Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:27:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251099 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #550 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 11:51:59 am »

Chào ba bác,
Nhưng anh Zin nhầm nhọt chút chứ ong bầu khác ong mật chứ anh. Mà cái thứ mật ong nó cũng thay đổi mùi vị theo mùa tùy loài hoa ong nó lấy phấn. Mật hoa nhãn thì nhất rồi nhưng mùa hoa táo  thì mật cứ thum thủm đúng mùi hoa táo luôn, rất chán !
Bác Hùm cho hỏi cái con bìm bịp kia nó cứ lang thang trong nhà bác vậy, anh chó anh mèo cũng để yên không chòng ghẹo gì à ? 
Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #551 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 01:06:44 pm »


Tôi đã uống thử 2 -3 lần nhưng bị dị ứng nên vẫn sợ đến nay Grin



 Nói về rượu ong vò vẽ mình một lần thưởng thức rồi. Lão binhyen1960 thử rượu của bác Hai Ruộng tặng sui mình uống, thấy rượu ngâm lạ mình chơi hai ly nhỏ. Không biết có phải rượu mạnh hay nọc ong vò vẽ mạnh, uống vào nó có trăm ngàn mũi kim đồng loạt đâm túi bụi vào bề mặt lưỡi rất khó chịu, không bị di ứng vẫn khoái vì cảm thấy mình mạnh hơn chú ong vò vẽ. Cheesy
- Có một lần mình uống rượu ngâm bị dị ứng tưởng quả đó "ngọp" luôn rồi. Mình nhớ bữa đó nhậu với hai thằng em trong lúc cao hứng nó vác ra một bình rượu ngâm. Khui nắp ra ba anh em ngửi thấy tanh tanh của thần chết lảng vảng sui uống đi uống đi! Máu hăng nổi lên mình vác cả vò chơi luôn ngụm lớn. Ba anh em vẫn nhậu bình thường một lúc sau cảm thấy khó chịu mình véo vào cằm không thấy cảm giác gì cả. Hỏi hai thằng em anh vừa uống cái vò rượu gì nó nói em ngâm hơn hai trăm con bò cạp cụ trong đó. Nghe xong mình nghĩ quả này toi rồi mình bảo chúng nó thôi đừng uống nữa uống của này nốc nhiều không ổn rồi, lấy điện thoại ra mình gọi hai thằng con trai lên cô chở bố về lo chuẩn bị đám ma. Nghĩ lại thấy nản, trên đường từ sân bay về nhà nói chuyện với các con. Thằng nhớn nói con thấy tiếng nói của bố cứ meo méo, véo môi mình hết thấy cảm giác nghĩ đến thằng bạn thời thanh mai trúc mã. Vội điện nói lời giã từ để chuẩn bị về bên kia thăm đồng đội cũ. Nó nói sao thấy tiếng mày lạ thế, đúng chỗ Cầu Bông thấy khó chịu mình bảo con đỗ lại. Đưa điện thoại cho thằng lớn nói chuyện mình ngồi ở đầu Cầu Bông nước bọt & dớt dãi sùi ra cả miệng rất thảm không cái dại nào như cái dại này ngu dốt đổ tại cho số phận. Thằng cu nhớn nói bác Long bảo chở ngay bố vào bệnh viện để cấp cứu. Mình nghĩ xưa rượu nếp than với mít cứu mình thoát khỏi tay tử thần nay rượu bò cạp đòi mạng là lẽ tất nhiên thôi âu cũng là hết số rồi. Thằng nhỏ nói ngay đầu Trần Quốc Thảo Lý Chính Thắng có Bệnh Viện Hoàn Mỹ bố vào khám xem. Mình bảo hai thằng con bố đã nạp ngần ấy độc dược bảng A vào người, bố bác sĩ nào cứu được kể cả thần y cũng bó tay thôi về nhanh. Thà chết ở trong nhà mình chứ ai lại ngu gì chọn cái chết ngoài đường. Nói đến đó mình nôn ọe mật xanh mật đỏ xuống kênh.  Đã quyết rồi nên dục hai con phi thật nhanh về nhà...
- Nghĩ chắc mình ăn hết tiêu chuẩn gạo của mình trên dương thế rồi nên tử thần mới gọi về, sau một giấc ngủ ngon sáng dậy mình thấy vẫn bình thường. Qua hôm sau thì mình bị dị ứng rồi nổi mề đay, thấy ngứa ở hai mông với bụng dưới thắt lưng thấy nóng mình vào dội nước tắm cho bớt ngứa. Sau nữa chỗ nổi mề đay biến thành rôm nước dày đặc, lấy kim nhể các con rôm nước to cứ nhể con nào, ít giờ sau lại mọc lên cả chục con rôm nước vào chỗ cũ ửng hồng & ngứa khó chịu. Nên có ngày mình tắm mấy chục lần vì mỗi lần tắm đỡ ngứa & con rôm nó lại lặn. Hình như nó sợ nước nên cứ nó mẩn đỏ ngứa mình lại tắm kỳ nhẹ cho hết nhớt ở chỗ mẩn nên rất dễ chịu.
- Đúng trong họa có phúc sau lần ngộ độc đó mấy tháng, sau bao lần lột xác thay da mới. Chỗ nổi mề đay cũng lành không bị sẹo & mình giảm được gần chục cân & mỡ bụng cũng gần như hết da bụng còn rất mỏng, khi đi ngủ thở rất dễ không khó chịu như hồi 80kg...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2014, 01:13:07 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #552 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 05:10:17 pm »

 Tội cho mình ! Đúng là mình ngâm một hủ rượu ong vò vẽ khoảng 4 -5 lít gì đó . Cái hủ nầy mình cùng anh em đã uống vài ba lần , cũng say sỉn , rồi thấy bình thường không có gì hết , gân cốt còn khỏe ra . Nhưnmg không hiểu sao mà Bình Yển Mang ra Hà Nội , các Bác lại bị ngộ độc , làm mình cũng hoảng không dám biếu cho ai nữa . Có lẽ do cơ địa từng người hay sao ? Chứ mình uống thấy bình thường , cũng giống như rượu rắn , rượu bìm bịp , rượu tắc kè vậy thôi ! Hôm nay thấy rươu ong vò vẽ lại thèm thèm . Nhưng mà bây giờ tìm lại khó , vì lâu lâu mới gặp người bán ong vò vẻ một lần .
 Bây giờ mà Bác Minhsinh uống lần nữa chắc còn giảm ký thêm nữa , trẻ lại thành Thanh Niên .
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #553 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 10:00:59 pm »

Tội cho mình ! Đúng là mình ngâm một hủ rượu ong vò vẽ khoảng 4 -5 lít gì đó . Cái hủ nầy mình cùng anh em đã uống vài ba lần , cũng say sỉn , rồi thấy bình thường không có gì hết , gân cốt còn khỏe ra . Nhưnmg không hiểu sao mà Bình Yển Mang ra Hà Nội , các Bác lại bị ngộ độc , làm mình cũng hoảng không dám biếu cho ai nữa . Có lẽ do cơ địa từng người hay sao ? Chứ mình uống thấy bình thường , cũng giống như rượu rắn , rượu bìm bịp , rượu tắc kè vậy thôi ! Hôm nay thấy rươu ong vò vẽ lại thèm thèm . Nhưng mà bây giờ tìm lại khó , vì lâu lâu mới gặp người bán ong vò vẻ một lần .
 Bây giờ mà Bác Minhsinh uống lần nữa chắc còn giảm ký thêm nữa , trẻ lại thành Thanh Niên .

Chắc đúng như bác Hai Ruộng nói rồi. Tôi thấy có nhiều người vẫn uống tỳ tỳ rượu ngâm các loại ong mà chẳng thấy sao cả. Riêng tôi ( và cả vài người nữa) hễ uống khoảng 2 - 3 ly vào là người nổi mề đay như bác Minhsinh_1960, người cảm thấy khó thở nữa chứ. Nên từ đó tôi không dám uống nữa.
Ở quê tôi bây giờ vẫn còn khá nhiều các loại ong người ta hay lấy ngâm rượu. Có nhà có đến hơn 20 tổ ong Vò Vẽ lấy từ rừng khi chúng còn nhỏ bằng quả bưởi, đem về để ở xung quanh nhà. Cứ vào tháng 8 đến đầu tháng 9 dương lịch là đem đốt lấy nhộng hoặc bán cho những người có nhu cầu ngâm rượu. Mỗi tổ họ bán từ 200 - 250 ngàn đồng đấy. Không biết còn có quê bác nào hay làm như thế không nhỉ?
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #554 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2014, 12:04:19 am »

***(*)88
      Bìm bịp thuộc loại chim dữ bác Hahoi à nên chó mèo ngán nó chứ nó đâu có ngán gì ai,chẳng những dữ mà nó còn rất tinh quái,bà con ở quê hay nói là “khôn vàng trời”,bởi vậy mới có giai thoại về chuyện bìm bịp bắt rắn độc giữ tổ,thật sự là nó mổ gãy xương sống con rắn rồi nó đem về cạnh tổ để dành cho con nó ăn,xui cho ai lò dò tới gần đạp nhằm bị con rắn cắn thế là một đồn mười,thêu dệt thêm thắt riết thành ra câu chuyện hấp dẫn hẳn lên.Ông chú Tư em từng ôm hận với nó một lần,số là ổng chuyên chơi gà đá (gà lai gà Mỹ phải nhập từ nước ngoài về),con nào đá hay thì đem đổ cồ (cho đạp mái) để gây giống gà bổn,lần đó ổng cho gà mái ấp được năm trứng,cưng quá nên không để trong chuồng mà đem để lên giường có giăng mùng đàng hoàng,ấp hoài không thấy nở nên ổng sốt ruột vô thăm,ai dè chú bìm bịp cứ rình lúc ổng đi nhậu chui vào đuổi cô gà mái đi moi lỗ hút sạch rồi nó còn lăn cho cái trứng úp phần bị bể xuống dưới cho nên ổng không phát hiện được.Sau này qua nhậu với tía vợ em gặp nó tới là ổng càm ràm :” Ông nuôi cái con quỷ chứ bìm bịp gì..!” mắc cười gần chết..! Hì hì!
     Tiếp tục chuyện ong,mời mấy bác làm quen với loài ong mật này,loài ong này hiền lành dễ thương và được bà con quê em nuôi rất nhiều,có tên là ong ruồi.

      Tổ ong ruồi :














      Ong ruồi được nuôi quanh nhà :










      Bác Giang mà vào đây là em dắt bác đi nhậu rượu mật ong có em gái miệt vườn pha chế nữa nè,hấp dẫn không..?






      Hoặc là nhậu rượu ngâm vò vẽ như vầy :




Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #555 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2014, 06:32:54 am »

Hình bóng quê nhà bác Hum rất ư đậm nét, quê tui có lẽ do gần quốc lộ nên đường nét hơi nhạt nhạt.
Nhờ bác nhắc tui nhớ lại hồi nhỏ, khi lân la qua nhà mấy đàn anh lục lăng, thấy nhà mấy ổng có nuôi chim bìm bịp, mấy con chim này dạn và dữ, hở một cái là chúng phùng mang trợn mỏ ra đe dọa, nhứt là mấy đứa trẻ trâu lóc cóc, làm như nó ghét sẵn vậy.
Ngoài ra mấy ổng còn nuôi con sáo (cưỡng, nhồng), kiểu nuôi thả tự do như vậy, nếu không nhớ lầm thì còn nuôi con chim khách nữa (tên chim khách vì theo lời đồn, nó bay vòng vòng kêu kẹc kẹc thì nhà có khách??), toàn những loài chim "dữ".
Hồi còn nhỏ xíu, tui về quê ngoại ờ nhờ, theo dạng "tấn về nội, thối về ngoại", có lần mưa giông khá lớn, ổ chim sáo trên ngọn cây cau lão bị gió làm bung, rớt chim con xuống đất, dì tui vô tình đi ngang gốc cau, sáo mẹ (hay cha?) bay xuống mổ trúng đầu.
Tui chỉ phân biệt được ong vú với ong mật, ong vú mật chua, ong mật mật ngọt, còn ong mật và ong ruồi khác nhau ra sao tui chưa phân biệt được. Sad
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #556 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 12:01:23 am »

Hình bóng quê nhà bác Hum rất ư đậm nét, quê tui có lẽ do gần quốc lộ nên đường nét hơi nhạt nhạt.
Nhờ bác nhắc tui nhớ lại hồi nhỏ, khi lân la qua nhà mấy đàn anh lục lăng, thấy nhà mấy ổng có nuôi chim bìm bịp, mấy con chim này dạn và dữ, hở một cái là chúng phùng mang trợn mỏ ra đe dọa, nhứt là mấy đứa trẻ trâu lóc cóc, làm như nó ghét sẵn vậy.
Ngoài ra mấy ổng còn nuôi con sáo (cưỡng, nhồng), kiểu nuôi thả tự do như vậy, nếu không nhớ lầm thì còn nuôi con chim khách nữa (tên chim khách vì theo lời đồn, nó bay vòng vòng kêu kẹc kẹc thì nhà có khách??), toàn những loài chim "dữ".
Hồi còn nhỏ xíu, tui về quê ngoại ờ nhờ, theo dạng "tấn về nội, thối về ngoại", có lần mưa giông khá lớn, ổ chim sáo trên ngọn cây cau lão bị gió làm bung, rớt chim con xuống đất, dì tui vô tình đi ngang gốc cau, sáo mẹ (hay cha?) bay xuống mổ trúng đầu.
Tui chỉ phân biệt được ong vú với ong mật, ong vú mật chua, ong mật mật ngọt, còn ong mật và ong ruồi khác nhau ra sao tui chưa phân biệt được. Sad
***(*)88
      Đúng rồi đó bác C16! Mấy con bìm bịp ở nhà em cũng chuyên môn ăn hiếp mấy chú choai choai,có lần một chú cỡ 15,16 tuổi hay băng qua nhà em để xuống kênh cắm câu,hôm đó thấy con bìm bịp bay theo tò tò sau lưng hoài thế là chú em quay lại giương ná thun ra hù nó một cái làm nó vọt mất,vậy mà nó để bụng sáng hôm sau nó canh chú em vừa chui vô cầu tỏm ngồi là nó đáp ngay lên đầu rồi mổ lia lịa làm chú em la làng rồi kéo quần chạy trối chết,đã vậy từ trưa tới chiều nó cứ quanh quẩn chỗ chú hay đi câu làm chú hoảng quá không dám đi thăm câu luôn.

      Buổi sáng “gác” cầu :




      Buổi trưa “gác” dọc bờ kênh :






      Con ong ruồi nó nhỏ hơn ong mật bác C16 ơi,cỡ bằng con ruồi hà nên nó mới có tên là ong ruồi,nó chích thì chỉ như kiến cắn thôi nên bà con khoái nuôi ong ruồi hơn mấy loại kia.Lâu lâu gặp bác Hahoi nên em đưa hình ván cờ hôm em uýnh với một lão cỡ hàng “úy” (dân cờ cũng có cấp bậc như quân đội),lão này dân gốc ở đây nhưng đã bỏ quê lên cây số 125 (vùng Phương Lâm,Đồng Nai)lập nghiệp,lão nghe tiếng tía vợ em là “vô địch ấp” nên ghé thăm rồi rủ ổng tỷ thí,hôm đó gặp đám giỗ nhậu suốt một ngày nên ổng xỉn quá hông thấy đường uýnh thế là em được ổng ủy quyền đứng ra tiếp khách,đây là hình ván cờ bác Hahoi “ngâm cứu” chơi,thấy đường nào ngon bác cứ chỉ giáo,anh em mình bàn luận,phân tích cho vui nhé..!


Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #557 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 08:58:44 am »

Chào bác Hùm ! anh em mình hạp nhau quá ta ! em cũng mê cờ lắm, nhưng  tự nhận thấy trình của mình mới ở binh nhất nên thi thoảng xem ván cờ bác đưa là thích lắm ! theo thiển ý của em thì nếu lượt bên đỏ uýnh thì cứ ăn tượng đã, tướng phải chạy ra ngoài ngay. Sau đấy ... tùy đối phương chơi dư lào ta tính tiếp  Grin  Bên xanh em nhìn thấy chưa có cơ hội gì cả.
Em nói thật là thích cái topic này quá, thích cả giọng kể của bác Hùm, bác C16, thế rồi chim trời cá nước, con người phóng khoáng v.v... đầy chất Nam Bộ !
Tiếp đi bác Hùm !
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #558 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 10:32:55 pm »

Quê của Hùm sao giống quê mình quá . Nhìn những tấm hình mà nhớ đến con sông thơ ấu hai bên hàng dừa nước , Rồi bìm bịp kêu nước lớn nước ròng . Mùa nầy lúc còn nhỏ chăn trâu bọn mình  mình thường lủi vào rừng dừa nước tìm trái chòi mòi chín đỏ mọng lớn bằng đầu đủa , trái từng chùm ngọt lịm sau cơn mưa . Rồi nào là trái cơm nguội ăn vào vừa ngọt vừa chua chua , chát chát , ăn vào tím ngắt hàm răng . Rồi có lúc tìm thấy tổ ong ruồi , cứ bẻ cành mà chạy ngượt gió , đàn ong ruồi bay theo bị ngượt gió chúng mỏi cánh đành bỏ tổ , cứ vậy mà chia nhau ngoạm vào tổ ong đầy mật . Có lúc đi tìm tổ chim cúm núm trên đồng cỏ , lấy trứng chim về nấu .
  Đến mùa khô sau tết âm lịch , theo mấy cụ xem mấy cụ đốt tổ ong vò vẽ vào ban đêm bắt ong con về nhậu . Quê mình gọi vui là đi đánh bót . Vì cũng phải có người trinh sát xem tổ ong vò vẽ bao lớn , ở dưới lùm cây nào , thường là trong đám cây chà là gai tua tủa dài cã tấc .  Sau đó đợi chiều trời sắp lặn mới tổ chức phân công : anh nào mở đường cầm cây dao phản chặt ruồng cây cối gai rừng thành một con đường như cái đường chuột chạy tiếp cân đến bần tổ ong , nếu đi sớm quá thì ong chưa vào tổ hết , nó canh gát xung quang bụi cây . Nếu lộ thì cã đàn nó tấn công chạy té khói , đầu cổ sưng vù vì ong đốt . Vì vậy người chỉ huy đánh bót phải có kinh nghiệm , tập trung quân đến gần tổ ong , phân công anh nào vào trước , vào sau theo thứ tự . Anh dẩn đường đi trước , rồi đến anh cầm bó rơm cột vào cây sào dài khoảng 3 mét , khoảng hai ba anh cầm sào rơm tùy theo tổ ong to hay nhỏ . Rồi đến đội quân tiếp tế rơm , cốt thành nhiều bó dự phòng , cúi cùng là anh cầm theo thúng đựng tổ ong . Khi đến thì cả hàng quân nối đuôi nhau tiếp cận theo con đường chuột chạy do trinh sát ruồng sẳn , phải im lìm bí mật , đi nhẹ nhàng không làm rung động cây rừng , đến gần tổ khoảng 5 mét ngồi im ở đó , trời vừa tối là mò vào , nếu tối quá thì không tìm ra mục tiêu , phải kéo nhau về , ngày mai đánh tiếp . Khi vào tiếp cận xong là cầm quẹt ( bật lửa ) đánh lửa đốt rơm , nhanh chóng nhờ ánh sáng phải đưa ngay vào cái lỗ ong chui ra vào , có khi tổ lớn đến hai ba cái cửa , nếu đốt không kịp là có vài con ong bay ra phản kích ngay . Nguy hiểm hơn nếu có anh nào bỏ chạy thì đàn ong túa ra phản công , thất trận là cái chắc . Vì vậy chỉ huy phải yuển những anh gan dạ cho đánh cửa mở . Khi thấy ong không còn chui ra từ tổ nữa là tập trung rơm đốt mạnh vào và dùng sào chọc cho cã tổ ong rớt xuống . Giai đoạn nguy hiểm đây . Vì cã đàn ong có khi không ra hết mà chúng bám vào trong tổ có rất nhiều tầng trong đó , khi tổ vở ra thì chúng bay bay loạn xạ nếu ngọn lửa không đủ trùm kín , thì chúng không bị cháy cánh , cứ gặp ai là đốt người nấy . Nếu chỉ huy giỏi lính đánh bót giỏi thì cả đoàn thương vong ít thắng lợi lới , gom gọn cã tổ về nhà giao cho bộ phận hậu cần ở nhà lo xào nấu  . Nào là chiên bột , nào là nấu cháo , mùng thắng trận rôm rã . Còn anh nào bị ong đốt thì về nhà xin vôi ăn trầu phệt lên , ;àm vài ly rượu là hết đau nhứt , nhưng phải mấy tuần sau mới da lành thẹo .
  Lúc đó mình chết nhát lắm , cứ đi sau cùng mà ngồi xem chú bác anh em đánh trận , nếu có thất trận thì mình chạy trước . Có khi thấy tưởng thắng to hết ong chui ra rồi , đến khi cầm sào chọt cho bể tổ ong rơi xuống , cã đàn ong còn sống bên trong tổ chúng bay ra nghe ù ù ,  như máy bay , lúc đó rơm không còn mà đốt . Thế là mạnh ai nấy chạy .lớp thì bị ong đốt , lớp thì bị gai chà là đâm . Nhưng vui . Vì vậy mà mình cứ đi sau cùng , có gì thì chạy trước cho chắc ăn .
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #559 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 11:14:37 pm »

***(*)88
      Chào bác Hai Ruộng! Miền Tây thì ở đâu cũng y chang nhau chứ làm sao mà khác được bác,có chăng là khác nhau ở độ nặng của rượu đế,như rượu Bến Tre nhẹ hơn rượu Long An vậy thôi…Ở chỗ bác bắt ong chơi kiểu “cảm tử quân” quá ha,chỗ em thì nhẹ nhàng hơn cứ phạt cành cho gọn gọn lại rồi chơi kiểu “trùm bao bố”,hồi xưa nghe nói bà con mình hay chơi nguyên bao như vậy rồi chế thành một loại bẫy để chống giặc đi càn rất hiệu quả.
      Tiếp tục chuyện uýnh cờ tướng,em đang cầm quân xanh đó nha bác Hahoi,ở quê hay có tục lệ là “lớn đỏ nhỏ xanh”,do đó ai lớn tuổi hơn thì sẽ được cầm quân đỏ.Bác Hahoi uýnh “hiếu chiến” quá nha,lão kia cũng khinh địch nên nghe theo lời xúi của bác nhào vô ăn con tượng,em giả bộ không thấy nên mới dùng xe ăn con chốt biên tạo ra tình trạng hớ hênh như vậy,chứ cờ đó chỉ cần bay con tượng lên là vững như bàn thạch,vừa bắt xe vừa giữ mã…Lão này cũng dàn quân bài bản lắm,ý đồ của lão là dồn ba quân xe,pháo,mã uýnh vào một bên theo thế “tam tử đồng biên”,cũng hên là em đã đổi hướng chống sĩ kịp thời chứ không thì tiêu mạng rồi đó nha bác..!





      Trở lại với ván cờ,lão thoát được con xe nên vội vàng uýnh xuống tượng,sẵn trớn uýnh vô con sĩ,rồi uýnh luôn qua con tượng bên kia,chuẩn bị kết hợp với pháo mã để chiếu cả hai bên…








       Nhưng lão đã chậm hơn em một nước,lúc này lão bị dính vào thế “pháo đầu,xuất tướng,xe đâm thọt” thay vì em đem xe tiền qua ngay mặt tướng để thọt xuống chiếu hết thì em lại chọc quê lão bằng cách dùng xe hậu ăn con mã rồi bắt luôn con xe còn “trùm mền”(xe chưa ra khỏi góc) của lão! Dĩ nhiên là lão lượm liền con xe của em không một chút đắn đo…






      Bây giờ là tới phần của bác Hahoi,bác thấy được đường chiếu bí bên đỏ là em sẽ phong vượt cấp cho bác lên hạ sĩ ngay lập tức! Hì hì!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM