Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:57:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 218512 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #300 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 09:10:08 am »


Lễ khai giảng năm học mới của trường cấp II Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội năm 1972 - 1973 với khẩu hiệu "Năm học kiên cường thắng Mỹ". Ảnh do tác giả Duy Nhân của Thông tấn xã Việt Nam chụp.

Bác thaiminhhung: nhận định của bác cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên em vẫn nhớ có một hầm trú ẩn của một nha trẻ ở phố Thợ Nhuộm quãng Sở Giáo dục bây giờ.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #301 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 10:38:00 am »



 Cái năm học 1972-1973 này của học sinh HN khu vực nội thành có nhiều sự kiện lắm các bác ạ. Grin

 Đâu khoảng 26.4.1972 khi học sinh cấp 1 đang chuẩn bị thi hết cấp, trường lớp và số báo danh đã chuẩn bị sẵn sàng chỉ chờ ngày thi. Đùng một phát, máy bay Mỹ quay lại ném bom MB. Thế là toàn bộ học sinh bị hoãn thi cử hết, thay vì chúi đầu vào ôn luyện để đi thi vượt cấp thì Mỹ cho phép học sinh đi nhặt mảnh pháo cao xạ làm vật kỷ niệm của thời chiến tranh. Sau Sở giáo dục HN cho đỗ vượt cấp hết, chả thấy đứa nào trượt bị học lại lớp 4 năm đó cả. Sang năm học sau, khi lên cấp 2 thì học muộn mất 3 tháng, đâu qua Tết Tây năm 1972 mới vào học năm học mới và cũng học già sang gần hết tháng 6 mới kết thúc năm học, nhiều người lỡ dở do đi sơ tán chưa về phải bỏ năm học đó.

 Chẳng biết các bác xưa đi học thế nào, chứ nhà em đi học gặp nhiều thầy cô giáo khó tính như ma, động tý là hành tỏi bắt mời bố mẹ tới, hơi tý là bị đuổi ra khỏi lớp từ những lý do rất không đâu, thiếu lọ mực, cái thước kẻ cũng bị lôi ra "xỉ vả", làm thủ công mà không có vật liệu cũng bị trù úm. Xin thưa với các bác chuyện thật của nhà em ngày đó. Giờ thủ công yêu cầu nặn cái cối xay bằng đất hay quả na quả hồng, em dân thành phố thì đào đâu ra đất để làm thủ công, phải ra sông Hồng lấy đất sét về nặn chứ, ra đó thì bố mẹ không cho đi, sợ nghịch ngợm bơi sông rồi chết đuối, nhiều đứa trẻ bị rồi, cấu véo xin xỏ bạn bè được cục đất con con thì nặn cái cối xay con con. Thế là ăn 2 3 điểm ngon choét. Sang đan nát, bắt đan nong 1 nong đôi, lấy đâu ra tre mà đan với chả nát, nhà em có "sáng kiến" là lấy bìa giấy cứng cắt ra thay bằng nan tre, cũng đan nát đúng như được dạy, mang tới lớp cô giáo cho luôn 1 2 điểm khỏi cần nghĩ rằng học sinh thành phố như vậy là đã cố gắng rất nhiều rồi, sự sáng tạo để vượt khó ấy cũng đáng trân trọng lắm chứ, mấy đứa đi nhặt lạt buộc rau của người ta vứt đi về đan nát chả ra cái gì thì cho điểm cao. Rồi tiết mục làm khung ảnh Bác Hồ bằng tre (lại tre), bới đâu ra cái của nợ của tiều đó, nhà em lại "sáng kiến" làm bằng gỗ vậy, lấy củi đẽo được 4 thanh rồi buộc vào nhau cho nó thành cái khung ảnh, chém dao cả vào tay sẹo còn tới bây giờ, mang tới lớp cô giáo ném thẳng vào góc lớp rồi cho điểm kém. Ở cái thời ấy thì cấp 1 cứ cộng chung điểm các môn như nhau hết, những môn cơ bản như toán, văn, khoa học thường thức, địa lý, lịch sử cũng bằng điểm thủ công cả, cộng vào chia dáo ra điểm lực học nên nhà em toàn đứng loại trung bình trong lớp. Họ chẳng thông cảm cho hoàn cảnh chiến tranh của học sinh, bố mẹ lo đi làm, con lớn trong nhà thì phải trông em, giặt giũ giúp đỡ gia đình, nấu cơm nấu nước và cả đống những việc phải làm như xếp hàng mua gạo mua mỳ, thực phẩm khác, tối lo học bài, ngoài việc học ra đâu phải là chỉ có chơi. Vì thế nhà em rất "ác cảm" với giáo viên lúc đó, đừng bác nào giận nhà em nhé nếu như các bác may mắn gặp được giáo viên chủ nhiệm tốt thời còn đi học. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #302 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 10:48:37 am »

Sau sơ tán về Hà Nội, cả đám trẻ con ngồi chơi chọc ghẹo nhau vì rất nhiều thằng đi sơ tán mang cả tiếng nhà quê về Hà Nội!  Grin
Rồi rất nhanh thì đâu lại vào đấy.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #303 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 11:06:17 am »

   Học sinh trường Mai Dịch kiếm đâu ra mũ rơm nhiều và đều như thế?. Cho tất cả điểm 10 thắng Mỹ.
Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #304 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 11:25:54 am »

   Học sinh trường Mai Dịch kiếm đâu ra mũ rơm nhiều và đều như thế?. Cho tất cả điểm 10 thắng Mỹ.

Đan mũ này là dễ nhất ,tôi biết tự đan từ nhỏ để đội.Hầu như các tỉnh miền bắc những năm ấy đều phải đội khi đến lớp học ,còn lớp học thì đào âm xuống lomh2 đất nửa chìm nửa nổi .

Có thể trường học trong hình trên , ra ngoại thành mua rơm về đan ,hoặc đặt đan xong mới đem về . cả trường vài trăm cái . một nhóm người đan vài ngày là xong ,còn rơm rạ thì dễ kiếm .

Riêng bác Bình yên khi học cấp 1 thường bị điềm thủ công yếu là phải rồi ,bởi người cao loàng khoằng tay chân chưa khéo léo . Cũng đôi bàn tay ấy biết khéo léo thì " tình yêu "sẽ thăng hoa ....
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #305 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 09:05:07 am »

   Học sinh trường Mai Dịch kiếm đâu ra mũ rơm nhiều và đều như thế?. Cho tất cả điểm 10 thắng Mỹ.

Ngày ấy rất nhiều người bán rong mũ rơm nhất là vào sau vụ gặt. Chúng tôi học cấp 3 Yên Hòa B sơ tán tại thôn Hậu (làng Vòng), Dịch Vọng, bây giờ là khu vực phố Trần Thái Tôn, hay chọn mua mũ rơm ở đây vì bà con thu hoạc lúa nếp là cốm sau đó rơm để đan mũ. Đội mũ làm bằng rơm nếp có mùi thơm rất lâu.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #306 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 10:48:15 am »

Sẵn nói về mũ rơm đội đầu cho thiếu nhi thời chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ tại Miền bắc trước những năm 1972 tôi xin tản mạn vài điều ,hy vong cho lớp trẻ sau này biết đôi chút về nỗi khổ của học sinh thời chiến .

Nói đến mũ rơm (mũ đan bằng rơm-rạ) đội trên đầu cho học sinh nó chỉ có giá trị về mặt tâm lý ,cho người đội cái cảm tưởng an toàn hơn chứ thức ra cái mũ ấy không thể chịu được sức phạt của mảnh bom MỸ khi phát nổ . khi qua bom phát nổ bán kính xung quanh vài chục mét cây cối lớn bị ngã rạp và đứt phăng vì vì sức ép và mảnh bom ,tại chỗ bom rơi tạo thành một cái lỗ tròn sâu 3-4 mét đường kính 5-6 mét rất kinh khủng . Nhà cửa ,quần áo ,chăn màn bị hất tung nằm trên ngọn cây phía xa xa ,còn con người bị xé nát từng miếng ,có trường hợp cái đùi người bị phạt văng xa cả trăm mét nằm trong cầu tiêu vài ngày sau mới phát hiện .

Ở TP Thái nguyên lúc bấy giờ nhiều nơi ,nhiều nhà dân bị trúng bom ,số lượng người dân bị chết cũng khá .hẳn nhiên không nhiều bằng thị xã Bắc GIANG chỉ còn là một đống gạch vụn , sau một loạt bom Mỹ XÁC NGƯỜI CHẾT CẢ TRĂM xếp chật một sân phơi lúa của hợp tác xã .......Học sinh từ cấp 2 trở lên đã khổ vô cùng ,học một buổi ,một buổi phụ với thày cô và phụ huynh đào hầm trú ẩn xung quanh trường , đào giao thông hào từ lớp học ra hầm kèo (chữ A) cái chữ A hoa làm sao thì cái hầm y như vậy nằm sâu dưới đất từ 2 đến 3 mét , 2 bên vách hầm được ken đặc bằng tre tươi và gỗ . Nhiều trường hợp bom nổ sát hầm tốc hết đất chỉ còn tre nhưng người trong hầm vô sự .

Việc học lúc ấy thật gian nan , nhưng không phải thế mà dốt ,chuyện thày cô chấm điểm thật là gắt gao ,không có chuyện chấm du di vì thành tích như bây giờ ,toàn lớp sĩ số 50 em thì chỉ vài vài em giỏi ,vài em khá còn đâu là trung bình và yếu . khác bây giờ cả lớp học toàn học sinh giỏi và tiên tiến không có học sinh yếu và trung bình . Nhiều lúc kiểm tra bài vở của con cái thời bây giờ tôi phải nói thẳng với cháu : "sức học của con được xếp loại tiên tiến bây giờ chỉ bằng sức học của học sinh khá thời cha đi học những năm chiến tranh ." Đứa trẻ nghe xong tâm phục .

Viêc ăn uống thiếu thốn của lúc ấy ,quần áo thì cũ kỹ, nhàu nát cộng với việc học tập và lao động nhiều ,làm học sinh các cấp người nào củng gấy (ốm) chứ không mập mạp ,trắng trẻo như bây giờ ,nhưng được mỗi ý chí và niềm tin là quật cường ai cũng mong mình  mau lớn nhanh để đi bộ đội vào nam đánh giặc . Được đi bộ đội là một vinh dự ,là ước mơ ,là hoài bão của thanh niên . Ai cũng mong mình được cống hiến cho tổ quốc và xã hội , khác xa thanh niên và lớp trẻ bây giờ . Tiến lên Đoàn viên em ước ao bao ngày ...lời bài bài hát nó là động lực thôi thúc phía bên trong mỗi con người ,nó làm con người sống có mục đích và ý nghĩa hơn ,tốt đẹp hơn .khác với thanh niên bây giờ chỉ nhăm nhăm vòi tiền cha mẹ sắm cho con xe đẹp đắt tiền đễ dễ ve gái - để tận hưởng những thú vui trần tục .......còn nói đến việc cống hiến cho xã hội ,cho tổ quốc là một khái niệm xa lạ với đa số thanh niên ngày nay .
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2013, 10:53:39 am gửi bởi chiensivodanh » Logged

quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #307 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 02:54:00 pm »

Những cái mũ rơm thời chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc không chỉ có giá trị về mặt tâm lí mà thực tế ,nó có tác dụng thật sự .Tất nhiên là nó không thể chống được mảnh  bom và sức ép khi vụ nổ xấy ra . Khi máy bay địch tới ,các loại hoả lực của ta thi nhau nhả đạn ,và cái gì sẽ xẩy ra nếu chỉ cần một viên đạn K44 rơi trúng đầu ?đấy là chưa nói đến khi các khẩu pháo 37,57,100 bắn lên sẽ nổ và vô số những mảnh đạn theo lực hút ...lại trở về trái đất với những hình thù kì quái và sắc nhọn ,cái ấy xẩy ra khi bom rơi nơi khác nhưng đạn nổ trên đầu ,và thực sự gây nguy hiểm ,cái mũ cũng chỉ chống được những mảnh cực nhỏ ...còn những mảnh to như cây xúc xĩch các cháu hay ăn thì chỉ có cầu chúa ...thôi .
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #308 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 03:46:57 pm »

Thời kỳ đầu của chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, những năm 64, 65, cơ quan phòng không nhân dân phổ biến dùng các tấm chắn bằng nùn rơm che cửa hầm hoặc đeo trên lưng như tấm khiên để chống lại bom bi của Mỹ, sau đó người ta vặn nùn rơm nhỏ cỡ tay cái và cuốn thành hình cái mũ vành. Loại này nặng nhất là hôm nào trời mưa đi học thì phải biết. Đến giữa năm 1966 chiếc mũ rơm kiểu cải tiến ra đời, người ta dùng 1 cái kẹp như cái rút dép để đan thành mũ. Phải nói rằng chiếc mũ loại này có tính thẩm mỹ, chắc chắn (không hay bị sổ các vòng bện như kiểu cũ), nhẹ hơn còn hiệu quả như thế nào thì chưa ai so sánh      
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #309 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 04:23:39 pm »

Đan mũ rơm chủ yếu bằng rơm nếp, để có đồng phục mũ rơm như trên phải có khuôn thì mới đẹp, còn không thì mỗi ông một kiểu. Mũ rơm chủ yếu để tránh mảnh đạn của pháo phòng không bắn lên trời rồi rơi xuống. Hồi đó ở khu sơ tán chúng tôi còn phải làm "trần rơm", Nùn rơm để đeo ở sau lưng
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2013, 10:19:04 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM