Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:27:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 9 - Chuyên đề chung sức của các thành viê  (Đọc 353648 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
phamngocdau
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #270 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2014, 01:49:42 pm »

núi Trường Phước thì thuộc xã Hải Lâm, còn cao điểm 132, khe Trai thì lại thuộc xã Hải Lệ!
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #271 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2014, 03:41:05 pm »

núi Trường Phước thì thuộc xã Hải Lâm, còn cao điểm 132, khe Trai thì lại thuộc xã Hải Lệ!
Bạn đã trích lục lên chưa nhỉ?
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #272 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2014, 11:15:18 am »

@ngockimpham: tôi có một tài liệu E88A đánh nhưng thời điểm lại là tháng 8/1968 ở Hiệp Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh. Tuy vậy có tra ra được E trưởng E88A thời điểm đó là cụ Vũ Văn Thược (nguồn: ở đây.).

Xin nhờ bác Tribecocác bác lính F5/ sư đoàn 5 ai có số điện thoại của cụ Thược thì cho em và bác ngockimpham xin nhé! Đợi đến cuối tháng này mới đi họp mặt và gặp được cụ thì lâu quá.
Logged

conghuyDA
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #273 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2014, 11:45:43 am »

Cảm ơn bác quangcan, có được thông tin này, nhà cháu đã liên hệ với một bác chuyên buôn trâu từ Lào, sang tuần bác sẽ di chuyển về phía Bắc đường 9 tìm tới khu vực này thám thính rồi ạ. Vấn đề nữa là xác định cái Trạm 32 và cái C9-D3 của chú cháu nữa ạ, hy vọng, hy vọng

1. Nhà cháu mới liên hệ được với một bác là chinh sát của D3, theo thông tin từ bác CCB này thì Trạm 32 ở phía Nam đường 9. Bác ấy nói là lúc giao quân (từ Bắc vào) và giai đoạn trước khi đơn vị đánh trận Paksong/Pakse thì đóng quân tại khu vực Trạm 31 phía Bắc đường 9, giai đoạn này mới là ở gần bản Cà Tồn, nhưng sau khi đánh bản Nhik thì E1 hành quân trở về đóng quân ở phía Nam đường 9, đơn vị C9-D3 đóng ở bản Then (từ đường 9 đến bản Then 2km, qua bản Then 1km) cho đến khi hành quân đi đánh trận Đak To - Tân Cảnh, mà chú nhà cháu thì mất ngay trước khi đơn vị hành quân đi đánh trận Đak Tô - Tân Cảnh.
2. Ngoài ra, nhà cháu cũng nhận được thông tin từ bên Lào, khu vực Bản Cà Tồn hiện là công trường khai thác vàng, rất nhiều phần mộ tại đây đã được QK4 quy tập về Việt Nam trong đó có 2 ngôi mộ lẻ (hy vọng là liệt sỹ nhà cháu).
3. Nhà cháu cũng đã liên lạc với cụ Võ Sở xin gặp và cụ hẹn khoảng giữa tháng 5. Nhà cháu cũng đã gửi thư đến: phòng chính sách quân khu 5 xin hỗ trợ thêm thông tin nhưng chưa nhận được hồi âm.
Như vậy
1. Vấn đề là Trạm 32 ở đâu? bắc hay nam đường 9?. Nếu Bắc đường 9 nhà cháu sẽ đến khu vực Bản Cà Tồn, nếu là Nam đường 9 sẽ đến khu vực bản Then quan trọng là cái Trạm 32. Các bác giúp cháu thông tin cái trạm này với ạ.
2. Đối với thông tin QK4 đã quy tập tại khu vực Bản Cà Tồn thì gia đình cháu phải liên hệ với cơ quan, đơn vị nào để xin thông tin, mong các bác chỉ giúp ạ.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2014, 12:40:38 pm gửi bởi conghuyDA » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #274 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2014, 04:40:08 pm »

@conghuyDA: Vấn đề không phải là Trạm 32.
Trích lục ghi rõ: "Khu nhà tôn bản Cà Tồn Trạm 32 Savanakhet - Lào".
Theo tớ hiểu thì E1 hoặc F2 sẽ không bao giờ đóng quân gần trạm/ binh trạm 32 để đề phòng việc bị phát hiện và đánh bom tọa độ. Cái ta cần làm rõ là Khu nhà tôn đó ở đâu, vị trí nào trong địa giới bản Cà Tồn của trạm 32. Bản Katon/ Cà Tồn thì bạn thấy rõ trên bản đồ là ở bắc đường 9 rồi.

Hơn nữa sử F2 ghi rất rõ là sau khi làm xong nhiệm vụ tại Trung và Hạ Lào thì F2/ sư đoàn 2 lại về đứng chân ở bắc đường 9 bạn ạ.

Kết luận tự rút ra nhé,  Grin.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #275 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2014, 04:51:53 pm »

bác nào biết đơn vị : Khu 2, Quảng đà, B1 là đơn vị nào không ạ. Giúp em với


giup chau voi

Trích dẫn ghi rất rõ: "Nơi an táng ban đầu: Phước Hưng, Hòa Vang, Quảng Đà" rồi còn gì bạn.
Nếu bạn cẩn thận thì mình có cái tài liệu này để khẳng định chính xác xã Phước Hưng, huyện Hòa Vang xưa nằm trong Khu 2:
Logged

nguyenqb
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #276 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 10:55:36 am »

Hỏi BCH QS tỉnh Quảng Bình để xin thêm cái trích lục cho rõ về trường hợp hy sinh, đơn vị, nơi hy sinh của liệt sỹ Hức.

Tin bên lề thì lúc đó tại Miền có:
- C38: xưởng khí tài phòng hóa;
- C42: trinh sát hóa học trực thuộc Phòng hóa học của BTL Miền;
- C32: đại đội súng phun lửa;

Cảm ơn bác quangcan đã cung cấp thông tin. Em đã đến BCH QS tỉnh Quảng Bình để xin bản trích lục mới nhất, nhưng cũng chưa có thêm thông tin và manh mối mới. Trong bản trích lục ghi: Trợ lý hóa học F, thời điểm đó F nào có trợ lý hóa học nhỉ? Em có hỏi thông tin bên Ban chính sách của F5 (hiện đang đóng tại Tây Ninh) thì họ trả lời thời điểm đó F5 không có bộ đội hóa học, trong danh sách liệt sĩ F9 cũng không có tên. Em gửi bác bản trích lục của BCH QS Quảng Bình.
Logged
conghuyDA
Thành viên
*
Bài viết: 15


« Trả lời #277 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 11:07:17 am »

@conghuyDA: Vấn đề không phải là Trạm 32.
Trích lục ghi rõ: "Khu nhà tôn bản Cà Tồn Trạm 32 Savanakhet - Lào".
Theo tớ hiểu thì E1 hoặc F2 sẽ không bao giờ đóng quân gần trạm/ binh trạm 32 để đề phòng việc bị phát hiện và đánh bom tọa độ. Cái ta cần làm rõ là Khu nhà tôn đó ở đâu, vị trí nào trong địa giới bản Cà Tồn của trạm 32. Bản Katon/ Cà Tồn thì bạn thấy rõ trên bản đồ là ở bắc đường 9 rồi.

Hơn nữa sử F2 ghi rất rõ là sau khi làm xong nhiệm vụ tại Trung và Hạ Lào thì F2/ sư đoàn 2 lại về đứng chân ở bắc đường 9 bạn ạ.

Kết luận tự rút ra nhé, 
Giấy báo tử ghi thế này ạ: an táng tại Nghĩa trang mặt trận (hy sinh tại: Mặt trận phía Nam)
Bản trích lục ghi thế này ạ: Khu nhà tôn Trạm 32 Savanakhet, Lào.
Bản Cà Tồn là do bác chính trị viên đại đội, người trực tiếp an táng liệt sỹ, nói lại với gia đình ạ. Sau khi nhận được bản Trích lục, gia đình cháu có đến hỏi lại bác ấy thì Bác ấy bảo là "Bản Cà Tồn chứ làm gì có Khu nhà tôn nào" (cháu dự là cái Phou Ka Ton thành Khu nhà tôn bác ạ). Bác ấy cũng chính là người lập hồ sơ liệt sỹ lúc mất gửi lên cấp trên cùng các kỷ vật của liệt sỹ. Bác ấy cũng nói là ở cạnh trạm 32 chứ không phải tại trạm 32 ạ. Trạm 32 ở lưng đồi (trên cao) đơn vị ở phía dưới cách 1 con suối, đi từ Trạm 32 (trên lưng đồi) đến đơn vị mất khoảng 30-45 phút đi bộ ạ. Còn thông tin là Trạm 32 (Trạm trên lưng đồi cách đơn vị 30-45 phút đi bộ) là do bác ấy hỏi một đồng chí bộ đội từ đơn vị khác ở trên đồi xuống đơn vị của bác ấy là ở đâu đến thì được trả lời là Trạm 32 đến chứ thực chất bác ấy cũng biết Trạm trên đồi ấy là Trạm nào. Và hồ sơ liệt sỹ nhà cháu được ghi là Trạm 32 là vì thế ạ

Cháu đọc "Đường ra trận" của bác Nguyễn Đăng San(CCB sư đoàn 2) có đoạn "Sau khi chiến đấu giải phóng được một vùng rộng lớn ở miền Hạ Lào. Cuối tháng 6 năm 1971, Trung đoàn hành quân trở về đóng quân ở phía nam huyện Mường Phìn thuộc Lào." trong khi đó trước đấy (giai đoạn trước tháng 6) thì bác lại viết "Sau khi chiến thắng địch trên mặt trận đường 9 Nam Lào cuối tháng 3 năm 1971 về. Đơn vị trở lại khu Kà Tồn phía Bắc huyện Mường Phìn, chúng tôi được nghe cán bộ tuyên huấn vào nói chuyện ý nghĩa của thắng lợi việc đánh địch đưa ra đường 9 Nam Lào"
Bác Trần Như Tiếp (Nguyên tiểu đoàn trưởng D2-E1-F2-QK5) thì lại viết "Sau kết thúc chiến dịch đường 9 Nam Lào, đơn vị lại bước vào đợt hoạt động chiến đấu ở cao nguyên Bôlôven. đầu tháng 5 thời tiết vùng Nam Lào rất khắc nghiệt, nắng, nóng và khan hiếm nước. Do phải giữ bí mật, đơn vị cơ động tránh khu có dân, không đốt lửa nấu cơm, hàng tuần đơn vị ăn cơm nắm, lương khô 702, bộ đội vượt qua chặng đường 15 ngày gian nan vất vả. Đơn vị tiến công diệt địch cứ điểm Pắcsoòng, làm chủ tiểu khu giữ vững Phumặcchanh, Bản Kiềng, Pắk Kụt. Phải giữ bằng được bàn đạp này nhằm thu hút địch, để cho Trung đoàn đánh chiếm Ytu- Bản Nhík. Thắng lợi ở Ytu- Bản Nhík, không chỉ có giá trị về chiến thuật mà còn làm cho địch bị phá vỡ kế hoạch tái chiếm Pắcsoòng, tạo điều kiện cho nước bạn Lào giữ vững mở rộng vùng giải phóng, gây niềm tin phấn khởi trong nhân dân, cũng như lực lượng vũ trang của Quân đội Phathét Lào. Đơn vị hành quân về bắc đường 9, rút kinh nghiệm qua các trận chiến đấu, học tập, huấn luyện quân sự chuẩn bị trở vào chiến trường Tây Nguyên và khu 5."

Như vậy, đến giờ gia đình cháu mởi chỉ xác định được trước giai đoạn tháng 6/1971 đơn vị ở phía Bắc đường 9 nhưng từ tháng 6/1971 thì chưa rõ là ở đâu, bắc hay nam đường 9 ạ.
Bác cho cháu xin link lịch sử sư 2 giai đoạn này với ạ, cháu tìm mãi không được.
Cháu cảm ơn bác nhiều ạ
Logged
luân6688
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #278 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 04:13:59 pm »

Chào các bác các chú và toàn thể các gia đình thân nhân LS!
Trong chuyến đi qua Hưng Yên, vô tình cháu có nói chuyện và được kể lại chuyện chiến đấu của một bác CCB.
Xin chia sẻ lên đây để gia đình nào có trùng hợp với đơn vị, hoặc cần tham khảo thêm thông tin thì liên hệ với cháu để cháu cho thông tin liên lạc của bác ấy ạ. SDDT của cháu 0983411000, cháu ở Thái Bình ạ
Tên CBB: Đồng Xuân Minh
Quê quán: Liên Hòa, Kim Thành, Hải Dương
Đơn vị: C2, D7, E3, F324
Đã từng chiến đấu qua các chiến trường: Quảng Trị, Đường Chín, Nam Lào, Cóc Bai, Khe Sanh, Quảng Đà, Thượng Đức, Đồi 700...
Logged

Khát vọng được cống hiến
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #279 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2014, 08:38:59 am »

Trích dẫn
...Bác cho cháu xin link lịch sử sư 2 giai đoạn này với ạ, cháu tìm mãi không được...

Cái của hiếm đấy thì làm sao .... có trên mạng được; lần này "hữu nghị" lắm đấy nhá; lần sau thì cứ gọi là ... "ka- phây" mới xong.... Grin.

Đoạn giữa 1970 khi F2/ sư đoàn 2 ra bắc đường 9 này:
Trích dẫn
...Qua hơn 1 tháng hành quân, đến giữa tháng 8-1970 sư đoàn dừng lại đóng quân trong khu vực phía bắc đường 9 thuộc Mường Phìn tỉnh Khâm Muôn, đất nước Triệu Voi. Đứng trên hành lang chiến lược của trung ương, sư đoàn có đủ điều kiện thuận lợi để tập trung củng cố huấn luyện, nhưng tư tưởng bộ đội lại diễn biến phức tạp theo chiều hướng khác. Đại bộ phận cán bộ cơ sở và chiến sỹ của sư đoàn quê ở miền Bắc, đã chiến đấu lâu ngày ở miền Nam....

Đánh xong Trung và Hạ Lào này:
Trích dẫn
...Hoàn thành nhiệm vụ ở Trung và Hạ Lào, sư đoàn lại hành quân về Bắc đường 9 để chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu mới. Sau thất bại đường 9 – Nam Lào, chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ đã bị thất bại một bước quan trọng. Cục diện chung trên chiến trường Nam Việt Nam và trên bán đảo Đông Dương đã có những biến đổi có lợi cho ta....

Đâu lại về đó nhể,  Grin.

p/s: cám ơn Luân6688Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM