Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:22:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vở cải lương: Tiếng Trống Mê Linh  (Đọc 35886 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #10 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2013, 01:20:03 am »

Màn 3 – Rừng Núi Mê Linh

Cảnh 1


Rừng núi Mê Linh, Trưng Trắc một mình đứng ngắm trăng.



 
Trưng Trắc (ngâm):
Trăng lên cao,
Núi lên cao.
Núi, trăng cùng một chí anh hào.
Trăng soi vách núi in hình kiếm,
Núi dựng vầng trăng khoác chiến bào.
Mây bay gió nổi,
Ta muốn theo trăng lên đỉnh núi,
ngời trông đất nước với trời cao.

Thi Sách bước tới khoác áo choàng cho Trưng Trắc

Trưng Trắc: Phu tướng.

Thi Sách: Phu nhân, đêm đã khuya, phu nhân chưa vào trong an nghỉ sao?

Trưng Trắc: Mải nhìn trăng đối bóng, thiếp liên tưởng đến chàng, một thanh gươm yên ngựa vẫy vùng, chịu gian khổ để gieo mầm hạnh phúc.

Thi Sách: Hạnh phúc? Đứng giữa Mê Linh mà còn nghĩ tới hạnh phúc, chắc hẳn không phải là thứ hạnh phúc bé nhỏ tầm thường?
(Ngâm)
Ta về đây từ rừng núi Châu Diên,
cũng mang nặng một tình yêu tha thiết.

Trưng Trắc (ngâm):
Tình yêu ấy, một tình yêu bất diệt,
Yêu đồng bào, yêu tổ quốc, quê hương.
Lòng mải lo cho hạnh phúc của toàn dân,
đâu dám nghĩ đến tình riêng nhỏ bé.

Thi Sách (ngâm):
Ta nhớ lại những đêm dài không ngủ,
nghe bên trời văng vẳng tiếng vạc kêu sương,
nhìn trăng khuya mà tấc dạ ngổn ngang nguồn lửa hận nấu nung bầu nhiệt huyết.
Khắc hai chữ "Diệt Thù" trên kiếm thép,
quyết đạp bằng mọi chướng ngại phong ba.
Ruổi vó câu trên muôn dặm đường xa,
hầu báo đáp ơn nhà nợ nước.

Trưng Trắc (ngâm):
Trên muôn dặm quan hà chàng cất bước,
tay cầm tay, trăng in bóng chung đôi,
Rồi mai đây mỗi kẻ một kẻ một phương trời,
vui chiến đấu và cười trong gian khổ.
Phút ly biệt của tình chồng nghĩa vợ.
lời dặn dò hãy khắc cốt minh tâm.
Thù nào sâu hơn thù lũ xâm lăng?
Tình nào nặng hơn tình thương đất nước?




Thi Sách:
Phu nhân ơi đôi phen ta muốn nói với phu nhân bằng những tiếng nói thân yêu để bõ nỗi cô đơn sau những ngày xa vắng.
Nhưng chợt nhớ quê hương đang đắm chìm trong lửa loạn nên những tiếng yêu đương bỗng thành ra muôn vạn tiếng căm hờn. (1)
[Vọng Cổ, câu 4]
Từ độ quê hương quằn quại giữa điêu tàn,
Trước thảm trạng dầu sôi lửa đỏ, ta nghe lòng mình chan chứa vạn niềm thương. (SL)
Ta thương từng mảnh đất quê hương,
từng mái lá, khóm cây, ngọn cỏ.
thương vạn sanh linh đầu rơi máu đổ dưới gót xâm lăng tàn bạo của quân thù. (SL)

Trưng Trắc (nói): Thiếp còn nhớ, đêm nọ, trên đồi xa, dưới ánh trăng sáng tỏ, cụ Đô Trinh có bảo với thiếp rằng: "Cứ nhớ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương, đêm đêm trằn trọc không tài nào nhắm mắt".

Thi Sách:
(Phu nhân)
[Vọng Cổ, câu 5]
Phu nhân ơi ta đợi một ngày kia khi dải đất Mê Linh góp từng hơi thở, để thổi bừng lên ngọn lửa căm thù.
Ngọn lửa đấu tranh giết sạch lũ tham tàn,
cởi ách nô vong, bứt xiềng nô lệ,
để hãnh diện là dân tộc Rồng Tiên. (SL)
Tiếng hát thanh bình vang dậy khắp non sông,
ngàn hoa thắm lại tươi cười trước gió,
trong tiếng chim ca của buổi bình minh rạng rỡ có tiếng đôi tim kể lể chuyện tâm tình. (SL) (2)

Thi sách (nói):
Phu nhân! Nhưng khắp đất nước đang vùng lên để bứt phá xích xiềng nô lệ, thì cái vui của đôi vợ chồng son trẻ sẽ là cái vui chung của toàn thể dân Nam.

Trưng Trắc:
Phu quân dạy rất phải.
[Vọng Cổ, câu 6]
Ôi rừng núi Mê Linh hùng vĩ quá.
Núi trải mình đón đợi ánh trăng soi,
Nghe đâu đây nhạc suối rền vang như tiếng vọng của hồn thiêng sông núi.
Đường hành quân mịt mờ cát bụi,
rợp bóng tinh kỳ theo vó ngựa đường xa.
Bao giờ tắt lửa can qua,
trời Nam vang vọng khúc ca thanh bình. (SL) (3)
Giờ ta gác lại bên mình tình cảm riêng tư,
để lắng nghe tiếng thét gọi lên đường,
Gái trai sôi máu căm hờn,
ánh thép chập chờn bên ánh lửa Mê Linh. (SL)
==

=====
Ghi chú:
Trong sáu câu vọng cổ của bài Vọng Cổ nhịp 32:
1. Các câu 1, 2, 4, 5 có thể được vô từ giữa câu, bắt đầu từ nốt "" của nhịp 16 (thường gặp nhất ở hai câu: câu 1 và câu 4), gọi là "vô hò". Đây có lẽ là cách phổ biến và kinh điển nhất để vô vọng cổ.
2 + 3. Nhịp 32 của câu 5 và nhịp 24 của câu 6 kết thúc bằng nốt "xề", đây chính là những chỗ "xuống xề" trong bài Vọng Cổ.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2013, 12:47:22 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 12:35:28 am »

Cảnh 2

Đông Bảng phi ngựa tới.

Trưng Trắc: Ơ kìa, Đông Bảng.

Đông Bảng: Kính chào nhị vị chủ tướng.

Thi Sách: Đông Bảng, anh em trong hang núi thế nào ?

Đông Bảng: Bẩm chủ tướng, anh em suốt ngày lo rèn gươm giáo.

Thi Sách: Được bao nhiêu rồi?

Đông Bảng: Bẩm, năm trăm thanh gươm và một ngàn ngọn giáo. Dân chúng quanh vùng còn bảo nhau phá lưỡi cày mang vào hang núi để nghĩa quân rèn thêm.

Trưng Trắc: Phá lưỡi cày rèn gươm giáo thì lấy gì mà cày ruộng?

Đông Bảng: Chủ tướng khỏi phải lo đâu, họ đã hạ những cây lim già xuống lấy gỗ đẽo làm lưỡi cày, họ nói, cứ giết sạch bọn cướp nước đi thì cái gì cũng có, lo gì thiếu sắt thiếu muối nữa.

Thi Sách: Phải, cứ giết sạch bọn cướp nước thì cái gì cũng có.

Đông Bảng: Anh em còn nói: "Đói chịu được, rét chịu được nhưng nhục mất nước không thể nào chịu được".

Trưng Trắc: Đói rét chịu được, nhưng nhục mất nước không thể nào chịu được, đó là đạo lý của dân tộc ta đời đời truyền lại.

Đông Bảng: Đêm nay tôi đường đột phi ngựa về đây là do anh em cử tôi đem về dâng lên nhị vị chủ tướng một đôi gươm báu này.

Thi Sách và Trưng Trắc rút gươm ra khỏi vỏ, nhìn dòng chữ khắc trên gươm.

Thi Sách: "Vị Quốc Vong Thân", gươm khắc lòng ta muốn nói.

Trưng Trắc: "Vị Quốc Vong Thân", ánh sáng mờ nhật nguyệt.




Thi Sách: Các nghĩa sĩ đã khắc những dòng chữ này vào gươm báu à ?

Đông Bảng:
Bẩm chủ tướng,
Thưở xưa vị thành hoàng làng tôi chính là người rèn roi cho Thánh Dóng đánh giặc Ân,
Nay chúng tôi nối nghiệp tiền nhân rèn đôi gươm báu khắc lời tâm huyết tự nguyện vì nước quên mình,
[Xàng Xê, lớp Hò]
Kính dâng lên lòng quyết tâm hiến thân cho đại nghĩa,
Lâu nay chúng ta cắn răng đợi chờ cho đủ.
Giặc thêm bạo tàn, giết người quá lắm khắp cả nơi nơi.

(Trưng Trắc: Điều đó Trắc tôi được biết.)

Đông Bảng:
Xin chủ tướng phất cờ khởi nghĩa,
Để cứu dân lành thoát cảnh lầm than.
Chúng tôi nguyện đứng cùng người trải mật phơi gan,
Dẫu có nát thân hay thế nào cũng chẳng từ nan.

Thi Sách:
(Phải,)
Chính ta cũng ngày đêm xót xa bầm gan tím ruột.
Những ý kiến của anh em góp vào làm cho ta càng thêm thấm thía.
Đứng giữa trời sương giữa lúc canh trường là tính chuyện khởi binh,
Giết sạch lũ xâm lăng cho muôn người được an cư lạc nghiệp.

Trưng Trắc:
Nhưng phải làm sao cho trên dưới một lòng,
Như nhiều ngọn suối nhỏ chung dòng thành mạch sông to.
Như nhiều cây thành rừng sâu, bão bùng thêm sức mạnh,
Việc lớn mới thành, mới mong cứu được nước được dân.
==

Đông Bảng: Chủ tướng nói phải, nhưng mà suốt năm rồi anh em chúng tôi cứ sốt ruột chờ đợi mãi.

Trưng Trắc: Sớm muộn gì cũng sẽ có hịch truyền trong mùa xuân này.

Đông Bảng: Trong mùa xuân này! Trời ơi thật thỏa lòng, tất cả anh em chúng tôi đều mong ước.

Thi Sách: Phu nhân, để gấp rút hoàn thành việc lớn, ta muốn cùng Đông Bảng trở lại Châu Diên, để đích thân đốc thúc anh em rèn gươm giáo.

Đông Bảng: Chủ tướng đi ngay Châu Diên à? Thế thì tốt lắm, xin chủ tướng cho tôi sửa soạn hành trang.

Thi Sách từ biệt Trưng Trắc.

Thi Sách: Phu nhân.

Trưng Trắc: Xin phu quân cứ dạy!

Thi Sách: Tình thế Châu Diên như dầu sôi lửa bỏng, ta chỉ sợ giáo gươm rèn chưa kịp đủ thì ta lại phải đương đầu với giặc rồi.

Trưng Trắc: Sức ta yếu nhưng lòng dân ta đang phẫn hận, lấy giáo thù giết giặc, ta sẽ lớn mạnh giữa phong ba, lo gì không đủ gươm giáo.

Thi Sách: Phu nhân nói phải. Nhưng nếu được tin từ núi Long sông Mã đem quân về tụ nghĩa thì phu nhân hãy cấp báo đến Châu Diên, để ta kịp thời đem binh khởi nghĩa

Trưng Trắc: Thiếp xin ghi nhớ lời phu tướng.

Trưng Trắc cởi áo bào ra và khoác cho Thi Sách.

Trưng Trắc: Đường sương gió, chàng cần áo ấm hơn thiếp.

Thi Sách: Cảm ơn phu nhân đã lo lắng cho ta, và phu nhân cũng nên vào ngơi nghỉ, kẻo cảm lạnh vì núi rừng đêm.

Trưng Trắc (đưa một thanh gươm cho Thi Sách): Phu quân

Thi Sách (cầm lấy thanh gươm): À,

Trưng Trắc: Phu quân đi đường nên cẩn trọng!

Thi Sách: (cười) Phu nhân, bao giờ phu nhân cũng nhắc ta câu đó cả.

Trưng Trắc (ngâm):
Phu quân!
Sắt son một dạ đền ơn nước,
Muôn dặm đường trường vó ngựa tung,

Thi Sách (ngâm):
Gươm báu khắc sâu lời nguyện ước,
Quên mình rửa sạch mối thù chung.






[Mê Linh Biệt Khúc (Cao Xang Xim)] (1)
Trưng Trắc :
Trong giây phút chia tay,
Tim nguyện ghi lời thề

Thi Sách:
Tuy xa nhau muôn dặm dài, như có nhau kề vai trong chinh chiến,
Dẫu muôn đắng cay chi sờn

Trưng Trắc:
Bầu trời Nam u tối,
Quân thù gieo bạo tàn,
Ta vui riêng đâu đành lòng, đem máu xương cùng muôn dân son sắt,
Nhớ nhau chớ quên câu thề.

Thi Sách:
Đêm nay có xa nhau,
Cho ngày mai ta lại gần.

Trưng Trắc:
Ôi trăng sao trên bầu trời, như sáng soi đường ra biên ải
Có em dõi theo chân chàng.

Thi Sách:
Kìa hồn thiêng sông núi,
Nghe từ xa vọng về,
Ta chung lo ngăn giặc thù, mai mốt đây nhìn non sông tươi thắm,
Ngày về vinh quang.
==

Thi Sách và Trưng Trắc từ biệt, Thi Sách nói: "Tạm biệt phu nhân" rồi rảo bước ra đi,

=====
Ghi chú:
1. Điệu "Mê Linh Biệt Khúc" dựa trên giai điệu của bài dân ca Đài Loan: "A Lí Sơn đích Cô nương" (Thiếu nữ núi A Lí). Tuy nhiên, trái ngược với tiết tấu nhanh và vui của bài hát gốc, điệu Mê Linh Biệt Khúc có tiết tấu trầm buồn, hào hùng. Sau khi được trình diễn trong vở Tiếng Trống Mê Linh, điệu hát này dần dần trở nên phổ biến và được sử dụng trong một số vở cải lương khác, chủ yếu là để diễn tả cảnh chia tay, từ biệt.
Điệu Mê Linh Biệt Khúc còn có tên nữa là "Cao Xang Xim", tên gọi này bắt nguồn từ 3 chữ đầu tiên của bài hát gốc: "Cao sơn thanh, giản thủy lam, …", dịch ý: "Non cao xanh, khe nước biếc, …" (từ thanh ở đây nghĩa là màu xanh lục, từ lam ở đây có nghĩa là màu xanh lam).
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2013, 01:17:22 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 05:34:54 am »

Cảnh 3

Trưng Trắc đứng nhìn theo bóng Thi Sách. Từ xa vẳng lại tiếng rao rượu của nàng Tía.

Trưng Trắc: Nàng Tía, nàng Tía đã quẳng gánh rượu đâu rồi, có việc quan trọng xem chừng em vội vã ?

Nàng Tía: Dạ, em về đây để báo cho chị biết là Tô Định đi tuần thú sắp đến đây. Nhưng giữa Tô Định và Tào Uyên càng bất đồng ý kiến.

Trưng Trắc: Em hãy nói rõ hơn cho chị nghe đi.

Nàng Tía:  Dạ, Tô Định đi đến đâu cũng đều đem theo đao phủ, bắt dân lành chém giết để thị uy. Còn Tào Uyên, Tào Uyên thì nêu gương cái răng hay gãy vì nó cứng, cái lưỡi sở dĩ còn vì nó mềm để chống lại. Dạ, rốt cuộc rồi đôi bên khinh nhau ra mặt. Tô Định chê Tào Uyên là hủ nho vô dụng, còn Tào Uyên thì miệt thị Tô Định là hạng người rất mực tham lam
[Khốc Hoàng Thiên]
việc gì cũng vơ vét,
không nghĩ gì đến trị dân ngoài cõi.
Chúng không nhường nhịn lẫn nhau,
với ta có lợi vô cùng.

Trưng Trắc:
Ta sẽ chú ý đến điểm này
nhằm làm yếu thế xâm lăng.

Nàng Tía:
(Dạ,)
Mã Tắc hiện cùng Tô Định
hăm hở kéo tới Mê Linh,
chúng đi với dụng ý rõ ràng,
thăm dò doanh trại chúng ta.
Vì tin em phải báo kịp thời,
Nên về mà thiếu rượu ngon.

Trưng Nhị:
(Dạ,)
Em cũng có tin cần trình cho chị biết
tin từ núi Long sông Mã,
đến núi Đọ sông Chu,
do các nơi gởi về,
Nhật Nam, Cửu Chân đều một lòng,
yêu cầu phát lệnh hưng binh.

Trưng Trắc:
Chị cũng biết các nơi đều sôi sục,
Nhưng phải chờ Hợp Phố, Châu Diên
Và cả bên cánh Duyên Hà
Bát Nàn liên lạc với ta.

Trưng Nhị:
Người bên cánh ấy đã tới nơi rồi,
Đang chờ gặp chị ngay.
==

Trưng Trắc: À, như thế thì hay lắm, được rồi, chị sẽ đi gặp họ, em ở đây nhé!

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2013, 01:10:23 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #13 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2013, 01:54:48 am »

Chương Hầu từ xa tất tả chạy đến, vừa chạy vừa kêu: không may rồi ...

Trưng Nhị: Chuyện gì vậy ông Chương Hầu?

Chương Hầu: Tôi từ Châu Diên tới đây thì ông Thi Sách lại về Châu Diên, uổng quá, ôi dân tình nhốn nháo lắm, nhốn nháo lắm.

Nàng Tía: Cái gì, ông nói cái gì? Không may rồi. Không may rồi. Dân chúng nhốn nháo hay là ông nhốn nháo đó?

Chương Hầu: Ờ thì cứ kể như là tôi nhốn nháo đi? Mới vừa rồi đây chúng vừa chém hàng trăm người trước cửa thành Châu Diên à.

Trưng Nhị: Hàng trăm người bị giết à ?

Chương Hầu: Mà nghĩ cũng tại họ.

Nàng Tía: Sao? Ông nói làm sao? Họ bị giết mà tại họ hả? Ăn nói ngược ngạo như ông mà nghe được sao?

Chương Hầu: Nghe không được nói làm gì? Làm gì dữ vây? Ai bảo chúng bắt phu đi đắp thành rồi bỏ trốn, chúng bắt được chém ngay, rồi cắm đầu vào cọc tre dựng ở hai bên đường để thị uy. Ngay đêm đó bọn họ đã lấy trộm đầu để đem đi chôn, sáng ra thấy mất chúng liền cho quân sĩ đi lùng sục khắp vùng.

Trưng Nhị: Có bắt được ai không?

Chương Hầu: Hàng trăm người nữa.

Nàng Tía: Tại ông đó.

Chương Hầu: Tôi làm sao?

Nàng Tía: Dân mình bị giặc bắt, chắc chắn dữ nhiều lành ít, mà ông kể lại bằng cái giọng tỉnh bơ như chuyện không có dây mơ rễ má gì tới mình, thì tim óc của ông để đâu chứ?

Chương Hầu chỉ tay vào ngực và lên đầu.

Nàng Tía: Nghe cái giọng điệu bàng quan của ông, chắc tôi ức ói máu chết mất. Hứ.

Nàng Tía đẩy ngã Chương Hầu rồi bước đi

Chương Hầu: Trời ơi, đàn bà con gái gì mà dữ quá! Bà Trưng Nhị …

Nàng Tía quay lại: Ông nói cái gì đó? Ông nói cái gì? Ông nói cái gì?

Chương Hầu ấp úng nói bừa: Tôi nói đàn bà con gái giống phụ nữ quá.

Nàng Tía: Già không nên nết.

Chương Hầu: Có nết đâu mà nên, Tía.

Trưng Nhị:
Chương Hầu! Nàng Tía là người vui tính, dễ dãi đối với mọi người, nhưng rất quyết liệt với giặc. Nên không chịu nổi thái độ thờ ơ của ông trước thảm họa của dân.
Chỉ riêng một ngày qua,
[Xuân Tình, lớp 1?]
chúng nhẫn tâm giết hại bao người
thật không nghĩ tới lẽ trời
chúng ngang nhiên làm điều bạo ngược,
thì lý nào dân ta lại khoanh tay để chịu nhục?
Phải trừ hết loại rắn độc!
Thì dân mình mới khỏi phải thác oan.

Chương Hầu:
Dạ thưa, bọn giặc tuy có ác độc
dân ta tuy lắm nhiều khổ cực,
nhưng trừ nó phải đâu là chuyện dễ
khác chi xuống biển mà bắt giao long
đem gậy tre mà chọi với giáp đồng,
chuyện không thành chỉ phí sức uổng công.

Trưng Nhị:
Nước ta có lời hịch tương truyền,
tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng
==




Chương Hầu: Bà Trưng Nhị, Chim muốn bay cao thì phải có cánh dài xương cứng, sức ta như thế này, thử hỏi đánh bằng cách nào?

Trưng Nhị: Chỉ sợ không có lòng đánh giặc, chứ không sợ không có cách đánh.

Chương Hầu: Nay ai cũng thấy, quân của giặc mạnh như hổ dữ, gươm giáo của giặc nhiều như rừng tre, thành trì của giặc vững như núi đá. Không lượng sức mình mà cứ đánh liều, đem trứng chọi với đá thì cái thế vỡ lành đã rõ rồi.

Trưng Nhị: Mạnh không ở gươm sắc giáo dài, mạnh ở lòng người biết cùng nhau gắn bó.

Có tiếng vó ngựa từ xa vọng tới.

Chương Hầu: Gì nữa đây. Đó, đó, Tô thái thú đem cả đại binh đến đó, có giỏi thì đánh đi.

Chương Hầu chạy mất

Trưng Trắc bước ra: Nhị em, em hãy cùng với Thánh Thiên ém các lộ quân lại, chớ nên vận động đấy nhé.

Trưng Nhị: Tuân lệnh!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2013, 02:05:38 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 03:04:45 am »

Cảnh 4

Tô Định và Mã Tắc cùng một toán quân Hán đi đến

Tô Định: Rừng núi Mê Linh hùng vĩ quá!

Trưng Trắc: Non nước tôi đâu đâu cũng là gấm vóc, Tô thái thú đến đây có điều gì truyền bảo chăng?

Tô Định: Nhân việc tuần thú ta mới đi ngang qua đây. Thi Sách đâu rồi?

Trưng Trắc: Phu quân tôi vừa đưa các gia nhân đi săn.

Tô Định: Đi săn à? Ở vùng nào? Hay là ở tận Châu Diên?

Trưng Trắc: Điều đó tôi không được rõ, vì sắp đến kì hạn nạp sừng tê, ngà voi, nếu không vào rừng sâu núi cao săn bắn, thì lấy gì mà phục mệnh với thiên triều?

Mã Tắc: Phục mệnh với thiên triều, ha ha ha ha ha.

Tô Định: Thi Sách là người biết kính trời sợ mạnh. Mùa xuân năm ngoái, để xảy ra việc tranh chấp trống đồng, tội đó đáng trách phạt. Nhưng sau đó, Thi Sách đã đem vàng bạc mà thay thế cho trống đồng, và tỏ lòng quy thuận thiên triều. Ta cũng đã lấy độ bao dung mà tha cho cái tội đó,

Mã Tắc: Vì thế mọi người đều nhớ ơn đức của thái thú.

Tô Định: Cai trị là phải có ban ân, phải có ra uy, mọi sai phạm đều bị nghiêm trị.

Một tên quân Hán chạy vào: Dạ, bẩm ngài, chúng nó đã bỏ trốn hết rồi.

Mã Tắc: Ai bỏ trốn?

Tên quân: Dạ, mấy tên tử tội thái thú mang theo để chém đầu thị uy.

Tô Định: Chúng nó đã bỏ trốn?

Tên quân: Chúng tôi đã bắt được lại vài tên.

Mã Tắc: Bất tài, vô dụng. Đi tìm kiếm lại cho mau, bằng không chiếc đầu của nhà ngươi sẽ thay vào, biết chưa.

Tô Định: Không cần, Mã đô úy, đem những tên còn sót lại ra chém, đem đầu vào đây cho ta.

Trưng Trắc: Khoan! Trước khi chém, xin hỏi thái thú, những người đó có tội tình gì?






Tô Định: Ở cõi Giao Chỉ này, thiên triều đặt các chức quan trông coi về mọi việc. công tào thì lo việc bách nghệ, bạc tài thì lo về tiền tệ, thiết quan thì coi về sắt, diêm quan thì coi về muối. Đã có chính lệnh ban hành, thế mà cái lũ dân đen
[Mẫu Tầm Tử]
chống lại lệnh nộp ngà voi
lệnh ta ban ra, chúng chẳng có tuân hành,
tội nặng lắm, lại còn bỏ trốn
ta phải chém đầu cho chúng biết nó oai của ta chứ
luật pháp mới nghiêm minh kìa.

Trưng Trắc:
(Thái thú,)
hình phạt e quá đáng chăng?
Trong khi dân lành chia sống khắp nơi nơi,
nhiều khi chưa nghe biết lệnh truyền,
mỗi lúc mỗi giết rồi ai ở với ông?
==

Trưng Trắc: Thái thú, xin ngài hãy tha mạng cho những người vô tội đó!

Tô Định: Thấy bà năn nỉ van xin, ta cũng muốn tha cho mấy tên tử tội đó. Nhưng, bà không có cái gì để đánh đổi mạng của chúng kia mà. Vậy đành chịu thôi chứ. Mã đô úy ...

Trưng Trắc:  Chúng tôi có chiếc ngà voi quý, đem dâng nạp thế mạng cho họ được chăng?

Mã Tắc: Ngà voi? Mang đến cho ta xem.

Trưng Trắc: Xin chờ giây lát.

Trưng Trắc đi vào. Tô Định đi quanh quan sát rồi nói với Mã Tắc: Mã đô úy, bọn Giao Chỉ này ngoài mặt thì phục tùng chúng ta, nhưng bên trong ngấm ngầm chống lại. Đối với cái bọn Giao Chỉ này ta không nên khinh thường chúng nó nhé.

Mã Tắc: Bẩm thái thú, chúng nó là hạng đàn bà con trẻ, mắt không nhìn qua khỏi lỗ kim, chí của nó còn bé hơn sợi chỉ nữa. Không lẽ ta lại thua chúng nó sao?

Tô Định: Đừng khinh thường.

Trưng Trắc quay lại, theo sau là bốn người khiêng ra một chiếc ngà voi rất lớn. Trưng Nhị, Thánh Thiên cũng cùng bước ra.

Mã Tắc xăm xoi chiếc ngà voi, cười lớn: Đẹp, đẹp, đẹp, đẹp lắm! Dạ bẩm thái thú, báu vật này ở trong hoàng cung của hoàng đế cũng không làm sao có được ngài ạ.




Trưng Trắc: Sao, các ngài vừa ý chứ?

Mã Tắc: Đẹp lắm, Thi phu nhân! Đẹp lắm, Thi phu nhân!

Mã Tắc ước lượng chiếc ngà rồi hỏi: Thi phu nhân, đây có phải là voi thần không?

Trưng Trắc: Không, đây là con ác thú giết hại nhân dân.

Tô Định: Ác thú à? Sao ngà voi chỉ còn có một chiếc?

Trưng Trắc: Khi bị tên đồng xuyên óc, nó lao đầu vào vách đá quật gẫy mất một chiếc ngà.

Tô Định: Uổng quá! Ai đã bắn tên đồng xuyên qua óc voi?

Trưng Trắc: Lúc đó có nhiều người bắn nên không rõ là ai.

Tô Định: Tài bắn này sánh cùng Dưỡng Do Cơ nước Sở.

Trưng Nhị: Các ông không nhớ sao? Từ xưa người Việt đã thạo nghề cung nỏ, có những cây nỏ cứng phải lấy chân đạp vào cánh mà bắn, mười mũi tên đồng cùng phóng ra trong một lúc, chính Triệu Đà của quý quốc đã phải khiếp sợ những cánh nỏ thần kì ở Loa Thành.

Mã Tắc: Bẩm thái thú, nghe đồn, dân Giao Chỉ còn có tuyệt kĩ bắn vào búi tóc để truyền tên cho nhau mỗi khi họ đi săn thú hết tên. Họ truyền tên cho nhau bằng cách người sau bắn vào búi tóc của người trước.

Tô Định: Bắn vào búi tóc để truyền tên cho nhau, đó là tuyệt kĩ của nghề cung nỏ đó. Thế nào, Thi phu nhân có thể trổ tài cho ta xem được chăng?

Trưng Trắc: Trắc tôi nào có tài cán chi đâu.

Tô Định: À, thì ra đó là những lời đồn nhảm thôi à? Mã đô úy, bắn vào búi tóc để truyền tên cho nhau đó là những lời đồn nhảm thôi. Mã đô úy có thể bắn vào búi tóc để truyền tên cho nhau được không?

Mã Tắc: Bẩm thái thú, tôi chưa hề bắntruyền tên cho nhau bằng cách đó bao giờ, tôi chỉ biết bắn vào giữa sọ và giữa tim thôi. Một phát tên của tôi tung ra thì có một thây người ngã gục.

Mã Tắc cười lớn, nhìn quanh: Nào, tất cả các người ở đây, ai, ai dám thi bắn với ta, hử? Thi phu nhân, xin mời!

Trưng Trắc: Chúng tôi không thể nào bì với đô úy được:

Mã Tắc cười lớn.

Tô Định: Đừng sợ, Thi phu nhân, nhắm vào những trái chín trên cây kia mà bắn thì có ai chết đâu cơ chứ? Bắn đi chứ.

Mã Tắc: Bẩm thái thú, bọn họ như thế này thì không biết sao lại có thể đi săn thú cho được.

Thánh Thiên bước ra: Có tôi đây, tôi tuy bất tài nhất nơi đây, nhưng cũng xin bắn thi với đô úy.

Trưng Nhị: Khoan, chị trao cung tên cho em

Trưng Trắc: Nhị em, đừng háo thắng. Em đã nhắm kĩ mục tiêu chưa? Đã bắn thì phải trúng. Em hiểu chứ?

Trưng Nhị: Vâng, em hiểu.

Mã Tắc: Tốt lắm, này, hãy nhắm vào những trái chín ở trên cành kia mà bắn, bắn đi.

Trưng Nhị bắn cả 3 mũi tên đều trượt.

Mã Tắc: Trao cung tên cho ta.

Mã Tắc bắn liên tiếp 3 mũi tên đều trúng.

Tô Định: Thôi, bao nhiêu đó đủ rồi. Thi phu nhân, chúng ta đã hiểu tài của nhau nhiều quá rồi, Thi phu nhân. Mã đô úy, truyền lệnh khiêng ngà voi về dinh, thả những tên tử tội mà Thi phu nhân đã xin khi nãy.

Mã Tắc: Cận tướng, lệnh truyền thả tất cả những tên tội phạm đó ra! Mang ngà voi về dinh lập tức! Đi!

Tô Định: Khi nào Thi Sách về, bảo đến Liên Lâu thành chờ lệnh ta nhé.

Trưng Trắc: Sớm muộn gì chúng tôi sẽ đến thành Liên Lâu.

Tô Định: Chào Thi phu nhân.

Quân Hán rời khỏi Mê Linh.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2013, 03:16:07 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #15 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 05:53:06 am »

Thánh Thiên (trách Trưng Nhị): Chị, chị Trắc đã không chịu trổ tài đã đành rồi. Còn chị, tại sao chị lại cố tình chị bắn trượt? Để cho chúng nó khi mình quá lắm.

Trưng Nhị: Chị, lúc nãy chị Trắc nói vậy mà chị chưa hiểu sao? Mục tiêu của ta không phải là những trái chín kia, mà là kẻ thù hiểm độc.
 
Trưng Trắc:
Đúng. Khi hổ sắp vồ mồi, hổ thường thu mình lại. Ta cũng vậy, kế sách đã định rồi thì phải nên kín đáo, không để cho giặc biết được một mảy may.
Nén giận nhỏ để làm nên việc lớn,
vững tay chèo qua vực thẳm sông sâu,
lui một bước đuổi giặc thù vạn dặm,
dựng cơ đồ nước Việt dài lâu.

Có tiến vỗ tay và tiếng nói từ xa vọng lại: Hay lắm! Hay lắm!

Lê Chân bước vào

Lê Chân: Hay lắm! Ý chí đó và đức độ đó đáng được nêu lên bậc chỉ huy, thật không uổng công Lê Chân bấy lâu ngưỡng mộ.

Trưng Trắc: Trang nữ kiệt của vùng biển An Biên, đã từng làm cho quân thù khiếp sợ đây sao?

Trưng Nhị: Chị em tôi vẫn hằng mong đợi Lê Chân về tụ nghĩa.

Thánh Thiên: Có chị, đội ngũ nghĩa binh thêm lớn mạnh biết bao.




Lê Chân: Thưa các chị, tuy ở khác phương nhưng chúng ta vẫn cùng một ý chí như nhau. Như đầu xuân thì đất trời mở hội khai hoa, như vào thu thì cỏ cây thay sắc lá.
Chị Trắc, từ xuân năm trước, em đã nghe hiệu trống đồng tập hợp nghĩa quân.
Nhưng mãi đến hôm nay vẫn chưa có hịch dấy quân,
để muốn tham dự cuộc đổi đời như hoa lá vào xuân.
[Nam Xuân]
Sự đợi chờ, đã mỏi lòng trông,
giặc được thế hung hăng
gieo tang tóc cùng mọi nơi,
khiến con khóc cha, vợ phải xa chồng.
người chết thì mồ hoang mả lạnh,
người sống thì cực khổ bần hàn,
tất cả căm thù quyết đứng lên.

Thánh Thiên:
Em đồng ý với Lê Chân,
xin chị mau ban hịch truyền
gom hết nỗi căm hờn,
biến đổi thành thời cơ.

Trưng Nhị:
Còn em cũng như hai chị
thà ra trận liều chết với địch quân
còn hơn âm thầm chịu đựng
mà lòng bứt rứt xót xa.
==

Lê Chân: Vì sao chị chưa truyền lệnh xuất binh?

Trưng Trắc:
Kẻ thù lớn hơn ta gấp bội,
Nhưng:
Nước Nam ta lưng dựa núi cao mắt nhìn biển rộng,
sẽ lớn nhanh như sức thần Phù Đổng,
như Tản Viên sừng sững trước phong ba,
gươm giáo quân thù sẽ nát vụn dưới chân ta.

Lê Chân: Nhưng đến bao giờ ta mới khởi quân?

Trưng Trắc: Sự có mặt của Lê Chân coi như tất cả đã hoàn thành. Các lộ quân Hợp Phố, Cửu Chân, Nhật Nam đều đã đến Mê Linh. Lương thảo nhiều nhưng còn thiếu giáo dài gươm bén, vì thế ta phải đợi cánh quân của Thi tướng quân và Đông Bảng.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2013, 06:01:04 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2013, 04:50:33 am »

Cảnh 5




Tiếng nàng Tía vọng từ xa: Không chờ được nữa, Không chờ được nữa ...

(Tiếp theo sẽ là 6 câu Vọng Cổ, lần lượt từ Câu 1 đến Câu 6) (1)

Nàng Tía (chạy vào): Chị, em vâng lệnh chị Trắc đi thám dõi Châu Diên, gần đến thành hạ thì được tin giặc tràn vào cướp phá.
Chúng đã giết người thây chất chồng như rạ,
Tiếng oán than vang động bốn phương trời.
[Vọng Cổ, câu 1]
Thế binh như lửa cháy ngang mày,
vì quyết lòng cứu dân mà đoàn quân của Thi tướng quân phải sa vào vòng vây của giặc. (SL)
Chị Trắc, chị Trắc ơi,
quân ta thế cô sức yếu nên nhiều nghĩa sĩ đã hi sinh.
em e rằng Thi tướng quân rồi đây một mình khó bề mà vượt thoát. (SL)

Đông Bảng: Chủ tướng.

Trưng Nhị: Đông Bảng đây còn Thi tướng quân đâu?

Đông Bảng:
Bẩm chủ tướng thành Châu Diên đã mất.
[Vọng Cổ, câu 2]
Chủ tướng ơi Đông Bảng này tội đành muôn thác,
không bảo vệ được Thi tướng quân thoát khỏi cảnh cơ cầu.
Muôn sự xảy ra cũng tại Chương Hầu,
lão hèn nhát bị Tào Uyên mua chuộc, rồi dẫn quân về đốt trại dinh ta. (SL)
Giữa cơn lửa bốc cao Thi tướng quân tả xung hữu đột chém thù như rạ.
Nhưng chẳng may ngựa của ngài bị trúng tên ngã quỵ,
anh hùng mạt lộ đành bị sa cơ. (SL)

Trưng Nhị:
Bị sa vào tay giặc thì còn gì là Thi tướng quân, chủ tướng ...

Cụ Đô Trinh:
[Vọng Cổ, câu 3]
Nhưng giữa lúc sa cơ người còn dặn dò Đông Bảng gấp rút trở về truyền lệnh xuất binh.
Chúng tôi cố vượt vòng vây dưới bão đạn mưa tên, từng giọt máu rơi đều trên cỏ úa.
Tai còn văng vẳng những lời nhắn nhủ của Thi tướng quân. (SL)
Ôi tiếng người thét lên át cả tiếng quân reo,
giữa gươm giáo vang lên lời khảng khái:
"Xin ai gác lại tình riêng
phất cờ nương tử tiến quân diệt thù
" (SL)

Lê Chân:
[Vọng Cổ, câu 4]
Kính thưa chủ tướng,
cùng là phận gái em hết sức cảm thông với chủ tướng,
một vai nặng gánh non sông, còn một vai nặng nợ ân tình.
Mê Linh hùng vĩ sẽ viết lên trang sử oai hùng.
Chủ tướng có thừa đảm lược,
sau lưng người thì có chúng tôi đây.
Kính thưa chủ tướng,
xin chủ tướng cứ mạnh dạn phất cao cờ nghĩa,
đánh cho quân thù tan tác.
biến tất cả rủi ro trong phút chốc (SL) trở thành cơ hội ngàn năm.
Nếu chẳng may Thi tướng quân phải hi sinh
thì thù hận ấy là ngọn lửa thiêng nấu nung lòng quyết tử của muôn vạn dân mình. (SL)

Thánh Thiên:
[Vọng Cổ, câu 5]
Thưa chủ tướng.
Thi tướng quân bị bắt việc sống thác chúng ta còn chưa được rõ,
Nhưng Lê Chân đã nói, ta hãy xem đây là cơ hội dấy binh diệt thù.
Lòng dân khắp các châu cũng đều sôi sục lâu rồi,
Nay có hịch truyền của chủ tướng thì khắp miền sông núi toàn dân sẽ nhất tề mà đứng lên.
Nước Nam ta (SL) lưng dựa núi cao, mắt nhìn biển rộng,
sẽ lớn nhanh như sức thần Phù Đổng,
chỉ cần một hồi trống trận,
nước non ta sẽ sạch bóng quân thù. (SL)

Trưng Nhị:
[Vọng Cổ, câu 6]
Kính chủ tướng,
Chủ tướng đã đứng lặng uy nghi như bách tùng trước gió,
nhưng nỗi niềm riêng ai dấu được ai đâu.
Trong tình riêng và trong nghĩa cả sớt chia,
việc cứu người đâu dám để bận lòng chủ tướng,
Với tư cách của một nghĩa binh dưới trướng,
kính xin chủ tướng hãy ưng cho Nhị tôi lãnh trận tấn công đầu (SL).
Tôi xin một mình một ngựa đến Châu Diên để giải cứu cho người
để chủ tướng yên tâm bàn định kế mưu,
truyền hịch khởi binh, bảo toàn sự nghiệp của dân Nam (SL).
==

Trưng Trắc từ nãy giờ quay mặt lại, tựa tay vào thân cây, nay bước lên đỡ Trưng Nhị, rồi uy nghiêm ra lệnh:

Trưng Trắc: Lê Chân.

Lê Chân: Lê Chân xin đợi lệnh.

Trưng Trắc: Lê Chân kiểm điểm chiến thuyền chờ xung trận!

Lê Chân: Tuân lệnh!

Trưng Trắc: Thánh Thiên.

Thánh Thiên: Xin đợi lệnh.

Trưng Trắc: Thánh Thiên lo việc vận lương!

Thánh Thiên: Tuân lệnh!

Trưng Trắc: Nàng Tía.

Nàng Tía: Xin đợi lệnh.

Trưng Trắc: Nàng Tía bám sát địch tình tại Liên Lâu!

Nàng Tía: Tuân lệnh!

Trưng Trắc: Trưng Nhị.

Trưng Nhị : Xin đợi lệnh.

Trưng Trắc: Trưng Nhị sẵn sàng cho đoàn voi xung trận!

Trưng Nhị: Tuân lệnh!

Trưng Trắc: Đông Bản lo luyện đao thương ở lại trung dinh!

Cụ Đô Trinh: Bẩm chủ tướng, chẳng lẽ già này vô dụng sao ?

Trưng Trắc: Toán nghĩa quân chuyên luyện môn vật vẫn cần cụ dìu dắt.

Cụ Đô Trinh: Xin tuân lệnh!

Trưng Trắc vung tay hô lớn: Người người mau chuẩn bị gấp rút xuất quân!

Tuân lệnh!


==
Ghi chú:
(1) Bài Vọng Cổ nhịp 32 bao gồm 6 câu, tổng cộng 192 nhịp. Thông thường, trong một cảnh thì chỉ hát liên tục 2, 3 hoặc 4 câu. Trong khoảng hơn chục vở cải lương tôi đã nghe (không tính các bài Vọng Cổ được soạn riêng, các đoạn trích hoặc các bài ca cổ nhạc) thì chỉ có duy nhất vở Tiếng Trống Mê Linh là có một cảnh trong đó hát liên tục 6 câu vọng cổ.

Bên cạnh đó, theo như những gì tôi được biết, thì trong cảnh cuối của vở Bạch Hổ sát Thanh Long cũng có liên tục 6 câu vọng cổ. Sáu câu vọng cổ này có thể được tách ra thành một bài riêng, gọi là Tần Quỳnh Khóc Bạn. Vở cải lương này có thể là một ví dụ khá hay cho những ai tìm hiểu về cải lương, vì trước 6 câu vọng cổ Tần Quỳnh Khóc Bạn là đầy đủ 4 lớp của điệu Xuân Tình, với tên gọi Tống Tửu Đơn Hùng Tín.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2013, 08:33:23 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2013, 04:44:53 am »

   


Trưng Trắc cố gắng nghiêm trang đứng vững, chờ mọi người đi khỏi mới từ từ khụy xuống, khóc:
Tướng quân!
Phu quân ơi, thiếp thôi thúc ba quân cất bước,
hay thiếp ra lệnh cho chính mình mau bay đến với chàng?
Thềm đá, thềm đá sao mà giá lạnh!
Gốc thông sao mà cô đơn!

Trưng Trắc từ từ đứng lên, lau nước mắt:
Có lúc nào bằng lúc này,
tay chân thiếp bối rối rụng rời,
Chàng ơi, xin chàng hãy lau đi cho thiếp những giọt nước mắt đau thương yếu đuối!

Trưng Trắc chợt thay đổi sắc mặt, đang đau thương bỗng cứng rắn, nắm chặt tay, quắc mắt đầy căm giận:
Có lúc nào bằng lúc này!
Ruột gan thiếp bừng bừng lửa đốt.

Trưng Trắc cầm lấy thanh gươm:
Chàng,
xin chàng hãy tiếp thêm sức mạnh,
để cánh tay này nắm chặt chuôi gươm!

Trưng Trắc tuốt gươm, vung cao:
Vị quốc vong thân!
Vị quốc vong thân!






Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 02:34:20 am »

Màn 4: Thành Cổ Loa

Cảnh 1


   


Trưng Nhị và nghĩa quân đang luyện tập, Lê Chân đi tới.

Trưng Nhị: Kìa, Lê Chân đã về. Bãi tập!

Lê Chân: Trưng Nhị, Bát Nàn vừa đưa tin đại thắng.

Trưng Nhị: Lại có tin thắng trận nữa à?

Lê Chân: Phải.

Trưng Nhị và Lê Chân ngồi xuống nói chuyện.

Lê Chân: Nè, càng ngày em càng phục chị Trắc, ý, mà quên, chủ tướng chứ.

Trưng Nhị: Coi, chị Trắc là chủ tướng, chủ tướng là chị Trắc, thì ở đây mình gọi chị Trắc cũng được chứ có sao.

Lê Chân: Ờ thì chị Trắc, chị Trắc quả là một nữ nhi anh hùng!

Trưng Nhị: Coi chị đó, khen mà cũng bằng như chê chị em bạn gái chúng mình à. Chữ "anh hùng" là để ca tụng đàn ông con trai đảm lược tài ba. Còn bạn gái chúng mình nếu được vậy thì phải gọi là "anh thư". Chứ tội gì gọi là anh hùng, rồi thêm hai chữ nữ nhi, cho đàn ông con trai họ được nước à?




Lê Chân:
Được tin thắng lợi dồn dập, cho nên mừng quá, em dùng lời không chín nữa.
Chị Trắc quả là một anh thư
[Xuân Tình? Lớp 2?]
có một không hai.
Đã hạ trọn thành Đa Hy Cương, (1)
đánh cho nát tan bọn giặc,
để rửa bớt hận cho đồng bào,

Trưng Nhị:
Ta ra quân mới mấy trận,
mà đã dùng mưu chiếm lại
cả vùng đất thánh Mê Linh.
Rồi âm thầm đưa quân tiến tới
sát mặt quân thù mà chúng không hay.

Lê Chân:
Có thắc mắc này em muốn nói chị nghe
Không hiểu sao chị Trắc truyền lệnh,
bảo em đem hết thuyền bè đến đây
rồi bảo em đem giấu gọn một nơi.

Trưng Nhị:
Tiến thoái là bí mật quân cơ,
em nào dám hỏi han chi.
Tình chị em là một chuyện,
vận non nước thì phải rành rành
Với chủ tướng ta cần có niềm tin,
và tấn tới làm tròn nhiệm vụ

Lê Chân:
Nghe chị bày em thấm thía hơn
như dẹp đám mây để thấy được trời,
như trẻ thơ trong vòng tay mẹ,
mà tự nhiên ta cảm thấy an toàn.

Trưng Trắc:
Lê Chân sáng trí hơn đời,
lo gì không được lập công?
==

Trưng Trắc bước ra, Trưng Nhị và Lê Chân thi lễ.

Trưng Trắc: Ở đây chỉ có mấy chị em, lễ mễ thái quá làm mất tình thân mật, huống chi ai lại không biết, Lê Chân là con giao long của trọn vùng biển An Biên.

Lê Chân: Cám ơn chủ tướng quá khen, nhưng ...

Trưng Trắc: Tài ngang dọc đó sẽ được tung hoành trên mặt sông Dâu, sông Đuống.

Lê Chân: Chủ tướng là người ngó mắt thấy tim, Lê Chân khỏi phải lo gì nữa.




Trưng Trắc: Ơ kìa, nàng Tía …

Nàng Tía đi vào: Dạ, bẩm chủ tướng.

Trưng Trắc: Nàng Tía về đây mà không rao hàng, không gánh rượu, lại có vẻ mệt nhọc như thế này, chắc có việc chi quan trọng lắm phải không em?

Nàng Tía: Dạ, Tào, Tào Uyên …

Lê Chân: Tên mua chuộc Chương Hầu ...

Trưng Nhị: Tên đã bày mưu bắt Thi tướng quân, Tào Uyên đâu?

Trưng Trắc: Nhị em, thư thả đã. Nào, em đỡ mệt chưa? Hãy nói rõ cho chị nghe đi!

Nàng Tía: Dạ, trên đường thám dõi, em bỗng bắt gặp Tào Uyên, để bảo mật chỗ ém quân, em đã nhờ nghĩa quân bịt mắt Tào Uyên dẫn hắn đi vòng vo, để hắn không biết là chúng ta đang đóng sát thành Liên Lâu của chúng, vì vậy mà nãy giờ vẫn chưa đưa Tào Uyên đến đây hầu chủ tướng.

Trưng Trắc: Em làm như thế là đúng lắm. Như vậy là em đã bắt được Tào Uyên?

Nàng Tía: Thưa không, tự hắn dẫn xác tới. Hắn nói là có chuyện cần gặp chủ tướng.

Trưng Trắc: Tào Uyên đến là để dụ hàng, nhưng chúng ta không thể không phòng bị được. Phiền Lê Chân hãy truyền báo khắp nơi nơi, giữ kín phong thanh đề phòng địch quân cướp trại.

Lê Chân: Tuân lệnh!

Trưng Trắc: Nhị em, hãy đưa Tào Uyên đến.

Trưng Nhị: Tuân lệnh!

====
Ghi chú:
(1) Tôi chưa tìm được chính xác địa danh "Đa Hy Cương" ở đâu. Có lẽ là xã Hy Cương, Phú Thọ, nơi có núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng, nhưng không hiểu sao trong vở cải lương lại gọi là Đa Hy Cương ?
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2013, 01:01:19 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 02:38:33 am »

Trưng Trắc (nói với nàng Tía): Còn em, em có việc gì hãy nên nói mau cho chị biết, vì em không thể ở đây để gặp mặt Tào Uyên.

Nàng Tía: Dạ, sau trận đại bại ở Mê Linh và Đa Hy Cương, Tô Định hạ lệnh bỏ những đồn lũy nhỏ, cố thủ Liên Lâu.

Trưng Trắc: Chúng đang chờ viện binh đó, trên núi Chè địch tình ra sao?

Nàng Tía: Tô Định chỉ cho đóng một đạo quân lớn chờ ngăn đón quân ta.

Trưng Trắc: Còn về mạn sông Dâu?

Nàng Tía: Mạn sông Dâu, mạn sông Dâu chỉ có một toán quân nhỏ.

Trưng Trắc: Hay lắm, chúng xem sông Dâu như hào sâu khó thể vượt qua. Chúng đóng ngay bên bờ sông Dâu chứ?

Nàng Tía: Dạ, dạ không ...

Trưng Trắc: Tại sao em lại khóc?




Nàng Tía :
Bẩm chủ tướng, bọn chúng đóng sát chân thành.
Nhưng, nhưng không phải vì thế mà dân trong vùng làm ăn yên ổn được,
bọn giặc thường ra cướp phá các làng, biến thôn trang thành đau thương tan tóc.
Những ngày vui như mở hội trước kia chỉ còn là kí ức trong những đêm sương dải mênh mông lành lạnh ánh trăng tàn.
[Vọng Cổ, câu 4]
Làng Dâu, làng Keo bị chúng đốt sạch nhà.
Chúng muốn đồng bào ta phải chạy vào Liên Lâu làm bia cho chúng
hoặc bỏ ruộng vườn mà lẩn tránh ra xa (SL)
Chúng cố làm cho có khoảng cách ngăn,
để ta mất thế dựa đồng bào tiến đánh chúng.
Ôi trăm cay ngàn đắng
qua mưu toan bảo vệ Liên Lâu thành (SL)

Trưng Trắc:
[Vọng Cổ, câu 6]
Hành động của chúng không làm ta lo ngại,
chỉ thương là thương cho muôn vạn dân lành.
Nhưng Liên Lâu thành xây bằng khối căm thù,
thì tự lửa căm thù sẽ đốt cháy tan sào huyệt giặc.
Từ Cổ Loa thành ngàn năm di hận,
ta gửi đến đồng bào lời thăm hỏi thân yêu.
Khi nào trời Mê Linh còn muôn vạn vì sao
thì còn muôn triệu con tim bừng máu hận,
vượt gian khổ quyết làm tròn sứ mạng
hận nước thù nhà trĩu nặng oằn vai. (SL)
Châu Diên trống thúc cờ bay,
Mê Linh rộn dịp đợi ngày xuất quân.
Gươm thề nguyền với non sông
đồng lòng em chị tiến công diệt thù. (SL)
==
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2013, 01:03:12 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM