Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:47:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dàn nhạc Đỏ  (Đọc 33958 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:01:35 pm »

Cuộc đời hai mặt của Trepper

 
Huyền thoại về tình báo thật là dai dẳng... Điệp viên coi như trải qua lớp học trong một ngôi trường để theo học những bí quyết của khoa học ít nhiều bí ẩn là khoa gián điệp. Trên ghế của nhũng trường đại học đặc biệt này, điệp viên tương lai học khoa tình báo như những sinh viên khác học toán học vậy. Khi ra trường, anh điệp viên đó được phát văn bằng và chàng tiến sĩ mới tốt nghiệp đó sẽ đi khắp thế giới đem lí luận ra thử thách với thực tiễn. Người ta quên mất rằng quy luật của tình báo không phải là những định lí hoặc những tiền đề và nói chung chúng không viết trên sách.

Riêng cá nhân Leopold Trepper không hề qua một lớp tình báo nào. Trong lĩnh vực này anh chỉ là một điệp viên tự học. Trường tình báo của anh chính là cuộc đời chiến đấu của anh. Chẳng có cái gì trang bị cho anh tốt hơn là hai mươi năm sôi động, thường là bí mật, trước khi anh bước chân vào nghề tình háo. Để anh có thể chỉ huy một lưới như Dàn Nhạc Đỏ, anh đã học khoa hí mật ỏ Ba Lan và tại Palestine. Và những kinh nghiệm quý báu đó hơn bất cứ lớp tình báo nào trên trái đất này. Cũng trường đời đã trải qua giúp cho những hạn thân quen lâu năm của Leopold như Grossvogel hoặc Hillel Katz  là hai người đã giữ những vai trò rất quyết định về việc tổ chức và phát triển lưới tình báo này. Là chiến sĩ cộng sản, ba người đã học hoạt động ở mọi nơi như cá trong nước. Nghề tình báo đòi hỏi sự thoải mái cũng như óc sáng tạo. Khi Kent, một người tốt nghiệp trường đại học tình báo, vào một sàn nhảy bình dân ở ngoại vi Paris và gọi một ấm trà, anh gây ra những lời chế nhạo và nhất là thu hút sự chú ý. Ở trường người ta quên dạy anh môn hòa mình vào môi trường.

Nguyên tắc quý báu là đừng gây chú ý, là sống bình thường. Trong giai đoạn đó, vỏ bọc là vô cùng quan trọng. Điệp viên phải nhập vai. Ở Brussels, Leopold không khoác vai Adam Mikler, mà anh đã trở thành đúng là Adam Mikler. Ai quan sát kĩ và lâu cũng không phát hiện được sự khác nhau nào giữa sinh hoạt của anh với sinh hoạt của một trong những nhà kinh doanh khác khi gặp anh tại sở Giao dịch hoặc tại hiệu ăn.

Lặng lẽ đi vào thế giới đòi hỏi phải hiểu rất cặn kẽ đất nước, môi trường mình đang hoạt động, nghề nghiệp mình đang đóng, với vai Adam từ Quebec tới Bỉ. Leopold có thể tán hàng giờ về những vẻ đẹp của thành phố Montreal. Ở Brussels, có Luba và các con bên cạnh, anh dễ hòa vào đời sống xã hội thủ đô này. Khi Đức gây chiến tranh và chiếm đóng, anh càng phải tăng cường cảnh giác.

Bề ngoài, cuộc sống của anh ở Paris không thay đổi. Ông Jean Gilbert, người hùn vốn của công ty Simex, cư trú tại phố Fortuny hoặc phố Prony. Hàng xóm và người bảo vệ chào ông kỹ nghệ gia Bỉ.

Ở hai nơi này, Leopold sống một mình và ít tiếp khách. Bà bạn Georgie de Winter không đến hai nơi này bao giờ. Bà đã rời Bỉ mùa thu năm 1941 và từ khi nước Hoa Kì tham gia chiến tranh, bà sống dưới tên là Thevenet. Bà sống ở Pigalle và sau này thuê một ngôi nhà ở Vesinet. Thông minh, kín đáo, bà chỉ biết rằng Leopold chiến đấu chống quốc xã. Đôi khi Leopold có đến ngôi nhà phố Prony. Có một đêm anh ở quá giờ giới nghiêm nên phải ngủ lại. Từ hôm đó, bà gác cổng vốn hòa nhã và ân cần nay trở nên giận dỗi với anh. Hai hoặc ba tuần lễ sau, một bà đến thăm anh. Hôm sau, bà gác cổng cười vui vẻ với anh. Thắc mắc, anh hỏi thì bà trả lòi: “Ông Gilbert ạ, tôi coi ông là một con người đáng tôn trọng. Rồi người đầu tiên đến ngủ tại nhà ông lại là một người đàn ông. Nhưng hôm qua tôi thấy có một khách là đàn bà, tôi mới hết thắc mắc vì trước đó tôi cho rằng ông là một con người bất bình thường...”

Jean Gilbert mỗi tuần đến Simex mấy lần tại phố Champs Elysees (sau này chuyển về phố Hosman). Trừ Leo Grossvogel, Alfred Corbin, Hillel Katz, và Suzanne Cointe, những người làm thuê cho công ty đều không biết vai trò thực sự của Leopold. Mọi người thấy anh chỉ là một nhà công nghiệp giải quyết các công việc. Tất nhiên không được mang những cái gì có thể làm phương hại đến Simex và nhất là không bàn đến công việc của lưới, vỏ bọc phải bảo vệ thật kín đáo. Khi kí những họp đồng quan trọng với bọn Đức, Grossvogel tổ chức những bữa cơm tối thân mật. Những tay buôn của hãng Todt rất khoái ăn tại một hiệu Nga, hiệu Kornilov, và thậm chí một hiệu ăn Do Thái do quân đội chiếm đóng giành riêng cho chúng. Trước khi tới ăn tối như thế các đồng chí này đều phải chuẩn bị chu đáo, cẩn thận vì rất căng thẳng, cho nên đều phải tợp một ngụm dầu ôliu hoặc một thìa bơ đề phòng say xỉn... Đồ béo dã ruợu và giúp cho điệp viên ta sáng suốt và giữ được tư cách đến cùng; có thế mới đương đầu được với những đối tác nguy hiểm. Anh thợ may, thợ cắt tóc, chủ quán rượu, chủ khách sạn quen Leopold đều coi trọng ông Gilbert, con người đàng hoàng, hút thuốc xì gà và phân phát tiền thưởng.

Đằng sau đó là một con người khác, bao giờ cũng có mặt, đó là trưởng lưới Dàn Nhạc Đỏ Otto. Giữa Gilbert và Otto, vách ngăn hoàn toàn kín mít; chính sự nhập nhằng giữa hai vai trò mới nguy hiểm. Bỏi vì không ai có thể theo ông Gilbert khi ông đi vào bóng tối.

Mỗi tuần hai lần Leopold Trepper, tức Otto, tới một trong hai chục hoặc hai mươi nhăm “nơi ẩn”, thường là một biệt thự ở ngoại ô mà Grossvogel đã lựa chọn, Katz và Grossvogel đã thu thập các tin tức và tài liệu trong những ngày trước, mang đến cho Leopold sắp xếp lựa chọn và làm báo cáo ngắn gọn, xúc tích, chia thành bốn hoặc năm bức điện. Phải mất cả một ngày lao động. Một giao liên mang những bức điện đó đến một mật mã viên; thường là Vera Ackermann, mã xong, Vera chuyển đến Sokol phát lên không trung. Mỗi công đoạn đều bị ngăn cách cẩn thận. Thành viên của lưới chỉ được biết cái gì cần biết mà thôi. Trong loại tổ chức này, liên lạc là sinh tử; vì thế ngay từ đầu lưới tình báo đã rất quan tâm đến kỹ thuật hẹn nhau, gặp gỡ.

An toàn nhất là hai người gặp nhau trong môi trường tụ nhiên: như liên hệ giữa Luba và Kent vào năm 1939 khi hai người còn cùng học đại học tự do ở Brussels. Hình thức liên lạc ở trường học như thế thật là đặc biệt. Hai điệp viên hẹn gặp nhau sẽ dời nơi cư trú trước giò hẹn. Họ không la cà trên đường phố, mà đi thẳng vào nhiệm vụ nhưng phải đi thật xa điểm hẹn. Về nguyên tắc họ dùng xe điện ngầm, bao giờ cũng lên toa cuối và xuống trong số khách xuống cuối cùng để có thể quan sát hành khách đi xuống. Hai người phải đổi xe và đùng thủ đoạn như trước, cho đến khi nào thấy tuyệt đối không bị theo dõi. Hai giao liên sẽ vào một trạm điện thoại đã quy ước để kiểm tra trong danh hạ có chữ quy ước đã gạch dưới chưa; ví dụ, tên người thứ 10 ở cột hai, đó là dấu hiệu đường thông. Cuộc gặp chính cống có vẻ tình cờ, diễn ra không qúa vài giây ở hành lang xe điện ngầm. Cũng có khi Leopold hẹn gặp nhau tại bể bơi, chỉ thuê hai cabin sát nhau, rèm che không qúa cao. Rất dễ trao cho nhau tài liệu. Cũng có thể dùng cách này tại những nhà vệ sinh trong quán cà phê hoặc hiệu ăn ít khách. Hai thành viên của Dàn Nhạc Đỏ có thể gặp nhau tại rạp hát. Tất nhiên phải làm như không biết nhau, nhưng tình cờ lại phải ngồi cạnh nhau (do một người thứ ba mua vé cho).

Những báo cáo có thể trao cho nhau kín đáo đều viết trên giấy rất mỏng. Khi báo cáo quan trọng lắm thì dùng mực bí mật viết xen vào bức thư bình thường. Khi chuyển giao vật dụng thì dùng hộp thư chết, như gốc cây, chân tượng, một người đặt vật dụng vào đó rồi đi, người khác đến cứ nhặt mang về. Về nguyên tắc không bao giờ dùng điện thoại.

Tại Brussels, Leopold có cho Kent một số điện thoại của anh và dặn chỉ dùng khi có nguy cơ đặc biệt. Có một lần khi trở về nhà anh thấy Luba đang nói chuyện điện thoại, thì ra Kent gọi về một chuyện vặt. Việc đó đã làm cho Leopold vô cùng tức giận. Đối với anh, điện thoại trước hết chỉ là một phương tiện để kiểm tra. Sau buổi phát sóng, Leopold thường gọi điện đến chỗ phát sóng, chỉ nghe tiếng người quen trả lời là biết vẫn được an toàn. Leopold còn dùng một quy ước khác là hỏi “Alô, có phải ông X ở đây không?” “Không, ông gọi nhầm rồi”. Có nghĩa rằng: không có sự cố. Nếu quá cần thì Leopold dùng cách nói ngược ý mình, ví dụ “Tôi đi xa Paris” nghĩa là “Tôi ở lại Paris”; “Tôi sẽ trở lại thứ hai”, nghĩa là “Tôi sẽ về thứ bảy”. Không khi nào dùng ngày giờ chính xác. Dần dần kỹ thuật liên lạc được cải tiến và đến năm 1941 đạt được trình độ tự động hoàn hảo. Bộ máy chạy rất đều. Tuy nhiên tình báo viên cũng có những điểm yếu như những con người khác, đôi khi khó hoặc rất tế nhị khi phải khắc phục. Như Alamo rất khoái xe hơi. Về nguyên tắc DNĐ không mua xe hơi vì phải đăng kí, tránh tai nạn hoặc bị chú ý. Leopold rất quí Alamo nên chiều lòng cho anh ta mua một xe. Alamo lái xe thích chạy nhanh. Rượu cũng không đưọc uống, trừ khi công việc đòi hỏi. Cờ bạc cũng vậy. Còn gì hại bằng một điệp viên suốt ngày đêm mê bài bạc. Tuy nhiên, khó nhất vẫn là vấn đề đàn bà. Lại Alamo có hôm tâm sự với Leopold:

- Anh Otto ơi, anh hãy nghe tôi nói này: tôi rất tuân lệnh anh, nhưng dù sao tôi không phải là thày tu.

- Thế ở Moscow cấp trên dặn chú như thế nào?

- Người ta cấm em quan hệ với phụ nữ.

- Vậy là người ta đã thiến chú trước khi chú ra đi rồi. Làm theo gì chú muốn. Anh chỉ dặn chú ba điều: tránh nhà thổ, đừng cuống cuồng lên, và không được léng phéng với vợ bạn của chú!

Alamo đã (gần như) giữ lời hứa.

Với một người hoạt động bí mật, quan hệ với đàn bà là một nguồn phiền phức không lường trước được. Ban ngày ta có thể kiềm chế được hành vi và lời nói, nhưng khi ngủ làm sao tránh được nói mê bằng tiếng mẹ đẻ của mình? Đối với Leopold, tiếng nói không có gì trở ngại. Khi nói tiếng Pháp, anh có mọt giọng nặng và chưa nắm được hết những tinh tế của cú pháp, nhưng anh đóng vai một người Bỉ, những chi tiết đó không khác thường. Nhưng với điệp viên khác, không hoàn toàn tránh khỏi những bất ngờ. Có lần ở Brussels, Kent hớt hải đến gặp Leopold:

- Anh ơi, em bị lộ rồi. Em điện thoại thuê nhà thì bị tay chủ nhà chất vấn em có phải là người Nga không?

- Chú hãy nhắc lại đúng như chú đã nói xem sao nào.

- Thưa ông, chào ông....

- Thôi, đủ rồi - Leopold ngắt lời Kent. - Tay chủ nhà đó thường giao dịch với người Nga nên biết người Nga rất khó phát đúng âm của từ “ông”.

Những sự cố nhỏ như thế tuy không đáng lo ngại nhưng Leopold không thể yên tâm, vì chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể khiến mật thám Đức theo dõi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:17:26 pm »

101 phố Atrebates

 
Lúc đó là ba giờ năm mươi tám phút ngày 26 tháng sáu năm 1941, khi nhân viên thường trực trạm nghe trộm Cranz ở Đông Phổ thu được bức điện như sau:

KLH DE PTX 2606 033032 WES N 14 K BV...

Rồi đến 32 nhóm năm số:

AK 50 KLK DE PTX...

Trực ban ghi nhưng lúc đó chưa biết nguồn phát, nơi nhận và ý nghĩa của bức điện đó. Cũng có thể nó từ một thiên hà xa xôi nào vọng tới.
Từ đầu chiến tranh, trong không trung biết bao tiếng nói trò chuyện với nhau, truyền những ký hiệu khó hiểu của các cơ quan bí mật, mệnh lệnh, phản mệnh lệnh, tin tức của các đối thủ trong trận tuyến bí mật. Các trạm thám không của Đức như cái trạm Cranz này có thói quen nghe những bài hát ngắn ban đêm truyền về nước Anh. Nhưng lần này? Lần này bài nhạc này không hướng về nước Anh... Trong ba tháng, cho đến cuối tháng chín 1941, trạm đã thu được 230 bài ca. Chỉ đến lúc đó, bọn Đức mới hiểu ra rằng những bức điện mật đó chính là truyền về Moscow.

Những bức điện đó là của Dàn Nhạc Đỏ đánh đi.

Bộ tổng tham mưu Đức khi nhận được bản báo cáo của các chuyên gia thám không về chuyện này đã hoàn toàn sửng sốt. Họ không ngờ lại có điện mật truyền cho Liên Xô. Cơ quan tình báo quân sự cũng như phản gián của Đức đã chẳng tuyên bố trên đất Đức cũng như trong vùng Đức chiếm đóng không thể có tổ chức tình báo của Liên Xô hay sao? Tại sao chúng lại dám khẳng định như vậy? Vì chúng căn cứ vào lệnh của Stalin mà chúng biết là đã cấm điệp viên Xô viết hoạt động trên lãnh thổ đế chế Đức... Hơn nữa cái đêm đầu tiên vào tháng sáu năm 1941, cái đêm mà trạm Cranz thu được những bức điện mật kể trên, chỉ cách ngày Đức đánh Liên Xô có năm ngày thôi mà.

Năm ngày làm sao mà những chỉ thị mới của Stalin đã trở thành hiện thực được? Khi chiến dịch Barbarossa phát động, chính trùm phản gián Đức Heydrich căn cứ vào kết luận vững như đinh đóng cột của các chuyên gia phản gián để khẳng định với Hitler rằng trên toàn bộ lãnh thổ của Đức, hắn đã cho quét không còn một tên gián điệp nào của Liên Xô.

Sau việc phát hiện quan trọng như thế, Hitler triệu tập một cuộc họp đặc biệt. Lần đầu tiên các cận thần quốc xã không bộc lộ sự tranh nhau ăn. Heydrich dù đã nói lỡ lời nhưng vẫn chưa bị thất sủng, vẫn giữ được uy thế. Dưới quyền hắn ta, đô đốc Canaris của Cục Phản gián quân sự, tướng Fritz Thiele, chỉ huy cơ quan Funkabwehr, Schellenberg, trùm cục phản gián, Muller, trùm mật thám Gestapo, quyết định phối hợp hành động. Cả tụi gián điệp và mật thám tuyên chiến với tình báo Xô viết. (Trong cuốn “Trùm phản gián quốc xã nói”, Schellenberg đã viết: Vào cuối 1941, Hitler đã ra lệnh phải đánh tan hoạt động tình báo Xô viết đang phát triển ở Đức và trên các vùng bị chiếm đóng. Himmler được trao trách nhiệm kiểm tra sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan tình báo của tôi với cơ quan của Muller - Gestapo - và cơ quan phản gián của Canaris . Kế hoạch này mang bí danh là Dàn Nhạc Đỏ, do Heydrich phối trí. Sau khi Heydrich bị ám sát vào tháng năm năm 1942, Himmler lên thay phụ trách phối trí và kiểm tra chuyên án Dàn Nhạc Đỏ”. Vậy tên Dàn Nhạc Đỏ do chính Đức đặt ra).

Trên toàn bộ lãnh thổ do quân Đức kiểm soát, việc tìm phương điện đài được huy động và tăng cường. Bọn Đức tìm ra một dấu vết: sớm muộn, tùy theo tài trí và khéo léo cũng như may rủi, dấu vết đó sẽ đưa chúng đến mục tiêu... Vào tháng 11 năm 1941, đại úy Harry Piepe chỉ huy phản gián quân sự tại Bỉ xác định được một điện đài tại Brussels. Về chuyện này Leopold đã xin Trung tâm quan hệ với một chuyên viên có thể sửa chữa máy phát và đào tạo cơ công. Vì thế Leopold đã gặp Johann Wenzel. Anh này đến định cư tại Bỉ từ năm 1936, chỉ huy một toán nhỏ chuyên điều tra về công nghiệp quân sự.

Quá khứ của Wenzel đảm bảo cho hiện tại: anh đã tham gia vào Đảng cộng sản Đức từ khi còn rất trẻ. Gốc người sinh tại Danzig, thành viên tích cực của Thành Trì Đỏ Hamburg, anh biết rất rõ E. Thaelmann, Tổng bí thư Đảng cộng sản Đức. Trước khi rời sang Bỉ, anh đã xây dựng được một tổ tình báo công nghiệp ở vùng Ruhr. Vị lão luyện về hoạt động bí mật này lại còn là một chuyên viên vô tuyến điện rất giỏi.
Đối với nhóm tại Brussels, Wenzel là “giáo sư”, một ông thày gương mẫu, bởi vì trong khi đào tạo cơ công, anh còn trực tiếp đánh điện đi. Người học trò đầu tiên của anh là Alamo và vào giữa năm 1941 do nhóm ở Pháp thiếu cơ công, nên Leopold quyết định gửi hai thực tập sinh là David Kamy và Sophie Poznanska sang cho anh dạy.

Kamy thuộc vào loại siêu cách mạng, người chiến sĩ không biết biên giới. Anh do Hillel Katz  giới thiệu với Leopold, vì hai người đều cùng sinh hoạt tại đảng bộ quận 5 Paris. Thời thanh niên, anh đã sống ỏ Palestine, tham gia cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha và Dàn Nhạc Đỏ.
Trước khi đến với tình báo, anh làm việc trong đơn vị kĩ thuật của Đảng cộng sản Pháp. Ham vô tuyến điện, giỏi về hóa học, anh đã tổ chức một phòng thí nghiệm nhỏ và bí mật để chế tạo những vật dụng mới lạ như mực bí mật, tài liệu tự hủy, v.v... Anh ta trước hết đối với DNĐ là chuyên gia về vi phim, lĩnh vực anh đạt tới trình độ hoàn hảo.

Trong nhũng lớp của giáo sư Wenzel, Sophie Poznanska làm bầu làm bạn với anh. Leopold biết cô này từ thời còn ỏ Palestine vì cô rất thông minh và dũng cảm. Leopold quan tâm đến hai thực tập sinh này rất nhiều. Anh yêu cầu Kent thu xếp nơi ăn ở cho họ thật an toàn, nhưng anh này chẳng lo liệu gì: Sophie ngụ tại 101 phố Atrebates là chỗ DNĐ dùng để chuyển vật liệu, còn Kamy ngụ tại nhà Alamo.

Vậy là không đảm hảo những điều kiện tối thiểu về an toàn. Nếu không muốn để xảy ra tai họa thì không ai lại làm ăn như thế.

Đầu tháng 12, Sophie báo cho Leopold phải đến Brussels kiểm tra.

Phố Atrebates là nơi nguy hiểm. Ngày 11, Leopold đến Brussels thấy đúng là đáng lo ngại. Alamo đến biệt thự để làm việc mà đưa cả bạn trai, bạn gái ngoài lưới. Trong điều kiện như thế, Wenzel phải tạm ngừng phát tin từ phố Atrebates vì trong tháng 11, có ngày anh phải phát hàng mấy tiếng liền.

Trưa ngày 12, Leopold gặp Sophie, cô kể cho nghe điều kiện tai hại khi làm việc tại Atrebates. Leopold quyết định đưa cô và Kamy trở về Paris và để Kent làm thay họ; rồi quyết định sẽ họp bàn tại Atrebates vào ngày hôm sau để nghe những biện pháp mới. Trong khi đó tên đại úy Piepe của phản gián quân sự Đức đã ra tay gấp. Nó đã xác định được nơi có điện đài bí mật nhưng còn chưa xác định được cụ thể nơi chứa điện đài trong các số nhà 99, 101 và 103 phố Atrebates. Trong đêm nó ra tay ngay và tràn vào ngôi nhà 101. Toán của nó xông vào tầng trệt trước, nơi ở của Rita Arnould, một cô Hà Lan chống phát xít, bạn thân của Springer, nhưng không tham gia DNĐ, tuy là người đứng ra thuê ngôi nhà này. Trên tầng một, Sophie đang giải mã các bức điện. Nghe thấy tiếng giày da ở tầng dưới, cô nhanh tay ném tất cả tài liệu cô đang làm vào lò sưởi. Phần chính đã ra tro, nhưng bọn Đức còn thu được một mảnh giấy cháy dở.

Kamy đang làm việc ở một phòng bên cạnh, anh nghe thấy một điện đài khác hoạt động (theo nguyên tắc của DNĐ dùng điện đài này kiểm tra điện đài khác). Anh nghe thấy tiếng bọn Đức, liền chạy trốn trên phố, nhưng bị Đức bắt được. Rita Arnould, Sophie, Kamy đều bị bắt.
Bọn Đức liền biến 101 thành chiếc bẫy chuột.

Hôm sau, lúc 11 giờ rưỡi Alamo mò tới nơi hẹn. Anh mấy hôm không cạo râu, tay cắp lồng thỏ. Anh chưa bước khỏi ngưõng cửa đã bị bọn Đức chộp ngay.

- Giấy tờ đâu?

Bình tĩnh, anh rút hộ chiếu Uruguay mang tên Carlos Alamo.

- Mày đến đây làm gì? Từ đâu đến? Mày làm nghề nghiệp gì?

Alamo trình bày: hiệu của anh ở Ostend bị bom (đúng sự thật) và từ đó để sinh sống anh phải buôn chợ đen...

- Tôi vừa đến đây bấm chuông để rao hàng... - Alamo trình bày.

Lập luận trôi chảy: với lồng thỏ, anh đúng là một người bán hàng rong. Bọn hiến binh thống nhất với nhau giữ anh ta lại.

Trong lúc đó, Leopold cũng tới... Đúng 12 giờ, anh bấm chuông.

Một tên sen đầm giả trang là cô gác cổng mở cổng. Tim anh như ngừng đập, nhưng anh trấn tĩnh lại ngay. Anh lùi một bước rồi thốt lên:
- Ôi, tôi xin lỗi, tôi không biết rằng nhà này đã bị quân đội Đức chiếm, tôi nhầm địa chỉ...

Tên Đức không tin, nó nắm chặt cánh tay Leopold rồi lôi tuột anh vào trong nhà.

Vậy được, phải đánh tới tấp không cho đối phương nghi... Ngôi nhà bị khám soát tanh bành, vô cùng lộn nhào: đúng là hình ảnh của vụ khám soát. Qua cửa kính, Leopold nhìn thấy Alamo trong phòng lớn. Leopold xuất trình giấy tờ rất chủ động không chờ sen đầm yêu cầu, cho bọn Đức xem.

Tên sen đầm ngạc nhiên, mặt dài ra: giấy Leopold đưa ra đầy những dấu và chữ kí xác nhận ông Gilbert được giám đốc tổ chức Todt ở Paris ủy quyền đi tìm kiếm vật liệu chiến lược cho quân đội Đức và đề nghị quân đội chiếm đóng tạo điều kiện dễ dàng cho ông Gilbert tìm kiếm.
Để phá tan sự im lặng và để bồi thêm đòn tâm lí, Leopold bổ sung:

- Ở bên dãy trước mặt có một garage, tôi cho rằng có thể garage này có những xe cũ đồ nát, garage hôm nay đóng cửa, tôi sang bên này định hỏi xem garage vì sao đóng cửa và sẽ mở lại vào giờ nào...

Tên sen đầm trở nên nhã nhặn nhưng rất kỉ luật, hắn nói:

- Tôi tin ông, nhưng ông phải chờ sếp của tôi quay lại đã...

- Không được, không được, tôi phải ra ga cho kịp giờ tàu. Ông giám đốc hãng Todt đang chờ tôi báo cáo vào ngay trưa nay, anh cản tôi là làm lỡ việc của tôi đấy! Anh hãy đưa tôi đến đó gặp sếp hoặc điện thoại cho ông ta.

Tên sen đầm lưỡng lự một chút nhưng đi gọi điện thoại cho đại úy Piepe, trình bày việc Leopold xuất hiện... Leopold nghe được thấy một tràng gào thét trong điện thoại. Tên sen đầm tái mặt như là bị sét đánh: “Đồ ngốc, sao lại giữ ông ấy, thả ông ta ra ngay!”

Alamo thấy và nghe hết câu chuyện đã nhìn Leopold với vẻ mặt thông cảm... Leopold bước xuống cổng với tên sen đầm, trong khi ra khỏi nhà, còn hỏi tên sen đầm:

- Ở đây có chuyện gì thế, lại chuyện Do thái à?

- Ồ không, còn nghiêm trọng hơn thế cơ...

- Nghiêm trọng hơn là thế nào?

- Một vụ gián điệp...

Leopold ra vẻ lo lắng để tỏ ra anh thông hiểu tầm quan trọng của vấn đề. Hai người từ giã nhau như hai bạn thân, Leopold còn mời tên sen đầm:

- Khi nào anh đến Paris, mời anh đến nhà tôi chơi nhé, mong anh đến nhé...

Ra đến phố, Leopold nhận định tình hình nghiêm trọng rồi. DNĐ vừa bị một đòn nặng nề lắm, nhiều đồng chí đã bị bắt. Rồi sẽ còn bị đến đâu? Leopold xem đồng hồ đeo tay: đúng 12 giò 15. Sự cố xảy ra thật là nhanh... Bỗng anh nhớ có hẹn với Springer cũng rất gần đó.
Anh vội đến tìm kẻo Springer không thấy anh lại mò vào bẫy. Rất may là Springer chờ anh, anh liền thông báo tình hình và hỏi xem có mang tài liệu mật nào trong người không:

- Túi tôi đầy tài liệu đây - Anh ta trả lời Leopold.

- Cậu mang tài liệu gì thế?

- Bản đồ cảng Antwerp.

- Mẹ kiếp, chỉ thế thôi à?

Leopold nhớ lại mấy tuần trước, Cục trưởng đã chỉ thị thu thập bản đồ cảng Antwerp, ghi những địa điểm tàu ngầm có thể đột nhập, và Springer đã thu thập đúng yêu cầu.

- Rút lẹ lên, kẻo chúng ta có thể bị chúng tóm đấy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:17:39 pm »

Một tiếng sau, Leopold gặp Kent. Trao đổi tóm tắt tình hình vừa qua, Kent hiểu ngay tình thế nghiêm trọng. Ba thành viên bị bắt, mặc dù họ vững vàng, nhưng khó thoát khỏi bị đưa sang Gestapo. Lại đáng ngại hơn nữa là Rita Arnould không phải thành viên cho nên không chắc cô sẽ không khai, vì hai lần cô gặp Kent, quen thân Springer và đã được nghe nói đến Wenzel... Với những gì thu thập được, bọn Đức vẫn có thể tìm ra khóa mật mã của DNĐ. Cho nên phải có biện pháp đối phó cấp tốc: Kent và Springer phải chạy sang nước khác ngay, còn những thành viên khác phải rút vào bí mật hoàn toàn. Nhóm tại Bỉ đành phải nằm im. Không còn cách nào khác.

Leopold phải rút gấp, anh đi xe sang Pháp. Hôm sau, anh gặp ngay Grossvogel và Pauriol, cùng nhau quyết định tổ chức một nhóm đặc biệt gồm mấy thành viên vững vàng dưới sự chỉ đạo của hai anh Grossvogel và Pauriol để theo dõi và ứng phó với Đức tại Bỉ và Pháp. Rõ ràng đòn phố Atrebates chấm dứt thời kì yên bình của DNĐ. Từ nay trở đi bọn Đức sẽ huy động toàn lực để khám phá tiếp và đánh tan DNĐ.

Grossvogel và Pauriol sang Brussels đối phó với tình thế: tổ chức cho Springer đi Lyon, Kent đi Paris, cho Izbutski và Wenzel chỉ thị. Wenzel phải đổi chỗ ở ngay, ngừng hai tháng liên lạc với Trung tâm và thay các thói quen để đánh lạc hướng mật thám.

Cái chính là theo dõi ba đồng chí bị bắt đang bị giam tại nhà tù Saint-Gilles Prison ở Brussels... Grossvogel liên lạc với cơ sở trong số gác ngục để nắm tình hình. Được biết bọn Đức chưa điều tra ra lí lịch thật của ba người bị bắt, Alamo vẫn mang tên là Alamo, Kamy mang tên là Desmets, còn Sophie Poznanska mang tên Verlinden.

Nhưng sang đầu tháng tư 1942, cơ sở cho biết bọn mật thám Đức đã lần ra được lí lịch của Sophie, còn Kamy - Desmets chúng biết tên thật là Danilov. Sự việc xảy ra như thế nào?

Đối với Sophie, Leopold thông cảm lí do cô phải khai tên thật ra... Bị mật thám dồn ép, cô muốn tỏ ra mình nói thật. Suốt đời chiến đấu, sau nữa - đây là điều lúc đó DNĐ chưa hiểu hết - cô muốn giấu quê thật của cô là thành phố nhỏ bé Kalisz ở Ba Lan để gia đình cô khỏi bị vạ lây.

Còn Kamy thì có khác: hai chục năm hoạt động bí mật, anh va chạm biết bao nhiêu người cho nên anh muốn tránh họ bị liên lụy bằng cách: chàng Do Thái “không quốc tịch” này mang tên là Anton Danilov, trung úy trong Hồng quân Liên Xô... Anh biết khá đủ tiếng Nga để nhận mình là người Nga, đã từng công tác tại sứ quán Xô viết ở Vichy năm 1941, rồi khi chiến tranh Xô - Đức bắt đầu thì anh được cử sang Bỉ làm việc với Alamo. Anh khai rằng anh chỉ biết có hai người cùng bị bắt, ngoài ra không quan hệ với ai khác. Bọn Đức nghe và tin theo lời khai đó. Nhiều tháng sau khi bắt được anh, bọn Đức vẫn giữ thái độ tôn trọng đối với viên sĩ quan Xô viết này có cử chỉ dũng cảm và chẳng khai gì thêm (vậy việc khai là sĩ quan Xô viết chứng minh thủ đoạn của anh là rất khá).

Sau vụ bắt bớ ở phố Atrebates, địch tạm dừng. Rita Arnould khai ra hai địa chỉ trong đó có anh bạn Dow của Springer, một người kháng chiến năng nổ.

Ngày 16-12, Dow thấy có một người tới cửa hàng áo lông ở phố Royale của anh, người này nói mình là người của Sếp Cao cấp phái đến tìm gặp Springer. Dow cảm thấy nghi, liền khất hai ngày sau người đó hãy quay lại, rồi Dow hỏi Springer về chuyện đó. Springer dặn chớ tin chuyện ấy, có thể là một tên khiêu khích đó.

Tên lạ mặt hai hôm sau lại đến thật. Dow tiếp hắn ở phòng bên cạnh cửa hàng. Sau phòng, Dow bố trí một người bạn để trợ lực nếu có sự cố. Tên lạ mặt vào phòng, rút súng ngắn ra để trên bàn. Dow bình tĩnh nói cho tên đó rằng mình không gặp Springer. Vài hôm sau, Dow thấy tên lạ mặt ngồi trên xe hơi đậu trước cửa hàng của mình, anh kết luận tên đó là Gestapo, anh liền biến mất.

Rita Arnould còn khai ra một địa chỉ có thể dẫn đến Springer và đến trung tâm của DNĐ: đó là Yvonne Kuenstlunger, em họ Rita, phụ trách liên lạc giữa Springer và tổ phố Atrebates. Lần này bọn mật thám Đức xảo quyệt hơn, chúng chưa bắt ngay Yvonne, mà cứ theo dõi nhằm tìm cho ra Springer, nhưng không có kết quả.

Tin từ nhà tù Saint-Gilles Prison khiến DNĐ lo lắng: cơ sở cho biết Alamo đã bị đưa về Berlin - một điều khá đặc biệt - rồi lại bị đưa về nhà tù này, nhưng dưới tên Mikael Makarov.

Leopold lần đầu tiên biết tên thật của Alamo, liền hỏi Trung tâm thì được trả lời “đúng thế”.

Phản gián quân sự lao vào đánh phá DNĐ nhưng lúc đầu chúng lạc hướng, trừ trường hợp Alamo là chúng đi sát thực tế. Sau vụ Atrebates, Andre Marty trong chiến tranh Tây Ban Nha, bị bắt ở Bắc Pháp. Phản gián quân sự Đức tưởng rằng kháng chiến Pháp và DNĐ chỉ là một tổ chức vì đều xuất thân từ Lữ đoàn quốc tế ở Tây Ban Nha trong đó có Alamo.

Đại úy Piepe đề xuất với Berlin nhốt số bị bắt vào trại tập trung. Đến đây xuất hiện tên Giering... tên này sẽ xử lý DNĐ sau này..

Giering là cẩm mật thám. Với chức vụ đó, y được Piepe thông báo về vụ Atrebates. Y không nghĩ rằng việc tham gia vào Lữ đoàn quốc tế gắn điệp viên DNĐ với kháng chiến Bắc Pháp, nhưng y nhớ lại vụ y phá một lưới tình báo ở Tiệp, những điệp viên Xô viết có khai rằng họ được một sĩ quan phi công Xô viết có tham gia Lữ đoàn quốc tế chở họ đến Tiệp. Hình dáng viên sĩ quan không quân đó được họ tả lại giống như Alamo mà Piepe mô tả. Giering quyết định đến tận nhà tù Saint-Gilles Prison để xem mặt Alamo. Y lấy máy bay đưa Alamo về Berlin với y. Đến Berlin, đáng lẽ đưa Alamo vào tù thì y giữ anh này tại nhà y nửa tháng. Vốn là cớm già đời chống cộng sản, Giering không kém về môn tâm lí học. Đứa con trai của y bị cụt tay khi tham gia không quân Đức đã tìm ra những đề tài để tiếp chuyện Alamo. Trong khi đó, Giering đi tìm lại những điệp viên Xô viết bị bắt tại Tiệp để hỏi cung: có biết Alamo không? Tên này có cùng chiến đấu trong Lữ đoàn quốc tế không? Rồi y đưa ảnh Alamo ra. Nhũng điệp viên này khai nhận Alamo cùng học ở trường tình báo Moscow với họ. Thế là xong.

Giering đã thắng một ván bài quan trọng; y đưa Alamo trở lại nhà tù Saint-Gilles Prison và từ báo cáo của các cơ sở trong nhà tù này mà DNĐ mói biết tên thật của Alamo là Makarov. Sau khi biết tung tích của Alamo đã từng hoạt động tình báo, bọn Đức suy ra rằng Sophie và Kamy đã cùng làm tình báo với Alamo. Chúng khai thác thêm và thế là những trận tra tấn bắt đầu.

Đầu mùa hè, Alamo và Kamy bị đưa vào pháo đài Breendonk là nơi đầy ải họ. Hai đồng chí này không khai thêm đồng chí khác, họ anh dũng chịu đựng mọi tra tấn. DNĐ vẫn giữ được bí mật cho đến đây.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:22:34 pm »

Sai lầm của Trung tâm

 
Nhóm DNĐ ở Bỉ thế là tan...

Kent qua Paris rồi xuống Marseilles. Vợ anh là Margarete Barcza sau đó mấy ngày cũng về theo. Nhưng Kent không muốn rời vợ cho nên đã đưa chị về ở với anh. Thật là cần giữ an toàn cho Kent, vì anh biết rất nhiều qua những chuyến đi Đức, Tiệp, Thụy Sĩ, không thể để anh bị Đức bắt.

Kent hoàn toàn mất tinh thần. Sau một năm làm việc vất vả, tiếp theo vụ đổ vỡ Atrebates mà anh là người phải chịu trách nhiệm, anh không còn giữ được tinh thần. Nước mắt lưng tròng, anh nói với Leopold: Quyết định của anh đưa tôi về Marseilles là đúng, nhưng Trung tâm không hiểu nổi. Tôi vốn là sĩ quan Xô viết và khi tôi trở lại Moscow, họ sẽ không tha thứ cho việc Atrebates đâu!

Vợ chồng Springer có ý định tổ chức riêng một lưới tại Lyon, Leopold liền thỉnh thị Trung tâm cho phân tán nhóm ở Bỉ. Những chiến sĩ có khả năng như Izbutski, Sesee và Raichmann sẽ được trang bị điện đài riêng và trực tiếp liên lạc với Trung tâm. Drailly sẽ thay Kent chỉ huy Simexco.

Trả lời của Cục trưởng làm cho Leopold ngạc nhiên và làm anh mất hồn vía: Leopold phải gặp đại úy Xô viết Efremov (tức Bordo), đưa Kent, Wenzel và lưới Bỉ cho Bordo chỉ huy.

Leopold không biết Bordo. Anh có gặp anh này một lần vào xuân 1942 tại Brussels và Leopold nhận xét không thích. Bordo cư trú tại Bỉ từ 1939 và nằm im cho đến 1942. Anh vốn là nhà hóa học, đã đóng vai sinh viên Phần Lan và theo học đại học Bách khoa. Kết quả công tác của anh ít ỏi: giá trị những tin túc anh phát từ đài của anh chẳng có chất lượng gì, đó là một người nghiệp dư thu lượm ít mẩu tin của bọn lính Đức trong nhà thổ. Từ những mẩu tin sai lệch, vụn vặt đó, anh “tổng hợp” lại rồi nhào với óc tưởng tượng thành những bản báo cáo quan trọng. Trung tâm chẳng cần chất lượng mà cái quan trọng là nhãn hiệu đại úy được huấn luyện tình báo cấp tốc ba tháng, chứ Trung tâm không chọn Wenzel là một chiến sĩ bí mật dày dạn.

Dằn mình lại, Leopold trình bày với Trung tâm những ý kiến của mình để trung tâm gánh chịu mọi trách nhiệm, vị chỉ huy Dàn Nhạc Đỏ đành báo cáo hết thông tin của anh cho Bordo. Những cựu trào như Wenzel, Izbutski và Raichmann đều ngao ngán về quyết định của Cục.
Khi được biết quyết định đó, Raichmann kêu lên:

“Tuân theo chỉ đạo của tên ngốc ấy chỉ có mà ăn cám cả lũ”. Leopold phải thuyết phục từng ngưòi theo tinh thần kỉ luật. Anh làm một bản báo cáo nói hết lợi hại của quyết định của Cục. Hai tháng sau, đồng chí Cục trưởng trả lời hoàn toàn đồng ý với Leopold và quyết định phân tán nhóm Bỉ.

Nhưng chậm quá rồi! Ít nhất vào tháng bảy 1942, Bordo bị bắt. Vì thiếu kinh nghiệm, anh đã đưa đầu vào bẫy của Đức. Vào tháng tư, khi Leopold lên Brussels gặp Efremov - Bordo, Raichmann đã báo cho Leopold rằng vô tình anh thấy viên thanh tra cảnh sát của Bỉ tên là Mathieu là người đã thụ lí vụ Raichmann làm giấy tờ giả. Mathieu đã nói riêng với Raichmann rằng hắn thuộc lực lượng “kháng chiến” và đề nghị Raichmann giúp đỡ hắn vì hắn nghi ngờ Raichmann làm việc cho một tổ chức bí mật, hắn muốn anh giúp hắn một số thẻ căn cước loại thật.

Leopold nghi tên Mathieu lừa lọc nên chỉ thị cho Raichmann cắt mọi quan hệ với thanh tra cảnh sát đó. Nhưng vắng mặt Leopold, Bordo cho Raichmann cung cấp thẻ căn cước mới toanh cho Mathieu. Rồi anh ta lại còn nhận cho Mathieu gửi một đài phát, sau đó còn đưa cả ảnh của mình cho Mathieu làm hộ một thẻ căn cước cho mình. Hai người hẹn nhau ỏ Đài Thiên văn, nhưng đến kì hẹn, Mathieu không đến một mình; hắn đi cùng một số cảnh sát khác và tóm luôn Efremov - Bordo.

Izbutski vội xuống Paris báo tin Efremov bị bắt. Grossvogel liền lên Brussels ngay để nắm tình hình... Ba ngày sau, Efremov lại xuất hiện với vẻ bình thường, nhưng có một “người bạn” đi kèm.

Hắn kể với người gác cổng rằng hắn bị cảnh sát xét hỏi căn cước xong được tha vì chẳng có gì phạm pháp.

Trong những ngày tiếp theo, Izbutski, Sesee và Maurice Pepper (liên lạc viên tuyến Hà Lan) bị băt. Bị tra tấn, Pepper khai ra trưởng toán DNĐ ỏ Hà Lan và Anton Winterinck. Anh này bị bắt cùng vợ chồng Hilbolling. Chín thành viên và hai điện đài thoát khỏi tay mật thám Đức. Efremov - Bordo còn khai ra Simex và Simexco, tuy chưa khai thật chi tiết vì hắn không nắm cụ thể. Nhưng từ hôm đó trở đi hai công ty này bị giám sát bí mật.

Với những báo cáo khai thác Efremov, đại úy Piepe cho là một trò giễu cợt: hắn thuê văn phòng ở cùng ngôi nhà Simexco. Theo mô tả của Efremov, Piepe vỗ trán và nhớ ra rằng sếp cao nhất của DNĐ là người hắn đã gặp và ngả mũ chào khi đi cùng một cầu thang.

Không bị tra tấn, nhưng Efremov đã khai rất nhiều, vì hắn bị Gestapo đánh trúng tư tưởng dân tộc hẹp hòi và bài Do Thái của hắn: Anh là người Ukraine, thế mà anh lại làm việc dưới quyền một tên Do Thái!

Chúng dọa sẽ hành hạ gia đình hắn, rồi chúng cho hắn đi sang Đức tham quan những thành tựu của nước Đức quốc xã... Thế là Efremov phun hết: ba chục người vì hắn mà bị bắt. Có người bị bắt cả nhà. Số lượng đó lên gấp đôi biên chế của nhóm DNĐ ở Bỉ.

Cuối tháng tám, Efremov gặp Germaine Schneider thuộc lưới của Wenzel, hắn ngửa con bài của hắn: rằng hắn đã bị bắt, mật thám Đức đã biết hết cho nên hắn quyết định đầu hàng để cứu mạng hắn. Hắn đề nghị Germaine làm việc với hắn:

- Cô phải biết ràng Otto (Leopold Trepper) không khi nào bị bắt, chỉ có bọn chúng mình là bị ăn đòn.. Do đó, tốt nhất là chúng ta theo bọn Đức để thoát lấy thân...

Germaine khất sẽ trả lời hôm sau, rồi cô lao xuống Paris báo tin cho Leopold. Leopold liền chuyển Germaine xuống Lyon ngay. Thấy cô này biến mất, mật thám liền bắt chồng và hai em cô.

Gia đình Schneider công tác ở Quốc tế Cộng sản từ trên hai chục năm. Franz và Germaine Schneider đều là quốc tịch Thụy Sỹ, đã kinh qua công tác giao liên nên quen biết nhiều đảng viên châu Âu; ngôi nhà của họ ỏ Brussels trước thế chiến là nơi trú chân của các nhà lãnh đạo khi qua Bỉ. Thorez và Duclos đã từng trú chân tại đó. Họ rất thân với những đồng chí “lão thành”của Quốc tế cộng sản, nhất là với Robinson và Clara Schabbel, vộ trước của Robinson, bà này là giao liên giữa Berlin với đồng chí Wenzel.

Franz Schneider tuy không thuộc vào DNĐ, nhưng do quen biết trước kia nên nắm được khá nhiều tin tức. Bị tra tấn, không chịu nổi anh đã khai ra cơ công của Robinson là đồng chí Griotto. Từ đó, Harry Robinson bị giám sát kỹ.

Leopold báo cáo tình hình cho Cục, thì nhận được trả lời kì cục như sau: “Đồng chí Otto hoàn toàn nhầm lẫn, Cục biết Efremov bị cảnh sát Bỉ bắt, nhưng chỉ là việc kiểm soát giấy tờ, sau đó được tha, không có chuyện gì nữa. Hơn nữa Efremov vẫn tiếp tục cung cấp cho Cục những tin tức rất quan trọng, sau khi thẩm tra kĩ, Cục đánh giá những tin tức đó rất có chất lượng.”

Trung tâm cũng chẳng thắc mắc vì sao Efremov lại có tiến bộ vượt bực đến thế! Thế là Cục bắt đầu bị đầu độc... Cục trưởng còn chưa tin vào lượng người bị bắt, cho nên chỉ thị Leopold phải lên Brussels gặp Efremov để hỏi thêm... Tổ kiểm tra của DNĐ phát hiện ở nơi hẹn có những khách uống, ở các hiệu cà phê cạnh điểm hẹn chỉ chú ý đến hè phố mà quên mất cốc tách họ dùng. Lại có nhiều xe hơi màu đen lượn lờ quanh đó nữa...

Trong thòi gian đó, Wenzel vẫn tiếp tục công tác: anh vẫn đánh điện về Moscow, súng ngắn và thuốc cháy để tiêu hủy phương tiện bên cạnh. Điện đài của anh bị bọn phản gián điện đài phát hiện, đang đêm chúng đột nhập vào nhà Wenzel, anh đã nhảy lên mái nhà vừa chạy vừa bắn bọn rượt theo. Hàng trăm người đã thức giấc vì tiếng súng nên đã trông thấy anh chạy lên mái nhà. Anh trốn vào một ngôi nhà hàng xóm. Bọn Đức bắt được anh trong một cái hầm... Trong tàng thư của Đức, Wenzel bị bêu là phản bội, rằng đã chịu cộng tác với mật thám Đức. Đó là thủ đoạn thô bạo của quốc xã nhằm bôi nhọ một đảng viên lão thành, bạn thân của Ernst Thaelmann. Sự thực hoàn toàn khác hẳn.

Cuối tháng giêng, thấy ngôi nhà phố Atrebates không còn bị mật thám canh gác nữa, Leopold cử hai nhân viên có giấy chứng minh của Gestapo đến để tìm lại sách trong buồng của Sophie Poznanska vì mật mã của DNĐ dựa vào một số trong sách đó.

Tên tiến sĩ Vauck, trưởng cơ quan mã thám Đức, biết chuyện này cho nên đã yêu cầu Gestapo Brussels tịch thu hết sách của phố Atrebates, nhưng Gestapo trả lời không tìm thấy số sách Vauck yêu cầu. Vauck khôrm chịu, liền hỏi cung lại Rita Arnould, cô này khai có nhớ trên bàn của Sophie thường có năm cuốn sách.

Để phát hiện cuốn sách cần tìm, Vauck chỉ dựa vào mẩu giấy cháy dở rồi với các tính toán rất tỉ mỉ, hắn đã phát hiện ra khóa mật mã tên là Proctor, trong bốn cuốn sách tìm được đều không thấy Proctor. Cuốn sách thứ năm nhan đề “Phép lạ của giáo sư Wolman” thì không tìm thấy. Sau nhiều ngày tìm khắp các hiệu sách, cuối cùng Karl von Wedel đã tìm ra một cuốn vào ngày 17-5-1942. Tiến sĩ Vauck liền nghiên cứu 120 hức điện mật Đức thu được từ tháng sáu năm 1941 có dùng đến khóa Proctor.

Ngày 17-4-1942, đơn vị mã thám của Vauck đã dịch được bức điện mật sau đây:

“KL 3 DE R.T.X. - 1725 WDS GET Cục trưởng gửi Kent. Riêng. Hẹn ngay Berlin ba địa chỉ sau đây và xác định nguyên nhân đài liên lạc trục trặc. Nếu còn trục trặc thì anh phải phụ trách truyền tin. Cóng tác của ba toán Berlin và truyền tin là quan trọng hang đầu. Địa chỉ: Neuwest-end, Altenburger alle 19, thứ ba bên phải. Coro Charlottenburg, Frederiastrasse 26 a, thứ hai bên phải. Bauer. Nhớ ở đây. “Eulenspiegel”. Khẩu lệnh: cục trưởng. Báo cáo tin tức trước ngày 20 tháng 10. Kế hoạch mới hiện hành cho ba điện đài gbt ar KLS của RTX”.

Không thể tưởng tượng nổi vì sao Cục trưởng đưa lên không trung địa chỉ của ba người phụ trách toán Berlin là Schulze-Boysen, Arvid Harnack, và Kuckhoff! Khi đó Leopold đã hết hồn về bức điện này... Nếu Đức dịch được bức điện bất cẩn đó - Leopold biết rằng không mật mã nào là hoàn toàn bí mật - tất nhiên chúng sẽ biết địa chỉ của toán Berlin. Ngày 14-7- 1942, thực tế đã xảy ra như vậy đó.

Gestapo chẳng cần vội phá án ngay, ngược lại chúng bố trí theo dõi, đặt các bẫy chuột, nghe trộm điện thoại, tiếp tục theo dõi các diện đài. Đến cuối mùa hè năm đó, chúng đã phát hiện ra sáu chục thành viên toán Berlin.

Họa vô đơn chí: một thành viên của toán Berlin tên Horst Heil-mann là nhân viên mã thám của tiến sĩ Vauck mãi đến ngày 29 tháng 8 mới biết bức điện trứ danh kể trên bị dịch ra. Anh vội điện ngay cho Schulze-Boysen, chẳng may hôm đó Schulze-Boysen đi vắng, nên anh ghi lại nhắn Schulze-Boysen khi nào về thì gọi ngay đến văn phòng của anh. Sáng sớm 31, Schulze-Boysen gọi điện cho anh, thì Vauck đích thân nhấc máy...

“Schulze-Boysen gọi điện đây...”

Ngạc nhiên, Vauck cho là chuyện khiêu khích liền báo cho Gestapo. Ngay hôm đó Schulze-Boysen bị bắt. Hai tuần sau, tám chục thành viên toán Berlin bị bắt, và còn nữa. Đến đầu năm 1943, 150 người bị bắt, nhiều người không thuộc Dàn Nhạc Đỏ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:51:30 pm »



Tướng Jan Berzin, Cục trưởng Tình báo Hồng quân Liên Xô





Trepper, Luba và con trai Edgar





Nhóm “Thống nhất” ở Tel Aviv, năm 1925. Leopold Trepper (đứng, thứ hai từ trái sang) cùng với  Léo Grossvogel (đứng, cuối cùng từ phải sang) và Hillel Katz (ngồi, thứ tư từ phải).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:00:18 am »



Leopold Trepper và vợ Luba Brojde năm 1925




Leopold Trepper với gia đình tại Warsaw vào năm 1960




Tòa nhà Lubianka, trụ sở Bộ Nội vụ Liên Xô, trong đó có trại giam
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:12:10 am »



Túp nhà gỗ của Luba và các con cư ngụ tại ngoại thành Moscow




Leopold Trepper (đứng giữa) với mấy người bạn trong tổ chức Hachomer Hatzair ở Nowy Targ (1920)




Leopold Trepper (ngồi giữa) chụp với các bạn Hachomer Hatzair ở Dombrova , 1922.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 09:29:28 am »

Đơn vị phản gián đặc nhiệm phá án.

 
Vụ Atrebates do cơ quan phản gián quân sự tiến hành. Sang tháng sáu năm 1942, đơn vị đặc nhiệm Dàn Nhạc Đỏ được thành lập để tiến hành phá triệt để Dàn Nhạc Đỏ tại Bỉ và Pháp. Đứng đầu đơn vị này là Karl Giering, một tên mật thám cao tay đánh quị Alamo. Hắn chỉ huy một đơn vị gồm những tên SS được chọn lựa đặc biệt chuyên dùng vào việc đi săn lùng tình báo đối phương. Heinrich Reiser phụ trách một ban ở Paris. Trùm Gestapo Muller giám sát vụ án, còn Himmler và Bormann đích thân chịu trách nhiệm đánh án.

Đầu tháng mười năm 1942, Đội đặc nhiệm đến đóng tại Paris, trong ngôi nhà vốn là trụ sở của An ninh Pháp ở tầng bốn một ngôi nhà phố Saussaies.

Đức bắt đầu khám phá toán DNĐ ở Pháp...

Thực tế, toán này đã bị phá một mảng nhưng Đức chưa biết. Số là hai điện đài viên Hersch và Mira Sokol ngày 9-9-1942 đã bị bắt quả tang khi đang đánh điện mật trong một biệt thự ở ngoại ô phía Tây Paris. Đây là một vụ may rủi vì khi Sokol đang đánh điện đài thì một xe định vị điện đài đi tuần qua khu vực đó. Phát hiện ra nơi có điện đài, mật thám xông ngay vào nơi đó...

Khi ấy Gestapo chưa biết đây là của DNĐ vì đài do Pauriol chế tạo công suất nhỏ không thể liên lạc đến Moscow được. Điện gửi đi đều phải qua London rồi từ đó chuyển tiếp về Moscow; do đó bọn mật thám Đức cho rằng vợ chồng Sokol làm việc cho Anh.

DNĐ biết ngay việc vợ chồng Sokol bị bắt vì Pauriol đang theo dõi đài Sokol bỗng thấy đài này ngừng bất thường. Một thành viên DNĐ được phái đi xác minh tại nhà Sokol thấy đúng như thế. Và thành viên này đã đến ngay nơi ở của Sokol để chạy những gì liên quan đến công tác, cho nên khi mật thám đến khám không phát hiện được gì quan trọng. Cũng trong ngày Sokol bị hắt. Leopold cho nữ mật mã viên Vera Ackermann chuyển xuống ngay Marseilles và Leopold báo động luôn cho vợ chồng Spaaks biết tin bạn của họ là Sokol đã bị bắt. Hai vợ chồng Sokol bị tra tấn rất khủng khiếp, nhưng họ anh dũng chịu đựng, không khai ra tên một đồng chí nào.

Giering không biết Sokol ở trong DNĐ, nhưng các bức diện mật mà Vauck dịch ra được, cùng những lòi khai của những chiến sĩ ở Bỉ đã cung cấp cho hắn nhiều tin tức. Raichmann chỉ khai nhận khi biết Efremov đầu hàng. Cùng với người vợ, hắn đầu hàng mật thám và khai ra những điều quan trọng của toán DNĐ ở Pháp. Hành động đầu tiên của Giering là nhử Leopold vào một ổ phục kích: chúng đề xuất với bà Likhonin, đại diện Simex tại hãng Todt, một vụ buôn kim cương công nghệ kì lạ là chỉ đàm phán với ông Gilbert thôi.

Chính vì thế mà tổ chức cuộc gặp thứ nhất tại Brussels. Tại đó chúng đểu giả lộ cho bà Likhonin biết rằng Leopold là gián điệp Xô viết; điều này chúng coi nhẹ lòng yêu nước của người Nga...

Leopold gặp hà Likhonin. Bà nói với anh:

- Tôi chống cộng sản, nhưng trước hết tôi là người Nga và tôi không muốn nộp ông cho Gestapo.

Leopold an ủi bà và dặn rằng Leopold không thể nhận hẹn khác vì người không được khỏe.

Sau thất bại đó, Giering đưa Raichmann theo dõi Leopold. Raichmann dò tất cả những địa chỉ và hộp thư mà y biết khi đi qua Paris sau vụ Atrebates, nhưng không ai mắc lừa y. Đội đặc nhiệm sa lầy. Giering biết rằng chỉ huy DNĐ đóng ở Paris, hắn đã phát hiện ra nhiều thành viên hoạt động của lưới nhưng không tiến xa hơn được.

Do Malvina Gruber, vợ Raichmann, Giering biết Margarete Barcza sống tại Marseilles với Kent vì Malvina đã đi cùng Margarete xuống cảng đó. Thế là Giering đưa quân xuống và ngày 12-11-1942 vợ chồng Kent bị bắt.

Thực ra Kent rất có thể thoát vì Leopold đã chỉ thị cho anh này từ tháng tám là chạy sang Algeria. Chẳng có gì khó khăn vì Jaspar, giám đốc Simex tại Marseilles, là bạn của tướng Catroux, đang làm toàn quyền ở Algeria. Nhưng Kent do mất tinh thần nên không còn khả năng phản ứng và hành động. Tháng 10, Leopold xuống Marseilles gặp Kent. Anh thấy bị đe dọa, khu vực tự do chẳng bao lâu nữa sẽ bị quân phát xít chiếm đóng nốt. Kent nói với Leopold:

- Tôi không thể đi Algeria được, vì tôi sẽ bị Moscow gọi về để trị tội làm vỡ cơ sở ở Bỉ.

- Thế cậu định làm gì?

- Nếu tôi bị bắt, tôi sẽ vào cuộc chơi để xem bọn Đức muốn gì...

- Không thể được, muốn chơi bọn Đức thì phải có cách xin ý kiến Trung tâm. Cậu không thể và ngược lại, cậu sẽ phải nộp khóa mật mã, bọn Đức sẽ chỉ huy cậu...

Leopold nhận xét mình không thể thuyết phục nổi Kent. Leopold khuyên Kent chạy sang Thụy Sĩ, nhưng Kent nói chưa được vì vợ cậu ta đang chờ xin được hộ chiếu, mà cậu ta không muốn rời vợ. Ngay sau khi chiếm đóng Marseilles, bọn Đức tóm ngay Kent. Rồi Kent khai không cần đợi Gestapo hỏi. Anh ta chỉ vì không muốn xa vợ. Kent biết vai trò của Simex và Simexco trong lưới DNĐ và tầm quan trọng của Alfred Corbin.

Ngày 17-11, Leopold gặp Corbin:

- Anh đang nguy đấy, phải trốn ngay Alfred ạ.

- Tại sao? Chỉ có một người biết tôi, đó là Kent, mà Kent là sĩ quan xô viết và sĩ quan xô viết không phản bội phải không?

- Alfred, anh có đầu óc thực tế trong kinh doanh, nhưng còn có những lĩnh vực khác, anh quá lý tưởng đấy. Anh chưa hiểu Gestapo nó có thể làm bất cứ việc gì, anh phải trốn ngay sang Thụy Sĩ đi, đưa cả gia đình đi.

- Không thể được, vợ tôi hoàn toàn không biết gì về hoạt động của tôi, mà bà ấy lại không bao giờ muốn rời khỏi nhà của bà ta.

Ngày 19-11, Đội Đặc nhiệm vây Simex và bắt những người đứng đầu hãng này: Alfred Corbin, Suzanne Cointe, Vladimir Keller, bà Mignon... (Một số chuyên gia về Dàn Nhạc Đỏ, trừ Gilles Perrault, viết ràng Trưởng DNĐ có một phòng bí mật ở trụ sở Simex trong đó có cất dấu những tài liệu bí mật nhất. Câu chuyện đó khiến cho con gái và con rể Corbin là những người sống ở ngôi nhà của Simex phố Hosman sau thế chiến đều cho là vô lí. Thật ra không bao giờ tình báo lại dùng cơ sở vỏ bọc làm nơi chứa những gì có thể làm lộ hành tung bí mật của mình cũng như của lưới một khi bị mật thám khám soát nơi mình ở hoặc làm việc).

Grossvogel, Hillel Katz  và Leopold rút về Antony trong một biệt thự mà chỉ có ba người đó biết địa chỉ. Mau chóng ba người kiểm điểm lại thiệt hại: sau Bỉ đến Đức, Hà lan, nay đến Paris... nay cần nhất phải đảm bảo an toàn: DNĐ còn ở Pháp năm mươi người chưa bị bắt, đang cần chủ trương. Lập khóa mật mã mới để liên lạc với đồng chí Michel, đại diện Đảng cộng sản Pháp. Grossvogel cũng thay mật mã liên lạc với Pauriol.

Nhưng nghiêm trọng nhất cho hoạt động của DNĐ là TRUNG TÂM ĐÃ RÕ RÀNG MẤT LÒNG TIN VÀO DÀN NHẠC ĐỎ. Qua những điện trả lời về các báo cáo tổ chức bị vỡ, bị phá, Trung tâm chỉ trả lời vẻn vẹn: “Các anh nhầm lẫn rồi, các buổi phát tin vẫn tiếp tục và các tin tức báo cáo về rất tốt...”.

Trung tâm không nhầm, đúng là báo cáo vẫn gửi tới: Pauriol đã chẳng nhận được những bức điện của bọn Efremov hoặc những người ở Hà lan hoặc ở Berlin đã bị bắt tiếp tục báo cáo về Trung tâm hay sao? Rõ ràng Đội Đặc nhiệm muốn tránh không cho Trung tâm biết những vụ bắt bớ và để được như thế, Đức phải vờ cho lưới tiếp tục hoạt động thì mới che đậy được sự thật. Nhằm mục đích gì? Chưa phân tích được... Nếu một điện đài bị bắt và “bị dùng đánh trả” phát đi những tin tức giả để đầu độc kẻ thù, đó là phạm vi bề ngoài như thực và của lôgich chiến tranh bí mật. Nhưng nếu điện đài đã rơi vào tay phát xít Đức gửi tin tức rất tốt và góp phần vào việc thông tin một cách rất tốt cho Moscow thì không thể có được.

DNĐ nghĩ rằng một thủ đoạn mới có lẽ che đậy một kế hoạch rất lớn mà DNĐ lúc này chưa phán đoán ra được. Nhiệm vụ của DNĐ là phải gắng làm cho nó rõ ra những động cơ và phải làm cho kế hoạch đó thất bại, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải làm. Trong khi vẫn giữ giả thuyết về việc DNĐ đã bị bắt, DNĐ sẵn sàng để tạo những hình vẻ của sự hợp tác nhặm cho DNĐ xâm nhập sâu vào lòng kẻ thù.

Phải cố thử báo cho Cục trưởng diễn biến của tình hình. Ngày 22-11, Leopold gửi Cục trưởng một bức điện báo cáo mọi chi tiết, đồng thời Leopold cũng gửi một thư thông báo cho Jacques Duclos để đồng chí đó nắm được tình hình. Sau đó Leopold dự kiến sẽ trốn tránh một thòi gian. Tại Royat, thành phố nhỏ gần Clermont-Ferrand, Leopold đã chuẩn bị một đám ma. Đã chuẩn bị xong giấy chứng tử và biển tang lễ. Jean Gilbert sẽ chết...

Leopold rời Paris ngày 17, Katz đi theo sau vài ngày. Grossvogel rút về nam Pháp sau khi nhận được thẻ căn cước mới.

Trước khi ra đi, Leopold điện cho bác sĩ Maleplate xin chữa răng sớm hơn đã hẹn. Nha sĩ chỉ rỗi ngày 24 nên hẹn Leopold vào 14 giờ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:27:49 am »

Otto bị bắt

 
24-11... Leopold dậy sớm, từ từ sửa soạn. Ôn lại những sự kiện vừa qua, anh ước tính còn bao nhiêu khó khăn gian khổ sắp ập tới. Anh tự nhủ phải rất thận trọng; càng nghĩ anh càng thấy chủ trương phân tán là đúng và cần thiết.

Anh ăn sáng với Katz. Hai người nói ít. Lúc này không phải lúc nói chuyện dài hoặc tình cảm dạt dào. Hai người hẹn gặp lại nhau lúc 16 giờ, sau khi Leopold chữa răng xong. Sau đó, anh sẽ đến từ biệt Georgie de Winter. Cuối cùng buổi tối anh sẽ gặp Grossvogel. Đêm đến anh sẽ lên tàu đi Royat.

Katz đi theo Leopold đến nha sĩ ở phố Rivoli. Katz theo nguyên tắc đi cách Leopold vài chục mét để tránh mật thám. Đúng 14 giờ, Leopold đến nha sĩ. Nhìn phải nhìn trái Leopold không thấy có gì khác thường. Anh bước lên cầu thang và bấm chuông. Nha sĩ đích thân mở cổng. Thật khác thường vì mọi lần chỉ “anh thợ máy” thường ra mở cổng. Một hiện tượng nữa làm Leopold nghi ngờ: phòng đợi trống vắng. Bình thường phòng này đầy khách. Ngoài ra Maleplate dẫn Leopold đi thẳng vào phòng chữa. Anh nhìn nha sĩ. Ông có vẻ bối rối, mặt tái xanh, tay run... Anh hỏi:

- Anh làm sao thế? Anh ốm à?

Ông ta lắc đầu không rõ định nói gì, rồi ông đẩy Leopold ngồi xuống ghế chữa răng. Leopold ngả đầu vào lưng tựa theo yêu cầu của thày thuốc. Nha sĩ lấy dụng cụ. Khi ông vừa đặt dụng cụ vào miệng Leopold, bỗng có tiếng đằng sau ghế. Muộn quá rồi! Không còn phản ứng kịp nữa... Một tiếng quát:

- Hande hoch!

Tính ra Leopold vào phòng răng chỉ mới một phút. Hai bên ghế có hai gã lăm lăm súng trong tay... Chúng cũng như ông nha sĩ mặt tái mét. Chính chúng cũng run, chúng không tự tin. Thật là kì quặc.

Sau phút sợ hãi, Leopold lấy lại được bình tĩnh, máu lại dồn lên mặt. Anh giơ tay lên trời và bình tĩnh nói:

- Tôi không có vũ khí...

Có lẽ chúng đã trấn tĩnh... Tên thứ ba vội chạy ra cửa sổ, chắc nó đề phòng Leopold nhảy qua cửa sổ. Leopold đứng lên để chúng khám và còng tay. Qua ánh mắt của chúng, Leopold thấy chúng không ngờ anh ra phố không vũ khí, không cận vệ và chúng cũng chẳng ngờ lại nhanh và dễ như thế.

Bác sĩ Maleplate tiến về phía Leopold. Ông là người duy nhất vẫn bối rối và ông thều thào tâm sự với Leopold:

- Thưa ông Gilbert, tôi thề với ông rằng tôi không can dự vào việc này!

Ông nói thật, Leopold sau này xác định như vậy.

Lúc này Leopold đành phải nhận định thực tế là mình đã bị Đức bắt. Thật là gay go quá, nhưng anh tự nhủ phải giữ lòng tin. Giữa anh và bọn kia chưa bên nào chịu bên nào.

Sau khi bắt nhân viên Simex, Gestapo đã dùng tra tấn cấp một và cấp hai để lấy khẩu cung. Chỉ hỏi có một câu: “Gilbert ở đâu?”. Chỉ Corbin biết nhưng anh không khai. Leopold không biết cùng lúc đó, vợ và con gái Corbin đang ở chung một nhà dưới sự giám sát của toán Lafont, tay sai của Gestapo. Bọn chó người Pháp này cho rằng Leopold chưa biết Corbin bị bắt cho nên chúng phục kích tại nhà Corbin để bắt Leopold. Chúng để vợ con Corbin vẫn yên như cũ.

Ngày 23, hai tên Piepe và Giering từ Brussels tới. Chúng rất bực với Eric Jung, một nhân viên vì đã tự ý bắt nhân viên Simex, trái với chủ trương của Giering là chưa bắt vội, mà cứ theo dõi giám sát nhân viên Simex để tìm ra được Leopold đã.

Ngay tối hôm đó, Giering ra lệnh bắt vợ, con gái và em của Corbin giam vào nhà giam Fresnes. Sáng hôm sau đích thân Giering hỏi cung bà Corbin. Hắn tuyên bố nếu bà không chịu khai ra nơi ở của Leopold thì hắn sẽ đưa chồng bà ra bắn trước mặt bà, và tống giam những người thân khác của bà. Kinh khủng thay kiểu ép buộc này. Bà khốn khổ này tuyệt vọng, nhưng còn nhớ một chi tiết: có một lần Leopold đau răng đã nhờ bà chỉ cho một chỗ chữa răng. Bà đã giới thiệu ông nha sĩ quen thuộc tên là Maleplate. Lúc khai ra địa chỉ này là 11 giờ ngày 24-11. Leopold nhận định lời khai này không phải là sự phản bội. Bởi vì trước đó vài tuần lễ, bà có hỏi Leopold răng còn đau nữa không, thì Leopold trả lời rằng đã được nha sĩ Maleplate chữa lành rồi... Bà đã cư xử theo lối của người hoạt động tình báo là khai ra một điều vô hại để bảo vệ điều tối quan trọng.

Trong cuộc hỏi cung này, Corbin được chứng kiến ở phòng hên cạnh nên nghe được hết.

Giering và Piepe lao ngay đi tìm Leopold Trepper... Lúc 11 giờ rưỡi chúng đã đến nhà ông nha sĩ. Người thợ máy cho chúng biết rằng nha sĩ không có nhà, ông còn ở bệnh viện. Chúng ra lệnh cho anh này gọi điện thoại bảo nha sĩ về nhà ngay có việc kíp. Nha sĩ có ông bố đang ốm sống ở tầng trên nhà ông nên về nhà ngay. Bọn Gestapo, đón ông và đòi ông nộp danh sách hẹn bệnh nhân. Ông đưa sổ hẹn ra nhưng chúng tìm mãi không thấy tên Gilbert. Giering xem đi xem lại, cuối cùng nha sĩ nhớ lại rằng có người bệnh mắc bận nên không đến vào 14 giờ nhưng ông Gilbert sẽ đến thay...

Hai tên mật thám khoan khoái thấy có cơ may nên tóm được Leopold. Chúng muốn xử lí thật nhanh, chúng liền bắt nha sĩ tả hình dáng người bệnh này: đó là một nhà công nghiệp Bỉ. Ông ta hẹn ngày 27 nhưng rồi thay hẹn. Chúng dặn nha sĩ trước khi đi ra:

- Ông không được ra khỏi phòng khám chữa bệnh...

Lúc đó khoảng 12 giờ rưỡi. Hai tên mật thám bàn tính: bây giờ không thể tổ chức vây ráp quy mô lớn vì không kịp. Do đó chúng quyết định sẽ tự chúng bắt Leopold. Lúc 1 giò rưỡi, chúng lên bảo nha sĩ:

- Chúng tôi sẽ bắt tên Gilbert ngay tại nhà ông. Ông hãy làm việc đúng như thường lệ. Hãy bảo nó ngồi lên ghế và ngửa đầu lên...

Tiếp theo thì bạn đọc đã thấy rồi... Tự do của Leopold chỉ phụ thuộc vào có cái tình tiết nhỏ đó.

Cuộc sống là đầy những điều may rủi và một điệp viên phải dự kiến được những cái may rủi. Leopold đã nghĩ như vậy khi Piepe và Giering dẫn anh ra xe.

Sau một lát im lặng, Leopold nói với Giering:

- Các ông may mắn đấy, hôm nay mà các ông không bắt được tôi thì đến mùng thất mới bắt nổi tôi...

- Tôi rất hài lòng - Hắn trả lời rất vui vẻ - Đến nay đã là hai năm chúng tôi lần theo dấu vết của ông trên tất cả các lãnh thổ do Đức chiếm đóng...

Chúng dẫn Leopold đến trụ sở phố Saussaies, lên tầng năm là trụ sở của Đội Đặc nhiệm. Cuộc diễu hành nho nhỏ bắt đầu, tin bắt được Leopold lan khắp các phòng giấy, tất cả các nhân vật đều đổ dồn ra để ngắm con vật kì lạ. Một tên vừa to vừa béo, có cái đầu như say rượu vừa nhìn vừa reo:

- Cuối cùng ta tóm được con gấu Xô viết đây rồi!

Đó là tên Boemelburg, trùm Gestapo ở Paris.

Giering lặn mất. Hắn trở lại sau một tiếng, hắn đi để báo cáo thẳng cho Himmler rằng hắn đã tóm được “tên thủ lĩnh cao nhất”. Hắn khoe rằngi Himmler rất khoái trá và dặn hắn: Bây giờ phải chú ý, tốt nhất là trói chân tay nó và nhốt vào một cái hố. Tên đó có thể hành động bất kì ta không thể đoán trước được!

Trời sắp về đêm, chúng dẫn Leopold ra phố với mọi biện pháp để không ai biết. Xe đợi sẵn. Tay Leopold bị trói. Ba tên mật thám đi kèm. Xe chạy, có hai xe mở đường và khóa đuôi. Xe đi về nhà tù Fresnes. Tới đây, phải chờ nửa tiếng để chúng đưa hết tù nhân khác đi chỗ khác. Rõ ràng chúng muốn giữ bí mật hoàn toàn việc bắt được Leopold. Tất cả những hành lang dẫn đến ban đặc biệt là nơi nhốt các thành viên khác của DNĐ vắng tanh.

Chúng đẩy Leopold vào một xà lim. Cửa đóng sầm lại. Trong xà lim có một bàn nhỏ, một đệm cỏ, một cửa sổ con. Leopold bắt đầu nhận định tình thế, anh lo nhất là số phận các đồng đội. Trước hết là Katz vì có hẹn gặp lúc 16 giờ. Theo quy ước, nếu đến quá giờ hẹn thì Katz sẽ gọi điện ở nha sĩ. Sau này Leopold được biết theo lệnh Gestapo, nha sĩ trả lời Katz rằng “Ông Gilbert không đến đây”. Điều này không khớp thực tế vì chính Katz đã nhìn thấy Leopold vào nhà nha sĩ. Trong khi anh đợi Leopold gần nhà Maleplate, Gestapo xông vào nhà anh.

Còn Georgie? Thật là có phép lạ mới khiến bà không rơi vào tay Gestapo: lúc 18 giò, không thấy Leopold về như đã hẹn, bà liền đến nhà Katz để tìm. Vậy là hà chui vào bẫy. Khi bà vào nhà thì người gác cổng bảo: bọn Gestapo đang ở trên gác đấy. Thế là bà kịp chuồn ngay...

Suốt ngày 24 không ai đến làm thủ tục vào tù như hỏi tên, họ, khám người, v.v...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:28:06 am »

Anh suy nghĩ đến tình huống xấu nhất, anh tự hỏi: Nếu Giering đã gây dựng được niềm tin cho Trung tâm đến mức hắn chẳng cần đến anh... Hoặc rủi hơn nữa là Dàn Nhạc đã bị phát xít khống chế đến mức mất Leopold sẽ làm rối kế hoạch khống chế của chúng. Nếu như vậy thì chúng sẽ thủ tiêu anh và tiếp tục đầu độc Moscow cho đến hết chiến tranh. Rồi anh chợp mắt ngủ mất.

Không mấy chốc, một tiếng kêu: Đi ra!

Lại qua những hành lang vắng teo. Lại ba chiếc xe ban chiều đưa Leopold loanh quanh trong đêm tối không định hướng nổi. Rồi xe ngừng lại, bọn lính gác xuống xe, thì thào... Leopold thấy chán ngắt... có lẽ đã đến đoạn cuối của hành trình. Cửa xe mở, trới tối mò, anh nghĩ có thể trốn thoát hoặc chúng đuổi bắn anh thì anh cũng là chết trong chiến đấu. Chạy trốn là phương sách cuối cùng để anh nói rằng “không”. Anh đắn đo vài giây. Muộn quá rồi. Bọn mật thám lại leo lên xe rồi chửi:

- Thằng lái xe ngốc nghếch đi đầu mà quên mất đường!

Hai chục phút sau, đoàn xe đến trụ sở cũ ở phố Saussaies. Lại leo lên tầng năm. Một tên mật thám Đức tháo còng tay cho Leopold vừa xin lỗi rằng quên không cho anh ăn tối ở nhà tù Fresnes, vả lại chúng cũng không muốn bọn cai ngục biết có Leopold vào ngục đó.

Chúng đưa anh vào một phòng lớn có bẩy người ngồi. Leopold biết ba tên. Trong bốn tên lạ từ Berlin đến có Gestapo-Muller. Giering ngồi giữa các chủ tọa. Chúng cho Leopold ngồi sau chiếc bàn nhỏ. Giering mở đầu:

- Có lẽ sau một ngày như thế này, anh cũng muốn uống tách cà phê chứ?

Leopold đồng ý. Giering đứng dậy và lên giọng nói với Leopold:

- Ông Otto, với tư cách là thủ trưởng tình báo Xô viết trên lãnh thổ các nước bị Đức chiếm đóng, ông đã cống hiến cho Cục trưởng của ông nhiều công trạng to lớn. Được. Nhưng bây giờ ông phải sang trang. Ông đã thất bại và tôi hình dung rằng ông biết tương lai sẽ ra sao. Nhưng cần chú ý, người ta có thể chết hai lần. Lần đầu ông có thể bị bắt như là kẻ thù của Đệ tam Đế chế nhưng, hơn nữa chúng tôi có thể để ông bị bắn tại Moscow như một tên phản bội!

Leopold nhìn thẳng vào mắt Giering và trả lời:

- Ông Giering...

- Tại sao ông gọi tôi là Giering - Hắn ngắt lời Leopold - Ông biết tên tôi à?

- Thế ông tưởng thế nào? Thế ông tưởng rằng chúng tôi không biết tên của tất cả các thành viên Đội Đặc nhiệm, rằng chúng tôi mù tịt về cơ quan của ông hay sao? Ông muốn thừa nhận rằng tôi biết ít nhiều nghề tình báo, vậy đó là chứng cứ đấy... Này ông Giering ơi, cái chuyện chết hai lần ấy mà, ông đã kể biết bao nhiêu lần rồi hả ông?

Cả lũ cười ồ lên. Leopold đã thắng một điểm trong trận đối đầu này. Anh nói tiếp:

- Còn về phần tôi, tôi có thể trả lời ông. Thực tế tôi biết điều gì sẽ xảy ra với tôi và tôi đã chuẩn bị đón nhận nó. Đối với việc bắn bỏ tuởng tượng mà ông nói tới ấy mà, tôi xin nói thành thực với ông rằng tôi xem thường! Sớm hay muộn, chân lí sẽ sáng tỏ, dù các ông có chống trả. Điều quan trọng đối với tôi đó là lương tâm.

Giering thay đề bằng câu hỏi:

- Có phải ông không biết Kent ở đâu chứ?

Leopold bật cười:

- Ông cũng thừa biết như tôi rằng Kent đã bị bắt ở Marseilles ngày 12 tháng 11 vừa qua. Tôi chưa biết các ông giam anh ta ở đâu, nhưng vụ bắt bớ do Boemelburg chỉ huy và phối họp với an ninh Pháp là điều chẳng giấu được ai đâu.

Chúng rụng rời chân tay và dồn dập chất vấn:

- Làm sao ông biết tin đó?

- Tiếc rằng các ông không đọc báo Pháp: ngày 14-11, một tờ nhật báo Marseilles đã đưa tin to tướng rằng mới bắt được một toán gián điệp Xô viết. Các ông có thể tin chắc rằng chúng trung thành và không tiết lộ tin đó chứ?

Ý đồ Leopold nhằm gây cho bọn Đức nghi ngờ lũ chó săn Pháp. Hợp tác giữa bọn này cũng thật là đáng sợ. Biết bao nhiêu lần Gestapo làm ăn được chính là nhờ bọn cảnh sát Pháp cố vấn cho. Những tàng thư lập trước chiến tranh về những đảng viên cánh tả - nhất là số không quốc tịch - vẫn còn đó. Ngay sau khi chiếm Paris, ngày 14-6-1940, Đội Đặc nhiệm của Helmut Knochen theo lệnh của Heydrich đã chẳng đòi cục cảnh sát Pháp phải nộp những hồ sơ “lý thú”, nhất là hồ sơ của những người tị nạn chính trị hay sao?

Leopold không ngờ tác động của lời anh nói ra mạnh đến nỗi những tên quan chức cao cấp phải yêu cầu Giering giải thích. Tại sao lại để cho bọn tay sai người Pháp hoặc người Bỉ được tham gia vào một số kế hoạch mà Berlin xếp vào loại “bí mật quốc gia” như thế? Giering biện hộ rằng việc cho phối hợp đó không thuộc trách nhiệm của y. Sau này Leopold được biết bọn Gestapo bị cấm dùng bọn tay sai người Pháp trong những vụ án như thế nữa.

Thời gian ngắt quãng đó qua rồi. Giering định tấn công tiếp:

- Từ tháng 12 năm 1941, Moscow không còn tin vào những tin tức ông gửi về... (Hắn giơ ra ba tập hồ sơ dày. Tập thứ nhất đề “Dàn Nhạc Đỏ - Paris”; hồ sơ thứ nhì đề “Dàn Nhạc Đỏ - Brussels”; hồ sơ thứ ba đề: Vị Thủ trưởng cao nhất”, đến đây Leopold mới được biết chúng dùng cụm từ đó để chỉ mình).

Trong tập hồ sơ thứ nhất là những điện báo cáo đã bị dịch ra ở Berlin, vào đầu 1942, nội dung Trung tâm không bằng lòng về các biện pháp mà ông đã quyết định sau ngày 13-12. Trung tâm nhận xét biện pháp đó quá khắt khe. (Leopold hoàn toàn nhớ rõ ràng về việc trao đổi với Trung tâm, nhưng sau đó Leopold đã trình bày những quyết định của anh cho Cục trưởng bằng cách chứng minh rằng nguy cơ là có thật và chưa hề được khắc phục...)

Giering định khai thác đến tận cùng lập luận đó:

- Đây là một báo cáo vào mùa hè 1942 mà ông báo cáo Trung tâm về việc Efremov bị bắt, còn Trung tâm trả lời ông như thế này: Otto, anh nhầm rồi, chúng tôi biết Efremov bị cảnh sát Bỉ bắt để kiểm tra giấy tờ, nhưng mọi việc đã yên. Vậy rõ ràng Cục trưởng đã không tin ông nữa. Ông nói đúng, và tôi chẳng giấu ông rằng Efremov làm việc cho chúng tôi. Không phải chỉ có mình hắn. Chúng tôi mạnh hơn các ông...

- Ông Giering này, ta cứ tưởng tượng rằng tôi chưa bị bắt, Leopold đáp lại - Chúng ta hãy nói với nhau trên cuơng vị là những người trong cùng nghề. Tôi xin nói để ông biết rằng: ông đừng nên tự tin quá đi, đó là sự cám dỗ lỏn nhất sẽ làm hại các tình báo viên giỏi. Ông tin rằng ông được cấp trên của ông tin tưởng. Vì ông đã bắt đầu đọc các điện báo cáo, vậy xin ông hãy tìm bức điện của Cục trưởng của tôi yêu càu tôi đi Brussels gặp Efremov. Ông ta quy định ngày, giờ, địa điểm... Chắc chắn ông đã thu bức điện đó. Vậy bây giờ ông Giering ơi, xin ông hãy thông tin cho các ông kia biết rằng tôi đã hoặc không đến điểm hẹn đó.

- Không, ông không đến.

- Sao lại có thể như thế được, chắc ông biết rõ kỉ luật nghiêm ngặt của cơ quan tình báo chứ? Còn tôi, tôi xin trả lời ông rằng: tại vì tôi nhận được một điện khác, bằng con đường khác, điện đó chỉ thị cho tôi không đến điểm hẹn đó vì cuộc hẹn ấy là cái bẫy của Cục trưởng để xác minh xem có đúng là Efremov đã bị bắt hay không...

Các tên Đức xôn xao. Leopold tiếp tục:

- Đó, ông thấy đấy, ta chớ nên tin chắc vào bất cứ cái gì... Làm sao ông biết rằng Trung tâm không biết mưu kế của ông?

- Chúng tôi biết Moscow tin rằng Kent còn chưa bị bắt, Giering trả lời.

- Kent đã theo các ông?

- Phải.

- Ông có chắc không?

- Rất chắc chắn, chính hắn mã những điện chúng tôi gửi cho Trung tâm.

- Đó chưa phải là chúng cứ!

Giering lại chuyển đề tài:

- À này, Otto này, cái mối quan hệ đặc biệt với Moscow qua lãnh đạo Đảng cộng sản là thế nào?

- Ông biết mối quan hệ đó sao? Có phải do Kent khai báo cho các ông không? Nhưng có phải các ông đã cung cấp cho hắn phương tiện để dùng con đường đó phải không?

Leopold rất lo câu trả lời của Giering...

- Chưa, nhưng cái đó không quan trọng... A này, ông có biết toán Schulze-Boysen không?

- Không, tôi chưa hề nghe thấy toán đó.

- Đó là một toán tình báo cộng sản ỏ Berlin, toán đó đã hoàn toàn bị tiêu diệt, nhưng những tiếp xúc với Moscow còn tiếp tục, như là chẳng có chuyện gì xảy ra...

- Ông muốn gì rõ ràng về tôi? - Leopold trả lời - Tôi là một người tù và tôi xin báo trước cho ông rằng điều mà ông kể cho tôi nghe không ảnh hưởng đến tôi đâu. Tôi đã biết và điều tôi còn biết nữa là các ông không được Moscow tin. Ngày nào tôi còn ở đây, là các ông giúp cho Liên Xô phát hiện hoàn toàn trò chơi của các ông.

Lần này Giering không trả lời. Lúc đó đã là hai giờ sáng. Các đối tác của Leopold đều tỏ ra mệt mỏi. Cuộc tranh luận thật là lâu và căng. Leopold bắt đầu hiểu ra rằng rõ ràng kẻ thù âm mưu đầu độc trên quy mô lớn, anh đang đối mặt không phải với một Funkspiel nhỏ bé diễn ra chỉ trong vài tuần lễ đâu. Nhưng anh chưa tìm ra được mục tiêu cuối cùng của nó: từ Giering đến những tên Đức khác, chúng đều chưa lộ ra các mục tiêu của “Trò cao thủ” của chúng. Giering kết thúc buổi hỏi cung:

- Hôm nay như thế là đủ. Chúng ta sẽ tiếp tục ngày mai.

Leopold ngủ trên đi văng trong một căn phòng nhỏ có hai tên hạ sĩ SS canh giữ. Sáng hôm sau chẳng có tên nào đến gặp anh. Đến chiều Giering tới báo:

- Điều chúng tôi quan tâm là không cho ai biết ông đã bị bắt. Có lẽ là kì cục khi chúng tôi nói thẳng với ông. Tất cả những thành viên quan trọng của DNĐ đều đã bị bắt, một phần đã hợp tác với chúng tôi phần khác không chịu. Tôi xin nhắc lại rằng: các ông đã thất bại, nhưng chắc có một vấn đề ông quan tâm... mục đích của chúng tôi là gì. Này Otto này, chúng tôi sẽ nói chuyện đó tối nay.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM