Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:54:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chặng đường đời  (Đọc 56581 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2013, 10:53:43 am »

5. BỆ PHÓNG

Việc thành lập Trung đoàn xe tăng 202 thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong lúc đưa cán bộ, chiến sĩ sang Liên Xô, Trung Quốc đào tạo về chỉ huy, kĩ thuật và thành viên kíp xe tăng thiết giáp, Bộ Quốc phòng đã thành lập Công trường 92, gấp rút xây dựng doanh trại chính quy cho đơn vị xe tăng đầu tiên. Địa điểm được chọn để đặt doanh trại thuộc xã Kim Long, huyện tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Nói đó thuộc khu vực núi Đanh, nằm ở kilômét số 6 trên trục đường từ thị xã Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo. Doanh trại của trung đoàn được thiết kế theo mẫu trung đoàn xe tăng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Chỉ mấy ngày sau khi thành lập Trung đoàn xe tăng 202 tại Quế Lâm - Trung Quốc, chúng tôi hăm hở lên đường trở về đất mẹ Việt Nam. Ba ngày ba đêm ngồi trên tàu hỏa, chúng tôi mới về đến ga Hàng Cỏ - Hà Nội. Sau đó anh em chuyển tàu lên Vĩnh Yên. Về đến Kim Long, vì doanh trại chưa xây xong nên phần lớn ở nhờ nhà dân trong làng Hữu thủ, làng Gô. Kim Long là miền trung du “rừng cọ đồi chè”, cuộc sống nhân dân êm đềm như bao làng quê khác ở miền Bắc. Những ngôi nhà nhỏ nằm men dưới chân đồi, bốn mùa rợp bóng tre, bóng cọ. Bà con Hữu Thủ, Kim Long chủ yếu trồng mía, hoa màu, cây ăn quả. Để có nước dùng, người dân Kim Long phải đào giếng xuyên qua mấy tầng đá ong. Đêm hè, đi học tập, công tác về, chúng tôi ra giếng, kéo lên những gàu nước mát lạnh. Đặc sản ở vùng quê này có dứa, mít, chè xanh. Sống ở Hữu Thủ, tôi có cảm nhận hết vẻ đẹp hình ảnh trong bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu. Mỗi lần đi huấn luyện, học tập về, các mẹ, các chị thường dành cho chúng tôi củ khoai, củ sắn, bát nước chè xanh thơm át. Chỉ ở trong nhà dân được mấy tháng nhưng tôi thấy tình cảm yêu thương của nhân dân dành cho bộ đội xe tăng thật lớn lao. Đó là tình quân dân cá nước vô cùng xinh đẹp.

Đơn vị đã hình thành, nhưng kí tài, trang bị chiến đấu và huấn luyện chưa vận chuyển về nước. Sau khi ổn định thành công, Trung đoàn mở đợt sinh hoạt chính trị và triển khai kế hoạch chuẩn bị cho nhiệm vụ huấn luyện theo chỉ thị xây dựng binh chủng của Bộ Tổng tham mưu.

Đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn của quân đội, nhằm bước đầu nâng cao nhận thức về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới, trên cơ sở đó xây dựng, củng cố lập trường quan điểm giai cấp công nhân, nâng cao nhiệt tình và trách nhiệm xây dựng quân đội, xây dựng đơn vị, khắc phục tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lo lắng băn khoăn về tiền đồ, hưởng thụ. Qua học tập, toàn trung đoàn đã có chuyển biến mới thành một khối thống nhất về ý chí, tư tưởng, hăng hái thực hiện nhiệm vụ với một khí thế mới.

Đại hội Đảng bộ Trung đoàn lần thứ nhất diễn ra trong sự mong đợi của nhiều cán bộ, đảng viên. Đại hội đã xác định những vấn đề cơ bản và phương hướng hành động cụ thể, để xây dựng Trung đoàn “chính quy, tinh nhuệ”, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ mới. Đồng chí Dặng Quang Long được bầu làm Bí thư, đồng chí Đào Huy Vũ là Phó Bí thư, tôi được bầu làm Đảng ủy viên.

Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nhưng để bảo đảm cơ sở vật chất cho nhiệm vụ trước mắt, trung đoàn tham gia lao động cùng với Công trường 92, khẩn trương xây dựng khu để xe để sớm tiếp nhận trang bị, khí tài viện trợ. Bộ đội chia ra nhiều ca, kíp lao động suốt ngày đêm. Cả một vùng đồi Kim Long vốn yên tĩnh nay được đánh thức bởi tiếng loa, hò hát, đèn điện sáng trưng. Trung tá, Trung đoàn trưởng Đào Huy Vũ đề xuất ý kiến cùng với đào móng xây nhà đồng thời trồng cây xanh. Ngay sau đó, một “chiến dịch” trồng cây được phát động toàn công trường, cả bộ đội và công nhân cùng trồng, chăm sóc. Từ cổng doanh trại cây được trồng ven đường tỏa hai hướng ra thị xã Vĩnh Yên và lên Tam Đảo dài vài cây số. Một số đồi trọc gần doanh trại cũng được bộ đội Trung đoàn xe tăng 202 phủ xanh bằng nhóm cây lấy gỗ. Để bảo vệ cây mới trồng, an hem đan sọt, đóng cọc xung quanh, hằng ngày gánh nước tưới, chăm chút cho cây. Do chăm sóc chu đáo nên hầu như toàn bộ cây trồng đều sống, phát triển tốt. Chỉ vài năm sau, cây đã lớn nhanh, dáng vươn thẳng lên như những hàng tiêu binh trông rất đẹp.

Hệ thống bãi tập bắn, lái, chiến thuật cũng được khẩn trương thi công chuẩn bị cho trung đoàn bước vào huấn luyện theo kế hoạch năm đầu xây dựng.

Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1960, giữa mùa hè năng đổ lửa, Trung đoàn như một đội quân lao động hăng ay và hối hả. Khí thế lao động càng dâng cao khi phong trào thi đua hướng tới mục tiêu lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Đảng bộ Trung đoàn và Đại hội Đảng toàn quân lần thứ ba. Thi đua phát huy sáng kiến, tăng năng suất lao động như chất men say của mỗi người tạo nên phong trào quần chúng sôi nổi trong các tiểu đoàn. Phong trào thi đua như chiếc đòn bẩy thần kì, làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên. Ngoài xây dựng doanh trại, các đơn vị còn đẩy mạnh tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống. Tinh thần thi đua lao động xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp xây dựng quân đội chính quy, hiện đại của Trung đoàn đã góp phần cùng Công trường 92 hoàn thành sớm khu kĩ thuật để kịp tiến nhận trang bị.

Đúng 17 giờ ngày 13 tháng 7 năm 1960, chuyến xe tăng T34 đầu tiên do Liên Xô viện trợ, được vận chuyển an toàn bằng tàu hỏa về tới ga Vĩnh Yên. 18 giờ 33 phút, chiếc xe tăng T34 mang số hiệu 114 được Trung sĩ Đào Văn Bàn lái dẫn đầu và lần lượt các xe tăng sau rời đoàn tàu, tiếp đất Việt Nam, nối đuôi nhau chạy về doanh trại dưới chân núi Đanh. Ngay trong đêm, các vết xích xe tăng trên đường được xóa sạch để giữ bí mật.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #21 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:52:28 pm »

Nhìn những chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội, tất cả chúng tôi co mặt hôm ấy đều rưng rưng xúc động. Những giọt nước mắt sung sướng và tự hào về sự lớn mạnh của quân đội lăn trên gò má môi cán bộ chiến sĩ trung đoàn. Mọi người đều hiểu, đây là tài sản quy báu đầu tiên mà Đảng, nhân dân và quân đội giao phó, nó sẽ gắn bó mật thiết với mình suốt chặng đường chiến đấu. Đây cũng là cơ sở vật chất kĩ thuật, là phương tiện để người chiến sĩ chiến đấu, làm nên chiến thắng. Trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, nhân dân miền Bắc đang “thắt lưng buộc bụng” để xây dựng cuộc sống mới, những chiếc xe tăng được các nước bạn viện trợ càng co y nghĩa to lớn và sâu xa. Quân đội ta đã chiến đấu, trưởng thành từ chiếc gậy tầm vông, giáo mác nay có trong tay những chiếc xe tăng, ai cũng thấy vinh dự, và cả trách nhiệm lớn lao trước Đảng, trước nhân dân.

Xe tăng, xe thiết giáp và pháo tự hành đã về đầy đủ. Nhìn những chiếc xe vươn nòng ngạo nghễ đang được cất giữ trong nhà xe, mỗi cán bộ, chiến sĩ ai cũng sung sướng, tự hào. Chúng tôi thầm nhỉ, phải không ngừng học tập để làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại. Sau khi trung đoàn phát động phong trào thi đua bảo quản, bảo dưỡng xe máy, khí tài, từng tiểu đoàn, đại đội đều tổ chức sinh hoạt để bộ đội bàn bạc, xây dựng chỉ tiêu và quyết tâm thi đua. Không khí thi đua làm tốt bảo quản, bảo dưỡng xe tăng rất sôi nổi như bước vào một chiến dịch lớn. Từng tiểu đoàn thi đua với nhau, các đại đội trong tiểu đoàn kí kết thi đua. Trừ một bộ phận tiếp tục lao động, còn phần lớn cán bộ chỉ huy, kĩ thuật, các chiến sĩ đều có mặt tại khu xe để kiểm tra, bảo dưỡng, lau chùi, niêm cất xe đúng yêu cầu kĩ thuật, bảo đảm xe máy luôn tốt nhất sẵn sàng chiến đấu.

Xe tăng, thiết giáp là trang bị hiện đại cần phải có các phương tiện, dụng cụ tương xứng phục vụ cho công tác bảo quản, bảo dưỡng. Nhưng với điều kiện của nước nhà và quân đội ta lúc đó, mọi công việc bảo quảng bảo dưỡng đều thao tác chủ yếu bằng tay, dùng sức người là chính để thay thế cho máy móc. Chẳng hạn như rửa xích lẽ ra phải dùng vòi nước có áp suất cao để phụt rửa. Nhưng trong điều kiện lúc đó, bộ đội ta khiêng từng mảnh xích ra suối hoặc gánh nước về khu xe để cọ rửa. Vất vả, khó khăn mệt nhọc là thế nhưng mọi người không quản, làm việc say sưa quên nghỉ. Đối với xe tăng, thiết giáp trong điều kiện thời tiết, khí hậu nước ta có độ ẩm cao, nếu bảo quản không kĩ dễ bị han gỉ, rất dễ xảy ra sự cố khi sử dụng. Nhiều hôm, công tác bảo quản, bảo dưỡng được Ban Kĩ thuật trung đoàn đánh giá đạt yêu cầu nhưng với các đồng chí chuyên gia họ vẫn lắc đầu. Một lần, anh em ta bảo dưỡng, lau chùi xong một chiếc xe tăng chuẩn bị đưa vào nhà xe thì các đồng chí chuyên gia Liên Xô đến. Dừng lại bên chiếc xe anh em mình vừa lau chùi xong, đồng chí Trưởng đoàn chuyên gia cởi phăng chiếc áo sơ mi trắng đang mặc, lau thân xe, xích, rồi đưa cho cán bộ ta xem: “Còn bẩn lắm, chưa đạt yêu cầu” - Đồng chí chuyên gia nói với mọi người. Chúng tôi nhìn nhau. Bạn quả là rất khắt khe với việc chăm sóc xe tăng và các trang thiết bị vũ khí. Từ hôm ấy, việc lau chùi, bảo dưỡng được làm kĩ hơn rất nhiều. Phong trào thi đua trong công tác kĩ thuật đã tạo ra làn gió mới trong toàn trung đoàn. Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ số xe đã được niêm cất xong, bảo đảm các hệ số, chỉ tiêu kĩ thuật theo quy định.

Một thực tế đặt ra lúc này là, khi trung đoàn đi vào hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác bảo quản, bảo dưỡng xe tăng, trang thiết bị do cán bộ nhân viên kĩ thuật đảm nhiệm thì không thể làm hết nội dung. Sau một thời gian nghiên cứu, Đảng ủy Trung đoàn đã phát động ngày thứ 7 hằng tuần là ngày lao động bãi xe. Trong ngày đó, từ trung đoàn trưởng đến người chiến sĩ binh nhì đều có mặt để bảo quản, bảo dưỡng xe tăng, thiết giáp và làm vệ sinh bãi xe. Việc làm này đã trở thành nền nếp không chỉ có tác dụng động viên mà còn góp phần giảm bớt sức lao động của anh em. Nhìn những chiếc xe được chăm sóc chu đáo, luôn sạch sẽ, xếp hàng ngay ngắn trong nhà xe, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn càng tự hào được Đảng, nhân dân tin cậy giao cho những tài sản quý giá, chúng tôi càng xác định rõ trách nhiệm của mình để những chiếc xe luôn sẵn sàng xuất kích khi có lệnh.

Vào màu huấn luyện đầu tiên theo chương trình chính quy của một binh chủng kĩ thuật hiện đại đối với trung đoàn là một vấn đề mới mẻ. Trong điều kiện thiếu kinh nghiệm huấn luyện, cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy đều thiếu nhưng bù lại, tinh thần say sưa học tập, rèn luyện của cán bộ, chiến sĩ rất cao. Mỗi buổi sáng sau hiệu lệnh, từng tiểu đoàn, đại đội đi đều, hát vang “Tiến bước dưới quân kì” vào giảng đường hoặc ra bãi tập. Trên gương mặt mỗi cán bộ, chiến sĩ đều lộ rõ quyết tâm thi đua học tập, rèn luyện tốt, giành thành tích cao trong phong trào thi đua “Ba nhất”(1).

Giữa những ngày tháng háo hứng, sôi nổi, khẩn trương của mùa huấn luyện đầu tiên, một sự kiện đặc biệt đã đến với Trung đoàn 202 xe tăng. Ngày 26 tháng 9 năm 1960, Trung đoàn được vinh dự đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng và Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng về thăm.

Sự có mặt của đồng chí Bộ trưởng và Tổng Tham mưu trưởng, ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng trung đoàn càng làm cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ thấy sự quan tâm, chăm sóc sâu sắc của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh đối với đơn vị thiết giáp đầu tiên của quân đội ta.

Sau khi trực tiếp xem xét, kiểm tra và nghe báo cáo tình hình đơn vị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Văn Tiến Dũng đã gặp và nói chuyện thân mật với toàn thể cán bộ, chiến sĩ trung đoàn.

Do chưa có hội trường, sân vận động nên toàn thể cán bộ, chiến sĩ, có cả cán bộ Công trường 92 tập trung ngồi trong nhà xe để nghe Đại tướng nói chuyện. Nhiều người lần đầu tiên được nhìn thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng Tư lệnh của quân đội ta, ai cũng phấn khởi, tự hào. Trước khi nói chuyện, Đại tướng nắm tay đồng chí Đào Huy Vũ giơ cao tay lên và hỏi: “Các đồng chí có biết ai đây không?”. Tiếng đồng thanh của cán bộ, chiến sĩ trả lời rất to: “Báo cáo Đại tướng, đó là Trung đoàn trưởng ạ”. Đại tướng cười vui: “Thế là tốt, chứng tỏ cấp trên sâu sát chiến sĩ”. Cử chỉ thân tình của vị Bộ trưởng Quốc phòng đã xóa đi sự ngăn cách giữa vị tướng chỉ huy cao nhất quân đội với bộ đội Trung đoàn xe tăng 202. Sau khi phân tích tình hình cách mạng miền Nam, Đại tướng căn dặn: “Trung đoàn xe tăng 202 phải trở thành một trung đoàn xe tăng vững mạnh toàn diện, làm nóng cốt cho sự phát triển của Binh chủng Tăng - Thiết giáp sau này”.

Lời căn dặn của Đại tướng để lại cho mỗi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn xe tăng 202 ý thức sâu sắc về tiền đồ rộng lớn của bộ đội thiết giáp và cũng là tình cảm, trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang mà Đảng, nhân dân giao phó cho trung đoàn.

Chú thích
(1) “Ba nhất”: Là phong trào thi đua của quân đội và dân quân tự vệ từ năm 1959 đến 1961. Ba nhất: đạt thành tích nhiều nhất, đều nhất, giỏi nhất.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:52:59 pm »

Từ cuối tháng 12 năm 1960 và trong năm 1961, Trung đoàn xe tăng 202 đã tiến hành 4 cuộc diễn tập chiến thuật với Trung đoàn bộ binh 36 thuộc Sư đoàn 308; diễn tập bắn đạn thật với Sư đoàn 305, diễn tập chiến thuật với Sư đoàn 308 và Sư đoàn 312 nhằm nâng cao tác chiến hiệp đồng binh chủng giữa xe tăng với bộ binh và cách binh chủng khác. Đây cũng chính là dịp để kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ theo chương trình huấn luyện chính quy, cơ bản và có hệ thống.

Trong cuộc diễn tập với Trung đoàn bộ binh 36 (Sư đoàn 308) trên địa bàn hai huyện Thanh Oai, Ứng Hòa (tỉnh Hà Đông cũ), Trung đoàn đã sử dụng Đại đội tăng 3 của Tiểu đoàn 2 và Trung đội 1 pháo tự hành 76mm thuộc Đại đội tăng 6 - Tiểu đoàn 3. Trong cuộc diễn tập thứ hai, Trung đội 2 pháo tự hành CAY-76, Đại đội 5 Tiểu đoàn 3 do Trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Tuyết chỉ huy đã tham gia tập luyện với một tiểu đoàn của Sư đoàn bộ binh 305, tiến hành tiến công có bắn đạn thật, đánh địch phòng ngự dã chiến ở phía bắc thị xã Phúc Yên.

Đặc biệt, trong cuộc diễn tập với các trung đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 308 trên địa hình ruộng nước ở huyện Thanh Oai (Hà Đông) lại đặt ra những câu hỏi lớn. Lần đầu tiên, một trung đoàn bộ binh có xe tăng và pháo tự hành tham gia tiến công “địch” trên một vùng đồng bằng, lầy lội, có làng mạc xe kẽ đã gặp không ít khó khăn. Trong cuộc diễn tập, không ngày nào lại không có xe tăng gặp sự cố vì sa lầy.

Nhiều đêm, các phân đội xe tăng cùng cán bộ kĩ thuật phải thức trắng ngoài ruộng để lo cứu kéo, trục vớt xe tăng…

Nhờ học tập tốt mà bước vào diễn tập các chiến sĩ ta tự tin, bắn rất tập trung. Đạn pháo tăng và súng bộ binh nổ vang rền, diệt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Trong 16 mục tiêu được phân công, xe tăng diệt 15 mục tiêu, có 9 mục tiêu bị diệt ngay từ phát đạn đầu.

Qua 4 cuộc diễn tập chiến thuật tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn thấy rõ khả năng, trình độ, những mặt mạnh, mặt yếu của mình trong thực tế huấn luyện. Sự có mặt của xe tăng trong các cuộc diễn tập đã góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu mới của quân đội ta, đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng của trung đoàn xe tăng đầu tiên đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội từng bước tiến lên chính quy, hiện đại.

Sau hai năm xây dựng, Trung đoàn xe tăng 202 đã đạt nhiều thành tích trong huấn luyện, làm chủ trang bị vũ khí.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (từ ngày 5 đến 12 tháng 9 năm 1960) đề ra con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất trí thông qua nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).

Đây là thời kì mới mẻ cũng là giai đoạn mở đầu của Trung đoàn xe tăng 202 thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quy và huấn luyện một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống theo yêu cầu của một binh chủng kĩ thuật.

Tháng 2 năm 1961, Đại hội Đảng bộ Trung đoàn lần thứ hai ra nghị quyết xác định; “Quyết tâm tiến sâu vào khoa học kĩ thuật, chấp hành nghiêm điều lệnh, chế độ, quy tắc, ra sức xây dựng trung đoàn vững mạnh. Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện, xây dựng chính quy, bồi dưỡng cán bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chính quy hóa”.

Để xây dựng chính quy, Trung đoàn tổ chức thống nhất lại biên chế, trang bị: Tiểu đoàn 1 trang bị xe T54; Tiểu đoàn 2 trang bị xe T34; Tiểu đoàn 3 của chúng tôi làm nhiệm vụ huấn luyện; được trang bị xe tăng T34 và pháo tự hành 76mm để sẵn sàng chiến đấu; Tiểu đoàn 4 trang bị xe tăng bơi PT-76. Các đại đội trực thuộc gồm: sửa chữa, cao xạ 57mm, công binh, thông tin, vệ binh cùng 4 cơ quan trung đoàn bộ.

Trung đoàn chỉ đạo thực hiện thống nhất nghiêm chỉnh trong toàn đơn vị các điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ, các chế độ sinh hoạt, thường trực sẵn sàng chiến đấu. Là đơn vị được trang bị vũ khí kí thuật hiện đại, trung đoàn nghiên cứu từng bước xây dựng và thực hiện thống nhất các chế độ huấn luyện, công tác kĩ thuật, giáo trình, kế hoạch huấn luyện và lịch công tác hằng tháng, hằng tuần cho toàn đơn vị, từ cơ quan đến đại đội, làm cho tất cả mọi hành động của mọi tổ chức, cá nhân đều được duy trì theo hướng ngày càng đi vào thống nhất, trở thành quy định, chế độ rõ ràng.

Do xác định đúng đắn vị trí, yêu cầu xây dựng chính quy, tập trung thống nhất bằng nhiều biện pháp về tư tưởng, tổ chức nên sau một thời gian ngắn Trung đoàn xe tăng 202 đã có chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Mọi sinh hoạt đều đi vào nền nếp, thống nhất, không khí đơn khẩn trương, sôi nổi, kỉ luật nghiêm. Trật tự nội bộ ngăn nắp, nhà ở khang trang, đẹp đẽ. Bộ đội lúc nào cũng giữ đúng lễ tiết tác phong, tư thế nghiêm chỉnh mọi nơi, mọi lúc, trong xưng hô, ăn mặc, trong huấn luyện và công tác. Khi lên lớp, đi ra bãi tập, các đơn vị đều đi theo đội ngũ chỉnh tề, vừa đi đều vừa hát vang: “Tiến bước dưới quân kì”, “Vì nhân dân quên mình”. Cán bộ các cấp làm việc theo chức trách và kế hoạch chặt chẽ, khoa học, giờ nào việc ấy, nêu cao ý thức học tập để nâng cao trình độ chỉ huy và năng lực huấn luyện đơn vị. Trung đoàn đã mở những nội nghị chuyên đề nhằm giải quyết tốt mối quan hệ hiệp đồng trên dưới, cải tiến lề lối làm việc chung chung, được đâu hay đó, đấu tranh khắc phục những thói quen, nếp nghĩ cũ.

Trong khí thế thi đua sôi nổi ấy, Trung đoàn xe tăng 202 mở hướng nghiên cứu những vấn đề chiến thuật, kĩ thuật binh chủng theo điều kiện của chiến trường Việt Nam, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ huấn luyện với sẵn sàng chiến đấu hiệp đồng binh chủng; huấn luyện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam. Để đáp ứng nhiệm vụ huấn luyện ngày càng cao, Tiểu đoàn 3 làm nhiệm vụ huấn luyện được tăng cường thêm giáo viên và các khung đại đội chuyên đào tạo chiến sĩ lái xe, bắn súng cho toàn trung đoàn. Việc huấn luyện trưởng xe và tiểu đội trưởng do tiểu đoàn trưởng và đại đội trưởng trực tiếp bồi dưỡng vào các sáng thứ 7 hằng tuần. Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng trung đoàn trực tiếp huấn luyện cho cán bộ từ chuẩn úy trở lên, bồi dưỡng theo chương trình của Bộ quy định.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:53:34 pm »

Công tác tổ chức và phương pháp huấn luyện luôn được cải tiến phù hợp với yêu cầu mới. Tiểu đoàn trực tiếp huấn luyện cho chiến sĩ, sau đó giao cho các đại đội trực tiếp huấn luyện để quản lí tốt hơn trình độ từng người.

Tác phong chính quy trên thao trường, bãi tập được duy trì chặt chẽ. Không khí huấn luyện lúc nào cũng sôi động. Tất cả mọi quy tắc trên thao trường được chấp hành nghiêm chỉnh đã có ảnh hưởng tốt đến việc rèn luyện bản lính chỉ huy của cán bộ và tác phong chiến đấu của chiến sĩ.

Là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bằng trang bị vũ khí kĩ thuật hiện đại, yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Công tác chính trị, công tác tư tưởng trong huấn luyện luôn được tăng cường. Những bài giảng về chính trị tư tưởng khôn chỉ giáo dục sâu sắc lòng yêu nước, yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu mến quân đội mà còn bồi đắp phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ quân đội nhân dân. “Vạn sự khởi đầu nan”, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong trung đoàn đã nghiên cứu, bàn bạc, hiến kế nhiều phương pháp giáo dục tư tưởng cho bộ đội. Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện không dừng lại ở chỗ xây dựng quyết tâm, ý chí mà còn thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ quân sự, chính trị, nhiều chuyên đề công tác chính trị trong huấn luyện lái xe, bắn súng. Các cấp ủy đảng từng thời kì đều có nghị quyết lãnh đạo chuyên đề huấn luyện, động viên tinh thần ham học hỏi, đi sâu vào khoa học kĩ thuật, cải tiến phương pháp dạy và học.

Cùng với công tác huấn luyện và xây dựng chính quy, công tác kĩ thuật luôn được cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn hết sức coi trọng, là một trong những yếu tố quyết định bảo đảm chất lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Quán triệt sâu sắc tinh thần đó, Đảng ủy trung đoàn luôn có nghị quyết lãnh đạo cụ thể và chú trọng xây dựng độ ngũ cán bộ kĩ thuật ngày càng tăng về số lượng, chất lượng, làm nòng cốt trong công tác kĩ thuật của trung đoàn. Các nghị quyết luôn nhấn mạnh: “Toàn Đảng bộ làm công tác kĩ thuật, biến công tác kĩ thuật thành công tác quần chúng rộng rãi, trọng tâm lãnh đạo của chi bộ là lãnh đạo huấn luyện kĩ thuật, quản lí kĩ thuật. Trong kết nạp đảng viên, một trong những tiêu chuẩn phải đạt được là đi sâu học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật”.

Các nghị quyết của Đảng ủy Trung đoàn về công tác kĩ thuật đã sớm đi vào nhận thức, trở thành hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ.

Công tác kĩ thuật đã trở thành một chế độ chính quy được cán bộ, chiến sĩ nghiêm chỉnh thực hiện và trở thành phong trào quần chúng rộng rãi ngay từ những ngày đầu xây dựng Trung đoàn và ngày càng tiến bộ. Khu xe có đủ các thiết bị kĩ thuật, nhà kho, trạm xưởng, nơi bảo quản máy thông tin vô tuyến điện, khí tài quang học. Chế độ trực ban, trực canh gác khu xe, chế độ kiểm tra kĩ thuật, ngày công tác kĩ thuật, chế độ bảo quản bảo dưỡng khí tài, các quy tắc ra vào khu xe, quy tắc phòng, chữa cháy… đều được quy định và chấp hành nghiêm. Chế độ mỗi tháng 4 ngày tập trung làm công tác kĩ thuật được Trung đoàn giữ vững có nền nếp và ngày càng hiệu quả. Ngày công tác kĩ thuật của Trung đoàn vào thứ 7 mỗi tuần được tiến hành sôi nổi, hào hứng. Cả khu xe như một ngày hội, đỏ rực băng cờ, khẩu hiệu, loa phát thanh; tiếng búa, tiếng máy sôi động cả ngày đêm. Từ trung đoàn trưởng đến cán bộ các cấp và cơ quan đều tham gia, cùng với các đơn vị làm công tác kĩ thuật theo cương vị, chức trách từng người. Chế độ kiểm tra kĩ thuật cũng được duy trì chặt chẽ, thực hiện kiểm tra “ba cấp, ba bước” (ba cấp là lái xe, đại đội và ban kiểm tra trung đoàn, ba bước là trước, trong và sau khi sử dụng xe). Chế độ bảo dưỡng, bảo quản, niêm cất được quy định chi tiết và yêu cầu cụ thể về trách nhiệm đối với từng đối tượng lái xe, trợ giáo, cán bộ chỉ huy.

Phong trào giữ gìn xe, máy, trang bị diễn ra sôi nổi trong toàn Trung đoàn. Những khẩu hiệu: Xe là nhà, chiến sĩ trên xe là chủ”, “Xe không sạch, người không nghỉ”, “Xe chạy phải đóng cửa, không ngồi ở ngoài”, “Xe chưa dừng hẳn không nhảy xuống”, “Không nhìn rõ đường, rõ tín hiệu, không lái”… xuất hiện từ phong trào thi đua bảo đảm xe tốt, xe an toàn của đơn vị.

Phong trào quần chúng làm công tác kĩ thuật đã góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành một cách tự giác mọi chế độ, quy tắc của cán bộ, chiến sĩ. Tinh thần dám nghĩ, dám làm, phát huy sáng kiến, cả tiến kĩ thuật cũng phát triển sôi nổi. Năm 1962, Trung đoàn đã tổ chức những cuộc triển lãm làm trưng bày nhiều sáng kiến cải tiến kĩ thuật của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị như: máy bơm mỡ quay tay tự động, máy tự báo chốt xích tụt, ròng tọc thông nòng pháo tự động, đèn tín hiệu liên lạc với bộ binh, máy điều chỉnh hộp bi chóp, dụng cụ chuyên dùng vặn ốc li hợp, dụng cụ tháo chốt ngang lò xo giảm xóc, mắc thêm đèn trần ở tháp pháo, đèn tín hiệu nạp điện. Đến xem triển lãm, chúng tôi càng tự hào về tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, chiến sĩ trong Trung đoàn.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên kĩ thuật của Trung đoàn được bồi dưỡng có hệ thống, cơ bản, lại được rèn luyện trong phong trào sôi động của quần chúng nên ngay càng tiến bộ và trở thành lực lượng nòng cốt công tác kĩ thuật của binh chủng sau này. Công tác kĩ thuật của bộ đội thiết giáp được xây dựng trên cơ sở lòng yêu mến binh chủng thiết tha của cán bộ, chiến sĩ; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệt tình cách mạng với khoa học kĩ thuật, giữa cách mạng với chính quy, hiện đại. Có thể nói, đây là thời kì công tác kĩ thuật được phát huy mạnh mẽ, bảo đảm cho đơn vị hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, là cơ sở cho những bước phát triển trưởng thành của binh chủng sau này.

Nhìn lại những năm tháng đầu tiên xây dựng chính quy - thời kì mới mẻ nhưng rất sôi động trong lịch sử xây dựng của mình, Trung đoàn xe tăng 202 đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch huấn luyện và trưởng thành một bước quan trọng. Cán bộ, chiến sĩ đã nỗ lực cao, phấn đấu vững chắc đưa trung đoàn tiến lên chính quy, hiện đại, vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt cho sự phát triển của Binh chủng Tăng - Thiết giáp.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:53:59 pm »

Để có đơn vị vững mạnh toàn diện, đội ngũ cán bộ chi huy đóng vai trò quyết định. Cùng với sự phân công của Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn, tôi may mắn được sống, công tác trong một tập thể lãnh đạo, chi huy đoàn kế, có năng lực và nhiệt huyết. Những năm tháng đầu tiên xây dựng Trung đoàn, chỉ huy Tiểu đoàn 3 có tôi làm Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên là Đại úy Võ Ngọc Hải. Anh Hải cũng là người con của “miền Nam thành đồng” tập kết ra Bắc. Chính trị viên phó tiểu đoàn là Nguyễn Tằng. Anh Tằng quê Tiền Hải, Thái Bình, dáng người cao, rất sôi nổi, có năng lực, luôn được anh em trong tiêu đoàn quý mến nhưng có mỗi việc là yếu môn bắn súng ngắn. Tôi nhớ, Nguyễn Tằng kiểm ta bắn súng ngắn không mấy khi đạt yêu cầu. Nguyễn Mạnh Hùng người Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội làm Tham mưu trưởng. Tiểu đoàn phó kĩ thuật là Trần Hữu Đoạt, quê Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Đại đội trưởng có Lê Như Hòa, Lê Trung Chấn, Đặng Thọ. Khi mới thành lập, đồng chí Võ Ngọc Hải được cấp trên chỉ định làm Bí thư Đảng ủy tiểu đoàn, nhưng đến các lần đại hội sau đó, tôi được bầu làm Bí thư.

Những năm tháng ấy, miền Bắc đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi: Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Trống Bắc Lý, Cờ Ba Nhất và “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Là một người con của xứ Quảng, sống giữa lòng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tôi luôn tâm niệm phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tiểu đoàn 3 làm nhiệm vụ huấn luyện, cường độ hoạt động của cán bộ, chiến sĩ rất cao. Mỗi buổi sáng, khi bộ đội hành quân ra bãi tập, tôi thường chạy dọc hàng quân để kiểm tra anh em. Khi lên lớp học, ra bãi tập, các đơn vị đều đi theo đội ngũ chinh tề, vừa đi vừa hát vang “Tiến bước dưới quân kì”, “vì nhân dân quên mình”. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn, từ Vĩnh Yên về Hà Nội phương tiện chủ yếu là tàu hoa, lại thường xuyên trễ giờ. Nhiều hôm về Hà Nội thăm vợ con, khi trở lại đơn vị tôi phải chạy từ ga Vĩnh Yên vào cây số 6 đường đi Tam Đảo để kịp giờ làm việc.

Việc xây dựng nền nếp thống nhất, trước hết đối với đội ngũ cán bộ, là yếu tố quyết định thành công trong xây dựng chính quy đơn vị. Trưởng thành trong chiến đấu gian khô lại nhận thức ngày càng sâu sắc nhiệm vụ xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, tôi luôn cố gắng học tập, rèn luyện, ham muốn học hỏi để nâng cao trình độ năng lực lãnh đạo chỉ huy, gương mẫu rèn luyện hoàn thành chức trách được giao. Trong thời gian này, Tiểu đoàn 3 của chúng tôi luôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Trung đoàn, trở thành đơn vị khá toàn diện, nhất là về huấn luyện, rèn luyện kỉ luật, xây dựng nền nếp chính quy. Trung đoàn đã tô chức cho các đơn vị đến tham quan và trao đổi học tập kinh nghiệm tại Tiểu đoàn 3 nhiều lần.

Tiêu biểu cho phong trào thi đua của Tiểu đoàn 3 là Đại đội 7 luôn đạt thành tích nổi bật trong huấn luyện đào tạo chiến sĩ lái xe. Kết thúc năm huấn luyện, 100% chiến sĩ của Đại đội 7 thi lái đạt yêu cầu, trong đó có 93,3% khá giỏi. Số chiến sĩ này là học sinh Trường cấp 3 Trần Phú (thị xã Vĩnh Yên) đi làm nghĩa vụ quân sự năm 1963.

Ngày ấy, chúng tôi thường nói vui với nhau: nhìn cán bộ biết phong trào. Đại đội trưởng Đại đội 7 là Trung úy Lê Như Hòa. Anh Hòa trẻ hơn tôi ba tuổi, quê ở Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, đã từng chiến đấu chống Pháp trên chiến trường Tây Bắc. Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lê Như Hòa là người chắc khỏe như cây lim, trong cuộc sống và công việc luôn mẫu mực và tâm huyết. Chính trị viên Đại đội 7 là Trung úy Võ Tấn, người Khu 5.

Những năm tháng đầu tiên xây dựng chính quy - thời kì mới mẻ nhưng rất sôi nổi trong lịch sử xây dựng của mình, Trung đoàn xe tăng 202 đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, bảo đảm kĩ thuật, hậu cần và đã có bước trưởng thành quan trọng. Cán bộ, chiến sĩ đã nỗ lực rất cao, phấn đấu đưa Trung đoàn tiến lên chính quy, hiện đại, vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt cho sự phát triển của Binh chủng Tăng - Thiết giáp sau này.

Trung đoàn xe tăng 202 luôn được sự quan tâm chăm sóc của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội. Ngày 21 tháng 7 năm 1962, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã về thăm Trung đoàn. Đi cùng Thủ tướng có Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng. Thủ tướng ra thẳng bãi bắn lớn ở Cam Lâm. Tại đây, thủ trưởng Trung đoàn cùng các kíp xe đảm nhiệm bắn trình diễn đã phấn khởi, vui mừng chào đón Thủ tướng và Thượng tướng Tổng Tham mưu trưởng. Từng kíp xe chiến đấu tập hợp đứng trước xe của mình. Thủ tướng ra tận xe xem xét, nắm chặt tay các chiến sĩ xe tăng tham hỏi ân cần. Sau khi dự trình diễn bắn pháo, Thủ tướng ra bãi tập lái xem bộ đội ta điều khiển xe tăng vượt qua các vật cản; ụ sống trâu, bãi đánh phá, vượt dốc... Nhìn bộ đội biểu diễn lái xe tăng, bụi cuồn cuộn bốc lên, Thủ tướng lắc đầu: “Cánh này phải cho ăn nhiều vào”. Thực ra, tuy huấn luyện của bộ đội xe tăng rất nặng nhọc nhưng cũng chỉ ăn “nhỉnh” hơn lính bộ binh không đáng kể. Từ bãi lái, Thủ tướng và các vị khách về Trung đoàn nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ.

Thủ tướng nói: “Phút đầu tiên được nhìn thấy các chiến sĩ lái xe tăng Việt Nam lái những chiếc xe tăng, tôi không nén nổi xúc động. Đã từ lâu, Đảng ta, nhân dân ta mong ước có trong tay loại vũ khí lợi hại này. Lợi là lợi cho ta, hại là hại cho địch. Sớm muộn gì cũng phải có, thế hệ trước chưa có thì thế hệ sau nhất định phải có, nhất định phải làm”.

Lời phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như một niềm khích lệ đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ, Thủ tướng nói mà như tâm sự, làm cho mỗi chúng tôi càng thấm thía sâu sắc va tự hào khi được là cán bộ, chiến sĩ xe tăng đầu tiên của quân đội ta. Đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mình trước Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta. Mỗi chúng tôi thầm hứa với Thủ tướng, sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập, rèn luyện, giữ gìn trang bị vũ khí, sẵn sáng lên đường đi chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:54:57 pm »

6. VƯỢT TRƯỜNG SƠN VỀ NAM CHIẾN ĐẤU

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) đã giành được thắng lợi to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đưa đến Hiệp định Giơnevơ năm 1954; hòa bình lập lại trên bán đảo Đông Dương. Theo Hiệp định, nước Việt Nam tạm chia làm hai miền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta tiến hành khôi phục kinh tế, xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam còn tạm thời dưới quyền quản lí của quân Pháp, quân đội hai bên tập kết ở hai miền, lấy sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, dưới sự kiểm soát, giám sát của Ủy ban Quốc tế, sau hai năm sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Nhưng thực dân Pháp chẳng những không thi hành Hiệp định mà còn dựa vào đế quốc Mĩ. Vì vậy, sau hai năm Hiệp định Giơnevơ không những không thực hiện, Mĩ đã gạt Pháp ra và độc quyền thống trị miền Nam, can thiệp vào nội bộ Lào, Campuchia, với âm mưu biến ba nước Đông Dương thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đối với Việt Nam, trước mắt chúng âm mưu thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành căn cứ quân sự để tấn công thôn tính miền Bắc.

Mĩ đã xây dựng chính quyền tay sai phản động Ngô Đình Diệm để tàn sát, giết hại đồng bào ta bằng nhiều thủ đoạn như: “tố cộng”, “diệt cộng”, đàn áp, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam. Chúng ban hành luật 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, biến miền Nam thành nhà thù, trại giam tập trung. Cách mạng miền Nam bị dìm trong biển máu, nhiều cơ sở của ta bị xóa, phong trào đấu tranh gặp nhiều khó khăn chưa từng thấy.

Mĩ - Diệm gây ra bao vụ thảm sát dân thường ở nhiều nơi như: Chợ Được (Quảng Nam) ngày 6 tháng 9 năm 1954; đập Vĩnh Trinh (Quảng Nam) ngày 21 tháng 1 năm 1955, ở Mộc Hóa tháng 5 năm 1955, ở Hướng Điền (Hướng Hóa, Quảng Trị) tháng 7 năm 1955. Trên dải đất miền Nam thân yêu, nhà tù nhiều hơn trường học. Hàng vạn người dân vô tội, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng kiên trung bị kẻ thù hành hạ, tra tấn dã man. Tàn bạo hơn, chúng đầu độc 6.000 người ở trại giam Phú Lợi (Bình Dương) làm hơn 1.000 người chết.

Chúng còn tổ chức tổng tuyển cử bầu “Quốc hội lập hiến” riêng rẽ, tuyên bố cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử. Nhằm thực hiện âm mưu xâm lược lâu dài, Mĩ trực tiếp và tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế, xây dựng lực lượng, gom dân lập ấp chiến lược, giúp chính quyền Diệm chống phá cách mạng miền Nam.

Dưới chế độ Mĩ - Diệm, đồng bào miền Nam không có được một ngày tự do, sống trong lo âu căng thẳng. Những cảnh bắt bớ, tù đày, bắn giết, máu chảy đầu rơi diễn ra liên tục và kéo dài trong nhiều năm. Không thể cam chịu sống nhục nhã dưới gót giày xâm lược và bàn tay đẫm máu của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam đã tìm mọi phương cách đấu tranh để bảo vệ tính mạng, tài sản và những thành quả đã đổ bao xương máu trong chín năm kháng chiến mới có được. Khắp miền Nam dấy lên những cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống trả thù người kháng chiến cũ, chống cướp đất đuổi nhà. Nhiều đội vũ trang bí mật ra đời. Các cuộc đấu tranh chính trị có kết hợp vũ trang diệt ác trừ gian bắt đầu xuất hiện. Tình hình miền Nam vượt Trường Sơn bay ra miền Bắc ngày một dồn dập qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày nào trên báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân cũng đưa tin cảnh nhân dân ta bị đầu rơi máu chảy. Nhiều câu chuyện trong tập sách “Từ tuyến đầu Tổ quốc” làm chúng tôi rơi nước mắt. Đồng bào miền Bắc và nhất là con em miền Nam tập kết rất căm phẫn những hành động dã man của Mĩ - Diệm, khắp nơi dấy lên phong trào biến căm thù thành sức mạnh, sôi nổi thi đua làm theo lời Bác gọi: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Mỗi khi Mĩ - Diệm vi phạm Hiệp định, tàn sát đồng bào, anh chị em miền Nam đang sống trên đất Bắc, ai nấy đều đau lòng. Hình ảnh trước lúc chia tay đi tập kết, tình cảm giữa kẻ ở người đi rất sâu nặng. Chỉ biết gạt nước mắt, đưa hai ngón tay, thầm hứa hai năm sẽ gặp lại. Thế mà bây giờ chẳng phải hai năm mà đã 6 - 7 năm rồi, là chuỗi ngày bà con và đồng bào ta sống trong cảnh bị bắt bớ, tù đày, chém giết. Là người con của miền Nam tập kết, chúng tôi muốn vượt Trường Sơn về ngay trong đó cùng với đồng bào chiến đấu tiêu diệt Mĩ - Diệm để rửa hận, báo thù cho gia đình, người thân và góp phần giải phóng quê hương xứ sở. Nhưng vẫn nhớ mình là cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, mọi việc nhất nhất đều tuân theo sự phân công của tổ chức, do Đảng lãnh đạo, không theo ý muốn cảm tính, phải cùng chung tình cảm của người miền Nam tập kết “ngày Bắc đêm Nam”, hoàn thành tốt nhiệm vụ và sẵn sàng có lệnh là lên đường.

Tình thế đổi thay, tháng 1 năm 1959, Hội nghị Trung ương 15 (khóa II) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã xác định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng, thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”(1).

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15 đã đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đồng bào cả nước. Là ngọn đèn pha chiếu sáng cho Cách mạng Việt Nam, nhất là đối với đồng bào miền Nam đang sống trong những đêm dài đen tối khao khát ánh sáng soi đường. Là luồng gió mới thổi vào ngọn lửa Cách mạng miền Nam đang nhen nhóm để bùng cháy lên khắp mọi nơi. Tiêu biểu là cuộc Đồng Khởi ở các huyện miền tây tỉnh Quảng Ngãi, Trà Bồng cuối năm 1959 và nhất là cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre tháng 1 năm 1960, đã mở đầu cho thời kì đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, lan rộng khắp miền Nam. Trước đó, ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ, chỉ đi “một chân”, nặng về đấu tranh chính trị, nhẹ về đấu tranh vũ trang, trong khi địch chống phá, ngang nhiên giết hại đồng bào. Từ khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, những tin tức thắng lợi phát triển đi lên của Cách mạng miền Nam, cả đồng bào miền Bắc và bà con miền Nam tập kết lúc này yên tâm hơn, càng phấn khởi tin tưởng, ra sức lao động sản xuất xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm hậu thuẫn cho Cách mạng miền Nam. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam về nhân lực và vật chất ngày càng nhiều hơn trước.

Chú thích
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, t.20, tr.82.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:56:03 pm »

Con em miền Nam tập kết, những người trong lực lượng vũ trang náo nức chuẩn bị sẵn sàng lên “bệ phóng” trở về Nam chiến đấu.

Những năm 1961 - 1962, nhiệm vụ huấn luyện của Trung đoàn xe tăng 202 được xác định: phải quán triệt đường lối quân sự của Đảng, đặt cơ sở cho việc hoàn thành kế hoạch huấn luyện 5 năm của Quân ủy Trung ương(1). Nghiên cứu những vấn đề chiến thuật, kĩ thuật binh chủng theo điều kiện của chiến trường Việt Nam; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ huấn luyện với sẵn sàng chiến đấu; nâng cao trình độ chiến đấu hiệp đồng binh chủng, sẵn sáng chiến đấu trong điều kiện thông thường và biết cách đề phòng vũ khí hạt nhân; sẵn sáng làm nhiệm vụ huấn luyện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam và nghĩa vụ quốc tế giúp quân đội bạn.

Năm 1963, Trung đoàn tiếp tục triển khai nhiệm vụ huấn luyện một bước cao hơn. Tiểu đoàn 3 do tôi làm tiểu đoàn trưởng huấn luyện chiến sĩ mới vào binh chủng và tập huấn về xe tăng cho các đơn vị bạn. Cuối năm ấy, Tiểu đoàn làm lễ tốt nghiệp cho hai Đại đội 46A và 46B do Bộ Tổng tham mưu giao cho Trung đoàn. Đây là nhiệm vụ rất mới mẻ, mỗi cán bộ trong tiểu đoàn đều phải căng mình lên chuẩn bị nội dung huấn luyện sử dụng xe tăng theo yêu cầu của các đơn vị miền Nam tập kết chuẩn bị trở lại chiến trường. Sau này tôi được biết, Đại đội 46A vào chiến trường B1 nam Tây Nguyên, còn Đại đội 46B vào chiến trường B2. Cuối năm 1963, Trung đoàn thực hiện chủ trương đưa người và phương tiện có thể đưa được vào miền Nam chiến đấu. Lúc bấy giờ, điều kiện chưa thể bảo đảm cho các loại tăng thiết giáp hành quân xa hàng nghìn cây số tên đường Trường Sơn, Trung đoàn xe tăng 202 chấp hành nghiêm chỉnh ý định của Bộ do đồng chí Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng chỉ thị: “Xe chưa xung trận được thì người xung trận trước, tham gia chiến đấu lấy xe địch đánh địch”.

Ngày 25 tháng 12 năm 1963, chỉ huy Trung đoàn gọi tôi và đồng chí Lâm Kim Chung - Trung úy, người thành phố Cần Thơ, Đại đội trưởng đại đội sửa chữa lên giao nhiệm vụ. Lâm Kim Chung có vợ làm công nhân Nhà máy dệt 8/3, nhà ở Nghi Tàm, quê của hoa đào. Chúng tôi được đồng chí Đào Huy Vũ - Trung đoàn trưởng và các anh trong Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn phổ biến nhiệm vụ: “Tới đây, Trung đoàn sẽ đưa một số đơn vị vào chiến trường. Lần này, Trung đoàn cử hai đồng chí đi cùng đoàn của Bộ tăng cường cho Bộ Chỉ huy Miền”. Về tiểu đoàn, tôi thông báo quyết định của cấp trên cho Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 3. Đồng chí Võ Ngọc Hải - Chính trị viên chịu trách nhiệm chung, còn lại các đồng chí: Tằng, Hoạt, Hùng, chịu trách nhiệm về công việc của mình. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Tham mưu trưởng, phụ trách thêm phần quân sự của tôi, khi nào có Tiêu đoàn trưởng mới về bàn giao lại. Tối hôm đó, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn làm bữa cơm chia tay. Theo kế hoạch, tôi được về nghi thu xếp việc gia đình, ăn Tết xong vào Thọ Xuân, Thanh Hóa để thực hiện theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu và Lữ đoàn 338.

Miền Bắc đã vào những ngày áp Tết, mưa bay và rét ngọt. Đã chín mười năm sống trên đất Bắc, mỗi mùa xuân đến tôi lại nhớ quê da diết. Tôi bịn rịn chia tay thủ trưởng Trung đoàn và anh em cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn. Mới đó mà tôi đã làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 được hơn 4 năm. Chừng ấy thời gian với bao kỉ niệm, vui buồn, sướng khổ có nhau. Gương mặt anh em chỉ huy tiểu đoàn đã in đậm trong trái tim tôi. Tiểu đoàn phó Tham mưu trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có dáng thư sinh, thông minh. Tiểu đoàn phó Trần Hữu Doạt lại thật thà, thắng thắn hết mực. Theo quy định của Trung đoàn, hằng tháng cán bộ tiểu đoàn phải trực tiếp huấn luyện lái, bắn súng xe. Đêm ấy, tôi ra bãi lái để theo dõi anh em luyện tập. Chỉ còn vài vòng lái nữa là kết thúc buổi học, Trần Hữu Doạt sợ tôi mệt, “Anh xuống với bộ đội để tôi thay cho”. Nghe lời anh, tôi nhảy ra khỏi xe tăng lầm bụi đỏ. Doạt thay tôi theo dõi anh em lái. Nhưng thật bất ngờ, đến vòng lái cuối cùng chiếc T34 bị đổ. Trần Hữu Doạt bị ngã, gãy mấy chiếc răng. Chính trị viên tiểu đoàn Võ Ngọc Hải, người miền Nam tập kết, vui tính, sôi nổi nhưng do phương pháp làm việc giữa anh và đảng viên, quần chúng trong Tiểu đoàn chưa thật thông cảm với nhau nên mấy lần đại hội, anh đều không trúng Bí thư Đảng ủy tiểu đoàn. Tôi nói lời cảm ơn các anh, đã giúp đỡ tôi, đồng cam cộng khổ, đưa Tiểu đoàn 3 trở thành đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Trung đoàn xe tăng 202 trong mấy năm liên tục.

Chuyến tàu hỏa từ Vĩnh Yên về Hà Nội dường như cũng thấu hiểu nỗi lòng của người sắp đi xa nên hôm nay chạy rất đúng giờ. Xuống ga, tôi bước đi dưới trời mưa bụi, về ngôi nhà ở số 6 phố Quán Thánh. Đây là căn phòng Sở Thương nghiệp Hà Nội cấp cho vợ tôi từ mấy năm nay. Trong ngôi nhà nhỏ này, tôi và vợ (Trần Kiểu Sửu) đã có những ngày tháng yêu thương, mong ngóng, đợi chờ và hạnh phúc.

Vợ chồng lấy nhau, cùng đi tập kết, hơn 9 năm ở miền Bắc đã có gần 4 mặt con. Nói gần 4 mặt con là vì ngoài Mai Ngọc Dung, Mai Thúy Hạnh, Mai Sơn Thủy, vợ tôi đang mang thai bốn tháng (sau này mới biết là con trai sinh năm 1964) thì đây là thời gian vợ chồng, cha con được sống gần nhau lâu nhất.

Chú thích
(1) Từ năm 1961, Tổng Quân ủy đổi thành Quân ủy Trung ương.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:56:35 pm »

Cả hai vợ chồng đều hoạt động cách mạng tuy cương vị khác nhau. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, lấy nhau rồi cùng đi tập kết. Chúng tôi cùng hứa với bà con và gia đình sau 2 năm trở về, nay đã 9 năm rồi. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu vụt đến làm trái tim tôi nhói đau:

            Có ai biết ba ngàn đêm ấy
            Mỗi đêm là biết mấy thân rơi!
            Có ai biết bao nhiêu máu chảy
            Máu miền Nam, hơn chín năm trời!

Có bữa, vừa bưng bát cơm chưa kịp ăn, nghe tin tội ác Mĩ - ngụy gây ra cho đồng bào ta trong đó, cổ tôi nghẹn lại. Tội ác của Mĩ - ngụy dã man, thâm độc, trời không dung đất không tha. Nay có cơ hội về miền Nam chống Mĩ, góp phần giải phóng quê hương là điều mà người miền Nam tập kết mong đợi. Nhận nhiệm vụ cấp trên giao, hai vợ chồng thấy khó khăn của người đi, kẻ ở vẫn còn nhiều, nhưng thấy đây là thời cơ để thực hiện nguyện vọng mình ấp ủ bấy lâu này.

Trước khi vào chiến trường, Trung tá Đào Huy Vũ - Trung đoàn trưởng Trung đoàn xe tăng 202 đến nhà tôi ở số 6 phố Quán Thánh. Ông nắm tay tôi nói trong nước mắt: “Bây giờ tớ mới hiểu cậu”. Mấy năm sống với nhau, anh Vũ luôn là cấp trên của tôi. Trung đoàn trưởng Vũ là một cán bộ có năng lực, có trách nhiệm nhưng nghiêm khắc. Cả trung đoàn ai cũng sợ anh, chỉ có tôi là dám đấu tranh phê bình. Nhiều khi anh cứ nghĩ tôi cục bộ địa phương. Hôm ấy chúng tôi đã có một buổi trải lòng với nhau, từ đó cảm thông và thấy thương nhau hơn.

Tôi được ăn cái tết Giáp Thìn trọn vẹn tại Hà Nôi. Chiều mùng 2 tết, đồng chí Nguyễn Ái Hòa, cán bộ xe tăng Trung đoàn 202, em nuôi đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đôn - nguyên là Phó Tư lệnh Liên khu 5 thời chống Pháp, đến chúc tết gia đình. Hòa nói anh Đôn sắp trở lại chiến trường, về Khu 5 cũ, anh ấy muốn tôi cùng về công tác. Nếu tôi đồng ý, anh Đôn sẽ đề xuất với cấp trên. Ý kiến bất ngờ quá, lại vào đúng ba ngày tết cổ truyền, tôi hẹn đồng chí Hòa sẽ trả lời sau. Tối hôm đó, sau khi các con đi ngủ, tôi đưa ý kiến của anh Đôn bàn với vợ. Nguyện vọng về miền Nam đã được chấp thuận, trên điều về tăng cường cho cơ quan Miền, nay thủ trưởng cũ lại muốn mình cùng về Khu 5 công tác. Được cấp trên nhớ đến là một vinh dự, vậy nên đi đâu? Về đâu? Khu 5 hay Miền? Về Khu 5 được trực tiếp đánh Mĩ trên quê nhà, trả thù cho đồng bào và có cơ hội biết được gia đình, bà con nhưng như thế sẽ khó cho Binh chủng và cho trên. Khi giao nhiệm vụ trên đã nói rõ hai đồng chí Phúc và Chung trực tiếp tăng cường cho cơ quan Bộ Chỉ huy Miền. Đi theo ý kiến của Bộ và Binh chủng là phù hợp với tình hình chung. Nhưng từ chối ý kiến của thủ trưởng cũ thì thời cơ về quê hương và gia đình còn xa hơn.

Nghe tôi trình bày, vợ tôi nói: “Bây giờ đi B thì cả cán bộ dân chính miền Nam tập kết chứ đâu chỉ có bộ đội mới được về như mấy năm trước. Có lẽ về miền Nam không còn của riêng ai. Anh Đôn nhớ đến anh là tốt, được đi và công tác cùng ảnh sẽ thuận lợi hơn trong quan hệ, dễ thông cảm hơn. Nhưng em nghĩ, các đoàn đi B về nam được trên tính toán cân nhắc rất kĩ về nhiều mặt, lại có cả một quá trình chuẩn bị công phu. Theo em, cứ đi theo sự chỉ đạo của trên, vào Nam Bộ càng tốt, vừa đánh Mĩ, vừa có dịp hiểu thêm đất rừng phương Nam. Như thế tiện cho anh và anh Đôn chắc cũng thông cảm với việc tổ chức đã sắp xếp”.

Một đêm đầy ắp sự kiện, niềm vui xen lẫn lo âu. Người ra đi lo cho người ở lại. Người ở lại thương người đi vào chiến trường, nơi sự sống và cái chết chỉ trong khoảng cách mong manh. Đêm ấy, cả hai vợ chồng thức khuya để bàn bạc, động viên nhau.

Đó là đêm mùng 2 Tết Giáp Thìn (1964). Vài ngày sau, tôi đi gặp đồng chí Nguyễn Ái Hòa, nhờ báo cáo lại Trung tướng Nguyễn Đôn là tôi rất tiếc không được cùng anh về lại chiến trường xưa vì đã được trên cử vào B2 theo kế hoạch từ trước. Về Nam ròi, Hòa báo cáo lại với tôi là khi nghe báo cáo xong, anh Đôn cười, nói “cũng được” và chúc tôi thành công ở cương vị mới.

Thế là việc đi đâu, về đâu đã được giải quyết. Chỉ còn quyết tâm luyện tập để lên đường. Người đi như thế là ổn, còn ở lại vợ tôi sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gắng vượt qua. Cô ấy động viên tôi yên tâm mà đi, những gì đã bàn, đã thống nhất, ra sức thực hiện cho đến ngày gặp lại nhau. Tôi nghĩ, có lẽ vợ chồng đều là người miền Nam, đều là cán bộ tập kết nên đã sớm xác định được tình cảm, trách nhiệm cũng như nhiệm vụ được giao.

Nhưng tôi vẫn không vơi bớt nỗi lo. Tôi nghĩ nhiều về trách nhiệm người lính trong chiến tranh, về hạnh phúc gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Thương vợ, 3 con còn quá nhỏ: Mai Ngọc Dung mới 6 tuổi, Mai Thúy Hạnh 4 tuổi, Mai Sơn Thủy mới 2 tuổi. Vợ tôi lại đang mang bầu, các con chưa tự chăm sóc được cho nhau.

Đêm ấy, tôi đi lại trong căn phòng nhỏ vừa uống nước vừa nhìn các con đang ngủ say. Giá như các con lớn thêm ít tuổi, tự lo được cho bản thân và phụ giúp mẹ trông em. Nhìn bụng mang dạ chửa của vợ tôi biết sẽ vất vả nhiều lắm. Giá như sinh đẻ sớm hơn, có ba ở nhà dù sao mẹ con cũng đỡ một phần vất vả.

Sáng hôm sau thức dậy đã thấy vợ tôi ngồi bên mâm cơm. Mặc dù kinh tế eo hẹp những mấy ngày trước khi vào chiến trường, vợ tôi cũng lo được cho chồng con những bữa cơm tươm tất. Đêm qua cô ấy không ngủ, thương chồng đi vào nơi hòn tên mũi đạn. Những ngày sắp tới, vợ tôi chắc sẽ vất vả hơn gấp bội phần. Ai mà biết được chiến tranh bao giờ mới kết thúc? Tôi đứng bên giường ngắm nhìn các con đang ngủ, hôm hôn từng đứa. Tôi nắm chặt tay vợ, cô ấy gục đầu vào vai tôi, mắt ngấn nước. Cô ấy đưa tôi ra cổng nhà số 6 Quán Thánh. Vợ tôi bịn rịn nói trong nước mắt; “Anh ra đi quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, em ở nhà nuôi dận con, xây dựng, bảo đảm hậu phương gia đình, chờ ngày thắng lợi gặp nhau ở quê nhà”.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:57:53 pm »

Mới sáng sớm, đường Quán Thánh vẫn còn ướt đẫm sương. Thỉnh thoảng có vài chiếc xe đạp của người lao động chạy vút qua. Tiếng tàu điện leng keng, nghe thân thiết lạ thường. Cây bàng đầu ngõ nhà tôi đã nhú những búp non. Tôi ngoái lại nhìn ngôi nhà nhỏ. Nơi đó có người vợ thân yêu, 3 đứa con “trứng gà trứng vịt” và một đứa sắp chào đời. Tình yêu thương người vợ trẻ với các con dâng đầy trái tim tôi. Tôi xốc lại chiếc ba lô, rảo bước nhanh sang đường Phan Đình Phùng, rồi rẽ đường Phùng Hưng.

Đó là buổi sáng ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn.

Trạm 66 của Bộ Quốc phòng ở phố Phùng Hưng, ngày ấy chỉ có vài ba dãy nhà cấp 4. Tôi đến, đã thấy mấy cán bộ đứng trò chuyện dưới tán những cây sấu già. Chừng nửa giờ sau, anh em mới đến đầy đủ. Đứng cạnh các anh bộ đội nai nịt gọn gàng là những người vợ trẻ đi theo đưa tiễn. Mắt ai cũng đỏ hoe. Tôi nhớ đến vợ tôi, Trần Kiều Sửu. Dù không ra nơi tập trung tiễn chồng nhưng giờ này cô ấy chắc cũng đang khóc. Những giọt nước mắt được giấu sâu vào tim để làm yên lòng người đi xa.

Chiều hôm ấy, ngày 16 tháng 2 năm 1964, xe của Bộ Quốc phòng đưa chúng tôi từ Hà Nội vào Lữ đoàn 338 ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, nơi rèn luyện và tổ chức các đoàn vào miền Nam của quân đội ta. Mĩ - ngụy cáo buộc đây là “trung tâm huấn luyện biệt kích” đưa vào phá hoại miền Nam. Đến nơi, được đơn vị và các đồng chí cùng đi vào trước đón tiếp thân tình, đầm ấm trong không khí của ngày xuân. Tối hôm đó, chúng tôi ăn Tết cùng đơn vị theo lệ đưa tiễn đưa ông bà. Những câu chuyện Tết mọi nơi cùng thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, rượu và phong pháo 20 phân làm cho không khí thêm sôi nổi. Chúng tôi nâng li chúc sức khỏe lẫn nhau, chúc mừng xuân thắng lợi.

Sáng hôm sau chúng tôi lên hội trường. Đồng chí Trung tá Trần Tiến Quảng - Lữ đoàn phó Tham mưu trưởng Lữ 338 phổ biến nhiệm vụ, kế hoạch và thời gian rèn luyện mang nặng, đi xa. Tất cả 49 người được biên chế vào đại đội khung của đơn vị, do đồng chí Hồ - Đại đội trưởng, đồng chí Năm Nhẫn - Chính trị viên, đồng chí Năm Nhén - Đại đội phó (Cả ba đồng chí này tôi đều gặp ở Cục Chính trị Miền năm 1966).

Sau cuộc họp, anh em nhận ba lô, gạch và cát để rèn luyện mang nặng đi xa. Chúng tôi được ăn bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đi B và luyện rèn tại đây trong hai tháng. Mức mang hành quân của mỗi người cả trang bị vũ khí, lương thực, quần áo, tăng võng và các dụng cụ khác từ 25 đến 30kg. Khởi động ban đầu 15 đến 20kg, đi liền 6 đến 8 tiếng đồng hồ và tăng đần lên mức 25 đến 30kg, đi liên tục 8 đến 10 tiếng cả ban đêm. Tập cho đến khi vai chịu được nặng, chân bước vững và bền là đạt yêu cầu.

Mang cỡ này mà trèo đèo, lội suối, vượt sông, thời chống Pháp 9 năm lên xuống nam bắc Tây Nguyên tôi cũng đã đi rồi.

Đặc biệt, những năm 1953 - 1954, phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ, Trung đoàn 803 chủ lực Liên khu 5, trong đó có Tiểu đoàn 39 chúng tôi hành quân bộ từ Phú Yên lên Buôn Hồ, Biển Hồ, Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai. Lúc hành quân, khi dừng lại, lúc cơ động đánh địch, bữa ăn chỉ có cơm nắm, muối rang, nước suối. Có lúc chờ gạo tiếp tế bộ đội phải nhịn đói 3 ngày. Đời lính đói thì ăn lá rừng, củ mài, củ chụp là chuyện bình thường.

Đây là cuộc hành quân mang vác nặng, đi xa, dài ngày nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi. Được cấp trên phổ biến, chúng tôi chỉ biết phải hành quân bí mật, đi theo lối mòn có giao liên chỉ dẫn. Trên đường có thể gặp thác lũ, mưa rừng, thú dữ, đặc biệt là bọn thám báo, biệt kích, máy bay, bom đạn kẻ thù. Những thử thách ấy đang chờ chúng tôi. Tuy nhiên, cái biết trước chính là có đoàn đã đi đến đích an toàn. Người ta đi được mình cũng đi được. Không hơn cũng phải bằng người ta. Bác Hồ đã dạy: “Có chí ắt làm nên”. Chúng tôi suy nghĩ và tự động viên mình để tăng thêm nghị lực.

Trong khi anh em chúng tôi đang khẩn trương rèn luyện hành quân mang vác nặng trên núi rừng Thanh Hóa thì ở Hà Nội diễn ra một sự kiện trọng đại. Ngày 27 tháng 3 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Nội nghị Chính trị đặc biệt tại Hội trường Ba Đình. Đây là một “Nội nghị Diên Hồng” của thời đại Hồ Chí Minh. Sau khi điểm lại những sự kiện trong 10 năm qua ở nước ta và trên thế giới, Bác Hồ tỏ rõ thái độ của nhân dân ta đối với âm mưu xâm phạm miền Bắc của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Bác nói: “Tình hình miền Nam hiện nay chứng tỏ một cách rõ rệt sự thất bại không thể tránh khỏi của đế quốc Mĩ trong “cuộc chiến tranh đặc biệt” này”(1). Bác kêu gọi: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết cần đoàn kết hơn nữa…”, “luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hoạt động khiêu khích và phá hoại của đế quốc Mĩ và bọn tay sai của chúng”(2). Người còn nói: “Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. Mọi người chúng ta bất kì ai, làm việc gì, ở cương vị nào, đều phải là những chiến sĩ dũng cảm của sự nghiệp vẻ vang ấy”(3).

Chúng tôi lắng nghe, ghi vào trái tim mình từng lời của Bác, nguyện là những chiến sĩ dũng cảm trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sau hai tháng rèn luyện ngày đêm, đổ bao mồ hôi, người nào cũng rắn rỏi, cứng cáp hơn. Ai cũng có thể mang được từ 25 - 30kg, đi liên tục mấy chục cây số.

Chú thích
(1), (2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.14, tr.279, 285, 286.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 05:58:31 pm »

Ngày 20 tháng 4 năm 1964, đơn vị làm công tác tổ chức, biên chế. Đoàn chúng tôi mang phiên hiệu 613, có 49 người, biên chế 5 tiểu đội, mỗi tiểu đội có 9 người và ban chỉ huy. Về quân hàm có 4 trung úy, 1 thượng úy), còn lại là đại úy (thời đó còn gọi là sơ cấp, trung cấp). Một số đại úy trước khi lên đường được phong hàm thiếu tá, quyết định đã gửi vào Bộ Chỉ huy Miền, trong đó có tôi.

Đại úy Thìn được cấp trên giao nhiệm vụ Trưởng đoàn đồng thời làm Phó Bí thư chi bộ. Chính trị viên là đồng chí Ban, Đại úy, Bí thư chi bộ. Đồng chí Loan, Đại úy, Chính trị viên phó, Chi ủy viên. Đại úy Châu Thế Hùng - Đoàn phó Hậu cần, Chi ủy viên. Đồng chí Lan cũng quân hàm Đại úy, Tiểu đội trưởng, Chi ủy viên. Các đồng chí trong ban chỉ huy đoàn và cấp ủy hầu hết đã có nhiều năm chiến đấu ở chiến trường “miền Đông gian lao mà anh dũng” thời kì chống thực dân Pháp. Tôi được giao làm Tiểu đội phó, phụ trách hậu cần nên sau lưng lúc nào cũng thêm chiếc nồi quân dụng to tướng

Cấp trên phổ biến hướng đi và đến của Đoàn 613 có mật danh: “Vào Ông Cụ, R, Miền, B2”. Sau này chúng tôi được biết là vào Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ.

Đoàn 613 có nhiệm vụ trước mắt là tiếp tục luyện tập kết hợp với công tác chuẩn bị mọi mặt theo kế hoạch hành quân. Nhiệm vụ xa hơn, quan trọng bậc nhất là bảo đảm chấp hành kỉ luật hành quân, bí mật, an toàn, đến nơi 100% quân số.

Đoàn và chi bộ họp quán triệt nhiệm vụ, rèn luyện hành quân xa, mang vác nặng, ra nghị quyết lãnh đạo hành quân. Nghị quyết của chi bộ nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên phải giữ vững ý chí quyết tâm “Vì miền Nam phục vụ”, chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, giải quyết miền Nam, thống nhất đất nước. Tạm gác riêng tư tính toán cá nhân. Đoàn kết giúp nhau bảo đảm hành quân 100% về đến đích. Tự giác giữ nghiêm kỉ luật và nội quy hành quân; cảnh giác, bí mật và sẵn sàng chiến đấu”. Sau đó, đoàn phổ biến kế hoạch rèn luyện nâng cao kết hợp với chuẩn bị theo quy định, phù hợp với nội quy hành quân, trú quân.

Trước khi lên đường, mỗi ngày chúng tôi tập một buổi nâng cao, còn lại sinh hoạt học tập chính trị và từng cá nhân chuẩn bị theo quy định. Mỗi người phải mang 20kg gạo, mắm muối, thực phẩm, lương khô, thuốc trị bệnh, quần áo, tăng võng, áo mưa, thắt lưng và một khẩu súng ngắn P38 của Tiệp, 20 viên đạn, một biđông đựng nước, một càmèn nấu cơm cá nhân, giày dép, một dao găm, 2 ruột nghé, một dao tông đi rừng.

Các loại trang bị đều do đơn vị cấp phát, gạo đựng vào hai ruột tượng còn lại dồn vào ba lô, khoác lên vai, các thứ khác đeo ở thắt lưng. Mỗi tiểu đội thành một bếp ăn được trang bị một nồi quân dụng. Riêng thực phẩm ăn hằng ngày cấp trên phát tiền mặt theo định suất, có căng tin phục vụ theo khả năng từng người. Một số anh em có điều kiện, tiền lương tích lũy được mua tôm to là ruốc, thịt heo rim, sâm cao li và cả thuốc bổ. Phần lớn anh em chỉ chuẩn bị được ruốc thịt heo, chà bông cùng một ít lương khô phòng đói dọc đường.

Kinh nghiệm hoạt động ở chiến trường Khu 5 thời kháng chiến chống Pháp đã cho tôi nhiều bài học. Nay đi xa, dài ngày cần đến độ mặn của mắm muối, tăng thêm đạm và gia vị cần thiết. Tôi tính toán thực phẩm mang theo phải bảo đảm ăn được từ hai tháng rưỡi đến ba tháng.

Không khí chuẩn bị hành quân thật náo nức. Đơn vị như một nhà máy chế biến thực phẩm. Nguyên liệu chủ yếu là tôm, thịt heo, thịt bò. Quan sát anh em chuẩn bị, tôi nghĩ ngay đến phương án riêng cho mình. Khi làm ruốc tôm, các anh thường bỏ phần đầu, đuôi. Thấy tiếc, tôi nhặt đầu tôm, đưa vào nhà dân nhờ rang khô, giã nhỏ làm bột mịn, trông khá bắt mắt. Nửa cân bột tôm, cùng với 3 lạng bột ngọt, tiêu ớt vừa đủ cay, một lạng sả già vắt lấy nước, trộn đều, để riêng ra. Thịt heo 1,2kg, loại nạc thái nhỏ trộn với 3 lạng muối, 6 lít nước mắm ngon, cho thêm vài bát nước lã để kích thích bốc hơi.Tôi cho thịt vào nồi nấu sôi, sau đó cho lửa thật nhỏ. Khi thịt nhừ đến độ sền sệt, cho tiếp các thứ còn lại vào trộn đều, làm như thế bột tôm không bốc hơi, các gia vị giữ được hương vị của nó. Tôi mang sản phẩm ra cân thử được 2,9kg, chia làm hai, một gói mang ở thắt lưng để ăn hằng ngày, bọc còn lại cho vào ba lô dự trữ, làm “của để dành”, Thấy tôi chế biến món “thực phẩm đặc biệt”, chủ nhà làm giúp tôi nói: “Chưa thấy ai chuẩn bị như chú, vừa rẻ tiền, mà lại thơm ngon”.

Công tác chuẩn bị hành quân đã hoàn thất. Lữ đoàn 338, Đoàn 613 tiến hành kiểm tra từng cá nhân. Trọng lượng mang vác của người nhẹ nhất là 26kg, người nặng nhất 31,5kg, đa số anh em 28 - 30 kg. Những thứ đoàn không bắt buộc, một số anh em để lại, chủ yếu là quần áo, vải mưa. Cán bộ đoàn sợ thiếu, nhắc nhở, các đồng chí báo cáo: “Thà chịu thiếu mang nhẹ đi mà đến nơi còn hơn nặng quá phải nằm lại dọc đường”. Số anh em này phần lớn là dân miền sông nước đồng bằng Nam Bộ, thường ra khỏi nhà là cơ động bằng ghe thuyền, ít khi đi bộ.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM