Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:19:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 218509 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #110 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 05:56:58 pm »

    Khi chiến tranh phá hoại miền bắc, hầu hết các trường học phải đi sơ tán, một số bệnh viện cũng đi sơ tán. Khi đó ở quận Hoàn Kiếm chỉ có một số bệnh viện của TƯ, và Hà Nội. Ở Quận Hoàn Kiếm thì có Việt Đức, và Việt Nam Cu Ba khi đó ở phố Trần Hưng Đạo ( nay là viện Tim). Hồi đó mọi người có câu :" Vào Cu Ba, ra Vạn Kiếp ( nếu chết thì nhà xác nằm ở ngõ Vạn Kiếp ngay bên cạnh bệnh viện). Còn 37 Hai Bà Trưng khi ấy là trường học.
Nhìn bức ảnh thì đây có thể là Bệnh viện Việt Đức hoặc bện viện Mai Hương . Bệnh viện Thanh nhàn mới được xây trong những năm 80 của Thế kỷ trước. Còn Bệnh viện Ba Đình thì ở phố Ông Ích Khiêm - Sơn Tây ( nay là trụ sở của Sở Y tế HN)
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #111 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 07:44:48 pm »

Đây là Bệnh viện Hữu nghị Việt nam Cu ba ở 37 Hai bà Trưng, Hà Nội.

Trong chiến tranh, gần nhà tôi (40 Lý thường Kiệt) có Hai địa điểm bị dính bom:
1 - Khoảng Năm 1967 là Bệnh viện Việt nam Cu ba. Ngày đó có thể tên là BV Hoàn Kiếm...tôi không nhớ chính xác.
2- Năm 1972 là Đại sứ quán Pháp.

Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #112 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 07:53:25 pm »

   Tòa lãnh sự của Hoa Kỳ nằm trên phố Hai Bà Trưng, đây là phần bất động sản của USA, cho đến bây giờ vẫn bỏ không giá có thể lên đến 1tỷ DVN/1m2  . Nếu của VN thì chỗ này đã được, bán hoặc liên doanh để xây cao ốc làm văn phòng cho thuê rồi.

 Công nhận bác thaiminhhung@ nói chuẩn. Xưa nay em vẫn nghe nói: Đại sứ quán Mỹ cũ trong thời Pháp thuộc ở phố Hai Bà Trưng HN.

 Nhưng có điều này, có thể các bác nhầm hay người kể lại cho BY em nhầm lẫn. Xưa Đại sứ quán Mỹ ở HN chứ không phải Lãnh sự quán, sau năm 1954 Mỹ rút đại sứ vào SG như chúng ta đã biết. Trên nguyên tắc, các nước có quan hệ ngoại giao với nhau thì sẽ đặt Đại sứ quán tại Thủ đô, dưới cấp đại sứ thì có lãnh sự quán nằm ở các thành phố khác, đại sứ quán thì chỉ có 1 còn lãnh sự quán thì có thể có nhiều, tùy ở nước muốn đặt lãnh sự của họ cho tiện việc ngoại giao. Tòa đại sứ hay lãnh sự quán được coi là lãnh thổ riêng của họ trên đất của mình, ngay cái xe biển ngoại giao họ đang đi cũng là "lãnh thổ" của họ đang di động trên đường. Chuyện ngoại giao thì lằng nhằng lắm.

 Nhưng bất động sản đó sẽ không thuộc quyền sở hữu của họ, tùy thuộc vào hợp đồng mua bán hay thuê từ thời chế độ cũ trước, có thời hạn rõ ràng. Vì thế đại sứ quán Mỹ ở HN bỏ hoang một thời gian dài mà ta không được phép động tới kể cả lúc ta đang đánh nhau với Mỹ là vì vậy. Họ đã mua hoặc thuê có thời hạn và thời gian đó là thuộc quyền sử dụng của họ, ta không có quyền xâm phạm mặc dù họ không dùng tới, hôm nay giá đất khu đó có 100 tỷ VND/m2 thì cũng đành đứng nhìn mà nuốt nước bọt thôi, không động vào được đâu nếu họ còn thời hạn thuê hoặc mua có thời hạn. Song, nếu ta nói đó là tài sản và thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của họ thì không phải, khi họ bỏ không dùng tới lúc 2 nước xảy ra chiến tranh thì nay họ chỉ có quyền thu hồi lại chứ không có quyền đòi, ta có cướp của họ đâu mà đòi? Ở vài nước XHCN cũ, nhà nước ta phải thuê đất của họ có thời hạn rồi tự xây dựng Đại sứ quán của mình, tự đưa công nhân VN sang xây dựng lấy không cần thuê công nhân bản xứ, có nơi ta phải thuê nhà dân để làm đại sứ hay lãnh sự hoặc cơ quan thương mại của mình.

Thời gian từ khi tiếp quản Thủ đô cho tới khi VN và Mỹ bình thường hóa quan hệ (1993) thì tòa nhà này là trụ sở của cơ quan đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN rồi của Chính phủ CM lâm thời miền Nam Việt Nam sau cùng là trụ sở của Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #113 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 07:59:41 pm »

Theo tài liệu của Mỹ thì phi công hải quân William Morgan Hardman bị bắn rơi ngày 21 tháng 8 năm 1967. Đó là ngày Mỹ tập trung F-105 và F-4 của Không lực đánh ga Yên Viên và bị cao xạ bắn rơi 2 F-105.

Máy bay của Hardman là A-6A số đuôi 152638, thuộc VA-196 đóng trên USS Constellation. Cùng ngày đó còn 2 chiếc A-6A nữa bị PKKQ TQ bắn rơi số đuôi 152627 và 152625, VA-196, USN, USS Constellation, là các phi công Lt. Dain Scott (KIA), Lt. Forrest Trembley (KIA), Lt Cdr Jimmy Buckley (KIA), Lt. Robert Flynn (POW). Riêng thằng POW được TQ trao trả tại Hồng Kông ngày 15/2/1973. Như vậy chưa biết Hardman cùng các đồng đội của ông ta thuộc VA-196 bắn phá mục tiêu nào trong ngày 21/8/1967.

Vừa tìm ra là Flynn đánh đường sắt Duc Noi (Dục Nội, Đông Anh), đánh xong bay lạc sang TQ và bị Mig-19 TQ hạ.

Trích từ đây: "Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba được quyết định thành lập ngày 18/6/1969 trên cơ sở sát nhập bệnh viện Bích Câu (92 Trần Hưng Đạo), phòng khám tai mũi họng Trần Quốc Toản và khoa răng phố Hàng Bông. Cơ sở lúc ban đầu gồm khu bệnh viện 92 Trần Hưng Đạo (cơ sở cũ của bệnh viện tư nhân Đặng Vũ Lạc) và khu 37 Hai Bà Trưng (một phần của tu viện Saint Marie), lúc đầu là bệnh viện đa khoa lớn nhất thủ đô với 450 giường bệnh. Những năm đầu từ 1970 – 1973 BV được nhiều đoàn chuyên gia Cu Ba sang giúp đỡ phát triển chuyên môn cho các chuyên khoa."



Ảnh nhìn rõ mặt của phi công đang bị 2 chiến sĩ ta dẫn giải cho đi chân đất đây:


Ông này tên James Lindberg Hughes (1927-2011). Lái F-105 62-4401, đơn vị 469 TFS, 388 TFW, Korat. Bị tên lửa PK ta bắn rơi ngày 5 tháng 5 năm 1967.

Còn đây là William Morgan Hardman (1933-2008):






Đây chắc chắn là bệnh viện vì trên bàn trước mặt tù binh phi công Mỹ thấy mấy chiếc nồi nấu nước khử trùng thiết bị y tế. Có thể chính là bệnh viện Việt Nam - Cuba sau này.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2013, 08:47:48 pm gửi bởi qtdc » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #114 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 09:22:18 pm »

    Đúng đấy các bác ạ, bọn phi công này khi dẫn giải cứ cho chúng nó đi chân đất là an toàn nhất, đi còn chẳng được huống hồ chạy Grin
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #115 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 09:33:50 pm »

Nói chung ông nào qua lao tù cũng đều "tiến bộ" cả, ảnh trên tạp chí LIFE ngày 20 tháng 10 năm 1967. Trên xe trâu ra xe ô tô về Hà Nội nhập KS Hilton :






Ai mà biết cái tay Charles Graham Boyd (sinh năm 1938) ngồi trên xe trâu kéo năm 1966 (F-105D Thunderchief   62-4409   421 TFS, 388TFW, Korat. Bị bắn rơi 22 tháng 4 năm 1966) tốt số thế. Còn sống sót và sau này về Mỹ về hưu với quân hàm tướng 4 sao Không lực Mỹ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #116 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 09:50:07 pm »

Tạp chí LIFE 20 tháng 10 năm 1967. Douglas Hepdahl - tù binh duy nhất từ USS Canberra. Theo các bác đây là sân 17 Lý Nam Đế hay sân Hỏa Lò ?
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #117 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 10:38:14 pm »

    Tôi thì lại nhìn nó giông giống KS Hilton ở nhà máy điện Yên phụ Grin
Logged

Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #118 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 10:43:42 pm »

Tạp chí LIFE 20 tháng 10 năm 1967. Douglas Hepdahl - tù binh duy nhất từ USS Canberra. Theo các bác đây là sân 17 Lý Nam Đế hay sân Hỏa Lò ?


 Đây là sân 17 Lý nam Đế Xưa và nay là xưởng phim quân đội . Xế bên kia đường là ngõ số 8 tập thể quân đội ngày trước ở trong cùng sát với tường thành còn có mấy gian nhà hầm nổi giam phi công Mỹ nữa đấy các cụ ạ
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #119 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 11:16:51 pm »

Có lý: chỉ trong sân 17 Lý Nam Đế mới nhiều cây cổ đến thế.

Quay về với kiến trúc Pháp thời thuộc địa, qua hồ sơ lưu trữ:
1. Bưu điện ban đầu hay vẫn gọi là bưu điện Lê Thạch. KTS Adolphe Bussy, ông này cũng là tác giả thiết kế Chợ Đồng Xuân và Khu Đấu Xảo (đã bị máy bay Mỹ phá hủy trong Thế chiến 2) :
 

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM