Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:55:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chân dung vị tướng anh hùng, liệt sĩ Kim Tuấn  (Đọc 2473 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 10:43:45 am »

NHỚ VỀ ANH KIM TUẤN


Trung tướng KHUẤT DUY TIẾN


NGƯỜI CHỈ HUY, NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI THÂN THƯƠNG - KÍNH TRỌNG!

  Nhân kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh liệt sĩ, Ban liên lạc truyền thông Bạn chiến đấu Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 tổ chức chuyến thăm Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong đó có phần mộ tập thể 105 liệt sĩ thuộc Trung đoàn 48 và 108 liệt sĩ thuộc Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 và viếng Nghĩa trang Trường Sơn.

  Đoàn chúng tôi gồm các thế hệ chống Pháp, chống Mỹ, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam-pu-chia thoát nạn diệt chủng: ở độ tuổi trên dưới 80, 70, 60.

  Đi bằng ô tô, xuất phát lúc 6 giờ sáng từ Cột Cờ, Hà Nội đi Xuân Mai theo đường Hồ Chí Minh qua các vùng rừng núi miền tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; đến 18 giờ qua cầu Hiền Lương sau đó ngủ đêm tại thị xã Đông Hà.

   Ngày hôm sau chúng tôi thực hiện nhiệm vụ lịch sử viếng thăm, hương khói và “trò chuyện” với các liệt sĩ tại nghĩa trang kể trên.

  Ngày xưa đi đánh Mỹ bằng cuộc hành quân mang vác nặng đi bộ vượt Trường Sơn từ rừng Cúc Phương vào tới huyện Cam Lộ, chiến trường B5 - Bắc Quảng Trị cần 35 - 40 ngày liên tục, ngày đi đêm nghỉ.

   Vào tới chiến trường Tây Nguyên (Bắc Kon Tum) cần 76-80 ngày.

   Nay đi từ Hà Nội tới Đông Hà cần 1 ngày. Hà Nội đi Plei Ku cần 2 ngày rưỡi.

   Xe vượt qua các vùng rừng núi năm xưa xác xơ do bom đạn, chất độc hóa học Mỹ cày xới, nay xanh tốt mỡ màng hồi phục theo đà đổi mối của đất nước. Nhìn thấy những vạt rau tàu bay, môn thục, chuối rừng, bống báng xanh tươi mơn mởn... lại nhó đến các buổi hành quân đường dài đến trạm nghỉ đêm, có bát canh rau rừng ăn với bữa cơm chiều mát ruột xua tan cái mệt mỏi một ngày hành quân; nhớ đến bát cháo củ mài; bát cháo, chờ bột bống báng thay bát sữa, thổi bổng báng hồi phục sức khoẻ nhanh chóng sau cơn sốt rét rừng hoặc quá mệt mỏi sau đợt hành quân. Rau rừng Trường Sơn là nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp cho chiến binh trong thời đánh Mỹ - nhớ đến anh Kim Tuấn thường rất nghiêm khắc giảng giải nhắc nhở anh em, hái rau không được vặt cả thân cành, không được nhổ cả rễ, không triệt phá cây non... để nó còn hồi phục cho các đoàn hành quân đi sau, những người đến sau.

  Nhìn thấy các vạt rừng cây to, xanh rậm nhớ đến những bãi khách nghỉ đêm, lại như nghe thấy tiếng nói và nhìn thấy hành động của anh Kim Tuấn nhắc nhở cán bộ và anh em quân y chăm lo đến bữa ăn tối, giấc ngủ qua đêm và giữ gìn vệ sinh nơi ăn nghỉ, bảo vệ sức khỏe bộ đội trong cuộc hành quân đường dài di đánh Mỹ.

   Bao nhiêu ký ức trong cuộc chiến tranh đầy gian lao, ác liệt, bao khuôn mặt, bao nụ cười, bao tiếng nói, bao hành động của đồng chí đồng đội cứ hiện lên theo dọc đường đi của chúng tôi, mỗi khi qua một đoạn dường, một vạt rừng hầu như nhìn thấy đồng chí, đồng đội cùng đi ngồi trong xe với chúng tôi và các anh đang nói chuyện, đang bá vai chúng tôi trong chuyến đi lịch sử này.

  Giá như anh Kim Tuấn còn sống, chúng tôi sẽ mời anh cùng đi chuyến viếng thăm tình nghĩa này; chắc chắn anh chủ động tham gia trừ trường hợp đau yếu không đi nổi (nếu còn sống năm nay anh đã ở tuổi 85); vì anh là con người chỉ huy hết sức chăm lo đến sinh mạng cấp dưới; rất chú trọng đến thương binh tử sĩ trong chiến đấu, dù trận đánh lớn hay nhỏ anh đều hỏi cặn kẽ các trường hợp thương vong của cấp dưới và nghiêm khắc phê phán trường hợp để anh em thương vong do thiếu trách nhiệm của chỉ huy quản lý dơn vị và luôn căn dặn việc giữ gìn quân số, chăm lo sinh mạng đồng dội, thật nghiêm khắc nhưng chứa chan tình người.

   Nhớ chuyến đi chuẩn bị chiến trường Nam Lào tuyến Mường Phin, Đồng Hến, Pha Lan hầu hết là cán bộ từ tiểu đoàn trưởng trở lên, có một số đại đội trưởng chủ chốt cùng với lực lượng bảo vệ phục vụ hơn 200 người do Tư lệnh Kim Tuấn chỉ huy - xuất phát ngày 10 tháng 9 năm 1970, kết thúc vào cuối tháng 10 năm 1970. Đi bộ mang vác nặng vượt qua các trạm giao liên vào tới địa bàn nghiên cứu chưa được một tuần, địch sôi rét ập đến, quân số ốm cứ tăng dần từ 2 - 3% tới 20 - 30%, tới giữa tuần thứ 2 đã lên tới 50%, anh Kim Tuấn cũng bị sốt rét; song vì nhiệm vụ không thể nghỉ được, hàng ngày vẫn phải đi nghiên cứu địa hình, các lượng dự trữ thịt hộp, sữa, đường phải dồn ra bồi dưỡng cho lại sức tiếp tục thực hiện nhiệm vụ; chỉ còn để lại lượng dự trữ khẩn cấp; đặc tính của sốt rét là sau cơn sốt ăn rất khỏe, thèm tý thịt hộp, thèm vắt cơm trưa, lớn hơn thèm bát canh rau rừng... người nào người nấy mặt mũi thâm quầng, hốc hác. Anh Kim Tuấn hồng hào như thế mà nay da mặt tái xanh. Tuy ốm đau mệt mỏi về thể xác nhưng khí thế và trách nhiệm vẫn rất hăng say không bỏ buổi nào; anh Tuấn rất lo, chiều nào cũng hội ý nắm tình hình kết quả nghiên cứu, phổ biến kế hoạch ngày hôm sau, anh luôn luôn đôn đốc cán bộ và quân y chăm lo bữa ăn và uống thuốc phòng sốt rét, giữ gìn vệ sinh nơi ăn nghỉ, anh thường hỏi bữa ăn có canh rau cho bộ đội không; bao nhiêu đồng chí đã cắt cơn; bao nhiêu đồng chí thuyên giảm; mấy đồng chí phát bệnh thêm? miệng nói, tay làm, chân đi tới. Có buổi chiều anh cùng với đồng chí quân y, hậu cần xuống xem bữa ăn của anh em; có buổi tối cùng y sĩ soi đèn pin xem bộ đội ăn nghỉ thế nào; kiểm tra việc uống thuốc phòng 3 chống sốt rét ác tính của anh em đối với y tá và cán bộ đơn vị - mệt lắm nhưng anh vẫn gắng làm những việc vừa thể hiện trách nhiệm vừa để cổ vũ anh em.

   Tôi nhớ mãi - một bữa chiều anh em bắt được mớ cua đồng rất béo, ngoài gạch vàng ươm lại thêm những thỏi mỡ trắng tinh nấu nồi riêu cua rất thơm ngậy với rau tàu bay non và cây chuối rừng non thái nhỏ, lính sốt rét nhìn thấy đã thèm cồn cào, tôi bảo đồng chí y tá và công vụ mang lên cho anh Tuấn một ăng gô ăn cho giã sốt rét.

   Vừa đúng lúc anh, đồng chí y sĩ, đồng chí cần vụ vừa xới cơm thì anh em đưa ăng gô canh cua và một bát B52 rau tàu bay, chuối rừng. Anh em thưa Thủ trưởng Tiến biếu Thủ trưởng Tuấn bát canh cua ăn cho mát ruột và giã sốt rét nhanh. Anh vui vẻ nhưng chưa nhận vội và hỏi các đồng chí lấy đâu ra của quý này? Anh em thưa: bắt cua ở cánh đồng Mường Phin nhiều lắm anh ạ; chỉ đi 30 - 40 phút được một xoong 20 đầy ụ, cua rất béo rất thơm. Các đồng chí cho tôi nhiều thế tôi xin 2 phần 3 thôi. Còn để đồng chí khác nữa chứ. Thưa anh cm có đủ cả rồi ạ! Anh vui lòng nhận và nhắc đồng chí cần vụ chia ra 4 bát: anh một bát, đồng chí y sĩ một bát, cần vụ một bát, còn một bát đem lên cho đồng chí tác chiến trực ban cùng ăn hôm nay, cậu ấy cũng mệt lắm.

  Một hôm đi nghiên cứu vùng Phu-noong-hay, anh không thấy đồng chí Huỳnh - Chủ nhiệm Thông tin Trung đoàn tôi trong đội hình, tôi báo cáo đồng chí ấy bị sốt rét ác tính quật ngã 3 hôm rồi, nay đỡ xin đi, tôi yêu cầu hôm sau đi Đồng Hên sẽ đi, anh Tuấn hỏi cậu ấy mệt lắm không, tôi thưa đỡ nhiều rồi. Tối hôm dó anh cho đồng chí y sĩ mang xuống một nhánh sâm đưa cho đồng chí Huỳnh và nói lẽ ra thủ trưởng xuống thăm anh nhưng vì bận làm việc với trên (thực ra anh cũng rất mệt vì hôm đó leo núi nhiều mọi người đều mệt lử cả!). Thủ trưởng biếu anh củ sâm dùng cho chóng lại sức, thật khỏe mới đi thực địa, nhiệm vụ còn dài, phải giữ sức để làm tiếp, kiệt sức quá không làm được nhiệm vụ quan trọng thời gian tới đâu. Đồng chí Huỳnh vừa nhận củ sâm vừa khóc nói với đồng chí y sĩ, em báo cáo vói Thủ trưởng, anh rất biết ơn Thủ trưởng, tin này được loan truyền trong đội hình cán bộ đi trinh sát thực địa của Trung đoàn 64, ngay ngày hôm sau đã lan tới cả đoàn!

   Khi hoàn thành nhiệm vụ trinh sát địa hình trở về. Một đoàn quân khi đi hùng dũng là thế, mọi người hồng hào, rắn chắc; đi nhanh, đi gọn đến trạm nghỉ đúng giờ hoặc sớm hơn (mỗi trạm chỉ cần 4 đến 6 giờ) nay về đội hình kéo dài 6 đến 8 giờ mới vào hết trạm; có hôm xuất phát lúc 5 giờ 30 phút sáng đến xế chiều 16 giờ 30 phút, người cuối cùng mới tới trạm mệt mỏi uể oải; có nhiều hôm nghỉ ăn trưa 30 phút xong phải kco dài tới 1 giờ vì một số anh em lên cơn sốt phải mắc võng nằm nghỉ thêm, sau dậy chống gậy đi tiếp. Có hôm anh Tuấn cũng phải chống gậy cùng hành quân; anh em thương quá đề nghị anh nằm võng anh em khiêng cáng một đoạn cho đỡ mệt nhất là đoạn vượt dốc, nhưng anh nhất định từ chối; anh nói còn có những đồng chí mệt hơn tôi, các đồng chí xuống cáng hoặc đeo ba lô mang giúp súng anh em từng đoạn cho đỡ một. Tôi còn khỏe chán, cái sốt rét này càng leo dốc đổ mồ hôi là khỏe ra khối, các đồng chí không phải lo nhiều, cứ yên tâm, khi tôi quá một tôi sẽ đề nghị các đồng chí giúp. Từ chối một cách thật khéo, thật tế nhị - ai nói anh Kim Tuấn khô!

   Một hôm đường đi ngắn đến trạm giao liên sớm, anh em đi cải thiện rau rừng, cua suối, đơn vị tôi chặt được mấy đọt bống báng, bữa ăn tối đó cải thiện một chút, có hoa chuối rừng trộn với rau tàu bay non chấm mắm kem cùng với cua suối, mỗi người còn được một thỏi bống báng bằng hai ngón tay ăn mát ruột và huy động đường dự trữ được 5kg đưa 1kg nấu một xoong 20 chè bống báng, chia mỗi người một bát.

  Anh em mang biếu anh Tuấn một ăng gô chè và một bát B52 hoa chuối rau tàu bay, một thanh bống báng bằng bàn tay. Anh vui vẻ nhận và nói cậu về nói với Thủ trưởng Trung đoàn và anh em tôi rất cảm ơn sự quan tâm của anh em đối với tôi và hỏi các cậu lấy của quý này ở đâu và lấy vào lúc nào? Thưa Thủ trương hôm nay vào trạm nghỉ sớm, chúng em phát hiện vạt bống báng cách trạm chừng hơn 1 cây số, kết hợp vừa đi đón người tụt lại sau và cử người đi hái rau, bắt cua suối cải thiện luôn. Bống báng và rau rừng có nhiều không? Thưa Thủ trưởng vạt bống báng khoảng 300m2, còn hoa chuối rừng và rau tàu bay cũng kha khá. Thế vạt bống báng có nhiều không? Thưa Thủ trưởng còn thưa lắm, chúng em chỉ tỉa mấy cây to còn lại các cây non để nó còn lên tiếp, ừ thế là phải, mình chặt trụi hết thì lớp hành quân đi sau còn gì mà ăn, ngay cả rau rừng cũng vậy không nên vặt trụi cả gốc lẫn ngọn, gọi là triệt phá; phải để mọc tiếp phục vụ người đến sau; anh vừa nói vừa nhắc đồng chí công vụ xẻ ăng gô chè và chẻ thanh bống báng thành 4 phần đều nhau. Anh và đồng chí công vụ hai phần, còn hai phần anh bảo đưa cho đồng chí y sĩ và đồng chí tác chiến trực ban; rồi anh hỏi tiếp các đồng chí lấy đường ở đâu để nấu chè; anh em báo cáo thưa Thủ trưởng đơn vị dồn lại được 5 cân, Thủ trưởng Trung đoàn quyết định dùng 1 cân nấu chè, còn để dự trữ khẩn cấp; anh cười hiền hòa vẻ mặt hơi xúc động. Tối hôm đó anh cho đồng chí cần vụ mang xuống đưa cho đồng chí y sĩ của trung đoàn 8 lạng đường bảo anh Tuấn tham gia vào số đường dự trữ của đơn vị, đồng chí quân y sĩ không dám nhận báo cáo với Chủ nhiệm Hậu cần, Chủ nhiệm Hậu cần lại báo cáo vói Trung đoàn trưởng. Tôi bảo anh Tuấn cho cứ lấy đưa vào đường dự trữ và nói với đồng chí công vụ Trung đoàn 64 hết sức biết ơn Thủ trưởng Tuấn - người chỉ huy xử sự với cấp dưới, thuộc quyền thật tế nhị, thật có đầu có đuôi - đâu phải là nghiêm, là khô?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 10:45:08 am »

THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TÂY NGUYÊN

   Sau chiến dịch Bắc Kon Tum (từ ngày 30 tháng 3 dến tháng 6 năm 1972), từ trung tuần tháng 6 năm 1972, Sư đoàn được lệnh chuyển về đứng trên địa bàn huyện 4, huyện 5, tỉnh Gia Lai có “nhiệm vụ giữ vững, mở rộng vùng giải phóng từ ngã ba Hàm Rồng (đường 14 và ra dường 19 kéo dài) dến Bắc Phú Nhơn theo đường 14 và qua Bầu Cạn, Thanh An đến Ô Gia Tào biên giới Cam-pu-chia theo đưòng 19 kéo dài - mở các đợt hoạt động “phá ấp chiến lược giành dân, mở rộng vùng giải phóng; tạo thế đứng liên kết 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc làm bàn đạp để mở các trận đánh lớn khi thời cơ đến”.

   Quân số tiêu hao trong chiến đấu chưa được bổ sung, lực lượng còn lại bị đau yếu sốt rét, bệnh tật, ghẻ lở, hắc lào, ruồi vằn, bọ cạp... gây tác hại, một số thương binh, bệnh binh nhẹ mới ra viện sức khoẻ chưa bình phục thường chiếm 20 - 30% quân số. Việc điều chỉnh để đại đội bộ binh có biên chế từ 65 - 72 cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến đấu là điều hết sức khó khăn. Anh Tuấn trực tiếp xuống với Trung đoàn bàn tính xếp sắp hợp lý dồn quân số khỏe cho các đơn vị đi làm nhiệm vụ chiến đấu: Tiểu đoàn cần có 320 - 350 đồng chí, đại đội bộ binh từ 75 - 80 đồng chí; các phân đội hỏa lực phải đủ vũ khí, rút bớt số mang đạn, giao cho phân đội vận tải mang giúp... Còn lại các đơn vị phía sau sử dụng quân số yếu làm nhiệm vụ học chính trị, tăng gia sản xuất... Đồng thời, chỉ đạo việc tổ chức ổn định ăn, ở, phòng chữa bệnh cho đơn vị rất cụ thể; từ bữa ăn của bộ dội tiêu chuẩn ngày 1 lạng gạo cộng với 2,5kg sắn tươi; kết hợp hái lượm rau rừng đến việc làm nhà cửa, hầm hào trú ẩn xếp sắp doanh trại trật tự, bảo đảm đời sống đơn vị vui khỏe, lạc quan, an toàn, sẵn sàng chiến đấu.

   Anh cùng với cơ quan hậu cần, cán bộ đơn vị làm việc với lãnh đạo huyện 4, huyện 5 xây dựng kế hoạch sẵn sàng chiến đấu và xin đất tăng gia sản xuất, thành lập các đội tăng gia, phát nương trồng ngô, sắn, chăn nuôi gà, lợn... kết hợp mở lớp tập huấn cho y tá, y sĩ về phòng chữa bệnh cho đơn vị. Chỉ sau 6 tháng đến một năm ngô, sắn, lúa, khoai, vừng, lạc, rau quả, gà, lợn được thu hoạch.

   Vừa chiên đấu vừa tăng gia sản xuất, đời sống bộ đội được cải thiện rõ rệt, sức khỏe tăng lên, các loại bệnh tật bị đẩy lùi, da thịt trở lại rắn chắc; chiến sĩ vừa chiến đấu giỏi vừa tăng gia giỏi; y tá đại đội nắm chắc phác đồ điều trị sốt rét kể cả sốt rét ác tính, thành thạo cứu chữa các trường hợp do rắn độc, bọ cạp, ruồi vàng..., đồng thời mở các đợt tiến công san phẳng các cứ điểm địch: Đức Cơ, Đồn Tầm, Làng Dịt, Mỹ Thạch, Làng Kê; đánh bại các đợt phản kích, lấn chiếm của địch. Vùng giải phóng được mở rộng và giữ vững: các tuyến đường quân sự làm gấp được nối thông với địa bàn hoạt động, các kho trạm được mở thêm. Cuối năm 1974, cơ quan Bộ vào chuẩn bị chiến dịch Tây Nguyên 1975, thế đứng ở chiến trường Tây Nguyên nói chung và Sư đoàn 320 nói riêng đã vững chắc cả về thế trận và đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện rõ rệt. Quân số tham gia chiến dịch, tiểu đoàn bộ binh từ 450 đến 480 đồng chí, khỏe mạnh, lạc quan, sẵn sàng bước vào trận chiến đấu mới đầy tin tưởng.

   Thời kỳ mới đặt chân tới địa bàn Plei Ku, vừa rút từ Bắc Kon Tum tới chân ướt, chân ráo. Quân số đã thiếu do hao hụt trong chiên đấu, ốm đau sốt rét, bệnh tật cộng với thiếu đói trong chiến dịch còn được 2,5 lạng gạo/ngày; nay chỉ còn 1 lạng gạo cộng với 2,5kg sắn tươi mà phải đi, về 2 ngày rưỡi (lên tận Kon Tum, nương rẫy của đơn vị bạn tăng gia); thực phẩm thịt, sữa, đường, muối đều rất khan hiếm; chỉ có mắm kem, magi do Tây Nguyên tự chế. “Cái khó ló cái khôn”, anh em lấy ống bơ hộp thịt dùng đinh nhỏ đục lỗ xát sắn thành bột làm bánh ăn cũng ngon; anh em còn sáng tạo ra cách nạo sắn thành sợi như sợi miến hấp với gạo thành xôi sắn, ăn mềm dẻo ngon miệng no bụng, thế là thoát điệp khúc sắn luộc trùng trục; hái lượm thêm lá sắn non làm dưa, hoặc luộc vắt khô chấm magi hoặc mắm kcm. Có bữa cải tiến dùng rau tàu bay non với thân cây chuối rừng thái mỏng trộn lẫn chấm mắm kem, muối lạc ăn ngon... chỉ còn việc bảo quản khéo sắn củ để khi bóc vỏ còn tươi, làm bột, làm sợi không bị thối hoặc vào nhựa. Dần dần bộ dội thao tác thuần thục tạo cho bữa ăn ngon miệng cả người ốm, người khỏe; cuộc sống đi vào ổn dịnh, yên tâm chiến đấu, học tập xây dựng vùng giải phóng.

  Một hôm anh Tuấn xuống kiểm tra trung đoàn, anh đi rất sớm 7 giờ sáng đã đến đơn vị. Tôi cố ý mời anh ăn bữa cơm sáng tạo của chiến sĩ Trung đoàn 64 (tôi biết bao giờ anh đi kiểm tra đơn vị đều tính toán thời gian chặt chẽ theo nội dung định trước và thường mang theo cơm nắm, bi đông nước, kèm cả phong lương khô, tăng võng đầy dủ, làm việc xong ra về đến một đoạn đường nào đó ngồi ăn cơm, mắc võng nghỉ 20-30 phút rồi ra về). Tôi lần lần dẫn anh xuống các tiểu đoàn, xuống cơ quan hậu cần kéo dài thời gian và đưa một vài việc đề nghị anh cho ý kiến. Tôi biết anh sốt ruột, nhưng khéo đề xuất để anh không kết thúc sớm được - đến hơn 11 giờ mới kết thúc, tôi mời anh ở lại ăn trưa với anh em; trên bàn lúc đó đã bày sẵn bát đũa, đĩa rau tàu bay non trộn với hoa chuối rừng chấm mắm kem, đĩa rau lá sắn luộc vắt kiệt nước chấm muối vừng, đĩa bánh bột sắn, xoong sợi sắn trộn cơm; không có thịt thà gì cả, rất đạm bạc. Anh không nỡ từ chối, không nỡ ra về trước tình huống này. Anh chủ dộng vừa cười vừa nói như ra lệnh: còn ai nữa tất cả vào bàn thôi. Tôi và đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn, mấy đồng chí cùng đi với anh ngồi quanh chiếc bàn dã chiến, anh lên bát đũa đầu tiên và nhìn thẳng vào tôi với đôi mắt như cười tế nhị: 64 khéo chơi đấy! Các cậu làm những món gì mà thịnh soạn vậy? Đồng chí Phó Chính ủy giới thiệu từng món, anh đáp lại ngay: món tàu bay chuối rừng tôi ăn mãi rồi, chắc hôm nay 64 làm ngon lắm đây! Anh ăn rất thoải mái, ăn thật sự, anh khen món sợi sắn hấp cơm, khen rau tàu bay trộn hoa chuối rừng chấm magi, món bánh sắn anh không bình luận; anh khen bộ đội chóng hồi phục sức khỏe, khen quân y trung đoàn biết tổ chức phòng chữa bệnh cho bộ đội, khen hậu cần biết chăm lo bữa ăn cho đơn vị, khen chiến sĩ chịu khó cải thiện bữa ăn; anh trầm ngâm và trao đổi việc chống rách, chống rét cho anh cm, chú ý khâu vá, huy động điều chỉnh chăn màn trang phục dự trữ cho anh em quá thiếu.

   Bữa ăn vui vẻ, thoải mái, ăn xong anh còn nghỉ 40 phút mới về Sư đoàn.

   Tôi tranh thủ đề nghị một vài việc cần thiết của đơn vị, nhân lúc anh thoải mái tôi thưa với anh về chuyện anh thường từ chối không ăn cơm với dơn vị, sau buổi xuống kiểm tra, làm việc xong, nhất quyết ra về. Các đơn vị chưa hiểu hết anh, họ nghĩ anh khó tính, nguyên tắc quá, kỹ tính quá. Riêng tôi hiểu: thứ nhất anh thương anh em đang thời kỳ thiếu đói, thủ trưởng đến gây thêm rối bận cho đơn vị; thứ hai, anh ngại chiến sĩ hiểu lầm, trong khi đơn vị thiếu thốn bày trò tiếp đón tốn kém; thứ ba, anh muốn dành nhiều thời gian làm việc và sự thoải mái cho chỉ huy đơn vị.

   Thực ra anh em rất quý trọng anh, anh càng nghiêm khắc, càng bình dị anh em càng tôn trọng, yêu quý anh; nhất là đội ngũ đã sống với anh từ thời kỳ chống Pháp, và các đồng chí sống bên anh từ năm 1968 ở Bắc Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào, họ hiểu anh lắm; họ muốn gần gũi, muốn tâm sự với anh theo nghĩa anh em, đồng chí, đồng đội lắm đấy.

  Anh trầm ngâm rồi lái sang chuyện khác, hỏi cậu được mấy con, chị ấy vẫn làm dược sĩ bán hàng thuốc ở Sơn Tây? Tôi thưa được 4 con: 2 trai, 2 gái; anh cười, cậu vi phạm kế hoạch nhé. Tôi vâng đã trót! Anh cười và trở lại chuyện từ chối các lời mời ở lại ăn cơm với đơn vị khi kết thúc buổi làm việc.

   Cậu thấy: Bộ đội dang đói ngã người, ngày 1 lạng gạo cộng 2,5kg sắn tươi, thực phẩm toàn hái lượm rau rừng, ốm đau thiếu cả hộp sữa, cân đường, thậm chí lạng thịt hộp cũng chẳng kiếm đâu ra. Đơn vị mới về đóng quân còn một núi việc, mình ngồi ăn, nhìn anh em sao nuốt nổi miếng cơm đầy khó nhọc của anh cm, anh nói hơi xúc động - mình đi làm việc đã có khẩu phần đầy đủ, còn cả bánh lương khô, sữa bột, hộp thịt đầy đủ! Nên mình không muôn phiền đơn vị để anh em có nhiều thời gian làm công việc khác.

   Tôi đáp lại: Trung đoàn 64 hôm nay mời anh ăn bữa trưa với anh em chúng tôi. Anh có nhận xét gì về sự được, mất của trung đoàn khi được tiếp Thủ trưởng không? Anh trừng mắt nhìn tôi, có ý thăm dò: Cậu định giở trò gì nữa đây?

  Tôi thưa luôn, Trung đoàn 64 hôm nay mất một cái đáng mất và được những cái quý giá không thể mua bán đổi chác được. Thứ nhất mời anh ăn cơm với Trung đoàn bữa ăn đạm bạc nhưng anh ăn thực sự, ăn ngon lành, còn khen anh nuôi biết chế biến nấu nướng cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Chứng tỏ anh đồng cảm, tin tưởng sự chịu đựng vượt qua khó khăn và trưởng thành của đơn vị.

  Thứ hai, qua buổi kiểm tra hôm nay chắc chắn anh nắm và hiểu sâu mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị, thấy được những mặt tốt và vững chắc như anh đã nhận xét về Trung đoàn 64, chắc rằng các trung đoàn khác trong Sư đoàn ta còn có mặt tốt hơn, giúp cho Thường vụ và Bộ Tư lệnh có sự chỉ đạo tiếp, đưa Sư đoàn ta tiến thêm một bước mới. Còn mất thì mất cái đáng mất là sự hiểu sai về anh là chỉ huy quá nghiêm khắc, quá nguyên tắc, quá chặt chẽ, khô.

   Nét mặt anh thoáng thay đổi. Anh cười gượng nhưng đôi mắt vẫn rất tươi, long lanh. Anh nhìn tôi, vừa trìu mến vừa thân thương, thật khó tả! Anh nói vừa như dứt khoát vừa như hứa hẹn: Ừ! Từ nay tớ thay đổi, chỗ nào mời chén (anh dùng từ “chén”), tớ thấy chén được thì chén với anh em cho vui, được chưa?

  Tôi vui mừng vỗ tay hoan hô anh! Hoan hô anh trăm lần.

   Anh đứng dậy rất vui, bắt tay tôi thật chặt và ra về.

   Từ bữa đó trở đi cho đến mãi mãi sau này, khi anh đảm nhiệm Tư lệnh Quân đoàn, anh đã thay đổi hẳn cách xử sự trong cuộc sống; vẫn giữ được tính nguyên tắc, sự nghiêm khắc trong công việc, song rất hài hòa tế nhị. Các bữa làm việc ăn cơm với đơn vị hầu như anh không từ chối, ăn thoải mái, ăn thực sự, ăn một cách ngon lành không bao giờ so sánh, bình luận ngon, không ngon, nhiều, ít. Các đơn vị nhất là anh em nhà bếp khen hết lời: Thủ trưởng Tuấn người thành phố mà không “kén ăn”. Đơn vị càng hiểu, càng quý mến người chỉ huy của mình. Rất nghiêm khắc, rất nguyên tắc, nhưng hài hòa, tế nhị, dễ thương!

Hà Nội, tháng 8 năm 2011
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 10:47:40 am »

THIẾU TƯỚNG, ANH HÙNG, LIỆT SĨ NGUYỄN KIM TUẤN
SAY NGHỀ BINH NGHIỆP, SỐNG NGHĨA TÌNH


Thiếu tướng BÙI HUY BỔNG


   Cơ may giữa năm 1951. Tôi học ở Trung Quốc về làm Chính trị viên Đại đội 749 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 Sư đoàn 320. Anh Kim Tuấn - Đại đội trưởng Đại đội 46 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 sang làm Tiểu đoàn phó Tiếu đoàn 3, Trung đoàn 48. Anh Tuấn ở đồng bằng Bắc Bộ, còn tôi ở Việt Bắc đi học Trung Quốc về chưa quen biết nhau. Tình cờ, tôi đang huấn luyện và làm động tác thị phạm lao, đặt giá thiết và đánh bộc phá. sắp hết giờ buổi sáng, anh Tiến Tư - Đại đội trưởng chạy ra nói nhỏ: Chính ủy Phạm Ngọc Hồ theo dõi Bổng huấn luyện học quân sự cho đại đội từ sáng, đang đứng trong lùm cây. Tôi vội hô bộ đội nghiêm chạy vào báo cáo Chính ủy. Được Chính ủy biểu dương khen và giới thiệu: Anh Kim Tuấn về làm Tiểu đoàn phó, anh Tuấn bắt tay tôi, nói: “Từ nay hàng ngày hai anh em cùng làm chương trình và huấn luyện quân sự cho Tiểu đoàn”.

   Từ đó tôi có nguồn tình cảm mới bớt buồn nhớ đơn vị cũ, đi sâu cộng tác và tìm nết đẹp của anh Tuấn. Thấy ở anh Tuấn là con người vô tư, say sưa với trách nhiệm, say sưa với quân sự. Tâm đầu ý hợp, hàng ngày hết giờ tôi huấn luyện cho bộ đội, anh giữ lại khoảng 2 giờ để tìm hiểu chiến, kỹ thuật quân sự của Lâm Bưu như: Nội dung Tứ Khoái Nhất Mạn, Tứ Tổ Nhất Đội, Tam Mãnh, chiến thuật công kiên, cường tập đầu nhọn đuôi dài và bố trí phục kích. Anh nhắc bộ đội là học quân sự thì phải thật sự bình đẳng dân chủ, chỗ nào chưa rõ thì hỏi và làm lại bởi quân sự sai một ly là đi một dặm, “thất bại tổn thất”. Anh Bổng đã được học lý luận và động tác cơ bản chính quy, nắm chắc vấn đề và anh nói xin kết bạn, anh em tin nhau. Nói vậy nhưng tôi vẫn phải giữ đúng vị trí cấp trên cấp dưới, khiêm tốn, chặt chẽ.

   Anh Nguyễn Tiến Tư - Đại đội trưởng chuyển đơn vị khác, anh Hải Bằng - Đại đội trưởng biệt động Hà Nội về thay, nhưng sức khỏe yếu lại chưa quen chỉ huy chiến đấu tập trung nên trận tập kích Đồi Sim - Chợ Bến, Đại đội 749 làm dự bị, anh Tuấn đi cùng, rút kinh nghiệm, anh hỏi tổ chức thực hành và thu quân khi chiến thắng... có thể nói anh Tuấn là một cán bộ khiêm tốn, chân thật, say sưa tìm hiểu quân sự.

  Trận chống càn Tam Dương - Thạch Lỗi, khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1951. Anh Tuấn là Tiểu đoàn phó, có anh Phong ở Bộ tổng điều về làm Tiểu đoàn trưởng, anh Thiện - Thường vụ Tỉnh ủy Hà Đông sang làm Chính trị viên, anh Khoan - Chính trị viên phó tiểu đoàn. Trận đánh tập trung không cân sức, địch dùng hỏa lực mạnh và chủ động càn quét, đồn bốt của chúng ở xung quanh Chùa Cao, Phúc Nhạc, Yên Mô. Về phía Tiểu đoàn 3, cán bộ mới điều chỉnh, nhiều chiến sĩ là tân binh, địa hình Tam Dương - Thạch Lỗi nhiều ao, ta có bố trí trận địa theo thế chân kiềng. Trận chiến đấu tuy thắng lợi, bắt được tù binh, thu được vũ khí, đuổi chúng về đồn bốt nhưng ta cũng bị tiêu hao nhiều. Anh Phong - Tiểu đoàn trưởng bị thương cụt chân, anh Thiện hy sinh. Đại đội 737, 761, 88 và Tiểu đoàn bộ bị thương vong nhiều, chỉ riêng Đại đội 749 bị thương vong ít. Anh Khoan là cán bộ cơ quan mới xuống chưa quen nắm đơn vị. Anh Tuấn lên chỉ huy, lãnh đạo chung. Anh gặp tôi động viên, Đại dội 749 đánh tốt, thương vong ít nên ở lại giải quyết hậu quả, anh cho mò hết liệt sĩ ở dưới các ao, cho bộ đội du kích chuyển về Xậu. Số còn lại bố trí đội hình phòng chúng cay cú tấn công lại và động viên ổn định dân. Còn đại bộ phận tôi cho rút hết sang núi Xậu củng cố, lúc này anh như con thoi đi lại nên bộ đội rất tin.

  Trận tập kích thị trấn Phát Diệm tháng 10 và tháng 11 năm 1951 phải bí mật lội đồng chiêm nước tới ngực. Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc đó tuy có một mình anh Tuấn quen chỉ huy tác chiến, nhưng anh cũng chặt chẽ làm kế hoạch, đắp sa bàn, họp thông qua kế hoạch rồi xuống kiểm tra gói buộc quân trang, vũ khí để lội vào Phát Diệm. Anh đi đầu hàng quân cùng giao liên để dẫn đầu. Vào tới Phát Diệm, anh cho đơn vị tạm dừng. Anh cùng giao liên đưa từng đại đội vào vị trí, sau đó anh mới về sở chỉ huy. Thực ra chỉ huy chỉ có anh, anh Thạch Tâm và anh Khoan là cán bộ cơ quan mới về chưa quen chiến đấu; anh là người chỉ huy rất bình tĩnh, chín chắn, sâu sát bộ đội nên đánh Phát Diệm thuận lợi, khi thu quân anh nghiêm khắc với kỷ luật dân vận. Anh giao cho tôi 50 đồng chiến lợi phẩm và bảo: đồng chí ra sau phải thanh toán tiền lương và cam dân cho, không được nhận thứ gì của dân. Kỷ luật chiến trường đã phổ biến...

  Trận chống càn Tiên Yên, Yên Mô đó là trận vượt sông sang Nam Định bị lộ, địch tập trung lực lượng tàu chiến, máy bay, quân các đồn bốt: Chùa Cao, Phúc Nhạc, đường 10 bao vây làng Tiên Yên nhằm tiêu diệt tiểu đoàn ta. Ta phát hiện địch càn nên đã dàn thế chống càn, nhưng do lực lượng không cân sức, địch mạnh, ta có hạn, nhờ tinh thần dũng cảm mưu trí của bộ đội, ta phá được càn diệt được địch, thu vũ khí và bắt tù binh bảo vệ dân nhưng cũng bị tổn thất. Anh Tuấn và Thạch Tâm bị thương, anh Phương - Đại đội trưởng chủ công và Đạt - Chính trị viên 88 “trợ chiến” hy sinh, các đại đội 737, 761, 88 và Tiểu đoàn bộ đều bị thương vong, riêng Đại dội 749 thương vong ít. Ta chiến thắng bộ đội phấn khởi. Anh Tuấn gắng gượng gặp tôi giao nhiệm vụ thu quân về sau kiểm tra khắc phục hậu quả. Từ hành động chịu đau và minh mẫn của anh Tuấn làm cán bộ, chiến sĩ càng tin. Sau hai ngày rút ra để củng cố, anh Tuấn và Thạch Tâm đi điều trị, anh Độ về thay. Ngày thứ 3 tiểu đoàn vượt sông sang Nam Định, tới hôm sau đại bộ phận luồn qua sông sang Thái Bình. Riêng Đại dội 749 bị địch chặn, ở lại Nam Định phục kích. Ngày 27 Tết, đại đội đánh quân dịch từ Cổ Lễ đi Vô Tình, diệt 3 xe diệt hơn 30 tên, thu vũ khí, bắt tù binh trao cho địa phương. Anh Thạch Tâm đã bình phục, đi cùng Đại đội 749. Tiếp dó, Đại đội 749 tập kích địch ở làng “Phú Gia” không thành, tổ chức vượt sông sang Thái Bình được anh Anh Đệ đón phổ biến tình hình địch ta ở Tiên - Duyên - Hưng, giao nhiệm vụ cho Đại đội 749 làm dự bị cho tiểu đoàn đánh phục kích Hà Nguyên. Trận đánh thắng lợi, diệt 6 xe ô tô chở lính đi Buộm, thu vũ khí, bắt tù binh, phát triển xuống diệt Cầu Nại bao vây tiêu diệt quận lỵ Buộm - Giốc Văn nhanh gọn, ta ít thương vong. Anh Long Vĩ - Chính trị viên Đại đội 761 hy sinh, đơn vị khắc phục hậu quả và theo yêu cầu của địa phương, anh Đệ cho bao vây diệt phá cụm địch ở Cúc Đình - Phú Giáo, mở rộng vùng giải phóng. Khí thế phong trào quần chúng lên thì có lệnh Tiểu đoàn 884 về cùng trung đoàn để đánh tiêu diệt địch ở Quỳnh Côi. Đại đội 749 bao vây, thuyết phục bọn phản động đội lốt tôn giáo ở Yên Lập gần bốt Giống cạnh sông Trà Lý buộc chúng phải đầu hàng, nộp hơn 100 súng, đơn vị giao lại súng cho huyện. Đại dội 749 hành quân về trung đoàn thì có lệnh dừng lại, chuyển hướng vì anh Lê Quân và Lê Điện bị bom hy sinh ở Duyên Trang - Duyên Tục. Phát hiện và trên báo địch mở chiến dịch càn mang tên Thủy Ngân (Méc Quya) ở nam Thái Bình để vây diệt tiểu đoàn 1, trung đoàn 48. Toàn Tiểu đoàn 884 vượt sông Trà Lý về đánh tập hậu. Tiểu đoàn phục kích ở Đê Bóng - Trà Lý gần nam đường Kiến Xương, trong 3 ngày tiểu đoàn đánh được 2 trận, tiêu diệt gọn 2 đại đội công binh địch, bắt tù binh, thu vũ khí, ta ít thương vong. Anh Đệ nhận định địch sẽ quay về càn Quân Hành - Xuân Bảng, anh cho tiểu đoàn bố trí đánh, ta thắng, bắt tù binh, thu vũ khí, địch rút về thị xã nhưng ta cũng bị tổn thất. Ta rút qua đường 39 “Niêm Hạ”, số còn lại Đại đội 749 chốt ở Chi Lỗ, địch vây định diệt, nhưng bị Đại đội 749 đánh tan và tiếp đó tập kích địch chặn đưòng 39 ở “Niêm Hạ”, ta thắng lớn, không thương vong, cả đại đội về tập trung ở gần Văn Môn, “Trại Hủi”. Rút kinh nghiệm đợt hoạt động sang Thái Bình, anh Nguyễn Anh Bảo - Chính ủy Trung đoàn thay anh Hồ biểu dương tiểu đoàn và trao nhiệm vụ tiểu đoàn ở lại Thái Bình phụ trách 3 huyện phía nam: Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải, trực thuộc Trung đoàn 52. Anh Kim Tuấn về làm Tiểu đoàn trưởng, anh Đinh Thế Vinh thay anh Thạch Tâm làm Chính trị viên, anh Anh Độ về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 là một cán bộ trung đoàn bị kỷ luật nhưng hoạt động ở địch hậu lâu năm có nhiều kinh nghiệm trình độ phán đoán địch nên chủ trương kế hoạch đánh địch ở bắc Thái Bình và Đê Bóng + Quân Hành - Xuân Bảng làm mọi cán bộ tín nhiệm ca ngợi, giúp cho Tiểu đoàn 884 đánh là thắng.

   Tiểu đoàn 884 ở lại Thái Bình do anh Kim Tuấn chỉ huy. Anh luôn là người vững vàng, bình tĩnh, tình nghĩa không chỉ với Trung đoàn 52 mà cả với địa phương và cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 884. Tiểu đoàn ở lại Thái Bình gần một năm, giữ được địa bàn, vạch mặt được bản chất hành động dã man của bọn phản động đội lốt tôn giáo ở địa phương, Đại đội 761 đánh phục kích ở Tràng Lũ, Cao Mại đi Thanh Nê, diệt gọn một trung đội địch, bắt tù binh, thu vũ khí, ta bị thương nhẹ một chiến sĩ. Bộ đội và nhân dân phấn khởi. Tại các cuộc họp Đảng và quân chính tiểu đoàn, anh Tuấn luôn kêu gọi chống chủ quan, luôn có kế hoạch di động đội hình và giữ nghiêm kỷ luật dân vận.

   Cuối tháng 11 năm 1952, có lệnh Tiểu đoàn 884 vượt sông về Nam Định, tập trung toàn trung đoàn để đánh bốt Vô Tình, đánh càn cầu Gai và Nam Trực - Trực Ninh. Trung đoàn vừa hoàn thành đánh Phát Diệm lần 2 và tiêu diệt đồn Vô Tình, tiếp đó phục kích thắng lợi Cầu Gai, chống địch càn ở Trực Ninh - Nam Trực thắng lợi. Tháng 12 năm 1952, toàn trung đoàn rút ra Thanh Hóa chỉnh quân chính trị. Anh Kim Tuấn và Đinh Thế Vinh đi chỉnh huấn ở Bộ, ở nhà anh Vương Quang Đạt - Tiểu đoàn trưởng, tôi là Chính trị viên, Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn 884 phụ trách chỉnh quân. Khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1953 chỉnh quân xong, anh Tuấn về giữ chức Tiểu đoàn trưởng, tôi làm Tiểu đoàn phó, anh Đinh Thế Vinh làm Chính trị viên. Tiểu đoàn vận động ra Kim Tân - Sòng Cạn - Dốc Giang phá cuộc càn của địch (gọi là càn Tây Nam Ninh Bình) thắng lợi. Anh Tuấn được điều về làm Trưởng ban Tác chiến Đại đoàn, tôi sang Tiểu doàn 1 làm Tiểu đoàn phó, Phó Bí thư Tiểu đoàn ủy được một tháng, xong lại về làm Chính trị viên Tiểu đoàn 884.

   Tháng 6 năm 1967, anh Kim Tuấn làm Sư đoàn phó, tôi làm Phó Chủ nhiệm và tiếp đó là Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn. Hai anh em lại có dịp tâm tình kinh nghiệm và đời tư. Nhất là năm 1970, Bộ tổ chức Bộ Tư lệnh Mặt trận R “bảo vệ Mường Phin”, đẩy địch ở Pha Lan, chuẩn bị diệt Đồng Hến. Anh Tuấn làm Tư lệnh, anh Hải - Sư đoàn phó Sư đoàn 2 và anh Tô Đình Khản làm Sư đoàn phó. Lúc này, tôi phụ trách chính trị và Phó Chính ủy phụ trách công tác đảng, công tác chính trị. Lực lượng mặt trận có Trung đoàn 48 Sư đoàn 320, Trung đoàn 141 Sư đoàn 2 và số đơn vị của Bộ Tư lệnh 559. Tôi và anh Kim Tuấn có dịp như hình với bóng vì tôi biết tiếng Lào, hiểu địch, dân, địa hình Lào. Nên dù 4 anh em ở ba đơn vị, bốn chiến trường khác nhau nhưng rất ý hợp, đoàn kết nhất trí cao. Thấy ở anh Tuấn thực sự là con người giữ gìn dân chủ tập thể, họp bàn xong việc ai người đó làm, nghiêm túc tiếp thu ý kiến tập thể nên chủ trương tác chiến và vận động xây dựng cơ sở đều phù hợp với lãnh đạo địa phương. Mặt trận hoạt động được 6, 7 tháng giữ được Mường Phin, diệt được địch ở Pha Lan và Đồng Hến. Mặt trận R hoàn thành, anh Tuấn về làm Tư lệnh Sư đoàn 320, tôi làm Phó Chính ủy. Bộ điều Sư đoàn 320 vào Tây Nguyên, bình thường thì Tư lệnh và Chính ủy đi trước, nhưng hiểu nhau, anh Tuấn đề nghị tôi đi trước cùng anh chuẩn bị chiến trường, nhận nhiệm vụ do Bộ Tư lệnh B3 giao. Tuy anh Tuấn là Tư lệnh, có Chính ủy nhưng hễ có chủ trương đánh địch ở đâu anh cũng thường trao đổi với tôi về chủ trương, nhận định đến kế hoạch và khi đi trinh sát cũng như chỉ huy đánh địch là hai anh em rất hợp “Tuấn - Bổng”. Đặc biệt từ năm 1973 đến 1975, anh Tuấn - Tư lệnh Sư đoàn, tôi làm Chính ủy thì rất hợp ý tâm đầu nên xây dựng Sư đoàn chuẩn bị cho chiến dịch Tây Nguyên và xử lý đánh địch trong chiến dịch Tây Nguyên thuận lợi, thắng nhiều, thương vong ít, bộ đội tin tương, địa phương và dân mến, từ chuẩn bị đến chỉ huy xử lý đánh tiêu diệt dịch ở Cẩm Ga - Thuần Mẫn, Buôn Hồ, truy kích dịch ở Cheo Reo, Phú Bổn, đến Phú Yên. Thường là hai anh em đi ở với nhau, cùng nhau xử lý cả quân sự, chính trị, hậu cần rất tin nhau. Khi anh Tuấn lên Tư lệnh phó Quân đoàn 3, anh nói rất tiếc là tạm xa nhưng Bổng ở lại Sư đoàn 320, mình rất tin.

   Chiến thắng 1975 xong, anh Vũ Lăng và Kim Tuấn ra Hà Nội họp 2 lần, vợ chồng anh Lăng và Kim Tuấn đều xuống thăm động viên mẹ và vợ con tôi. Về đơn vị không ngày nào là anh Tuấn không điện tâm sự với tôi và thăm hỏi tình hình anh em cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn.

  Qua những năm tháng công tác chiến đấu gần anh Kim Tuấn, thấy anh là cán bộ say nghề binh nghiệp, sống nghĩa tình. Nghiêm túc trong quan hệ quân dân và nam nữ, có lòng tự trọng cao, thấy việc khó khăn hoặc anh em ngần ngại thì tự mình đi làm không ngại hy sinh, gian khổ để chớp thời cơ cho đơn vị. Học tập noi gương anh, hứa xứng dáng là bạn, anh em kết nghĩa trọn nghĩa vẹn tình đến hơi thở cuối cùng.

Tháng 5 năm 2011
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 10:49:52 am »

ANH KIM TUẤN - NGƯỜI CHỈ HUY CỦA TÔI


Thiếu tướng NGÔ HUY PHÁT


   Anh Kim Tuấn là Thủ trưởng trực tiếp của tôi suốt thời gian đánh Mỹ. Anh là Sư đoàn trưởng, tôi là Trưởng ban Tác huấn rồi Tham mưu trưởng đến Phó Tư lệnh Sư đoàn 320 anh mới chia tay chúng tôi lên làm Phó Tư lệnh Quân đoàn 3. Tôi và anh có sự gắn bó mật thiết hàng ngày không chỉ về công việc giữa người chỉ huy và cơ quan tham mưu mà còn chia sẻ với nhau những vui lo trăn trở trước những thay đổi nhiệm vụ và diễn biến tình hình. Được tin anh mất khi tôi đã rời sư đoàn về học viện, một tổn thất quá bất ngờ, điều tưởng như không thể mà lại thành sự thật. Thương nhớ anh bao nhiêu càng căm hận bè lũ diệt chủng Pôn Pôt - Iêng Xa-ry và những thế lực đứng đằng sau, mặt người dạ thú bấy nhiêu.

   Dấu ấn về anh lắng đọng sâu sắc nhất trong tôi là lòng kính trọng, sự kính trọng ấy được bắt nguồn từ sự nể trọng: “Bản lĩnh vững vàng, nghị lực kiên cường trong gian khó quyết liệt” của anh. Anh là người dám nhận gian khó, dám xông vào gian khó và chính trong gian khó quyết liệt ấy đã tôi luyện anh thành người chỉ huy lãnh dạo trí dũng song toàn, dám làm, dám đánh, biết tìm biện pháp thủ đoạn, cách đánh hiệu quả quyết chiến quyết thắng quân thù. Không phải sau này mà ngay từ những năm cùng ở Trung đoàn 48 với anh hồi chống Pháp, khi anh làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, tôi đã cảm nhận dược đức tính quý báu này của anh:

   - Trong trận chống càn Thủy Ngân (4-1952), theo kế hoạch, tiểu đoàn anh ở lại chiến đấu trong vòng vây cùng địa phương bảo vệ nhân dân. Tiểu đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vừa đánh vừa lui, kìm giữ địch từ Kiến Xương về Tiền Hải để các đơn vị khác và nhân dân kịp sơ tán cất giấu của cải, rồi tiểu đoàn kịp thời thoát vây trước khi địch cất vó. Ra phía sau anh đã tổ chức tiểu đoàn liên tiếp dánh các trận phục kích diệt các đoàn xe đi tiếp tế, sửa đường, khiến địch phải điều quân quay lại càn đã rơi vào trận địa phục kích, bị tiểu đoàn tiêu diệt rồi nhanh chóng cơ động đi hướng khác. Tôi nghĩ đây là một cách đánh mẫu mực vừa kết hợp phòng ngự tích cực tiêu hao địch vừa linh hoạt giành chủ động tiến công tiêu diệt địch trong chống càn.

   - Trước đó trận chống càn Tiên Yên (4-1-1952), tiểu đoàn anh cùng sở chỉ huy nhẹ Trung đoàn 48 trên đường sang Nam Định quá nửa đêm tạm dừng ở khu căn cứ du kích nhỏ hẹp Khánh Thiện (Yên Khánh - Ninh Bình) thì được tin địch đã tập trung quân sáng ra sẽ càn khu này. Anh đã biết dựa vào khu căn cứ và phối hợp chặt chẽ với địa phương nhanh chóng triển khai chiến đấu. Một ngày quần nhau quyết liệt với địch, cuối cùng ta vẫn giữ vững trận địa và còn phản kích truy đuổi địch tan tác chạy về đồn bốt xung quanh. Trận này đã được Bộ Tổng Tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, tiểu đoàn anh được mang danh hiệu trận đánh “Tiểu đoàn Tiên Yên”; sau này Bộ Tổng Tham mưu tổng kết trận đánh in vào sách “Những trận đánh hay thời chống Pháp” phổ biến toàn quân học tập. Thành tích đơn vị đã được tôn vinh, trận đánh đã dược lưu danh sử sách, thật xứng đáng, có công anh.

  - Nhớ lại những ngày đầu đánh Mỹ, chiến dịch Bắc Quảng Trị, Tết Mậu Thân 1968, vào đợt II anh nhận nhiệm vụ Sư đoàn trưởng thay anh Sùng Lãm được trên điều vào tăng cường Mặt trận Trị Thiên. Nhiệm vụ Sư đoàn đợt này chủ yếu dánh thu hút kìm giữ địch, chủ yếu là quân Mỹ, càng nhiều càng tốt, để phối hợp chiến trường mà trực tiếp là với quân dân Trị Thiên đang giữ Huế và mặt trận phía Tây đánh vây hãm Tà Cơn, Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn bàn thảo nhiều về chọn hướng hoạt động: Khu Tây rừng núi hay khu Đông đồng bằng ven biển. Cuối cùng Thường vụ quyết định chọn khu Đông. Đây là một quyết định đúng đắn dũng cảm vì đánh địch ở đây sẽ thu hút kìm giữ nhiều địch, nhiều cơ hội diệt địch nhất là Mỹ, nhưng thọc vào đây trận chiến sẽ rất quyết liệt, nhiều khó khăn phức tạp, tổn thất cao... vì đây là khu vực phòng ngự then chốt chủ yếu trên tuyến đầu được địch tổ chức xây dựng vững chắc nhất, bố trí lực lượng đông mạnh nhất và cũng nhạy cảm nhất ở miền Nam... nhưng vì miền Nam ruột thịt, Thường vụ Đảng ủy trong đó có anh là nòng cốt dã dám chấp nhận gian khổ hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ, kết quả với sự lãnh đạo chặt chẽ, chỉ đạo sát sao, bảo đảm các mặt kịp thời cùng với sự nỗ lực của toàn đơn vị, Sư đoàn đã đứng vững hơn 4 tháng trong vòng vây của địch, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thu hút kìm giữ nhiều địch, diệt nhiều đại đội, tiểu đoàn, đánh thiệt hại một số chiến đoàn, lữ đoàn Mỹ, ngụy... đã được Mặt trận, các đơn vị bạn khen, Sư đoàn đã trưởng thành nhanh, vững chắc trong gian khổ quyết liệt. Gian khổ hy sinh lớn lao ấy đã trở thành dấu ấn sâu sắc trong đồng bào Bắc Quảng Trị. Nhớ hồi tháng 4 năm 2005, Đoàn Cựu chiên binh Sư đoàn 320 do đồng chí Sùng Lãm dẫn đầu vào Quảng Trị thăm chiến trường xưa. Đoàn đã thăm Tỉnh ủy và một số huyện ở xa như Cam Lộ - Hướng Hóa, còn huyện gần do Đoàn tự đi có cán bộ Tỉnh đội hướng dẫn. Ở đâu đoàn cũng được đón tiếp trân trọng ấm cúng thân tình. Tối trước ngày về, đồng chí nữ Bí thư Huyện ủy Gio Linh đến gặp trực tiếp mời đoàn về thăm Gio Linh. Chúng tôi xin lỗi vì ngày mai đã ra về. Chị nói: “Đồng bào Gio Linh chúng tôi biết ơn Sư đoàn 320 nhiều lắm, các anh đi qua không ở lại là có lỗi, đồng bào sẽ trách chúng tôi, nếu các anh cứ đi tôi sẽ cho quân ra giữ xe các anh lại”. Lời trách cứ ấy vừa nặng nghĩa nặng tình, vừa cởi mở thân thương, chúng tôi làm sao đi được, đoàn ở lại một ngày, sáng thăm Gio Linh, chiều thăm Vĩnh Linh. Qua câu chuyện được biết đồng chí Bí thư Huyện ủy đã từng là nữ du kích, phục vụ nhiều đơn vị Sư đoàn ở Lâm Xuân - Nhĩ Hạ - Phổ Con - Ngã Tư Sòng, chị kể nhưng rồi chị nghẹn ngào nói: “Quyết liệt lắm... các anh kiên cường lắm... đồng bào chúng tôi biết ơn các anh nhiều lắm...”.

   - Cuối chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, Sư đoàn đã cùng địa phương tiêu diệt tập đoàn dịch rút bỏ Tây Nguyên. Ai cũng mừng, có người liên hệ trận Dốc Giang - Sòng Cạn trong chiến dịch Tây Nam Ninh Bình tháng 10 năm 1953 nói: Anh có duyên đánh dịch rút lui, nhưng đâu có ai thông cảm nỗi lo lắng bức xúc trong anh mà mọi người chưa từng thấy ở anh khi nhận nhiệm vụ. Sau này anh nói, mình mừng có cơ hội diệt nhiều địch, nhưng rất lo trong tay chỉ nắm được 2 tiểu đoàn làm sao vây chặn hơn vạn quân địch đang rút lui có tổ chức, đại bộ phận sư đoàn đang hoạt động ở xa, nhanh nhất cũng bị mất 1-2 ngày mới về kịp, liệu có thể diệt gọn như mong muốn được không. Nỗi lo ấy khiến trên có phần gay gắt với anh khi giao nhiệm vụ: “Để địch chạy thoát là có tội với Tổ quốc, với nhân dân, với các chiến sĩ đã đổ máu hy sinh trên chiến trường mấy chục năm...”. Thực tế tất cả cũng đều vì trách nhiệm trước thời cơ lớn. Tuy vậy anh đã bình tĩnh, có quyết tâm đúng, có biện pháp tích cực vừa vây chặn dịch, vừa động viên bộ đội chạy bộ, vừa nỗ lực huy động mọi xe cơ giới lớn nhỏ của các bộ phận đón anh em về nên đã kịp thời vây diệt đại bộ phận địch ở Cheo Reo rồi nhanh chóng cơ động bộ đội phối hợp với bộ đội Phú Yên tiêu diệt khối đi đầu lọt lưới của địch đã bị chặn lại ở Quỹ Sơn, hoàn tất việc tiêu diệt tập đoàn rút bỏ Tây Nguyên của địch (được biết sau này anh Văn Tiến Dũng đã gặp anh Kim Tuấn trao đổi trên dưới thông cảm nhau).

   Tiếp đó một vấn đề lớn lại được đặt ra, xe pháo đi đường nào về giải phóng Phú Yên? Nếu theo đường vòng địch vẫn dùng thì phải đánh từ ngoài vào, dịch dễ co cụm về thị xã, trận chiến sẽ kéo dài. Sau trao đổi với công binh, anh đã có quyết định táo bạo giải phóng đoạn đường chết 7A từ Củng Sơn có thể đánh thẳng ngay vào thị xã sẽ tạo bất ngờ đánh nhanh diệt gọn. Đoạn đường này do ta phục kích đánh mìn nhiều, địch sợ bỏ không dùng nên có tên là đoạn đường chết. Anh bàn với công binh mở vệt bảo đảm an toàn cho các loại xe phương tiện lớn nhỏ, sau này củng cố tiếp. Anh trực tiếp đứng ra tổ chức và đôn đốc anh em làm. Sợ anh bị nguy hiểm, tôi đề nghị anh để chúng tôi làm, nhưng anh từ chối giao cho tôi nhiệm vụ tổ chức đưa các đơn vị vào vị trí tập kết, xe pháo sẵn sàng cơ động khi có lệnh. Kết quả đường chết được giải phóng trước thời hạn quy định, xe pháo vào chiếm lĩnh trận địa an toàn, chỉ trong 1 ngày ta làm chủ Phú Yên, 1, 2 ngày sau là truy quét cùng địa phương bảo dảm an ninh trong tỉnh. Tên chuẩn tướng Trần Văn Cẩm - phó tư lệnh quân khu 2 thoát chết ở Tây Nguyên về Phú Yên bị ta bắt làm tù binh, rất ngạc nhiên và khâm phục thấy ta đưa được xe pháo qua đoạn đường chết mà chúng không dám dùng.

  Ngoài cảm phục phong cách lãnh đạo chỉ huy của anh, tôi còn cảm mến tính ham hiểu biết của anh. Anh có thể trao đổi với bất cứ ai không câu nệ cấp bậc, chức vụ miễn là anh có thể thu nhận thêm những kiến thức, kinh nghiệm mà anh cần. Chính nhờ đó anh có những cải tiến thiết thực phục vụ chiến đấu, bảo quản khí tài: khi trên chiến trường ta sử dụng loại pháo lớn mới, anh đã sớm biết vận dụng đưa pháo lớn vào bắn trực tiếp trong đánh công sự vững chắc, vừa tiết kiệm đạn vừa tạo hiệu quả lớn; anh đã phát động bộ đội dỡ dây thép gai về làm đường dây trần (thông tin), thu hồi dây bọc về bảo quản dùng trong chiến đấu. Tôi nhớ hồi đầu năm 1965, một số anh em chúng tôi ở Cục Quân huấn được Bộ Tổng Tham mưu cử về dự hội thảo ở một sư đoàn bộ binh, với nội dung về tổ chức phòng ngự bờ biển ở Tiền Hải. Đến nơi mới biết anh là Tư lệnh Sư đoàn. Người cũ gặp nhau mừng vui, tôi và anh trò chuyện thăm hỏi nhau, khi biết tôi học ở Học viện Quân sự Trung Quốc về, anh tranh thủ tìm hiểu kinh nghiệm của bạn và những ý kiến vận dụng của tôi. Con người anh là thế.

   Chính nhờ tính ham tìm hiểu ấy, tôi thấy anh có tầm nhìn xa. Năm 1972, sau chiến dịch Bắc Tây Nguyên, Sư đoàn 320 chuyển về Gia Lai vừa củng cố lực lượng (lúc này sư đoàn chỉ còn 2 trung đoàn) vừa cùng địa phương đánh địch mở dân trên hướng đường 19 kéo dài, đường 14-20-21 (các huyện 4-5-6 tây nam Plei Ku). Thấy sư đoàn tập trung hoạt động trên đường 19 có ý kiến nêu: Nên đưa lực lượng hoạt động đều trên các hướng vừa phân tán đối phó của địch vừa hỗ trợ địa phương mở dân. Anh giải thích, lực lượng ta có hạn bổ sung cũng hạn chế, vì vậy trưóc mắt cần tập trung hoạt động dọc trục đường 19 nhằm diệt làm suy yếu nhanh lực lượng cơ động của địch, nhanh chóng mở rộng vùng giải phóng nam - bắc đường 19 nối liền vùng giải phóng Kon Tum - Gia Lai - Đắc Lắc - miền Đông Nam Bộ thành một dải, tạo thuận lợi cho vận chuyển chiến lược, đồng thời tạo thế uy hiếp Plci Ku khiến địch không ổn định, đưa quân đi đánh vừa phải lo quân giữ nhà. Thời cơ cho phép ta diệt cứ điểm lớn hoàn chỉnh khu giải phóng, sức phản ứng của địch hạn chế, ta đủ khả năng đối phó, nếu chúng thêm quân nơi khác về, lúc đó ta sẽ cơ động đánh địch ở đường 20 - 21 làm địch phải phân tán đối phó, ta càng có điều kiện giữ ổn định tình thế. Anh rất coi trọng mở đường quân sự làm gấp trong khu giải phóng, có kế hoạch nối thông với đường lâm nghiệp ra các dường 19, 14; trước mắt đỡ công vận chuyển, sau này cũng phải đánh lớn ở đây. Thực tiễn đúng như anh đã nghĩ, các hoạt động của Sư đoàn 320 các năm 1972-1974 đã là một bước chuẩn bị chiến trường tích cực cho đánh lớn vào năm 1975.

   Anh - con người điềm đạm, bình dị, chân tình, không quan cách được anh em cảm mến quý trọng. Suốt thời gian đánh Mỹ, anh dã cùng Sư đoàn gánh vác trách nhiệm nặng nề, chúng tôi thấu hiểu những nghĩa tình sâu nặng, công lao to lớn anh đã để lại cho Sư doàn. Riêng cá nhân tôi rất biết ơn những gì tốt đẹp anh đã dành cho tôi. Viết lại những dòng này như cảm thấy được sống lại những ngày hào hùng kháng chiến cùng anh, càng thấy thêm nhớ thương anh. Thấm thoát tôi đã ngoài tuổi 80, xa cách anh cũng hơn 30 năm rồi còn gì, nhưng hứa vói anh còn sống ngày nào còn vững một niềm tin như những ngày đã sống cùng anh, để không tủi thẹn khi gặp lại nhau sau này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2011
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 03:56:24 pm »

THIẾU TƯỚNG KIM TUẤN - NGƯỜI CHỈ HUY MẪU MỰC


Thiếu tướng NGUYỄN VĂN ĐÁC


   Tôi là Nguyễn Văn Đác, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu Thủ đô đã nghỉ hưu, tôi rất tâm đắc với đề xuất của các đồng chí, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu viết nên sử sách về tấm gương đạo đức và tài thao lược quân sự của đồng chí Thiếu tướng Kim Tuấn, người chỉ huy mẫu mực trong chiến đấu, mà các cấp cán bộ của Sư đoàn 320 hồi đó ai cũng kính phục.

   Với bản thân tôi, thời đó là cán bộ cấp tiểu đoàn đến cấp trung đoàn nên có một thời gian dài dược trực tiếp cùng đồng chí Kim Tuấn công tác và trong chiến đấu; đồng chí Kim Tuấn là người cán bộ nghiêm túc, giản dị, sâu sát.

   Tôi xin kể lại hai mẩu chuyện nhỏ, nhưng với tôi trong đời là bài học lớn mỗi khi nghĩ về đồng chí Kim Tuấn:

   1. Sau khi Sư đoàn 320 chúng tôi tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 ở đường 9 Bắc Quảng Trị lập được nhiều chiến công, nhưng cũng rút được nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng ý chí chiến đấu, về chiến thuật chiến đấu của các cấp từ trung, đại đội dến sư đoàn.

   Năm 1969, toàn sư đoàn ra Thanh Hóa để củng cố mọi mặt sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Trong công tác củng cố tổ chức xây dựng lực lượng, Sư đoàn 320 được thành lập tiểu đoàn đặc công nằm trong đội hình chiến đấu của sư đoàn. Chúng tôi được quán triệt: Sau bị thất bại trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, địch sẽ chốt giữ các điểm cao để khống chế mọi hoạt động của ta và tránh bị tiêu diệt. Để đối phó với địch, đập tan âm mưu chốt giữ điểm cao của địch, cán bộ chúng tôi được đi tập huấn ở Bộ Quốc phòng về cách đánh mới, với phương châm tư tưởng chỉ đạo tác chiến là: “Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt”. Để thực hiện phương châm tư tưởng tác chiến mới, các sư đoàn chủ lực thành lập tiểu đoàn đặc công để thực hiện luồn sâu, lót sẵn cùng lực lượng vây lấn tiêu diệt căn cứ dịch trên điểm cao.

   Tôi không còn nhớ cụ thể ngày tháng, chỉ biết là năm 1969 lúc đó sư đoàn còn đang đóng quân ở Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Tôi đang là Chính trị viên Tiểu đoàn 15 công binh của sư đoàn và đồng chí Trần Biền, Ban Quân báo của sư đoàn được đồng chí Kim Tuấn gọi lên giao nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt để thành lập Tiểu đoàn 19 đặc công của sư đoàn, trong vòng 3 tháng; sau đó đưa cán bộ ra Sơn Tây, Hà Nội để tập huấn kỹ, chiến thuật của bộ đội đặc công. Trong quá trình giao nhiệm vụ cho chúng tôi, đồng chí Kim Tuấn nói: “Tôi rất hiểu các đồng chí; đồng chí Đác thì ở công binh, đồng chí Biền thì ở cơ quan, nay về xây dựng đơn vị đặc công làm nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Thường vụ và Bộ Tư lệnh Sư đoàn tin tưởng ở các đồng chí”. Sau đó đồng chí Kim Tuấn giao nhiệm vụ cho các cơ quan sư đoàn: Hậu cần, Tham mưu, Chính trị khẩn trương bảo đảm mọi mặt nhanh nhất cho Tiểu đoàn 19 đặc công. Sau khi các cơ quan sư đoàn phát biểu, đồng chí Kim Tuấn chỉ thị cụ thể hơn cho chúng tôi thứ tự các việc phải làm; sau khi đến Thanh Hóa, Tiểu đoàn 19 đặc công sẽ đóng quân ở xã Định Hải, huyện Nông Cống. Việc đầu tiên là xác định vị trí đóng quân của tiểu đoàn, nhất là vị trí của tiểu đoàn bộ. Nói đến đây đồng chí Kim Tuấn nhắc luôn ba cơ quan sư đoàn, ngày mai Phòng Chính trị điều ngay cho Tiểu đoàn 19 một cán bộ tham mưu tác chiến, một trợ lý hậu cần và xoong nồi bảo đảm cho tiểu đoàn bộ. Tiểu đoàn bộ có ổn dịnh thì mới có nơi mà tiếp nhận cán bộ và cơ sở vật chất từ các nơi về. Quán triệt chỉ thị của đồng chí Tư lệnh Sư đoàn, hơn một tháng sau, cơ quan sư đoàn và chúng tôi đã hình thành được bộ khung của Tiểu đoàn 19 gồm: Bốn đại đội (hay đặc công gọi là A đội), mỗi đội có 4 mũi (gọi là 4 trung dội), dưới mỗi mũi là tổ chiến đấu hay gọi là tiểu dội. Riêng Tiểu đoàn bộ đã đầy đủ các bộ phận, Ban chỉ huy gồm đồng chí Trần Biền, Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Bính, Tiểu đoàn phó; đồng chí Đác, Chính trị viên; đồng chí Hảo, Chính trị viên phó; các trợ lý: tham mưu, chính trị, hậu cần đầy đủ và ai về đến đâu là giao nhiệm vụ, vào thực hiện đến đó. Sau khi tổ chức cán bộ đã cơ bản ổn dịnh, thực hiện chỉ thị của Tư lệnh Sư đoàn, chúng tôi chia nhau làm hai nhiệm vụ: Cán bộ quân sự ra Hà Nội, Sơn Tây tập huấn kỹ, chiến thuật của Binh chủng Đặc công, cán bộ ở đơn vị tiếp tục củng cố biên chế, nhận quân, nhận trang bị vũ khí, cơ sở vật chất. Sau ba tháng kể từ khi được đồng chí Tư lệnh Sư đoàn giao nhiệm vụ, tiểu đoàn đặc công của sư đoàn đã hoàn chỉnh và đi vào xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến dấu. Chúng tôi được sư đoàn chỉ dạo xây dựng thao trường trên đồi Ao Mè thuộc xã Công Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có địa hình tương đối sát với chiến trường để luyện tập. Những ngày hè oi ả và có đêm khuya mưa gió, giá lạnh, đồng chí Tư lệnh Kim Tuấn luôn gần gũi cán bộ, chiến sĩ để chỉ bảo, uốn nắn những thiếu sót khuyết điểm, ngay cả khi cán bộ ra Hà Nội, Sơn Tây tập huấn, đồng chí Kim Tuấn ra Bộ Quốc phòng công tác, cũng dành thời gian dến thăm anh em và căn dặn: “Đây là một cách đánh mới, yêu cầu phải tinh binh, tinh cán mới làm được, các đồng chí phải học tốt về mới ròn dược anh cm ở đơn vị, thời gian tập huấn không nhiều, các đồng chí phải tranh thủ học tập”.

  Trong suốt thời gian xây dựng cho dến khi đơn vị chúng tôi lên dường đi chiến đấu, đồng chí Kim Tuấn nhiều lần xuống kiểm tra đơn vị. Có lần đồng chí yêu cầu tôi báo cáo chất lượng cán bộ với nhiều nội dung, nhưng tôi nhớ nhất câu đồng chí hỏi: “Số cán bộ này có đồng chí nào không dám xung phong khi có lệnh?”. Thường vụ chúng tôi trả lời: “Thưa đồng chí Tư lệnh, chúng tôi đảm bảo 100% xung phong và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Đồng chí tươi cười bắt tay chúng tôi.

  Đến cuối năm 1970, đầu năm 1971, Tiểu đoàn 19 chúng tôi được vào chiến dấu ở đường 9, cụ thể là chúng tôi được tăng cường cho B5 dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh B5 do đồng chí Anh Độ làm Tư lệnh. Tiểu đoàn 19 đặc công được Phòng Đặc công của B5 trực tiếp giao nhiệm vụ. Tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, nhằm đánh bại quân Mỹ, ngụy đánh ra khu vực này để phá kho tàng, đường vận chuyển của ta từ Bắc vào Nam. Quân ngụy sẽ đi trước, còn phía sau trên đất Lao Bảo, Khe Sanh, đến Cam Lộ, Đông Hà dọc theo đường số 9 là quân Mỹ, nên chúng tôi có nhiệm vụ cùng với một số đơn vị khác đánh vào lực lượng Mỹ ở phía sau.

   Trận đánh đầu tiên của tiểu đoàn chúng tôi là một cụm xe tăng của Mỹ đóng ở Đồi Tròn (theo địa danh trong bản đồ). Theo yêu cầu phối hợp chiến dịch, công tác chuẩn bị rất khẩn trương, sau ba ngày đêm trinh sát nắm địch và phải nổ súng đúng thời gian quy định, chúng tôi đã tiêu diệt được 5 xe tăng, nhưng tổn thất của ta cũng lớn. Vì quá trình tiềm nhập tới hàng rào thứ ba, anh em dẫm phải mìn, pháo sáng tứ phía vụt lên, anh em phải chuyển sang cường tập, nhiều đồng chí phải nằm vắt người lên hàng rào để cho đồng chí khác vượt lên vào đánh trong trung tâm của căn cứ.

   Trận thứ hai trong chiến dịch này là Tiểu đoàn 19 đặc công được Bộ Tư lệnh B5 tăng cường cho Trung đoàn bộ binh 27 để vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt một lực lượng quân Mỹ đóng ở điểm cao 544 bắc Cam Lộ, Mỹ gọi điểm cao này là “Phu lơ”. Tiểu đoàn 19 chúng tôi được giao nhiệm vụ luồn sâu, đánh từ trong căn cứ đánh ra. Nhưng trong quá trình vây lấn, tấn, phá, địch ở đây không chịu nổi đã rút chạy bằng trực thăng và cũng là lúc kết thúc chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Tiểu đoàn 19 lại trở về với đội hình của sư đoàn để củng cố về mọi mặt. Thực hiện khẩu hiệu: “Đi lâu, đi sâu, đi đến thắng lợi hoàn toàn” của Đại hội Đảng bộ Sư đoàn, cuối năm 1971, Sư đoàn 320 do đồng chí Kim Tuấn làm Tư lệnh, đồng chí Phí Triệu Hàm làm Chính ủy được lệnh cơ động vào Tây Nguyên làm nhiệm vụ mới.

   Ở thời điểm ấy, khẩu hiệu: “Đi lâu, đi sâu, đi đến thắng lợi hoàn toàn” là khẩu hiệu hành động và thể hiện quyết tâm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Chắc chắn đồng chí Kim Tuấn và đồng chí Phí Triệu Hàm đã nhận được nhiệm vụ của Bộ, đưa sư đoàn vào Tây Nguyên. Sư đoàn 320 chúng tôi từ năm 1967 đến năm 1971 làm nhiệm vụ chiến đấu ở Đường 9 - Bắc Quảng Trị, thường đánh giặc theo mùa. Mùa khô thì từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh vượt qua sông Bến Hải vào đánh địch ở bắc - nam đường 9; mùa mưa lại rút ra củng cố, cứ như vậy và anh em nói với nhau là “Ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam”. Mặt khác cán bộ các cấp sau mỗi dịp đi công tác, được ít ngày ghé về thăm quê hương. Hậu phương và tiền tuyến không xa lắm, tin tức cập nhật thường xuyên. Nên khẩu hiệu: “Đi lâu, đi sâu, đi đến thắng lợi hoàn toàn” là sáng suốt, là đúng, là trúng và thực sự đã như vậy. Ở Tây Nguyên, chúng tôi tham gia nhiều chiến dịch, năm 1972-1973 và cuối cùng là chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh với trận đánh ngày 29 tháng 4 năm 1975 tiêu diệt căn cứ Đồng Dù và có Trung đoàn 64 được lệnh tiến về Dinh Độc Lập, nơi tổng hành dinh của địch, cùng hội tụ trong ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 1975.

  2. Năm 1977, đồng chí Kim Tuấn lúc đó là Tư lệnh Quân đoàn 3. Tôi là Chính ủy Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Trung đoàn 64 được tăng cường cho Sư đoàn 10 từ tháng 10 năm 1977 đánh địch lấn chiếm ở Sa Mát - Tân Biên. Đến tháng 12 năm 1977 thì về đội hình chiến đấu của Sư đoàn 320 làm nhiệm vụ tiến công địch trên hướng biên giới Tây Nam. Chúng tôi đánh từ biên giới cùng xe tăng cắt rừng thọc sâu chia cắt đường số 7 giữa Tâng và Kờ-rếch. Sau khi nhiệm vụ hoàn thành, Trung đoàn 64 chốt ở ngã tư Tâng theo dội hình chân kiềng (2 trên, 1 dưới). Trong lúc chúng tôi đang kiểm tra điều chỉnh lực lượng thì chỉ huy Tiểu đoàn 8 ở phía trước báo về: Đồng chí Kim Tuấn, Tư lệnh Quân đoàn đến. Tôi và đồng chí Trung đoàn trưởng đến Tiểu đoàn 8 thì đồng chí Tư lệnh Kim Tuấn đã ở đài quan sát của Tiểu đoàn 8 ở trên một ngôi nhà 2 tầng, đồng chí hỏi đồng chí Trung đoàn trưởng Vũ Côi: Các đồng chí chí cho tôi xem địch đối diện bên kia là những mục tiêu nào, vị trí chỉ huy và hỏa lực, xe tăng của nó. Đồng chí Trung đoàn trưởng báo cáo, sau đó đồng chí Tư lệnh nhắc nhở, các đồng chí nắm địch chưa chắc, phải nắm lại và phải có một đồng chí chỉ huy trực tiếp ở phía trước chỉ đạo nắm địch và xử lý các tình huống.

   Qua hai kỷ niệm trong tôi về đồng chí Tư lệnh Kim Tuấn là một cán bộ không những chỉ có đức dộ, nghiêm túc mà còn có tác phong sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể trong xây dựng huấn luyện và trong chiến đấu dù ở cấp sư đoàn hay khi là Tư lệnh Quân đoàn. Đạo đức, tác phong ấy giáo dục, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ của Sư đoàn 320 nói riêng và Quân đoàn 3 nói chung là cơ sở phát triển và trưởng thành.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 03:58:15 pm »

THIẾU TƯỚNG KIM TUẤN
TRỌN ĐỜI HY SINH CHO CÁCH MẠNG, CHO TỔ QUỐC


NGÔ KIM TUYẾT


   Tôi biết anh Kim Tuấn từ năm 1952 (tên khai sinh là Nguyễn Công Tiến, anh sinh năm 1927 tại xã Phúc Lâm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ năm 1946), sau khi thành lập Đại đoàn 320 được 1 năm. Sau chiến dịch Thu Đông 1952, đơn vị tôi được cấp trên giao nhiệm vụ đánh vào lực lượng đồn trú của Pháp ở Phát Diệm - Ninh Bình, tôi bị thương. Sau khi điều trị khỏi, tôi chuyển đơn vị từ Tiểu đoàn 1 sang Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 18 Đại đoàn 320), lúc đó anh Kim Tuấn là Tiểu đoàn trưởng.

   Trong chiến dịch Tây Nam Ninh Bình tôi được công tác gần anh hơn. Tiểu đội của tôi được tiểu đoàn sử dụng đi vũ trang trinh sát bảo vệ cho đoàn cán bộ của tiểu đoàn đi kiểm tra khảo sát thực địa. Tôi phụ trách tiểu đội đi cùng với đồng chí Kim Tuấn - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Di - Đại đội trưởng Đại đội 761, đồng chí Bùi Huy Bông - Chính trị viên Đại đội 761 và một số đồng chí khác.

   Dãy đồi dài, nằm trong tuyến phòng thủ của địch, con đường 59 đi từ quốc lộ 1 đến ngã ba Rịa rồi đi Nho Quan là nơi địch bố trí Sở chỉ huy ở dây và cũng tại đây chúng bố trí hỏa lực dày đặc. Địch khả nghi đã nổ súng về phía chúng tôi, một viên đạn đã trúng báng súng khẩu súng côn của anh Di, không có ai bị thương vong. Đêm kiểm tra khảo sát thực địa hôm đó đã giúp cho đoàn nói chung và tiểu đoàn trưởng nói riêng nắm chắc hơn tổ chức, bố trí, sử dụng lực lượng và hoạt động tác chiến của địch để đề ra kế hoạch tác chiến đúng đắn. Qua các trận đánh ở Trại Ngọc, Phủ Đồi, ngã ba Rịa, Kim Tân, Phố Cát, trận truy kích địch rút chạy ra quốc lộ 1..., anh Kim Tuấn đã chỉ huy đơn vị tiêu diệt được nhiều địch, chiến thắng giờn giã, ta hoàn toàn làm chủ thế trận. Trong mắt tôi, anh là người chỉ huy quân sự tài giỏi, có bản lĩnh chiến đấu vững vàng, trận đánh lên Phủ Đồi phía tây nam tỉnh Ninh Bình là một minh chứng: sau khi địch tổ chức tấn công vào lực lượng của ta ban ngày nhưng chúng cũng không tiến được bao nhiêu, tôi đến chúng lại co cụm về trên ngọn đồi (ta gọi là Phủ Đồi) cao khoảng 100m, núi đá vôi, cây cối rậm rạp. Tối đó, anh tổ chức lực lượng tấn công dịch; sau khi sử dụng các loại pháo bắn cấp tập vào đội hình dịch làm tê liệt sinh lực và hỏa lực của chúng, anh lệnh cho các mũi sử dụng lực lượng bộ binh tiến công. Khi pháo binh ngừng bắn cũng là lúc bộ binh đã hoàn toàn làm chủ trận địa, trận này địch bị thiệt hại nặng nề, chỉ trong vòng một giờ đồng hồ ta đã chiếm được diểm cao Phủ Đồi, tiêu diệt nhiều tên địch. Sau trận đánh, anh sử dụng một lực lượng đủ mạnh ở lại để củng cố trận địa và sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh, lực lượng còn lại anh cho lui về phía sau tổ chức liên hoan mừng chiến thắng, động viên tinh thần bộ đội, dưới ánh lửa bập bùng, trong khu rừng Cúc Phương (Vân Du) lại vang lên tiếng hát của các chiến sĩ Tiểu đoàn 884 Trung đoàn 48 với điệu xòe Thái quen thuộc được múa đi múa lại (inh noọng ơi, sao noọng òi...). Anh hòa vui cùng các chiến sĩ, anh bế bổng từng chiến sĩ văn nghệ, không phân biệt cấp trên, cấp dưới, làm cho đêm liên hoan đã vui càng vui và đầm ấm hơn, quên đi nỗi gian khổ hy sinh trong chiến đấu.

   Chiến dịch Tây Nam Ninh Bình kết thúc, đơn vị lại được lệnh mở chiến dịch giải phóng phòng tuyến sông Đáy. Trong đêm đông giá rét, hàng trăm chiếc thuyền nan được giao nhiệm vụ đưa đón các chiến sĩ qua sông. Mở màn chiến dịch là trận đánh bốt Hoàng Đan, rồi đến các bốt Kim Thanh, Kinh Khê, Phố Cà, Chùa Ông, Đục Khê, Yến Vĩ..., trong các trận đánh ta đều chiến thắng giòn giã, giải phóng và mở rộng vùng du kích; đồng bào phấn khởi đón bộ đội về ăn Tết cùng với gia đình.

  Đầu năm 1954, đơn vị được lệnh tiến sâu vào các vùng Chợ Cháy, Vân Đình, Hà Đông. Đêm 27 tháng 2 năm 1954, đơn vị được lệnh lao qua Quán Vòng tiến vào thôn An Thái, xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa - Hà Đông, địch nắm được kế hoạch quân ta di chuyển, chúng cho 2 tiểu đoàn Âu - Phi cùng xe, pháo, có máy bay yểm trợ bao vây lực lượng của ta nhằm tiêu diệt quân ta. Với 2 trung đội (Trung đội 2 và Trung đội 3) của Đại đội 761 Tiểu đoàn 884 và một trung đội pháo tăng cường của tiểu đoàn dã chiến đấu kiên cường suốt từ 5 giờ sáng dến 17 giờ chiều cùng ngày, ta tiêu diệt khoảng 300 tên dịch, chúng phải cho trực thăng đến để chở thương binh về Hà Nội. Trong trận này tôi đã bị thương gãy chân, khẩu K50 bị hỏng nặng, tôi bị địch bắt, chúng đưa tôi về nhà thương Đồn Thủy, sau đó đưa về nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội và giam ở đây. Đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, chúng trao trả tôi về với quân đội ta tại Quán Giỏ - Bắc Giang. Sau khi được trao trả, tôi được điều động về Trung đoàn 52 của Đại đoàn 320. Đến tháng 9 năm 1955, tôi được phục viên.

  Năm 1955, thành phố Hải Phòng được giải phóng, Trung đoàn 48 Đại đoàn 320 về tiếp quản Hải Phòng. Tôi ra sân bay Cát Bi, nơi sở chỉ huy của Trung đoàn 48 Đại đoàn 320 đóng quân để lấy giấy báo thương tật, gặp một số anh cm đồng đội, nhưng không gặp anh Kim Tuấn do anh bận đi công tác xa.

   Trở về với cuộc sống đời thường, tôi tiếp tục công tác ở địa phương; tuy không liên lạc qua lại, nhưng tôi vẫn dõi theo sự công hiến và trưởng thành của anh trong cuộc đời binh nghiệp (anh đã trưởng thành từ người chỉ huy trung đội đến Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn 3). Từ năm 1977 đến năm 1979 trên cương vị Tư lệnh Quân đoàn, anh chỉ huy Quân đoàn 3 bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại Cam-pu-chia. Năm 1979, một tin đau xót đã đến với tôi, anh Kim Tuấn đã hy sinh trên đất bạn Cam-pu-chia; tôi bùi ngùi thương tiếc anh, một cán bộ quân đội, một sĩ quan cao cấp đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc liên tục hơn 30 năm (1946-1979), tham gia đánh Pháp, Mỹ và quân Pôn Pôt. Với thành tích dó, anh đã được Đảng và Nhà nưóc tặng: Huân chương Quân công: (hạng Nhất, hạng Nhì), Huân chương Chiến công (hạng Nhì, hạng Ba) và truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, năm 1979. Thiếu tướng, Anh hùng, Liệt sĩ Kim Tuấn là tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau và là thần tượng của tôi trong cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp.

   Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày sinh của anh, tôi có bài viết này là nén hương thơm tưởng nhớ tới anh, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, đầy bản lĩnh và luôn dành tình thương yêu cho cán bộ và chiến sĩ. Cả Tiểu đoàn 884 luôn nhớ đến anh.

Hải Phòng, tháng 9 năm 2011
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 04:00:05 pm »

NHỚ MÃI ANH KIM TUẤN


TÚ HÀO


   Khi đến với Mặt trận Tây tiến, lớp cán bộ đại đội chúng tôi ngày ấy đa số còn ở tuổi dưới đôi mươi.

   Có người ở các đại đội độc lập rải rác khắp biên cương miền Tây, có người lại ở đơn vị tiểu đoàn, lâu lâu mới có dịp gặp nhau ngắn tại một cuộc họp do trung đoàn triệu tập.

   Ngoài mấy bậc văn nghệ sĩ mà tên tuổi sẽ còn được nhắc đến dài lâu, như nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây tiến bất hủ, như Doãn Quang Khải với khúc quân ca hùng tráng Vì nhân dân quên mình, hay như các họa sĩ Văn Đa, Quang Thọ, chiến sĩ Tây tiến thường vẫn nhắc đến Như Trang, Việt Hổ, Vạn Thắng...

   Phần tôi, tôi còn nghĩ tới một đồng đội nữa, một con người làm tôi nhớ mãi, dù ít khi được gần gũi trên trận địa hay trong sinh hoạt đời thường về sau này, đó là Kim Tuấn. Anh cùng lứa với chúng tôi.

   Trong mỗi con người, tôi cứ nghĩ đều có một đặc điểm, một nét duyên thầm, nếu được phát hiện hoặc đã bộc lộ ra thì khó có thể phai mờ qua thời gian và không gian. Xin lấy ví dụ về con người Kim Tuấn, từ nụ cười đến tính cách của anh.

   Gần 55 năm đã qua, hơn nửa thế kỷ, nụ cười rộng mở hết sức hồn nhiôn của anh vẫn hiển hiện trong trí nhớ của tôi. Mỗi lần có dịp nhắc đến anh, khi nói chuyện với chị Tú Khuê (vợ anh Kim Tuấn), tôi được biết đó cũng là ấn tượng không bao giờ nhạt nhòa đối với chị và đối với cả hai người con của chị.

  Cô con gái lớn, cháu Nguyễn Thị Thanh Hà đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ, hiện là Đại tá, Trưởng ban Công tác Phụ nữ Quân đội. Cháu thứ hai là Nguyễn Công Hiệu cũng là Đại tá quân đội công tác tại Cơ quan Bộ Quốc phòng. Chị Tú Khuê cho tôi biết: Các cháu Thanh Hà và Công Hiệu từ nhỏ lớn lên, đi học rồi ra làm việc trong lúc bố các cháu cứ biền biệt xa nhà, nhưng tính tình vẫn thừa hưởng được từ bố các cháu vốn rất thuần hậu.

  Theo suy ngẫm của tôi, nét thuần hậu dễ gần của Kim Tuấn đã để dành cho người thân, cho bạn bè, cho đồng đội. Trong con người của anh còn bộc lộ một tính cách khác rất nổi trội: Tính quyết đoán trong ứng xử, trong chỉ huy chiến đấu.

   Tôi nhớ mãi hồi chiến dịch Tây Nam Ninh Bình (1953), tôi đã trực tiếp chứng kiến cuộc hành quân tốc chiến của Tiểu đoàn Tiên Yên dưới quyền chỉ huy của Kim Tuấn, chỉ ít phút sau khi nhận được lệnh trực tiếp của anh Văn Tiến Dũng từ sở chỉ huy tiền phương Đại đoàn 320.

   Các đơn vị trong Tiểu đoàn Tiên Yên cấp tốc xốc lại hành trang, vừa chạy vừa chỉnh đốn hàng ngũ. Tiểu đoàn trưởng Kim Tuấn vượt ngay lên đầu hàng quân ra tận mặt đường cái Kim Tân đi Rịa để chỉ thị cụ thể, giao nhiệm vụ ngắn gọn cho cấp dưới với thái độ rất quyết đoán, lắp ghép được đơn vị nào đủ biên chế, trang bị xong là cho lệnh xuất phát ngay tức khắc...

   Tiếng súng lớn nhỏ nổ ran lên ở phía trước và sở chỉ huy tiền phương đã nhận được qua máy bộ đàm với giọng nói trầm tĩnh quen thuộc của Kim Tuấn: “Báo cáo, Tiểu đoàn Tiên Yên vừa hoàn thành xong nhiệm vụ”.

   ... 22 năm sau.

   Ngay sau khi nghe tin chiến thắng Buôn Ma Thuật mở dầu chiến dịch Tây Nguyên lịch sử, được biết Bộ chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm đánh tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy và lực lượng sử dụng gồm Sư đoàn bộ binh 320 được tăng cường, chúng tôi đều hết sức vui mừng. Riêng tôi như có linh tính mách bảo, tôi vững tin là anh Dũng, Tư lệnh Đoàn A.75 (là cơ quan dại diện Quân ủy Trung ương và tiền phương Bộ Tổng Tư lệnh ở chiến trường miền Nam) đã giao cho Kim Tuấn nhiệm vụ “băng rừng, cắt dường giao thông và chặn đánh, buộc địch ùn lại ở cả hai phía đông - tây”. Y hệt như 22 năm trước, Kim Tuấn đã từng một lần nhận mệnh lệnh tương tự của anh Dũng...

   Tôi đã có dịp được hỏi anh Dũng về chuyện đó và anh xác nhận đúng vậy. Trong hồi ký của mình, anh Dũng có viết: “... Sư đoàn 320 sau khi nhận lệnh đã hành quân cấp tốc trong đêm 16 tháng 3. Sáng 17 tháng 3 năm 1975, một đơn vị đã nhanh chóng băng qua rừng, cắt đường số 7, chặn được quân địch ở phía đông Phú Bốn... 16 giờ ngày 17 tháng 3, đơn vị tiếp theo của Sư đoàn ra tới đường 7, chặn dánh quân dịch ở đông nam Cheo Reo 4km... Cuộc đuổi đánh quân địch đã kết thúc thắng lợi... Ta dã tiêu diệt gọn tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 ngụy...” (trích “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” - Đại tướng Văn Tiến Dũng - Nxb Chính trị quốc gia, H. 1996).

  Vị tướng quân tư lệnh một quân đoàn chủ lực lừng danh, người liệt sĩ Anh hùng quân đội Kim Tuấn mãi mãi là đồng đội thân thiết của Tây tiến, “đoàn binh không mọc tóc” của chúng ta!
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 04:01:36 pm »

THỬ LỬA TRẬN ĐẦU


LÊ DUY


    Đầu  tháng 12 năm 1946, tình hình hết sức khẩn trương căng thẳng, quân Pháp đã đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn (tháng 11) và đang khiêu khích ở Hà Nội.

   Tại bến xe điện Hà Đông, có 3 anh bộ đội đúng hẹn gặp nhau. Đó là Nguyễn Công Tiến (tức Kim Tuấn), Lê Huy Luyện (tức Lê Duy) và Bùi Công Khánh (tức Quách Hùng), những học viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1 vừa tốt nghiệp ra trường, trên đường về nhận công tác ở Trung đoàn 35 thuộc Khu 2. Cả ba đều được điều động về Tiểu đoàn 60 ở Hòa Bình, lúc này đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

   Đến đơn vị vào sáng hôm sau, biết là những học viên võ bị, Tiểu đoàn trưởng giao cho soạn thảo một chương trình huấn luyện lính mới, trình duyệt ngay vào cuối giờ làm việc buổi chiều. Với sự thu nhận kiến thức ở trường, cùng tài liệu mang theo trong đó có cả cuốn “Ghi nhớ của người cai” bằng tiếng Pháp, ba anh em nhanh chóng thống nhất và nộp “quyển” vào lúc 15 giờ. Tiểu đoàn trưởng rất khen và giao luôn cho cả ba người bắt tay thực hiện, khẩn trương huấn luyện các trung đội tân binh vừa tuyển. Bước đầu mới ra trường, được như vậy, thật đáng phấn khởi.

   Sau khi quân Pháp nống ra chiếm đóng tuyến sông Đáy, Quách Hùng ở lại Tiểu đoàn 1, Lê Duy được cử về làm Đại đội trưởng, Kim Tuấn làm Đại đội phó Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 60 đóng tại Pheo. Các nhiệm vụ đóng cọc trên sông Đà, ngăn ca-nô địch ngược Hòa Bình, phá hoại đường số 6... đều hoàn thành chu đáo.

   Tháng 10 năm 1947, quân Pháp tiến công Việt Bắc. Chúng nhảy dù chiếm Phương Lâm, thị xã Hòa Bình. Tiểu đoàn 60 nhận nhiệm vụ bám đánh địch ở Phương Lâm, án ngữ Dốc Cun, bảo vệ các cơ quan tỉnh sơ tán ở các thung lũng quanh vùng.

   Sau khi đi khảo sát, thấy trận địa phòng ngự khá dài mà đại đội không có phương tiện chỉ huy, nên Lê Duy và Kim Tuấn tổ chức lại thành từng tổ, chọn những anh em gan dạ, khỏe mạnh đưa ra phía trước và các vị trí xung yếu. Súng máy đặt bắn chéo cánh sẻ. Các quả đạn pháo 70 ly của Nhật nhặt được ở sông Đà được lắp kíp và chôn thẳng đứng, ngăn bước tiến xe cơ giới địch. Đại đội chỉ huy chung và đặt chòi quan sát, quy định hiệu lệnh báo động là bắn 3 phát súng trường.

   Bộ đội sau mấy tháng ở rừng, lác đác một số anh em mắc bệnh sốt rét. Có nhiều ca sốt rét ác tính, quân số giảm. Đại đội phó Kim Tuấn phải lo nuôi quân, tổ chức một trạm xá ở phía sau.

   Trong khi chờ dịch đến, đại đội tranh thủ củng cố công sự. Các tổ có ụ chiến đấu khá chu đáo, lại bố trí thêm nhiều ụ dự bị bám dọc trục đường theo kiểu liên hoàn. Sáng kiến buộc đạn pháo 70 ly vào đầu ống nứa để khi ném xuống cắm đầu mà nổ được thử nghiệm thành công. Tiểu đoàn đi kiểm tra rất vừa ý, lại tăng cường lựu đạn để có thêm dự trữ.

   Một đêm mùa đông năm 1947, tổ nuôi quân đi phát cơm nắm cho các tổ chiến đấu phát hiện có địch, liền nổ 3 phát súng. Đài quan sát bị sương mù dày dặc cho mắt, không thấy địch nhưng cũng bắn theo. Có tiếng người kêu: “Bộ đội đừng bắn, chúng tôi là tù binh bị địch đẩy đi trước. Bọn Pháp đi ở phía sau đấy!”. Đại đội để cho số đồng bào bị địch bắt đi phu qua khỏi, rồi nổ súng vào các toán địch. Tiếng moóc-chiê, súng trường, tiểu liên, trung liên, lựu đạn nổ liên chi hồ diệp. Rừng núi âm vang từng hồi. Cây cối đổ rào rào. Có tiếng xe cơ giới của địch lên Dốc Cun. Để cho dịch đến gần, các tổ mới nổ súng. Địch công kênh nhau trèo lên ta-luy đánh vào sau lưng ta. Suýt nữa thì một tổ chiến đấu bị chúng bắt sống.

   Cuộc chiến đấu kéo dài từ 10 giờ dến 14 giờ. Địch chỉ tiến lên được hai phần ba dốc. Một xe cơ giới bị nổ tung vì đạn pháo 70 ly chôn ở mặt đường. Một khẩu đội moóc-chiê tan xác vì đạn pháo 75 ly buộc đầu ống nứa ném xuống bằng tay. Thịt xương quân địch văng lên các cành cây, bên bờ suối. Cuối cùng, chúng phải rút chạy, để lại nhiều xác chết. Bộ đội tuy mới đánh trận dầu nhưng rất hăng say, bám theo truy kích địch.

  Đêm hôm đó, đồng bào Phố Cun trở về, phấn khởi thấy nhà cửa, của cải còn nguyên vẹn. Dân phố ủng hộ bộ đội một bữa cháo gà và vịt bầu ngay tại công sự chiến đấu. Cũng đêm hôm dó, hổ về gầm thét vang cả khu rừng vì đánh hơi thấy thịt người.

  Năm ngày sau, Lê Duy được tiểu đoàn gọi lên dỉnh Dốc Cun đón cấp trên về thăm. Rất phấn khỏi vì vị Chỉ huy phó Chiến khu 2 xuống kiểm tra đơn vị lại là người thầy kính mến của Lê Duy và Kim Tuấn ở Trường Võ bị Trần Quôc Tuấn khóa 1: Thầy Vương Thừa Vũ.

   Ngay tại mặt đường, thầy Vũ biểu dương bộ đội vừa đánh thắng dịch. Sau đó, thầy bảo đưa đi xem các vị trí chiến đấu. Thầy rất vui lòng thấy kế hoạch bố trí chặt chẽ trong điều kiện lực lượng và vũ khí hạn chế. Thầy hứa cấp thêm một khẩu trung liên cào cào cùng một số lựu đạn và bảo Lê Duy phải bố trí thêm một tổ chiến đấu ở dưới ngã ba Chăm để phát hiện địch từ xa, đề phòng chúng lợi dụng đường rừng đánh tập hậu.

  Một tháng sau, địch lại đánh lên. Đúng như phán đoán của thầy Vũ, địch cho một trung đội lê dương có người địa phương dẫn dường từ làng Mát đánh tập hậu vào đại đội bộ. Nhờ có sự bổ khuyết của thầy Vũ, nên bộ đội đã sẵn sàng. Địch bị chặn lại ở chân dốc. Bị đánh phủ dầu, địch phải rút theo đường cái, lại bị các tổ chiến đấu bám đường đánh xuống. Nhiều tên bỏ xác tại trận.

  Dốc Cun là một mục tiêu nhức nhối của quân Pháp, cũng là nơi dịch nếm mùi thất bại. Dốc Cun cũng là trận thử lửa đầu tiên của Đại đội 1 và của hai cán bộ chỉ huy đại dội vừa tốt nghiệp ở trường ra.

   Năm 1948, Đại đội 1 được Chiến khu 2 khen thưởng. Đại đội trưởng Lê Duy được thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì, Đại đội phó Kim Tuấn được thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng Ba.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #28 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 04:02:54 pm »

ANH HÙNG LIỆT SĨ KIM TUẤN
(Tức Nguyễn Công Tiến)


LÊ DUY


   Kim Tuấn gặp tôi lần thứ nhất ở tiền phương Bộ ở Tân Sơn Nhất khi ấy anh là Quân đoàn trưởng Quân đoàn 3 nhận nhiệm vụ tiến công hướng Công Pông Chàm lên Bát Tam Bang, còn tôi là đại diện Binh đoàn 14 cùng Bộ Tư lệnh Công binh bảo đảm cho Sư đoàn 15 (công binh chiến lược) mở đường thắng lợi và huy động 60 xe ô tô để chuyển quân sau khi mở đường...

  Lần thứ hai, tôi gặp anh tại tiền phương Bộ (ở Phnôm Pênh) khi đồng chí Lê Đức Anh giao nhiệm vụ cho Tư lệnh Quân đoàn 3 tiến công vào sào huyệt cuối cùng của bọn diệt chủng và giao cho Sư đoàn 15 công binh nối dài sân bay Bát Tam Bang, để phi cơ hạ cánh.

  Đồng chí Nguyễn Ất, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 15 bị ốm phải đi bệnh viện. Bộ giao nhiệm vụ trực tiếp cho tôi chỉ huy Sư đoàn 15 nối dài sân bay. Kim Tuấn hỏi tôi có khó khăn gì thì gặp Bộ Tham mưu Quân đoàn 3, anh sẽ giao cho Tham mưu trưởng Quân đoàn hợp đồng cụ thể giúp sức thêm.

   Chúng tôi bàn cách thực hiện: về kỹ thuật, giao cơ quan Sư đoàn 15 vạch kế hoạch, lấy nhân lực của một trung đoàn công binh, kết hợp thủ công với xe máy, với máy đào, máy ủi, xe lăn của Quân đoàn 3; vật tư dựa vào nguồn sẵn có, do khai thác làm sân bay trước đây còn để lại.

  Sư đoàn quan hệ với chính quyền Bát Tam Bang quy hoạch ruộng đất để mở đường bay, phục hồi đường sắt, cầu đường để vào rừng khai thác lấy gỗ, đá, than củi vận chuyển xi măng, nhựa đường phục vụ việc xây dựng sân bay. Kết quả sau một thời gian ngắn, công trình đã hoàn thành tốt đẹp.

  Tiếp đó, Sư đoàn 15 tổ chức bảo vệ tuyến đường Quân đoàn 3 vào Pai-lin, Poi-pét. Lúc này một sự việc đau xót đã xảy ra trên đường hành quân của quân đoàn. Bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ry mua chuộc một số lính Cam-pu-chia, nhân lúc Tư lệnh Quân đoàn xuất phát không dùng thiết giáp và xe tăng yếm hộ, để hành dộng. Chính tên lính Cam-pu-chia gác đường đã bắn B40 trúng vào xe của Tư lệnh Quân đoàn, làm cho Thiếu tướng Kim Tuấn bị thương nặng rồi hy sinh.

   Tôi đã lặng người đi vì thương tiếc khi nhận được tin này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 04:04:18 pm »

NHỚ MÃI NGƯỜI CHỈ HUY ANH HÙNG


TUẤN LỢI


   Trong danh sách tuyên dương các cá nhân và đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Hội đồng Nhà nước tặng thưởng ngày 22 tháng 12 năm 1979 có liệt sĩ Nguyễn Công Tiến quê ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Sơn Bình. Đó chính là vị chỉ huy xuất sắc Kim Tuấn, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Tây Nguyên anh hùng.       

   Tôi gặp anh lần đầu vào ngày 10 tháng 1 năm 1979, trong buổi gặp mặt giữa đồng chí Chia Xim (hiện nay là Chủ tịch Quốc hội Cam-pu-chia) với đại diện lực lượng nổi dậy của bạn tại Bộ Tư lệnh tiền phương của Binh đoàn. Đồng chí Kim Tuấn kể cho chúng tôi biết về sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội tình nguyện Việt Nam và lực lượng nổi dậy Cam-pu-chia trong chiến dịch giải phóng vùng Đông Bắc Cam-pu-chia, nhất là về trận vượt sông Công Pông Chàm tháng 1 năm 1979.

   Dưới sự chỉ huy của anh, Binh đoàn Tây Nguyên nổi tiếng về lối đánh chính quy hiệp đồng binh chủng: nhanh, mạnh, dứt điểm và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật chiến trường. Những cán bộ, chiến sĩ sống và chiên đấu bên anh còn nhắc mãi chuyện về tính kỷ luật chiến trường của người chỉ huy luôn luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên hết. Dạo ấy vào một ngày nắng như đổ lửa, hành quân gần 30km qua tỉnh Công Pông Chàm, dưới trời mùa khô, cơn khát tưởng như có thể đốt cháy con người. Đơn vị vượt qua một làng nhỏ không một bóng người, vì lúc bấy giờ nhân dân còn đang kẹt trong các khu rừng sâu do bọn Pôn Pốt canh giữ. Một chiến sĩ trẻ của tiểu đoàn X, Sư đoàn 10 tranh thủ hái mấy quả quýt ăn cho đỡ khát. Biết việc này, anh lệnh cho cả tiểu đoàn dừng lại giữa trời nắng chang chang yêu cầu chiến sĩ vi phạm kỷ luật đào một hố đất sâu để vùi những quả quýt ấy. Nhìn tấm lưng ướt đẫm mồ hôi, cặp môi khô và nhất là ánh mắt hối hận, ngượng ngùng của chiến sĩ ấy, anh Tuấn như không ghìm được lòng mình nữa. Chờ người chiến sĩ vùi xong xẻng đất cuối cùng, anh ôm chầm lấy người chiến sĩ đó như muốn nói rằng, chính anh cũng đang bị cơn khát giày vò như từng người lính, nhưng kỷ luật chiến trường, kỷ luật quân dân buộc mỗi người phải hành dộng đúng.

  Anh Tuấn tâm sự, là người chỉ huy cao nhất của một hướng tiến công ở vùng Đông Bắc này, tôi thấy bất kể lúc nào cũng phải rèn luyện cho chiến sĩ ta giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

  Trong một chuyến công tác khác vào tháng 2 năm 1979, tôi đi cùng anh Tuấn và đồng chí Bu Thoong (hiện nay là Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Cam-pu-chia) trên một chuyến máy bay lên thẳng. Khi về đến Phnôm Pênh, đồng chí Bu Thoong yêu cầu bay chậm trên bầu trời vài vòng để các anh quan sát. Có thời cơ, tôi lấy máy ảnh chụp toàn cảnh Thủ đô đất nước Chùa Tháp xinh đẹp đã bị bọn Pôn Pốt tàn phá man rợ. Anh Tuấn bảo tôi ngồi lên hai đầu gối anh rồi anh ôm lấy tôi để tôi nhoài người ra đưa máy ảnh qua cửa sổ máy bay chụp cho rõ.

   Tháng 3 năm 1979, đồng chí Trưởng đoàn chuyên gia Thông tấn xã Việt Nam giúp Thông tấn xã Cam-pu-chia, thông báo cho chúng tôi một tin đột ngột: Anh Tuấn đã hy sinh trong khi kiểm tra chiến trường ở tỉnh Bát Tam Bang; đồng chí hãy chọn phim, phóng một số ảnh của anh gửi về cho gia đình và đơn vị. Quá bất ngờ, tôi bật khóc và đồng chí Trưởng đoàn cũng sụt sùi. Làm sao cầm được nước mắt khi một con người giàu tình nghĩa với đồng đội, một tấm gương tận tụy với sự nghiệp quốc tế cao cả, một vị chỉ huy tài năng đã vĩnh viễn đi xa.

  Trong lễ truy diệu anh, đồng chí Bu Thoong nghẹn ngào: “Anh Kim Tuấn không chỉ là tấm gương sáng cho bộ đội Việt Nam mà còn là tấm gương sáng cho bộ đội Cam-pu-chia chúng tôi. Máu anh và máu của biết bao người con Viột Nam ưu tú đã đổ xuống trên đất nước Ăng Ko, sẽ tô thắm cho tình đoàn kết quốc tế, làm bền chặt thêm sự gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM