Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:00:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt trong Thế chiến 2  (Đọc 25918 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 02:23:48 am »

Rất hay, bác tuanb5 tiếp đi nhé. Các cụ tiểu đoàn 52 dùng Hốt-kít 1914 cổ lỗ để chặn Đức tặc. Tiểu đoàn này đánh giặc tốt và đánh phỏm cũng tốt nên được đặt tên là tiểu đoàn 52, hi hi. Grin
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2013, 02:32:58 am gửi bởi qtdc » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 07:38:32 am »

Chào mừng bác qtdc mở mặt trận mới. Grin

Thế chiến 2, các cụ nhà ta cũng tham gia kinh phết đấy.
Nào là từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại, nào từ phía Đông đánh sang (Liên xô). Nào là từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta).
Có một điều tuyệt vời, là dù ở thế chiến 1, hay thế chiến 2, tất thẩy các cụ lính Việt ta, đều ở phía phe Đồng Minh, oách lại tụi Đức tặc. Grin
Bác đang ‘bốt’ các câu chuyện về các cụ lính Việt từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại.
Baoleo tôi sẽ xin ‘bốt’ một vài mẩu về các cụ lính Việt từ phía Đông đánh sang (Liên xô) và từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta) nhé.
Trước hết là từ phía Nam.
Xin ứng cử: cụ Lê Giản, nguyên Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam.

Lê Giản (Tô Gĩ hay Dĩ) sinh năm 1911. Bố làm thày đồ dạy chữ nho, chữ quốc ngữ cho các gia đình khá giả chung nhau góp thóc, gạo nuôi thày dạy ở nhà cho con cháu. Hồi nhỏ, đến năm ngoài 10 tuổi, cùng Tô Hiệu theo học các lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng ở trường làng. Sau do mẹ mất sớm, phải ra Hà Nội nhờ một người bà con buôn bán tơ lụa nuôi cho ăn học và giúp đỡ công việc vặt trong nhà.
Những năm 1926-1929, ông tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, được Học sinh đoàn, một tổ chức của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, sau trở thành Đông dương Cộng sản Đảng kết nạp vào hội.
Năm 1930 vào Nam hoạt động (cùng Tô Chấn, Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu).
Năm 1931 từ Nam kỳ trở lại miền Bắc, sau đó cùng gia đình chuyển xuống sinh sống ở Hải Phòng và tham gia hoạt động cách mạng ở đây.
Năm 1940 bị đế quốc Pháp bắt đầy lên Sơn La, cho đến tháng 6/1941 thì bị đầy đi Madagascar.
Tại đây, trong thế chiến II, ông (cùng 6 đồng chí khác) được quân đội Anh (lúc đó là phe Đồng minh chống phát xít) trả lại tự do, giao cho quân đội Mỹ.
Một số tù chính trị Việt Nam trong đó có ông và ông Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam) được OSS (Cục tình báo chiến lược, tiền thân của CIA) chọn đưa về Cancutta - Ấn Độ huấn luyện với tư cách là quân Đồng minh chống phát xít Nhật.
Tháng 8 năm 1944 ông được thả dù về Việt Nam. Ông mang điện đài, tài liệu, tiền và vũ khí về cho Ðảng, được chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho việc thành lập ngành công an.

Ông làm Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam từ năm 1946 cho đến năm 1953. Sau, ban lãnh đạo Ðảng nghe theo kinh nghiệm Trung Quốc không để cho người từng có thời gian sống với địch nắm những công tác quan trọng, gạt ông khỏi chức vụ.
Từ đó, ông làm Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao cho đến khi về hưu (1978).
Từ những năm 1980, ông đã viết nhiều bài báo và tham luận góp ý kiến với lãnh đạo về các vấn đề chính trị, về dân chủ. Ông có uy tín rất lớn trong những người cộng sản thế hệ già.

Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.



Bình loạn tý Grin
Cụ Lê Giản là người giữ 3 kỷ lục: thế giới – Việt Nam – Đảng ta
a/ Kỷ lục thế giới:
Cụ Lê Giản là người đầu tiên trên thế giới, thực hiện nhẩy dù đổ bộ đường không từ: ‘không trung pháo đài bay B-29’.
Ngoài ra, cụ còn giữ kỷ lục về số km đường bay từ căn cứ hành quân xuất phát đến khu vực đầu cầu đổ bộ. Từ Can-cút-ta của Ấn Độ tới tận bắc Việt Nam, độ dài hành trình tầm gần 3 ngàn km. Bay thẳng.

b/ Kỷ lục Việt Nam:
Cụ Lê Giản là người Việt Nam đầu tiên, thực hiện phương thức tác chiến: ‘đổ bộ theo chiều thẳng đứng’

c/ Kỷ lục trong Đảng:
Cụ Lê Giản là chiến sỹ ‘đặc nhiệm dù’ đầu tiên của quân ta.

@ bạn hiền Ngocvancu: bạn hiền phải gọi cụ Lê Giản là ‘anh cả dù’ đấy nhé, sư phụ của bác đới.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 11:59:12 am »

Rất cám ơn bác baoleo có câu chuyện hay.

Đính chính và bổ sung một chút: Cụ Lê Giản và các cụ trong nhóm 7 người Cộng sản bị đày đi Man-gát (Lê Giản, Hoàng Đình Giong, Trần Hiệu, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Minh, Hoàng Hữu Nam, Dương Công Hoạt) do Inteligence Service (IS) đào tạo, tức do Mi-6 đào tạo, trong đó do Cụ Lê Giản thạo tiếng Anh nhất nên được cử thay mặt nhóm giao tiếp với 2 sĩ quan tình báo Anh phụ trách tuyển mộ. Vậy nên các cụ là đồng nghiệp của Kim Philby. Tiền bối của ngành tình báo quân đội ta là các cụ.

Các cụ đều gốc là dân có học và phần lớn là dân kỹ thuật cả, vì vậy khi người Anh huấn luyện nhảy dù các cụ học rất nhanh và nhảy rất chuẩn khiến họ rất phục. Tiền bối của quân dù nhà ta chính là các cụ, .

Ngoài ra, lúc đầu người Anh huấn luyện các cụ vượt biển đổ bộ theo đường tàu ngầm nhưng sau lại thôi vì khi đó (năm 1942) quân Nhật đang làm chủ mặt biển Đông Nam Á nên họ chuyển sang phương pháp đổ bổ đường không bằng dù. Vậy xét ra các cụ lại cũng là lính tàu ngầm đầu tiên của nhà ta.

Cụ Hoàng Đình Giong được người Anh cho về nước đầu tiên để tìm hiểu tình hình rồi quay lại Ấn Độ báo cáo. Các cụ nhảy dù làm 3 đợt ở 3 thời gian khác nhau trong thời gian cuối năm 1944 - đầu năm 1945. Cụ Hoàng Đình Giong và Lê Giản nhảy đầu tiên. Trong ba đợt nhảy dù thì đợt 3 vào tháng 3 và tháng 5 năm 1945 của Cụ Trần Hiệu, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Minh là mạo hiểm nhất vì nhảy xuống vùng đồng bằng (Chương Mỹ, Hà Tây) ngay trong lòng địch.

Trong thời gian chờ về nước, các cụ còn làm "công tác quần chúng" giúp dân Man-gát biết làm nhà, trồng lúa nước, làm đồ tiểu thủ công nghiệp.

Còn về Cụ Lê Giản thì khi vê nước Cụ còn có công gây nghiện món "cờ tây" cho các đồng chí Nam Bộ ra bắc họp hành, xa quê. Grin

Trích hồi ký Cụ Lê Giản:

Tôi nhớ không rõ lắm, vào khoảng tháng 12.1945 hoặc đầu năm 1946, khoảng thời gian mà chúng ta chuẩn bị cho phái đoan đi Hội nghị hiệp thương vơi Pháp ở Đà Lạt, có mấy đồng chí ở miền Nam được cử làm đại biểu ra Hà Nội họp để thống nhất quan điểm, lập trường hành động trong cuộc họp. Một hôm có mấy đồng chí quen biết đến thăm chúng tôi và yêu cầu phải tổ chức buổi "hạ cờ Tây" chúc đoàn đi công tác thắng lợi. Chúng tôi vui vẻ nhận lời và hẹn đến 11 giờ trưa ngày (...) sắp tới mời các đồng chí đến thưởng thức. Anh Hoàng Mỹ (Trần Hiệu) ra sức trổ tài- đúng ngày gửi giờ đã hẹn không thấy ai đến. Tôi gọi điện thoái ra Bắc bộ Phủ (nay là nhà khách chính phủ) nơi Bác Hồ làm việc. Qua điện thoại anh Vũ Đình Huỳnh nhỏ nhẹ trả lời: Các anh ấy hiện còn ở đây, còn đang họp. Chưa thấy ai đến, cứ 15 phút tôi lại gọi điện hỏi một lần và lại nghe tiếng nhỏ nhẹ của anh Huỳnh trả lời. Anh Hoàng Mỹ băn khoăn vì sợ thức ăn nguôi lạnh, mấy ngon. Sau lần gọi điện thoại thứ ba thì anh Huỳnh bỗng gọi điện báo "Họp xong rồi, chúng mình sẽ đến ngay đấy. Sau này tôi mới biết, hôm ấy Bác định kéo dài thời gian họp ban cho xong việc ấy nhưng thấy chốc chốc lại có người gọi điện thoại và anh Vũ Đình Huỳnh (lúc ấy là thư ký của Bác) nhỏ nhẹ trả lời, Bác mới hỏi: "Có việc gì mà ai đó cứ gọi đến liên tục như vậy?". Anh Huỳnh buộc lòng phải nói thật: "Có mấy anh miền Nam anh Thắng, anh Tường hẹn với anh Lê (tức là tôi- Lê Giản) 11 giờ đến ăn thịt chó, rnãi không thấy ai đến, anh Lê gọi. Bác cười vui vẻ, nói: "Có chuyện ấy à. Vậy thì để chiều họp tiếp, bây giờ nghỉ để các chú đi kẻo sai hẹn, Bác không được mời nhưng Bác vẫn sẽ đến".

Thế rồi chúng tôi nghe tiếng còi xe và mở cổng. Bác đến thật, cùng đi với Bác có anh Kháng, tổ trưởng tổ bảo vệ: Chúng tôi ra đón chào, Bác cười, gật gật đầu và tiến lên đi trước, vòng xung quanh ngắm cảnh nhà một lượt rồi mới vào trong. Cùng một lúc, mọi người đã đến đông đủ, ngồi vào bàn ăn, mọi người nâng chén chúc Bác sức khoẻ và ăn ngon miệng. Vui cười rạng rỡ Bác nói thân mật: Cảm ơn các chú đã chúc Bác những điều tốt lành, Bác cũng xin chúc các chú sau mỗi khi làm xong công việc thì tổ chức vui chơi thoải mái, cho đầu óc được thảnh thơi, con người được thư giãn. Các chú tưởng Bác chỉ biết vùi đầu vào công việc hay sao, tuy rất bận Bác vẫn dành thời gian để tập thể dục để ngắm cảnh làm thơ, để đánh cờ tiêu khiển. Bác còn trách: "Các chú chỉ khi nào có công việc gì khó mới chạy đến Bác, còn có các cuộc vui lành mạnh ấm cúng như hôm nay thì các chú đâu có nghĩ đến Bác, mời Bác cùng chung vui? Thịt chó là món ăn độc đáo của Việt Nam. Bác cũng lấy làm lạ là vẫn có người Việt Nam không biết ăn thịt chó".

Nghe Bác nói mà chúng tôi thấy vừa vui, vừa ngượng. Sự thực là chúng tôi chưa hiểu biết về Bác, chúng tôi rất tôn kính Bác nhưng chưa biết yêu Bác, chúng tôi cứ tưởng Bác là con người khắc khổ, nghiêm nghị mà chưa thấy được Bác cũng chính là con người bình dị, giàu tình cảm, xử sự rất thân mật với mọi người xung quanh, quan điểm quần chúng sâu sắc, dễ chinh phục lòng người.

Bữa đó Bác chỉ ngồi nhâm nhi với chúng tôi có một lát, uống cạn chén rượu, nếm một vài món, rồi ra về. Bác nói là phải về không để mấy chú bảo vệ ở nhà sốt ruột mong chờ. Anh em chúng tôi cố mời Bác ở lại không được, biết rằng Bác ra về một phần vì Bác e ngại sự có mặt của Bác sẽ làm cho chúng tôi phải dè dặt, giữ ý tứ, mất tự nhiên và kém vui. Tiễn Bác lên xe rồi, chúng tôi trở lại bàn ăn, kẻ Nam, người Bắc, kẻ mới được tiếp xúc với Bác, người đã gần gũi với Bác từ lâu, mỗi người một lời, một ý, chuyện nở như ngô rang.

Một anh đứng lên như kết luận: "Hôm nay chúng ta học được bài học quý báu, chúng ta chưa thực sự yêu mến Bác hoặc chưa biết yêu Bác như hôm nay ta thấy rõ, yêu nhau thì buồn vui đều phải có nhau". Từ trong thâm tâm, tôi cảm nghĩ: "Bác của chúng ta là như thế đấy".



Đồng chí Lê Giản. Nguồn: báo vh-vn Công An.


Các đồng chí: Dương Công Hoạt, Hoàng Đình Giong, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Ngọc và Vũ Văn Địch. Nguồn: báo vh-vn Công An.

Nào, mời tất cả các bác tham gia tiếp tục cho xôm, theo tinh thần "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Grin  
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2013, 04:38:31 pm gửi bởi qtdc » Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 02:13:31 pm »

Chào mừng bác qtdc mở mặt trận mới. Grin

Thế chiến 2, các cụ nhà ta cũng tham gia kinh phết đấy.
Nào là từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại, nào từ phía Đông đánh sang (Liên xô). Nào là từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta).
Có một điều tuyệt vời, là dù ở thế chiến 1, hay thế chiến 2, tất thẩy các cụ lính Việt ta, đều ở phía phe Đồng Minh, oách lại tụi Đức tặc. Grin
Bác đang ‘bốt’ các câu chuyện về các cụ lính Việt từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại.
Baoleo tôi sẽ xin ‘bốt’ một vài mẩu về các cụ lính Việt từ phía Đông đánh sang (Liên xô) và từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta) nhé.
Trước hết là từ phía Nam.
Xin ứng cử: cụ Lê Giản, nguyên Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam.

Lê Giản (Tô Gĩ hay Dĩ) sinh năm 1911. Bố làm thày đồ dạy chữ nho, chữ quốc ngữ cho các gia đình khá giả chung nhau góp thóc, gạo nuôi thày dạy ở nhà cho con cháu. Hồi nhỏ, đến năm ngoài 10 tuổi, cùng Tô Hiệu theo học các lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng ở trường làng. Sau do mẹ mất sớm, phải ra Hà Nội nhờ một người bà con buôn bán tơ lụa nuôi cho ăn học và giúp đỡ công việc vặt trong nhà.
Những năm 1926-1929, ông tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, được Học sinh đoàn, một tổ chức của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, sau trở thành Đông dương Cộng sản Đảng kết nạp vào hội.
Năm 1930 vào Nam hoạt động (cùng Tô Chấn, Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu).
Năm 1931 từ Nam kỳ trở lại miền Bắc, sau đó cùng gia đình chuyển xuống sinh sống ở Hải Phòng và tham gia hoạt động cách mạng ở đây.
Năm 1940 bị đế quốc Pháp bắt đầy lên Sơn La, cho đến tháng 6/1941 thì bị đầy đi Madagascar.
Tại đây, trong thế chiến II, ông (cùng 6 đồng chí khác) được quân đội Anh (lúc đó là phe Đồng minh chống phát xít) trả lại tự do, giao cho quân đội Mỹ.
Một số tù chính trị Việt Nam trong đó có ông và ông Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam) được OSS (Cục tình báo chiến lược, tiền thân của CIA) chọn đưa về Cancutta - Ấn Độ huấn luyện với tư cách là quân Đồng minh chống phát xít Nhật.
Tháng 8 năm 1944 ông được thả dù về Việt Nam. Ông mang điện đài, tài liệu, tiền và vũ khí về cho Ðảng, được chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho việc thành lập ngành công an.

Ông làm Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam từ năm 1946 cho đến năm 1953. Sau, ban lãnh đạo Ðảng nghe theo kinh nghiệm Trung Quốc không để cho người từng có thời gian sống với địch nắm những công tác quan trọng, gạt ông khỏi chức vụ.
Từ đó, ông làm Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao cho đến khi về hưu (1978).
Từ những năm 1980, ông đã viết nhiều bài báo và tham luận góp ý kiến với lãnh đạo về các vấn đề chính trị, về dân chủ. Ông có uy tín rất lớn trong những người cộng sản thế hệ già.

Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.



Bình loạn tý Grin
Cụ Lê Giản là người giữ 3 kỷ lục: thế giới – Việt Nam – Đảng ta
a/ Kỷ lục thế giới:
Cụ Lê Giản là người đầu tiên trên thế giới, thực hiện nhẩy dù đổ bộ đường không từ: ‘không trung pháo đài bay B-29’.
Ngoài ra, cụ còn giữ kỷ lục về số km đường bay từ căn cứ hành quân xuất phát đến khu vực đầu cầu đổ bộ. Từ Can-cút-ta của Ấn Độ tới tận bắc Việt Nam, độ dài hành trình tầm gần 3 ngàn km. Bay thẳng.

b/ Kỷ lục Việt Nam:
Cụ Lê Giản là người Việt Nam đầu tiên, thực hiện phương thức tác chiến: ‘đổ bộ theo chiều thẳng đứng’

c/ Kỷ lục trong Đảng:
Cụ Lê Giản là chiến sỹ ‘đặc nhiệm dù’ đầu tiên của quân ta.

@ bạn hiền Ngocvancu: bạn hiền phải gọi cụ Lê Giản là ‘anh cả dù’ đấy nhé, sư phụ của bác đới.

Dạ báo cáo với các bác.Trong lịch sử "Bộ đội đổ bộ đường không" có ghi rõ điều này.Khi lên lớp học bài học lý thuyết đầu tiên cũng được giáo viên cho biết Lê Giản là chiến sỹ nhảy dù đầu tiên của ta nhưng lại do đồng minh huấn luyện ạ. Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 04:31:34 pm »

Nói về giai đoạn lính thợ và lính chiến Việt sang chính quốc rồi hồi hương khi Pháp thua trận năm 1940 thì có thể nắm được một phần tình hình phức tạp của nó qua hồi ký "Điệp viên nhảy dù trở thành giám đốc Công An Trung Bộ" của Cụ Nguyễn Văn Ngọc. Thời Thế chiến 2, khi bị đày đến Man-gát (Madagascar), Cụ Ngọc có tham gia tiểu đoàn quân tình nguyện Đông Dương (Bataillon des Volontaires Indochinois). Tại đây Cụ Ngọc đã gặp vua Duy Tân (Vĩnh San). Tiểu đoàn Đông Dương được giao cho thiếu tá Vĩnh San chỉ huy, cựu Hoàng trở thành 1 con bài của Đờ-Gôn. Tuy nhiên vua Duy Tân đã chết trong 1 tai nạn máy bay trên đường từ Paris về đảo Reunion. Sau đó các cựu tù nhân Cộng sản được quân Anh chọn lấy khỏi tay lực lượng Pháp Đờ-Gôn, đưa đi đào tạo tình báo ném về Đông Dương nắm tình hình quân Nhật, phục vụ quân Đồng Minh chống phát-xít.

Nguyên 1000 lính thợ O.N.S và cả lính khố đỏ hồi hương trên một chuyến tàu biển của chính quyền Pháp Pê-tanh bị quân Anh bắt giữ đưa về Nam Phi, rồi chuyển sang Man-gát cho quân Pháp Đờ-Gôn sử dụng. Những người chịu tham gia quân đội Pháp Đờ Gôn thì phiên vào tiểu đoàn Đông Dương để chờ về Việt Nam đánh Nhật và cũng là để lập lại nền thống trị của Pháp, những người không chịu hợp tác thì bị giam trong các trại trên đảo. Sau CM Tháng Tám, Pháp đưa một số binh lính Việt từ Man-gát về nước trong đội hình quân Pháp dựng lại nền thuộc địa ở nước ta. Một số lính Việt đã tổ chức binh biến và bị Pháp đàn áp, bắn chết nhiều người khi tàu chiến Pháp chở quân vừa đến ngoài khơi cảng Hải Phòng.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 05:52:25 pm »

(tiếp)

Sau Giải phóng nước Pháp, đa số những người này đều mong muốn hồi hương nhanh chóng, nhưng việc này bị chậm vì sự kém tổ chức của thời kỳ sau chiến tranh và các sự kiện Đông Dương. Kèm theo sự đau khổ khi ấy còn là nỗi bực tức và sự giận dữ.

Trong tiếng vang của phong trào Việt Minh ở thuộc địa, những người bị trưng tập yêu sách được giải phóng và đòi quyền bình đẳng với công nhân của chính quốc. Họ trở thành đối đầu về logic với D.T.I. ( Sở lao động Đông Dương - Direction des Travailleurs Indochinois), cơ quan trong năm 1945 tiếp nối Cục Nhân lực bản địa Bắc Phi và thuộc địa (M.O.I.) thuộc Bộ Thuộc Địa ngày trước.

Giải phóng nước Pháp, đó cũng là dịp gặp gỡ với những người Đông Dương khác tại Pháp, các lính tập và trí thức : họ gặp nhau tại Avignon tháng 12 năm 1944 nhân Đại hội của người Đông Dương và hình thành nên Phái đoàn Đông Dương, đại diện cho 25.000 người Đông Dương đang ở Pháp.


Biểu tình đòi hồi hương và độc lập cho Việt Nam ở Sorgue năm 1945. © Bộ sưu tập Lê. Nguồn : Liêm Khê - Luguern

Được lôi cuốn vào cuộc đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam, lính thợ ONS từ đó hoạt động như cánh tay nối dài của Việt Minh ở Pháp : các cuộc đình công, các phong trào bất tuân lệnh, các cuộc biểu tình lên đến đỉnh điểm năm 1948, đáp trả chúng Bộ Thuộc địa bắt giữ hàng trăm "nhà lãnh đạo", gom họ lại tại Bias (Lot-et- Garonne), sau đó xếp lên tàu quân sự chở về Đông Dương quản thúc.


Lễ chào cờ ở Sorgue năm 1945 trước lá cờ của nước Việt Nam DCCH vừa ra đời. © Bộ sưu tập Lê. Nguồn : Liêm Khê - Luguern.


Biểu tình đòi hồi hương và độc lập cho Việt Nam ở Sorgue năm 1945. © Bộ sưu tập Lê. Nguồn : Liêm Khê - Luguern
.......
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #16 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 05:53:00 pm »

(tiếp theo và hết)

Trở về hoặc định cư ở Pháp

Những "đứa con trai bảo vệ nước Pháp" đã trở thành không được mong chờ ở mẫu quốc, và trở nên nguy hiểm khi trở về thuộc địa. Từ năm 1948, việc hồi hương tăng tốc. Một số người bị bắt giam khi họ về đến nhà và nhiều người tham gia Việt Minh sau nhiều tháng bị giam cầm. Trong năm 1952, các cuộc trở về đã hoàn tất. Một cuộc điều tra ban đầu trong những năm 2005-2006 cho thấy hầu hết người trở về đã về lại với địa vị xã hội khởi đầu của họ. Một số khá hiếm vẫn còn sống, họ sống trong nghèo đói và vào năm 2006 vẫn đang chờ đợi một dấu hiệu công nhận từ phía Pháp.


Ông Lê Xuân Thiêm ở Pháp năm 1944 và ở Việt Nam năm 2006. © Bộ sưu tập Luguern. Nguồn : Liêm Khê - Luguern

Hàng nghìn người bị trưng tập còn ở lại Pháp, tạo nên, về phía họ, một cộng đồng đồng nhất về mặt xã hội, nhưng không đại diện cho 20.000 người bị trưng tập : họ đều là những giám sát viên và thông ngôn. Rốt cuộc nhờ cái đặc ân của cuộc chiến tranh, họ cũng cụ thể hóa được dự án nhập cư của họ nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của hệ thống thuộc địa. Được trang bị một mặt bằng học vẫn đầy đủ, họ có phần dễ dàng khi tìm một cô bạn đời, và mặt khác, họ là đối tượng hưởng lợi của chính sách dạy nghề thực hiện từ ngày Giải phóng nước Pháp bởi Bộ Thuộc địa, nhằm góp phần hiện đại hóa kinh tế Đông Dương. Điều này cuối cùng đã dẫn đến việc củng cố các dự án hội nhập cho cá nhân tại chính quốc : hầu hết các cựu lính thợ O.N.S. đều nhanh chóng tìm được việc làm và được hưởng lợi từ việc bỏ trưng dụng.


Ông Đỗ Vy tại Pháp cùng với vợ năm 1946 và tại Việt Nam năm 2006. © Bộ sưu tập Luguern . Nguồn : Liêm Khê - Luguern

Cuối cùng nước Pháp đã thu lấy tinh hoa những người lao động trưng tập và đẩy về thuộc địa giai cấp nông dân đã bị vô sản hóa và thừa nhận sự độc lập của Việt Nam. Ngoài những số phận cá nhân, người lao động Đông Dương bị trưng tập vào năm 1939 và bắt rễ ở nước Pháp, xét về mặt tập thể, là sản phẩm của một sự lựa chọn xã hội hoạt động ở thượng nguồn và được củng cố bởi sự quản lý thuộc địa.

Tài liệu của Liêm-Khê Luguern, giáo sư Sử-Địa, tiến sỹ Viện IRIS (EHESS)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2013, 10:19:52 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2013, 02:09:30 am »


Tiếp tục mặt trận hướng Tây. Grin

Trước sức tấn công mạnh mẽ của Đức, Pháp lập phòng tuyến sông Meuse với hy vọng ngăn chặn đà tấn công của chúng. Nhiều đơn vị quân đội Pháp được điều động tới đây thực thi nhiệm vụ trên. Trong đó có DBMIC 52 (Half Lữ đoàn pháo thủ bản địa thuộc địa)

Là 1 mắt xích trong hệ thống phòng thủ sông Meuse. Những người lính Việt chịu chung số phận của kẻ bại trận trước khả năng công phá mạnh mẽ của quân Đức. Tuy nhiên, họ để lại 1 ấn tượng tốt đẹp về lòng can đảm trong mắt người chính quốc. Ta hãy đọc xem Tai nó ghi nhận như thế nào về những người lính Việt.

Các sharpshooters Đông Dương, ở vùng nông thôn của Pháp (1939-1940)



Ngày 10-5-1940. Lữ đoàn pháo thủ bản địa thuộc địa số 52 (DBMIC 52)  dưới sự chỉ huy của Trung tá Beard, quân số 2600 người, nhận lệnh bố trí phòng ngự chống quân Đức với chiều dài 12 dặm, dọc theo sông Meuse.

Sáng sớm ngày 13-5-1940. Quân Đức  dùng Sư đoàn bộ binh số 23 được sự yểm trợ đắc lực của nhiều máy bay và 72 khẩu pháo lớn đồng loạt tấn công. Bị hỏa lực đối phương áp đảo, phía Lữ đoàn 52 hầu như không có sự đánh trả lại bằng pháo binh. Đã có số lượng trận địa bị phá hủy và người chết. Nhưng mọi việc vẫn ổn, người lính nấu cơm vẫn làm việc dưới bầu trời hỏa pháo.
.
Đến chiều, quân Đức vẫn nỗ lực vượt sông. Nhưng họ bị đẩy lùi bởi những cây súng máy cũ kỹ  Hotchkiss sản xuất năm 1914, do những người Đông Dương máu lạnh điều khiển.
Toàn Lữ đoàn tiếp tục tổ chức kháng cự lại những đợt tấn công của đối phương. Kể cả khi phía Đức điều động xe tăng đến với cố gắng xuyên qua hệ thống phòng thủ.

Ngày 15-5-1940, vào lúc 9 giờ có lệnh triệt thoái. Nhưng mệnh lệnh rất khó thực hiện nhanh chóng bởi đội hình Lữ đoàn phân tán trên 1 diện rộng. Đến 16 giờ, công việc mới được hoàn tất. Đảm bảo cho sự lui quân,  đội trưởng Nguyễn Văn Thường và người lính Nguyễn Văn Tac đã dùng súng máy bắn truy cản quân Đức và họ đã bị ngã gục.

Lúc này, DBMIC 52 có thể được coi bị loại khỏi vòng chiến. Họ chỉ còn 10 sĩ quan và 500 lính bộ binh, tương lai bị tiêu diệt  bởi các đơn vị thiết giáp Đức.  Tuy vậy , sau khi phục hồi sức lực họ đã tập hợp lại dưới sự kiểm soát của trung sĩ Mai Hồng Nghi, 1 người can đảm và điềm tĩnh tuyệt vời. Dưới sự chỉ huy chung của đại úy Duypuy, số người còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu.

Những người đàn ông thực thụ của DBMIC 52 để lại sự kính trọng cho kẻ thù. Ngày 23-12-1940 Trung tá Soldal viết trên tờ báo Đức Deutsche Wehr “Mọi nỗ lực để vượt qua sông Meuse thất bại, do sức đề kháng mạnh mẽ của kẻ thù."


Dưới tiêu đề, họ đưa ảnh 1 người lính như trên, rất tiếc không có dòng chú thích nào cả Angry

Thêm 1 lưu ý nhỏ: Đây là đơn vị cấp Lữ đoàn (DBMIC 52) đánh trận sông Meuse, không phải đơn vị diễu binh ở bài trên (BMIC 52) cấp tiểu đoàn.

Có nhẽ đơn vị nào cũng thích bài lá 52 cây thật nhể. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2013, 02:45:33 am »

Hầy, rất hay bác tuanb5.

Góp ý chút thôi, vì ở ta đã có từ tương ứng: La 52ème DBMIC (Demi-brigade de mitrailleurs indigènes coloniaux) - bán-lữ đoàn súng máy thuộc địa số 52. Còn sharpshooters - chính là tirailleur - lính tập. Không biết Nghi này có phải quản Nghi trong hồi ký của cụ Nguyễn Văn Ngọc không.

Còn Les tirailleurs indochinois dans la campagne de France (1939-1940) = Lính tập Đông Dương trên chiến trường nước Pháp (1939-1940). Cái thằng Gúc này tính tếu lắm. Grin

Chiếc mũ ca-lô rất giống mũ ca-lô của Vệ Quốc Đoàn, có thể hiểu ngược lại cũng được.

Bán lữ đoàn 52 này có 1 đại đội chỉ huy, 2 tiểu đoàn chiến đấu, mỗi tiểu đoàn có 5 đại đội. Tổng quân số khoảng 2600 người. Chỉ huy bán lữ đoàn là trung tá Barbe (Râu). Nếu ở miền nam có thể gọi ổng là anh quan năm Hai Râu chẳng hạn.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2013, 11:14:07 am gửi bởi qtdc » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2013, 09:33:46 am »

Chào mừng bác qtdc mở mặt trận mới. Grin

Thế chiến 2, các cụ nhà ta cũng tham gia kinh phết đấy.
Nào là từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại, nào từ phía Đông đánh sang (Liên xô). Nào là từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta).
Có một điều tuyệt vời, là dù ở thế chiến 1, hay thế chiến 2, tất thẩy các cụ lính Việt ta, đều ở phía phe Đồng Minh, oách lại tụi Đức tặc. Grin
Bác đang ‘bốt’ các câu chuyện về các cụ lính Việt từ phía Tây (Anh-Pháp) đánh lại.
Baoleo tôi sẽ xin ‘bốt’ một vài mẩu về các cụ lính Việt từ phía Đông đánh sang (Liên xô) và từ phía Nam đánh thốc lên (Việt Nam ta) nhé.
Trước hết là từ phía Nam.
Xin ứng cử: cụ Lê Giản, nguyên Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam.

Lê Giản (Tô Gĩ hay Dĩ) sinh năm 1911. Bố làm thày đồ dạy chữ nho, chữ quốc ngữ cho các gia đình khá giả chung nhau góp thóc, gạo nuôi thày dạy ở nhà cho con cháu. Hồi nhỏ, đến năm ngoài 10 tuổi, cùng Tô Hiệu theo học các lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng ở trường làng. Sau do mẹ mất sớm, phải ra Hà Nội nhờ một người bà con buôn bán tơ lụa nuôi cho ăn học và giúp đỡ công việc vặt trong nhà.
Những năm 1926-1929, ông tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, được Học sinh đoàn, một tổ chức của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, sau trở thành Đông dương Cộng sản Đảng kết nạp vào hội.
Năm 1930 vào Nam hoạt động (cùng Tô Chấn, Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu).
Năm 1931 từ Nam kỳ trở lại miền Bắc, sau đó cùng gia đình chuyển xuống sinh sống ở Hải Phòng và tham gia hoạt động cách mạng ở đây.
Năm 1940 bị đế quốc Pháp bắt đầy lên Sơn La, cho đến tháng 6/1941 thì bị đầy đi Madagascar.
Tại đây, trong thế chiến II, ông (cùng 6 đồng chí khác) được quân đội Anh (lúc đó là phe Đồng minh chống phát xít) trả lại tự do, giao cho quân đội Mỹ.
Một số tù chính trị Việt Nam trong đó có ông và ông Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam) được OSS (Cục tình báo chiến lược, tiền thân của CIA) chọn đưa về Cancutta - Ấn Độ huấn luyện với tư cách là quân Đồng minh chống phát xít Nhật.
Tháng 8 năm 1944 ông được thả dù về Việt Nam. Ông mang điện đài, tài liệu, tiền và vũ khí về cho Ðảng, được chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho việc thành lập ngành công an.

Ông làm Tổng giám đốc Nha công an Việt Nam từ năm 1946 cho đến năm 1953. Sau, ban lãnh đạo Ðảng nghe theo kinh nghiệm Trung Quốc không để cho người từng có thời gian sống với địch nắm những công tác quan trọng, gạt ông khỏi chức vụ.
Từ đó, ông làm Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao cho đến khi về hưu (1978).
Từ những năm 1980, ông đã viết nhiều bài báo và tham luận góp ý kiến với lãnh đạo về các vấn đề chính trị, về dân chủ. Ông có uy tín rất lớn trong những người cộng sản thế hệ già.

Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.



Bình loạn tý Grin
Cụ Lê Giản là người giữ 3 kỷ lục: thế giới – Việt Nam – Đảng ta
a/ Kỷ lục thế giới:
Cụ Lê Giản là người đầu tiên trên thế giới, thực hiện nhẩy dù đổ bộ đường không từ: ‘không trung pháo đài bay B-29’.
Ngoài ra, cụ còn giữ kỷ lục về số km đường bay từ căn cứ hành quân xuất phát đến khu vực đầu cầu đổ bộ. Từ Can-cút-ta của Ấn Độ tới tận bắc Việt Nam, độ dài hành trình tầm gần 3 ngàn km. Bay thẳng.

b/ Kỷ lục Việt Nam:
Cụ Lê Giản là người Việt Nam đầu tiên, thực hiện phương thức tác chiến: ‘đổ bộ theo chiều thẳng đứng’

c/ Kỷ lục trong Đảng:
Cụ Lê Giản là chiến sỹ ‘đặc nhiệm dù’ đầu tiên của quân ta.

@ bạn hiền Ngocvancu: bạn hiền phải gọi cụ Lê Giản là ‘anh cả dù’ đấy nhé, sư phụ của bác đới.


Cảm ơn @ Baoleo với những thông tin về cụ Lê Giản tức Tô Di . Ông là người thôn Xuân cầu xã nghĩa trụ huyện Văn giang Hưng yên quê nội của tôi. Thời gian cuối đời cụ cũng hay về quê và có những quan tâm ít nhiều với quê hương.

Quê tôi xã Nghĩa trụ này được vinh dự có đến 4 cụ có tên trên đường , phố ở Hà nội :
 Cụ: Tô hiệu , Nguyễn công Hoan , Tô ngọc Vân, Lê văn Lương

Không biết tới đây cụ Lê Giản (Tô di ) có đc thành phố đặt tên đường phố.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM