Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:37:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251120 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #350 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 03:07:54 pm »

    Cảm giác mạnh trên đảo VINPEARL.






   Động Game.


Logged

HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #351 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 03:17:31 pm »



Cái trò chơi cảm giác mạnh này không dành cho nhiều người, nó cột chặt con nhà người ta vào ghế rồi cả nhấc bổng lên cao sau đó quay cuồng, lăn lộn kinh khủng !!! Nói chơi là lắm khi người xem đứng dưới phải tránh xa bởi thấy có cả nước văng ra khi cái đu này văng lên cao  Grin
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #352 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 03:25:23 pm »

    Đúng đấy HaHoi à, nhìn mấy thằng cháu khi xuống mặt cắt không còn hột máu...Sống rồi Grin. Khi vào phòng xem phim 4D cũng thấy thích, nhưng ở cửa có ghi :tránh người...yếu tim Grin
Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #353 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 03:30:24 pm »

Hì ! Lão Y lố này chịu đi thăm quan thật .

Đây là hình ảnh chùa một cột gần nhà tôi . Sẵn đây chém gió cho bác điếc tai luôn , Nơi này Cũng gần nhà thành viên Trung trực ( chủ trang trại nuôi chim bồ câu thịt ) và gần luôn nhà Hai Ruộng -thợ cơ khí tại gia . Nếu có dịp ghé Thủ Đức ngày thường phôn cho anh em một tiếng ,mình gặp nhau làm cái lẩu xã giao .



E hèm !

Nói đến địa bàn Thủ Đức là nói đến một vùng đất rộng lớn có nhiều nhà máy ,khu công nghiệp , bệnh viện ,trường đại học và các hệ thống chùa chiền dày đặc .

Nội THỦ ĐỨC có trên 50 chùa lớn nhỏ ,cổ tự có và tân tự (mới xây) cũng có ,nếu biết bác đi thăm thủ đức ,tôi sẽ chỉ cho bác thăm chùa Vạn Đức gần đấy , đây là ngôi chùa mới được trùng tu -tôn tạo ,được sách kỷ lục của VN công nhận là chùa lớn nhất đẹp nhất . hi hi nội trên tầng hai của chùa người ta bứng nguyên một cây đa cổ thụ lên trồng trên ấy - vào đấy cứ ngỡ là lạc vào coithienthai.com -

khách thập phương đến cúng vái quanh năm ,chùa thu tiền vô khối mỗi năm vài chục tỷ là chuyện thường .  sỡ dĩ tôi biết chuyện tiền bạc là vì tôi là người chuyên làm thuê làm mướn các hạng mục lớn và nhỏ trong tất cả các chùa trên địa bàn Thủ đức , Chùa nào giàu chùa nào nghèo tôi nắm rõ bởi khi có tiền người ta hay ngứa ngáy sửa chữa mua sắm liên tục .

Kể ra dân ta cũng lạ : cứ chùa nào to lớn sang trọng thì người ta hay viếng thăm cúng vái ,rất nhiều chùa nhỏ trong hẻm trong hóc chẳng thấy ai ghé thăm - chuyện tiền bạc và chén cơm chay mỗi ngày đối với số tăng và ni tu tại đây cũng rất khó khăn . Họ phải làm tương làm chao ,gia công may vá thuê ,hoặc trồng rau để bán lấy tiền mua gạo .....Tôi thẳng tính lại hay trách họ : có đi tu cũng không biết lựa chùa giàu mà tu .
Động thái này của tôi được giới phật tử đánh giá là : " Có kính phật - nhưng không có trọng tăng " hi hi .  Bởi tôi kính cẩn với bề trên là phật bà phật tổ ,còn những người nương nhờ cửa phật ,cạo đầu mặc áo cà sa tôi không phải kính .

Lâu lâu tôi cũng ngứa ngáy phát tâm làm từ thiện cho một số chùa mà mình thích . các chùa đều biết tôi nhưng còn phải xem đạo hạnh của các vị :tăng và ni như thế nào ? rồi tôi mới cùng gia đình phật tử thành tâm "cúng dường tam bảo ". Cho các thày các bà trong chùa cụ thể hưởng lộc ,nhưng với chiêu bài cầu và cúng cho quốc thái dân an ,nếu không thì cầu cho mưa thuận gió hòa cho đồng bào vùng sâu vùng xa bớt khổ .

Thôi không dám nổ nữa sợ các bác nhức đầu .

Logged

c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #354 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 09:09:44 pm »

Tui ngoại đạo nên đi chùa lễ Phật cũng là làm theo, không rõ ý nghĩa lắm, thấy mọi người đi cầu tài, cầu lộc, cầu bình yên, cầu con cái ngoan hiền đỗ đạt.
Đứng cầm nhang khấn rất lâu, xong đến những bức tượng, với những thần phép riêng biệt, có người lấy tay vuốt lên thân tượng, rồi xoa lên mặt, lên cổ mình với vẽ thành kính.
Riêng tui, thích nhứt là tiếng chuông chùa, không chát chúa nhưng âm vang xa, ngân lâu trong không khí, làm thần kinh mình như được mát xa, dãn ra thoải mái, cộng với khung cảnh mát mát, cũ cũ ở chùa khiến càng thư thái, dễ chịu.
Mà sao cảnh chùa những ngày đầu xuân đông quá, không còn nghe được tiếng chuông chùa ngân, thấy mọi người chen, giành thấy sợ, báo đăng có chỗ vì giành nhau mà đánh nhau đổ máu, có đám thù nhau ở đâu, vô chùa gặp nhau xử chết queo luôn, như vậy thì đi chùa làm gì để ra cảnh nửa người, nửa ngợm.
Tui cũng hơi lấy làm lạ, những tiểu thương đến mùa hành hương này siêng đi chùa lắm, cúng lễ vật rất đàng hoàng, giá trị, tới chừng vô làm ăn trong năm họ thường thành đạt, lấy đó làm niềm tin, không năm nào không đi chùa, thành tục lệ của người làm ăn .
Vật chất quyết định ý thức, nhưng ngược lại, ý thức có tác động đến vật chất (bài 1 - chương trình chính trị cơ bản của đoàn viên công đoàn), có phải là ở biểu hiện này??
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #355 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 11:19:55 pm »

***(*)88
       Kính chào các bác,em đi phi vụ trở về thấy mấy bác vào thăm “hình bóng quê nhà” và bàn luận rôm rả quá,để em kể tiếp chuyện uýnh cờ cho mấy bác nghe nhé.Ở dưới miệt em mấy lão tiền bối uýnh cờ “dữ dằn” còn hơn lính Pốt,nên rất khó khăn để lừa mấy lão vào thế được,còn chuyện ăn gian thì vô phương vì mỗi lần mình đi một quân nào đó là mấy lão nhìn tổng quát hết bàn cờ một cái,rồi bình luận,đoán già đoán non,bắt mạch đủ kiểu…nhằm nắm được ý đồ của mình muốn làm điều gì khi đi nước đó,y như những ông tướng thiệt đang cầm quân đánh trận vậy,nhiều khi mấy lão nói trúng phóc tim đen làm mình bị lộ trận địa,rồi dẫn tới vỡ trận,ác cái nhiều khi mình thua rồi mà mấy lão còn chưa cho thua,bắt sắp bàn cờ lại ở mấy nước cuối (giống như chiếu chậm bàn thua trong đá banh)để mấy lão “ngâm cứu”,phân tích rồi mới…chọc quê mình..!
        Cũng hên là tía vợ em uýnh yếu nhất trong số mấy “Ông già Ba Tri” ở đây nên em mới có dịp phục thù,để em kể tiếp diễn biến ván cờ hôm bữa cho mấy bác coi chơi,theo lý thuyết thì một chốt sẽ hòa một sĩ giống như một xe sẽ hòa với bành sĩ tượng,nhưng nó cũng có tình huống ngoại lệ như sĩ tượng mà đứng không cùng một hướng là có thể bị xe gài vào thế ăn mất quân dẫn đến thua cuộc,ván cờ em còn một chốt cũng thuộc dạng ngoại lệ,vô tình chốt nằm ngay thế sẽ ăn được sĩ nên em nắm chắc phần thắng,ổng cũng cảm thấy nguy hiểm nên liền ra điều kiện :”Mày chỉ được đi mười nước nữa thôi nha,chứ tao già cả rồi mà ngồi lâu nó đau lưng lắm,mắc công mai mốt mày lại phải mua mấy thang thuốc về cho tao ngâm rượu uống trị bệnh thì nghèo nữa nha con!” Dĩ nhiên là em không bị lung lạc bởi đòn tâm lý của ổng,uýnh đúng bài bản dùng tướng và chốt làm thành hai gọng kềm rồi kẹp con sĩ ổng chết queo trong vòng chín nước! Hì hì!

         Em mượn cái bàn cờ của trò chơi “Saola” đưa lên đây,bác nào không hiểu hoặc có ý kiến gì thì cứ hỏi,em sẽ giải thích nhé.


            Mình vô tướng thì thế nào ổng cũng xập sĩ về

 




             Mình qua chốt khống chế không cho tướng ổng chạy ra cánh




             Nếu ổng vẫn ra tướng thì mình cũng xuất tướng để yểm trợ cho chốt tiến xuống chiếm lĩnh được vị trí quan trọng






             Ổng sẽ lên sĩ để đuổi chốt mình nhưng đã muộn,binh nhất có ông tướng cầm súng ngắn đứng đằng sau hỗ trợ nên mạnh dạn “xung phong”!






              Tướng ổng sợ chết phải thụt trở vào hầm chỉ huy,lúc này tướng mình phải nhanh chóng chạy qua cánh bên kia đón lõng






              Tới đây là chuẩn bị đi nấu nước sôi để…ăn mì gói được rồi! Hì hì!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #356 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 12:40:02 am »


              Tướng ổng sợ chết phải thụt trở vào hầm chỉ huy,lúc này tướng mình phải nhanh chóng chạy qua cánh bên kia đón lõng






              Tới đây là chuẩn bị đi nấu nước sôi để…ăn mì gói được rồi! Hì hì!


30 chưa phải là Tết, đồng chí Hùm ơi! Grin

Cứ mặc cho Tướng của Hùm đón lõng...Thoải mái đi Grin. Bên đỏ lên Sĩ,  bước tiếp sau của Hùm ra sao? (Đừng có chiếu Tướng nha Grin). Tiếp theo, Tướng đỏ dạt sang cùng hàng Sĩ, xem Tốt làm gì được nào! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #357 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 11:23:33 pm »

***(*)88
       Chào bác Tuanb5,lúc bình thường quân còn đầy nhóc thì ít ai thấy tài năng của quân tướng,nhiều khi còn bực mình vì có lúc phải hy sinh cả xe để bảo vệ tướng nữa,nhưng trong những ván cờ tàn như thế này thì chúng ta mới thấy tài của tướng,xin mời mấy bác theo dõi tiếp nhé.

       Tranh thủ lúc tướng địch còn lo chạy sĩ vì sợ mất sĩ,tướng mình chạy ra cánh đón lõng trước một bước.

 


        Dĩ nhiên là tên sĩ lại phải chạy về,vì nếu tướng chạy ra theo thì hết cờ!




         Lúc này tướng mình bắt đầu thong thả làm hơi thuốc rê,hạ sĩ xuống để chuẩn bị chờ thời cơ nhảy vào giữa bắt chết tên cận vệ cuối cùng!










Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #358 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 11:51:03 pm »

Hi hi, em vừa phải bày bàn cờ ra theo thế này, cũng thấy bên đỏ phải thua đúng như thế đấy ạ, vấn đề ở chỗ bên đỏ chỉ có thể cho sĩ chạy và anh tướng phải bảo vệ sĩ , nhưng gắng lắm cũng chỉ chống lưng cho thằng cận vệ thêm đuợc vài nước .   Cool
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #359 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 11:55:41 pm »

Đố mấy lão chơi cờ tướng :

" Bốn bề thành lũy đắp cao
Mưa nắng không vào vẫn có thức ăn ."    là gì ?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM