Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:39:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 9 - Chuyên đề chung sức của các thành viê  (Đọc 353674 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vukimthuan
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #340 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2014, 05:40:15 pm »

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến Kon Tum 1972 và thật buồn khi phải nói với bạn rằng: "từ cuối tháng 5 đến hết 06/6/1972, Mỹ và VNCH rải bom B52 theo tọa độ dày đặc, cày xới nhiều lần khu vực xung quanh thị xã Kon Tum cũng như các điểm, đường, vị trí nghi ngờ quân ta..."

D3 này là tiểu đoàn 90 trung đoàn Ba Gia anh hùng; liên hệ giúp bạn được thôi nhưng cho bọn mình xem cái bản trích lục hồ sơ thông tin liệt sỹ trước đã nhé!

@dinhquygiap: bạn có thể liên hệ thẳng và nhờ chú Vũ Đình Luật trưởng đoàn CCB tình nguyện tỉnh Bình Phước - Đ/t chú ấy cho công khai là 0979.428.399. Tuy nhiên chắc chắn chú ấy cũng sẽ "đề nghị" cho xem trích lục hồ sơ thông tin liệt sỹ đấy. Wink


Cháu xin cảm ơn bác quangcan đã có thông tin cho cháu ạ, cháu sẽ gửi bản chụp lên để các chú xem ạ. Cháu cảm ơn bác @dinhquygiap đã cho cháu số điện thoại của chú Luật. Cháu sẽ liên hệ.

Hôm nay cháu cũng đã liên lạc được với mấy chú ở C9, C12, C17 cùng D3 của bác Hoàn cháu, các chú cũng nói là rất khó để có thể tìm được, nhưng cháu vẫn cứ hy vọng dù có bất cứ 1 thông tin nào cháu cũng sẽ xin và nhờ trợ giúp từ phía các Bác các chú. Cháu xin cảm ơn các bác các chú nhiều lắm ạ.

Cháu Thuần.
Logged
nhut
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #341 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 03:20:53 pm »


Tên liệt sĩ Nguyễn Mộc:
- Số hiệu: 154.807
- sinh 1928 tại xã Ân Phong, huyện hoài ân, tỉnh Bình Định
- Chức vụ: Đại đội phó
- Đơn vị: KN
- Ngày nhập ngủ: tháng 8 năm 1948
- Ngày vào Đảng: tháng 6 năm 1950
- Hi sinh  : 21-3-1967 ở mặt trận phía Nam, tại vùng núi ở huyện ba tơ, tỉnh quãng ngải
- Con kính nhờ Bác và các đồng chí hết sức giúp đỡ xin cám ơn nhiều!
- Ai biết thông tin mộ liệt sỹ xin liên hệ: Hồ phước nhựt (kiều an - cát tân -phù cát - bình định) 
       Điện thoại: 0978173447
       Gmail: hophuocnhut@gmail.com
Logged
quangtungctn
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #342 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 11:11:14 pm »

Kính nhờ các bác, các chú giúp đỡ tìm thông tin về liệt sĩ Trịnh Hồng Ngân là bác của cháu:

Họ tên liệt sĩ:Trịnh Hồng Ngân
Chức vụ:
            Đại đội phó (theo Bằng Tổ quốc ghi công và Giấy báo tử)
            Trung đội bậc trưởng (theo Bản trích lục của BCHQS Thanh Hóa)
            Trung đội trưởng (theo Bản trích lục của Sư đoàn BB5 Tây Ninh)
Nguyên quán:
              Yên Ninh, Yên Định, Thanh Hóa (theo Bằng Tổ quốc ghi công và Giấy báo tử)
              Yên Minh, yên Định, Thanh Hóa (theo Bản trích lục của BCHQS Thanh Hóa & Sư đoàn BB5 Tây Ninh)
Năm sinh:
             1930 (theo Giấy báo tử)
             1934 (theo Bản trích lục của BCHQS Thanh Hóa & Sư đoàn BB5 Tây Ninh)
Năm hy sinh:
             18/06/1968 (theo Bản trích lục của BCHQS Thanh Hóa & Sư đoàn BB5 Tây Ninh)
             01/08/1968 (theo Giấy báo tử)
Đơn vị chiến đấu:
              BMT (theo Giấy báo tử)
              E 174, Sư đoàn 5 (theo Bản trích lục của BCHQS Thanh Hóa)
              Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 55 (e5) - Sư đoàn 5 - Quân khu 7 (theo Bản trích lục của Sư đoàn BB5 Tây Ninh)
Trường hợp hy sinh:Chiến đấu
Nơi hy sinh thực tế:
             BMT (theo Giấy báo tử)
Nơi mai táng ban đầu:
             Khu vực riêng của đơn vị (theo Giấy báo tử)            
             Ngã 3 Sóc Soài (theo Bản trích lục của BCHQS Thanh Hóa)  
             Ngã 3 Sóc Lào, Trảng Bàng, Tây Ninh (theo Bản trích lục của Sư đoàn BB5 Tây Ninh)
             Sóc Lào, Trảng Bàng, Tây Ninh (theo Trung tâm Marin)            
Nơi yên nghỉ:

Trường hợp hy sinh:
             Bị bom B52 (theo Bản trích lục của BCHQS Thanh Hóa & Sư đoàn BB5 Tây Ninh)


Cháu đã xin được Bản trích lục hồ sơ từ Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa và Sư đoàn BB5 Tây Ninh, tuy nhiên có nhiều thông tin không trùng nhau về đơn vị chiến đấu khi hy sinh, ngày hy sinh, nơi mai táng ban đầu, nơi yên nghỉ .... nên cháu rất mong được các bác, các chú giúp đỡ gia đình tìm kiếm được thông tin về phần mộ bác cháu.

Thông tin xin được gửi về:

Nguyễn Quang Tùng, đc: 06 đường 3/2 Phường 8, Thành phố Vũng Tàu.
Điện thoại: 0989.103.314, email: quangtungctn@gmail.com

Cháu xin chân thành cảm ơn !.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2014, 11:18:01 pm gửi bởi quangtungctn » Logged
N.Bonapacte
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #343 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2014, 07:44:44 am »

Kinh thưa các bác, các chú, các anh! Tình cờ đọc trên mạng có một số thông tin về mộ phần liệt sỹ, Do không biết phải đưa lên đâu, đồng thời cháu cũng nghĩ không nhất thiết phải lập một topic mới nên cháu đưa lên đây, hi vọng có thể nhiều người biết hoặc cần biết tin tức về đồng đội hoặc người thân. Nếu thông tin này đã có người đăng, cháu mong các MOD xóa giúp! Kinh!
Còn đây là thông tin:
Facebooker Thiềm Thừ vừa chia sẻ thêm thông tin về danh tính 5 liệt sĩ của các quân nhân từng hy sinh ở chiến trường Campuchia. Mình nghĩ nếu có khả năng, các bạn hãy share thông tin để người nhà sớm được biết để tìm về mộ phận của các anh.



Chúng tôi, những người lính nhập ngũ tháng 7/1979 có một đồng đội là Trần Bá Toàn đã hy sinh ở chiến trường K năm 1985. Sau một thời gian tim kiếm, chúng tôi đã tìm được mộ đồng đội của chúng tôi tại Nghĩa Trang Trà Bá, thành phố Playku, tỉnh Gia Lai (trước đây do Tỉnh đội Gia Lai quản lý, nay đã bàn giao cho thành phố Playku quản lý). Nằm cùng một dãy theo hàng ngang với mộ của Trần Bá Toàn, có 5 ngôi mộ của các quân nhân mất ở chiến trường Campuchia. Chúng tôi đã có được thông tin về 5 quân nhân như sau:

1/ Quách Ngọc Sáu: quê Ngọc Liên - Lãng Ngọc (Ngọc Lặc) - Thanh Hóa; nhập ngũ 10/1976, cấp bậc B1 (binh nhất); Đơn vị: E 576 - QK 5; Mất: 9/10/1981; cha: Quách Công Trọng
Còn bia mộ, trên bia ghi quê Ngọc Lặc - Thanh Hoá.

2/ Lê Minh Sự: quê Phú Cường - Ba Vì - Hà Nội; Đơn vị: Mặt trận 579 - QK5 - Mất: 4/9/1986. Còn bia mộ
3/ Đồng Ngọc Hiệp: quê Hoằng Hợp - Hoằng Hóa - Thanh Hóa; nhập ngũ 12/1980; Đơn vị: E 491 (E498?); cấp bậc H2 (trung sĩ); Mất: 19/2/1984; cha: Đồng Văn Hán. Còn bia mộ

4/ Siêu Sơn : quê AJunpa - Gia Lai; nhập ngũ 2/1986; Đơn vị: E 471; Mất: 25/1/1987; cha Kpsor -RHinh (Ksor Rhinh). Còn bia mộ

5/ Nguyễn (Vũ) Văn Đông: quê Hòa Bình - Thủy Nguyên - Hải Phòng; nhập ngũ 8/1978; cấp bậc B2 (binh nhì); Đơn vị: D15 - F2; Mất: 23/3/1979. Không thấy bia mộ

Chúng tôi có cảm nhận rằng, đã từ lâu rồi mộ phần của 5 anh ấy không có người hương khói, có thể do thân nhân các anh ấy không biết. Chúng tôi đã gửi thư về UBND các xã, huyện quê của 5 quân nhân, báo những thông tin trên đây, hy vọng tìm được thân nhân của 5 anh. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có thông tin về việc người thân của 5 anh đến nhận mộ.

Mong các bạn chia sẻ thông tin này, để giúp hương hồn các anh được sum họp với người thân
Logged

Chiều cao của đàn ông là từ trán lên đến trời
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #344 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2014, 11:35:33 am »

@nhut: tôi rất xin lỗi, đến giờ tôi vẫn chưa lùng được thông tin nào có giá trị và liên quan đến trường hợp này. Tôi xin lỗi.  Undecided.

@N.Bonapacte: cảm ơn bạn, vụ này mình cũng có biết và theo bên facebook rồi (anh Tung duong đã tag mình vô mà). Phần Thanh Hóa thì chắc Lê Ích Khương đã lo; chỗ Ba Vì thì mod ditimlietsy69 xem có hỗ trợ được không; Hải Phòng thì có chú Lâm công binh đang đau đáu rồi - tối qua mình và chú vừa trao đổi điện thoại xong. Cứ để theo bên FB cho tiện bạn ạ.

@quangtungctn: rất mong bạn gửi giấy báo tử và các bản trích lục lên để chúng tôi xem; nếu gặp khó khăn về gửi ảnh thì bạn có thể gửi vào e-mail tôi gửi qua tin nhắn nội bộ. Về sơ bộ tôi đã nắm được thông tin và hình dung được trường hợp này. Xin hỏi là cụ thể bạn cần gì? liên lạc hội CCB tìm đồng đội? địa danh hy sinh cụ thể ở đâu? hay.....
Logged

quangtungctn
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #345 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2014, 01:57:36 pm »

Trích dẫn
@quangtungctn: rất mong bạn gửi giấy báo tử và các bản trích lục lên để chúng tôi xem; nếu gặp khó khăn về gửi ảnh thì bạn có thể gửi vào e-mail tôi gửi qua tin nhắn nội bộ. Về sơ bộ tôi đã nắm được thông tin và hình dung được trường hợp này. Xin hỏi là cụ thể bạn cần gì? liên lạc hội CCB tìm đồng đội? địa danh hy sinh cụ thể ở đâu? hay.....

Kính gửi bác Quangcan!. cháu đã gửi các thông tin về Liệt sĩ Trịnh Hồng Ngân qua email của bác rồi ạ, rất mong được bác và các chú giúp đỡ gia đình cháu tìm được thông tin về phần mộ của bác cháu ạ. Xin được chân thành cảm ơn Bác.











« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2014, 02:44:01 pm gửi bởi quangcan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #346 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 03:50:12 pm »

@quangtungctn: ái chà, cũng rắc rối nhể,  Grin.
Mình vừa xem lại một số tài liệu thì thấy thế này:

1. Về đơn vị: E174 F5 hay E55 (E5) F5?
- về phiên hiệu trung đoàn 55 sư đoàn 5/ E55 F5: cái đơn vị này không có trong KCCM nhé, sang chiến tranh biên giới phía Nam đánh Pôn Pốt từ 1979 thì có. Khoảng tháng 6/1989, F5 bàn giao trung đoàn 174/ E174 về BCH QS tỉnh Tây Ninh và nhận về E4, E55 ở bên K về => lúc đó F5 mới có E55 nhé,  Grin.

- về phiên hiệu trung đoàn 5 sư đoàn 5/ E5 F5: tháng 5/1965, E5 F5 được thành lập dựa trên cơ sở E1/ trung đoàn bộ binh 1 Miền Tây Nam Bộ; nó vẫn thuộc F5 đến giờ.

- về phiên hiệu trung đoàn 174 sư đoàn 5/ E174 F5:
Trích dẫn
...Tháng 10 năm 1968, tình hình tổ chức biên chế của Sư đoàn 5 lại có sự thay đổi. Đồng chí Võ Minh Như về Miền nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Trần Minh Tâm đảm nhiệm quyền Sư đoàn trưởng. Trung đoàn 88 sau 1 năm về chiến đấu trong đội hình của sư đoàn, được điều động về hoạt động tại chiến trường vùng ven Củ Chi - Trảng Bàng trong đội hình của phân khu 1. Sư đoàn được bổ sung Trung đoàn 174 (Trung đoàn Cao-bắc-lạng).

Trung đoàn 174 thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1949 tại Hòa An - Cao Bằng, thuộc Sư đoàn 316 Quân khu Tây Bắc. Ngay từ khi mới thành lập, trung đoàn đã liên tục cơ động chiến đấu tại chiến trường Thượng Lào và tham gia chiến dịch biên giới năm 1950, với thành tích xuất sắc trên đường số 4 đánh tiêu diệt đồn Đông Khê... Mùa khô năm 1967, Trung đoàn 174 nhận lệnh vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam, vượt Trường Sơn về chiến trường Tây Nguyên, trung đoàn đã lập công xuất sắc tại Đắc Xiêng, Đắc Béc. Trong chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh, trung đoàn đã tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173 Mỹ. Tháng 7 năm 1968, tham gia đợt 3 tổng tiến công tại chiến trường Tây Ninh - Dầu Tiếng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tháng 10 năm 1968, trung đoàn hành quân về Phước Long củng cố và được biên chế vào đội hình của Sư đoàn 5....

Lưu ý nhỏ: để phân biệt thì bọn tôi hay gọi đây là E174A, cũng mang danh Đoàn Cao Bắc Lạng.
Vậy dùng phép loại trừ ta chỉ còn chú ý vào E174 và E5.

2. Về hòm thư đơn vị: 4846HP2 theo giấy ghi của bác CCB:
- hòm thư đó là của Đoàn 32 Quân Khu Hữu Ngạn - đơn vị sau này được sáp nhập vào F320B/ sư đoàn 320B. Đoàn 32 chuyên huấn luyện tân binh đi chiến trường nên hòm thư này ở ngoài bắc.
- Nếu tra hòm thư các đơn vị trong chiến trường thì may ra còn có thể; hòm thư ngoài bắc thì lại rất khó và không thể biết đơn vị đó đi đến đâu.
Có lẽ hướng tìm này sẽ là thứ yếu.

3. Khoảng thời gian LS hy sinh:
- GBT ghi ngày 01/8/1968;
- Bản trích lục của BCH QS tỉnh Thanh Hóa và Sư đoàn 5 thì ghi 18/6/1968.

Theo ý kiến cá nhân tôi, Bản trích lục của hai đơn vị trên đúng hơn.
Có một điều nhỏ cần trao đổi: gia đình quả thật vẫn còn may mắn. Nhìn vào GBT ghi phiên hiệu BMT và báo tin năm 1976 là nản toàn tập. Phiên hiệu BMT để chỉ các trường hợp bị mất thông tin trong chiến tranh - Bị Mất Tích: ám chỉ bị bom B52.  Undecided

Chắc qua quá trình tổng hợp và đối chiếu lại, F5 mới có thông tin để báo lại lên BQP và từ đó tỉnh đội mới có đầy đủ thông tin báo cho gia đình cách đây vài tháng. Nếu không chắc chịu thôi, bó tay.

3.1 Khoảng tháng 6/1968, E5 F5 ở đâu?
Trích dẫn
...Bước vào giai đoạn 2 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, do yêu cầu nhiệm vụ, từ tháng 4 năm 1968, sư đoàn có sự thay đổi biên chế lực lượng. Trung đoàn 4 tiếp tục ở lại hoạt động độc lập tại chiến trường Bà Rịa - Long Khánh - Biên Hòa, tăng cường trong đội hình chiến đấu của Quân khu miền Đông. Trung đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc sư đoàn được lệnh hành quân cơ động về mặt trận vùng tây bắc Sài Gòn, chiến đấu đánh địch trên địa bàn Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Dương Minh Châu. Ngày 28 tháng 4, phía đông đường 20, Trung đoàn 5 đã hành quân cơ động vế địa bàn Trảng Bàng, chuẩn bị thực hiên nhiệm vụ đợt 2 tổng tiến công ở vành đai tây bắc Sài Gòn....Ngày 4 tháng 5, trung đoàn đã về dừng chân tại khu vực Sa Nhỏ, Tầm Đinh, Trảng Bàng, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tổ chức nghiên cứu mục tiêu, chuẩn bị cho nhiệm vụ đánh chiếm thị trấn Trảng Bàng, thực hành chia cắt đường 22, ngăn chặn địch chi viện cho Củ Chi và Sài Gòn, tạo điều kiện cho các đơn vị trong nội đô bước vào đợt 2 tổng tiến công

Cùng thời gian này, phát hiện lực lượng lớn của ta di chuyển về mặt trận bắc Củ Chi, bọn Mỹ vội vã tung một lực lượng gồm các đơn vị tiểu đoàn 3 (trung đoàn 4), tiểu đoàn 4 (trung đoàn 25) sư đoàn 1 kỵ binh thiết giáp, tiểu đoàn 1 (trung đoàn 5), tiểu đoàn 3 (trung đoàn 22) sư đoàn 25 bộ binh cơ giới Mỹ có sự chi viện của không quân và pháo binh tổ chức càn quét vào khu vực bắc Trảng Bàng và Củ Chi. Ngày 10 tháng 5, tiểu đoàn 1 (trung đoàn 4) kỵ binh thiết giáp đánh phá dọc theo trục đường 6 từ cầu Ván đến Bùng Binh.

Trước diễn biến mới, ngày 11 tháng 5, Bộ Chỉ huy sư đoàn đã lệnh cho Trung đoàn 5 tạm ngừng thực hiện nhiệm vụ cơ bản để chuyển sang đánh địch đang càn quét ở Trảng Bàng, buộc chúng phải đối phó không thực hiện được ý định phản kích tiêu diệt lực lượng ta. Phương châm tác chiến của ta đề ra là: kết hợp các hình thức chiến đấu tập kích, phục kích và pháo kích liên tục trong nhiều ngày, phối hợp giữa chủ lực và các đơn vị địa phương kiên quyết giữ vững địa bàn đứng chân, tiêu hao sinh lực địch, hút địch về mặt trận Trảng Bàng để các đơn vị ở hướng chính của chiến dịch tiến công các mục tiêu bên trong nội đô Sài Gòn...  Thi đua với Tiểu đoàn 2, đêm 18 tháng 5, Tiểu đoàn 1 bí mật tổ chức cho Đại đội 2, Đại đội 3 và hỏa lực của tiểu đoàn vào tập kích quân Mỹ đang cụm tại trảng ông Lên và bố trí Đại đội 1 chốt chặn trên đường 26 đánh quân thiết giáp từ Cầu Ván về ứng cứu. Đúng 24 giờ, tiểu đoàn nổ súng tiến công địch. Sau 40 phút chiến đấu quyết liệt, Tiểu đoàn 1 đã tiêu diệt 150 tên địch, thu 18 súng, 1 máy PRC25 và nhiều trang bị của địch. Hướng Tiểu đoàn 3, ta tổ chức lực lượng phối hợp đánh cụm địch đóng chốt tại Cầu Cát, diệt 11 xe cơ giới và nhiều địch, cắt đứt giao thông trên trục đường liên tỉnh số 26. Trên hướng chủ yếu, Tiểu đoàn 2 được tăng cường hỏa lực của sư đoàn tổ chức tập kích hỏa lực vào quân Mỹ ở Cầu Xe, phá hủy 38 xe quân sự, đánh cháy 4 nhà lính....Nhận định địch sẽ tổ chức càn lớn vào vị trí đứng chân của trung đoàn và các tiểu đoàn, Ban chỉ huy Trung đoàn 5 khẩn trương chỉ đạo các đơn vị củng cố hầm hào, công sự, chuẩn bị chủ động chống càn. Thực hiện quyết tâm giữ vững địa bàn, bảo vệ căn cứ, đánh quỵ lực lượng bộ binh cơ giới của trung đoàn 5, sư đoàn 25 Mỹ và lực lượng tiểu đoàn 3 kỵ binh không vận. Ngày 22, Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 5 được tăng cường Tiểu đoàn 3 đã chủ động chặn đánh quân Mỹ tại Trảng Cỏ. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đẩy lùi 7 đợt phản kích của bộ binh và xe tăng địch, diệt 4 xe tăng, bảo vệ được trận địa. Ngày 23 tháng 5, Tiểu đoàn 3 tiếp tục cơ động phối hợp với các đại đội trực thuộc của trung đoàn đánh địch ở Sa Nhỏ, ngăn chặn không cho tiểu đoàn Mỹ và 80 xe tăng, xe thiết giáp tiến vào vị trí đứng chân của trung đoàn, tiêu diệt 11 xe tăng - xe thiết giáp và nhiều tên địch, buộc chúng phải tháo lui chấm dứt cuộc càn.

Tổng cộng trong 10 ngày liên tục chiến đấu, Trung đoàn 5 đã tổ chức đánh địch 9 trận (trong đó có 2 trận cấp trung đoàn thiếu, 5 trận cấp tiểu đoàn), tiêu diệt hàng trăm tên dịch, bắn cháy 2 máy bay. Trung đoàn đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị bạn đánh bại cuộc càn quét của quân Mỹ ở địa bàn bắc Trảng Bàng. Sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, Trung đoàn 5 được lệnh trở về cứ K10 (Đồng Ban) để củng cố và chuẩn bị cho kế hoạch đợt 3 của tổng tiến công 1968....

3.2 Khoảng thời gian tháng 6/1968, E174 ở đâu?
- lịch sử F5/sư đoàn 5 nêu:
Trích dẫn
...Nhiệm vụ của sư đoàn trong đợt 3 tổng tiến công là phối hợp cùng Sư đoàn 9, Trung đoàn 174, tiểu đoàn đặc công và trung đoàn pháo binh Miền mở chiến dịch Tây Ninh - Dầu Tiếng, kéo lực lượng 2 lữ đoàn của sư đoàn "tia chớp nhiệt đới" và lữ đoàn 1 sư đoàn kỵ binh không vận ra ngoài để tiêu diệt, mở rộng vùng giải phóng đông bắc Tây Ninh, đánh bại kế hoạch hành quân phản kích của quân Mỹ vào địa bàn Tây Ninh - Dầu Tiếng....

- lịch sử F9/ sư đoàn 9 viết:
Trích dẫn
...Vấn đề này cũng đang được các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ Trung ương đến các chiến trường thảo luận, cân nhắc. Tháng 7 năm 1968, Trung ương Cục và Quân ủy Miền quyết định chuyển hướng hoạt động của lực lượng chủ lực, không đánh tiếp vào Sài Gòn, mà mở chiến dịch tiến công địch trên hướng tây bắc và bắc Sài Gòn (địa bàn hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long), đánh vào tuyến ngoài của địch, làm lỏng thế phòng thủ chung của chúng, kéo lực lượng địch ở tuyến giữa và tuyến trong ra, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang các phân khu hoạt động. Phương châm chỉ đạo tác chiến là đánh quân viện và quân địch thoát ly công sự là chính, kết hợp với tập kích, cơ động nhanh, kết hợp đánh vừa và đánh nhỏ. Hướng chủ yếu (tỉnh Tây Ninh) sử dụng sư đoàn 9, sư đoàn 5, trung đoàn 174, hai trung đoàn pháo, hai đoàn đặc công của Miền và hai tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh. Hướng thứ yếu (tỉnh Bình Long,) sử dụng sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang địa phương. Ở Sài Gòn và vùng ven, lực lượng vũ trang các phân khu tiếp tục hoạt động để phối hợp....

Ái chà, trùng lặp về địa bàn hoạt động rồi đây. Không biết trong địa bàn thì phân chia các trung đoàn cụ thể phụ trách những đâu nhỉ,  Grin.

còn tiếp
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #347 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 11:39:43 am »

tiếp tục phần 3.1 trên:

Cả hai bản trích lục thông tin đều khẳng định LS hy sinh ở Sóc Lào hay còn gọi là Sóc Soài thuộc Trảng Bàng Tây Ninh. Đây là khu căn cứ địa của BTL Miền sát ven sông Sài Gòn - bàn đạp tiến công vào nội đô.
Căn cứ vào nơi hy sinh (kết quả đúng) để làm cơ sở lập luận và giải thích, đối chiếu với các thông tin khác bởi rất ít/ hiếm khi (về mặt nguyên tắc) khi 2 trung đoàn (E5 và E174) cùng đứng chân trên một địa bàn/ một khu căn cứ.

Lật ngược vấn đề dùng tài liệu Mỹ + VNCH thu thập được để đối chứng như sau:
- E5/ trung đoàn 5: còn được gọi là trung đoàn 275/ E275/ 275th Regt/ 275th VC Infil Regt.



- E174/ trung đoàn 174: 174th Regt/ 174th VC Regt/ 174th NVA Regt:
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #348 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 02:19:34 pm »

Một số tài liệu khác nhau của đối phương thu thập được đánh dấu các vị trí tọa độ của E5/ E275 và E174 ở các thời điểm gần tháng 6/1968:











Thế là khá rõ:
- E5 F5 đã có mặt ở Trảng Bàng, Tây Ninh từ khá sớm;
- E174 thì thấy có đánh dấu tháng 7/1968 vẫn có mặt ở Đắc Lắc/ Dak lak thuộc B3 Tây Nguyên. Tuy vậy, ta phải có một câu hỏi cần đặt ra là liệu có phải hành động nghi binh, E174 đã vào B2 trước đó?
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #349 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 03:06:17 pm »

Trích dẫn
...- E174 thì thấy có đánh dấu tháng 7/1968 vẫn có mặt ở Đắc Lắc/ Dak lak thuộc B3 Tây Nguyên. Tuy vậy, ta phải có một câu hỏi cần đặt ra là liệu có phải hành động nghi binh, E174 đã vào B2 trước đó?...

ở thời điểm đó thì trung đoàn trưởng trung đoàn 174 là Ông Đàm Văn Ngụy. Trong cuốn hồi ức "Chặng đường mười nghìn ngày" của thượng tướng Hoàng Cầm có đoạn trao đổi và Ông Đàm Văn Ngụy kể lại khi gặp lúc mới vào B2 năm 1968:

Trích dẫn
...Anh Đàm Văn Nguỵ kể tiếp. Còn một trận nữa, nhỏ thôi nhưng là một kỷ niệm đầu tiên khi đặt chân lên mảnh đất Nam Bộ thân yêu. Hồi ấy sau chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh kết thúc, trung đoàn 174 chúng tôi được lệnh cấp trên hành quân cấp tốc vào tăng cường cho chiến trường B2. Tháng 6 năm 1968 chúng tôi tới Lộc Ninh, thì tháng 8 năm đó được vinh dự tham gia đợt ba cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, đánh địch phản kích ở vùng ven đô. Sau đó lùi về khu vực Cầu Khởi trên doạn đường Tây Ninh - Dầu Tiếng. Tại đây do yêu cầu của nhiệm vụ, chúng tôi thấy không có cách nào khác là trụ lại, tổ chức trận địa chốt chặn kết hợp với vận động tiến công, đánh địch, kìm chân chúng lại, vừa diệt được sinh lực, giữ vững khu vực này được mười ngày....

LS hy sinh ngày 18/6/1968 trong trường hợp bị bom tọa độ B52.
Vậy theo như lời kể của Ông Đàm Văn Ngụy thì liệu lúc đó E174 đã di chuyển kịp từ Lộc Ninh về đến Sóc Lào/ Sóc Soài hay chỉ dừng lại ở Lộc Ninh để củng cố đội hình và từng bước làm quen chiến trường. Khó quá,  Undecided

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM