Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:36:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những hòn cuội nhặt dọc đường  (Đọc 40380 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 09:09:14 am »


Lê Trí Dũng sinh năm 1949. Năm 1971, khi đang học năm cuối Trường Đại học Mỹ thuật anh lên đường nhập ngũ vào binh chủng Tăng Thiết giáp và trở thành một người lính xe tăng thực thụ, lăn lộn trên chiến trường Trị Thiên những năm tháng ác liệt nhất. Sau ngày thống nhất đất nước, anh trở về hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một họa sỹ nổi tiếng.

Không chỉ vẽ tranh, Lê Trí Dũng còn rất chịu khó viết. Cho đến nay, anh đã hoàn thành 4 tập tản văn "Những hòn cuội nhặt dọc đường" và được dư luận đánh giá cao. Được sự đồng ý của anh, LXT xin gửi tới các đồng đội và toàn thể anh chị em trên diễn đàn tập tản văn này.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 01:01:05 pm gửi bởi ptlinh » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 09:10:20 am »



    Lời tựa: CON NGỰA HOANG KÝ ỨC
    VÀ NHỮNG HÒN CUỘI ÁM ẢNH DÀY VÒ.


    Tôi quen họa sĩ Lê Trí Dũng có dễ đến 15 năm, quen và biết, nhưng chưa đủ để hiểu ông. Lê Trí Dũng như một cơn gió lốc, không, ông như một con ngựa chiến lúc nào cũng tung vó trên chiến địa sa trường, nếu có nghỉ họa chăng là ngủ nghỉ vội vàng ở khoảng lặng giữa hai trận đánh. Ông đến Văn Nghệ Quân Đội đưa tranh minh họa nhanh như thế nào thì ông đi cũng vội như thế. Nhanh vội bởi dường như ông không tìm được, hoặc không có nhu cầu tri âm tri kỉ với ai ở cái nơi mấy chục năm cộng tác làm “sáng” tác phẩm lên, dù hàng tháng ông vẫn gặp các nhà văn đang mặc áo lính cũng như ông đã từng mang sắc phục nhà binh một thời trận mạc.

    Tôi chẳng biết ông có tâm trạng “Ta là một, là riêng…” không, nhưng người nghệ sĩ vốn thường cô đơn; cô đơn giữa biển đời, cô đơn trong nghề nghiệp, đôi khi có kẻ cô đơn ngay cả chính trong ngôi nhà của mình, thì ông chia sẻ được gì với đám nhà văn mặc áo lính chúng tôi!? Ông đã vẽ cả ngàn tranh ngựa, nhưng ông cũng phải thốt lên trong đơn độc mỹ cảm: “Con ngựa tôi khoái nhất là một con ngựa đơn sắc, gần như chỉ hai màu đen trắng, quay lưng lại người xem, bờm xù, dáng thản nhiên, ngạo nghễ. Rất ít người đồng cảm với con ngựa này. Cũng phải thôi, ước vọng đoàn viên, ước mơ hạnh phúc vẫn là ước muốn muôn đời của nhân loại. Nhưng than ôi! Sự cô đơn lại là số phận của những nghệ sỹ đích thực.”(Những con ngựa của tôi).

    Ngoài đời, Lê Trí Dũng vội lẹ, xăm xái đến Văn Nghệ Quân Đội đưa tranh minh họa, rồi tiếng cười tỏa nắng, chúng tôi ồn ào, rộn rã…, một lát ông bước đi ra rất nhanh, để lại sau lưng cả một không gian tịch mịch, mái ngói cong xanh rêu thâm u như lúc ông chưa bước vào khiến đám nhà văn chúng tôi ngơ ngẩn. Tôi luôn luôn có cảm giác cùng một thời gian ông nung nấu nhiều ý tưởng nghệ thuật, cùng một thời gian ông đang làm nhiều việc, việc gì cũng cần thiết, gấp gáp. Cũng có khi vì “Kính nhi viễn chi”, nhà văn đứng từ xa ngưỡng vọng họa, nhà họa đứng ở ngoài vọng ngưỡng văn. Dù cũng là nghề đi bòn mót tôn vinh cái đẹp ở nhân gian, nhưng cũng vẫn là nghề như một bức tường vô hình giữ chúng tôi ở một khoảng cách cần thiết.

    Lê Trí Dũng thuộc thế hệ sinh viên tài hoa ra trận, một thế hệ kỳ tài trong một thời lạ lùng đã đi vào hồi ức binh nhì lính tăng thiết giáp trận mạc của ông: “Trong cái rét tái tê của Hà Nội đầu đông 1972, những bà mẹ, những cô sinh viên tóc tết đuôi sam ấm áp áo bông đứng ở các ngả đường góc phố nơi những đoàn tàu chạy qua. Chỉ để ném những lá thư lên cửa sổ các toa tàu và nhặt những lá thư từ cửa sổ các toa tàu “bay” xuống...” (Đại binh đoàn sinh viên… năm ấy). Cũng là lính ra trận, nhưng lính sinh viên bao giờ cũng khác, ấy là cái chất hào hoa, tài hoa, lãng mạn ngay cả nơi thử thách đẫm máu khốc liệt nhất. Trong hành trang ra trận của những anh lính sinh viên lãng mạn còn thêm giá vẽ, cây đàn ghi ta, những quyển sách: “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà”, “Chiến tranh hòa bình”, “Thơ tình Puskin”, các bản nhạc “Chiều Maxcơva”, “Cachiusa”, “Đêm dài qua”, “Sơn nữ ca”…, chúng là điệu tâm hồn, là kho tàng văn hóa, là chất xám. Có nơi nào trên trái đất này có một thế hệ kỳ tài, hào hoa lãng mạn như thế ra trận và rất nhiều người không trở về với mẹ?

    “Chiến tranh không phải trò đùa”, chiến tranh là thử thách cao nhất, khốc liệt nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Bom đạn đã đốn ngã biết bao nhiêu thằng giai sinh viên và tất nhiên những tác phẩm của Tonxtoi, Victo Hugo, Puskin, Pautoxki, Lecmantôp, Sôlôkhốp, Betthoven và Sopanh… cũng thành than tro và tan cùng xác thịt người lính ở đồi Sạc Ly, thị trấn Xuân Lộc, Thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972… Anh lính sinh viên Lê Trí Dũng đã ở trong cái chảo lửa khổng lồ mù mịt, sặc mùi máu tươi, mùi tử khí và mùi cây khuynh diệp xanh ấy. Những đồng đội của ông không về, nếu còn sống rất có thể họ trở thành tướng lĩnh, nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, hoặc nhà văn, nhà báo, họa sĩ nổi tiếng như ông… Ông đã phải thốt lên đầy ai oán thương tâm: Sau cuộc chiến, khi họ thấy “mình sống được đã là một điều vô lý” ..., “không chết là lãi quá rồi.” Có một sự thật phũ phàng là: Thế hệ ông và sau nữa là chúng tôi… đi qua chiến tranh, chiến tranh chấm dứt từ lâu rồi, nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi chiến tranh.

    Cái cối xay thịt chiến tranh ấy nghiền đến ai người ấy chết, còn sống sót thì phần lớn ra loại người bản lĩnh thép, biết quý giá chắt chiu từng giọt sống, nhiều người trở về đời thường bất hạnh, thiệt thòi và luôn bị ký ức trận mạc ám ảnh, dày vò đến khốn khổ khốn nạn. Cái kho ký ức ấy như con ngựa hoang, chứ không phải con ngựa thuần, Lê Trí Dũng đi theo tiếng gọi của ký ức: “Chiến tranh như một con ngựa hoang trong trận cuồng phong thỉnh thoảng lại cất lên tiếng hí vang trời nhắc nhở mọi người đừng quên. Chúng tôi sau 30 năm cũng bị tiếng ngựa hí ấy vẫy gọi. Lại về với suối rừng, lại về với lồ ô”. Chính vì thế con ngựa hoang ký ức trỗi dậy tung vó bất kỳ sáng trưa chiều tốt, bất kỳ nắng mưa giá rét, bất kỳ thời tiết chính trị ấm nóng bỏng hay mát lạnh. Nó tùy thuộc vào ngoại quan và tâm thức con người đã đi qua trận mạc để rồi đối diện với những vui - buồn, tốt - xấu, thiện - ác, bất hạnh - hạnh phúc, công bằng - bất công… ở đời thường. Đôi khi chỉ một hình ảnh người phế binh ngửa mũ xin ăn ở ga xép, một bài hát hào hùng bất chợt vang lên, một người mẹ tóc bạc trắng chờ con hay chỉ một cái tên đồng đội cũ vô tính được nhắc đến, hay ngẫu nhiên gặp một người lính phía bên kia đang bị gia đình quay lưng, xã hội bỏ rơi… cũng làm cho con ngựa hoang ký ức của Lê Trí Dũng bồn chồn, lồng lên. Ông viết văn bởi con ngựa hoang ký ức thôi thúc mãnh liệt, không viết thì ngột ngạt, bức bối, không chịu nổi: Những cái chết cứ ám ảnh, cứ hiển hiện, cứ dày vò ông: “Hoàng Tích Minh hy sinh cạnh chiếc cặp vẽ còn nhiều ký họa ngổn ngang…”, để lại ước mơ cháy bỏng: “Sau này hoà bình trở về, mình chỉ vẽ các mẹ, các chị thôi, desin đẹp mà “dân gian” lắm!” Còn Quách Thiện Thuật hy sinh trong những trận đánh liên miên giành đi giật lại các cao điểm trên chiến trường Quảng Trị... Phạm Văn Học đã bị mảnh bom phá hỏng hoàn toàn 2 mắt trong chiến dịch Lam Sơn 719. Nguyễn Quang Việt lại hy sinh trong một lần trinh sát nhập sâu vào căn cứ địch tại Hòn Tàu…” Bộ xương người lính xấu số vô danh trong chiếc võng ni lông toòng teng, ông bất chợt bắt gặp trên đường hành quân rồi đào hố chôn, cắm lên mộ cốt một cái hoa tre... cũng khiến nỗi buồn hoang hoải cứ đeo bám tôi.

    Một dân tộc chỉ tiến hành chiến tranh khi đã bất khả kháng, không né tránh được nó và chiến tranh chưa bao giờ là sự lựa chọn của một cá nhân người lính. Thiền ngữ nói rằng:“Bạn hãy luôn cảm ơn những ai tạo ra nghịch cảnh cho bạn” và “Đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực”. Không có một thời đỏ lửa Lê Trí Dũng làm anh lính Tăng - Thiết giáp sẽ không có họa phẩm "Vượt trọng điểm" (sơn mài, 1974) đang ngự trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; không có những: "Vượt sông" (sơn mài, 1976), "Cánh rừng dioxin” (lụa, 1989), "Mẹ của những người lính" (sơn dầu, 1999), "Biên ải" (sơn mài, 2000), "Chân dung người lính" (sơn dầu, 2004)...; càng không có chuyến tham gia Triển lãm “Cái nhìn từ hai phía” ở Boston do Mỹ tổ chức và đi du hành bày tranh ở 15 bang nước họ; không có chuyện tham gia Triển lãm lớn “Nam Bang” (Tiếng nổ ở Việt Nam) với đề tài chiến tranh Việt Nam tại Sydney - Úc; càng không có một danh họa Lê Trí Dũng hôm nay khí phách, ngạo nghễ, nặng lòng, khổ sở với đề tài chiến tranh và người lính. Tất nhiên, cuộc đời không nhồi ông vào lính trận, không đẩy vào binh nghiệp thì vẫn có một danh họa Lê Trí Dũng, nhưng sẽ là Dũng với các quý danh“Dũng hoa”, “Dũng phố”, “Dũng ngựa”, “Dũng rồng”, “Dũng thiếu nữ ngủ ngày”… chẳng hạn.

    Nói về quan niệm nghề nghiệp, Lê Trí Dũng bộc bạch: “Em gái tôi, sinh 1970, thấy tôi vẽ mãi trận mạc, em bảo: Anh “ăn hơi dầy” chủ đề này đấy, việc gì cứ phải xoáy mãi vào đấy? Đời còn bao nhiêu cái đẹp hơn. Anh vẽ ngựa hay thế cơ mà”.

    Ông công nhận em gái mình không sai, nhưng ông có lý của ông, có tình của ông khi mê say đề tài trận mạc, ông chủ trương: “nghệ thuật thì nhất thiết phải vô giá, bởi tự bản chất, nghệ thuật đã có cái quyền lực - có thể nói như phép phù thuỷ - để biến đổi được những vật dụng hay vật chất thông thường thành những thứ vô giá”. (Đâu những nụ cười trầm tư tranh luận?). Như một tuyên ngôn nghệ thuật, và chính cái tư duy sáng tạo quyết liệt này đã chỉ đạo sáng tác của ông. Họa của ông là vậy và văn của ông cũng là vậy. Tính quyết liệt trong sáng tác chính là thiên chức nghệ sĩ, đôi khi ông cũng tỏ ra uể oải, hoang mang:“Khi ngựa đã chồn chân mỏi gối thì lòng tráng sĩ cũng bay theo gió ngàn thôi”, nhưng rõ khổ CON NGỰA HOANG KÝ ỨC trong lòng Lê Trí Dũng lại không bao giờ mỏi gối chồn chân, chẳng bao giờ xanh xao vàng vọt, mà cứ vâm săn chắc lúc nào cũng trong thế xung khí xung thiên tung vó. Bởi vậy, ông vẽ viết bằng những ám ảnh, và ký ức không chịu ngủ yên cứ cựa quậy giầy vò khiến ông cầm cọ, cầm bút. Đi suốt ba tập tản văn: “Những hòn cuội nhặt dọc đường hành quân”, “Những hòn cuội nhặt dọc đường” và tập tản văn này, tôi nhận ra văn Lê Trí Dũng có khí phách mạnh, thấp thoáng xa gần ẩn giấu thần khí. Vẽ là người, văn cũng là người, cái này là Giời cho chứ không phải do rèn luyện. Mà khí với tình bao giờ cũng đi cùng nhau, trộn lẫn hài hòa với nhau. Người văn yếu khí thì văn nhạt, tình cũng nhạt, người văn khí phách thì văn - tình mặn mòi, mạnh mẽ. Ông vẽ cả nghìn bức tranh ngựa, ngựa của ông cũng đầy khí phách dũng mãnh như bay xuyên qua giông tố, và cũng huyền ảo như bay dưới trăng. Tản văn của ông nặng về hoài niệm, tâm trạng dằn vặt, thao thức, ông hay triết luận bằng những câu văn hình ảnh, những mạch cảm xúc chân thật, có sức khơi gợi sâu và xa. Bên cạnh những thô tháp, trần trụi mà không thô giản là độ căng của tiết tấu giọng văn, là phép so sánh, liên hệ quá khứ - hiện tại, ông đẩy người đọc vào những ẩn ý, những triết luận thâm sâu…, cứ vậy đan xen theo cảm xúc trào ào ạt và vốn đời từng trải. Văn của ông như mạch nước ngầm âm thầm tích năng lượng trong lòng đất, như ngọn núi lửa sục sôi nham thạch, để rồi bất chợt… tuôn trào không có gì kìm hãm được như dòng “Suy nghĩ dọc đường 1, 2,3,4,5”. Có những tản văn của Lê Trí Dũng đọc xong, tôi cứ nghĩ nó là một truyện ngắn như: “Khẩu súng ma” đậm chất hoang đường kỳ ảo. “Cây đàn ghi ta cũ kỹ” hay ở chi tiết, xúc động ở cái tình. Cổ văn “Người thiếp yêu của quan Tổng Trấn”, “Cánh tay con quỷ”, “Gốc cây Dã hương” đầy chất liêu trai mang hơi hướng Bồ Tùng Linh tiên sinh, câu văn ngắn gọn, súc tích, cốt truyện rõ ràng mà gây cấn và cái kết khá đột ngột. Tôi đồ rằng: nếu cứ mạch cổ văn này, cảm hứng này, ông sáng tác thêm sáu, bẩy tác phẩm nữa sẽ được một tập truyện ngắn kì ảo sinh động

    Đời thường, Lê Trí Dũng có thói quen nhặt những hòn cuội dọc đường hành quân, dọc các chuyến miên viễn hoặc ghé đến một nơi nào đó. Cũng là cái thú của người chơi… đá cuội nghệ thuật. Mỗi hòn cuội như một nhân vật, có không gian nghệ thuật tồn tại, có câu chuyện, có linh hồn trú ngụ… nhiều khi được phủ lên một màn sương huyền thoại. Đêm đêm, chúng cãi nhau, đối thoại, hoặc thì thầm tâm sự với nhau, và tôi tưởng tượng: đôi khi ông ngồi trước những hòn đá cuội đủ các sắc màu, hình thù to nhỏ, nhẵn mịn, thô tháp, nhuốm màu thời gian xa gần… để trò chuyện, đối thoại với chúng. Tôi cũng mấy lần tặng ông các viên đá cuội lớn tôi nhặt được dọc đường thiên lý: hòn cuội ở Trường Sa Đông nhẵn ngời sắc trắng san hô rất có thể người lính thủy binh nhà Nguyễn nào đó năm xưa đã từng định cầm lên tay mang về đất liền rồi lại lưỡng lự đặt xuống; hòn cuội ở đồi Phượng Hoàng - Tây Nguyên từng nhuốm máu lính đặc công ta và lính dù Việt Nam công hòa; hòn cuội ở bắc đảo Phú Quốc…Trong các tập sách của ông lại có những hòn cuội ký ức, mỗi “hòn cuội” một kỉ niệm, ông đã nhặt những hòn cuội cô đặc quá khứ ấy truyền cho chúng một cảm xúc, một câu chuyện cảm động, một triết lý nhân sinh..., để rồi bày chúng ra trước mắt bạn đọc MỘT CÁI NHÌN KHÁC của ông về chiến tranh, về thế thái nhân tình. Tôi có những ý nghĩ mông lung tha thiết rằng: Có bao giờ linh hồn những người lính trú ngụ trong hòn cuội Lê Trí Dũng nhặt dọc đường miên viễn đi tìm hình ảnh của mình ở “hòn cuội” ngay trong sách tản văn của ông?

    Nhà văn SƯƠNG NGUYỆT MINH

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 08:13:29 am »

MUÔN MẶT HỘI HỌA
Những con ngựa của tôi
[/b]

“Ngựa ơi đồng đất người thiên hạ
Cỏ nuôi mày vẫn cỏ lòng ta


Tôi mê ngựa từ bé. Con ngựa đầu tiên tôi vẽ trong đời là con ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường trong Tam Quốc chí. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ: “ Con ngựa toàn thân sắc đỏ như lửa, tịnh không có một cái lông nào tạp, ngày đi nghìn dặm ...”. Lớn lên lại biết thêm vô vàn ngựa hay khác: Con Thiên Lý Mã và Vạn Lý Vân trong Phong Thần. Con Ô Truy Thích Tuyết của Hô Diên Chước và Thiên Lý Long Câu của Sử Văn Cung trong Thủy Hử. Con Thảo Thượng Phi của chiến sỹ hồng quân Trung Quốc Mã Tuấn Vũ có dáng bay trên cỏ khi giáp chiến với quân địch... “ Tên Nhật ngồi trên tháp xe tăng chĩa khẩu súng máy vào Vũ bóp cò, súng chưa kịp nhả đạn thì đầu y đã rơi khỏi cổ...”.

Rồi chuyện vua Ảrập là người rất mê ngựa, ông muốn có một con ngựa xuất chúng bèn cho con ngựa cái thuần chủng Ảrập của mình lai giống với một ngựa chiến Mông Cổ. Con ngựa cái mang thai sắp đến ngày đẻ thì bị một tên trộm (tên này cũng rất mê ngựa) lẻn vào chuồng, rạch bụng con ngựa mẹ, ôm cái bọc ngựa con về... Sau này, ngựa con trở thành một con ngựa huyền thoại, có thể bay lên mặt trăng... Chính vì thế, rất nhiều tranh của tôi sau này có hình ngựa và mặt trăng (cũng có thể vì Mệnh Cung của tôi trong lá số Tử Vi có hai sao Thái Âm và Thiên Mã).

Cho đến một ngày, tôi được Cha tặng một cuốn sách toàn vẽ ngựa của một danh họa Trung Hoa. Đó là danh họa vẽ ngựa nổi tiếng thế giới Hàn Cán, những con ngựa như vô thức, vừa giống tranh trong hang động thời tiền sử, vừa giống tranh siêu thực, đương đại... Đặc biệt chúng xuất thần từ đôi mắt.

Rồi một ngày khác, Thầy dạy tôi cho tôi cuốn sách khác về giải phẫu cơ thể ngựa, hơn một trăm dáng ngựa phi nước kiệu, nước đại, ngựa đi, ngựa nằm, ngựa bơi,vượt chướng ngại vật, ngã ngựa... đều được X Quang. Nghĩa là bên trong các dáng ngựa đó là cấu trúc bộ xương ngựa hiện rõ mồn một. Nhờ cuốn sách đó, tôi vẽ ngựa được nhiều dáng và hợp lý hơn. Xem trên TV thấy vài nơi trên thế giới còn giống ngựa hoang đẹp tuyệt trần… không phải là những con ngựa đua nòi Anh quốc, đầu nhỏ, cổ cao, chân dài, ngực nở, bụng thon như hoa hậu thời nay đâu! Mà là những con ngựa bé nhỏ, đầu to, chân ngắn, bờm rất dài… Giống ngựa thuần hoang, bàn tay con người chưa được vinh dự chạm tới từ hàng vạn năm nay… Loại sống ở Úc lông vàng như lông bò, đất rộng người thưa, chúng quậy phá tới mức chính phủ muốn giảm bớt quân số. Nhưng loại còn rất ít ở Nêvađa ( Bắc Mỹ) thì lại được bảo vệ nghiêm ngặt để nhân giống. Loại này mặt gẫy góc như Sơn dương, lông hơi xanh, đặc biệt bờm rất dài, dễ đến gần một mét. Lạ! Còn ở Trung quốc thì ngày nay ở vùng sa mạc Tây Á, cuối Vạn Lý Trường Thành còn vài nghìn con ngựa hoang tương truyền từ thời Hán Vũ đế (cũng là một ông vua nổi tiếng mê và sành ngựa ). Giống này còn có tên là Bích huyết, vì khi ra mồ hôi sắc đỏ như máu. Còn về vẻ đẹp thì khỏi chê, có con đen tuyền, chỉ có bốn chân và bờm màu trắng, có con vàng nhung, bờm trắng, trán có vệt trắng hình sao… Chính phủ Trung quốc cho rào lại thành vành đai (như kiểu Vườn Quốc gia ở ta) để giữ gìn giống ngựa hoang này… Chúng phải tự tìm cái ăn, nơi trú ẩn, sinh con đẻ cái… trong điều kiện hết sức khắc nghiệt như tổ tiên chúng thời tiền sử xa xưa.

Thời sinh viên đi thực tập loanh quanh thế nào lại sống ngay cạnh một trại huấn luyện ngựa của bộ đội biên phòng ở Mộc Châu, biết thêm những con ngựa cao to lực lưỡng vùng Sông Đông, quê hương của những người Cô dắc dũng cảm. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì tôi vẫn yêu quí nhất là những con ngựa thuần Việt, vóc nhỏ, đầu to, chân ngắn, ăn uống kham khổ, trung thành, chịu khó... Tận đến lúc chết vẫn cống hiến thân mình cho sức khỏe con người.

Với tôi, sau nhiều năm vẽ ngựa, con ngựa không còn là ngựa nữa, nó hóa thân thành người. Càng ngày, những con ngựa nằm và đi nước kiệu ít đi, nó quằn quại, tung vó, gào thét. Càng ngày những ngựa đôi, ngựa đàn ít đi, còn lại là rặt độc mã, phóng vun vút, phi như bay, trên cả mặt trời mặt trăng, dầm mình trong mưa, cỏ hoang đồng nội, bờm văng tung toé, màu và mực đổ ào ào, bắn vung vít, chảy ròng ròng... Những con ngựa dữ dội, mắt trợn ngược, mồm há to, răng lởm chởm. Tệ nhất là càng ngày giải phẫu ngựa càng sai trầm trọng. Chân cẳng cắm vô tổ chức, đầu cổ vặn ngược, thậm chí một con có tám chân. Tôi phải thêm nhiều chi tiết như lau sậy, mưa gió, mây khói... vào để “cân bằng sinh thái”. Con ngựa tôi khoái nhất là một con ngựa đơn sắc, gần như chỉ hai màu đen trắng, quay lưng lại người xem, bờm xù, dáng thản nhiên, ngạo nghễ. Rất ít người đồng cảm với con ngựa này. Cũng phải thôi, ước vọng đoàn viên, ước mơ hạnh phúc vẫn là ước muốn muôn đời của nhân loại. Nhưng than ôi! Sự cô đơn lại là số phận của những nghệ sỹ đích thực .

Tôi biết, rồi một ngày kia, những con ngựa của tôi rồi sẽ bỏ tôi mà đi. Dù chúng có được vẽ trên nền giấy Điệp rực sắc bạch, điều, dù chúng được vẽ trên nền lụa Tàu óng ả, trên những tấm “toan” thô ráp, xù xì hay trên những tấm “vóc” cao sang với những vỏ trứng, những vàng, những bạc ... Thì theo dòng thời gian, chúng sẽ bỏ tôi mà đi ...

Trong dòng thác hỗn loạn của thị trường Đời Người và thị trường tranh pháo, trong dòng thác suy thoái của tình người, trong sự phấn đấu mãnh liệt của các “ họa sỹ nhái tranh ”... Thì đàn ngựa của tôi dẫu có lúc đã đông tới cả ngàn con, với đủ các chủng loại từ Á sang Âu. Dẫu có lúc từng nâng đỡ tôi vượt qua thác ghềnh thời bao cấp, thậm chí sát cánh cùng tôi, giúp tôi thoát khỏi những cú “ xiên táo” của đồng loại ở chốn quan trường... Thì rồi chúng cũng sẽ bỏ tôi mà đi.

Cuối cùng, còn lại với tôi vẫn chỉ có một con ngựa, gam màu đơn sắc, bờm xù, ngoảnh lưng lại người xem... Sau bao nhiêu là nước kiệu, nước đại. Sau bao nhiêu là đồng cỏ bao la, suối sâu và rừng rậm, sau bao nhiêu là lau sậy, mặt trời và mặt trăng, sau bao nhiêu là Đỏ, Vàng, Xanh, Tím, sau bao nhiêu là quằn quại, gào thét, vặn vẹo sai giải phẫu, sau bao nhiêu là chảy ròng ròng, văng tung toé... Bây giờ nó đi chậm rãi, thản nhiên, ngạo nghễ, dường như muốn nói : “ Đời là thế ! Có gì đâu mà phải hoắng lên ”.

Tết Kỷ Sửu

Tranh ngựa

Tặng Lê Trí Dũng



Ngựa toả mười phương, tranh vẫn đây
Tranh lên tiếng gọi, ngựa về ngay
Bờm đẫm sương mai, tai đẫm gió
Những đại dương mờ, những bến mây

Nghìn ngựa ào qua đầu ngọn bút
Thân chưa khô mực, đã đường xa
Ngựa ơi đồng đất người thiên hạ
Cỏ nuôi mày vẫn cỏ lòng ta

Lòng ta thành bụi, thành trăng sáng
Núi lạ, đồng xa, ta với ngươi
Bụi theo nâng vó bay ngàn dặm
Trăng rọi đường phi đến tận trời.

Vũ Quần Phương
(“Chân trời sau chân trời”, Thơ – NXB Văn học, 2011)
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 07:35:27 am »



    Minh họa cho lính


    Có người hỏi tôi vẽ minh hoạ cho báo lính có khó không? Có khác gì minh hoạ cho các báo khác không?

    Sẽ có người trả lời ngay rằng, thì cũng là minh hoạ, miễn sao đẹp. Làm sinh động lên bài viết, bài thơ, truyện ngắn… thì tốt. Nếu nó đẹp được như một tác phẩm hội họa độc lập, người xem có thể cắt minh họa đó ra đóng khung treo chơi thì càng tốt. Nhưng bây giờ thời hội nhập, cả nước có cả hàng trăm đầu báo, vẽ cho báo lính cũng như vẽ cho “Phụ nữ”, cho “Văn nghệ”, cho “Thể thao Văn hoá” thôi… Tác phẩm văn học bây giờ cũng vậy, tác giả thường gửi tùm lum, “trúng” báo nào “ăn” báo đó. Minh hoạ vì thế cũng phiên phiến thôi, cầu kỳ mà làm gì.

    Tôi thì tôi thấy minh hoạ cho lính xem khó đấy, nhất là cho một tạp chí có uy tín như tạp chí Văn nghệ quân đội, đến nay đã tròn 55 tuổi (1957 – 2012).

    Không biết có phải cái vía của Nhà số 4 hút hồn tôi từ năm 1974, thời tôi còn ở quân ngũ, binh chủng tăng thiết giáp, hay không?

    Tôi nhớ hồi đó, đơn vị cử tôi về Hà Nội tham gia triển lãm tăng thiết giáp ở khu Triển lãm Vân Hồ. Gặp anh Hà Trì (hoạ sĩ của tạp chí Văn nghệ quân đội) ở đó. Biết tôi là họa sỹ, anh có đặt tôi vẽ minh hoạ một truyện ngắn kể về mối tình của một người lính xe tăng. Tôi hồi hộp, vẽ đến bức thứ ba mà vẫn chưa vừa ý, lại vẽ thêm hai bức nữa thì thấy bút “phóng” lắm rồi…

    Tôi đưa cả 5 minh hoạ đó để anh Hà Trì xem. Anh chọn ngay cái đầu tiên, bảo “cái này nét vụng nhưng đậm chất lính, hợp với Tạp chí mình, em ạ!”. Tôi thật sự xúc động. Nhớ mãi cái kỷ niệm ban đầu khó quên ấy. Lần đầu tiên minh họa của mình được đăng trên tạp chí của lính, mà là tạp chí văn nghệ trung ương chứ đùa đâu.

    Quả thật, tôi nhận thấy cái chất lính ấy trở đi trở lại trong minh hoạ của các anh Quang Thọ, Văn Đa, Huy Toàn, Phạm Thanh Tâm… mỗi người mỗi vẻ, rất lính. Phải chăng, vì lòng mình gắn bó và yêu lính, yêu đời sương gió phong ba lãng mạn của anh bộ đội Cụ Hồ, mà có được “ bút pháp lính ” khi minh hoạ? Tôi biết có những hoạ sỹ vẽ minh hoạ rất thợ, dùng báo nào cũng được, nhưng không dễ gì vẽ được cái chất đặc sắc lính …

    Sau đận ấy, tên tuổi tôi nổi như sóng cồn ở trung đoàn vì có tác phẩm được đăng trên tạp chí tận… trung ương. Gần 40 năm gắn bó với Tạp chí Văn nghệ quân đội, minh hoạ hàng nghìn truyện ngắn trên Tạp chí, tôi vẫn muốn bộc bạch rằng, mỗi khi vẽ về lính, tôi thích lắm. Thích vẽ từ cái biđông, đôi dép cao su, cái ba lô con cóc cho đến khẩu AK… những vật dụng thân thương với đời người lính.

    Giờ đây mỗi khi vào cổng Nhà số 4, rẽ phải qua cây đại tới phòng cuối cùng, tôi vẫn bổi hổi bồi hồi nhớ lại bao kỷ niệm của một thời.

    Nhớ cái hồi mình đeo lon binh nhì, cùng hoạ sỹ Phạm Lực và Đinh Rú tập trung ở Nhà số 4 để đi học vẽ in lưới, công nghệ mới của Cu Ba. Học được mấy hôm thì đi sơ tán ở Bún Thượng (Sơn Tây cũ). Ngồi vẽ ở đó mà đâu ngờ rằng chỉ cách đó vài mét, sau một bức tường dày là nơi khá nhiều phi công Mỹ bị quân và dân ta bắt sống, giữ ở đó.

    Lại nhớ một đêm tối khuya, khi tôi đã ra quân, nhà văn Nguyễn Bảo và Chu Lai, những tên tuổi quá đỗi thân quen của bao thế hệ người lính, tới nhà tôi gõ cửa ầm ầm, bàn kế hoạch cộng tác xuất bản tờ phụ san Tạp chí Văn nghệ quân đội số đầu tiên. Tôi nghe xong đã ầm ầm hưởng ứng… Không biết tới mùa Xuân Nhâm Thìn này, cây đại của Nhà số 4 đã bao tuổi, bao lần ra hoa thay lá? Nhắc đến Nhà số 4 mà không nhắc tới cây đại ở đây quả là không phải. Nó làm nên nỗi nhớ của bao người đi và đến với Nhà số 4, tên gọi thân thươngTạp chí Văn nghệ quân đội.

    Tôi cứ ao ước, có lúc trộm vía, những minh hoạ của mình, của bao thế hệ hoạ sỹ trên tờ tạp chí có tên tuổi này, cứ mãi xanh ngát và giàu sức sống như những cây hoa đại Nhà số 4. Mãi gắn bó với tất cả những ai đã đọc và yêu quý tờ Tạp chí này.

    Xin được chúc những hoạ sỹ vẽ cho lính luôn vững vàng cây bút ngát xuân


    Mùa Đông 2011


Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2013, 06:19:18 am »



    Đại binh đoàn sinh viên …năm ấy

    Đã 38 năm rồi kể từ 1972 đỏ lửa ấy, mỗi khi tháng 7 về lòng tôi lại bổi hổi bồi hồi nhớ về những chuyến tàu ra trận. Đó là đoàn tàu xuất phát từ ga Hàng Cỏ Hà Nội chạy vô hướng Nam, chở “Đại binh đoàn sinh viên ” vừa nhập ngũ, tiếp máu cho cách mạng Việt Nam, vào đúng khi nước sôi lửa bỏng nhất!

    Trong cái rét tái tê của Hà Nội đầu đông 1972, những bà mẹ, những cô sinh viên tóc tết đuôi sam ấm áp áo bông đứng ở các ngả đường góc phố nơi những đoàn tàu chạy qua. Chỉ để ném những lá thư lên cửa sổ các toa tàu và nhặt những lá thư từ cửa sổ các toa tàu “bay” xuống... Những lá thư gấp hình tam giác, không phong bì mà ăm ắp nhớ thương. Hàng vạn lá thư đó, thắm thiết một tinh thần: “Ra đi vì nghĩa lớn, lòng không gợn bụi trần”...

    Hẳn những ai có dịp vào thăm Thành cổ Quảng Trị, sẽ ngạc nhiên trước một tượng đài kỷ niệm độc đáo mang hình một cuốn sách đang mở rộng. Cuốn sách đó chính là một lá cờ, góc có ngôi sao đỏ đang bay lên, kiêu hãnh. Phía trước dưới chân cuốn sách là một ngọn đuốc hình cây bút và dòng chữ “Đài chứng tích sinh viên - Chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị 1972 ”. Giữa cuốn sách là 11 tấm phù điêu xếp hàng ngang kể về chiến công của các anh hùng chiến sĩ từ lúc nhập ngũ, chiến đấu đến ngày nay... Mặt sau lá - cờ - sách ấy là dòng chữ: “Nơi đây, Thành cổ Quảng Trị, bao nhiêu sinh viên đã từng tham gia chiến đấu, nhiều người trong số họ đã hy sinh anh dũng, các anh vẫn sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân và đồng đội thân yêu”.

    Binh đoàn sinh viên ấy bắt đầu hình thành quãng tháng 9 năm1971, và tiếp đó từ các đợt tuyển quân suốt năm 1972. Kể từ sau Mậu Thân 1968, sau khi Bác Hồ đi vào cõi vĩnh hằng 1969, cuộc chiến ở mặt trận phía nam ngày càng khốc liệt, sinh viên các trường tạm gác sách vở lần lượt lên đường. Hầu như Trường Đại học nào cũng góp mặt sinh viên của mình... Đại học Tổng hợp, Đại học Nông nghiệp, Đại học Mỹ thuật, Đại học Y, Đại học Thể dục Thể thao, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Bách Khoa...

    Tới tháng 1 năm1972, cả những sinh viên năm thứ 5 đang làm luận án tốt nghiệp, rồi các thầy giáo trẻ, những nghiên cứu sinh vừa chân ướt chân ráo vừa tu nghiệp ở Liên Xô, Bắc Triều Tiên, Bungari, Tiệp Khắc, Trung Quốc về nước...cũng nhập ngũ ra trận. Nhiều người trong số các anh lính trẻ mang lon binh nhì ấy mang theo ra trận cả sách vở, đàn ghita. Có người tự may chữa lại quân phục cho đỏm dáng, sính đệm tiếng Nga khi nói chuyện, thích chuồn đi ngao du khắp mọi nơi khi có thể, ưa ghi nhật ký và làm thơ mọi lúc... Và đặc biệt chiến đấu quả cảm! “ Dũng cảm và lãng mạn” - hai phẩm chất đó có lẽ là đặc điểm nổi trội của những người lính sinh viên thời hoa đỏ ấy. Kể cả khi họ ngã xuống vì trúng đạn quân thù.


    Tích Minh hy sinh cạnh chiếc cặp vẽ còn nhiều ký họa ngổn ngang Hoàng, anh ra đi từ trường Mỹ thuật Việt Nam. Nguyễn Văn Thạc, nguyên sinh viên trường Đại học Tổng hợp - Khoa Toán, thì để lại những vần thơ trong trẻo: “ Đêm trắng trong... là đêm của em - Đèn thành phố và sao trời lẫn lộn - Đêm của anh xếp kín trời bom đạn - Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa”. Trong ca từ bài hát “Nếu tôi không trở lại” do anh sinh viên Nguyễn Quý Lăng (trường Đại học Tổng hợp) một người lính xe tăng, sáng tác có đoạn: “Nếu tôi không trở lại, chiều Hồ Tây còn xanh trong mùa thu - Nếu tôi không trở lại, hoa bằng lăng còn tím không em?”...

    Trong Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam giờ đây còn lưu giữ một bức tranh chân dung Bác Hồ vẽ bằng máu, là tác phẩm của sinh viên Lê Duy Ứng ngày đó khi anh làm lính sư đoàn 325, nhập ngũ từ trường Đại học Mỹ Thuật. Trên bức tranh đượm chất sử thi đó có dòng lưu huyết: “Ánh sáng - Niềm tin” anh viết trước khi ngất đi sáng 28/4/1975... bởi phát đạn chống tăng ác liệt bắn trúng xe tăng anh đang ngồi trên...

    Anh lính trẻ Hoàng Nhuận Cầm (rời Khoa Văn Đại học tổng hợp Hà Nội để ra trận) thì viết: “Mẹ ơi! trước lúc con vĩnh biệt - Con không kịp thấy chỗ con nằm - Con chỉ nhớ rằng sau tiếng nổ - vẫn quỳ trước Mẹ, trước vầng trăng”. Anh lính Phùng Huy Thịnh, sư 325 (cũng là sinh viên Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nôi) viết về vợ người liệt sỹ thế này: “Hoa xoan giờ bói không ra nữa - Nhà ngói dựng nên tường sát tường - Cô gái làng bên giờ tóc ngả - Chồng chỉ còn tên lúc thắp hương”.

    Hồ Tú Bảo, lính sư đoàn 325 (sinh viên Đại học Tổng hợp) viết: “Khi nào em trở về - Hãy lắng nghe cơn mưa rào mùa hạ - Hãy lắng nghe tiếng thì thầm cây lá - Hãy lắng nghe tiếng đất hát đêm đêm - Đấy là lời anh gửi cho em”. Nguyễn Hải Nghiêm (sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật) viết: “Đồng đội tôi trong chiến dịch bảy hai - Xương thịt nhiều hơn đất đai Thành cổ - Bao đồng đội ra đi không về nữa, để đất đai mãi mãi tươi màu”...

    Cây bút trên tay những sinh viên ra trận đã hoá thành một vũ khí tuyệt vời! Cảm xúc cùng những trải nghiệm của họ đã là niềm tự hào của bao thế hệ người lính thời đánh Mỹ, những người vinh dự sống và chiến đấu, vượt qua những thời khắc gian nan mà tột cùng hào hùng của đất nước.

    Những người lính sinh viên năm xưa ấy, nhiều người đã hy sinh, vĩnh viễn nằm trong lòng đất mang theo nhiều bí mật hậu thế không dễ gì được biết đến! Lại có nhiều người sau đó bôn ba theo các nẻo đường huyền thoại đau đớn của chiến tranh, nào cuộc chiến trên sông rạch miền đất Chín Rồng, nào những trận thuỷ chiến ngoài hải đảo xa xôi, nào tả xung hữu đột biên giới phía Bắc 1979, nào lăn lộn trường kỳ với lối đánh hiểm hóc của đối phương ở biên giới Tây Nam (phần lớn hy sinh vì mìn lá và B40). Có người từng nằm rừng, đói khát trong những năm tháng truy đuổi Ful-rô ở Tây Nguyên…

    Tôi còn nhớ trong đêm diễn ra cầu truyền hình “ Một thời hoa lửa ” 2007, một người từng tham chiến ở phía bên kia đã xưng danh: “ Tôi là Nguyễn Thanh Quang - Toán trưởng, tiểu đoàn 6 - Thuỷ quân lục chiến - quân đội Sài Gòn cũ...”. Anh ta hoài niệm trong xúc động, khâm phục: “ Khi đó tụi tôi mới 18, 20 tuổi, ra trận có hải quân, không quân, pháo binh yểm trợ mà phía các ông hầu như không có. Chúng tôi tấn công vào các trọng điểm mà trước đó pháo binh và không quân của chúng tôi đã dập nát rồi, nhưng sức kháng cự từ phía các ông quả là mãnh liệt, hầu như không thể nào đè bẹp được... Tôi có biết tới Trung đoàn 48, sư 320 thép, trong đó có nhiều lính - sinh - viên.... Tôi rất thán phục những người lính đã hy sinh và đặc biệt hy sinh nơi Thành cổ. Tôi nghĩ ở mặt trận đó - thực tế Việt cộng đã thắng!”...

    Năm tháng trôi đi... Những người lính sinh viên trai trẻ ngày nào “Chân bước đi, đầu không ngoảnh lại ” nay đã trạc lục tuần, tóc muối tiêu, tóc bạc phơ phơ, nhiều người vẫn trong quân ngũ, hàm tướng, nhiều người giữ trọng trách trong các cơ quan Dân Chính Đảng, trong Chính phủ và Quốc hội, nhiều người trở thành văn nghệ sỹ nổi tiếng, được nhân dân yêu quý... Nhiều người trở thành Giáo sư, Tiến sỹ tài năng trong các trường đại học, có nhiều cống hiến to lớn cho Tổ quốc về khoa học và tiến bộ xã hội...

    Năm tháng gian nan, khổ đau, ác liệt của chiến tranh mà số phận mang lại dường như chỉ khiến các anh thêm yêu quý cuộc sống an bình.

    Nhìn họ tóc bạc phơ, mặt đầy dọc ngang sương gió vẫn đam mê tấu hài, đọc thơ, đàn hát... mỗi dịp kỷ niệm 30 tháng 4 hoặc 22 tháng12… lại thấy tự hào bởi các cựu chiến binh đặc biệt ấy đã làm tròn lời hứa trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1972, khi ông gặp toàn thể Binh đoàn sinh viên dịp Tết Nhâm Tý, cách đây vừa 38 năm. Khi đó Đại tướng thay mặt Quân uỷ Trung ương chúc Tết binh đoàn ở Non Nước (Ninh Bình). Lời chúc Tết sang sảng của vị tướng mùa Xuân năm ấy âm vang mãi trong tiếng hoan hô vang rền của binh đoàn lính trẻ. Và mãi mãi, trái tim cùng khát vọng của những người lính Binh đoàn sinh viên ấy là khúc tráng ca không thể nào quên trong bao chiến công vang dội của quân đội nhân dân Việt Nam, trong ký ức hào hùng đất nước.

    Hè 2010

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 07:48:09 am »



   
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT KHÔNG PHẢI LÀ ÔNG THÁNH!

    “THÁNH” là một vì tài cao đức cả, hy sinh vì nước vì dân. Quên mình trong sự nghiệp bảo vệ giá trị CHÂN - THIỆN - MỸ.

    Những người chưa “hy sinh” mà đã làm được những việc trên thì được gọi là “THÁNH SỐNG”.

    Những người có tài tiên liệu mọi việc, xét việc xuất chúng, nhân quần lắc đầu thán phục: “Thánh thật”!

    “HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT” là một tổ chức nhân sự, (thường là số lẻ để khi biểu quyết phải có kết quả lệch). Tổ chức này haythì do dân bầu bằng phiếu kín, những người có số phiếu tín nhiệm cao thì vào H.Đ.N.T. Dở thì do trên cử (để thực thi nhiệm vụ của trên một cách thắng lợi triệt để), hay thì thành viên trong Hội đồng tự rút quyền tham gia giành giải thưởng (chắc vì họ thấy nếu tự chấm giải cho mình thì hơi xấu hổ). Dở thì toàn thể thành viên H.Đ.N.T được tham gia giành giải như thường (có giải hầu hết H.Đ.N.T đoạt các loại huy chương)...

    Ít khi có ai xung phong ứng cử mà vào H.Đ.N.T.

    Hội đồng nghệ thuật thường là những người có “lá gan” nhỉnh hơn người thường một tý (vì phải chấp nhận nghe “chửi” nhiều!). Những Nghệ sỹ “Nhớn” khi sáng tác vẫn “Văn mình, vợ người”. Không được giải, chửi H.Đ.N.T ngu - Được giải, khen sáng suốt!.

    Cũng khổ! Đúng là đầu sóng ngọn gió... 300 người tham gia dự giải - Chỉ 10 giải các loại, chắc 290 người không ưa! Thương thì rủa thầm, ghét thì chửi là ngu, chắc được 10 người khen, thằng giải “vàng” khen nức nở, giải “đồng” vẫn cười nhạt.

    Tối về, H.Đ.N.T người áp huyết thấp thì: “Kỳ sau đ... làm nữa, ôm rơm rặm bụng”. Người áp huyết bình thường, lục đống sách Phật ra, tự trấn an: “Mọi cái ở đời đều tương đối thôi... Đời là bể khổ...” Người áp huyết cao thì: “Có giỏi thì vào mà làm, đố làm hơn được trong cơ chế này”.

    Mà cũng đáng trách thật, quá khứ có H.Đ.N.T cho tuốt cả họ hàng hang hốc vào giải. Nhưng không có lẽ cấm anh em họ hàng con cháu ba đời Hội đồng không được vào giải, mặc dù công việc họ làm tốt thật (có lẽ phải có luật quy định dây mơ rễ má thế nào với Hội đồng thì không được vào giải).

    Có H.Đ.N.T cỡ toàn quốc, chấm giải xong (đúng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, theo đa số) mới tẻ ngửa ra là giải A người vẽ “thuổng” 90% tranh của 1 họa sỹ nước ngoài, giải C đưa tham dự cái tranh cũ vẽ đã 10 năm, sửa 1 tý... Nhưng không có lẽ, là H.Đ.N.T phải thông kim bác cổ tới mức trên thế giới ai vẽ cái gì mình phải biết hết... (Một ngày các đại họa sỹ toàn cầu đẻ ra hàng triệu tác phẩm).

    Bỏ phiếu kín, ba vòng, có trao đổi, tranh luận thẳng thắn... Vẫn có những kết quả không ngờ tới bởi có vị trong Hội đồng, mồm cứ “hay đấy, hay đấy” nhưng tay bỏ phiếu loại người ta ra! Cuối cùng, có lẽ ta nên chấp nhận sách Phật: “Mọi cái đều tương đối thôi”. Ở H.Đ.N.T này, ta yếu, sang H.Đ.N.T. khác, ta lại mạnh, bởi lẽ mỗi một H.Đ.N.T có một tiêu chí riêng, một trình độ riêng! Mà than ôi! Họ do chính chúng ta bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín! Họ có xung phong đâu!

    Tất cả chỉ tương đối thôi. Vượt lên trên nữa, chúng ta vẽ không nhất thiết phải để giành giải! (Các bậc thầy của chúng ta có người suốt đời không giải nào, Bác Hồ còn từ chối cả Huân chương SAO VÀNG cơ mà).

    Và chốt lại... Hội đồng nghệ thuật, không phải là ÔNG THÁNH! Grin

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 07:40:58 am »



    Núi Đanh một thuở…


    Trong cuộc sống ngắn ngủi vài chục năm chúng ta hiện diện trên cõi đời này. Có nhiều sự kiện xảy ra “bất ngờ”, “tình cờ” mà ta không lý giải được... Chỉ có thể đổ cho “số phận”! Nhưng dù số phận có hay không, ký ức thuở núi Đanh với tôi là mãi mãi.

    Hồi đó tôi đang là sinh viên Mỹ thuật năm cuối thì đột ngột nhập ngũ. Rồi vào bộ đội xe tăng (chứ không phải không quân hay pháo binh?). Một binh chủng mà lịch sử giao cho nó sứ mệnh thọc sâu trong trận đánh cuối cùng, chiếc xe tăng húc tung cổng Dinh Độc Lập và người lính cắm lá cờ đầu tiên báo hiệu chiến thắng cũng là một người lính xe tăng. Trong quán cà phê chiều mưa buồn, ngồi cạnh Quý Lăng, bạn chiến đấu cũ, tôi đặt ra câu hỏi này: “Vì sao tôi lại vào binh chủng tăng nhỉ?”, và nhiều “vì sao?” nữa... Lăng chỉ lắc đầu, thốt lên: “Thật là một thế hệ lạ lùng...”

    Thật lạ lùng, tôi cũng không lý giải được.

    Đầu năm 1972, đang học chỉ huy xe tăng ở Tiểu đoàn 10 (tiền thân trường sỹ quan Thiết giáp). Giữa những giờ tập lái và xạ kích, chúng tôi đào giao thông hào và phút giải lao, tôi lại lôi cây ghi ta từ hồi sinh viên ra nghêu ngao cùng đồng đội.

    Một chiều, trung uý Tiễu (trợ lý Tuyên huấn) bảo: “Binh chủng chuẩn bị thành lập đội Tuyên Văn, cần người đi học đàn accoocdeon. Tiểu đoàn cử cậu lên Tổng cục Chính trị học 3 tháng về thành lập đội...”. Với lính, được tạt qua nhà vài ngày là lý tưởng, đến đâu thì đến... Chán thì lại về đơn vị. Tôi nghĩ thế! Thế là về trạm 66 tập trung. Lớp học toàn con trai từ các binh chủng về. Chiều chiều, cả bọn lại ra sân đá bóng với các cầu thủ đội Phòng không Không quân. Trong một lần va chạm, tôi bị ngã gẫy một ngón bàn tay trái. Thầy Phùng Long bảo: “Còn học hành gì, trả cậu về đơn vị!”. Tôi về ngay, tụi bạn cùng tiểu đội nhắn lên: “Đơn vị sắp hành quân rồi, nghe nói vào Quảng Trị, không về sớm là ở lại làm công tác huấn luyện đấy!”. Tôi về đến Phòng Chính trị Binh chủng, lấy giấy tờ trở về Tiểu đoàn 10... Anh Trần Ba trợ lý Tuyên huấn xem đi xem lại lý lịch của tôi, thay vì cộp cho một cái dấu chuyển về đơn vị, lại nói: “Các Binh chủng khác đều có họa sỹ đại học, ta tự nhiên có một đồng chí học đã năm thứ 5 không sử dụng thì phí quá!”. Thế rồi anh Ba đi thỉnh thị ý kiến cấp trên.

    Ngay hôm đó, tôi ở lại Phòng Chính trị Binh chủng, làm chiến sỹ tuyên huấn. Được vượt cấp từ binh nhì lên hạ sỹ, nhiệm vụ là làm phóng viên chiến trường và dạy vẽ cho bộ đội, đồng thời mở xưởng in lưới để in tranh cổ động cho Binh chủng. Thật lạ, tôi nghĩ có lẽ vì trong lúc chờ anh Ba cộp dấu, tôi đã rút vỏ bao thuốc lá ra hý hoáy vẽ đàn gà tăng gia của ban Tuyên huấn. Anh Ba để ý nên mới “soi” kỹ lý lịch của tôi. Nếu không, chắc tôi đã trở lại đơn vị rồi.

    Ban Tuyên huấn hồi đó nằm trong một toà nhà hai tầng đổ nát dưới chân núi Đinh gần Tam Đảo (còn gọi là núi Đanh). Toà nhà đổ bởi những trận oanh kích của phi cơ Mỹ. Tôi ở cùng anh Hữu Thỉnh (nhà thơ), anh Lê Đức Tuân (Nhà báo), anh Hoàng Qúi (hoạ sỹ của binh chủng), anh Quốc Lập (Nhiếp ảnh gia của ban Quân Lực). Gần đó là toà nhà đổ nát thứ hai chỉ còn tầng một dành cho đội Tuyên Văn, mà ở đó, có những người sau này khá nổi danh: Ca sỹ Bích Việt, văn công Tổng cục chính trị, ca sỹ Đặng Vũ Thảo sau này là giám đốc Xưởng phim Hoạt hình Trung ương, anh Thanh Hùng, sau là người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Một thời gian sau, thủ trưởng Phòng Chính trị nhận thấy tay họa sỹ này ở đâu là ở đấy bừa bộn, nhem nhuốc không đảm bảo quân phong quân kỷ của quân đội, bèn cho tôi cùng nhà thơ Nguyễn Tuấn xuống căn phòng duy nhất còn lành lặn của toà nhà thứ ba gần đó để tha hồ mà “bày”. Chính tại nơi này, bớt sự kèm cặp của các thủ trưởng, lính tráng chúng tôi đã để lại nhiều “hồi ức binh nhì” không thể nào quên!

    Tháng 9 năm1972, anh Lưu Ngọc Ẩn, trợ lý tuyên huấn bảo tôi: “Ngày 5 tháng10 là kỷ niệm 13 năm thành lập Binh chủng. Giao cho cậu vẽ một tranh áp phích dài 5m cao 3m. Nêu cho được khí thế tiến công hợp đồng tác chiến của binh chủng. Cậu cần những gì, bột màu, bút vẽ, bột nếp quấy hồ, nồi quân dụng, nhân lực phụ giúp đóng đinh leo thang, căng pa-nô... cứ bảo tớ”.

    Sau khi kê một bảng dài, đến khoản bột nếp quấy hồ, anh Ẩn bảo tôi: “ Tớ không ước lượng được 15 mét vuông pa-nô cần bao nhiêu bột. Cậu cứ xuống quân nhu, có bột nếp tẩm thuốc trừ sâu (chống mọt) rồi đấy”. Tôi giãy nảy: “Có thuốc trừ sâu thì vẽ làm sao được, mà để chống mưa nắng, chắc cần khoảng 7kg anh ạ!” (về sau chính tôi cũng phát hoảng vì thừa quá nhiều - thực tế chỉ cần 7 lạng thôi). Anh Ẩn bảo, ra chợ mua, về thanh toán. Tôi quấy một nồi quân dụng to, đổ cả 7kg bột vào, đặc quá, sau nhiều lần thêm nước vào vẫn đặc, tôi phải múc ra chỉ một bát ô tô dành cho việc vẽ. Trong lúc đó các chiến sỹ khác lục tục sửa soạn, nào mì chính, nào muối, nào đường, cho nồi bột nếp ngon ơ. Ai cũng biết lính tráng đang tuổi ăn tuổi ngủ, ăn xong đã lại đói ngay. Bữa đó tôi khao anh em một trận cháo bột nếp không người lái “toé phở”. Nhớ đời! Hơn 30 năm sau có người còn nhắc, thật đúng “Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ!”.

    Lúc tôi chuẩn bị phóng hình cho bức áp phích hoành tráng đó, đồng chí Chủ nhiệm chính trị bảo: “Đưa phác thảo tôi duyệt!”. Tôi đưa lên phác thảo dài 50cm cao 30cm… phía trước là hình ba chiến sỹ, một chỉ huy, một lái xe, một pháo thủ tạo thành nhóm chính, phía sau là các xe tăng xông lên ào ào dưới bóng cờ giải phóng... Thủ trưởng bảo: “Vẽ thế mà cũng đòi đại học... Tớ muốn ba chiến sỹ phải ngồi trong tháp pháo đàng hoàng cơ!!!”. Tôi choáng, trình bày gọn gàng, rằng muốn vẽ được thế chỉ có vẽ xe tăng bằng... thuỷ tinh thôi!

    May sao, đúng lúc gay cấn có anh Ẩn xen vào… Không biết anh ấy giải thích thế nào, kết quả cuối cùng vẫn vẽ theo phác thảo cũ. Rõ may. Anh Hoàng Quí và anh Quang Dũng (người chơi ghi ta đội Tuyên Văn) giúp tôi bôi màu và kẻ chữ. Bức panô đầu tiên vẽ cho binh chủng treo ngay ngoài cổng doanh trại cây số 6, đã để lại dấu ấn trong lòng tôi cùng đồng đội không bao giờ quên.

    Ngay sau đó, tôi nhận lệnh in 2000 tranh in lưới, vẽ về sức tiến công vũ bão của bộ đội xe tăng. Đó là lúc đơn vị đã sơ tán vào làng Gô. Tôi căng một lều bạt làm xưởng in, dưới gốc hai cây hồng. Trên bãi cỏ, giàn dây thép được căng ra phơi tranh. Những bức tranh cổ động ấy sau đó được đóng thành cuộn, gửi xuống các đơn vị chiến đấu, dán trên tháp pháo, đã góp sức động viên tinh thần bộ đội đánh thắng quân thù. Sau đợt in lưới, anh Ẩn bảo tôi: “Sắp tới cậu theo xe đoàn công tác vào Quảng Trị, tới nơi thì tách ra đi độc lập. Cầm cái máy ảnh Exacta và mấy cuộn phim vào chụp ảnh và mở lớp dạy vẽ trong chiến trường. Nhớ ký họa nhiều vào nhé. Bộ đội rất cần văn nghệ đấy!”... Chỉ thị ngắn gọn vậy thôi mà bao tin cậy gửi gắm.

    Vào đến Gio Linh, tôi báo cáo với thủ trưởng Bùi Tùng xong xuôi là xuống đơn vị, anh Ngô Nhỡ làm tiểu đoàn trưởng. Cửa Việt trắng xoá cát, biển xanh đến rợn người. Tôi ở hầm của trung đội trưởng Tiu, cùng Dĩnh và Cường, vẽ sinh hoạt bộ đội, chân dung dũng sĩ. Ban ngày thì “hòa bình” mà đến đêm đánh nhau chí chát... Lúc chia tay, Cường tặng tôi một con dao găm tự chế và một trái lựu đạn “mỏ vịt” còn láng màu sơn. Rồi tôi lên A Lưới - A Sầu bên Trường Sơn Tây, giáp Lào. Ở đó, cùng đại đội 4 của anh Bùi Quang Thận (người cắm cờ trên Dinh Độc Lập sau này), vừa chiến đấu vừa vẽ.

    Những ký họa trực tiếp ở chiến trường, những lớp dạy vẽ, những triển lãm ký họa giữa rừng, những buổi nói chuyện văn nghệ sau giờ chiến đấu đã góp phần nâng tinh thần bộ đội xe tăng lạc quan yêu đời hơn. Đó cũng chính là những tư liệu vô cùng quý giá cho sáng tác của tôi sau này. Cuối 1974, binh chủng cử tôi về tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quân. Một trong những ký họa tôi đã chuyển thành tranh tham gia hội quân mỹ thuật lớn nhất ngày đó, là bức sơn mài “Vượt trọng điểm” - tiêu biểu cho bộ đội Tăng - Thiết giáp. Hiện bức tranh này đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia. Ngoài ra là những ký họa, những bức ảnh chụp tại chiến trường phong phú các đề tài chiến đấu, tình quân dân, lấy xe địch đánh địch, chống lầy, vượt suối hành quân... tôi gửi đăng tải trên “Bản tin thiết giáp ” và Báo Quân đội nhân dân.

    Từ chiến trường Cửa Việt, tôi nhận được hai tin vui một lúc. Một là, do đề nghị của Bộ Quốc phòng, trường Cao đẳng Mỹ thuật VN đã cấp bằng tốt nghiệp đặc cách cho tôi (vì thực ra khi tôi nhập ngũ cũng chỉ còn 3 tháng nữa là hoàn thành luận án tốt nghiệp đại học). Tin vui thứ hai, tôi được phong vượt cấp lần thứ hai từ hạ sĩ lên thượng sĩ. Ngày nay nhìn các chiến sĩ trẻ đeo hàm cấp tá đầy đường thì dễ thấy tôi ngày đó ‘’buồn cười”, vui vì lên thượng sĩ. Có gì mà khoe? Nhưng ngày ấy, từ binh nhì, sau hai năm lên thượng sĩ không phải là đùa. Tôi vẫn tự hào thế... Giá trị cuộc sống đâu chỉ “đong” bằng các danh hiệu mà gói trọn những kỷ niệm nhỏ nhoi đời thường chẳng thể nào quên!

    Những lính xe tăng ngày ấy nay đã “lên ông, lên bà” cả rồi. Nhưng những kỷ niệm nhỏ nhất trong lòng người lính, tuổi thanh xuân vô tư, trong sáng, hào hùng ngày ấy không sao quên được. Cứ 30 tháng 4 hàng năm tất cả lại tề tựu đông đủ, từ Phú Thọ về, từ Thái Nguyên xuống, từ Bắc Ninh sang, từ Thành phố Hồ Chí Minh ra... lại cùng nhau hát vang bài ca truyền thống “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Rồi cùng nhìn đồng hồ đến 11 giờ 30 phút, tất cả cùng reo lên: “Vào rồi, cắm cờ rồi...” hát vang các bài ca truyền thống.

    Có những giọt nước mắt âm thầm chảy vào trong. Mặn chát! ngọt bùi! ...

    Tôi và Nguyễn Quý Lăng vẫn ngồi trong cà phê chiều mưa buồn. Sau những sáng tác nhạc đầy ấn tượng của anh, như “Mãi mãi tuổi hai mươi”, “Nếu tôi không trở lại”, “Khúc hát đánh rơi”..., người nhạc sĩ ấy vẫn ngồi như mất hồn và lẩm bẩm: “Thật là một thời lạ lùng, một thế hệ kỳ tài...”.

    Tại làm sao một lớp người lớn lên trong hầm trú ẩn, đầu đội mũ rơm, tay cầm đèn dầu nhảy xuống hầm còn học, tay không rời Lecmantôp và Erenbua. Mê Betthoven và Tarêga. Ăn khoai, sắn thay cơm mà chiều chiều vẫn bập bùng ghita với: “Chiều Maxcơva”, “Cachiusa”, “Tuổi thanh xuân yêu quý”... Rồi đột nhiên họ gác tất cả lại, cầm khẩu AK leo rừng lội suối, đói khát, hy sinh với lòng tin vô bờ vào chiến thắng!...

    “Thật là một thế hệ lạ lùng và kỳ tài nữa...”. Mà “số phận” mỗi con người dường như không thể tách rời “số phận” dân tộc. Một dân tộc tài ba và bi tráng!

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 07:51:26 am »



    SỰ QUYẾT LIỆT CỦA NGHỆ SỸ

    Từ thuở khai thiên lập địa. Từ khi “con người” có mặt trên trái đất này, trong cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và thú dữ, họ đã phải vật lộn quyết liệt, không khoan nhượng... “khoan nhượng” đồng nghĩa với cái chết! Chính vì vậy con người không lúc nào rời bỏ “quyết liệt”. Quyết liệt như là biểu lộ nhân cách sống trong cuộc hiện diện bất đắc dĩ trên cõi thế này.

    Nhưng sự “quyết liệt” ở nghệ sỹ còn quyết liệt hơn. Bởi vì sự quyết liệt đó thuộc về một loại người có tri thức, hiểu biết, tài năng, quảng đại hơn người thường.

    Sử Tàu có ghi, để chinh phục lòng tin của Ngô vương Phù Sai, Câu Tiễn đã từng phải nếm phân để chữa bệnh cho Ngô vương rồi sau đó giết chết Phù Sai. Sử Tàu cũng ghi, để chinh phục lòng tin của Khánh Kỵ, Yêu Ly đã tự chặt tay mình và hy sinh vợ con, để sau đó tiếp cận và đâm chết Khánh Kỵ.

    Đó là những “nghệ sỹ” trên chính trường. Chuyện quyết liệt trên “nghệ trường” bi hài hơn nhiều...

    Trong đám chơi piano đã có người rạch kẽ ngón tay để ngón tay dài hơn, mong chơi đàn “siêu” hơn.

    Trong đám mê vẽ sơn mài (sơn ta), nhưng cơ địa không chịu nổi, mặt mũi sưng húp do lở sơn (dị ứng), bao lần rửa mặt bằng nước vôi, xát lá khế... không khỏi, đã định vê một cục sơn ta nhét vào quả chuối nuốt chửng... mong rằng sau đó sẽ hết lở sơn!

    Để có những ký hoạ thật sự kỹ càng, họa sỹ Huỳnh Văn Thuận ngồi vẽ nhiều ngày liền ở bến phà Long Đại, cái túi bom nơi trọng điểm, bất cứ lúc nào cái chết cũng có thể mang ông đi.

    Để giữ gìn, tôn vinh, tổng kết vốn văn hóa của ông cha trên mọi phương diện. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng bỏ cả nhà cửa, bán cả xe máy... lấy tiền đi thực địa, và cho ra đời 5, 6 cuốn sách đồ sộ mà nhiều giáo sư, tiến sỹ có mơ cũng không làm được. Cuốn về Điêu khắc cổ Việt Nam, cuốn về tượng Mồ Tây Nguyên, cuốn về Đồ hoạ Việt Nam... cứ âm thầm, lặng lẽ làm ... quyết liệt!

    Trịnh Quang Vũ, là một họa sĩ đành hy sinh nghề vẽ. Lao vào nghiên cứu vốn cổ dân tộc, chủ yếu về trang phục người Việt cổ qua các triều đại. Để làm được điều đó ông đã phải lăn lội trong nước, ngoài nước, qua các bảo tàng, các viện nghiên cứu về y phục dân tộc. Nhiều lần phải chụp ảnh trộm, nhiều lần phải nhịn đói, nhịn khát trong hành trình sưu tập của mình... một cách quyết liệt! Ông đã ra rất nhiều đầu sách, viết nhiều bài báo nghiên cứu phê bình về trang phục của người Việt hàng nghìn năm trước. Thật là một đóng góp đáng kể cho sự bảo tồn văn hóa nước nhà.

    Nhưng cũng nhiều người “quyết liệt” theo “kiểu” riêng của họ. Họ luôn thông minh trong việc phát hiện khuyết điểm của người khác, nói xấu, đá xoáy... mặc dù mình cũng không hơn gì. Họ quyết liệt bằng lưỡi, luôn cho mình là thiên tài, là đại thụ không gặp thời, xóa sổ người này, phỉ báng người kia. Những khi họ lớn tiếng chửi bới, phê phán, nhiều người sợ và đương nhiên họ cũng “gặt” được một số lợi nhuận, chộp được một số hợp đồng, “hái” được mấy cái giải thưởng... Được mấy cái đó, họ hãnh diện, vênh vang như chàng ăn ghé cỗ cưới trong cổ học tinh hoa.

    Nhưng “diễn” mãi rồi cũng lộ vở, chiếc thùng phi dung tích càng lớn, thì tiếng kêu càng to, mà tiếng càng to thì dễ bị phát hiện là rỗng. Hơn nữa, họ chửi cả những người, những tổ chức đã ban phát bổng lộc cho họ (theo thói quen “chửi có thưởng”)... Mà quên rằng, truyền thống của nhân dân Việt Nam khinh bỉ những kẻ “vong ân bội nghĩa”!

    Họ rất quyết liệt khi đòi quyền lợi cá nhân, một bậc lương, một danh hiệu, một tiêu chuẩn con con...

    Họ luôn tỏ ra bất cần một cách quyết liệt, bất cần mà lại quyết liệt thì càng chứng tỏ là “rất cần”...

    Gần nhà tôi là một danh hoạ đã ngót 90 tuổi, ông Nguyễn Tư Nghiêm. Ông lùi lũi vẽ hàng ngày, sợ tiếp khách, tâm hồn trong suốt như trẻ thơ, thấy ông tìm hiểu về âm dương ngũ hành (để áp dụng vào việc phối màu), thấy ông lùi lũi mài tranh cạnh chú chó lông xù trung thành... tôi đọc thấy sự quyết liệt âm thầm của ông. Khi chuyện trò với tôi, ông luôn ngạc nhiên, sao ở đời lại có nhiều cái hay như thế?...

    Gần trường tôi lại một nhà phê bình nghệ thuật lớn nữa, ông Hoàng Ngọc Hiến, tiếp tôi, ông nhẹ nhẹ đưa ra những nhận xét chính xác và cứng hơn thép. Ở tuổi 80, ông đi hội thảo nước ngoài như thanh niên để quảng bá văn hóa Việt, tâm hồn trong veo... Mỗi khi thấy tôi kể về một ai đó tài giỏi... Ông lại ồ lên như một đứa trẻ: “Tay ấy “cừ” nhỉ!” hoặc “Sao họ lại tài thế?” hoặc “chi tiết hay quá...”.

    Tôi thường hay tâm sự, trao đổi về nghề với họa sỹ Mai Long, với tôi, ông cởi mở một cách hồn nhiên các “bí pháp” về nghề thu thập được suốt 60 năm. Về sự đời, có lần hai người bàn về lòng đố kỵ của tiểu nhân và thủ đoạn tung tin vu khống. Ông lặng lẽ đẩy quyển OSHO ra trước mặt tôi, tôi đọc được ở tác giả mà cả hai yêu quý những dòng sau: “Với những thủ đoạn vu khống thô bỉ của tiểu nhân, đừng mất thời gian vô ích. Ta chỉ nên khinh bỉ và thương hại...”. Trong Tuệ Ngữ của Đạt Lai Lạt Ma có câu “Trong khoảnh khắc mấy chục năm hiện diện ngắn ngủi trên trái đất này, tốt hơn hết là làm được điều gì đó tốt cho mình và cho người khác”. Sách Phật cũng có câu “Kẻ nhổ nước dãi lên trời thì nó sẽ bắn lại chính mặt mình”. Riêng tôi, tôi cũng ngộ rằng, cuộc đời phải có đủ các hạng người, mới phong phú “Thiếu một hạng trong 360 hạng, không thành cuộc đời”. Bản thân mình cũng còn bao nhiêu là khiếm khuyết. Cuộc đời đúng là “nhân vô thập toàn”.

    Hầu như các ông không thích chê ai, hay là các ông có khiếu nhìn ra nét đẹp của “những người sống quanh ta”? Hay là các ông thấy có khen hay chê thì nhân loại cũng thế thôi... Ở các ông, tôi thấy sự thông minh, uyên bác của một học giả, sự lão luyện của một triết gia, và sự ngây thơ của em bé, sự thành thực của con người. Gần các ông, ta thấy trái tim dịu xuống, không có sự hằm hè, hằn học của bầy sói (kể cả là sói khôn ngoan). Ta thấy cuộc sống đáng tin hơn, đẹp hơn. Chính các ông mới là những người quyết liệt, quyết liệt yêu cái đẹp trên cõi đời này, quyết liệt dùng tài năng và tác phẩm để làm vũ khí tiêu diệt cái ác, cái xấu....

    Nhìn khối lượng tác phẩm khổng lồ các ông đã làm và đang làm dang dở, tôi thấy lòng ham muốn báo thù quyết liệt như thế nào. Dường như mối thù chống lại các ác này được tích lại từ mấy nghìn đời trước của bao nhiêu oan khuất, nhân quả mà chỉ có trí thức văn hóa mới có được, cộng với sự khinh bạc của hiền nhân am hiểu sự đời.

    Than ôi! Đời người là mấy nghìn lần mặt trời mọc và lặn, mặt trăng nhú và khuất. Sự quyết liệt của một con người lớn đến đâu? Nó phụ thuộc vào những gì khối óc, bàn tay nghệ sỹ để lại....

    Còn âm thanh của những chiếc thùng lại sẽ tan biến vào hư ảo mà thôi.

    Giáp tết Canh Dần L.T.D

Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 10:10:55 pm »

Những tập tản văn của Lê Trí Dũng

Những hòn cuội nhặt dọc đường hành quân - 2006







Những hòn cuội nhặt dọc đường - 2013







Những cuốn sách mà Lê Trí Dũng vẽ bìa và minh họa

Âm vang dòng Thạch Hãn







Khúc tráng ca Thành Cổ









Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 09:23:02 am »



   
Chuyện kể về những bức tranh dioxin của tôi

    Trong cuộc đời sáng tác của mình, ngẫm ra có những quãng thời gian lắm sự lạ. Có quãng chỉ say sưa vẽ được một đề tài, càng vẽ càng hiệu quả. Có những lúc lại vẽ được nhiều đề tài một lúc, ý tưởng ào ạt nảy ra dường như không cản lại kịp. Có cả những lúc…không biết vẽ gì! Sơn, màu, toan, vóc bày sẵn, lòng trống rỗng không cầm nổi cây bút lên… Những lúc ấy, có rủ nhau đi uống bia thì cạn cốc rồi, e họng vẫn đắng nghét.

    Lại có những đề tài cứ trở đi trở lại vào những lúc không ngờ nhất, như có cái duyên thiên định. Giống như ta gặp lại một người thân. Vẫn hình vóc ấy, vẫn phong tư ấy, mà hồn vía mình gửi gắm lại không hề đơn nhất. Những bức tranh tôi vẽ về dioxin có lẽ nằm trong trường hợp này. Không đơn nhất cả về suy nghĩ, phong cách và dấu ấn.

    Đó là những bức tranh về dioxin vẽ những năm 1990, 1992, 2009 và 2011 của tôi. Ở những địa điểm hết sức cách xa nhau, tại Việt Nam, Mỹ, và Úc. Trong những tình huống, tâm trạng khó thể nào quên được. Có thể xem đây là khát vọng đưa tình cảm dân tộc chủ nghĩa vào mỹ thuật thể hiện các đề tài cách mạng. Đó là chuyển tải một tấm lòng hiến dâng cho quê hương Việt Nam và hậu thế, sao cho các tác phẩm hội hoạ đề tài này nhiều chất nhân văn hơn chất tuyên truyền và nhờ vậy, càng thực sự thuộc về tâm hồn đời sống Việt Nam, dù sáng tác dưới bầu trời nào.

    Bức tranh đầu tiên tôi vẽ về dioxin cách đây 21 năm, năm 1990. Khi ấy, đất nước chúng ta đã ra khỏi cuộc chiến với Mỹ tròn 15 năm, nhưng trên mình còn đầy thương tích, lại mới thoát thời bao cấp. Nhà văn Nguyễn Quang Lập bảo: “Chưa có thời nào nước ta đói như thời này”. Người bình thường khổ một, những người lính trở về nhiễm chất độc dioxin chắc chắn khổ gấp mười, gấp trăm lần.

    Tôi nhớ đó là năm 1990. Trung tâm Wiliam Joiner - Tổ chức Nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam của Mỹ - kết hợp với Chương trình Nghệ thuật Đông Dương có tổ chức một cuộc triển lãm hội hoạ tại Mỹ và Việt Nam, có sự tham gia của 20 hoạ sĩ Việt Nam và 20 hoạ sĩ Mỹ đều là những cựu chiến binh, nhiều người từng tham chiến tại Việt Nam.

    Cuộc triển lãm này mang tên “Cái nhìn từ hai phía”. Khai mạc tại Boston, một thành phố lớn của Mỹ, ngay sau đó các tác phẩm bày tại triển lãm của 40 hoạ sĩ cựu chiến binh hai nước được chu du 15 bang nước Mỹ, sau đó triển lãm tại Hà Nội, Việt Nam và bế mạc.

    Tôi là một trong 20 hoạ sĩ Việt Nam tham gia triển lãm đó, góp mặt với bức lụa “Cánh rừng dioxin”.

    Bức vẽ đó không lớn, hình thù sống động, tuy dựng hình chỉ bằng những nhát bút tung phá là chủ yếu điểm thêm đôi nét chi tiết. Hai bên bức tranh là một cánh rừng cây trụi lá, một màu đen sì của đạn bom và hoá chất. Chính giữa, một đoàn quân mờ dần trong nền trời đỏ rực hoàng hôn da cam. Có một chi tiết đủ để nổi bật bức tranh về cánh rừng chết, đó là hình của một thai nhi dị dạng với cuống rốn loằng ngoằng in trên bầu trời da cam. Điều đó như sự cảm thông nỗi đau cả chiều rộng vũ trụ bao la, hoà nhập cùng chiều sâu tâm linh, nỗi đau thế hệ...

    Đầu năm 1992, một gallery cũng ở Boston, Mỹ có tên APDISSON, vì đặc biệt chú ý tới bức tranh nói trên của tôi, thông qua Trung tâm Wiliam Joiner đã mời tôi sang bày triển lãm cá nhân Lê Trí Dũng - Những bức tranh đề tài chiến tranh và hậu chiến, cùng một nhiếp ảnh gia cựu chiến binh Mỹ có tên Wiliam Sohrt. Triển lãm mang tên “Hoà Bình”.

    Một kỷ niệm khó quên tại triển lãm cá nhân của tôi trên đất Mỹ 1992 này, là tôi đã vẽ trong 6 tiếng đồng hồ một bức tranh cũng với đề tài dioxin có chiều kích hoành tráng bất ngờ, cao 3 mét ngang 4 mét.

    Hồi đó, ta và Mỹ chưa bỏ cấm vận nên thủ tục làm visa khá loằng ngoằng. 12 giờ đêm hôm đó tôi mới tới được nơi bày triển lãm “Hoà Bình” trong cái lạnh 20 độ âm, nghĩa là tôi tới Bostol chậm hơn so với dự kiến. Ban Tổ chức nói với tôi: “Năm giờ chiều mai khai mạc triển lãm rồi. Giấy mời đã gửi đi hết. Còn mảng tường chính diện vẫn để trống đợi hoạ sỹ Lê Trí Dũng tới vẽ”. “Hãy cho tôi ngủ 6 tiếng. Sáng mai ta sẽ mua hoạ phẩm và tôi cần khoảng 6 tiếng để hoàn thành bức tranh này”, tôi trả lời họ.

    Sáng sớm hôm sau, đầu tôi căng ra như dây đàn vì vừa đi mua hoạ phẩm, vừa phải nghĩ phác thảo cho bức tranh tường khổ lớn… Khoảng 3 giờ chiều tranh hoàn thành, tôi mệt như bị say sóng. Còn nhớ, ngay bên dưới bức tranh lớn đó, Ban Tổ chức có lời đề từ giới thiệu: “Bức tranh này được hoàn thành trước khai mạc hai giờ, được hoạ sĩ Lê Trí Dũng - một hoạ sĩ Việt Nam giàu tình cảm - sáng tác trong năm giờ với nỗ lực phi thường của anh”.

    Bức tranh này vẫn đề tài dioxin nhưng tôi vẽ chất liệu acrylic. Chính giữa là một thai nhi dị dạng, phía dưới là một bát hương nghi ngút . Bên phải là một rặng tre có đàn cò trắng và một chú bé cưỡi trâu thổi sáo. Dưới rặng tre là rất nhiều xác cá chết và những quái thai súc vật… Trên cùng, tôi cho một đàn chim hoà bình tung cánh và một cánh diều có hai em bé Việt Nam và Mỹ ngồi trên. (Bức tranh này hiện vẫn được lưu giữ tại gallery APDISSON – Boston – Massachusset - Mỹ).

    Thấm thoắt 17 năm trôi qua sau lần triển lãm cá nhân của tôi tại Mỹ, tháng 4. 2009, một tổ chức tên CASULA POWER house Arts centre tại Úc mời tôi tham gia một triển lãm về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Triển lãm có cái tên khá lạ, “Nam Bang” (Tiếng nổ ở Việt Nam). Do thời gian chuẩn bị gấp gáp, tôi trình bày với Ban tổ chức sẽ sáng tác ngay tại Úc. Tới Úc, tôi lập tức đi mua khung căng toan. Vẽ trong hai ngày thì xong. Tôi buộc phải dùng acrylic cho mau khô thay vì sơn dầu là chất liệu tôi ưa dùng. Bức này tôi vẽ một tàu lá chuối to chính giữa. Phía dưới tàu lá là một bào thai màu da cam gào thét. Trên trái là một chiếc mũ tai bèo quân giải phóng Việt Nam, trên phải là một chiếc mũ sắt có lưới nguỵ trang của biệt động Mỹ. Toàn bộ nền tranh tôi đổ acrylic chảy ròng ròng nhiều màu. Góc dưới bên phải trên chữ ký tác giả là câu nói của một nguyên thủ Mỹ: “Da cam - Nỗi đau của những người lính hai chiến tuyến”.



    Triển lãm “Nam bang” hội tụ khá nhiều tác phẩm gây ấn tượng mạnh với người xem, đó là những tác phẩm hội hoạ về nhà tù Côn Đảo, về sai lầm của các tổng thống Mỹ với cuộc chiến này. Bức tranh vẫn với đề tài dioxin của tôi có tên “Hậu chiến” đã gây sự chú ý không nhỏ của công chúng. Tác phẩm này đã đẩy hội hoạ tiếp một bước nữa tới giải phóng nó khỏi những ràng buộc hình thức, và trình bày một thứ hội hoạ hiện đại mang nhiều dấu ấn văn hoá dân gian Việt Nam hơn là dấu ấn của các trào lưu hiện đại chủ nghĩa chấu Âu.

    Còn nhớ trong lễ khai mạc, một phóng viên thuộc một tổ chức nghiên cứu về dioxin hỏi tôi: “Trong chiến tranh ông tham chiến ở vùng nào? Ở đó có bị rải chất độc dioxin?”. Tôi nói phần lớn tôi ở Quảng Trị, có một thời gian đóng quân ở A Sầu A Lưới thuộc tây Thừa Thiên - Huế… Người đó ngạc nhiên: “Theo tôi biết đó là vùng bị nhiễm độc vào loại nhất Việt Nam. Vậy ông có bị di chứng gì không?”. Tôi bảo với họ, lính tăng chúng tôi ít bị, tôi thì không, trong khi đồng đội tôi ở bộ binh bị nhiều lắm. Có lẽ tuỳ thể trạng sức khoẻ và hoàn cảnh… Nhưng dioxin quả là một thảm hoạ mang tính toàn cầu. Có lẽ đó là lý do đề tài mang tính nhân loại này thu hút sự quan tâm của hoạ sỹ các màu da, nhiều thế hệ. …

    Hoàng hôn, lễ khai mạc xong từ lâu, tôi bước rảo trong cánh rừng bạch đàn xanh thanh bình, thầm nghĩ mình yêu quý đất nước mình biết bao dù không phải bao giờ cũng sử dụng các đề tài chiến tranh cách mạng để bộc lộ lòng yêu nước. Bù vào đó tôi tìm thấy ở sự vật, cảnh sắc của đời sống thường nhật cái ích dụng cho sự bộc lộ cá nhân riêng biệt.

    Dù vẽ đề tài nào, không khí và cảm xúc trong tác phẩm hội hoạ của tôi đều “phát ngôn” về đất nước trong truyền thống, một Việt Nam vẫn còn nhắc nhở tới lịch sử thời chiến tranh và chuẩn bị cho sự bộc lộ đương đại của mình. Và vì vậy, những bức tranh đề tài dioxin của tôi với những lần tham gia triển lãm tại nước ngoài mang lại cho hội hoạ của riêng tôi một văn cảnh mới, một biểu cảm mới. Là cơ hội để tôi tự nhìn vào mình và làm phát lộ những tinh chất của truyền thống Việt Nam.

    Những cuộc triển lãm khó quên về chiến tranh đã qua giúp nhiều hoạ sĩ, trong đó có tôi, tự tìm thấy mình ở ngã tư giao thoa lịch sử Việt Nam hiện đại và vô thức và cũng đã giữ cho hội hoạ mình niềm tự hào riêng đó./.

    27/7/2011

@LXT: Cảm ơn quê đã giới thiệu một số hình ảnh về LTD
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM