Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:55:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chân dung vị tướng anh hùng, liệt sĩ Kim Tuấn  (Đọc 2387 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 02:19:31 pm »

BỐ VẪN LUÔN Ở BÊN CHÚNG TÔI


Đại tá, Tiến sĩ NGUYỄN THỊ THANH HÀ*
 

   Đến hôm nay bố tôi đã “đi xa” tròn 33 năm, nhưng hình ảnh của ông, những dấu ấn của ông vẫn hàng ngày, hàng giờ hiện hữu thật gần gũi, luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng có sức ảnh hưởng to lớn, định hướng mỗi chúng tôi (các con, cháu của ông) trong từng bước đi hướng về phía trước, tiếp bước con đường ông đã lựa chọn, góp phần bảo vệ những thành quả, những mục tiêu cả cuộc đòi ông đã cống hiến, đã phải đổ máu và hy sinh.

   Ở độ tuổi tôi, lớn lên trong thòi kỳ đất nước có chiến tranh, cả nước ra trận, hướng về tiền tuyến, cũng giống những người con khác có bố là bộ đội, thời gian chúng tôi được sống với bố thật là ít ỏi; riêng đối với chị cm tôi, từ lúc nhận biết được về bố cho đến lúc ông hy sinh, có lẽ thời gian chỉ được tính bằng một số ít ỏi của tháng, ngày cộng lại. Nhưng một điều kỳ lạ là những người thân trong gia đình, họ hàng đều nói ở chúng tôi có dáng dấp, những phẩm chất và nét tính cách của ông. Điều này chỉ có thể lý giải, có lẽ là tuổi thơ của chúng tôi cho đến khi trưởng thành, chúng tôi thường xuyên phải xa cả bố và mẹ, bố tôi liên tục đi chiên đấu trên các chiến trường, mẹ tôi ở lại Hà Nội làm việc, sau đó lại đi học xa nâng cao trình độ, 2 chị em chúng tôi bắt đầu bước vào tuổi cắp sách đến trường thì đã phải đi sơ tán xa mẹ, vì vậy mọi sự chỉ bảo, dạy dỗ của bố, mẹ dành cho chúng tôi chủ yếu đều là qua các bức thư. Đến giờ phút này, có nhiều lời dặn dò chỉ bảo của bố tôi vẫn còn in đậm dấu ấn trong lòng tôi, những việc bố đã làm, tình cảm, sự quan tâm của bố dành cho tất cả mọi người, từ những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng đội, đến những người thân cận, gần gũi với bố luôn là những bài học đầy ý nghĩa có sức ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành nhân cách của chúng tôi, chi phối đến cách nhìn nhận, xem xét, giải quyết từng sự việc, ảnh hưởng đến cách ứng xử của chúng tôi trong mọi mối quan hệ, để lại những dấu ấn đậm nét trong từng bước trưởng thành của chúng tôi sau này.

   Tôi vẫn còn nhớ, mặc dù bố tôi rất bận công việc, nhưng trong ký ức tôi, ông là người luôn chu đáo, quan tâm đến mọi người, không nề hà làm bất cứ một công việc gì, từ những việc nhỏ nhất. Thời điểm chiến tranh chống Mỹ chưa xảy ra, lúc đó tôi còn nhỏ xíu, mỗi khi bố tôi về nhà, cứ chủ nhật đến bố tôi đều cố gắng thu xếp thời gian, dẫn hai chị em chúng tôi đi chơi vườn Bách Thảo, hướng dẫn để chúng tôi nhận biết về thiên nhiên hoặc dẫn chúng tôi ra Hồ Tây hóng mát, để cảm nhận thấy sự bình yên của Hà Nội trong hòa bình của những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX. Biết món lươn rất bổ cho con trẻ, bố tôi thường tự tay mổ lươn để chế biên món ăn cho con, dạy con biết kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn, không được tò mò việc của người khác, không được tham lam, biết chia sẻ với bạn bè cùng lứa. Một dấu ấn mà tôi không thể quên được, khi tôi bước vào tuổi dậy thì, bài học đầu đời giúp tôi chuẩn bị đón nhận và biết cách xử lý khi thấy có sự biến đổi về tâm, sinh lý của tuổi dậy thì lại do chính bố tôi hướng dẫn. Lúc ấy đang chiến tranh, mẹ tôi đi học xa, trong một lần bố có việc ra họp tại Bộ Quốc phòng để chuẩn bị cho một chiến dịch mới, bố đã giúp mẹ hướng dẫn chỉ bảo tôi, từ những kinh nghiệm tưởng như đơn giản nhất.

   Bố tôi cũng rất quan tâm đến việc dạy con tính tự lập, phải biết thích nghi với mọi môi trường, hoàn cảnh. Lúc chúng tôi còn nhỏ, hai chị em tôi đứa không thích món ăn này, đứa không thích món ăn kia, nhưng bố đã khuyên và dạy chúng tôi cần tập và phải ăn được tất cả các loại thức ăn, vì theo bố, nêu không sau này sống trong tập thể sẽ khó hòa nhập như vậy sẽ khổ và luôn bị đói. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ xảy ra lúc tôi mói 7 tuổi, em tôi mới hơn 4 tuổi, lúc ấy mẹ tôi muốn các con đi sơ tán theo bà ngoại (hai chị em tôi là “con đầu cháu sớm” của ông bà ngoại tôi, ông bà ngoại tôi đều xuất thân từ gia đình tư sản Hà Nội, có nhiều điều kiện nên rất chiều cháu) nhưng bố tôi sợ con cái được chiều chuộng quá sẽ sinh ỷ lại, khó cứng cáp nên người và đã quyết định cho chúng tôi đi sơ tán với ông bà nội cùng 6 cm nhỏ khác là con của các cô, các chú em bố tôi. Chính từ những ngày này, mặc dù tôi còn nhỏ tuổi, sinh ra trong gia đình chỉ có 2 người con, nhưng đã được làm người chị lớn tuổi nhất trong số các cháu của ông bà nội. Từ đây, trong tôi đã hình thành những phẩm chất của người chị cả, biết quan tâm, quán xuyến, chăm lo cho các em, và cũng từ hoàn cảnh như vậy, tính chu đáo, nhường nhịn và có trách nhiệm trong mọi công việc (như theo lời mọi người nhận xét) đã tạo nên phẩm chất bên trong con người tôi.

   Đến giờ phút này, khi tôi đang tham gia làm công tác phụ nữ trong quân đội, nhìn lại những việc ông dã làm cách đây năm chục năm, với gia đình, với mẹ tôi và con gái của ông, tôi vẫn thầm cảm phục ông với những quan điểm tiến bộ, vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ. Thời ấy cách đây hơn nửa thế kỷ, chưa hề có quy định nào về việc kế hoạch hóa gia đình, thế mà bố mẹ tôi dã thống nhất với nhau chỉ sinh 2 con. Bố tôi biết rằng mình không có điều kiện ở gần gia đình, không có điều kiện giúp vợ chăm sóc, nuôi dạy con cái, và với quan điểm đã sinh con thì phải có trách nhiệm nuôi con đến nơi đến chốn, phải dạy con trở thành những người có ích cho xã hội, chính từ quyết định này nên sau này mẹ tôi mới có điều kiện đi học tập để trở thành một bác sĩ, có cơ hội để phấn đấu trở thành một giám đốc bệnh viện, được phát huy mọi khả năng, đóng góp được nhiều cho xã hội đến tận lúc tuổi nghỉ hưu. Đối với tôi là con gái, cũng như các em gái của ông, bố tôi luôn thể hiện sự quan tâm cụ thể hơn, chu đáo hơn so với con trai và các em trai của mình. Tôi nhớ mãi, thời đó đất nước còn khó khăn, tất cả hàng hóa nhu cầu thiết yếu hàng ngày đều phải phân phối, tôi bước vào tuổi thiếu nữ mà quần áo một năm chỉ được mua một bộ, phụ nữ thời đó tất cả đều mặc quần lụa hoặc quần phíp, rất dễ bị bục rách, hàng ngày tôi đi học bằng xe đạp nên gấu quần thường xuyên bị xích xe cắn nát, phải khâu vá chằng đụp. Bố tôi ở xa không có điều kiện về, nhưng đã thấu hiểu sự khó khăn của con gái, ông đã nhờ một người bạn chiến đấu viết thư cho bác gái ở nhà đang công tác tại một “cửa hàng mậu dịch”, có điều kiện hơn, ưu tiên bán cho con gái một miếng vải may quần, chiếc quần được may thêm lần đó đã là cứu cánh cho tôi trong lúc quần tôi rách nát, ấn tượng đó đọng mãi trong tôi cho đến tận bây giờ. Đối với các em gái của bố tôi, khi nào có điều kiện, ông cũng ưu tiên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo cho các cô cảm giác có bàn tay vững chãi của người anh trai che chở, nâng đỡ.

  Sự quan tâm của bố tôi không phải chỉ dành cho người thân trong gia đình, mà cả với bạn chiến đấu, với cấp dưới. Tôi đã được nghe kể lại rất nhiều câu chuyện về bố tôi qua anh em đồng đội, bạn bè thân thiết của ông, để hiểu thêm về con người của ông, nhưng đấy là những lời kể lại, còn với chúng tôi, cũng đã cảm nhận về đức tính này của ông trong những đợt ông về họp hay công tác gần nhà. Mỗi lần về, mặc dù thời gian không nhiều, nhưng bao giờ bố tôi cũng sắp xếp thời gian đi thăm gia đình các bạn chiến đấu không có điều kiện ra công tác, đi thăm gia đình từ chú lái xe đến chú công vụ đi theo mình, khi có điều kiện giúp đến đâu, bố tôi cũng cố gắng làm hết khả năng của mình đến đấy. Tôi vẫn nhớ, có một chú lái xe cho bố tôi tên Hai, quê ở Thái Bình, chú xây dựng gia đình được mấy năm mà vẫn không có con, do đi công tác miết, không có điều kiện được về nhà. Trong một lần ra Hà Nội công tác, bố tôi đã thu xếp để chú đón vợ lên, tổ chức một chuyến đi nghỉ cùng với gia đình tôi, để cô chú cũng được nghỉ ngơi, đồng thời cũng là cơ hội để được gần nhau. Từ chuyến đi nghỉ đó, cô chú đã sinh được con và đến bây giờ, con cái của cô chú đề huề và đều đã trưởng thành. Với những tình cảm và sự quan tâm của bố tôi, đã để lại những dấu ấn không phai trong lòng mọi người, đến giờ phút này, hơn 30 năm đã trôi qua, nhưng cứ mỗi năm, đến ngày giỗ ông, rất nhiều đồng đội cùng một thời gian khó vẫn luôn nhớ tới ông, người ở gần trực tiếp đến thắp nén hương, người ở xa gọi điện hỏi thăm, tất cả tình cảm đó đểu xuất phát từ tình cảm chân thành của mỗi người mà gia đình chúng tôi rất trân trọng.

   Suốt chiều dài các cuộc chiến tranh, những cuộc về thăm gia đình của bố tôi chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay, mỗi lần về nhà bao giờ cũng kết hợp với một công việc nào đó do Bộ triệu tập, mỗi lần bố tôi về dều gắn liền với một kỷ niệm không bao giờ quên. Thời gian chúng tôi đi sơ tán cùng ông bà nội, mỗi khi về Hà Nội công tác hay hội họp, bố đều tranh thủ thời gian lên nơi chúng tôi sơ tán để thăm ông bà nội và các con, thường bố tôi tranh thủ về vào lúc nửa đêm, chỉ có thể dành được thời gian 1-2 tiếng rồi lại phải đi ngay, chúng tôi được đánh thức vào lúc nửa dêm, chưa kịp hết ngái ngủ thì đã đến giờ bố phải đi... Một lần, vào năm 1969, lúc tôi 12 tuổi, em tôi 9 tuổi, một nỗi đau mà cả dân tộc Việt Nam không ai có thế quên, Bác Hồ ra đi mãi mãi, cả nước tiếc thương, cả nước để tang Bác, chúng tôi tuy ở nơi sơ tán xa xôi, nhưng ai cũng được đeo một băng tang đcn ở trước ngực, hướng về Thủ đô tiễn đưa Bác. Cũng chính trong ngày đau buồn đó, Bác Hồ lại là người tạo ra cơ hội để chúng tôi được gặp bố. Khi có tiếng xe ô tô đến gần nhà và thấy bố tôi xuất hiện, cả nhà đều ngỡ ngàng vì biết bố đang đóng quân ở một nơi rất xa, bố tôi giải thích được cấp trên gọi về viếng Bác và đứng trong một tốp túc trực linh cữu Bác, sau khi đưa tiễn Bác xong, bố tranh thủ về thăm chúng tôi rồi lại quay lại chiến trường ngay, ngày hôm đó chúng tôi thấy bố rất buồn, vẻ mặt trầm lặng, ít nói. Bố chụp với cả gia đình một bức ảnh kỷ niệm rồi lại ra đi. Bức ảnh đó đến nay vẫn còn gây cho chúng tôi cảm xúc không thể nào quên, vì tất cả mọi người có mặt trong bức ảnh, từ người lớn đến trẻ con, đều đeo băng để tang Bác trước ngực. Một lần khác, bố tôi được triệu tập ra Hà Nội làm việc gấp, chúng tôi thấy trên người bố có nhiều vết sưng đen, bố giấu để mọi người không lo lắng, nhưng tôi cảm nhận thấy bố bị sốt và rất đau, tối đến lại gọi chú công vụ vào bôi thuốc, sau chúng tôi mới được chú công vụ nói lại, trước đó mấy ngày, bố tôi đi hành quân trong rừng, chẳng may bị sa vào một tổ ong đất, bị cả đàn ong xông vào đốt khắp người, thế mà bô tôi cắn răng không nói một lời, chúng tôi vừa thương ông, vừa cảm phục sự chịu đựng của ông, rồi ông lại quay trở vào đơn vị ngay sau 2 ngày làm việc, trên mình vẫn chưa hết các vết ong đốt...

   Ngày 17 tháng 3 năm 1979, ngày gia đình chúng tôi phải chấp nhận một nỗi đau không thể nguôi ngoai, bố tôi đã hy sinh anh dũng trên chiến trường Tây Nam, rời xa chúng tôi ra đi mãi mãi. Từ nay, chúng tôi không bao giờ còn được gặp lại bố nữa. Mẹ con chúng tôi giờ đây sẽ chỉ còn biết nương tựa vào nhau. Điều cả gia đình chúng tôi vẫn còn được an ủi, khi sau này được nghe đồng đội của bố nói lại, trưốc khi mất, bố vẫn còn trăng trối lại nhiều điều, bố nhận hết trách nhiệm về mình, bố dặn dò lại anh em đồng đội, bố gửi lời xin lỗi gia đình... Trong lòng mỗi chúng tôi dâng lên niềm tự hào, sự trân trọng, kính phục bố vô bờ. Cả gia đình tôi, mà trên hết là mẹ tôi đã thật kiên cường vượt qua nỗi đau mất mát, vững vàng chèo lái con thuyền gia đình chúng tôi đến ngày hôm nay, và có thể tự hào nói với bố tôi rằng, cả gia đình đã tiếp bước cha ông, đã phấn đấu làm được tất cả những gì mà ông hằng mong muốn, kiên định với con đường mà ông đã lựa chọn, góp phần giữ gìn, bảo vệ những thành quả mà ông đã phải hy sinh máu xương.

   Ngay sau khi ông mất được một tháng, tôi đã quyết định tham gia quân đội, từ đó đến nay, bao nhiêu năm ông mất thì cũng từng ấy năm tôi trong quân ngũ, trưởng thành từ những bước đi đầu tiên đến nay đã trở thành sĩ quan cao cấp trong quân đội, trải qua nhiều bước thăng trầm của đời sống xã hội, nhưng tôi vẫn tin tưởng và kiên trì tiếp bước ông, tự hào đã đi theo con đường mà ông đã gắn bó cả cuộc đời. Con trai duy nhất của tôi, chưa một lần được gặp mặt ông, nhưng cháu luôn tự hào về ông, tự hào vì được mang tên của ông trong tên gọi của mình “Tuấn - Linh”. Tên gọi đó sẽ gắn với cháu suốt cuộc đời, như một lời nhắc nhủ ông vẫn hàng ngày, hàng giờ hiện hữu cùng với cả gia đình, với bố mẹ cháu và với riêng cháu. Anh linh của ông sẽ luôn ở bên cạnh chúng tôi, đưa đường chỉ lối cho mỗi chúng tôi đi đúng hướng trên con đường hướng tới tương lai.

---------------------------------------------------------
* Con của Thiếu tướng Kim Tuấn
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 02:32:18 pm »

BỐ TÔI


Đại tá NGUYỄN CÔNG HIỆU*
 

   Đó luôn là hình ảnh cao đẹp, sâu đậm và lắng đọng nhất trong đời tôi. Mặc dù lúc ông mất đi tôi mới 19 tuổi và thời gian ông ở nhà cùng gia đình khi còn sống quá ít ỏi, nhưng hình ảnh của ông vẫn luôn hiển hiện rõ nét, hàng ngày, hàng giờ trong tâm trí chúng tôi. Ông định hướng, dẫn dắt chúng tôi từng bước, từng bước ổn định, vươn lên trong cuộc sống và đắp xây tương lai.

   Thời còn nhỏ đi học, gia đình tôi sống trong khu tập thể quân đội, phần lớn các bác, các chú đều làm việc trong Thành, hết giờ về với gia đình rất vui vẻ, đầm ấm. Thấy các bạn phần lớn đều có bố mẹ dẫn dắt từng bước đi, chỉ bảo từng lời ăn tiếng nói, tôi tự cảm thấy mình chịu thiệt thòi, nhiều lúc thấy buồn và tủi thân so với chúng bạn vì bố luôn công tác xa nhà. Những lúc khó khăn, tôi càng nhớ bố nhiều và ước muốn được sống như các gia đình khác có bố, có mẹ mọi việc sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn. Bố nhận biết rõ điều đó nên thường xuyên viết thư động viên chúng tôi. Trong một lá thư bố tôi viết, gia tộc mình, nội ngoại có nhiều người tham gia quân đội, nhưng đều công tác ở hậu phương, vì thế bố đại diện trực tiếp tham gia chiến đấu, đó là lẽ công bằng, phải có người tham gia chiến đấu thì mới giành được thắng lợi. Gia đình mình dẫu có khó khăn nhưng phải cố gắng khắc phục để bố yên tâm làm tròn trách nhiệm này.

   Bố đặc biệt quan tâm đến việc học hành của chúng tôi, mỗi lần về bố lại nhắc nhở phải học hành cho tốt để có kiến thức sau này phục vụ xã hội được nhiều hơn. Bố cũng rất quan tâm đến đầu tóc, trang phục của chúng tôi vì biết ông không thường xuyên gần gũi chỉ bảo, sợ chúng tôi dễ đua đòi sinh hư. Nên từ nhỏ tôi bao giờ cũng để tóc ngắn như bộ đội, quần áo gọn gàng để bố tôi yên lòng nơi tiền tuyến.

  Sau đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta bước vào giai đoạn khó khăn, quyết liệt hơn nên bố tôi càng ít có điều kiện về họp kết hợp thăm gia đình. Dù rất ít nhưng mỗi lần bố ghé về qua nhà, là một lần tôi cảm giác vừa mừng vừa lo. Mừng vì biết bố khoẻ mạnh, còn sống và bản năng do quá ít được gặp bố nên mong mỏi những dịp này để gần gũi, để học bố điều hay lẽ phải. Hơn nữa, cái mừng của những gia đình có người thân ngoài chiến trường cũng chịu thiệt thòi hơn nhiều so với các gia đình mà mọi người cùng ở hậu phương. Bởi sau mỗi trận thắng lón, cả nước hân hoan mừng vui, nhưng tôi cùng gia đình chỉ thực sự vui khi nhận được thư của bố, vì thời đó không liên lạc được bằng điện thoại, thư từ Nam ra Bắc phải sau hàng tháng mới nhận được. Trận đánh này kế tiếp trận đánh khác, chiến trường này kế tiếp chiến trường kia, vất vả khó khăn chồng chất đè nặng lên vai những gia đình ở hậu phương trong suốt quãng thời gian thiếu vắng đàn ông ngoài chiến trận, nhưng niềm vui thực sự chỉ đến với họ bao giờ cũng bị chậm lại hàng tháng so với mọi người, đó là còn may mắn hơn so với những gia đình có người thân bặt vô âm tín.

   Còn nỗi lo của những gia đình có người thân ngoài chiến trường bom đạn gần kề cái chết càng căng thẳng, nặng nề hơn rất nhiều, bởi nỗi lo đó không đơn thuần là sự vất vả khó khăn về vật chất, phương tiện sinh hoạt thiếu thốn, mà là nỗi lo dai dẳng về tinh thần bởi sự hy sinh mất mát luôn rình rập, có thể ập đến bất cứ lúc nào đối với người thân. Có thời gian, ba mẹ con tôi sơ tán 3 người 3 nơi, sau hàng tháng trời mẹ mới nhận được một lá thư của bố, còn tôi và chị tôi chỉ biết được tin về bố sau đó một vài tháng khi mẹ tới thăm chúng tôi bằng chiếc xe đạp cọc cạch, mà hồi đó thường chỉ di vào ban đêm để tránh máy bay địch ném bom, trên những quãng đường dài cả trăm cây số. Mỗi lần gặp mẹ tới thăm, chúng tôi mừng mừng, tủi tủi. Ba mẹ con tôi vừa lo cho sức khoẻ, sự an toàn của nhau ở hậu phương và có cùng chung nỗi lo cho bố ở chiến trường xa. Từng ngày, từng giờ mong mong, chờ chờ chỉ một mảnh giấy cỏn con vượt qua bao lửa đạn từ chiến trường gửi về, khi sớm, khi muộn, lúc còn nguyên vẹn, lúc rách nát bươm chỉ còn lại vài nét chữ, xác nhận sự vẫn tồn tại trên cõi đòi này của người cha, người anh chúng tôi nơi lửa đạn.

Đó mới là nỗi lo lớn nhất đối với các gia đình ở hậu phương. Nỗi lo này trải dài năm tháng của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Niềm mong ước lớn nhất của chúng tôi trong những năm tháng đó là chiến tranh mau chóng chấm dứt và bố tôi nguyên vẹn trở về. Bởi đôi lần về công tác kết hợp thăm gia đình, nhìn những vết sẹo dài trên cả 2 bờ vai bố, tôi không khỏi xót xa lo lắng, nhưng thấy bố thanh thản, không hề tỏ ra quan tâm đếm xỉa hay phàn nàn gì về những vết đau vết sẹo đó, kể cả khi trái gió trở trời càng làm tôi thêm cảm phục ông. Nhiều người vết thương nhẹ hơn nhiều cũng tìm cách xuất ngũ hoặc xin về tuyến sau hoặc thoái thác nhiệm vụ, đều bị ông phê phán đả phá kịch liệt với tinh thần “đất nước còn giặc thì chúng ta còn phải đi đánh giặc”.

  Cuộc chiến tranh cuối cùng dã bước vào giai đoạn quyết định, tin chiến thắng dồn dập trên các trang báo và Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi nghe vừa mừng ta thắng trận có sự đóng góp của bố mình, vừa lo cho ông nơi đầu sóng ngọn gió liệu có “ổn” hay không, bởi bom đạn có chừa ai đâu.

  Ngày 30 tháng 4 năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, cả nước tưng bừng phấn khởi. Hoà cùng niềm vui dân tộc, gia đình tôi càng hướng sự tập trung dõi theo xem bố đang ở đâu. Hết chiến tranh không phải đi sơ tán nữa, ba mẹ con tôi luôn ở bên nhau, đỡ vất vả hơn, nhưng do ở gần nên nỗi lo về bố hàng ngày cứ âm ỉ truyền lan từ người này sang người kia. Nay mẹ tôi nghe tin người ở cơ quan mới nhận được thư của chồng nơi xa, mai chị tôi về kể chuyện nhà đứa bạn mới đoàn tụ..., mẹ tôi chỉ biết lắc đầu, thở dài. Lúc đầu, nỗi lo trong gia đình tôi còn ở cấp số cộng, nhưng sau đó đã nhanh chóng tăng lên theo cấp số nhân, đặc biệt kể từ khi chúng tôi biết việc có nhà hàng xóm mói nhận được tin con ở chiến trường Nam Bộ, họ hết đỗi mừng rỡ. Nhưng khi mở phong thư ra, người mẹ đổ gục ngay xuống, bởi đó là tờ giấy báo tử!

   Biết thế, nhưng cứ thế, từng giờ, từng ngày chúng tôi vẫn mong mỏi, chờ đợi người đưa thư, dù chỉ một phần trăm - một phần nghìn tia hy vọng, cũng còn quý giá hơn hàng ngàn, hàng vạn lần sự thực đau lòng mà gia đình người hàng xóm đã phải gánh chịu.

   Như thấu hiểu nỗi lòng người hậu phương, sau đó ít lâu, chúng tôi nhận được thư bố. Mẹ tôi run rẩy bóc phong bì, rút vội lá thư bên trong ra để đọc cho thật nhanh. Biết bố vẫn khoẻ mạnh, cả gia đình thở phào nhẹ nhõm. Chiến tranh đã kết thúc, niềm vui trọn vẹn vỡ oà.

   Ba tháng sau khi giải phóng miền Nam, cấp trên tổ chức đưa gia đình tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh thăm bố. Ngồi trên máy bay, tôi tưởng tượng, bố chắc là gầy và đen bởi cuộc chiến quá ác liệt và những vết thương trên mình làm cho sức khoẻ bố không được như xưa. Khi máy bay hạ cánh và còn đang lăn bánh trên đường băng, tôi đã nhìn thấy bố cùng một số anh em trong đơn vị ra đón. Bố tôi vẫn to lớn như xưa, dưới ánh mặt trời của miền Nam, da bố tôi hồng hào, khoẻ mạnh. Bố vẫy tay, cười rất tươi, nụ cười rạng rỡ của người “thắng trận”. Hình ảnh này tôi không bao giờ quên, mãi mãi và mãi mãi không bao giờ quên.

   Trong những ngày tái ngộ sau bao năm đó, chúng tôi được bố đưa đi tham quan khắp nơi của thành phố mới được giải phóng, những nơi vừa mới xảy ra chiến sự ác liệt, nơi xe tăng thiết giáp, ô tô của địch cháy rụi nằm ngổn ngang dọc hai bên đường mà ta chưa kịp thu dọn. Quả là một cuộc chiến tranh vĩ đại, thần thánh.

  Sau 10 ngày nghỉ ngơi chan chứa tình yêu thương, bù đắp cho những ngày xa cách dài đằng đẵng và sâu thăm thẳm của chiến tranh, bố nói với mẹ là không nghỉ thêm được nữa, bởi đất nước mới giải phóng còn rất nhiều việc phải làm. Tuy mẹ được nghỉ 1 tháng vào thăm, nhưng mẹ tôi đồng cảm ngay với bố. Tôi biết trong lòng mẹ không thật thoải mái, nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra vui vẻ để bố tôi yên lòng.

   Sau đó, thỉnh thoảng bố tôi cũng ra Hà Nội họp, làm việc thời gian ngắn. Tình cảm và sự gắn bó của bố với gia đình họ tộc càng mặn nồng, hạnh phúc và niềm vui ngập tràn đẩy lùi nỗi buồn lo và sự xa cách thời chiến tranh.

  Thời gian đó, mỗi lần ông về tôi rất mừng nhưng cũng rất lo bởi bố tôi là một người cực kỳ nghiêm khắc, nhất là đối với tôi, ông càng khắt khe với mong muốn con trai mình phải là người lao động thực thụ có ích cho xã hội và gia đình. Có lẽ bởi chiến tranh không có điều kiện thường xuyên, trực tiếp dạy bảo con cái mình nên ý nguyện và khát khao của ông đối với chúng tôi càng trở nên mạnh mẽ, nó lớn lên cùng năm tháng và tuổi thơ ấu của chúng tôi.

   Năm 1977, ông thực sự xúc động khi biết tin sau tốt nghiệp phổ thông, tôi thi dỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, nên khi ra công tác ngoài Bắc ngắn ngày, ông vẫn dành chút thời gian quý báu tới thăm tôi lúc đó còn đang xộc xệch trong bộ quân phục học viên mới tinh, động viên tôi kế tiếp con đường ông đã chọn.

   Đất nước đã có hoà bình, nhưng tôi thực sự giật mình sau khi nghe mẹ kể lại chuyện trước khi trở về đơn vị lần đó, bố trao lại chùm chìa khoá của mình cho mẹ tôi (gia đình 4 người, mỗi người 1 chùm chìa khoá riêng để tiện cho việc sử dụng) và nói rằng, đợt này đi lâu hơn, ít về nên sợ mang theo sẽ thất lạc. Tôi thấy mẹ tôi sững sờ. Sau này mẹ nói với chúng tôi: “Cầm chùm chìa khoá bố đưa, mẹ thấy lạnh cả người”. Mẹ tôi biết là nói hớ, sợ chúng tôi không yên tâm nên mẹ chữa lại ngay “Thôi, để khi nào bố về lại đưa bố giữ”. Tôi không nói ra nhưng trong lòng thấy bất an.

   Việc ông trao lại chùm chìa khoá cho gia đình sau khi tới thăm tôi lần đầu tiên tại Học viện và cũng là lần cuối cùng phải chăng là điềm báo trước, là định mệnh(?!). Sau đó ông đi công tác xa và mãi mãi không bao giờ trở lại.

   Có một điều tôi không biết những người con mất cha trong hoàn cảnh tương tự có tâm trạng giống như tôi hay không? Đó là vào những ngày nửa cuối tháng 3 năm 1979, khi tôi và cả gia đình bằng chính tay và mắt mình cùng chỉnh sửa trang phục trên thân hình nguyên vẹn của ông trong lễ nhập quan và luyến tiếc đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch, nhưng mãi sau dó tôi vẫn luôn nghĩ rằng phải chăng có sự nhầm lẫn, hay do ông đi làm nhiệm vụ đặc biệt được tổ chức phân công ở rất xa và luôn hy vọng một ngày nào đó ông sẽ trở về với gia đình, với con cháu. Mong mãi, chờ mãi cả chục năm sau mà chưa thấy ông trở về, có những lần trong mơ nghĩ rằng ông không về nữa, tôi khóc rưng rức, nước mắt đầm đìa, khi tỉnh dậy mới biết là mình khóc thật. Tôi là người rất ít mơ ngủ, nhưng duy chỉ với ông, tôi khóc trong mơ và khi tỉnh dậy tôi mới biết là mình khóc thật, nước mắt đầm đìa.

   Khi còn nhỏ tôi chưa nhận thức được, lớn lên chiến tranh luôn là vật cản ngăn cách cha con tôi. Nói về ông, tôi thấy hai điểm nổi bật là tính nhân văn, tinh thần tương thân tương ái và luôn đặt lợi ích chung, vì mục đích cao cả lên trên hết. Bởi lẽ sau thời trai trẻ phần nào đã tích luỹ được ít nhiều kinh nghiệm, bố tôi được điều về công tác tại cơ quan Bộ Tổng Tham mưu Bộ Quốc phòng, nơi mọi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đều mong ước có cơ hội đặt chân tới, chứ chưa dám nói có điều kiện công tác tại đó kể cả trong thời bình cũng như thời chiến. Thời gian ấy, nhà tôi được phân về ở khu tập thể 1A Hoàng Văn Thụ (đường Hoàng Diệu) theo tiêu chuẩn chung mỗi cán bộ công tác trên cơ quan Bộ lúc đó dược phân 1 gian nhà, nhưng do cương vị là Cục phó Cục Quân lực, bố tôi được bố trí ở 2 gian. Bố bàn với mẹ tôi rằng nhiều anh em khác trong cơ quan còn đang rất khó khăn không có nơi ăn chốn ở, nhà mình con còn nhỏ, bản thân bố tôi lại hay đi công tác xa, nên chăng trả lại 1 phòng để cơ quan bố trí cho 1 gia đình khác vào ở, mẹ tôi đồng ý và điều đó đã sớm được thực hiện. Khi bố tôi đã ổn định công việc và cuộc sống gia đình yên ấm với một căn nhà nhỏ thì giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Trong hoàn cảnh đó thì ở hậu phương hay tiền tuyến cũng đều có thể đóng góp cho sự nghiệp chung. Nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ông đã đề nghị cấp trên tình nguyện được trực tiếp ra trận chỉ huy chiến đấu. Kể từ đó, ông tham gia khắp các chiến trường trên cả nước, đóng góp toàn bộ mồ hôi, xương máu của mình cho sự nghiệp chung của nước nhà, cho tới khi ông trút hơi thở cuối cùng trên chiến trường Tây Nam.

   Nghĩ về ông chính là chúng tôi nghĩ về một hình ảnh cao đẹp đáng kính nhất không phải trên sách vở, trên áp phích quảng cáo, mà ông chính là hình ảnh chân thực bằng xương bằng thịt, ông chính là người thân yêu nhất trong gia đình chúng tôi. Ông đã đi xa, nhưng hình ảnh của ông mãi mãi là niềm tự hào, là tấm gương sáng chói lọi cho các thế hệ con cháu dòng tộc nội ngoại học tập, noi theo.

Tháng 7 năm 2011


----------------------------------------------------------
* Con của Thiếu tướng Kim Tuấn
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 02:54:08 pm »













Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 03:00:47 pm »







Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 04:41:27 pm »

NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP ĐỌNG LẠI TRONG TÔI
ĐỐI VỚI ANH KIM TUẤN - NGUYÊN TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3


Trung tướng NGUYỄN QUỐC THƯỚC

   Tôi không được trực tiếp nhiều với anh Kim Tuấn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhưng những thời gian công tác, chiến đấu bên nhau đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về anh.

   Tôi nhớ sau hòa bình lập lại năm 1954, một lần vào khoảng năm 1961-1962, đồng chí Trần Văn Trân - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 và tôi là trợ lý tác huấn Sư đoàn về dự lớp tập huấn quân sự ngắn ngày tại Trường Trung cao quân sự Bộ Quốc phòng tại Hà Nội, lúc này tọa lạc tại Trường Albert Saraut cũ, nay là địa điểm cơ quan Trung ương Đảng. Ban phụ trách học viên gồm 3 đồng chí đều là Trung tá (quân hàm Trung tá lúc này toàn quân cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay) trong đó có hai đồng chí rất trẻ, đẹp trai, đó là Trung tá Trần Văn Trân - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 và anh Kim Tuấn. Các học viên lớp chúng tôi đều trầm trồ khen cán bộ cấp Sư đoàn ta trẻ thật, và đúng như vậy, nhiều đồng chí học viên cấp dưới tuổi đời hơn hai anh, nhưng mọi người đều tỏ vẻ thán phục và kính trọng.

   Mỗi buổi lên lớp khi anh Kim Tuấn điều hành buổi học, với phong cách điềm đạm, chậm rãi và nhỏ nhẹ, anh nhắc mọi học viên cần tập trung để buổi học đạt kết quả. Tôi vốn bạo miệng nên có lần đã nói với anh: tôi tháp tùng đồng chí Sư đoàn trưởng, tôi đi học, nếu đồng chí Sư đoàn trưởng được điểm 4 hay điểm 5 (lúc này cho điểm 5 tuyệt đối theo kiểu Liên Xô). Nên tôi chỉ là đại úy trợ lý quèn mà được điểm 3 hay cao hơn, điểm 4 thì tôi cũng gần bằng đồng chí Sư đoàn trưởng rồi, và tôi ít ra phải là Sư đoàn phó hoặc Sư đoàn trưởng rồi. Anh vừa cười mỉm (rất có duyên) vừa nghiêm túc nhắc nhẹ: thế sau này cậu có phải trở thành Sư đoàn trưởng không? Không học tốt, sau này làm sao đảm trách được cương vị mới khi được trao, hay đề nghị để cho đi học đã rồi về mới làm? Câu nói nhẹ nhàng nhưng đầy tính nghiêm túc và chân tình đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về một đồng chí cấp trên đối với một đồng chí cấp dưới chưa từng quen biết... Và từ đó đến giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, mỗi người trên một chiến trường, không gặp nhau, nhưng ấn tượng đó mãi đọng lại trong tôi...

  Mãi đến đầu năm 1972, để chuẩn bị cho chiến dịch lớn Bắc Tây Nguyên, Bộ tăng cường cho Mặt trận Tây Nguyên nhiều đơn vị bộ binh, binh chủng cấp sư đoàn, trung đoàn của Bộ và Quân khu 5, trong đó có Sư đoàn 320, chủ lực của Bộ, vừa giành chiến thắng lớn trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, do đồng chí Kim Tuấn làm Sư đoàn trưởng, đồng chí Phí Triệu Hàm làm Chính ủy. Lúc này “liên tưởng” lại hình ảnh 10 năm về trước tại lớp tập huấn quân sự trung cao cấp của Bộ, tôi lại được nhắc đên tên anh với lời dặn dò lúc bấy giờ. Rất mừng được gặp lại anh trên địa bàn chiến lược quan trọng trong thời điểm có ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, với tên tuổi của Sư đoàn 320 mà anh lại là người chỉ huy, tin rằng sẽ góp phần tạo bước ngoặt quan trọng trên chiến trường. Và đúng như suy nghĩ của tôi, Sư đoàn 320 với truyền thống của mình, tuy mới từ chiến thắng vang dội trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào trở về, với vai trò người đứng đầu giàu kinh nghiệm, từ chân ướt chân ráo, đã mở màn thắng lợi cho chiến dịch Bắc Tây Nguyên vói một chiến thắng quan trọng: tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn dù, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn dù khác, quả đấm thép của quân lực Việt Nam Cộng hòa, và trong chiến dịch đó với thời gian chưa đầy 1 tháng (30.3 - 24.4.1975), lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Tân Cảnh - Đắc Tô, tiêu diệt 1 sư đoàn thiếu quân ngụy, 2 tiểu đoàn dù cùng nhiều đơn vị binh chủng khác, lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, ta giải phóng hầu hết địa bàn tỉnh Kon Tum (còn lại thị xã Kon Turn, 1 vùng giáp ranh và 2 cứ điểm đơn độc). Chiến thắng trận đầu của Sư đoàn 320 trên chiến trường Tây Nguyên do anh làm Sư đoàn trưởng lại gợi nhớ cho tôi về anh 10 năm về trước, và tự nghĩ rằng quân đội đã đào tạo được những người chỉ huy trẻ sau chống Pháp để có những cán bộ dày dạn, tài năng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và từ đây tôi cùng anh tiếp tục cùng nhau theo đuổi cuộc kháng chiến chông Mỹ cho đến ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975. Tiếp đến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, cùng lực lượng cách mạng Cam-pu-chia giải phóng hoàn toàn đất nước, cứu dân tộc Khơ-me khỏi họa diệt chủng, trong đó vai trò Quân đoàn 3 do anh làm Tư lệnh đã trực tiếp giải phóng 3 trên 7 quân khu của Pôn Pốt, trong đó có 1 trung đoàn trực tiếp cùng các lực lượng của Bộ và bạn Cam-pu-chia, thực hành vu hồi giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh. Cũng tưởng rằng anh sẽ cùng Quân đoàn đi đến tận cùng của cuộc giải phóng, quét sạch tàn quân Pôn Pốt trên lãnh thổ Cam-pu-chia, nhưng chính những ngày cuối cùng đó, anh đã vĩnh biệt chúng ta trong đợt chuẩn bị tổ chức quét sạch quân địch tại căn cứ cuối cùng của chúng giáp biên giới Thái Lan, trước khi chuẩn bị nhận nhiệm vụ cao hơn. Anh đến với chiến trường Tây Nguyên vào một thời khắc lịch sử có ý nghĩa chiến lược quan trọng, và anh vĩnh viễn ra đi cũng trong đội hình đó cũng vào một thời điểm quyết định của nhiệm vụ quốc tế cao cả, để lại bao tiếc thương cho đồng đội, cấp dưới; một chiến thắng vang dội, nhưng không trọn vẹn đối với toàn Quân đoàn...

   Trở lại thời khắc quyết định trên chiến trường Tây Nguyên, đầu năm 1975, khi Bộ quyết định mở chiến dịch Nam Tây Nguyên rồi lại quyết định thành chiến dịch Tây Nguyên. Một cuộc đấu tranh gay gắt trong quá trình chuẩn bị phương án chiến dịch, nhất là đối với mục tiêu then chốt quyết định “đánh chiếm, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột”. Cuộc đấu tranh, phân tích, cọ sát để tìm ra phương án tối ưu với một niềm tin chắc thắng, theo quyết định cuối cùng của Quân ủy Trung ương. Khi thảo luận phương án đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột, lúc này anh vẫn là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, một trong hai quả đấm mạnh của Mặt trận Tây Nguyên, tôi phụ trách Tham mưu trưởng chiến dịch, trong trao đổi riêng ngoài hành lang, anh hỏi tôi: Cậu xem liệu phương án đánh thị xã đã chắc thắng chưa, vì chưa thấy làm rõ việc huy động tổng lực toàn chiến trường Tây Nguyên nhằm triệt tiêu sức mạnh của quân khu 2, quân đoàn 2 ngụy tạo thế và lực cho trận đánh then chốt quyết định. Anh có nêu một ý phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Bộ tư lệnh chiến dịch: phải dùng lực lượng mạnh khống chế sức mạnh của địch trên chiến trường Tây Nguyên, tạo thế so sánh lực lượng tại trận then chốt quyết định ta phải mạnh tuyệt đối hơn địch. Sự đồng thuận đó đã tạo sự nhất trí cao khi Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định Sư đoàn 320, một quả đấm thép của Tây Nguyên đảm nhiệm tạo bức tường thép trên đường 14 ngăn chặn và đánh bại toàn bộ chủ lực địch từ hưóng bắc, hướng quyết định, tràn xuống, anh hoàn toàn nhất trí. Và khi chiến dịch mở ra, Sư đoàn 320 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo cho các đơn vị đột phá nhanh chóng giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột chỉ chưa đầy hai ngày. Và quan trọng hơn, ở thời điểm quyết định của chiến dịch, tạo đột biến chiến lược cho thời cơ giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975, khi Buôn Ma Thuột bị tiêu diệt, thế trận Tây Nguyên bị vỡ, toàn bộ lực lượng địch ở Bắc Tây Nguyên tháo chạy theo đường 7. Dưới sự chỉ huy của anh và tập thể Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn, Sư đoàn 320 nhanh chóng truy kích, chặn đánh tập đoàn lực lượng quân đoàn 2, quân khu 2, ngụy quân, ngụy quyền, tiêu diệt, bắt sống, làm tan rã toàn bộ lực lượng địch, cùng địa phương giải phóng hoàn toàn Phú Yên, cùng các mũi khác của chiến dịch và lực lượng tại chỗ giải phóng hoàn toàn 3 tỉnh Trung Trung Bộ, triệt phá hoàn toàn thế chiến lược địch, cô lập hoàn toàn thế trận địch thành 2 khu vực: Huế - Đà Nằng và cực Nam Trung Bộ - Nam Bộ. Chiến thắng vang dội có ý nghĩa chiến lược chiến dịch Tây Nguyên, với thành tích của Sư đoàn 320, tôi lại liên tưởng đến anh về chuyện cũ 10 năm về trước, những dấu ấn này càng làm sâu đậm thêm những kỷ niệm, những ấn tượng về anh...

   Trước cuộc tổng tiến công phối hợp với lực lượng cách mạng bạn giải phóng Cam-pu-chia, cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng tháng 1 năm 1979, Quân đoàn 3, lúc này do anh làm Tư lệnh có nhiệm vụ đập tan tuyến phòng ngự của 2 sư đoàn Pôn Pốt tại Công Pông Chàm do tên Bộ trưởng Son Xen trực tiếp chỉ huy, mở đưòng cho Sư đoàn 10 vượt sông Mê Kông vu hồi từ phía sau cùng các mũi của chiến dịch giải phóng Phnôm Pênh, đồng thời thọc sâu theo đường 6 giải phóng hoàn toàn quân khu Bắc và Tây Bắc Cam-pu-chia. Suy nghĩ vì nhiệm vụ nặng nề của Sư đoàn 320 lúc này do anh Khuất Duy Tiến chỉ huy, anh trao đổi làm sao tập trung được sức mạnh binh chủng hỏa lực của Quân đoàn bảo đảm cho Sư đoàn 320 nhanh chóng mở toang cánh cửa thép, để Sư đoàn 10 thực hiện nhiệm vụ thọc sâu vu hồi chiến dịch. Nếu Sư đoàn 10 tiến chậm sẽ khó khăn cho các mũi tiến công chính diện vào Phnôm Pênh. Lúc này muốn tiến công thị xã Công Pông Chàm, phải tổ chức tiến công vượt sông Mê Kông bằng sức mạnh, nơi hẹp nhất cũng gần 1 cây số. Phương án xác định là tranh thủ bí mật vượt sông bằng một lực lượng phải đi trước bí mật đánh chiếm đầu cầu bên kia sông, thu hút sự đối phó của địch tại đó để chủ lực Sư đoàn với toàn bộ xe tăng, xe lội nước, pháo binh, cao xạ của Quân đoàn chi viện tối đa bằng phương pháp bắn trực tiếp, vượt sông bằng phương tiện cầu phà hiện đại. Trường hợp phân đội bí mật không thực hiện được thì chuyển sang tiến công vượt sông bằng sức mạnh. Để tăng cường hỗ trợ chỉ huy cho Sư đoàn, anh giao cho tôi, Phó Tư lệnh quân đoàn đi cùng sở chỉ huy Sư đoàn, cùng anh Tiến xử lý tình huống trong trường hợp bất trắc. Và đúng như dự kiến, khi phân đội phái đi trước bí mật vượt sông, gần đến tiền duyên địch trên bờ Tây, địch phát hiện và tập trung hỏa lực ngăn chặn. Thấy không còn thời cơ bí mật tiếp cận, anh Tiến và tôi hội ý, nhanh chóng chuyển sang tiến công bằng sức mạnh. Toàn bộ hỏa lực của các đơn vị và pháo 105 ly, 155 ly, 85 ly, các đại đội pháo cao xạ 57 ly, 37 ly cùng hỏa lực pháo trên xe tăng đều bắn trực tiếp vào tuyến tiền duyên địch và sau 20 phút hệ thống địch bên kia sông bị tê liệt. Phát hiện địch tháo chạy khỏi tuyến tiền duyên, anh Tiến lệnh cho xe tăng, lội nước cùng bộ binh vượt sông bằng thuyền phà công binh và 15 phút sau bộ phận đi đầu đã tiếp cận được tiền duyên địch, bảo đảm cho toàn bộ đội hình Sư đoàn 320 nhanh chóng phát triển, đập tan sức đề kháng của 2 sư đoàn địch trong thị xã, mở thông đường cho Sư đoàn 10 thực hiện thọc sâu theo nhiệm vụ được giao vượt kế hoạch ban đầu. Sau 7 ngày, Quân đoàn 3 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, giải phóng khu Đông Bắc, khu Bắc và Tây Bắc Cam-pu-chia và góp phần giải phóng Thủ đô Phnôm Pônh, vượt yêu cầu chiến dịch đề ra. Những gì Sư đoàn 320 do anh trực tiếp chỉ huy, ở những thời điểm quyết định nhất, những chiến dịch quyết định nhất, từ chiến dịch Xuân Hè 1972, đặc biệt là chiến dịch chiến lược Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, tên của Sư đoàn, tên của anh không chỉ ghi đậm trong tôi, mà đã in sâu trong tình cảm của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Tây Nguyên cùng các cấp ủy và nhân dân địa phương. Đến đây, từ những năm tháng sau hòa bình chống Pháp đến chiến thắng vang dội trên chiến trường Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30 tháng 4 năm 1975, tiếp đến thắng lợi của Quân đoàn 3 trên chiến trường Cam-pu-chia mà anh là Tư lệnh đang mở ra nhiều trang sử mới đầy hứa hẹn đối với anh, với niềm tin của cấp trên, đồng cấp và cán bộ, chiến sĩ. Nhưng tiếc là có lúc trong sự đời trời lại không chiều lòng người như vậy. Sự việc đưa đến kết cục sự nghiệp của anh không được trọn vẹn, không chỉ riêng cho anh mà cho Quân đội ta nói chung.

  Vào thời điểm sắp kết thúc nhiệm vụ trên chiến trường Cam-pu-chia, Bộ quyết định Quân đoàn 3 mở một đợt truy quét vào sào huyệt cuối cùng của bọn Pôn Pốt tại khu vực biên giới Bát Tam Bang, nơi tiếp giáp với Thái Lan, truy bắt bọn đầu sỏ đang thiết lập căn cứ để chuẩn bị đối phó với ta trên khu vực núi cao biên giới giáp Thái Lan, nhiệm vụ rất khẩn trương, để phối hợp trên toàn tuyến biên giới. Sau khi trao đổi thống nhất ý định chiến dịch, lúc này chỉ có anh và tôi, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng. Riêng anh Phạm Sinh về họp tại Sài Gòn. Vào một ngày đầu tháng 3 năm 1979, anh giao nhiệm vụ cho tôi cùng một số trợ lý sáng hôm sau trở về Siêm Riệp đê giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 31 hiện đang truy quét và trấn giữ vùng Xiêm Riệp, nhanh chóng thu quân về Bát Tam Bang để tham gia chiến dịch, còn anh ở Sở chỉ huy tại Bát Tam Bang để chỉ đạo cơ quan tác chiến - tham mưu hoàn thành kế hoạch chiến dịch và các văn bản chiến dịch. Lúc này bọn Pôn Pốt tan rã nhưng ráo riết hoạt động phục kích tiêu hao ta trên tất cả các tuyến đường đi qua vùng rậm rạp và các phum sóc. Do đó mọi công việc chuẩn bị cho cuộc đi rất chặt chẽ với kế hoạch nghi binh chu đáo, có xe bọc thép, xe ô tô vận tải giả làm đoàn vận chuyển để nghi binh kế hoạch cơ động của cán bộ. Đột nhiên 4 giờ sáng hôm sau, anh gọi cơ quan dậy và phổ biến ý định mới. Anh nói, nhiệm vụ rất khẩn trương, anh phải trực tiếp về Siêm Riệp để giao nhiệm vụ cho đồng chí Tê - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31 phải khẩn trương thu quân về cho kịp ngày N của Bộ, và để làm việc với Quân khu 7. Anh nói thêm: Ở nhà công việc chủ yếu là hoàn chỉnh các kế hoạch, mệnh lệnh, chỉ lệnh, việc này cậu Thước thông thạo hơn nên cậu Thước ở nhà để chủ trì cùng anh em chuẩn bị chờ mình về thông qua cho kịp, còn mình ở nhà không thạo làm kế hoạch. Với phong cách của anh rất kiên quyết, anh em đề nghị anh ở nhà chủ trì chung còn đồng chí Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng đi là đúng cương vị, chức năng. Anh nhất quyết không nghe và chỉ thị mọi người thực hiện đúng theo ý định của anh. Anh cùng một bộ phận cơ quan xuất phát và anh nói mình đi dần trước các lực lượng thiết giáp, xe vận tải lên tiếp tục đi theo sau. Và ngày 16 tháng 3 năm 1979, ngày đau xót của Quân đoàn, sự việc không ai mong muốn lại đã xảy ra: Anh bị thương nặng trên đưòng xuống giao nhiệm vụ cho đơn vị vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh và anh vĩnh viễn ra đi để lại sự nghiệp dang dở của cuộc đời mà Đảng, Nhà nước đang đặt bao kỳ vọng ở anh. Trong bài thơ tiễn Quân đoàn trở về đất Mẹ làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới phía Bắc của đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo cuộc tổng tiến công, đã nhắc đến anh như một biểu tượng của tinh thần quốc tế của một “chiến sĩ cách mạng Việt Nam”. Cấp trên, đồng chí, đồng đội, bạn bè và gia đình cùng những ai quen anh, thậm chí nghe tên anh đều sững sờ với nỗi tiếc thương vô hạn, sự ra đi của anh là mất mát lớn đối với quân đội, đối với đất nước. Anh đột ngột, vội vàng ra đi không một lời vĩnh biệt, chia tay - nhưng hình ảnh của anh, sự nghiệp anh để lại mãi mãi vẫn trong trái tim của mọi người thân và đồng đội. Cầu chúc anh được thanh thản tại cõi vĩnh hằng. Xin anh hãy yên lòng khi các thế hệ đi sau của Quân đoàn 3 và Sư đoàn 320 vẫn tiếp tục noi gương anh, phát huy truyền thông của Quân đoàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới ngay tại nơi ra đời của Quân đoàn.

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 04:44:29 pm »

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KIM TUẤN - TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN
LIỆT SĨ, ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN


Trung tướng KHUẤT DUY TIẾN


       - Người đảng viên cộng sản kiên cường.

       - Người chỉ huy quả cảm, thao lược sáng tạo ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

   - Một sĩ quan say nghề binh nghiệp; chăm lo xây dựng, rèn luyện đơn vị nâng cao sức chiến đấu đáp ứng đòi hỏi của chiến trường; càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành; lập nhiều chiến công vang dội được vinh danh và lưu truyền trong sử sách.

   - Là quân nhân đức độ, mẫu mực, nghĩa tình, thương yêu đồng chí, đồng đội!

   Đây là lời tâm sự của những sĩ quan, chiến sĩ là nuôi quân, công vụ, văn thư, liên lạc đã từng sống bên anh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; chiến đấu bảo vệ biên giới quốc gia; làm nhiệm vụ quốic tế giúp nước bạn Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng; đều thừa nhận và vô cùng thương tiếc anh ra đi quá sớm. Một tổn thất quá lớn, quá nặng nề đối với chị Tú Khuê - người vợ rất mực thủy chung, yêu thương tin cậy, hết lòng chăm sóc nuôi dạy, dìu dắt các con thay chồng; hai cháu Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Công Hiệu mất ngươi cha vô vàn kính yêu và thương nhớ vô cùng của thân nhân họ hàng nội ngoại!

   Nhà nước và quân đội mất một vị tướng trẻ tài năng đang nở rộ!

   Đồng chí, đồng đội mất một người bạn chiến đấu rất mực tin yêu, kính trọng!

   Đối với tôi ngay từ buổi đầu gặp anh đã để lại những ấn tượng tốt đẹp. Tôi là chiến sĩ liên lạc Đại đội 737, Tiểu đoàn 884 nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320; anh là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3 trực tiếp đi với đại đội tôi trong trận chiên đấu chống càn. Ngày đầu tháng 10 năm 1951 tại làng Tam Dương, Thạch Lỗi, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, địch phát hiện tiểu đoàn trú quân tại đây, chúng đã huy động 3 tiểu đoàn quân cơ động cùng với quân địa phương và pháo binh ở các căn cứ Phúc Nhạc, Chùa Cao, Yên Mô, có máy bay yểm trợ nhằm bao vây tấn công tiêu diệt lực lượng ta. Trận đánh không cân sức, địch dựa vào cả thế và lực áp đảo ngay từ giờ phút đầu. Cuộc chiến giữa lúc ác liệt nhất thì tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn bị thương nặng rời khỏi trận địa. Anh thay thế tiếp tục chỉ huy, nhanh chóng tổng hợp tình hình, xử lý tình huống gay cấn nhất một cách điềm tĩnh, quả đoán cùng với hành động xông xáo, dũng cảm lanh lợi, kịp thời điều chỉnh thế trận và cách đánh hợp lý, cổ vũ tinh thần chiến đấu của bộ đội giữ vững trận địa đánh lại các đợt tấn công của địch có hiệu quả, lần lượt bẻ gãy từng mũi tấn công ác hiểm của địch, chuyển ưu thế trận đánh về ta, đánh bại hoàn toàn cuộc tấn công của địch, bắt tù binh, thu vũ khí.

   Kết thúc trận đánh, anh điều chỉnh lại đội hình, ra lệnh cho các phân đội lần lượt rời khỏi trận địa trật tự; tổ chức thu dọn chiến trường, giải quyết thương binh tử sĩ, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, từng cán bộ được phân công; giải quyết mọi hậu quả sau chiến đấu, quan hệ với chính quyền, lực lượng vũ trang địa phương ổn định tình hình nhân dân. Tôi còn nhớ, anh giao nhiệm vụ cho anh Thụy - Đại đội phó đại đội tôi cùng bộ phận ở lại hoàn thành các nội dung thật tỉ mỉ, cụ thể. Đặc biệt việc giải quyết thương binh tử sĩ, anh dặn đi dặn lại thật chi tiết rõ ràng, còn bắt anh Thụy nhắc lại; ngay cả đối với thương binh địch để lại chiến trường, anh nhắc phải cứu chữa chu đáo nhờ dân đưa vào bệnh viện, đối xử nhân đạo.

   * Bài học đầu tiên dạy tôi trong đời quân ngũ: Thế nào là dũng cảm, thế nào là điềm tĩnh, thế nào là quả đoán, thế nào là xông xáo, lanh lợi trong chiến đấu? Thế nào là vững chãi trong cơn nguy cấp? Thế nào là chiến đấu dũng mãnh, xả thân vì danh dự của đơn vị, vì trách nhiệm của bản thân, vì sinh mạng của đồng chí, đồng đội?

   * Bài học đầu tiên, người thầy đầu tiên, tấm gương dầu tiên dẫn dắt tôi vào đời quân ngũ. Tôi ước muốn noi theo và làm được những việc như anh đã làm, nó nung nấu, thôi thúc tôi học theo anh, làm theo anh ngay từ sau trận đánh này trong suốt 50 năm cuộc đời quân ngũ. Tuy đã nghỉ hưu và ở tuổi 81 mà trận chống càn Tam Dương - Thạch Lỗi và hình ảnh anh Kim Tuấn - người chỉ huy, người thầy, người anh tôi tôn kính đã dạy tôi bài học đầu tiên của đời quân ngũ vẫn sống trong lòng tôi, vẫn cùng đi vói tôi tham dự những ngày truyền thống của Sư đoàn 320 và thăm hỏi bạn bè đồng đội, ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên thời kỳ sống bên nhau trong chiến tranh.

   Tiếp đến trận đánh xảy ra tại làng Tiên Yên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, đêm ngày 3 và ngày 4 tháng 1 năm 1952. Tiểu đoàn 884 (Tiểu đoàn 3) cùng một bộ phận chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 48 và một phân đội của Tiểu đoàn pháo 834 dừng lại trú quân để đêm 4 tháng 1 năm 1952 tiếp tục vượt sông Đáy sang Nam Định vào Thái Bình.

   Địch phát hiện huy động 2 tiểu đoàn Âu - Phi, binh đoàn cơ động số 4 (GM4) và 1 tiểu đoàn ứng chiến địa phương cùng xe tăng, thiết giáp, pháo binh, cả pháo tàu chiến trên sông Đáy và máy bay chiến đấu nhằm bao vây tấn công tiêu diệt lực lượng ta.

  Chúng sử dụng sức mạnh pháo binh, xe tăng, máy bay đánh phá dữ dội phá sập nhà cửa, cày xới lũy tre làng, ào ạt xung phong, giành giật từng bờ tre, từng đoạn đường làng, từng căn nhà ngõ xóm, trận đánh diễn ra hết sức ác liệt; anh trực tiếp quan sát, nắm chắc tình hình diễn biến chiến đấu trên từng huống; nhanh chóng điều chỉnh thế bố trí đội hình các đại đội kết hợp với lực lượng địa phương đón đánh bẻ gãy từng mũi tấn công của địch. Hành động chỉ huy xông xáo, kiên cường, dũng mãnh trước sức áp đảo của địch, dù bị thương 2 lần anh nghiến răng chịu đựng, tiếp tục chỉ huy cho đến kết thúc thắng lợi hoàn toàn trận đánh mới chịu đi quân y. Trước tình huống ác liệt nhất, anh bình tĩnh nhất, tỉnh táo nhất, xử lý, quyết đoán sắc bén chuyển thế trận từ bị địch áp đảo sang thế chủ động tấn công dồn chúng vào thế bị động, khích lệ khí thế chiến đấu của quân và dân chuyển từ thế giành giật quyết liệt từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều ngày 4 tháng 1 năm 1952 địch tháo chạy, ta chuyển sang truy kích diệt và bắt 200 tên có 1 quan ba và 1 quan hai Pháp, phá hủy 2 xe bọc thép, 2 pháo 57 ly, thu hàng trăm súng bộ binh, tiểu đoàn lập thành tích chiến đấu xuất sắc, được tặng Huân chương Quân công hạng Hai và lấy địa danh chiến đấu phong tặng danh hiệu “Tiểu đoàn Tiên Yên”. Trận đánh được vinh danh ghi vào tổng kết quân sự và phổ biến cho toàn quân học tập.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 04:47:05 pm »

  Từ đầu năm 1952, phối hợp với chiến trường toàn quốc, Đại đoàn 320 vượt qua sông Đáy, sông Hồng xuyên thủng các phòng tuyến ngăn chặn của địch thọc sâu vào Thái Bình, phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân tiêu diệt, kìm giữ, giam chân chủ lực địch, đánh phá đồn bốt, giải tán tề ngụy, mở rộng căn cứ kháng chiến, giành, bảo vệ dân phát động phong trào nhân dân chiến tranh.

   Sau đợt hoạt động tác chiến giành thắng lợi lớn cuối tháng 4 năm 1952, Đại đoàn được lệnh đưa chủ lực ra khu căn cứ tổng kết rút kinh nghiệm củng cố lực lượng, sẵn sàng bước vào đợt hoạt động kế tiếp.

  Tiểu đoàn 3 được lệnh ở lại phối thuộc với Trung đoàn 52 tiếp tục hoạt động đánh địch.

   Nhiệm vụ của tiểu đoàn cùng với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân 3 huyện: Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải tiếp tục đánh địch giữ vững và mở rộng căn cứ kháng chiến, xây dựng củng cố chính quyền địa phương, bảo vệ nhân dân. Bằng nhiều phương thức tác chiến phong phú kết hợp với hoạt động tích cực của chính quyền, lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân tham gia hưởng ứng, tiểu đoàn đã liên tiếp chiến đấu, chiến thắng, đứng vững trong vòng vây của địch gần một năm, từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 11 năm 1952, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

   Từ ngày 20 tháng 10 đến ngày 6 tháng 11 năm 1953, chấp hành mệnh lệnh của Bộ, Đại đoàn 320 tổ chức thực hành chiến dịch đánh bại cuộc hành quân mang tên Hải Âu (Mouette) đánh ra vùng tự do Tây Nam Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa của địch.

   Ngày 24 tháng 10 năm 1953, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 do Tiểu đoàn trưởng Kim Tuấn trực tiếp chỉ huy phối hợp với quân bạn đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của 1 tiểu đoàn lính lê dương và 1 tiểu đoàn ngụy Thái có xe tăng thiếp giáp, pháo binh, máy bay chi viện từ Ghềnh, Bỉm Sơn tiến vào vùng Sòng Cạn, Dốc Giang, bằng hình thức vận động phục kích thần tốc đột phá bất ngò vào đội hình của địch tiêu diệt 1 tiểu đoàn Âu - Phi (300 tên) bắn rơi 2 máy bay. Trận đánh hay, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, được ghi vào lịch sử tổng kết và phổ biến toàn quân học tập.

THỜI KỲ ĐÁNH PHÁP

  Anh là Tiểu đoàn trưởng có công lớn xây dựng rèn luyện Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48 từ đơn vị hoạt động phân tán từng đại đội độc lập riêng lẻ một vùng về tập trung đội hình xây dựng cách đánh quy mô hiệp đồng tiểu đoàn, trung đoàn; từ một tiểu đoàn bình thường trở thành một trong những tiểu đoàn chiến đấu dày dạn, gan dạ trong đội hình Đại đoàn 320, có nhiều trận đánh hiệu suất cao, lập nhiều thành tích xuất sắc, được tặng thưởng huân chương cao quý các loại, được lấy địa danh trận đánh đặc biệt xuất sắc phong tặng danh hiệu “Tiểu đoàn Tiên Yên” đóng góp xứng đáng chiến công xuất sắc vào sổ vàng truyền thống của Đại đoàn, được Bộ Tổng Tham mưu ghi vào lịch sử tổng kết và phổ biến toàn quân học tập.

THỜI KỲ ĐÁNH MỸ

  Đầu tháng 11 năm 1967, từ miền Bắc, toàn Sư đoàn 320 hành quân mang vác nặng đi bộ vượt Trường Sơn, qua sông Bến Hải tới Bắc Quảng Trị. Ngày 27 tháng 12 năm 1967 được Bộ tư lệnh mặt trận giao nhiệm vụ tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Lần đầu tiên đánh địch trên địa hình rừng núi, đối tượng tác chiến chủ yếu là quân đội Mỹ. Trận đánh mở đầu của Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 64 ngày 24 tháng 1 năm 1968 phục kích đoàn xe cơ giới của Mỹ từ Đông Hà theo đường 9 đi Khe Sanh, trên đoạn đường từ cầu Thiện Xuân đến chân điểm cao 288 (Động Mã) khoảng 2.000m thuộc huyện Cam Lộ. Trận đánh diễn ra nhanh gọn loại khỏi vòng chiến đấu trên 100 lính Mỹ, phá hủy 10 xe (có 2 xe tăng) và một số trận kế tiếp nam, bắc đường 9, tây dường số 1; phối hợp với Mặt trận Khe Sanh. Kết thúc hoạt động tác chiến đợt I vào cuối tháng 2 năm 1968.

   Bước vào đợt II, anh Kim Tuấn được chỉ định Quyền Tư lệnh Sư đoàn (anh Sùng Lãm sang Mặt trận B4). Thông qua sơ kết hoạt động đợt I, kết hợp khai thác kinh nghiệm đánh Pháp thời kỳ Đại đoàn 320 vượt qua sông Đáy, sông Hồng thọc sâu tác chiến sau lưng địch ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình..., anh mạnh dạn đề xuất chủ trương lật cánh từ tây đường số 1 sang đông đường số 1, chuyển đội hình Sư đoàn từ rừng núi xuống đồng bằng ven biển, thọc thẳng vào nơi phòng thủ hiểm yếu của địch.

  - Đưa Trung đoàn 48, Trung đoàn 52 vượt sông Bến Hải đoạn Cửa Tùng vào ém quân tại các làng Mai Xá Thị, Đại Độ, Thượng Độ, Lâm Xuân, Nhĩ Hạ, Xóm Xoi... các điểm ven biển. Tổ chức các trận đánh địch giải tỏa, thường xuyên uy hiếp đánh phá cảng Cửa Việt.

  - Đưa Trung đoàn 64 giữ chốt Ngã Tư Sòng, áp sát Đông Hà, lập chốt An Bình nam Quán Ngang, cắt đoạn đường số 1 Đông Hà đi Quán Ngang, Dốc Miếu, thường xuyên đánh phá gây rối loạn khu tứ giác.

   Buộc địch phải đưa chủ lực ra ứng chiến, tạo thòi cơ tiêu diệt, thu hút giam chân chủ lực địch, phối hợp trực tiêp với Mặt trận Huế đang diễn ra quyết liệt.

   Chủ trương và phương án tác chiến thật mạo hiểm, táo bạo song có cơ sở bảo đảm chắc thắng, được tập thể Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320 thống nhất; thực hiện được mệnh lệnh Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 giao cho.

   Kết quả, Sư đoàn đứng vững trong vòng vây của địch trên 4 tháng (từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 6 năm 1968), liên tiếp đánh bại các trận tấn công giải tỏa của sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3; sư đoàn kỵ binh bay số 1 Anh cả đỏ; lữ dù 173 quân đội Mỹ và sư đoàn 1 quân ngụy với quy mô khác nhau, bằng các trận đánh hiệu suất cao, bắt tù binh, thu vũ khí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, rút được nhiều bài học thiết thực, đơn vị trưởng thành; chứng minh chủ trương và phương án tác chiến đợt II là đúng đắn. Đơn cử một vài trận điển hình:

   - Ngày 1 tháng 3 năm 1968, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 52 tại làng Mai Xá Thị, huyện Do Linh, sau 5 giờ chiến đấu ác liệt, đánh bại nhiều đợt tấn công có xe tăng, máy bay, pháo binh yểm trợ của một tiểu đoàn lính Mỹ, 1 tiểu đoàn quân ngụy, ta diệt tại chỗ 200 lính Mỹ, bắn cháy 5 xe tăng, trận đầu ra quân thắng lợi chứng minh chủ trương tác chiến đợt II là đúng. Tiểu đoàn 6 được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

   - Ngày 29 tháng 3 năm 1968, Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 52 giữ chốt tại làng Lâm Xuân đường đi cảng Cửa Việt, bẻ gãy đợt hành quân “Lam Sơn 303” của 5 tiểu đoàn Mỹ - ngụy cùng 30 xe tăng được máy bay, pháo binh yểm trợ, bằng cách đánh chốt kết hợp vận động tấn công, Tiểu đoàn 5 đã giữ vững trận địa, diệt 400 tên (có 300 lính Mỹ) bắn cháy 9 xe tăng. Đại đội 7 được tặng danh hiệu “Đại đội gang thép” và Huân chương Chiến công hạng Nhất. Trận này đồng chí Trung đội phó Nguyễn Văn Ngữ được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

  - Ngày 1 tháng 4 năm 1968 tại Lại An, Phố Con, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 52 đã chặn đánh tiêu diệt một đại đội quân ngụy, đánh thiệt hại nặng một đại đội, diệt 200 tên, bắt 40 tên (có tên trung úy đại đội trưởng), bắn cháy 2 xe tăng, thu nhiều vũ khí.

  - Đêm 28 tháng 4 năm 1968, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 64 giữ chốt ở Ngã Tư Sòng. Ngày 29 đến ngày 30 tháng 4 năm 1968 đánh lui nhiều đợt tấn công của địch diệt 100 tên, bắn cháy 3 xe tăng, bắn rơi 2 máy bay trực thăng.

  - Cùng ngày 29 tháng 4 năm 1968, Đại đội 11 Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 giữ chốt tại làng An Bình Nam căn cứ Quán Ngang diệt gọn 1 đại đội ngụy, thu 26 súng, 1 máy vô tuyến điện. Đại đội 11 được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.

   Cùng ngày, Đại đội 9 Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 giữ chốt Kim Đâu diệt gần 100 địch, trong đó diệt gọn một trung đội thu 3 súng.

  - Đêm 29 rạng 30 tháng 4 năm 1968, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 52 cùng lực lượng bạn phối hợp xây dựng trận địa tại Xóm Xoi, Đại Độ, Thượng Nghĩa bắn cháy và chìm 4 tàu vận tải của địch hơn 10.000 tấn hàng và bắn bị thương 1 chiếc khác làm náo loạn cảng Cửa Việt.

   - Ngày 1 và 2 tháng 5 năm 1968, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 52 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 tại Đại Độ, Thượng Độ, Xóm Xoi, Đình Tổ, Cửa Việt đã diệt gọn tiểu đoàn 2 đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn Mỹ, loại khỏi vòng chiến 500 tên, bắn cháy 9 xe tăng, thu nhiều vũ khí, trang bị.

   - Ngày 4 tháng 5 năm 1968, Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 64 đánh trận chốt kết hợp vận động tấn công tây Ngã Tư Sòng diệt 115 lính ngụy có 2 tên Mỹ cố vấn thu nhiều súng và tài liệu.

   Cùng ngày, Đại đội 9 Tiểu đoàn 9 giữ chốt An Bình Nam Quán Ngang, đánh tan 3 đợt tấn công của 2 đại đội quân ngụy giữ vững chốt, được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.

   Cuối tháng 6 năm 1968, Sư đoàn được lệnh lật cánh chuyển sang đánh địch theo trục đường 9 từ Cam Lộ đến Nam Hướng Hóa không cho địch chiếm một số điểm cao khống chế bắc đường 9.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 04:49:27 pm »

  Tháng 10 năm 1968, Sư đoàn 320 được lệnh của Bộ chuyển ra hậu phương củng cố lực lượng sẵn sàng chiến đấu.

  Tháng 4 năm 1969, Sư đoàn hành quân ra nam Thanh Hóa chấn chỉnh lực lượng ổn định biên chế tổ chức, tổng kết rút kinh nghiệm sau một năm đánh Mỹ trên chiến trường Bắc Quảng Trị (B5); tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

   Anh trực tiếp thông qua các nội dung tổng kết, duyệt các kế hoạch huấn luyện quân sự, trực tiếp chỉ huy xây dựng các thao trường trọng điểm như: thao trường đánh công sự vững chắc (Ao Mè); các thao trường đánh vận động; thao trường tổng hợp; các tiểu đoàn, trung đoàn lần lượt được kiểm tra qua các thao trường kể trên để đánh giá kết quả huấn luyện.

   Sư đoàn còn tổ chức các đợt diễn tập thực binh cấp tiểu đoàn, trung đoàn. Diễn tập chỉ huy cơ quan trung đoàn, sư đoàn. Diễn tập tổng hợp từ hành quân đường dài vượt qua địa hình phức tạp kết hợp đánh địch bằng các hình thức: tập kích, phục kích, vận động tiến công kết hợp chốt, đánh địch đổ bộ đương không, đánh công sự vững chắc... nâng cao trình độ cán bộ và cơ quan các cấp. Rèn luyện chiến binh có sức bền bỉ dẻo dai, thích nghi với mọi điều kiện khắc nghiệt của chiến trường; chiến đấu gan dạ và kỹ năng sử dụng binh khí trong tay thành thạo, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ từ tiểu đội, trung đội, đại đội đến quy mô đánh lớn hiệp đồng binh chủng.

  Qua một năm huấn luyện, Sư đoàn chuyển biến một bước dài trên các mặt chính trị, quân sự, hậu cần..., sức mạnh chiến đấu nâng lên một bước rõ rệt. Bộ đội phấn khởi, sẵn sàng chiến đấu cao.

  + Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1971 tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Sư đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần tích cực đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh bại một bước quan trọng Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ bằng đợt tác chiến chủ động tấn công quân ngụy Lào phía tây đường 9, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng từ Mường Phin - Đồng Hến của Trung đoàn 48 và các trận đánh tiêu diệt tiểu đoàn dù số 6, số 3 cùng sở chỉ huy lữ đoàn dù số 3; cùng đơn vị bạn tiêu diệt thiết đoàn 17 của Trung đoàn 64 khu vực Bản Đông - đông đường 9, chứng minh thời kỳ đứng chân ở phía nam tỉnh Thanh Hóa. Tổng kết chiến đấu rút kinh nghiệm kịp thời xây dựng chủ trương kế hoạch củng cố lực lượng giáo dục chính trị - huấn luyện quân sự của Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn là đúng đắn.

  + Từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 3 năm 1975, Su đoàn tác chiến trên chiến trường Tây Nguyên.

  Đại hội Đảng bộ Sư đoàn lần thứ 6 ra nghị quyết hành động “Đi sâu - đi lâu đánh to thắng lớn, đánh đến thắng lợi hoàn toàn”.

  Dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Kim Tuấn và Chính ủy Phí Triệu Hàm, Sư đoàn bắt đầu hành quân vào Tây Nguyên, xuất phát từ ngày 7 tháng 12 năm 1971 đến mồng 9 tháng 2 năm 1972. Vừa vào đến Tây Nguyên Tư lệnh Sư đoàn Kim Tuấn và Chính ủy Phí Triệu Hàm nhận lệnh chiến đấu của Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972.

  Từ ngày 30 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn 52 đánh thiệt nặng tiểu đoàn dù số 2 trên điểm cao 1049.

   Từ ngày 12 đến 15 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn 64 tiêu diệt tiểu đoàn dù số 11 trên điểm cao 1015.

   Mở cửa bờ tây Pô Kô đưa chủ lực chiến dịch vào tiêu diệt địch, đánh chiếm căn cứ 42, Đăk Tô, Tân Cảnh mở rộng vùng giải phóng Bắc Kon Tum, tiến đánh thị xã Kon Tum.

   Từ cuối năm 1972 đến tháng 3 năm 1975, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3), Sư đoàn hiệp đồng với các đơn vị bạn và dịa phương, củng cố, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng và dìu dắt lực lượng vũ trang địa phương; kết hợp đánh trừng trị địch vi phạm Hiệp định Pa-ri.

   Trong thời gian này, Tư lệnh Kim Tuấn tranh thủ tổ chức các đợt tổng kết rút kinh nghiệm, khai thác, lắng nghe ý kiến của cán bộ, chiến sĩ, chọn lọc áp dụng vào các trận đánh đạt hiệu quả cao, sức chiến đấu của Sư đoàn nâng lên rõ rệt, trở thành sư đoàn mạnh của chiến trường.

   Song song với việc chăm lo rèn luyện quân sự nâng cao sức mạnh chiến đấu, tổ chức những trận đánh tiôu diệt địch, phá hủy căn cứ vững chắc của địch mở rộng vùng giải phóng, anh còn hết sức chăm lo trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch và kiểm tra thực địa việc tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm cải thiện bữa ăn cho bộ đội, góp phần thực sự giải quyết khó khăn của chiến trường.

   Cùng với các trận chiến đấu mở rộng địa bàn đứng chân, anh rất coi trọng việc làm đường quân sự, thiết bị chiến trường, chuẩn bị cơ sở vật chất sẵn sàng bước vào chiến đấu khi thòi cơ đến; do đó Sư đoàn luôn luôn ở tư thế chủ động đánh địch.

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN 1975

   Sau 2 trận then chốt quyết định: giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975 và đập tan lực lượng phản kích của quân đoàn 2 ngụy từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 3 năm 1975 trên trục đường 21 từ điểm cao 581 đến Phước An, Chư Cúc của sư đoàn 23 ngụy gồm trung đoàn 45, trung đoàn 44 pháo đội 232 và sở chỉ huy nhẹ sư đoàn 23 do chuẩn tướng Lê Trung Tường chỉ huy.

   Tiếp đến trận then chốt quyết định thứ 3: Trận truy kích thần tốc trên đoạn đường số 7 Cheo Reo - Củng Sơn của Sư đoàn 320 do Tư lệnh Kim Tuấn trực tiếp chỉ huy từ ngày 17 đến 24 tháng 3 năm 1975. Tiêu diệt gọn toàn bộ tập đoàn địch thuộc quân đoàn 2, quân khu 2 ngụy đập tan ý đồ rút khỏi Tây Nguyên về giữ đồng bằng ven biển Khu 5, diệt và bắt 14.729 tên lính chủ lực (bắt 13.685 tên có 635 sĩ quan từ đại tá trở xuống), thu 5.759 súng các loại (có 79 pháo lớn) + 499 máy thông tin; thu và phá 2.000 xe (có 207 xe tăng, xe bọc thép) bắn rơi 6 máy bay.

   Đây là trận truy kích địch lớn nhất trong lịch sử chiến tranh cách mạng Đông Dương.

  Thừa thắng, Sư đoàn 320 từ Củng Sơn theo trục đường 7 hiệp đồng với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương tiêu diệt, địch co cụm cố thủ tại thị xã Tuy Hòa và các điểm phụ cận góp phần giải phóng Phú Yên.

   Cuối tháng 3 năm 1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng, Quân đoàn 3 được thành lập, anh Kim Tuấn được bổ nhiệm Tư lệnh phó Quân đoàn, Sư đoàn 320 nằm trong đội hình Quân đoàn tiến về giải phóng Sài Gòn.

   Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Sư đoàn hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt xuất sắc: Đánh chiếm căn cứ Đồng Dù tiêu diệt căn cứ sư 25 ngụy mở cửa để chủ lực Quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn.

  Đại thắng mùa Xuân 1975 - miền Nam hoàn toàn giải phóng, tiến tới thống nhất đất nước.

  Trong thời gian đánh Mỹ từ cuối tháng 2 năm 1968 đến cuối tháng 3 năm 1975, ở cương vị Tư lệnh (Sư đoàn trưởng) Sư đoàn 320, anh đã tập trung cao nhất sức lực, trí tuệ xây dựng, rèn luyện sư đoàn từ một đơn vị quen tác chiến trên vùng đồng bằng sông Hồng, Quân khu 3 thời kỳ đánh Pháp, trở thành một sư đoàn thành thạo đánh địch trên các chiến trường rừng núi ven biển, ngang tầm với các sư đoàn mạnh trên chiến trưòng toàn quốc lập nhiều chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng nhiều huân chương các loại cho cán bộ và tập thể. Được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Sư đoàn, 3 trung đoàn bộ binh, 7 tiểu đoàn, 5 đại đội và 7 đồng chí.

  Giữ vững truyền thống vẻ vang thòi kỳ đánh Pháp, viết thêm trang sử hào hùng vàng son trong thòi kỳ đánh Mỹ của Sư đoàn, tô đậm thêm 8 chữ vàng truyền thông: “Đoàn kết - Nghiêm túc - Dũng cảm -Chiến thắng”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 04:52:29 pm »

THỜI GIAN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM
VÀ LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ GIÚP NƯỚC BẠN CAM-PU-CHIA THOÁT KHỎI HỌA DIỆT CHỦNG

   Là Tư lệnh, anh cùng Thường vụ - Bộ Tư lệnh Quân đoàn chấp hành nghiêm túc nghị quyết Bộ Chính trị và chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng.

   Căn cứ tình hình thực tế chiến trường; khả năng, trình độ tác chiến của đơn vị, đề xuất chủ trương, phương án tác chiến hợp lý với phương châm “Vừa chiến đấu vừa xây dựng củng cố”, Quân đoàn nhanh chóng vượt qua khó khăn, đánh bại quân địch, từng bước giữ vững và mở rộng địa bàn, tích cực giúp đỡ lực lượng cách mạng Cam-pu-chia. Thực hiện càng đánh càng trưởng thành. Với thế và lực mới, toàn binh đoàn bước vào cuộc tổng tiến công lịch sử mùa xuân năm 1979 bằng sức mạnh áp đảo, thần tốc vượt chặng đường 600km xung quanh Biển Hồ; giải phóng 6 tỉnh phía Bắc, Tây Bắc góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước Cam-pu-chia. Nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, cán bộ, chiến sĩ binh đoàn tiếp tục giúp bạn bảo vệ xây dựng chính quyền cách mạng, giúp dân trở về quê cũ phục hồi sản xuất; đồng thời nắm chắc thời cơ, đồng loạt tiến công truy quét, đập tan cơ quan trung ương và lực lượng chủ yếu của tàn quân địch ở vùng rừng núi Tây Nam Cam-pu-chia. Hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả.

   Trong 20 tháng chiến đấu, Quân đoàn đã tiêu diệt làm tan rã toàn bộ quân địch trên mặt trận đường 7 quân khu Đông, quân khu Tây Bắc, quân khu Bắc, cơ quan trung ương tàn quân Pôn Pốt, tham gia giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh, loại khỏi vòng chiến đấu 48.064 tên địch, phá hủy 6.369 súng các loại, 1.100 tấn đạn, 170 ô tô, 35 xe tăng thiết giáp, thu 53.239 súng các loại, 10.756 tấn đạn, hàng trăm ô tô, hàng chục xe tăng, 2 máy bay và nhiều tài liệu, tài sản quý bàn giao đầy đủ cho bạn; giải phóng 1,7 triệu dân, giúp bạn xây dựng chính quyền cơ sở tại 1.084 phum, 64 xã, 10 xí nghiệp, 3 bệnh viện; tổ chức xây dựng trang bị 1 tiểu đoàn, 13 đại đội địa phương, 1.106 đội du kích (6.055 người trang bị 3.483 súng các loại).

  Đánh giá về Quân đoàn trong nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Binh đoàn Tây Nguyên đã thực hiện được... đi đến đâu được bạn tin dân mến, kẻ thù khiếp sợ và ta thì trưởng thành”, “hoàn thành một nhiệm vụ không đơn giản nhưng rất vẻ vang” làm đẹp lòng Đảng, Chính phủ, nhân dân và mỗi gia đình Việt Nam ta.

  Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của Quân đoàn 3 trong xây dựng và chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, ngày 20 tháng 12 năm 1979, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Quân đoàn 3 và các đơn vị: Sư đoàn 10, Sư đoàn 320, Sư đoàn 31, Lữ đoàn xe tăng 273, Lữ đoàn công binh 7, Trung đoàn bộ binh 66, Trung đoàn bộ binh 48, Trung đoàn bộ binh 866, cùng bảy tiểu đoàn và đại đội, Ban Ngoại 1 (Viện quân y 211) cùng các đồng chí Thiếu tướng, Liệt sĩ Nguyễn Kim Tuấn, Tư lệnh Quân đoàn; chuẩn úy Nguyễn Đình Tâm (Lữ đoàn 273).

  Tiếp theo Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia tặng Huân chương Ăng Ko và lá cờ mang dòng chữ: “Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng”...


NHỚ MÃI THÁNG 3 NĂM 1979

   Trong chiến dịch truy quét lớn, Quân đoàn 3 được Bộ giao nhiệm vụ: Đánh chiếm làm chủ các căn cứ chủ chốt phía tây Bát Tam Bang của địch; tiêu diệt làm tan rã toàn bộ tập đoàn chủ yếu, bắt sống chỉ huy đầu não trong đó có Pôn Pốt, Iêng Xa-ry và những tên đầu sỏ khét tiếng trên địa bàn Tà Sanh, Săm Lốt, Tức Sóc...

   Ngày 16 tháng 3 năm 1979, từ sở chỉ huy phía Nam Bát Tam Bang cùng bộ phận cơ quan Quân đoàn và lực lượng bảo vệ đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của Sư đoàn 10, Sư đoàn 31 đến Phum Tốc, Bắc Bát Tam Bang 40km thì gặp địch phục kích. Tuy địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng Tư lệnh Nguyễn Kim Tuấn bị thương rất nặng, đã được kịp thời cứu chữa đưa đi bệnh viện lớn nhưng không qua khỏi. Anh đã ra đi ngày 17 tháng 3 năm 1979. Một tổn thất vô cùng lớn lao đến với Quân đoàn 3.

   Nguồn tin đột ngột trong lúc các đơn vị đang triển khai lực lượng vào trận đánh lớn quyết định, một không khí sôi động biến đau thương, lòng kính yêu thành sức mạnh áp đảo trên các hướng, các mũi siết chặt vòng vây tiến công liên tục dũng mãnh tiêu diệt địch giành thắng lợi quyết định. Góp phần quan trọng cùng các đơn vị bạn quét sạch quân địch trên đất nước Cam-pu-chia, giúp nhân dân nước bạn làm chủ vận mệnh của mình trên đất nước Chùa Tháp yêu quý.

   52 tuổi đời; 33 năm binh nghiệp trên các cương vị chỉ huy từ đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, Tư lệnh Quân đoàn cùng với thành tích xuất sắc trong xây dựng, rèn luyện đơn vị và những chiến công vang dội được tôn vinh ghi chép vào lịch sử, những lòi truyền tụng của đồng chí, đồng đội; sự tin yêu của bạn, mến phục của nhân dân các địa phương, các chiến trường anh đã qua; trở thành những bài học, những kinh nghiệm sôi động để lại cho quân đội, cho đời.

  Anh đã dâng trọn đời mình cho Đảng, cho Tổ quốc; chiến đấu không ngừng vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, vì mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, vì sự lớn mạnh của quân đội, của Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên; Sư đoàn 320 - Đại đoàn Đồng Bằng và ra đi ở độ tuổi đã trải nghiệm chín chắn trong cuộc sống; trí tuệ, sức lực, tài năng đang thời kỳ sung mãn.

   Để lại cho chị Tú Khuê một kỷ vật vô giá của tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt. Đó là 2 viên ngọc lưu li lung linh tỏa sáng tượng trưng hai trái tim nồng thắm của anh chị vẫn sống, vẫn hòa nhịp trong căn nhà hạnh phúc.

   Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Thị Thanh Hà - con gái đầu đã từng đảm trách Phó Chủ nhiệm Chính trị Học viện Quân y - là một nữ sĩ quan điềm đạm, chân thực, sống có nội tâm, có bản lĩnh chính trị, được tín nhiệm; có khả năng tập hợp đoàn kết trong lĩnh vực phụ vận, được bổ nhiệm Trưởng ban Phụ nữ Quân đội.

   Đại tá Nguyễn Công Hiệu - con trai là một sĩ quan có kiến thức nghiệp vụ, có đạo đức, được tín nhiệm, đang đảm trách nhiệm vụ quan trọng trong cơ quan Bộ Quốc phòng.

  Các con, các cháu thường xuyên bên chị thay anh chăm lo, cổ vũ, động viên, tâm sự, sum họp đại gia đình hòa thuận hạnh phúc, mẫu mực, văn hóa. Gia đình trí thức của những người có học thức, có cha, ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; là tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam.

   Để lại tiếng thơm và lòng tự hào cho anh em, dòng họ, quê hương.

   Sống mãi trong lòng đồng chí, đồng đội:

  Một tấm gương chiến đấu hết mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì nghĩa vụ quốc tế trong sáng, vì danh dự của đơn vị, vì sinh mệnh của đồng chí, đồng đội!

   Một con người quang minh - cương trực - nghĩa tình!


Hà Nội, tháng 3 năm 2011
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 10:40:37 am »










Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM