Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:13:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt trong Thế chiến 2  (Đọc 25921 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2013, 11:16:48 am »

Bố đi lính cho Pháp khuyên con nên đi lính bên trời tây đánh Đức cho Mẫu quốc.
--------------------------------
Anh phu kíp đã lớn và đã có vợ con. Mẹ ghẻ anh thấy anh không làm nghề ngỗng gì chỉ ăn hại, nên không ngày nào không nhiếc móc anh. Bà ta xui bố anh bắt vợ chồng anh ra ở riêng. Bởi vậy, muốn đẩy anh đi, bố anh khuyên anh bằng những lý do rất chính đáng.

- Tao ức một nỗi cai Tăng cũng đi dẹp giặc như tao, kể công hắn không bằng công tao, nhưng chỉ vì hắn nhanh mồm nhanh miệng, khéo luồn lọt mà hắn được ra làm tri huyện. Còn tao, giặc yên tao không được lên lon cai, về làng, chịu là anh bếp quèn suốt đời. Mà ở làng, ở nước, bao giờ nghèo hèn cũng khổ nhục. Mấy lần mày phải đi phu, bị đàn anh ức hiếp, đánh chửi, mày cũng sáng mắt ra rồi đấy. Bây giờ nhà nước đương cần người sang Tây để dẹp giặc Đức dã man cho Mẫu quốc. Tao tưởng không còn dịp nào tốt cho mày như dịp này. Nguời ta nghe tin bắt lính thì trốn như trạch, đến nỗi hương lý phải lùng bắt. Vậy mày tình nguyện mà ứng mộ đi chào mào. Chắc rằng cái tâm đó, nhà nước sẽ thấu. Mày có lương để nhà cho vợ mày ăn. Chúng mày không phải bám vào cái khố rách của bố. Rồi sang bên ấy, mày hết sức trung thành, can đảm, lập được công to, thì thế nào mày cũng được ra làm quan như cai Tăng. Mày giàu sang. Vợ con mày sung sướng. Tao cũng được thơm lây.

Nhưng anh phu kíp không nghe bố. Vì anh nhát. Anh sợ sang Tây thì chết bỏ mạng ở bên ấy.
(Đống rác cũ - Nguyễn Công Hoan)
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2013, 08:27:18 pm »

Xem từ đầu tới giờ chủ đề này thật hay , nhưng đố các bác , các cụ nhà ta đi đánh nhau bên tây , khi về việt nam , thường gọi là gì đi kèm với tên thật ?  Grin
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2013, 12:22:59 am »



Ôi! Chào bác mig21-58!

Nhưng mà bác ra câu đố khó bỏ xừ đi ấy. Grin
Đầu tiên tôi cho là  từ Đội. Ví như ông Tảo thì gọi là Đội Tảo, Ông Nhân là Đội Nhân. Cứ như thế...
Nhưng ai cũng làm Đội thì ai làm lính đây? Mặc dù vẫn ngờ ngợ...

Nhân nói đến ông Đội, tự dưng lại nhớ bài thơ đọc từ hồi bé, nay vẫn nhớ lõm bõm.

Ông Đội.

Ông Đội người cao lớn lạ lùng.
Đã từng sang Pháp, đánh nhau xong,
Trở về làng cũ, hôm nào cũng
Đi với con trâu ở giữa đồng.

Ông thích chờ qua lũ học trò,
Để xem chúng nó cãi nhau to.
Tần mần giở vở xem từng đứa
Rồi đọc Ô, Ề. Mấy tiếng mô...


Thật tiếc không nhớ đoạn cuối, có bác nào nhớ không ạ?



Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2013, 12:45:48 am »

Xem từ đầu tới giờ chủ đề này thật hay , nhưng đố các bác , các cụ nhà ta đi đánh nhau bên tây , khi về việt nam , thường gọi là gì đi kèm với tên thật ?  Grin
Lâu tôi không nhớ lắm, nhưng hình như lính thì gọi là ông quyền thì phải. Chẳng hạn số lính của cụ quyền là 24 thì gọi là cụ quyền Văn-cách (vingt-quatre). Vì tội gác cho thầy quản khám con mẹ buôn hàng quốc cấm kỹ quá mà con mẹ ấy lại lừa thầy quản trốn được cả người lẫn tang vật, nên cụ Văn cách bị lập-gioòng (la prison).

Còn cái vụ Thế chiến 1 mà tiếng Phếch gọi là “la ghe đít-nớp-săng-cà-cộ" thì hình như các cụ đi lính sang mẫu quốc về gọi là ông Vệ.

Hầy, không biết đúng không đây bác Mig?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2013, 01:15:23 am gửi bởi qtdc » Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2013, 07:15:26 am »

Xem từ đầu tới giờ chủ đề này thật hay , nhưng đố các bác , các cụ nhà ta đi đánh nhau bên tây , khi về việt nam , thường gọi là gì đi kèm với tên thật ?  Grin
Lâu tôi không nhớ lắm, nhưng hình như lính thì gọi là ông quyền thì phải. Chẳng hạn số lính của cụ quyền là 24 thì gọi là cụ quyền Văn-cách (vingt-quatre). Vì tội gác cho thầy quản khám con mẹ buôn hàng quốc cấm kỹ quá mà con mẹ ấy lại lừa thầy quản trốn được cả người lẫn tang vật, nên cụ Văn cách bị lập-gioòng (la prison).

Còn cái vụ Thế chiến 1 mà tiếng Phếch gọi là “la ghe đít-nớp-săng-cà-cộ" thì hình như các cụ đi lính sang mẫu quốc về gọi là ông Vệ.

Hầy, không biết đúng không đây bác Mig?
CHÍNH XÁC  , GỌI LÀ ÔNG VỆ
VÍ DỤ :ÔNG VỆ NHỠ , ÔNG VỆ ĐOÀN ....
CÁI MÁY CỦA TÔI NÓ GIỞ CHỨNG , THÀNH  RA TOÀN CHỮ HOA , CÁC BÁC THÔNG CẢM
Logged
yuk56
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2013, 07:17:20 am »

Theo như tôi biết thì người trong laǹg thường gọi theo chức vụ mà người lính nhân được khi tại ngũ, như ôngg bếp, ông cai, ông ách...ông nội tôi sau thế chiến thứ nhứt về làng được gọi là ông cai..ônngg tôi mất,, bà̀  tôi   cũng được gọi là bà cai...
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 11:52:33 am »

 Chuyện truyền khẩu trong gia đình tôi về chiến tranh Thế giới thứ 2. (không có nguồn)

 Năm 1962 lúc đó bố tôi đang là sinh viên du học tại Liên Xô cũ tại trường Quan hệ Quốc tế. Thời đó rất khó khăn về lý lịch khi được chọn lựa SV đi du học, vừa phải là người có trình độ hết phổ thông, vừa lý lịch nhân thân tốt nên số VS Việt Nam bên LX cũng không nhiều. Bữa đó sau giờ học, bố tôi đi bộ xuống dưới ký túc xá tập thể dục buổi chiều, có thấy một ông người LX làm nghề thợ mộc đang cò cưa sửa chữa đồ gỗ tại cái chiếu nghỉ cầu thang. Khi đi ngang thì thấy ông người Nga này nói hoàn toàn tiếng Việt rất rõ ràng và đúng ngữ pháp tiếng Việt.

- Cậu giữ hộ tôi cái tấm ván để tôi cưa cắt.

 Bố tôi giật mình vì tại sao lại có một ông người Nga mà nói tiếng Việt Nam giỏi như thế trong khi không phải giáo viên của trường, đúng là dân lao động phổ thông vì tay chân trai sạn xù xì, ăn mặc úi xùi lem luốc. Quá ngạc nhiên nên bố tôi dừng lại giúp ông ta trong công việc và nhân tiện khai thác chuyện một người  Nga rất giỏi tiếng Việt này.

 Ông ta nguyên là một người lính Nga trong chiến tranh Thế giới thứ 2, đánh nhau với Đức và bị bắt làm tù binh đưa về trại tập trung tại Tây Đức, năm 1944 khi quân Đồng minh giải phóng nước Đức thì vùng đất có trại tập trung kia lại thuộc phần đất mà quân Pháp giải phóng, nước Đức quốc xã chưa hoàn toàn xụp đổ như sau này. Vì thế nhóm tù binh Nga được quân Pháp giải phóng chưa có cơ hội quay về chiến đấu trong hàng ngũ của quân LX. Họ được động viên tham gia chiến đấu chống phe Phát xít đứng trong hàng ngũ quân Pháp, nếu ai không tham gia thì vẫn phải tiếp tục ở trong trại tù binh đó như từng là tù binh của Đức cho đến khi chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Những tù binh Nga lại phải đứng dưới sự lựa chọn cho mình và ông người Nga thợ mộc kia đã chọn con đường đầu quân cho Đồng minh Pháp tham gia chiến đấu cho đến ngày phe Phát xít chính thức xụp đổ hoàn toàn.

 Chuyện sẽ chẳng có gì và liên quan tới VN nếu như sau ngày 8.5.1945 ông người Nga này trở về với hàng ngũ quân LX. Ông này được điều động trong hàng ngũ binh lính Pháp sang VN, cụ thể thời gian là bao nhiêu lâu thì không rõ nhưng ông ấy cũng kịp có vợ là người VN và biết khá nhiều về HN và SG lúc đó. Sau đó ông ta được điều động lên cứ điểm Điện Biên Phủ cho đến khi Việt Minh hoàn toàn giải phóng căn cứ ĐBP. Một lần nữa ông ta lại bị bắt làm tù binh của VN. Sau năm 1954 ông ta được phía VN trao trả tù binh cho Pháp, ông ta trở về Pháp rồi lần hồi trở về nước Nga Tổ quốc của ông ấy. Kết luận cho quãng đời chinh chiến của ông người Nga này xiên suốt từ Đông Âu sang Tây Âu rồi vòng qua Đông Nam Á, từ Đông Nam Á quay về Tây Âu rồi trở về Đông Âu của mình là: Thịt chó chấm với mắm tôm của VN rất ngon và vợ VN cũng rất đẹp.

 Trong suốt cuộc nói chuyện đó bố tôi với ông người Nga thợ mộc kia nói chuyện với nhau hoàn toàn dùng tiếng Việt, không dùng một từ tiếng Nga hay Pháp mặc dù cả 2 đều rất khá về 2 ngoại ngữ kia. Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, ông người Nga đó trở về nước làm một công dân bình thường của LX lúc đó, cũng không rõ quyền lợi của ông ta sau chiến tranh do phía LX và Pháp chi trả mà chỉ biết ông ta đang làm nghề thợ mộc và cũng không khá giả gì.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 01:00:37 pm »

.....

 Trong suốt cuộc nói chuyện đó bố tôi với ông người Nga thợ mộc kia nói chuyện với nhau hoàn toàn dùng tiếng Việt, không dùng một từ tiếng Nga hay Pháp mặc dù cả 2 đều rất khá về 2 ngoại ngữ kia. Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, ông người Nga đó trở về nước làm một công dân bình thường của LX lúc đó, cũng không rõ quyền lợi của ông ta sau chiến tranh do phía LX và Pháp chi trả mà chỉ biết ông ta đang làm nghề thợ mộc và cũng không khá giả gì.
Chuyện này cũng rắc rối đấy bác ạ. Về nguyên tắc thì Pháp trả, tiếng tây bồi ở ta gọi là đi lĩnh măng-đa. Trả thế nào do thời gian phục vụ và hợp đồng phục vụ. Còn trong thời chiến tranh lạnh thì phụ thuộc quan hệ giữa 2 quốc gia và hiệp định cụ thể. Việc chi trả thường phải làm thủ tục qua Đại sứ quán. Chẳng hạn ở Việt Nam thì đó là ăn lương đế quốc, không khéo lĩnh được thì cũng ăn đòn, tốt nhất làm anh công dân bình thường tự đi làm lấy nuôi lấy thân mình. Còn ông Nga kia thời phục vụ Hồng quân và ở trong trại tù binh không có biểu hiện mất "lạp xường" thì về LX được công nhận quyền lợi công dân và được quyền lao động đàng hoàng, nếu không thì vào GULAG cùng với đ/c cựu sĩ quan pháo binh Hồng quân Thế chiến 2, sau này là 1 nhà văn nổi tiếng thế giới được "bọn đế quốc" trao tặng giải thưởng Nobel - Aleksandr Soltzhenitsyn.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 01:13:01 pm »

Xem từ đầu tới giờ chủ đề này thật hay , nhưng đố các bác , các cụ nhà ta đi đánh nhau bên tây , khi về việt nam , thường gọi là gì đi kèm với tên thật ?  Grin
Lâu tôi không nhớ lắm, nhưng hình như lính thì gọi là ông quyền thì phải. Chẳng hạn số lính của cụ quyền là 24 thì gọi là cụ quyền Văn-cách (vingt-quatre). Vì tội gác cho thầy quản khám con mẹ buôn hàng quốc cấm kỹ quá mà con mẹ ấy lại lừa thầy quản trốn được cả người lẫn tang vật, nên cụ Văn cách bị lập-gioòng (la prison).

Còn cái vụ Thế chiến 1 mà tiếng Phếch gọi là “la ghe đít-nớp-săng-cà-cộ" thì hình như các cụ đi lính sang mẫu quốc về gọi là ông Vệ.

Hầy, không biết đúng không đây bác Mig?
CHÍNH XÁC  , GỌI LÀ ÔNG VỆ
VÍ DỤ :ÔNG VỆ NHỠ , ÔNG VỆ ĐOÀN ....
CÁI MÁY CỦA TÔI NÓ GIỞ CHỨNG , THÀNH  RA TOÀN CHỮ HOA , CÁC BÁC THÔNG CẢM

Xem kỹ lại các bài trong tô-pích "Người lính Việt thời Thê chiến 1" của bác mod baoleo thì bác Nguyễn Trọng Luân đã trả lời rồi. Đúng là Vệ thật. Giá hồi ở đất Bỉ, xứ Flandres, mặt trận Ypres thời 1916-1918, mà các cụ Vệ cơ lính Phú Thọ quê bác Luân cùng các cụ Vệ cơ lính Hải dương quê bác Mig21-58 phối hợp tóm được Hít-le thì các cụ nhà mình khỏi phải đi lính chết cho Pháp trong Thế chiến 2 và nhân loại đội ơn người nông dân An-nam lắm lắm. Chữ Vệ này có lẽ ý là Vệ quốc đây. Còn cụ nào có chức thì gọi theo chức kiểu như thầy Cai, thầy Đội, thầy Ách.
Logged
cuubinh90
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2013, 02:02:08 pm »

Chào mừng bác qtdc mở mặt trận mới. Grin

Thế chiến 2, các cụ nhà ta cũng tham gia kinh phết đấy.
Nào là từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại, nào từ phía Đông đánh sang (Liên xô). Nào là từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta).
Có một điều tuyệt vời, là dù ở thế chiến 1, hay thế chiến 2, tất thẩy các cụ lính Việt ta, đều ở phía phe Đồng Minh, oách lại tụi Đức tặc. Grin
Bác đang ‘bốt’ các câu chuyện về các cụ lính Việt từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại.
Baoleo tôi sẽ xin ‘bốt’ một vài mẩu về các cụ lính Việt từ phía Đông đánh sang (Liên xô) và từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta) nhé.
Trước hết là từ phía Nam.
Xin ứng cử: cụ Lê Giản, nguyên Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam.

Lê Giản (Tô Gĩ hay Dĩ) sinh năm 1911. Bố làm thày đồ dạy chữ nho, chữ quốc ngữ cho các gia đình khá giả chung nhau góp thóc, gạo nuôi thày dạy ở nhà cho con cháu. Hồi nhỏ, đến năm ngoài 10 tuổi, cùng Tô Hiệu theo học các lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng ở trường làng. Sau do mẹ mất sớm, phải ra Hà Nội nhờ một người bà con buôn bán tơ lụa nuôi cho ăn học và giúp đỡ công việc vặt trong nhà.
Những năm 1926-1929, ông tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, được Học sinh đoàn, một tổ chức của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, sau trở thành Đông dương Cộng sản Đảng kết nạp vào hội.
Năm 1930 vào Nam hoạt động (cùng Tô Chấn, Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu).
Năm 1931 từ Nam kỳ trở lại miền Bắc, sau đó cùng gia đình chuyển xuống sinh sống ở Hải Phòng và tham gia hoạt động cách mạng ở đây.
Năm 1940 bị đế quốc Pháp bắt đầy lên Sơn La, cho đến tháng 6/1941 thì bị đầy đi Madagascar.
Tại đây, trong thế chiến II, ông (cùng 6 đồng chí khác) được quân đội Anh (lúc đó là phe Đồng minh chống phát xít) trả lại tự do, giao cho quân đội Mỹ.
Một số tù chính trị Việt Nam trong đó có ông và ông Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam) được OSS (Cục tình báo chiến lược, tiền thân của CIA) chọn đưa về Cancutta - Ấn Độ huấn luyện với tư cách là quân Đồng minh chống phát xít Nhật.
Tháng 8 năm 1944 ông được thả dù về Việt Nam. Ông mang điện đài, tài liệu, tiền và vũ khí về cho Ðảng, được chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho việc thành lập ngành công an.

Ông làm Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam từ năm 1946 cho đến năm 1953. Sau, ban lãnh đạo Ðảng nghe theo kinh nghiệm Trung Quốc không để cho người từng có thời gian sống với địch nắm những công tác quan trọng, gạt ông khỏi chức vụ.
Từ đó, ông làm Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao cho đến khi về hưu (1978).
Từ những năm 1980, ông đã viết nhiều bài báo và tham luận góp ý kiến với lãnh đạo về các vấn đề chính trị, về dân chủ. Ông có uy tín rất lớn trong những người cộng sản thế hệ già.

Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.



Bình loạn tý Grin
Cụ Lê Giản là người giữ 3 kỷ lục: thế giới – Việt Nam – Đảng ta
a/ Kỷ lục thế giới:
Cụ Lê Giản là người đầu tiên trên thế giới, thực hiện nhẩy dù đổ bộ đường không từ: ‘không trung pháo đài bay B-29’.
Ngoài ra, cụ còn giữ kỷ lục về số km đường bay từ căn cứ hành quân xuất phát đến khu vực đầu cầu đổ bộ. Từ Can-cút-ta của Ấn Độ tới tận bắc Việt Nam, độ dài hành trình tầm gần 3 ngàn km. Bay thẳng.

b/ Kỷ lục Việt Nam:
Cụ Lê Giản là người Việt Nam đầu tiên, thực hiện phương thức tác chiến: ‘đổ bộ theo chiều thẳng đứng’

c/ Kỷ lục trong Đảng:
Cụ Lê Giản là chiến sỹ ‘đặc nhiệm dù’ đầu tiên của quân ta.

@ bạn hiền Ngocvancu: bạn hiền phải gọi cụ Lê Giản là ‘anh cả dù’ đấy nhé, sư phụ của bác đới.

Hay quá bác ơi! Nhiều thông tin không thể tìm thấy ở bất cứ đâu!!!!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM