Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:56:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251086 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #180 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2013, 09:26:05 am »

  Bác CSVD ơi cho em hỏi, cô gái áo vàng đấy là bạn bác hay bác Hùm đấy ạ, nhìn giống Hàn Quốc nhỉ ?

   Chị em các thành phố lớn có điều kiện chăm sóc sắc đẹp nhìn trẻ thật, tuổi chắc cũng..nhầu nhầu rồi  Grin.


Không! cô này không là bạn ai cả ,cô ta là khách du lịch nước ngoài đến VN .Thấy tôi đứng đợi chú Hùm ở chỗ chú ấy làm việc ,cô ấy đi qua và làm duyên vậy ,thấy hay hay tôi chụp ảnh chơi , cũng còn may là tôi kiềm chế được không xin cô ấy cái số điện thoại ,nếu không bây giờ tôi đang dy lịch ở đâu không biết . hi hi (Trà ,rượu,đàn bà là 3 cái lăng nhăng nó hại ta tốn kém ) .

Cái đẹp của cô gái này là cô ta sở hữu đôi mắt một mý ,nụ cười tươi ,nụ cười ấy ta có quyền suy luận là nụ cười tự tin và chiến thắng . Cũng đôi mắt ấy bà con ở vùng quê gọi là mắt "lươn" hoặc đôi mắt lá "răm ". lúng la lúng liếng đáng trăm quan tiền . cho dù đôi mắt ấy có "Hý" nhưng vẫn đẹp ,Tôi thì gọi đây là đôi mắt đa tình . còn phụ nữ như vợ tôi thì gọi cô ấy là bộ mặt mỹ miều ,và đôi mắt của con hồ ly tinh ....Ôi chao miệng lưỡi thế gian như sóng bể biết đàng mô mà lần - còn chú thì gọi là nhàu nhàu , chính cái sự nhàu nhàu ấy mới là lão luyện giỏi giang hơn mấy cô mới lớn ,làm đắm say nhiều lão đàn ông ,no cơm ấm cật .




còn tấm hình bên dưới của chú Hùm : Cái cô đeo kiếng trên đầu đây mới là người thành thị ,biết trang điểm son phấn cho đẹp ,một gương mặt hoàn hảo không tỳ vết .
Cô ta cầm cái giầm (mái chèo) cho vui vậy chứ không biết chèo đâu , người đưa đò thật sự là cô ngồi sau, người nhà quê lực lưỡng mới đủ sức chèo xuồng .



Túm lại : phụ nữ đẹp chỉ dùng để ngắm nhìn thôi ,chứ năng xuất làm việc kém lắm , những người như vậy chưa chắc đã biết vào bếp làm cơm cho chồng  -sợ bị hư móng tay . những người đẹp ấy ông trời ông ấy ban cho : phận má đào là sung sướng rồi , cuộc sống không cần lo nghĩ -sinh ra chỉ để hưởng lạc .

sở hữu Những bông hoa đẹp này người trồng hoa  phải năng chăm sóc tưới tắm phân tro , còn bắt hoa đi làm công nhân với chị em theo ca theo kíp thì chỉ được vài năm là hoa sẽ tàn phai .
Logged

c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #181 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 10:32:31 pm »

Tính bắt con rắn ri cá, đút tay vô miệng cho nó cắn chảy máu để khè mấy cha ở thành phố ngán chơi, ai dè bác Hum thảy con hổ mây 4 mét rưỡi ra kêu cắn lộn với nó coi ai nhậu ai. Shocked
Rồi bác Chiensivodanh đưa món võ "nhứt trão đoạt nha trăn", đưa ngón tay vô ngoáy trụi hàm răng con trăn, không chút đau đớn, ngược lại, toàn thân được khoan khoái. Tưởng bác Ba Phi không có đối thủ chớ.
Cho xin quê tui thua quê mấy bác 1 lần hén.
Nhậu rắn ngon nhưng nhậu tôm càng ngon cũng không kém. Hôm trước bác Hum chụp hình dì Ba 2 tay cầm 2 con tôm càng giơ lên, thấy thèm quá chừng. Quê tui tôm càng còn lớn hơn vậy nữa, tát cá ở mấy mương, xẻo, lúc nước cạn bớt, mấy con tôm càng bò xuôi theo dòng nước chảy, quơ râu dài cả thước, nhìn thấy nôn nao luôn. Nên tách tôm càng ra bắt trước khi nước cạn, vì nước cạn quá bùn dậy đục nước, tôm ngộp không rọng lâu được, nhưng coi chừng cặp càng quờ quạng của nó, tuy không mạnh như càng cua, nhưng có độ nhọn và đủ sức xuyên lủng da chảy máu.
Ngoài ra con tôm càng còn món vũ khí nằm ở đuôi là cái gai nhọn giữa đuôi, cầm không đúng cách nó bập cái đuôi nhọn vô lủng tay nhức nhối, có khi phải buông rớt con tôm xuống nước.
Hai bàn tay dì Ba nhẹ nhàng, dịu dàng nắm con tôm nhưng thực sự đã điểm huyệt nó rồi, cầm như vậy con tôm bị liệt gân, không búng đuôi vô tay được, nghề ăn chơi cũng lắm gian truân!
Nhưng mà rủi bị tôm kẹp hay búng lủng tay thì nhậu nó mới thấy ngon, ngon vì thịt nó ngọt, gia vị hợp mùi và ... vì lòng căm thù được thỏa mãn nữa.
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #182 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 10:41:11 pm »

  D.








Túm lại : phụ nữ đẹp chỉ dùng để ngắm nhìn thôi ,chứ năng xuất làm việc kém lắm , những người như vậy chưa chắc đã biết vào bếp làm cơm cho chồng  -
hì, còn xem là bố trí chị em việc gì, nếu là chuyện sướng thì chưa chắc
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #183 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2013, 12:40:32 am »

Dài 4,5m và nặng 14,7 kg thì với em nó là con trăn mất rồi bác Hùm ạ! Chắc cỡ 30 chiến hữu mới làm hết được con xà tinh này bác nhỉ Grin
***(*)88
       Chào bác HAN_DCT,lâu quá mới thấy bác xuất hiện,trăn mà nặng mười mấy kg là hạng bèo rồi bác ơi,thường là phải hơn trăm kg đó bác,với lại con trăn nó luôn có hoa văn trên da nên rất dễ nhận biết,tuy chung họ hàng với loài rắn nhưng mấy chú trăn khi đã no nê thì lại rất hiền,gởi bác coi chơi vài hình ảnh về trăn nhưng bác đừng có mơ được biến thành con trăn nhé! Hì hì!

       Trăn và người đẹp :








        Trăn “ngoại” nên màu sắc đẹp quá!




         Trăn “nội” nè,rất dễ thương và hiền lành!






          Ở quê em còn một chú trăn bự cỡ này đang lang thang ở khu vực búng “Cầu Sắt”,năm ngoái nhân viên của Trại rắn Đồng Tâm xuống lùng bắt suốt mấy ngày mà không được.




Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #184 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2013, 12:43:22 am »

Tính bắt con rắn ri cá, đút tay vô miệng cho nó cắn chảy máu để khè mấy cha ở thành phố ngán chơi, ai dè bác Hum thảy con hổ mây 4 mét rưỡi ra kêu cắn lộn với nó coi ai nhậu ai. Shocked
Rồi bác Chiensivodanh đưa món võ "nhứt trão đoạt nha trăn", đưa ngón tay vô ngoáy trụi hàm răng con trăn, không chút đau đớn, ngược lại, toàn thân được khoan khoái. Tưởng bác Ba Phi không có đối thủ chớ.
Cho xin quê tui thua quê mấy bác 1 lần hén.
Nhậu rắn ngon nhưng nhậu tôm càng ngon cũng không kém. Hôm trước bác Hum chụp hình dì Ba 2 tay cầm 2 con tôm càng giơ lên, thấy thèm quá chừng. Quê tui tôm càng còn lớn hơn vậy nữa, tát cá ở mấy mương, xẻo, lúc nước cạn bớt, mấy con tôm càng bò xuôi theo dòng nước chảy, quơ râu dài cả thước, nhìn thấy nôn nao luôn. Nên tách tôm càng ra bắt trước khi nước cạn, vì nước cạn quá bùn dậy đục nước, tôm ngộp không rọng lâu được, nhưng coi chừng cặp càng quờ quạng của nó, tuy không mạnh như càng cua, nhưng có độ nhọn và đủ sức xuyên lủng da chảy máu.
Ngoài ra con tôm càng còn món vũ khí nằm ở đuôi là cái gai nhọn giữa đuôi, cầm không đúng cách nó bập cái đuôi nhọn vô lủng tay nhức nhối, có khi phải buông rớt con tôm xuống nước.
Hai bàn tay dì Ba nhẹ nhàng, dịu dàng nắm con tôm nhưng thực sự đã điểm huyệt nó rồi, cầm như vậy con tôm bị liệt gân, không búng đuôi vô tay được, nghề ăn chơi cũng lắm gian truân!
Nhưng mà rủi bị tôm kẹp hay búng lủng tay thì nhậu nó mới thấy ngon, ngon vì thịt nó ngọt, gia vị hợp mùi và ... vì lòng căm thù được thỏa mãn nữa.
***(*)88
        Bác C16 chắc cũng “trọng” tuổi rồi mà sao hổng chịu sắm cặp mắt kiếng đeo vô nhìn cho giống trí thức,bác nhìn sao mà con tôm sú thành ra con tôm càng hay vậy? Thỉnh thoảng trong ao cũng còn sót lại mấy chú “tôm sú đại ca”,đem rim lên ăn cơm cũng ngon không thua gì tôm càng đâu bác.

        Em cho bác nhìn kỹ lại nè :








         Còn đây là tôm càng của bác :












         Tái bút : Chiều nay nếu bác rảnh thì bác cặp nách chai rượu rồi xách xe vọt ra nhà hàng “Ngã ba sông” lúc 4 giờ nha bác,ở đó sẽ có một trận đánh lớn tầm mặt trận với đủ thứ đơn vị từ F5,F7,F302,F309,F339…cho tới 812,CABP,TNXP…”Nhảy nhảy không em” của bác thì có bác “Lamlinh 31278”,bác ráng tranh thủ tới sớm để còn thưởng thức “Hình bóng quê nhà” nha bác!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #185 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2013, 10:00:52 am »

Hôm nay đọc bài báo này mới biết được món nhậu "kiều nử chân dài" xuất xứ từ đâu ?  Đây là một món nhậu mới xuất hiện tại thành thị vài năm trỡ lại đây .  Bà con nông dân tại An giang nhờ nghề làm khô nhái này nay một số hộ đã thoát nghèo .





Còn đây mới là kiều nữ chân dài thật sự -không có trong ngoặc kép .



Mời bà con vào coi quê hương của " vũ nữ chân dài " chiên giòn .

http://dantri.com.vn/xa-hoi/doc-dao-lang-nghe-lam-kho-vu-nu-chan-dai-811707.htm

Logged

86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #186 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2013, 12:07:32 am »

***(*)88
        Kính chào các bác,mời các bác tiếp tục theo dõi “Hình bóng quê nhà” qua những hình ảnh sông nước quê hương nhé mấy bác..!

       “...Dòng sông tôi yêu hay dòng sữa mẹ hiền…”






























Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #187 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2013, 12:22:05 am »

***(*)88
       Tiếp tục những hình ảnh về sông nước,xin mời các bác xem qua một số dụng cụ dùng để đánh bắt cá vô cùng đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả của bà con miệt vườn từ bao đời nay.

       Đây là một miệng đáy : Giữa hai cây dừa này là một cái lưới có hình dạng như một cái túi khổng lồ nằm há miệng và nuốt gọn tất cả sinh vật nào vô phúc bơi lang thang gần đó,kể cả những người đi thu hoạch cá,tôm nếu không mang theo con dao (để cắt lưới chui ra) thì khi lọt vào trong đáy cũng sẽ dễ dàng làm mồi cho Hà Bá..!






        Còn đây là cái vó,cũng là một tấm lưới có hình vuông được cột túm ở bốn góc và thả chìm xuống nước,bà con sẽ cho chút thức ăn vào giữa dụ cho cá tôm bơi vào ăn rồi cứ thế mà kéo lên và lấy vợt xúc bỏ vào thùng xách về..!










Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #188 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2013, 09:54:24 pm »

Quê hương tui cũng có dòng sông, tui vẫn nhớ với lòng tha thiết, ơi làng của tui, ới sông của tui!
Chỉ do thiếu phần hình ảnh mà quê tui đành chịu thua quê mấy bác. Nhìn mấy cái vó trên rạch giống quê tui hết biết, hơi khác chút xíu là chỗ nối 4 gọng vó với đầu cần kéo, chỗ tui treo bằng lạt dừa hoặc dây thừng, chỗ bác thì tròng vô cái vỏ xe honda cũ, cỡ đó biết chừng nào đứt nổi nó.
Cái vó chỗ chị tui làm thì xài dây thừng cột vô đuôi cần vó, đứng dưới đất kéo để giở vó lên, chớ không đóng bậc thang để đi lên đè cần vó xuống như cái trong hình. Hồi còn nhỏ, có lần chị tui nhờ canh vó giùm, bả chạy vô nấu cơm, nghe tiếng người bơi xuồng dưới rạch la "vó vó", tui lật đật chạy tới sợi dây kéo, nhưng không đủ sức nặng, đu toòng teng mà cái vó không chịu giở lên, chiếc xuồng thẳng trớn, ủi vô mấy cái gọng vó muốn sập giàn mới chịu đứng lại, cự nự thắng nhỏ quá trời, tiu nghỉu, buồn hiu.
Ngoài cái vó, cái đáy, quê tui còn có cái nò, nguyên tắc giống cái đáy, lùa cá tép vô vùng hẹp, nước chảy xiết, đặt rọ hứng, với miệng hom 1 chiều, ngay đó, cái rọ làm bằng những thanh tre vót nhỏ, đường kính non 1cm, cao khoảng 1,5m (tùy nước sâu hay cạn) được bện thành hình trụ, miệng hom đặt suốt theo chiếu cao của rọ.
2 cánh vách nò có người bện bằng tre, có người bện bằng những thanh lá dừa nước phơi khô (chẻ từ tàu lá dừa nước ra), cao bằng hoặc hơn chút ít so với cái rọ vừa kể, đóng 2 vách này thành hình phễu, hứng cá tép bơi trong dòng nước ròng. Do đóng cố định, nên nò phải chừa khoảng hở đủ cho ghe xuồng đi lại.
Rồi còn cái chong (chông?), nhà tui thì xài cái này, giống như vó nhưng chỉ có 2 gọng, đặt trên chiếc ghe hoặc trên giàn giữa rạch, lưới bắt cá được mắc theo 2 gọng này, không bắt cá ngang dòng nước như vó, mà hứng ngược dòng chảy nước ròng (tui cũng chưa hiểu được do đâu khi nước ròng mới bắt được nhiều cá), cũng cột dây ở đuôi cần, kéo nó xuống thì giở được chong lên.
Quê mấy bác có cái nò và cái chong hôn? Smiley
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2013, 10:07:45 pm gửi bởi c16 » Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #189 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2013, 01:12:31 am »

***(*)88
        Chào bác C16,ở quê em “nò” làm đơn giản như một cái đáy nhỏ thôi bác,có khác là cái phần đuôi của nó dài thòn như một cái “lú” để tránh cá tôm chui trở ra và thường căng chìm ngang kênh,rạch…cho ghe xuồng dễ dàng qua lại.Cái “nò” mà bác tả có nẹp tre xung quanh làm em liên tưởng tới cái “sa” của dân bạn,hồi bên K em hay gặp cái “sa” này trong những dòng suối,họ thiết kế như một cái giường,có thành cao lên khoảng 50cm toàn bằng nan tre,hứng hết toàn bộ sinh vật nào đi ngang,cá tôm hay cua đinh,rùa rắn… đều nằm gọn trong đó,có lần một chú kỳ đà còn mon men vào thu hoạch định phổng tay trên “chiến lợi phẩm” của bà con,ai dè xui xẻo đụng ngay mấy chú đội mình…Quay về “Hình bóng quê nhà” túm lại là Tết này bác nào thấy quỡn quỡn thì cứ phóng xuống em chơi,chiều mát mình lội xuống kênh trút “nò”kiếm mớ cá kèo,cá bống…đem lên nấu bậy nồi cháo,ra ngoài bờ quơ thêm một mớ rau đắng đất rồi bưng ra bờ kênh trải lá chuối ngồi xếp bằng chung quanh,tay bưng ly rượu đế,chân nhịp nhịp,mắt mơ màng nghe câu vọng cổ ”…Từ thuở quen nhau em thường kể cho anh nghe chuyện màu xanh trên dòng sông Vàm Cỏ..!” lâu lâu khoái chí lại vỗ vô bắp vế một cái bép…thì cỡ mấy tay “đại gia”ở thành phố cũng phải ghen tị với anh em mình là cái chắc..!
         Mời mấy bác xem tiếp vài hình ảnh về những cách bắt cá ở miệt vườn :

         Chắc bác C16 hồi nhỏ cũng dầy cơm cỡ này hén?


























Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM