Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:01:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt trong Thế chiến 2  (Đọc 25920 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #40 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 07:45:49 am »

Lôi cái này lên nào  Grin

Như sách đã dẫn, thời thế chiến 2, các cụ lính Việt nhà ta, đã đánh tụi 'phe Trục tặc'  Grin từ phía Đông lại (Anh-Pháp..), rồi từ phía Nam đánh thốc lên ( dư đã bẩu trong chuyện cụ Lính dù Lê Giản và đại đội Việt-Mỹ).
Các cụ lính Việt nhà ta, còn từ phía Đông đánh ép về.
Vậy là các cụ lính Việt nhà ta, đã đánh tụi 'phe Trục tặc' từ tam bề- tứ hướng.
Thế nên, tụi 'phe Trục tặc' chết đứ đừ năm 1945, chả có gì phải xoắn  Grin

Mà từ phía Đông đánh ép về, các cụ lính Việt nhà ta, đứng chân trong hàng ngũ Hồng quân Liên xô hẳn hoi nhá, chánh hiệu con nai vàng nhá  Grin.
Tài liệu viết dư lày:

Trong tâm khảm những người dân Xô Viết vẫn còn đọng mãi tinh thần bất khuất và lòng dũng cảm của những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại ngoại ô Matxcơva trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô.
Vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, nhiều đơn vị quân đội đã được thành lập để bảo vệ Matxcơva, trong đó có trung đoàn quốc tế đặc biệt (tháng 8/1941). Tham gia trung đoàn này, cùng với người Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bungari, còn có 5 người Việt Nam.
Đó là các chiến sĩ Vương Thúc Tỉnh, Lý Nam Thanh (tên thật là Nguyễn Sinh Thân), Lý Anh Tạo (tên thật là Hoàng Phan Tư), Lý Thúc Chất (tên thật là Vương Thúc Thoại) và Lý Phú San (tên thật là Lê Phan Chiến). Đây là những học sinh Việt Nam được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô học tập ở các trường Đại học Phương Đông, Viện Nghiên cứu những vấn đề dân tộc và thuộc địa, trường Quốc tế Lênin trong những năm 1920-1930.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcơva từ năm 1941-1942, 4 người trong số đó đã anh dũng hy sinh, riêng ông Lý Phú San do sức khỏe yếu nên được phân công làm việc tại một quân y viện. Chiến tranh kết thúc ông trở về Tổ quốc và mất năm 1980.
Để ghi nhận công lao đóng góp của các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã ký quyết định truy tặng 5 chiến sĩ tình nguyện Việt Nam Huy chương "40 năm chiến thắng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại", Huân chương "Chiến tranh vệ quốc" hạng Nhất.
Những tấm huy chương này đã được chuyển cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam lưu giữ.

Do hình ảnh của các cụ lính Việt nhà ta, đứng chân trong hàng ngũ Hồng quân Liên xô, còn đang đc bảo mật, nên các bác có thể tham khảo ảnh duyệt binh tại Hồng trường-Mạc tư khoa, năm 1941. Tại cuộc duyệt binh này, có tất  cả các cụ lính Việt nhà ta, đứng chân trong hàng ngũ Hồng quân Liên xô.
Các cụ nhà ta, đã từ lễ duyệt binh này, đi thẳng ra mặt trận và hy sinh.




Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #41 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 03:44:14 pm »

 Vâng! Bác baoleo@ cứ bảo trong chiến tranh Thế giới thứ 2, các Cụ An Nam nhà ta "tấn công" phe Trục từ cả mặt trận hướng Đông và hướng Tây. Thôi thì hướng Đông thì do Ta cử các Cụ sang Liên Xô học tập rồi chiến tranh kéo đến, các Cụ An Nam cũng cầm súng chiến đấu bảo vệ thành trì Cách Mạng. Nhưng các Cụ tham gia chống phe Trục ở hướng Tây thì theo nhà em được biết là do "nồi cơm" ở nhà nó hơi bị vơi chứ chẳng có mục đích lý tưởng gì dáo. Grin

 Cụ nhà em "oánh" phe Trục từ hướng Tây về kể lại nhiều chuyện vui đáo để. Các Cụ An Nam nhà ta sang đó phải "chiến đấu" nhiều mặt trận lắm đó các bác, các Cụ An Nam nhà ta cũng "oánh" cả mặt trận không có tiếng súng khiến "quân địch" chỉ có nước ợ ... ợ "xin hàng", chịu buông vũ khí cũng có luôn, dòng giống Lạc Hồng con Rồng cháu Tiên rơi vãi tùm lum bên đó cả. "Oánh" xông từ Pháp thông sang Đức, Áo, "oánh" tuốt lên tận Phần Lan, Na Uy khắp vùng Tây Âu cả, chán rồi "oánh" tiếp về tận Hạ Lào.

 Mặt trận đó nghe kể lại mới thấy "kinh" các Cụ An Nam nhà ta các bác ạ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 09:19:17 am »

Một số thông tin bổ sung:

"Trước khi Đệ II Thế chiến khai diễn, Nhà nước thực dân Pháp ban hành lệnh cưỡng bách trưng dụng người dân xứ thuộc địa đưa về chánh quốc làm việc như công nhân không chuyên môn (ONS = Ouvrier Non Spécialisé) và không lương tại các xưởng kỹ nghệ chiến tranh. Việt Nam bị nhà cầm quyền thực dân bắt 20 000 thanh niên đưa khẩn cấp qua Pháp để thay thế lính pháp phải đi đánh giặc.

Sau khi Pháp thất trận, những người Việt Nam này bị nhận lầm là lính nên bị quân Đức và những người Pháp hợp tác với Đức sử dụng. Họ phải sống lưu đày cơ cực dưới thời Đức chiếm đóng. Một số người này là những người đầu tiên trồng lúa theo kiểu Việt Nam ở Camargue.

Ở Pháp, họ bị nhà cầm quyền pháp bắt làm nô lệ. Về xứ, họ bị Hà Nội kết tội là những người phản quốc.

45 ngày tới Pháp

Nhắc lại chính xác ngày 29 tháng 8 năm 1939, Công Báo Đông Dương phổ biến một Nghị định theo đó nhà cầm quyền thực dân pháp tuyển dụng cưỡng bách 20 000 thanh niên Việt Nam đưa qua Pháp, không phải đi lính, mà làm những công việc không chuyên môn.

Mỗi gia đình nào trong làng có 2 con trai tuổi từ 18 tới 45, phải nạp một người nhưng tránh cho con trai trưởng để ở nhà lo việc thờ cúng gia tiên. Nếu nhà nào có con mà không đưa con đi thì người cha phải chịu ở tù. Chánh quyền thuộc địa được lệnh phải kết thúc chiến dịch tuyển người trong vòng 6 tháng. Có nhiều người bị bắt đi không kịp từ giã vợ con.

Nói là 20 000, nhưng con số tới Pháp là 19 550 người trong đó có 6900 người ở Bắc, 10 850 người ở Trung, tức xứ Annam, và 1800 người ở xứ Nam kỳ thuộc địa.

Họ xuống tàu ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Và cuộc hải hành của họ thường phải mất 45 ngày. Dĩ nhiên họ bị nhốt trong hầm chở hàng hóa, bị cấm lên boong vì nơi đây có người pháp và sĩ quan. Họ ngủ cứ 5/6 người trên một sạp gỗ, không nệm, chiều dài 1, 50m. Vì hầm tàu là nơi chở hàng nên không được trang bị các điều kiện vệ sinh nên mùi hôi bốc lên nồng nặc. Ăn uống, cứ 10 người nhận 1 cái thau thức ăn chia nhau.

Tới Marseille, 75 Đội được đưa tới Baumettes thuộc Quận IX của Marseille ngày nay ở tạm chờ phân phối đi các nơi làm việc. Lúc đó chỗ ở Baumettes vừa mới xây xong, sau này là khám đường của Marseille còn tồn tại tới ngày nay. Ở nhiều trại, công nhân ăn không đủ no vì bị tham nhũng ở khâu cung cấp lương thực. Mỗi người phải tự xoay sở lấy giải quyết cái đói. Mèo, chó lúc đó quí giá vô cùng, ngon hơn thỏ và cừu, cho nên trong phạm vi vài cây số chung quanh, người ta không còn nghe được tiếng mèo ngao, tiếng chó sủa ma nữa.

Nhà nước bảo hộ hay nhà tù?

Tháng 6/1940, Pháp thua trận. Vài ngàn trong số công nhân này được hồi hương. Nhưng từ năm 1941, đường biển Âu châu và Viễn đông bị cắt bởi Hải quân Anh, 14 000 công nhân này bị kẹt lại ở Pháp. Bộ Lao động Chánh phủ quyết định đem bán những công nhân này cho các xí nghiệp tư như xưởng dệt, nhà máy luyện thép, xưởng cưa, nông trường, hay cho chánh quyền địa phương để đào cống rãnh, lấp đầm lầy, đốn cây, … với giá nhân công rẻ mạt.

Khi mướn công nhân, người chủ chỉ làm giao kèo với Bộ Lao động, đúng hơn, với Sở nhân công bản xứ (M.O.I = Service de la Main d’Oeuvre Indigène)), trả tiền làm việc thẳng cho M.O.I, tức Cai thầu. Suốt nhiều năm dài, Cai thầu thực dân thu tiền bán nhân công nhưng lại không trả lại cho công nhân một đồng xu lớn, đồng xu nhỏ nào hết. Họ làm việc không lương, chỉ nhận được một số tiền phụ cấp bằng 1/10 lương của công nhân Pháp lúc đó. Họ còn bị bữa đói, bữa no, ngược đãi, chỗ ở tồi tệ, không nước nóng, không sưởi vào mùa lạnh, không được đi lại tự do.

Những công nhân ở lại, không về xứ được do chiến tranh, tập trung ở Miền nam Pháp, trong những Trại lớn ở rải rác từ Marseille qua Bordeaux.

Nước Pháp được Đồng minh giải phóng khỏi sự đô hộ của Đức quốc xã nhưng tình trạng của những công nhân lao động cưỡng bách Việt Nam lại không thay đổi.

Những đợt hồi hương đầu tiên chỉ được tổ chức vào năm 1948. Và những công nhân sau cùng về xứ năm 1952, sau 12 năm bị cưỡng bách biệt xứ. Có khoảng một ngàn người lấy quyết định ở lại Pháp sanh sống."


Nguồn: http://www.danchimviet.info/archives/79642/nhung-nguoi-dong-duong-tren-dat-phap-hon-o-dau-bay-gio/2013/09
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #43 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 02:57:59 am »

Tạp chí LIFE ngày 22 tháng 3 năm 1968:
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #44 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2013, 08:23:19 am »

Tài liệu về đại đội Việt Mỹ của bác qtdc hay quá.
Lúc nào có thời gian, phải dịch hầu các cụ mới đc.  Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2013, 01:33:09 pm »


Một trại (camp Bécassières de Sorgues) của người lao động Đông Dương tháng 4 năm 1940


Người lao động Đông Dương làm lâm nghiệp năm 1943


Một cụ lính thợ và vị hôn thê người Pháp năm 1943

http://blogs.mediapart.fr/blog/pierre-daum/050912/les-travailleurs-indochinois-enfin-reconnus-sorgues
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 01:19:01 pm »

Tài liệu về đại đội Việt Mỹ của bác qtdc hay quá.
Lúc nào có thời gian, phải dịch hầu các cụ mới đc.  Grin

Chuyện này hay quá, chờ... mỏi cổ rồi mà chưa thấy bản dịch đâu cả. Shocked

Trong Liên hoan phim tháng trước (10-2013), có 1 bộ phim tài liệu dự thi phản ánh biệt đội Con Nai và đạt giải Bông Sen vàng.  Phim mang tên Một cơ hội bị bỏ lỡ.

Biệt đội Con Nai có nhiệm vụ nhảy dù  xuống Việt Bắc, cung cấp vũ khí cũng như huấn luyện quân sự cho lực lượng Việt Minh đánh Nhật. Sự kiện này vẫn còn nhiều người chưa được biết đến. Bác nào có ngoại ngữ dịch ra cho mọi người cùng xem nhé. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 01:59:46 pm »

Bác tuanb5: trong diễn đàn đã có: các sách "OSS và Hồ Chí Minh..." và "Tại sao Việt Nam?", chúng đã được một số NXB Việt Nam tổ chức dịch và phát hành, hiện các tài liệu này nằm trong mục Tài liệu Hồi ký (nước ngoài hoặc Việt Nam) và đã được các thành viên kỳ cựu của quansuvn số hóa post lên từ lâu rồi.

Các sách đó chi tiết hơn nhiều một vài bài báo trên tạp chí TIME (tạp chí có phóng viên sau này là thiếu tướng AHLLVT Phạm Xuân Ẩn). Bác chịu khó lục trong diễn đàn là có.

Thực ra làm gì có cơ hội nào mà để bị bỏ lỡ, chẳng qua vì cái định luật Cu-lông thôi: điện tích cùng dấu bao giờ cũng đẩy nhau. Vậy cứ ở xa nhau đi, xa thơm mà gần thì thum thủm. Cứ xem CMT8 đấy: có vỏn vẹn vài nghìn đảng viên là cướp chính quyền liền à, bỏ lỡ là bỏ cái gì đây cơ chứ ?

Riêng cuốn "Tại sao Việt Nam ?" của thiếu tá OSS Archimed Patty do chính cụ Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Quân báo, một nhân chứng của sự kiện, dịch ra tiếng Việt. Người Mĩ họ thừa biết Việt Minh do Cụ Hồ lãnh đạo là Cộng Sản, nhưng họ vẫn hợp tác vì lúc đó quyền lợi 2 bên đang có điểm trùng nhau. Còn sau đó thì không trùng nữa, vậy thì lấy đâu ra cơ hội đây. Đến bây giờ thì có nhẽ lại khác. Cho nên đối với Mĩ, mày là cộng hay không cộng kệ cha mày, miễn có lợi và đống ý thì mày và tao hợp tác. Còn mày chống cộng nhưng không có lợi cho tao thì tao cũng giết: ví dụ như vụ đảo chính Ngô Đình Diệm rồi bán đứng VNCH của Thiệu, làm ngơ cho TQ chiếm Hoàng Sa vẫn còn sờ sờ đó thôi. 

Vậy nói chính xác có lẽ phải là: chưa đủ thế để chơi được với Mĩ lúc đó, dù Cụ Hồ đã viện dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ trên Quảng trường Ba Đình trước mặt phái bộ Mĩ. Mà lúc đó đến cả LX và TQ cũng có thèm chơi với mình đâu.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 02:38:43 pm »


Cám ơn bác qtdc, tôi sẽ tìm đọc mấy cuốn đó. Grin

Bác phân tích có lý. Nhưng tác giả bộ phim tài liệu chắc cũng có lý do riêng để đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là Một cơ hội bị bỏ lỡ.

Giới lãnh đạo Mỹ xưa nay khi hành xử những mối quan hệ Quốc tế, có bao giờ họ rời khỏi cặp kính quyền lợi Quốc gia. Những người theo Mỹ như ông Diệm, ông Thiệu đều phải trả giá cho sự tin tưởng vào dăm ba mỹ từ đồng minh, chiến hữu, cam kết...này nọ. Mặc dù Mỹ rất chu đáo trong việc ra đi cho bản thân và gia đình, nhưng sau này ông Thiệu vẫn tỏ ra hết sức cay cú Mỹ, không khác gì với bài diễn văn từ chức của ông ta hồi tháng 4-1975.

Thói quen cố hữu, đến mức chai lỳ giết chết khả năng nhận biết khách quan chăng?

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2013, 05:22:09 pm »

Nguồn: http://phunuonline.com.vn/giai-tri/nghe-si-cua-thang/nguyen-mong-long-va-co-hoi-khong-bi-bo-lo/a106380.html

Trích

Nguyễn Mộng Long và cơ hội không bị bỏ lỡ

PN - Nguyễn Mộng Long đặt tên cho bộ phim tài liệu do mình viết kịch bản và làm đạo diễn (vừa đoạt hai giải lớn - Bông sen vàng cho phim và đạo diễn xuất sắc nhất cho cá nhân) tại Liên hoan phim VN lần thứ 18 tại Quảng Ninh vừa qua, là Có một cơ hội bị bỏ lỡ nhưng với riêng anh thì ngược lại, cơ hội thực hiện bộ phim này đã không bị bỏ lỡ.

Những ai từng được xem bộ phim tài liệu Có một cơ hội bị bỏ lỡ của Nguyễn Mộng Long đều khó có thể kìm nén được sự xúc động. Riêng anh, dẫu đã qua hơn hai năm “ăn ngủ” với chuyện trong phim, vẫn nghẹn ngào không thốt nên lời trong buổi chiếu thân tình mới đây để ra mắt bạn bè, cộng sự, ân nhân, như một lời cám ơn.

Nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi, vì sao từng “có một cơ hội” hợp tác tốt đẹp trong mối quan hệ Việt-Mỹ cách đây trên 65 năm đã bị “bỏ lỡ”, bộ phim gây bất ngờ khi câu trả lời lại nằm trong chính những ký ức và sự trải nghiệm với hơn 90 năm cuộc đời dành trọn trái tim cho VN của một cựu chiến binh Mỹ, ông Henry Prunier. Ông là một trong bảy thành viên của nhóm Con Nai thuộc tổ chức Office of Strategic Services (OSS - tạm dịch Văn phòng Dịch vụ chiến lược) hoạt động ở Đông Dương, đã nhảy dù xuống Tân Trào ngày 16/7/1945 với mục đích hợp tác với Việt Minh trong cuộc chiến chống phát xít Nhật. Nhóm Con Nai của Henry Prunier mang theo vũ khí và huấn luyện kỹ thuật quân sự cho Đội Tuyên truyền giải phóng quân. Thời gian ở VN chỉ vỏn vẹn trên dưới ba tháng, trước và sau sự kiện 2/9/1945, nhưng những ký ức tốt đẹp về Bác Hồ, về Võ Nguyên Giáp, cũng như những hiểu biết về nhân dân VN,… vẫn luôn được lưu giữ trong trái tim Henry Prunier.


Đạo diễn Mộng Long (bìa phải) và nhân vật Henry Prunier (thứ hai từ phải qua) (ảnh do tác giả cung cấp)

Việc nhóm Con Nai có mặt tại Tân Trào năm 1945 với mục tiêu đồng hành với VN trong cuộc chiến giành độc lập được coi như sự khởi đầu tốt đẹp cho sự hợp tác Việt-Mỹ đã bị bỏ lỡ khi chính phủ Mỹ ngay sau đó đã giải tán OSS. Henry Prunier quay lại VN năm 1995 và tiếp theo là cuộc gặp gỡ ấm áp giữa các cựu chiến binh Việt Minh và OSS vào năm 1997 tại New York đã một lần nữa khẳng định, tình cảm mà ông và những đồng đội của ông trong nhóm Con Nai thuở nào dành cho VN là một “giá trị bền vững”. Những tác giả của bộ phim đã tình cờ phát hiện “nhân vật” Henry Prunier trong một cuộc triển lãm tranh giao lưu giữa cựu chiến binh hai nước, khi nghe một ông già gần 90 tuổi hồn nhiên khoe mình từng sống, làm việc và trò chuyện nhiều với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian ở Tân Trào, kèm theo đó là những hình ảnh và những kỷ vật mà ông vẫn trân trọng lưu giữ.

Hơn 20 năm theo nghề với những điều kiện eo hẹp, có không nhiều những bộ phim ưng ý như Đồng dao (tài liệu), Vầng trăng của đất (truyện video), giờ đây may mắn có được một nhân vật “hiếm” như Henry Prunier, đạo diễn Nguyễn Mộng Long quyết không bỏ lỡ cơ hội. Ngoài Henry Prunier, đại diện cho lớp cựu chiến binh thế hệ chiến tranh thứ hai còn có David Thomas, Lindsey Kiang, Simon Gregory,… những cựu sĩ quan thuộc thế hệ chiến tranh Việt Mỹ mà sự xuất hiện cùng những câu chuyện kể của họ trong phim, cho thấy đạo diễn đã khá dày công trong việc tìm kiếm tư liệu và nhanh nhạy chớp được những khoảnh khắc quý giá để không chỉ khắc họa được một cách khá chân thật và cảm động về tấm lòng của những người “lính già” ở một nước từng đối nghịch dành cho Bác Hồ và nhân dân VN mà còn cho thấy nhân dân VN cũng thành tâm đón nhận, trân trọng và biết ơn những tình cảm đó.

Sau đợt ghi hình không lâu, ông Henry Prunier bị tắt tiếng và qua đời. Bộ phim với những tư liệu và chứng cứ sống động từ cuộc đời của Henry Prunier, không chỉ lý giải được những “khúc mắc” khiến nước Mỹ bỏ lỡ cơ hội đồng hành với Việt Nam mà còn như một bức tranh minh họa rõ nét về sự “đồng dạng” của trái tim những người lương thiện trên thế giới.

 Cát Vũ


Hết trích

Chà, bác tuanb5: kết luận này của tác giả bài báo (nước Mỹ bỏ lỡ cơ hội đồng hành với Việt Nam) hay ra phết. Theo thông tin được biết Henry Prunier là một người thành thạo tiếng Pháp, và ông ta cũng đã được quân đội Mĩ gửi đến Đại học Berkeley ở California học tiếng Việt trước khi nhảy dù xuống Việt Nam năm 1945. Người Mĩ rất chu đáo trong mọi việc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM