Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:14:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt trong Thế chiến 2  (Đọc 25919 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« vào lúc: 03 Tháng Chín, 2013, 08:15:40 pm »

Năm mới 2013, điện ảnh Pháp công chiếu phim Công Binh của đạo diễn gốc Việt Lê Lâm:
http://www.dailymotion.com/video/xvxlxn_phim-cong-binh-ti%E1%BA%BFng-anh-ph%E1%BB%A5-d%E1%BB%81-vi%E1%BB%87t_shortfilms

http://www.diendan.org/Doi-song/dien-anh/xem-phim-cong-binh-cua-le-lam

Xem phim CÔNG BINH của Lê Lâm

Về mặt điện ảnh – kỹ thuật lẫn nghệ thuật – Công binh là một thành công. Nhà đạo diễn đã vận dụng các hình thái nghệ thuật để tạo nên cảm xúc, kết hợp tài tình các phỏng vấn lính thợ với cảnh phục hiện theo ước lệ sân khấu, các phim tài liệu với trích đoạn phim truyện, hình ảnh ngày xưa với cảnh quan ngày nay... Sáng tạo nhất là việc sử dụng nghệ thuật múa rối nước để dẫn chuyện...

Xem phim

Công binh
của Lê Lâm, ‘kẻ đưa đò ký ức’


Hải Vân



Câu chuyện của những lính thợ hay công binh – 20 000 người Việt, chủ yếu là nông dân bị chính quyền thực dân cưỡng bức đưa sang Pháp năm 1939 để lao động trong những điều kiện hầu như là nô lệ –, bắt đầu được nhiều người gần đây biết đến. Tiếp theo luận văn sử học của Trần Nữ Liêm Khê (1988), quyển sách của nhà báo Pierre Daum (Immigrés de force, les travailleurs indochinois en France 1939-1952, nxb Actes Sud 2009) đang vận động cho sự thừa nhận trang lịch sử đã bị che khuất trong ký ức tập thể ở Pháp và cả ở Việt Nam. Ở Pháp, 5 thị xã đã tổ chức lễ ghi nhận công lao lính thợ Việt Nam với sự hiện diện của các công binh sống sót hay con cháu của họ, và 18 thị xã đã đón tiếp cuộc triển lãm lưu động Người lao động Đông Dương trong thế chiến thứ hai của hội Histoires vietnamiennes. Ở Việt Nam – nơi lính thợ thường bị quy kết là đi lính cho Tây –, chuyến đi thuyết trình của Pierre Daum đưa tác giả đến Huế, Sài Gòn và Hà Nội, mặc dù bản dịch tiếng Việt quyển sách của ông không được chính quyền cho phép xuất bản (xem khung : Lịch sử công binh, vài cột mốc).

Đề án phim Công binh, đêm dài Đông Dương (+) cũng bắt nguồn từ đấy, như đạo diễn Lê Lâm trình bày : « Tôi không phải nhà báo cũng không phải nhà sử học, mà nhà làm phim. Tôi muốn kể lại câu chuyện này nhưng với sự chủ quan của tôi và từ góc nhìn Việt Nam của tôi. Công binh không chỉ là một phim tài liệu, nó là phim điện ảnh như mọi phim truyện của tôi. Đây là một trong những bộ phim riêng tư nhất của tôi » (xem khung : Lê Lâm, phim mục).

Lê Lâm

Phim mục

Sinh năm 1948 ở Hải Phòng, Lê Lâm sang Pháp du học năm 1966. Trước Công binh, đêm dài Đông Dương, ông đã thực hiện các phim truyện Long vân khánh hội (Rencontre des nuages et du dragon, 1981), Đế chế tàn lụi (Poussière d’Empire, 1984), 20 đêm và một ngày mưa (20 nuits et un jour de pluie, 2006).

Về mặt điện ảnh – kỹ thuật lẫn nghệ thuật – Công binh là một thành công. Nhà đạo diễn đã vận dụng các hình thái nghệ thuật để tạo nên cảm xúc, kết hợp tài tình các phỏng vấn lính thợ với cảnh phục hiện theo ước lệ sân khấu, các phim tài liệu với trích đoạn phim truyện, hình ảnh ngày xưa với cảnh quan ngày nay, đoạn đọc văn bản kinh điển về chủ nghĩa thực dân (Frantz Fanon, Aimé Césaire) với trích đọc hồi ký của công binh. Sáng tạo nhất là việc sử dụng nghệ thuật múa rối nước để dẫn chuyện, đặc biệt khi lính thợ đón nhận tin Việt Nam trở thành nước độc lập – cở đỏ sao vàng từ nước ao trồi lên, Tiến quân ca trỗi dậy – là trường đoạn đỉnh cao của phim.





Lịch sử Công Binh, vài cột mốc

Tháng 8 1939 : Trước ngày tuyên chiến với Đức, chính phủ Pháp ra quyết định trưng tập người và tài sản của Đông Dương, với mục tiêu là đưa 60 000 người sang lao động trong các nhà máy vũ khí, thay cho công nhân Pháp phải ra chiến trường. Cơ quan quản lý nhân lực thuộc địa M.O.I. (Main d’œuvre indigène) được thành lập để tổ chức lực lượng người trưng tập này theo kỷ luật hầu như quân sự.

Tháng 10 1939 : Tổng cộng 15 chuyển tàu đã vận tải 20 000 người Việt, phần lớn thuộc Trung Kỳ và Bắc Kỳ, đến cảng Marseille.

Tháng 6 1940 : Khi Pháp bại trận, chính quyền tập kết công binh trong những trại ở vùng miền Nam (Vénissieux, Sorgues, Mazargues, Agde, Bergerac…) và tiến hành hồi hương một số. Đa số (14 000 người) bị kẹt lại Pháp suốt thời gian thế chiến thứ hai.

Tháng 11 1942 : Khi Đức chiếm đóng vùng Nam nước Pháp, cơ quan MOI cung cấp lính thợ cho công nghiệp phục vụ chiến tranh của Đức. Số còn lại bị đưa đi lao dịch cho các chủ nhân Pháp trong nhà máy, lâm trường, nông trại, ruộng muối, ruộng lúa (thù lao chỉ bằng 1/8 của mức lương công nhân Pháp). Về sau, hơn 2000 công binh đã đào ngũ để gia nhập lực lượng kháng chiến Pháp.

Tháng 12 1944 : Khi nước Pháp được giải phóng, đại hội đầu tiên của lính thợ, lính chiến và sinh viên trí thức Việt Nam ở Pháp được tổ chức tại Avignon và thành lập Tổng đại diện người Đông Dương ở Pháp. Với sự ủng hộ của tổng công đoàn lao động CGT, cuộc đấu tranh của công binh đòi được bình quyền với lao động Pháp, đặc biệt là quyền hoạt động công đoàn và quyền được học nghề.

Tháng 9 1945 : Khi nước Việt Nam tuyên bố độc lập, các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu trong các trại công binh.

Tháng 11 1945 : Chính quyền Pháp giải thể Tổng đại diện người Đông Dương ở Pháp. Đại hội thứ 2 của người Việt Nam ở Pháp họp ở Marseille và lập tổ chức Việt kiều Liên minh.

Tháng 5 1946 : Luận án đầu tiên về công binh Les Travailleurs indochinois en France pendant la seconde guerre mondiale 1939-1945 của Pierre Angeli (trường đại học Paris).

Tháng 6 1946 : Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng thăm chính thức nước Pháp và tiếp xúc với công binh. Hội nghị Fontainebleau thất bại.

Tháng 1 1948 : Chính quyền Pháp bắt 129 người Việt xem là cầm đầu phong trào phản kháng chiến tranh Đông Dương và đưa về quản thúc ở Việt Nam. Đợt bắt thứ hai gồm 300 người.

Tháng 5 1948 : Cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa cộng sản Đệ tam và cộng sản Đệ tứ đưa đến vụ thảm sát ở trại công binh Mazargues (6 người chết, 30 người bị thương, 13 người bị án tù).

Tháng 12 1952 : Pháp chấm dứt chương trình hồi hương công binh và giải thể cơ quan quản lý người lao động Đông Dương. Chỉ còn lại khoảng 1000 cựu công binh, phần lớn đã lập gia đình với người Pháp. Đến năm 1962, Pháp công nhận cho công binh quyền được hưởng chế độ hưu trí, nhưng từ chối áp dụng điều này đối với người đã hồi hương, tức là cho đại đa số.

1988 : Luận văn sử học Les Travailleurs indochinois en France de 1939 à 1948 của Trần Nữ Liêm Khê (trường đại học Paris 10).

1996 : Phim tài liệu truyền hình Les hommes des trois Ky của Lê Dzu (Ellipse sản xuất). Tiểu thuyết Lính Thợ O.N.S. của Đặng Văn Long được xuất bản ở Hà Nội (nxb Lao Động). Là đại biểu công binh thuộc nhóm Đệ tứ, tác giả công bố tiếp theo đó ở Paris hồi ký Người Việt ở Pháp 1940-1954 (Tủ sách nghiên cứu 1997).

2003 : Website travailleursindochinois.org của Joel Phạm dành cho lính thợ và con cháu của họ.

2009 : Sách Immigrés de force, les travailleurs indochinois en France 1939-1952 của Pierre Daum (nxb Actes Sud). Từ đó, thành phố Arles tổ chức lễ đầu tiên ghi nhận công lao của lính thợ, đặc biệt trong ngành trồng lúa. Tiếp theo là các thị xã Saint-Chamas, Miramas, Sorgues, Bergerac.

2010 : Bản dịch tiếng Việt quyển sách của Pierre Daum không được giấy phép xuất bản ở Việt Nam vì những chương nói về vai trò của nhóm Đệ tứ trong phong trào công binh, tuy nhiên tác giả của nó thực hiện được năm buổi thuyết trình và thảo luận tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Nhà xuất bản Đà Nẵng cho ra tập sách song ngữ Những người lính thợ - Les travailleurs indochinois requis. Parcours 1939-2006 của Liêm Khê Luguern.
2011 : Triển lãm lưu động Les travailleurs indochinois de la Seconde guerre mondiale của Association Histoires vietnamiennes mà một đối tượng quan trọng là học sinh và giáo viên.

2012 : Phim tài liệu Công Binh, la longue nuit indochinoise của Lê Lâm (ADR sản xuất).

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=uEahBQNQvjI" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=uEahBQNQvjI</a>
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2013, 08:27:18 pm »


Hình ảnh trong phim tài liệu "Công Binh" của Lê Lâm

Mời các bác và các bạn xem lại loạt bài trên "Tuổi trẻ" cấch đây 3 năm:
Kỳ cuối:
Phận "Lính thợ" giữa đêm dài nước Pháp - Kỳ cuối:
Trang web của Joel Phạm

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/387453/trang-web-cua-joel-pham.html

Kỳ 8:
Phận "Lính thợ" giữa đêm dài nước Pháp - Kỳ 8:
Jean - Pierre và một gia đình “lính thợ”

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/387209/jean---pierre-va-mot-gia-dinh-%E2%80%9Clinh-tho%E2%80%9D.html

Kỳ 7:
Phận "Lính thợ" giữa đêm dài nước Pháp - Kỳ 7: Người phụ nữ kỳ lạ
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/386993/phan-linh-tho-giua-dem-dai-nuoc-phap-ky-7-nguoi-phu-nu-ky-la.html

..............

Kỳ 1:
Phận "lính thợ" giữa đêm dài nước Pháp: Kế hoạch Mandel
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/385850/Phan-linh-tho-giua-dem-dai-nuoc-Phap.html
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2013, 08:46:50 pm »


Chủ tịch Hồ Chí Minh và tùy tùng đến Mácxây bằng tàu hỏa, ngày 16.9.1946


Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với anh em công binh, lính thợ Việt Nam tại Mácxây ngày 17.9.1946
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 08:55:21 am »

   Tham gia cùng bác qtcd tí  Grin


Một lính thợ người miền bắc-ông Phạm văn Nhân-thông ngôn


Lính thợ An nam đang lao động trên cánh đồng tại Pháp


Và họ còn cấy cả lúa nước
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 09:09:45 am »

Hay lắm, bác laoshan và các bác cứ tham gia.
Đây là bài về nước Pháp vinh danh những người lính thợ sang trồng lúa tại Camargue trong Thế chiến 2 sau 70 năm bị lãng quên, đã đăng báo Tuổi trẻ năm 2009:
http://tuoitre.vn/The-gioi/Nguoi-Viet-xa-que/352787/tao-nen-danh-tieng-lua-gao-camargue.html

Một Cụ Lính Thợ 91 tuổi (năm 2009) chính là thông ngôn Phạm Văn Nhân 70 năm trước cùng nhà báo Pierre DAUM trong lễ vinh danh tại Arles, Sau này Cụ là nhà điện ảnh.


Thị trưởng Arles đọc diễn văn khai mạc kể công các Cụ trước khi gắn mề-đay


Phó Chủ tịch Hội Nhân quyền đồng thời là nhà sử học đọc diễn văn ôn lại lịch sử


Pierre DAUM thì khỏi phải giới thiệu nữa


Một Cụ nhận mề-đay: Cụ NGUYEN TRONG HOAN


Các Cụ được vinh danh chụp ảnh cả nhóm, chà chà, trông các Cụ còn khỏe lắm, con cháu có mà theo khướt


Nhận mề-đay xong thì giải tán. Mọi người kéo nhau đi ăn tiệm, một Cụ đọc đít-cua.


Cụ Thìn và Cụ Đoàn, hai cụ trồng lúa ở Camargue ngày xưa


Một Cụ Lính Thợ nữa cũng 91 tuổi, quê thành phố Vinh, đang giơ mề-đay do thành phố Toulouse tặng năm 2012.


Đây nữa tại thành phố Sorgue, các Cụ Lính Thợ được Thị trưởng tiếp và ca ngợi công lao phục vụ mẫu quốc
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2013, 12:08:17 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 09:14:03 am »

Người lao động Đông Dương tại Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai

Báo cáo tổng hợp vắn tắt của Liêm Khê - Luguern, Giáo sư Sử-Địa, Tiến sĩ Viện Nghiên cứu liên ngành về các vấn đề xã hội (Khoa học xã hội, chính trị, y tế) IRIS (l’Institut de recherche interdisciplinaire sur les enjeux sociaux (Sciences sociales, Politique, Santé) ) thuộc Trường Nghiên cứu cao cấp về Khoa học Xã hội (EHESS - École des hautes études en sciences sociales) tại Paris.

Trong năm 1939, tái tạo tiền lệ của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, mà trong thời kỳ đó 90.000 lao động và lính tập Đông Dương đã được điều sang chính quốc, "Kế hoạch Mandel", lấy theo tên của Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa, dự kiến gọi thêm 300.000 lao động thuộc địa, trong đó có 100.000 người Đông Dương, tham gia vào nỗ lực chiến tranh. Năm 1940, 27.000 người Đông Dương đã đến Pháp : 7000 lính tập và 20.000 công nhân. Sau thất bại của chính quốc, 5.000 người trong số họ đã hồi hương nhưng những người khác vẫn còn bị mắc kẹt ở Pháp. Sau khi nước Pháp được giải phóng, sự thiếu tổ chức của thời kỳ sau chiến tranh và nhiều sự kiện đã ảnh hưởng đến Đông Dương thuộc Pháp, thậm chí trì hoãn việc hồi hương của người lao động có yêu cầu: nó sẽ chỉ kết thúc vào năm 1952. Hàng chục năm qua, những người nhập cư trên đã hình thành một xã hội-vi mô đang kéo dài xã hội thuộc địa ngay trong lòng chính quốc. Quá trình thích ứng với lao động công nghiệp, cuộc đối đầu với chủ nghĩa hiện đại, thêm vào cho những người đàn ông này một kinh nghiệm độc đáo : trực tiếp mặt đối mặt với sức mạnh thực dân bị giày vò dưới sự sụp đổ của chính quốc; phát hiện ra, bên kia nước Pháp thực dân, một xã hội phức tạp, vượt qua những đối kháng và những mâu thuẫn.


Một nhóm công nhân ở Sorgues ( Vaucluse ) 47 Cie, 1941. © Bộ sưu tập Phạm. Nguồn : Liêm Khê - Luguern

Cuộc trưng dụng

Trong năm 1939, dưới ánh sáng kinh nghiệm của cuộc Đại Chiến, việc tuyển dụng người lao động Đông Dương dựa trên một đạo luật hợp pháp ra đời trong thời kỳ giữa hai cuộc Thế chiến. Người lao động thuộc địa phải được tuyển mộ, điều chuyển, quản lý và đưa vào phục vụ các ngành công nghiệp quốc phòng bởi Cục Nhân lực bản địa, Bắc Phi và thuộc địa (la M.O.I), trục thuộc Bộ Lao động. Nghị định ngày 29 tháng 8 năm 1939 xác định màn dạo đầu cho quyền trưng dụng trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Có đến 90 % trong số 20.000 công nhân yêu cầu khi đó được tuyển mộ cưỡng bức trong khối quảng đại các nông dân nghèo, đặc biệt tại các xứ bảo hộ An Nam và Bắc Kỳ, số còn lại là từ thuộc địa Nam Kỳ. Hiệu quả của cuộc trưng dụng cho thấy sự phục tùng và "trung thành" của chính quyền bản địa chịu trách nhiệm tuyển mộ tại cấp xã và cấp tỉnh. Những người đó trong thực tế đã thiết lập quy định mỗi gia đình có nghĩa vụ cung cấp một anh con trai tuổi hai mươi. Việc lập nên một nguyên tắc như vậy làm cho lượng dự trũ những người lao động có thể được trưng dụng trở nên rất lớn, nhưng phải giải quyết vấn đề hoàn cảnh.


Sổ lao động được cấp cho ông Nguyễn Văn Thành bởi Cục nhân công bản địa Bắc Phi và thuộc địa. © Bộ sưu tập Nguyễn Văn Thành . Nguồn : Liêm Khê - Luguern
........
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 09:53:44 am »

(tiếp theo)

Sự yếu kém về số lượng của người Pháp tại Đông Dương đòi hỏi dùng đến người Đông Dương tham gia khâu quản lý trung gian. Cuối cùng cũng hình thành được đội ngũ các tình nguyện viên cần thiết (nhỏ hơn 10 % lực lượng lao động), những người này đều có trình độ giáo dục tiểu học, hoặc tú tài. Họ thông thạo tiếng Pháp nên ngay lập tức được cử làm thông ngôn, giám sát viên (một giám sát viên cho mỗi tốp 25 công nhân). Các tình nguyện viên này đến từ các gia đình khá giả hoặc có nguồn gốc đáng chú ý, với họ thì việc sang Pháp - bất kể trong điều kiện nào - cũng là một cơ hội để thoát khỏi sự phong tỏa của một xã hội thuộc địa khi đó đang phủ nhận quyền công dân của họ và do đó cơ hội thăng tiến trong xã hội. Trong khi chờ đợi đến thời gian của mình, vào năm 1939 họ tạo thành một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi mắt xích của chính quyền thực dân để đưa đi 19.000 nông dân mù chữ, bị nhổ bật một cách tàn nhẫn ra khỏi những cánh đồng lúa của mình. Ngày 20 Tháng Mười năm 1939, con tàu Dương Tử là tàu đầu tiên vận chuyển họ đến xứ chính quốc qua kênh đào Suez. Chuyến đi kéo dài một tháng, những người lao động đầu tiên cập bến Marseille vào ngày 21 tháng 11 và được đón vào 2 trại định cư trong các công trình xây dựng mới hoàn thành : nhà tù Baumettes mới. Những người cuối cùng đến Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1940.

Từ nông dân chuyển thành "lính-thợ"

Bị quản lý bởi M.O.I, chịu chế độ kỷ luật quân sự bất chấp tình trạng dân sự của họ, người lao động Đông Dương được chia thành 73 đại đội, mỗi cơ (đại đội) gồm từ 200 đến 300 công nhân và tập hợp thành 5 đoàn (légion). Ngoài cấp quản lý trung gian người Đông Dương, các đại đội trưởng và đại đội phó đều là quân nhân và các nhân viên cơ quan thuộc địa điều động: các quản trị viên, cựu quản trị viên hoặc cựu học sinh trường thuộc địa (Ecole Coloniale). Các dịch vụ công cộng và cả các cơ sở sản xuất tư nhân đều có thể sử dụng những người lao động phổ thông (O.N.S) này sau khi chấp nhận các điều khoản chi tiết do M.O.I quy định.

Cho đến tháng sáu năm 1940, lính thợ không chuyên môn O.N.S. chủ yếu làm việc cho các ngành công nghiệp quốc phòng : 70% nhân viên làm việc với thuốc súng. Họ được phân bố rải rác trên khắp đất nước : năm 1940, trên 24 vùng của nước Pháp có sự hiện diện của họ.


Chào cờ Tam Tài tại cơ 58 (tức đại đội 58) thuộc trại "Bảo Đại" trong rừng La Ferté năm 1941. © Bộ sưu tập Phạm. Nguồn : Liêm Khê - Luguern
.........
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2013, 12:32:17 pm gửi bởi qtdc » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 05:36:15 pm »


Một chiếc xe máy "lạ đời" độc nhất vô nhị được quân Đức sử dụng trong thế chiến 2


Vượt lớp tuyết dày
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 07:21:42 pm »

(tiếp)

Lính thợ tập trung lớn nhất là ở Gironde với 2327 nhân viên O.N.S, mà phần lớn ở nhà máy thuốc nổ Saint Medard. Định đề chủ trì việc sử dụng các lao động nước ngoài trên trong thế giới công nghiệp là định đề hiệu suất tập thể: cân bằng chất lượng bằng số lượng. Trong cuộc đối mặt đầu tiên này với thế giới công nghiệp, các nhân chứng đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn liên quan đến cường độ làm việc : họ phải làm luân phiên 3 ca 8 tiếng.

Sự Sụp Đổ tháng 6 năm 1940 buộc các cơ lính thợ phải rút lui. Vào cuối năm, gần như tất cả các lính thợ O.N.S. đều đã ở trong khu vực tự do. Từ thời điểm này trở đi, cần phải phân biệt "thời kỳ nông lâm" (1941-1942) mà trong đó những người bị trưng tập được sử dụng chủ yếu trong lao động lâm nghiệp và nông nghiệp (trồng lúa tại Camargue, làm muối ở miền nam, làm rừng ở Aveyron... ) và "thời kỳ công nghiệ" (1942-1944), trong đó họ sẽ quay lại các nhà máy. Đoạn ngắt này từ năm 1942, tương ứng với một bước ngoặt của chiến tranh: kể từ cuộc xâm lược khu vực tự do, 43 % người lao động Đông Dương sẽ làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho quân đội Đức chiếm đóng. Đau khổ từ đó đạt đến đỉnh điểm. Số người chết chính thức theo báo cáo là 1.061 trường hợp tử vong (5,5% lực lượng lao động) , chủ yếu do bệnh lao phổi.


Công nhân Đông Dương trên những cánh đồng lúa Camargue trong chiến tranh. © Bộ sưu tập Phạm Văn Nhân. Nguồn : Liêm Khê - Luguern

Giải phóng nước Pháp và vấn đề hồi hương

Thêm vào nỗi đau thể xác là sự đau khổ tinh thần do cuộc lưu đày kéo dài gây nên. Những người đàn ông trẻ (20-30 tuổi) sống trong trại lính, không biết gì tin tức gia đình mình, đắm chìm trong môi trường khắc nghiệt bởi sự chiếm đóng của quân Đức, chỉ có tổ ấm là "cơ lính thợ" của họ. Mối quan hệ với cộng đồng dân cư không được tạo điều kiện bởi khung nhân viên quản lý xuất thân từ trường Thuộc địa, vốn định kiến chủng tộc cứng nhắc. Tuy nhiên, những mối dây liên hệ vẫn được âm thầm nuôi dưỡng, đặc biệt là với phụ nữ. Nhiều mối quan hệ lãng mạn diễn ra bất chấp những rào cản về ngôn ngữ. Đây cũng là chỗ sinh ra các cuộc hôn nhân và / hoặc sinh ra đứa trẻ là nguồn gốc của việc định cư của lính thợ ONS trên đất Pháp.


Một cặp vợ chồng người Pháp-Việt tháng 9 năm 1953 tại Thiers (Puy-de-Dome). © Bộ sưu tập Pham. Source : Liêm Khê - Luguern
......
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 02:07:16 am »

Tháng 9-1939, Thế chiến 2 bùng nổ. Nó mở đầu cho 1 cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.
Cũng tại thời điểm đó, trên mặt trận Pháp có những người lính Việt tham gia chiến đấu chống phát xít Đức. Họ là những người lính thuộc Tiểu đoàn súng máy Đông Dương số 52 (BMIC 52). Biên chế với 23 sĩ quan, 25 hạ sĩ quan và 872 lính bộ binh, cùng 1 số bộ phận cơ hữu. Căn cứ chính đặt tại Carcassonne.




Lính Tiểu đoàn súng máy Đông Dương trong buổi tổng duyệt (St-Denis, ngày 13 tháng 7 năm 1939). Chuẩn bị cho buổi diễu hành ngày 14 tháng bảy năm 1939 trên đại lộ Champs Elysees.



Ngày 5-6-1940, Dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Reben,  đơn vị tổ chức lại lực lượng với những binh sĩ mới được bổ sung từ Việt Nam sang. Và vào hồi 10 giờ sáng ngày 14- 6, những đơn vị xung kích của Đức đã liên tục tấn công vào vị trí phòng thủ của các tổ súng máy trong thị trấn Gauberge. Những người lính đơn vị tỏ ra đặc biệt can đảm. Để dễ bề quan sát đối phương, 1 xạ thủ đã trèo lên cây táo. Hành động đó được bắt chước ngay lập tức bởi các trợ thủ Nguyễn Văn Duyệt, trung sĩ Nguyễn Đông Mao và Hạ sĩ Nguyễn Quang Hoàng. Họ đã cài đặt một khẩu súng máy trên một cây táo, Và họ đang nhanh chóng làm im lặng những ổ súng tiểu liên của địch.

Hôm sau, 15-6 quân Đức huy động súng cối 81 cùng 40 máy bay liên tục tấn công. Quân Đức chỉ làm chủ khi tất cả đã tan tành cùng với thương binh nặng và xác chết. Sĩ quan chỉ huy Đức tỏ lòng ngưỡng mộ sự dũng cảm của những người kháng cự.

Trong số 174 người sống sót rời khỏi trận địa, chỉ có 19 người châu Âu và 40 lính Đông Dương đã không hề hấn gì. Một trong số này, chẳng hạn như Trung sĩ Lược, lính Hà Văn Bái, Lê Đức Nguyễn Văn Khan và Hem, quản lý đã phá vỡ vòng vây. Tất cả họ sau đó được đánh giá cao, thưởng cho lòng dũng cảm.

Tên tuổi của BMIC 55 sau đó đã được coi là 1 chủ đề của báo chí. Dư luận trong và ngoài quân đội hết sức tán dương chiến công của đơn vị này.


Theo Colonel Maurice RIVES








« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2013, 02:22:02 am gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM