Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:11:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 218885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #370 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 11:04:03 am »

     

             Cảm ơn mọi người đã dành những điều tốt đẹp cho HÀ NỘI trong mùa thu này với:

                              Re; Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #371 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 10:15:24 pm »

HÀ NỘI CỦA TÔI, NHỮNG MÙA ĐÔNG YÊU DẤU


Sáng thức dậy, mơ màng thấy một vệt nắng xinh luồn vào phòng qua khe cửa. Mỉm cười và bước ra sân. Hôm nay đẹp quá! Nắng rất dịu và trời rất trong. Hà Nội những ngày mùa đông lạnh nhưng vẫn đáng yêu quá, làm cho người ta vẫn như nếm được chút gì ấm áp trong lòng.

Mùa đông mà sao trời lại xanh thế? Và nắng cũng dịu dàng tinh khiết hơn. Nắng mùa đông không gay gắt như nắng hè, cũng không vàng ngọt như nắng thu, chỉ có một chút dịu nhẹ, một chút ấm áp, một chút hanh hao làm hồng đôi má ai đang đi trên phố. Nhắc đến mùa đông, người ta cứ nhắc đến sương, đến mưa phùn, đến những ngày đông xám xịt, lạnh căm.

Mùa đông đâu chỉ có thế, sao chẳng nói đến những ngày đông nắng rạng ngời? Nắng mùa đông hay trốn, chỉ thỉnh thoảng mới ló mặt ra, nên có chăng người ta quên mất rồi? Rồi đến một ngày nào của mùa đông, lạnh, nhưng có nắng, chợt thấy đông cũng đáng yêu như mùa thu dịu dàng ai yêu quý nhất. Nắng về hong khô Hà Nội của tôi sau những ngày mưa giá,làm phố phường sáng lên, làm lòng người vui lên và cũng thấy ngọt ngào hơn. Bước ra sân, để thấy nắng ngập tràn quanh ta, để thấy mọi người đón nắng hanh nồng nàn. Bước ra mà ôm lấy nắng, để ôm lấy cái tươi sáng của trời, để ôm lấy cái hơi ấm của trời, mà mỉm cười, mà yêu hơn mùa đông.


Ảnh: Nguyễn Phúc Hiếu

Hà Nội mùa đông. Lạnh! Rét! Nhưng là cái rét ngọt. Ừ đấy, có những cơn gió hanh hao tê buốt, có những cơn gió luồn lách vào từng ngóc ngách của Hà Nội để dù ở đâu cũng cảm thấy tê tái, và ở đâu cũng khao khát tìm được một hơi ấm nào đó sưởi cho lòng mình. Rồi bỏ qua tính lười biếng ngại ra khỏi nhà vì lạnh, khoác chiếc áo dày, và đi để ngắm một ngày Hà Nội mùa đông sáng trời.Bỏ qua chiếc xe quen thuộc, nhẩn nha đeo tai nghe ra đường, chọn cho mình một tuyến bus và bước lên, tự thưởng cho đôi tay và đôi mắt một ngày thành thơi để ngắm Hà Nội. Hà Nội những ngày này lạnh quá, làm người ta hình như cũng chẳng muốn ra đường nhiều, phố hình vì thế hình như cũng vắng hơn. Mùa đông giữ chân người ta ở trong những chiếc hộp ấm áp, nhìn cái giá lạnh tựa hồ là thanh nhàn và những suy nghĩ cứ kéo dài bất tận, như thể để tâm trí khỏi bị đóng băng. Cái lạnh làm mỗi người sống chậm rãi hơn đôi chút, và khi giống như lái chiếc xe đi chậm lại, mỗi người lại cảm thấy thêm vững tâm. Ngồi thảnh thơi và ngắm thành phố của mình qua khung cửa kính mờ, lặng nghe thành phố thở bằng tiếng gió lạnh căm vỗ về nỗi nhớ. Mùa đông dường như thấy dòng người không vội vã và cuộc đời bớt những xô bồ… Ta yêu Hà Nội tự bao giờ? Ngay cả lòng cũng không nhớ nữa!

“Hà Nội của tôi những mùa Đông giá lạnh
Những con đường thanh vắng trong sương
Bước chân người đi không hối hả
Những khuôn mặt không vất vả”

Lời bài hát vang lên bên tai, chậm rãi, thảnh thơi và ngọt ngào như khung cảnh ngoài kia vậy. Rồi đổi xe, lên một chuyến khác, đi một tuyến đường khác, dành trọn một ngày với mùa đông Hà Nội, để xe đưa ta đến những góc phố chưa bao giờ qua, những con đường chưa bao giờ tới. Nhưng, dù ở góc nào cũng thế, Hà Nội vẫn là Hà Nội, và mùa đông vẫn phủ một nét mờ như thế lên những con đường. Phố vẫn chạy dài, và những ngôi nhà vẫn lô xô hé ra muôn nghìn khuôn mặt. Phố mới hay phố cũ đều toát lên cái vẻ kì lạ rất riêng của Hà Nội - có chút gì rất hiện đại, bên cạnh những nét cổ kính, có những cửa hàng đèn kính sáng choang nằm xen giữa những bức tường gạch đã xỉn màu năm tháng. Và tâm hồn Hà Nội còn phảng phất đâu đó trên mái tóc bạc phơ của bà cụ bán nước vối đầu ngõ nhỏ - nơi giao nhau của những con đường hun hút gió chạy dài về mãi phía tháng năm.

Xe chạy long rong hết một buổi chiều, cho ta được ngắm thỏa thuê Hà Nội mùa đông. Những tuyến bus nối liền đưa ta về với trạm chờ xe bus đầu phố. Trời tối hẳn và hơi lạnh đã muốn ngấm vào người. Sương đã phủ khắp phố và ánh sáng của đèn đường hình như càng vàng vọt mờ ảo hơn. Đưa tay ra như muốn bắt lấy sương, như là có thể bắt lấy một mảnh voan mỏng mảnh mềm nhẹ vậy. Phố đã thưa người, vì đêm về lạnh quá. Không ồn ào, không đông đúc, không nhộn nhịp người xe và nói cười như những đêm mát trời người ta rủ nhau ra đường. Phố Hà Nội mùa đông im lìm hơn rất nhiều. Chỉ còn vài chiếc xe vội vàng, một hàng khoai nướng thơm nức mà không nhịn được phải hít hà mấy cái, một chị lao công nhọc nhằn với những công việc cuối ngày. Vẫn còn nhớ đọc ở đâu đó, nhạc sĩ Đỗ Bảo đã gọi Hà Nội mùa đông là 1 thành phố ngủ, giấc ngủ mệt nhọc sau từng ngày lạnh tái tê.. Cuộc sống hiện đại làm con người gấp gáp hơn, hóa ra chỉ giống như những tế bào phải hoạt động ngày một quá sức để chống chọi lại sự già đi trong một cơ thể cần ngủ, ưa ngủ. Bảng lảng những nỗi niềm, cái đắng và men say làm đôi mắt chũng lại, trĩu mệt. Hà Nội ngủ sớm hơn sau một ngày lạnh buốt, tích lại hơi ấm trong đêm cho một ngày gió về tê tái hơn.

Một chiếc xe bus vội vàng chạy qua. Hôm nay có vẻ đông khách hơn mọi ngày nhỉ. Những con người chen chúc trên chuyến xe ấy, người về thăm cha mẹ, người đến với anh em, người hò hẹn yêu đương, cả những kẻ lang thang bôn tẩu, cả những ai không biết họ có thể đi về chốn nào… Chẳng ai quen nhau, và cũng chẳng ai biết đích đến của ai kia là nơi đâu. À, nhưng có một đích đến mà ai cũng biết, vì những chuyến xe trong đêm đông Hà Nội đều là những chuyến xe chở những giấc mơ đi tìm lại chính mình, tìm chút niềm vui, niềm tin, niềm hạnh phúc, để sưởi ấm và được sưởi ấm.

“Bình yên trong mưa
Thấy chuyến xe càng thêm ấm áp
Nhìn ra thành phố,
Cứ mỗi năm một mùa Đông mới
Còn lại trong tôi những mùa Đông yêu dấu
Mùa bao nhiêu ký ức cho mình nhớ thương
Những giấc mơ không thành
Những hạnh phúc ngọt lành”

Tiếng nhạc vẫn vang đều đều, tự cười mình vì một ý nghĩ vẩn vơ. Ừ, người ta đi tìm nguồn sưởi ấm đấy. Đêm Hà Nội đang nhắc mọi người cất bước trở về. Ta cũng về thôi, về với tổ ẩm của ta thôi…

(Theo megafun.vn)

http://nhipsonghanoi.vn/Ha-Noi-cua-toi-nhung-mua-dong-yeu-dau-a23.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #372 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 10:19:19 pm »

CẢM XÚC HÀ NỘI

Có người đã nói rằng, “Điều mơ hồ nhất khi đi giữa những con phố cổ sẽ cảm nhận thấy Hà Nội như một cơ thể sống, có vui buồn, lắng đọng có cảm xúc như một tâm hồn”.

Với chúng ta, Thủ đô luôn là trái tim của một đất nước. Yêu Hà Nội, chắc không thể biết nổi lý do chính xác tại sao. Chỉ đơn giản là sống ở nơi đây, mọi kỉ niệm đều gắn với từng con đường, phong cảnh, con người… "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.

Hà Nội là nhiều thứ lắm, là Hồ Gươm, là cầu Long Biên, là Nhà Hát lớn, là Văn Miếu, là Chùa Một Cột và là 36 Phố phường và còn rất nhiều thứ nữa..

Yêu Hà Nội, ngoài mùi hương nồng nàn của hoa Sữa, còn có mùi thơm tinh khiết của hoa Sưa. Nói đến hoa Sưa, có lẽ đây là loài hoa đặc biệt. Hoa Sưa có mùi thơm rất nhẹ, nhẹ đến nỗi không có cảm giác mùi mà chỉ có cảm giác về sự tinh khiết. Bước trên những vỉa hè lát gạch, mặc những đóa hoa bay bay trên tóc, bước chân như ngập ngừng tránh những cánh hoa rơi, trên đầu là những tàng lá xanh mướt mát, con người ta như thoát tục, không phiền, không sầu, không lụy tục... Tồn tại hàng thế kỷ cùng đất kinh kỳ nhưng hoa Sưa vẫn thế, nhẹ nhàng, không phô trương, im lìm quanh năm để một ngày xuân bừng sáng, trắng đường phố, trắng sáng cả tâm linh những con người trót bị dòng đời vấy bụi...

Hà Nội đẹp bởi những nét đặc trưng riêng. Đến Hà Nội bạn đã từng đi qua Phố Cổ chưa? Mách nhỏ với bạn, Phố Cổ vào lúc hoàng hôn và ban đêm là tuyệt vời nhất. Ai thăm Hà Nôi lúc hoàng hôn nên đến Hồ Gươm rồi đi dạo một vòng quanh khu phố cổ sẽ thấy Hà Nội đẹp tuyệt vời, lung linh huyền ảo trong nắng chiều với những mái ngói của những ngôi nhà cổ nghiêng nghiêng trong nắng nhạt buổi chiều. Tuy nhiên đến Phố Cổ bạn hãy tìm người chỉ đường nhé, nếu không bạn sẽ dễ bị lạc giữa những dãy phố na ná giống nhau này.

Hà Nội có một nền văn hóa đặc trưng, đó là văn hóa vỉa hè. Người Hà Nội ăn trên vỉa hè, uống trên vỉa hè, vui chơi trên vỉa hè, bày bán trên vỉa hè, giao lưu trên vỉa hè.... Chắc chẳng có nơi đâu quán nước vỉa hè lại nhiều như ở Hà Nội, vài cái ghế đẩu, một cái bàn nhỏ, vài cái chén... thế là đã có một cái quán nhỏ. Dưới cái nắng nóng của mùa hè, tạt vào một quán nước nhỏ dưới gốc cây già ven đường, thưởng thức cốc trà đá mát lạnh, ta tỉnh táo hơn biết bao nhiêu.

Nhẹ nhàng cảm nhận từng chiếc lá rơi trên bậc thềm, ngắm bông hoa e ấp trong vòm lá, hay một lộc non mới nhú, ta như đi vào một thế giới khác, một thế giới trong tâm cảm của con người, bình yên khác hẳn với cái cuộc sống xô bồ, tấp nập.

Yêu Hà Nội, là phải dùng con tim để cảm nhận. Mùa hè mới lại đến ... tiếng Ve Sầu râm ran hòa cùng cái nóng chói chang của mùa mới cũng làm cho lòng người rạo rực... Chợt nghe một bài hát về Hà Nội, trong lòng bỗng xao động... Hà Nội đã thay đổi quá nhiều, cuộc sống ở cái đất Hà Thành này trở nên gấp gáp và bề bộn, nhưng cứ thử lang thang trên các con phố cổ vào lúc tối muộn xem... sẽ bắt gặp một Hà Nội yên bình, thanh tĩnh và lặng lẽ. Mỗi người có một góc riêng cho mình với tình yêu về Hà Nội. Tôi yêu Hà Nội bởi những khoảng khắc bình yên và lắng đọng này.

Hà Nội cho ta những cảm giác trái ngược. Ghét cái đông đúc, ngột ngạt, bụi bặm, chật chội và bon chen nơi chốn thị thành, nhưng lại yêu cái không khí yên bình mỗi chiều dạo quanh Hồ Gươm, cái khoảnh khắc yên tĩnh đến lạ kì khi phố cổ vào đêm, cái chất lãng mạn không đâu có được trên những con phố trải đầy những lá vàng, yêu lắm những cảm giác đấy... Yêu lắm Hà Nội ơi!


Đỗ Linh (Giadinh.net.vn)

http://nhipsonghanoi.vn/Cam-xuc-Ha-Noi-a24.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #373 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 08:01:09 am »

THÊM SỨC HÚT CHO DU LỊCH PHỐ CỔ

Khu phố cổ Hà Nội có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Tại đây, khách du lịch được tìm hiểu về không gian kiến trúc phố cổ, được mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhất là được thưởng thức các món ăn ngon của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung. Việc mở rộng không gian đi bộ trong thời gian tới là cơ hội để giới thiệu văn hóa phố cổ nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng.

Từ nhiều năm qua, khu phố đi bộ Hàng Ðào - Hàng Ngang - Hàng Ðường - Ðồng Xuân đã trở thành một "thương hiệu" du lịch của Thủ đô. Phần lớn khách du lịch đến Hà Nội đều không thể bỏ qua những trải nghiệm khi đi bộ mua sắm trên những con phố cổ, nhất là những phiên chợ đêm phố cổ định kỳ mở vào những ngày cuối tuần. Cũng vì sức hút này mà nhiều khi các tuyến phố đi bộ trở nên quá tải. Trước thực tế đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề nghị UBND TP Hà Nội chính thức cho phép Công ty cổ phần Ðồng Xuân triển khai Ðề án mở rộng không gian phố đi bộ sang khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội.

Theo đề án mở rộng không gian phố đi bộ do Công ty cổ phần Ðồng Xuân xây dựng, ngoài các tuyến phố đi bộ hiện tại, sẽ tổ chức thêm các tuyến phố đi bộ mới thuộc các phường Hàng Buồm và Hàng Bạc. Cụ thể gồm sáu tuyến phố: Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Ðào Duy Từ. Công ty cổ phần Ðồng Xuân đã khảo sát kỹ lưỡng về dân cư, di tích, hệ thống cửa hàng kinh doanh trên địa bàn trước khi đưa ra đề xuất. Về di sản, khu vực này có nhiều nhà cổ, nhà cũ có kiến trúc đẹp, có các di tích quan trọng gồm: Ngôi nhà di sản ở 87 phố Mã Mây, đền Quán Ðế, đền Bạch Mã trên phố Hàng Buồm. Ngoài ra, một đoạn phố Tạ Hiện đã được cải tạo mặt tiền, mang đúng dáng dấp của phố cổ. Các ngành kinh doanh tại sáu phố này chủ yếu là: dịch vụ ăn uống, thương mại, du lịch. Nếu chỉ tính các nhà mặt phố mở cửa hàng kinh doanh tại năm phố: Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện thì có đến 47 hộ kinh doanh ăn uống. Ðây là khu vực trung tâm của phố cổ, cho nên ẩm thực tại khu vực này có nhiều nét đặc sắc. Trong đó, phố Mã Mây và Tạ Hiện từ lâu được xem là phố ẩm thực với nhiều món ăn đường phố hấp dẫn. Vì vậy, khu phố đi bộ mở rộng sẽ lấy ẩm thực làm thương hiệu đặc trưng, qua đó để quảng bá nét đặc sắc của ẩm thực Hà Nội.

Theo Giám đốc Công ty cổ phần Ðồng Xuân Ðỗ Xuân Thủy, mặc dù các mặt hàng ăn uống tại đây rất hấp dẫn, nhưng do chưa được quy hoạch một cách có hệ thống, cho nên các hàng ăn, giải khát sắp xếp tùy tiện, có hiện tượng chèo kéo khách gây hình ảnh phản cảm với du khách. Việc xây dựng không gian phố đi bộ tại đây sẽ góp phần quản lý tốt hơn các khu dịch vụ ăn uống phục vụ du khách theo hướng văn minh, lịch sự trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời của khu phố cổ.

Khi triển khai khu phố đi bộ mở rộng, trên thực tế, ngoài những hộ kinh doanh hiện tại, sáu tuyến phố này sẽ mở thêm các hàng ăn uống đặt ở lòng đường, tương tự như phố đi bộ tại tuyến Hàng Ðào - Ðồng Xuân. Các tuyến phố sẽ chia làm năm khu vực, với đặc trưng khác nhau, gồm: Khu bán các mặt hàng công nghiệp thực phẩm (phố Hàng Buồm) với đặc trưng là các mặt hàng rượu, bia, bánh kẹo, ô mai; khu ẩm thực kinh kỳ (phố Mã Mây và một đoạn phố Hàng Buồm) với các mặt hàng kinh doanh như bún, miến, phở...; phố Lương Ngọc Quyến sẽ được bố trí làm khu hàng quà phố cổ...

Theo đề xuất của Công ty cổ phần Ðồng Xuân, thời gian hoạt động của khu phố đi bộ sẽ là ba tối cuối tuần thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật, từ 18 giờ đến 24 giờ. Riêng mùa hè, dãy phố này sẽ hoạt động muộn hơn, bắt đầu từ 19 giờ. Cũng giống như triển khai các tuyến phố đi bộ trước đây, khó khăn lớn nhất khi xây dựng đề án là công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và nhất là phân luồng giao thông. Dự kiến, các lực lượng chức năng sẽ đặt các điểm chốt chắn đường tại tám điểm chung quanh khu vực. Về phương án giao thông tĩnh, ngoài tám điểm trông xe được cấp phép hiện tại, sẽ tổ chức thêm sáu điểm trông giữ xe phục vụ tuyến phố đi bộ. Công ty cổ phần Ðồng Xuân cũng phối hợp chính quyền hai phường Hàng Buồm, Hàng Bạc tổ chức các đội quản lý an ninh trật tự, để bảo đảm an ninh cho khách tham quan.

Ðề án "Mở rộng không gian phố đi bộ sang khu bảo tồn cấp I khu phố cổ Hà Nội" được xây dựng từ tháng 7-2009, nhưng vì đây là khu phố cổ khá chật hẹp, dân số đông, lưu lượng giao thông lớn và liên quan nhiều lĩnh vực, do đó trong quá trình hoàn thiện đề án, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lấy ý kiến của nhiều cấp, nhiều ngành và người dân sáu tuyến phố trước khi trình UBND thành phố. Phần lớn người dân ủng hộ đề án. Hiện tại, việc chuẩn bị cho hoạt động của khu phố đi bộ về cơ bản đã hoàn tất chờ thành phố thông qua.

Việc từng bước mở rộng tuyến phố đi bộ Hàng Ðào - Ðồng Xuân thành không gian đi bộ nhằm tôn vinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, các doanh nghiệp, hộ gia đình phát huy nghề ẩm thực truyền thống. Ðề án này cũng phù hợp với định hướng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng, đó là tiếp tục khai thác tiềm năng du lịch của khu phố cổ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại trên địa bàn./.

http://nhipsonghanoi.vn/Them-suc-hut-cho-du-lich-Khu-pho-co-a6.html
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2013, 08:50:34 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #374 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2013, 08:54:55 am »

PHỐ HÀNG CHIẾU

(HNNN) - Hàng Chiếu là một trong những con phố cổ lưu giữ nghề thủ công của Kinh thành Thăng Long xưa. nơi đây buôn bán một sản phẩm phục vụ sinh hoạt là chiếu cói, mang dấu ấn văn hóa của một loại hình sản xuất nông nghiệp.

Hàng Chiếu hôm nay, không còn chỉ bán một mặt hàng chuyên biệt mà ở một khía cạnh khác, ngoài nét đẹp văn hóa xưa, hàng Chiếu cũng đang phát triển kinh doanh một loại hàng mới như là một phương tiện “vui chơi giải trí” đang gây ra nhiều phản cảm trong dư luận xã hội.

Phố Hàng Chiếu vốn thuộc đất của thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi thành tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương. Thời Pháp, phố có tên Giăng Đuypuy (Rue Jean Dupuis). Chính tại khu vực này, năm 1883 Thuyền trưởng Francis Garnière đã dẫn lính qua cửa ô Đông Hà tiến vào Thành Hà Nội gây chiến với Tổng đốc Hoàng Diệu. Phố Hàng Chiếu cũng từng là một điểm chiến đấu ác liệt của quân ta trong những ngày tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trận địa Ô Quan Chưởng đã đứng vững cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi thành phố ngày 17-02-1947 qua cầu Long Biên gần kề đó.


Nét độc đáo ở phố Hàng Chiếu, gắn liền với địa danh Ô Quan Chưởng, một cửa ô duy nhất còn sót lại ở Hà Nội. Cửa ô có cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, được xây bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu dựng năm năm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân mỗi khi qua lại đây để vào Thành. Cửa ô được xây dựng năm 1749, thời vua Lê Hiển Tông. Quan Chưởng là cái tên nôm na để chỉ một ông Quan Chưởng coi việc ở nơi đây. Trước kia tên Hàng Chiếu là dùng chỉ phố Ô Quan Chưởng ngày nay, nơi gần bờ sông có nhiều cửa hàng bán chiếu cói. Sau này các cửa hàng buôn bán chiếu lui dần vào phía trong phố Hàng Chiếu hiện nay. Ngày nay, phố vẫn còn giữ nét đẹp truyền thống bán chiếu. Hiện nay, phố Hàng Chiếu không thể thiếu trong lịch trình tham quan phố cổ Hà Nội của hầu hết du khách bốn phương đến với Thủ đô nghìn năm văn hiến cùng bề dày lịch sử đất nước.

Hiện tại, phố Hàng Chiếu dài 276m, nằm ở phía Đông Nam khu vực phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đầu phía Tây phố Hàng Chiếu giáp với ba phố Hàng Đường, Đồng Xuân và Hàng Mã. Ở đầu phía Đông, phố này giáp các phố Thanh Hà và Đào Duy Từ. Ở giữa là ngã tư Hàng Chiếu - Hàng Giầy - Nguyễn Thiện Thuật và ngõ Đồng Xuân. Phố nhộn nhịp nhiều hoạt động kinh doanh với nhiều chủng loại mặt hàng, nhưng phần nhiều vẫn là các sản phẩm chiếu nhiều loại, bao bì, bạt, băng dính, mành rèm...

Khoảng mươi năm nay, giới ăn chơi không chỉ riêng Hà Nội thường truyền tai nhau, nếu có nhu cầu mua các loại “thần dược phòng the” (sản phẩm hỗ trợ tình dục) thì cứ tới phố Hàng Chiếu. Ở Hàng Chiếu có đủ loại hàng “đặc biệt”, vừa dễ mua, lại chẳng cần đơn thuốc của bác sĩ. Nghe đồn điểm “ưu việt”, của thứ thuốc này là “ông uống bà khen hay ngất ngây… đã thèm”.


Chúng tôi đã “mục sở thị” ở đoạn phố dài khoảng 50m, đếm cả thẩy hơn 20 người ngồi tràn ra cả lề đường, mời mọc khách đi đường công khai, hoạt động từ sáng tinh mơ đến đêm. Một thanh niên ngồi tựa ghế chễm chệ, hai tay nhoay nhoáy bấm iPad 4; những phụ nữ sồn sồn ngồi túm năm tụm ba... Chiếc xe máy của chúng tôi chạy tà tà, một tốp phụ nữ trung tuổi chạy tới. Một chị mồm liếng thoắng: “Hàng ở đây, dùng rồi chú thích đưa cô nào lên giường mà chả được”. Vừa nói, chị vừa thò tay vào túi xách lôi ra đủ các “chủng loại” để mời chào, sành sỏi hơn những chuyên gia có kinh nghiệm “tình trường”. Như nắm bắt được tâm lý khách hàng, chị còn khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Nếu như không phát huy tác dụng thì cứ mang ra đây, chị đền” chị này còn PR cho hàng của mình: “Chú yên tâm, chị là người bán, chị đã dùng hàng rồi, biết tác dụng rồi thì mới bán được cho khách chứ. Không có tác dụng, bán đồ giả cho khách thì sao còn làm ăn ở đây được nữa”(!)

Không chỉ bán thứ thuốc hỗ trợ phòng the, ở đây còn có nhiều “đồ chơi tình yêu” dành cho mọi túi tiền khách hàng, không chỉ cho đàn ông mà cả cho phụ nữ. Điều đáng nói, nguồn gốc xuất xứ của những loại hàng này rất đa dạng từ Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Australia, song lại không có hạn sử dụng và nơi sản xuất rõ ràng. Các chỉ dẫn sử dụng đều ghi bằng tiếng nước ngoài nên người mua hoàn toàn chỉ biết thực hiện theo chỉ dẫn bằng… mồm của người bán, trong khi chính người bán cũng rất mơ hồ về mặt hàng này. Lân la với những người bán hàng thì được biết, người kinh doanh những sản phẩm nhạy cảm này cũng không biết chúng được sản xuất ở đâu, cứ nói đại khái, đảm bảo chất lượng với khách hàng bằng miệng vì chị ta bảo rằng “không ảnh hưởng” gì đến sức khỏe người sử dụng. Điều nhức nhối là việc mua bán mặt hàng “vui chơi giải trí” này đã tồn tại hàng chục năm có lẻ, cũng đã qua không ít đợt các cơ quan, ban, ngành tổ chức truy quét, nhưng chẳng khác gì “bắt cóc bỏ đĩa”. Theo một lãnh đạo UBND phường Đồng Xuân thừa nhận: “Do phố Hàng Chiếu nằm giáp ranh giữa 3 phường nên sự kết hợp không được chặt chẽ thường xuyên. Vì vậy các đối tượng đã dựa vào kẽ hở để tồn tại. Chúng tôi cũng đã thành lập tổ liên ngành kiểm tra, lập biên bản tịch thu và tiêu hủy số sản phẩm thu được. Tuy nhiên, cũng chỉ mới giải quyết được phần ngọn, những chủ bán hàng vẫn tồn tại công khai là điều khó tránh khỏi”. Để trả lại vẻ đẹp, nét văn hóa xưa của phố Hàng Chiếu có lẽ không thể chỉ bằng một vài biện pháp “làm cho có” mà cần bằng những biện pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn, quyết liệt giải quyết dứt điểm loại hình kinh doanh “cái sự vui chơi” này.

Trần Văn Tuấn

http://nhipsonghanoi.vn/Pho-Hang-Chieu-a53.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #375 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2013, 09:24:41 pm »

Hà Nội, trong một số năm của thời bao cấp, ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được dân gian goi chệch đi là ngày "hiến cam" các nhà giáo. Tôi kể lại chuyện này cho lớp trẻ ở công ty tôi. Chúng ngạc nhiên không hiểu tại sao lại gọi như thế. Và chắc cũng duy nhất chỉ Hà Nội mới có chuyện như vậy. Bây giờ mà bố cháu mang cam đến biếu cô thì chắc chắn là cháu sẽ bị cô mắng là cô có ốm đâu mà mang cam đến biếu cô.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2013, 05:35:39 am gửi bởi lính đường dây » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #376 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2013, 10:32:20 pm »

    Chào mừng ngày nhà giáo Việt nam. Chúng tôi, những bạn học cũ (1964 – 1968) đến chúc mừng người bạn gái, giáo viên trường THCS Thái thịnh, Hà nội.

    Chọn những bông hoa rực rỡ
[/URL

Hai CCB Sư đoàn 5 miền Đông Nam bộ và Sư đoàn 324 Thừa thiên Huế gặp nhau trong ngày vui này. (từ trái qua Nguyễn huy Việt, E174 – Ngô thời Bình)
[URL=http://s1282.photobucket.com/user/doansu5/media/P1015277_zps9e2facee.jpg.html]






    Cùng nâng ly chúc cô giáo bạn chúng tôi nói riêng và các thày cô trên mọi miền đất nước cùng các thày cô trên trang VMH nói chung phát huy bản chất tốt đẹp trong sự nghiệp trồng người và gia đình hạnh phúc.


    Trên đường về Nguyễn huy Việt (thường trực ban LL hội CCB Sư đoàn năm các tỉnh phía Bắc) cùng chúng tôi ghé qua điểm sắp tới, nơi hội ngộ truyền thống (ngày 23/11) của những người lính Sư đoàn 5 số 1 Trấn Vũ, Ba đình.





« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2013, 10:51:58 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #377 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2013, 11:19:57 pm »

 Theo ý tôi đây là tấm hình đẹp nhất .
Rảnh rỗi thêm ngày tháng năm vào tấm hình của bác sư đoàn 5 cho rõ ý nhĩa:

Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #378 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2013, 11:31:29 pm »

    Cám ơn bác Chiensivodanh đã giúp tôi có tiêu đề của ngày có ý nghĩa này.
Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #379 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2013, 09:38:02 am »

    Chùa Trấn Quốc – Hà nội


















   Đông về, bên hồ Tây



    Đền Quán Thánh

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2013, 10:16:07 am gửi bởi sudoan5 » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM