Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:44:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 218883 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #260 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2013, 02:13:43 pm »

PS: Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới bao gồm các hạng mục chính: Công trình Nhà Quốc hội gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi, kích thước mặt bằng 102mx102m, chiều cao công trình khoảng 39m, tổng diện tích sàn 5 tầng nổi khoảng 36.540m2, tổng diện tích sàn 2 tầng hầm khoảng 26.700m2. Đường hầm liên hệ giữa Nhà Quốc hội và trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay, dài khoảng 60m, chiều cao thông thủy 3,85m.

Đường Bắc Sơn được xây dựng thành quảng trường, bảo đảm tổ chức đón tiếp các nguyên thủ quốc gia theo nghi lễ Nhà nước khi tổ chức ở ngoài trời… Bên cạnh việc xây mới, tư liệu về lịch sử Quốc hội, các hiện vật, tư liệu phim và mô hình Hội trường Ba Đình (cũ) sẽ được bố trí trong phòng truyền thống trang trọng Nhà Quốc hội; một phần diện tích của Nhà Quốc hội cũng là nơi trưng bày một số hiện vật khai quật khảo cổ học của Hoàng thành Thăng Long.


Có lẽ vì được nhìn nhiều công trình xây dựng theo lối Pháp cổ ở HN, nên công trình hiện đại này, tôi thấy lạ lạ, hay hay. Grin

Nhưng dường như các nhà thiết kế gặp khó, khi ý nghĩa công trình đòi hỏi hoành tráng mà thực địa có hạn. Vì liền kề với khu di tích Hoàng Thành. Hoặc phải hạn chế độ cao cho phù hợp chung với khu vực. Đặc biệt tôi chưa rõ vì sao lại phải có Đường hầm liên hệ giữa Nhà Quốc hội và trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay, dài khoảng 60m, chiều cao thông thủy 3,85m. Huh
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #261 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2013, 04:51:43 pm »

Có lẽ vì được nhìn nhiều công trình xây dựng theo lối Pháp cổ ở HN, nên công trình hiện đại này, tôi thấy lạ lạ, hay hay. Grin

Nhưng dường như các nhà thiết kế gặp khó, khi ý nghĩa công trình đòi hỏi hoành tráng mà thực địa có hạn. Vì liền kề với khu di tích Hoàng Thành. Hoặc phải hạn chế độ cao cho phù hợp chung với khu vực. Đặc biệt tôi chưa rõ vì sao lại phải có Đường hầm liên hệ giữa Nhà Quốc hội và trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay, dài khoảng 60m, chiều cao thông thủy 3,85m. Huh

 Sao lại thấy lạ lạ, hay hay bác nhỉ? Sẽ giống hình cái bánh chưng và những nút lạt buộc, phía trên có khoanh giò lụa. Grin

 Đường hầm đó dùng để thoát hiểm đề phòng khi có hỏa hoạn. Grin Grin Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #262 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2013, 08:37:08 pm »

Hầy, đ/c tuanb5 thân mến, đơn giản như đan rổ. Đường hầm nối khu phụ trợ của QH với khu chính. Nghĩa là các bác bộ NG vẫn chưa đủ tuổi ngồi đó, cần dọn đi chỗ khác chơi cho QH làm việc. QH sẽ sử dụng khu Bộ NG bây giờ làm khu phụ trợ.

Đó là phương án giữ được di sản kiến trúc cũ có giá trị là tòa nhà Sở TC Đông Dương cũ, không gây ách tắc giao thông trên mặt đất, đồng thời đảm bảo được giao thông chức năng giữa các khối chính-phụ của toàn bộ công trình. Ngoài ra ở vị trí sân Bộ NG còn có bãi đỗ xe ngầm phục vụ các hoạt động của QH có sức chứa đến 600 xe. Vậy nên có đường hầm là đúng rồi, đường hầm đó có cả đường xe chạy và đường đi bộ. Đương nhiên đường hầm này sẽ có cả chức năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

Chứ không phải đường hầm để các bố cháu chui xuống làm đại đội trưởng đại đội 52 đâu nhé.

Bác tuanb5 có thể tham khảo ở đây và nhiều nguồn khác nữa.
http://niemtin.free.fr/nhaquochoi.htm
http://www.nhandan.com.vn/hanoi/de-thu-do-ta/item/20769702-b%E1%BA%A3o-t%E1%BB%93n,-ph%C3%A1t-huy-gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B-khu-di-s%E1%BA%A3n-ho%C3%A0ng-th%C3%A0nh-th%C4%83ng-long.html

Một phương án ban đầu :





Phương án chọn và nhiều chỉnh sửa dẫn đến tiến độ xây dựng cũng bị chậm theo :




Tuy nhiên dù phương án nào thì đường Độc Lập, tức đường trước mặt Nhà Quốc hội vẫn nhỏ, không thể mở rộng. Đó là cái khó của địa thế vì đã quá chật. Hình chứ nhật ban đầu phải co lại thành hình vuông vì còn đảm bảo diện tích khu bảo tồn di sản Hoàng Thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu.

Cách đây 67 năm, chưa có nhà QH riêng, QH khóa 1 của nước VNDC Cộng hòa đã họp tại Nhà hát Lớn. Hai ảnh dưới là phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất QH khóa 1 ngày 2/3/1946.




Ảnh dưới : Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp cùng các đại biểu Quốc hội Việt nam khóa 1 trước cửa chính Nhà hát Lớn Hà Nội.


Sau năm 1954, Trung Quốc có thỏa thuận giúp ta xây dựng Nhà QH theo kiểu Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nhưng có "yêu cầu" chỉ theo họ mà không quan hệ với LX. Họ đã cử chuyên gia sang cùng cán bộ phía ta khảo sát địa hình, địa chất. Nhưng rốt cuộc "thỏa thuận ép" đó bị vỡ, Hội trường Ba Đình do ta tự TK và XD, là tác phẩm của 2 KTS lão làng Nguyễn Cao Luyện và Trần Hữu Tiềm. Bây giờ thì nó trở thành di tích trong tư liệu ảnh, nhường chỗ cho Nhà QH mới hiện đại sẽ hoàn thành trong năm 2014. Cố gắng phấn đấu thành công dân ngoan nghe các bác, sẽ được ủy ban phường cho vào danh sách đề nghị cấp trên cho đi tham quan khi công trình hoàn thành, hi hi  Grin.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2013, 11:33:09 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #263 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2013, 11:23:05 pm »

Hầy, đ/c tuanb5 thân mến, đơn giản như đan rổ. Đường hầm nối khu phụ trợ của QH với khu chính. Nghĩa là các bác bộ NG vẫn chưa đủ tuổi ngồi đó, cần dọn đi chỗ khác chơi cho QH làm việc. QH sẽ sử dụng khu Bộ NG bây giờ làm khu phụ trợ.

Đó là phương án giữ được di sản kiến trúc cũ có giá trị là tòa nhà Sở TC Đông Dương cũ, không gây ách tắc giao thông trên mặt đất, đồng thời đảm bảo được giao thông chức năng giữa các khối chính-phụ của toàn bộ công trình. Ngoài ra ở vị trí sân Bộ NG còn có bãi đỗ xe ngầm phục vụ các hoạt động của QH có sức chứa đến 600 xe. Vậy nên có đường hầm là đúng rồi, đường hầm đó có cả đường xe chạy và đường đi bộ.


Ối trời, “Nghĩa là các bác bộ NG vẫn chưa đủ tuổi ngồi đó, cần dọn đi chỗ khác chơi cho QH làm việc. QH sẽ sử dụng khu Bộ NG bây giờ làm khu phụ trợ”. Thông tin này, giờ tôi mới biết. Vậy ra cái khó ló cái khôn, làm đường hầm là phải rùi. OK. Grin

Nhưng tôi vẫn thấy băn khoăn thế nào ấy. Xây mới 1 tòa nhà QH khang trang, hiện đại, mà quảng trường lại chật hẹp (Khi đất nước có sự kiện lớn, mít tinh đông đảo, tập trung nhiều chục ngàn người ấy chứ). Vả lại, kiến trúc khu nhà khó có thể gọi là hoàn hảo, khi mà khu phụ trợ của nó cách 60m. Mặc dù "đường hầm đó có cả đường xe chạy và đường đi bộ" Grin.




Quang cảnh lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #264 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2013, 11:50:09 pm »

Đ/c tuanb5 nhiều lý sự quá, đi có 60 m mà không đi nổi sao phục vụ nhân dân đây, chưa kể họp về bụng thon lại và chân dài ra lại được cử tri khen ấy chứ. Đó cũng là lý do nhiều nhà chuyên môn muốn đưa Nhà QH ra khu vực khác rộng rãi hơn như khu đô thị Tây Hồ Tây chẳng hạn, hoặc lên hẳn Ba Vì gần Đức Thánh Tản Viên. Nhưng mà để tiết kiệm thì nên áp dụng QH điện tử. Các đại biểu ngồi ở khu vực tỉnh nhà, hay vùng miền mà thảo luận biểu quyết qua networking là hay nhất, nhỡ bọn điên rồ nó muốn khủng bố cũng không được. Nói cho cùng diện tích chật quá lại vướng hết di tích nọ đến di tích kia thì sao mà thỏa mãn được hết mọi người hả đ/c tuanb5.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #265 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2013, 01:44:16 pm »

Là người ngoại đạo xây dựng, bình loạn chút vậy thôi. Chứ cái gì tồn tại, đều có lý của nó. Grin

Mời các bác xem phố Hà Nội thời Pháp tạm chiếm. Năm 1952.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #266 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2013, 01:49:56 pm »

Mấy bác hay nhậu thì bảo giống bếp ga trên đặt cái nồi lẩu hoặc chảo cơm rang. Cũng có lý. Nhưng mà hiện đại lắm đấy.
Phố trên hình có vẻ là Hàng Ngang đoạn Ngõ Trạm thì phải.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #267 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2013, 02:08:04 pm »


Đúng Hàng Ngang rồi. Hồi này cột điện Bê tông cốt thép dần thay thế cột sắt.

Nghe các cụ kể lại, bọn lái xe nhà binh này phóng xe trong Thành phố kinh lắm. Nhất là những lái xe Tây say rượu, tai nạn thường xuyên xảy ra...
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
lebinhhnvn
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #268 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2013, 04:28:11 pm »

Theo em thì tính theo chiều đi vào của bộ đội: Đây là ngã ba Trần Quốc Toản với phố Huế, Trần Quốc Toản bên tay trái
Logged
lebinhhnvn
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #269 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2013, 04:30:21 pm »

Ngã ba Trần Quốc Toản-Phố Huế, TRần Quốc Toản bên trái của đoàn bộ đội
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM