Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:35:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251052 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #190 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 08:21:31 am »

Trong các loại dụng cụ đánh bắt cá của nhà nông, tại nông thôn các tỉnh trên cả nước VN ,thì tôi thấy cái Dậm bắt cá chỉ có ở các tỉnh Miền bắc ,còn ở miền nam mấy chục năm qua tôi có để ý nhưng không thấy bà con sử dụng phương tiện này .

hình ảnh cái Dậm :



Trong hình là người phụ nữ đang sử dụng phương tiện này , đây chỉ là hình mẫu chụp chơi ,cỏn thực sự ngoài thực tế ,đánh dậm là một hình thức lao động cực khổ . giữa mùa đông giá rét người điều khiển dậm phải giầm mình trong nước lạnh lấy chân dậm cái bùng bục cho cá chạy vào dậm rồi nhanh tay nhắc lên . kết quả sản lượng phụ thuộc vào may rủi lần có cá con lần không có .

do phải ngâm mình trong nước lạnh nên da thịt người đánh dậm tím tái ,bởi vậy từ xa xưa đã hình thành câu thành ngữ : " Thâm xì xì như ....thằng đánh dậm."

Riêng cái nơm dùng để úp cá như những hình dưới thì ở đâu cũng có .



Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #191 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 10:33:08 am »

  Thấy bác CSVD đưu ảnh có cô gái mặc đồ như của phụ nữ Thái đang đánh dậm kia em thấy hào hứng quá!  Cheesy. Hóa ra bác vẫn nhớ bộ môn này ạ .



   Không hiểu sao ngoài Bắc từ ngày xưa có rất nhiều câu nói ví von từ cái " đánh dậm" này mà ra. Nếu đúng nghĩa thì đánh dậm rất vất vả, chân đạp, tay nhấc. Cho nên có câu " Trai tài đánh dậm " đồng" đen sạm, gái đảm mò cua " chạc" mốc meo" ám chỉ công việc nặng nhọc này.

   Nhưng " đánh dậm " còn hiểu theo nhiều nghĩa khác, mà em chả thấy giống ( hay em chưa hiểu lắm ). Ví dụ như ở bãi vàng mà đến xin xỏ, làm ké kiếm ít thì gọi là " đánh dậm". Hàng xóm nhà bác mà ông chồng đi vắng, bác thi thoảng sang tối lửa tắt đèn với bà xã người ta, thì cũng gọi là " đánh dậm " !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #192 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 11:17:39 am »

 Thấy bác CSVD đưu ảnh có cô gái mặc đồ như của phụ nữ Thái đang đánh dậm kia em thấy hào hứng quá!  Cheesy. Hóa ra bác vẫn nhớ bộ môn này ạ .



   Không hiểu sao ngoài Bắc từ ngày xưa có rất nhiều câu nói ví von từ cái " đánh dậm" này mà ra. Nếu đúng nghĩa thì đánh dậm rất vất vả, chân đạp, tay nhấc. Cho nên có câu " Trai tài đánh dậm " đồng" đen sạm, gái đảm mò cua " chạc" mốc meo" ám chỉ công việc nặng nhọc này.

   Nhưng " đánh dậm " còn hiểu theo nhiều nghĩa khác, mà em chả thấy giống ( hay em chưa hiểu lắm ). Ví dụ như ở bãi vàng mà đến xin xỏ, làm ké kiếm ít thì gọi là " đánh dậm". Hàng xóm nhà bác mà ông chồng đi vắng, bác thi thoảng sang tối lửa tắt đèn với bà xã người ta, thì cũng gọi là " đánh dậm " !  Grin

  Còn cứ mỗi lần " em xuất hiện" thì y như rằng.."có anh"  Cheesy,hì.hì..thì gọi đánh chi "bác tám nhà ta đó ui! " Cheesy
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #193 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 11:19:49 am »


 Còn cứ mỗi lần " em xuất hiện" thì y như rằng.."có anh"  Cheesy,hì.hì..thì gọi đánh chi "bác tám nhà ta đó ui! " Cheesy

   Gọi là "đánh đu" ạ !  Grin  Grin  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #194 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 11:28:39 am »

 
   Nhưng " đánh dậm " còn hiểu theo nhiều nghĩa khác, mà em chả thấy giống ( hay em chưa hiểu lắm ). Ví dụ như ở bãi vàng mà đến xin xỏ, làm ké kiếm ít thì gọi là " đánh dậm". Hàng xóm nhà bác mà ông chồng đi vắng, bác thi thoảng sang tối lửa tắt đèn với bà xã người ta, thì cũng gọi là " đánh dậm " !  Grin

Chữ "đánh dậm" trong trường hợp cụ thể như lính quân y viện dẫn như trên ta có thể hiểu là dậm vá -đánh quả lẻ ,cũng đồng nghĩa của từ .

Còn chuyện trai gái ,chờ ông hàng xóm vắng nhà qua chăm sóc giúp đỡ vợ ông ta nói ra sao ngại quá . Đã có nhiều án mạng và tù tội xung quanh chuyện này .

Từ xa xưa các cụ đã dạy rằng :
                                              " Trai tơ gái góa thì chơi
                                         Đừng nơi có vợ ,đừng nơi có chồng ."

ý các cụ nói hãy cẩn thận những chỗ có đối tác ghen tuông .

Về mặt lý thuyết là như vậy nhưng trong thực tế xã hội có rất nhiều chuyện đau lòng xung quanh vấn đề này . Họ biết tất cả đấy nhưng họ vẫn làm vì không thể cưỡng lại được bản thân ,bởi những ham muốn bản năng nhưng tội lỗi kia .
Thời gian đầu mới quan hệ bất chính với nhau họ còn cảnh giác đề phòng ,càng về lâu về dài càng táo tợn lộ liễu , bất chấp xã hội thị phi . Lâu ngày người chồng hoặc người vợ của đôi tình nhân kia biết , vậy là xảy ra đánh ghen và những án mạng .

Người ta thường nói : " Không nên đánh phụ nữ ,dù bằng một cành hoa ." ẤY vậy mà mới đây theo như các báo đã đăng tải , tại tp HCM có người đàn ông kia đánh phụ nữ bằng dao phay với búa tạ . kết quả là anh ta dùng dao phay chém vào bụng mang bầu của vợ mình làm rơi thai nhi ra ngoài theo vết chém .Mọi người phỏng đoán rằng ,chắc anh ta cho rằng đứa con trong bụng kia không phải của mình .

Để giữ gìn hạnh phúc gia đình ở người đàn ông cần có sự độ lượng ,còn ở người phụ nữ cần có sự vị tha và ....vv... nhưng ở cặp vợ chồng nêu trên họ không có đức tính ấy .

Ngày nay thời buổi công nghệ thông tin ,mọi chuyện nhạy cảm thuộc loại tin xấu được các tờ báo mạng đăng tải nhanh chóng và tốc độ lan truyền nhanh,nếu xã hội hoặc pháp luật phản ứng quá báo sẽ gỡ xuống .

Ngày xưa lúc chưa có báo mạng , báo giấy thì kẹt tổng biên tập duyệt bài trước khi đăng ,những tin đại loại như thế là bị cấm .

Thời cá nhân tôi còn làm CAKV chứng kiến và phân xử nhiều chuyện gần bằng thế ,nhưng xu hướng chung là xử kín ,xử hòa cho vợ chồng tự hàn gắn . còn tình tiết thì đơn giản hơn . đại loại như chồng ghen tương dùng dao xẻo chỗ kín của vợ ...vv... hoặc những chuyện tồi bại khác khó nói .

Túm lại để kết thúc những lời nói trên tôi mượn câu kiều như sau :

          "Thiện căn ở tại lòng ta
        Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài ."

Logged

c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #195 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 03:37:59 pm »

         Chắc bác C16 hồi nhỏ cũng dầy cơm cỡ này hén?









Dày cơm cỡ cu tí này thì tui dở cái vó lên được rồi, đâu có bị chửi. Mà cũng ngộ, người bơi xuồng ủi vô cái vó và bà chị trong nhà chạy ra đều chỉ la một mình thằng nhỏ xíu canh vó, thì ra tại mọi người ai cũng chọn việc dễ, tránh việc khó, la thằng nhỏ sướng miệng quá mà Angry
Cái hình thứ 2 của bác Hum thấy 2 cái vó có màu hung đỏ, tui không biết là màu nhuộm sẵn hay được nhuộm giống quê tui.
Hồi trước giải phóng mấy năm, đồ ny lông rất hiếm, gần như không có, tấm lưới để làm vó hay chong dệt bằng chỉ thường, mua lưới về phải đem nhuộm với vỏ cây sắn (là loại cây vùng sông nước, cùng loài với cây trăm) ra màu đỏ đỏ tím tím giống như trong hình, làm vậy cho sợi chỉ lưới se chắc hơn, xài bền hơn, mủ sắn dính áo là hết giặt, đi học mà leo hái sắn ăn thì về nhà nứt đít.
Hình thứ 3, cái vó gãy gọng nằm chơ vơ trên cánh đồng buổi hoàng hôn, ôi sao mà giống hoàn cảnh tui hiện nay quá, tâm trạng làm sao!!!
Hình thứ 4, là cái chong quê tui đó bác.
Còn cái nò, tui tính sợt gút kiếm cái hình minh họa nhưng không thấy, bây giờ chơi toàn P.E., cá con hết đường thoát luôn.
Hình ảnh bác Hum độc quá, để dành đi thi có thể đoạt giải đó bác.
Bác CSVD: Trong Nam không có công việc "đánh dậm" và dụng cụ giống như trong hình. Nhưng hồi nhỏ tui cũng có tham gia bắt cá bằng hình thức tương tự, kêu bằng "đi giậm cá" thì phải (?). Dụng cụ là cái rổ sảo và cái đục đựng cá, tay cầm rổ chận, chưn giậm đuổi dưới nước cho cá tép chạy vô rổ rồi vớt lên. Nói vậy chớ cũng khó ăn, tui toàn vớt lên mấy con cua, con ốc hoặc mấy con cá trầy vi, tét đuôi, bơi hổng nổi, mấy con khỏe phóng cái vèo, chỉ còn nước ngó.
Logged
Linhsinhvien1972
Thành viên
*
Bài viết: 139


LSV1972


WWW
« Trả lời #196 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2013, 10:41:41 pm »




À cô Tấm thời hiện đại đi đánh dậm đây mà... Mặc váy thế này xuống đánh dậm nguy hiểm lắm... đóng để chụp ảnh thôi... Nhưng không phải cô ấy đang "đánh dậm" mà là đang "sờ dậm" mới đúng. Tiếc là người đẹp, dáng đẹp, váy đẹp, áo đẹp,... "cái dậm" cũng đẹp mà lại không quay mặt lên để các cụ "nghía" xem có xinh không?! Cái giỏ lại hơi to một tí nên chắc "tỳ vào tý" thì tức ngực lắm nhẩy? Chắc sợ ướt áo nên em bé nhà mình không dám "sờ xuống sâu"! Nhưng hình như còn thiếu "cái để dậm". Như ảnh dưới mới có đủ cả "dậm" và "cái dậm". Tay trái cầm "dậm", tay phải cầm "cái dậm", chân "đạp đạp dậm dậm" thì mới đúng bài!

Logged

Bao giờ cho "hết" tháng 10 ?!
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #197 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 12:07:15 am »




À cô Tấm thời hiện đại đi đánh dậm đây mà... Mặc váy thế này xuống đánh dậm nguy hiểm lắm... đóng để chụp ảnh thôi... Nhưng không phải cô ấy đang "đánh dậm" mà là đang "sờ dậm" mới đúng. Tiếc là người đẹp, dáng đẹp, váy đẹp, áo đẹp,... "cái dậm" cũng đẹp mà lại không quay mặt lên để các cụ "nghía" xem có xinh không?! Cái giỏ lại hơi to một tí nên chắc "tỳ vào tý" thì tức ngực lắm nhẩy? Chắc sợ ướt áo nên em bé nhà mình không dám "sờ xuống sâu"! Nhưng hình như còn thiếu "cái để dậm". Như ảnh dưới mới có đủ cả "dậm" và "cái dậm". Tay trái cầm "dậm", tay phải cầm "cái dậm", chân "đạp đạp dậm dậm" thì mới đúng bài!



Hơ hơ bác này là người thành phố thấy mà rõ , bác nghe em là người nhà quê thứ thiệt thuyết minh đây . Sở dĩ cái gì em cũng biết là vì em phải cái số khổ quá cái gì cũng đã từng TRẢI QUA .

-TRONG đánh dậm ,thao tác đàu tiên là đặt dậm một phía , một tay vẫn giữ cán dậm - đó là cơ sở tồn tại cho cái cán dậm bằng cây tre nhỏ phải dài khoảng 2 mét .phía bên này tay cầm cái Bùng bục ,cấu tạo bởi thanh tre uốn cong gài vào ống tre khoét lổ cũng dài khoảng 80 cm ,để có thế đạp xuống và kéo lên dễ dàng .
Lúc này người đánh dậm dùng chân đạp lên ống tre nhận xuống bùn nước phía bên này nhằm mục đích  xua cá ,tép và cua chạy về phía cái dậm hứng sẵn ben kia - ta tạm gọi là dương đông kích tây . Sau khoảng 4-5 cái dậm chân dọa dẫm khủng bố những sinh linh nhỏ bé sống dưới bùn đen thì nhắc cái dậm lên một lần ,nhưng phải nhanh tay và dứt khoát  ,thế nào cũng vớt được vài con cá lòng tong nhỏ và các con cua chậm chạp như có chửa hoặc đã quá già  . thao tác ấy cứ lập đi lập lại cho đến nửa buổi thì người dánh dậm mỏi nhừ cà tay ,chân và lưng  ,môi miệng vì lạnh thì cũng đã thâm sì sì như thằng đánh dậm rồi . Bù lại  cũng thu hoạch được chừng 2 kg hỗn hợp cua ,cá và tép - gọi là đày giỏ  rồi , nhân tiện gọi luôn chị Tấm cùng về  ,về nhà dì ghẻ sẽ thưởng cho cái yếm đào mới để đến tết mặc . ( loại cá tôm này thuộc loại  nhỏ ,chỉ dùng cho người nghèo ăn ,nếu không đem bán cũng đổi được cân gạo ) .
Khi ta dùng chân giậm cái ống tre xuống nước ,nước tràn vào ống tre có khoét nhiều lỗ sẵn như cây sáo trúc vậy, tạo âm thanh bùng bục ,òng ọc khủng bố loại thủy sinh nhỏ bé làm chúng chạy toán loạn , bời vậy người ta mới gọi là cái bùng bục .

Cũng là người đánh dậm như nhau ,nhưng anh nào khéo léo tay chân và đấu pháp xua cá tôm hợp lý sẽ thu hoạch được nhiều gấp đôi sản lượng so với người khác trong cùng một khoảng thời gian tác nghiệp .

đấy : bí quyết người đánh dậm là thế , nay em XIN dũng cảm lộ ra trên trang mạng ảo cho các bác người thành phố tường .
Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #198 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 04:15:04 am »

À cô Tấm thời hiện đại đi đánh dậm đây mà... Mặc váy thế này xuống đánh dậm nguy hiểm lắm... đóng để chụp ảnh thôi... Nhưng không phải cô ấy đang "đánh dậm" mà là đang "sờ dậm" mới đúng. Tiếc là người đẹp, dáng đẹp, váy đẹp, áo đẹp,... "cái dậm" cũng đẹp mà lại không quay mặt lên để các cụ "nghía" xem có xinh không?! Cái giỏ lại hơi to một tí nên chắc "tỳ vào tý" thì tức ngực lắm nhẩy? Chắc sợ ướt áo nên em bé nhà mình không dám "sờ xuống sâu"! Nhưng hình như còn thiếu "cái để dậm". Như ảnh dưới mới có đủ cả "dậm" và "cái dậm". Tay trái cầm "dậm", tay phải cầm "cái dậm", chân "đạp đạp dậm dậm" thì mới đúng bài!
...
Có 1 ông tự nhận là nhà báo làng ... ngày ngày ghi chép, quay film chụp ảnh những nét văn hóa đang từ từ mất đi theo thời buổi hiện đại.

Trong video này, nghề đánh dậm được giới thiệu ... người được quay thì mải miết làm việc, có vẻ không lấy gì làm vui vẻ, vinh dự lắm vì cái nghề cực khổ nhưng phải làm vì cuộc sống của mình!

link: http://www.youtube.com/watch?v=-wkWiaBEx2s
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #199 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 07:50:50 am »

   Hơ hơ bác này là người thành phố thấy mà rõ , bác nghe em là người nhà quê thứ thiệt thuyết minh đây . Sở dĩ cái gì em cũng biết là vì em phải cái số khổ quá cái gì cũng đã từng TRẢI QUA .

   Bác CSVD đúng là trai tài......tài thật đấy, cái gì bác cũng tường !  Grin Grin Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM