Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:09:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ  (Đọc 242585 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #570 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 07:41:45 pm »

 

  Chào bác phuockhach - Đúng vậy. Đơn vị nào đưa ông Hiêm xom rin ra bây giờ vẫn là ẩn số vì chưa có tài liệu chính thống của một cuộc hội thảo nào khảng định . Nhưng cá nhân duccuong thì nghĩ rằng hướng quân đoàn 3 đưa ra. Lý do đã một lần được đọc hồi ký của trung tướng nguyễn quốc Thước ( nguyên phó tư lênh TMT quân  đoàn 3 )   đã trực tiếp phỏng vấn , khai thác Hiêm xom rin tại My mút .
Chúng ta cũng nên nhớ đã là nhân vật chính trị , không ai họ cho biết quý danh khi tiếp xúc với những người đưa ra. Chỉ các lục thum với nhau mới biết thôi .
Mời các bác xem "tiếp nhiệm vụ đặc biệt" mà do lính C20 F320 chiến đấu ở K kể chuyện...



 ( Tiếp theo)                                   Nhiệm vụ đặc biệt


  
…Người sỹ quan trẻ đưa chúng tôi  vào một ngôi nhà rộng . Trong nhà , có năm người đàn ông đã luống tuổi như đang ngồi chờ . Họ ăn mặc thường phục khá giống nhau . Tất cả đều đeo súng ngắn K59. Họ bắt tay lần lượt từng người cho đến hết . Sau đó chỉ có hai đồng chí , sư đoàn phó Hà xuân Bính và đại đội trưởng Lê thanh Trung ở lại để bàn công việc , còn tất cả sang mấy nhà gần đó nghỉ ngơi tự lo bữa cơm tối .

 Thông tin đã đến giờ hẹn lên máy . Hai chiến sỹ nặng nhọc quay ga lô máy 15w . Tiếng tút tút của ma níp đang chuyển những bức điện đầu tiên về Hà nội . Có lẽ Bộ tổng tham mưu đang nóng lòng chờ đợi thông tin về chuyến đi này . Chúng tôi được biết đại đội đặc công do chàng sỹ quan kia chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ năm vị cán bộ trung ương này . Có một người tên là Mười Xu , cái tên nghe rất đậm chất Nam bộ .
 
Sau hai ngày ăn lương khô bây giờ mới được ăn cơm , lại có canh rau tươi nữa nên mọi người đều có bữa cơm ngon miệng . Tôi ăn cùng mâm với thủ trưởng Bính . Vừa ăn , đồng chí vừa trao đổi với anh em  :

 - Bên Bạn ( lực lượng ly khai ) đề nghị ta đưa dân ra vùng tự do hoặc sang Việt nam . Số lượng khoảng 1 vạn người . Dân ở đây chủ yếu là dân tộc chàm , sống phía đông và bắc Đầm be . Trước hết , lần này nhờ ta đưa ra một ít là con em gia đình cán bộ . Nhưng tôi không nhất trí vì không bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân được . Nguyên do để về Việt nam phải vượt qua phòng tuyến dày đặc quân khơ me đỏ . Lần này chúng ta sẽ dẫn 5 vị cán bộ trung ương này và đại đội đặc công ra vùng quân đội Việt nam kiểm soát . Sư đoàn đã đồng ý như vậy .

 Chúng tôi chỉ được ở lại một đêm . Sáng hôm sau tổ chức trở về ngay .   theo kế hoạch , lực lượng bạn sẽ đi trước dẫn đường trong phạm vi lực lượng ly khai kiểm soát . khi đến gần khu vực tranh chấp thì trinh sát chúng ta lên dẫn đường .

Sáng dậy.  Mọi người đều ăn no để bảo đảm hành quân cả ngày . Chúng tôi được lệnh của trên phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho bạn trong mọi tình huống . Bởi đây sẽ là nguồn cán bộ hiếm hoi sau này sẽ lãnh đạo đất nước Căm phu chia . Họ dẫn chúng tôi đi qua những lối mòn rất nhỏ . Trong số họ có những người lính là thổ dân nên để hành trình về Mi mút , họ chẳng cần đi bằng địa bàn hay bản đồ mà chẳng bao giờ bị lạc . Chúng tôi đi hết phạm vi do lực lượng ly khai quản lý thì thủ trưởng Bính xin cho pháo bắn vào những nơi nghi có địch mai phục . Bộ phận thông tin 15W làm việc theo qui định vào giờ chẵn là lên máy liên lạc . Nghĩa là sau hai giờ một lần lên máy vào đầu giờ . Cũng phải gi nhận con đường họ dẫn đi vừa an toàn lại vừa nhanh . Du kích là phải .

Trong một bức điện trên chỉ đạo , nội dung là : " luôn nhắc bộ đội , hết sức cảnh giác “ người hai mặt ” cài cắm  . Trong quá trình hành quân tác chiến , đề phòng sự xâm nhập của địch lẻn vào đội hình ta ". Chính vì vậy chúng tôi rất cảnh giác để trách sự đột nhập của lính Khơ me đỏ chui vào đội hình . Để tránh bắn nhầm trong phạm vi bạn kiểm soát, lính đặc công của bạn đi trước dẫn đường dưới sự nhất trí của trinh sát ta . Đến gần trưa , để xuyên qua vùng khơ me đỏ kiểm soát thì trinh sát ta lên cắt đường đi bằng góc phương vị .

 Công tác tham mưu trong tính toán đường đi có ý nghĩa quyết định thắng lợi nhiệm vụ của trinh sát . Chúng tôi phải tiến hành vòng tránh nhiều lần khi đi qua các bãi tráng , ao hồ hay vòng vượt qua các cao điểm nơi nghi lực lượng khơ me đỏ đóng quân . Sau những lần vòng vượt qua thì phải “trả lại góc ” để giữ đúng phương hướng đường đi nếu không sẽ lạc ngay vào vùng địch . Để qua khu vực trọng điểm bảo đảm tuyệt đối an toàn , vài lần chúng tôi phải lên trước kiểm tra rồi mới quay lại đón đoàn  … (Còn nữa )


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:31:47 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #571 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 06:45:51 am »

                  
  
                    ( tiếp theo và hết )                   Nhiệm vụ đặc biệt




… Một buổi chiều hành quân với tốc độ nhanh nhưng vẫn giữ được bí mật an toàn tuyệt đối . Lúc này trời đã sắp tối . Lệnh không dừng nghỉ lao ăn tối đã được phát ra . Lính bạn cơm đùm còn lính ta có lương khô . Ai đói cứ tự nhiên ăn , vừa đi vừa ăn . Biết bạn khó khăn , anh em chúng tôi san sẻ khẩu phần ăn trên đường . Có lẽ những người lính ly khai này sẽ nhớ suốt đời hình ảnh giữa hai quân đội chia nhau miếng lương khô , cùng chuyền tay nhau nắp nước bi đông .

. Đêm đó trăng thượng tuần rất sáng nên chúng tôi đi cho đến lúc trăng lặn thì gặp một con đường lớn .  chỉ huy đoàn cho đội hình lùi lại nghỉ trong rừng . Lúc đó khoảng 10 giờ đêm . Dù biết bộ đội rất mệt nhưng đồng chí vẫn lệnh bộ phận đi bảo vệ của D3 phải tổ chức canh gác . Chúng tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ bởi đây là đêm thứ ba rồi .

Sáng dậy , chúng tôi chẳng vội gì . Để kiểm tra xác đinh chính xác vị trí đứng trước khi đi vào chốt của ta . Chúng tôi đề nghị thủ thủ trưởng Bính xin cho pháo bắn vài quả theo số lượng yêu cầu vào một toạ độ quy đinh để từ đó dễ dàng xác định vị trí đứng của đoàn . Chỉ ít phút sau 4 phát đạn pháo đã nổ ở phia sau . Không có gì sai sót . Phía trước mặt chúng tôi sẽ là tuyến phòng ngự của tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 như thông báo .

Chúng tôi ra đến đường chưa kịp tổ chức vượt thì có tiếng hô từ phía bên kia :

 -Ai?

Đây là địa bàn giáp ranh . Chúng tôi đoán chắc đây là lính ta . Vì thủ trưởng Bính thông báo cho chúng tôi biết sẽ có bộ binh dông lên đón trách bắn nhầm . Mọi người đều nói :

 - Lính trinh sát C20 đây .

Họ ùa lại đón chúng tôi . Đúng như thông báo , họ đã rời chốt từ trưa qua đến đây đón để bảo vệ đoàn . Theo lời của một đồng chí sỹ quan chỉ huy, họ phát hiện ra chúng tôi từ đêm qua và họ đã điện thoại về sư đoàn . Chúng tôi hỏi lý do tại sao các đồng chí biết thì anh em nói rằng đêm qua họ phát hiện có nhiều tiếng động và tiếng người nói cả tiếng Miên lẫnViệt!.
 
 Mọi người đều giật mình .Thì ra đêm qua mấy ông lính đặc công của họ cứ nghĩ đã ra đến vùng của ta rồi nên nói chuyện nhiều . Chúng tôi có đến nhắc nhở họ vài lần và bị lính gác của ta phát hiện .
Về đến trung đoàn bộ 64. Chúng tôi thấy có một số xe tải ở đó . Nghe nói để chở người anh em ra thị trấn My mút . Ở đó sẽ cấp quần áo thuốc men cho họ . Còn chúng tôi về đơn vị nhận nhiệm vụ mới tiếp theo.

Sau này về đơn vị , anh em chúng tôi còn đi vài chuyến nữa .Dấu vết của gần 150 người đi tất yếu trở thành lối mòn . Vì vậy, những lần sau dễ đi hơn nên thời gian ngắn hơn nhiều . Bạn sau này cũng hiệp đồng với ta tự tổ chức đưa dân ra bằng con đường đó . Tôi có được nghe câu chuyện cảm động của một người lính trung đoàn 52 kể . Có một người mẹ bế con theo đoàn di tản ra My mút . Phát hiện lính Khơ me đỏ  , đoàn ẩn nấp vào rừng , người mẹ đành lấy tay bịt miệng con đang khóc . Khi tốp lính Pốt đi qua thì đứa con cũng tắc thở trên tay người mẹ .  

Chuyến cuối cùng phân đội chúng tôi vào Đầm be trinh sát chuẩn bị chiến dịch đúng trước ngày giải phóng K một tháng . Ngày 6/12/1978 . Một chiến sỹ tên là Phẻm , lính 1976 quê Hà bắc dẫm phải mìn khi đi chưa đến Sê sê cấk .  Đồng chí hy sinh còn tôi phải về viện quân y 175 bằng trực thăng nằm 7 tháng .

Căm phu chia giải phóng nhưng chiến tranh chưa kết thúc . Đơn vị vẫn phải chuyển ra bắc nhận nhiệm vụ mới . Tôi đến thăm đại đội đúng lúc đơn vị đang làm công tác chuẩn bị đón huân chương . Đại đội tôi được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng . Tôi bỗng nhớ đến bao chiến sỹ anh hùng đã ngã xuống …

Những nhân vật trong hồi ký trên , tôi được biết đồng chí sư đoàn phó Hà xuân Bính  sau này là đại tá hiệu trưởng trường quân chính quân đoàn 3 . Đồng chí đại đội trưởng Lê thanh Trung sau này là Đại tá trưởng phòng trinh sát quân đoàn 3 và chị Lan vợ anh là Thượng tá công tác ở Cục cơ yếu BTTM . Gia đình đại đội trưởng hiện ở Hà nội , sống rất hạnh phúc . Còn đồng chí Quý sau này lên trưởng ban trinh sát trung đoàn 48 , rồi chuyển ra ngoài . Nay đang là phó chủ tịch mặt trận tổ quốc phường Trường thịnh TX Phú thọ gần nhà tôi .

Những người lính C20 qua các thời kỳ cứ 5 năm một lần tổ chức gặp nhau tại TP thái bình vào dịp 30/4 . Tất cả họ đêu từ mặt trận trở về . Đó là môi trường khắc nghiệt để rèn luyện và thử thách nhân cách , bản lĩnh con người . Mỗi lần gặp nhau , cả đại đội quấn quýt như những đứa con trong một gia đình lớn sau những ngày đi xa...

                                              
                                                           *     *

                                                              *
 T/B : Duccuong chân thành cảm ơn bác tranphu341 , bác phukhanh, bác PhạmvanMinh , Chị XuanV, vapho,bác zinbacau đặc biệt là quangcan cùng tất cả các bác đã đọc và chia sẻ .
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2014, 08:00:16 am gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #572 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 09:17:22 am »


            Chào Đức Cường! Chào các bác! Đọc chuyện kể của bác chủ thá thật hay, thật cảm động. Đúng là những chuyện này và còn rất nhiều những câu chuyện tương tự khác của một thời đã qua. Cao hơn là tính nhân văn của Dân Tộc Việt. Lịch sử Đất Nước Cănpuchia, lịch sử của Dân Tộc Khơme phải ghi nhớ trung thực sự cứu giúp thót khỏi nạn diệt chủng.

            Chúng ta cảm động và thật vui khi giờ đây bạn, Đất nước bạn, Dân tộc bạn đã thật sự hồi sinh và phát triển. Chúng ta những người lính giờ đây đã già hoặc đang rất còn khó khăn trong cuộc sống. Nhưng chúng ta vẫn thật tự hào vì chúng ta đã cống hiến tuổi trẻ cho bạn, Cao hơn là cho đất nước ta hòa bình, thật sự thanh bình trong mấy chục năm qua. Chấm dứt cuộc chiến tranh tại biên giới Tây Nam mà thực chất là nó bắt nguồn từ phía Bắc.

            @ Đọc chuyện bạn viết thật thích. Với cách kể chuyện mộc mạc không gầm gì, không diễn tả lăng xê sự ác liệt, nhưng chúng mình đều thấy được nhưng cái khó, những cái khổ và sự hy sinh của chúng ta như thế nào. Tranphu341 rất cảm ơn bác chủ cảm ơn những người lính trinh sát c20 của Sư đoàn 320 đã làm lên được những chiến công. Nhưng kỳ tích.

             Cứ 5 năm những người lính này lại gặp nhau tại tp Thái Bình. Ô thật tuyệt vời. Đức Cường có thể cho Tranphu341 địa chỉ của ai đó để có cơ hội nào Tranphu341 được giao lưu nhé.

             Kết thúc chuyện Đức Cường đã cho mọi ngươì biết về cuộc sống hiện tại của các nhân vật. Còn phía bạn những người được "móc" ra thì sao. Nhất là ngừoi đại đội trưởng đặc công đã từng học tại VN âý

              @ Riêng về đồng chí Đại đội trưởng đi lạc thì thật đáng trách. Sao đi làm nhiệm vụ quan trọng trong vùng địch như vậy mà lại chỉ mang có 1 khẩu súng M79. Thường là phải mang thêm ak và có thể lại phải cả súng ngắn k54 nữa chứ. Hơi khó hiểu vầ trường hợp này.

               Chúc bác chủ cùng gia đình có nhiều sức khỏe và mong bác khác thác được nhiều chuyện như thế này nữa. Kính!
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #573 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:17:27 am »

Cảm ơn bác tranphu341 . Thắc mắc của bác rất có lý .
 Khi viết đoạn trên , duccuong vẫn băn khăn như vậy nên đã điện thoại hỏi lại người kể chuyện và điện thoại cho anh Lê thanh Trung . Nhưng đó vẫn là sự thật trần trụi bác ah. lúc đó đang  nghỉ lao nên anh cho anh em nghỉ ngơi ( thương lính mà ) , chỉ đi một mình lên trước có khoảng 100m xem tình hình . không nghĩ rằng bị lưc lượng ly khai phát hiện . Anh đành phải bỏ chạy nên mất phương hướng rồi mới lạc chứ không phải đi lạc .

Ở bên đó Khi trinh sát đi bám địch trong toán phải có một khẩu M79 là hoả lực của phân đội , còn lại mang AK xếp + lựu đạn . khi bị đuổi dùng M79 để bắn chặn . Đi trong vùng địch không ai trụ lại cả bởi TS ít người .

Mấy ngày nay điện thoại " reng " liên tục vì anh em C20 đọc rồi yêu cầu phải sửa thêm một số chi tiết hoặc họ tên nhân vật câu chuyện cho đúng anh ah .

Còn số phận của những người anh em lính ly khai ta đưa ra duccuong không thể có thông tin gì. Bó tay...com thôi.

Ở TP Thái bình có rất đông lính C20 thời kỳ đánh Mỹ . Khi duccuong vào C20 ( Lò gò ) thì anh Nguyễn công trác là đại đội trưởng , sau này anh lên ban trinh sát thì anh lê thanh Trung lên đại đội trưởng . Anh Trác nhà ở TP Thái bình , là bạn của @ nguyentrongluan ( Re: lính tây nguyên ). Nguyên trung tá trợ lý phòng tác chiến quân khu 1 . Hiện anh là trưởng ban liên lạc C20 F320.
Nhà Bác Trác ở số 5 phố Phạm đơn Lễ Tổ 28 Phường Bồ xuyên TP thái bình . ĐT : 01666821321.

Thân ái .
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:06:22 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #574 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 07:31:28 pm »

       Chào Đức Cường, chào các bạn.
       Lâu không vào trang của chú nhưng VT vẫn theo giõi bài viết của Đức Cường. Hôm qua anh em thường trực Ban LL CCB sư đoàn 341 Hà Tĩnh ra Vinh có việc. Tôi có điện cho vaphothotu là sẽ gặp mặt nhau tại Vinh nếu thời gian cho phép nhưng mãi tới 19h anh em mới kéo nhau đi ăn tối tại nhà hàng Xanh do đ.c Thái Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà Nước khu vực II tổ chức nên VT lỗi hẹn với hai bạn. VT nghĩ tối quá nhỡ uống xong hai bạn về đi lại xa quá không an toàn. Hẹn có ngày nào đó chúng tôi ra Vinh có đk thời gian sẽ gặp nhau bạn nhé.
      Chúc Đức Cường, Vaphothotu và gia đình mạnh khoẻ-hạnh phúc. Chúc hai bạn viết đề tay về sư đoàn 320 anh hùng.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #575 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 08:02:44 pm »

Rừng Lò Gò đây Đức Cường ơi.
Những khu rừng như thế này chắc Đức Cường chưa quên chứ? Mấy ngày nay, lão Vapho@ lang thang trên mạng cố tìm một dấu tích của chiến trường xưa. Tìm mãi ...mới thấy bức ảnh này.Nó không làm lạc đề của bạn đâu. Giúp bạn sống lại với những ngày nằm rừng, luồn rừng, cắt rừng đi trinh sát.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #576 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 09:17:21 pm »

Bức ảnh tự nhiện đẹp quá . Nó như một công viên hoang vu . Đã bao lần đi bám địch qua rừng khoọc như thế  này . Rừng khoọc lò gò , rừng khoọc mênh mông dưới chân núi Tượng lăng ( Ta keo ) ...Nhìn cây cỏ duccuong đoán rằng bức ảnh được chụp cuối mùa mưa khi những lá koọc vàng già cỗi chưa kịp rung và loài cây khác loài đã phủ lớp chồi mon . Cỏ sau mùa mưa rất tốt đã hoa râm bởi một ít màu vàng xen lẫn trong bạt ngàn màu xanh . Đúng vậy vapho@ ah . Ở miền bắc không có loài cây này bởi nó được mọc chủ yếu vùng rừng bằng và khí hậu hai mùa .
Cảm ơn Vapho đã hiểu được tâm trang duccuong .
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #577 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:18:38 pm »

Rừng Lò Gò đây Đức Cường ơi.
Những khu rừng như thế này chắc Đức Cường chưa quên chứ? Mấy ngày nay, lão Vapho@ lang thang trên mạng cố tìm một dấu tích của chiến trường xưa. Tìm mãi ...mới thấy bức ảnh này.Nó không làm lạc đề của bạn đâu. Giúp bạn sống lại với những ngày nằm rừng, luồn rừng, cắt rừng đi trinh sát.
Nhờ bạn tìm một rừng kho ọc lá chuyển màu nâu đỏ dưới đất là những lớp lá khô phủ kín mặt đất,những ụ mối xen kẽ với từng khóm le khô trắng,đó là cánh rừng hoang khi đánh lên cao điểm 175 địa bàn E 8 F5 năm 83,một ấn tượng không bao giờ quên.
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #578 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2014, 07:38:05 am »

Chào mọi người.
Sau mấy chục năm chẳng nhớ được nhiều.Nhưng trong kí ức sâu thẳm của lão Phở@ rừng khooc vẫn mênh mông.Sống mãi. Nếu lão nhớ không nhầm thì xen giữa rững khoọc là một số vườn mía của dân.Sau khi bị thương ở Lò gò lão Phở được về điều trị ở bệnh xá trung đoàn, sau đó thì được đi học một lớp trinh sát cấp tốc ngắn hạn do c20,e 52 mở.Lần đầu tiên cầm bản đồ, địa bàn đi thực địa là đột nhập vào vườn mía của dân ở rừng khoọc đấy Đức Cường ạ. Càng đi sâu vào suối Đa ha rừng càng rậm rạp ta và địch khó phát hiện ra nhau. Nhiều lần "cắt rừng" sút "đâm" phải địch.Có lần lão Phỡ@ đi trinh sát trở về thì gặp một con suối cạn. Cả đội hình theo suối cạn đi.Đến ngã ba con suối, lão Phở rẽ trái.Đi được khoảng 2 mét thì thấy một tên Miên đang đứng trên bờ suối.Hai bên phát hiện ra nhau.Lão Phỡ nhanh chóng vọt lùi về phía sau. Tên Miên cũng vội vàng vọt qua bên kia suối. Lão kê Ak lên bờ suối nhắm về phía tên Miên vừa nhảy sang làm mấy viên thì bỗng nghe một tiếng nổ: "rầm" trên bờ suối, ngay trên đầu mình.Lão thấy cả lão và tên Miên có cách xử lí tình huống thật giống nhau.Chẳng bên nào kịp bắn ngay mà tìm cách ẩn nấp, sau đó mới nổ súng.  
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2014, 08:20:32 am gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #579 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2014, 04:41:27 pm »

Cách đây gần một năm .Trong bài “ sư đoàn bộ bị bao vây ” Trang 32- Re : ĐỜI QUÂN NGHŨ . duccuong đã kể câu chuyện sư đoàn bộ sư đoàn 320A bị địch bao vây và giải vây một ngày ròng rã . Trận đánh giải vây được kể lại dưới con mắt của một người lính trinh sát sư đoàn .

 Còn đây là cái tầm  nhìn bao quát của đồng chí sư đoàn trưởng Khuất duy Tiến mà gần đây duccuong đã đọc trong cuốn hồi ký của ông viết về trận sư đoàn bị bao vây tại ngã ba Xa la đó . đuccuong xin trích đoạn trong trang 328, 329 "ký ức đời binh ngiệp" của trung tướng . Mời các bác cựu đọc và nhận đinh những điều giống khác nhau trong một cuộc chiến đấu .



“…Tôi giao cho anh trần ngọc Chung sư phó trực tiếp chỉ huy một số đơn vị cản phá quân địch , bảo vệ ngã tư Xa la – một mắt xích quan trọng trong đội hình hành tiến của sư đoàn .

Sáng ngày 4/2 địch tổ chức tấn công . Chúng đánh khá bài bản . Pháo bắn dọn đường cho bộ binh và xe tăng , xe bọc thép xông vào trận địa ta . Sau hai giờ chiến đấu với hai tiểu đoàn có xe tăng , thiết giáp hỗ trợ , đại đội 4 hết đạn phải lùi về sát sở chỉ huy sư đoàn . Bọn địch ở phía tây xa la hò hét trong máy bộ đàm “ bắt sồng bọn chỉ huy ” . Phía tây, các sỹ quan phòng chính trị và đại đội một bám công sự chờ địch . Xe tăng PT 76 và xe bọc thép của ta vẫn án binh bất động . Chưa thấy ta xuát hiện , hoả lực chống tăng địch cho rằng “ đây là chỗ mền nhất ” . Pháo lại bắn , xe tăng T58 hùng hổ lao vào . Trợ lý cán bộ Nguyễn thanh Trường xách b40 trườn lên . Quả đạn đầu tiên hớt khẩu 12,7 ly trên tháp pháo .Quả thứ hai hụt tầm nổ nổ trước mũi chiếc T58 . Tuy kết quả không cao nhưng hai phát B40 của Trường cũng đẩy xe tăng địch lùi ra .

 Ở hướng đông xa la , ta và địch dành đi giật lại cả buổi sáng , hơn một tiểu đoàn địch vượt qua bờ đập phía nam Phum Sóp hy , lách vào vười đại đội hai tiểu đoàn 17 công binh . Xạ thủ B40 hy sinh , trung đội trưởng Dương văn Thanh bám dọc bờ cỏ bắn liền hai phát hốt đi một mảng địch . Chúng lại tràn vào . Dương văn thanh hy sinh . Địch bu lại , nguyễn văn Lý nâng quả mìn claay mo . Lý điểm hoả mìn nổ Lý nhô lên mặt đập ngơ ngác lẩm bẩm khi thấy pôn pốt bắt cả trẻ con 14-15 tuổi vào lính .

Sở chỉ huy sư đoàn cách trận địa vài trăm thước vẫn bình tĩnh lạ thường .
Từ sáng đến chiều các chiến sỹ bảo vệ Sa la đều thấy một người lính già cao và gầy khắc khổ tay kẹp súng tiểu liên bình thản đến chạy chỗ này, chỗ khác chỉ huy cả bộ binh , cơ quan và xe tăng chiến đấu . Người lính già ấy là Lữ đoàn trưởng lữ đoàn thiết giáp 273 Trần doãn Kỷ .

11h30 phút từ phía nam đại đội 3 tiểu đoàn một trung đoàn 48 do đồng chí Nguyễn quang vinh trung đoàn phó chỉ huy và từ hướng bắc tiểu đoàn 6 trung đoàn 52 do đồng chí Dương văn Niên  trung đoàn trưởng chỉ huy cùng xe tăng , xe bọc thép tiến về hợp vây địch cùng các phân đội bảo vệ sở chỉ huy từ trong đánh thốc ra kẹp vào giữa .

16 giờ ngày 4/2 , cuộc phản kích quy mô trung đoàn tăng cường bằng hiệp đồng binh chủng vào khu vực xa la bị bẻ gãy.

Trận Xa la một lần nữa khẳng định : quân khu tây nam địch còn khá đông lực lượng và nhiều binh khí kỹ thuật nên chúng rất ngoan cố …”


                                
T/b : Đồng chí thượng tá sư đoàn phó Trần ngọc Chung hy sinh do bị địch phục sau đó không lâu . Còn “người lính già ” trên , đồng chí Trần doãn Kỷ sau này ông là tư lệnh binh chủng tăng – thiết giáp.




    
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2014, 08:38:36 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM