Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:11:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251664 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #310 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2014, 07:17:30 pm »

Lão BY hoặc vài người nữa quan tâm tới chị em thì không sao ,chứ tôi mà chụp hình chị em ăn mặc theo mốt thời trạng (kín trên hở dưới hoặc- kín dưới hở trên) đưa lên đây có mà chết vì ăn gạch của những "bậc quân tử "-thôi chả dại dột ,cho dù thấy khế chua ai mà chả thèm.

 Quan tâm chứ bác CSVD. Grin

 Bác có thuộc bài hát: Dáng đứng Bến Tre không? Bài hát ấy tả về người con gái miền Nam người ta hát ầm ầm ra ấy chứ. Ai đứng như bóng dừa ... tóc dài bay tung tóe, bài hát ấy nói lên cái đẹp truyền thống của phụ nữ Nam Bộ nói riêng. Rồi chuyện: Cái răng cái tóc là góc con người các cụ xưa vẫn dạy đấy thôi. Nhận định, đánh giá cái đẹp của người phụ nữ VN từ những cử chỉ cho tới vóc dáng, cái răng, cái tóc. Và hôm nay, khi xã hội đã tiến xa hơn nữa tới cái nhìn chung về người phụ nữ thì cái đẹp ấy cũng được "chỉnh sửa" dần cho phù hợp với xu thế chung của Thế giới. Một chút "thoáng" nhưng vẫn đủ độ kín đáo thì "vô tư" đi. Grin

 BY thì không ngại chuyện phân tích cái đẹp và cả nói lên cảm xúc, ý thích của cá nhân của mình khi nói lên cái đẹp trong vóc dáng của người phụ nữ, bởi cái đẹp ấy cũng chính là "món quà" ăn mãi không chán mà thượng đế đã ban tặng cho con người. Các nam Cụ ông xưa có câu: Nhất dáng, nhì da, thứ ba mới tới nét. Tức là: Người đàn ông đánh giá người đẹp thì chọn yếu tố dáng dấp đưa lên hàng đầu, sau đó mới chọn tới nước da, màu da và cuối cùng mới chấm điểm trên đường nét của khuôn mặt. Với cách nhìn nhận cái đẹp ấy cũng tùy mỗi dân tộc, mỗi vùng miền để đưa ra những tiêu chí riêng, đôi khi những tiêu chí ấy còn trái ngược cả nhau về cái đẹp. Song nó chẳng sao cả vì tùy thuộc ở ý thích của mỗi người, miễn sao họ thấy đẹp là được, chẳng có cái mẫu nào để "chốt cứng" cái đẹp khuôn mẫu nào cả.

 Từ vài trăm năm trước người ta đã dám nói đến cái đẹp của cơ thể người phụ nữ công khai rồi, vì thế mới có những bức tranh vẽ phụ nữ khỏa thân còn giữ được tới hôm nay, họ vẫn giao bán những bức tranh đó với giá nhiều triệu đôla. Tại các trường Đại học mỹ thuật họ vẫn thuê người mẫu để học sinh vẽ đấy thôi, các nhiếp ảnh gia họ vẫn chụp hình khỏa thân phụ nữ cũng có sao đâu. Xem những tác phẩm ấy chả thấy dung tục một tý nào, bởi cả người mẫu và người vẽ hay chụp hình mẫu ấy đã vượt lên trên cả sự dung tục của đời thường, chỉ thấy toát lên cái đẹp của tạo hóa, nó trong sáng ngời ngời ra ấy chứ. (Tất nhiên là không chơi với loại như Bà Tưng hay gì gì Trinh đó toàn thấy khoe đít khoe mông) Cheesy

 Cái đẹp của dáng dấp người phụ nữ thì không có tiêu chí nhất định, Châu Âu một thời họ lại thích người phụ nữ phải đậm đà, hơi beo béo một chút, có chút bụng mỡ, đùi hơi to và ngực vừa phải. Các Cụ nhà ta khi xưa đi chọn vợ thì lấy tiêu chí là bộ ngực phải khủng, càng to càng tốt bởi quan niệm ngực phụ nữ to thì sau này sẽ cho nhiều sữa để nuôi con, không phải bắt trẻ ăn nước cơm, cái đẹp được nhìn nhận gắn liền với hoàn cảnh kinh tế và phát triển giống nòi. Sang thời nay nhất là khi ông Pierre Cardin's chọn người mẫu cho mặc quảng cáo sản phẩm của mình thì ông ấy lại chọn những người mẫu phải mình dây cây cảnh một chút, cứ phải là loại "trước sau như một" đuỗi đuổi đuồi đuôi ra như cá rô đực mới là đẹp, thì người ta lại ào theo để xác nhận cái đẹp ấy. Ngay trong chúng ta mỗi người có cái nhìn và chọn lấy cái đẹp của người phụ nữ cho suy nghĩ của riêng mình, chỉ có điều mọi người hay né tránh nói tới vì sợ "phạm quy" hay bị ai đó đánh giá là không đứng đắn. Thật ra như vậy là tự giết chết cảm xúc trong nhìn nhận cái đẹp của riêng mình, một thời người ta từng "thay thế" cái đẹp của "thực thể" bằng cái đẹp "ẩn dụ" rất ư là trừu tượng và cái đẹp ấy thì chỉ có "Chúa" mới biết. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #311 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2014, 12:23:10 am »

***(*)88
       Mồi quê đây các bác ơi,không sợ tẩm hóa chất độc hại,không sử dụng chất bảo quản..!










Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
NGHIA29/7/78
Thành viên
*
Bài viết: 96



« Trả lời #312 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2014, 06:35:58 am »

***(*)88
       Mồi quê đây các bác ơi,không sợ tẩm hóa chất độc hại,không sử dụng chất bảo quản..!








Mồi nầy khg có tẩm chất độc nhưng lại là mồi  " độc.......đáo"..  Grin
Logged

Con người chúng ta sinh ra đâu phải để đánh nhau và để chết. Nhưng"kẻ thù buộc ta ôm cây súng" và ta đã làm những gì khi đất nước cần chúng ta.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #313 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2014, 02:19:36 pm »

Thời trang hiện tại của các cô gái Tại Sài gòn bây giờ là : Ra đường mặc áo chứ không mặc quần - chuyện này đã được báo điện tử dân trí chính thức lên tiếng .



Hoặc có mặc quần áo mà cũng như không .



Vậy bác nào muốn khám phá thế giới phụ nữ mời vào .

http://dantri.com.vn/su-kien/thoi-trang-nhuc-mat-tu-pho-vao-giang-duong-827617.htm
Logged

c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #314 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2014, 08:12:00 pm »

Quê tui vùng không sâu, không xa lắm, nhưng chưa có đường truyền internet, mấy ông già bà cả phải xài tạm loại không dây, thiệt khổ:
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #315 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2014, 12:42:55 am »

***(*)88
       Chào bác C 16,em mới lượm được mấy tấm hình đám cưới miệt vườn vui quá xá vui,hổng biết có phải là đám nhà bác hông vậy bác? Xin mời các bác nhập tiệc cùng bà con hai họ nhé :

       Mồi “cây nhà lá vườn” đây :










      Thôn nữ đi ăn cưới :




      “Hãy yên lòng mẹ ơi!” có mẹ múa minh họa luôn :








        Chú rể đang tung cầu để tuyển cô dâu “dự phòng” :




         Bà con làng xóm tới chung vui






Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #316 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2014, 06:22:43 am »

Quê bác Hum công nghiệp hóa, hiện đại hóa hơn quê tui, chỗ tui chỉ có được cảnh xuống xe đi bộ dài trên bờ đê, với lại đi qua cầu khỉ, với lại che dù, đội lá chuối, vô tới nơi quăng "nón" vô gốc cây, nhậu mút chỉ rồi về, nếu có thể, mà không sợ để quên nón.
Mấy cảnh kia quê tui không có, nhứt là hai món múa minh họa và tuyển dâu sơ cua, quê bác quá độc đáo. Roll Eyes
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #317 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2014, 09:13:30 am »

Tôi đã từng đi lại và sinh hoạt chung với bà con các tỉnh miền tây nam bô khá nhiều . Trong cưới xin ,lễ lạt ,hội hè hoặc các sinh hoạt văn nghệ tại địa phương ,bài hát Svai chan ti của người khmer nam bộ luôn thấy họ hát ,kết hợp với múa tay ( lăm thôn ) trông nhịp nhàng uyển chuyển khá là hay và dễ thực hành .

Ngay tại Sài gòn của những ngày hôm nay ,trong các lần hội họp hoặc offline của các cựu binh  chiến trường biên giới tây nam ,các anh các chị cũng thường xuyên lăm thôn với nhau .

Vậy để hình dung ra Điệu múa Lăm thôn là gì ? mời các bác vào clip bên dưới nghe và nhìn dàn ca múa ,cùng bài hat Svai chan ti huyền thoại của người khmer nam bộ, được thực hiện bởi các nam nữ diễn xuất trông "sắc lẻm" (tiếng địa phương Bạc liêu -Cà mau ),còn người ngoài gọi là rất xinh đẹp .

Cứ theo như tôi hiểu Lời của bài hát là :  " Ai qua quê tôi ghé thăm nơi đây rừng cây đẹp lắm ...." Nhưng trẻ em một số nơi chế lại lời là : " Dân Căm pu chia nước da đen thui hàm răng trắng nhắt ...." nhìn ca sĩ áo đỏ chẳng thấy đen có lẽ người này là khmer lai với Tàu ,hoặc Việt .

Hy vọng coi clip này ai cũng mát ruột vì bản sắc văn hóa đa dạng và đậm đà của người VN  .

http://www.youtube.com/watch?v=V8FqAYqo-as
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2014, 09:34:48 am gửi bởi chiensivodanh » Logged

c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #318 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2014, 10:18:56 pm »

Svai chăn ti, Up phca la hông, ... (?) và một số bài nữa rất phổ biến trong dân CPC, không biết có phải là dân ca của họ, nhưng điệu nhạc, lời ca nghe cũng "cảm", cũng da diết, lưu luyến như "Người ơi người ở đừng về" của mình.
Dân quê họ múa hát nhiệt tình chớ không e dè mắc cỡ như dân mình, cho nên màn múa minh họa ở quê bác Hùm mới thành độc đáo, ở CPC cảnh đó hà rầm, không thấy lạ.
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #319 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2014, 12:49:06 am »

***(*)88
      … “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”
      Kính chào các bác,hôm nay em xin tản mạn vài dòng với mấy bác về chuyện người mẹ của em,một bà mẹ bình dị như hàng triệu bà mẹ trên đất nước Việt Nam thân yêu này,suốt cả cuộc đời chẳng phút ngơi tay,chỉ cố gắng làm thế nào để dành những gì tốt đẹp nhất cho gia đình,cho chồng,cho con,cho cháu…Rồi đến một ngày sức tàn lực kiệt thì thanh thản ra đi,trở về với cát bụi đơn giản như một chuyến đi về thăm quê,nhưng cũng là chuyến đi cuối cùng của mẹ..!

      Ước muốn cuối đời của mẹ là được hòa mình vào dòng sông quê hương,nơi mẹ đã sinh ra và lớn lên..!




Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM