Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:55:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dọc ngang đất nước  (Đọc 18257 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« vào lúc: 22 Tháng Chín, 2013, 05:22:08 pm »

NAM DU KÝ  SỰ
( Tản mạn trong chuyến lãng du về phươngNam )


Vào đầu những năm 2000, cơ quan tôi có tổ chức hàng năm chuyến đi xuyên Việt cho cán bộ CNV của cơ quan để tham quan và giao lưu với các Chi nhánh ở phía Nam. Chuyến tháng 7/2005 là chuyến thứ tư gồm 16 người và đi bằng 2 xe (một xe 16 chỗ và một xe 5 chỗ) do 1 phó giám đốc là trưởng đoàn. Khác với các chuyến đi trước đi và về đều đi bằng đường 1, lần này tôi được ông phó giám đốc cử làm đoàn phó lo việc vạch lộ trình cho cả đoàn. Thời kỳ này tuyến đường HM đã thông xe từ Cẩm Thủy (Thanh Hóa) cho đến tận Tây Nguyên, tôi đã đề xuất đi vào bằng đường HCM để vào đất Tây Nguyên sau rồi lên Đà Lạt tiếp đến về TP HCM và đi các tỉnh miền Tây. Phương án được duyệt và cả đoàn rất nhất trí với chuyến đi này nhất là 2 cậu lái xe chưa được đến với mảnh đất Tây Nguyên bằng con đường Trường Sơn huyền thoại. Tôi có ghi chép sơ lược chuyến đi này và giới thiệu với các bạn. Và cũng không ngờ rằng chuyến đi này lại là chuyến đi cuối cùng của cơ quan tôi.

Tôi cũng lại nhớ tới Lê Tấn Hổ, người đồng đội với tôi tại Thành Cổ QT 1972, anh đã tư vấn cho chúng tôi rất nhiều trong chuyến đi này, chính anh đã một mình cưỡi xe Honda 250cc đi trước chúng tôi một ngày và liên tục điện thoại báo cho chúng những điểm dừng chân, nơi ăn nghỉ phù hợp cho cả đoàn trên toàn tuyến đường của Tây Nguyên. Lúc đó anh là 4//, trưởng phòng quân báo QK5. Viết những dòng này tôi lại nhớ tới 1 người trinh sát dũng cảm, một người bạn chân tình nhưng đã không vượt qua được cơn bạo bệnh và đã ra đi một ngày tháng 7/2010.
 [/color]

Thứ hai 11/7/2005 (Ngày thứ nhất)

5h00, đoàn làm lễ xuất phát trước tượng Lý Thái Tổ.

5h10, lên đường, trời nhiều mây báo hiệu một ngày dịu nắng.

Quốc lộ 1 tốt, đoạn từ Pháp Vân đến Cầu Giẽ xe đi được 70-80km/h. Từ Cầu Giẽ xe phải giảm tốc độ do các khu dân cư san sát nhau, thậm chí có những lúc đi như rùa bò vì sợ bắn tốc độ.

6h20, tới Phủ Lý (+ 61 km), ngỉ ăn sáng với món bánh cuốn chả nướng ngon và lạ.

7h20, đến Ninh Bình (+ 35 km = 96 km).

Theo như dự định ban đầu: đến Bỉm Sơn sẽ rẽ sang đường đi Kim Tân – Phố Cát để lên đường HCM ở Cẩm Thủy và sẽ nghỉ đêm tại Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) nhưng đường vòng quá xa nên đoàn theo QL 1 vào Quảng Bình.

11h30, nghỉ ăn trưa tại Vinh (+ 207 km = 303 km) .

15h20, qua hầm Đèo Ngang.


Cửa phia Bắc hầm Đèo Ngang

14h40, đến Đồng Hới, Quảng Bình (+ 212 km = 510 km).

Ngày đầu tiên đi được 510km qua địa phận 7 tỉnh với 4 thị xã và 2 thành phố.

Thứ ba 12/7/2005 (Ngày thứ hai)

Nghỉ một ngày tại Đồng Hới để đi thăm động Phong Nha (+ 48km) theo đường HCM cánh Đông.

Trước đó, vào tháng 5/2001 đoàn Cựu SV-CS Thành Cổ QT của ĐHXD trong dịp về thăm chiến trường cũ, khi quay ra có ghé thăm công trường làm đường HCM nơi Hiền phệ (c17/e95/f325) đang phụ trách thi công đoạn từ Cộn (Đồng Hới) tới Phong Nha.

Đây là lần thứ hai tới Phong Nha. Ở đây đông khách du lịch nhưng việc đi lại của khách rất thuận tiện do có tổ chức quy củ, không có hiện tượng chèo kéo bắt chẹt khách như ở chùa Hương và 1 số điểm du lịch khác. Dòng sông trong vắt, không khí trong lành mát mẻ, tâm hồn thư thái, phong cảnh hữu tình gắn liền với môi trường sạch đẹp của khu di tích khiến cho du khách đã một lần đến đây sẽ sẵn sàng quay trở lại lần sau.  
Bến thuyền vào động chính là bến phà Xuân Sơn cũ thời chiến tranh trên dòng sông Son, nay vẫn còn dấu tích, bên kia sông là đài tưởng niệm những con người đã chiến đấu và hy sinh trên bến phà này. Xa xa về phía hạ lưu, cầu Xuân Sơn trên trục đường HCM cánh Đông như 1 sợi chỉ nối 2 bờ sông Son.

Động Phong Nha và dòng sông ngầm.


Đứng trên của động Thiên Cung ngắm phong cảnh nơi ngã ba sông Son gặp sông ngầm chảy ra từ động Phong Nha thật là tráng lệ, rất nhiều hố bom còn sót lại sau hơn 30 năm chiến tranh như muốn nói với chúng ta rằng: cái giá của sự thanh bình hôm nay không có gì có thể đong đếm được.

Động nước Phong Nha nơi có con sông ngầm chảy qua đã được thế giới công nhận là 1 trong những hang động có con sông ngầm đẹp nhất thế giới, có thể so sánh với những hang động nổi tiếng của Tây ban Nha.
Phương án đi lên đường HCM cánh Tây phải bỏ vì tỉnh lộ só 10 nối cánh Đông với cánh Tây quá xấu.
Trời mưa nhẹ, rất lo cho ngày mai vào đường HCM đoạn từ Đakrông sẽ có thể bị sạt lở.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2013, 01:55:47 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2013, 06:00:41 pm »

NAM DU KÝ  SỰ
( Tản mạn trong chuyến lãng du về phươngNam )

Thứ tư 13/7/2005 (Ngày thứ ba)

5h40, khởi hành lên đường HCM cánh Đông. Đường tốt, vắng xe cộ, tầm nhìn rộng. Chạy song song là đường dây 500 KV và những hàng cột của đường dây thứ hai đang được hình thành.

7h00, vào thắp hương tại NTLS Trường Sơn (+ 85 km = 691 km).

NTLS Trường Sơn nằm ngay bên cạnh cầu treo dây văng Bến Tắt qua thượng nguồn sông Bến Hải, trên trục đường 15 cũ. Hiện tại cầu Bến Tắt bê-ton cốt thép trên đường HCM nằm lui phía trên mấy trăm mét. Cầu treo Bến Tắt trở thành di tích lịch sử, cuối năm 2005 một trận lũ quét đã phá tan cây cầu này. Đầu tháng 9/2006 nhóm CCB của ĐHXD đã cùng giúp đỡ Ban quản lý di tích danh thắng Quảng Trị phương án khôi phục lại di tích cầu treo Bến Tắt.


Những gì còn lại của cầu treo Bến Tắt sau trận lũ tháng 10/2005


Cầu cứng Bến Tắt trên đường HCM

Trục đường Đông HCM trên cung đường này (Quảng Bình - Cam Lộ) chính là trục đường 15 cũ được nâng cấp mở rộng. Nhiều đoạn quanh co leo dốc trước đây nay đã được nắn thẳng. Có đoạn đường mới chạy song song với đường xe lửa và vết tích đường 15 cũ.

7h50, gặp đường 9 tại Cam Lộ (+ 19 km = 710 km). Đường 9 đã sủa xong cho tới Đakrông.

8h30, qua cầu treo Đakrông (+ 37 km = 747 km) để vào đường HCM.


Cầu Đakrông từ đường 9 vào đường HCM.

Từ đây đường HCM chính là trục đường 14 cũ vào tận Tây Nguyên cho tới Bình Phước (Đông Nam Bộ). Đường vắng hầu như không có xe. Mặt đường phawnbgr, rộng nhiều đoạn quanh co rất ít cua tay áo gấp khúc. Rừng nguyên sinh ngút ngàn, một bên là sông Đakrông chảy ngược với hướng đi của đoàn - đây chính là 1 trong những nguồn chi lưu quan trọng của Ba Lòng để trở thành Thạch Hãn ở đồng bằng Quảng Trị.  

Rải rác hai bên đường là những bản làng thưa thớt của bà con dân tộc Vân Kiều. Tà Ôi. Cuộc sống của họ còn nhiều lam lũ quá. Nhiều đoạn đi cách biên giới Việt - Lào chỉ có vài km như của khẩu La Lay.  
 
Ranh giới giữa Quảng Trị và Thừa Thiên không có mốc phân định nên đã đi vào đất Thừa Thiên lúc nào không hay. Xem trên bản đồ khi không còn thấy sông Đakrông chảy song so với đường nữa thì ta đã vào đất của huyện A Lưới, Thừa Thiên.

Rừng đại ngàn còn nhiều nhưng nhiều nơi nham nhở, trơ trụi vì nạn phá rừng.

Đường rất tốt trải thảm bê tông nhựa êm ru. Ở những đoạn hay bị sạt lở trong mùa mưa thì được thảm bằng bê tông xi măng.

10h35, tới thị trấn A Lưới (+ 88 km = 835 km). Đây là 1 địa danh lịch sử gắn liền với những cuộc chiến ác liệt trong lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Đây cũng là nơi người Mỹ đã phát huy tối đa sức mạnh hủy diệt của bom đạn và chất độc mầu da cam.

Đường HCM qua thị trấn A Lưới.

Gặp một đoàn khách du lịch nước ngoài đi ngược lại. Họ có chừng hơn chục người đi bằng xe máy, chắc từ Huế để ra Khe Sanh, đường 9... Phải chăng họ là những CCB Mỹ trở lại thăm lại chiến trường cũ như chúng ta đã từng đi.

Thị trấn A Lưới nhỏ bé, êm đềm nằm giữa thung lũng, bao bọc xung quanh là đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Vết tích chiến tranh hình như chỉ cò đọng lại ở những thân cây cổ thụ khô đét còn sót lại trên những vạt đồi xung quanh thị trấn.

Tại đây cả đoàn ăn 1 bữa trưa khá ngon tại 1 quán nhỏ đầu thị trấn.

12h20, ngã ba đường HCM gặp QL49 về Huế (+ 7 km = 842 km).

Từ đây đi tiếp, núi rừng trùng điệp với những đèo cao may bay dưới chân núi, có những đoạn cao cảm tưởng còn hơn cả Sa Pa hay đèo Pha Đin. Căn cứ vào tiếng lục bục trong tai thì độ cao phải đến trên 1000m. Tuy đèo cao nhưng đường vẫn tốt và hầu như không có cua tay áo gấp khúc.

Qua hầm A Roàng 1 và A roàng 2 gặp 1 xe ca chở khách du lịch nước ngoài đi ngược lại.
Đường bắt đầu xuống dốc, trên trục đường HCM đây chính là đoạn hiểm trở nhất và có nhiều nơi bị sạt lở do mưa. Núi đất, vách dựng đứng nên nguy cơ sạt lơt rất cao cho nên đi trên đường này nên chọn vào mùa khô là an toàn nhất.

Hầm A Roàng 1

13h00, qua đèo A Yên (+ 76 km = 918 km) vào tới đất Quảng Nam. Đi qua thị trấn A Tép, ở đây có đường vào nhà máy thủy điện A Vương đang được thi công. Đây là là đất của huyện Hiên cũ nay chia thành huyện Tây Giang và Đông Giang.

Một vài đoạn bị sạt lở do mưa từ mấy hôm trước. Máy ủi, máy xúc đang hối hả san ủi để giải phóng mặt đường. Mới đầu mùa mưa mà đã như thế này. Ở địa hình rất hiểm trở toàn là núi đất với vách ta-luy dốc đứng nên nguy cơ tắc đường do bị sạt lở rất cao. Cũng may đoàn đã vượt qua an toàn. Những người công nhân làm nhiệm vụ trên đoạn này còn rất trẻ, họ bám trụ trên những cung đường này để đảm bảo giao thông được thông suốt. Họ thiếu thốn đủ thứ nhất là báo chí tin tức, cung đường lại ít xe cộ đi lại.  
  
14h45, đến thị trấn Prao (+ 36 km = 954 km) – huyện lỵ của Đông Giang. Đây là ngã ba với tỉnh lộ 604 về Hòa Vang, Đà Nẵng Thị trấn nhỏ nằm dọc đường HCM, đây là địa danh của dân đào vàng từ khắp nơi tìm đến …

Gặp QL 14B ở ngã ba làng Hoa (+ 57 km = 1.011 km) – đây là đất của huyện Nam Giang (huyện Giằng cũ).

16h00, tới thị trấn Thạnh Mỹ (+ 2 km = 1.013 km) của huyện Nam Giang. Thị trấn này lớn hơn Prao. Xe cộ đã nhiều hơn và đã xuất hiện những xe ca chở khách từ Đà Nẵng đi lên và xe từ Tây Nguyên đi ra.

Thị trấn Thạnh Mỹ

17h15, chúng tôi tới thị trấn Khâm Đức của huyện Phước Sơn, Quảng Nam (+ 41 km = 1.054 km) sau khi đã vượt hơn 448 km đường kể từ Đồng Hới, đi qua miền núi phía Tây của 4 tỉnh ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam).
    
Đây chính là đoạn đường HCM hiểm trở nhất  trong toàn tuyến, vượt qua những đỉnh núi cao mây mù bao phủ, một bên là những vách núi cao dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút phủ toàn mây trắng. Trên bản đồ, đoạn đường vừa đi qua là khu vực tập trung những đỉnh núi trên 1000m của dãy Trường Sơn.

Đoàn nghỉ đêm tại KS Khâm Đức cách đường 1km, đây là nhà khách của huyện được nâng cấp thành KS với giá rẻ, tiện nghi tốt so với điều kiện của 1 huyện miền núi. Ở thị trấn này ăn uống không rẻ chút nào, tuy vậy có món rau rừng khá ngon và độc đáo gợi nhớ những năm tháng hành quân vượt Trường Sơn đi đánh giặc.

Khâm Đức là ngã ba với QL 14E về thị trấn Hà Lan của huyện Thăng Bình trên QL 1. Từ xa xưa Khân Đức đã là 1 thị trấn lớn của miền núi Tây Quảng Nam.

Thị trấn Khâm Đức

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2013, 01:09:26 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 01:14:33 pm »

NAM DU KÝ  SỰ
( Tản mạn trong chuyến lãng du về phươngNam )

Thứ năm 14/7/2005 (Ngày thứ tư)

Buổi sáng mây mù phủ trắng cả thung lũng nên 6h40 mới khởi hành.

Qua hơn 30km tới đèo Lò-xo. Đường qua đèo tuy có dài nhưng không cao, mặt đường rộng, không có cua tay áo. Qua khỏi đèo chúng tôi vào đất Kon Tum của Tây Nguyên. Cư dân hai bên đường đã đông đúc hơn.

Đèo Lò-xo

Thắp nén hương cho những người xấu số trong vụ tai nạn hồi tháng tư vừa qua. Trong số người bị nạn có chồng của 1 chị làm ở phòng kho quỹ của cơ quan chúng tôi. Không thể hình dung ra tại sao lại như vậy tại đoạn đường như thế này có lẽ chỉ có thể do đi quá nhanh dẫn đến mất lái hoặc xe bị sự cố mà thôi.

Cao nguyên ba-dan đất đỏ trải dài phía trước mặt, bên trái là đỉnh Ngọc Linh hùng vĩ cao trên 2000m, đây chính là nơi có giống sâm Ngọc Linh nổi tiếng.

9h15, qua thị trấn huyện lỵ Đak Glei (+ 52 km = 1.106 km).

10h10, đến thị trấn Plei Kần của huyện Ngọc Hồi (+ 50 km = 1.156 km). Tại đây nếu ta rẽ phải theo QL 14C đi thêm 20km nữa tới của khẩu Pơ Y  là ngã ba biên giới. QL 14C chạy dọc với biên giới với Campuchia.

Ngã ba Plei Kần

10h40, tới thị trấn Đắk Tô (+ 18 km = 1.174 km). Đường HCM đến đây là nền QL 14 chưa được mở rộng và nâng cấp nhưng vẫn còn tốt. Hai bên đường làng mạc đã trù phú hơn với những vườn điều, cà-phê, cao-su … xanh tốt.

Trung tâm thị trấn Đắk Tô

11h00, thị trấn Đắk Hà  (+ 23 km = 1.197 km).

11h20, qua thị xã Kon Tum (+ 22 km = 1.219 km).

Đi thêm 15km nữa vào đến đất Gia Lai.

12h15, đến thành phố Pleiku của Gia Lai (+ 48 km = 1.267 km). Đây là nơi QL 19 từ Quy Nhơn lên gặp QL 14 - là con đường huyết mạch chính nối Tây Nguyên với đồng bằng Trung Trung bộ.

Chi nhánh Gia Lai đón tiếp rất thịnh tình. Phó giám đốc CN là người Triệu Độ, Triệu Phong, Quảng Trị. Khu vực hầm phẫu của c24 quân y của trung đoàn (101) chúng tôi đóng trên vườn nhà anh. Nghỉ đêm tại KS Tre xanh.
 
Buổi chiều Chi nhánh dẫn đi thăm nhà máy thủy điện Yaly và Biển Hồ. Thủy điện Yaly do chúng ta tự thiết kế và xây dựng nằm cách TP hơn 40km. Phong cảnh  Biển Hồ rất hữu tình, đây là vết tích còn lại của một miệng núi lửa đã tắt.

Biển Hồ Pleiku

Đến thăm gia đình Thắng tại viện quân y 211. Hai vợ chồng nó đã xây được nhà khang trang, điều kiện kinh tế đã khá hơn rất nhiều.

Đêm Pleiku se lạnh lại thêm mấy giọt mưa nhỏ khiến cho TP thêm tĩnh lặng mặc dù mới hơn 9 giờ tối. Mùa này đã có mưa nên ban ngày khí hậu mát mẻ dễ chịu.

Ngày hôm nay kể cả đi thăm Yaly và Biển Hồ chúng tôi đã đi được 320km qua 2 tỉnh phía Bắc Tây Nguyên.

Thứ sáu 15/7/2005(Ngày thứ năm)[/i]

Buổi sớm, sương phủ nhẹ bao trùm cả TP. Nhâm nhi cà-phê tại 1 quán đối diện với CN Pleiku. Góc phố này mang dáng dấp của 1 đô thị dưới xuôi. Tòa nhà của CN có dáng vẻ hoàn toàn khác so với kiểu “đồng phục” của các CN NHCT trên cả nước.
 
8h00, rời Pleiku để đi Đắk Lắk. Rừng cao su chạy tít tắp suốt 2 bên đường, cảnh sắc vô cùng tráng lệ của vùng đất đỏ ba-dan.

8h45, đến thị trấn huyện lỵ Chư Sê (+ 40 km = 1.413 km). Đây là ngã ba với QL 25 về Tuy Hòa - đây chính là con đường 7 trong những ngày tháng 3/1975 khi Thiệu tuyên bố bỏ ngỏ Cao nguyên để “tùy nghi di tản” đã trở thành “con đường kinh hoàng” của những kẻ rút chạy.

Đường qua thị trấn Chư Sê

9h25, chúng tôi vào địa phận của tỉnh Đắk Lawsk. Đường đi qua những vạt đồi trồng điều, trồng tiêu rồi cà-phê…

Đường vào thị trấn Eađrăng của huyện Ea H’leo đi giữa những rừng thông xanh mướt, nắng cao nguyên cùng với mầu xanh mướt của cây cối 2 bên đường trải dài cho hết tầm mắt tạo thành những bức tranh vô cùng hoành tráng của đất trời Tây Nguyên (+ 70 km = 1.483 km).
 
Từ trên đồi cap phóng tầm mắt thấy thị trấn Buôn Hồ của huyện Krông Búk hiện ra trước mắt. Vết tích những trận chiến mở màn của chiến dịch Tây Nguyên 1975 không còn nữa, có chăng chỉ là những hàng bia mộ trong các NTLS dọc đường là còn nhắc ta quá khứ của một thời hào hùng ( + 38km = 1.521 km).

Từ trên đồi cao nhìn vào thị trấn Buôn Hồ

11h45, đoàn tới TP Ban Mê Thuột (+ 39 km = 1.560 km). Từ Pleiku tới đây khoảng 190km, đường rất tốt mặc dù chưa được nâng cấp.

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Buôn Ma Thuột đã là 1 thị xã lớn của vùng Nam Tây nguyên nổi tiếng là “Hoàng triều cương thổ” của Bảo Đại với hương vị độc đáo của cà-phê cao nguyên…và người ta càng biết hơn khi chính nơi đây đầu tháng 3/1975 đã mở màn chiến dịch Tây Nguyên tiến đến đại thắng mùa Xuân 1975 thống nhất Tổ quốc.

Ngã Sáu Buôn Ma Thuột
Ngày 10/3/1975 cùng với các đơn vị bạn, người anh em của chúng tôi e95/f325 sau khi tách khỏi đội hình của Sư đoàn đã nổ súng đánh chiếm Ngã Sáu sau đó tấn công BTL sư đoàn 23 của VNCH, mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

Chiều đi thăm Buôn Đôn cách BMT 45km.

Đàn voi Bản Đôn bên dòng Sê Rê Pok.

Tối, ngồi nhâm nhi chén cà-phê đặc sánh của BMT trong không khí mát mẻ đễ chịu của đêm cao nguyên.
Hôm nay đi được 280 km.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2013, 09:28:25 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2013, 10:08:05 pm »

NAM DU KÝ  SỰ
( Tản mạn trong chuyến lãng du về phươngNam )

Thứ bảy 16/7/2005 (Ngày thứ sáu)

Sáng đi thăm thác Đrei Sap. Đây là 1 thác đẹp cách BMT 30km. Con đường mòn gập ghềnh dưới tán rừng nguyên sinh dẫn đến thác, cảnh quan thật hùng vĩ. Thác tuy không cao nhưng trải rộng hàng trăm mét. Bụi nước trắng xóa dưới ánh sáng buổi sớm mai thật là huyền ảo.

11h25, rời BMT. Tạm biệt đường HCM - QL 14 chúng tôi theo QL 27 lên Đà Lạt. Phải mất gần chục cây số đầu do đường xấu vì đang mở rộng. Tiếp sau đường đã khá hơn tuy chưa được mở rộng.
 
12h40, qua thị trấn Liên Sơn (+53km = 1.763km) của huyện Lắc, bên trái là hồ Lắc. Cảnh vật ở đây như dưới xuôi với những ruộng lúa nước, bao bọc xung quanh là những dãy núi trập trùng.

Hồ Lắc tại thị trấn Liên Sơn

12h55, qua đèo Đăk Nuê (+ 15 km = 1.778 km).

13h20, vượt đèo Krông Nô (+ 10 km = 1.788 km).

Đèo Krông Nô ranh giới giữa Đăk Lăk và Lâm Đồng.

13h30, vào đất Lâm Đồng - huyện Lâm Hà. Đây chính là vùng đồng bào của Hà Nội đi kinh tế những năm đầu sau giải phóng. Cái tên Lâm Hà có nghĩa là vùng đất Hà Nội tại Lâm Đồng và còn bao cái tên thân thương đã theo chân những người con của Hà Nội để đến vùng quê mới: Hoàn Kiếm, Ngọc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ …

14h00, qua đèo Phú Sơn (+ 42 km = 1.820 km) lại những rừng thông bạt ngàn. Chân đèo là những rừng cà-phê kéo dài suốt dọc đường.

Đỉnh đèo Phú Sơn

15h20, thị trấn Đình Văn của huyện Lâm Hà (+ 22 km = 1.842 km).

15h45, ngã ba Liên Khương (+ 18 km = 1.860 km) gặp QL 20. Rẽ phải về TP HCM, rẽ trái lên Đà Lạt.

Ngã ba Liên Khương.

16h30 tới Đà Lạt (+ 26 km = 1.886 km) . Nghỉ tại KS Sao Mai, đối diện là đồi Cù bị quây kín làm sân golf.

Thành phố thay đổi nhiều sau 15 năm quay trở lại, không còn vẻ tĩnh lặng đặc trưng của Đà Lạt nữa. Đêm mưa lạnh không thay đổi nhưng cảnh quan khác xưa nhiều quá: mấy con phố trung tâm sáng trưng ánh đèn, người đi lại tấp nập, chen chúc nhau, xe cộ ồn ào, huyên náo…
Bữa tối tại một nhà hàng tại khu chợ đêm Đà Lạt với hương vị độc đáo của vang Đà Lật Supérior và xí muội (ô mai) thật là ấn tượng.

246 km    


Hồ Xuân Hương, Đà Lạt.



Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2013, 03:18:54 pm »

NAM DU KÝ  SỰ
( Tản mạn trong chuyến lãng du về phươngNam )

Chủ nhật 17/7/2005 (Ngày thứ bảy)


Sáng, thăm Thiền viện Trúc lâm bằng cáp treo. Đà Lạt nên thơ trải ra dưới tầm mắt thật là đẹp nhưng so sánh với 15 năm trước thì cảnh quan thay đổi nhiều quá: rừng thông của Đà lạt bị đốn chặt nhiều để lấy đất xây dựng ; nhiều nhà cao tầng mọc lên thay cho những biệt thự xinh xắn ẩn mình dưới tán rừng thông ; và người ta áp đặt quá thô bạo cái gọi là “kiến trúc Pháp” (đang là cái mod đang thịnh hành lúc này)  với những đường nét rườm rà không hề hòa hợp với cảnh quan xung quanh.
 
Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng năm 1991 trên một đỉnh núi. Dưới chân núi là hồ Lâm Tuyền.

Bên trong Trúc Lâm Thiền viện

Chiều tới làng thêu XQ, Thung lũng tình yêu và biệt thự Bảo Đại.

Thung lũng tình yêu


Biệt thự Bảo Đại tại Đà Lạt.

Thứ hai 18/7/2005(Ngày thứ tám)[/i]

6h05, tạm biệt Đà Lạt để về Bảo Lộc.

8h25, Di Linh (+ 70 km = 1.956 km). Bạt ngà đồi chè và cà-phê.

Cao nguyên Di Linh.

9h15, tới Chi nhánh Bảo Lộc (+ 44 km = 2.000 km). Vùng đất này người Bắc rất đông, khi hậu ôn hòa, đất đai mầu mỡ.

9h30, sau khi vượt gần 20km đến khu du lịch thác Đạ M’Bri. Từ trên cao thác đổ xuống tạo thành 1 khung cảnh vô cùng tráng lệ.

13h50, đến thị trấn Ma Đa  Gui  (+ 42 km = 2.042 km) của huyện Đạ Huoai.

14h00, vào đến đất Đồng Nai.

14h35, đến thị trấn Định Quán (+ 49 km = 2.091 km). Hai bên là rừng cao-su và các xứ đạo từ Bắc di cư vào năm 1954.

Phong cảnh Định Quán

16h05, tới ngã ba Dầu Giây gặp QL 1 (+ 45 km = 2.136 km). Từ đây suốt hai bên đường là các khu công nghiệp.

16h25, thị trấn huyện Trảng Bom (+ 15 km = 2.151 km).

17h25, đến Chi nhánh Đồng Nai - TP Biên Hòa (+ 22 km = 2.173 km).

Đến TP Biên Hòa

Trời mưa lớn, đường ngập nhưng chóng tạnh.

Nghỉ đêm tại KS Đồng Nai.

327 km.


Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2013, 06:28:26 pm »

NAM DU KÝ  SỰ
( Tản mạn trong chuyến lãng du về phươngNam )

Thứ ba 19/7/2005 (Ngày thứ chín)

7h00, rời Biên Hòa đi Củ Chi.

Qua cầu sông Đồng Nai theo TL 743 tới Thủ Dầu Một, Bình Dương (+ 20 km = 2.193 km) lúc 7h40.

Trung tâm TX Thủ Dầu Một

Từ Thủ Dầu Một theo TL 744 - đường không rộng nhưng êm thuận đi qua những vùng cây ăn trái của Thủ Dầu Một, Bến Cát tới cầu Bến Súc.

8h45, qua cầu Bến Súc (+ 30 km = 2.223 km) bắc qua sông Sài Gòn tới địa phận Củ Chi.

Đường lên cầu Bến Súc

9h00, viếng Đền Bến Dược (+ 5 km = 2.228 km). Nơi đây biết bao đồng bào, đồng chí đã nằm xuống cho ngày hôm nay. Quang cảnh trang nghiêm và hoành tráng quá, giá như tại Thành cổ Quảng Trị cũng có 1 công trình như thế này thì anh em mình hy sinh ở đây cũng đỡ tủi phần nào.

9h40, gặp QL 22 tại Ngã ba Phước Thạnh (+ 24 km = 2.252 km).

10h00, thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh (+ 10 km = 2.262 km) với món bánh tráng phơi sương và bánh canh nổi tiếng.

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng.
Những năm 80 của thế kỷ trước, khi tôi còn đang công tác tại Đoàn Chuyên gia giáo dục tại K, mỗi lần từ PhnomPenh về SG, xe đều dừng tại đây để mọ người thưởng thức món bánh tráng, bánh canh nổi tiếng cuat Trảng Bàng.  

10h15, thị trấn Gò Dầu (+ 12 km = 2.274 km), tại đây QL 22 đi thẳng đến cửa khẩu Mộc Bài, chúng tôi rẽ phải theo QL 22B đi Tây Ninh

11h05, thăm Tòa Thánh Tây Ninh.


Ăn trưa tại một quán ven thị xã với mái lá lộng gió đồng nội. Chủ nhà hàng và các nhân viên phục vụ đều là người Bắc. Món rắn mối (thằn lằn) núi Bà nướng rất độc đáo.
 
13h20, quay ra QL 22 về TP HCM. Đường về TP mở rộng hơn rất nhiều so với 10 năm trước nhất là khu vực ngã tư An Sương, đường mở rộng tới hơn 100m với 8 làn xe3.

15h30, đến Chi nhánh 12 - Tân Bình (+ 90 km = 2.364 km).

Tối nghỉ tại KS Thanh Bình trên đường Cộng Hòa.

191 km .
 
Thứ tư 20/7/2005 (Ngày thứ mười)

5h15, xuất phát đi miền Tây.

6h10, thị trấn Bến Lức (+ 37 km = 2.401 km).

6h35, TX Tân An - Long An (+ 12 km = 2.413 km).

8h20, thị trấn Cai Lậy, Tiền Giang (+ 43 km = 2.456)

9h10, qua cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền (+ 35 km = 2.491 km)

Đường 1 được mở rộng rất nhiều. Hai bên đường liên tiếp là các khu công nghiệp, đặc biệt các thị trấn, thị tứ phát triển rất nhanh nhưng có vẻ thiếu cái gì đó về quy hoạch tổng thể nên tính manh mún, tùy tiện trong phát triển bộc lộ khá rõ. Từ xa cầu Mỹ Thuận với 2 trụ dây văng hình chữ H cao vút vươn lên 2 bờ sông Tiền. Cây cầu đẹp và hùng vĩ quá.

9h40, tới TX Sa Đéc (+ 16 km = 2.507 km). Đây là 1 TX lớn của tỉnh Đồng Tháp.

Chợ Sa Đéc

QL 80 dọc theo kênh Lấp Vò, hàng đoàn tầu thuyền xuôi ngược, các bến cảng tấp nập tầu thuyền vào bốc thóc gạo.

QL 80 và kênh Lấp Vò

10h50, qua thị trấn Lấp Vò (+ 33 km = 2.540 km).

11h00, phà Vàm Cống trên sông Hậu (+ 5 km = 2.545 km).

Qua phà rẽ phải theo QL 91 tới TP Long Xuyên của tỉnh An Giang (+ 10 km = 2.550 km) lúc 11h30.

Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, ở đây người ta dựng tượng đài cá tra và cá ba sa để ghi nhận thế mạnh của tỉnh bên cạnh hạt lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Giữ dòng sông Hậu là Cù lao Ông Hổ - quê hương của Bác Tôn là người kéo lá cờ đỏ trên biển Hắc Hải năm xưa.

Theo QL 91, 14h20 tới TX Châu Đốc (+ 56 km = 2.606 km).

Chiều đi thăm đền Bà Chúa Xứ. Ở đây tín ngưỡng bản địa của người Khmer hòa quyện với tục thờ Mẫu của cư dân Việt với dáng vẻ ngôi chùa của người Hoa thu hút khách thập phương đến cúng lễ rất đông.

Đền Bà Chúa Xứ

Nghỉ đêm tại KS Lâm Hưng Ký.

247 km
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2013, 07:26:45 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2013, 08:02:54 pm »

NAM DU KÝ  SỰ
( Tản mạn trong chuyến lãng du về phươngNam )

Thứ năm 21/7/2005 (Ngày thứ mười một)

7h50, đi Hà Tiên.

Theo QL 91, 8h15 đến thị trấn Nhà Bàng của huyện Tịnh Biên (+ 16 km = 2.622 km). Con đường này tuy hẹp nhưng rất đẹp, chạy dọc theo triền núi Sam rồi dọc kênh Vĩnh Tế, xa xa khoảng hơn 1km là đất Campuchia. Hai bên đường thỉnh thoảng nhô lên 1 ngọn núi xanh mướt nổi lên giữa rừng cây ăn quả và những hàng cây thốt nốt.

Vườn cây thốt nốt bên đường

Từ Nhà Bàng theo TL 946 đi Chi Lăng (+11km = 2.633km), đây là khu vực Bẩy Núi với nhiều thắng cảnh tự nhiên rất nên thơ nhưng cũng là nơi những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước Khmer đỏ đã gây nhiều tội ác dã mab tại đây.

Đi tiếp 13km nữa tới ngã ba An Lợi (= 2.646 km), tại đây đi thẳng sẽ tới Tri Tôn, rẽ phải theo kênh Tám ngàn đi Kiên Giang.

31km dọc kênh qua những cánh đồng lúa bạt ngàn và những cánh rừng chàm, rừng đước ; cư dân là những chòm xóm nhỏ nằm dọc theo 2 bờ kênh. Con kênh này nối với kênh Rạch Giá và kênh Tri Tôn để đưa nước sông Hậu ra với biển phía Tây Nam.

Cầu khỉ bắc qua kênh Tám ngàn

9h25, qua kênh Rạch Giá - Hà Tiên bằng phà Vàm Rầy (= 2.677km), phà nhỏ chỉ có thể chở xe nhỏ nhưng khi xuống phà thì tiến và lên bờ phải đi lùi hoặc ngược lại. Cầu Vàm Rầy đã xây xong nhưng chưa đưa vào hoạt động vì chưa có đường dẫn lên cầu. Lại gặp QL 80 chạy dọc kênh từ Rạch Giá đi Hà Tiên.

Kênh Rạch Giá - Hà Tiên

10h00,TX Kiên Lương (+ 18 km = 2.695 km) với 2 nhà máy xi-măng lớn, khói bụi mù trời, đây là nơi duy nhất có núi đá vôi ở đồng bằng Nam Bộ.

10h45 đến TX Hà Tiên (+ 27 km = 2.722 km), Hà Tiên nhỏ bé, xinh đẹp có núi, có biển, có đầm nước mặn rất nên thơ với phong cảnh Đông Hồ, Tô Châu…nổi tiếng. Đây là mũi đất cuối cùng của bờ biển Tổ Quốc nhìn ra vịnh Thái Lan. Hà Tiên có dáng vẻ của 1 góc TP Malacca của Malaysia.

Một góc TX Hà Tiên

11h15, thăm lăng Mạc Cửu - người Hoa Phúc Kiến - vì không chịu quy phục nhà Thanh đã tới đây để khai phá mảnh đất này.

11h35, tới cửa khẩu Xà Xía với Kam Pu Chia (+ 6 km = 2.728 km).

Thăm Thạch động với sự tích Thạch Sanh giải cứu công chúa.

12h10, nghỉ ăn trưa tại Mũi Nai (+ 10 km = 2.738 km). Phong cảnh ở đây tuyệt đẹp với núi và rừng cây sát biển, gió biển lồng lộng, xa xa đảo Phú Quốc ẩn hiện trong lớp sóng biển. Thật là tiếc nếu như không có ấp thấp nhiệt đới thì hôm nay chúng tôi đã có mặt ở Phú Quốc rồi.

Phong cảnh Mũi Nai

Lại theo QL 80 để quay ra Rạch Giá. Tới Ba Hòn (+25km = 2.763) đi thẳng dọc theo bờ biển 15km ta tới Chùa Hang. Đây là 1 thắng cảnh nổi tiếng ở vùng biển phía Nam với hòn Phụ Tử - hình tượng người cha dẫn dắt con trai mình đương đầu với biển cả.

Hòn Phụ tử trước đây...


...và sau khi bị đổ (8/2006)

Gặp QL 80 tại Kiên Lương (= 2.793 km).

17h00, qua thị trấn Hòn Đất (+ 34 km = 2.827 km) nhớ tới chị Sứ của nhà văn Anh Đức. Vợ nhà văn Anh Đức lại là chị gái của Thúy, cán bộ phòng TCHC, thành viên trong đoàn. Thúy đã kể lại câu chuyện tình của họ:

Chị là con gái phố Hàng Gà, Hà Nội, cha mẹ chị thuộc tầng lớp tư sản cũ của Hà Nội, còn anh là 1 người lính đồng thời là 1 nhà văn miền Nam tập kết ra Bắc. Anh chị quen biết nhau ở Hội Nhà Văn VN khi 2 người cùng công tác ở đây. Chuyện tình của họ không được chấp thuận vì “không môn đăng hộ đối” theo quan điểm của tổ chức lúc bấy giờ. Thế rồi năm 1962 anh lên đường trở về quê hương chiến đấu nhưng tình yêu của họ vẫn bất diệt cho dù xa cách về thời gian và không gian. Hai năm sau, theo tiếng gọi của con tim, chị tình nguyện xin vào Nam công tác. Trải qua 6 tháng trời gian khổ khi vượt rừng đạp thác với bao bom đạn của kẻ thù, với muỗi rừng vắt núi và những cơn sốt rét triền miên của đại ngàn Trường Sơn và nhất là chị đã vượt lên mọi định kến đương thời để rồi cuối cùng họ đã tìm thấy nhau tại 1 cánh rừng miền cực Nam Nam bộ.
 
Câu chuyện tình cảm động của họ cũng như những dòng nhật ký của Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc đã nói lên hộ tất cả suy nghĩ của 1 lớp người mà 1 thời định kiến coi họ là “tiểu tư sản”, là “tiểu thị dân”…Nhưng với bản lĩnh và lòng tự trọng và nhận thức về nghĩa vụ cũng như được giáo dục trong một môi trường tốt đẹp họ đã làm được những điều kỳ diệu khiến cho người ta phải nhìn nhận lại những quan niệm của một thời.


Khu mộ chị Phan Thị Ràng (chị Sứ) tại Hòn Đất

17h50, đến TX Rạch Giá (+ 27 km = 2.854 km), đây là tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang. TX lớn, trên bến dưới thuyền.

Bến cảng Rạch Giá

248 km.

Thứ sáu 22/7/2005 (Ngày thứ mười hai)

7h55, rời Rạch Giá về TP HCM.

Theo QL 80 tới Ngã ba Rạch Sỏi (+ 7 km = 2.861 km). Tới đây nếu đi thẳng là QL 61 về Hậu Giàng, ta rẽ trái dọc theo kênh để đi Vàm Cống.

Ngã ba Rạch Sỏi

9h30, qua phà Vàm Cống (+ 57 km = 2.981 km).

10h00, thị trấn Lấp Vò (+ 5 km = 2.986 km).
 
Đi tiếp 12km, rẽ trái đi 10km nữa theo TL 849 là đến phà Cao Lãnh qua sông Tiền (= 3.008 km). Đoạn này đi 1 quãng lại có 1 túp lều với những bóng người vật vờ, hỏi ra mới biết đây là nơi những gái mãi dâm quá đát bị nhiễm HIV từ Kampuchia dạt về tá túc cho những ngày còn lại…

Phà Cao Lãnh

Tài, chồng của Thuận đã đón tại bến phà. Quay trở lại thăm nhà các em sau 13 năm, tất cả đã thay đổi nhiều theo hướng tốt lên. Các em đã xây nhà mới đẹp và khang trang. Cuộc sống ổn định và không tính đến việc trở ra Bắc nữa. Rất tiếc không đến nhà vợ chồng Thư vì mẹ con nó ra Bắc, chồng lại đang bận tuyển sinh.

Cao Lãnh (= 3.013 km)là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, thay đổi rất nhiều so với 13 năm trước, TX mở rộng, đường xá rộng rãi, phong quang…

Cao Lãnh về đêm

13h45, rời Cao Lãnh để về TP HCM. Theo QL 30 ra ngã ba An Hữu (+ 37 km = 3.050 km) thuộc tỉnh Tiền Giang để gặp QL 1.

Ngã ba An Hữu

15h50, ngã ba Trung Lương (+ 53 km = 3.103 km).

Ngã ba Trung Lương hiện nay

16h15, cầu Bến Lức (+ 31 km = 3.134 km).

Cầu Bến Lức qua sông Vàm Cổ Đông

Đến Bình Chánh rẽ phải qua khu đo thị Nam Sài Gòn, khu Tân Thuận, Phú Mỹ Hưng về quận 4 và tới trung tâm TP lúc 17h20 (= 3.174 km)

Nghỉ tại KS Thiên Tùng đường Phó Đức Chính, quận 1.

320 km .
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2013, 08:35:24 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quaham
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2013, 09:44:45 am »

Minh cũng vừa làm mọt cuộc khám phá vùng cực bắc của tổ quốc nên muôn chia sẻ cùng các chiến hữu một vài hình ảnh dep của vùng đất này nhung chưa biết cach gửi bạn giúp mình với
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 08:39:50 am »

Minh cũng vừa làm mọt cuộc khám phá vùng cực bắc của tổ quốc nên muôn chia sẻ cùng các chiến hữu một vài hình ảnh dep của vùng đất này nhung chưa biết cach gửi bạn giúp mình với

Bạn tham khảo http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2239.0.html

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2013, 08:48:31 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 09:06:32 am »


Cầu Bến Lức này trước 1975 do một đơn vị Mỹ đóng quân, mỗi sáng có một chiếc trực thăng xuất phát đi tuần tiểu quanh khu vực nhưng bắt đầu bằng động tác bay luồn dưới cầu như một cách Good Morning (Chào buổi sáng)...Vào một sáng, chẳng biết vì tay pilot gấp quá chưa uống hết ly cà phê hay chi đó mà chiếc trực thăng đã chìm ngay giữa dòng, từ đó người dân không còn thấy cách biểu diễn của Cao bồi....
Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM