Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:10:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung  (Đọc 27810 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2014, 09:31:54 am »

KẾT LUẬN

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi sông liền một giải. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đựợc hình thành trong quá trình lịch sử và được củng cố và phát triển khi nhân dân hai nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã dày công vun đắp mối tình hữu nghị Việt - Trung. Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước đã sát cánh bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần quốc tế cao cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:

"Mối tình thắm thiết Việt - Hoa
Vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Thế giới ngày nay đang có những biến đổi to lớn. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đứng trước những thứ thách nghiêm trọng. Mặc dù vậy, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc vẫn kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã giành được những thắng lợi quan trọng.

Cho dù bối cảnh quốc tế, tình hình ờ mỗi nước có thay đổi, Việt Nam và Trung Quốc vẫn là hai nước láng giềng, nguyện vọng tha thiết của nhân dân hai nước là được sống trong hòa bình và hữu nghị, để cùng nhau xây dựng và phát triển.
Trên thế giới, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có quyền và có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo nguyên tắc quan hệ giữa các quốc gia đã ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc:

 "Quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc được tôn trọng; các quốc gia phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc dùng vũ lực đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của nước khác" (67) Phải tôn trọng và thực hiện năm nguyên tắc chung sống hòa binh:

"1. Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau;
2.   Không xâm lược lẫn nhau;
3.   Không can thiệp vào nội trị của nhau;
4.   Bình đẳng và hai bên cùng có lợi;
5.   Chung sống hòa bình" ( 68.)

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đang kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là điều kiện quan trọng để xây dựng quan hệ hữu nghị.

Trong lịch sử, đã có thời kỳ các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần Quốc tế vô sản căn cứ vào thế mạnh của từng nước, theo sự phân công quốc tế để hỗ trợ nhau phát triển khoa học - công nghệ, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao mức sống của nhân dân. về quân sự, các nước thống nhất quan điểm giúp đỡ lẫn nhau cả tinh thần và vật chất, khi cần đưa cả quân tình nguyện, cố vấn quân sự sang giúp bạn.

Thời kỳ kháng Nhật và nội chiến cách mạng chống Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc đã từng nhận viện trợ giúp đỡ của Liên Xô, của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và sự ủng hộ của Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã từng đưa hàng triệu quân sang "viện Triều, kháng Mỹ".

Cuộc kháng chiến chính nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân và chính phủ nhiều nước trên thế giới. Từ năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc và một số nước trên thế giới công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và bắt đầu có sự giúp đỡ Việt Nam về quân sự. Chính tinh thần tự lực cánh sinh, sự lớn mạnh của lực lượng kháng chiến Việt Nam là cơ sở để sử dụng có hiệu quả viện trợ của Trung Quốc.

Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ khi ấy nước Cộng hòa nhân dân Trưng Hoa vừa mới thành lập, còn rất nhiều khó khăn, nhưng đã giúp đỡ Việt Nam rất có hiệu quả. Trung Quốc không chỉ giúp đỡ về vật chất, mà còn cử đoàn cố vấn quân sự 79 người sang giúp đỡ bộ đội Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam cũng nhân được sự đồng tình ủng hộ của cả nhân loại tiến bộ. Có được sự đồng tình ủng hộ ấy chính vì cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là một sự nghiệp sáng ngời chính nghĩa, vì đế quốc Mỹ-kẻ thù của nhân dân Việt nam. là "tên hiến binh quốc tế, là kẻ thù  của nhân dân toàn thế giới"
( 1. Văn kiện Hội nghị Đại biểu các Đảng Cộng sản và Công nhân họp ở Mát-xcơ-va tháng 1-1960, Nxb. Tiến bộ, M - Sự thật, H 1961, tr. 23.).

Việt Nam trở thành tuyến đầu chống đế quốc của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc. Trong lịch sử, hiếm có cuộc chiến tranh nào lại được sự đồng tình và ủng hộ rộng lớn của nhân dân toàn thế giới như cuộc kháng chiến của Việt Nam. Các phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ phát triển ở khắp các châu lục. Ở các nước Mỹ và Nhật đã có 8 người tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cu-ba tuyên bố: Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình.
Ngay ở Oa-sinh-tơn, thủ đô nước Mỹ cũng nổ ra nhiều cuộc biểu tình có tới hàng chục vạn người tham gia đòi chính quyền Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Giáo hoàng La Mã cũng từng lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Nhà bác học Béc-tơ-răng Rút-xen cùng nhiều nhà khoa học trên thế giới đã có sáng kiến thành lập Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam, Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa: Liên Xô, Trung Quốc, Cu-ba, Triều Tiên, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc, Ba Lan. Cộng hòa dân chủ Đức, An-ba-ni, đã giúp đỡ Việt Nam cả về tinh thần và vật chất với tinh thần Quốc tế vô sản, đặc biệt sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc là to lớn và có hiệu quả.

Sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam là do có đường lối kháng chiến đúng đắn, là sức mạnh đoàn kết của toàn dân, là ý chí quyết giành độc lập, thống nhất Tổ quốc, là truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc, là ý thức tự lực tự cường, nhưng nếu không có sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của các nước bạn sẽ khó giành được thắng lợi. Song sự giúp đỡ quốc tế dù to lớn đến đâu cũng chỉ là yếu tố quan trọng mà yếu tố quyết định giành thắng lợi là nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Mao Trạch Đông từng viết: "Quân đội hai bên đánh nhau... thắng hay bại đều do nguyên nhân bên trong quyết định' (Tuyển tập Mao Trạch Đông , t 1 , Nxb ngoại văn bắc kinh , 1967 , tr  469)

không thể cho rằng thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến là do những lần "xuất quân lớn” của Trung Quốc giúp Việt Nam như một số cuốn sách của Trung Quốc đã viết.

Nhân dân Việt Nam biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ của chính phủ và nhân dân các nước, các tổ chức xã hội, của những người đã từng ủng hộ Việt Nam. Người Việt Nam luôn nhắc nhau "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là đạo lý đã truyền từ đời này sang đời khác. Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu một Đoàn đại biểu cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam đi thăm và cảm ơn các nước, trước hết là Trung Quốc và Liên Xô. Khi cuộc khảng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam vừa kết thúc, thực hiện lời Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng đã đi thăm và cảm ơn các nước anh em và bè bạn.


----------------------------
 67-   Hiến chương Liên hiệp quốc, Điều 1 và Điều 2.

 68-   Văn kiện Hội nghị đại biếu các Đang Cộng sản và Công nhân tại Mảt-xcơ-va  thảng 1-1960, Nxb. Sự thật, H, 1961, tr, 36
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2014, 10:07:28 am gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2014, 09:43:01 am »

Lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã giành cho mình trong hai cuộc kháng chiến cứu nưức. Những nghĩa trang liệt sĩ nơi yên nghỉ của các chiến sĩ Trung Quốc đã anh dũng hy sinh trong khi làm cầu, đường và phòng không, bảo vệ các tuyến đường biên giới phía Bắc Việt Nam dược xây dựng tôn nghiêm ở các tỉnh Hà Bắc, Lạng Sơn, Hòa Binh,,., ngay trong khi nhân dân Việt Nam đang kháng chiến. Trong những năm quan hệ hai nước không bình thường, mỗi dịp vào tiết Thanh minh, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam và đại diện sứ quán Trung Quốc vẫn đến các nghĩa trang nói trên kính viếng linh hồn các liệt sĩ Trung Quốc.

Đáng tiếc là, Sa Lực - Mân Lực đã viết sai sự thật, họ cho rằng "Việt Nam vong ân bội nghĩa" (69), việc làm đó đã làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung - Việt. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc đã từng coi 'Việt Nam là tuyến đầu chống Mỹ”.

Giúp Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói rõ điều đó: Thành thực mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cảm ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Ních-xơn phải đi Bắc Kinh.

Khi thông báo cho lãnh đạo Việt Nam nhân việc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào Liên hợp quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: Cống hiến của Việt Nam là rất lớn.

Những sự kiện đó khẳng định rằng: giúp Việt Nam, Trung Quốc đã tự giúp mình rất nhiều, vừa làm nghĩa vụ quốc tế, vừa vì lợi ích của chính Trung Quốc.

Sau thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam đứng trước những khó khăn thử thách cực kỳ to lớn. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Sau 30 năm chiếntranh,nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam là được sống trong hòa bỉnh, để khắc phục các hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV. năm 1976 đề ra nhiệm vụ:

"Tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa Quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi"(70 ).

Nhưng hòa bình ở Việt Nam chưa được bao lâu thì bọn diệt chủng Pôn Pốt đã trắng trợn mở cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ biên giới Tây-Nam của Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam đã sử dụng quyền tự vệ chính đáng của mình, đánh đuổi quân Pôn Pốt xâm lược ra khỏi biên giới. Sau đó, theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng.

Sự có mặt kịp thời của quân đội Việt Nam ở Cam-pu-chia là nhẳm cứu dân tộc Cam-pu-chia vào lúc họ đã bị bè lũ Pôn Pốt giết hại hàng triệu người. Giúp đỡ một dân tộc thoát khỏi họa diệt chủng là hành động chính nghĩa, phù hợp với đạo lý và luật pháp quốc tế, được dư luận thế giới đánh giá cao.

Nhưng Trung Quốc đã có những phản ứng khác hẳn!

Trong cuốn 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Sa Lực - Mân Lực đã không đả động gì đến sự kiện ngày 17 tháng 2 năm 1979, 60 vạn quân Trung Quốc bất ngờ tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Họ giải thích cho hành động xâm lược quy mô lớn có  tính toán, chuẩn bị đó chi là "phản kích để tự vệ ", là để 'dạy cho Việt Nam một bài học", bởi Việt Nam đã giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ bè lũ Pôn Pốt mà Trung Quốc đã dốc sức ủng hộ.

Sau khi quân Trung Quốc buộc phải rút khỏi Việt Nam, chiến sự quy mô lớn tạm lắng xuống, nhưng cuộc chiến tranh biên giới còn kéo dài nhiều năm. Quân Trung Quốc liên tục bắn phá vào các bản làng nằm sâu trong nội địa Việt Nam, cho quân sang chiếm nhiều diểm thuộc lãnh thổ Việt Nam, trong đó có bình độ 400 (Trung Quốc gọi là vùng núi Pha-kha), điểm cao 1509 Vị Xuyên (Trung Quốc gọi là Lão Sơn) và núi Bạc thuộc Yên Ninh (Trung Quốc gọi là Giả Ảm Sơn).

Các tác giả Sa Lực - Mân Lực viết rằng: Trung Quốc phải đưa quân ra mở trận đánh thu hồi những vùng có ý nghĩa chiến lược. Những người Việt Nam và người Hoa lâu nay sinh sống ở vùng này đều ngạc nhiên đến sửng sốt khi họ thấy những vùng đất trên đây hàng nghìn năm nay vẫn thuộc lãnh thổ Việt Nam, bỗng dưng lại "trở thành đất của Trung Quốc". Biên giới Việt - Trung vốn là biên giới hữu nghị đã bị Trung Quốc biến thành xung đột keó dài.

Trong cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, các tác giả còn nêu vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa (họ gọi là Nam Sa và Tây Sa) và dưa vấn đề này lên đầu cuốn sách.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc quyền quản lý của Việt Nam từ lâu. Việc thực hiện quản lý hai quần đảo của chính quyền bảo hộ Pháp trong thời kỳ trước năm 1945, của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước ngày nước Việt Nam thống nhất, chỉ là sự kế thừa chủ quyền của Việt Nam đã được thực hiện thiết lập từ nhiều thế kỷ trước. Đương nhiên, việc tổ chức quản lý các quần đảo đó của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau ngày nước Việt Nam thống nhất là việc làm tất yếu của quốc gia có chủ quyền, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chỉ đến những năm gần đây Trung Quốc mới đưa ra yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo này, và cho quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, gây ra tình trạng tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác ờ quần đảo Trường Sa.

Cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, người đọc nhận ra rằng: trong những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã nhiều lần "xuất quân lớn" đánh các nước láng giềng (Liên Xô, Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam).


Điều ngạc nhiên nữa là, các tác giả cuốn sách đã coi việc Trung Quốc dưa cố vấn sang giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và đưa công binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam làm đường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như việc đánh chiếm Hoàng Sa và đem 60 vạn quân tiến công Việt Nam cũng là những lần "xuất quân lớn" như nhau.

 Phải chăng, họ không hiểu thế nào là chính nghĩa và không chính nghĩa, đâu là giúp đỡ lẫn nhau chống đế quốc, đâu là xâm lược.

Việc xuất bản những cuốn sách xuyên tạc sự thật như cuốn 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc do Sa Lực - Mân Lực viết là có hại cho việc củng cố tình hữu nghị Trung - Việt và trái với thỏa thuận giữa lãnh đạo của hai Nhà nước.

Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn kiên trì con đường mà mình đă lựa chọn. Nhân dân Trung Quốc đã và đang giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam cũng đang thu được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chù nghĩa. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, vì trách nhiệm bảo vệ chủ nghĩa xã hội đã chủ dộng sang Trung Quốc nhằm bình thường hóa quan hệ Việt - Trung.

 Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã thể hiện thiện chí của mình. Đồng chí Giang Trạch Dân nói: "Sau một thời gian khúc khuỷu, cuộc gặp cấp cao Trung - Việt có ý nghĩa quan trọng, kết thúc quá khứ, mở ra tương lai và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ lâu dài giữa hai nước" (71 ).

Bản Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến đi thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã  khẳng định:

 "Hai bên tuyên bố hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, trên cơ sở năm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào  công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình"; "Hai bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hòa bình vấn đề lãnh thổ, biên giới, v.v. tồn tại giữa hai nước".

Lịch sử là sự thật khách quan đã diễn ra trong quá khứ. Những người cầm bút Việt Nam khi viết cuốn sách này đã nói đúng sự thật để góp phần xây dựng củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đang được củng cố. Chúng ta mong rằng với bài học của quá khứ và sự nỗ lực của cả nhân dân hai nước theo đúng những nguyên tắc, mà lãnh đạo hai Đảng, hai Chính phủ đã chấp thuận, tình hữu nghị đó sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp.


--------------------------


70-  Bảo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đai hội IV, Nxb Sự thật. H 1977, tr. 68

71-  Phát biểu của đồng chí  Giang Trạch Dân, Báo Quân đội nhân dân, ngày 6-11-1991.

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2014, 09:51:02 am »

SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU
A.   SACH

I. SÁCH TRONG NƯỚC

1.   Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.7, t.9, t.10, Nxb. Sự thật. H. 1987. 1989.
2.   Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Nxb Sự thật, H. 1980.
3.   Hồ Chi Minh, Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1975.
4 Hồ Chí Minh, Biên niên những sự kiện và tư liệu quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân. H.1990.
5.   Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch HỒ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân. H. 1990.
6.   Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, t.l, (1920-1954), Nxb. Sự thật, H. 1981.
7.   Văn kiện Đảng (1930-1945), t.l, Ban XCLSĐTƯ. H.1977.
8.   Văn kiện Đảng Í1945-19Õ4), t.2. Ban NCLSĐTƯ. H.   1979.
9.   Báo cáo chính trị tại Đại hội IV, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Sự thật, H. 1977.
10.   Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, H. 1991.
11.   Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb. Sự thật, H. 1965.
12.   Lê Duẩn, về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Xxb. Chính trị quốc gia, H. 1993.
13.   Trường - Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, t.l, Nxb. Sự thật, H. 1976.
14.   Võ Nguyên Giáp. Báo cáo về kế hoạch tác chiến và tổng kết kinh nghiệm trong các chiến dịch lớn, t.l. BTTM, 1964.
15.   Võ Nguyên Giáp, Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Ban KHXH, Thành ủy TP. Hồ Chi' Minh, 1991.
16.   Văn kiện Hội nghị đại biêu các Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Mát-xcơ-va tháng 1-1960, Nxb. Tiến bộ, M - Sự thật, H.1961.
17.   Lịch sư Quân dội nhân dân Việt Nam, t.l, Nxb. Quân đội nhân dân, II. 1974.
18.   Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, t.l, t.2, (In lần thứ 2), Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1994.
19.   Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, t.l, Xxb. Quân đội nhân dân, H. 1994.
20.   Điện Biên Phủ, sức mạnh dân tộc, tầm vóc thời đại, Xxb. Quân đội nhân dân, H. 1994.
21.   Trận đánh ba mươi năm, t.l, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1985,
22.   Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1993.
23.   Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, t.l, t.2, Tổng cục Hậu cần, H. 1991.
24.   Lịch sử tham mưu Hậu cần, Quăn đội nhân dân Việt Nam (1950-1975 , Nxb. Quân đội nhân dân, H, 1993,
25.   Biên niên các sự kiện lịch sử Hậu cẩn, Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Hậu cần, H. 1986.
26.   Lịch sử Vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam., (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dàn, H. 1992,
27.   Lịch sử ngành Quân y, Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Quân y, H. 1991,
28.   Biên niên các sự kiện lịch sử hoạt động của ngành Hậu cẩn từ 1944 đến 7-1954, Phòng tổng kết chiến tranh, Tổng cục Hậu cần. 1961.
29.   Tư liệu nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc với Việt Nam từ 1948 đến 1979, t.l, Cục nghiên cứu, Bộ Quốc phòng, 1988, bản đánh mảy.
30.   Trung Quốc từ Mao đến Đặng, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1984.
31.   Hoàng Vãn Thái, Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia, Nxb. Sự thật, H. 1983.
32.   Trần Trọng Trung, Lịch sư một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, t.l, t.2, Nxb. Quản đội nhân dân, H. 1962.
33.   Hà Giao, Cách mạng Cam-pu-chia. và nghĩa vụ quôc tê của quân đội ta, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1962.
34.    Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, H. 1988.
35.   Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua Nxb, Sự thật, H. 1979.
36.   Chủ quyền của Việt Nam đổi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Vụ Thông tin báo chí , Bộ Ngoại giao, H. 1979.
37.   Các quân đảo Hoàng Sa Trường Sa và luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao CMXHCNVN, H. 1988.
38.   Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1984.
39.   Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa, Sài Gòn công bố 14-2-1975.
40.   Huyện đảo Trường Sa, Nxb. Tổng hợp Phú Khánh, 1988
41.   Lưu Văn Lợi, Việt Nam, đất, biển, trời, Nxb. Công an nhân dân, H. 1990.
42.   Vũ Phi Hoàng, Vùng biển và quyền làm chủ, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1990.
43.   Văn Trọng, Hoàng Sa - quẩn đảo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1979.
44.   Cuộc chạy đua tìm tư liệu lịch sử chứng minh chủ quyền về các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc và Việt Nam, Ban Biên giới Chính phủ, 1993.
45.   Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN,1994.
46.   Phạm Kim Hùng, Lưu Vân Lợi, Bàn về bằng chứng của Trung Quốc đối với hai quần đảo ở biển Đông, Ban Biên giới Chinh phủ. 1993.
47.   Dương Hảo, Một chương bi thảm, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1980.
48.   Việt Bắc ba mươi năm chiến tranh cách mạng, t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1982.
49.   Từ điển chính trị vắn tắt, Nxb. Sự thật.
50.   Tổng kết của Quân chủng Phòng không - Không quân, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 1993.
51.   Những tài liệu chi đạo chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh, t.l, BTTM, 1963.


//. SÁCH NƯỚC NGOÀI.
1.   Mao Trạch Đông, Tuyến tập, t.l, 2, 3, 4, Nxb. Ngoại văn, Bắc Kinh, 1967.
2.   Trung Quốc Đại bách khoa toàn thư, Nxb. Bắc Kinh - Thượng Hải 1990.
3.   Lý Kiện, Sự thật về sáu cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước Trung Hoa mới, Nxb. Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, 1992 (Cục Nghiên cứu, BTTM dịch 1992).
4.   Trần Chí Vũ, Khai quốc đệ nhất chiến, Nxb. Hoa Linh, Bắc Kinh 1993.
5.   Sa Lực - Mân Lực, 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Nxb. Văn nghệ Tứ Xuyên, 1992.
6.   Vương Hiền Căn, Kháng Mỹ viện Việt thực lục. Nxb. Văn hóa quốc tế (Bắc Kinh), phát hành 1990.
7.   Mân Lực, Mười năm chiến tranh Trung- Việt, Nxb. Đại học Tứ Xuyên 1993.
8.   Vích-to Xa-na-rin, Con rồng đang lấy sức, Nxb. Thông tấn Nô-vô-xi-ti, Mát-xcơ-va 1982.
9.   Giôn Tay-lo, Trung Quốc và Đông - Nam A (New York, Washing ton, London 1976), tư liệu Viện Khoa học quân sự.
10.   Ét-ga Xnô, Cuộc cách mạng lâu dài, Nxb. Hớt-xinh-xơn, Luân Đôn 1973.
11.   Mai-cơn Mác.-cơ-lia, Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, bản đánh máy, Thư viện quân đội dịch.
12.   Y. Gra, Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, bản đánh máy, Thư viện quân đội dịch.
13.   Na-va, Đồng Dương hấp hối, Nxb. Plon, Pa ri 1958, tài liệu dịch, lưu Viện lịch sử quân sự.
14.   G.Mác-săng, Thảm kịch Đông Dương, tài liệu dịch, Thư viện quân đội.
15.   Giuyn Roa, Trận Điện Biền Phủ, Nxb. Ju-li-an, Pa-ri, tài liệu dịch, Thư viện quân đội.


B.   TẢI LIỆU

1.   Tạp chí Học tập (6-1975)
2.   Tạp chí Cộng sản (2-1979)
3.   Tạp chí Quân dội nhân dân (12-1979, 1980).
4.   Tạp chi' Quốc phòng toàn dân (số 3, 4, 5, 6 năm 1994)
5.   Tạp chỉ Hải quân (số đặc biệt 5-1982)
6.   Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Viện sử học (số 1, 2 năm 1979)
7.   Tạp chí Lịch sử quân sự (6-1988).
8.   Tạp chí Xưa vàNay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, (số 3, 4, 5 năm1994).
9.   Thông tin quan hệ quốc tế, Viện quan hệ quốc tế, (11-1979).
10.   Báo Nhân dân (các năm 1979, 1982, 1983. 1988).
11.   Báo Quân dội nhân dân (các năm 1978, 1991).
12.   Sự kiện và Nhân chứng, Đặc san báo Quân đội nhân dân.
13.   Thống kê số liệu viện trợ của các nước cho Việt Nam đánh Mỹ (1955-1975), Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Hậu cần.
14.   Thống kê chi viện của miền Bắc cho miền Nam (1955-1975), Tổng cục Thống kê, ủy ban khoa học Nhà nước.
15.   Kim Hùng, Biên Đông, Viện quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao.
16.   Đào Quang Cát, Các giải pháp về biên giới của. Trung Quốc với nước láng giềng.
17.   Nguyễn An, Công tác tiếp vận lên Điện Biên Phủ, Kỷ yếu Hội thảo 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban KHXH. Thành ủy, TP. Hồ  Chi' Minh (5-1994).
18.   Hoàng Minh Phương, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Kỷ yếu Hội thảo 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban KHXH, Thành ủy, Tp. Hồ Chi' Minh (5-1994).
19.   Đặng Đức Thi, Điểm lại vài nét về các kế hoạch quân sự chủ yếu của Na-va ở Đông Dương, Kỷ yếu Hội thảo 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban KHXH Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (5-1994).
20.   Viện trợ quốc tế giúp Việt Nam, Hồ sơ lưu trữ số 20, 21; cặp 89, 90, 91, Tổng cục Hậu cần.
21.   Tư liệu của các nhân chứng, Thiếu tướng Nguyễn An, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê, Đại tá, GS Ngô Vi Thiện, Đại tá Hoàng Đôn, Đại tá Hoàng Minh Phương, các đồng chí Nguyễn Chính, Phạm Kim Hùng, Nguyền Văn Bình.

22.   Thảo án về thủ tắc công tác của đoàn cố vấn quân sự Hồ Nam do Mai Gia Sinh, phó trưởng đoàn cố vấn quân sự Hồ Nam giao cho Hoàng Minh Phương (Việt Nam) ngày 25 tháng 8 năm 1950 (lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam).

23.   Giooc-giơ Bu-đa-ren và ... về Điện Biền Phủ, Tạp chí Le Neuvel Observateur 8-4-1983 (lưu tại Thư viện quân đội).
24.   Tạp chí Việt Nam ngày nay của Hội Ôt-xtrây-li-a - Việt Nam số 9-1979 (Thư viện quân đội sao lục 1990).

25.   Cuộc xung đột Việt Nam - Trung Quốc (tập hợp các bài viết của tác giả nước ngoài về cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt,tư liệu Học viện Quốc phòng).
26.   Thông tin quan hệ quốc tế, Viện quan hệ Quốc tế, số 6-1979.
27.   Rô-nan, Xpếch-tơ, Sau Tết, Nxb. Luân Đôn, 1993.
28.   Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và thương mại giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa ngày 9-6-1885 (lưu tại Thư viện Khoa học Biên phòng, tr.20)

29.   Hiệp định Về vấn đề đường biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ, ngày 26-6-1887 (lưu tại Thư viện quân đội, số T. 41/8735).
30.   Tạp chí Người đưa tin UNECCO (Số 12-1991).

Phụ lục I: Phật Bà trên đảo Hoàng Sa (ảnh trong Báo cáo của Gauthier, Kỹ sư trưởng Công' chính, Trưởng Phái đoản dân sự, về Paracels 10-1937),

Phục lục II: Đảo Hoàng Sa (Ảnh chụp từ trên không, trong Sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa của Chính quyền Nam Việt Nam, 1975. Bờ đông bắc đảo là cầu tàu có trước 1974. Góc tây-nam đảo, nơi có tượng Phật Bà).

Phụ lục III: ĐẠI NAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ, bản đồ nước Việt Nam thống nhất đời Nguyễn (Đăng trong tác phẩm "A propos des ilcs Pracels" của P.A. Lapioque, xuất bản tại Sài Gòn, 1929).

Phụ lục IV: ĐẠI THANH ĐẾ QUỐC, bản đồ toàn Trung Quốc trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đổ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910.

Phụ lục V: Phải chăng đây là "nhân viên công tác khoa học, họ lên đảo để lắp đặt trang bị khoa học cho Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc' (UNESCO)? ảnh đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, 6-6-1994).












Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM