Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:24:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #540 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2014, 04:37:24 pm »

Hình ảnh cầu vồng trên Hồ xuân Hương ( Đà lạt ) sau cơn mưa từ cà phê Thanh Thủy :









Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #541 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2014, 03:49:16 pm »

Bugi voi đây các bác:
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #542 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2014, 03:41:46 pm »

 Bác Êch Già ơi ! Cái bugi nầy nó đánh lửa vô đâu vậy Bác ?
Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #543 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2014, 08:32:50 pm »

Bác Êch Già ơi ! Cái bugi nầy nó đánh lửa vô đâu vậy Bác ?
Hic, cái này phải hỏi mấy bác biết kỹ thuật, bác Hai à!  Smiley
P/S: Em nhỏ tuổi hơn bác Hai nhiều, bác kếu dzậy em tổn thọ tội nghiệp.
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #544 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 12:21:12 am »

***(*)88
      Chào các bác,hôm nay rảnh rổi mình “tám” tiếp chuyện bìm bịp nha mấy bác,với bà con miệt vườn thì bìm bịp cũng là một loài động vật quen thuộc,chắc chỉ đứng sau mấy loại gia cầm như chó,mèo,gà,vịt…thôi,dù ít ai nuôi mà chỉ chăm chăm đi bắt ngâm rượu nhưng những giai thoại về bìm bịp thì nhiều lắm,thơ văn,ca dao tục ngữ và cả âm nhạc cũng đều có nhắc tới tên loài chim đặc biệt này.Gà thì gáy báo hiệu bình minh còn bìm bịp thì cất tiếng kêu khi nước bắt đầu lên,như một thiết bị khí tượng dùng đo thủy triều,mà ở những vùng kênh rạch chằng chịt như quê em thì chuyện mực nước lên xuống cũng rất ảnh hưởng đến đời sống của bà con.
      Hôm rồi về quê cậu em vợ dắt em đi coi một ổ bìm bịp ven bờ kênh (ổ nó thường nằm trong những bụi cây rậm rạp hoặc là cao tuốt luốt trên ngọn dừa nên phải theo dõi lâu ngày mới phát hiện được),nhiều người cũng xúi bẻ giò chim con để chim mẹ đi tìm lá thuốc về đắp vào rồi khi đó mình bắt chim con ngâm rượu làm thuốc,nhưng mà em can vì thấy ba con chim con nhỏ xíu tội nghiệp quá,với lại chưa chắc gì chim mẹ chịu đắp thuốc cho con,có trường hợp là nó thấy động ổ như vậy thì nó tha con đem đi giấu chỗ khác mất tiêu,chừng đó thì mất cả chì lẫn chài..! Cuối cùng thì hai anh em quyết định hốt gọn đem về treo ở sàn nước,tha hồ cho mấy chú thưởng thức cá tôm…đổ nò hàng ngày.




















Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #545 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 01:43:33 am »

Thấy cảnh bìm bịp bị nuôi nhốt thế này tội quá! Hay là thả nó...vô bình ngâm luôn đi anh, khi nào có dịp cho em xin chút đỉnh cho biết mùi  Grin
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #546 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2014, 04:46:36 pm »

Thấy cảnh bìm bịp bị nuôi nhốt thế này tội quá! Hay là thả nó...vô bình ngâm luôn đi anh, khi nào có dịp cho em xin chút đỉnh cho biết mùi  Grin

Ở chố quê tôi thì mấy năm nay người ta hay lấy con ong Vò Vẽ ( quê tôi gọi là ong bầu) để ngâm rượu uống. Nghe nói là chữa bệnh suy thận rất tốt Huh Tôi đã uống thử 2 -3 lần nhưng bị dị ứng nên vẫn sợ đến nay Grin
       Năm nay, cây Lộc vừng trước sân nhà tôi rất " vinh hạnh " được lũ ong này đến làm tổ. Năm ngoái thì nó làm ở trên nóc nhà bếp, năm kia thì ở cây vải thiều sau nhà. Năm tới chưa biết ở chỗ nào đây? Theo kinh nghiệm thì đến khi thấy cửa lỗ trên tổ nhỏ lại, tức là đang lắm nhộng và con non thì sẽ đốt để lấy nhộng và ong để dùng. Tôi thì chỉ thích dùng cả nhộng, cả con ong rang lên với nước măng chua, thêm gia vị. Sau đó dùng dầu ăn chiên ròn mà làm mồi nhậu thì "tuyệt ong bầu". Chả cần ngâm ủ làm gì cho mất thời gian chờ lâu  Grin Grin Mùa này mà chú HẬN ĐỜI lên Hòa Bình thì dễ gặp món này lắm Grin Grin Grin

                         
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #547 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2014, 11:28:06 pm »

Thấy cảnh bìm bịp bị nuôi nhốt thế này tội quá! Hay là thả nó...vô bình ngâm luôn đi anh, khi nào có dịp cho em xin chút đỉnh cho biết mùi  Grin
***(*)88
      Lâu quá mới gặp chú “Hận đời đen bạc”(câu này mấy tay giang hồ thường hay xâm trên vai..!),nhìn mấy chú bìm bịp con bị nhốt vậy chứ sướng lắm,ăn uống phủ phê không tội đâu chú,sau một thời gian khi nó đã quen với khung cảnh và thức ăn rồi thì thả ra nó cũng quay về để kiếm ăn,cứ thong thả đợi cho nó già khụ rồi mình hãy bắt lại cho vô bình,khi đó nó mới có vị thuốc,đời còn dài mà chú,đâu cần gấp gáp gì,tại chú ở xa xôi quá chứ trong phạm vi nước mình thì hú một tiếng là sẽ có ngay vài xị nhấm nháp,đưa thêm vài hình nữa cho mấy bác ghiền chơi nè..!

      Ngâm rượu kiểu này thì không đẹp mắt chút nào




      Ngâm kiểu truyền thống nhìn hấp dẫn hơn.




      “Gió nhớ thương ai mà lay cành lá,để bìm bịp kêu con nước lớn ròng…”




















Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #548 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2014, 11:30:39 pm »



Ở chố quê tôi thì mấy năm nay người ta hay lấy con ong Vò Vẽ ( quê tôi gọi là ong bầu) để ngâm rượu uống. Nghe nói là chữa bệnh suy thận rất tốt Huh Tôi đã uống thử 2 -3 lần nhưng bị dị ứng nên vẫn sợ đến nay Grin
       Năm nay, cây Lộc vừng trước sân nhà tôi rất " vinh hạnh " được lũ ong này đến làm tổ. Năm ngoái thì nó làm ở trên nóc nhà bếp, năm kia thì ở cây vải thiều sau nhà. Năm tới chưa biết ở chỗ nào đây? Theo kinh nghiệm thì đến khi thấy cửa lỗ trên tổ nhỏ lại, tức là đang lắm nhộng và con non thì sẽ đốt để lấy nhộng và ong để dùng. Tôi thì chỉ thích dùng cả nhộng, cả con ong rang lên với nước măng chua, thêm gia vị. Sau đó dùng dầu ăn chiên ròn mà làm mồi nhậu thì "tuyệt ong bầu". Chả cần ngâm ủ làm gì cho mất thời gian chờ lâu  Grin Grin Mùa này mà chú HẬN ĐỜI lên Hòa Bình thì dễ gặp món này lắm Grin Grin Grin

                     
***(*)88
      Chào bác cựu “Bốn hai chán”! Cũng lâu rồi mới gặp được bác Giang chắc lúc này bác bận việc làng xóm dữ lắm hả bác? Chỗ bác không biết sao chứ dưới quê em mà gặp tổ ong vò vẽ là ưu tiên “giải quyết” ngay vì loài ong này hung dữ có tiếng,nó chích một phát là người lớn cũng lên cơn “nóng lạnh” (sốt)  như thường,còn trẻ em thì có thể tử vong…nên không ai dám giỡn mặt với cái đám “tuy nhỏ mà có võ” này.
      Đây là chân dung mấy chú vò vẽ và “căn cứ” của chúng :


















      Không biết bác Giang có nhầm không chứ ở dưới em thì con ong bầu nó khác hoàn toàn với con ong vò vẽ,ong bầu thường đục lổ trong thân cây (nó còn có tên tiếng Anh là ong thợ mộc) để làm tổ và chỉ sống một mình,nọc cũng ít độc hơn,trẻ em hay bắt ong bầu rồi lấy cái dĩa úp lại nhốt nó trên cái nắp thùng thiếc,thế là nó bay vòng vòng trong đó tạo ra những âm thanh nghe rất vui tai,và có lẽ thành ngữ “ong bầu hát bội” cũng xuất phát từ trò chơi trẻ con này.
      Đây là những chú ong bầu :


















Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #549 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 11:09:40 am »

        Chào hai bạn
 Một ông ở Tây bắc bộ và ông ở Tây nam bộ. Tôi ở quãng giữa đồng bằng bắc bộ
ở quê tôi cũng có 2 loại ong này nhưng tên và loại goi giống quê chú Hùm : Ong Bầu to mầu đen bóng khg đi đàn đông đốt khg đau nhức nhiều như ong Bò vẽ nhỏ mầu vàng hay ở các vườn cây lâu năm. Ong Bầu ( hay ong Mật ) thường hay kiếm ăn ở các giàn có hoa như mướp, đậu...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM