Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:12:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi kẹo lạc... 4  (Đọc 186431 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #570 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 10:01:31 pm »

Để em lý sự cùn hay gọi triết lý cũng được ,cho bác by nhức đầu chơi :
" Người ta sinh ra là để sống ,chứ không phải là để chuẩn bị sống ."
                                            Chiensivodanh.

 Có gì đâu mà phải nhức đầu bác chiensivodanh@! Grin

 Chắc bác CSVD từng sinh sống tại miền Bắc suốt thời thơ ấu nên không lạ. Đất MB bao đời nay vẫn thế, đất chật người đông, ruộng đồng thì nhỏ, tài nguyên không nhiều và không tập trung, con người thì lam lũ một nắng hai sương trên cánh đồng đổi mồ hôi lấy lương thực, thiên tai cũng lắm, chiến tranh thì liên miên kéo dài hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, hết cuộc chiến tranh này rồi cuộc chiến tranh khác. Vì thế tính cách lo xa, tằn tiện và yêu lao động nó ăn vào thâm căn cố đế của người dân MB nói chung, họ cần phải như vậy để phòng ngừa khi có thiên tai địch họa, lúc trái gió trở mùa, khi hoạn nạn ốm đau, khi tuổi cao sức yếu không còn khả năng lao động được nữa thì vẫn có cái mà duy trì cuộc sống, cũng vì vậy họ tạm quên đi những ham muốn hưởng thụ vật chất trước mắt để lo cho tương lai, nếu đời này chưa kịp có cơ hội hưởng thụ thì dành cho cháu con cũng chẳng sao, thậm chí đời họ chịu khổ cực cho con cháu mai sau có chút vốn liếng thì kể cả lúc nhắm mắt xuôi tay họ cũng thấy mát lòng. Chuyện lão Hạc của nhà văn Nam Cao cũng nói lên một phần của tính cách đó. Grin

 Bác nói: Người ta sinh ra không phải là để chuẩn bị sống. Vậy thì bác chưa hiểu hết quan niệm sống của người dân các vùng miền ở VN rồi. Xin ví dụ: Người Huế hoặc một số vùng khác thuộc miền Trung VN. Họ quan niệm cuộc sống hiện tại trên dương gian là tạm thời, cuộc sống ở cõi vĩnh hằng sau khi họ chết đi thì đó mới là vĩnh cửu. Vì vậy, cuộc sống hiện tại dù có kham khổ vật chất bao nhiêu họ cũng bằng lòng, nhà cửa ăn ở tạm bợ họ cũng vui vẻ. Song khi họ mất đi thì dù có nghèo bao nhiêu thì họ cũng mong muốn có được "ngôi nhà" khang trang đẹp đẽ hơn lúc còn sống, đó là cái lăng của họ khi ở thế giới bên kia, mà phải là lăng chứ không phải là ngôi mộ xây, lăng thì phải có thành có quách, trước có bình phong, phải có 4 trụ 8 đỉnh và 2 câu đối 1 nhà bia mái cong rồng chầu, mây phủ, chung quanh thì phải đắp rồng bay phượng múa, phong cảnh hữu tình, hoàn cảnh kinh tế có thể chưa cho phép xây dựng ngay, nhưng về lâu dài khi có điều kiện tốt thì thế nào cũng làm và xây lăng thật đẹp cho người quá cố. Và điều nữa, quan niệm của người già thì họ sẽ vô cùng sung sướng khi được thấy ngôi nhà mà họ sẽ sống ở đó vĩnh cửu trong tương lai, nếu được trực tiếp tham gia "thi công" chính ngôi nhà của mình nữa thì họ càng toại nguyện nhiều hơn. Grin

 Thế đấy bác ạ, quan niệm riêng của người dân mỗi vùng miền thôi và ai cũng đều đúng cả. Grin

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #571 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 10:50:48 pm »

Quê em dạo này cũng lây quê bác bình yên 1960. Nhưng làng em còn thiếu 1 ông tiến sĩ ngoài đồng. Ngoài đồng cũng có 3 ông từ thời phong kiến. Nhưng nghe các cụ nói là dân nơi khác về.
Các cụ rất mong có 1 thằng nào đấy có bằng TS để khi chết các cụ long trọng làm lễ đưa ra đồng và khắc bia tiến sĩ đầu tiên là con cháu của làng.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #572 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 11:02:29 pm »

Quê em dạo này cũng lây quê bác bình yên 1960. Nhưng làng em còn thiếu 1 ông tiến sĩ ngoài đồng. Ngoài đồng cũng có 3 ông từ thời phong kiến. Nhưng nghe các cụ nói là dân nơi khác về.
Các cụ rất mong có 1 thằng nào đấy có bằng TS để khi chết các cụ long trọng làm lễ đưa ra đồng và khắc bia tiến sĩ đầu tiên là con cháu của làng.
Hay, bác ạ. Tôi thì thấy đó là một truyền thống rất hay. Chẳng qua bây giờ bằng cấp nó bát nháo quá thôi. Một trong những nơi đầu tiên TT Mĩ Clinton đến thăm hồi đầu tiên đến Việt Nam là Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #573 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 11:31:31 pm »

Hình ảnh một tiểu Lăng mộ của người dân tại Huế đây bác ơi . Mới nhìn đã thấy tiền tỷ rồi ,thật là xa hoa và lãng phí cho người nơi cõi âm . Còn ở cõi dương trần ,tỉnh Thừa thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc dạng nghèo trong cả nước .



Ngày nay tại Sài gòn ,các công trình đền, chùa ,miếu,mả nếu ai có tiền muốn làm đẹp thì đều phải thông qua thầu tại địa phương , tất cả các phần xây thô ,và kiến trúc hạ tầng dễ thi công là người Sài gòn làm ,những chỗ cần trang trí đẹp cho đẹp như dùng xi măng đắp hình các con thú linh như : Long, Lân,Quy,Phụng hoặc Mai ,Lan ,Trúc,Cúc ,hoặc bố cục phong thủy ,hoặc cần những họa tiết hoa văn rắc rối nhưng bài bản , lại phải gọi các nhóm thợ giỏi nghề từ Huế vào hoàn tất .
Những nhóm  thanh niên này được Cha mẹ hoặc thày truyền nghề rất khá , tuy tiền công của họ đòi cao gấp đôi người thường nhưng cũng đáng tiền .

Mời mấy bác vào chỗ này coi chơi :

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-chan/nhung-ngoi-mo-tien-ty-cua-nguoi-hue-2889017.html
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #574 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 11:49:45 pm »

Nói cho cùng người ta có tiền người ta làm, chẳng dùng tiền nhà nước là được. Lại còn tạo công ăn việc làm cho xã hội. Còn đâu như thời phong kiến có luật mộ dân đen xây thế này, mộ cụ lý xây thế kia, chơi trèo hơn vua quan , ra ngoài quy tắc là chính quyền đập chết. Nghĩa trang chấu Âu thì như công viên. Mỗi nơi một văn hóa. Mà cái làng có lăng mộ hoành tráng đó họ xưa nghèo nhất nhưng nay giàu nhất, có tinh thần vươn lên và đạt kết quả như vậy rất đáng khen, dân làng ấy nói tiếng Mĩ như gió. Thay đổi một tập tục và quan niệm sống khó thật các bác ạ. Nhất là khi người ta không thể bỏ niềm tin rằng mộ tao to táng ở chỗ hiểm thì con cháu tao sẽ sung túc và cũng làm to. Tôi thì cho rằng đến một lúc nào đó người Việt sinh ra là thành quan to sếp lớn ngay, chẳng còn thằng nào làm cu-li nữa, mà không có cu-li thì sếp cũng chết đói. Vậy khi đó các thằng ở nước khác nó sẽ sang làm cu-li cho mình. Hoặc người Việt sẽ rời khỏi nước mình sang các nước khác làm sếp to.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #575 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 10:01:12 am »

    Thế là cơn bão Hải Yến đã vào đất liền . Tâm bão vào tỉnh Quảng Ninh. Một cơn bão siêu mạnh có đường đi lắt léo cứ tưởng vào miền Trung ai ngờ nố lại đổ bộ vào tỉnh biên giới phía bắc. Theo tôi thiển nghĩ chắc là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền. phản ứng nhanh và linh hoạt của nhân dân cùng với các cụ tụng kinh, niệm phật cầu mong cho nước Việt còn nghèo, nhất là nhân dân miền Trung vừa trải qua 02 cơn bão còn chưa kịp " phục hồi", nên trời thương . Dù sao đi nữa cũng là may mắn lớn cho đất Việt ta rồi. Bão đổ bộ vào đâu cùng có người chết, nhà tốc mái, cây đổ ngổn ngang, lũ lớn, lũ quét, sạt lở núi( cứ nhìn xứ Philippine thì thấy ghê hết cả người. Khắc phục hậu quả của bão lại phải chi tiền. Nhân cơ hội này lắm kẻ "đục nước béo cò" vơ vét để làm của riêng. Cheesy Grin
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #576 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 02:36:02 pm »

 Như chúng ta đã biết sau 30.4.1975 thì toàn bộ binh sỹ quân đội VNCH quê quán ở đâu thì trở về đó, quê tôi bỗng dưng có hàng ngàn hàng vạn lao động trở về nhà với cuộc sống còn nhiều bề bộn trước mắt, trước đây thì vợ con và gia đình chỉ việc ngồi chờ đến ngày đến giờ là chồng mang lương đi lính về nuôi gia đình, ngoài lương chồng còn có lương con và càng đông con thì càng có nhiều tiền, cũng vì vậy nên họ bảo nhau sinh đẻ hết khả năng thì thôi. Nay cuộc sống đảo ngược lại hoàn toàn, lương lính không còn nên cuộc sống của họ khó khăn sau giải phóng là điều dễ hiểu.

 Những ngày tháng đầu họ trở về, từng là lính cho dù chiến đấu cho lực lượng nào thì chuyện lao động tay chân đối với họ cũng sẽ có nhiều khó khăn ban đầu, buông súng để cầm cuốc, cầm cày cũng là điều khiến họ bỡ ngỡ mặc dù nguồn gốc xuất thân từ nông dân cả. Song một điều đáng ghi nhận là con người quê tôi rất yêu lao động, họ dễ thích nghi với hoàn cảnh điều kiện mới, cứ 3 4h sáng họ chèo thuyền rợp sông lên núi đi làm, trồng sắn trồng khoai, tiếng mái chèo chộp choạp trên mặt sông không ngớt, trên đường bộ dọc sông thì họ đi từng đoàn tiếng bước chân rộn dã  để rồi khi chiều về cũng thế, họ không quên gánh theo những gánh củi nặng chĩu trên vai, bước chân họ rộn dã hơn, nặng bước hơn, dưới sông chiếc thuyền chìm sâu hơn xuống mặt nước và tiếng mái chèo chậm và nặng nề hơn. Cuộc sống của con người quê tôi sau ngày mới giải phóng cứ thế đấy.

 Cho dù ngày đó họ có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa thì họ vẫn cứ nghèo, tài sản từng có xưa nay cứ lặng lẽ ra đi để đắp điếm cho cuộc sống hiện tại, những chính sách mới áp đặt cho 1 vùng miền mới giải phóng không được phù hợp khiến cuộc sống dân quê tôi càng thêm khốn đốn, giống lúa mới "thần nông" cây lúa lùn tì được áp ngay vào đồng ruộng từ vụ mùa giữa năm 1976, cây lúa "lạ lẫm" chưa quen với khí hậu và thổ nhưỡng vùng miền khiến cho dân quê tôi năm đó càng đói thêm, bữa cơm gạo 100% là thứ xa xỉ ngoài sức tưởng tượng của con người, thay vào đó là sắn và khoai, thứ lương thực chủ đạo khiến cho con người đã quoắt queo bởi nắng mưa, gió Lào càng thêm phần se sắt quoắt queo đến teo tóp. Cũng trong năm đó thời tiết khắc nghiệt hơn mọi năm, lũ lụt tràn về mênh mông biển nước, mưa lạnh triền miên suốt mùa đông giá lạnh, cứ cơn gió mùa tại miền Bắc thì xứ mộng mơ lại mưa, mưa dầm dề, mưa đến não lòng và mưa cũng sót xa lòng người nghèo khó sau chiến tranh. Nhiều người, nhiều hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh bế tắc thật sự và cũng không ít người tự tìm đến cõi vĩnh hằng để quên đi cuộc sống hiện tại, những người khác nhìn nhau ngơ ngác và cũng tự hỏi tương lai của họ và gia đình họ sẽ đi về đâu? Cũng phải thừa nhận rằng chính quyền địa phương cũng đã hết sức cố gắng giúp người dân ổn định cuộc sống, HTX mua bán cung cấp có giới hạn từ nhu yếu phẩm đến vải vóc, lương thực khác, nhưng cũng chỉ là muối bỏ bể so với số lượng người của hoàn cảnh hiện tại. Cái đói ập về ngay trong năm 1976 ấy.

 Vậy là làn sóng bỏ xứ ra đi tìm về phương Nam điều kiện cuộc sống khả dĩ hơn. Nam Bộ là mảnh đất hứa đối với người dân quê tôi, họ lặng lẽ rỉ tai nhau cuộc sống đang hiện diện ở nơi đó hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp, tất nhiên là không có chuyện nằm há miệng chờ sung rụng vào mồm, song với sức lao động bỏ ra thì kiếm hạt cơm ăn, tấm áo mặc cũng là điều không khó. Và rồi họ rời bỏ quê hương ra đi, không dám đi kéo đàn kéo lũ mà cứ âm thầm đi, từng người, từng người một, từng nhóm nhỏ lao động chính cứ ra đi, bao giờ thật sự ổn định thì quay về đón vợ con, cha mẹ anh em họ đi tiếp. Cứ thế, cho đến một lúc chỉ còn trơ lại người già và trẻ em ở lại quê. Phải ra đi bỏ lại quê hương bản quán nơi chôn nhau cắt rốn người dân quê tôi không ai muốn, nhưng cuộc sống hiện tại buộc họ phải ra đi nếu muốn được tồn tại. Với họ, mảnh đất Nam Bộ quá dễ sống, cuốc mấy nhát đất lên, cắm cái hom sắn dây khoai là sẽ có ăn, xạ giống lúa xong thì chỉ việc nằm khểnh chờ lúa chín, vui thì cỏ rác tý chút, buồn thì mặc xác mày lớn lên cho đòng cho lúa, cá dưới sông bì bõm, cây trên rừng bạt ngàn, họ phá rừng đi lấy đất trồng đậu phụng, vừng, đỗ, mía, chẳng lo bão lụt thiên tai, chẳng buồn vì cái lạnh cắt da cắt thịt và cũng không sợ cái gió Lào ào tới.

 Bản chất người dân quê tôi chăm chỉ và yêu lao động, nay điều kiện tốt hơn ở quê thì họ càng chăm chỉ hơn, với nhiều năm lao động tích lũy lại thì giờ đây cuộc sống của ai cũng khá rất nhiều, nhất là sau khi có điện lưới kéo về thì sức lao động cũng giảm đi trông thấy, đời sống chẳng khác gì thành phố bao nhiêu, năm nào được mùa thì dư ăn dư để, năm nào trái gió trở mùa thì chí bét cũng đủ ăn, là người dân họ chẳng mong điều gì khác nữa. Hàng năm họ vẫn về quê hương nhân dịp giỗ Tết, vẫn đóng góp xây dựng quê hương nhưng xong việc rồi thì đi chứ kiên quyết không quay về ở lại quê hương mình nữa, vài người cũng có trở về khi tuổi già nhưng chỉ được ít thời gian thì lòng yêu quê hương cũng vợi bớt. Nhưng một điều hết sức kỳ lạ là trước lúc chết bao giờ người dân quê tôi cũng có nguyện vọng được trở về với cội nguồn, dù ở đâu họ cũng muốn được chôn cất tại quê nhà, xa mấy họ cũng muốn được về nằm tại mảnh đất quê hương. Vẫn biết là quê hương không "ưu ái" cho cuộc sống của con người, nhưng con người thì lòng luôn hướng về nơi ấy. Với họ, nơi tồn tại cuộc sống vĩnh cửu phải là chính mảnh đất đã từng sinh ra mình, xa mấy cũng phải trở về bằng được.

 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2013, 02:43:00 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #577 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2013, 07:25:30 pm »

Lý thuyết kinh tế "Trickle-down economics" là gì, thi thì rất khó - rớt như chơi, vậy ai phải thi hãy mang mấy bức tranh này lên nộp thầy sẽ được ít nhất điểm "đạt" :




Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #578 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2013, 08:28:24 am »

 Đọc bài hủ tục nhớ hồi lính mới.
 Năm 1978 mình đóng quân ở nhờ nhà người dân tộc Mường. Hết hồn khi thấy cái hòm áo quan gỗ trắc của chị Yêng chủ nhà làm sẵn cho mình cất dưới gầm nhà sàn. Chuyện là mình cùng mấy thằng Hà Nội ngủ không được vì mùi thối ở dưới nhà sàn bốc lên. Mình rủ chúng nó xuống xem con gì chết dưới sàn mà thối không chịu được. Chẳng đứa nào dám đi thấy chúng nó có vẻ sợ ma, mình lục cóc ba lô lấy đèn pin rủ cả lão Thanh AT đi lão cũng nhát không đi. Mình tự mò xuống theo mùi hôi thối, thấy con gà bị treo cổ móc lên cái dây buộc quanh cây cột nhà to dưới đất có cái chảo trong có ít cát. Cứ nghĩ chủ nhà bẫy được con gà bỏ quên thối rồi, mình nhấc cái móc treo con gà bỏ vào chảo đem xuống cuối vườn dưới chân đồi hất con gà chết vào gốc mít rồi đem cái chảo lên chỗ cũ để. Vừa ngửng lên giật bắn mình vì thấy một cái đầu hòm áo quan chưa sơn gần ngay trước mặt, ớn lạnh cả người. Vì nghĩ trong áo quan còn có người chết nên chạy vội về phía cầu thang, chiếu đèn pin nhìn lại mình thấy cái áo quan vẫn ở nguyên vị trí cũ. Đánh bạo mình quay gần cái áo quan, thấy chỉ có mấy khúc cây tròn chặn trên nắp quan tài. Hiếu kỳ mình hất mấy khúc cây tròn lăn xuống đất để xem trong áo quan có người chết không, ai dè mấy khúc cây cũng nặng đổ uỳnh uỵnh xuống đập va vào cái ghế ngựa sập nghiêng luôn cả cái áo quan. Bật luôn cả tấm ván thiên hở ra, chiếu đèn pin nhìn vào bên trong hòm chẳng thấy có gì. Cứ để nguyên như vậy mình vội leo lên ngay nhà sàn. Thấy mình lên cả hội lính im re, có mỗi lão Thanh AT hỏi chết mày làm gì mà đổ ầm ầm dưới ấy. Mình chỉ nói hết thối rồi ngủ đi & chui luôn vào màn cất đèn pin ngả lưng nằm ngủ, cứ trằn trọc cả đêm vừa ngủ được tý lão Thanh AT đã đánh thức dậy đi tập thể dục. Về nhà nhìn hậu quả tính tò mò đêm qua hết muốn ăn tài páo sáng, nằm lăn ra sàn giả mệt xin nghỉ. Khi anh em xắp đi tập mình báo ốm mệt xin nghỉ AT Thanh chết sững người tròn mắt nhìn, bất lực dẫn anh em đi luyện tập. Đang tính xuống xếp lại các thứ đổ đêm qua lại cho chủ nhà thì nghe tiếng chị Yêng về, đang nói chuyện với xếp Cương chính trị viên đại đội cùng đi thẳng vào chỗ cái áo quan đổ. Nghe câu được câu chăng hình như chị nghi lão Thanh AT trộm mất con gà, làm đổ luôn cái áo quan quí nặng của gia đình chị.Thấy xếp Cương hứa sẽ cho anh em xếp lại hộ chị cái áo quan đó. Xếp về chị Yêng lên nhà mình chủ động nói lại chuyện tối hôm qua với chị vì con gà chết thối rồi nên mình vứt hộ luôn. Mới nói đến đấy, thấy lão Thanh AT về cùng với một lão nữa mình vội nằm xuống sàn nhà giả mệt ốm...
 Bước sang thế kỷ 21 mười mấy năm rồi mà vẫn còn chuyện lạ có thật!
 Nguồn;http://dantri.com.vn/xa-hoi/hu-tuc-treo-nguoi-chet-giua-nha-o-xa-ngheo-nhat-nuoc-801667.htm
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Lizzy
Thượng sĩ
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #579 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2013, 11:14:25 am »

Đọc bài hủ tục nhớ hồi lính mới.
 Năm 1978 mình đóng quân ở nhờ nhà người dân tộc Mường. Hết hồn khi thấy cái hòm áo quan gỗ trắc của chị Yêng chủ nhà làm sẵn cho mình cất dưới gầm nhà sàn. Chuyện là mình cùng mấy thằng Hà Nội ngủ không được vì mùi thối ở dưới nhà sàn bốc lên. Mình rủ chúng nó xuống xem con gì chết dưới sàn mà thối không chịu được. Chẳng đứa nào dám đi thấy chúng nó có vẻ sợ ma, mình lục cóc ba lô lấy đèn pin rủ cả lão Thanh AT đi lão cũng nhát không đi. Mình tự mò xuống theo mùi hôi thối, thấy con gà bị treo cổ móc lên cái dây buộc quanh cây cột nhà to dưới đất có cái chảo trong có ít cát. Cứ nghĩ chủ nhà bẫy được con gà bỏ quên thối rồi, mình nhấc cái móc treo con gà bỏ vào chảo đem xuống cuối vườn dưới chân đồi hất con gà chết vào gốc mít rồi đem cái chảo lên chỗ cũ để. Vừa ngửng lên giật bắn mình vì thấy một cái đầu hòm áo quan chưa sơn gần ngay trước mặt, ớn lạnh cả người. Vì nghĩ trong áo quan còn có người chết nên chạy vội về phía cầu thang, chiếu đèn pin nhìn lại mình thấy cái áo quan vẫn ở nguyên vị trí cũ. Đánh bạo mình quay gần cái áo quan, thấy chỉ có mấy khúc cây tròn chặn trên nắp quan tài. Hiếu kỳ mình hất mấy khúc cây tròn lăn xuống đất để xem trong áo quan có người chết không, ai dè mấy khúc cây cũng nặng đổ uỳnh uỵnh xuống đập va vào cái ghế ngựa sập nghiêng luôn cả cái áo quan. Bật luôn cả tấm ván thiên hở ra, chiếu đèn pin nhìn vào bên trong hòm chẳng thấy có gì. Cứ để nguyên như vậy mình vội leo lên ngay nhà sàn. Thấy mình lên cả hội lính im re, có mỗi lão Thanh AT hỏi chết mày làm gì mà đổ ầm ầm dưới ấy. Mình chỉ nói hết thối rồi ngủ đi & chui luôn vào màn cất đèn pin ngả lưng nằm ngủ, cứ trằn trọc cả đêm vừa ngủ được tý lão Thanh AT đã đánh thức dậy đi tập thể dục. Về nhà nhìn hậu quả tính tò mò đêm qua hết muốn ăn tài páo sáng, nằm lăn ra sàn giả mệt xin nghỉ. Khi anh em xắp đi tập mình báo ốm mệt xin nghỉ AT Thanh chết sững người tròn mắt nhìn, bất lực dẫn anh em đi luyện tập. Đang tính xuống xếp lại các thứ đổ đêm qua lại cho chủ nhà thì nghe tiếng chị Yêng về, đang nói chuyện với xếp Cương chính trị viên đại đội cùng đi thẳng vào chỗ cái áo quan đổ. Nghe câu được câu chăng hình như chị nghi lão Thanh AT trộm mất con gà, làm đổ luôn cái áo quan quí nặng của gia đình chị.Thấy xếp Cương hứa sẽ cho anh em xếp lại hộ chị cái áo quan đó. Xếp về chị Yêng lên nhà mình chủ động nói lại chuyện tối hôm qua với chị vì con gà chết thối rồi nên mình vứt hộ luôn. Mới nói đến đấy, thấy lão Thanh AT về cùng với một lão nữa mình vội nằm xuống sàn nhà giả mệt ốm...
 Bước sang thế kỷ 21 mười mấy năm rồi mà vẫn còn chuyện lạ có thật!
 Nguồn;http://dantri.com.vn/xa-hoi/hu-tuc-treo-nguoi-chet-giua-nha-o-xa-ngheo-nhat-nuoc-801667.htm

Bác ơi bác kể tiếp tình hình sau đó thế nào? bác kể hay quá làm em tò mò Grin
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM