Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:57:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251058 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #200 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 09:52:51 am »

Tưởng bây giờ dân giàu nước mạnh rồi ,nghề đánh dậm sẽ bị dep bỏ ,ai ngờ giữa thủ đô vẫn tồn tại nghề đánh dậm  này -đã vậy những người hành nghề lại chủ yếu là phụ nữ ,với những tấm áo vải đơn sơ ,giữa trời đông giá lạnh - Nghĩ mà thương cho phụ nữ quá .

mời các bác vào đây coi đài truyền hình chiếu cảnh mùa đông họ trầm mình dưới hồ tây -Hà nội để đánh dậm gây nhức nhối .

http://www.youtube.com/watch?v=Bcd8VJoomLA
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 10:00:40 am gửi bởi chiensivodanh » Logged

86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #201 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 11:43:23 pm »

***(*)88
       Kính chào các bác,với sự phát triển của xã hội hiện đại thì những phương pháp đánh bắt cá tôm ngày xưa đã chìm vào dĩ vãng,cùng với những dụng cụ mà có thể trẻ em thành phố chắc chẳng bao giờ biết mặt biết tên như : nò,nơm,lú,lợp…Bây giờ mà kêu lão CSVD đi đánh dậm thì biết kiếm đâu ra bộ “đồ nghề” như vậy cho lão? Thôi thì đành phải phát cho lão một bộ kích điện,vừa gọn,vừa nhanh vừa hiệu quả…Dù sao cũng cảm ơn những nhà kinh doanh miệt vườn vì họ đã góp phần lưu giữ lại những hình ảnh của “một thời đã xa”..!
       Đây là những hình ảnh tái hiện lại cảnh bắt cá kiểu thủ công ngày xưa ở cồn Thới Sơn,Tiền Giang :










Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #202 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 03:01:58 pm »

Đây là hình ảnh tát nước bằng chiếc gàu Dai của những ngày xa xưa khi chưa có điện và máy bơm . đây là một trong những công cụ hữu ích -sống còn với việc trồng lúa nước của nhà nông .





Bên cạnh chiếc gàu Dai dùng để tát nước ,còn có một loại gàu tát nước cứu lúa nữa là chiếc gàu Sòng . khi vận hành gàu Sòng không cần tới 2 người như gàu Dai mà chỉ cần một người là đủ tát . Nhưng túm lại cả 2 loại gàu tát nước này cần có những người thanh niên nam nữ sức khỏe dẻo giai để tát . (người yếu sức tát không nổi đâu ).

hình ảnh TÁT NƯỚC gàu Sòng :







Hình ảnh chiếc gàu Sòng và gàu dai đã đi vào thi ca văn học của Việt nam ;
ví dụ như trong lời bài hát :" Lá Diêu Bông "  ....

" Ru em thời con gái xa xăm ,cùng anh bao đêm ,tát gàu sòng vui bên anh . Ru em thời con gái kiêu sa ,em đố ai tìm được lá Diêu bông ,em xin lấy làm chồng ."

Trong các buổi tát nước cho lúa thường thì các cô gái hay trêu chọc nhau : Cô Nụ hỏi cô Nấm ? Nấm ơi ! bây giờ mày đang nghĩ gì ? Nấm trả lời : " Tao chỉ mong cho trời mau tối để tao về ,tao gặp người yêu của tao " .và những tràng cười hí hí rộ lên để quên đi cái mệt nhọc của thân xác  .
Logged

binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #203 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 06:40:29 pm »

 Còn một loại dùng tát nước nữa bác CSVD ơi. Grin

 Cái đạp nước bằng chân, gọi là gì nhỉ BY không biết. Hiện nay ở quê BY trong nhà còn 1 cái đạp nước bằng chân và 1 cái quạt thóc bằng gỗ, chỉ để bày chơi cho vui chứ không dùng, đồ dụng cụ làm việc của nhà nông dân gian giờ không ai xài cả nhưng nó mang tính sáng tạo của Tổ Tiên người Việt chúng ta. Bác dành "mò mẫm" ở nhà Cụ Goog thì bê về cho bà con chiêm ngưỡng, nay mai BY về quê thì chụp lại sau. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Linhsinhvien1972
Thành viên
*
Bài viết: 139


LSV1972


WWW
« Trả lời #204 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 07:33:30 pm »

Còn một loại dùng tát nước nữa bác CSVD ơi. Grin

 Cái đạp nước bằng chân, gọi là gì nhỉ BY không biết. Hiện nay ở quê BY trong nhà còn 1 cái đạp nước bằng chân và 1 cái quạt thóc bằng gỗ, chỉ để bày chơi cho vui chứ không dùng, đồ dụng cụ làm việc của nhà nông dân gian giờ không ai xài cả nhưng nó mang tính sáng tạo của Tổ Tiên người Việt chúng ta. Bác dành "mò mẫm" ở nhà Cụ Goog thì bê về cho bà con chiêm ngưỡng, nay mai BY về quê thì chụp lại sau. Grin

Nếu không nhầm thì binhyen1960 nhắc tới cái guồng nước thì phải!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 08:09:37 pm gửi bởi Linhsinhvien1972 » Logged

Bao giờ cho "hết" tháng 10 ?!
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #205 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 07:42:21 pm »

 Cái đó hai người cùng đạp mới lâu! Cheesy
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 08:12:35 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #206 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2013, 11:50:29 pm »

***(*)88
       Kính chào mấy bác,ở quê em thì chỉ tát nước bằng tay chứ không có tát nước bằng chân như lão Bình Yên mô tả,em phải chạy ra quê của chú Lính Quân Y mới gặp được mấy cái “máy bơm nước” đời đầu này nên vội vàng khiêng về cho mấy bác coi chơi nè :
 
      “Máy bơm nước” chạy bằng sức người,hình như công suất tới năm ngựa thì phải..!

 


       “Máy bơm nước” cải tiến,chạy tự động bằng sức nước :












          Chào bác Minhsinh_1960 ! Hôm bữa bác đứng canh chộp hình em làm em sợ mất hồn,tưởng đâu tay sát thủ nào đang đón đường chuẩn bị “làm thịt” em..! Hì hì!


Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Linhsinhvien1972
Thành viên
*
Bài viết: 139


LSV1972


WWW
« Trả lời #207 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 11:14:56 am »

Mình tìm trong Google mãi mà không tìm thấy ảnh cái guồng nước ở đồng bằng Bắc Bộ ngày xưa, còn những bức ảnh trên là cái "cọn nước" ở miền núi chứ không phải guồng. Guồng phải đạp bằng chân, còn "cọn" thì do dùng sức nước suối chảy để đẩy cho "cọn" quay và lấy nước lên.
Có một bức ảnh Hồ Chí Minh đạp guồng nước với nông dân thời kỳ những năm 60' thế kỷ trước mà tìm mãi không thấy để đưa lên cho đồng đội chiêm ngưỡng.
Guồng nước đúng kiểu là như thế này mà!

Thân chào!
Logged

Bao giờ cho "hết" tháng 10 ?!
Linhsinhvien1972
Thành viên
*
Bài viết: 139


LSV1972


WWW
« Trả lời #208 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 12:56:58 pm »

Xin lỗi vì nội dung bài này bị sót, định xóa nhưng không được, đành sẽ bổ sung sau vậy!
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 05:31:17 pm gửi bởi Linhsinhvien1972 » Logged

Bao giờ cho "hết" tháng 10 ?!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #209 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 02:13:22 pm »



 Cám ơn bác Linhsinhvien1972! Grin

 Đúng là nó rồi đấy, chỉ tiếc là không có hình chụp mà chỉ có hình vẽ. Nhưng không sao, hiện tại chúng ta có cái để hình dung và từ từ mình lôi hình chụp trực tiếp để mọi người có cái chiêm ngưỡng về tính sáng tạo trong lao động sản xuất của Tổ Tiên người Việt chúng ta.

 Theo BY nhớ thì cái guồng đạp nước bằng chân được làm bằng gỗ, loại gỗ tốt không cong vênh và rất mỏng cho nhẹ, một cái thân hộp gồm 3 cạnh được ốp bằng gỗ, 2 thành và đáy còn 2 đầu và nóc thì để trống, thêm bộ guồng quay với các lá gỗ vừa khít với 2 thành, khi chuyển động thì nước sẽ bị các lá gỗ kéo ngược lên cao và di chuyển trong khe của 2 thành gỗ. Trước khi thao tác cũng cần sự chuẩn bị khá kỹ, đầu tiên là chọn điểm đặt "máy", 1 đầu ghếch lên miệng ruộng, 1 đầu chìm dưới nước vừa đủ để các lá gỗ "quạt" nước lên, không nên để sâu quá vì để sâu đạp sẽ rất nặng chân, để nông quá thì lượng nước được guồng lên ruộng sẽ ít, để vừa đủ và vừa lực của người làm việc mà vẫn bảo đảm lượng nước lên ruộng cao, điều đó tùy thuộc ở người chuẩn bị. Tiếp theo sẽ là dựng bộ "salon" ngồi làm việc, với 5 thanh tre, buộc thành 2 bộ hình chữ X cắm ở 2 bên đầu guồng, cắm cho chắc vì sức chịu của nó sẽ là 2 người ngồi và thêm lực đạp nữa, sau đó buộc thanh "ghế ngồi " vào góc chữ X, cẩn thận chút nữa thì làm cái mái che nắng cho người lao động, bộ chân đạp nước được thiết kế với 2 người đạp ở 2 đầu trục và có 4 bàn đạp bằng gỗ cho mỗi người, thấy là đạp lùi đẩy lực về phía sau và các lá gỗ guồng nước sẽ chạy lùi ở phần trên, có như vậy thì nước mới được kéo ngược từ điểm thấp lên điểm cao. Thế là xong, 2 "ông kễnh" có thể vắt vẻo ngồi trên đó mà đạp nước lên ruộng, vừa làm việc vừa giao lưu, tâm sự với nhau thoải mái, thuốc lào thuốc lá vô tư mà không lo ảnh hưởng tới năng suất lao động. Grin

 Người thợ mộc VN xưa cũng rất chú ý tới thẩm mỹ của cái guồng đạp nước, cho dù là vật dụng sản xuất nông nghiệp được làm bằng gỗ nhưng cũng rất được quan tâm về mỹ thuật, cái guồng đạp nước được làm rất đẹp với đường nét khá thanh mảnh nhưng chắc chắn, vừa bảo đảm nhẹ nhất khi mang vác di chuyển, vừa tạo lên cảm giác "hứng thú" cho người lao động, các góc chốt khóa của thước thợ mộc cũng được vê cạnh, sửa góc tạo lên những đường nét hài hòa rất Việt và cũng rất tinh tế.

 Nếu chúng ta được chiêm ngưỡng cái máy guồng nước thì sẽ thấy từ thời xa xưa, các Cụ người Việt chúng ta cũng đã từng liên doanh liên kết giữa các "BỘ" chủ quản để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp cùng công năng, hiệu quả sử dụng và cả mỹ thuật "công nghiệp". Từ đó sẽ thấy từ tầng lớp lao động lên tới đỉnh cao nét văn hóa riêng như chùa chiền, miếu mạo, đền đài cung điện từ thời xa xưa đã được người Việt chúng ta rất chú trọng tới thẩm mỹ và mỹ thuật, văn hóa người Việt cũng rất phong phú. Các bác có thể cho rằng BY "tự sướng" như thế, nhưng cũng đáng để "tự sướng" đấy chứ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM