Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:28:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh điện tử (từ eo Đối Mã đến Lebanon và quần đảo Falkland)  (Đọc 53738 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #50 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2013, 02:20:58 am »

(tiếp)

Sau chiến tranh, các cường quốc lớn trên thế giới tiếp tục các nghiên cứu về tia hồng ngoại, tập trung vào các hệ thống thụ động dẫn đường cho vũ khí.

Các hệ thống này có những ưu điểm: không phát lộ sự hiện diện của vũ khí có điều khiển, có độ chính xác cao, và hơn nữa, không nhạy cảm với ECW. Năm 1950, các nghiên cứu đó dẫn đến sự phát triển của hệ thống dẫn đường hồng ngoại thụ động đầu tiên cho tên lửa. Tên lửa đầu tiên được dẫn bằng một hệ thống như vậy là tên lửa AIM-9 Sidewinder của người Mỹ, sau đó tiếp đến AIM-4 Falcon, Firestreak của Anh và Matra R.550 Magic của Pháp.



Tia hồng ngoại dễ dàng lan truyền trong dải 3,0-4,0 micron, nhưng suy giảm mạnh trong phạm vi bước sóng 5,0-8,0 micron. Nói cách khác, không khí là "trong suốt" đối với các tia hồng ngoại chỉ trong một dải nhất định của chiều dài sóng.

Nổi tiếng nhất trong số này là AIM-9 Sidewinder của người Mỹ, nó khẳng định được tính chính xác ngay trong các vụ phóng thử nghiệm đầu tiên. Các bia-mục tiêu điều khiển bằng vô tuyến được sử dụng để bắn thử nghiệm đã bị phá hủy mạnh một cách có hệ thống bởi tên lửa này, nó tự dẫn thẳng vào ống xả của mục tiêu động cơ phản lực. Để giảm chi phí phục hồi của các mục tiêu đắt tiền, trên công-xôn cánh của nó đặt một nguồn bức xạ hồng ngoại mạnh, sẽ làm cho việc sửa chữa dễ dàng hơn nhiều. Sau đó, độ chính xác cao của Sidewinder được xác nhận bởi sự kiện bi thảm xảy ra vào năm 1961 tại Hoa Kỳ trong một chuyến bay huấn luyện. Máy bay ném bom B-52 Stratofortress đã vô tình trúng một tên lửa Sidewinder phóng đi từ máy bay tiêm kích-ném bom F-100 của Không quân Mỹ. Tên lửa lao vào phễu ống xả của một trong những động cơ và phát nổ, công-xôn cánh bị gãy và máy bay đâm xuống đất. Hầu hết các thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.


Tương quan hình học của gương, đầu dò hồng ngoại và mục tiêu.

Qua một số năm, xung quanh tên lửa Sidewinder bao bọc một "câu chuyện" gián điệp chưa từng có, nhiều khía cạnh của nó không rõ ràng cho đến tận bây giờ. Một điệp viên Liên Xô tháo vát đã biết cách đánh cắp thành công quả tên lửa Sidewinder cùng với đầu tự dẫn hồng ngoại của nó tại một căn cứ không quân ở Tây Đức và bí mật chở nó về Moscow. Tên lửa được bọc kín trong một tấm thảm, điệp viên đi trên xe hơi của mình, lái xe qua nửa nước Đức, và sau đó gửi nó bằng xe lửa qua biên giới sau khi khai báo là hành lý của mình "không có giá trị thương mại" ! Ngay sau đó, người Nga bắt đầu phóng tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại R-3, gần như giống hoàn toàn Sidewinder của Mỹ.

R-3 được vũ trang cho các máy bay MiG và Sidewinder, được lắp trên các loại máy bay chiến đấu khác nhau của Mỹ, trở thành vũ khí chính của các trận không chiến trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1966, lần đầu tiên Sidewinder bắn rơi MiG Bắc Việt.

Năm 1973, vài tháng sau khi chiến tranh bùng nổ ở Trung Cận Đông, tên lửa tự dẫn hồng ngoại Shafrir của Israel, có thiết kế dựa trên thiết kế của Sidewinder, đã bắn rơi khoảng một chục máy bay Syria. Tháng 10 năm 1973, trên mặt trận Ai Cập, Israel đã bị tổn thất nặng vì tên lửa của Liên Xô có đầu tự dẫn hồng ngoại "Strela -2M". Tên lửa PK có điều khiển "Strela-2M" được trang bị các bộ lọc, loại được ở một mức độ nhất định một trong những điểm yếu cơ bản của hệ thống IR-homing - xác suất cao xảy ra cảnh báo sai, gây nên bởi việc nó chuyển thu các nguồn nhiệt khác. Khai thác sử dụng MANPADS "Strela -2M" khá đơn giản, chúng có thể được người lính mang vác trên vai mình. Chúng là loại vũ khí chết người đối với các máy bay của Israel, buộc phải bay thấp để tránh bị phát hiện bởi radar tìm kiếm và radar dẫn bắn SAM "Kub". May mắn cho người Israel, sức mạnh của đầu nổ đạn TLPK có điều khiển "Strela -2M" bị giới hạn bởi kích thước nhỏ của nó, nếu không nó sẽ trở thành sát thủ thực sự của máy bay Israel.

Tuy nhiên, tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại có một vài khuyết điểm. Khuyết điểm nghiêm trọng nhất của Sidewinder là thường xuyên, thay vì dẫn vào mục tiêu, nó bay đến nguồn công suất lớn hơn : mặt trời , ánh sáng mặt trời phản xạ từ đám mây, các đối tượng nhiệt trên mặt đất, và thậm chí, trong một số trường hợp, lao vào chính máy bay của quân mình. Ngoài ra, nó có một hạn chế nghiêm trọng, và đòi hỏi thực tế phải tiến hành công kích từ góc nguy hiểm nhất với máy bay - bán cầu sau, nhằm hướng tên lửa tới điểm nóng nhất của máy bay - miệng xả động cơ phản lực.


Thử nghiệm AIM-9B năm 1957 trên bia-mục tiêu F-6F.

Các hạn chế nghiêm trọng như vậy gây nên bởi thực tế là các bộ cảm biến hồng ngoại đầu radar tự dẫn không nhạy cảm với phần sóng dài của quang phổ hồng ngoại. Ví dụ, máy bay bị buộc phải tấn công từ bán cầu sau, vì cảm biến chì sunfat của tên lửa Sidewinder phản ứng chỉ với các bước sóng liên quan đến bức xạ của kim loại bị làm nóng của thiết bị đầu ra động cơ phản lực. Cần phải có cảm biến hồng ngoại, phản ứng với toàn bộ phổ bức xạ của phần đuôi động cơ phản lực, để tên lửa có thể tấn công không phụ thuộc vào vị trí không gian hoặc quỹ đạo của máy bay địch. Xét từ quan điểm công nghệ, cần phát triển một cảm biến hồng ngoại không phản ứng với các bước sóng 2,5 micromet (liên quan đến chùm tia mặt trời phản xạ từ đám mây và bức xạ của kim loại bị nung nóng của miệng phễu xả động cơ phản lực), và bước sóng 5 micron - bức xạ của khí ga đang cạn. Điều đó đã đạt được bằng cách làm lạnh bộ cảm biến đến nhiệt độ, được gọi là nhiệt độ đông lạnh (từ tiếng Hy Lạp "Krios" - làm lạnh sâu). Nhiệt độ này thấp hơn đáng kể so với các nhiệt độ có thể đạt được nhờ các thiết bị làm mát thông thường.

Ngày nay, hầu hết các hạn chế của tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại đã được loại bỏ bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng bộ lọc, và bây giờ chúng là một vũ khí quan trọng trong kho vũ khí của nhiều quốc gia. Ngày nay, các hệ thống dẫn đường kết hợp thường được sử dụng, trong đó radar sử dụng để đo cự ly, còn hệ thống hồng ngoại để tìm mục tiêu hoặc làm nhiệm vụ phương tiện ECW hỗ trợ trong trường hợp radar bị vô hiệu hóa. Ngoài ra các hệ thống hồng ngoại được sử dụng để phân biệt các mục tiêu "nóng" (ví dụ, tàu và máy bay) khỏi những vật không phát xạ nhiệt (ví dụ PRLO).

Nhìn lại một vài thập kỷ trước, chúng ta có thể thấy rằng mỗi khi trên chiến trường xuất hiện một hệ thống vũ khí mới, thì song song với nó, các phương tiện đối phó lại được phát triển, có khả năng vô hiệu hóa hoặc làm giảm hiệu quả của nó. Đầu tiên những diễn biến như vậy đã xảy ra với radar, còn bây giờ đang diễn ra với hệ thống hồng ngoại. Tuy nhiên, thông tin liên quan đến đối kháng hồng ngoại (IRCM), rất khó có được, vì các phát triển đó là đối tượng bí mật đặc biệt. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì, nhiều nước đã phân bổ các nguồn lực trí tuệ và tài chính đáng kể cho sự phát triển các phương tiện đối kháng với hệ thống vũ khí dẫn đường bằng hồng ngoại.


Su-27 bắn bẫy hồng ngoại. Đội Russian Knights biểu diễn trong ngày lễ Không lực Nga năm 2007 tại Monino.

Thiết bị hồng ngoại cảnh báo sớm hay Hệ thống cảnh báo bị tấn công tên lửa (Системы предупреждения о ракетной атаке - СПРА, Missile Approach Warning - MAW), có chức năng giống hệt RWR ( Radar Warning Receivers), đang tồn tại. Khi được lắp trên máy bay, chúng cảnh báo phi công về tên lửa đang đến gần. Cảm biến hồng ngoại hoặc sẽ phát hiện nhiệt (năng lượng hồng ngoại) phát ra bởi tên lửa trong thời gian phóng; hoặc trong phân đoạn hoạt động chủ động của đường bay (khi động cơ đang làm việc. Ghi chú. Người dịch bản tiếng Nga); hoặc phát hiện sự sưởi nóng thân quả đạn, gây ra bởi ma sát trong khí quyển của tên lửa. Cảnh báo sớm kiểu này cho phép phi công thực hiện cơ động tránh hỏa lực PK thích hợp, bắn bẫy hồng ngoại hoặc bật hệ thống hồng ngoại để tác động đến quỹ đạo của tên lửa nếu nó có hệ dẫn đường hồng ngoại. Thiết bị như vậy gây nhiễu hoặc đánh lừa tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại có cơ sở dựa trên những nguyên lý mới, chẳng hạn như bức xạ của chùm tia laser, có thể làm hỏng hoặc thậm chí đốt cháy các cảm biến hồng ngoại. Phương pháp IRCM khác là cấp nhiệt cho màng vật liệu chuyên dụng dễ nóng có bức xạ được điều chế theo quy luật đặc thù của năng lượng hồng ngoại. Trong các hệ thống khác, để sinh năng lượng hồng ngoại tác động đến đầu radar tự dẫn hồng ngoại của tên lửa, người ta sử dụng khí propane chứa trong các thùng chứa đặc biệt hoặc đèn hồ quang.

Trong cuộc chiến tranh Yom-Kippur, việc sử dụng các mồi bẫy hồng ngoại đã mang lại những thành công đáng kể. Để làm lệch hướng tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại, người ta thả hoặc bắn ra các sản phẩm kỹ thuật pháo hoa: đạn hồng ngoại và bẫy hồng ngoại, sinh ra năng lượng lớn hơn đáng kể so với mục tiêu cần bảo vệ, nhưng có cùng các tham số IR. Một lĩnh vực hoàn toàn mới của tác chiến điện tử đã mở ra.

HẾT CHƯƠNG 18
.........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2013, 12:36:10 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2013, 03:33:27 pm »

(tiếp)

Chương 19. Bom laser, bom truyền hình và bom "thông minh"

19.1. Bom laser


Cầu Hàm Rồng trúng bom điều khiển bằng laser năm 1972

Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhà khoa học người Croatia di cư sang Hoa Kỳ, Nikolai Tesla, (tên của Tesla đã được đặt cho đơn vị cảm ứng từ trong hệ thống đo lường quốc tế (hệ SI) - 1 Tesla = 1 Veber/m2), đã phát minh ra máy biến áp (như chính ông tự gọi như thế), có giá trị hệ số biến áp rất lớn và có khả năng sinh điện áp rất cao trong dải hàng trăm ngàn vôn. Các nhà cầm quyền quân sự trên toàn thế giới đã thể hiện mối quan tâm lớn với phát minh này, vì như Tesla nói, ông đã phát minh ra một loại "tia thần chết" có khả năng hủy diệt toàn bộ một tốp máy bay ở cự ly 300-400 km.

Lúc đầu tất cả đều vui mừng, cuối cùng thì "vũ khí tối thượng" chờ đợi từ lâu, có thể giành chiến thắng trong tất cả các cuộc chiến tranh, đã được phát minh. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, bầu không khí hân hoan đã lụi tắt, khi nhà vật lý xuất sắc nhưng lập dị từ chối nói về các chi tiết của vũ khí mang tính cách mạng của mình. Tuy nhiên, bộ chỉ huy quân sự của các quốc gia lớn nhất trên thế giới không muốn từ bỏ ý tưởng "tia chết người" và chờ đợi năm này sang năm khác mong giấc mơ của mình trở thành sự thật.

Ngày 26 tháng 2 năm 1935, đại diện Bộ Quốc phòng Anh được mời tới một trong những trạm vô tuyến quân sự lớn nhất gần London, để xem nhà vật lý Robert Watson-Watt trình diễn radar của ông. Sự kiện này gây ra phấn khích lớn, vì Bộ Tổng tham mưu Quân đội Hoàng gia đã đưa ra một tài liệu phác thảo các yêu cầu cụ thể; đặc biệt truy vấn liệu radar có sinh được ra "chùm tia chết người" hay không, chùm tia sẽ cho phép các lực lượng vũ trang Anh ưu thế thống trị trước tất cả các đối thủ tiềm tàng. Mặc dù đó là một khám phá vĩ đại, cách mạng hóa hoạt động tác chiến truyền thống, buổi trình diễn này gây thất vọng mạnh, vì thấp hơn kỳ vọng của giới quân sự.


Khu vực ném khả thi của bom hàng không có điều khiển trong tương quan của cự ly-chiều cao

Nhiều năm sau, nhà vật lý Theodore Maiman, tạo ra trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu của công ty Mỹ Hughes chiếc máy phát laser đầu tiên. Và một lần nữa các câu chuyện về "tia chết người" lại bắt đầu. Thậm chí, nhân dịp này, rất nhiều nhà báo đổ dồn về thành phố.

Tuy nhiên, một trong những ứng dụng đầu tiên của laser là lĩnh vực y tế - trong vi phẫu, nơi chùm tia laser được sử dụng để thực hiện các hoạt động đặc biệt tinh tế trong phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật mắt để sửa chữa phục hồi võng mạc bong tách, trong điều trị một số bệnh ung thư bằng cách phá hủy các mô ác tính, trong nha khoa và nội soi. Laser đã chứng minh không thể thiếu nó trong khoa học và sản xuất công nghiệp - trong kính quang phổ, vi phân tích, nhiếp ảnh tốc độ cao, chụp ảnh siêu tinh vi, công nghệ hàn siêu nhỏ và in lito độ chính xác cao, khi cần tạo ra chỉ một vài mẫu.


Tên lửa không-đối-diện AGM-65 Maverick, từng được sử dụng trong giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam. Được phát triển thay cho tên lửa không-đối-diện có điều khiển AGM-12 Bullpup có độ chính xác phụ thuộc nhiều vào kỹ năng điều khiển thủ công của phi công và sức công phá của đầu đạn còn hạn chế.

Đương nhiên, tia laze bắt đầu được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự, trong đó các đặc tính của chùm tia laser được sử dụng, hoàn toàn khác với thứ sử dụng trong lĩnh vực dân sự. Một trong những ứng dụng quân sự quan trọng nhất là sử dụng tia laser dẫn đường vũ khí chính xác : dẫn đường cho bom "thông minh" hay là bom dẫn đường bằng laser (LGB - Laser Guided Bomb), chẳng hạn như bom Paveway của công ty Texas Instruments hay tên lửa AGM-65 Maverick của công ty Hughes (nay là Raytheon). Chúng được trang bị các thiết bị theo dõi, đảm bảo dẫn đường tới mục tiêu được chiếu xạ bởi một chùm tia laser khác, được gọi là chùm laser chỉ thị mục tiêu. Thông thường, chiến thuật này được sử dụng để ném bom thông minh và yêu cầu phải có hai máy bay, một chiếc trang bị máy phát laser để chiếu xạ mục tiêu bằng chùm tia laser điều chế, một chiếc khác sẽ ném trước trái bom được chương trình hóa, có thể tự mình hướng theo năng lượng laser phản xạ từ mục tiêu bị "chiếu xạ" và đánh trúng nó với độ chính xác cao. Tương tự như vậy, bộ chỉ thị mục tiêu bằng laser có thể ở trên một máy bay trực thăng, thuộc nhân viên dẫn đường yểm trợ đường không cho tiền duyên hoặc bộ binh. "Điều biến" đối với chùm sáng laser có nghĩa là các xung tạo ra khác nhau về độ dài xung và / hoặc chu kỳ lặp xung và được thiết lập phù hợp với một chương trình ứng dụng bom cụ thể. Trong trường hợp với tên lửa AGM-65, mỗi tên lửa có thể gắn bằng một mã duy nhất với một nhân viên dẫn đường không yểm trên không hoặc dưới mặt đất.


Sơ đồ ứng dụng tác chiến bom hàng không có điều khiển với hệ dẫn đường laser bán chủ động

Bom loại mới này được sử dụng trong những năm cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Việc phá hủy cây cầu ở Thanh Hóa, nằm cách  Hà Nội một trăm cây số, là bằng chứng về độ chính xác của nó. Cây cầu là một mục tiêu quan trọng, và các máy bay Mỹ ném bom cầu liên tục bằng bom thông thường, nhưng không kết quả. Cây cầu bị phá hủy ngày 12 tháng 5 năm 1973 chỉ bằng một quả LGB. Ngày 08 tháng 6 cùng năm, người Mỹ tuyên bố rằng, bằng bom LGB, họ đã phá hủy 15 mục tiêu chiến lược, do đó làm giảm đáng kể tốc độ tiến quân của 3000 xe tải Bắc Việt cung cấp hậu cần cho Việt Cộng.

Ngoài ra, tia laser còn được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa, đảm bảo cho nó mức độ tiếp mục tiêu chính xác chưa từng có. Một ứng dụng khác của laser là máy dò laser và máy đo khoảng cách (LADAR) - một sự hợp nhất radar và laser, ngày hôm nay được sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng : dẫn đường cho các loại đạn, bao gồm cả đạn pháo, xác định vị trí của vệ tinh, dẫn đường chính xác - nói ngắn gọn, ở nơi mà việc sử dụng radar không bảo đảm đủ độ chính xác. Gần đây, Thủy quân lục chiến Mỹ và Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt các thí nghiệm về việc sử dụng tia laser để dẫn đường cho pháo hạm trong các chiến dịch đổ bộ. Được trang bị hệ thống dẫn đường như vậy, tất cả các quả đạn trái phá sẽ đạt tới mục tiêu, dẫn đến việc tiết kiệm đáng kể số đạn dược đắt tiền. Sự đổi mới này chắc chắn sẽ mang lại một chiều hướng mới cho chiến tranh trên biển.


19.2. Telekamera hoạt động ở điều kiện ánh sáng yếu (LLLTV)

Ai cũng biết việc kiếm được các thông tin về mục tiêu phải tấn công, và nếu có thể, xác định bản chất của nó và tình hình xung quanh là một yêu cầu cơ bản của hoạt động quân sự. Từ thời xa xưa, để đạt được các mục đích quan trọng này, người ta sử dụng tất cả các phương tiện. Radar phát hiện sự hiện diện của mục tiêu, nhưng không cho biết mục tiêu đó là gì hay là nó được làm từ cái gì.

Chúng ta đã thấy rằng hệ thống hồng ngoại cho chúng ta hình dung về bản chất của mục tiêu ngay cả trong bóng tối hoàn toàn. Ngày nay, các công nghệ nhìn ban đêm hiện đại cho phép nhìn thấy trong điều kiện trời tối cũng gần tương đương như ban ngày.


Ảnh trinh sát cầu Long Biên bị đánh sập nhịp bởi vũ khí có độ chính xác cao

Công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất để cải thiện sự quan sát trong điều kiện tầm nhìn hạn chế là việc ứng dụng trong các hệ thống truyền hình độ chiếu sáng thấp ( LLLTV - Low-Light-Level Television) để khuếch đại hình ảnh. Các bộ khuếch đại hình ảnh làm việc dựa trên nguyên tắc luôn luôn hiện diện trong khí quyển sự khuếch đại ánh sáng phản xạ yếu từ mặt trăng và các ngôi sao. Các bộ khuếch đại hình ảnh đầu tiên được phát triển vào cuối thập niên 50, nhưng rất cồng kềnh và không thực tế cho việc sử dụng trong quân sự. Tuy nhiên, mối quan tâm với chúng vẫn được duy trì bởi việc ứng dụng các thiết bị trên trong thời gian các chuyến bay vũ trụ để các nhà du hành vũ trụ tiến hành quan sát.

Lần đầu tiên, các bộ khuếch đại hình ảnh được sử dụng trong quân sự là vào năm 1965, kể từ đó tiếp tục sự cải thiện các đặc tính của chúng. Các hệ thống hiện đại cung cấp khả năng nhìn thấy một điếu thuốc cháy sáng ở khoảng cách 2 km.

Bước tiến về phía trước trong công nghệ nhìn đêm được thực hiện bằng cách hợp nhất một máy ảnh chụp xa và bộ khuếch đại hình ảnh, dẫn đến việc tạo ra các máy ảnh chụp xa trong điều kiện ánh sáng yếu. Nó có một lợi thế gấp đôi, cho phép tăng cường mức độ sáng lên sáu lần và đẩy xa quan sát viên khỏi nguồn hình ảnh, bằng cách đó loại bỏ cho người xem sự cần thiết nhìn vào bóng tối. Thật vậy, có hệ thống LLLTV, sẽ có thể khuếch đại ánh sáng yếu của các ngôi sao sao cho ta có thể nhìn thấy khu vực quan sát vào ban đêm cũng gần như ban ngày. Hiện LLLTV đang được sử dụng rộng rãi trên máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng, đảm báo cho phi công khả năng hiển thị đầy đủ khi thực hiện các chuyến bay đêm - bao gồm cả cất cánh và hạ cánh, cũng như định vị dẫn đường và hoạt động tác chiến vào ban đêm và trong điều kiện tầm nhìn kém. Bộ khuếch đại hình ảnh cũng được sử dụng trong kính tiềm vọng của các tàu ngầm hiện đại.


Sơ đồ ứng dụng tác chiến bom lượn có điều khiển bằng truyền hình AGM-62A «Walleye-2». Bom lượn điều khiển bằng TV (television-guided glide bomb) được KQ Mỹ sử dụng năm 1967 để đánh nhà máy điện Yên Phụ, Hà Nội.

Một hệ thống khác, đơn giản, được phổ biến rộng rãi là hệ thống truyền hình lấy đường ngắm hàng không, được sử dụng trong các điều kiện bình thường của chuyến bay. Trong đó sử dụng các ống kính chuyên dụng, cực mạnh, có chiều dài tiêu cự biến thiên, cho phép thao tác viên xác định chính xác một người đang đi bộ trên đường phố từ chiều cao hàng nghìn mét. Thao tác viên có khả năng nhìn thấy mục tiêu từ độ cao thuận tiện nhất, tùy thuộc vào cự ly tiêu diệt của hệ thống phòng không. Ngay khi mục tiêu lọt vào khuôn hình trên màn hình, thao tác viên (sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí - WSO) sẽ ném bom hoặc phóng tên lửa, loại có sự trợ giúp của TV-kamera giữ mục tiêu trong tầm nhìn và dẫn theo các tín hiệu của lệnh điều khiển vô tuyến. Bom dẫn bằng TV đã được sử dụng rộng rãi những năm gần đây trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt, các máy bay hải quân trên tàu sân bay được trang bị bom điều khiển qua truyền hình AGM-62 Walleye, đặc biệt tốt đối với việc đánh phá loại mục tiêu khó tổn thương, chẳng hạn như các đường bộ và cầu đường sắt.

Pháo binh truyền thống cũng bắt đầu sử dụng những thành tựu trong quang điện tử và ngày nay có thể điều chỉnh quỹ đạo của đạn pháo.
.......
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2013, 12:33:33 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #52 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2013, 12:31:47 am »

(tiếp)

19.3. Đối kháng quang-điện tử

Cũng như trong trường hợp với radar và bức xạ hồng ngoại, việc ứng dụng rộng rãi laser và LLLTV dẫn đến sự phát triển của các phương tiện đối kháng và phản-đối kháng thích hợp. Vì laser và LLLTV là thiết bị quang điện, sự đối kháng đó được gọi là đối kháng quang-điện tử (EOSM). Đối tượng này cũng được gọi là "quang điện tử", nhưng gần đây có một xu hướng phân biệt hai thứ với nhau, "quang điện tử" - đối với mục đích liên lạc và truyền thông tin, còn đối tượng kia là "quang-điện tử" - đối với các hệ thống vũ khí và biện pháp đối kháng tương ứng.

Chùm laser có tính định hướng rất mạnh và do đó rất khó đánh chặn. Mặt khác, có thể dễ dàng đánh lừa nó, vì nó chỉ có thể được sinh ra trong một dải bước sóng hẹp. Việc ứng dụng một chùm laser khác là kỹ thuật thiết lập nhiễu giả được phổ biến rộng rãi, trong đó chùm tia có các đặc tính tương tự, nhưng công suất lớn hơn nhiều. Chùm tia laser này hướng đến một điểm nằm ở khoảng cách an toàn so với mục tiêu cần được bảo vệ. Bằng cách đó, "bộ dò laser" cài đặt trên một quả bom hoặc quả đạn tên lửa sẽ bị đánh lạc hướng tới chùm laser công suất mạnh hơn và hướng đến nguồn của nó, chứ không phải tới mục tiêu thực. Kết quả là, trái bom hoặc quả đạn tên lửa sẽ đánh trúng khu vực xa xôi, và sẽ không thể đảm bảo sự phá hủy mục tiêu chấp nhận được.

Để đối kháng lại tia laser có thể sử dụng đối kháng thụ động. Nó dựa trên việc giảm hiệu quả bức xạ laser bằng cách sử dụng aerosol, khói, các chất phụ gia hóa học hoặc các hóa chất khác hấp thụ hoặc phân tán năng lượng laser.

Vấn đề phát triển biện pháp đối kháng quang-điện tử LLLTV và các hệ thống quang học, bao gồm cả mắt người, nói chung, khó khăn hơn nhiều. Một trong những phương tiện EOSM thụ động là "PRLO-quang học", làm việc trên cùng một nguyên tắc như các dải lá kim mỏng được sử dụng chống radar. Từ máy bay hoặc tàu bị tấn công, có thể phóng ra một số lượng lớn các đốm sáng rất nhỏ (các mẩu giấy bạc), mà trong ánh sáng, sẽ làm mù TV-camera quang-điện tử của hệ thống tìm kiếm của đối thủ.

Điều đáng nói là về các phương pháp đối kháng mắt người, mà trong các cuộc xung đột ở Trung Đông và Viễn Đông là một trong những hệ thống đối kháng hiệu quả nhất. Một trong những hệ thống như vậy, làm việc trên nguyên tắc phản xạ, hướng năng lượng ánh sáng theo hướng mắt người (qua các thấu kính hội tụ, được sử dụng để ngắm mục tiêu), mà can thiệp vào mắt, gây nhầm lẫn hoặc lừa dối nó về vị trí thực của mục tiêu. Cũng có thể làm như vậy, hướng chùm tia laser vào mắt con người đang ngắm bắn, để sao cho qua hệ quang học của vũ khí mà làm hỏng võng mạc mắt anh ta.


19.4. Vũ khí laser công suất lớn

Mặc dù laser có hiệu quả trong hệ thống dẫn đường vũ khí và đạn, công tác phát triển vũ khí laser chết người - một cái gì đó giống như "tia chết", vẫn chưa mang lại thành công. Tuy nhiên, các Siêu cường vẫn cố gắng để đạt mục tiêu này. Theo toàn bộ các khả năng có được, một vũ khí laser xách tay "tia tử thần" cho cá nhân có thể nghiên cứu phát triển mà không có khó khăn gì đặc biệt và không nghi ngờ gì nữa, nó là vũ khí gây chết người. Tuy nhiên, thực tế, không ai đi đến loại vũ khí này. Lý do có lẽ nằm trong vấn đề có thể dễ dàng tìm thấy biện pháp đối kháng thích hợp, biện pháp sẽ vô hiệu hóa hiệu quả của nó. Ngoài ra, sẽ là quá đắt khi sử dụng nó như một thứ vũ khí cá nhân. Về mặt lý thuyết, một chiếc gương bình thường cũng có thể được sử dụng để phản xạ chùm tia trở lại phía mũi tên hoặc có thể tránh khỏi chùm tia bằng cách ẩn đằng sau một bức tường hoặc một chướng ngại vật khác, hoặc phun aerosol. Tốt hơn là chế tạo các lựu đạn cầm tay sinh ra đám mây bụi hay khói và chính chúng làm mù hệ thống quang học lấy đường ngắm bắn, và vô hiệu hóa tính hiệu quả của vũ khí.

Trong những năm qua, cả hai Siêu cường hướng các nỗ lực của họ vào phát triển một loại "laser năng lượng cao" công suất 5-10 MW - mạnh hơn nhiều so với bất kỳ tia laser hiện có nào. Vũ khí này, trong thực tế, sẽ phải sinh và truyền năng lượng to lớn thông qua khí quyển và tập trung nó vào các mục tiêu tốc độ cao, chẳng hạn như tên lửa và máy bay siêu âm, đốt cháy chúng hoặc gây tổn hại cho hệ thống dẫn đường của chúng bằng hiệu ứng nhiệt.


Trong một phòng thí nghiệm của hãng Boeing phát triển mẫu laser công suất lớn theo công nghệ TDL (Thin Disk Laser)

Không quân đặc biệt quan tâm đến việc phát triển các loại vũ khí như vậy để bảo vệ máy bay ném bom trước các tên lửa không-đối-không và diện-đối-không, đặc biệt khi mà các phương tiện đối kháng điện tử truyền thống không có khả năng tạo sự bảo vệ đầy đủ trong quá trình đột phá hệ thống phòng không của đối phương. Hải quân, đến lượt họ, nhìn thấy vũ khí laser như một loại phương tiện đối kháng chính xác cao trước TLCH, bao gồm các tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm bay ở độ cao cực thấp, ở chiều cao sát đỉnh sóng. Cuối cùng, với Lục quân, vũ khí này sẽ đảm bảo phòng không tầm thấp chống lại bất kỳ loại mục tiêu tấn công nào (hiện nay quân đội Mỹ cùng với Israel đang tiến hành thử nghiệm hỏa lực hệ thống tia laser phòng không, có khả năng bắn tiêu diệt đạn rốc-két không điều khiển của hệ thống bắn loạt "Katyusha". Ghi chú của người dịch bản tiếng Nga).

Tuy nhiên, để vũ khí này trở thành hiện thực trước hết phải giải quyết những vấn đề rất lớn. Vấn đề đầu tiên là chuyển giao laser công suất cao từ môi trường phòng thí nghiệm mỏng manh sang môi trường khắc nghiệt khai thác sử dụng trang thiết bị quân sự bị hạn chế về nguồn nuôi, trọng lượng và khối tích nội bộ. Một trở ngại khác phải vượt qua là sự phân tán trong khí quyển, rất đáng kể ở các bước sóng laser. Cúng như với bức xạ hồng ngoại, khí quyển hấp thụ mạnh và do đó làm giảm cự ly hoạt động của laser, thậm chí giảm rất nhiều. Một phần nào, những vấn đề này có thể giải quyết bằng cách sử dụng vũ khí laser trên các độ cao lớn, hay đúng hơn, trong một không gian mở, nơi sẽ không có sự hấp thụ năng lượng.

Người Mỹ đã biến một số máy bay Boeing C-135 Stratolifter thành phòng thí nghiệm bay của tia laser, để nghiên cứu việc sử dụng vũ khí laser ở độ cao lớn. Những chiếc máy bay này được trang bị các laser công suất mạnh và các hệ thống ngắm và bám sát chuyên dụng (hiện họ đang tiến hành công tác lắp đặt một laser mạnh để tiêu diệt ICBM và tên lửa chiến dịch-chiến thuật ở phân đoạn đường bay chủ động trên một chiếc Boeing 747 hoán cải. Tuy nhiên, vấn đề này rất lớn, nguồn tài chính bị cắt giảm, và công việc đang chậm lại. Ghi chú. người dịch bản tiếng Nga). Một trong những máy bay trên, ngày 06 tháng 5 năm 1981, đã bị vỡ tan từng mảnh tại tiểu bang Maryland trong khi tiến hành các thí nghiệm bí mật. Trong khi đó, các phòng thí nghiệm bay khác nhau đã vài lần sử dụng các loại máy phát laser khác nhau tiêu diệt thành công bia-mục tiêu. Trong các thử nghiệm được tiến hành ở bãi thử tên lửa White Sands, người ta cũng nghiên cứu vấn đề laser gây tổn thương cho vật liệu kim loại (thép, nhôm, v.v) dùng chế tạo ra mục tiêu.

Phát triển vũ khí laser năng lượng cao sẽ đòi hỏi ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ mất nhiều thời gian, còn sở hữu loại vũ khí như vậy chỉ bởi một Siêu cường, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến cán cân quyền lực trên thế giới. Vì lý do này, Hoa Kỳ đã dành nhiều kinh phí cho nghiên cứu và phát triển các biện pháp đối kháng thích hợp để bảo vệ mình khi thứ vũ khí chết người đó cuối cùng cũng xuất hiện (xem Chương 23: Chiến tranh điện tử trong vũ trụ).


19.5. Vũ khí tần số siêu-thấp

Sau cái chết của Nikola Tesla năm 1943, Mỹ đánh giá thấp tầm quan trọng về mặt kỹ thuật và quân sự của phát hiện của ông, họ đồng ý chuyển toàn bộ kho lưu trữ của ông ta cho Nam Tư, nước yêu cầu trao trả lại. Ngay khi các tài liệu về đến Nam Tư, chúng liền được các chuyên gia tình báo Liên Xô bí mật nghiên cứu, họ đã ngay lập tức trở thành chủ sở hữu của các nghiên cứu và các đề án quan trọng nhất.

Người Soviet đặc biệt quan tâm các nghiên cứu của Tesla, và trong một thời gian họ đã tiến hành các nghiên cứu riêng của họ về tính khả thi của một loại vũ khí mới, loại vũ khí, mà không nghi ngờ gì nữa, sẽ có một tác động hủy diệt rất ghê gớm, nhưng rất khó đưa vào ứng dụng thực tế.

Khi thử nghiệm với cuộn dây cảm ứng, Tesla nghiên cứu khả năng truyền năng lượng điện qua không gian mà không sử dụng hệ thống dây dẫn điện thông thường. Ông cho rằng bản thân Trái Đất có thể được sử dụng như một vật dẫn, như thể nó là một chiếc âm thoa khổng lồ có khả năng bức xạ dao động ra một bước sóng cụ thể. Theo lý thuyết của ông, có thể thực hiện việc truyền tải ở tần số thấp (6-8 Hz) thông qua Trái Đất bằng cách sử dụng một kiểu sóng đứng được tự bản thân Trái đất bức xạ.


Nikola Tesla trong một thí nghiệm của ông tại Colorado Springs năm 1899

Năm 1899, tại Colorado Springs trên đất Mỹ, Tesla đã trình diễn cuộn dây cảm ứng kích thước rất lớn chưa bao giờ tạo ra trước đây, và với sự giúp đỡ của nó, đã đốt sáng hàng trăm ngọn đèn ở khoảng cách 40 km, truyền năng lượng điện thông qua Trái Đất mà không cần dùng dây điện.

Sau đó, ông tiếp tục phát triển một lý thuyết cho rằng, các tín hiệu gần với tần số cộng hưởng cơ bản, giá trị của nó ông tính là 8 Hz, có thể đi xuyên qua Trái đất và nhận được ở đầu bên kia. Điều này được giải thích bởi thực tế việc lan truyền tín hiệu là do sóng dọc. Một số chuyên gia Mỹ đã đi đến chỗ cho rằng một hệ thống như vậy có thể được sử dụng bởi người Liên Xô để kích thích các vụ động đất giống như các vụ động đất đã xảy ra ở Bắc Kinh vào đầu năm 1977.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng để kích thích động đất theo cách này sẽ đòi hỏi nguồn năng lượng khổng lồ và một ăng-ten cũng khổng lồ. Cụ thể, để gây các hoạt động địa chấn có cấp bằng cấp cường độ trận động đất năm 1977 tại Bắc Kinh, Liên Xô sẽ phải sử dụng một ăng-ten dưới dạng đĩa đồng đường kính 20 km, chắc chắn không thể qua mắt tình báo Mỹ !

Giả thuyết rằng người Nga có thể đã phát triển vũ khí tần số thấp dựa trên lý thuyết của Tesla, khá hợp lý. Vũ khí này sẽ làm việc trên tần số 8 Hz, rất gần với tần số làm việc của bộ não con người (hoạt tính điện của bộ não con người thường được đo với mục đích chẩn đoán, sử dụng điện não đồ và bao gồm các dao động hình sin với tần suất trung bình là 10 Hz và biên độ 10-50 microvolt. Các phương pháp kích thích điện não của con người được E.Hitzig và G.Frich nghiên cứu), và do đó có thể can thiệp sự làm việc của tư duy cùng một cách như ECW ngăn chặn liên lạc vô tuyến và radar. Có khả năng bức xạ xung ở tần số này có thể gây ra hiệu ứng từ buồn ngủ đến gây hấn. Có báo cáo rằng tại Riga và Gomel người  Liên Xô đã xây dựng hai máy phát đặc biệt tần số thấp. Ngoài ra, hiệu ứng cộng hưởng này cũng thường xuyên được BCH Hoa Kỳ sử dụng để liên lạc với các tàu ngầm của mình.

Tuy nhiên, vũ khí này có những khả năng mà Tesla không mong đợi : nó hoạt động trên một kiểu cộng hưởng được hình thành trong không gian giữa bề mặt Trái Đất và lớp dưới của tầng điện ly. Trong một hệ thống như vậy, các tia Tesla, ngoài việc truyền qua Trái Đất, sẽ được truyền cả vòng quanh nó.

Tác động của trường điện từ lên cơ thể con người cũng được nghiên cứu ở phương Tây. Nhờ dụng cụ đo lường rất nhạy cảm hiện nay, người ta phát hiện thấy rằng bộ não con người và trái tim đều có hoạt tính từ tính. Trong lĩnh vực y tế phát hiện này dẫn đến sự xuất hiện của điện não-từ và điện tim-từ.

Gần đây, nhiều mối quan tâm lớn đã tập trung vào ảnh hưởng của trường điện từ trong dải tần số cực thấp (ELF) - 3 Hz-3 kHz. Thật thú vị khi nhận xét thấy nhiều nhiễu loạn điện từ của khí quyển là nằm trong khu vực này và bức xạ ELF đó tương tự như nhịp điệu sinh học. Một số loài động vật cũng thể hiện sự nhạy cảm nhất định với các tần số trên. Hoạt động cơ động giảm ở loài chim đã được quan sát thấy khi có sự hiện diện của các trường điện từ tần số 1,75 Hz và 5 Hz, và tăng lên ở mức 10 Hz. Nhiều loài cá rất nhạy cảm với các dải tần số 0,1-10 Hz.

Bản báo cáo của Wever và Altman (xem "Ảnh hưởng của trường điện từ", biên tập Persinger, nhà xuất bản Plenum Press, New York và London, 1974.) nói rằng các trường điện từ trong dải tần số này ảnh hưởng đến hành vi của con người. Cơ sở cho các quan sát của họ là tính tự chủ của hệ thần kinh và nội tiết. Nói ngắn gọn, vũ khí ELF có thể có khả năng được sử dụng để gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và do đó ảnh hưởng đến tất cả nhân loại.

Tuy nhiên, giả sử loại vũ khí như vậy đến một ngày nào đó có thể được phát triển, thì khi đó cũng sẽ không khó khăn gì, kể cả tính đến bức xạ tần số thấp và công suất của nó, tìm ra một biện pháp phản-ECW để bảo vệ bộ não của chúng ta khỏi mối nguy hiểm ngấm ngầm ẩn giấu trong quang phổ điện từ này.

HẾT CHƯƠNG 19
........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2013, 01:42:29 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #53 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2013, 01:32:43 pm »

(tiếp)


Chương 20. Các cuộc xung đột nhỏ, các cuộc chiến tranh cục bộ và xâm lược

20.1. Thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược và cuộc khủng hoảng Iran



Phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân Pershing 2 trên bãi thử tại Cape Canaveral Mỹ, tháng 2 năm 1983

Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc nổ ra ngay vào thời điểm Mỹ và Liên Xô đang ở đêm trước việc ký kết Thỏa thuận hạn chế vũ khi chiến lược (SALT-2). Cả hai bên đã có những nỗ lực tuyệt vời để vượt qua hai chướng ngại : các tên lửa có cánh mới của Mỹ và tên lửa Pershing 2; và các máy bay ném bom Liên Xô Tu-26 Backfire (trong văn bản, có nghĩa nói đến máy bay ném bom Tu-22M. Ghi chú của người dịch bản tiếng Nga). Sự khó chịu của người Nga với các tên lửa có cánh của Mỹ, được trang bị hệ thống định vị dẫn đường có tính cách mạng tại thời điểm đó TERCOM, gồm có máy tính và máy đo cao độ vô tuyến, nhờ vậy có khả năng bay với độ chính xác cao ở các độ cao rất thấp, được giải thích bởi thực tế người Nga vẫn chưa thành công trong việc tìm ra biện pháp đối kháng khả dĩ, dù đối kháng điện tử hoặc bất kỳ đối kháng nào khác. Hệ thống dẫn đường TERCOM (so sánh đường bao địa hình khu vực, Terrain Contour Matching) của tên lửa hành trình (KR - có cánh) không-đối-diện dựa trên mối tương quan giữa dữ liệu lập bản đồ địa hình nằm trong bộ nhớ với cảnh quan địa hình mà tên lửa bay trên đó, để tìm các điểm kiểm soát dọc theo tuyến đường bay đến mục tiêu. Nói cách khác, các tên lửa bay tiếp tới mục tiêu phù hợp với tuyến đường bay được lập trình. Chức năng duy nhất đặc biệt của TERCOM là bù sai hướng bằng cách so sánh các đặc điểm của đường bao khu vực, lưu trữ dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số trong "thư viện" máy tính của hệ thống dẫn đường với các đặc điểm thực tế của cảnh quan địa hình đo bằng máy đo độ cao vô tuyến trong suốt chuyến bay. Đường bay được lập trình bằng cách sử dụng dữ liệu do các vệ tinh và máy bay trinh sát thu thập.

Sự khó chịu với tên lửa Pershing 2, dự kiến sẽ được triển khai ở Tây Âu, cũng bắt nguồn chủ yếu từ những cân nhắc về EW. Mặc dù các tên lửa này và có tầm ngắn hơn so với tên lửa tương tự của Liên Xô, người Nga sợ chúng vì những khó khăn trong việc tìm ra phương thức ECW thích hợp để đối kháng lại hệ thống dẫn đường đặc biệt hoàn hảo của chúng, trong đó, khi hệ dẫn đường quán tính kết hợp với radar, nó gần như miễn dịch với việc bị chế áp hoặc đánh lạc hướng. Phần lớn đường bay tên lửa diễn ra dưới sự điều khiển của hệ quán tính (INS), nhưng sau đó, để tự dẫn đường tới mục tiêu, nó sẽ chuyển sang được điều khiển bằng RADAG (dẫn-radar vào khu vực mục tiêu. Ngay sau khi bắt đầu bổ nhào xuống, bộ "tương quan radar khu vực" ("коррелятор радиолокационной площади" - radar area correlator) của nó bắt đầu so sánh cảnh quan thực tế với "bản đồ" được lưu trữ trong một máy tính nhỏ, và đưa vào hoạt động cơ cấu bề mặt khí động học ngoài để điều khiển đầu đạn rơi chính xác vào mục tiêu.

Đổi lại, người Mỹ bày tỏ lo ngại về sự hiện diện của các máy bay Tu-22M của Nga. Nguyên nhân chính thức của mối quan ngại này là chúng nhiều hơn loại tương đương với chúng và đã xuất xưởng một số lượng hạn chế là máy bay F-111 của Mỹ. Phiên bản EW của nó - EF-111 có tính bắt buộc khi đột phá vào không phận của đối phương.

Tại Hoa Kỳ, việc ký kết vào cuối tháng 6 năm 1979 , tại Vienna, hiệp ước SALT-2, đã trở thành nguồn gây tranh cãi nghiêm trọng, chủ yếu vì Mỹ sợ rằng bây giờ nước Mỹ không còn có thể kiểm tra xem Liên Xô trong thực tế có tuân thủ thỏa thuận đã ký kết hay không. Nhiều người còn nhớ các chuyến bay của máy bay thuộc CIA từ Iran, nơi sau cuộc cách mạng Hồi giáo và sự thay thế Vua Shah, Mỹ đã mất tất cả các trạm nghe lén vô giá của mình, sau nhiều năm hoạt động tại biên giới Iran - Liên Xô. CIA nhấn mạnh rằng bây giờ, khi thiếu các trạm nghe lén ở Iran, họ có thể không còn kiểm soát được xem người Nga có tuân thủ các hạn chế đã thỏa thuận được về việc triển khai các tên lửa đạn đạo mới hay không.


Carter và Brezhnev ký SALT II, 1979

Mỗi tên lửa mới của Nga trước khi đưa vào phục vụ, trong vòng 1 năm,  cần phải trải qua một loạt các chuyến bay thử nghiệm - trung bình là hơn hai mươi vụ. Trong thời gian này, cần sử dụng radar dẫn đường và hệ thống lệnh vô tuyến điều khiển. Yêu cầu này cho phép người Mỹ theo dõi các đặc tính điện tử tên lửa của họ và do đó đánh giá được đặc tính chiến đấu của chúng. Thông tin đó về các tên lửa Nga CIA luôn luôn nhận được thông qua các trạm nghe lén ELINT của họ ở Iran.

Nhiều thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với khoảng "chân không tình báo" này và yêu cầu hoãn chưa phê chuẩn SALT-2, cho đến khi tìm thấy và phát triển được đề án bù đắp thiệt hại của các trạm nghe lén ở Iran và khôi phục lại đầy đủ khả năng giám sát điện tử nhờ các hệ thống khác.


20.2. Cuộc xâm lược Afghanistan

Sau đó, việc ký kết SALT-2 đã bị trì hoãn do cuộc xâm lược của Liên Xô tại Afghanistan. Cũng như trước khi nổ ra cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, cuộc xâm lược Afghanistan làm lộ ra những thiếu sót hiển nhiên của hệ thống tình báo Mỹ. Nhân dịp này, một cuộc điều tra đặc biệt được tiến hành để cố gắng tìm hiểu làm thế nào một cuộc triển khai quy mô lớn như vậy của quân đội Nga lại không được các đơn vị khác nhau của CIA phát hiện.

Các nhà phân tích của CIA báo cáo rằng gần biên giới Afghanistan có triển khai một cụm quân, tổng số 15 000 người. Thực ra, số lượng quân đội tập trung ở miền Nam nước Nga, cao hơn rất nhiều, và trong thực tế, tham gia cuộc xâm lược là cụm quân quân số ít nhất 85.000 người. Phần lớn binh sĩ được triển khai qua đường không bằng 350 máy bay vận tải quân sự lớn giữa khoảng 24 đến 27 tháng 12 năm 1979 và đổ bộ xuống các sân bay Kabul và Bagram, và trong thời điểm này bốn sư đoàn xe tăng và một sư đoàn cơ giới hóa cũng vượt qua biên giới. Ngoài ra, một vài ngày trước, rất nhiều đơn vị trong số đó được triển khai đến các căn cứ ở Trung Á từ biển Baltic, và những cuộc chuyển quân này cũng thoát khỏi sự chú ý của các vệ tinh Mỹ thu thập thông tin tình báo và các cảm biến khác, vì người Liên Xô sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng.

Ngoài ra, các trạm nghe lén Mỹ chặn thu được một số thông cáo radio phát cho nhân dân Afghanistan được ghi trước; những chương trình phát thanh này dụ kiến lên sóng buổi phát thanh cuối cùng khi bắt đầu đánh chiếm Kabul. Điều này cho thấy hoạt động tốt nhất trong tất cả các đơn vị hoạt động trong những điều kiện như vậy của cộng đồng tình báo Mỹ là cơ quan đánh chặn tin điện của các phương tiện thông tin liên lạc (COMINT). Tiếp theo, đã xác nhận được rằng khi Kabul bị chiếm đóng bị cách ly với toàn thế giới, chỉ có cơ quan đánh chặn thông tin liên lạc là thành công trong việc thu thập thông tin về những gì đang xảy ra ở Trung Á. Vì vậy, để kết luận, phải nói rằng những thiếu sót nằm trong khâu phân tích và đánh giá các thông tin nhận được - công việc mà thường được thực hiện ở cấp cao nhất của đất nước.


20.3. ECW và sự thất bại của cuộc đột kích của Mỹ ở Iran


Tổng quan vụ va chạm gây đổ vỡ tại bãi đáp căn cứ Desert One của chiến dịch giải cứu con tin Mỹ "Eagle Claw" tại Iran
 
Sáng ngày 25 tháng 4 năm 1980, sau khi Tổng thống Jimmy Carter đột nhiên ra tuyên bố rằng chiến dịch commando bí mật, tiến hành vào ban đêm để giải thoát các con tin Mỹ tại Tehran đã đổ vỡ, cả thế giới chìm trong lo sợ và nỗi ám ảnh bởi bóng ma của chiến tranh hạt nhân. Về sau, khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố các chi tiết của chiến dịch, phản ứng là một sự hỗn hợp của sợ hãi trộn lẫn với thái độ hoài nghi. Làm sao điều đó có thể xảy ra, nhiều người tự hỏi, bộ máy quân sự lớn nhất thế giới, chủ sở hữu hầu hết các mẫu công nghệ tiên tiến nhất, đã buộc phải chấm dứt chiến dịch có ý nghĩa quan trọng như vậy đối với nhân dân Mỹ đơn giản chỉ vì một vài máy bay trực thăng bị hỏng ?

Các chuyên gia quân sự của một số nước phương Tây không bị thuyết phục bởi những lời giải thích chính thức, và họ đưa ra giả thuyết rằng, lý do thực sự cho sự thất bại của Mỹ được cắt nghĩa bởi hoạt động ECW mà người Soviet sử dụng quá trình chiến dịch của người Mỹ. Nguyên nhân thực sự nào khi đó đã làm cho chiến dịch thất bại và ngành EW chịu trách nhiệm đến đâu trong vụ việc này ?

Ý tưởng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, tương tự cuộc đột kích Entebbe, mục đích nhằm giải các cứu con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, được xem xét từ đầu tháng 11 năm 1979, ngay sau khi Đại sứ quán bị chiếm giữ. Tuy nhiên, rất nhanh chóng người ta thấy rõ rằng chiến dịch tương tự như chiến dịch của Israel là không thể, vì tình hình con tin tại Tehran là khác xa so với ở Entebbe.

Các phương án khác nhau, được một nhóm nhỏ các chuyên gia Lầu Năm Góc soạn thảo trong bí mật, đã được xem xét, và cuối cùng, sự lựa chọn rơi vào một kế hoạch khá phức tạp, sử dụng máy bay trực thăng. Lựa chọn các loại máy bay trực thăng cho chiến dịch như vậy là không đơn giản. Bởi dĩ nhiên phải cất cánh từ tàu sân bay, chúng phải là loại trực thăng của hải quân, và lựa chọn tốt nhất rõ ràng sẽ Sikorsky S-65, phiên bản của nó là CH- 53A Sea Stallion và RH-53D được khai thác sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Iran. Vì vậy, khi một máy bay trực thăng Mỹ đến gần Đại sứ quán để giải phóng các con tin, người Iran có thể nghĩ rằng đây là một trong những máy bay của họ.

Chiến dịch được chia thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, sáu máy bay C-130 với 90 lính commandos trên khoang và một lượng lớn nhiên liệu sẽ cất cánh từ một sân bay Ai Cập, bay trên Biển Đỏ, vòng qua bán đảo Ả Rập và hạ cánh tại đường băng cũ bị bỏ hoang nằm ở đáy một hồ muối khô cạn trong sa mạc Dasht-Kavir gần thành phố Tabas của Iran, cách Tehran khoảng 450 km. Tại nơi hạ cánh, đánh dấu "sa mạc số 1", được ấn định làm nơi tập kết tám máy bay trực thăng RH-53, bay từ tàu sân bay "Nimitz", đang hướng về phía Vịnh Oman. Mục đích của điểm hẹn là để tiếp nhiên liệu cho các máy bay trực thăng sau 800 km triển khai và đổi tàu cho lính commandos trên máy bay trực thăng.

Ở giai đoạn thứ hai của chiến dịch, mà không bao giờ được thực hiện, quân biệt kích đi trên máy bay trực thăng phải được triển khai tại một địa điểm bí mật ở vùng núi và từ đó bay đến Tehran, tại đây, với sự giúp đỡ của các điệp viên thâm nhập vào từ trước và có thể cả hơi cay, phải lọt vào Đại sứ quán để cứu và sơ tán các con tin. Giữa các biệt kích và Lầu Năm Góc luôn đảm bảo thông tin liên lạc vệ tinh không chậm trễ.

Như trong tất cả các chiến dịch loại này, tính bất ngờ và tốc độ là những yếu tố chính để đạt được thành công. Ngay từ đầu khi lập kế hoạch, khi tính đến hai yếu tố này, đã thấy rõ việc đặc biệt quan trọng là phải giải quyết hai vấn đề : thứ nhất - tránh bị radar kẻ thù và các thiết bị chiến tranh điện tử khác phát hiện, thứ hai - tránh đụng độ vũ trang với Iran.

Để đạt được mục tiêu đầu tiên, đã phát triển một kế hoạch chi tiết về tiến hành chiến tranh điện tử, phải hoạt động, cả trước và trong quá trình chiến dịch. Đầu tiên, người Mỹ bắt đầu chặn thu tất cả các tin điện vô tuyến giữa Đại sứ quán Iran ở Washington và Bộ Ngoại giao ở Tehran để đảm bảo cho Lầu Năm Góc các thông tin có thể có ích trong việc lập kế hoạch chiến dịch. Thứ hai, để không khơi dậy sự nghi ngờ của vô số tàu chiến của Liên Xô trong Vịnh Oman và Biển Ả Rập, Không quân và Hải quân Mỹ đã tiến hành 90 bài tập trận có sử dụng máy bay trực thăng, thường bay thẳng đến bờ biển Iran. Mỗi đêm, các tàu chiến Mỹ khác, ở cách xa tàu sân bay "Nimitz", bắn các hỏa tiên đặc biệt phóng mục tiêu giảdưới dạng mồi nhử PRLO để mô phỏng sự hiện diện trong không trung của các máy bay trực thăng và bằng cách đó đánh lạc hướng và gây nhầm lẫn cho các trắc thủ radar Liên Xô.

Mỗi đêm, các tàu và máy bay Mỹ trong khu vực truyền các thông điệp vô tuyến giả, để sao cho trong đêm bắt đầu chiến dịch sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về lưu lượng các thông điệp vô tuyến và để không gây nghi ngờ cho các tàu gián điệp ở khắp nơi của Liên Xô, vẫn chặn thu một cách có hệ thống tất cả các luồng điện báo của Hoa Kỳ. Nói ngắn gọn, mục tiêu là bắt người Nga nghĩ rằng việc xuất kích ban đêm của tám máy bay trực thăng RH-53 để thực hiện một chiến dịch có thật, chỉ là bài huấn luyện thường xuyên vào ban đêm.

Chiến dịch có tên mã "Eagle Clough" ("Eagle Claw" - "Móng vuốt Đại bàng"). Tên này được sử dụng trong tất cả các bức điện vô tuyến đề cập đến chiến dịch. Điều rất quan trọng là phải đảm bảo an toàn tối đa cho đường liên lạc giữa Lầu Năm Góc và tàu sân bay "Nimitz", trên boong tàu đặt BCH đặc biệt của chiến dịch và lực lượng, dự định tham gia chiến dịch. Để đạt được điều này, Hoa Kỳ, vào đầu tháng Giêng, đã bí mật phóng lên không gian hai vệ tinh thông tin liên lạc, được cài đặt các máy phát mới và thực hiện phương pháp mã hóa mới, làm cho đường liên lạc của họ gần như hoàn toàn miễn dịch với sự gây nhiễu và giải mã. Đồng thời, đã đưa vào quỹ đạo địa tĩnh trên Ấn Độ Dương các vệ tinh trinh sát để đảm bảo chụp ảnh và trinh sát điện tử đầy đủ toàn khu vực này. Để đảm bảo sự cảnh báo bất kỳ máy bay nào đến gần các máy bay C-130 và các trực thăng Mỹ đang bay đến Iran, trong khu vực chiến dịch có một số máy bay Mỹ E-3A AWACS hoạt động : mỗi chiếc trong số đó được trang bị radar phát hiện tầm xa có thể phát hiện máy bay và trực thăng ở khoảng cách hàng trăm cây số.

Nhiệm vụ khó khăn nhất là vấn đề xâm nhập và hành động mà không bị phát hiện trong không phận Iran. May mắn thay, mạng lưới radar phòng không của Iran đã được người Mỹ xây dựng một vài năm trước và chúng dựa vào các thiết bị sản xuất tại Mỹ, do đó, sử dụng các vệ tinh trinh sát điện tử mới đã tìm thấy hành lang "mù" giữa các cung quét của radar Iran, khi di chuyển trong hành lang đó, máy bay và trực thăng có cơ hội tốt để bay mà không bị phát hiện.


"Desert One", căn cứ tạm thời trong sa mạc.
...........
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2013, 12:00:13 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2013, 11:48:24 pm »

(tiếp)

Cả C-130 và RH-53 đều được trang bị máy phát nhiễu, nhằm sử dụng trên các đường bay để gây nhiễu và gây rối đường liên lạc kết nối giữa các máy bay chiến đấu của Iran và các các trạm mặt đất dẫn đường của họ. Để hỗ trợ cuộc tấn công vào Đại sứ quán Mỹ trong trường hợp cần thiết, hai chiếc C-130 Hercules trang bị các súng máy 7,62 mm.

Và cuối cùng, khoảng 200 máy bay tấn công của các tàu sân bay "Nimitz" và "Coral Sea", sẵn sàng can thiệp nếu quân biệt kích gặp khó khăn.

Hai tuần trước ngày dự kiến mở chiến dịch, các máy bay C-130 thực hiện một chuyến bay đêm theo hành lang "mù" và hạ cánh tại "Desert One". Nhiệm vụ của nó là kiểm tra tính khả thi của việc thâm nhập không phận Iran mà không bị phát hiện và lấy mẫu nền đất sa mạc muối để phân tích, đảm bảo rằng các máy bay vận tải và máy bay trực thăng có thể hạ cánh an toàn ở đó.


Trực thăng RH-53 Sea Stallion đã được sơn ngụy trang lại màu cát, xếp hàng trên flight deck của USS "Nimitz" ngày 24 tháng 4 năm 1980 trước khi vào chiến dịch giải cứu con tin.

Chiến dịch thực được bắt đầu vào ngày 24 tháng 4, khi sáu chiếc C-130 cất cánh từ một sân bay quân sự Ai Cập Khena. Sau đó, vào lúc 19h30, từ tàu sân bay " Nimitz " đang hướng tới eo biển Hormuz, tám máy bay trực thăng RH-53 cất cánh.

Để gây nhầm lẫn cho radar các tàu Liên Xô, từ trên các tàu khác của Mỹ không chỉ ở trong Vịnh Oman, mà còn ở phía đông Địa Trung Hải đã phóng lên rất nhiều mồi nhử. Sự hỗn loạn tiếp theo trên các màn hình radar của Liên Xô được tạo ra bởi sự hiện diện của nhiều tàu chiến Israel (có lẽ hoàn toàn ngẫu nhiên) quyết định tiến hành tập trận KQ và HQ của họ vào đúng đêm ấy !

Để tránh bị phát hiện, máy bay C- 130 đã bay rất thấp, đầu tiên trên Biển Đỏ, sau đó trên Vịnh Aden. Ở đây, họ đã phải bật các máy phát nhiễu của họ làm mù các radar Liên Xô đặt tại phía nam Yemen và trên bờ biển Eritrea. Sau khi dừng chân ngắn tại sân bay Oman Masire để tiếp nhiên liệu, họ bay tới điểm "Sa mạc số Một". Máy bay trực thăng từ tàu sân bay "Nimitz" bay thẳng đến bờ biển Iran. Để tránh bị phát hiện, chúng cũng bay ở độ cao thấp, xa các điểm dân cư.

Để tạo thuận lợi cho chuyến bay của họ trên nền các nếp gấp địa hình, tất cả các máy bay C-130 và trực thăng RH-53 được trang bị các hệ thống đạo hàng phức tạp nhất và chính xác nhất hiện có, bao gồm hệ thống INS và hệ thống đạo hàng tầm xa có độ chính xác cao Omega, cũng như các thiết bị nhìn đêm.

Tốp trực thăng chỉ vừa vượt qua tuyến đường thứ ba giữa "Nimitz" và "Desert One", thì trên bảng điều khiển của chiếc trực thăng số 6 nhấp nháy đèn tín hiệu báo động, chỉ ra nguy cơ hộp số cánh quạt chính không làm việc - một điều hãn hữu, nhưng tiềm ẩn một sự cố rất nguy hiểm.

Chiếc trực thăng lập tức hạ cánh xuống gần một hồ nước nhỏ mà nó đang bay trên đó. Tuân thủ sự im lặng vô tuyến theo quy định, chiếc trực thăng cuối cùng của nhóm - chiếc № 8, tự động tiếp theo số 6 để giúp nó. Cuộc kiểm tra nhanh chóng các cánh quạt sau khi hạ cánh đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của tình hình. Người chỉ huy quyết định bỏ chiếc trực thăng và phi hành đoàn của nó di chuyển sang chiếc trực thăng số 8, cất cánh ngay và hướng đến "Desert One".

Sau đó, nhóm phải đối mặt với một thử thách khác, rơi vào một cơn bão cát rất mạnh vừa bất ngờ nổi lên. Tầm nhìn giảm mạnh xuống gần bằng không, phi hành đoàn các máy bay trực thăng không thể nhìn thấy nhau ngay cả với các thiết bị nhìn đêm hoàn hảo nhất của họ.

Lúc 21:30, chiếc C-130 đầu tiên cùng toán nhân viên phải tổ chức một điểm tiếp nhiên liệu, tiếp đất tại "Sa mạc số 1", nhưng chỉ qua vài phút, xảy ra một sự kiện bất ngờ. Đột nhiên, trên một con đường đất chạy dọc theo đường băng xuất hiện một chiếc xe buýt Iran chở khoảng bốn mươi thường dân. Sĩ quan Mỹ chỉ huy nhóm đầu tiên, ngay lập tức dừng xe buýt, nhưng không biết phải làm gì với các hành khách, anh ta liên lạc qua radio với "Nimitz" xin chỉ dẫn. Anh ta được lệnh phải giữ họ lại, nhưng tránh xa khu vực tiếp nhiên liệu. Một vài phút sau, đỉnh điểm của nó là sự xuất hiện một chiếc xe tiếp dầu và một chiếc xe tải, chẳng nghi ngờ gì, đang đi thảng về phía đường băng, nơi những chiếc C-130 còn lại vừa hạ cánh. Tài xế xe bồn và xe tải, vấp phải một tình huống đặc biệt như vậy, họ dừng xe, sau đó biến mất trong bóng tối.

Trong khi đó, các máy bay trực thăng vẫn đang xuyên qua cơn bão cát. Ngay trước nửa đêm, chiếc trực thăng 5 có con quay hồi chuyển không làm việc, làm cho thiết bị định vị của nó trở thành không đáng tin cậy và quan trọng hơn là hệ thống ổn định bay, sự hỏng hóc này làm cho nó cực kỳ khó khăn trong việc giữ hướng và độ cao. Nhóm đã tiếp cận dãy núi có độ cao 3.000 mét chạy cắt đường bay đến "Desert One". Do đó, người chỉ huy chiếc trực thăng số 5 phải đưa ra quyết định rất khó khăn : bay dọc theo thung lũng theo kế hoạch hoặc bay trên sườn núi. Phương án đầu tiên dường như cực kỳ nguy hiểm trong một tình huống mà con quay hồi chuyển bị hỏng, trong khi bay trên các ngọn núi sẽ phơi trực thăng ra trước mắt các radar tìm kiếm của Iran và hệ thống phòng không Liên Xô. Có lẽ vì lý do thứ hai, phi công quyết định bay trở lại - về "Nimitz".

Lúc 00:30, Lầu Năm Góc nhận được tin tức qua vệ tinh rằng số 5 đang quay về TSB. Sự kiện thực tế là do hỏng hóc, hai chiếc trực thăng không còn có thể tham gia vào chiến dịch, gây kinh ngạc lớn ở Washington. Nhưng thay đổi chúng thì đã quá muộn; và trong thực tế, đã không phát triển bất kỳ kế hoạch dự phòng và thay thế nào cho các tình huống không lường trước!

Ngay sau đó, trên bảng điều khiển máy bay trực thăng số 2 nhấp nháy đèn báo động, lần này chỉ sự giảm áp suất trong hệ thống thủy lực dự trữ, ổn định bước cánh hộp giảm tốc trục cánh quạt, và tiếp theo là tốc độ của máy bay trực thăng.

Cuối cùng, khoảng từ 0:50-01:40, sáu máy bay trực thăng còn lại hạ cánh tại "Desert One". Kiểm tra hệ thống thủy lực chiếc trực thăng số 2 cho thấy khiếm khuyết ở mức rất nghiêm trọng đối với máy bay trực thăng, cần phải tham gia chiến dịch.


Radar "Duga" (Дуга 5Н32), radar cảnh báo sớm các vụ thử ABM đặt gần Chernobyl (Ucraina) thuộc hệ thống PK Liên Xô. Làm việc ở tần số khoảng từ 3.26 và 17.54 МHz, biệt danh "Chim Gõ kiến".

Tại thời điểm này, theo phiên bản chính thức về các sự kiện đã xảy ra, ba viên chỉ huy (toán trực thăng, lính commandos và căn cứ "Desert One") hội ý, họ đi đến kết luận rằng nhiệm vụ không thể thực hiện bằng 5 chiếc trực thăng còn lại. Sau đó, họ gọi điện báo cáo chuyện đó về BCH "Nimitz", ở đó đến lượt mình người ta lại chuyển điện báo cáo của họ về Washington, trong đó đề xuất chấm dứt chiến dịch. Tổng thống Carter đã đồng ý và ra lệnh cho các máy bay cánh cố định và trực thăng trở về căn cứ.

Khi rời "Sa mạc số Một", trong cảnh tất bật chuẩn bị cho việc quay về, một máy bay trực thăng RH -53 đã va chạm với một máy bay C-130, làm bùng lên một vụ cháy, giết chết tám quân nhân Mỹ.

Đó là - phiên bản chính thức của sự kiện. Nó không được thuyết phục cho lắm, không chỉ về lý do đưa ra, mà còn vì những hình dung cụ thể hơn.

Trước hết, rất khó hiểu chuyện làm thế nào mà người Mỹ, vốn đã có hàng trăm chuyên gia-phi công trực thăng ở Iran dưới chế độ Shah, lại có thể đánh giá thấp như vậy những khó khăn kỹ thuật có thể xảy ra của một chuyến bay 800 km của các cỗ máy tinh tế trong các điều kiện vùng sa mạc, nơi bão cát đâu phải vấn đề gì mới mẻ. Cũng khó để mà hiểu, tại sao với một chiến dịch phức tạp như thế, họ vẫn không coi là cần thiết việc phải có đội trực thăng dự bị trên boong "Nimitz" hoặc một tàu chiến khác, luôn sẵn sàng thay thế bất kỳ chiếc máy bay nào hỏng hóc.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, vì mỗi chiếc trực thăng RH -53 có thể chở tới năm mươi lăm người, năm máy bay trực thăng còn lại có lẽ cũng đủ để cứu năm mươi mốt con tin và các điệp viên. Người ta được báo cáo rằng nhiều sĩ quan biệt kích muốn tiếp tục thi hành nhiệm vụ trên năm trực thăng còn lại và đã cố gắng thuyết phục những người cho rằng quân số đó là không đủ. Vì trong số các chỉ huy không có viên sĩ quan duy nhất nào chịu trách nhiệm về toàn bộ trước BCH, tiếp theo lại xảy ra một cuộc tranh luận gay gắt, chỉ kết thúc vào lúc 2:30, khi lệnh của Carter truyền đến. Sau vụ va chạm thảm khốc lúc 3:18, tại căn cứ bắt đầu tình trạng hỗn loạn và chỉ có nó mới có thể giải thích một thực tế gần như không thể tin được, rằng các kế hoạch hoạt động và nhiều thiết bị điện tử bí mật khác nhau đã bị để nguyên trên những chiếc trực thăng bị vứt lại.

Như chúng ta đã thấy, trên lãnh thổ Iran, đặc biệt là khu vực gần biên giới với nước Nga, trong thời trị vì của chế độ Shah, vốn là khu vực "nóng" về EW : một mặt người Mỹ cố gắng đánh chặn bức xạ radar của Liên Xô trong các vụ thử tên lửa mới từ Tyuratam ở Kazakhstan, mặt khác người Nga, cố gắng ngăn chặn các hoạt động đánh chặn này bằng hệ thống ECW và phản-ECW. Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo, các công trình giám sát của Mỹ đã bị tháo dỡ, còn hệ thống của Nga vẫn giữ nguyên, thậm chí có thể còn được tăng cường vì cuộc khủng hoảng ở Vịnh Ba Tư. Cũng cần lưu ý rằng tuyến đường bay theo của các trực thăng Mỹ nằm trong giới hạn khu vực với tới được của các radar PK Liên Xô bố trí dọc theo biên giới Xô viết - Iran.

Như vậy, từ quan điểm của EW, giả định đầu tiên, có thể rút ra - Người Liên Xô sau khi phát hiện được bằng radar hoặc các hệ thống điện tử khác, một toán trực thăng Mỹ, họ đã gây nhiễu hệ thống thông tin vô tuyến và định vị dẫn đường của người Mỹ, do đó can thiệp vào việc dẫn đường và ngăn chặn việc trao đổi các mệnh lệnh và báo cáo giữa các trực thăng, lực lượng commandos và các điệp viên, mà sự giúp đỡ của họ là cần thiết để tới được Đại sứ quán Mỹ tại Tehran.

Một giả thiết khác được đưa ra, đó là các vệ tinh gián điệp của Liên Xô đã chặn thu bức xạ radar của máy bay và trực thăng Mỹ, theo dõi di chuyển của chúng trên lãnh thổ Iran. Vì đơn vị đặc nhiệm Mỹ, để đến được "Sa mạc số 1", phải bay về phía biên giới Afghanistan, người Nga, có lẽ do sợ chúng tấn công các lực lượng vũ trang của họ tại Afghanistan và Brezhnev có thể liên hệ với Carter qua "đường dây nóng" nổi tiếng và thuyết phục ông ta từ bỏ việc thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào ở khu vực này của châu Á.

Thứ ba, và có lẽ đây là giả định có thể xảy ra nhất, cho rằng vô số cuộc phát sóng giữa các trực thăng trong thời gian phát sinh hư hỏng máy và quân biệt kích, tiếp theo sự xuất hiện bất ngờ chiếc xe buýt Iran đã bị các trạm nghe lén của kẻ thù chặn thu, Lầu Năm Góc lo ngại chiến dịch đã mất yếu tố bất ngờ, cần thiết cho sự thành công của nó. Vì vậy, Carter, vốn sợ đối đầu trực tiếp với Iran, đã quyết định tốt hơn hết nên ra lệnh cho quân đội quay trở về trước khi quá muộn.

Tuy nhiên, theo các báo cáo khác nhau của người Mỹ, chẳng có hệ thống giám sát nào của Hải quân hoặc máy bay E-3A AWACS, bay quần vòng trong khu vực, chặn thu được các tin điện hoặc các tín hiệu chỉ ra rằng, radar Liên Xô, trong đó có các radar tại Afghanistan, phát hiện được sự hiện diện của máy bay bay thấp trên lãnh thổ Iran của những kẻ không mong đợi hoặc của các phương tiện bay không nhận dạng được. Hơn nữa, cả người Nga hay Iran cho đến ngày nay cũng không ra bất kỳ tuyên bố nào, nhận trách nhiệm của họ trong sự thất bại của cuộc đột kích của người Mỹ.

Liên quan đến việc tuân thủ sự im lặng vô tuyến điện tử, khi xét đến tính bí mật của loại chiến dịch như vậy, thì việc trao đổi tin điện với Washington và tàu sân bay nên tránh. Mặc dù có các phương pháp siêu hiện đại nhất bấy giờ trong truyền và mã hóa thông tin (độ rộng phổ tín hiệu, tín hiệu nhiễu giả, v.v) vốn không dễ dàng gì chặn thu được, trong một khu vực nhồi nhét quá nhiều các loại vật mang phương tiện SIGINT như thế - các trạm mặt đất, các vệ tinh, tàu chiến và máy bay như khu vực Trung Cận Đông, luôn luôn có một số rủi ro nhất định, là điện tín có thể bị đánh chặn và bị giải mã.
........
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Hai, 2013, 11:57:50 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2013, 01:30:31 pm »

(tiếp)

20.4. Cuộc đột kích vào sân bay Entebbe


Một chiếc C-130 trước đài kiểm soát không lưu nhà ga cũ sân bay Entebbe năm 1994. Vẫn còn thấy vết đạn lỗ chỗ từ cuộc đột kích năm 1976.

Ngoài các cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng, EW còn đóng một vai trò hữu ích, dù không phải lúc nào cũng được biết đến trong một loạt cuộc xung đột quy mô cục bộ gần đây - loại xung đột mà bây giờ được gọi là chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Một ví dụ điển hình cho việc sử dụng các biện pháp đối kháng điện tử tại một trong những cuộc "vi xung đột", cái được gọi như vậy là cuộc đột kích vào Entebbe, khi biệt kích Israel giải phóng 102 con tin bị bắt giữ ở sân bay Entebbe, cách thủ đô của Uganda - Kampala, 20 km. Một chuối biến cố thu hút sự quan tâm của thế giới đến sự kiện này, và có lẽ mọi người còn nhớ câu chuyện. Tuy nhiên, rất ít người nhận thức được vai trò của EW trong quyết định táo bạo này và nó đã góp phần lớn thế nào vào thành công của chiến dịch của người Do Thái.

Ngày 27 tháng 7 năm 1976, chiếc máy bay Airbus A-300 số hiệu chuyến bay 139 của hãng hàng không Air France bay từ Tel Aviv đến Paris chở 254 hành khách trên khaong máy bay, ngay sau khi cất cánh từ Athens, đã bị bốn kẻ khủng bố thuộc Mặt trận Giải phóng Palestine bắt cóc, ban đầu chúng ra lệnh cho phi công bay đến Benghazi, còn sau đó đến Entebbe.

Để giải phóng các con tin, Israel đã chuẩn bị một nhóm biệt kích được huấn luyện đặc biệt. Họ bay trên bốn máy bay vận tải C-130 được hộ tống bởi hai máy bay chiến đấu F-4 Phantom, bám sát họ ở giai đoạn đầu của chuyến bay. Sau đó, khi không còn tốp hộ tống, máy bay Hercules hạ xuống bay ở độ cao rất thấp trên hồ Victoria rồi hạ cánh tại Entebbe, trong khi đó, hai máy bay Boeing 707 quần đảo trong không trung, hoạt động như các trung tâm chỉ huy và kiểm soát chiến dịch.

Sau một cuộc đọ súng dữ dội, lính biệt kích đã giải phóng được các con tin, đưa họ lên một trong những chiếc Hercules. Nó lập tức cất cánh bay đến Nairobi, tại đó họ đưa những người bị thương xuống. Ba mươi phút sau, ba chiếc Hercules còn lại hạ cánh, đó là những chiếc tham gia chế áp dập tắt sự kháng cự, và loại khỏi vòng chiến đấu những chiếc MiG của Không quân Uganda, đóng căn cứ tại Entebbe.

Chuyến bay trở về Israel đánh dấu tám giờ bay của các máy bay vận tải quân sự Israel trong bối cảnh họ có thể gặp phải nguy cơ bị tấn công từ phía các máy bay chiến đấu Uganda và Ả Rập. Để tránh các cuộc tấn công có thể trong không trung, người Israel đã bật máy phát nhiễu trang bị trên một trong những chiếc Boeing 707 để làm mù radar trên máy bay đối phương và radar kiểm soát không lưu (РЛС УВД - РЛС управления воздушным движением) trong khu vực. Vì vậy, bất kỳ sự can thiệp khả dĩ nào của lực lượng không quân của Idi Amin đã được ngăn chặn và các máy bay Israel đã trở về Israel một cách an toàn.


20.5. Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc

Sau nhiều tuần đụng độ biên giới liên tục, lúc 05:30, ngày 17 tháng 2 năm 1979, 12 sư đoàn Trung Quốc, được yểm trợ bởi hàng trăm máy bay, xe tăng và pháo binh đã vượt qua biên giới dài 1.200 km với Việt Nam.

Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn tuyên bố rằng họ chỉ có ý định dạy cho người Việt Nam một bài học, sự xâm lược của Trung Quốc chống lại Việt Nam đã gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho hòa bình trên trái đất và những bất đồng nghiêm trọng giữa các Siêu cường. Chỉ vài tháng trước, Liên Xô đã ký một hiệp ước hợp tác quân sự với Việt Nam, vì vậy lẽ tự nhiên, có nguy cơ một sự can thiệp quân sự của Liên Xô. Liên Xô, trong khi hoài nghi liệu có kích động Chiến tranh Thế giới thứ Ba hay không, vẫn thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn cho toàn bộ quân đội ở Siberia và gửi một hải đoàn tàu tuần dương và tàu khu trục tên lửa xuống Biển Đông. Để phòng ngừa, người Mỹ cũng phái tới khu vực bất ổn này nhiều tàu sân bay của Hạm đội 7 Thái Bình Dương. Cả hai Siêu cường chuyển lực lượng hạt nhân của họ sang trạng thái SSCĐ cao, đặc biệt trước hết là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo liên lục địa.


K-455 đề án 667BDR tái triển khai từ Biển Bắc sang Thái Bình Dương tháng 2 năm 1979. Thay ca trực chiến.

Trong khi đó, tin tức nhỏ giọt về các sự kiện trên biên giới Trung-Việt đến được cộng đồng quốc tế, như thường lệ, đầy mâu thuẫn. Người Trung Quốc tuyên bố họ đã tiến sâu 80 km vào Việt Nam, còn người Việt Nam hân hoan thông báo rằng biên giới rải đầy xác quân xâm lược và xe tăng của chúng bị phá hủy.

Nếu chiến sự trên mặt đất của cuộc xung đột Đông Nam Á này diễn ra theo truyền thống, thì cuộc chiến tranh điện tử trong thinh không, từ một phía khác, lại rất tiên tiến về công nghệ - cả hai bên, để thu được tất cả các thông tin có thể có về đối phương và do thám nhau, đã sử dụng các hệ thống hiện đại nhất của hai Siêu cường.

Trước tiên, cả người Nga và Mỹ ngay lập tức chụp ảnh vệ tinh bổ sung và trinh sát điện tử để giám sát không gian chiến trường. Họ chụp ảnh những gì đang xảy ra, và đánh chặn tất cả các bức xạ điện từ trong thinh không, đặc biệt là các thông báo và mệnh lệnh trao đổi của BCH các đối thủ.

Để đảm bảo giám sát tình báo một khu vực phức tạp như bán đảo Đông Dương và theo dõi sự di chuyển của các lực lượng không quân và hải quân của đối phương, người Nga gửi đến vịnh Bắc Bộ một số máy bay tuần tra bờ biển và trinh sát điện tử Tu-95 trang bị các thiết bị giám sát điện tử hiện đại nhất. Người Mỹ, đến lượt họ, gửi đến căn cứ không quân chiến lược ở Okinawa, Nhật Bản, một số máy bay Grumman E-2C Hawkeye. Được thiết kế và chế tạo đặc biệt để tiến hành trinh sát điện tử, các máy bay này đã theo dõi sát hải đoàn Nga và đánh chặn tất cả các bức xạ điện từ của các khí tài TTLL và radar của nó. Phân tích và giải mã các bức xạ trên sẽ đảm bảo cho Hoa Kỳ bức tranh thực tế các dự định hoạt động của Liên Xô. Trong lúc đó, khi mà không có một nhà báo, một "phóng viên đặc biệt", một tùy viên quân sự hoặc một điệp viên bí mật nào có thể khai thác được dù một mẩu thông tin nhỏ nhất đáng tin cậy về cuộc chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, thì CIA và GRU, với sự giúp đỡ của các vệ tinh "đại bàng" và các máy bay trinh sát điện tử của họ, đã có tất cả các thông tin cần thiết.

Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc đã cho người Mỹ một cơ hội cực kỳ đặc biệt để thử nghiệm trong điều kiện thực tế hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc của họ, dựa trên đó mà sử dụng các khả năng tấn công của lực lượng hạt nhân Mỹ. Vô cùng ngạc nhiên và kinh sợ, Tổng thống Carter nhận ra rằng bây giờ toàn bộ hệ thống của Mỹ rất dễ tổn thương trước các loại vũ khí không gian mới của Liên Xô.

Một vài tháng sau, cuộc xung đột Việt-Trung kết thúc, không bên nào đạt được kết quả quyết định. Cả người Trung Quốc, người Việt Nam đều chính thức tuyên bố rằng họ đã đạt được mục tiêu của mình, nhưng nhiều khả năng cuộc xung đột được ngừng lại với tổn thất nặng nề cho cả hai bên.

Một vài tháng sau chiến tranh, Trung Quốc thông báo rằng nhiều binh sĩ của họ phải đưa vào bệnh viện tại Quảng Châu vì bị thương ở mắt và não. Trung Quốc nghi ngờ Liên Xô sử dụng cuộc xung đột để kiểm tra một loại vũ khí bí mật mới của họ, có thể là một tia laser mạnh, và binh lính Trung Quốc trở thành "chú heo thí nghiệm" của loại vũ khí đó.


20.6. Giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế

Ngoài những cuộc khủng hoảng đề cập ở trên, đã có nhiều cuộc khủng hoảng quy mô khác nhau, xảy ra gần như liên tục trên Trái Đất - gần đây, ví dụ, ở Trung Mỹ, vùng Sừng châu Phi, Campuchia, Angola, Namibia, và Vịnh Ba Tư - giữa Iraq và Iran, và đó mới chỉ là điểm tên một số. Các cuộc khủng hoảng thường xảy ra ở những nơi theo các nguyên nhân chính trị, quân sự hay địa lý, việc thu thập thông tin về tình hình trong khu vực này thông qua các kênh thông thường là khó, nếu không nói là không thể.


A-4E trên USS "Intrepid" kèm chặn máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) Tu-126 trên Địa Trung Hải năm 1973.

Tuy nhiên, cả hai Siêu cường có các lợi ích chính đáng trong mỗi cuộc khủng hoảng quốc tế. Trực tiếp hoặc gián tiếp, mỗi cuộc khủng hoảng đều ảnh hưởng đến cân bằng lực lượng chiến lược và quân sự. Ví dụ, vì lo ngại nguồn cung dầu mỏ giữa hai khối, giữa khối NATO và khối Hiệp ước Warsaw luôn luôn có mối nguy hiểm của một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với nguy cơ của một thảm họa hạt nhân tiếp theo. Mục đích của cả hai Siêu cường là khai thác các ưu thế tối đa của cuộc khủng hoảng mà không để quân đội của mình bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh thực sự, và cùng lúc đó, không cho phép Siêu cường khác có được ưu thế nào từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, họ cần phải không để mất kiểm soát các tình huống cực hạn và do đó có nguy cơ do sai lầm hay vô tình bị sa vào một cuộc xung đột hạt nhân. Tại đó, nơi có các thỏa thuận quốc tế về duy trì một sự cân bằng nhất định về sức mạnh chính trị và quân sự, mỗi bên phải thường xuyên cảnh giác trong trường hợp bên kia cố gắng đánh lừa họ. Vì vậy, vấn đề quan trọng sống còn đối với các cường quốc thế giới là nhanh chóng thu nhận và đánh giá chính xác tất cả các thông tin có thể về mỗi cuộc khủng hoảng quốc tế để đưa vào thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp (chính trị, quân sự, điện tử, v.v).

Trong hoạt động này, đã có các thiếu sót nghiêm trọng, chẳng hạn như những thứ tình báo Mỹ phải đối mặt vào đêm trước cuộc khủng hoảng Iran và cuộc xâm lược Afghanistan, và những gì làm phức tạp các vấn đề đối với Hoa Kỳ. Điều này được sử dụng để nhắc nhở sự cần thiết trong các hệ thống có khả năng theo dõi hoạt động của các nước thù địch tiềm tàng trong các khu vực khủng hoảng quốc tế và phát hiện sự tập trung các xe máy tăng thiết giáp và binh sĩ dọc theo biên giới các quốc gia bị đe dọa và theo dõi sự di chuyển của chúng ngày cũng như đêm. Ngoài các vệ tinh, loại giám sát này cũng có thể được thực hiện rất hiệu quả bằng các máy bay và tàu chiến được trang bị thích hợp cho các nhiệm vụ SIGINT.


Máy bay - hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AWACS), A-50 của KQ Liên Xô hiện còn được KQ Nga sử dụng.

Nhiệm vụ mới này đồng thời vừa có tính chất chiến lược và chiến thuật, bao gồm việc sử dụng các lực lượng không quân và hải quân, tương ứng được gọi là "giải quyết khủng hoảng". Các nhiệm vụ giám sát như vậy sẽ phải được thực hiện từ một khoảng cách an toàn, không bao giờ bao gồm việc bay qua các khu vực "nóng" và diễn ra dọc theo biên giới khu vực cả ngày lẫn đêm với việc sử dụng các trang bị điện tử, khí tài chụp ảnh và thiết bị hồng ngoại có khả năng hoạt động ở các cự ly lớn. Các loại máy bay như vậy của phương Tây được trang bị để theo dõi các cuộc khủng hoảng, là những máy bay trinh sát tân kỳ nhất của Mỹ : TR-1 và EF-111A, E-3A AWACS và EA-6B, E-2C Hawkeye, S-3A Viking và OV-1 Mohawk, BAE Nimrod của Anh và những loại khác. Máy bay của Liên Xô được trang bị để thực hiện các nhiệm vụ tương tự, ngoại trừ Tu- 95 có mặt ở khắp mọi nơi, còn là Tu- 16 và MiG-25R, như đã đề cập về chúng. Họ cũng có các máy bay hộ tống ECW Yak-28, Tu-22 và Tu-26 (trong nguyên bản, có nghĩa là Tu-22M. Ghi chú của người dịch bản tiếng Nga.), chưa kể đến Tu-126, loại này có radar tầm hoạt động lớn rất giống loại AWACS của Mỹ (cần lưu ý rằng ưu tiên chế tạo máy bay AWACS với bầu che radar xoay dạng "nấm" thuộc về Liên Xô. Nó được rút khỏi biên chế phục vụ năm 1984 và thay thế bằng A-50, chế tạo dựa trên khung máy bay vận tải quân sự Il-76. Ghi chú của người dịch bản tiếng Nga.).

Nhiều chiếc máy bay trong số này, phối hợp với các lực lượng Hải quân đầy ấn tượng được triển khai ở Vịnh Oman, đã được sử dụng trong thời gian cuộc xung đột giữa Iraq và Iran để theo dõi diễn biến tại điểm "nóng" trên của Thế giới. Đặc biệt, người Mỹ đã sử dụng bốn máy bay AWACS từ các căn cứ ở Ả Rập Saudi để kiểm soát toàn bộ vùng trời Trung Cận Đông và bằng cách đó, ngăn ngừa một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân của mình ở các vùng biển trong khu vực.

HẾT CHƯƠNG 20
.........
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2013, 10:17:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2013, 12:50:08 am »

(tiếp)

Chương 21. Cuộc xung đột Falklands



Quân Argentina tuần tra Port Stanley ngày 2 tháng 4 năm 1982 sau khi chiếm đảo

Vào đêm 01 sang ngày 02 Tháng 4 năm 1982, cách vài km tới Port Stanley - thủ phủ của quần đảo Falkland, chín mươi lính Thủy quân lục chiến, chuyển từ tàu khu trục Argentina "Santisima Trinidad" sang tàu đổ bộ, hướng vào bờ biển. Sau khi đổ bộ, quân biệt kích được chia thành hai nhóm: nhóm đầu tiên, số lượng ba mươi người, tiến đến dinh Thống đốc Anh tại Port Stanley và nhóm kia, quân số sáu mươi người, đồng thời với nhóm đầu tiên, tiến đến doanh trại Thủy quân lục chiến Hoàng gia. Đó là giai đoạn đầu tiên của "Chiến dịch Tom" - chiến dịch quân sự chiếm đóng quần đảo Falkland hoặc theo tiếng Argentina - Islas Malvinas (quần đảo Malvinat).

Tại dinh Thống đốc, ba mươi người của nhóm đầu tiên dưới sự chỉ huy của một Trung úy, gặp phải sự kháng cự mạnh của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh. Chỉ huy của họ bị giết chết, nhưng người Argentina có ưu thế áp đảo về hỏa lực, và Thống đốc nhận ra rằng ông ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc ra lệnh cho Thủy quân lục chiến đầu hàng.

Trong khi đó, các lực lượng xâm lược chính của người Argentina đã đổ bộ lên đảo từ các hộ tống hạm "Granville" và "Drummond", tàu ngầm, một số tàu chiến khác và các máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules và Fokker. Họ nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự và kéo cờ Argentina lên trên quần đảo đang tranh chấp.


Một trạm mặt đất của COMSAT ở Hortolândia, gần Campinas, trên lãnh thổ Brazil, năm 2005.

Ba ngày sau, từ Portsmouth, để đưa Quần đảo Falkland trở về với Vương quốc Anh - lực lượng viễn chinh Anh xuất quân thực hiện "Operation Corporation". Trong khi đó, những nỗ lực tuyệt vọng đã được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề bằng các khả năng ngoại giao. Gần một tháng không có gì xảy ra, còn tại thời gian này lực lượng viễn chinh Anh đang tiến đến quần đảo Falkland. Tốc độ di chuyển của họ dường như cho thấy ý định của người Anh giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao nhiều hơn là biện pháp quân sự nghiêm túc. Cả thế giới theo dõi sự chậm chạp lỗi thời này với sự tò mò và hoài nghi lớn.

Trong khi đó, để theo dõi các sự kiện ở Nam Đại Tây Dương, Liên Xô bắt đầu đưa vào không gian các vệ tinh gián điệp. Ngoài ra, họ điều đến đấy một số máy bay Tu-95 và các tàu gián điệp thông thường cải trang thành các tàu đánh cá để theo dõi liên tục lực lượng viễn chinh Anh. Máy bay lớn nhất của Hải quân Liên Xô - Tu-95 được sản xuất dưới dạng nhiều phiên bản. Một trong số đó - Tu-95RT, sử dụng để trinh sát và giám sát trên biển. Thường để theo dõi tình hình Nam Đại Tây Dương, họ hoạt động từ các căn cứ không quân do quân đội Cuba kiểm soát ở Angola. Ngoài ra, Tu-95 có thể tiến hành cả nhiệm vụ SIGINT.

Các vệ tinh đầu tiên của Liên Xô được đưa vào không gian ngày 31 tháng 3 - hai ngày trước khi người Argentina đổ bộ. Đó là: "Kosmos-1345" và "Kosmos-1346", nhiệm vụ chính của chúng tương ứng là, đánh chặn bức xạ radar (ELINT), và nghe lén cùng ghi lại thông tin trao đổi của các phương tiện liên lạc vô tuyến (COMINT). Ngày 02 tháng 4 vệ tinh trinh sát hình ảnh "Kosmos-1347" được phóng vào không gian. Nó phải ném xuống các bao thu hồi chứa các cuộn phim đã chụp mỗi lần bay qua một địa điểm cụ thể trên lãnh thổ Liên Xô. Từ 16 đến 23 tháng 4, để thay thế các tài nguyên đã cạn kiệt và tiếp tục quan sát, các vệ tinh khác được phóng lên hàng loạt, các "Kosmos" - 1350, 1351, 1352, 1353. Và ngày 29 tháng 4 vệ tinh chuyên dụng quan sát đại dương "Kosmos-1355" được phóng lên.

Vệ tinh "Kosmos-1355" và tên lửa mang "Cyclon-2K" (Циклон-2К). "Kosmos"-1355 - thiết bị vũ trụ làm nhiệm vụ trinh sát biển loại "US-P" ("УС-П", управляемый спутник – пассивный; vệ tinh có điều khiển - thụ động). Trong những năm 60 thế kỷ 20, ngành khoa học và công nghiệp Liên Xô được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống giám sát từ vũ trụ trong mọi thời tiết đầu tiên trên thế giới, để giám sát các mục tiêu mặt nước trên toàn bộ các vùng mặt nước đại dương của Địa cầu, truyền trực tiếp dữ liệu về các trung tâm chỉ huy trên mặt đất hoặc trên tàu biển, được gọi là "Legenda" («Легенда» - "Huyền thoại"). Trong giai đoạn 1968-1973, hãng thiết kế OKB-52 thuộc Tổ hợp Công nghiệp Quân sự Liên Xô đã phát triển và đưa vào trang bị các vệ tinh loại "US" phục vụ cho hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển từ vũ trụ.Kiểu đầu tiên của vệ tinh US-P là một tổ hợp trinh sát điện tử được tạo ra để phát hiện và tầm phương các đối tượng có bức xạ điện từ. Thiết bị vũ trụ có hệ thống ba trục định hướng và ổn định hóa với độ chính xác cao trong không gian. Nguồn nuôi - pin năng lượng mặt trời kết hợp với pin hóa học. Trang bị tên lửa nhiên liệu lỏng đa chức năng đảm bảo thiết lập sự ổn định của thiết bị vũ trụ và điều chỉnh độ cao quỹ đạo của nó. Để đưa thiết bị vũ trụ vào quỹ đạo người ta sử dụng tên lửa-mang "Cuồng phong" (“Циклон”). Năm 1982, một cơ hội tuyệt vời đã tới, giúp kiểm tra hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển (МКРЦ - Mорской Kосмической Pазведки и Целеуказания) trong thực tế hoạt động. Trong thời gian chiến tranh Falklands, các dữ liệu từ các vệ tinh không gian đã cho phép Bộ Tư lệnh Hải quân Liên Xô theo dõi sát tình hình tác chiến chiến dịch-chiến thuật ở Nam Đại Tây Dương, tính toán chính xác các hành động của hạm đội Anh, và thậm chí dự đoán với độ chính xác đến vài giờ thời gian và địa điểm cuộc đổ bộ của quân đội Anh tại Falklands.

Sau đó, Nga đã đưa vào không gian hàng loạt các vệ tinh "Vũ trụ" khác (-1356, 1357, 1364, 1366, 1367, 1369, v,v) với mục đích duy nhất là giám sát tình hình ở quần đảo Falkland. Một số các vệ tinh này có thể xác định tọa độ của tất cả các tàu ở Nam Đại Tây Dương và chụp ảnh, các ảnh đó ngay lập tức được chuyển về các trạm mặt đất của Nga để phân tích.

Người Mỹ cũng theo dõi tiến trình các sự kiện tại các cảng Argentina nhờ vệ tinh và trên thực tế, họ đã cảnh báo người Anh nguy cơ người Argentina sắp đổ bộ lên quần đảo Falklands. Tuy nhiên, quan sát của họ không giới hạn chỉ ở Nam Đại Tây Dương. Theo các nguồn tin không chính thức, người Mỹ sử dụng một lượng lớn phương tiện của Cơ quan An ninh Quốc gia của họ (NSA). NSA có vệ tinh thông tin liên lạc riêng của nó (COMSAT), có các trạm mặt đất được trang bị rất tốt để đánh chặn và các trung tâm giải mã, trang bị các máy tính mạnh nhất, được IBM phát triển chuyên dụng riêng. NSA đã sử dụng các phương tiện này để chặn thu thông tin trao đổi của các khí tài liên lạc vô tuyến Argentina và phá mã, do đó cho phép họ cung cấp cho người Anh thông tin có giá trị liên quan đến việc triển khai quân đội Argentina trên quần đảo Falklands và sự di chuyển của các tàu Argentina.

Người ta không biết liệu người Nga có kịp thời phá mã hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh hay không. Tuy nhiên, thực tế là các tàu chiến Anh đã giảm số lượng các chương trình phát sóng của mình xuống mức tối thiểu, khi các vệ tinh của Nga bay qua đầu họ.


HMS "Conqueror" tại vùng biển Falklands

Chủ nhật, ngày 2 tháng 5, từ Nam Đại Tây Dương xa xôi lan đến một tin tức bất ngờ, tàu ngầm hạt nhân Anh "Conqueror" phóng ngư lôi vào tàu tuần dương Argentina "General Belgrano" ngoài khơi bờ biển Patagonia. "General Belgrano" là một tàu cũ của người Mỹ, tham gia Chiến tranh Thế giới II, có lượng rẽ nước 13.645 tấn, lớp "Brooklyn" - tuần dương hạm "Phoenix". Chiếc tàu tuần dương đi về phía quân đoàn viễn chinh, nhưng vẫn còn ở bên ngoài vùng cấm 200 dặm, mà phía Anh thông báo không được đi vào. Trên tàu không có vũ khí chống tàu ngầm (ASW - ПЛО), nhưng nó được hộ tống bởi hai tàu ASW trọng tải nhỏ hơn, tuy nhiên chúng thiếu vũ khí chống tàu ngầm hiện đại. Như các tàu Argentina khác tham gia vào cuộc đổ bộ "General Belgrano" sử dụng radar và liên lạc vô tuyến của mình khá cẩu thả, có lẽ chúng không biết rằng tất cả các bức xạ điện từ của chúng đã bị người Mỹ đánh chặn, họ cho phép đồng minh NATO của nó - Vương quốc Anh, tiếp cận tất cả các thông tin này.

Tàu ngầm hạt nhân của Anh có động cơ đẩy chạy bằng năng lượng hạt nhân, nó đi nhanh không khó khăn gì trong tư thế ngầm, tiến tới con tàu Argentina già cỗi và chiếm vị trí thuận lợi để phóng ngư lôi. Tuy nhiên, trước khi phóng ngư lôi, chỉ huy tàu ngầm trung tá hải quân Christopher Rexford Brown quyết định một cách đúng mực hỏi ý kiến London qua radio. Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, nói với ông ta rằng, các tàu chiến Argentina là mối đe dọa hiển nhiên đối với các lực lượng viễn chinh đang sắp tới, bà ra lệnh cho thuyền trưởng tàu ngầm phóng ngư lôi vào tàu đối phương.

Lúc 16:00, trái ngư lôi đầu tiên bắn trúng đuôi chiếc tàu tuần dương bên dưới đường mớn nước, nơi đặt phòng máy. Ngay lập tức nguồn cấp điện trên tàu bị mất, con tàu chìm vào bóng tối hoàn toàn. Ba giây sau, một trái ngư lôi khác trúng phần mũi tàu. Lúc 16:07, con tàu bị trọng thương nghiêng mạnh đến nỗi sau 15 phút thuyền trưởng Bonzo ra lệnh rời tàu. Biển động, hai tàu hộ tống sợ sẽ bị đánh chìm nên nhanh chóng rút lui. Các hoạt động cứu hộ rất khó khăn. Khoảng 400 thủy thủ người Argentina đã thiệt mạng trong trận đánh gây tranh cãi và chỉ trích rộng rãi này, sự cần thiết hành động của nó bị đặt dấu hỏi. Ngày 02 tháng 5, lúc 17:00, tàu tuần dương bị chìm với một lá cờ còn đang vẫy.

Xét từ quan điểm tác chiến, không có gì đáng ngạc nhiên khi tàu tuần dương "General Belgrano" bị đánh chìm. Sườn phía nam "gọng kìm" Hải quân Argentina, có mục đích bao vây lực lượng viễn chinh Anh và buộc họ phải tham chiến, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho Hải quân Hoàng gia và quân đổ bộ Anh, bất kể nó có đi vào hay không đi vào khu vực cấm, mà tuyên bố vùng cấm rõ ràng đã hạn chế các hoạt động tấn công của người Anh. Điều thú vị là Tư lệnh Hải quân Argentina khu vực Nam Đại Tây Dương khẳng định (theo kênh truyền hình BBC năm 1984), rằng vụ đánh chìm tàu tuần dương "General Belgrano" bên ngoài khu cấm là hợp pháp và cần thiết xét trong điều kiện của các hoạt động quân sự, và rằng nếu là ông ta cũng sẽ làm tương tự.

Điều đáng kinh ngạc trong trường đoạn này chỉ là sự dễ dàng khi "Conqueror" đánh chìm tàu tuần dương. Vì nó không có đủ hộ tống và vũ khí chống ngầm, trên thực tế, nó không thể tránh khỏi việc sẽ bị đánh chìm. Tuy nhiên, "Conqueror" bám sát tàu tuần dương nhiều giờ, và hơn thế, đã đánh chìm nó bằng các trái ngư lôi thủy âm Mk8 thời Thế chiến II vì viên chỉ huy tàu ngầm không tin tưởng ngư lôi Mk24 Tigerfish điều khiển bằng dây dẫn. Mặc dù loại sau đã áp dụng các công nghệ hiện đại, độ tin cậy tổng thể của nó còn chưa đủ. Nếu "General Belgrano" có thể bị bắn chìm tương đối dễ dàng như bằng loại ngư lôi phát triển cách đây đã 40 năm và được phóng ở cự ly tương đối gần như thế, tự nhiên sẽ xuất hiện câu hỏi, khi đó các tàu chiến phải làm gì để chống lại mối nguy hiểm chết người của các trái ngư lôi tự dẫn hiện đại, được sử dụng trên cự ly lớn bởi các tàu ngầm hạt nhân tốc độ cao.



Thậm chí chống lại các ngư lôi hiện đại, vẫn có thể sử dụng đối kháng với một số hy vọng thành công. Tất nhiên, đó phải là đối kháng âm thanh dưới nước, vì sóng điện từ không thể truyền trong nước một cách hiệu quả như âm thanh. Phương pháp cổ điển để tránh ngư lôi âm thanh, phát minh trong quá trình Thế chiến II, dựa trên việc đánh lạc hướng âm. Máy phát tiếng ồn, mà tàu kéo theo phát ra tiếng ồn cũng giống như con tàu, nhưng mạnh hơn nhiều, và ngư lôi, như vậy, khóa vào mục tiêu giả mà không phải con tàu.

Đương nhiên, các hệ thống sử dụng ngày nay khác với các hệ thống trong Thế chiến II. Tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực này đã dẫn đến việc tạo ra các hệ thống kiểm soát bằng máy tính và hoàn toàn tự động để đánh lừa hoặc phá hủy ngư lôi, ví dụ như các ngư lôi chống thủy lôi. Vì ngư lôi hiện đại, bao gồm cả loại điều khiển bằng dây, trang bị hệ thống tự dẫn âm thanh trong phân đoạn cuối của cuộc tấn công, đã tìm ra các phương pháp âm thanh ECW và phản ECW, chúng vẫn thường xuyên được cải tiến. Cũng như trong lĩnh vực sóng điện từ, trong lĩnh vực ECW âm thanh, mỗi bên sẽ cố gắng vòng tránh địch thủ.

Các tàu Argentina không thể đem so sánh với tàu ngầm hạt nhân Anh về bất cứ cái gì và vụ đánh chìm "General Belgrano" cho thấy rõ ràng ai thống trị biển cả !

Vấn đề đấu tranh đối kháng chống các tàu ngầm hạt nhân thì các hạm đội hải quân lớn nhất trên thế giới đều đã va chạm, trong đó người Mỹ và người Nga ở mức độ lớn nhất. Những nỗ lực rất lớn đã được tiêu tốn vào việc tạo ra một chuỗi các cảm biến âm thanh dưới nước điều khiển bằng máy tính, có thể phát hiện tàu ngầm từ lâu trước khi chúng ra đến tuyến tấn công.
.........
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2013, 06:27:19 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2013, 10:12:11 pm »

(tiếp)

Rất nhanh chóng, người Argentina báo thù cho ARA "General Belgrano" của mình. Ngày 04 Tháng 5 năm 1982, một máy bay tuần tra ven biển PV2 Neptune của Argentina phát hiện binh đoàn viễn chinh Anh ở cự ly khoảng 110 km về phía đông quần đảo Falkland, hiện gồm một tàu nhỏ và một tàu lớn. Đó là tàu sân bay Hải quân Hoàng gia HMS "Hermes" và tàu khu trục đề án 42 HMS "Sheffield", chiếc sau được sử dụng như một trạm radar tuần tiễu và ở cách tàu lớn khoảng 32 km. Hai máy bay tấn công Super Etandard, cả hai trang bị tên lửa AM-39 Exocet ngay lập tức, theo lệnh Bộ Chỉ huy tối cao của Argentina cất cánh tấn công các tàu trên.



Để tránh bị phát hiện bởi radar các máy bay Anh, chúng bay thấp, ép xuống đỉnh sóng. Chiếc P2V Neptune, sau khi phát hiện binh đoàn đặc nhiệm hải quân Anh, đã dẫn đường cho các máy bay Super Etandard tới mục tiêu và chỉ huy chúng lấy độ cao gấp để đảm bảo radar của máy bay cường kích khóa được mục tiêu. Ở cự ly khoảng 40 km cách nơi các tàu chiến Anh bị phát hiện, cả hai chiếc Super Etandard nhanh chóng đạt độ cao 150 mét, chúng bật radar trên máy bay trong một thời gian ngắn đủ để xác định vị trí hai mục tiêu và bằng cách đó lập trình cho máy tính của tên lửa Exocet rồi hạ xuống độ cao thấp ban đầu. Điều kiện thời tiết trong ngày hôm ấy khá xấu, sương mù hạn chế tầm nhìn chỉ đến 400 mét. Ở cự ly khoảng 36 km, cả hai máy bay phóng tên lửa rồi ngoặt lại - trở về phi trường, sau khi đã "nhìn thấy" mục tiêu chỉ qua radar trên máy bay. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn ngủi có bức xạ radar của máy bay Super Etandard, một tàu chiến Anh trong khu vực đã phát hiện bức xạ của chúng. Việc chặn thu này ngay lập tức được thông báo đến tất cả các tàu của lực lượng viễn chinh, bao gồm cả HMS "Sheffield". HMS "Hermes" - tàu chỉ huy hệ thống PK của binh đoàn viễn chinh đặc nhiệm có lẽ đã xác định bức xạ bị chặn thu là của máy bay đánh chặn Mirage III của Argentina hoặc máy bay cường kích chiến thuật, nhưng không phải Super Etandard. Sai lầm trong đánh giá trên, chắc chắn đồng nghĩa với thời gian đã bị bỏ lỡ và mối nguy hiểm bị lượng định thấp một cách trầm trọng. Ngoài thực tế đó, thì hai chiếc máy bay đã bay ngược về, dường như cho thấy chúng quyết định tránh tấn công. Hơn nữa người Anh tính rằng, người Argentina chưa sẵn sàng sử dụng Exocet từ Super Etandard. Với tất cả những lý do trên, người Anh không coi trọng đúng mức bức xạ radar chặn thu được.

Chính vào thời điểm này, "Sheffield" (tàu khu trục đề án 42 được trang bị thiết bị đầu cuối hệ thống thông tin vệ tinh Scot Skynet) truyền và nhận thông tin qua vệ tinh - tiến hành một chiến dịch đòi hỏi tất cả các thiết bị bức xạ năng lượng điện từ phải tắt để tránh ảnh hưởng nhiễu tới hệ thống thông tin vệ tinh: đó có thể là lý do quan trọng nhất tại sao radar trên tàu không kịp thời phát hiện máy bay địch. Hơn nữa, hệ thống ESM của "Sheffield" cũng không phát hiện thấy bức xạ radar đầu tự dẫn tên lửa. Thật kỳ lạ vì đầu tự dẫn tên lửa sẽ bật lên ở cự ly khoảng 10 km cách mục tiêu (giả định rằng thiết bị ESM trên tàu bị tắt cùng vì lý do trên, xem tạp chí Defense Electronics, tháng 11 năm 1983. "Falklands." Nhưng việc con tàu, hoạt động như một picket radar đồng thời ngắt cả radar và thiết bị ESM là không đủ thuyết phục).

Mặt khác, trong khu vực này môi trường điện từ đã rất bão hòa, làm việc ở đây có các phương tiện liên lạc vô tuyến điện, hệ thống nhận dạng quốc tịch và radar của các tàu chiến Anh và vô số tàu buôn đi đến quần đảo Falkland phục vụ hậu cần cho quân đoàn viễn chinh.



Trong khi đó, hai TLCH không bị phát hiện, bay tới tàu trên cao độ sát đỉnh sóng ở tốc độ cận âm, khép dần khoảng cách từ mục tiêu tới chúng trong khoảng hai phút. Chỉ bốn giây trước khi tiếp đich, người quan sát trên cầu điều hướng hành trình của "Sheffield" mới nhìn thấy một trong những quả đạn tên lửa. Thời gian này chỉ đủ để thuyền trưởng ra lệnh cho thủy thủ đoàn ẩn nấp. Tên lửa chạm thân "Sheffield", ở khoảng 1,8 mét so với đường mớn nước và đánh trúng Cabin điều khiển hoạt động tàu. Quả tên lửa kia rơi xuống biển, có thể là do hỏng hóc trong hệ thống dẫn đường, hoặc có lẽ vì một lý do khác. Tên lửa sau khi bắn trúng "Sheffield" đã gây ra một đám cháy lớn, giết chết hai mươi người và làm bị thương hai mươi bốn người. Nhiên liệu còn sót lại chưa đốt hết của quả đạn bốc cháy, lửa bùng thành ngọn đuốc khổng lồ. Các đường dây cáp điện - hệ thống thần kinh của con tàu, cũng bốc cháy và hệ thống thông gió cưỡng bức của con tàu làm cho đám cháy lan ra khắp tàu. Ở vị trí trúng đạn, kim loại thân tàu chuyển từ nóng đỏ sang sáng trắng, thủy thủ đoàn di chuyển rất khó khăn và ngộp thở vì làn khói dày đặc bao phủ toàn bộ tàu. Tuy nhiên, trong vòng bốn giờ, các thủy thủ đã chiến đấu tuyệt vọng với hỏa hoạn, cố gắng cứu con tàu, đến khi ngọn lửa len lỏi đến chỗ các tên lửa và nơi chứa nhiên liệu, thuyền trưởng ra lệnh rời tàu.

Nhưng "Sheffield" chưa nổ và chìm ngay. Tàu được cứu kéo với hy vọng đưa về Anh quốc; sau sáu ngày kéo, do thương tích nặng nề và bị đốt cháy, cuối cùng, vào ngày 10 tháng 5, tàu bị chìm trong một cơn bão lớn. Người ta cho rằng tên lửa Exocet có thể không làm nó nổ tung, nhưng phần dưới vỏ tàu "Sheffield" đã bị hư hại nhiều bởi vụ nổ và cháy.

"Sheffield" là tàu đầu đàn trong số 12 tàu khu trục đề án 42 được đặt hàng. Đề án này bị chỉ trích mạnh mẽ vì thiếu cả vũ khí phòng thủ lẫn tấn công. Tàu có lượng dãn nước 4100 - 4700 tấn, trang bị vũ khí đầy đủ theo biên chế bao gồm một đôi ống phóng tên lửa phòng không Sea Dart, một pháo hạm cỡ nòng 4,5 dium, hai pháo 20 mm Erlicon, sáu ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm và một máy bay trực thăng chống tàu ngầm Lynx. Các tàu chiến hiện đại được bảo vệ chống lại TLCH bằng vũ khí hay trang bị "mềm" (ECW), hoặc bằng sát thương "cứng" (bằng vũ khí chống tên lửa, ví dụ, British SAM Sea Wolf hoặc pháo cực nhanh. (Vũ khí thế hệ mới kiểu này như Seaguard, Goalkeeper, Phalanx và v.v có tốc độ bắn rất nhanh - đến 4000 phát bắn mỗi phút. Đạn của chúng thuộc kiểu "động học" cải tiến đặc biệt đảm bảo sự phá hủy quả tên lửa chỉ bằng một viên đạn).

Liên quan đến sát thương "cứng", thì tổ hợp SAM Sea Dart trên tàu khu trục "Sheffield" có thể đánh chặn tên lửa, nhưng cự ly ngắn hơn Exocet. Ngoài ra, người Anh chẳng hề có máy bay AWACS, vì họ từ chối bố trí chúng trên tàu sân bay, do đó bất kỳ cảnh báo bị tấn công nào cũng giới hạn bởi các phát hiện trên tuyến quét quan sát trực tiếp của radar trên tàu chiến. Thực tế, "Sheffield" hoạt động như một phương tiện chiến tranh điện tử. Điều này có nghĩa rằng máy bay Super Etandard có thể phóng tên lửa của nó ngoài cự ly diệt mục tiêu của SAM Sea Dart - tình thế thuận lợi như vậy gọi là khả năng "ứng dụng từ xa" ("standoff"). (Chỉ vài tuần trước đó, máy bay Hải quân Argentina mới bắt đầu ráo riết tập luyện cách sử dụng kết hợp Super Etandard - Exocet. Vì mục đích này, đã sử dụng các thiết kế và sản phẩm của người Anh loại tàu khu trục đề án 42 "Hercules" và "Santisima Trinidad").


Sơ đồ bố trí khu trục hạm trang bị tên lửa có điều khiển của Anh kiểu <Sheffield>: 1 - trực thăng <Lynx> WG-13; 2 - ăng-ten radar 909 đuôi tàu; 3 - ăng-ten radar 992; 4 - ăng-ten radar 965; 5 - ăng-ten radar 909 phần mũi tàu; 6 - pháp 20-mm; 7 - ống phóng SAM <Sea Dart>; 8 - pháo 114-mm

Kết luận rút ra là, có thể bay đến đủ gần các tàu khu trục đề án 42, mà "Sheffield" thuộc về lớp đó, và phóng tên lửa Exocet ở độ cao thấp để tránh bị radar phát hiện. Tên lửa có thể phóng ngoài vùng tiêu diệt của SAM Sea Dart, và ngay sau khi phóng, Super Etandard không làm gì khác ngoài việc quay về. Trong trường hợp này, máy bay không gặp nguy cơ bị bắn trúng, còn tên lửa của nó, để tấn công, sẽ hạ độ cao đến sát mực nước biển. "Sheffield" không có hệ thống đối kháng chống mục tiêu bay thấp, vũ khí trang bị của nó được phát triển trước khi ra đời các tên lửa có khả năng như vậy trong trang bị vũ khí của các hạm đội trên thế giới và, ngoài ra, Anh quốc không chuẩn bị chiến tranh với các nước có vũ khí NATO. Chỉ duy nhất phương tiện phòng thủ "cứng" khả dĩ, mà "Sheffield" có thể viện đến là các loạt bắn của pháo 20-mm, nhưng nó hoàn toàn không hiệu quả khi chống lại mục tiêu nhỏ cỡ như Exocet.


Sơ đồ khối của các mô-đun cơ bản của hệ thống UAA-1 Abbey Hill.
Tín hiệu được đưa tới các máy thu định hướng, nằm trong khối đặt ngay bên dưới ăng-ten và từ đó đến bộ xử lý từ xa (RPU - Remote Processing Unit). Ăng-ten đa hướng liên lạc với các máy thu tần số, cũng nằm trong RPU. Các khối này xử lý tần số và phương vị mỗi tín hiệu dưới dạng số nhị phân và chuyển chúng đến bàn điều khiển của thao tác viên. Màn hình hiển thị tình hình chiến thuật ở trung tâm điều khiển sẽ hiển thị tất cả các tín hiệu thu được trong một hoặc một số dải tần trên hệ tọa độ trực giao tần số-phương vị đúng. Việc phân tích sâu hơn các tín hiệu bằng máy phân tích tự động có thể được khởi xướng bởi thao tác viên, và các thông số lập tức được hiển thị trên màn hình hiển thị văn bản, nằm dưới màn hình hiển thị tình hình chiến thuật. Hệ thống cảnh báo tự động sẽ đảm bảo lưu trữ các thông số của một số tín hiệu của các mối đe dọa và cảnh báo tự động khi chặn thu được một trong những tín hiệu đó. Bộ phân tích xung thủ công bên trái màn hình hiển thị tình hình chiến thuật, cho phép thao tác viên nghiên cứu tín hiệu chi tiết hơn và làm việc với các dạng tín hiệu mới chưa biết.

 
Phân tích vũ khí hủy diệt "mềm" của "Sheffield", khi không có tài liệu chính thức liên quan đến yếu tố nhạy cảm quốc phòng này, đòi hỏi khảo sát kỹ cấu trúc thượng tầng con tàu, cột tháp chính và ăng-ten, tất cả đều nhìn thấy rõ trên những bức ảnh. Trên bức ảnh con tàu trúng tên lửa Exocet của Argentina (xem hình trong phụ lục) ta thấy trên cột chính các ăng ten trang bị của hệ thống ESM UAA-1Abbey Hill - máy thu ESM nổi tiếng, sản phẩm của công ty Anh MEL Equipment Co., thiết bị đã được tiếp nhận trang bị cho Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1973.

UAA-1 là máy thu đánh chặn bức xạ radar và hệ thống tầm phương, thiết kế để lắp đặt trên các tàu mặt nước hoạt động trong điều kiện sử dụng bão hòa radar. Phát triển vào cuối những năm 60 và bị hạn chế bởi trình độ công nghệ thời đó, nó được thiết kế để thực hiện hai chức năng cơ bản:

- phát hiện xa ngoài đường chân trời các tín hiệu bức xạ điển hình của radar, hiện thân cho các mối đe dọa chủ yếu với con tàu.
- giám sát phổ điện từ, đánh chặn, phân tích và nhận dạng các tín hiệu bức xạ điển hình của radar trong dải tần 1-8 GHz và đồng thời xác định phương vị của chúng.

Để cho các chức năng này vận hành được, điều cần thiết là phải biết các đặc tính cụ thể của các radar nguy hiểm tiềm tàng: tần số, độ dài xung, tần số lặp lại xung, v.v.. xác định được khi phân tích tự động hoặc thủ công, được ghi lại trong block thiết bị thường gọi là "thư viện". Bức xạ đe dọa có mức ưu tiên cao hơn, chẳng hạn như radar của tên lửa, được ghi lại trong mục đặt tên là "cảnh báo" để nhận dạng tự động và cảnh báo phòng ngừa. Bất cứ khi nào trong một tình huống chiến đấu thực, khi chặn được các bức xạ radar như vậy thì ngay lập tức tự động vang lên âm thanh cảnh báo về sự xuất hiện mối đe dọa có mức ưu tiên cao nhất. Việc nhận dạng các tín hiệu radar nguy hiểm tiềm tàng được thực hiện bằng cách so sánh các thông số tín hiệu một cách tự động với "kiến thức" có được trong "thư viện". Việc cảnh báo hoàn toàn tự động được thực thi nếu phát hiện bất kỳ tín hiệu nào đã lập trình. Chức năng giám sát đảm bảo hiển thị trên màn hình trắc thủ tất cả các bức xạ có trong thinh không. Các trắc thủ-thao tác viên có thể nhanh chóng phân tích và nhận dạng các bức xạ nguy hiểm, cũng như khởi tạo việc bám sát phương vị các tín hiệu được lựa chọn.

Trong trường hợp của "Sheffield", hệ thống Abbey Hill đã không thi hành được chức năng nào kể trên. Nó không đưa ra được bất kỳ cảnh báo nào, có thể do sự hiện diện của nhiễu điện từ, hoặc có lẽ vì các thông số radar tên lửa Exocet chưa được liệt kê trong mục "cảnh báo", tức là chưa được lập trình như mối đe dọa có mức ưu tiên cao nhất (RWR của hầu hết các tàu NATO đều được lập trình với radar Liên Xô. Hơn nữa, thiết bị Abbey Hill có những khả năng rất hạn chế khi làm việc với các mục tiêu được lập trình sẵn. Cũng cần lưu ý rằng phiên bản tên lửa Exocet - phiên bản diện-đối-diện MM-38 được trang bị cho nhiều tàu hải quân Argentina). Bản thân bức xạ cũng không được phân tích bởi vì các thao tác viên-trắc thủ không có thời gian thực hiện các hành động cần thiết.

Ngoài ra, "Sheffield" được trang bị hai máy phóng PRLO Corvus (hay Protean), nhưng chúng không được sử dụng đơn giản chỉ vì không có tên lửa hoặc máy bay nào, mà chúng cần phải hành động chống lại, được phát hiện và các dữ liệu cần thiết không được trao cho chúng một cách kịp thời. Để sử dụng hiệu quả, PRLO - phương tiện ECW thụ động, cần được phóng đúng thời điểm, đúng hướng, đúng số lượng để sao cho "dụ" được radar đầu tự dẫn lệch xa khỏi hướng con tàu.

Như hầu hết các tàu của Hải quân Hoàng gia, "Sheffield" có lẽ cũng trang bị các các phương tiện đối kháng điện tử chủ động: máy phát nhiễu mô phỏng Bexley 669 để bảo vệ chuyên chống tên lửa, máy gây nhiễu tạp 667/668 để gây nhiễu radar giám sát của tàu và các máy bay địch. Ban đầu, cả hai khí tài này được thiết kế để đối kháng với các tên lửa của Liên Xô T-15U "Termit-U" và các tên lửa khác thuộc thế hệ này. Bởi vì theo nguyên nhân, như đã nói ở trên, các thiết bị gây nhiễu đó đã không được bật.

Nhưng có lẽ nghiêm trọng nhất là việc thiếu RWR hồng ngoại trên tàu và một máy phát nhiễu bất định phương hiện đại hơn, vì một hệ thống như vậy phải là tuyến phòng vệ cuối cùng của "Sheffield", khi tất cả các hệ thống khác tỏ ra bất lực.
........
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2013, 01:32:00 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2013, 01:30:53 am »

(tiếp)


"Exocet" MM38 trang bị trên tàu cao tốc Hải quân CHLB Đức S74 Nerz, kiểu 143A Gepard class fast attack craft

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng việc phát triển phương tiện đối kháng điện tử có khả năng chống lại các tên lửa tương tự Exocet sản xuất ở phương Tây, chưa kể đến thế hệ mới như Otomat, Harpoon, v.v, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Exocet, mặc dù được chấp nhận trang bị từ năm 1973, có một số phương pháp phản đối kháng điện tử khác nhau và phức tạp, làm cho nó có khả năng ổn định chống ECW, bao gồm cả gấy nhiễu đánh lạc hướng. Đó là - loại tên lửa "bắn và quên" - một thuật ngữ có nghĩa là sau khi bắn tên lửa, máy bay-vật mang có thể thoát ly ngay lập tức, do đó giảm nguy cơ bị phát hiện và tiêu diệt. Radar Agave trên máy bay (Agave - là một radar nhẹ, đơn xung, lắp đặt trên máy bay Pháp Super Etandard và Jaguar. Nó đảm bảo tìm kiếm và bám sát trong chế độ không-đối-không và không-đối-diện, truyền dữ liệu về cự ly và dẫn đường vào radar đầu tự dẫn tên lửa. Đầu tự dẫn tên lửa có radar làm việc trong phạm vi 8-10 GHz) chỉ phải phát hiện mục tiêu và ngay sau đó dữ liệu về cự ly và hướng của mục tiêu được tự động nhập vào hệ thống máy tính dẫn đường của tên lửa. Vì vậy, tất cả những việc còn lại đối với phi công, đó là phóng tên lửa và quay về nhà, anh ta thậm chí không cần phải nhìn thấy mục tiêu. Sau khi phóng ra, phân đoạn đầu của Exocet là bay dưới sự điều khiển của hệ dẫn đường quán tính rất ổn định trước ECW, máy đo cao vô tuyến của nó sẽ duy trì độ cao 10 mét. Cách mục tiêu khoảng 10 km, radar nhỏ ADAC trong phần mũi tên lửa sẽ được bật lên, nó sẽ phát hiện và khóa mục tiêu, dẫn tên lửa lao vào mục tiêu. ADAC - radar bám sát đơn xung hoạt động trong dải X-band (8,5-12,5 GHz) và ổn định trước ECW. Phương pháp đơn xung không phải điều mới, nó đã được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không "Osa" của Liên Xô, cũng như trong các tổ hợp TLPK hiện đại hơn S-300 và "Buk".

Hơn nữa, Exocet có cả các phương pháp phức tạp khác bảo vệ chống nhiễu tạp và nhiễu đánh lạc hướng. Một trong các phương pháp phản-ECW như vậy được biết đến là tái tạo tần số, cho phép radar tái tạo lại tần số hoạt động khi bị chế áp. Phương pháp khác, được gọi là "tự dẫn vào nguồn nhiễu" ("Home-On-Jam") tự động dẫn tên lửa đến nguồn phát nhiễu, và phương pháp thứ ba, được gọi là "cạnh trước" ("LeadingEdge"), là phương pháp siêu-phức tạp và tối mật. Vì vậy, không dễ dàng tạo ra thiết bị có khả năng đánh lừa hoặc can thiệp vào loại tên lửa này.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa giải pháp cho vấn đề trên là không có. Rõ ràng khi bùng nổ đột ngột cuộc chiến tranh Falklands, một số tàu của Anh, trong đó có "Sheffield", đang ở trong tình trạng thiếu trang thiết bị EW hiện đại, có khả năng đối kháng lại các tên lửa có kỹ thuật tiên tiến hơn của phương Tây như Exocet. Lý do chính, vì thế mà các con tàu như "Sheffield" không được trang bị đúng đắn, là lý do kinh tế thuần túy. Sự cắt giảm ngân sách quốc phòng Anh buộc Hải quân Hoàng gia phải trì hoãn việc tái trang bị cho lớp tàu mà "Sheffield" thuộc về nó. Tuy nhiên, mặc dù tất cả các sự cắt giảm đó, Hải quân Hoàng gia vẫn cần phải thay thế hệ thống ESM Abbey Hill sang hệ thống ESM Cutlass mới; các phương tiện ECM chủ động đã già cỗi cũng đang trong quá trình thay thế sang các máy phát nhiễu mô phỏng Ramses 670 và máy gây nhiễu tạp Millpost.


Vệ tinh do thám Mỹ KH-9 Hexagon Big Bird

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, dữ liệu ghi trong trong bộ nhớ của các hệ thống ECW đầu tiên trên các tàu chiến khối NATO là tham số của các TLCH Liên Xô, có lẽ vì vậy chúng không hiệu quả trước các tên lửa tinh vi hơn của phương Tây. Ngoài ra, yếu tố thời gian có giá trị tối quan trọng khi đề cập đến ECW; đối kháng điện tử phải được áp dụng lập tức và tự động ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm đầu tiên, điều ấy đã không xảy ra trong trường hợp của "Sheffield", khi mà máy bay Argentina và tên lửa được phát hiện quá muộn.

Để kết luận, phải nói rằng thiết bị Abbey Hill của "Sheffield", nếu nó thực sự có khả năng làm việc, có thể không nhận dạng và phân tích tức thì bức xạ điện từ của radar trên máy bay Super Etendard và trên tên lửa Exocet, hoặc vì nhiễu, hoặc vì năng lực hạn chế của nó.

Ngày 07 Tháng Năm, Anh quốc chuyển sang phong tỏa hàng hải, sau khi thông báo rằng tất cả các tàu chiến và máy bay Argentina, hiện diện trong cự ly lớn hơn 18 km tính từ đường bờ biển Argentina sẽ được coi là thù địch và sẽ được xử lý phù hợp. Một vài ngày sau, chính phủ Argentina công bố hạn chế tương tự đối với các tàu và máy bay Anh.

Ngày 09 tháng 5, hai máy bay đa năng cất hạ cánh đường băng ngắn (STOL) BAE Sea Harrier của Anh, khi đang tuần tra phát hiện tàu đánh cá "Narval", mà họ đã thấy ở gần lực lượng viễn chinh một tuần trước. Chắc chắn, đó là một tàu gián điệp Argentina, cả hai chiếc Sea Harrier thả vài trái bom, một trong số đó đánh trúng con tàu, làm bị thương mười bốn người và làm bị thương nặng thân tàu. "Kỳ lân biển" Narval buộc phải đầu hàng, còn thủy thủ đoàn của nó bị bắt lên trực thăng lực lượng viễn chinh. Như người Anh tuyên bố, các thiết bị điện tử và tài liệu tìm thấy trên con tàu đánh cá, chưa kể đến sự hiện diện của các sĩ quan hải quân Argentina trên tàu, cho thấy rõ ràng con tàu đang thực hiện các hoạt động tình báo. Trong cùng ngày các tàu của quân viễn chinh, được hỗ trợ bởi máy bay và trực thăng, làn đầu tiên bắn phá Quần đảo Falkland, khi cố gắng cắt đứt đường liên lạc của người Argentina và phá hủy trung tâm chỉ huy và kiểm soát của họ.

Người Nga, có lẽ đã cung cấp các dữ liệu về vị trí của của quân đội Anh cho người Argentina, chúng được thu thập bởi nhiều vệ tinh gián điệp của họ trong các quỹ đạo trên quần đảo Falkland. Ngoài nguồn này, Argentina cũng có: các máy bay phản lực bốn động cơ Boeing 707, được nâng cấp để tiến hành giám sát điện tử và giám sát hàng hải, máy bay tuần tra ven biển Lockheed P-2V Neptune, máy bay Grumman S2F Tracker và Gates Learjet 35A - tất cả được sản xuất tại Mỹ.
 
Người Anh cũng được sử dụng những lợi ích từ nguồn quan sát vệ tinh và hệ thống trinh sát biển. Mặc dù họ không có vệ tinh riêng, tàu của họ được trang bị các ăng-ten đặc biệt Scot Skynet, có khả năng nhận dữ liệu từ vệ tinh Big Bird của Mỹ và từ vệ tinh mới nhất KH-11. Vệ tinh sau được coi là vệ tinh hoàn hảo nhất trong tất cả các vệ tinh, vì có khả năng thu nhận và ghi lại hình ảnh của bề mặt trái đất dưới dạng kỹ thuật số và ngay lập tức chuyển tiếp chúng cho các trạm mặt đất nằm rải rác trên toàn thế giới, dưới dạng thức cho phép họ sử dụng được chúng ngay lập tức.


Dấu hiệu đầu tiên cho thấy những gì mà thiết bị quang học của KH-11 có thể làm được gần 10 năm sau nhiệm vụ đầu tiên, là hình ảnh vệ tinh được đánh giá cao do tạp chí quân sự ra hàng tuần Jane's Defense Weekly công bố, cho thấy các con tàu Liên Xô đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolaev trên Biển Đen. Những hình ảnh chụp từ độ cao hơn 200 dặm này bị rò rỉ cho tạp chí Jane's bởi nhà phân tích tình báo hải quân Mỹ Samuel Morison, người phải trải qua 16 năm tù vì tội cung cấp hình ảnh mật cho phương tiện truyền thông. Jane's không bao giờ kiểm tra xem việc công bố những hình ảnh đó sẽ gây ra những thiệt hại thế nào. Bằng cách đó, họ đã nói cho Liên Xô biết rằng KH-11 có khả năng cho độ phân giải hình ảnh từ 3,9-6 inch và dải nghiêng tuyệt vời.

Trong vài ngày sau, người Nga, trong khi đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng chiến tranh điện tử và các hoạt động chiến thuật, đã phóng một vài vệ tinh lên không gian, đưa chúng vào quỹ đạo cho phép các vệ tinh bay qua trên quần đảo Falkland với gián cách thời gian khoảng hai mươi phút. Một trong số đó là "Kosmos-1372", có nhiệm vụ giám sát các đại dương, được trang bị radar có nguồn nuôi từ thiết bị phản ứng hạt nhân, những vệ tinh khác là "Kosmos-1370" - để trinh sát hình ảnh, "Molnia" - để đảm bảo thông tin liên lạc, và "Kosmos-1371" - làm nhiệm vụ SIGINT. Sau đó, từ trên trạm không gian "Saliut-7" đã phóng ra một vệ tinh thông tin liên lạc nhỏ.

Trong khi đó, lực lượng viễn chinh Anh bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của TQLC lên quần đảo Falklands. Người Anh tăng cường các cuộc không kích và bắn phá các tàu của hạm đội Argentina cùng các căn cứ bờ, họ tiến hành các hoạt động trước đổ bộ sau đây:
- Bí mật tiến hành trinh sát các đảo để chọn một phân đoạn bờ biển thích hợp;
- Dùng các đội người nhái-đánh bom đặc nhiệm quét sạch tất cả các chướng ngại vật tự nhiên và nhân tạo trên đáy biển tại địa điểm chọn đổ bộ;
- Thiết lập trên đảo Đông Falkland các cảm biến tự động đặc biệt để thu nhận dữ liệu về việc triển khai và di chuyển của quân đội Argentina trên đảo;
- Tiến hành các cuộc đột kích của quân commandos trên các hòn đảo khác nhau để phá hủy các công trình và kho tàng của kẻ thù (cuộc tấn công trên đảo Pebble đặc biệt thành công, người Anh đã phá hủy mười máy bay Argentina loại Pucara và một kho đạn dược lớn);
- Thực hiện các hoạt động biệt kích phá hoại trên các vùng bờ biển khác, cách xa địa điểm đổ bộ đã chọn, nhằm gây nhầm lẫn cho người Argentina về vị trí nơi đổ bộ.

Cũng trong khi đó, người Anh và Argentina tiếp tục tăng cường lực lượng của mình, chuẩn bị cho trận chiến quyết định. Anh quốc phái thêm sáu tàu chiến, hai mươi máy bay Harrier và chiếc tàu khách sang trọng "Nữ hoàng Elizabeth II" lượng rẽ nước 67.140 tấn, chở theo 3.000 binh sĩ trên tàu. Hiểu những thiếu sót của các hệ thống điện tử một số loại tàu của mình, theo kinh nghiệm với "Sheffield", một số lượng lớn PRLO được gửi tới để các tàu sử dụng khi bị không kích. Chiến thuật sử dụng máy bay trực thăng rải PRLO cũng đã được nghiên cứu. Sau đó, PRLO thường được sử dụng để làm mù radar giám sát hoặc để đánh lệch hướng tên lửa của kẻ địch. Để bảo vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công từ máy bay, người Anh phát triển một phương pháp phóng PRLO từ ống khói tàu cùng với khí thải. Tuy nhiên, việc sử dụng PRLO ở Nam Đại Tây Dương không phải lúc nào cũng có hiệu quả như mong muốn, vì chúng thường bị gió bão phân tán.

Lực lượng viễn chinh Argentina có khoảng 10 000 quân được trang bị ATGM Cobra 2000 do Đức chế tạo, điều khiển bằng dây dẫn, các thiết bị nhìn đêm, SAM  Roland hiện đại do Pháp-Đức hợp tác chế tạo, máy bay cường kích FMA IA-58 Pucara và Aermacchi MB 326G và MB339.

Ngày 21 tháng 5, hai giờ trước khi mặt trời mọc, người Anh bắt đầu đổ bộ nhằm lấy lại quần đảo Falkland: tàu chiến của lực lượng viễn chinh tiến vào vùng biển San Carlos, bắt đầu bắn phá các khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển gần cảng San Carlos. Việc pháo kích kèm theo cuộc đổ bộ 2.500 quân, chủ yếu là lính thủy quân lục chiến hoàng gia và lính nhảy dù, có nhiệm vụ đánh chiếm bàn đạp để đổ bộ các lực lượng chủ yếu vào vịnh San Carlos, vịnh này được bảo vệ khỏi các cơn bão ở Nam Đại Tây Dương. Người Argentina không ngờ cuộc đổ bộ xảy ra ở đây, nên không tỏ ra đề kháng nghiêm túc. Đòn đáp trả của họ, tuy nhiên lại đến từ trên không với các máy bay CF 326, Skyhawk và Mirage, thả bom và bắn tên lửa không ngừng nghỉ xuống các tàu của Anh ở trong vịnh, năm trong số đó đã bị đánh trúng. Một trong số trên là frigate đề án 21 "Ardent", độ choán nước 3250 tấn bị hư hỏng rất nặng và một lần nữa, trong ngọn lửa bao trùm giết chết hai mươi hai người, làm bị thương ba mươi người, con tàu vẫn tiếp tục cháy trong tình trạng không kiểm soát được, cho đến khi nó bị chìm.

Ngày 22 tháng 5, bàn đạp của người Anh nhận được tiếp viện - hơn 2.500 binh sĩ; họ được trang bị các thiết bị nhìn đêm (bộ khuếch đại ánh sáng và kính hồng ngoại), xe tăng hạng nhẹ Scorpion, xe chiến đấu bộ binh cùng với SAM Rapier, MANPADS Blowpipe, pháo hạng nhẹ 105-mm, súng cối và nhiều radar phòng không.

Các ngày 23, 24 và 25 tháng 5, người Argentina, tiến hành một loạt các cuộc không kích xuống bàn đạp của quân Anh. Hết lớp này đến lớp khác, các máy bay Skyhawk và Aermacchi, với sự hỗ trợ của máy bay tiêm kích Mirage và Dagger, liên tục ném bom cả bàn đạp của quân viễn chinh lẫn các tàu trong vịnh. Ngày 23 tháng 5, tại một trong những cuộc tấn công, frigate đề án 21 "Antelope" của Anh đang thực hiện nhiệm vụ do thám gần Falkland Sound, đã bị trúng một trái bom 2270 kg vào đúng buồng máy, nhưng không phát nổ. Trái bom phá vỡ lập tức việc quét mìn, giết chết hai sĩ quan và làm hỏng nặng phần đuôi "Antelope".


HMS "Antelope" ngày 25 tháng 5 năm 1982

Mặc dù chịu tổn thất rất nặng nề, phi công của các máy bay Argentina, vẫn biểu thị lòng can đảm vô song và kỹ năng tuyệt vời của mình trong việc liên tục đột kích các tàu Anh các ngày từ 24-25 Tháng Năm. Lúc 18:30, ngày 25 tháng 5, một tốp máy bay Skyhawk ném bom và đánh chìm tàu khu trục đề án 42 "Coventry". Một nhóm các máy bay khác, bao gồm cả Super Etendard trang bị tên lửa Exocet, hướng tới một mục tiêu lớn mà họ tưởng là tàu sân bay "Hermes", song thực ra là tàu container "Atlantic Conveyor". Con tàu chở theo các trực thăng Wessex và Chinook cùng các phụ tùng thay thế, đã bị trúng TLCH Exocet. Nó bị thương rất nặng, và chìm ngay sau khi thủy thủ đoàn rời tàu. Mất số hàng hóa chở theo "Atlantic Conveyor" là một đòn rất nghiêm trọng giáng vào quân đoàn viễn chinh Anh. Chiến thuật của cuộc tấn công này cũng gần giống như chiến thuật được sử dụng chống lại "Sheffield". Khi phi công của các máy bay Super Etendard "nhảy" lên độ cao 150 mét để kiểm tra tình hình trong khu vực này, trên màn hình radar của họ, có một mục tiêu lớn bao quanh bởi một số mục tiêu nhỏ hơn, hộ tống cho nó. Sau khi nhận được tín hiệu cảnh báo, các tàu hộ tống phóng ra một số lượng lớn PRLO, gây nhiễu có hiệu quả và làm lệch hướng TLCH Exocet khỏi đường bay của nó. Tuy vậy, ngẫu nhiên mà một trong những quả đạn tên lửa đang đi lạc đã khóa được đúng mục tiêu và đánh trúng "Atlantic Conveyor", vốn là một chiếc tàu buôn hoàn toàn không có thiết bị điện tử bảo vệ riêng.
..........
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2013, 01:02:40 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2013, 08:07:01 pm »

(tiếp)

Trong vài ngày sau, kết quả của những cuộc không kích của người Argentina cũng làm hư hỏng thêm: khu trục hạm "Antrim" - lớp "County", độ choán nước 6200 tấn; khu trục hạm đề án 22 "Broadsword", độ choán nước 4000 tấn; frigate "Argonaut" - lớp "Linder" độ choán nước 3200 tấn được trang bị tên lửa chống hạm Exocet, cùng một số tàu đổ bộ và tàu hỗ trợ. Trong những cuộc tấn công đường không trên, lần đầu tiên SAM Sea Wolf phiên bản hải quân, trang bị trên "Broadsword" đã được sử dụng. Nó bắn trúng và tiêu diệt một máy bay Skyhawk Argentina. Một tàu khác của lực lượng viễn chinh - "Brilliant", cũng được trang bị SAM - Sea Wolf, nhưng không loại nào trong số các tên lửa SAM giáp trận với TLCH Exocet trong suốt cuộc chiến tranh Falklands.


Các phi vụ Super Etendard trong Chiến tranh Malvinas

Chiến thuật áp dụng của các phi công Argentina tuy đơn giản, mà tinh vi. Họ đột kích lúc hoàng hôn, theo các tốp từ 4-10 máy bay các loại khác nhau. Tất cả hướng đến một mục tiêu nhằm dùng các vết mục tiêu làm "bão hòa" radar trên tàu và các phương tiện phòng không khác. Họ bay hầu như sát mực nước biển và tiến tới điểm cận bắc quần đảo, sử dụng hòn đảo và những ngọn đồi trên đảo làm vật cản tránh radar của các tàu chiến Anh. Sau đó họ đột nhiên vòng lại rồi đồng thời xuất hiện từ sau dãy núi ven biển của hòn đảo cực Bắc, tấn công tàu-mục tiêu đã chọn từ mọi hướng. Các trắc thủ radar Anh không thể đồng thời bám sát tất cả máy bay đối phương và một hoặc hai chiếc trong số đó gần như lúc nào cũng vượt qua sự đeo bám một cách thành công, ném được bom và phóng tên lửa của họ. Sau khi người Argentina áp dụng chiến thuật "bão hòa", thiết bị ESM trên tàu cũng vô hiệu lực vì người Argentina bay với radar không mở và trong thinh không không có bức xạ điện từ để có thể bị phát hiện.

Trong khi đó, lực lượng quân đội Anh đổ bộ vào cảng San Carlos, đến lúc này đã chuẩn bị xong về hậu cần, bắt đầu chia hai ngả tiến về cảng Stanley. Một nhóm tiến đến Douglas và Tea Inlet trên địa hình rất khó khăn, trong khi nhóm kia tiến quân về Darwin và Goose Green, nằm ở phần phía nam hòn đảo.

Ngày 27 tháng 5, bắt đầu một trận chiến lớn giành quyền kiểm soát sân bay Goose Green. Quân đội Argentina được máy bay Pucara yểm trợ, còn người Anh - máy bay Harrier. Cuộc chiến kéo dài khoảng mười bốn giờ, hầu hết trong điều kiện ban đêm, đó là một lợi thế cho các lực lượng Anh được trang bị các bộ khuếch đại ánh sáng và kính hồng ngoại, do đó họ có thể sử dụng các chiến thuật chiến đấu ban đêm của NATO.

Người Argentina tỏ rõ sức kháng cự mạnh mẽ, nhưng không thể giữ nổi hai điểm dân cư quan trọng - Darwin và Goose Green, chúng đều rơi vào tay người Anh. Chẳng bao lâu người ta biết rằng, binh sĩ Anh - đều là quân tình nguyện, hơn hẳn quân Argentina, phần lớn là những người lính nghĩa vụ còn rất trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, khí hậu lạnh của quần đảo Falkland có lợi cho Thủy quân lục chiến và lính dù Anh, họ đã thích nghi với cái lạnh trong các cuộc tập trận của NATO ở vùng Bắc cực, Bắc Âu.

Cả hai bên đều tổn thất nặng trong trận Goose Green. Theo báo cáo của người Anh, Argentina mất 250 người và 1.400 người khác bị bắt làm tù binh. Người Anh mất 17 người và 13 người bị thương. Việc chiếm được Goose Green cho người Anh một căn cứ để từ đó họ có thể tấn công vào Port Stanley.

Ngày 30 tháng 5, người Argentina đã thực hiện một cuộc tấn công khốc liệt nữa vào lực lượng viễn chinh Anh, thời gian đó đang tăng cường ném bom và pháo kích các căn cứ của họ tại cảng Stanley. Lực lượng viễn chinh Anh ở cách 152 km về phía đông bắc quần đảo Falkland, từ nơi đó, các máy bay Sea Harrier, cất cánh từ tàu sân bay "Hermes" và "Invincible", bay vào tấn công cảng Stanley. Trong cuộc tấn công này của người người Argentina, tham gia có hai Super Etendard, một trong số đó mang quả đạn Exocet cuối cùng còn lại của Argentina, bốn A-4 Skyhawk cùng sáu Mirage và Dagger (phiên bản Israel của loại máy Mirage của Pháp), có nhiệm vụ đánh lạc hướng và "chiếm vị" radar trên tàu chiến Anh. Trước khi các máy bay Super Etendard tiến vào công kích, các máy bay Skyhawk và Dagger, tiếp cận từ phía đông, vượt qua phương tiện PK mặt đất của người Anh một cách thành công, thu hút về mình sự chú ý của các radar Anh và thu hút máy bay đánh chặn xuất kích từ tàu sân bay "Invincible". Trong khi đó, máy bay Super Etendard tiến vào phóng quả đạn tên lửa chống hạm Exocet cuối cùng, mà theo các nguồn tin Argentina, đã đánh trúng tàu sân bay "Invincible". Trong cuộc tấn công này, hai máy bay Argentina Skyhawk bị bắn rơi, và người Anh đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ thiệt hại nào của "Invincible".



Các đợt không kích HMS "Invincible" ngày 30 tháng 5 năm 1982

Trong các cuộc không kích, người Argentina mất khoảng một phần ba số máy bay của mình. Không nghi ngờ gì nữa, việc thiếu khí tài EW trên hầu hết các máy bay của họ, đóng góp phần lớn vào những thương vong nặng nề đó. Các máy bay duy nhất có thiết bị như vậy là Super Etendard và Dagger, trang bị RWR, tương ứng do người Pháp và Israel cung cấp.

Tổn thất của người Anh, xét từ một mặt khác, có nguyên nhân ở việc họ lựa chọn cảng San Carlos làm nơi đổ bộ. Hiệu quả của radar phòng không của người Anh giảm đáng kể do nhiễu địa vật từ các ngọn đồi xung quanh. Cũng xứng đáng để chỉ ra rằng, tổn thất của người Anh sẽ còn cao hơn nhiều nếu tất cả các quả bom ném trúng tàu đều phát nổ. Việc nhiều trái bom không nổ có thể do thực tế là các phi công Argentina đã buộc phải bay quá thấp nên bom không có đủ thời gian để tự động mở ngòi.

Quân đội Anh tiếp tục cuộc tấn công của họ vào Port Stanley, sử dụng chiến thuật "nhảy cóc", điểm cốt yếu nằm trong các cuộc triển khai đêm trên các cự ly nhỏ. Các cuộc triển khai được dọn trước bằng các cuộc bắn phá tuyến phòng thủ Argentina từ trên không và từ ngoài biển bằng pháo binh và súng cối, có hiệu chỉnh hỏa lực nhờ hệ thống dẫn đường hồng ngoại và quang-điện tử.

Hỏa lực được hướng dẫn và điều phối bởi ba hệ thống tương tác điện tử. Đầu tiên, là hệ thống có tên gọi FACE (Field Artillery Computing Equipment) là một máy tính-mini, tính toán dữ liệu để thực hiện xạ kích; hệ thứ hai - ALICE, tự động chuyển các dữ liệu tính toán trên tới các khẩu đội pháo binh dã chiến; và hệ thứ ba - AWDATS (Automatic Weapons Data Transmission System), đảm bảo đồng thời việc xạ kích cho hai mươi bốn khẩu đội pháo, bố trí tại các trận địa khác nhau.

Kết quả làm việc của các hệ thống điện tử trên là hỏa lực súng cối và pháo binh của người Anh cực kỳ chính xác, người Argentina bị tổn thất nặng, còn radar của họ và các hệ thống thông tin liên lạc khác thường xuyên bị đánh hỏng. Ngoài ra, người Anh có cơ quan thông tin vượt trội hẳn, dựa trên việc đánh chặn các tin điện chiến thuật của các phương tiện thông tin liên lạc và dựa trên tin tình báo của các toán trinh sát đặc biệt. Như vậy, bộ chỉ huy Anh luôn luôn biết kẻ thù ở nơi nào và đang làm gì. Tại một trong các trường hợp như vậy, ngay sau một vụ ném bom, họ chặn thu được một bức điện trong đó Chuẩn tướng Mario Benjamin Mendez bày tỏ nỗi lo sợ rằng, nếu mọi thứ vẫn diễn ra như thế này, tình hình quân Argentina có thể xấu đi nhanh chóng; chính vì thế, người Anh có ưu thế trong việc biết tình thế người Argentina khó khăn ra sao.

Ngày 06 và 07 Tháng 6, cùng với việc khởi đầu cuộc tấn công quyết định vào Port Stanley, đã ở khá gần, rất nhiều nhóm commandos được đào tạo chu đáo được ném sâu vào trong tuyến phòng thủ của người Argentina để phá hủy các công trình thông tin liên lạc và các trạm radar, qua đó làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc của đối phương. Và một lần nữa, trong lĩnh vực thông tin liên lạc, người Anh lại phát thông tin giả cho đối thủ thông qua việc sử dụng các phương tiện đối kháng, tuyên truyền và xâm nhập, được sự hỗ trợ rất nhiều của người dân Falklands.

Ngoài việc người Anh đọc được điện tín của người Argentina, người Argentina cũng không may mắn trong việc họ nhận được thông tin từ người Nga, thông tin của họ thường không chính xác hoặc đã lỗi thời. Mặt khác, người Argentina luôn luôn có thể nhận được thông tin chính xác liên quan đến hành động của người Anh qua việc đánh chặn thông tin vô tuyến của người Anh bằng cách chặn thu các điện tín trao đổi giữa các máy bay, tàu chiến và lực lượng mặt đất.


Phi cơ Dagger KQ Argentina tấn công tàu Anh trong vịnh San Carlos

Ngày 08 tháng 6, Không quân Argentina tiến hành thêm một loạt trận tấn công dữ dội vào quân đội Anh và tàu chiến Anh tại cảng Stanley, buộc người Anh chậm giải phóng thủ phủ quần đảo. Trong những cuộc tấn công này, hai tàu đổ bộ - "Sir Tristan" và "Sir Galahed" đã bị máy bay Argentina đánh hư hại nặng, trong số các binh sĩ đang cố gắng đổ bộ có vô số người chết. Người Argentina được trợ giúp rất nhiều bởi đài radar di động AN/TPS-43 của công ty Westinghouse, được triển khai ở vị trí gọi là "Sapper Hill". Đây là loại radar 3 tọa độ cỡ lớn do Mỹ sản xuất, nó là một phần của Trung tâm Chỉ huy-Thông tin-Kiểm soát (CIC), do Không lực Argentina xây dựng tại quần đảo Falkland để phối hợp các lực lượng trong hệ thống phòng không. Người Anh đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào trạm radar này, một lần thậm chí đã sử dụng tên lửa chống radar AGM-45 Shrike, phóng từ một máy bay ném bom tầm xa Vulcan. Tuy nhiên, tất cả các cuộc tấn công đều không thành công và radar vẫn hoạt động hiệu quả cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Ngày 11 tháng 6, trong một cuộc không kích của Argentina vào eo biển Falkland, frigate "Plymouth" độ choán nước 2.800 tấn và tàu xung kích "Fiarless" bị hư hại nặng.

Trong khi đó, quân đội Anh tiến ngày càng gần hơn đến Port Stanley, và đêm 11 tháng 6, với sự trợ giúp của trực thăng Lynx, trang bị rốc-két, họ đột ngột tấn công tuyến phòng thủ của đối phương. Binh sĩ Argentina khi đó còn ngủ, nhưng dù sao vẫn kịp tỏ rõ sự kháng cự mãnh liệt, mà một vài giờ sau biến thành một cuộc chiến giáp lá cà. Nhưng cuối cùng, họ đã buộc phải rút lui, bỏ lại đồi Two Sisters cho người Anh.


Trận Tumbledown ngày 11-12 tháng 6 năm 1982. Radar AN/TPS-43 đặt tại Sapper Hill tồn tại và hoạt động tốt đến hết chiến tranh, rồi rơi vào tay quân Anh.
........
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2013, 11:21:55 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM