Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:39:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép về Nguyễn Công Trứ  (Đọc 28959 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 01:08:58 am »

Sách Đại nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần III)
Giáp Ngọ, Minh Mệnh năm thứ 15, 1834.
[Tháng Giêng] Toán giặc Tuyên Quang lén lút nổi lên ở địa hạt tổng Thổ Hoàng, châu Đại Man, người giữ đồn Phúc Nghi là Thổ ti Ma Doãn Thản đem thổ dõng đi đánh chém được 3 tên. Giặc rút lui, rồi lại kéo hàng đàn đến hơn 400 người. Thản thấy quân mình ít, rút về đồn, canh giữ. Quan tỉnh là Trần Ngọc Lâm và Hồ Sĩ Lâm nghe tin, lập tức tư ngay cho Lãnh binh Trần Hữu Án đem quân và voi trước đã phái đi, tiện đường hội tiễu.
Việc lên đến vua, vua dụ sai tư cho bọn Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ khi đại quân khải hoàn trở về, nên tiện đường qua đấy, liệu sớm dập tắt ngay đi! (Trang 15, tập IV).
Tổng đốc quân vụ đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ, từ Vân Trung rút về đến tỉnh thành Tuyên Quang. Khi bọn Đức mới tiến đến Vân Trung, giặc Vân bèn đem hết gia quyến trốn sang thung rừng thuộc địa giới nhà Thanh, bọn Đức chia phái lùng bắt, không được một tên nào. Gặp ngay lúc bọn giặc 600, 700 tên từ phần rừng Cao Bằng - Thái Nguyên đến đóng giữ Vân Trung; phía trước, phía sau, từ trên núi cao bắn súng xuống. Ở mặt trước Lãnh binh Nguyễn Văn Quyền thừa thắng, khinh địch, tiến lên bị địch cướp mất 5 cỗ súng quá sơn; kịp lúc viện binh kéo đến thì giặc trốn vào núi sâu, ta chỉ chém được 1 đầu và thu được vài khẩu súng điểu sang mà thôi.
Lê Văn Đức bèn để Vệ uý Hữu vệ Tuyển phong dinh thần sách là Tô Huệ Vân ở lại, hiệp cùng Lãnh binh Sơn Tây là Đoàn Văn Cải đã phái đi trước quản lĩnh 900 biền binh và 5 thớt voi chiến, coi giữ tỉnh thành Tuyên Quang, rồi do đường thuỷ về Sơn Tây. Nguyễn Công Trứ về đến Hải Dương, Trần Văn Tuân lại về cung chứcBố chính. (Trang 21, tập IV).
Nông Văn Sĩ, đồ đảng giặc Tuyên Quang lại tụ họp hơn 1000 quân chúng, từ làng Thông Sơn đến đồn Trung Thảng, chống cự với quan quân đạo Cao Bằng…
Vua dụ rằng: “Nông Văn Vân, thổ phỉ ở Vân Trung, đã từng bị đạo quân Tuyên Quang đánh phá sào huyệt tan vỡ trốn hết, nay còn dám họp tập quân tàn chực mong chống cự, thực rất đáng ghét! Trước đây, đã chuẩn cho Tổng đốc Ninh - Thái là Nguyễn Đình Phổ phái binh gấp đến Bàng Thành, Cổ Đạo, tiếp giáp Ngọc Mạo, định kì vây đánh. Nay lại phái Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ đem đại đội binh dõng, lại do đường cũ Tuyên Quang thẳng đến Vân Trung, chắc rằng quân giặc, sau cuộc thua vỡ tan tành, chẳng sớm thì muộn sẽ bị bắt hết... Nếu còn phải chờ đợi, tức thì tư cho bọn Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Ưng và Nguyễn Mưu định ngày giáp công, cốt sao thẳng đến Ngọc Mạo, Vân Trung san phẳng sào huyệt, đem giặc Vân, giặc Huyền và giặc Cận là những tên yếu phạm, chém hoặc bắt đến làm án, rồi lập tức kéo quân khải hoàn, mới là xong việc. Còn mọi thứ quân nhu, thuốc đạn vẫn do 2 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh chuyên chở cung cấp”.
Lại sai Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên Lê Văn Đức làm Tuyên Quang đạo Tổng đốc tiễu bộ quân vụ, Thự Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Công Trứ làm Tham tán quân vụ, tiến đánh Vân Trung. Vua sai đình thần truyền dụ họ rằng: “Đầu đảng giặc là Nông Văn Vân ngấm ngầm manh tâm làm phản, trước đây nó dựa vào địa thế hiểm trở mà gây sự, ta đã phái bọn giết người tiến đến đánh dẹp, đào hang đốt tổ. Nó bèn cạo tóc trốn chết. Triều đình cũng đã đặt nó ra ngoài ý nghĩ, dụ sai các ngươi kéo quân khải hoàn. Chẳng ngờ nó vẫn thói nào tật ấy, nhen lại tro lửa đã tàn, chống cự quan quân lần nữa! Chính nên đem nhiều quân lính đánh mạnh một phen. Nay Tạ Quang Cự, Vũ Văn Từ hiện ở trên đất Cao Bằng, liệu cơ chặn đánh Thái Nguyên, Nguyễn Văn Ưng và Nguyễn Mưu cũng đã đến Bằng Thành, Cổ Đạo để hội tiễu. Chuẩn cho Lê Văn Đức, ngươi lấy 1000 biền binh sinh lực thuộc Hữu quân ở tỉnh, lại điều 500 biền binh ở hai vệ Trung nhất, Trung nhị dinh Vũ Lâm là thú binh ở Hà Nội, và 1500 thổ dõng Sơn - Hưng - Tuyên; Nguyễn Công Trứ ngươi lấy 1000 biền binh sinh lực thuộc Tả quân ở tỉnh và 1000 thú đinh với thủ hạ trong tỉnh, nhằm trung tuần tháng 2, hội ở Tuyên Quang để khởi hành. Lê Văn Đức vẫn do đường Đại Miện, Nguyễn Công Trứ vẫn do đường Cồn Luân mau chóng tiến quân… Lại sai phái bộ Binh lấy ra 2 cỗ súng du sơn đồng pháo, mỗi cỗ kèm theo 150 viên đạn, phái 4 pháo thủ, đem đến giao cho Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ mỗi người một khẩu… Lại sai Tổng đốc Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ đem đại đội quan quân đến Vân Trung hội quân đánh dẹp”. (Trang 41-43, tập IV).
[Tháng 2] Thự Tổng đốc Hải - Yên sung Tham tán đạo Tuyên Quang là Nguyễn Công Trứ, chỉnh đốn các tướng sĩ thuộc quyền, nhằm ngày 12 khởi hành đi Sơn Tây, hội cùng Tổng đốc Lê Văn Đức để bàn định việc dẹp giặc. Nhân đó, Trứ tâu xin phát tiền và lương cho những thú đinh và thủ hạ mang theo để họ chi dùng. Vua chuẩn y cho. (Trang 69, tập IV).
Vua dụ bộ Binh rằng: “Bọn giặc ấy đã từng thất bại tan tành, còn dám manh tâm sinh sự, đó là chúng tự đi đến chỗ chết. Vậy nên, truyền dụ cho Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ phải tức tốc tiến quân. Trước hãy tiễu trừ lần lượt cho hết lũ giặc mới lan xuống Vị Xuyên, rồi lại kéo thẳng tới Vân Trung, Ngọc Mạo, hội với 2 đạo quân Cao Bằng, Thái Nguyên, chém hoặc bắt lũ phạm nghịch Nông Văn Vân và tên Huyền, tên Cận để trị tội. Không được để chúng thoát khỏi. Nếu tự mình để chậm trễ, thì gương trước không xa”. (Trang 74, tập IV).
Bọn giặc ở Tuyên Quang hơn 3000 tên vây đánh đồn Ninh Biên. Quyền Lãnh binh Nguyễn Văn Quyền tự liệu sức khó chống nổi, bèn trước sai Thổ tri huyện hàm Thổ tri phủ ở Hàm Yên là Nguyễn Văn Biểu, do đường thuỷ về tỉnh, rồi mình tự đem binh dõng tìm đường bộ, rút lui để chờ đại binh. Bọn Bố chính Trần Ngọc Lâm và Án sát Hồ Sĩ Lâm liền phi sức cho mấy quan võ phái đi lớp trước là Lãnh binh Trần Hữu Án và Vệ uý Tô Huệ Vân cùng tiến đi tiễu trừ. Lại phi tư cho Tổng đốc Lê Văn Đức khẩn cấp đốc thúc biền binh gấp đường đến mau. Rồi làm sớ tâu lên.
Vua bảo bộ Binh rằng: “Cứ tờ tâu nói Nguyễn Văn Quyền do đường bộ rút lui chưa được rõ ràng; nhưng một đạo cô quân, tất khó làm trò gì được. Vậy truyền dụ cho bọn Tổng đốc Lê Văn Đức và Tham tán Nguyễn Công Trứ lập tức thống lĩnh đạo quân đến tiếp viện tiễu trừ”…
Tổng đốc đạo Tuyên Quang Lê Văn Đức và Tham tán Nguyễn Công Trứ, mang hơn 4000 binh dõng xuất phát từ tỉnh thành Sơn Tây, làm sớ tâu rằng: “Vừa rồi, tiếp được tờ phi tư của Tuyên Quang báo đồn Ninh Biên có giặc, bọn thần đã phái ngay biền binh đến cứu sống trước. Lại ở huyện Đan Phượng và Phù Ninh cũng báo có giặc ẩn hiện. Bọn thần cũng đã phái quân đến đóng giữ. Nhưng sợ khi đại binh kéo đi rồi, ở Sơn Tây chỉ còn có hơn 100 lính, lỡ lúc cần cấp, thì không đủ quân để điều khiển”.
Vua phê rằng: “Các người cứ yên tâm tiến quân, lập công lớn để chuộc lỗi trước. Còn tỉnh Sơn Tây, ta đã tiếp phái quân đi rồi”. (Trang 76-77, tập IV).
Tổng đốc Lê Văn Đức và Tham tán Nguyễn Công Trứ, đạo Tuyên Quang, tiến đến tỉnh thành Tuyên Quang, được tin báo Lãnh binh Nguyễn Văn Quyền ở đồn An Biên, qua sông Lô, lui về Ba Phố (thuộc xã Bình Sa, châu Vị Xuyên), họp với Lãnh binh Trần Hữu Án và Vệ uý Tô Huệ Vân, liền trước phái phó Quản cơ Nguyễn Đức Chung, Trần Văn Lục gấp đến tiếp ứng, rồi mang đại quân kế đến sau. Làm sớ tâu lên và nói: “Bọn giặc đã lấn quá Vị Xuyên. Phàm các đường lối qua lại đều bị ngăn chặn. Lương thực, quân nhu rất khó chuyển vận trước được. Đã bắt thổ dân các châu Hàm Yên, Thu Châu, chỉ được có 800 người cho đài tải đi theo quân, nhưng đường sá hiểm trở, mỗi lần chỉ tải được 400 phương, e tiếp tế không đủ, rất lấy làm lo ngại”.
Vua dụ rằng: “Các ngươi vâng mệnh đi đánh kẻ có tội, quân thì ròng, tướng thì mạnh, mà giặc thì sau khi thua trận, tan tác, có gì khó khăn?… Cần phải tìm cách chuyên chở để tiếp tế được, chứ đừng mượn cớ xa xôi, hiểm trở mà làm lỡ công việc”. (Trang 84-85, tập IV).
[Tháng 3] Thự Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ có nói trong tập thỉnh an rằng: “Tỉnh lị Tuyên Quang tiếp giáp với huyện Hùng Quan thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Sơn Tây. Từ tỉnh lị đến đồn An Biên hết 8 ngày đường; từ đồn An Biên do đường An Định, Bắc Nhự đến Vân Trung, hết 5 ngày; nếu do đường Đại Miện, Tiểu Miện đi Vân Trung thì hết 8 ngày. Tính suốt ra, từ tỉnh thành [Tuyên Quang] đến châu Bảo Lạc, đi được yên lành cũng đã hơn nửa tháng. Núi sông hiểm trở, đều thuộc đất của thổ ti, khi có việc xảy ra, chờ được tin báo phần nhiều quá chậm không kịp việc. Phương chi những việc quan trọng đều do tỉnh Sơn Tây điều khiển, sự đi lại và điều động phải hàng tuần hàng tháng mới xong. Công việc có khi bị trở ngại và lầm lỡ cũng vì hình thế cách trở xui nên thế. Vả lại, hai tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên tiếp giáp với nhau, nên hợp làm một đạo, dời tỉnh thành đến An Biên, thống trị cả Thái Nguyên và đặt Tổng đốc để yên lòng mong mỏi của dân chúng. Hạt này việc thuế khoá ít, chính sự đơn giản, cho Tổng đốc kiêm luôn cả công việc bố chính.
“Hơn nữa, An Biên là nơi trung độ nhất của Tuyên Quang, mặt trước có dòng sông ngăn chặn, ba mặt có núi đá ôm quanh, quãng giữa rộng rãi, chứa được vài vạn người, có thể lập tỉnh thành. Tòng Tạo ở bên hữu và Lạp Lĩnh ở bên tả đều có thể xây quan ải; phía Nam con sông có núi đất, xây pháo đài để việc phòng thủ được nghiêm. Như thế, tự thành một nơi hiểm trở có thể ở được. Ngoài ra, các nơi xung yếu như Đại Miện, Tiểu Miện, mỏ son Bách Đích và An Định, đều đắp đồn để ngăn chặn; những chỗ bị nghẽn lấp, quanh co, chật hẹp thì cho khai đào, sửa phẳng để dễ đi lại. Như vậy thì mặt Tây có thể chống giữ Bảo Lạc, Lục Yên, mặt Đông có thể trấn áp Đại Man, Vị Xuyên, mặt Nam có thể khống chế Hưng Hoá, mặt Bắc có thể thông với Thái Nguyên; thực được cái thế ở chỗ trọng mà trị chỗ khinh, chẳng khác gì thân người sai khiến chân tay vậy. Vận động đã nhanh, tin tức lại nhậy, có thể ngăn chặn được những cái chưa nảy mầm, tiêu trừ được những cái không yên tĩnh. Rồi thay đặt những kẻ đầu trưởng để cai trị vỗ về dân, khiến chúng noi khuôn, theo phép, tai thấm, mắt nhuần, thì không quá ba năm rất có thể biến đổi thói man thành phong tục người Kinh, lâu dài tuyệt được mối lo biên giới.
“Có điều là dời đổi tỉnh thành là việc người ta lấy làm ngại, có hai cớ: Một là ở An Biên, lam chướng rất nặng; hai là đường chuyển vận lương thực khó khăn. Thần đã hai ba lần trù tính: An Biên đối ngạn với Hà Giang, ở đây chợ phố liên tiếp, người Kinh, người Thanh ở lẫn với nhau được phồn thịnh. Vả lại, từ An Biên đến Tuyên Quang cùng ăn một con sông, đã cho cân nghiệm thì nước hai nơi không nặng nhẹ hơn nhau bao nhiêu. Nay cho là lam chướng, chẳng qua là người ta thích gần, ngại xa đó thôi.
“Nói về việc nhu phí: Hạt này chất đất màu mỡ; núi, chỗ nào cũng gieo trồng được. Vừa rồi những chỗ thần đã đi qua thấy thóc lúa để lộ ở trong rừng, trong gò. Hơn 4000 binh dõng đi trận chuyến ấy, suốt từ tháng mười đến tháng chạp, mà một xã Vân Quang cung cấp, không thiếu thốn, thì đủ biết những nơi khác. Xét ra, ruộng ở đây không có sổ điền và cũng không nộp thuế. Những đất có thể gieo trồng được còn bỏ hoang nhiều. Vậy thì chỉ phải chuyển vận lương thực một lần đủ dùng nửa năm. Sau này, chiêu mộ những dân xiêu ở các xã khai khẩn, rồi chiếu những đất thực đã trồng cấy được, châm chước thu lấy thuế, chứa lại để chi dùng, có thể đầy đủ, không sợ thiếu thốn.
“Lại nữa, các sở mỏ vàng, mỗi năm nộp thuế từ 1 đến 4 lạng, mỗi lạng tính 80 quan tiền. Những người nhà Thanh làm mỏ, mỗi nơi tụ tập để kiếm ăn đến trên dưới 700, 800 người, đều là những kẻ du đãng trốn tránh. Chúng đào xẻ mạch đất, quấy nhiễu dân địa phương thường thường gây ra xích mích. Ngày nọ, giặc Vân đi đến đâu, chém giết bừa bãi đến đấy, đều do bọn này hùa đảng, giúp nó làm bậy cả. Số thuế vàng thu nhập ấy, có hay không, đều không đáng kể. Nay hãy xin tạm bắt các mỏ vàng đóng cửa. Đuổi hết về nước những bọn người Thanh tụ tập kiếm ăn ở đấy. Sau này, có ai xin trưng, cứ quan địa phương xét thực, sẽ chiểu theo cái lệ “Hộ làm vàng” ở Quảng Nam mà đánh thuế. Rồi thường cho kiểm soát, không để chúng tự giấu bới như trước. Như vậy, đã dứt được cái lo bất ngờ, mà lại làm dồi dào thêm việc tiêu dùng của nhà nước.
“Hơn nữa, trước giờ, số biền binh thuộc tỉnh được phái đi các tỉnh nã giặc đến gần một nửa, số hiện còn tại ngũ, sợ điều khiển không đủ. Những thổ mục trong tỉnh và những thủ hạ của thần, gặp khi có việc quân, kể cũng đắc lực. Nay xin cho mộ người lập làm hai cơ binh, mỗi cơ 600 người. Kẻ nào mộ được 60 người, thì cho làm Suất đội, kẻ nào mộ được 10 đội cho làm Quản cơ. Số lính mộ trong đám lậu đinh này không những có thể dùng để sai phái, mà những kẻ không có căn cước ghi sổ sách cũng có sự quản thúc. Như vậy cũng là một cách tăng thêm quân và dẹp yên giặc”.
Vua dụ rằng: “Tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp Thái Nguyên, mà An Biên lại là nơi trung độ, hiểm trở có thể làm căn cứ được. Việc xin dời tỉnh thành Tuyên Quang về An Biên, cho thống trị cả Thái Nguyên và đặt Tổng đốc để yên lòng mong muốn của dân, dường cũng có lí. Nhưng, việc làm dần dần thì có thể dựa nhau mà dễ thành công. Chỗ này, đất nhiều rừng rậm, người, vật còn thưa thớt. Nếu nay dựng tỉnh thành ở đấy thì thực có nhiều điều chưa tiện. Hãy chờ sau này biên giới yên tĩnh, sẽ bàn chưa muộn.
“Còn việc xin đuổi hết người Thanh làm mỏ về nước, để tiệt cái mầm làm bậy. Xét cái mối lợi nhỏ mọn về mỏ vàng, cố nhiên triều đình cũng chẳng cần. Có điều rằng những người cùng dân ngoại quốc đã nhờ đấy để nuôi bố mẹ, vợ con, nếu chúng dám manh tâm làm bậy, đã có pháp luật, há nên quá phòng xa mà vội đuổi chúng nó đi ư?
“Lại nữa, binh lính quý tinh, chẳng quý nhiều. Nếu khéo dụng binh thì số lính thuộc tỉnh cũng đủ dùng vào việc tiễu trừ giặc cướp, hà tất phải mộ nhiều những kẻ du đãng đi uổng phí lương, tiền làm gì? Vậy việc xin mộ lính làm hai cơ, không bàn đến nữa”. (Trang 92-94, tập IV).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2013, 09:16:43 pm gửi bởi Noitraitim » Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 07:09:29 pm »

Sách Đại nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần III) tiếp

[Tháng 3] Tổng đốc Lê Văn Đức và Tham tán Nguyễn Công Trứ đạo Tuyên Quang tiến đến đầu hạt Vị Xuyên. Thám thính biết được đảng giặc từ khi An Biên thất thủ, ngày một lan dần xuống mặt trước châu Vị Xuyên và địa phận châu Đại Man. Chúng chia đóng đồn trại, mưu đồ chống cự. Bọn Đức liền bàn nhau, chia làm hai đạo: Đức do đường Vị Xuyên, Trứ chuyển đi lối Đại Man, đều mang theo vài ba ngày lương, tiến quân lên đường.
Quân Đức qua Hoàng Mai (tên xã), được tin thuyền lương đã đến bến Phù Loan (tên xã), bèn để Lãnh binh Trần Hữu Án ở lại đồn, hộ tống lương theo quân. Khi đến Bằng Hành và Ngọc Liễu (đều tên xã), giặc ở trong rừng chỗ 500, chỗ 300, chia nhau nấp bắn súng ra. Nguyễn Văn Quyền trong toán quân đi trước đốc quân sấn đánh, chém được một thủ cấp, còn thì chúng trốn cả. Thổ ti Ma Tường Huy cũng bắn chết được một tướng giặc và đoạt được khí giới, nghi trượng. Bấy giờ tiếp được thư Nguyễn Công Trứ nói quân của Trứ đến đồn Phúc Nghi, theo tả ngạn sông Ngâm (tức là Gâm), thẳng tiến. Khi qua Kim Tương, Năng Khả (đều tên xã) đều có giặc mai phục chặn đường. Thổ dõng ở đạo quân đi trước đánh chém được 1 thủ cấp, giặc liền tan chạy. Ở Như Hương (tên đất) bên kia bờ sông, báo có phó tướng giặc là Nguyễn Đình Chu từ phía Thái Nguyên, hợp với Nguyễn Quang Thiêm là em Thống chế giặc Nguyễn Quang Khải, lập ra 3 đồn và có đồ đảng hơn nghìn tên. Bọn thần hiện đang cho làm bè sang sông đánh phá đảng giặc này, rồi xông thẳng đến Côn Lôn (tên xã), san phẳng sào huyệt của Quang Khải thì mới có thể hội quân được.
Đức đem mọi tình hình tâu lên và nói: “Hai đạo tiến quân, cần phải liệu chừng độ đường, thông báo lẫn với nhau để tiến dần, lần lượt tiễu trừ rồi cùng hội quân lấy lại đồn An Biên. Rồi lại chia đường thẳng đến Vân Trung hợp sức tiễu giặc. Như vậy e không khỏi mất nhiều ngày giờ”.
Vua dụ bộ Binh rằng: “... Năm ngoái hành quân phần nhiều chậm trễ để giặc được rảnh rang, thành ra vô công, ngày nay lại đến, cần phải kiêng răn điều đó. Huống nay đạo quân Cao Bằng đánh giặc thắng luôn, hiện đương quay lại chờ ngày quây bắt. Cơ hội ấy không nên bỏ lỡ, vậy cho phép Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ đốc sức binh dõng trừ diệt cho sớm những dư đảng giặc ở lân cận, rồi thừa thắng ruổi dài, cùng các đạo hội quân, xông thẳng tới Vân Trung, bắt chém đầu đảng giặc để chuộc tội trước...”. (Trang 122-123, tập IV).
Vua dụ Nội các rằng: “Trước kia, ở Tuyên Quang, tên thủ nghịch Nông Văn Vân khởi biến, lan đến các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên. Sau, bị quan quân đánh bại, nó đã gọt đầu trốn tránh. Gần đây, nó lại họp đảng quấy rối. Nay quan quân ba đạo tiến đánh, giặc lại dám ẩn chỗ này, hiện chỗ khác, chống bên đông, đỡ bên tây. Há phải một mình tên Vân phân thân ra để chống cự được các nơi như vậy? Tựu trung mỗi nơi tất phải có một đầu đảng chủ mưu và độc lập tác chiến! Vậy truyền dụ cho Tổng đốc Tạ Quang Cự, Tham tán Vũ Văn Từ đạo Cao Bằng; Tổng đốc Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ đạo Tuyên Quang và Tổng đốc đạo Thái Nguyên Nguyễn Đình Phổ: ai nấy phải xem từ trước đến nay, nếu như có bắt sống được tên giặc nào, thì phải hỏi rõ tình hình của giặc, hay là phái nhiều người Thổ đi bí mật do thám, xem ngoài tên Nông Văn Vân ra, còn lũ Nguyễn Quang Khải, Lưu Trọng Chương, Bế Văn Cận, Bế Văn Huyền, Nông Văn Sĩ, Nông Văn Thạc, tất cả có bao nhiêu tên, tên nào ở đạo quân nào, cho chí những việc tiếp ứng, hiệu lệnh, người ta hưởng ứng ra sao, đạn dược quân nhu tìm lấy ở đâu... Cần hỏi cho đích xác rồi tâu rõ cho biết nguyên uỷ. Lại phải sai phái nhiều người Thổ trước, đi khắp nơi truyền bảo: Trừ tên nghịch Vân tội ác quá nặng, pháp luật không thể tha ra, còn từ Nguyễn Quang Khải trở xuống, nếu sớm biết hối cải, bắt hoặc giết tên Vân đem nộp, sẽ được tha hết tội trước; nếu còn mê muội, cố sức giúp nhau làm bậy, thì cái tội hùa đảng làm ác khó lọt khỏi lưới trời. Chẳng những chết đến thân mà thể nào cũng vạ lây đến vợ con, ăn năn sao kịp…”.
Lại dụ Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ rằng: “Những tên nghịch phạm ở Tuyên Quang, lâu nay còn trốn tránh, chưa bị giết, tức là công việc của các ngươi chưa xong. Lần này lại vâng mệnh đi đánh dẹp, nhận sự kí thác về quân lữ. Cơ mưu việc quân, ta tuy trù liệu nhiều phương lược, nhưng việc ở xa hàng mấy ngàn dặm, tình hình mỗi lúc thay đổi một khác, há có thể nhất nhất dự tính mà chỉ bảo trước được đâu? Nay đặc cách cho phép các ngươi được tuỳ tiện làm việc: có cách đánh dẹp, cố vỗ về, lúc tiến lên, lúc nên ngừng, cần phải trù tính kĩ và châm chước thế nào cho được đúng khớp, chủ yếu là phải mang về cho ta bốn chữ “Cập tảo thành công” thì mới khỏi phụ lòng ta uỷ thác. Lại nữa, việc binh quý ở mau chóng. Phải sớm làm kịp thời cơ, tư ngay cho hai đạo Cao Bằng, Thái Nguyên đồng thời cùng tiến. Nếu làm được cho vang dậy oai quân, đánh tan được đảng giặc, khiến chúng hoảng sợ, lẩn trốn không dám trở lại chống cự nữa, thì cũng đã là thuyết phục được lòng kẻ gian, tỏ rõ được sự trừng phạt của nhà trời. Còn tên nghịch phạm Nông Văn Vân lén sống trong rừng rú, bất tất đợi nó đã bị bắt để làm án hay chưa, cũng chuẩn cho cả 3 đạo quân được rút về hát khải ca, không nên dùng dằng ở lâu mà nhiễm lam chướng”. (Trang 128-129, tập IV).
… Lê Văn Đức - Tổng đốc đạo Tuyên Quang, tiến quân đến thôn Mã Lang, tâu về tình hình quân thứ: “… Lại nữa, đạo quân của Nguyễn Công Trứ trước hẹn do đường châu Đại Man vòng ra phía trên An Biên để chặn đường chạy của giặc. Nay Nguyễn Công Trứ bận việc mãi ở Côn Lôn, không tiện chờ mãi, nên thần đã ấn định ngày giờ chia đường tiến lên đánh lấy An Biên. Duy có việc quân lương, chuyển vận đường thuỷ, đường bộ đều khó khăn... rất lấy làm lo ngại”.
… Lại dụ Nội các rằng: “Từ khi đại binh đạo Tuyên Quang xuất phát đến nay, Tổng đốc Lê Văn Đức đã tâu báo 2 lần, còn đạo quân của Tham tán Nguyễn Công Trứ đã lâu chưa thấy tin gì, khiến ta trông ngóng phải truyền dụ cho Nguyễn Công Trứ lập tức tìm rõ tình hình để đốc thúc binh dõng sớm trừ cho xong đảng giặc ở một dải Côn Lôn, rồi tìm đường hội binh với Lê Văn Đức. Bọn Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ cần phải lưu tâm hơn nữa đến việc hộ vệ quân lương, và tìm mọi cách làm cho có nhiều lương thực, hoặc mang theo nhiều tiền bạc, bất cứ đắt rẻ, tiện đâu mua đấy, đừng để đến nỗi thiếu thốn. Thế là mưu chước hay nhất”. (Trang 135-136, tập IV).
[Tháng 4] Tham tán Nguyễn Công Trứ đạo Tuyên Quang kéo quân đến núi Bột Lĩnh, xã Vĩnh Ninh làm sớ sai người dâng lên tâu rõ tình hình gần nay lúc tiến, lúc dừng: “Từ tổng Thổ Hoàng, châu Đại Man xuất phát, đường qua Kim Tương, Năng Khả (đều tên xã) chỗ nào cũng có quân giặc ngăn trở, đã lần lượt đánh tan. Duy về hữu ngạn sông Gâm, giặc đông đến hơn nghìn tên, lập 3 đồn ở núi đất thuộc Nhự Hương, cách sông trông ngắm, thì ra bọn chúng có đến hơn nghìn người. Thần đã ngầm phái Thổ hào Bùi Đình Đặng đến đồn Đài Mãn, hiệp lực cùng Thổ ti Ma Doãn Khê mang thủ hạ thổ dõng, theo đường bộ, thẳng tiến. Rồi lại cho làm nhiều bè nứa, ở ven sông bên rừng để chờ đợi. Giặc thấy quân của Đặng vụt đến, bèn bắn súng giao chiến. Đại binh bên tả đều vượt sông, tiếp ứng. Giặc bị thương và chết nhiều, vứt cờ trống, bỏ đồn không mà chạy. Khi tiến đến núi Bột Lĩnh, giặc cũng đóng chỗ hiểm chống cự; quan quân phải chia đường đánh úp lâu mới tan, đuổi bắt được 4 tên, đã lập tức đem chém ở trước quân. Rồi phái thổ, man đi khắp mọi nơi chiêu dụ, nhưng không có một người nào ló ra. Thóc gạo thì chúng mang giấu đi hết; chỗ nào không kíp tải đi thì chúng đốt trước. Vả lại, một dải hữu ngạn, năm ngoái, quan quân chưa đi đến nơi, chỗ nào cũng có bố trí phòng bị của giặc. Trong rừng rậm đều mở lối tắt và đào hố thả chông. Ở đây, phong tục độc ác, núi sông hiểm trở còn ghê gớm hơn Bảo Lạc. Hiện nay chúng xây dựng đồn bằng đá ở núi Mã Thai và thôn Bán Dạ làm kế cố thủ. Vì gặp kì này mưa luôn, nên chưa kịp tấn công.
“Lại nữa, quân lương từ tỉnh Tuyên Quang vận theo đường bộ đến nơi quân thứ hết 19 ngày. Mỗi chuyến nhiều thì được 160, 170 phương, ít thì trên dưới 100 phương, nửa tháng đi lại đài tải không đủ ăn 3 ngày. Quân càng đi xa thì lương càng chậm trễ. Đường bộ vận tải đã khó khăn, đường thuỷ lại càng có nhiều điều bất tiện. Tất phải chia đóng làm từng đồn mà chứa dần lương lại thì mới có thể tiếp tế. Nhưng binh dõng tòng chinh, nếu cho đi giữ lương nhiều quá thì lại không đủ người, cho nên cứ phải chờ đợi dằng dai, không phải thấy đường sá hiểm trở xa xôi mà dám thoái thác”.
Vua dụ: “Giặc ấy sau khi thua vỡ tan tành, còn dám nương nơi rừng rậm, chống cự lại, thật rất đáng ghét! Nay quan quân tiến đánh được tan, bắt được tội phạm, thì rất đáng khen. Vậy thưởng thụ cho Bùi Đình Đặng, Ma Doãn Khê đều được chức Đội trưởng thuộc tỉnh, và thưởng thêm mỗi người 5 đồng ngân tiền Phi long hạng lớn. Duy về tình hình quân lương, ta đã sai bộ Binh gạn hỏi người được phái về, thì trong quân đã có vẻ thiếu ăn 2 ngày rồi, mà lương ở tỉnh tải đi còn độ 7, 8 ngày nữa mới tới nơi quân thứ. Nghe nói khiến người phải sửng sốt lo ngại. Nếu quá như lời người đó nói, thì sự thể rất là khẩn cấp! Sao không chịu tìm mọi cách, hoặc lùi lại chút ít để hộ tống lương, chờ được tiếp tế rồi hãy tiến quân? Vả chăng, lương thực trong quân là việc quan trọng biết chừng nào, thế mà sao không trình bày rõ ràng vào trong tập tấu mà phái người từ nghìn dặm về đưa tin, tựa hồ coi làm trò đùa vậy? Chẳng biết Nguyễn Công Trứ, ngươi nghĩ ra làm sao! Bây giờ ngươi phải liệu làm thế nào để cho đường tiếp lương chắc chắn không bị ngăn trở. Phải cùng với Lê Văn Đức hai bên tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Còn việc tuỳ cơ lúc tiến, lúc ngừng, khi đánh dẹp, khi phủ dụ, thì ta cũng không hạn định là trong tuần trong tháng phải xong, miễn là làm thế nào mang về cho ta hai chữ “thành công” để thoả lòng trông mong mà thôi”.
Vua lại cho rằng Trứ hành quân ở đạo khác, mỗi khi có đệ tập tấu, lại phải tự mượn ấn triện của Thự Bố chính Tuyên Quang, không khỏi chậm trễ. Vậy sắc sai quan phần việc chế cho Trứ cái ấn quan phòng “Tham tán tiễu bộ quân vụ” để khi có tập tấu riêng thì dùng. Còn khi đệ sớ hội hàm với Lê Văn Đức thì dùng một ấn quan phòng “Tổng đốc quân vụ”.(Trang 142-143, tập IV).
[Tổng đốc Lê Văn Đức thu phục được đồn An Biên].
Vua dụ: “Quan quân đi lần này, hăng hái giết được giặc, thu phục được đồn An Biên, rất đáng khen…
“Về đạo quân của Tham tán Nguyễn Công Trứ, đã có dụ sai tìm đường hội quân với nhau. Vậy ngươi phải trù tính thế nào, làm cho đúng khớp để chiến công được mau chóng hoàn thành. Thảng hoặc sự thế có cần rộng thêm ngày tháng, thì ta cũng không giục giã đốc trách. Không để vua cha phải lo lắng, đó là tấm lòng thành thực của ngươi là tôi con”. (Trang 145, tập IV).
Đạo quân của Tham tán Nguyễn Công Trứ thuộc đạo Tuyên Quang tiến đóng ở xã Vĩnh Khánh, được tin quân giặc mưu chặn đường tiếp lương, Trứ đang đêm sai người đi tuần thám, thấy một toán từ thôn Bắc Mân lẻn ra phía sau quân ta, bèn lập tức sai thuộc hạ là lũ Nguyễn Quang Diệu mang 200 thủ hạ dõi theo. Giặc nấp chỗ rậm, bắn súng ra. Diệu sấn đến, chém được một thủ cấp và bắt được một tên. Giặc bèn trốn chạy.
Trứ làm trạng tâu nói:
“Từ chỗ quân thứ đến Côn Lôn, quân đi hết 4 ngày đường mà lương quân thì đã hết. Lương ở tỉnh tải đến bằng đường bộ, một chuyến chỉ ăn được một ngày, hôm sau lại hết. Đã cho đi tìm kiếm đổi mua, đều không được. Vả lại, giặc vẫn ỷ vào thế hiểm của Côn Giang, ta nên phải đề phòng. Nếu vội tiến sang qua sông mà đường tiếp lương bị nghẽn thì lầm lỡ không phải nhỏ. Hiện đương sức Thổ ti là bọn Ma Doãn Dưỡng, Ma Doãn Thản, đến các động Man, hễ thấy có chứa thóc, thì liệu lấy mà trả tiền. Nếu tìm được đủ 5 ngày lương, thì quân mới có thể tiến được. Vì thế còn nán lại để chờ”.
Vua dụ: “Đảng giặc âm mưu triệt đường tiếp lương của ta, mà quan quân vào sâu nơi hiểm, ra sức đánh lui được giặc, cũng là đáng khen. Nay thưởng thụ Nguyễn Quang Diệu làm Đội trưởng thuộc tỉnh và cấp cho tấm “Thưởng công ngân bài”. Còn việc lương quân, ta trước đã đốc sức làm khẩn cấp rồi. Ngươi nên nghĩ cách khi tiến, khi ngừng, thế nào cho trúng cơ nghi là được”. (Trang 147-148, tập IV).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2013, 09:17:20 pm gửi bởi Noitraitim » Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 07:10:21 pm »

Sách Đại nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần III) tiếp

Vua phê: “…Vả, nay đảng giặc luôn bị thua đau, là lúc ta có thể thừa thế. Hơn nữa, đạo Tuyên Quang, quân Lê Văn Đức đã đến An Biên, quân Nguyễn Công Trứ đương tiến thẳng vào Côn Lôn; Trần Đình Di, Nguyễn Văn Ưng ở Thái Nguyên đều được phép tìm đường, hợp quân với Nguyễn Công Trứ để làm thanh thế cứu viện và ấn định nhật kì, xông vào sào huyệt Vân Trung. Các ngươi: Tạ Quang Cự, Vũ Văn Từ và Lê Đạo Quảng cần nên khích lệ tướng sĩ thừa dịp thắng, trừ diệt cho sớm hết ngay những dư đảng giặc ở lân cận, rồi tư cho bọn Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ hẹn nhau ba đạo quân cùng tấn công cốt sao vạn toàn và tất thắng, nếu phải kéo dài đến hàng tuần, hàng tháng ta cũng không trách”. (Trang 151, tập IV).
Lê Văn Đức, Tổng đốc đạo Tuyên Quang, đóng quân ở đồn An Biên, đem tình hình giặc và việc quân nhu thiếu thốn làm sớ tâu nói:
“…Tham tán Nguyễn Công Trứ báo rằng đạo quân ấy cũng thiếu lương, đã phải ăn khoai rừng, rau núi, và bất đắc dĩ sắp phải chuyển sang tả ngạn để tìm lương ở vùng ven sông. Thần đã khẩn cấp tư cho Công Trứ phải gấp đến An Biên, hội họp trù tính cho khỏi lỡ việc. Thiết nghĩ hai đạo tiến quân chỉ vì lương thực không kế tiếp, đến nỗi phải chậm lại, chẳng khác nào cứ phải dừng quân lại chờ từng miếng cơm, thực rất lấy làm lo sợ”.
Vua dụ bộ Binh rằng: “Việc hành binh thì lương thực là món rất quan trọng. Nay chuyên chở khó khăn như vậy thì có lí nào quan quân đói bụng mà giết được giặc? Vậy truyền dụ cho Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ khi tiếp được dụ này phải xét ngay số quân lương hiện tại, nếu tỉnh đã vận đến tạm được đủ dùng, có thể tính bước tiến thủ được, cho phép tuỳ tiện làm việc, một mặt tâu rõ, một mặt tiến quân. Lại tư cho các đạo quân Cao Bằng, ấn định ngày hội tiễu. Nếu quân nhu còn thiếu thốn, chưa tiện tiến hành được, thì đều cho rút quân hiện mang theo về tỉnh thành Tuyên Quang nghỉ ngơi, chờ chỉ sẽ tính đến cuộc tiến sau...”. (Trang 153, tập IV).
[Tháng 4] Phát thuốc men cho quan quân các đạo Nam Kì, Bắc Kì. Quân thứ Gia Định: 1 lọ thuốc tây trị sốt rét, 6 lọ dầu thuốc tây chữa vết thương, 3 thỏi thuốc cao tây chữa vết thương. Quân thứ Trấn Tĩnh, quân thứ Lê Văn Đức, quân thứ Nguyễn Công Trứ ở Tuyên Quang và quân thứ Thái Nguyên: mỗi nơi được 1 lọ thuốc tây trị sốt rét, 2 lọ dầu thuốc tây chữa vết thương và 1 thỏi cao thuốc tây chữa vết thương. Quân thứ Cao Bằng: 1 lọ thuốc tây trị sốt rét, 3 lọ dầu thuốc tây chữa vết thương, 1 thỏi cao thuốc tây chữa vết thương. (Trang 158, tập IV).
Nguyễn Công Trứ, Tham tán đạo Tuyên Quang, đóng quân ở hữu ngạn sông Côn Lôn dâng sớ nói: “Quân đi chậm trễ, chỉ vì cớ thiếu lương. Nay lại gặp nắng dữ, trong quân theo nhau mà ốm; lại sắp đến tiết tiểu mãn, kì mưa, sông ngòi nước lớn không tiện đi lại, thực sợ chưa xong được việc. Thiết nghĩ: An Biên ở vào khoảng giữa tỉnh Tuyên Quang, là nơi việc công, việc tư, đường thuỷ, đường bộ tất phải đi qua một khi để sa sẩy, thiệt hại không phải là nhỏ. Hơn nữa, giặc Vân có Quang Khải và Trọng Chương làm vây cánh. Đại binh ta thẳng tiến phía mặt, thì hai bên tả, hữu chúng khép lại đánh úp ở phía sau. Lại thêm Trọng Chương ở gần kề ngay An Biên, sẽ thừa lúc sơ hở mà ngăn chặn, làm cho đường sá bị nghẽn. Cân nhắc nặng nhẹ thì An Biên là nơi cần cấp. Nghĩ nên lần lượt trù tính mà làm mới được vạn toàn. Xin trước hết xếp đặt An Biên, chứa lương thực làm kế lâu dài, để cho hạng dân a tòng biết có chỗ dựa, mới chịu ló đầu ra. Rồi phi tư cho Hưng Hoá chiếu theo địa hạt, phòng thủ ngăn chặn. Ma Doãn Bồi ở Tụ Long thì điều nhiều binh dõng, theo lối Hạ Giáp (tên đất) mà đến. Biền binh thì một toán do Thu Châu, một toán do Đường Lâm, hai mặt giáp công. Như vậy, giặc Chương, giặc Tuyên không chạy trốn được, sẽ phải bị bắt. An Biên đã có cái lo ngại ở phía tả thì ta có thể chuyên chú đến Bảo Lạc, rồi sau tuỳ cơ mà đánh dẹp hoặc vỗ về. Nếu cứ một niềm mê muội, phái một toán quân ra trước ở những chỗ gần An Biên, rồi nay ra An Định, mai vào Du Gia, đốt nhà cửa, đuổi nhân dân, khiến họ chạy vạy mệt nhọc, không rỗi cứu cấp lẫn nhau, thì trong đó tất sẽ có kẻ oán trách mà sinh biến.
“Hai đạo quân Cao - Thái cũng xin cho lập đồn và liệu đặt quân lính đóng ngăn chặn ở những nơi xung yếu, còn bao nhiêu quân lính thì cho về nghỉ ngơi. Chờ đến cuối thu, nước cạn, sẽ hẹn nhau nhất tề hội quân, săn bắt đến cùng, tướng giặc Vân không còn trốn đâu được nữa”.
Vua dụ bộ Binh rằng: “Vừa rồi, cứ như Lê Văn Đức, tâu báo quân nhu thiếu thốn thì đã có chỉ cho liệu lượng sự việc và tình thế, có thể tiến được thì tiến, nếu chưa tiện thì cho lập tức rút quân về. Nay lại theo tình hình Nguyễn Công Trứ đã tâu, thì hiện nay việc tiến đánh chắc cũng chưa nắm vững phần thắng. Vậy truyền cho Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ và hai đạo Cao - Thái lập tức rút quân về tỉnh thành nghỉ ngơi, chờ chỉ. Lê Văn Đức phải liệu lưu thổ ti, thổ dõng ở lại An Biên để đóng giữ và chứa lương thực ở đấy. Còn các đạo quân khác đều phải liệu đặt đồn, phái binh dõng đóng giữ ở những chỗ hiểm yếu”. (Trang 160-161, tập IV).
Cho Thổ tri huyện Hàm Yên, gia làm Thổ tri phủ là Nguyễn Văn Biểu, làm Thổ tri phủ và đổi đi lĩnh châu Đại Man.
Châu Đại Man, từ khi giặc Khải nổi loạn, thổ ti, thổ dân chưa có sự thống thuộc. Biểu khéo vỗ về, khuyên bảo, được nhiều người tin nghe.
Còn châu Hàm Yên ở ngay cạnh tỉnh thành và đã có Huyện thừa làm việc. Vì vậy Tham tán Nguyễn Công Trứ đem cớ này tâu xin. Vua y cho. (Trang 171, tập IV).
Đạo quân Tham tán Nguyễn Công Trứ ở Tuyên Quang chuyển sang tả ngạn sông đến đồn Phúc Nghi, dâng sớ nói:“Được tin giặc Chương, giặc Tuyên ở Lục Yên kéo lũ lớn đến thành Chiêm An, Long Đồ, chặn đường tiếp lương của An Biên; nếu không diệt chúng được sớm, thì đường [tiếp lương] thuỷ và bộ đều nghẽn cả. Cân nhắc việc nên làm trước làm sau thì Lục Yên là cấp, Côn Lôn là hoãn. Thần đã tư khẩn cấp cho Tổng đốc Lê Văn Đức sức ngay cho Lãnh binh Đoàn Văn Cải chuẩn bị sẵn thuyền bè ở chỗ đối ngạn với An Long. Rồi thần đích thân mang quân bản bộ, tiện đường rảo đến Thu Châu, xông thẳng đến sào huyệt giặc Chương, đánh vào chỗ nhất định chúng phải cứu, thì An Long tự khắc giải được nguy. Đoàn Văn Cải nếu thấy giặc ngấm ngầm di chuyển, lập tức vượt mau sang sông, thừa thế mà đánh, có thể thắng lợi hoàn toàn. Lục Yên đã bình, sẽ quay về An Biên, hội nhau làm việc”.
Vua dụ: “Trời hè đến kì nóng dữ, quan quân không tiện ở lâu. Đã có dụ sai các đạo quân rút về tỉnh thành nghỉ ngơi. Vậy cho phép tuân dụ trước mà làm”. (Trang 175, tập IV).
[Tháng 5] Tham tán Nguyễn Công Trứ đạo Tuyên Quang đánh phá đảng giặc ở Lục Yên. Trước đây, Trứ đến châu lị Thu Châu, tiếp giới với châu Lục Yên, nghe biết tướng giặc Hoàng Trinh Tuyên tập hợp 500 đồ đảng đóng ở thôn Mường, dựa chỗ hiểm cố thủ. Trứ bèn phái binh dõng sấn đến đánh phá đồn giặc, chém được 4 thủ cấp, thu được khí giới, đốt kho tàng, doanh trại của giặc. Thổ ti Lương Bá Tư (là con Lương Bá Tuyển) Thổ tri châu Thu Châu, gia hàm Tuyên uý đồng tri, đi tòng chinh rất đắc lực, đã thưởng trước cho 5 đồng ngân tiền Phi long hạng lớn. Vừa đó tiếp được dụ chỉ, Trứ lập tức dẫn quân về Tuyên Quang rồi làm sớ tâu.
Vua phê: “Trong khi đem quân trở về, nhà ngươi còn giết tan được giặc. Khi xem tờ tâu, khiến người nức lòng đôi chút!”. Bèn xuống dụ rằng: “Chuyến hành quân này chỉ vì đường lương không kế tiếp, đã sắp mang quân về mà còn hăng chút sức thừa, giết được giặc, chém được thủ cấp. Tuy chỉ là cuộc thắng nho nhỏ, nhưng cũng đã làm cho giặc hoảng, nức tiếng quan quân. Nay thưởng cho Nguyễn Công Trứ gia quân công kỉ lục một thứ. Lương Bá Tuyển, cha của Lương Bá Tư, trước sau đã xuất lực vì triều đình, nay con là Tư lại giết giặc, lập công, thì ban thưởng cho một tấm áo trận bằng nhung vải.
“Còn đối với những người đã ra thú và các thủ hạ mang theo, nên xử trí cho khéo. Nếu có những kẻ tình nguyện vui lòng tòng quân thì liệu để lại một vài trăm ở tỉnh cấp cho tiền, gạo, để sai phái; còn bao nhiều chia về các đồn, mỗi nơi dăm ba chục tên, có quan quân xen vào để kiềm thúc, khiến cho họ gìn giữ lẫn nhau, ngõ hầu không sinh làm bậy”. (Trang 183, tập IV).
Đảng giặc ở Lục Yên tỉnh Tuyên Quang tràn xuống địa phận xã Bảo Ái thuộc Thu Châu. Thổ tri châu Lương Bá Tuyển xin quân cứu ứng. Bố chính Trần Văn Trung, Án sát Nguyễn Huy Chiểu nói với Tổng đốc Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ, phái 300 biền binh đang trú phòng, đi ngăn chặn, rồi làm sớ tâu.
Vua dụ bộ Binh rằng: “Lũ giặc ấy đã nhiều lần bị quan quân đánh tan, mà bọn ở Lục Yên vừa bị Nguyễn Công Trứ đánh phá một chuyến tưởng chúng đã khiếp oai xa trốn, ẩn tích núi rừng; thế mà, nhân lúc quan binh rút khỏi, lại dám lẻn đến sinh sự, thực rất đáng ghét! Tuyên Quang là một kiêm hạt dưới quyền thống trị của Lê Văn Đức. Hiện nay Đức còn đang ở đó, lại không nhận việc đó là trách nhiệm của mình mà lại tự đệ tập tâu, là thế nào? Phải dụ sai Đức hãy ở lại Tuyên Quang, phái thêm binh dõng sung sức để hiệp lực đánh giết toán giặc ấy, bao giờ cho thực hết mới được tuân dụ trước, về lị sở nhận chức”.
… Vua lại sai bộ Binh truyền dụ cho Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ rằng: “Toán giặc ấy chưa trừ, cũng là công việc các người chưa xong. Vả, trước đã uỷ cho việc quân, hai lần cầm quân đi đánh dẹp đều không trừ được hết giặc! Nay nhân có việc, mang quân về, hiện còn ở Tuyên Quang thế mà đã phó mặc ngoài tai, không để bụng nghĩ đến, là ý nghĩ thế nào? Giả sử nói rằng vừa mới về đến tỉnh, còn chờ chỉ, chưa dám tự tiện sai phái, nhưng ngày nào chưa rời cái ấn quan phòng tổng đốc, tham tán ra thì ngày ấy vẫn còn trách nhiệm, sao được ngồi nhìn giặc cướp tràn lan, điềm nhiên không lo nghĩ, mơ hồ thực chẳng có định kiến gì.
“Vậy nay cho phép đều kiểm điểm lại số binh dõng thủ hạ của mình, hẵng lưu lại đó mà tuỳ cơ đánh dẹp. Nếu bọn giặc tràn xuống, cách tỉnh thành không xa, thì hoặc nên phái một đạo kì binh ngầm chặn phía sau, rồi đại binh thẳng xông phía trước, làm chúng đầu đuôi không cứu được nhau, không lối thoát chết; hoặc nên làm thế nào mà ra quân kì chiến thắng địch, đánh giết một trận thực dữ. Giả sử chưa đến thẳng được Vân Trung, san phẳng sào huyệt, thì cũng nên hết lòng xử trí, tìm mọi cách chiêu dụ vỗ về những người dân quy thuận với mình ở gần miền và phái binh dõng đi phòng ngự, để bọn chúng không dám trở lại quấy nhiễu. Có như thế mới tạm chuộc được lỗi trước...”. (Trang 194, tập IV).
[Tháng 5] Tổng đốc đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Theo sự dò xét nhiều lần, thì thổ phỉ các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, đều có kẻ hùng trưởng mà lấy nghịch Vân làm chủ, châu Bảo Lạc thì Ma Sĩ Huỳnh, Nguyễn Doãn Cao, Nông Văn Nghiệt, Nông Văn Hải, Nông Đình Bành; Vị Xuyên thì có Nguyễn Thế Nga và con là Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Thế Thọ, Nguyễn Thế Ngũ cùng đồng đảng là Nguyễn Thế Chiến, Nguyễn Thế Nho, Ma Tường Quỳ; Đại Man thì có Nguyễn Quang Khải và em là Nguyễn Quang Thiêm, cùng tên giặc Thái Nguyên đang trốn là Nguyễn Đình Chu; Lục Yên thì có Lưu Trọng Chương, Hoàng Trinh Tuyên, Hoàng Kim Quỹ. Đó là chỉ kể những đứa kiệt hiệt ở trong bọn giặc, còn bọn thổ ti, thổ mục không ra thú để theo đi đánh trận thì đều là vây cánh của chúng. Lại có những người Kinh phải tội, trốn đi các châu, làm chim mồi, chó săn cho giặc. Đã tìm nhiều cách hiểu dụ mà chúng vẫn một mực ngoan ngạnh mê muội, cuối cùng vẫn không tỉnh ngộ hối cải, cho nên những người dân mọn không thể không theo được. Còn những đồ khí giới chúng dùng thì lại do thói quen hung ác của thổ dân: phàm là trai tráng đều có súng điểu sang, diêm tiêu, lưu hoàng, than và chì, những thứ ấy hầu được coi như những vật thường dùng hằng ngày. Đến khi cần, đều tự tay chúng chế lấy, dùng rất dồi dào. Những lương thực cần dùng thì do đất núi các châu đều có thể trồng cấy, thóc lúa do đấy cũng khá phong phú. Chúng đến đâu cũng đe doạ nhân dân người chịu ép theo thì chúng bắt cung ứng để dùng, người nào trốn tránh thì chúng cướp bóc của cải để sung vào quân dụng. Tình hình đảng giặc như thế, mà đường rừng nhiều ngách, lương tải khó khăn, tất phải tập hợp binh dõng cho hùng hậu, đợi đến mùa thu, chia làm 3 đường tiến đánh: 1 đường do Vị Xuyên, 1 đường do Lục Yên, 1 đường do Đại Man, theo thứ tự tiến tiễu. Đến đâu cũng tuỳ theo cơ nghi mà làm, khiến không có sự lo ngại ở sau, mới mong được việc”.
Vua dụ rằng: “Xem tờ tâu, ta đã rõ hết. Duy căn cứ vào lời tâu của tỉnh Tuyên Quang trước đây, thì quân giặc ở Vị Xuyên, Đại Man lén xuống cướp bóc. Ấy là việc cần trước mắt, chớ nên để ngoài lòng. Các ngươi nên một phen đánh mạnh, cho nó kinh sợ. Còn việc xin đến mùa thu, tiến thẳng vào sào huyệt của chúng thì đợi sau sẽ xuống chỉ cho làm”. (Trang 202-203, tập IV).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2013, 09:17:56 pm gửi bởi Noitraitim » Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 07:10:48 pm »

Sách Đại nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần III) tiếp

Bố chính Trần Văn Trung và Án sát Nguyễn Huy Chiểu ở Tuyên Quang tâu nói: “Toán giặc Đại Man ở địa phận xã An Lang và xã Vi Sơn, do Đội trưởng Ma Doãn Đô, Ma Doãn Dưỡng, Ma Doãn Khê cùng Thổ ti là Ma Doãn Thản đem lính dõng chặn đánh. Chúng đều chạy tan. Toán giặc Lục Yên nghe nói quân tỉnh tiến đến, cũng liền lén trốn, không dám quấy nhiễu Thu Châu nữa”.
Vua bảo bộ Binh rằng: “Xem tình hình thế thì đủ biết nó cũng không tài giỏi gì, duy có điều là nay ẩn mai hiện, lén lút bất thường. Đó là thói quen của Man, Lạo! Vậy, truyền dụ cho Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ liệu tính tình thế, nếu thực quả đã yên lặng, thì nên liệu để binh dõng đóng lại và nghiêm sức cho thổ ti sở tại theo địa hạt, phòng giữ ngăn chặn. Rồi theo dụ trước, đều vệ lị sở cũ, cung chức. Còn Ma Doãn Đô, Ma Doãn Dưỡng, Ma Doãn Khê đều cho thăng thụ Chánh đội trưởng; Ma Doãn Thản thưởng thụ Đội trưởng, cho mỗi người 1 chiếc áo trận bằng bông”. (Trang 204, tập IV).
Nguyễn Công Trứ vừa về đến Hà Nội, tiếp được dụ trước nghiêm quở. Trứ tâu xin về ngay Hải Phòng, đổi vát 3.000 biền binh, tuyển lựa những tay thủ hạ sung sức, tu bổ chiến cụ, độ trong một tuần lại đến Tuyên Quang, hội đồng với Lê Văn Đức, tuỳ cơ đánh giặc.
Vua sai truyền dụ Công Trứ rằng: “Bọn giặc ấy nay đã tan vỡ. Chuẩn cho ngươi ở lại tỉnh, làm việc như cũ: quân nghỉ, dân yên, trong cõi được yên ổn, khiến cho chỗ căn bản được vững vàng trước. Bảo Lạc nhỏ mọn, một trận sẽ dập tắt ngay, không cần đi nữa để làm nhọc quân sĩ”. (Trang 212, tập IV).
[Tháng 6] Sai Thự Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ hiệp cùng Tổng đốc Ninh - Thái là Nguyễn Đình Phổ đi tiễu thổ phỉ. Trước đây, Phổ được tin báo bộ biền Thái Nguyên bị giặc đánh thua, liền phái quyền sung Phó Lãnh binh Nam Định là Lê Phúc Sơn, Quản cơ cơ Tiền Nhuệ là Tôn Thất Loan đem 500 biến binh và 6 thớt voi trận, cùng Quản phủ phủ Thiên Phúc là Phạm Hữu Cao đốc thúc lính phủ và thổ dõng, chia đi những nơi tiếp giáp giữa Kim Hoa, Yên Lãng, Bình Toàn, góp sức quây đánh. Sau đó lại nghe báo cáo ở Thuận An có một toán giặc hơn 800 tên, nổi lên tại tổng Quỳnh Bội, huyện Gia Bình, lại phái Phó Quản cơ cơ Cự uy là Nguyễn Văn Kim đem quân và voi đi tuần tiễu tầm nã và phi báo cho tỉnh Hải Dương hội quân đánh bắt. Rồi làm sớ đem việc tâu lên.
Vua bảo Nội các rằng: “Gần đây cứ như tin tâu báo của tỉnh Sơn Tây thì trong tỉnh có đến ngót 5000, 6000 giặc quần tụ, sau khi bị quan quân đánh giết một trận, chạy tản ẩn núp ở miền rừng Bắc Ninh, Sơn Tây còn nhiều! Nay Thự Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ đã khải hoàn, về đến tỉnh, lại xin đi Tuyên Quang để bắt giặc. Vả, toán thổ phỉ Tuyên Quang đã tản mát, lùi vào rừng sâu, không cần phải đi đánh nữa. Vậy truyền dụ cho Nguyễn Công Trứ đem ngay hơn 1000 binh dõng mang theo đó, tiến gấp đến chỗ giáp giới giữa hai tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây, rồi tham tán quân vụ hiệp với Nguyễn Đình Phổ, tuỳ cơ đánh bắt, cốt sớm dẹp yên. Lại truyền dụ cho Nam Định và Hà Nội phái Quản vệ hay Quản cơ mỗi tỉnh 2 người và 1000 quân đi theo Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ điều khiển...”. (Trang 222-223, tập IV).
[Tướng giặc Tuyên Quang là Nông Văn Vân và Bế Văn Cự lại tụ tập quân Thổ cướp lấn địa hạt Thông Nông, Cao Bằng].
[Vua dụ] sai Thự Tổng đốc Nguyễn Công Trứ, đem số binh dõng vẫn quản lãnh tiếp viện Cao Bằng, vẫn sung làm Tham tán quân vụ. Trước Trứ đã có chỉ cho hiệp sức với Nguyễn Đình Phổ đi tiễu toán giặc ở chỗ giáp giới Sơn Tây - Bắc Ninh. Vua cho rằng dư đảng bọn phỉ Thanh Ba đã trốn vào rừng núi, mà tìm báo về biên giới Cao Bằng rất khẩn cấp, cho nên có lệnh sai này. (Trang 249, tập IV).
Tổng đốc Ninh - Thái, Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Trước đây vâng mệnh đem quân và voi đi đến miền rừng giáp giới Sơn Tây, nghe nói lũ giặc đã bị quan quân các đạo đánh tan, bọn thần chẳng tiện ở lại, đều đã về lị sở cung chức. Duy nay, bọn giặc Cao Bằng chắc đã kéo đến Tiêm Lĩnh, dựa hiểm, cố giữ; nếu quân 3 đạo không đồng thời cùng tiến thì chưa dễ thu được công hiệu. Chỉ có điều là nay đang mùa mưa, sông, suối nước lên đầy, nên chưa dám xin”. Vua xuống dụ rằng: “Ngươi, Nguyễn Công Trứ, đã có chỉ đi gấp Cao Bằng để cứu viện. Nay, một đạo đại quân ấy chắc đã tập hợp đông đủ. Quân giặc thể tất chẳng đánh cũng tan, Cao Bằng có thể lấy lại ngay được. Và, kì này nước lũ dẫy lên, 3 đạo tiến quân thấy rất chưa tiện, để đến cuối mùa thu, sẽ lại xuống chỉ cho làm”. (Trang 261, tập IV).
[Tháng 7] Cho: Nguyễn Công Trứ làm Tham tri bộ Binh, Tuần phủ Hải Dương, vẫn thụ lí ấn quan phòng Tổng đốc Hải - Yên…
[Cũng trong tháng 7] Tham tán Nguyễn Công Trứ đem hơn 1500 binh dõng từ Hải Dương tiến lên tiếp viện Cao Bằng. Khi qua Bắc Ninh, nghe tin Thái Nguyên có giặc, Nguyễn Đình Phổ đã đem binh đến đánh, bèn dâng sớ nói: “Toán giặc Cao Bằng, chỉ từ Tiêm Lĩnh trở lên, dựa hiểm cố giữ, đã có Tổng thống Tạ Quang Cự và lũ Lãnh binh Nguyễn Tiến Lâm, Đoàn Văn Cải, đại đội quan quân đủ giúp vào việc đánh dẹp. Duy có địa thế Thái Nguyên, một mặt từ Định Châu rẽ ngang sang Đại Man thuộc Tuyên Quang, một mặt từ Bắc Cạn đi rẻo qua Bạch Thông, Cảm Hoá, thông lên Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang, lại có một đường đi từ Linh Quang, Linh Mai giáp đồn Gia Bằng, thông đến Tiêm Lĩnh thuộc Cao Bằng. Đường rừng nhiều ngách, mà biền binh do Nguyễn Đình Phổ đem đi chỉ có hơn 1000 người, nếu nhằm Bắc Cạn mà tiến công thì toán giặc ở Định Châu có thể ập lại ở phía sau; nếu chỉ chẹn giữ các đường ở Định Châu và Gia Bằng, thì giặc Bắc Cạn thế tất lan tràn, mà quan quân ở Lạng Sơn cũng chưa thể vượt Tiêm Lĩnh, lấy lại Cao Bằng được. Cân nhắc sự hoãn, cấp, thì Thái Nguyên lại là khẩn cấp hơn. Vậy xin lấy số binh dõng đương đem theo, đi gấp ngày đêm, đến hội với Nguyễn Đình Phổ, chia đường tiến đến Bắc Cạn; một đạo do Gia Bằng đến Tiêm Lĩnh, đánh phá quân giặc ngăn đường; một đạo do Bạch Thông, Cảm Hoá đến thẳng Bằng Thành, Cổ Đạo tiến vào bức bách giặc. Như vậy, thiết tưởng đạo quân Lạng Sơn cũng dễ đủ sức làm việc mà Cao Bằng sẽ có thể sớm lấy lại được”.
Vua dụ rằng: “Ngươi nghĩ thế cũng có lẽ, nhưng kì này đương độ mưa nhiều, quân đi không tiện, nếu vội tiến thì chưa phải là kế vạn toàn. Chuẩn cho ngươi hãy đến bàn với Nguyễn Đình Phổ, cốt sao đánh giết cho kì hết thổ phỉ Thái Nguyên để làm thanh thế tiếp viện cho đạo quân Cao Bằng. Việc yên rồi, đều cho về tỉnh nghỉ ngơi, đợi đến cuối mùa thu sẽ lại cất quân cũng được”. (Trang 270-272, tập IV).
Tham tán Nguyễn Công Trứ từ Bắc Ninh tiến lên Cao Bằng, làm việc đánh dẹp.
Vua được tin, bảo bộ Binh rằng: “Nguyễn Công Trứ trước đã làm tập tấu xin đi hội tiễu với Nguyễn Đình Phổ, đã được chuẩn y lời xin; thế mà Trứ không cứ ở lại đợi chỉ, đã vội ra đi, há chẳng luống những nhọc nhằn về sự đi lại? Nay, một đạo Lạng Sơn đã có đại binh của Tổng thống Tạ Quang Cự, hiện nay chắc đã đến tỉnh, đủ giúp nên việc. Vậy, nên truyền chỉ cho Nguyễn Công Trứ: nếu tiếp được tờ dụ sau thì quay trở lại Bắc Ninh, xét ngay xem bọn phỉ nổi lên những đâu ở Gia Bình, nếu bọn Đào Văn Nghị và Tôn Thất Loan chưa đánh giết được hết, thì chuẩn cho đem quân đến hội tiễu tại chỗ, trước phải dập tắt lũ ấy, rồi lên đường đến họp với quân Nguyễn Đình Phổ, lại bắt và chém cho hết sạch toán dư đảng Thái Nguyên. Thế thì công Nguyễn Công Trứ không nhỏ vậy”.
Trứ đến Lạng Sơn, lại dâng sớ tâu nói: “Hai tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang sự thế khác nhau. Địa thế Cao Bằng hơi chật hẹp. Những tên còn thuỷ chung với giặc Vân chỉ có tên Cận, tên Huyền mà thôi. Địa thế, Tuyên Quang rộng rãi, núi non đều có thể đóng giữ. Đại Man thì có anh em tên Quang Khải, Vị Xuyên thì có bố con tên Thế Nga, Lục Yên thì có tên Chương, tên Tuyên, đều là hùa nhau làm ác, cậy mạnh vì có thế kiên cố. Trước kia, thổ phỉ Sơn Bắc tụ tập có đến hàng vạn, dẫu đã bị quan quân một phen đánh cho thua đau, nhưng mà những tên đầu sỏ còn nhiều, tản đi Lục Yên. So sánh như thế thì Tuyên Quang còn khó hơn Cao Bằng. Trước đây, chỉ vì đường vận tải lương thực khó khăn, nên mới phải vâng mệnh rút quân về. Ngày đêm toan tính, chỉ có cách lấy lương của giặc mà đánh giặc thì mới được. Vả, hạt ấy đều là ruộng núi, tháng 9 trở đi, chính là lúc lúa mùa đã chín. Thóc lúa đều để ở ngoài đồng, đến đâu cũng có thể lấy lương ở đó mà ăn, không lo thiếu thốn. Tưởng nên nhằm hạ tuần tháng 8, quân 3 tỉnh nhất tề tiến đánh, thì tên giặc Vân ngu dại kia khó lọt lưới được. Tuyên Quang đã yên, thì hai tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên có thể làm được dễ dàng. Lại nghe nói Cao Bằng có người thổ hào là Ma Ngọc Lí đánh nhau với giặc luôn, giặc chẳng dám đóng ở tỉnh thành, phải chia nhau núp ở rừng rú. Nhưng đó là tin nghe đồn, chưa rõ hư thực. Vậy xin lập tức đi đến để xem cơ hội, nếu có thể tiến tiễu thì lấy đường thẳng tiến, nếu phải đợi đến cuối mùa thu sẽ hội tiễu, thì xin để một số binh dõng ở lại đóng giữ, rồi quay về Sơn Tây, hội với Tổng đốc Lê Văn Đức bàn bạc cách làm, để cho công cuộc được trọn và chuộc tội trước”.
Vua phê bảo rằng: “Ngươi đã đến đó nên tìm kế lấy lại Cao Bằng để yên lòng người. Còn việc cuối thu hội tiễu, đợi sau sẽ xuống chiếu chỉ cho làm”. (Trang 274-275, tập IV).
Đạo quân của Tham tán Nguyễn Công Trứ tiến đến quân thứ Lạc Dương. Trước đây, lũ Nguyễn Tiến Lâm đã thua lui về, giặc đem hơn 6000 đồ đảng vây quanh bốn mặt. Chợt thấy Trứ dẫn quân đến, chúng liền lên núi, tìm chỗ hiểm, đóng giữ. Trứ bèn dâng sớ nói: “Số người trong quân có đến ngót 4500, mà gạo lương chỉ có hơn 300 phương, không đủ ăn trong 3 ngày. Còn số lương ở Lạng Sơn để tải theo đường bộ đến quân thứ, đi bình thường cũng phải 4 ngày, nếu gặp mưa lụt thì chẳng có hạn nào! Số gạo mua ở Thất Toàn từ trước đến nay cũng không được mấy. Nay kéo quân thẳng tiến đến, nếu mọi mặt đều được thuận lợi thì việc tiếp tế lương thực cũng còn khó khăn, ví bằng mưa gió ngăn trở càng thấy không tiện. Vả, năm ngoái, 3 tỉnh hội tiễu, quân Thái Nguyên đã đến Vụ Nông, quân Sơn Tây đã đến Ngọc Mạo, cho nên đạo quân Lạng - Bình dễ được thành công. Nay quân hai tỉnh còn đợi đến cuối mùa thu, để cho quân giặc hợp sức lại, chọn chỗ hiểm mà chống đánh. Vả, quân số để lại, xông pha lam chướng đã lâu, lại cảm mạo khí rừng núi, và bị thua trận thì cũng chẳng phải là quân đắc lực. Những tình hình như thế, nghĩ đi nghĩ lại chưa biết nên làm thế nào cho ổn!”.
Vua dụ rằng: “Thế giặc ngày càng lan rộng, quân ta tiến đánh không thể nửa chừng thôi được. Vậy, Nguyễn Công Trứ, ngươi đã được uỷ thác việc quân nặng nề thì bao nhiêu mưu cơ ở trong quân phải nên nhận đúng, nhằm to mà làm. Thế mà một việc lương quân, lại lấy làm khó khăn về sự mua ở dân không được là mấy, quân ta tiến lên, thế khó tiếp tế. Vậy thì giặc có hơn 6000 đồ đảng, chúng có tích trữ gì, mà từ bấy đến nay, chúng lấy ở đâu, sao không thấy thiếu thốn? Thực bởi ngươi không chịu để tâm một chút nào, làm phụ lòng ta uỷ thác nhiều lắm! Muôn một xảy ra lỡ làng điều gì thì đổ lỗi cho ai được? Nay đại binh của Tổng thống Tạ Quang Cự chắc đã đến đông đủ, mà lũ Nguyễn Hữu Đĩnh, Ma Ngọc Lí ở Cao Bằng cũng đã tập hợp thổ dõng để đợi quan quân. Cái cớ tiến thủ cũng dễ. Chuẩn cho ngươi cùng Tạ Quang Cự phải mau đốc thúc quân và voi, mạnh mẽ tiến lên, đánh giết thật dữ một phen, lấy lại Cao Bằng để yên lòng dân. Còn việc lương thực, ta đã nhiều lần dụ sai Lạng Sơn, Bắc Ninh tìm cách tải đến. Song núi khe hiểm trở, vận tải khó khăn. Nay quân đi đến đâu, nên tìm nhiều cách làm lương: hoặc trả thêm giá mà mua một cách thoả thuận, hoặc thu thuế trước, miễn là tuỳ theo từng nơi mà lấy để cấp. Loại ra hết thảy những người tuỳ tùng hầu hạ tạp nhạp, không cho dự vào hạng ăn lương. Còn những bệnh binh thì thả cả cho về hàng ngũ. Các tướng võ, có ai đánh nhau bị thương nặng, đều cho về điều dưỡng ở Lạng Sơn. Những Tri huyện, Giáo thụ, Huấn đạo cùng các lại dịch hai ti bố, án thuộc hạt Cao Bằng được đi tòng quân cũng được đến Lạng Sơn: quan thì cho chia nhau đốc thúc việc tải lương, lai lịch thì cho đi với dân, đội gánh lương hướng. Số người toàn tỉnh Cao Bằng chẳng phải không nhiều, chỉ bởi có ý lừng khừng chẳng chịu đồng lòng chống giữ, cho nên quân giặc mới thừa cơ lấn lướt thôi. Ngày nay lấy lại được thành tỉnh, thì chuẩn cho Tạ Quang Cự sức bảo Thổ ti, Thổ mục tập hợp quần chúng, không kể là quân hay dân, đều cho miễn trừ đi lính và diêu dịch, sai họ đi đến các ngả đường tiếp giáp miền rừng một dải Bảo Lạc mà giặc có thể đến được, chia đồn đóng chặn những chỗ hiểm yếu. Nếu có những ai canh giữ được việc, chuẩn cho cứ thực tâu rõ, sẽ có cất nhắc vượt bậc; nếu không hết sức canh phòng để giặc còn lấn qua được thì lập tức chém đầu để răn dạy kẻ khác. Lại nên liệu xét tình hình, chọn lấy những biền binh tinh nhuệ, để lại ở tỉnh, đủ giúp vào việc đánh giữ; còn bao nhiêu cho về Lạng Sơn, tiếp vận lương thực cốt sao cho tích trữ được đầy đủ. Đợi đến cuối mùa thu, nước rút xuống, bấy giờ 3 đạo quân sẽ hẹn ngày cùng tiến thẳng đến tổ giặc ở Vân Trung bắt chém tên giặc Vân, thì có thể một trận thành công được”. (Trang 284-285, tập IV).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2013, 09:18:40 pm gửi bởi Noitraitim » Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 09:19:10 pm »

Sách Đại nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần III) tiếp

Tổng đốc quân vụ Lạng - Bình là Tạ Quang Cự mới đến Lạc Dương, hội cùng Tham tán Nguyễn Công Trứ, đánh thắng thổ phỉ. Quân giặc chia đặt hơn 20 trại, sách ở vùng núi Lạc Dương, chống cự quân ta. Chúng lại chia đồ đảng lẻn xuống đường giáp xã Hoa Sơn, ngăn chặn, mong cắt đứt đường vận lương của ta. Lũ Quang Cự liền thân đốc biền binh từ Hoa Sơn, Liên Thượng, Lạc Dương đồng thời tiến đánh, chém được 58 thủ cấp giặc, bắt sống được 2 tên. Giặc thua to, tan vỡ chạy trốn vào rừng sâu. Quân ta đến hết các trại và sách giặc, tìm đất đóng giữ. Nguyễn Công Trứ lại mang binh dõng đã đem theo quay về Thái Nguyên, đem việc tâu lên. (Hoa Sơn là tên xã, sau đổi là Cảm Sơn).
Vua dụ bộ Binh rằng: “Quân giặc ấy nhân sau khi quan quân rút về, nhân kẽ sơ hở, xâm nhiễu Cao Bằng, lại dám tràn xuống Tiêm Lĩnh, dựa chỗ hiểm, chống cự lại, thật rất đáng ghét. Quan quân thoạt đến, hăng hái tiến lên, thắng được trận to. Xem tờ tấu, rất đáng khen thưởng. Vậy những biền binh đi trận đó, chuẩn cho hãy thưởng trước 1000 quan tiền, còn các Quản vệ, Quản cơ, Suất đội, đợi danh sách công trạng tâu lên sẽ liệu ban thưởng. Còn như Tạ Quang Cự trước kia xếp đặt không đúng để đến nỗi quân mới rút về, giặc lại gây sự, lẽ ra nên khép vào cái tội đáng phải chịu, nhưng vì lần này trở lại, liền biết đốc thúc tướng sĩ, đánh tan quân giặc nên chuẩn cho miễn tội trước. Nguyễn Công Trứ, trước đã xin đi Thái Nguyên, thế mà không đợi chỉ, cứ đi thẳng, nay ở Lạng Sơn đương lúc đánh dẹp, lại tự dẫn quân về. Lui tới đều không căn cứ lí do nào! Nhưng nghĩ Trứ cũng dự phần vào chiến công này, nên hẵng miễn cho, không xét hỏi kĩ”. (Trang 287-288, tập IV).
Thự phủ Lạng - Bình là Trần Văn Tuân tâu nói: “Thế giặc ở Cao Bằng hãy còn rông rỡ. Trước đây, trận đánh ở Lạng Chỉ, quan quân bị thua, từ khi có đạo quân của Tham tán Nguyễn Công Trứ đến, thì quân mới nổi tiếng, nay rút về Thái Nguyên, số biền binh ở quân thứ chỉ còn hơn 4000 người, e quân giặc nhòm ngó, biết số quân còn ít, lại thêm quấy rối. Vậy xin nên cho ở lại cùng với Tổng thống Tạ Quang Cự bàn tính việc quân, mới mong sớm thành công được”.
Vua dụ rằng: “Ngươi là tuần phủ Lạng - Bình, phàm những cơ mưu quân sự, tình hình thổ phỉ, biết gì cũng nói, chưa hẳn là không phải. Duy có việc đánh dẹp của một đạo quân này, đã có Tạ Quang Cự và Nguyễn Công Trứ chuyên chịu trách nhiệm. Mới đây, sau khi quan quân thắng trận hoặc nên ở lại để đuổi bắt, hoặc nên quay về Thái Nguyên, hai viên ấy đã từng hội bàn với nhau, đều đứng tên cùng tờ sớ tâu lên rồi. Tạ Quang Cự vẫn không nản lòng vì ít quân, thì việc dẹp giặc ấy chắc cũng không khó. Ngươi chỉ nên hết lòng lo làm lương quân để cho đại quân tiến đánh lấy lại Cao Bằng, không thiếu thốn, thế là được, bất tất phải quá bối rối, lo sợ”. (Trang 289, tập IV).
Tham tán Nguyễn Công Trứ về đến Lạng Sơn tiếp được tờ dụ nghiêm quở, Trứ bèn tâu nói: “Đạo quân Lạng Sơn đã có Tổng thống Tạ Quang Cự tính toán xếp đặt, tưởng đã đủ rồi, mà sự thế Thái Nguyên hãy còn vất vả, xin tiện đường quay ngay về Thái Nguyên, hiệp cùng Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ bàn bạc việc quân cho được đúng khớp”.
Vua dụ rằng: “Cao Bằng nay đã lấy lại được rồi. Ngươi cùng Nguyễn Đình Phổ hãy nên đóng quân nghỉ ngơi để nuôi sức mạnh. Nếu Thái Nguyên còn có quân giặc lẻ tẻ ẩn núp thì dập tắt cho hết. Rồi phải sắp sửa lương thực quân nhu mọi thứ cho đầy đủ trước, đợi đến cuối thu, ta sẽ xuống dụ cho hội tiễu, thì ngươi lập tức hăng hái tiến lên để được thành công hoàn toàn. Và, 3 đạo hội đánh, Tuyên Quang cũng nên phái 1 viên quan võ to làm Thống soái thì dùng Lê Văn Đức làm Tham tán là đủ. Còn đạo Thái Nguyên đã có Nguyễn Đình Phổ Thống đốc, ngươi là quan văn sung làm Tham tán cũng là hợp lẽ. Phải nên lấy việc nước làm trọng, giữ lòng hoà thuận, cùng giúp đỡ nhau, cố gắng làm cho thành công, chớ có chút ý kiến chọn việc mà làm, sẽ bị đình thần chỉ nghị!”. (Trang 291, tập IV).
Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ được tin báo, liền đem việc tâu lên, và nói: “Bắc Cạn dẫu đã lấy lại được, song xứ ấy đường núi nhiều ngách, mà một dải Dương Xuân còn có giặc đóng giữ, địa thế có thể thông đến Chợ Mới, quanh ra phía sau Bắc Cạn được. Nay nếu vội tiến sâu vào trọng địa, e có thể xảy ra mối lo không ngờ ở mặt sau. Thần đã sức Tống Văn Trị hãy đóng ở Bắc Cạn nghiêm cẩn ngăn chặn, đợi Tham tán Nguyễn Công Trứ đem quân đến, tức thì hội quân chia đường tiến đánh”.
Vua dụ rằng: “… Nay quân giặc đã bị thua đau, mà giặc Cận ở Cao Bằng hiện đã bị giết, tỉnh thành cũng lấy lại được, thì lũ giặc kia sợ bóng sợ gió cũng tất tan vỡ. Vậy chuẩn cho các ngươi Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ, chuyển sức cho các bộ biền ở trong quân thứ mau mau đánh giết cho hết sạch lũ giặc tàn bại lẻ tẻ ở gần tỉnh Thái Nguyên và chiêu tập nhân dân sở tại đâu đấy trở về yên nghiệp làm ăn rồi cho quân nghỉ ngơi dưỡng sức, đợi đến cuối thu sẽ lại cử sự...”.(Trang 301-302, tập IV).
[Tháng 8] Vua dụ rằng: “Cứ như những tình hình công việc đã tâu bày, kể cũng hợp lí; duy có điều nghĩ xin tháng tám tiến quân thì hơi sớm quá. Và, đương lúc chưa hết mưa lụt, núi khe hiểm trở, việc vận tải lương thực khó được đầy đủ tất cả. Nếu bảo nhân lương của giặc để làm lương mình, thì trong khoảng đó, lúa ruộng núi chưa chín, phỏng lấy vào đâu? Huống chi đại quân đã đi, tất phải thẳng đến tổ giặc, chứ có lí do nào quanh co chờ đợi lúa chín, gặt xong để lấy vào lương của giặc? So với những lời đã nói rất không ăn khớp. Chi bằng đợi đến cuối thu, lên đường thẳng tiến. Bấy giờ thóc lúa chín, lam chướng tiêu, chính là cơ hội tốt. Còn như nói địa thế Tuyên Quang rộng, xa, xin cho phái 3 đạo trọng binh chia đường cùng tiến. Hiện nay Cao Bằng đã lấy lại được rồi, tiếng tăm quân ta lẫy lừng rầm rộ. Thái Nguyên, cũng đã dư phái Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ đem đại quân đi hội tiễu thì Cao Bằng đánh ở đầu, Thái Nguyên đâm giữa bụng, Tuyên Quang dẫu là đất rộng rãi, chẳng qua cướp lấy cái đuôi mà thôi... Đó là ý kiến của ta bảo cho biết trước, nhưng đối với sự việc, khó ở xa mà lường trước được. Nếu có mưu kế gì khác thì tâu nói ngay, đợi chỉ tuân làm cho hợp thời cơ…”.
Lại sai truyền dụ cho Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ ở đạo Thái Nguyên xét ngay tình hình đánh dẹp hiện nay, nên chăng đợi đến cuối thu, 3 đường đều tiến? Việc này tính kĩ rồi tâu lên, còn việc nghĩ trước về cách đôn đốc hộ vệ tải lương cũng như thế. (Trang 310-311, tập IV).
[Tháng 8] Tham tán Nguyễn Công Trứ từ tỉnh Lạng Sơn về đến Thái Nguyên, hội với Nguyễn Đình Phổ, Tổng đốc Ninh-Thái, bàn tính việc quân. Bỗng được tin bọn giặc Bột từ Tuyên Quang chạy về các châu huyện tiếp giáp Thái Nguyên, họ lập tức phái các biền binh và phi sức cho các Thổ mục, Tổng lí sở tại cứ theo địa hạt mà phòng thủ ngăn chặn. Giặc đến Đại Từ và Văn Lãng thì quan quân bắt được tên giặc Nguyễn Danh Cao là đốc chiến của giặc và 28 tên trong bọn giặc, chém được 2 đầu giặc. Giặc bèn theo miền rừng huyện Đăng Đạo, tỉnh Sơn Tây chạy trốn.
Bọn Phổ lại được tin các huyện Lang Tài, Tiên Du và Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Ninh, còn có bọn cướp lén lút ló ra, sợ lũ giặc kia lẩn trốn lén về, thế tất lại tụ họp với nhau, có lẽ lại lan thêm ra chăng, họ cùng bàn nhau: Nguyễn Đình Phổ, cứ lưu lại ở Thái Nguyên để trù tính khí giới và lương thực cho quân; Nguyễn Công Trứ đem số binh dõng đã mang theo trở về tỉnh Bắc Ninh, đàn áp một lượt, đến hạ tuần lại tới Thái Nguyên đợi chỉ tiến đánh. Rồi họ hội nhau dâng sớ lên vua và nói: “Trước giờ, giặc sở sĩ trốn được lâu, chưa bị giết, như thế là bởi các Tổng lí chứa chấp chúng. Nếu không trừng trị nghiêm ngặt hơn nữa thì bọn chúng cứ hùa nhau làm ác, chung quy chỉ gây hại cho dân. Vậy xin chiếu theo lời đình nghị năm trước, đã làm thử ở tỉnh Nam Định: hễ bắt được đầu mục giặc hoặc đồng loã giặc ở xã, thôn nào thì Lí trưởng cũng phải chịu cùng tội như phạm nhân, Cai phó tổng đều bị trị tội nặng. Như thế thì Tổng lí không dám giấu giếm chứa chấp, kẻ phạm không còn ẩn nấp vào đâu, và thường dân mới được yên ổn”. Vua y theo.
Tổng đốc Ninh - Thái Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Công Trứ tâu nói về nhật kì tiến binh: “Hiện nay mùa thu, nước đang lớn, sông ngòi đầy tràn, nên đợi đến trung tuần tháng 9 lụt hết, nước cạn hành quân mới được thuận tiện”.
Vua dụ bộ Binh rằng: “Trước đây ta cho rằng tháng 8 đang mùa mưa lụt, nếu quân đi sớm quá, sợ có nhiều điều không tiện, nên đã xuống dụ chuẩn cho trù tính thật kĩ. Nay cứ như lời tâu, chính hợp ý ta. Vậy, truyền dụ cho 2 đạo Cao Bằng và Tuyên Quang, nhằm giờ lành, trung tuần tháng 9, chuẩn cho cùng với đạo quân Thái Nguyên hẹn kì cùng tiến”.
Bộ Hình tâu lên: “Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ lần trước hành quân chậm trễ, kết án tội xử tử”.
Vua dụ Nội các rằng: “Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ bấy giờ vâng mệnh chuyên việc đi đánh giặc, kéo dài đến hàng tuần, để quân lính nhiều người bị thương và chết. Súng ống, khí giới thất lạc cũng nhiều, đáng lẽ phải cách bãi mới đáng tội; nhưng nghĩ: châu Bảo Lạc vẫn có tiếng là nơi hiểm trở xa xôi, thuỷ thổ đã xấu, mưa lụt lại nhiều, lam chướng lại nặng, còn có thể tha thứ được. Nay chính là lúc tiến đánh cũng nên tạm rộng khoan thứ, cho họ đới tội lập công. Nếu cứ theo phép thi hành thì họ đã không được dự việc quân, muốn thi thố hết mưu mô và võ dũng cũng không có chỗ! Lòng ta không nỡ. Vậy chuẩn cho, trước hãytước mũ áo, đoạt hết lương bổng - Lê Văn Đức lại bị giáng 4 cấp, Nguyễn Công Trứ giáng 3 cấp, khiến họ thu công về sau để chuộc tội trước.Còn Lãnh binh Nguyễn Văn Quyền, khinh suất tiến quân, để bị thua trận thì lập tức cách chức, giáng làm lính; Vệ uý cùng đi trận ấy là Tô Huệ bị cách lưu, Nguyễn Văn Lực bị giáng 2 cấp. Ngoài ra các quan võ thuộc hạ phái đi đều gia ân khoan miễn. Bộ Hình nghị xử quá nặng, vậy truyền chỉ ban quở”. (Trang 326, tập IV).
[Vua] truyền dụ cho Lê Văn Đức và Phạm Văn Điển đạo Tuyên Quang vào khoảng trên dưới ngày mồng 3 tháng 9, trước hãy lên ngựa từ Sơn Tây, đem binh dõng tiến đến Tuyên Quang, xếp đặt mọi việc binh lương cho được thanh thoả. Đến giờ tốt ngày 9 tháng ấy đều chia đường cùng tiến. Còn Tạ Quang Cự, Nguyễn Tiến Lâm, Hồ Hựu ở Cao Bằng, Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ ở Thái Nguyên thì đều đổi nhằm ngày 20 tháng 9, tiến quân hội tiễu. (Trang 341, tập IV).
[Tháng 9] Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ cùng Tham tán Nguyễn Công Trứ, cùng đi Thái Nguyên chỉnh đốn lương thực, khí giới, quân nhu để tới kì thì xuất phát. (Trang 368, tập IV).
Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Công Trứ ở đạo Thái Nguyên đem 4000 binh dõng, 9 thớt voi trận từ Thái Nguyên tiến đi: trước hết sai Án sát Doãn Uẩn đến đồn Bắc Cạn, phủ dụ dân ở vùng Bạch Thông, Cảm Hoá để đốc suất vận tải lương hướng và tuỳ tiện đặt mua lương thực với giá thoả thuận. Lại sai riêng Phạm Phi, Phó Lãnh binh Bắc Ninh đem 1000 binh dõng, từ Định Châu chuyển đến Chợ Rã, hội với đại binh. Và lưu Tống Văn Trị, Lãnh binh Thái Nguyên ở lại hợp với Bố chính Lê Trường Danh chuyên làm việc vận lương từ tỉnh Bắc Cạn. Sớ dâng lên. Vua phê bảo: “Hiện nay Lê Văn Đức đã thắng trận. Lũ ngươi nên tiến nhanh cho kịp công việc, binh lương dồi dào, thì cưỡi ngựa đi trận đến đâu tất có thể thành công đến đó”. (Trang 377, tập IV).
[Tháng 10] Thống đốc Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Công Trứ đạo binh Thái Nguyên tiến quân đến Chợ Rã. Lũ giặc đã trốn trước. Dò thám biết rằng tên Tổng nhung giặc là Nông Văn Sĩ, còn thủ hiểm ở phố Bắc Nậm. Từ đấy qua Bằng Thành, Cổ Đạo và Kiệu Ca (tên núi) để tới Vân Trung, đường núi hiểm trở, quân đi phải đến 6 ngày đường. Họ bèn bàn nhau, chia đường tiến đánh. (Từ Chợ Rã đến Bắc Nậm có 2 con đường: 1 đường từ xã Na Dụ qua xã Bắc Phấn; 1 đường từ xã Bắc Khoát qua xã Hồng La). Rồi làm sớ tâu lên và nói: “Voi trận đi núi không tiện, đã lưu hơn 200 biền binh ở lại đồn Na Miêu, theo Án sát Doãn Uẩn để coi giữ”.
Vua bảo bộ Binh rằng: “Trước đây, cứ theo tập tâu của Lê Văn Đức ở Tuyên Quang, thì đạo binh đã do tả ngạn sông Lô, tới hội với Phạm Văn Điển, tìm đường cùng tiến. Nay lại tiếp được tập tấu của Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ ở Thái Nguyên nói đạo binh của họ hiện tới Chợ Rã; duy đạo binh Cao Bằng chưa thấy tấu báo, ta còn đương để ý ngóng trông. Vả lại, việc binh quý ở nhanh chóng, không nên thận trọng quá để lỡ mất cơ hội; nhưng một đạo một mình tiến trước, e có sự lo cô quân đi lẻ vào sâu, nên chưa tiện thúc giục rồi. Vậy truyền dụ cho các thống binh, đại viên ở các đạo: nên lấy việc nước làm trọng, kẻ tả, người hữu dắt dìu lẫn nhau, hết sức cùng lòng, nhân tiện tư bao với nhau hẹn kì hội đánh, thẳng tới sào huyệt của giặc, bắt chém giặc Vân...”. (Trang 390, tập IV).
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 09:19:44 pm »

Sách Đại nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần III) tiếp

Nguyễn Công Trứ, Tham tán đạo Thái Nguyên, từ Chợ Rã tiến đến Hồng La, Điệp Ải. Giặc bỏ trại, lui chạy. Ta đuổi đến Bột Lĩnh thì tối bèn dừng quân. Được tin giặc thủ hiểm ở Phùng Ải (chỗ này đá chót vót, dưới là khe sâu, hai bên bờ núi sừng sững đối nhau, rất khó đi), bèn nghĩ tìm đường để đêm đánh úp thì bỗng được tin báo có một toán giặc đi ra bên hữu Điệp Ải và một toán quân đi ra bên tả phận núi Hồng La, định đánh chặn phía sau quân ta, Trứ lập tức chia quân phòng giữ, rồi tâu lên, và nói: “Ở tỉnh Thái Nguyên nhiều lần bị bất lợi, đều vì sa vào chỗ hiểm, gặp quân phục. Giặc quen dùng thuật ấy càng thêm rông cuồng! Nếu không 10 phần thận trọng thì không khỏi mắc mưu bọn man xấu xa! Huống chi quân đi càng xa thì đường vận lương và đệ công văn càng thấy quan ngại, nên phải tạm đóng ở đây để tuỳ cơ mà tiến”.
Vua dụ rằng: “Từ tỉnh Thái Nguyên đến Bắc Nậm, đường đi chỉ hơn hai ngày, mà quân đi đã quá một tháng. Trùng trình trên đường, dừng quân, hao lương thế sao bằng trước kia cứ tạm lưu lại ở tỉnh thành, gây oai phong, nuôi nhuệ khí, rồi sau một chuyến cất quân đi thẳng cho khỏi đến nỗi giãi gió dầu sương, xông pha lam chướng, có hơn không? Vậy truyền chỉ ban quở. Vả, mấy lần hai đạo binh Cao Bằng và Tuyên Quang luôn được thắng trận, bọn Tạ Quang Cự và Nguyễn Tiến Lâm đã đến Mật Lũng, bọn Lê Văn Đức và Phạm Văn Điển đã đến An Biên, chắc hiện nay đã hội cả lại để đánh thắng vào sào huyệt Vân Trung rồi. Ngươi nên cùng Nguyễn Đình Phổ gấp rút tiến binh để mong sớm báo tin thành công mới được”.
Điều Tả vệ Quảng Trị (đóng giữ Hà Nội) chuyển đi đóng giữ Thái Nguyên. Lại phái 500 biền binh Trung quân Hà Nội cùng với vệ Tráng dũng (đóng giữ Thái Nguyên), chia một nửa theo Nguyễn Đình Phổ, một nửa theo Nguyễn Công Trứ để đi quân thứ. (Trang 399, tập IV).
[Tháng 11] Cho Vệ uý Cẩm y Bùi Công Huyên quyền sung Lãnh binh đạo Thái Nguyên, cùng theo làm việc quân với Tham tán Nguyễn Công Trứ. (Trang 407, tập IV).
Quân của Nguyễn Công Trứ, Tham tán đạo Thái Nguyên đóng ở Hồng La. Giặc vây 4 mặt, từ trên cao bắn xuống. Quân ta chia đường chống đánh, giặc 3 mặt rút chạy; duy mặt sau là Điệp Ải đường núi chạy dài, đá cao chót vót, giặc giữ chỗ hiểm, chống cự, từ giờ Tị đến giờ Thân, không chịu lui. Trứ lại phái thêm binh dõng thủ hạ hết sức đánh dữ. Giặc phần nhiều bị thương và chết, mới tan vỡ. Trứ đem tình hình ấy tâu lên và nói: “Từ khi đạo binh Nguyễn Đình Phổ thua trận, giặc càng rông rỡ ngông cuồng. Nay nghe nói quân Phổ lui về Na Dụ, nên giặc mới tập hợp đồ đảng kéo đến vây cắt đường vận lương. Mà binh dõng đi trận ấy, phần nhiều bị cảm nhiễm. Tả vệ Kinh binh bị bệnh đến quá nửa, lưu lại không tiện, đài tải lại khó, quân đi không khỏi khó khăn, xin chịu tội chậm trễ”.
Vua dụ rằng: “Bọn giặc rông rỡ ngông cuồng như thế, u mê không sợ chết, rất là đáng ghét! Vả lại trước đây được tin báo, ta đã nhiều lần phái thêm tướng biền quan quân còn sung sức đến hơn nghìn người, đủ làm cho mạnh thanh thế rồi. Duy Nguyễn Đình Phổ đã về Na Dụ, thì đạo quân của ngươi một mình cũng không tiện khinh thường mà vào nơi nghiêm trọng, hãy tạm lui về Chợ Rã, cùng với Phổ hội bàn, và nhử giặc lìa chỗ hiểm trở, nhân cơ hội hăng hái đánh nhanh, tất sẽ thắng to. Rồi trù tính cho kĩ: nếu vẫn như trước, chia từng đạo cùng tiến, cũng tốt. Nếu hợp làm một đạo, do đường Hồng La tiến đi, thì đường Na Dụ chỗ nào hình thế có thể phòng giữ được nên liệu chia binh đóng giữ; nếu đi theo đường Na Dụ, thì đường Hồng La cũng làm như thế. Hoặc đặt trại ở Chợ Rã, canh phòng nghiêm ngặt để yên phía sau. Vả, chỗ ấy chứa lương thực, cần nên để tâm bảo vệ, mới giữ được khỏi lo. Như vậy, thì trên đường đi, đại binh có thể tiến nhanh và sẽ làm được việc. Hoặc giả trước khi lời dụ này chưa đến, mà bọn ngươi đã nhân cơ hội, tiến đánh, thẳng tới Bắc Nậm thì là đẹp cả đấy, bất tất trở lại Chợ Rã làm gì nữa”. (Trang 411, tập IV).
[Tháng 11] Nguyễn Công Trứ, Tham tán đạo Thái Nguyên, tâu: “Gần đây, giao chiến với giặc, dẫu chưa được thắng, nhưng binh dõng đều hăng hái cố gắng, bọn giặc rất sợ. Nay quân ta đóng lại bao vây giặc ở núi xa, phàm các đường lối đều chia đặt quân để rình bắn. Vả lại, công việc ở Thái Nguyên so với Tuyên Quang và Cao Bằng có khác, vì dân Tuyên Quang và Cao Bằng theo giặc phần nhiều là bất đắc dĩ, một khi quan quân đến, chúng đều đem nhau ra hàng và đều trổ được thực lực cả. Thái Nguyên từ Bạch Thông trở lên, bị bưng bít đã sâu, chỗ nào cũng là giặc, nếu tróc nã khẩn cấp thì chúng chạy vào rừng rú, rồi lại gọi nhau tụ họp kéo đến. Vậy phải lùng bắt khắp núi, cốt bắt được chúng để bảo cho chúng con đường hoạ phúc. Nếu chúng một mực mờ tối ngang ngạnh, thì sẽ thống trị hết phép để cho biết sợ mà phục. Nhưng vì rừng núi bao la, số quân có ít, chưa thể nhất nhất bắt được. Thần đã phi tư cho Thống đốc Nguyễn Đình Phổ đến hội ở Hồng La, lần lượt tiến đánh, ngõ hầu mới kịp được việc.
“Sau đó tiếp được tờ phúc [của Phổ] nói ở Na Dụ cũng có bọn giặc, đánh giáp chiến, quan quân bắn súng đánh giết: giặc chạy lên giữ núi cao, nên chưa tiện dời quân. Vả, tình thế gặp phải khó khăn như thế, không cần dùng đến binh lực thì khó thu được công hiệu. Vậy xin điều thêm thú binh Hải Dương, toàn vệ võng thành và Trung vệ, Tả vệ lính tỉnh, mỗi vệ 100 người. Phàm những lính ốm yếu thì cho về, đổi cấp ngay cho đủ số gấp đi tòng chinh”.
Vua phê bảo: “Xem tờ tâu, thì quan quân đạo binh của ngươi, không ngại khó khăn nguy hiểm, phấn đấu quên mình, đánh giết được giặc. Ta rất khen ngợi. Về việc điều binh cũng cho y lời tâu”. Bèn sai bộ Binh truyền dụ cho Nguyễn Đình Phổ rằng: “Đạo binh của Nguyễn Công Trứ riêng lẻ vào sâu, nhiều lần đánh nhau với giặc, các biền binh đều hăng hái đánh lui được giặc. Ngươi, thân danh làm Thống đốc đại viên, cầm quân đánh dẹp, mới gặp lũ giặc quèn đã vội thụt lùi, lại không bằng Tham tán (Trứ) là một quan văn. Đã đành tội lỗi khó khoan thứ được, nhưng trông thấy Nguyễn Công Trứ, ngươi có bẽ mặt chút nào không? Nay 2 đạo binh Cao Bằng, Tuyên Quang đánh nhau với giặc, thắng trận liên tiếp. Dạo này chắc đã đánh thắng tới ổ giặc ở Vân Trung. Ngươi nên hăng hái cố gắng tiến lên, để kịp sự cơ, cho khỏi trễ kì hạn, bị lỗi không nhỏ. Vả lại, bọn giặc chỉ trông cậy vào cách ở trên cao bắn súng xuống, quân ta ở dưới thế khó tiến đánh, nên giặc thường thường cho là đắc sách. Nhưng cứ như lời bọn Lê Văn Đức tâu nói, lựa vài mươi người cảm tử, xuyên núi lên chỗ cao nhất, rồi từ trên bắn xuống, giặc liền thua vỡ, thì đó cũng là một cơ mưu để đánh thắng giặc. Vậy, chuẩn cho các ngươi, Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ, từ nay, nếu gặp giặc có giở ngón ấy thì lập tức nên lựa lấy dăm ba chục quân cảm tử, mang súng điểu sang, phỏng theo đó mà làm, thì quân ta có thể làm chủ, giặc lại là khách, chúng sẽ không còn chỗ hiểm để nương tựa, tự nhiên phải chạy đến chỗ chết, quân ta thừa thắng, ruổi dài, không việc gì là không xong”...
Nguyễn Đình Phổ, Thống đốc đạo Thái Nguyên tâu nói: “Từ khi rút quân về Na Dụ, bọn giặc ước hơn 800 tên, chia làm 4 chi, tiến đến giao chiến. Quân ta sấn lên dùng súng lớn, súng nhỏ bắn. Giặc bị thương vong nhiều, rút lui, tháo chạy. Bấy giờ tiếp được tờ tư của Tham tán Nguyễn Công Trứ báo chuyển đến Hồng La góp sức tiến đánh... Thần đã trả lời cho Trứ biết rồi. Vả lại, các tướng, biền binh, dõng phần nhiều bị bệnh. Những lính khoẻ mạnh trong Trung vệ Kinh binh chỉ còn hơn 100 người, vì thế nên không tiến quân được sớm”.
Vua dụ bảo: “Gần đây căn cứ vào lời tâu, ta đã dụ bảo, hoặc nên chia làm hai hoặc hợp làm một, chuẩn cho liệu cơ mà làm. Lại phái thêm biền binh sung sức đi đến giúp việc đánh dẹp. Nay được tin báo bọn giặc ở Na Dụ đã bị quan quân đánh lui, mà đạo binh của Tham tán Nguyễn Công Trứ lại đánh dẹp ở Hồng La, giặc đều phải ôm đầu lẩn trốn như chuột, thì danh tiếng quân ta lại lừng lẫy, có thể thừa cơ được đấy. Ngươi nên cùng với Nguyễn Công Trứ một lòng hoà hợp lo toan việc nước, góp sức, đồng lòng, liệu cơ tiến đánh, cốt sớm thành công, chớ đun đẩy lẫn nhau, đến nỗi có sự cản trở, để lỡ cơ mưu, quyết khó nới rộng mà tha thứ được.
“Lại nữa, chuyến đi này, phần nhiều núi khe hiểm trở, không như những nơi bình nguyên, đồng ruộng. Chuẩn cho 2 đạo binh của các ngươi, nếu có bệnh binh về tỉnh điều dưỡng, thì nên giữ lại súng điểu sang mà họ đã cầm, giao cho biền binh đi trận cầm giữ, để được nhiều súng dùng vào việc chiến đấu. Súng đó đã có thể ở xa bắn giặc, mà gặp những nơi trên dưới núi non hiểm trở, dễ bề xoay chuyển, lại càng nhanh nhẹn tiện lợi, chớ lên cầm trường thương, thành ra không tiện”...
Cho Chưởng cơ Lê Văn Thuỵ sung Tham tán quân vụ đạo Thái Nguyên, chuẩn cho đem theo 100 lính tỉnh đi quân thứ. Nếu Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ đã hội binh làm 1 đạo, thì cùng hợp lại mà tiến, nếu họ hãy còn chia làm 2 đạo, thì Thuỵ hợp lại với Nguyễn Công Trứ để cho người văn, kẻ võ giúp đỡ lẫn nhau, gặp có tâu báo, thì liên danh cùng kí, nhưng ở dưới quyền Nguyễn Công Trứ...
Nguyễn Công Trứ, Tham tán đạo Thái Nguyên, tâu nói: “Quân đạo Thái Nguyên còn đóng ở Hồng La. Bọn giặc hàng ngày tới vây đánh. Bọn thần phái binh ra bắt thì giặc bèn chạy, rồi lại dựa vào núi cao, thủ hiểm, mưu chặn con đường đi lại. Một hôm, giặc đến gần chỗ quân thứ, hai mặt tả và hậu, hò la bắn súng; có tên đầu mục giặc đương chỉ huy ở trên núi đá. Dương Đình Cẩm, Cai đội tỉnh Thái Nguyên, lấy súng điểu sang bắn một phát, nó chết ngay. Giặc bèn chạy trốn vào rừng sâu, ta đuổi không được. Nay bốn phía Hồng La đều đã yên lặng, từ Chợ Rã đến quân thứ, đi lại được như thường. Còn từ Hồng La trở lên, tiếp giáp Bảo Lạc, đều là chỗ thân đảng của tên nghịch phạm Nông Văn Sĩ cam lòng theo giặc. Nếu không một phen đánh giết thì không làm chúng phải chừa được. Thần đã phái quân đi lùng bắt, men theo mấy lần núi, chỉ thấy một dải rừng bát ngát rũ xanh óng ánh như ngọc trai. Vợ con và đồ đạc của bọn giặc đều ăn ở và chứa để ở trong ấy. Quân ta trông thấy mà không tới gần được. Kịp lúc ta quay về, chúng lại bắn súng theo sau. Phong tục dữ tợn đến thế. Thần đã phi tư cho Thống đốc Nguyễn Đình Phổ đến bàn để cùng nhau tiến đánh”.
Vua dụ rằng: “Vâng mệnh đi đánh giặc, người rất hăng hái cố gắng, trong khi quân đi dù chợt gặp bọn giặc cố chết thủ hiểm, và phải dìu dắt Nguyễn Đình Phổ, chưa thể một mình tiến lên được, đó cũng vì tình thế xui nên. Vả lại, đạo binh của Nguyễn Đình Phổ đang lúc hơi lùi, thế mà ngươi vẫn một mình giữ vững toàn quân, không đến nỗi dao động lại nhân cơ hội, đánh mạnh giết giặc nhiều lần. Đó cũng là đáng khen. Vậy dưới tên ngươi, trước có ghi giáng 3 cấp, nay cho khai phục 1 cấp, và thưởng cho một đồng kim tiền Phi long hạng nhỏ với một nhẫn vàng mặt pha lê của Tây Dương. Nay ta đã xuống dụ cho điều thêm quan quân còn sung sức, ngày đêm đi đến cứu viện đánh dẹp, chắc hiện nay có thể đến quân thứ, nhuệ khí sẽ được tăng thêm. Ngươi nên hết lòng trù tính, sớm đốc sức, khuyên gắng các tướng sĩ giết giặc lập công, ta sẽ khen thưởng ưu hậu”...
Vua dụ tiếp rằng: “Đạo binh của Nguyễn Đình Phổ ở Thái Nguyên, trước dẫu có lùi chút ít nhưng sau đó chấn chỉnh hàng ngũ, lại đánh, giặc liền lùi tan. Đạo binh riêng của Nguyễn Công Trứ cũng từng đánh bại được giặc. Giặc phải chạy trốn vào rừng sâu. Lại có chỉ điều thêm ngót vài nghìn biền binh sung sức, tiếp tục ra đi, thanh thế lại càng lừng lẫy, cũng có thể tính ngày mà đi gấp được...”.
Nguyễn Đình Phổ, Thống đốc đạo Thái Nguyên từ Na Dụ chuyển đi Hồng La, hội với quân của Tham tán Nguyễn Công Trứ. Trước kia tên nghịch phạm Nông Văn Sĩ và Nông Văn Thạc nhiều lần bị quan quân đánh tan, lui về Bảo Lạc. Thổ dân sở tại lục tục đến cửa quân đầu thú. Phổ bèn để Phạm Phi, Phó Lãnh binh Bắc Ninh, ở lại quản lĩnh 500 biện binh, đóng giữ Na Dụ, rồi dời quân đến Hồng La. Đem việc tâu lên.
Vua phê bảo: “Ngươi nên tiến nhanh, để bù lỗi trước, đừng tụt sau người ta, còn mặt mũi nào!”. (Trang 421-427, tập IV).
[Tháng 12] Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Công Trứ đạo Thái Nguyên, kéo quân đến Bắc Nậm. Giặc đã chạy trốn trước. Họ bèn tiến đóng Cổ Đạo (giáp núi Kiệu Ca) chia phái quân đi tuần tiễu thám thính. (Trang 434, tập IV).
Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ và Tham tán Nguyễn Công Trứ đạo Thái Nguyên tiến quân đến vùng núi xã Giai Lạc thuộc Để Định (các xã An Lạc, Giai Lạc, An Đức đều thuộc tổng Vân Quang là dân thuộc quyền quản trị của Tổng nhung Nông Văn Sĩ), được tin đảng giặc còn ẩn nấp nhiều trong rừng rậm, bèn chia quân ra lùng, bắt sống được tên thống lĩnh tướng quân giặc là Triệu Văn Triệu (người nhà Thanh ngụ ở xã Nhạn Môn, châu Bạch Thông, kết đảng với giặc Sĩ, quấy nhiễu Thái Nguyên) và 7 tòng đảng, lấy lại được một thớt voi công bị mất lần trước. Bọn Phổ bèn cho đem Triệu Văn Triệu lăng trì xử tử và chém những tên tòng đảng, bêu đầu ở đỉnh núi Kiệu Ca. Rồi đem việc tâu lên và nói: “Một dải Vân Quang, núi khe hiểm trở, đường lối lung tung, cần phải chia đường đón chặn, mới không để giặc lọt thoát được. Có điều là luồn rừng, xuyên núi, chỉ có thổ dõng là đắc lực. Xét ra, đạo Tuyên Quang hiện có 4000 thổ dõng. Vậy xin nên chia cấp cho [đạo quân của thần] một phần ba”.
Vua phê: “Chuyến này bắt được tên thứ yếu phạm là Triệu Văn Triệu, liền đem lăng trì, xẻo ra từng miếng, nghe nói thực khoái lòng người”. Bèn xuống dụ: “Ba đạo đại binh tiến đánh, duy đạo Thái Nguyên chậm lại sau. Nay lại hay ra sức tiễu nã, lấy lại được voi công bị mất, quây bắt được thứ yếu phạm và nhiều đồng đảng, cũng đáng khen! Vậy Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ trước bị giáng cấp, nay cho khai phục một cấp. (Trang 444, tập IV).
Thống đốc Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thuỵ đạo quân Thái Nguyên từ Giai Lạc tiến đến Vân Trung, hội với hai đạo quân Cao Bằng, Tuyên Quang, bàn việc bắt giặc, làm sớ tâu lên.
(Trang 456, tập IV).
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 09:20:15 pm »

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần IV)

Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16, 1835.
[Tháng Giêng] Vua thấy tên đầu sỏ nghịch Nông Văn Vân và giặc Sĩ, giặc Thạc, ở Tuyên Quang lâu chưa bị bắt, bảo bộ Binh rằng: “... Nay đại binh 3 đạo bốn mặt quây đánh, đồ đảng giặc tự khiếp sợ, trốn lủi như đàn cá, lũ chuột. Nếu ta chỉ lùng bắt ở một nơi thì không phải đắc sách. Vậy, phải truyền dụ: bọn Tạ Quang Cự, Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức, Nguyễn Tiến Lâm, Hồ Hựu ở 2 đạo Cao Bằng, Tuyên Quang phải lùng bắt tên giặc Vân; bọn Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thụy ở đạo Thái Nguyên phải lùng bắt các tên giặc Sĩ, giặc Thạc cùng hết thảy các tướng và đồ đảng giặc ấy để cho có chuyên trách. Họ nên tìm đủ mọi cách như thế nào và lấy bạc công ra treo thưởng hậu, rồi luồn rừng, vượt hiểm mà cố sức tầm nã, cốt bắt cho bằng được bọn nghịch phạm để nghiêm trị, thì không những chuộc được tội lỗi trước mà còn được hậu thưởng”. (Trang 494, tập IV).
Trước đây, quan quân ta dò thám được tên giặc Vân trốn ở Bắc Thán (Trung Quốc) sai người đem công văn đến quan sở tại nhờ bắt giải sang giúp. Bọn Tri phủ, Phân phủ và Đốc phủ ở Trấn An nhà Thanh bèn uỷ người đầu mục cửa ải mời ta sang diện hội. Tổng đốc Tạ Quang Cự, Tổng đốc Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ và Hồ Hựu đem quân đi sang. Bọn họ lấy lễ chủ khách tiếp đãi trong khi đàm thoại, chỉ nói rõ rằng đã tra xét, không thấy tung tích giặc Vân, duy săn bắt được hơn 10 người đàn ông, đàn bà và trẻ con là người. Để định thì nhân tiện giải đến trao trả. Còn việc gửi công văn theo lệ phải do Nam Quan, nếu năng có văn thư đi lại thẳng với nhau e can vào lệ cấm thông giao với ngoại quốc, cho nên mời ta đến nói rõ việc đó. Lũ Quang Cự cho rằng Vân trốn sang đất nhà Thanh là đích xác, có nhiều người nói. Đã vặn bẻ hai ba lần, nhưng họ vẫn một mực từ chối chống chế. Bọn Cự bèn về. Sau đó bắt được một người Nùng thú rằng giặc Vân đã từ Bắc Thán trốn đi núi Xa Đăng, bọn Cự liền mật phái Vệ uý Trình Văn Châu, Thổ mục Hoàng Kim Quỳ, Thông sự Thang Trường Hợp mang theo hơn 100 thổ dõng, ăn mặc giả người nhà Thanh và thuê người nhà Thanh với giá thật hậu để hướng dẫn đi bắt. Khi đến núi Bán Huống thì lùng bắt được con tên nghịch phạm Bế Văn Cận là Bế Văn Đổ cùng vợ và em gái nó đem về nộp (nguyên cùng đi trốn với vợ giặc Vân là Bế Thị Nhị, khi nghe quân nhà Thanh thám bắt, chúng chia nhau chạy trốn, mỗi người một phương. Thị Nhị là em gái giặc Cận)...
Mọi việc trên đây đều được tâu lên. Vua dụ rằng: “Bọn Trình Vân Châu bắt được những tên phạm trốn. Tuy không phải bắt được tại trận, nhưng xuyên núi vượt hiểm mà tầm nã được cũng nên liệu ban khen thưởng... Còn việc các đại viên thống binh 3 đạo quân dẹp bấy lâu, tuy chưa bắt được tên đầu đảng giặc đem làm tội, nhưng đã lặn lội khó nhọc, lại vỗ yên phủ dụ được thổ dân, phần nhiều trở về, thì công trạng cũng đáng ghi. Vậy Tổng thống Tạ Quang Cự, Tổng đốc Lê Văn Đức, Đề đốc Phạm Văn Điển, Tham tán Lê Văn Thuỵ, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hựu đều gia ân thưởng mỗi người quân công 1 cấp. Thống đốc Nguyễn Đình Phổ hiện bị giáng 4 cấp thì chuẩn cho khai phục 1 cấp; Tham tán Nguyễn Công Trứ hiện bị giáng 1 cấp thì cho khai phục cả.Và nay giặc Vân chạy trốn, lén lút cầu sống, chắc đã cùng quẩn quá lắm, chính nên níu lấy cơ hội này, thượng khẩn lùng bắt tới cùng, tất nhiên nó hết đường chạy trốn”. (Trang 504-505, tập IV).
[Tháng 2]Đã lâu không nghe tin tức đánh bắt. Vậy truyền chỉ sức hỏi: gần đây viên nào thân đến những nơi nào tra bắt và sự thể ra sao, đều phải lập tức tâu về. Nếu Trần Văn Tuân chỉ nghề nói suông mà không chịu thừa hành đắc lực thì chuẩn cho Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thuỵ tâu hặc.
Đạo Thái Nguyên bắt được nguỵ đốc lãnh Bế Văn Huyền, đóng cửi, giải về kinh, giết đi.
Huyền, trước kia cùng anh là Bế Văn Cận theo giặc Vân, làm loạn, hai lần đánh bức Cao Bằng, lại xâm lấn quấy nhiễu địa phương Lạng Sơn. Từ khi giặc Cận bị giết, Huyền lẩn trốn vào miền núi Cổ Đạo hạt Thái Nguyên. Thống đốc Nguyễn Đình Phổ, Tham tán Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thụy phân phái biền binh lùng bắt khắp núi, bắt được, đem tình trạng tâu lên. Vua dụ: “Bế Văn Huyền là một tên đầu sỏ có tiếng trong đảng phản nghịch, nhiều lần mang giặc đến quấy nhiễu các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, chống cự quan quân tội ác rất nặng. Nay hết đường trốn chạy...
“Gia ơn cho Nguyễn Đình Phổ trước, dưới tên ghi giáng 2 cấp nay khai phục 1 cấp; Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ đều thưởng gia quân công 1 cấp và mỗi người một đồng kim tiền Phi long hạng nhỏ(1).Biền binh đi bắt, chuẩn cho tuân dụ trước, thưởng chung 200 lạng bạc”. (Trang 530, tập IV).
Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ tâu:
“Nhiều lần đã phân phái biền binh đi lùng xét vùng Long Lũng, Tống Tinh, Thiên Tốc, dẻo đến địa phận Kim Mã, phàm các nơi núi cao ở Cổ Đạo và Bằng Thành là đường có thể do Kim Mã trốn qua được, không chỗ nào không đóng chặn đều không thấy bọn giặc Sĩ đi lối nào cả... giặc Sĩ, giặc Thạc chỉ còn lại 5,6 tên tuỳ tùng không dám đi xa nơi sào huyệt...”.
Vua dụ: “... Nguyễn Đình Phổ đã có chỉ cho rút về lỵ sở cũ. Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ các người nên dời ngay đại đội quan quân đến đó chọn đất đóng lại, rồi phái binh dõng mang theo những tên giặc thú, chia vài chục đạo đi lùng bắt...”. (Trang 539, tập IV).
[Tháng 3] Những tội phạm đã ra đầu thú, đều cho miễn tội, rồi tuỳ theo cận tiện chuyển giao cho quân thứ Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thuỵ hoặc Tạ Quang Cự sai phái, làm việc chuộc tội”. (Trang 555, tập IV).
Đạo quân Tuyên Quang đốt giết được tên thủ nghịch Nông Văn Vân. Vân, trước đây trốn sang địa giới nhà Thanh. Tuần phủ Quảng Tây tiếp được tờ tư của nước ta, giục bộ biền ở Trấn An lùng bắt gấp, Vân lẻn về núi Thẩm Bát, xã An Quang. Một tên đã ra thú là Nông Tĩnh Hoà, dò bắt được tên tòng đảng là Nông Văn Lô và một tên đầy tớ của hắn, bèn chạy báo quân thứ. Đề đốc Phạm Văn Điển và Tổng đốc Lê Văn Đức tức thì phái Vệ uý chư quân là Nguyễn Văn Quyền đem hơn 1500 binh dõng gấp đến vây bắt. Quân chưa đến nơi, Vân toan xuyên qua núi, đi nơi khác; Tĩnh Hoà đốc suất thủ hạ và thổ dõng bắn súng đón chặn. Vân lại rút lui ẩn nấp. Tĩnh Hoà đuổi theo bắt được 3 tên đồng đảng của Vân là Lí Đẩu, Lí Uyển và Lí Sinh (đều là người xã An Lạc, cung cấp gạo, muối giúp Vân và đồng mưu dẫn Vân đi trốn). Chỗ này, thế núi cheo leo, cây cỏ rậm rạp bát ngát, khó lùng tìm khắp cả được. Ngày đã về chiều, Quyền sợ Vân chạy thoát mất, bèn phóng lửa đốt cả bốn mặt chỗ ấy. Bấy giờ gió thổi mạnh, lửa cháy dữ, trong chốc lát, cỏ tranh, bụi nứa trở thành tro cả. Vân ở kẽ đá, đột nhiên xông ra, bị lửa đốt chết, rơi xuống sườn núi, bên mình có một đĩnh vàng tốt và một thanh đao trang sức vàng bạc.
Lũ Điển đệ cờ đỏ phi báo tin thắng trận (trong cờ viết những chữ “chém được thủ nghịch Nông Văn Vân”) rồi bỏ đầu Vân vào hòm phi dâng dưới cửa khuyết. [Vua ban thưởng cho những người thắng trận].
[Vua dụ] Ra lệnh cho 3 đạo Cao, Tuyên, Thái rút quân về. Dụ rằng “Đầu sỏ giặc là Nông Văn Vân đã từng được bổ làm Tri châu, lại dám manh tâm làm phản, hai lần vây phá tỉnh thành Cao Bằng, quấy rối Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, mỗi tỉnh một lần, giết hại quan lại, làm khổ dân đen. Tội ác rất lớn... Triều đình đánh kẻ làm phản, cốt để yên dân. Nay đã giết được tội nhân rồi, bờ cõi đã yên ổn, chính là lúc có thể sớm rút quân về, để cùng vui uống rượu thắng trận. Vậy chuẩn cho Thống binh đại thần 3 đạo, là Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức. Tham tán là lũ Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ, Nguyễn Tiến Lâm, và Hồ Hựu tức thì kiểm điểm binh dõng, chấn chỉnh hàng ngũ, hát khúc khải hoàn trở về... Các đại thần trải bao nguy hiểm, bày tỏ mưu mô, sớm dâng công lớn, sẽ tiếp tục có ân chỉ xuống hậu ban thưởng để đền đáp công khó nhọc. Chuẩn cho hãy thưởng trước: Đề đốc Phạm Văn Điển, một chiếc nhẫn ngọc mặt 19 hạt kim cương, một tấm bài đeo bằng ngọc trắng có chữ “phúc, thọ” và dây tua rủ xuống xâu ngọc trai và san hô; Tổng đốc Tạ Quang Cự một chiếc nhẫn ngọc trai mặt 11 hạt kim cương, một tấm bài đeo ngọc trắng có chữ “phúc, thọ” và dây tua rũ xuống xâu ngọc trai và san hô. Tổng đốc Lê Văn Đức một chiếc nhẫn mặt ngọc 10 hạt kim cương, một tấm bài đeo bằng ngọc trắng có chữ “phúc, thọ” và dây tua rũ xuống xâu ngọc trai và san hô; Tham tán Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hựu mỗi người một chiếc nhẫn mặt ngọc kim cương to bằng hạt đậu và một tấm bài đeo bằng ngọc trắng có chữ “song hỷ” và dây tua rủ xuống có xâu san hô. Nay phái 2 viên thị vệ mang đến ban cấp để tỏ ý khen thưởng ưu hậu.
“Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ trước bị can án hành quân chậm trễ, phải tước bỏ mũ áo, nay cho lập tức trả lại”. (Trang 570, tập IV).
Thủ cấp nghịch Vân đã đóng hòm đưa đến Kinh. Vua dụ cho bộ Hình đem bêu ở chợ đủ 3 ngày. Lại chuyển đi các tỉnh từ Quang Nam vào Nam, Quảng Trị ra Bắc, mỗi tỉnh đều bêu 3 ngày, rồi giã nát ra, ném vào hố xí. (Mộ ông nội Vân là Nông Văn Bật, cha là Nông Văn Liêm và tổ xa đời ở 4 chỗ trên núi đất thuộc An Lạc thì Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ cứ theo người Thổ chỉ mách, đào lấy hài cốt ném xuống sông). (Trang 574, tập IV).
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 09:21:01 pm »

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần IV) – tiếp

Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thuỵ, Tham tán đạo Thái Nguyên tâu nói:
“Săn bắt được tên tội phạm oa trữ ở điểm Nậm Lạn, xã An Đức là Hoàng Văn Vàng, tìm ra đồ binh khí và giấy tờ nguỵ, ấn nguỵ của nghịch Sĩ đã giấu. Hỏi ra thì Vàng khai rằng: Tháng trước, nghịch Sĩ, nghịch Thạc cùng vợ lẽ và đầy tớ 6 người, đến trọ ở nhà nó, rồi quan quân tìm bắt. Dân sở tại, có người đưa lương cho, có người dẫn đường do ải Cốc Bàng trốn sang địa giới Na Nhung thuộc Quý Châu nhà Thanh. Bọn thần đã mộ được người Quý Châu, ngụ ở huyện Để Định, cấp trước cho 50 lạng bạc thuê sai đi tìm bắt 2 tên phạm ấy giải nộp lĩnh thưởng. Lại tư báo Tổng đốc Lê Văn Đức trách sai Thổ tri huyện đương thứ và các người ban biện, khẩn cấp buộc dân Nậm Lạn phải dò bắt và giam Lí trưởng Nậm Lạn lại. Nếu không bắt được tội phạm, thì chém đầu Lí trưởng và nhà oa trữ là Hoàng Văn Vàng để làm gương răn”. (Trang 584, tập IV).
[Tháng 4] Vua lại dụ bộ Binh rằng: “Nay quân 3 đạo lên đường khải hoàn, ta đã xuống dụ cho các đại thần là bọn Tạ Quang Cự, Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Thuỵ và Hồ Hựu, do đường trạm, về Kinh vào chầu. Nay nghĩ: Khi biền binh đến tỉnh, có cho yến thưởng; vậy các viên Thống soái tất phải ở đấy cùng vui uống rượu thắng trận và xếp đặt công việc, còn phải đến 10 ngày. Mà nay sắp đến tiết Vạn thọ nếu gấp gáp mau thì khi đến nơi cũng khó lòng tề tựu được cả. Huống chi, đương lúc trời hè nóng dữ. Nếu để họ gấp đường đi nhanh, lại phải xông pha nóng dữ, lòng ta có điều không nỡ. Vậy khi tờ dụ này đến, chuyển cho Tạ Quang Cự, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hựu cứ ở lại Bắc Ninh, Phạm Văn Điển và Lê Văn Đức cứ ở lại Sơn Tây, Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thuỵ cứ ở lại Thái Nguyên: ăn yến, xem chèo hát và làm công việc cho thanh thoả, nghỉ ngơi chút ít. Đợi đến khoảng tháng 5 cho phép thủng thẳng về Kinh, vào chầu, cũng chưa muộn”. (Trang 601-602, tập IV).
Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thuỵ đạo Thái Nguyên tâu nói:
“Trước đây, thuê người Quý Châu đến Na Nhung thám bắt nghịch Sĩ, nghịch Thạc, khi đến nơi thì 2 tên ấy đã theo người quen dẫn về Nam Ninh, đi chỗ khác rồi. Chủ oa trữ là Hoàng Văn Vàng xin để con là Hoàng Văn Lá ngồi tù thay, còn Vàng thì tìm đường sang nhà Thanh thuê bắt 2 tên Sĩ, Thạc để chuộc tội. Bọn thần đã trích 200 biền binh lưu lại ở Lịch Lũng, Cổ Đạo để đợi. Nếu không bắt được phạm nhân mà Hoàng Văn Vàng cũng trốn thì xin đem Hoàng Văn Lá và Lí trưởng xã An Đức là Anh Văn Thành chém đầu bêu cho mọi người biết, khiến những người giúp kẻ ác biết để răn sợ. Lại nữa, tên phạm đã ra thú là Đinh Quang Tiến, bề ngoài thì thuần, nhưng bề trong thì chống đối, để nó lại, sợ nó làm hại dân, vậy xin nên chém đi”. Vua đều y cho. (Trang 621, tập IV).
[Tháng 6] Đại viên thống lĩnh 3 đạo Tuyên, Cao, Thái đến Kinh vào chầu. Vua xuống dụ chuẩn cho Thống soái Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ đều cùng dự vào ban đình thần chầu hầu, để phòng khi bất kì mới hỏi; Tham tán Lê Văn Thuỵ, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hựu cũng được theo đình thần đến hầu. (Trang 655, tập IV).
Thự Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ, dâng sớ xin đi quân thứ Gia Định tham biện việc quân. Vua phê bảo rằng: “Người đua sức chốn cương trường, lâu đến 3 năm, nay sao nỡ lại sai đi vội. Ngươi hãy yên tâm chầu hầu, phòng khi hỏi han các việc”. (Trang 659, tập IV).
Bắt đầu cho bầy tôi có công được làm lễ ôm đầu gối vua [bão tất lễ]...
“Ngày hôm ấy, lễ ôm đầu gối xong, thì tuyên chỉ cho Tham tán Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hựu tiến đến bên cạnh ta cũng sẽ chính tay ban rượu, để đền công khó nhọc”...
Bộ Binh vâng mệnh dẫn Tham tán Nguyễn Công Trứ do gian tả nhị, lên thềm đến bên chỗ vua ngồi, hơi lệch về phía Bắc, quỳ xuống, giắt hốt vào đai, được phụng chỉ khen ngợi. Chính tay vua ban rượu, Trứ kính cẩn lĩnh lấy, uống rồi giao lại chén cho thị vệ đón lấy. Trứ làm lễ khấu đầu một cái, cầm hốt rảo bước đi ra...
Ngày ấy là ngày Quí Mão. Vua ngự cửa Đại Cung, cho Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự và Lê Văn Đức lần lượt làm lễ ôm đầu gối. Làm lễ xong lại tuyên chỉ cho bọn Tham tán Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hữu được tiến vào, vua đều chính tay rót rượu ban cho. Thưởng cho: Phạm Văn Điển, 1 con ngựa bằng vàng, để khen công lao đã đổ mồ hôi ngựa; Tạ Quang Cự: 1 con lộc (hươu) bằng vàng, để mong được hưởng lộc lâu dài; Lê Văn Đức, 1 con lạc đà bằng vàng, để khuyến khích mang nặng đi xa. Bọn Nguyễn Công Trứ thưởng cho đồ chơi bằng ngọc trắng và mã não mỗi thứ 1 cái. Lại cho bọn Thống soái, Tham tán ăn yến ở công đường bộ Lễ, quân lính ăn yến ở cửa Chấn Hanh, ăn yến xong, xem hát một ngày.
Vua dụ Nội các rằng: “... Thự Tổng đốc Nguyễn Công Trứ, trước đây, cùng Lê Văn Đức, hai lần đi đánh giặc, lần đầu chỉ tiến được đến Vân Trung, chưa diệt trừ được tên đầu sỏ; lần sau lại không đến thẳng được. Tuy sự thế xui nên như thế, nhưng vẫn là có lỗi; Trứ biết tự thẹn, hăng hái, cố gắng, mưu tính lập công. Trước theo Tạ Quang Cự đi đánh dẹp cứu viện Cao Bằng: trận Lạc Dương rõ ràng có công. Lại cùng Nguyễn Đình Phổ chia đường tiến đánh. Chiến dịch Bắc Phấn xét ra là bởi Nguyễn Đình Phổ điều khiển không đúng, không phải là tội của Trứ. Kịp khi quân tiến đến Vân Trung hơi chậm hơn các đạo. Kể về thành công tuy là một, nhưng đổ đồng công và tội thực ngang nhau. Nay nghĩ Trứ xuất thân từ quan văn, thế mà ngày ngày làm được việc quân, đến nay đã 3 năm, không quản ngại khó nhọc, kể cũng đáng khen. Vậy chuẩn cho một người con được tập ấm làm Hiệu uý vệ Cẩm y. (Trang 662, tập IV).
[Tháng 6] Thự Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ, tâu nói:
“Hai đội, Nhất Nhị Tuần thành, mới mộ chưa từng rèn luyện, xin chọn lấy những người tin cẩn ở Trung vệ và Tả vệ Hải Dương, mỗi vệ 1 đội, lập thành 2 đội Nhất, Nhị Tuần thành, rồi lấy 2 đội mới mộ sung điền vào”.
Vua y theo. (Trang 680, tập IV).
Ra lệnh cho Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên là Lê Văn Đức, Thự Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ đều về lỵ sở để cung chức. (Trang 684, tập IV).
Thự Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Hải Dương có 18 huyện ít ruộng chiêm, nhiều ruộng mùa. Lúa chiêm vụ này thu hoạch kém, xin cứu giúp cho”. Vua dụ chuẩn cho: số thóc gạo đáng thu vào mùa hạ thì một nửa giảm giá cho chiết nộp bằng tiền, một nửa cho hoãn đến mùa đông mới thu. Còn thóc tô và thóc nợ năm trước còn thiếu, đều cho chiết nộp bằng tiền. (Trang 693, tập IV).
[Tháng 7] Bổ Nguyễn Công Trứ làm Thượng thư bộ Binh, Tổng đốc Hải - Yên. (Trang 711, tập IV).
[Tháng 8] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ dâng tập thỉnh an có nói:
“Xã Minh Liễn, huyện Nghi Dương thuộc tỉnh, có đến hàng nghìn mẫu ruộng hoang. Xem địa thế, khai khẩn cũng dễ. Vậy xin ra lệnh cho mộ binh các vệ chia ban khai khẩn, cấp cho làm ruộng thế nghiệp, rồi theo lệ ruộng tư thu thuế; còn những đồ làm ruộng và trâu cày vẫn chiếu lệ doanh điền, cấp cho”.
Vua dụ rằng: “Thế cũng là cái ý đời xưa, ngụ binh vào việc nông, có thể làm được đấy. Song khi làm, cốt phải có thành hiệu. Ngươi nên thân đến đo đạc, tính rõ từng mẫu, sắp xếp công việc, sao cho không uổng phí của kho, mà quân lính có chỗ nhờ cậy mới được”. (Trang 732, tập IV).
[Tháng 9] Đổi dồn số mộ binh ở các tỉnh Bắc Kì. Trước đây, Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ trong tập thỉnh an có nói:
“Các vệ lính người Nam mới mộ trong tỉnh có lẫn nhiều người Bắc. Dụ sai bộ Binh đem tất cả số bính lính người Nam mới mộ ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây châm chước sắp xếp phân biệt. Quan bộ tâu xin tư cho các quan tỉnh xét nghiệm làm thành sách đưa đến bộ, để bộ có bằng chứng xét bàn”.
Vua dụ bộ Binh rằng: Nay Nam Bắc một nhà, xe đi và sách học đều nhất trí, đối với tôi con trong ngoài, trẫm coi như một, vốn không kì thị gì cả. Duy theo binh chế, quý ở chỗ có quân thực có ngạch thực. Nếu đã gọi là Nam binh mà lại lẫn lộn như thế thì danh và thực không phù hợp nhau; đến khi sai phái thực có điều chưa tiện. Vậy, thông dụ cho các Đốc, Phủ, Bố, Án và Lãnh binh các tỉnh từ Ninh Bình ra Bắc chiếu số lính các vệ đã mộ và các cơ, các đội tượng binh, tuấn thành và pháo thủ, ở trong hạt mình, không kể cũ hay mới, đều phải kiểm tra xét thực một loạt cho kĩ hơn. Phàm là người miền Nam thì dồn làm Vệ binh và sung bổ vào Tượng binh, Tuấn thành, Pháo thủ; hễ là người miền Bắc thì dồn làm Cơ binh và trên các tên gọi những cơ đó đều lấy chữ tên tỉnh họ ở mà đặt...”. (Trang 767, tập IV).
[Tháng 10] Sai Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ, Thự Tổng đốc Định - Yên Trịnh Quang Khanh, hiệp đồng với Tuần phủ Hưng Yên Hà Thúc Lương, phải thân hành đi khám tận nơi những chỗ dòng sông Cửu An chưa khai đào (trước vì lúa chiêm đang chín, nên tạm ngừng việc) và đê bên hai bờ sông, bàn tính cho kĩ rồi tâu lên.

Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 09:21:16 pm »

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần IV) – tiếp

Sau đó, bọn Công Trứ tâu nói:
“Đi khám sông ấy, bọn thần xin đổi cắm nêu 1 đoạn từ chỗ cửa sông Nghi Xuyên (chỗ đê bị bỏ ở lần ngoài) đến đầm sâu Sài Thị (nguyên chỗ đê công bị vỡ) dài 790 trượng, nhân chỗ vỡ mà đào, khiến cho cửa sông hướng xuống để đón lấy nước sông Nhị Hà. Đê đắp ở hai bên bờ sông chân rộng 7 trượng, mặt rộng 3 trượng, thân cao 8 thước. Lại từ sông cũ ở hai làng Mai Viên và Bằng Ngang đến làng Quang Liệt chưa từng khai đào, dòng sông cũ đó gián hoặc có chỗ quanh co, vậy xin nên đào đứt 2 đoạn: 1 đoạn từ làng Động Xá đến thôn Lê Xá, dài 368 trượng; 1 đoạn từ làng Ba Đông đến làng Quang Liệt, dài 865 trượng, chân đê đều rộng 6,7 trượng, mặt rộng 3 trượng thân cao 6 thước. Còn 1 đoạn từ làng Mai Viên đến làng Động Xá dài 575 trượng; 1 đoạn từ thôn Lê Xá đến làng Ba Đông dài 2015 trượng, dòng sông không khuất khúc mấy, xin nên cứ để như cũ, tuỳ thế mở rộng, chân đê rộng từ 2 trượng 5 thước đến 3 trượng, mặt rộng 5,6 thước, thân cao 6 thước. Còn những đoạn sông mới đã đào, bờ sông có chỗ lồi lõm không đều thì theo đúng cách thức mà sửa sang. Lại xét từ cửa sông mới đến làng Quang Liệt chỉ hơn 6000 trượng mà từ Quang Liệt đến cửa biển Thái Bình còn cách hơn 18000 trượng thì một dải sông mới lại là ở vào thượng lưu. Về những đê đắp chống lụt đó, xin bồi đắp cả một loạt”...
Bọn Công Trứ tâu nói:
“Đào sông, đắp đê công việc bề bộn nặng nề xin liệu thuê 20.000 dân phu (Nam Định 6000 người, Hải Dương 4000 người, Hưng Yên 3000 người, các tỉnh láng giềng Hà Nội, Bắc Ninh mỗi tỉnh 3500 người), đến tháng giêng sang năm sẽ tiếp tục khởi công làm”.
Vua ra lệnh cho bộ Công bàn ngay. (Trang 783-784, tập IV).
Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ dâng tập thỉnh an có nói:
“Việc cần nhất hiện nay chỉ là đê điều. Dân Bắc Kì trong một năm phải dùng sức lực vào việc đắp đê hết quá nửa năm, may mà giữ vững thì tốn kém cũng nhiều. Lỡ bị đê vỡ nước ngập thì hại càng dữ. Thần đã từng tham vấn các kì lão, hương thân thì số người xin để đê chỉ có 2, 3 phần 10, mà số người xin bỏ đê đến 7, 8 phần 10. Những người muốn phá bỏ đê đều nói: phàm những chỗ quanh co ngoắt ngoéo nếu khơi vét cho thông cả một loạt thì khi nước lên, thì nước chảy tuột ra biển được dễ dàng. Nếu chỉ đào một vài con sông nhỏ, thì dòng nước to đều đổ dồn vào, dân sở tại lại phải chịu hại. Vả lại, lúc mới khai, chỗ thấp trũng chẳng khỏi ngập lụt. Chỉ bằng di dân đi trước thì hại ít mà được lợi nhiều. Vậy xin phái quan Kinh đi xem xét hình thế, vẽ thành bản đồ dâng trình. Nếu chuẩn cho bỏ đê, thì phàm những chỗ nước xối chảy mạnh, xin đến tháng giêng sang năm đều nhất tề khai đào; còn ở những chỗ hạ lưu: hoặc nhân cũ mà vét sâu thêm, hoặc tuỳ thế mà nắn cho thẳng, để cho thế nước chia đi nhiều ngả, đợi đến sau kì nước lên mùa thu xem nước tiêu đi hoặc ứ lên thế nào, sẽ lại trù tính mọi việc thiện hậu. Nếu chuẩn cho giữ lại đê thì phàm những chỗ xung yếu cũng xin đến tháng giêng sang năm, thuê nhiều dân phu đắp thêm chân đê cho vững chắc; nhược bằng chỉ đào một con sông Cửu An thì e nước sông Cái bắt đầu phân lưu ở đó, tất sẽ chảy xô xói mạnh: mấy huyện ở dưới của tỉnh Hưng Yên và các huyện Đường An, Thanh Miện thuộc Hải Dương, tất cả 6 huyện khó giữ được khỏi nạn úng thuỷ”.
Vua dụ rằng: “Về việc trị hà, để đê và bỏ đê: hai thuyết đều có lí. Chống lại với nước sông, đã đành là sự tính lầm của người trước! Mà các thuyết cho rằng sau khi có đê, không thể bỏ đê được, chưa hẳn đã là không phải. Nay, nếu muốn bỏ đê mà di dân trước, thì sẽ nhốn nháo một phen, chưa thấy có lợi, đã thấy có hại! Ta đã nhiều lần suy nghĩ: đê cũng chưa nên vội bỏ. Huống chi chương trình đê điều đã định, các tỉnh có đê cứ nên tuân làm cho đê được bền vững. Nay lại khai đào sông Cửu An để rút bớt nước sông Cái. Hạ lưu có chỗ để nước tiêu thoát thì đê điều sở tại vẫn cứ đắp giữ như cũ cũng đủ đảm bảo, không có gì đáng lo. Vậy cần gì phải đắp thêm chân đê cho uổng phí nhân công nữa! Có điều sông Cửu An đã khởi công rồi, thì phải nên khai thông dòng nước, liệu đắp hộ đê. Đó là phận sự lũ người, cũng chẳng phải đợi tâu trình nữa”. (Trang 793-794, tập IV).
[Tháng 11] Bộ biền Hải Dương là Thí sai Chánh đội trưởng Nguyễn Văn Thanh bắt được tướng giặc trốn, nguỵ xưng Phó Hậu quân Đoàn Danh Lại. Việc lên đến vua, chuẩn cho Nguyễn Văn Thanh được thực thụ, lại thưởng gia 1 cấp và 300 quan tiền. Sau đó, tên Lại vượt ngục trốn thoát. Tổng đốc Nguyễn Công Trứ dâng sớ, xin nhận tội.
Vua lấy làm lạ, dụ rằng: “Đoàn Danh Lại là giặc trốn đã lâu năm, vừa mới bị bắt để xử án, đồ hình cụ có đủ cũi gỗ, xiềng sắt, chỗ nhà ngục có tường đá bao quanh, thế mà nó dễ dàng cắt được đinh mở được cũi vượt 2 lần tường thành, đeo xiềng trốn đi, mà tất cả quan lại, quân dân trong ngoài một thành đều ngủ mê, không một ai biết! Thế thì việc canh phòng sơ hở lại là dường nào? Việc ấy như thế, đủ biết việc khác cũng bỏ bê trễ. Nguyễn Công Trứ đã từng có lỗi, nhiều lần được cất dùng, uỷ cho trách nhiệm cai trị 2 tỉnh. Hoàng Tế Mĩ cũng là viên bị cách, được khởi phục, cất nhắc đến chức Đề hình, thế mà hiện giam tên trọng phạm, lại không biết nghiêm sức canh phòng, đến nỗi để nó trốn thoát. Lũ ngươi đêm nằm vuốt bụng, nghĩ có xấu hổ không? Vậy, Nguyễn Công Trứ trước giáng 4 cấp, Hoàng Tế Mĩ phải cách chức, đều chuẩn cho lưu dụng, định hạn điều tra lùng bắt (tên lại)...”. (Trang 809, tập IV).
[Tháng 12] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ tâu nói:
“Địa giới xã Nga Hoàng thuộc huyện Cẩm Giàng, giáp địa hạt Lang Tài, Bắc Ninh, đường thuỷ, đường bộ nhiều ngả, bọn giặc thường lén lút tụ họp nổi dậy, dân địa phương nhiều lần bị hại. Vậy xin thiết lập đồn bảo phái 1 Quản vệ hay 1 Quản cơ thuộc tỉnh, 200 biền binh đến đóng giữ, mỗi năm một lần, thay phiên”.
Vua y cho...
[Về dòng sông Cửu An] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ tâu nói:
“Trên từ chỗ đê vỡ Nghi Xuyên dưới đến Văn Khê, hai bên bờ đều có hộ đê, 1 chi sông chảy đến sông Văn Khê thì chia làm hai nhánh: nhiều chỗ nông hẹp và khuất khúc, nên thế nước ở thượng lưu chảy không thuận tiện dễ dàng. Vậy xin tuỳ theo những chỗ nước sông có thể tràn đến, điều động dân 6 huyện (Đường An, Đường Hào, Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kì, Vĩnh Lại) để làm: chỗ nào nông hẹp thì đào sâu, rộng ra, chỗ nào khuất khúc thì đào cho thẳng lại, tổng cộng là trên 1 vạn 3 ngàn trượng”.
Vua dụ rằng: “Hải Dương với Hưng Yên địa thế liền nhau, sở dĩ xin cho dân ở hạ lưu phải làm, là vì lo rằng nước sông Cái sẽ do sông mới chảy vào, nhưng sao không nghĩ: dòng sông lớn của Nhị Hà có thẳng ra các cửa biển thuộc Nam Định... Nay ngươi nghĩ muốn nắn lại và khơi vét cái đoạn sông dài đến hơn 13.000 trượng, công trình gấp bội! Sức dân 6 huyện sao mà một mình làm nổi! Thực không thể làm xong đâu! Vậy hãy đình chỉ lại!”. (Trang 823-824, tập IV).
[Sau khi triều đình có bản án Lê Chất, sức cho các tỉnh lấy ý kiến tham khảo] Tổng đốc Nguyễn Công Trứ nói:
“Ngày Chất còn ở Bắc Thành, chiêu tập mộ binh hơn 20 cơ, gồm 20.000 người, đặt hiệu các cơ gọi là An bắc, Định bắc... Thế là đích xác gây vây cánh, âm mưu làm điều phi pháp. Vậy xin đem tội này gộp với những tội Bá Tú hặc trước cộng là 17 điều, cũng khép vào tội phản nghịch, bất đạo”. (Trang 831, tập IV).

(1) Sau đó, Nguyễn Đình Phổ vì tuổi già, sức yếu cho về Bắc Ninh để cung chức. Ấn quan phòng của thống đốc về việc đi tiễu giao cho Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Thuỵ hiệp đồng tạm giữ.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:12:46 am »

Sách Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Công Trứ (Phần V)

Bính Thân, Minh Mệnh năm thứ 17, 1836.

[Tháng 2] Tiếp tục đào sông Cửu An. Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ, Thự Tổng đốc Định - Yên là Trịnh Quang Khanh và Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương liên danh đứng chung tờ tấu xin: “Hai đoạn dòng sông mới cắm nêu, cứ theo cách thức mà làm. Các đoạn sông cũ thuyền vẫn đi lại được, không cần khơi vét nữa. Các cống không có cửa và cống có cửa đều đình lại không đặt nữa. Rồi liệu đóng cọc và kè ở hai bên đê để phòng nước xói. Lại, về việc tạm đắp đê ngắn, năm ngoái đình thần bàn, sau khi đào sông xong rồi thì bỏ đê ấy đi; nay hỏi ra, ruộng chiêm các huyện còn có lúa muộn, nếu bỏ đê ấy thì đến tiết tiểu mãn nước đẫy, lúa không khỏi bị ngập! Xin đến khoảng tháng tư, tháng năm sau khi thu hoạch, hãy bỏ đê ấy đi”. Vua chuẩn y lời xin. (Trang 881, tập IV).

[Tháng 3] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ, trong tập thỉnh an có nói: “Dân hạt Quảng Yên phần nhiều đóng thuyền đi khắp các tỉnh lân cận mua gạo, chuyển bán cho lái buôn nhà Thanh. Vậy xin ra lệnh cho quan tỉnh xét theo cái số cần mua mà cấp cho quan văn để phòng điều tra xét nghiệm”. Việc được giao xuống bộ Hộ xét bàn. Bộ cho rằng 6 châu huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Tiên Yên, Hoa Phong, Vạn Ninh và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Yên phần nhiều là đất nước mặn ven biển. Thóc gạo cần dùng thường thường do tỉnh bên cấp cho. Trong đó, Yên Hưng, Hoành Bồ, Tiên Yên và Hoa Phong đều ở phía trong sông, có đi sang tỉnh bên mua gạo thì chỉ chở theo đường cảng. Duy 2 châu Vạn Ninh, Vân Đồn ở hẻo lánh trên hải đảo, thuyền đi phải do đường biển. Một khi đã ra khơi, thì tuỳ ý muốn đi đông, đi tây không ai biết đi đâu nữa. Quan địa phương thực không thể xét hỏi được. Do đấy, những kẻ tiểu nhân tham lợi, chở lậu gạo, lén lút bán cho lái buôn nhà Thanh. Đó là tình thế tất phải có. Cần có luật nghiêm cấm cụ thể... Vua y lời bàn. Lại nghĩ: dân 2 châu hàng năm, cứ phải lĩnh mua ở tận kho tỉnh Hải Dương, nếu việc này thi hành lâu dài thì có điều chưa tiện. Vậy chuẩn cho: hễ đến kì được đong gạo thì tỉnh phái người đem đến chợ ở dân gian mà bán cho đủ số. (Trang 905, tập IV).

[Tháng 4] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ và Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương hội hàm tâu: "Việc tiếp tục đào sông Cửu An (một đoạn từ Ba Đông đến Quang Liệt, một đoạn từ Nghi Xuyên đến Sài Thị) đã gần xong. Đoạn đê ngắn ở chỗ vỡ chưa kịp mở cho nước thoát, lại gặp mấy ngày mưa liền, nước sông Cái lên hơn mực thường 9 thước, xói vỡ đoạn đê ngắn tràn vào. Phần hộ đê ở hai bờ sông mới có một đoạn vì mới đắp, đất còn mềm chưa hoàn thổ, nên bị vỡ, nước ngập làm hại trên 100 mẫu lúa chiêm. Đoạn đê này thuộc phận đất Hải - Dương. Vậy xin chịu tội vì không chu đáo. Tha thiết xin đợi đến khi nước rút, sẽ lại đắp như cũ. Và tu bổ lại luôn cả hai đoạn hộ đê mới làm khi đào sông, bị mưa lụt, có chỗ lồi lõm không đều. Chờ lúa chiêm thu hoạch xong, sẽ đào bỏ đoạn đê ngăn đi, để dòng nước được chảy thông”.

Vua phê bảo rằng: “Bị ngập trên 100 mẫu, cũng là cái may trong cái không may. Giữ được chỗ còn lại cũng chuộc được tội trước. Kính cẩn, cố gắng lên!”. (Trang 925, tập IV).

[Tháng 5] Lúa chiêm Bắc Kì được mùa to. Các tỉnh đem việc này tâu báo lên. Vua mừng, bảo bộ Công rằng: “Đê quai sông Cửu An vì mùa nước lụt tràn vào trên 100 mẫu ruộng chiêm, Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ là Đốc biện xin chịu tội. Nay toàn hạt Hưng Yên lúa ruộng được mùa cả 10 phần, chỉ có hơn 100 mẫu ấy bị hại lụt, tưởng cũng không đến nỗi hại cho dân. Vậy miễn tội [cho Trứ]”. (Trang 941, tập IV).

[Tháng 6] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ, Thự Tổng đốc Định - Yên Trịnh Quang Khanh và Tuần phủ Hưng Yên Hà Thúc Lương cùng kí tên tâu nói: “Công việc đào sông Cửu An đã xong, số tiền chi nhiều, xin phái quan Kinh đến khám nghiệm”. Vua dụ rằng: “Đốc phủ là quan to ở địa phương. Phàm các việc quân, dân, tài chính, phú thuế đều uỷ cho cả. Huống chi việc đào sông tiêu có hơn 90.000 quan, còn việc khác há không có chi tiêu nhiều hơn à? Lũ ngươi là chân tay của ta, những việc đã làm, tự hỏi không thẹn lòng, tức có thể đối với thân mình được, nữa là đối với vua, cha. Các ngươi nên tự kiểm soát, cứ thực biên vào sổ chi tiêu, cần gì phải phái người đến khám. Vả lại, đào sông là việc bận rộn quan trọng, lũ người làm được xong sớm đều thưởng cho gia 1 cấp và kỉ lục 2 thứ; những người theo làm việc từ phủ, huyện trở xuống đều thưởng kỉ lục, tiền lương có thứ bậc”.

Nguyễn Công Trứ lại tâu: “Tháng trước, nước sông Cái dần đã rút xuống. Tỉnh Hưng Yên đã đào bỏ cái đê ngăn, nước theo sông Cửu An đã thuận dòng, tiêu ra biển, không có tràn ngập. Nay nước sông Cái lại lên, mực nước cao hơn mức thường 10 thước. Từ Nghi Xuyên trở vào, một dải sông mới chảy mạnh, rót xuống Bằng Ngang, tiếp liền sông cũ, vì không có đê giữ, nước tràn bốn mặt: các huyện Thiên Thi, Kim Động, Đông An, Phù Dung, Tiên Lữ thuộc Hưng Yên và các huyện Thanh Miện, Đường Hào thuộc Hải Dương, nhà cửa, ruộng nương đều bị chìm ngập! Rất sợ sang năm, lúa chiêm chưa chín, mà nước lụt mùa hè đã đến; lúa mùa chưa gặt, mà nước lụt mùa thu dẫy lên, thì dân sở tại lấy gì sống được? Nay sông mới đã xong, đê ngăn đã bỏ, muốn mưu tốt đẹp về sau phải dự trù trước. Vậy từ Nghi Xuyên đến Bằng Ngang đã có đê giữ nên bồi đắp thêm; còn từ Bằng Ngang đến Ba Đông, cùng những chỗ thế nước tràn đến ở huyện Thanh Miện xin liệu đắp đê thêm cao, thêm rộng, hai bên để trống đều 15 trượng. Duy từ Ba Đông đến Quang Liệt, trót đã khơi đắp, nếu thay đổi thì uổng phí nhân công, vật liệu, nếu cứ để như trước thì trên rộng, dưới hẹp, vậy nên đắp sang một bên cho đủ số 42 trượng, ngõ hầu dòng sông sẽ chảy tuột một loạt. Và xin phái quan Kinh đến trông nom, công việc, bắt đầu thượng tuần tháng chạp năm nay khởi công”. (Trang 964, tập IV).

Vua dụ rằng. “Việc trị hà, trẫm ngày đêm nghĩ ngợi, phàm việc gì có thể bảo vệ nghề nông, làm lợi cho dân đều làm đến nơi đến chốn. Nay khai sông Cửu An, cốt để sẻ bớt nước sông Cái. Gần đây, nước sông thuận dòng, các hạt thượng du đều được lợi, cũng đã có thành hiệu rõ ràng rồi. Duy các vùng hạ lưu không khỏi tràn ngập là bởi năm nay nước lên quá to gấp đôi mực thường. Điều đó không nên đổ cho sông mới. Nhưng một người chưa được ơn, lòng ta vẫn rất thương xót! Nay mấy huyện ấy riêng chịu thiệt hại, há nỡ ngồi trông người đứng khóc thầm? Trẫm đã xét những việc trù tính trong tập tâu, cũng có điều dùng được, nhưng không phải là việc cấp thiết, vậy đợi sau sẽ bàn. Duy có việc gấp hiện nay là theo thế nước, nhân chỗ trũng thấp mà khơi thông cho thuận dòng để tiêu ra biển. Nước úng cạn sớm một ngày, thì ruộng nương khỏi ngập lụt sớm một ngày. Đó là việc cần. Các ngươi, Nguyễn Công Trứ và Hà Thúc Lương, nên hết lòng tính toán, cốt sao nước úng tiêu sớm, việc làm ruộng được thuận lợi để hả lòng ta”. Lại sai Thị vệ đi đường trạm, đến xem xét.
Sau đó, Nguyễn Công Trứ và Hà Thúc Lương tâu nói: “Thế nước sông Cái ngày càng rút xuống, mà nước do sông mới tràn vào đồng ruộng vẫn còn ứ đọng, bởi vì sông cũ ở các huyện hạ lưu phần nhiều quanh co chật hẹp, nước không chảy mạnh. Vậy nghĩ nên khơi cho rộng, nắn cho thẳng, khiến cho nước chảy thông suốt, thì nước sông mới cùng nước sông Cái đều một loạt tiêu thoát. Nhưng nay đương kì mưa lụt chưa tiện làm việc; chỉ nên mở rộng, khơi sâu các đoạn hạ lưu đào trước ở Hưng Yên, khiến thế nước chảy mạnh ra sông, ngõ hầu ruộng nương mới sớm khỏi lo ngập lụt”.

Vua bảo rằng: “Nước lụt chưa tiêu hết, chỉ cần theo thế, khơi đào, thế mà bấy lâu trù tính, nước ở đồng ruộng vẫn còn ứ đọng, chỉ làm thêm lo cho ta thôi. Nay làm thế nào theo thế nước, tìm cách khơi thông, khiến nước lụt sớm rút, thì lũ ngươi mới không thẹn với chức phận làm tôi, cần gì nói nhiều”. (Trang 965, tập IV).

[Tháng 9] Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Bấy nay, Giáo thụ, Huấn đạo, phần nhiều không được sĩ tử tin theo; đó vì giáo chức, bổ người chỉ đỗ Tú tài, học thức không có gì trội hơn người, nên không làm thoả được lòng trông mong của sĩ tử. Vậy xin lấy những cử nhân hậu bổ điền vào; còn tú tài làm Giáo huấn trước thì cho về học thêm, để đợi kì thi. Lại xin cấp thêm tiền và gạo dưỡng liêm cho từ Đốc học đến Huấn đạo để họ chuyên tâm dạy dỗ”.
Logged

NTT
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM