra được chính sách tốt, tạo được mối đoàn kết nhất trí trong dòng họ để cùng nhau đóng góp xây dựng ngày càng vững bền là OK.

 Cũng vì thế, có người út ít trong dòng họ nhưng có học vị cao, có uy tín, đứng đắn đàng hoàng và sinh con đủ bề lại được bầu làm trưởng họ. Sẽ không có cảnh ông trưởng họ mà chưa từng bước qua khỏi lũy tre làng lại đi lãnh đạo và cả quát tháo những ông học hành, bằng cấp, kiến thức và hiểu biết  "cùng mình". Tuy nhiên, trong Phái, Chi và Phòng nhỏ trong gia đình thì vẫn giữ thủ tục dòng trưởng lãnh đạo cả. Nội gia quy trưởng, tức trong nhà thì ông trưởng quyết định tất, ý kiến của ông trưởng là "cấm cãi".

 Điều nữa mà tôi cho là rất hay, trong Họ có 1 chính sách để thúc đẩy, khuyến khích học hành mà vươn lên cho con cháu có động lực. Trong nhà thờ Họ thì thờ cúng đời thứ I nằm ở gian giữa, chính điện. Dưới đời thứ I có 2 người con trai là đời thứ II nên Họ nhà tôi chia thành 2 Phái, là Phái Nhất và Phái Nhì, Phái Nhất thờ bên trái và Phái Nhì thờ bên phải, vì thế trong ngày giỗ Họ, con cháu đứng ở 2 bên thì người ngoài cũng nhận ra là người cùng một họ, một ông Tổ sinh ra và thuộc Phái nào? Khi cúng Tổ tiên xong thì bưng xuống và con cháu đánh chén, ngồi theo ngôi thứ bậc rõ ràng, cấm ngồi leo hàng các cụ kể cả là ông Tướng ngoài xã hội. Người cao tuổi từ 90 trở đi hoặc già yếu không đi đến nhà thờ được, kể cả là dâu của họ (dâu là con cháu mà) cũng được một cô gái chưa lấy chồng đội riêng 1 mâm cỗ chùm khăn đỏ thêu rồng phượng mang tới tận nhà mời cụ xơi. Nhưng ở gian giữa chính điện sẽ có 1 mâm nằm chính giữa phản, nơi đó dành cho người có học vị cao nhất hay chức quyền cao nhất họ đang làm việc ngoài xã hội. Ông "kễnh" này sẽ được xơi 1 mình 1 mâm không chung với ai hết, ngồi ăn sẽ có 2 trai tráng phe phẩy quạt, ăn xong phủi đít đứng dậy đi về. Song cũng để tránh có sự "hỗn láo" nếu ông "kễnh" kia cha còn sống mà chỗm chuệ ngồi xơi thế thì mất dạy quá, vì vậy các cụ sẽ mầm thêm cái thủ heo cho mâm này, nếu cha ông "kễnh" ngồi bên Phái nào đó thì ông "kễnh" sẽ bưng thủ heo tới mời cha mình ăn sau đó mới quay về mâm của mình, tuyệt nhiên không được mời cha, chú ngồi cùng ăn ở mâm đó. Nếu không còn cha thì cái thủ heo đó sẽ được người trong họ mang tới tận nhà sau khi ông "kễnh" đã ra về. Phụ nữ, đàn bà không được ngồi ăn cỗ trong nhà thờ Họ, có gian nhà ngang phía sau một chút mời các bà xuống đó ngồi và ăn sau, khi cúng thì đàn ông đà bà lần lượt vào quỳ lạy, đàn ông có thể ngồi lại nhưng đàn bà lạy xong thì đi ra luôn.

 Suốt một thời gian dài trong dòng họ nhà tôi ông Thượng Thư Bộ lại Triều Nguyễn Lê Thanh Đàm là ông "kễnh" xơi thủ heo suốt. Năm 1975 sau giải phóng thì bố tôi có học vị cao nhất Họ, đúng năm đó dân quê tôi đói lắm nên giỗ Họ cũng chẳng có gì mà làm, ruộng đồng vào HTX hết rồi  nên không có hoa lợi mà bầy giỗ như mọi năm, cả Họ thống nhất là làm nồi nước chè tươi, mấy lá trầu không, vài quả cau, chút vôi trắng và mấy ngọn thuốc rê cũng cúng Tổ tiên. Cụ "khốt" nhà tôi cũng chỗm chuệ ngồi phản chính giữa điện, mần một bụng chè tươi với điếu thuốc ngọn quấn to bằng ngón tay cái, xong rồi thì đứng dậy đi về. Năm sau Cụ "khốt" nhà tôi trốn mất, không dám về ăn giỗ Họ nữa.

 Thêm điều nữa mà tôi cho là rất hay. Nếu trong họ có người mất, trưởng Phái, Chi, Phòng đó sẽ vào nhà thờ Họ báo cáo với trưởng Họ, sẽ định ngày chôn cất như xem giờ sẵn cho các thủ tục. Để thắt chặt tình đoàn kết trong Họ giữa 2 Phái, người của Phái I mất thì người của Phái Nhì lo gánh và chôn cất, cứ đến giờ di quan thì giao lại cho Họ lo, con cháu ruột thịt chỉ lo thủ tục cúng kiếng, ngược lại cũng vậy do Phái bên kia lo và xấu tốt do Phái kia làm dưới sự chỉ đạo của ông trưởng Họ. Cũng tùy theo chức sắc của người đó ngoài xã hội mà bố trí lượng người gánh khiêng, cao nhất là 54 người gánh quan tài, trước lúc di quan thì đội "tiêu binh" của Họ tới nhà mình, có quần áo mũ mão riêng cho lễ nghi này, gia đình  mời Họ ăn một bữa trước lúc làm việc, mọi người ăn uống xong là đúng giờ, khi xong việc thì mời ăn bữa nữa và có chút quà cho đội "tiêu binh", thường là vật kỷ niệm như mảnh vải, cái áo hay gì đó tùy ý gia chủ cho đủ số "tiêu binh" đó, nhưng không phải là tiền bạc. Thường ai cũng cố gắng làm cho thật tốt vì dù gì cũng là người trong Họ, cùng một dòng máu với mình và khi nhà mình hay Phái mình có việc ma chay thì Phái bên kia sẽ sang giúp như vậy khi tang gia bối rối. Vì thế ai cũng làm hết mình và không bao giờ đòi hỏi bất cứ một điều gì.

 Thủ tục đúng là "lằng nhằng" nhưng quả thật là rất văn hóa "phi vật thể". Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 08:15:55 am »

Ông trưởng họ của bác còn có nhiệm vụ ghi và giữ gia phả  dòng họ nhà mình .
Việc ghi và giữ là cả một nghệ thuật ." Nhất nam viết hữu ,thập nữ viết vô". câu văn từ Việt gốc Hán Đã nói lên điều đó .

Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến bị coi rẻ . không có chuyện bình đẳng như nam giới . Sống phải theo chế độ "tam tòng tứ đức ". Khi Chồng lỡ có chết sớm thì không được cải giá ah ,phải giữ tiết hạnh á . phải ở vậy nuôi con ,sống làm vợ nhà người ta ,chết cũng làm ma nhà người ta -do đó khi người phụ nữ 13 tuổi lấy chồng xong thì gia phả của dòng họ  chấm hết cho cô ấy . Cô này tiếp tục nhập hộ tịch vào gia phả nhà chồng .
Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 09:18:13 am »

Lão Quocngoaicu@ thấy không? Về cuối tấm bản đồ góc bên phải ở dưới cùng có dòng sông nhỏ con con chảy ra đầm Cầu Hai, đó là con sông Truồi chảy cắt ngang QL1. Cách sân bay Phú Bài khoảng 10km và cách tp Huế về hướng Nam 26 27km, từ đây đi Lăng Cô còn khoảng 40km nữa.
...
Ra là Cầu Truồi đi vào ...  Grin
Nhà bác ở chỗ nào, bác chấm trên hình ... để em thuê vệ tinh internet nó chụp rõ mái nhà luôn!  Angry
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2013, 09:41:35 am gửi bởi Quocngoaicu » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 09:29:08 am »



                   Việc giỗ lạt và bầu bán ông trưởng họ trong họ nhà các bác rắc rối quá , nhất là bác chiến sĩ vô đánh có tư tưởng đặc thủ cựu  Grin

                  Ở quê tôi thì thoáng hơn ,cũng xin kể để các bác rõ . Họ quê tôi làm nghề thủ công đồ gốm cái việc thờ cúng các cụ đến tôi là đời thứ 10 .Từ xưa tới nay việc giỗ lạt vẫn làm ở nhà trưởng tộc ,từ cụ kỵ đến ông ,đến bác ,con ,cháu theo ngạch trưởng cứ thế mà tiến hành .

                Tôi đã tham gia trên hai mươi lần giỗ họ . Ở trong Nam một nhánh làm ở Sài gòn còn ở Bắc làm ở quê tôi . Ngày giỗ tất cả con cháu dòng tộc đều có mặt ,cánh đàn ông đi tảo mộ thắp hương ,đàn bà con gái bếp núc chợ búa. Con trai ,con cháu dâu là nghạch chính thống ,còn phận gái đi lấy chồng về tham gia giỗ lạt nhớ ông bà tổ tiên thì được hoan nghênh .Còn phận rể nếu có đến tham gia ngày giỗ thì là khách cũng được coi như con cháu trong nhà . Tôi tuyên bố ai đến mà thành kính cúng lễ các cụ nhà mình thì quý cả ...

              Ngày giỗ nhà trưởng dự toán chi phí mọi người góp giỗ như bây giờ độ 100 nghìn tự nấu lấy nên ăn uống cũng thoải mái .Các cháu dưới 10 tuổi không phải đóng góp . Tóm lại chẳng ai ăn của ai cả . Góp giỗ là bởi vì nhà trưởng không có ruộng , vười và tài gì lớn các cụ để lại cả .

              Ngày giỗ lạt là ngày họ hàng anh em ,con cháu gặp nhau bao giờ cũng vui lắm .Trong ăn uống thì có quy định ,cấm uống say  rồi nói năng gây mất đoàn kết . Ai vi phạm bị nhắc nhở ,còn nếu cố tình mà nói không được có con cháu khênh ra nhúng chân xuống nước sông ( nhà trưởng quê tôi cách sông Đáy có 5 chục mét thôi ) .

              Nhưng cũng chưa ai vi phạm gây mất đoàn kết cả . Cách đây hơn chục năm có cậu cũng say nói văng bậy nhiều ,nhắc mãi không được .Ông trưởng họ đứng dậy tuyên bố đuổi cổ ra khỏi nhà trưởng ... cậu ta phải ra về chứ còn láo lếu ,cánh thanh niên khênh nhúng cả người xuống sông thật .

             Nhìn chung giỗ họ quê tôi là vậy vui và bao giờ cũng rất vui . Riêng gia phả cụ kỵ từ mười đời đến nay ,tôi cũng được phát hai tập có ghi đầy đủ .
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 01:37:16 pm »

Ra là Cầu Truồi đi vào ...  Grin
Nhà bác ở chỗ nào, bác chấm trên hình ... để em thuê vệ tinh internet nó chụp rõ mái nhà luôn!  Angry

 Thật ra thì tấm bản đồ này không được chuẩn lắm, từ đường xá tới tên địa danh. Tên làng chính xác từ ngàn đời nay là Bàn Môn chứ không phải Bàng Môn, còn đường thì thiếu rất nhiều và không chính xác.

 Từ bờ Bắc sông Truồi đi dọc theo sông về hướng Đông Bắc qua khỏi thôn Hà Vĩnh, đoạn giữa của thôn Hà Vĩnh và chữ Miếu Giáp Nam khu vực đó là nhà thờ Họ của ông TL QK9 một thời đấy, Họ chính của ông ấy nằm ở đó từ thời xa xưa. Mới đây nhà nước cho xây dựng, nghe nói là phải giấu giếm không cho ông ấy biết là đã xây dựng nhà tưởng niệm ông này nằm ngay đối diện nhà thờ Họ của ông ấy trên thửa ruộng lớn trước mặt, chắc chỗ cái nhánh sông cụt xưa ăn vào đó rồi trở thành ruộng trồng lúa một thời, xây dựng rất đẹp và khá tốn kém, thi công cũng nhanh, cả một khu rộng lớn mà chỉ làm dưới 1 năm.

 Đi tiếp dọc theo sông tới gần điểm sông quay ngược lại thành hình cái móc câu, chỗ có 2 ngôi nhà thì rẽ trái, đi sang cái sông cụt có cầu là cái xóm 7 nóc nhà đó, rẽ phải cách cầu 50m là nhà của BY nằm đó, chỗ có cái hình nhà là Miếu của xóm, nơi đó toàn mồ mả từ thời xa xưa, nghe nói ngày xưa chỉ ngày giỗ xóm thì mọi người mới vào miếu, cũng chỉ có đàn ông vào thôi còn đàn bà không được vào, đi trên đường bên ngoài miếu còn sợ, bây giờ thì khác rồi, trưa hè mọi người cứ ra miếu nằm nghỉ ngơi tránh nóng. Theo thời 1975 trong cái xóm 7 nóc nhà đó thì nhà BY nằm gần sát ngoài cùng, còn 1 nhà nữa ở cuối thôn Đông là nhà thờ Chi của ông TL QK9 cách nhà BY mỗi cái hàng rào nhỏ. Cùng là 2 họ Lê về đây lập nghiệp từ vài trăm năm trước nhưng 2 họ Lê này hoàn toàn khác nhau, song con cháu các đời giữa 2 dòng họ Lê này lấy nhau nhằng nhịt cả nên dù 2 nhưng lại là 1, đôi khi có tình trạng Họ cả 2 mang và lấy nhau lệch hàng với người có họ chung cả 2 bên khiến xưng hô rất khó, tất nhiên là giữa 2 người lấy nhau thì chẳng họ hàng ruột thịt gì. Vì thế có cách giải quyết thuận nhất là xưng hô theo mối quan hệ họ hàng gần nhất. Ông TL QK9 với ông nội BY là anh em con cô cậu ruột, nhưng mẹ ông TL QK9 đối với ông nội BY lại là chị em họ và ông "khốt" nhà BY chỉ kêu bà này bằng cô. Vì thế, gọi theo bên nội và gần nhất thì ông này với ông "khốt" nhà BY lại ngang hàng tức anh em, nếu sang họ bên kia thì lại là chú cháu. Lằng nhằng thế đấy.

 Cũng nhờ có ông TL QK9 có nhà thờ Chi nằm ở cuối Thôn Đông nên năm 1995 gì đó, ơn Đảng và Chính phủ đã làm cho nhân dân vùng này con đường cấp phối, ngang rộng 3m đủ cái bánh xe đi, chải nhựa đường đá răm tàm tạm nên dân bớt khổ về đường xá, xong cũng do thi công ẩu nên chẳng được bao nhiêu thời gian, nhất là sau trận lụt, nước chảy phá đường xá hư hỏng nhiều. Đúng dịp đó khi trận lụt vừa xong thì ông TL QK9 về thăm quê, bà Cụ là chị ruột của ông nội BY lúc đó 97 tuổi còn chống gậy đi ra đòi "giáo dục, dạy bảo" cái lão vừa là em vừa là cháu này tội làm ăn không tới nơi tới chốn, đám gác đờ ko phải lạy như tế sao vì sợ Cụ "dạy bảo" quá tay thì chết dở. Cụ cứ khăng khăng cái lý: Tau nỏ cần biết hắn mần chi, hắn là cháu tau mà, mầm ăn không nên thì tau vụt. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 01:53:42 pm »

...
 Từ bờ Bắc sông Truồi đi dọc theo sông về hướng Đông Bắc qua khỏi thôn Hà Vĩnh, đoạn giữa của thôn Hà Vĩnh và chữ Miếu Giáp Nam khu vực đó là nhà thờ Họ của ông TL QK9 một thời đấy, Họ chính của ông ấy nằm ở đó từ thời xa xưa. Mới đây nhà nước cho xây dựng, nghe nói là phải giấu giếm không cho ông ấy biết là đã xây dựng nhà tưởng niệm ông này nằm ngay đối diện nhà thờ Họ của ông ấy trên thửa ruộng lớn trước mặt, chắc chỗ cái nhánh sông cụt xưa ăn vào đó rồi trở thành ruộng trồng lúa một thời, xây dựng rất đẹp và khá tốn kém, thi công cũng nhanh, cả một khu rộng lớn mà chỉ làm dưới 1 năm.

 Đi tiếp dọc theo sông tới gần điểm sông quay ngược lại thành hình cái móc câu, chỗ có 2 ngôi nhà thì rẽ trái, đi sang cái sông cụt có cầu là cái xóm 7 nóc nhà đó, rẽ phải cách cầu 50m là nhà của BY nằm đó, chỗ có cái hình nhà là Miếu của xóm, nơi đó toàn mồ mả từ thời xa xưa, nghe nói ngày xưa chỉ ngày giỗ xóm thì mọi người mới vào miếu, cũng chỉ có đàn ông vào thôi còn đàn bà không được vào, đi trên đường bên ngoài miếu còn sợ, bây giờ thì khác rồi, trưa hè mọi người cứ ra miếu nằm nghỉ ngơi tránh nóng.
...
Vừa rồi đợt cụ 4/// không thấy cụ CT... chỗ mái ngói đỏ mới và sân rộng kia chắc là nhà thờ ...
Đây nhà bác đâu? Mới thuê vệ tinh internet rọi xuống năm ngoái nhá Grin
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 07:58:50 pm »

 Lão Quocngoaicu@ này tài hầy, mần răng mà lão này lần ra được chính xác rứa hầy. Grin

 Đúng rồi đấy, chính xác rồi đấy, chỉ có điều cái nhà mái ngói đỏ tươi nhất là nhà ở của bà con ruột thịt nhà ông TL QK9, cái nhà có tấm bạt màu xanh gần đường đi cũng là nhà ông em con chú của ông TL QK9, chính cái nhà mái nâu cũ trước có cái sân màu ghi sáng ấy là nhà thờ Chi của ông TL QK9 đấy, nhìn trên cao thế thôi chứ nhà rường cũ này đẹp lắm, phía trước cửa có thửa ruộng vuông vức liền với bờ rào đất bên nhà của BY, cái nhà bên trái nhà thờ đó cũng mới xây sau này và là nhà ở. Nhà của BY là cái nhà nhìn vuông vuông con con có cái sân xi măng nhỏ tẹo cách đường 25m ấy, xưa là sân đất nện to rộng lắm nhưng do không có ai ở nên cho cuốc lên trồng khoai sắn cả.

 Nhưng có lẽ lão Quocngoaicu@ này bị cái bọn vệ tinh internet này "lừa" rồi, bảo đảm hình này chụp từ năm 2011 trở về trước chứ không thể trong năm ngoái 2012 được. Hơn 2 năm trước tức là trước 4 tháng 7 âm lịch tức khoảng tháng 5.2011 thì nhà thờ của nhà BY đã được sửa sang lại, về mặt cơ bản thì cái nhà rường hình vuông phần gỗ được giữ nguyên, nối chân cột cho nhà cao hơn 60cm, tôn nền cao cả mét và xây cao tường nhà lên, xây thêm phần đằng trước 2 mái nữa dồn máng xối nước chảy vào giữa, thay toàn bộ ngói liệt cũ bằng ngói mới đỏ tươi của Giếng Đáy Quảng Ninh, làm cái sân rộng phía trước với bình phong chắn gió trước cửa nhà thờ, tạm đổ con đường từ ngoài đường vào nhà, chưa có cổng. Mới khánh thành dịp tháng 6.2012 mới đây. Vậy mà tấm hình chụp vệ tinh này lại là cảnh quan cũ.

 Bữa khánh thành sửa lại nhà thờ nhà BY tháng 6.2012 đây. Grin

Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 08:17:48 am »

Thật ra thì tấm bản đồ này không được chuẩn lắm, từ đường xá tới tên địa danh. Tên làng chính xác từ ngàn đời nay là Bàn Môn chứ không phải Bàng Môn, còn đường thì thiếu rất nhiều và không chính xác.
 

Chính xác...vì nếu có Bàng Môn thì thế nào cũng kèm theo  Tà Đạo !
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 10:24:28 am »

...
 Thật ra thì tấm bản đồ này không được chuẩn lắm, từ đường xá tới tên địa danh. Tên làng chính xác từ ngàn đời nay là Bàn Môn chứ không phải Bàng Môn, còn đường thì thiếu rất nhiều và không chính xác.
...
Cứ bình tĩnh bác MOD! :v
Mẽo nó nói: Điểm dân cư Ban Mon (Bàn Môn) có tọa độ tương đối là 16020 vĩ Bắc, 107048 kinh Đông ... dịch ra ngoài mặt đầm một tí tẹo  Grin
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM