Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:26:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình bóng quê nhà (phần ba)  (Đọc 251062 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 12:11:01 am »

***(*)88
        Tiếp tục chuyện người Chăm,em cũng hơi thắc mắc chút là sao mấy cái lễ lạc của họ rườm rà quá xá như vậy mà họ lại khoái mới ngộ,nội chuyện phải bỏ công ăn chuyện làm để ngồi cầu nguyện năm lần mỗi ngày là nghe cũng thấy phát mệt,rồi chuyện ăn uống cũng phải làm phép như bác Mìn kể,hình như chỉ có phụ nữ là khỏe vì không được phép làm gì,đi đâu…Người Chăm cũng ở nhà sàn (người ở trên,trâu bò ở dưới) như người Khơ me nhưng nhìn họ có vẻ sáng sủa hơn một chút và hiền hậu hơn,mấy bác cựu E 55 thì chắc chẳng lạ gì cái phum người Chăm ở Sở 2 (Mi Mốt),dân ở đó gặp bộ đội mình toàn kêu bằng Pu (chú).Anh em kể hồi năm 85 một buổi tối Pốt tràn vào phum lùng bắt Duôn,tụi nó bắt dân ra ngồi xếp hàng để đi nhìn mặt từng người,dân làng đã lấy quần áo,mũ nón…ngụy trang để biến cho hai “Còng tóp” nhà mình (anh Long và anh Liệt) thành ra hai thanh niên Chăm chính hiệu,tìm không được tụi nó quay qua tra hỏi,đánh ông trưởng phum bất tỉnh rồi rút đi.Bây giờ mỗi lần đi nhậu anh Long vẫn thường nhắc lại chuyện được mấy bà già Chàm (hồi xưa hay gọi là người Chàm) cứu mạng năm xưa.
        Trở lại chuyện quê nhà,hôm nay chắc là đồng bào Khơ me miệt Trà Vinh,Sóc Trăng…đang rộn ràng đón tết Sen Đolta (giống như lễ Vu Lan của người Việt),Tết này thường được bà con tổ chức vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch nhằm tưởng nhớ ơn sinh thành của những người đã khuất,ghi nhớ công lao khai phá đất đai của những bậc tiền nhân,cầu nguyện họ phù hộ cho phum làng được yên vui,no ấm.Món bánh dùng để cúng không thể thiếu trong lễ này là bánh tét (gọi là Num Chruot),và màn đặc sắc nhất là những cuộc đua bò đầy hấp dẫn,hào hứng.

          Xin mời các bác dùng bánh tét :



 


           Và xem đua bò nữa nè :


















Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 01:22:53 am »

***(*)88
       
    ... xem đua bò nữa nè :






   ******88
   Dữ dội mà lãng mạn
   Tuyệt !  Humxam à .
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #52 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 09:23:27 am »

Lễ hội đua bò ở An Giang .

TRƯỚC KHI ĐUA bò được cho uống nước ngọt hoặc bia :



Người ta đoán lúc đua bò chạy tới 70 km/ giờ . Trò này rất hấp dẫn tương tự như lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng .





Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 09:38:28 am »

Tôi ở SG nên chẳng được xem chọi trâu trực tiếp ở Hải phòng ,nhưng mỗi mùa chọi trâu rất háo hức xem truyền hình trực tiếp . Đây là một lễ hội thể thao được xem là bạo lực và hấp dẫn .

nghe nói cho dù trâu thắng hay thua đều được xẻ thịt ngay sau khi thi đấu bán cho người đi coi . giá mỗi ký thịt trâu tăng từ 5-6 lần ngoài chợ . ví dụ bình thường 200 nghìn / kg thịt trâu ,thì nay lên 1 chai hơn /kg .




Cứ theo như người tường thuật trận đấu :
Đây là miếng võ móc hàm của trâu , miếng này được chủ trâu cho tập dượt huấn luyện từ trước.



và kết quả của miếng võ trâu là đây :



".....Cuối trận đấu là màn thu trâu. Màn thu trâu diễn ra rất hùng tráng, rất thượng võ và tính nghệ thuật cao. Khi trâu thua bỏ chạy, trâu thắng hăng máu đuổi theo. Để trâu không xông vào đám đông khán giả, người bắt trâu phải tìm cách giữ cho được trâu thắng trận dừng lại. Đây là hành động rất dũng cảm. Vì hai trâu chỉ cách nhau vài mét, lại đang hăng, không có kinh nghiệm sẽ hết sức nguy hiểm. Trong trận đấu năm 1973, khi trâu thắng đang lao đuổi trâu thua, cả hai chạy với vận tốc rất nhanh thì ông Nguyễn Văn Ghé lúc ấy 64 tuổi xuất hiện. Với y phục đỏ rực trên người, tay trái nắm lấy sừng trâu, tay phải và vai độn dưới cổ trâu, ông khiến con trâu đang chạy phải dừng lại, hai chân trước giơ lên chới với trên không. Rất thuần thục, ông luồn nhanh dây thừng vào mũi nó. Con trâu hung dữ, hai mắt đỏ nọc chợt trở nên ngoan ngoãn để ông ghé dắt đi. Cảnh tượng ngoạn mục có một không hai đó khi được phát trên đài truyền hình Nhật Bản đã làm sửng sốt hàng triệu khán giả màn ảnh nhỏ nước Phù Tang...."
Logged

HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 10:05:38 am »

Lão huynh CSVD :  ông cậu em tuổi xấp xỉ 70, con gái tuổi teen mới hỏi bố : Bố bắt con ở nhà, bố có biết ngày 14.2 Valentine là ngày gì không ? Ổng bảo : ngày valentine là ngày lễ chọi trâu Đồ Sơn , tao còn lạ gì !
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 10:39:49 am »

Lão huynh CSVD :  ông cậu em tuổi xấp xỉ 70, con gái tuổi teen mới hỏi bố : Bố bắt con ở nhà, bố có biết ngày 14.2 Valentine là ngày gì không ? Ổng bảo : ngày valentine là ngày lễ chọi trâu Đồ Sơn , tao còn lạ gì !


Còn cá nhân tôi lạc hậu hơn cả ông cậu kia . tôi gọi ngày này là ngày " Va -len-thai " . ngày mà trai gái ( chưa có gia đình riêng) phải tặng quà cho nhau . con trai thì tặng kẹo ngọt ,nếu có xiền thì tặng Sô-cô-la , còn con gái thì phải trả lễ . kiểu như các cụ mình nói " Ông bỏ chân giò -thì bà thò chai rượu " ý mà .
Logged

binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 11:36:01 am »

 Mảng đời sống xã hội của người Chăm theo đạo Hồi giáo của chú humxamthaylong@ rất hay. Cho chúng ta thấy đươc văn hóa phong phú của các dân tộc anh em hiện đang sinh sống tại VN. Có thể nhiều người biết về văn hóa dân tộc Chăm nhưng cũng không ít người không biết.

 Người theo đạo Hồi giáo gần đây có những hành động khủng bố khắp trên Thế giới khiến cho nhiều cường quốc phải đau đầu. Những hành động khủng bố thể hiện sự bế tắc của họ và chỉ với cách đó để "đòi hỏi" sự công bằng hơn, may mắn VN chúng ta lại không có hiện tượng đó, người Chăm Hồi giáo sống chan hòa cùng các dân tộc khác, họ thoải mái sống theo tập tục văn hóa của dân tộc họ, thật đáng mừng.

 Thật ra thì Thế giới loài người chúng ta cũng mới tạm ổn định vài trăm năm nay, tạm tính từ sau cuộc CM Pháp 1789 khi nền Cộng hòa bắt đầu, còn trước đó thì con người sống trên trái đất này hành xử với nhau giữa các dân tộc bằng luật mồm, luật rừng, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh. Vì vậy các vua chúa luôn tổ chức những cuộc tấn công lẫn nhau, tranh dành quyền lợi, đất đai, tài nguyên ... vv, sau những cuộc chiến tranh sử dụng vũ lực còn có những cuộc chiến tranh "mềm" để chiếm đoạt của nhau. Cũng vì thời buổi còn sơ khai ấy nên khái niệm quyền sở hữu tuyệt đối giữa các dân tộc cũng rất mù mờ về địa lý, ai mạnh hơn thì đó là của họ, chẳng có ai can thiệp hay giúp đỡ kẻ yếu và ngay sự giúp đỡ nếu có cũng đều có mục đích cả.

 Ngày nay, khi Thế giới đã phân định rõ ràng về địa lý, đất đai, những dân tộc xưa yếu kém về quân sự bị mất đất đai, vương quyền, nhà nước của họ xụp đổ, dân tộc họ dần dần bị đồng hóa, từ là dân tộc truyền đời sống trên mảnh đất ấy bị dần biến thành thiểu số, số ít giữa cộng đồng lớn và họ buộc phải sống theo sự sắp đặt của chính quyền hiện tại. Đó cũng là lẽ thường của lịch sử để lại từ cái thời lẽ phải thuộc về kẻ mạnh còn tồn tại. Ngay tại VN chúng ta cũng vậy, tôi chưa đọc thấy tài liệu nào nói rõ cả, nhưng nghe đồn đoán thì nhiều, tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc là đất của VN xưa, cứ cho là như vậy đi, không lẽ hôm nay chúng ta kéo quân sang đòi phần đất của Tổ tiên người VN xưa đã mất trong tay người Hán? Nếu vậy thì có mà đánh nhau suốt, chiến tranh với nhau suốt. Đối với người Khmer hay người Chăm xưa cũng vậy, cho dù Nam Bộ VN xưa là đất của Tổ tiên họ, thì hôm nay chỉ cần họ manh nha đòi hỏi cái phần xưa kia chưa chắc đã là của họ thì cũng đã đủ để "ốm đòn" rồi. Thế giới này giờ đây đã ổn định, đường biên giới cũng đã rõ ràng và được cộng đồng loài người công nhận trên cơ sở luật pháp Quốc tế, lôi thôi, lằng nhằng thì chỉ tổ khổ dân và bất kể ai cũng thấy rằng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên hôm nay là điều cần thiết.

 Bác CSVD!

 Chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng diễn ra ngày 15.8.2013 mới đây (không rõ ngày âm lịch), đâu 21 con trâu vào thi đấu để chọn ra lấy 1 kẻ chiến thắng. Trâu thua hay thắng cũng đều lên đĩa cả, riêng con thắng cuộc sẽ được "tử hình" vào ngày hôm sau, cái đầu sẽ mang đi cúng Trời Đất cầu mong mưa thuận gió hòa, còn những con thua thì sẽ được "xử lý" ngay trưa hôm đó. Vì thế rất ít người được "xực" trâu thắng và riêng thịt trâu thua cũng 2 triệu VND/kg rồi, không những thế, chậm chân thì chỉ còn được ăn xương trâu chứ không có thịt. Bữa đó tôi chậm chân, nhưng may mắn là "quân ta" lại ở trong đội hình BTC chọi trâu Đồ Sơn nên cũng có cái mà gắp. Mọi người đều tin rằng: Ăn thịt trâu thua hay thắng ở Đồ Sơn Hải Phòng thì đều mang lại sự may mắn cho cả năm, hy vọng là thế vì ai cũng thích mình có nhiều may mắn trong cuộc sống. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #57 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2013, 06:11:01 am »


Đây là clip đua bò năm 2010: Tản mạn miền tây _ Đua bò Bảy Núi

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=dU1clqHvepk" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=dU1clqHvepk</a>

Và năm nay, 2013: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/1/99/99/266031/Default.aspx
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2013, 11:08:06 am »

Tây ba lô chạy xe ở Việt nam, khởi hành từ Hội An.


Chiếc này ngày xưa đã từng là niềm mơ ước của tui mà không rớ tới nổi, hồi đó chỉ chạy cỡ chiếc 82 là hết sức rồi.
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2013, 02:03:58 pm »

Bác 86humxam..có nhiều hình ảnh câu cá không, món câu cá này nhà em rất thích, tuần nào cũng vác cần ôm gối, lặn lội ao hồ một lần.  Grin
***(*)88
       Kính chào các bác! Sau khi đi một vòng miền Tây qua hình ảnh,hôm nay em xin mời mấy bác ghé lại nhà em nghỉ chân làm bậy vài xị và cùng thưởng thức những món nhậu dân dã của quê nhà.Hôm rồi có bác Mr Ngan hỏi thăm chuyện câu cá,dưới quê em hình như hổng ai khoái bắt chước cái lão Khương Tử Nha suốt ngày cứ ngồi ôm cái cần câu rất ư là tốn thời gian,khi nào muốn ăn cá thì bà con thường dùng những dụng cụ như lưới,chài,nò,nơm,đăng,đó…để bắt nhiều con một lần ăn cho đã.Thỉnh thoảng đi dọc bờ ao cũng gặp một lãng tử ngồi ôm cần ngắm trời ngắm đất…và chắc chắn 99% tay đó là dân trên thành phố dìa quê đổi gió.Em có thằng em cột chèo cũng thuộc dạng “cần thủ”,mỗi lần dìa quê là hắn đều ôm theo cả bó cần rồi lang thang ra bờ ao ngồi phơi nắng cả ngày.Nhớ lần đầu về quê em chơi,trong lúc mọi người đang ăn nhậu thì hắn chui vô bếp lục đục làm mồi,hắn pha trộn đậu xanh,bơ,hành phi…nghe thơm nức mũi làm ông già vợ tưởng bở cứ ngồi rung đùi khen thằng rể tương lai có khiếu làm mồi nhậu..! Mấy cô em vợ thì không hiểu được cái thú vị trong việc suốt ngày ngồi rình mò ở bờ ao của mấy ông “cần thủ”,cứ tưởng là mấy ổng thèm ăn cá thế là vô nhà vác cái chài ra quăng một cái ào xuống ao…kéo lên một đống cho mấy ông tha hồ lựa chọn,móc vô lưỡi câu để chụp hình lấy le!

        Muốn ăn cá hả? Lấy chài ra quăng cho nhanh..!










        Chụp hình để mai mốt đi dìa trển còn khoe với bà con!










Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM