Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:03:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 218519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #50 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 11:37:30 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-5.html

Lễ rút quân

Theo ghi chú kèm theo những tấm ảnh của Sochurek trên trang Life.com, ngày 1/10/1954, cùng với cuộc viếng nghĩa trang Pháp trên phố Huế, tướng Raoul Salan và tướng Rene Cogny còn tham dự một sự kiện quan trọng khác - lễ rút quân. Buổi lễ diễn ra tại một sân bay của Hà nội (sân bay Bạch Mai?). Hà nội đang mùa bão với kiểu thời tiết mưa nắng gián đoạn. Các phân đội lính Pháp đại diện các binh chủng tập hợp hai bên đường băng, tướng Salan và Cogny đi duyệt đội ngũ trong tiếng kèn trống của đội quân nhạc. Đỉnh điểm buổi lễ diễn ra dưới cơn mưa nặng hạt. Bầu trời đầy mây đen, âm u, vần vũ. Rất nhiều bức ảnh Sochurek cố ý chụp cảnh diễu binh in bóng trong những vũng nước đọng trên đường băng






























































Ghi chú: Sau Điện Biên Phủ thì viên tướng cũ Salan sang thay cho Navarre (Salan là phụ tá quân sự cho Cao ủy Đông Dương tướng Ely), tướng Cogny vẫn tiếp tục tại vị tư lệnh Bắc Bộ. Cảnh Cogny đứng nghiêm chào trong nghĩa trang lính Pháp.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2013, 12:43:33 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #51 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 11:54:13 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-10.html

Tiếp quản thị trấn Văn Điển


Trung tướng Phạm Hồng Cư:

"Theo kế hoạch, Đại đoàn 308 được tăng cường Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) làm nhiệm vụ tiếp quản thị xã Hà Đông và các thôn, xóm ngoại thành. Các trung đoàn thuộc Đại đoàn tiếp quản khu vực nội thành. Trung đoàn Thủ đô tiếp quản phía tây và bắc thành phố. Trung đoàn Tu Vũ tiếp quản phía nam và đông nam thành phố. Trung đoàn Bắc Bắc cử một tiểu đoàn tiếp quản sân bay Gia Lâm và chịu trách nhiệm tiếp quản phía tây nam thành phố.

Tuy nhiên, đã xảy ra một sự kiện ngoài kế hoạch: Quân Pháp bất ngờ rút sớm khỏi thị trấn Văn Điển từ sáng ngày 6-10-1954. Được tin, đồng chí Đinh Kim Khánh, Tham mưu trưởng Trung đoàn Tu Vũ đã cấp tốc điều động một phân đội vừa đi, vừa chạy tới Văn Điển, kịp lúc quân Pháp mới rút. Tổ ba người và Tham mưu trưởng Khánh chạy đầu, tới nơi lập ngay một bốt gác và một ba-ri-e giữa khu phố chợ. Sự có mặt kịp thời của bộ đội ta đã ngăn chặn được các hành động cướp phá, lập ngay trật tự, an ninh tại thị trấn Văn Điển. Một chiếc xe Jeep chở hai ký giả phương Tây muốn vượt ba-ri-e, đồng chí Khánh biết tiếng Pháp đứng ra giải thích, hai nhà báo chấp thuận, chỉ xin chụp một kiểu ảnh bộ đội Việt Nam tiếp quản thị trấn Văn Điển."

Sochurek nhanh chóng có mặt tại thị trấn Văn Điển. Một buổi sáng sũng nước. Trên con đường dẫn vào thành phố các đơn vị lính Pháp đang rút quân,  xe jeep của chỉ huy đi đầu. Từng đoàn xe quân sự phóng vút qua. Trời đổ mưa. Lính Pháp để ba lô, súng ống trên mặt đường tìm chỗ trú.  Thời tiết âm u làm tâm trạng họ thêm nặng nề. Sochurek hình như tránh hướng ống kính về phía những người lính, thay vì chụp những con người cụ thể, ông đặc tả những thứ họ để trên mặt đường. Mỗi chiếc ba lô với dòng số hiệu là một con người, chúng ngay ngắn xếp thành đội ngũ, phân biệt rõ vị trí của lính và chỉ huy. Phản ánh tính kỉ luật và tác phong nhà binh nhưng không khí trong các bức ảnh âm u một cảm xúc nặng nề, u uất.


















Ở tâm thế trái ngược là những người lính Việt Minh. Lúc này trời đã tạnh mưa. Trên con đường vừa khuất bóng các đơn vị lính Pháp, những người lính vào tiếp quản thị trấn phấn khích bỏ mũ reo hò, vẫy chào mọi người. Khác hẳn khi chụp lính Pháp, ống kính Sochurek chủ yếu hướng vào các chiến sĩ Việt nam, họ rất trẻ, gương mặt rạng rỡ nụ cười. Chụp ba lô, quân trang, súng ống, những chiếc đòn tre để trên đường Sochurek hướng tới mục đích thoả mãn sự tò mò của đọc giả phương Tây, hơn là cách để bầy tỏ một thái độ.



























Dưới ống kính của Sochurek chân dung người lính Việt Minh hiện lên khách quan, không chỉ dáng vẻ bên ngoài, mà cả cái chất ẩn chứa bên trong. Bằng ba bức ảnh thoạt nhìn tưởng chụp vu vơ, với bố cục lộn xộn, tác giả kể về một chi tiết dễ thương mà ông bắt gặp. Xin lưu ý: trình tự sắp xếp dưới đây ngược với thời gian chụp.



Những người lính đứng gác tại một chốt trên đường vào thị trấn. Trời mưa. Phía sau đồng không mông quạnh.



Trước sự xuất hiện của phóng viên nước ngoài người lính choàng tấm nilon (trong ảnh chỉ thoáng thấy một bên chân với chiếc tất lộn ra ngoài giầy) vội rời vị trí đứng lúc trước, phía sau là một em bé run rẩy vì mưa lạnh.



Vị trí người lính đứng gác lúc đầu, bên cây cột biển báo dành cho tầu hoả.  Gương mặt người lính rất trẻ, gần như một cậu bé mới lớn. Dưới lần tấm nilon của anh, giống hình ảnh gà mẹ xù lông dang cánh che chở gà con, một cậu bé con trú mưa.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #52 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 12:29:26 am »

Tấm ảnh cuối cùng này hay quá !
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #53 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 12:54:59 am »

Nguồn : http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-13.html

Các phân đội lính Âu - Phi đã tập hợp tr­ước sân nhà Bộ Tham m­ưu quân Pháp trong nội thành Hà Nội, nơi có cột cờ sơn màu trắng. T­ướng Masson chỉ huy việc quân Pháp thoái triệt đứng Chủ lễ. Đội quân nhạc cử Quốc thiều Pháp. Cờ từ từ hạ. T­ướng Masson lấy cờ trao cho Đại tá D'argence, chỉ huy lực l­ượng Pháp ở nội thành. Báo Paris - Match số ra ngày 15-10-1954 đăng bài viết của hai ký giả Sylvestre Galard và Rene Vital có đoạn t­ường thuật: Khi đội kèn cử một giai điệu rầu rĩ kết thúc lễ hạ cờ thì g­ương mặt của nhiều sĩ quan ­ướt đẫm những nư­ớc". (Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308)


Lễ cuốn cờ Pháp


Lễ cuốn cờ diễn ra vào 18 giờ ngày 8 -10-1954 trên sân vận động Mangin dưới chân cột cờ Hà nội (sân Cột Cờ ngày nay). Phần lớn các sĩ quan Pháp còn lại trong thành đều có mặt tại buổi lễ này. Những phóng viên nước ngoài như Sochurek không được phép chụp ảnh đưa tin. Để chụp ảnh ban đầu ông chọn một ngôi nhà hai tầng nằm sát tường rào sân vận động (trong khuôn viên Bảo tàng quân sự Việt nam ngày nay).




Ngôi nhà tuy thuộc sự quản lý của binh sĩ Pháp, nhưng nó bị ngăn với sân vận động bằng một lưới dây thép gai dầy đặc



Từ đây có thể thấy rõ toàn cảnh sân vận động, nơi sẽ diễn ra buổi lễ hạ cờ. Phía cuối sân là Đoan Môn - cổng cuối cùng dẫn vào Cấm Thành.



Các bà vợ sĩ quan Pháp đứng trên hành lang chờ chứng kiến giờ phút sẽ đi vào lịch sử



Binh sỹ chuẩn bị làm lễ hạ cờ. Sochurek nhận ra từ vị trí này ông không thể có được những bức hình cận cảnh khi lá cờ hạ xuống. Ông nhanh chóng rời khỏi đây.



Góc chụp mới từ Đoan Môn. Hà nội đang mùa mưa bão, sân vận động nhiều chỗ ngập nước.



Chiều tháng Mười trời tối rất nhanh. Lất phất mưa, không khí ảm đạm. Kì Đài Hà nội không cờ in đậm trên nền trời u ám. Sochurek liên tục bấm máy ghi lại khoảnh khắc lá cờ ba mầu từ từ hạ xuống, hình ảnh biểu trưng cho việc kết thúc sự hiện diện của người Pháp tại Hà nội.













Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 01:23:42 am »

 - Bức thứ nhất cụ nhìn ông bé rét run lên cảm thương, quay lại cúi xuống gấp hai ống quần cao lên mới quay ra cột biển báo chỗ ông bé ké tý cho đỡ lạnh.
 - Nhìn các tấm hình thấy 90% các cụ là Đoàn viên ai không đeo huy hiệu đoàn chắc Đảng viên. Cụ lính mặc áo mưa chắc Đảng viên, chỉ huy đơn vị...
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2013, 01:34:51 am gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 11:02:48 am »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-1.html

Một ngày Hà nội phố

Thời gian đếm ngược dần tới mốc 10/10/1954. Ít hay nhiều, mang tâm trạng của người sắp rời xa Hà nội, Howard Sochurek không chỉ chụp những gì tình cờ lọt vào ống kính, ông lang thang bám theo người trên phố, bấm máy liên tục. Những con phố vắng, yên tĩnh dấu bên trong lòng nó những biến động dữ dội. Nhiều bức ảnh có bóng dáng những chiếc xe tải nhà binh che bạt kín mít, chúng giống như những đám mây đen báo hiệu cơn dông sắp sập tới.




Phố Hà nội với những gánh quà sáng (bánh cuốn Thanh trì?), gánh trầu vỏ bán rong



và biển quảng cáo bữa điểm tâm Âu. (Nhà hàng 37 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm)



Những người phu với đòn gánh, thúng mủng đón xích lô ...



đi kiếm việc.



Phường bát âm đưa tiễn người quá cố



trên đại lộ Gia Long (đoạn ngã tư Bà Triệu - Trần Hưng Đạo, trước cổng Sứ quán Pháp ngày nay).



Sochurek PR cho nhà đòn Thiên Mỹ số 10 Phủ Doãn.



Người bán giỏ trên phố Mỹ Quốc (phố Tràng Thi) trước cửa Ty cảnh sát thành phố



Phụ nữ Hà nội với áo dài nền nã (trước cửa Bưu điện quốc tế)



...và những người ăn xin trên phố Pháp Quốc (phố Tràng Tiền)



Trước lúc ra đi, hai người đàn bà - một chủ, một tớ - muốn ghi vào tâm trí những hình ảnh thân thuộc: từ toà nhà thông tin trên phố Đinh Tiên Hoàng...



đến những kiosque hàng hoa góc phố Hàng Khay,



và Hồ Gươm với Tháp Rùa cổ kính



Trên phố trung tâm những thứ đồ vứt bỏ vội vã ...



trở thành trò nghịch ngợm của những đứa trẻ.



Cửa hàng của người Ấn tại 100 phố Hàng Đào. Những người hàng xóm Việt tò mò theo dõi động thái của những hàng xóm nước ngoài.



Đến nay Hà nội vẫn còn nhiều "tiệm cắt tóc" kiểu này



Phố Phan đình Phùng với những ngôi biệt thự và hai hàng sấu già trên cùng một bên hè



Khu phố người Pháp và tư sản người Việt được canh gác bởi những tốp lính



Chiếc xe tải bịt bùng và tốp lính tuần tra cho biết lý do việc chụp ảnh nơi này bị cảnh sát cấm



Khu thể thao vắng lặng, gần như bỏ hoang này



vài tháng trước đó còn rất đông. Đám lính dựng trại ở bãi pháo bên cạnh lấp ló sau bờ rào xem chơi tennis



Những người Việt giầu có đánh xe hơi chở gia đình tới đây. Toàn cảnh bức ảnh cho biết vị trí khu thể thao này rất gần toà nhà Sở Tài chính và Trước bạ Đông Dương (nay là trụ sở Bộ ngoại giao)



Vải phơi suốt dọc đê Yên Phụ



Hồ Trúc Bạch, chiều thu, vắng khách thuê thuyền



Quán chiều. Nóc gác chuông nhà thờ Cửa Bắc phía xa.



Nơi yêu thích của thanh niên Hà nội để tụ tập...



hẹn hò.



Chiều đổ bóng. Những bước chân vội vã.



Người phu rửa xe trước khi trở về nhà
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #56 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 11:14:33 am »


Anh qtdc : em trông như ảnh này trên phố Thợ Ruộm chụp về hướng vườn hoa " bà Đầm xòe " Cửa Nam, đoạn giữa phố cách đây chục năm vẫn còn cây đa cổ thụ mà trên ảnh lá lấp ló ?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #57 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 11:37:29 am »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-2.html


Về cuộc di cư vào Nam năm 1954 trên Wikipedia:

Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lí do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi.

Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư". Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán.

Ngược lại, những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả.

Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên

Ra đi

Trước đó, trong loạt ảnh "Events Following Signing Of Agreement At Geneva", Howard Sochurek đã ghi lại những biến động của Hà nội sau khi hiệp định đình chiến được công bố, có rất nhiều bức ảnh chụp giới tư sản và trung lưu Hà nội bán đồ đạc, tài sản để di cư vào Nam. Cũng với đề tài đó, những bức trong Last Days of Hanoi cho thấy không khí ra đi vội vã, khốn khó của những người tầng lớp dưới vào những giờ phút cuối cùng.




Hà nội tháng Mười. Mưa bão.



Chuông nhà thờ đổ lạnh...



...xuống những phận người.



Đức mẹ bồng con đứng trong mưa nhìn...



viên sỹ quan Pháp bố thí cho những kẻ ăn mày.



Đức tin trở thành nơi trú ẩn để quên đi những giông bão ngoài kia.



Người cúi đầu trước Đấng tối cao,



kẻ cầu xin chút từ tâm của đồng loại.



Họ giống nhau ở niềm tuyệt vọng.



Dường như cả Chúa, cả Phật đều bỏ loài người



Tương lai vô định trong lời thỉnh cầu



trong những quẻ bói.



Thành phố đầy những khẩu hiệu kêu gọi di cư bằng tiếng Pháp...(Partir - C'est choisir La Liberté: Ra đi là sự lựa chọn Tự do).



hay tiếng Anh "To go Southvards is to choose freedom" (Vào Nam là lựa chọn Tự do)



Người đàn ông đang xoá khỏi tường dòng chữ "Dancing", loại dịch vụ chắc không có chỗ trong chế độ mới.



Hàng quán bên Bờ Hồ cũng bị dọn đi. Ảnh chụp trước Vườn hoa Con Cóc gần khách sạn Metropole.



Rồi nháo nhác thu dọn.



Chăn đệm, gường tủ, bàn ghế, những thứ đồ đạc cồng kềnh không mang theo được bị lôi tuốt ra khỏi nhà...



đem bán, đem cho hoặc rơi vào tay bọn hôi của.



Sochurek động tới một góc khuất nhạy cảm khác khi chụp những người đào huyệt trong nghĩa trang. Xem kĩ những bức ảnh nhan đề "Men digging a grave shortly before Communist takeover of city from French" sẽ thấy cái mà những người phu đang đào không phải là huyệt mới, mà là những ngôi mộ đã được xây và gắn bia.



Bia lưu danh người quá cố được cậy ra khỏi cây thập tự gẫy đổ và đặt nhờ ở mộ bên



Người công giáo không theo phong tục cải táng, họ gấp gáp di chuyển mồ mả đi đâu?



Xe tải từ các tỉnh đổ người di cư xuống ga Hàng Cỏ



Rất đông phụ nữ và trẻ nhỏ



Những đứa bé cõng em,



bước thấp bước cao chạy theo người lớn.


Chiếu chăn mang theo cho biết họ đã qua một chặng đường dài trước khi về đến Hà Nội.



Tài sản của cả gia đình vài thế hệ chỉ là chút hành lý nghèo nếu so với những gì người Hà nội bày bán trước lúc ra đi vài tháng trước (post sau)



Chờ lên tầu dưới sự hướng dẫn của binh sĩ Pháp



Một quang cảnh vội vã, cuống quít



Howard Sochurek hướng ống kính vào những con người cụ thể,



thương cảm dõi theo...



bước chân người ra đi.



Những chuyến tầu này đưa người di cư xuống Hải Phòng, từ đó họ tiếp tục hành trình trên biển vào Nam.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #58 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 12:20:35 pm »

HaHoi: có thể, nhưng mình vẫn chưa nhận ra.

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-3.html

Trẻ em

Chiến tranh vừa im tiếng súng, hoà bình vẫn còn ở phía trước, trên cái nền yên lặng dông bão của Hà nội những ngày này Sochurek chụp rất nhiều ảnh trẻ em. Sự ngây thơ trong sáng của con trẻ có lúc làm dịu lắng bầu không khí căng thẳng của những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, có những lúc lại trở thành nỗi ám ảnh.

Với những đứa trẻ ven đô những cánh đồng bỏ hoang, nghĩa trang đổ nát, lô cốt khét mùi thuốc súng chằng chịt dây thép gai đã trở thành hình ảnh quen thuộc như những lũ trâu bò trên đường phố, hay tốp lính Pháp khoác súng trên vai tuần tiễu quanh khu vực sân bay.












Còn những đứa trẻ này sẽ mang theo hình ảnh nào về tuổi thơ vào tương lai? Giầy dép, áo váy xúng xính, tóc tai kiểu cách, hay những trò chơi rộn rã tiếng cười bên các bà soeur người Pháp?













Dường như Sochurek quên việc tới đây để phản ánh không khí làm việc những ngày cuối cùng tại nhà máy điện Yên Phụ, ống kính của ông lạc theo đám trẻ chơi "X-sport" thập kỉ 50



Ông thả hồn vào không gian yên tĩnh của Văn Miếu cùng các hoạ sĩ nhí







Ban đầu Sochurek muốn phản ánh tình trạng thiếu quản lý trong thành phố, nhưng sự hồn nhiên của các cậu bé đường phố tắm truồng ở đài phun nước trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục khiến ông bật cười














« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2013, 12:42:51 pm gửi bởi qtdc » Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #59 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 02:41:52 pm »

Anh @qtdc có nhớ giữa phố Thợ Nhuộm bên tay trái đường đoạn giữa phố khoảng giữa ngã tư với Hai Bà Trưng và hướng về phía cuối Tràng Thi có cây đa cổ thụ không ? cây đa đó mới chết khô khoảng gần chục năm nay, hiện vẫn còn thân cây khô chưa đốn nốt ở đó.
Những tấm ảnh Hà nội trước ngày tiếp quản thật ám ảnh. Thăng trầm và xáo động của lịch sử.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM