Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:51:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 218513 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #120 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 11:35:48 pm »

2. Nhà hát Nhớn. KTS François Lagisquet. 1911.




Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #121 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 12:29:33 pm »

Hì hì, thì cũng phải dẫn chúng nó ra cho báo chí nó chụp ảnh, cho thông tấn nó lăng xê, cho báo hình nó xoèn xoẹt; vợ con nó bên kia thấy còn sống mới gây sức ép cho ta chớ anh. Cứ như mấy bác Irac hò hét bắn rơi, bắn cháy,.... mà chả thấy người đâu thì tèo.

Mờ dạo này chả thấy bác tham gia mấy cái ùng uỳnh cho em theo với, chỉ thấy hoa với tê lê, chà, ác, khoản đó em chả theo được,  Grin

Quang cận : Sống, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của Hồ Chủ Tịch nhé. Lệnh Bác ra rồi, cấm cãi ! Grin
Cái đoạn xanh xanh ấy là chú trêu anh rồi ! Anh phải theo chú trong truyện ùng uỳnh mới đúng. Còn cái hoa hoét ảnh ọt chẳng qua chú đang còn bận tí nhau, chứ rảnh rỗi thì có gì mà chả theo được mới lại theo được.

Các bác ,  thời Mỹ ném bom miền Bắc, em còn nhớ bài hát của phi công Mỹ sáng tác, dựa theo bài ca dân gian về chàng cowboy lang thang bài " Can I sleep in your barn tonight Mister ? " hay còn gọi là " Red River Valley " với lời chế  em nhớ lõm bõm :
" Chiều hôm ấy tôi lái chiếc F 4 H bay ra Bắc Việt
....
Từ trên cao tôi lao đao rơi xuống sông Hồng
Bị dân quân và du kích bắt lấy ngay
Chiếc xe trâu đưa tôi về nơi Phố Lu
Tại Hilton được ăn no và tắm mát suốt hai ngày..."
....
 Em nhớ có thế.  Còn đây là bài hát về chàng cowboy
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=qM4k0GxF-h4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=qM4k0GxF-h4</a>
Hình ảnh phi công Mỹ trên chiếc xe trâu thực là điển hình trong cuộc chiến tranh chống phá hoại của không quân Mỹ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #122 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 12:47:52 pm »

Nếu nói chuyện gây sức ép thì đây, gây sức ép luôn trong lễ Thanksgiving năm 1970 :
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #123 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 12:55:58 pm »

Còn đây là Nô-en 1970 tại Hà Nội của tù binh phi công Mỹ trong Hilton Hanoi:


Năm trước còn có cả gà tây để động dao thớt, bọn này sướng thật, bị bắt làm tù binh nghĩa là còn có cơ hội về nhà:


Đây là người cầm dao trong ảnh trên - 1st Lt. Loren H. Torkelson (F-4C Phantom II, số đuôi 64-0670, đơn vị   
389th TFS/366th TFW, Danang AB, RVN.) :


Ông này được trao trả năm 1973, về nước chết năm 1995. Bị bắn rơi chiều 29/4/1997, phía ta tính cho AHLLVT KQNDVN Nguyễn Văn Bảy (A), Mỹ cho rằng dính đạn cao xạ đồng thời cũng bị Mig-17 tấn công. Ông này là số 1 trong kíp bay (pilot), số 2 ngồi sau chết và được Việt Nam trao trả hài cốt cho Mỹ ngày 20/12/1990.

Người giữ con gà :


Ông này - Joe Crecca (F-4C Phantom II, số đuôi 64-0755, đơn vị 366th TFW, 480th TFS, Danang AB, RVN). Bị tên lửa PK bắn rơi ngày 22/11/1966, trao trả cho phía Mỹ năm 1973. Đây là số 2 trong kíp bay. Số 1 chết do mảnh tên lửa được phía ta tìm thấy và trao trả hài cốt ngày 22/11/1986.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2013, 01:41:34 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #124 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 01:59:12 pm »

Bưu điện Lê Thạch xưa:


nay:




hai tòa bưu điện xưa:


tòa chính giữa:


nay tân cổ giao duyên:


nội thất bên trong tòa Lê Thạch năm 1920, chú ý trên trần là các loại quạt cổ kiểu Marelli :
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2013, 02:27:12 pm gửi bởi qtdc » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #125 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 02:37:41 pm »

    Những phố phường Hà nội được mang tên những danh tướng xưa nay trên biển phố đã có thêm thông tin, nhưng không phải phố nào cũng có






« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2013, 03:42:38 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #126 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 02:38:55 pm »

 Chúa đã ban phước lành cho tên giặc lái Mỹ này khi y bị bắt làm tù binh và được nuôi nhốt trao trả đúng cách thức quốc tế .

Riêng quê tôi Thái nguyên những năm 1967 thì lại có trường hợp như thế này .

Những năm ấy Trung Quốc đưa nhiều sư đoàn pháo cao xạ sang Việt nam giúp đánh trả cuộc tấn công phá hoại lần thứ nhất của Mỹ Ở miền bắc .
Khi máy bay F4-H (phantom) tức là : Hồn ma -của Mỹ bổ nhào từ trên cao xuống để hất 2 quả bom xuống mục tiêu thì pháo thủ của pháo binh Trung quốc nhất loạt chui xuống hầm tránh ,khi bom rơi và phát nổ rồi ,cách anh mới leo lên mâm pháo bắn vuốt đuôi hy vọng viên đạn sẽ trúng đích ,bởi viên đạn đã có tư tưởng Mao chủ sỉ dẫn đường .

Một ngày nọ có một máy bay Mỹ cháy ,2 tên phi công nhảy dù xuống khu vực xã đồng bẩm - huyện đồng Hỷ - tp Thái nguyên . Việc ai bắn cháy máy bay từ đâu sau đó máy bay cố lết về đây rơi ,hay là máy bay hết xăng không bay được nữa chưa ai biết . Nhưng chuyện tranh công là tất phải có ,hẳn nhiên công này là của các chiến binh Trung hoa anh hùng rồi .

Khốn khổ thay cho 2 tên phi công ,khi dù vừa tiếp đất thì đã bị dân quân du kích đia phương bắt trói , trong thời gian chờ xe cấp trên về chở tù binh đi ,một số đông người dân đã quá bức xúc ,họ dùng đòn gánh,cành cây và lưỡi liềm phang mỗi người một cái cho giặc lái Mỹ kỳ chết . lúc ấy đã có du kích gác rồi nhưng du kích là người trong xóm cấm dám can quyết liệt ,chỉ can ngăn yếu ớt lấy lệ ,đại khái như :  thôi mà .....thôi mà . Ta có thể liên tưởng đến cảnh người dân của cả xã hiện nay vây và đánh những tên trộm chó vậy .GIÁ lúc ấy có bà mẹ người Mỹ nhìn thấy cảnh này sẽ rú lên "ô- mai -ghốt" ôi trời ơi ! đừng có ghiết con tôi .

Chuyện này chả trách dân được ,dân Thái nguyên thì người kinh lẫn người dân tộc ở lẫn lộn ,tính khí thì hung dữ như dân quảng ninh vậy .( chuyện tính khí này ai là bộ đội lâu năm ở môi trường chiến đấu mới rõ .) .

Năm ấy tôi nhỏ quá chỉ đứng xem thôi mà sợ . Cả nửa buổi sau mới thấy xe ca của cấp trên tới  .

Vậy tên giặc lái MỸ này bị cùm chân , cho ăn như vậy là phước đức lắm rồi . chịu khó ngồi tù vài năm ,sau đó chính phủ Mỹ rước về phong anh hùng ,vì không khai báo gì làm lộ và có hại cho âm mưu và kế hoạch chống phá miền bắc VN.

Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #127 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 02:48:22 pm »

Cám ơn bác sudoan5, vậy cũng là tiến bộ rồi, mà cũng tốn khối tiền chứ chả chơi.
Bác chiensivodanh: đấy là em trai của lão Mắc-Kên, ngồi ở Los Angeles nhân ngày lễ Tạ Ơn của dân phương Tây, nhằm áp lực chính quyền Mỹ thương lượng đưa anh trai lão ta về nhà, không phải ảnh chụp trong trại giam của ta ở Hà Nội đâu. Bác xem ảnh phi công tù binh Mỹ trong trại giam sướng lắm - toàn VIP thôi.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #128 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 03:02:42 pm »

3. Phủ Chủ tịch (Phủ Toàn quyền Đông Dương xưa)

























Mặt bằng tổng thể Vườn Bách Thảo
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2013, 03:16:36 pm gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #129 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2013, 03:23:04 pm »

Có lý: chỉ trong sân 17 Lý Nam Đế mới nhiều cây cổ đến thế.

Quay về với kiến trúc Pháp thời thuộc địa, qua hồ sơ lưu trữ:
1. Bưu điện ban đầu hay vẫn gọi là bưu điện Lê Thạch. KTS Adolphe Bussy, ông này cũng là tác giả thiết kế Chợ Đồng Xuân và Khu Đấu Xảo (đã bị máy bay Mỹ phá hủy trong Thế chiến 2) :
 



@QTDC: Từ khi trụ sở cơ quan mình bên 10 Lê Lai bị thôn tín bởi UBNDTP từ 2008, cũng vào dịp Bưu chính và Viễn thông tách ra ở riêng nên cơ quan mình có cơ may thuê gần hết mặt Lê Thạch và cả khối nhà góc Đinh Tiên Hoàng và Lê Thạch để làm các phòng giao dịch. 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM