Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Chín, 2023, 09:42:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép về Nguyễn Công Trứ  (Đọc 28416 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:13:57 am »

Sách Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Công Trứ (Phần V) – Tiếp

Vua nói: “Giáo thụ, Huấn đạo không được sĩ tử tin theo, tệ ấy thực có đã lâu duy học thần hay hay dở đã có chương trình phân xử rồi. Nay muốn rút những Tú tài làm Giáo huấn về, mà bổ Cử nhân thay vào, chắc đâu những Cử nhân học thức đã hơn hết cả Tú tài? Sở kiến của ngươi không khỏi có chỗ lệch lạc! Hơn nữa những Cử nhân hậu bổ được sung vào chức Tri huyện, thường thường bổ đến hết ngạch, còn đâu mà sung điều vào giáo chức? Tóm lại, nắn quá hoá hỏng, khó thi hành được. Đến như lệ dưỡng liêm, vì chức phủ huyện gần gụi với dân, nên cấp cho thêm để khuyến khích lòng liêm chính. Còn học quan thì việc ít, không như phủ huyện, nếu cũng tăng bổng dưỡng liêm cả một loạt thì các ti trong Kinh ngoài trấn, đâu đâu cũng có chức sự, sao lại ưu đãi riêng các học thần? Vậy không chuẩn cho những điều đã xin”. (Trang 1021, tập IV).
[Tháng 10] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ trong tập thỉnh an có nói: “Tỉnh thành Quảng Yên đặt ở huyện hạt Yên Hưng. Chỗ ấy trên dựa vào gò cao, dưới gần lòng sông, có thể đặt làm nơi phòng thủ được, chỉ hiềm, quy mô thành còn nhỏ hẹp, vậy xin cho mở rộng thêm”.
Vua đem việc này hỏi tỉnh thần. Hộ phủ Lê Dục Đức tâu nói: “Ngoài tỉnh thành, nước sông mặn, trong thành có 2 cái ao chỉ chứa nước mưa; 2 cái giếng chỉ tới mạch nước sông thôi, còn ở dưới đều đá rắn không thể đào sâu được. Duy huyện Thuỷ Đường ở Hải Dương, cách sông Bạch Đằng không mấy, có hình thế đẹp về núi sông, có sự tiện lợi về ao giếng. Vậy xin dời tỉnh thành ra đó, thì trưng thu thuế 2 huyện Thuỷ Đường và An Dương lại càng tiện hơn”. Vua sai bộ Công bàn lại. Bộ cho rằng: “Xây dựng thành trì, có quan hệ đến sự che chống ở biên cương. Địa thế tỉnh thành Quảng Yên, trong có thể khống chế được cả hạt, ngoài có thể trấn áp được vùng hải cương, thực là nơi hình thế đẹp. Lời của Đốc thần có định kiến đấy. Nay đem dời về huyện Thuỷ Đường đã là hạt khác, lại cách sông lớn, sao bằng cứ để như cũ, tốt hơn. Vả, tỉnh hạt bậc trung, thành trì chẳng cần cao rộng quá. Vậy xin ra lệnh cho tỉnh thần: tuỳ theo địa thế mà sửa sang, bốn mặt thành đều phải hạn định là trên dưới 45 trượng, rồi đào nhiều ao giếng ở trong thành dùng để lấy nước. Bốn góc thành liệu đặt pháo đài, để nghiêm việc phòng bị”. Vua y lời bàn ấy. (Trang 1032, tập IV).
[Tháng 10] Sai Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ hội cùng Thự Tổng đốc Định - Yên Trịnh Quang Khanh và Tuần phủ Hưng Yên Hà Thúc Lương đi khám lại sông Cửu An. Vua dụ bộ Công rằng: “Cứ lời bàn tính của Nguyễn Công Trứ trước kia xin liệu đắp hộ đê và mở rộng đường sông. Những lời đó cũng có điều dùng được. Nhưng bấy giờ nước lụt chưa tiện, nên hãy đợi sau sẽ làm. Nay đã qua một mùa nước lên rồi, tình hình có thể đã tỏ rõ, nên theo kế bàn lâu dài, để sự sống của dân được yên. Có điều là chiếu theo lời xin trong nguyên tập, như một đoạn từ Bằng Ngang đến Ba Đông, trước không có đê điều, nay tuỳ theo hình thế cắm nêu để đắp khiến một dòng sông hợp lại chảy thẳng cố nhiên không có gì quan ngại. Còn nếu từ Ba Đông đến Quang Liệt, trước đã thành đê, nay dời đắp một bên thì lòng sông lệch lạc, chưa chắc đã 10 phần xuôi thuận, và trước đây bao nhiêu nhân công vật liệu, há chẳng uổng phí? Nếu không dời đắp thì trên rộng dưới hẹp, sau này không khỏi cái nạn xói mạnh, hai đàng đều khó, không thể không xét kĩ tình hình mới được. Vả, Nguyễn Công Trứ cùng với Trịnh Quang Khanh và Hà Thúc Lương đã từng hội nhau cùng làm, cũng nên buộc họ phải làm cho trọn công việc. Vậy dụ sai [bọn Trứ] thân đến tận nơi khám xét kĩ lại: hoặc từ Ba Đông đến Quang Liệt dời đắp một bên; hoặc từ Bằng Ngang đến đoạn trên Ba Đông, liệu đắp đê mới, cho hai bên ngang nhau với đê cũ ở Ba Đông. Hai đằng ấy đằng nào tiện thì làm, còn các huyện Đường Hào, Đường An, Thanh Miện, những nơi mà nước tràn đến, chỗ nào nên đắp hộ đê, chỗ nào nên nạo vét, khiến cho thông suốt một loạt, thì nên trù tính cho kĩ. Đến như thân đê cao, thấp, thì lấy mực nước to năm nay làm cữ, rồi cho cao thêm 2 thước. Hai bên bờ đê liệu đặt cống có cửa và cống không có cửa để tiện đóng mở, ngõ hầu mới phòng được lụt mùa hè và chống được nước mùa thu, để cho dân không một người nào bị mất nơi ăn, chốn ở. Nếu có một điều gì không chu đáo, thì chỉ trách cứ vào bọn Nguyễn Công Trứ đó!”.
Sau đó, bọn Trứ tâu lại: “Xin tuỳ theo hình thế các đoạn sông cũ, sửa đắp tiểu bối để bảo vệ lúa chiêm đến kì nước lên mùa thu xẻ mở năm ba chỗ, cho nước chảy vào ruộng, để nước ruộng và nước sông ngang nhau, dẫu có tràn qua, cũng không đến nỗi sạt lở nhiều; đến khi nước sông rút rồi sẽ lấp lại như cũ, để ngăn cản đợt nước nhỏ sau mùa thu, thì ruộng mùa cũng được tuỳ tiện cày cấy, mà không mắc cáo lo vỡ đê”.
Vua nói: “Nghĩ như thế cũng chỉ ngăn được nước to vụ hè, còn nước lũ mùa thu lại để cho tràn qua thì chưa phải là toàn thiện. Kể ra một phen tính toán, nếu chống được cả hai vụ nước hạ và thu để làm kế lâu dài, dẫu phí đến hàng nghìn vạn, trẫm cũng không tiếc. Nay chỉ nói riêng về mặt chống nước to vụ hè, sao bằng ở chỗ đê ngăn nước thuộc Sài Thị, Sài Quất, quyền tạm lấp lại đủ giữ lúa chiêm, chẳng còn tốt hơn ở các đoạn sông cũ sửa đắp tiểu bối dài đến hơn vạn trượng mà cũng không thể chống giữ được cả nước to mùa thu hay sao?". Bèn sai Biện lí bộ Công là Bùi Quỹ đi đến hội khám, bàn nhau tâu lên.
Quỹ khi đã đến, xem chỗ đê ngăn, thấy nước sâu đến 20, 30 thước, bờ bên tả đê có chỗ sạt lở, lấp đi cũng không khỏi quan ngại, bèn hội hàm dâng sớ xin vẫn đắp tiểu bối ở chỗ sông cũ. Nguyễn Công Trứ lại bàn riêng, xin cho tạm lấp chỗ đê ngắn để chống nước to mùa thu. Vua dụ rằng: "Đê ngắn là chỗ phải chống với sức xói mạnh của dòng sông, thế rất kịch liệt, quyết không nên lấp lại, là rõ ràng lắm. Ngươi, Nguyễn Công Trứ đã được trẫm uỷ cho thân hành đến khám xét, trước đã xin sửa đắp tiểu bối, sau lại bàn lấp đê ngắn. Thế là mơ hồ trong hai đằng, không có định kiến. Đó chẳng qua thấy chỉ dụ của trẫm nghiêm ngặt dặn rằng cần phải chống cả hai vụ nước về hạ, thu, nên bất đắc dĩ trình bày gượng gạo đó thôi. Chẳng thế, quãng đê ngắn ấy nếu nên hàn lấp lại, thì sao lúc có mặt Bùi Quỹ lại không dám quả quyết là nơi khác không quan ngại? Vả, trẫm phải hỏi rộng dò nhiều là cốt mong làm cho hợp lí. Nếu có điều gì chưa tiện thì cứ đúng lẽ trình bày, chứ quý gì nói suông, mong cho tắc trách! Bùi Quỹ là quan Kinh được phái đi, đã thân đến tận nơi, biết rõ quãng đê ngắn không thể lấp được, sao không bác đi ngay trước mặt, lại đến khi về Kinh, hỏi rõ, mới nói. Nếu mỗi người có ý kiến riêng, thì nên có tập tấu riêng, trình bày thẳng, sao cùng hội hàm tâu lên mà tách làm hai thuyết? Thế là muốn cho ta tự xét đoán lấy, thì sao còn đủ làm tai mắt cho ta nữa? Kẻ làm bề tôi không giúp được cho vua đỡ lo, thì còn trách quá làm gì! Trẫm cũng bất tất phải hỏi các ngươi nữa. Nay xét theo tình lí, thì chỗ đê ngắn phải đương đầu với sức xói mạnh, lấp chỗ này, tất vỡ chỗ kia. Nếu gượng gạo lấp đi, lỡ ra một tí, tai hại không nhỏ! Sao bằng tuỳ theo tình thế, đắp cái tiểu bối để chống giữ nước to mùa hè thì cái ấy còn tốt hơn cái kia. Huống chi lương thực của dân vùng đó rất quan trọng. Việc khẩn cấp ấy, phải nên làm trước. Đợi sau một năm, dần dần liệu xem thế nước, sẽ tính khơi đào ở nơi hạ lưu, rồi nhân chỗ đắp trước, phụ thêm cho cao hơn và dày hơn, ngõ hầu mới chống được cả nước to mùa thu và làm cho dân được ở yên mãi mãi... Công việc chia làm 3 phần, lũ ngươi là Nguyễn Công Trứ, Trịnh Quang Khanh và Hà Thúc Lương mỗi người trông coi một phần cho có chuyên trách; hẹn đến cuối tháng ba thì xong, để phòng nước lụt mùa hạ”. (Trang 1034, tập IV).
[Tháng 11] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ dâng sớ điều trần về tệ xét xử hình ngục, có nói: “Phàm tra xét án kiện, khi phạm nhân mới đến, chưa rõ ý hướng, tức thời vặn hỏi, tình gian sẽ tự thấy. Thế mà bấy nay phủ huyện không chịu đem ra tra xét, nhất nhất giao cho nha lại giam giữ hàng tuần, hàng tháng. Quân xảo trá do đấy mới tìm cách mua chuộc dặn dò, vì thế kẻ phạm tội, người làm chứng mới được đổi lại lời cung ban đầu, kẻ lại viên không tốt lại thay đổi thêm bớt ở trong đó, thành thử bản án mới sinh khó khăn, mà hình ngục phần nhiều còn oan uổng trầm trệ. Lại nữa quan tỉnh xem án, chỉ căn cứ vào bản thảo mà xét xử: bộ Hình cũng dựa vào bản án đệ lên mà duyệt lại; đến như hồ sơ ban đầu đều không biết rõ. Thần đã từng vâng mệnh duyệt kĩ lại những bản án giao cho tra xét, thấy có khi một phạm nhân mà trước sau cung khai khác hẳn, một chứng tá mà chứng nhận trước sau cung cũng khác, rối bời xoắn xuýt, khó phán đoán được. Vậy xin định rõ điều lệ điển chương để được noi theo”.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:14:38 am »

Sách Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Công Trứ (Phần V) – Tiếp

Vua bèn chuẩn định cho các địa phương: từ nay các nhân phạm được đưa đến thẩm cứu, phủ huyện phải thân tự đem ra tra xét; khi kết án xong, trong bản án phải kể cả người phạm tội bị đến xử án ngày nào, lấy cung ngày nào, để làm bằng cứ điều tra xét lại. Lời cung rườm rà dẫu không thể nhất nhất biên cả vào bản án, nhưng việc kiện cốt ở lời cung ban đầu, cũng phải tóm tắt đại lược, kể rõ những điều chủ chốt, chớ có hàm hồ chút nào. Nếu ai mượn tay nha lại, hoặc cố tình thêm bớt, đảo lộn lời cung thì phải chịu tội. (Trang 1050, tập IV).
Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ trong tập thỉnh an có nói: “Sáu huyện Đường An, Đường Hào, Thanh Miện, Vĩnh Lại, Gia Lộc, và Tứ Kì ở thuộc hạt, tiền và thóc tô thuế vẫn đóng về Hưng Yên để phòng hằng năm dùng vào việc tào vận. Nhưng sáu huyện ấy nộp cả về Hưng Yên, phải thuê thuyền chuyên chở, mỗi một năm chi phí đến 70.000-80.000 quan. Vậy xin đổi nộp về Hải Dương cho tiện”.
Vua dụ rằng: “Sáu huyện ấy bấy nay phải nộp về Hưng Yên, là vì cớ tào vận. Đáng lẽ không chuẩn y lời xin này, nhưng lại nghĩ gần đây các huyện ấy riêng chịu nạn lụt, không khỏi khó khăn eo hẹp. Ta cần trước phải thấu nỗi uẩn khúc của dân, vậy chuẩn cho sang năm đổi nộp ở Hải Dương, đợi đến khoảng thu đông, ngươi sẽ căn cứ vào tình hình hiện tại, tâu lên đợi chỉ”. (Trang 1053, tập IV).
Đinh Dậu, Minh Mệnh năm thứ 18, 1837.
[Tháng Giêng] Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ tâu nói: 3 huyện Đường Hào, Đường An, Thanh Miện thuộc hạt ấy, ruộng xấu dân nghèo. Gần đây thường gặp năm mất mùa, ngày càng cùng quẫn thêm. Vua đặc cách cho những tiền thóc thuế thiếu từ năm ngoái trở về trước, đều cho hoãn cả. (Trang 12, tập V).
Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ, Thự Tổng đốc Định - An là Trịnh Quang Khanh, Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương hội đồng đốc suất đắp đê sông Cửu An (một đoạn tư Bằng Ngang đến Ba Đông hai bờ dài suốt hơn 5.070 trượng, thuê dân hơn 10.000 người làm việc, còn một đoạn từ Ba Đông đến Duyệt Lễ dài hơn 2.320 trượng, một đoạn từ Bích Chàng đến Văn Nhuệ và chặn ngang sông nhỏ dài hơn 2.120 trượng, một đoạn từ Quang Liệt đến Biện Tân dài hơn 3.170 trượng. Cùng các đoạn sông cũ huyện Thanh Miện, Gia Lộc, Đường An, Đường Hào tỉnh Hải Dương dài suốt hơn 24.300 trượng, sức sai dân sở tại và các dân xã thế nước đến được phải làm). Dâng sớ nói: Trước định đắp thêm một đoạn đê từ Bích Chàng đến Bình Trì để ngăn nước lụt mùa hạ, nhưng xứ ấy địa thế thấp, hàng năm khoảng tháng 4, tháng 5, nước nhiều, nước ứ ở ruộng tự sông Kinh Khương tỉnh Hải Dương (thuộc địa hạt 2 huyện Đường Hào, Đường An) tiêu xuống cả ở đấy, nay đắp đê ngăn lại, thì nước mưa từ hạt Văn Giang tỉnh Bắc Ninh chảy rót xuống không khỏi ứ đọng, xin theo ý dân, đổi đắp từ Bích Chàng đến cầu Văn Nhuệ, chặn ngang sông cũ cho đến đê nhỏ xã Kinh Dương (thuộc huyện Đường Hào) đã giữ được nước lụt mà nước mưa vẫn tiêu ra sông Kinh Khương, khỏi cả được nạn úng thuỷ, lại bớt được nhân công 2.000 trượng.
Vua bảo rằng: "Đúng như lời các ngươi nói thì làm một việc mà lợi hai, ba đường, có gì là không nên, bèn cho phép làm. Vừa ba tháng, đê đắp xong. Vua thưởng lũ Trứ đều gia một cấp, sa màu mỗi người ba tấm; Phi long, đại kim tiền; cát tường, bát bảo, ngũ bảo, tiểu kim tiền mỗi người đều một đồng".(Trang 20, tập V).
[Tháng 5] Vua cho triệu Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ về Kinh chầu. (Trang 101, tập V).
[Tháng 6] Tổng đốc Nguyễn Công Trứ vừa đến Kinh vào chầu vua, vua chuẩn cho lập tức đi ngựa trạm về bàn cách phát thóc cho dân vay(5). (Trang 117, tập V).
[Tháng 7] Trước đây Nguyễn Công Trứ, Tổng đốc Hải - An về Kinh bệ kiến, vua nghĩ năm trước giặc Vân nổi loạn, Trứ từng lĩnh quân đi đánh dẹp, đã thân đến địa hạt ấy, nên triệu tập Trứ hỏi rằng: “Cao Bằng, Tuyên Quang còn có giặc trốn là Nông Văn Sĩ, Nông Văn Thạc ẩn nấp mà Trần Văn Tuân không thể bắt được, ngươi có mưu lược gì, có thể làm tuyệt hết cỗi rễ độc ác ấy không?”. Trứ tâu thưa rằng: “Bọn giặc Sĩ ở hẻo lánh nơi rừng rú, chỗ ấy xa xôi, nhân khi sơ hở, lén lút ra vào bất thường, một khi nghe tin quan quân tiến đến, thì tìm cách trốn, lùng bắt rất khó, chỉ có Quản phủ phủ Thông Hoá ở Thái Nguyên là Dương Đình Cẩm và Đội trưởng ở Tuyên Quang là Nguyễn Văn Cầu đều là người Thổ đã quen biết mặt giặc, mà lại chịu quen thuỷ thổ, giao cho bắt giặc, tưởng cũng được việc”. Vua cho là phải. (Trang 127 - 128, tập V).
[Tháng 11] Trước đây, Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ dâng sớ xin về Kinh để đến ngày ấy theo triều ban chúc thọ. Vua phê bảo rằng: “Ngươi mới về tỉnh lị, công việc còn nhiều, cố gắng làm hết chức vụ, cũng như được vào yết kiến”.(Trang 171, tập V).
[Tháng 12] Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Việc ngăn giữ nước sông, thần ngày đêm tính kĩ, không dám theo ý một mình, phàm gặp hương thân, kì lão, người hơi biết lẽ phải thì liền hỏi, đều nói: Một dải sông Nhị Hà phải chứa 100 dòng sông mà chảy rót xuống cửa biển tỉnh Nam Định, nay từ huyện Tiền Hải trở ra bãi sông ngày càng bồi, cửa biển ngày càng nông mà các sông Hát Môn, Nhật Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức ở thượng nguồn chia từng ngả chảy xuống, nhiều chỗ đã bị lấp, năm mới rồi, nước lũ lên to, không phải là hơn mức thường, thế mà nước sông tiêu tiết, không được nhanh lắm, nên phải ứ đọng lại, xét kĩ lời ấy, xét rõ tình hình thì các dòng sông ở Bắc Ninh đều qua Hải Dương, rồi chảy đến biển. Sông Hàm Giang là sông lớn thuộc hạt ấy, từ trước đến nay, kì nước lũ mùa hạ, nước sa không đến, nước thuỷ triều vẫn lên xuống như thường, thượng lưu bị úng tắc không thông suốt được đã rõ ràng. Nay cửa biển đã không khai đào được chỉ có chia dòng nước chảy như sông Hát Môn, thông đến Ninh Bình; sông Nhật Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức thông đến Hải Dương, nếu không khơi thông sớm, thì lối nước chảy cũ ngày càng ngăn lấp, nước lũ hàng năm càng ứ thêm bội, một con đê cũ, sợ cũng chống không nổi. Vả lại sông Cửu An là lợi hại của 11 huyện, mà sông Nhị Hà là lợi hại của 6 tỉnh, thực không thể không trù liệu sớm.”
Vua sai bộ Công bàn lại. Bộ Công tâu: Lời thỉnh an là hợp lí, xin cho quan địa phương các vùng khảo sát, thi công. Vua y cho. (Trang 221, tập V).
Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19, 1838.
[Tháng Giêng] Bãi chức Quản phủ ở các phủ, đổi đặt làm Trú phòng. Trước đây, Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Quản phủ có chức vụ là phải coi quân bắt giặc, xin nên chế cấp cho cái ấn, để gặp khi có việc sai phái biền binh do Quản phủ chuyên biện, dùng để làm tin”.
Vua sai hai bộ Lễ, Binh bàn, tâu lên, cho là dựng phép phải cốt về sau, mà xét mối tệ, đặt quan nên xét sự thực cho xứng với danh, khoảng năm Gia Long, các hạt từ Quảng Bình trở vào Nam, không đặt chức Quản phủ, duy từ Hà Tĩnh trở ra Bắc sự thể hơi khác, mỗi phủ đặt một Quản phủ, hoặc lấy Quản vệ, Quản cơ, hoặc lấy Cai đội sung lĩnh chức ấy. Minh Mệnh năm thứ 13 [1832], phủ Diễn Châu ở Nghệ An, phủ Tĩnh Gia ở Thanh Hoá bỏ bớt chức Quản phủ, và phủ Hà Hoa ở Hà Tĩnh cho Quản vệ đem quân đóng giữ, thực là để chính tên quan mà ngăn mối tệ... Nay chuẩn cho bộ Binh đem những viên hiện tại, nguyên là Quản vệ, Quản cơ, Cai đội thuộc tỉnh lĩnh chức Quản phủ, thì chỉ gọi là Quản vệ, Quản cơ, Cai đội, các người chưa có nguyên hàm vệ, cơ, đội, thì trước hết cho chức hàm Quản vệ, Quản cơ, Cai đội thuộc tỉnh, do tỉnh lượng phái biền binh giao cho quản lĩnh, vẫn đóng giữ ở phủ cũ, để cho quen việc”. (Trang 257-258, tập V).
[Tháng 2, dân các hạt Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định sửa đắp đê điều, phần nhiều góp tiền thuê người làm, không chịu tự mình đi làm việc. Việc đến tai Vua]. [Vua] chuẩn cho truyền chỉ cho Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ, Tổng đốc Định - An là Trịnh Quang Khanh, Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương đều đem việc ấy hiểu thị mà răn bảo, còn dám có thuê riêng thì trị tội nặng”. (Trang 264, tập V).
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:15:35 am »

Sách Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Công Trứ (Phần V) – Tiếp

[Tháng 3, vùng Quảng Đông nhà Thanh bị đói, một bọn giặc thường đón đường cướp lương, rồi mượn tiếng đóng thuyền đánh cá ở phận biển Quảng Yên mưu trộm cướp thóc gạo, dẫn dụ giặc nhà Thanh mưu đánh tỉnh thành Quảng Yên]. Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ có trách nhiệm trông coi cả hạt ấy cũng chuẩn cho phái người đi ngay dò xét, nếu thấy giặc Thanh ngầm tụ, thì đem ngay quân thuỷ sư cùng đánh, không được chuyên uỷ cho tỉnh Quảng Yên. (Trang 290, tập V).
[Tháng 4] Đặt thêm huyện Vĩnh Bảo ở Hải Dương. Hai huyện Vĩnh Lại, Tứ Kì thuộc hạt tỉnh ấy, đinh điền gấp bội và địa thế xa rộng, không liên thuộc với nhau, Tổng đốc Nguyễn Công Trứ dâng sớ xin trích 3 tổng ở huyện Vĩnh Lại (Ngải Am, Đông Am, Thượng Am, số đinh 631 người, ruộng 5.795 mẫu 7 sào), 5 tổng ở huyện Tứ Kì (Am Bổ, Đông Tạ, Bắc Tạ, Viên Gia, Vu Trì, số đinh 1200 người, ruộng 11.987 mẫu 9 sào), đặt thêm một huyện, gọi là huyện Vĩnh Bảo. Vua y cho. (Trang 304, tập V).
[Tháng 5] Vua nhân bảo bộ Binh rằng: "Hạt tỉnh Quảng Yên, đất ở bờ biển, giáp với nhà Thanh, có nhiều hòn đảo, dễ làm thung lũng trộm cướp. Gần đây giặc biển ngầm nổi, Tả Kì, Hữu Kì, đều lấy đó làm nơi ẩn nấp, trước đã giáng dụ cho Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ phái đi dò, xếp đặt thế nào, chưa thấy tâu báo, nên truyền chỉ sức phải tâu về, tức thì phái cán viên đắc lực đem theo binh thuyền đến hội họp ở Quảng Yên ngày đêm tuần bắt...”. Nguyễn Công Trứ tâu nói về: “Tự trước đến nay, từ tháng 8, 9 đến tháng 3, 4 người nhà Thanh có 500, 600 chiếc thuyền, tụ họp thành đoàn ở ngoài phận biển Quảng Yên đánh cá, phái thuyền quân ra, liền lại đi xa, mùa xuân năm nay đã phái người được việc ở địa phương ấy đi đến núi Chàng Sơn tra xét, có người phường Khai Vĩ là Lương Bình Tổ nói: “Phường của hắn, nhân khẩu kể có hàng nghìn người, vốn là lương thiện, nếu được đánh cá ở ngoài biển, xin tự ra sức bắt giải bọn ác ở phường đánh lưới tôm”. Xét ra một giải Chàng Sơn, vòng quanh suốt vài dặm, có đất cấy trồng được, có suối uống được, có vụng đậu thuyền được, người nước Thanh, nhiều người làm nhà ở trên núi, cấy trồng lấy hoa lợi, phàm các thuyền bè đều đỗ ở đây, nếu một phen bắt bớ đốt phá, chúng tất tan đi, khi quan quân đã về, thế ắt trở lại, nếu muốn vĩnh viễn cấm tuyệt, thực khó xếp đặt, nghĩ nên theo lòng mong muốn của Bình Tổ, cho tự trông coi, thì chúng được lợi, tự nhiên cũng ngăn cấm nhau, tưởng quan quân không đến tốn sức, mà giặc biển yên được”.
Vua bảo rằng giặc ấy đóng ở biển quấy rối, thường làm lo cho dân ta. Nguyễn Công Trứ đã dò xét được Chàng Sơn là đích nơi giặc ẩn tụ, sao không lập tức phái quân đánh bắt, lại bị lời nói ngọt của Lương Bình Tổ lừa dối được, yêu cầu ở lại tụ họp như trước, há chẳng khiến cho kẻ gian được thoả lòng lừa dối ư? Tâu đối hàm hồ, khó chối được lỗi, chuẩn giao cho bộ Binh nghị xử, các công việc nên xếp đặt cũng bàn tâu một thể. Đến khi nghị dâng lên, xin trước giáng Công Trứ 2 cấp.Lại nói từ trước đến nay thuyền nước Thanh thường đậu ở các hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, tụ họp thành đoàn, thế tất tụ họp những giặc trốn cùng là quân lêu lổng, nương tựa nhau làm gian, trước tuy làm đám nhỏ, sau thành bọn to, thực không thể để lớn dần lên được, vả, Chàng Sơn là biên giới của ta, địa lợi có thể nhân theo được, chúng đã chiếm tiện nghi, lại theo mà ăn cướp làm giặc, thế mà quan tỉnh không trông coi đến, nếu bảo ở ngoài biển xa cách, thế không thể ở được thì người nước khác còn có thể từ xa đến ở, há lại nhân dân ta đối với đất cát của ta lại có lí không thể ở được ư? Xin sai Nguyễn Công Trứ thân đến nơi ấy xem xét hình thế, chỗ nào có thể đóng giữ được, liệu đặt đồn ải, pháo đài, phái quân đóng giữ để làm kế lâu dài. Chiêu mộ dân đến ở, lập thành làng ấp, tuỳ tiện sinh nhai, cốt cho tin tức cùng thông, cho để xem xét đối phó; nhưng do Quảng Yên bất kì phái binh thuyền đi tuần tiễu, hiểu bảo bờ cõi rõ ràng. Nếu thuyền nhà Thanh chúng dám có vượt qua địa phận chạy sang, thì không cứ trong thuyền có đồ đánh cá hay đồ ăn cướp hay không. Lập tức đem người và thuyền bắt giải, giết hết không tha, không được nương náu tạm dụng, lại để bị mua chuộc được. Ngoài ra có tình hình gì khác, cũng cho tính kĩ tâu vào. Và xưa nay thuyền buôn mất cướp, phần nhiều là cau khô, tiền kẽm, đều không phải vật chi dụng thông hành của người nhà Thanh, chắc là bọn chúng đem những vật cướp được ấy trao đổi với thổ dân Quảng Yên, nhân đó mà mua trộm gạo, thổ dân cũng có lợi, cho họ đậu ở ngoài biển, im không báo cáo, từ đấy thành thói quen, xin cho Công Trứ chuyển sức cho tỉnh Quảng Yên, nghiêm cấm, răn bảo các Tổng lí sở tại, phàm thấy thổ dân còn dám giao thông, bán trộm gạo cho người Thanh, thì lập tức bắt giải quan, chiểu luật trị tội nặng, Tổng lí dụng tình dung ẩn, cũng bắt tội như người có tội ấy, như thế thì sào huyệt trộm cướp đã trừ, tức là mưu gian xảo của thuyền nhà Thanh không thể thi thố được, mà giặc biển có thể được yên hẳn. Vua theo lời bàn ấy. (Trang 337, tập V).
[Tháng 6, Hộ phủ Quảng Yên là Lê Dục Đức, đem thuyền quân đi bắt giặc biển, gặp giặc đánh nhau ở Đảo Đũa bị thua, thuyền bị đắm, quân chết nhiều. Đức tả tơi dẫn quân về].
Vua nghe tin liền giáng dụ sai Tổng đốc Nguyễn Công Trứ thân đem thuyền quân kíp đi đuổi đánh và nhân tiện xem tình thế núi Chàng Sơn, tính kĩ công việc giữ đánh, bàn định thoả đáng, tiếp tục tâu lên. Lê Dục Đức phải cách chức trói giải về Kinh giao cho bộ Hình nghị xử, sau phải tội trảm giam hậu. (Trang 349, tập V).
[Tháng 7] Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Công Trứ thân đem thuyền quân đến phận biển Quảng Yên bắt giặc, dâng sớ tâu lên... Vua bảo Hiệp biện Đại học sĩ Trương Đăng Quế rằng: “Nay 4 phương vô sự, duy còn giặc biển chưa yên, trước đây sai Nguyễn Công Trứ đi bắt giặc biển Quảng Yên, xứ ấy núi khe xa hiểm, sóng gió khôn lường, quân ta không quen mà bọn giặc thì quen, thêm đường biển mông mênh dễ bề trốn tránh, chỉ nên dùng kế thì hơn, nếu chỉ lấy tiếng là tuần tiễu, khi gặp thuyền giặc, đánh trống, giương cờ thì chúng bèn đi xa, thế là cũng chỉ khó nhọc mà thôi”. (Trang 355-356, tập V).
[Tháng 9] Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ đem đại đội binh thuyền chia đường thẳng đến Chàng Sơn vây bắt giặc biển, chém tại trận được một đầu giặc, giặc bỏ thuyền lên bờ chạy, quan quân đuổi theo bắt, chém được nhiều, thu được cả thuyền mành khí giới, xét thấy nhà cửa có hơn 50 nhà, đều có tang vật cướp được, khoảng núi ấy, cấy lúa được hơn 500 mẫu, đều đốt phá hết. Việc ấy tâu lên thưởng cho Quản vệ, Quản cơ đi trận ấy đều kỉ lục hai thứ, Suất đội đều một thứ, binh dõng thưởng chung cho 300 quan tiền. Trứ bèn cùng với Suất đội giám thành Lê Đức Hảo ở Kinh phái đi cùng xem hình thể núi Chàng Sơn vẽ thành đồ bản đệ lên dâng. Sớ nói: Hai bên tả hữu Chàng Sơn có Đông Chàng, Tây Chàng, Nam Chàng, Đàm Chàng giúp đỡ lẫn nhau, một dải phía Đông núi cao, cây rậm, giữa có dòng sông gọi là sông Thông Đồng, một dải Tây Nam núi non thấp phẳng, phía dưới rộng và phẳng, đất cát màu mỡ, người nước Thanh tụ ở đấy thường đến trên 500 nhà, từ trước đến nay Quảng Yên cho là nơi không thể đến được, mới thành sào huyệt của giặc cướp. Nhưng chúng đón cướp tất cả ở các cửa biển lớn nhỏ Vạn Ninh (thuộc xã Vĩnh Thực); đánh cá thì tất ở các phận biển Vậng Thôn và Vân Đồn (thuộc xã Quan Lạn) và U Nang ở Hoa Phong (tên đất, thuộc các xã Chân Châu, Xuân Áng), chặn được đường đi đến, thì không dám vượt biển, canh giữ cho nghiêm, thì không đón cướp được. Nghĩ định ở Chàng Sơn, vụng Đàm Úc ở phía Đông, vụng Thảng Úc ở phía Tây Nam, đều làm một đồn lớn, mỗi đồn đặt một Quản vệ hoặc một Quản cơ, 500 binh, 20 thuyền. Bên tả Thảng Úc, bên hữu Đàm Úc làm một pháo đài, những nơi cao đều đặt lầu canh, chỗ đốt lửa, phía trước là bãi cát thì lập xưởng đóng thuyền, duy ở ngoài biển tin tức khó thông, hai bên tả, hữu hộ ứng, thì mới giữ được không ngại. Còn vụng Cai Úc ở cửa biển lớn, Vậng Thôn ở Vân Đồn đều làm một đồn. Đồn Cai Úc bên tả làm pháo đài, bên hữu làm chỗ đốt lửa, 200 biền binh, 6 chiếc thuyền; đồn Vậng Thôn chỉ làm một chỗ đốt lửa làm hiệu, 2 đồn ấy cũng đốt lửa làm hiệu, một mặt đem binh thuyền ở đồn, một mặt phi tư cho các châu huyện Vạn Ninh, Hoa Phong, Vân Đồn, cho đến tỉnh thành đều đến sách ứng, như thế thì tin tức cũng thông, chiếu cố được nhanh chóng, bờ biển có thể yên hẳn.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:16:36 am »

Sách Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Công Trứ (Phần V) – Tiếp

Và ở Chàng Sơn thành điền đã được hơn 500 mẫu. Các lính đóng ở đồn cấp cho điền khí để khai khẩn trồng cấy, không ngoài một năm, chi tiêu thừa thãi, cũng không phải cấp gạo thêm lương. Còn như thổ mục và thủ hạ hắn ở Vạn Ninh, Hoa Phong, Vân Đồn đều là quen chịu sóng gió, có thể chiến đấu được, xin mộ người địa phương ấy 1 cơ 10 đội, mỗi đội 50 người để giúp việc sai phái. Vả lại, nay vào tiết cuối thu, gió mưa không lường, tạm trở về Hoa Phong, đợi hướng gió thuận tiện, lại đến Chàng Sơn liệu việc. Lại chỗ tiếp giáp với Vạn Ninh là núi Trúc Sơn động La Phù thuộc châu Vinh An, vốn là địa giới nước ta, nay cũng nên tính lấy lại.
Sớ tâu vào. Vua bảo rằng: “Từ trước đến nay giặc biển trộm nổi dậy cướp người buôn bán. Trẫm đã liệu biết tất lấy các đảo gần biển làm sào huyệt ẩn nấp. Nay cứ lời tâu, Chàng Sơn quả nhiên có một hoàn đảo quanh co, thuyền có thể đậu lén lút, đất cát phì nhiêu có thể mưu sống được, hiện nay người Thanh tụ tập đấy đến hơn mấy trăm nhà, trồng cấy đến hơn 500 mẫu vả chăng xét thấy có tang vật trộm cướp, sự trạng rõ ràng, nếu không sớm tính đánh đuổi, hằng năm thuyền đánh cá hàng trăm hàng nghìn, tụ họp thành đoàn. Thực là một chằm vực lớn của kẻ trốn tránh, lửa đom đóm, muỗi thành sấm, thế tất ngày càng lớn, hơi độc ở biển bao giờ yên được, đó là trách nhiệm của người chưa xong, tất phải đi nữa làm cho thoả đáng để cho xong việc. Còn nghĩ định chọn đất làm đồn luỹ, pháo đài và mộ dân Thổ, trước xung làm lính đóng đồn rất là hợp lí, nhưng 1 phen sắp đặt nên phải 10 phần chu đáo, đợi sau khi đi khắp xem xét, trù tính kĩ càng, tâu lên, lại giáng chỉ cho thi hành. Còn như địa giới Trúc Sơn động La Phù, châu Vĩnh An là bãi biển xa xôi, việc đã lâu rồi, bản đồ sổ sách khó xét, nay nếu tư đến Quảng Đông, ta lấy được đất làm vinh, thì chúng tất lấy mất đất làm nhục, việc liên quan đến biên giới, tất không khỏi tốn nhiều lời biện chiết, lại thành ra không khéo. Duy dân ở biên giới ở chỗ phần nhiều không căn cứ đích xác, hoặc do tỉnh Quảng Yên phái người đến tận nơi viên đồn Trúc Sơn nói rõ đất ấy nguyên trước thuộc về cương giới triều ta, tự phải giao trả, để đưa tin lặng lẽ là lời nói, không động đến thanh sắc, chúng tự nhiên phải nghe, thế là tốt”. (Trang 382, tập V).
[Tháng 10] Thuyền binh đi tuần bắt giặc của Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ ở phận biển Chân Châu (tên xã) thuộc Hoa Phong, gặp thuyền giặc người Thanh trên 60 chiếc, đánh nhau, Quản vệ bọn Nguyễn Văn Ngữ thu được ba chiếc thuyền sam bản nhỏ và khí giới, bỗng gió đông thổi mạnh, lại chạy đến Vân Đồn chờ gió thuận. Việc ấy được tâu lên và nói bọn giặc lảng vảng ngoài biển, khi tụ, khi tan, binh thuyền không tiện ở lâu, xin đến chỗ giặc từ trước tới nay thường đậu, thiết lập đồn luỹ, pháo đài, phòng ngự nghiêm hơn, cần đến vôi rất nhiều, phải do tỉnh Hải Dương thuê bắt binh dân mong để làm.
Vua bảo rằng: “Ngươi thân lĩnh đại đội biền binh ra biển đánh bắt cần phải đến thẳng Chàng Sơn đánh phá sào huyệt giặc... Còn như quan quân đi bắt giặc, đánh nhau với giặc, thu được thuyền bè khí giới cũng là đáng khen”. (Trang 413, tập V).
[Tháng 12] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ ở Vậng Thôn, châu Vân Đồn nghe tin ngoài núi Ỷ Cầm có trên 50 cái thuyền giặc Thanh, lập tức phái binh thuyền hiện đem đi chia làm 5 toán đang đêm tiến đi ngay, gặp gió đông thổi mạnh, sóng đánh trôi gần sáng thuyền giặc đều giương buồm chạy thoát, chỉ có một chiếc chưa kịp nhổ neo, Suất đội toán trước là bọn Nguyễn Công Khuyến đi thuyền nhẹ nhanh, sấn đến chém được một đầu giặc. Còn thì nhảy xuống biển chết cả. Trứ đem việc ấy tâu lên và xin tạm về Quảng Yên, chờ thuận gió lại đến Chàng Sơn.
Vua bảo rằng: “Ngươi đi lần này rất lâu, nhọc quân, tốn lương, giặc biển vẫn còn kết thành bọn lớn, xử theo luật quân còn chối sao được, nhưng gặp phải sự thế hơi khó, chưa nỡ bắt tội ngay. Tạm xử nhẹ giáng một cấp. Vả lại giặc ấy đóng ở biển, rất là ngăn trở việc buôn bán trên đường biển. Nay đã biết rõ đích chỗ giặc lén lút, việc đánh giặc không thể hoãn được,có thể trong tháng này lại đi làm xong cố nhiên là không thể, cũng chuẩn cho đến tháng giêng sang năm lại đi, cốt đem giặc ấy giết hết tất cả cho đến công việc xếp đặt về sau, phải hết lòng sửa sang, không được mượn cớ để chậm trễ”.(Trang 418-419, tập V).
Dựng bia võ công. Trước vua nghĩ các quan vâng mệnh chuyên đi đánh dẹp, nhiều người có công lao, muốn dựng bia ghi công để mãi mãi đời sau, sai bộ Binh bàn. Đến nay quan ở bộ tìm xét năm gần đây, bầy tôi kính theo việc võ như dẹp yên giặc Xiêm, uy dậy biên thuỳ, cùng là đánh dẹp giặc cướp ở Nam Kì, Bắc Kì và thắng trận ở Ba Lan, Đại Đồng, phàm người theo việc đánh bắt, được phong tước và con được tập ấm là 20 người, nghĩ nên ghi vào bia để nêu chiến công: Trương Minh Giảng, Trương Phúc Đĩnh, Phan Văn Thuý, Nguyễn Xuân, Phạm Hữu Tâm, Trần Văn Trí, Hồ Văn Khuê, Nguyễn Công Hoán, Mai Công Ngôn, Phạn Văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, Vũ Văn Từ, Nguyễn Tiến Lâm, Tôn Thất Bật, Vũ Đình Quang, Lê Văn Thuỵ, Phạm Phi, Phạm Văn Lí(5). (Trang 435, tập V).
Kỉ Hợi, Minh Mệnh năm thứ 20, 1839.
[Tháng Giêng]Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ thân lĩnh đại đội binh thuyền lại đến Chàng Sơn tuần bắt giặc biển, dâng sớ xin thôn Vận ở Vân Đồn, xã Vĩnh Thực ở Vạn Ninh (tên xã, tức cửa biển Đại, tiếp gần Bạch Long Vĩ thuộc Trúc Sơn), đều làm một đồn (Thành đồn 4 mặt đều dài 23 trượng, chân sâu 1 thước 5 tấc, thân cao 5 thước, mặt trước xây đá, dày 2 thước, 5 tấc. Cấp giữa đổ đầy đất 3 thước, 5 tấc, cấp trong xây đá 2 thước, 2 cửa sau đều dựng cột gỗ cao 9 thước, tầng trên làm lầu canh, dưới đóng hai cánh cửa, bên tả làm một pháo đài, bên hữu làm chỗ đốt lửa, về pháo đài chiểu theo thế núi, mặt rộng trên dưới 2,3 trượng, cao 4 thước, sâu 1 thước, ngoài xây đá dày 4 thước, giữa đổ đầy đất), uỷ Lãnh binh tỉnh Hải Dương Đồng Bá Huyên trông coi. Xã Xuân Áng thuộc Hoa Phong làm một đồn (4 mặt đều dài 19 trượng 3 thước, cao, dày, và cách thức cửa theo như trước, bên hữu làm 1 chỗ đốt lửa, không có pháo đài) uỷ Phó Lãnh binh tỉnh Quảng Yên Đinh Văn Yên trông coi. Vua y cho. (Trang 447-448, tập V).
Binh thuyền đi tuần bắt của Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ ở phận biển Vân Đồn, thấy hộ thuyền đánh cá người Thanh: hai bang Khai Vĩ, Hà Cổ là bọn Thái Hợp Lợi đem tướng giặc bắt được là Lí Công Tống và bọn chúng 16 tên bắt sống, 50 tên chém giết cắt lấy tai, cả thuyền mành khí giới đem đến dâng nộp ở trại quân. Nói: bọn chúng vốn lấy nghề đánh cá buôn bán mưu sống, gần đây nhân bọn ấy cướp người buôn bị phải liên luỵ, nên góp sức cùng bắt được, xin đem việc ấy chuyển tâu, để được đánh cá ở ngoài biển chịu nộp thuế sản vật. Công Trứ liền đem 100 đồng bạc hoa, 100 phương gạo lương thưởng cho, đều cho về nước. Bọn chúng cầu xin làm dân cùng giống với Minh hương, Trứ đem việc ấy tâu vào.
Vua bảo viện Cơ mật rằng: “Lúc đầu mới được tin báo bắt được giặc Thanh, cho là quan quân giết giặc lập công. Đến khi mở xem thì là nhờ hộ thuyền buôn đánh cá bắt giết đem nộp, nhờ người mà thành công để được việc rất là thẹn cho Nguyễn Công Trứ, nhưng các hộ thuyền ấy biết rõ hoạ phúc, biết cố sức bắt chém bọn giặc, cũng có chút công. Chuẩn cho thưởng thêm 500 quan tiền, Công Trứ đã xuất bạc, gạo, thì chia của kho trả cho, còn như việc bọn chúng xin làm dân nộp thuế, thì giao cho hai bộ Hộ, Binh bàn cho thoả đáng tâu lên". (Trang 475 , tập V).
[Tháng 4] Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ đem binh thuyền lại đến Chàng Sơn tìm bắt được 4 tên giặc chém đi, rồi chiêu dụ dân, tất cả 180 người lập làm làng Hướng Hoá, tuỳ theo chỗ ở, chia làm Đông, Tây, Nam, Bắc, 4 giáp, đặt Lí trưởng, Giáp trưởng để cai quản, lệ thuộc vào châu Vân Đồn để ghi vào sổ chịu thuế. Sớ tâu vào được vua khen. Trứ lại theo dụ, bắt đầu mục 2 bang Khai Vĩ, Hà Cổ, sai cứ hiện số người, số thuyền ghi sổ định thuế (số người: đàn ông, đàn bà trên dưới 760 người, số thuyền: trên 70 chiếc, cứ tháng ba, tháng mười, hai kì đem nộp, thuế lệ...).
Trứ bèn lượng đặt Bang trưởng, Bang mục, còn 2 má đầu thuyền đổi sơn màu xanh, đều cấp cho bài gỗ, cắm cuối thuyền làm dấu(6).(Trang 486 - 487, tập V).
Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ từ Chàng Sơn về, nghe tin dân động Liêm Châu cướp bóc ở biên giới châu Vạn Ninh, dân xã An Lương ở đấy đánh nhau với chúng, có người bị thương, bị chết, bèn dâng sớ xin tư cho Tổng đốc hai tỉnh Lưỡng Quảng nghiêm sức tra xét.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:17:03 am »

Sách Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Công Trứ (Phần V) – Tiếp

Vua bảo rằng: giặc hèn nhỏ nhặt, việc gì phải tư cho hai tỉnh Quảng thường phải chậm trễ, nên sai tỉnh Quảng Yên tư cho Khâm Châu chuyển báo cho Liêm Châu... tìm cách tra bắt, cốt được cả bọn cướp ấy, kết án trừng trị cho địa hạt được yên.(Trang 492, tập V).
[Tháng 4] Triệu Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ về Kinh. Lấy Tổng đốc Ninh - Thái Tôn Thất Bật quyền lĩnh Tổng đốc Hải - An... Nguyễn Công Trứ đem việc trù nghị phái uỷ đi tuần biển và ấn định biền binh giữ đồn làm tập tâu nói: “Giặc người Thanh, không những chỉ thuyền đánh cá, cũng có thuyền buôn người Thanh lúc cùng túng mà sinh việc. Quan quân thế khó ập bắt. Xin đem thuyền bắt được của người Thanh lấy 8 chiếc dùng được cho sửa chữa ngay rồi chọn biền binh đắc lực cho ngồi. Cứ từ Hà Tĩnh trở về Bắc đến Nam Định, chia nhau đi tuần chặn. Khi gặp lũ giặc thì dùng thuyền người Thanh, chúng tất không thể trốn thoát, các binh thuyền ở Kinh phái đi tuần bắt từ Quảng Bình trở vào Nam, còn thì hãy bãi bỏ. Và ven tỉnh Quảng Yên nên đặt được 3 đồn: 1 đồn ở xã Xuân Áng, gọi là đồn Ninh Hải; 1 đồn ở Thôn Vậng, gọi là đồn Tĩnh Hải; 1 ở thôn Vĩnh Thực gọi là đồn Thiếp Hải. Đồn Tĩnh Hải phái 1 Quản vệ, Quản cơ, 300 biền binh, 2 đồn Ninh Hải, Thiếp Hải, mỗi đồn 3 Suất đội, 105 biền binh để đóng giữ. Lại phái Thông phán, Kinh dịch, bát phẩm, thư lại, hợp sức cùng làm việc.
Vua dụ rằng: "Về việc đi tuần biển, đã có nghị định chương trình, các địa phương trở vào Nam, trở ra Bắc đều có phái binh thuyền chiểu hạt tuần tiễu, lại có quan quân bắt giặc đi lại tra bắt, tuy chưa bắt được thuyền giặc, nhưng lần lượt cứu thoát được thuyền buôn cũng nhiều, nay nếu vội rút về, chỉ đem 8 chiếc thuyền bắt được của người Thanh đi tuần chẹn, sợ người ngồi thuyền đã không phải là biền binh đắc lực mà đường biển xa rộng, trông khắp sao được, có khác gì tự bỏ phên giậu đi, mà muốn cho chúng sợ hãi không dám đi lại thì có được không? Lời ngươi nói viển vông không thể làm được. Còn như canh giữ bờ biển, cũng là việc quan trọng, nhưng trù binh trước hết phải bàn đến lương, phải cho chu đáo mới làm được, việc ấy chuẩn giao cho tỉnh Quảng Yên tính liệu. Ngươi từ trước đến nay phần nhiều làm việc hồ đồ, nay đã có chỉ về Kinh, phải tuân lệnh đi ngay, không cần phải quá lo cho người khác”. (Trang 492, tập V).
[Khi tỉnh Quảng Yên trù liệu tâu lên, việc bố phòng tuần tiễu, và tình hình bọn giặc giống như lời tâu của Trứ nhưng chỉ bớt số lượng và thêm thắt tình hình, chứ không có gì sáng tạo].
[Tháng 6] Giáng Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ xuống Hữu Tham tri bộ Binh. Trứ, trước kia đi Quảng Yên bắt giặc, làm việc không khéo, đến nay triệu về Kinh giao bộ Lại xét. Bộ xin theo lệ nịch chức, xử cách chức. Vua đặc cách đổi cho làm giáng xuống chức này...
[Tiếp đó] Thuyền Hải Vận ở Kinh phái đi, khi từ Nam Định trở về qua ngoài khơi về phần đồn cửa biển Hà Tĩnh gặp thuyền giặc xông lên đón chặn. Người áp giải là Suất đội Đặng Văn Trang hoảng sợ cuống quýt, trở tay không kịp, nấp vào lái thuyền. Giặc bèn lên thuyền chém giết mấy tên binh lính, cướp lấy súng lớn và khí giới rồi đi. Vua được tin ấy sai áp giải (Văn Trang) đến bờ biển chém đầu bêu lên cho mọi người biết... Bèn sai Thự Thống chế dinh Thần cơ là Nguyễn Hữu Thắng, Hữu Tham tri bộ Binh là Nguyễn Công Trứ quản lĩnh 10 chiếc thuyền binh nhằm phận biển tứ Thừa Thiên trở ra Bắc suốt đến Chàng Sơn thuộc Quảng Yên để đuổi bắt. (Trang 520, tập V).
Sai bọn Tham tri Nguyễn Công Trứ, Thị lang Lê Văn Đức đến sở Đốc công chiếu theo lời tâu của bộ Công về việc làm nhà lầu kết hoa ở ngoài đường gạch bốn góc Hoàng thành, chế biện các vật hạng dàn bày, đốc sức thợ để làm. (Trang 525, tập V).
[Tháng 9, giáng Hữu Thị lang bộ Lễ gia hàm Tham tri, sung biện các Vụ là Hoàng Quýnh xuống Viên ngoại lang bộ Công về tội lộng ngôn]. Vua nói: "... bổ cho theo Lê Văn Đức, thừa biện công việc thuỷ sư ở Kinh kì, lại theo với Nguyễn Công Trứ thừa biện công việc làm lầu rạp, cho y được tuỳ việc mà cố gắng làm việc để chuộc lỗi xưa". (Trang 573, tập V).
Cho Hữu Tham tri bộ Binh là Nguyễn Công Trứ kiêm chức Tả Phó Đô ngự sử viện Đô sát. (Trang 577, tập V).
[Tháng 10] Dựng lầu rạp dịp khánh tiết sang năm (Trước cửa Ngọ Môn dựng 1 lầu chính, 2 rạp dài 2 bên tả, hữu, bốn lầu góc; trước sân 2 điện Quang Minh, Bồng Doanh mỗi nơi 1 rạp dài. Sai Thượng thư Hà Duy Phiên, Thống chế Nguyễn Tiến Lâm làm Đổng lí, Tham tri Nguyễn Công Trứ, Thự Tham tri Tôn Thất Bạch, Thị lang Lê Văn Phú, Bùi Quỹ, nhất đẳng Thị vệ Lê Văn Phú sung làm Phó Đổng lí. (Trang 590, tập V).
[Tháng 12, Thự Ngự sử là Mẫn Đạt tâu bầy không chính xác về nhân sự bị phạt 6 tháng lương].
Vua hỏi Nguyễn Công Trứ: “Người là Viện trưởng, việc Mẫn Đạt nói có trình cho ngươi biết không?”. Trứ thưa: “Không, từ khi thần lĩnh chức viện ấy đến nay, các khoa đạo tâu nói việc gì đều dùng ấn riêng, cho chí đi việc công, khi trở về cũng đều không trình báo gì Viện trưởng, không phải một mình Mẫn Đạt như thế mà thôi”. Vua nói: “Như thế thì chức Viện trưởng đặt ra chỉ là hư vị, kể ra, triều đình đặt quan, các bộ, viện, tự, sảnh đều có đầu mối, nay trong chốn phong hoá, pháp độ còn như thế, lấy gì làm phép tắc cho mọi người trông vào ư?”. Trứ dâng sớ xin lỗi. Vua tha lỗi cho. (Trang 628-629, tập V).


________________________________________
(5) Vì lí do tỉnh Hải Dương lụt to, đê sông Cửu An bị vỡ, nước tràn xuống, đê các huyện Đường An, Đường Hào, Thanh Miện đều bị vỡ, các huyện Gia Lâm, Vĩnh Lại, Cẩm Giàng, ruộng nương, nhà cửa của dân chìm ngập trong nước. Nước sông Hưng Yên gấp đôi 14 thước.
 
(5) Đình thần bàn lại: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Phan Văn Thuý, Mai Công Ngôn làm một bia bên tả. Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức, Trần Văn Trí, Tôn Thất Bật làm 1 bia bên hữu. Vua theo lời bàn ấy. Còn 10 người bị đình thần gạt ra trong đó có Nguyễn Công Trứ.
(6) Bài gỗ ghi ngày, tháng và ký hiệu rõ ràng.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:19:05 am »

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần VI)
Đinh Dậu, Minh Mệnh năm thứ 18, 1837.
[Tháng Giêng] Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ tâu nói: 3 huyện Đường Hào, Đường An, Thanh Miện thuộc hạt ấy, ruộng xấu dân nghèo. Gần đây thường gặp năm mất mùa, ngày càng cùng quẫn thêm. Vua đặc cách cho những tiền thóc thuế thiếu từ năm ngoái trở về trước, đều cho hoãn cả. (Trang 12, tập V).
Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ, Thự Tổng đốc Định - An là Trịnh Quang Khanh, Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương hội đồng đốc suất đắp đê sông Cửu An (một đoạn tư Bằng Ngang đến Ba Đông hai bờ dài suốt hơn 5.070 trượng, thuê dân hơn 10.000 người làm việc, còn một đoạn từ Ba Đông đến Duyệt Lễ dài hơn 2.320 trượng, một đoạn từ Bích Chàng đến Văn Nhuệ và chặn ngang sông nhỏ dài hơn 2.120 trượng, một đoạn từ Quang Liệt đến Biện Tân dài hơn 3.170 trượng. Cùng các đoạn sông cũ huyện Thanh Miện, Gia Lộc, Đường An, Đường Hào tỉnh Hải Dương dài suốt hơn 24.300 trượng, sức sai dân sở tại và các dân xã thế nước đến được phải làm). Dâng sớ nói: Trước định đắp thêm một đoạn đê từ Bích Chàng đến Bình Trì để ngăn nước lụt mùa hạ, nhưng xứ ấy địa thế thấp, hàng năm khoảng tháng 4, tháng 5, nước nhiều, nước ứ ở ruộng tự sông Kinh Khương tỉnh Hải Dương (thuộc địa hạt 2 huyện Đường Hào, Đường An) tiêu xuống cả ở đấy, nay đắp đê ngăn lại, thì nước mưa từ hạt Văn Giang tỉnh Bắc Ninh chảy rót xuống không khỏi ứ đọng, xin theo ý dân, đổi đắp từ Bích Chàng đến cầu Văn Nhuệ, chặn ngang sông cũ cho đến đê nhỏ xã Kinh Dương (thuộc huyện Đường Hào) đã giữ được nước lụt mà nước mưa vẫn tiêu ra sông Kinh Khương, khỏi cả được nạn úng thuỷ, lại bớt được nhân công 2.000 trượng.
Vua bảo rằng: "Đúng như lời các ngươi nói thì làm một việc mà lợi hai, ba đường, có gì là không nên, bèn cho phép làm. Vừa ba tháng, đê đắp xong. Vua thưởng lũ Trứ đều gia một cấp, sa màu mỗi người ba tấm; Phi long, đại kim tiền; cát tường, bát bảo, ngũ bảo, tiểu kim tiền mỗi người đều một đồng".(Trang 20, tập V).
[Tháng 5] Vua cho triệu Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ về Kinh chầu. (Trang 101, tập V).
[Tháng 6] Tổng đốc Nguyễn Công Trứ vừa đến Kinh vào chầu vua, vua chuẩn cho lập tức đi ngựa trạm về bàn cách phát thóc cho dân vay(5). (Trang 117, tập V).
[Tháng 7] Trước đây Nguyễn Công Trứ, Tổng đốc Hải - An về Kinh bệ kiến, vua nghĩ năm trước giặc Vân nổi loạn, Trứ từng lĩnh quân đi đánh dẹp, đã thân đến địa hạt ấy, nên triệu tập Trứ hỏi rằng: “Cao Bằng, Tuyên Quang còn có giặc trốn là Nông Văn Sĩ, Nông Văn Thạc ẩn nấp mà Trần Văn Tuân không thể bắt được, ngươi có mưu lược gì, có thể làm tuyệt hết cỗi rễ độc ác ấy không?”. Trứ tâu thưa rằng: “Bọn giặc Sĩ ở hẻo lánh nơi rừng rú, chỗ ấy xa xôi, nhân khi sơ hở, lén lút ra vào bất thường, một khi nghe tin quan quân tiến đến, thì tìm cách trốn, lùng bắt rất khó, chỉ có Quản phủ phủ Thông Hoá ở Thái Nguyên là Dương Đình Cẩm và Đội trưởng ở Tuyên Quang là Nguyễn Văn Cầu đều là người Thổ đã quen biết mặt giặc, mà lại chịu quen thuỷ thổ, giao cho bắt giặc, tưởng cũng được việc”. Vua cho là phải. (Trang 127 - 128, tập V).
[Tháng 11] Trước đây, Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ dâng sớ xin về Kinh để đến ngày ấy theo triều ban chúc thọ. Vua phê bảo rằng: “Ngươi mới về tỉnh lị, công việc còn nhiều, cố gắng làm hết chức vụ, cũng như được vào yết kiến”.(Trang 171, tập V).
[Tháng 12] Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Việc ngăn giữ nước sông, thần ngày đêm tính kĩ, không dám theo ý một mình, phàm gặp hương thân, kì lão, người hơi biết lẽ phải thì liền hỏi, đều nói: Một dải sông Nhị Hà phải chứa 100 dòng sông mà chảy rót xuống cửa biển tỉnh Nam Định, nay từ huyện Tiền Hải trở ra bãi sông ngày càng bồi, cửa biển ngày càng nông mà các sông Hát Môn, Nhật Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức ở thượng nguồn chia từng ngả chảy xuống, nhiều chỗ đã bị lấp, năm mới rồi, nước lũ lên to, không phải là hơn mức thường, thế mà nước sông tiêu tiết, không được nhanh lắm, nên phải ứ đọng lại, xét kĩ lời ấy, xét rõ tình hình thì các dòng sông ở Bắc Ninh đều qua Hải Dương, rồi chảy đến biển. Sông Hàm Giang là sông lớn thuộc hạt ấy, từ trước đến nay, kì nước lũ mùa hạ, nước sa không đến, nước thuỷ triều vẫn lên xuống như thường, thượng lưu bị úng tắc không thông suốt được đã rõ ràng. Nay cửa biển đã không khai đào được chỉ có chia dòng nước chảy như sông Hát Môn, thông đến Ninh Bình; sông Nhật Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức thông đến Hải Dương, nếu không khơi thông sớm, thì lối nước chảy cũ ngày càng ngăn lấp, nước lũ hàng năm càng ứ thêm bội, một con đê cũ, sợ cũng chống không nổi. Vả lại sông Cửu An là lợi hại của 11 huyện, mà sông Nhị Hà là lợi hại của 6 tỉnh, thực không thể không trù liệu sớm.”
Vua sai bộ Công bàn lại. Bộ Công tâu: Lời thỉnh an là hợp lí, xin cho quan địa phương các vùng khảo sát, thi công. Vua y cho. (Trang 221, tập V).
Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19, 1838.
[Tháng Giêng] Bãi chức Quản phủ ở các phủ, đổi đặt làm Trú phòng. Trước đây, Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ tâu nói: “Quản phủ có chức vụ là phải coi quân bắt giặc, xin nên chế cấp cho cái ấn, để gặp khi có việc sai phái biền binh do Quản phủ chuyên biện, dùng để làm tin”.
Vua sai hai bộ Lễ, Binh bàn, tâu lên, cho là dựng phép phải cốt về sau, mà xét mối tệ, đặt quan nên xét sự thực cho xứng với danh, khoảng năm Gia Long, các hạt từ Quảng Bình trở vào Nam, không đặt chức Quản phủ, duy từ Hà Tĩnh trở ra Bắc sự thể hơi khác, mỗi phủ đặt một Quản phủ, hoặc lấy Quản vệ, Quản cơ, hoặc lấy Cai đội sung lĩnh chức ấy. Minh Mệnh năm thứ 13 [1832], phủ Diễn Châu ở Nghệ An, phủ Tĩnh Gia ở Thanh Hoá bỏ bớt chức Quản phủ, và phủ Hà Hoa ở Hà Tĩnh cho Quản vệ đem quân đóng giữ, thực là để chính tên quan mà ngăn mối tệ... Nay chuẩn cho bộ Binh đem những viên hiện tại, nguyên là Quản vệ, Quản cơ, Cai đội thuộc tỉnh lĩnh chức Quản phủ, thì chỉ gọi là Quản vệ, Quản cơ, Cai đội, các người chưa có nguyên hàm vệ, cơ, đội, thì trước hết cho chức hàm Quản vệ, Quản cơ, Cai đội thuộc tỉnh, do tỉnh lượng phái biền binh giao cho quản lĩnh, vẫn đóng giữ ở phủ cũ, để cho quen việc”. (Trang 257-258, tập V).
[Tháng 2, dân các hạt Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định sửa đắp đê điều, phần nhiều góp tiền thuê người làm, không chịu tự mình đi làm việc. Việc đến tai Vua]. [Vua] chuẩn cho truyền chỉ cho Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ, Tổng đốc Định - An là Trịnh Quang Khanh, Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương đều đem việc ấy hiểu thị mà răn bảo, còn dám có thuê riêng thì trị tội nặng”. (Trang 264, tập V).
[Tháng 3, vùng Quảng Đông nhà Thanh bị đói, một bọn giặc thường đón đường cướp lương, rồi mượn tiếng đóng thuyền đánh cá ở phận biển Quảng Yên mưu trộm cướp thóc gạo, dẫn dụ giặc nhà Thanh mưu đánh tỉnh thành Quảng Yên]. Tổng đốc Hải - An là Nguyễn Công Trứ có trách nhiệm trông coi cả hạt ấy cũng chuẩn cho phái người đi ngay dò xét, nếu thấy giặc Thanh ngầm tụ, thì đem ngay quân thuỷ sư cùng đánh, không được chuyên uỷ cho tỉnh Quảng Yên. (Trang 290, tập V).
[Tháng 4] Đặt thêm huyện Vĩnh Bảo ở Hải Dương. Hai huyện Vĩnh Lại, Tứ Kì thuộc hạt tỉnh ấy, đinh điền gấp bội và địa thế xa rộng, không liên thuộc với nhau, Tổng đốc Nguyễn Công Trứ dâng sớ xin trích 3 tổng ở huyện Vĩnh Lại (Ngải Am, Đông Am, Thượng Am, số đinh 631 người, ruộng 5.795 mẫu 7 sào), 5 tổng ở huyện Tứ Kì (Am Bổ, Đông Tạ, Bắc Tạ, Viên Gia, Vu Trì, số đinh 1200 người, ruộng 11.987 mẫu 9 sào), đặt thêm một huyện, gọi là huyện Vĩnh Bảo. Vua y cho. (Trang 304, tập V).
[Tháng 5] Vua nhân bảo bộ Binh rằng: "Hạt tỉnh Quảng Yên, đất ở bờ biển, giáp với nhà Thanh, có nhiều hòn đảo, dễ làm thung lũng trộm cướp. Gần đây giặc biển ngầm nổi, Tả Kì, Hữu Kì, đều lấy đó làm nơi ẩn nấp, trước đã giáng dụ cho Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ phái đi dò, xếp đặt thế nào, chưa thấy tâu báo, nên truyền chỉ sức phải tâu về, tức thì phái cán viên đắc lực đem theo binh thuyền đến hội họp ở Quảng Yên ngày đêm tuần bắt...”. Nguyễn Công Trứ tâu nói về: “Tự trước đến nay, từ tháng 8, 9 đến tháng 3, 4 người nhà Thanh có 500, 600 chiếc thuyền, tụ họp thành đoàn ở ngoài phận biển Quảng Yên đánh cá, phái thuyền quân ra, liền lại đi xa, mùa xuân năm nay đã phái người được việc ở địa phương ấy đi đến núi Chàng Sơn tra xét, có người phường Khai Vĩ là Lương Bình Tổ nói: “Phường của hắn, nhân khẩu kể có hàng nghìn người, vốn là lương thiện, nếu được đánh cá ở ngoài biển, xin tự ra sức bắt giải bọn ác ở phường đánh lưới tôm”. Xét ra một giải Chàng Sơn, vòng quanh suốt vài dặm, có đất cấy trồng được, có suối uống được, có vụng đậu thuyền được, người nước Thanh, nhiều người làm nhà ở trên núi, cấy trồng lấy hoa lợi, phàm các thuyền bè đều đỗ ở đây, nếu một phen bắt bớ đốt phá, chúng tất tan đi, khi quan quân đã về, thế ắt trở lại, nếu muốn vĩnh viễn cấm tuyệt, thực khó xếp đặt, nghĩ nên theo lòng mong muốn của Bình Tổ, cho tự trông coi, thì chúng được lợi, tự nhiên cũng ngăn cấm nhau, tưởng quan quân không đến tốn sức, mà giặc biển yên được”.
Vua bảo rằng giặc ấy đóng ở biển quấy rối, thường làm lo cho dân ta. Nguyễn Công Trứ đã dò xét được Chàng Sơn là đích nơi giặc ẩn tụ, sao không lập tức phái quân đánh bắt, lại bị lời nói ngọt của Lương Bình Tổ lừa dối được, yêu cầu ở lại tụ họp như trước, há chẳng khiến cho kẻ gian được thoả lòng lừa dối ư? Tâu đối hàm hồ, khó chối được lỗi, chuẩn giao cho bộ Binh nghị xử, các công việc nên xếp đặt cũng bàn tâu một thể. Đến khi nghị dâng lên, xin trước giáng Công Trứ 2 cấp.Lại nói từ trước đến nay thuyền nước Thanh thường đậu ở các hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, tụ họp thành đoàn, thế tất tụ họp những giặc trốn cùng là quân lêu lổng, nương tựa nhau làm gian, trước tuy làm đám nhỏ, sau thành bọn to, thực không thể để lớn dần lên được, vả, Chàng Sơn là biên giới của ta, địa lợi có thể nhân theo được, chúng đã chiếm tiện nghi, lại theo mà ăn cướp làm giặc, thế mà quan tỉnh không trông coi đến, nếu bảo ở ngoài biển xa cách, thế không thể ở được thì người nước khác còn có thể từ xa đến ở, há lại nhân dân ta đối với đất cát của ta lại có lí không thể ở được ư? Xin sai Nguyễn Công Trứ thân đến nơi ấy xem xét hình thế, chỗ nào có thể đóng giữ được, liệu đặt đồn ải, pháo đài, phái quân đóng giữ để làm kế lâu dài. Chiêu mộ dân đến ở, lập thành làng ấp, tuỳ tiện sinh nhai, cốt cho tin tức cùng thông, cho để xem xét đối phó; nhưng do Quảng Yên bất kì phái binh thuyền đi tuần tiễu, hiểu bảo bờ cõi rõ ràng. Nếu thuyền nhà Thanh chúng dám có vượt qua địa phận chạy sang, thì không cứ trong thuyền có đồ đánh cá hay đồ ăn cướp hay không. Lập tức đem người và thuyền bắt giải, giết hết không tha, không được nương náu tạm dụng, lại để bị mua chuộc được. Ngoài ra có tình hình gì khác, cũng cho tính kĩ tâu vào. Và xưa nay thuyền buôn mất cướp, phần nhiều là cau khô, tiền kẽm, đều không phải vật chi dụng thông hành của người nhà Thanh, chắc là bọn chúng đem những vật cướp được ấy trao đổi với thổ dân Quảng Yên, nhân đó mà mua trộm gạo, thổ dân cũng có lợi, cho họ đậu ở ngoài biển, im không báo cáo, từ đấy thành thói quen, xin cho Công Trứ chuyển sức cho tỉnh Quảng Yên, nghiêm cấm, răn bảo các Tổng lí sở tại, phàm thấy thổ dân còn dám giao thông, bán trộm gạo cho người Thanh, thì lập tức bắt giải quan, chiểu luật trị tội nặng, Tổng lí dụng tình dung ẩn, cũng bắt tội như người có tội ấy, như thế thì sào huyệt trộm cướp đã trừ, tức là mưu gian xảo của thuyền nhà Thanh không thể thi thố được, mà giặc biển có thể được yên hẳn. Vua theo lời bàn ấy. (Trang 337, tập V).
[Tháng 6, Hộ phủ Quảng Yên là Lê Dục Đức, đem thuyền quân đi bắt giặc biển, gặp giặc đánh nhau ở Đảo Đũa bị thua, thuyền bị đắm, quân chết nhiều. Đức tả tơi dẫn quân về].
Vua nghe tin liền giáng dụ sai Tổng đốc Nguyễn Công Trứ thân đem thuyền quân kíp đi đuổi đánh và nhân tiện xem tình thế núi Chàng Sơn, tính kĩ công việc giữ đánh, bàn định thoả đáng, tiếp tục tâu lên. Lê Dục Đức phải cách chức trói giải về Kinh giao cho bộ Hình nghị xử, sau phải tội trảm giam hậu. (Trang 349, tập V).
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:19:46 am »

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần VI) – tiếp
[Tháng 7] Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Công Trứ thân đem thuyền quân đến phận biển Quảng Yên bắt giặc, dâng sớ tâu lên... Vua bảo Hiệp biện Đại học sĩ Trương Đăng Quế rằng: “Nay 4 phương vô sự, duy còn giặc biển chưa yên, trước đây sai Nguyễn Công Trứ đi bắt giặc biển Quảng Yên, xứ ấy núi khe xa hiểm, sóng gió khôn lường, quân ta không quen mà bọn giặc thì quen, thêm đường biển mông mênh dễ bề trốn tránh, chỉ nên dùng kế thì hơn, nếu chỉ lấy tiếng là tuần tiễu, khi gặp thuyền giặc, đánh trống, giương cờ thì chúng bèn đi xa, thế là cũng chỉ khó nhọc mà thôi”. (Trang 355-356, tập V).
[Tháng 9] Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ đem đại đội binh thuyền chia đường thẳng đến Chàng Sơn vây bắt giặc biển, chém tại trận được một đầu giặc, giặc bỏ thuyền lên bờ chạy, quan quân đuổi theo bắt, chém được nhiều, thu được cả thuyền mành khí giới, xét thấy nhà cửa có hơn 50 nhà, đều có tang vật cướp được, khoảng núi ấy, cấy lúa được hơn 500 mẫu, đều đốt phá hết. Việc ấy tâu lên thưởng cho Quản vệ, Quản cơ đi trận ấy đều kỉ lục hai thứ, Suất đội đều một thứ, binh dõng thưởng chung cho 300 quan tiền. Trứ bèn cùng với Suất đội giám thành Lê Đức Hảo ở Kinh phái đi cùng xem hình thể núi Chàng Sơn vẽ thành đồ bản đệ lên dâng. Sớ nói: Hai bên tả hữu Chàng Sơn có Đông Chàng, Tây Chàng, Nam Chàng, Đàm Chàng giúp đỡ lẫn nhau, một dải phía Đông núi cao, cây rậm, giữa có dòng sông gọi là sông Thông Đồng, một dải Tây Nam núi non thấp phẳng, phía dưới rộng và phẳng, đất cát màu mỡ, người nước Thanh tụ ở đấy thường đến trên 500 nhà, từ trước đến nay Quảng Yên cho là nơi không thể đến được, mới thành sào huyệt của giặc cướp. Nhưng chúng đón cướp tất cả ở các cửa biển lớn nhỏ Vạn Ninh (thuộc xã Vĩnh Thực); đánh cá thì tất ở các phận biển Vậng Thôn và Vân Đồn (thuộc xã Quan Lạn) và U Nang ở Hoa Phong (tên đất, thuộc các xã Chân Châu, Xuân Áng), chặn được đường đi đến, thì không dám vượt biển, canh giữ cho nghiêm, thì không đón cướp được. Nghĩ định ở Chàng Sơn, vụng Đàm Úc ở phía Đông, vụng Thảng Úc ở phía Tây Nam, đều làm một đồn lớn, mỗi đồn đặt một Quản vệ hoặc một Quản cơ, 500 binh, 20 thuyền. Bên tả Thảng Úc, bên hữu Đàm Úc làm một pháo đài, những nơi cao đều đặt lầu canh, chỗ đốt lửa, phía trước là bãi cát thì lập xưởng đóng thuyền, duy ở ngoài biển tin tức khó thông, hai bên tả, hữu hộ ứng, thì mới giữ được không ngại. Còn vụng Cai Úc ở cửa biển lớn, Vậng Thôn ở Vân Đồn đều làm một đồn. Đồn Cai Úc bên tả làm pháo đài, bên hữu làm chỗ đốt lửa, 200 biền binh, 6 chiếc thuyền; đồn Vậng Thôn chỉ làm một chỗ đốt lửa làm hiệu, 2 đồn ấy cũng đốt lửa làm hiệu, một mặt đem binh thuyền ở đồn, một mặt phi tư cho các châu huyện Vạn Ninh, Hoa Phong, Vân Đồn, cho đến tỉnh thành đều đến sách ứng, như thế thì tin tức cũng thông, chiếu cố được nhanh chóng, bờ biển có thể yên hẳn.
Và ở Chàng Sơn thành điền đã được hơn 500 mẫu. Các lính đóng ở đồn cấp cho điền khí để khai khẩn trồng cấy, không ngoài một năm, chi tiêu thừa thãi, cũng không phải cấp gạo thêm lương. Còn như thổ mục và thủ hạ hắn ở Vạn Ninh, Hoa Phong, Vân Đồn đều là quen chịu sóng gió, có thể chiến đấu được, xin mộ người địa phương ấy 1 cơ 10 đội, mỗi đội 50 người để giúp việc sai phái. Vả lại, nay vào tiết cuối thu, gió mưa không lường, tạm trở về Hoa Phong, đợi hướng gió thuận tiện, lại đến Chàng Sơn liệu việc. Lại chỗ tiếp giáp với Vạn Ninh là núi Trúc Sơn động La Phù thuộc châu Vinh An, vốn là địa giới nước ta, nay cũng nên tính lấy lại.
Sớ tâu vào. Vua bảo rằng: “Từ trước đến nay giặc biển trộm nổi dậy cướp người buôn bán. Trẫm đã liệu biết tất lấy các đảo gần biển làm sào huyệt ẩn nấp. Nay cứ lời tâu, Chàng Sơn quả nhiên có một hoàn đảo quanh co, thuyền có thể đậu lén lút, đất cát phì nhiêu có thể mưu sống được, hiện nay người Thanh tụ tập đấy đến hơn mấy trăm nhà, trồng cấy đến hơn 500 mẫu vả chăng xét thấy có tang vật trộm cướp, sự trạng rõ ràng, nếu không sớm tính đánh đuổi, hằng năm thuyền đánh cá hàng trăm hàng nghìn, tụ họp thành đoàn. Thực là một chằm vực lớn của kẻ trốn tránh, lửa đom đóm, muỗi thành sấm, thế tất ngày càng lớn, hơi độc ở biển bao giờ yên được, đó là trách nhiệm của người chưa xong, tất phải đi nữa làm cho thoả đáng để cho xong việc. Còn nghĩ định chọn đất làm đồn luỹ, pháo đài và mộ dân Thổ, trước xung làm lính đóng đồn rất là hợp lí, nhưng 1 phen sắp đặt nên phải 10 phần chu đáo, đợi sau khi đi khắp xem xét, trù tính kĩ càng, tâu lên, lại giáng chỉ cho thi hành. Còn như địa giới Trúc Sơn động La Phù, châu Vĩnh An là bãi biển xa xôi, việc đã lâu rồi, bản đồ sổ sách khó xét, nay nếu tư đến Quảng Đông, ta lấy được đất làm vinh, thì chúng tất lấy mất đất làm nhục, việc liên quan đến biên giới, tất không khỏi tốn nhiều lời biện chiết, lại thành ra không khéo. Duy dân ở biên giới ở chỗ phần nhiều không căn cứ đích xác, hoặc do tỉnh Quảng Yên phái người đến tận nơi viên đồn Trúc Sơn nói rõ đất ấy nguyên trước thuộc về cương giới triều ta, tự phải giao trả, để đưa tin lặng lẽ là lời nói, không động đến thanh sắc, chúng tự nhiên phải nghe, thế là tốt”. (Trang 382, tập V).
[Tháng 10] Thuyền binh đi tuần bắt giặc của Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ ở phận biển Chân Châu (tên xã) thuộc Hoa Phong, gặp thuyền giặc người Thanh trên 60 chiếc, đánh nhau, Quản vệ bọn Nguyễn Văn Ngữ thu được ba chiếc thuyền sam bản nhỏ và khí giới, bỗng gió đông thổi mạnh, lại chạy đến Vân Đồn chờ gió thuận. Việc ấy được tâu lên và nói bọn giặc lảng vảng ngoài biển, khi tụ, khi tan, binh thuyền không tiện ở lâu, xin đến chỗ giặc từ trước tới nay thường đậu, thiết lập đồn luỹ, pháo đài, phòng ngự nghiêm hơn, cần đến vôi rất nhiều, phải do tỉnh Hải Dương thuê bắt binh dân mong để làm.
Vua bảo rằng: “Ngươi thân lĩnh đại đội biền binh ra biển đánh bắt cần phải đến thẳng Chàng Sơn đánh phá sào huyệt giặc... Còn như quan quân đi bắt giặc, đánh nhau với giặc, thu được thuyền bè khí giới cũng là đáng khen”. (Trang 413, tập V).
[Tháng 12] Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ ở Vậng Thôn, châu Vân Đồn nghe tin ngoài núi Ỷ Cầm có trên 50 cái thuyền giặc Thanh, lập tức phái binh thuyền hiện đem đi chia làm 5 toán đang đêm tiến đi ngay, gặp gió đông thổi mạnh, sóng đánh trôi gần sáng thuyền giặc đều giương buồm chạy thoát, chỉ có một chiếc chưa kịp nhổ neo, Suất đội toán trước là bọn Nguyễn Công Khuyến đi thuyền nhẹ nhanh, sấn đến chém được một đầu giặc. Còn thì nhảy xuống biển chết cả. Trứ đem việc ấy tâu lên và xin tạm về Quảng Yên, chờ thuận gió lại đến Chàng Sơn.
Vua bảo rằng: “Ngươi đi lần này rất lâu, nhọc quân, tốn lương, giặc biển vẫn còn kết thành bọn lớn, xử theo luật quân còn chối sao được, nhưng gặp phải sự thế hơi khó, chưa nỡ bắt tội ngay. Tạm xử nhẹ giáng một cấp. Vả lại giặc ấy đóng ở biển, rất là ngăn trở việc buôn bán trên đường biển. Nay đã biết rõ đích chỗ giặc lén lút, việc đánh giặc không thể hoãn được,có thể trong tháng này lại đi làm xong cố nhiên là không thể, cũng chuẩn cho đến tháng giêng sang năm lại đi, cốt đem giặc ấy giết hết tất cả cho đến công việc xếp đặt về sau, phải hết lòng sửa sang, không được mượn cớ để chậm trễ”.(Trang 418-419, tập V).
Dựng bia võ công. Trước vua nghĩ các quan vâng mệnh chuyên đi đánh dẹp, nhiều người có công lao, muốn dựng bia ghi công để mãi mãi đời sau, sai bộ Binh bàn. Đến nay quan ở bộ tìm xét năm gần đây, bầy tôi kính theo việc võ như dẹp yên giặc Xiêm, uy dậy biên thuỳ, cùng là đánh dẹp giặc cướp ở Nam Kì, Bắc Kì và thắng trận ở Ba Lan, Đại Đồng, phàm người theo việc đánh bắt, được phong tước và con được tập ấm là 20 người, nghĩ nên ghi vào bia để nêu chiến công: Trương Minh Giảng, Trương Phúc Đĩnh, Phan Văn Thuý, Nguyễn Xuân, Phạm Hữu Tâm, Trần Văn Trí, Hồ Văn Khuê, Nguyễn Công Hoán, Mai Công Ngôn, Phạn Văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, Vũ Văn Từ, Nguyễn Tiến Lâm, Tôn Thất Bật, Vũ Đình Quang, Lê Văn Thuỵ, Phạm Phi, Phạm Văn Lí(5). (Trang 435, tập V).


________________________________________
(5) Vì lí do tỉnh Hải Dương lụt to, đê sông Cửu An bị vỡ, nước tràn xuống, đê các huyện Đường An, Đường Hào, Thanh Miện đều bị vỡ, các huyện Gia Lâm, Vĩnh Lại, Cẩm Giàng, ruộng nương, nhà cửa của dân chìm ngập trong nước. Nước sông Hưng Yên gấp đôi 14 thước.
(5) Đình thần bàn lại: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Phan Văn Thuý, Mai Công Ngôn làm một bia bên tả. Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức, Trần Văn Trí, Tôn Thất Bật làm 1 bia bên hữu. Vua theo lời bàn ấy. Còn 10 người bị đình thần gạt ra trong đó có Nguyễn Công Trứ.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:21:32 am »

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần VII)

Kỉ Hợi, Minh Mệnh năm thứ 20, 1839.
[Tháng Giêng]Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ thân lĩnh đại đội binh thuyền lại đến Chàng Sơn tuần bắt giặc biển, dâng sớ xin thôn Vận ở Vân Đồn, xã Vĩnh Thực ở Vạn Ninh (tên xã, tức cửa biển Đại, tiếp gần Bạch Long Vĩ thuộc Trúc Sơn), đều làm một đồn (Thành đồn 4 mặt đều dài 23 trượng, chân sâu 1 thước 5 tấc, thân cao 5 thước, mặt trước xây đá, dày 2 thước, 5 tấc. Cấp giữa đổ đầy đất 3 thước, 5 tấc, cấp trong xây đá 2 thước, 2 cửa sau đều dựng cột gỗ cao 9 thước, tầng trên làm lầu canh, dưới đóng hai cánh cửa, bên tả làm một pháo đài, bên hữu làm chỗ đốt lửa, về pháo đài chiểu theo thế núi, mặt rộng trên dưới 2,3 trượng, cao 4 thước, sâu 1 thước, ngoài xây đá dày 4 thước, giữa đổ đầy đất), uỷ Lãnh binh tỉnh Hải Dương Đồng Bá Huyên trông coi. Xã Xuân Áng thuộc Hoa Phong làm một đồn (4 mặt đều dài 19 trượng 3 thước, cao, dày, và cách thức cửa theo như trước, bên hữu làm 1 chỗ đốt lửa, không có pháo đài) uỷ Phó Lãnh binh tỉnh Quảng Yên Đinh Văn Yên trông coi. Vua y cho. (Trang 447-448, tập V).
Binh thuyền đi tuần bắt của Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ ở phận biển Vân Đồn, thấy hộ thuyền đánh cá người Thanh: hai bang Khai Vĩ, Hà Cổ là bọn Thái Hợp Lợi đem tướng giặc bắt được là Lí Công Tống và bọn chúng 16 tên bắt sống, 50 tên chém giết cắt lấy tai, cả thuyền mành khí giới đem đến dâng nộp ở trại quân. Nói: bọn chúng vốn lấy nghề đánh cá buôn bán mưu sống, gần đây nhân bọn ấy cướp người buôn bị phải liên luỵ, nên góp sức cùng bắt được, xin đem việc ấy chuyển tâu, để được đánh cá ở ngoài biển chịu nộp thuế sản vật. Công Trứ liền đem 100 đồng bạc hoa, 100 phương gạo lương thưởng cho, đều cho về nước. Bọn chúng cầu xin làm dân cùng giống với Minh hương, Trứ đem việc ấy tâu vào.
Vua bảo viện Cơ mật rằng: “Lúc đầu mới được tin báo bắt được giặc Thanh, cho là quan quân giết giặc lập công. Đến khi mở xem thì là nhờ hộ thuyền buôn đánh cá bắt giết đem nộp, nhờ người mà thành công để được việc rất là thẹn cho Nguyễn Công Trứ, nhưng các hộ thuyền ấy biết rõ hoạ phúc, biết cố sức bắt chém bọn giặc, cũng có chút công. Chuẩn cho thưởng thêm 500 quan tiền, Công Trứ đã xuất bạc, gạo, thì chia của kho trả cho, còn như việc bọn chúng xin làm dân nộp thuế, thì giao cho hai bộ Hộ, Binh bàn cho thoả đáng tâu lên". (Trang 475 , tập V).
[Tháng 4] Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ đem binh thuyền lại đến Chàng Sơn tìm bắt được 4 tên giặc chém đi, rồi chiêu dụ dân, tất cả 180 người lập làm làng Hướng Hoá, tuỳ theo chỗ ở, chia làm Đông, Tây, Nam, Bắc, 4 giáp, đặt Lí trưởng, Giáp trưởng để cai quản, lệ thuộc vào châu Vân Đồn để ghi vào sổ chịu thuế. Sớ tâu vào được vua khen. Trứ lại theo dụ, bắt đầu mục 2 bang Khai Vĩ, Hà Cổ, sai cứ hiện số người, số thuyền ghi sổ định thuế (số người: đàn ông, đàn bà trên dưới 760 người, số thuyền: trên 70 chiếc, cứ tháng ba, tháng mười, hai kì đem nộp, thuế lệ...).
Trứ bèn lượng đặt Bang trưởng, Bang mục, còn 2 má đầu thuyền đổi sơn màu xanh, đều cấp cho bài gỗ, cắm cuối thuyền làm dấu(6).(Trang 486 - 487, tập V).
Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ từ Chàng Sơn về, nghe tin dân động Liêm Châu cướp bóc ở biên giới châu Vạn Ninh, dân xã An Lương ở đấy đánh nhau với chúng, có người bị thương, bị chết, bèn dâng sớ xin tư cho Tổng đốc hai tỉnh Lưỡng Quảng nghiêm sức tra xét.
Vua bảo rằng: giặc hèn nhỏ nhặt, việc gì phải tư cho hai tỉnh Quảng thường phải chậm trễ, nên sai tỉnh Quảng Yên tư cho Khâm Châu chuyển báo cho Liêm Châu... tìm cách tra bắt, cốt được cả bọn cướp ấy, kết án trừng trị cho địa hạt được yên.(Trang 492, tập V).
[Tháng 4] Triệu Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ về Kinh. Lấy Tổng đốc Ninh - Thái Tôn Thất Bật quyền lĩnh Tổng đốc Hải - An... Nguyễn Công Trứ đem việc trù nghị phái uỷ đi tuần biển và ấn định biền binh giữ đồn làm tập tâu nói: “Giặc người Thanh, không những chỉ thuyền đánh cá, cũng có thuyền buôn người Thanh lúc cùng túng mà sinh việc. Quan quân thế khó ập bắt. Xin đem thuyền bắt được của người Thanh lấy 8 chiếc dùng được cho sửa chữa ngay rồi chọn biền binh đắc lực cho ngồi. Cứ từ Hà Tĩnh trở về Bắc đến Nam Định, chia nhau đi tuần chặn. Khi gặp lũ giặc thì dùng thuyền người Thanh, chúng tất không thể trốn thoát, các binh thuyền ở Kinh phái đi tuần bắt từ Quảng Bình trở vào Nam, còn thì hãy bãi bỏ. Và ven tỉnh Quảng Yên nên đặt được 3 đồn: 1 đồn ở xã Xuân Áng, gọi là đồn Ninh Hải; 1 đồn ở Thôn Vậng, gọi là đồn Tĩnh Hải; 1 ở thôn Vĩnh Thực gọi là đồn Thiếp Hải. Đồn Tĩnh Hải phái 1 Quản vệ, Quản cơ, 300 biền binh, 2 đồn Ninh Hải, Thiếp Hải, mỗi đồn 3 Suất đội, 105 biền binh để đóng giữ. Lại phái Thông phán, Kinh dịch, bát phẩm, thư lại, hợp sức cùng làm việc.
Vua dụ rằng: "Về việc đi tuần biển, đã có nghị định chương trình, các địa phương trở vào Nam, trở ra Bắc đều có phái binh thuyền chiểu hạt tuần tiễu, lại có quan quân bắt giặc đi lại tra bắt, tuy chưa bắt được thuyền giặc, nhưng lần lượt cứu thoát được thuyền buôn cũng nhiều, nay nếu vội rút về, chỉ đem 8 chiếc thuyền bắt được của người Thanh đi tuần chẹn, sợ người ngồi thuyền đã không phải là biền binh đắc lực mà đường biển xa rộng, trông khắp sao được, có khác gì tự bỏ phên giậu đi, mà muốn cho chúng sợ hãi không dám đi lại thì có được không? Lời ngươi nói viển vông không thể làm được. Còn như canh giữ bờ biển, cũng là việc quan trọng, nhưng trù binh trước hết phải bàn đến lương, phải cho chu đáo mới làm được, việc ấy chuẩn giao cho tỉnh Quảng Yên tính liệu. Ngươi từ trước đến nay phần nhiều làm việc hồ đồ, nay đã có chỉ về Kinh, phải tuân lệnh đi ngay, không cần phải quá lo cho người khác”. (Trang 492, tập V).
[Khi tỉnh Quảng Yên trù liệu tâu lên, việc bố phòng tuần tiễu, và tình hình bọn giặc giống như lời tâu của Trứ nhưng chỉ bớt số lượng và thêm thắt tình hình, chứ không có gì sáng tạo].
[Tháng 6] Giáng Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Công Trứ xuống Hữu Tham tri bộ Binh. Trứ, trước kia đi Quảng Yên bắt giặc, làm việc không khéo, đến nay triệu về Kinh giao bộ Lại xét. Bộ xin theo lệ nịch chức, xử cách chức. Vua đặc cách đổi cho làm giáng xuống chức này...
[Tiếp đó] Thuyền Hải Vận ở Kinh phái đi, khi từ Nam Định trở về qua ngoài khơi về phần đồn cửa biển Hà Tĩnh gặp thuyền giặc xông lên đón chặn. Người áp giải là Suất đội Đặng Văn Trang hoảng sợ cuống quýt, trở tay không kịp, nấp vào lái thuyền. Giặc bèn lên thuyền chém giết mấy tên binh lính, cướp lấy súng lớn và khí giới rồi đi. Vua được tin ấy sai áp giải (Văn Trang) đến bờ biển chém đầu bêu lên cho mọi người biết... Bèn sai Thự Thống chế dinh Thần cơ là Nguyễn Hữu Thắng, Hữu Tham tri bộ Binh là Nguyễn Công Trứ quản lĩnh 10 chiếc thuyền binh nhằm phận biển tứ Thừa Thiên trở ra Bắc suốt đến Chàng Sơn thuộc Quảng Yên để đuổi bắt. (Trang 520, tập V).
Sai bọn Tham tri Nguyễn Công Trứ, Thị lang Lê Văn Đức đến sở Đốc công chiếu theo lời tâu của bộ Công về việc làm nhà lầu kết hoa ở ngoài đường gạch bốn góc Hoàng thành, chế biện các vật hạng dàn bày, đốc sức thợ để làm. (Trang 525, tập V).
[Tháng 9, giáng Hữu Thị lang bộ Lễ gia hàm Tham tri, sung biện các Vụ là Hoàng Quýnh xuống Viên ngoại lang bộ Công về tội lộng ngôn]. Vua nói: "... bổ cho theo Lê Văn Đức, thừa biện công việc thuỷ sư ở Kinh kì, lại theo với Nguyễn Công Trứ thừa biện công việc làm lầu rạp, cho y được tuỳ việc mà cố gắng làm việc để chuộc lỗi xưa". (Trang 573, tập V).
Cho Hữu Tham tri bộ Binh là Nguyễn Công Trứ kiêm chức Tả Phó Đô ngự sử viện Đô sát. (Trang 577, tập V).
[Tháng 10] Dựng lầu rạp dịp khánh tiết sang năm (Trước cửa Ngọ Môn dựng 1 lầu chính, 2 rạp dài 2 bên tả, hữu, bốn lầu góc; trước sân 2 điện Quang Minh, Bồng Doanh mỗi nơi 1 rạp dài. Sai Thượng thư Hà Duy Phiên, Thống chế Nguyễn Tiến Lâm làm Đổng lí, Tham tri Nguyễn Công Trứ, Thự Tham tri Tôn Thất Bạch, Thị lang Lê Văn Phú, Bùi Quỹ, nhất đẳng Thị vệ Lê Văn Phú sung làm Phó Đổng lí. (Trang 590, tập V).
[Tháng 12, Thự Ngự sử là Mẫn Đạt tâu bầy không chính xác về nhân sự bị phạt 6 tháng lương].
Vua hỏi Nguyễn Công Trứ: “Người là Viện trưởng, việc Mẫn Đạt nói có trình cho ngươi biết không?”. Trứ thưa: “Không, từ khi thần lĩnh chức viện ấy đến nay, các khoa đạo tâu nói việc gì đều dùng ấn riêng, cho chí đi việc công, khi trở về cũng đều không trình báo gì Viện trưởng, không phải một mình Mẫn Đạt như thế mà thôi”. Vua nói: “Như thế thì chức Viện trưởng đặt ra chỉ là hư vị, kể ra, triều đình đặt quan, các bộ, viện, tự, sảnh đều có đầu mối, nay trong chốn phong hoá, pháp độ còn như thế, lấy gì làm phép tắc cho mọi người trông vào ư?”. Trứ dâng sớ xin lỗi. Vua tha lỗi cho. (Trang 628-629, tập V).
Canh Tí, Minh Mệnh năm thứ 21, 1840.
[Tháng 2] Vua nghĩ việc trần thiết ở các sở lầu, rạp, công việc bận nhiều. Các viên Đổng lí khó lòng kiêm coi được cả công việc bản nha của mình, vua bèn cho phép Hà Duy Phiên, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, Tôn Thất Bạch, Bùi Quỹ, nếu bản nha có việc quan khẩn thì cùng với đồng liêu ở bộ hội làm, còn việc thường thì miễn cho. (Trang 662, tập V).
[Tháng 3] Giám sát Ngự sử đạo Bình - Phú là Nguyễn Thị đi Phú Yên thanh tra về, lấy vợ lẽ, mua ngựa. Lại bắt những lính trạm đài tệ tư trang. Bị người cùng viện là Vũ Trọng Bình tham hặc.
Vua bảo Viện trưởng là Nguyễn Công Trứ rằng: “Người bề tôi phụng mệnh sai đi, tay không mà về, người ta còn chưa tin lắm. Ngươi há chả biết việc hạt ý dĩ của Mã Viện ư? Huống chi Nguyễn Thị là người trong phong hiến, sự hiềm nghi ở ruộng dưa gốc mận, không biết tránh xa, mà đem về nhiều thứ như thế, bị người ta ngờ là phải. Vua lập tức sai cách chức Nguyễn Thị, giao bộ nghiêm nghị. Thị rồi bị tội đồ, sau được tha, phát đi thành Trấn Tây cố sức làm việc để chuộc tội.(Trang 681, tập V).
[Tháng 4, Tuần phủ Nam - Ngãi là Vương Hữu Quang có tội giam vào ngục. Đình thần cùng bọn Đốc, Phủ, Bố, Án đến Kinh chúc hỗ, cùng nhau một lời bàn xin đem Hữu Quang cách chức trị tội]. Vua bèn sai hội đồng bàn xử. Đến lúc các lời bàn dâng lên, có người bàn xin xử tội chém, có người bàn xin xử tội lưu. Duy có Tham tri Nguyễn Công Trứ, Doãn Uẩn, Thị lang là Phan Thanh Giản, Bùi Quỹ bàn khác đi là xin xử nhẹ giáng 2 cấp lưu.
Vua dụ rằng: “Vương Hữu Quang làm lễ cầu tạnh không được lại muốn đổ cho người trên. Lại thấy ngày ấy trẫm hơi se mình, dám nói bậy bạ cho là trẫm có tội với trời đất thần minh, sao điêu toa dối bậy quá thế! Vả lại, truyện “Quần tiên hiến thọ” là thuộc việc Nội các bọn Nguyễn Bá Nghị soạn ra, dẫu trong ấy trẫm có chỉ bảo một vài câu, nhưng là lời thần bếp, thầy kiện răn bảo đó thôi, có điều gì đùa cợt thần minh đâu, huống hồ dám động đến trời đất ư? Nay Hữu Quang nói ra câu ấy, làm cho mọi người tức giận chổng ngược tóc lên, giao cho đại thần trong ngoài bàn xử, người xin xử lưu, người xin xử chém, cũng là đáng tội. Mà bọn Công Trứ lại bàn xử nhẹ... Nguyễn Công Trứ, Doãn Uẩn, Bùi Quỹ chẳng qua chỉ phụ hoạ vào thôi, đều giáng một cấp lưu, không cho lấy công khác khấu trừ. (Trang 689-690, tập V).
[Tháng 5, tết Đoan Dương, chuẩn cho đại viên các địa phương về Kinh chúc hỗ cùng thuộc biền thành Trấn Tây, Thổ ti Tân Cương, Sứ bộ Hoả Xá, đều được dự ăn yến và thưởng lương từ 1 đến 3 tháng].
Thưởng cho các viên Đổng lí coi làm lâu bằng là bọn Hà Duy Phiên, Lê Văn Đức. Nguyễn Công Trứ đều gia 2 cấp;bọn Nguyễn Tiến Lâm, Tôn Thất Bạch, Bùi Quỹ, Lê Văn Phú đều gia 1 cấp. (Trang 714, tập V).
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:22:00 am »



Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ (Phần VII) – tiếp

[Tháng 7] Xây pháo đài Phòng Hải ở tỉnh Quảng Nam. Trước đây vua cho là chỗ vụng Trà Sơn ở đầu cửa biển Đà Nẵng là chỗ trọng địa của bờ biển, công việc phòng bị nên phải 10 phần chu đáo, cẩn mật. Sai Hữu Tham tri bộ Công là Nguyễn Công Trứ đem theo bọn phó Vệ úy vệ loan giá là Tôn Thất Tường đi đến nơi khám xét chỗ các thuyền lớn bọc đồng chứa đậu. Nếu dùng để đánh trận nên đặt thêm mấy cổ súng, bao nhiêu lính cho đủ dùng. Lại xem chỗ đỗ thuyền cách bờ gần xa thế nào, một dải núi ven bờ biển, chỗ nào xung yếu mà địa thế hơi bằng phẳng nên đặt pháo đài, để cho trên bờ, dưới thuyền chiêu ứng với nhau được, thì vẽ bản đồ dâng lên.
Đến khi về, Trứ nói rằng: “Các thuyền hiệu Thuỵ long, Phấn bằng, Thanh loan, mỗi thuyền nên phái thêm 100 biền binh thủ hộ, 10 cỗ súng quá sơn (trước cấp cho 6 cỗ súng Hồng y đồng), 100 khẩu điểu thương, 15 cây giáo dài, để việc canh giữ được nghiêm. Còn như việc đặt pháo đài, đã xem được đảo Mỏ Diều ở vụng Trà Sơn, 4 mặt rộng rãi đối nhau với pháo đài Định Hải, có thể nương tựa được. Xin xây pháo đài hình bầu dục (dài 57 trượng, ngang 7 trượng) để cùng chống đỡ hộ nhau. Phía Đông pháo đài mở một cửa, ven cửa xây luỹ đá, trong dựng trại lính, kho lương. Lại đặt lầu trông ngắm ở đài đốt lửa cũ tại núi Trà Sơn, chế cấp cờ hiệu để lâm thời treo lên làm hiệu.
Lại những viên thủ hộ ở 2 thành An Hải, Điện Hải và pháo đài Định Hải phần nhiều lười biếng. Những cỗ súng đặt ở đấy, gián hoặc có cái mòn mẻ, khi dùng đến, sợ khi lỡ việc. Xin phái quan ở Kinh đến kiểm soát, tuỳ nghi sửa lại, đặt thêm biền binh đóng giữ”.
Vua cho lời tâu ấy là phải. Bèn đặt tên đài ấy là “Phòng Hải pháo đài”. (Trang 757 - 758, tập V).
[Tháng 10] Ở Hà Nội, Nam Định mở khoa thi Hương.
Vua sai Hữu Tham tri bộ Binh kiêm Tả phó Đô ngự sử viện Đô sát là Nguyễn Công Trứ, sung Chủ khảo trường thi Hà Nội(7). (Trang 816, tập V).
[Tháng 11] Cho Hữu Tham tri bộ Binh kiêm Tả phó Đô ngự sử viện Đô sát là Nguyễn Công Trứ thăng Thự Tả Đô ngự sử viện Đô sát, nhưng vẫn kiêm Hữu Tham tri bộ Binh. (Trang 857, tập V).
Vua sai Thự Tả Đô ngự sử viện Đô sát Nguyễn Công Trứ, sung làm Tán lí Cơ vụ ở Trấn Tây, hiệp cùng với bọn Kinh lược Phạm Văn Điển, Nguyễn Tiến Lâm, đem quân đánh giặc, hễ trong quân có tâu báo mà cùng đứng tên, cho đứng ở dưới Tiến Lâm.
Trứ thấy bọn thổ phỉ ở Trấn Tây xui giục khởi loạn, việc đánh dẹp vỗ yên có nhiều ngả, tự xin đi để giúp việc, tuỳ việc chia sức khó nhọc, nên có mệnh ấy. Khi vào từ biệt trước thềm để đi, vua dụ bảo trước mặt rằng: “Bọn Phạm Văn Điển, Nguyễn Tiến Lâm, không lo là không mạnh, chỉ lo không có mưu, mà trong quan có văn viên tứ phẩm là Đinh Văn Huy, bàn bạc việc quân, sợ hoặc chưa trùng khớp. Khanh là nho tướng, việc quân lữ vốn đã quen thạo, cốt nên cùng nhau đắn đo cơ nghi, sớm được thành công lớn để xứng với uỷ nhiệm”.
Trứ nhân tâu nói: “Phong tục người Thổ dễ lừa hoặc mà khó hiểu bảo, chỉ một mực nghe thổ ti. Sở dĩ họ dấy loạn cùng một lúc tất cũng là có cớ. Hoặc bị bọn không tốt bức bách, quấy nhiễu gây biến; hoặc là đầu mục của họ là bọn Trà Long bị tội, bọn con em họ hàng sợ phải tội lây, nhân đó mà xui giục dỗ dành, lừa dối những kẻ không biết gì. Triều đình vốn không nỡ lòng giết hết, nhưng chúng đã phạm tội, sợ không dám quay đầu trở về nữa. Hoặc chết đói ở rừng sâu, hoặc chạy chốn sang nước khác, đất cũ của người Lạp, Man thành ra một khoảng đất bỏ không. Tưởng cũng hư phí từ trước tới đây bao nhiêu kế hoạch, xét ra bọn Trà Long, tội cố nhiên không thể tha giết được. Nay nhân họ theo về quy thuận mà ghép vào pháp luật, hoặc có kẻ vin vào đấy để nỏ mồm. Xin giải bọn họ ra nơi quân thứ, sai tự tay viết thư, khuyên bảo con em họ hàng để cùng đem thổ dân ra đầu thú. Nếu ngần ngừ trông ngóng, không chịu nói hết sự thực cũng là đã viết thư răn bảo, mà con em họ không chịu nghe theo, thì rõ là bọn họ đã bị họ hàng bọn lũ ruồng bỏ, tức thời đem chém ngay trước quân; rồi chiếu những nơi mà bọn đầu mục khác của họ tụ tập đánh dẹp rõ kịch liệt để cho họ biết sợ hãi, rồi sau tuỳ cách vỗ về chiêu dụ cho yên họp mới là thoả đáng”.
Vua nói: “Bọn Trà Long dẫu từng làm đầu mục dân Man, nhưng từ lúc trước dân Man chưa làm phản, hoặc có thể lấy hắn là đầu mục mà khuyên bảo, để cho họ hồi tâm. Nay thì có bọn đầu mục khác cùng nhau chống cự quan quân có dính gì đến bọn Trà Long đâu? Nếu con em bọn Trà Long yêu mến hắn mà ra thú phục, há có lẽ bọn giặc Man đều làm phản ấy, cũng mến hắn mà ra thú phục ư? Hoặc giặc Man yêu mến hắn mà ra thú phục, há có lẽ giặc Xiêm giúp quân phản nghịch cũng yêu mến hắn mà ra thú phục ư? Huống chi trong nước Xiêm hãy còn bọn giặc Man ở đó, không những là không yêu mến bọn Trà Long mà thôi lại cùng oán ghét nhau lắm. Nay đã giúp dân Man làm loạn lại theo bên cạnh mà xúi bẩy, há chịu để dân Man theo người oán ghét của nó ư? Và lại, ngày trước bộ Hình đã từng sai bọn kia gửi thư khuyên bảo con em, mà con em họ vẫn trốn làm phản, chưa thấy có một người nào quay đầu trở về thì có khuyên bảo cũng vô ích, tưởng đã thấy được đại khái.
“Nay đại binh đi đánh dẹp, đến nơi nào là phá tan sào huyệt của giặc không bao lâu nữa cũng sẽ bình định. Tức như mọi nơi Tây Ninh, Quang Phong ở Gia Định; Bông Nguyên, Liễu Khê ở Định Tường; Tĩnh Biên, Chu Nham ở Hà Tiên; Xà Năng, Cổ Thành ở Trấn Tây được thắng lợi nhiều, những chỗ trở ngạnh, dần đã yên lặng, có cần gì phải đợi họ khuyên bảo dỗ dành đâu? Chỉ duy một dải Hải Đông, Hải Tây bọn giặc hiện còn hung hăng, nên dẹp tắt trước tiên, sau sẽ chiêu dụ vỗ về dân chúng để cho yên nghiệp sinh sống, đó là điều cốt yếu. Ngươi đi chuyến này phải nên cố gắng đấy.
“Còn như bọn Trà Long là một tên thổ biền có tội, nếu chiếu tội trước mà đem chém thì cũng đủ rõ xử tội là chính đáng. Duy có lẽ kẻ ngu tối không biết gì, không nỡ vội làm nhơ nhớp dao búa đó thôi. Hà tất phải đợi thân thuộc bọn lũ nó ruồng bỏ nó, rồi sau mới giết ư? Lời xin không chuẩn cho thi hành.”
Sai Thị vệ trưởng là Trần Văn Kiếm đem một lá cờ đỏ thêu con rồng của ngự dụng trong khi việc quân, đi đường trạm đến ban cấp cho bọn Kinh lược để khi ra trận đốc chiến. (Trang 861-862, tập V).
[Tháng 12] Bọn Kinh lược đại thần là Phạm Văn Điển, Tham tán là Nguyễn Tiến Lâm, Tán lí là Nguyễn Công Trứ và Tá lí là Đinh Văn Huy tiến đến Trấn Tây. Dâng sớ nói: Binh thuyền từ huyện hạt Tân Thành thuộc An Giang tiến đi, đường qua xứ Sa An (tên đất, thuộc phủ Nghi Hoà ở Trấn Tây), có 50, 60 tên thổ phỉ ở bờ bên tả sông trông ngóng. Sai người thông ngôn ra hỏi, họ bèn hỏi rằng: “Nữ chúa còn không?”, đáp: “Hiện hãy còn ở Gia Định”. Họ đều lấy tay giơ lên trán nói rằng: “Nếu được nữ chúa lại trở về, xin cùng bảo nhau ra thú”. Đi đến sông nhánh Thuyết Nột, bọn giặc ước độ 500 tên ở hai bên bờ sông chặn bắn. Tức thời thân đốc quan quân lên bộ đánh giết, chém được 3 thủ cấp cắt lấy tai, bắt sống 3 tên, còn đều trốn chạy. Khi tới bến đò đồn thuỷ Trấn Tây, có hỏi về tình hình giặc, thì Bang biện là Doãn Uẩn và Hiệp tán là Cao Hữu Dực nói: trước đây, bọn thổ phỉ hội họp bọn lũ, kể cả có hàng vạn, cùng nhau đánh vây hạt lị, bị biền binh giết tan. Nay còn ở đó sửa đắp đồn luỹ. Đã thương lượng cùng nhau, Phạm Văn Điển cùng với Đinh Văn Huy quản lĩnh 3 vệ, cơ ở lại cùng với bọn Doãn Uẩn liệu cơ đánh dẹp; còn Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ đem 4 vệ binh tiến đến Hải Tây hội cùng Tướng quân, Tham tán bàn làm công việc bắt giặc.
Vua dụ rằng: "Quan quân mới gặp giặc lần đầu, đánh dẹp một trận, đã có thực trạng bắt chém bọn giặc, đủ sức oai thanh trước tiên. Chắc đi đến đâu tất phải thành công đến đó. Duy Phạm Văn Điển là Kinh lược đại thần, giặc lớn ở đằng trước, mà lại ở Trấn Tây, chỉ mưu toan dẹp đám giặc nhỏ, như thế có phần chưa thoả mãn lòng người. Nay chuẩn cho Phạm Văn Điển, Đinh Văn Huy lập tức đem một nửa biền binh để lại trước, đi nhanh đến quân thứ của Trương Minh Giảng, hội bàn việc quân.
Nguyễn Công Trứ lại dâng tờ sớ dán kín nói: “Thần từ khi tới Nam Kì, hỏi kĩ về tình trạng bọn thổ phỉ và xem xét hình thế núi sông, so với sự thế của tên nghịch phạm ở Bảo Lạc và Nông Văn Vân hơi có chậm khó hơn là vì, xướng lên khởi nguỵ chỉ có một Văn Vân, theo giặc chỉ có một châu Bảo Lạc; còn các thổ mục đều đem lính thổ dũng, theo quan quân ra sức. Tên đầu mục của giặc bị giết, thì công đánh giặc xong. Nay bọn thổ phỉ này không thống nhất một nơi, ở tản mát trong các chỗ: bằng phẳng, hoang vu, cây rậm, cỏ tốt, bát ngát bốn phía, phần nhiều tre xanh um tùm, nước đọng bùn lầy không thể đi lại được, không như núi cao, cây lớn, có thể phá đẵn đi tắt làm đường. Nay từ An Giang đến Trấn Tây trải qua Cổ Khê thuộc huyện hạt Phong Nhương; xứ Sa An sông nhánh Thuyết Nột thuộc phủ hạt Nghi Hoà; từ An Giang đến Hà Tiên, trải qua sông Hà Dương, Hà Âm bên sông Vĩnh Tế, bọn giặc đều dựng đồn trại, quân ta vận tải lương thực, phát đệ công văn, chúng bèn đón chặn bắn ra. Mà 4 bên hạt lị Trấn Tây, bọn giặc ngày thường hò hét đánh vây, quan quân theo gót bắt thì chạy, rồi lại tới. Chỗ nào cũng như đàn muỗi tụ, không có nơi hạ thủ. Lại nghe tên đầu mục người Xiêm là Phi Nhã Chất Tri, cùng với phủ Hải Tây cầu hoà, nhưng tựu trung thực hay giả cũng chưa thể biết. Lại nghe thám tử báo: Chất Tri sai bọn nó là giặc Cố, giặc Hiên, đi qua các phủ huyện câu kết với bọn thổ dân dựng đắp đồn bảo, nói phao là đem Nặc Ong Giun về lập lên để làm cớ. Bọn giặc Xiêm quen giảo quyệt dối trá, hoặc giả cách cầu hoà, để mưu toan hoãn binh, nhưng ở trong lén lút xui giục. Thổ dân dễ mê hoặc khó hiểu biết, không khỏi bị lừa dối, nên cùng rủ nhau theo Xiêm, một cách vững chắc không thể dứt ra nổi. Vả lại, lương thực là việc cốt yếu trong khi dùng binh. Từ Trấn Tây tải tới quân thứ, đường đi 8 ngày mới đến 1 lần, chỉ đủ nhu dùng trong 1 tháng. Nếu chợt có trở ngại, làm lỡ việc không phải là nhỏ. Thần thiết nghĩ: phải nên giết lui giặc Xiêm, rồi sau bọn thổ phỉ mới có dẹp yên được. Xin đi đến nơi cùng với Tướng quân, Tham tán gặp mặt, để mưu tính bàn bạc. Thần trộm có thỉnh cầu như sau: Việc binh cần phải có quyền biến, tuỳ cơ mà làm việc. Giặc Yểm nguyên có tội ở nước nó, mới rồi về đầu hàng, triều đình chưa nỡ giết chết. Nay xin sắc cho giải tên Yểm và thuộc hạ của nó là tên Giao đến Gia Định, sai uỷ cho tên Giao cùng với cậu của Ngọc Vân 3 người theo đến ở Gia Định ấy, trở về báo cho thổ mục và thổ dân, sớm quay đầu về thì không những khoan tha tội trước, mà tên Yểm cũng liệu lượng ban ơn cho. Những thổ dân kia đối với tên Giun, tên Yểm, vốn không có sự khác gì, đã mang được tên Yểm trở về, tất nhiên nhiều người thuận theo. Quan quân không có mối lo trông trước ngoảnh sau nữa, tới đâu đi được nhanh chóng chuyên sức đánh dẹp, thì bọn giặc ngông cuồng kia có thể phá tan, mà công có thể sớm nên. Lại các tù phạm tội quân lưu ở các địa phương kể có đến 3.000 người, chia đi đóng các đồn, bảo, nhà trạm, cũng không có việc gì làm, và bọn họ tội chưa đến chết, không phải là hạng đại hung, đại ác, xin cho cùng với bọn làm binh, phát đi Trấn Tây để phòng sai phái. Sau khi yên việc, tuỳ nơi chia cho để ở, dựng thành thôn ấp, để cho khai khẩn ruộng đất. Lúc yên tĩnh thì làm ruộng, lúc có biến động thì làm lính, khéo léo vỗ về tưởng cũng được việc”.
Vua dụ rằng: "Bọn thổ phỉ ở Trấn Tây, hễ khi quan quân tiến đánh là tự vỡ tan trốn tránh để sống. Còn việc đã lâu chưa chịu ra thú phục, chẳng qua cậy có giặc Xiêm đến cứu viện mà thôi. Nay nếu đem giặc Xiêm giết tan thì bọn thổ phỉ không đánh cũng tự ra thú phục. Đến như tên Yểm là kẻ có tội không nên vội buông tha. Nếu không tha ra mà dụ được người thổ ra thú phục, thì tha tội cho nó ư? Nếu không tha tội mà giam cầm nó thì chúng mượn cớ để làm câu nói, rồi lại rủ nhau làm phản, thì lấy gì mà xử trí ư? Lời xin khó chuẩn cho thi hành. Duy các tù phạm về tội quân lưu ở các hạt, đương lúc hữu sự này, cũng nên cho đi theo quân hoặc biết ra sức dụng công, còn có thể chuộc được tội trước. Vậy chuẩn cho các Đốc, Phủ, Bố, Án từ Quảng Bình trở vào Nam, đều xét các tù phạm tội quân bưu hiện phát phối đến, tên nào khoẻ mạnh thì cho tháo bỏ xiềng xích tuỳ tiện liệu lượng bắt thuyền giải đến Gia Định, chuyển giao cho Trấn Tây, dồn thành đội ngũ, chia phái đi đánh giặc”. 
Giờ Hợi ngày Ất Hợi tháng 12 năm 1840, Minh Mệnh băng hà, thọ 50 tuổi (Trang 884, tập V).


________________________________________
(6) Bài gỗ ghi ngày, tháng và ký hiệu rõ ràng.
(7) Trường Hà Nội khoa thi này lấy đỗ 14 Hương cống: Bùi Tuấn, Trần Vỹ, Nguyễn Huy Huỳnh, Hoàng Đình Tá, Nguyễn Văn Trừng, Nguyễn Hy Nguyên, Ngô Chấn, Ngô Thủ, Vũ Tá An, Phan Đình Dương, Hà Đức Thạc, Vũ Văn Lí, Phạm Hoàng Nghị, Cát Văn Tuỵ.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 01:24:24 am »

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trứ(Phần VIII)

Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ I, 1841.
[Tháng Giêng] Trước đây, Kinh lược Tham tán đại thần ở Trấn Tây là Nguyễn Tiến Lâm, Tán lí cơ vụ là Nguyễn Công Trứ đến nơi quân thứ, đầu tiên dâng sớ nói: “Thành Trấn Tây là nơi chứa để những thuyền bè, súng đạn, khí giới, lương thực, quan binh ở các đạo và các phủ, đồn đều do thành này cung cấp cho cả, thực là một nơi căn bản trọng yếu. Thế mà trong thành thì chật hẹp, không đủ chỗ chứa quân lính, mà đối ngạn về phía Đông Nam, một dải đất La Kết, khoảng độ vài dặm, thuyền công và thuyền tư đỗ ở đấy liền như vảy cá, nhỡ có việc gì bất ngờ, sinh ra mối lo không nhỏ. Nay cả hạt Chân Lạp về bè với nước Xiêm. Vừa rồi nghe nói Chất Tri gọi họp các phiên mục đến cả Hải Tây, yêu cầu ta lui quân, mới ra đầu thú. Thế cũng đủ biết được đại khái sự giảo quyệt của chúng. Nhỡ ra chúng đi đường tắt để đến đánh Trấn Tây hoặc là nhân chỗ hiểm để chẹn đường vận lương của mình, cũng chưa biết chừng. Vả lại, lấy được đất cần phải lấy được cả người, nay man dân ấy coi ta là cừu địch, tuyệt nhiên không chịu về với ta, thì ta chỉ giữ được cái thành không mà thôi. Quan quân muốn đi đến nơi nào, đều phải do đường thuỷ, thế mà tình hình của địch hư thực thế nào, đường đi xa gần bao nhiêu, núi rừng chằm lầy đi lại khó dễ ra sao, mình không biết một tí gì cả. Khi bỏ thuyền, lên bộ, tất phải chia quân đóng giữ. Vận lương qua nơi hiểm trở chỉ đủ dùng cho 3 - 4 ngày thôi, dù có lấy được rồi cũng phải bỏ. Thế là sở đắc không bù cho sở tổn. Việc trước tiên xin đắp cao rộng thêm thành cũ Trấn Tây, đào hào, cắm chông, cho được bền vững, lại đắp thêm thành ngoài ở La Kết, phái đại binh đến đóng giữ; phàm những đường lối ra vào, chia đặt đồn lẻ đóng chặn ngăn giữ, để cho đường sá bình yên, đi lại không có sự gì lo ngại; rồi sau sẽ tuỳ nghi dẹp yên và vỗ về, mưu tính cho sau này được tốt.
Vả lại, chia đồn, đặt bảo, tất phải thêm số quân, không khỏi có sự tốn phí, nhưng vì sự thể như thế, nên bắt buộc phải như thế.
[Chúng tôi] nghe nói bố viên Quản cơ hai cơ An Man nhất và nhị ở Sơn Tĩnh bị bọn man tù giết chết, nên Quản cơ ấy đối với man tù là thế thù. Hắn tự nguyện để vợ con ở trong thành, đi hướng dẫn đường lối cho quan quân. Xét về chân tình thì hắn cũng có lòng muốn quy thuận, nhân cơ hội này mà vỗ về hắn thì hắn cũng có thể là người đắc lực. Xin đặc cách gia ân cho hắn để thêm khuyến khích”.
Khi tờ sớ đến Kinh, gặp việc quốc tang, chưa được trả lời.
Bọn Tiến Lâm và Công Trứ lại cùng với Kinh lược sứ đại thần Phạm Văn Điển, và Tá lí cơ vụ Đinh Văn Huy tiếp tục dâng sớ nói về tình hình biên giới ở Trấn Tây, đại lược: Trước đây, đã gửi thư cho bọn đầu mục nước Xiêm bảo cho biết đại ý về việc hoà hay đánh, nhưng vì thể thống của nước, mưu kế việc binh, rất là quan trọng, mà sự thế ở nơi biên cương sớm chiều biến đổi một khác. Hiện nay, bọn thổ phỉ chỗ nào cũng đóng đồn liên kết, dựa chỗ hiểm, đóng quân chống lại, làm kế cố thủ. Từ trước đến nay, ta chỉ đánh phá được ở nơi ven sông và những chỗ tiếp cận đồn, bảo của địch mà thôi; còn chỗ sào huyệt chứa để của chúng thì ta chưa từng đến được, như: đạo quân Định - Biên chưa thể qua được đất Nam Thái; đạo quân Long - Tường cũng chỉ đi lùng bắt theo ven bờ ở đất Sơn Tĩnh, rồi lại đem quân về; đạo binh thành hạt Mĩ Lâm cũng chỉ từ phủ Hải Đông đi phủ Hải Tây, rồi lại từ phủ Hải Tây về phủ Hải Đông; đạo binh Kinh lược cũng chỉ đi về những chỗ tiếp giáp phủ Trấn Tây, còn ở bên ngoài thành, bảo đóng quân thì bị ngăn trở không đi thông được. Cho nên bọn địch vẫn được tự do, chưa từng cùng quẫn. Vì rằng địa thế rộng xa, đường rừng nhiều lối, nếu có đem quân chia đường tiến đánh, cũng cần phải nghe tăm hơi nhau, hăng hái tiến lên. Bọn giặc nếu thấy thế không chống nổi thì chạy tan đi các ngả, không thể bắt được. Quan quân đem lương đi sâu vào, không thể ở lâu, một khi vừa mới rút về, thì bọn giặc lại tụ tập như cũ. Huống chi, khí hậu ở Trấn Tây khác với nơi trung thổ: đương mùa đông mà khí nóng dữ dội, suốt ngày gió lốc, cát bay bụi mù. Nếu không sớm xong việc binh nhung, thì quân lính bị cảm nhiễm ngày càng nhiều, thành ra không tiện. [Chúng tôi] vâng theo ý nhà vua dụ, đã nhiều cách dỗ bảo, nhưng họ bị che bịp mê hoặc đã quá sâu sắc, đi đến đâu họ cũng đều nói rằng: “Đại đức của thiên triều, thực không dám quên, chỉ vì chúng tôi bị khổ sở bức bách lừa dối đã lâu, không thể tự mình bày tỏ lên trên được, đến nỗi phải rủ nhau làm giặc. Nay sợ phải tội, không dám quay đầu trở về nữa”. Theo lời họ nói, xét việc làm trước, thì ra bọn lại dịch không tốt, bọn côn đồ vô lại, hống hách sách nhiễu man dân không biết thế nào mà kể, không trách bọn man dân làm phản là phải. Việc đã qua rồi, không thể lấy lại được nữa, luống để triều đình phải một phen mưu tính một cách đại đoạn. Nay đã không thể lấy lời suông bảo cho họ hiểu được, tất phải dùng đến binh uy; nhưng quân lính ít thì vây bắt không khắp, binh lính nhiều thì lương thực phiền phí, chưa chắc đã được việc gì. Vậy xin trước hết chia quân các ngả bao vây lùng bắt ngay ở Trấn Tây để cho bọn giặc không thể trốn thoát được. Kẻ nào bị cưỡng ép theo giặc thì cho ra thú, kẻ ngoan ngạnh không theo ta thì phải trị tội; tuỳ tiện chia đặt để vỗ về trị yên. Khi đã bình định được Trấn Tây rồi, sẽ dời quân đến Nghi Hoà, Vũ Công, rồi đến Mĩ Lâm và Sơn Tĩnh, nơi xa nơi gần có thứ tự trước sau, mới có thể thành công được. Nếu không làm như thế thì sở đắc không bù với sở tổn, không bao giờ xong được.
Sớ dâng lên, vua phê vào tập tâu rằng: “Rất mong ở các khanh, cốt làm thế nào cho xong việc sớm, để yên chí của Hoàng khảo ta. Còn thì sẽ có chỉ dụ sau. (Trang 30-31-32, tập VI).
Tán lí Nguyễn Công Trứ và Tá lí Đinh Văn Huy đến Trấn Tây, Văn Điển ở thành hạt để đàn áp, thương lượng uỷ cho bọn Tiến Lâm, Công Trứ đem 4 vệ quân Kinh binh đi đến chỗ quân thứ của Trương Minh Giảng và Lê Văn Đức. Khi đến tấn Xà Năng, làm sớ tâu xin đắp thêm thành Trấn Tây và đắp thành bao ngoài La Kết, chia đóng đồn chắn giữ để đi lại được thông đồng.
Vua cho lời tâu của bọn Công Trứ chỉ tỏ cho người ta biết mình là yếu nên không cho làm. Chợt nghe thấy bốn xung quanh thành đều có bọn giặc rủ nhau tụ tập, bọn Tiến Lâm, Công Trứ lại quay về Trấn Tây, dò thám biết có bọn đầu mục của giặc là tên Cố, tên Mê, tên Đột đóng đồn họp quân ở cầu Nhâm Lịch, Văn Điển bèn chia đường đến đánh. Khi đến đầu cầu, bọn giặc đã trước đưa thư xin hàng. Văn Điển sai nhận lấy thư, chưa kịp phiên dịch, thì bọn giặc hơn 1000 tên đã xông ra khiêu chiến, Văn Điển tính nóng nảy, không đợi cho các đạo quân đều đến đủ, một mình đem quân lính và voi sang qua cầu, thẳng tới luỹ giặc. Nguyễn Công Trứ sai người ngăn lại, không kịp. Bọn giặc chặn ngang đường đi, dựa vào chỗ hiểm trở bắn ra. Quân lính của Văn Điển chết mất hơn 100 người, bị thương hơn 60 người. Văn Điển đem quân về, dâng sớ xin chịu tội.
Vua quở trách rằng: “Đại tướng xuất quân, mới gặp bọn giặc nhỏ, mũi nhọn đã bị toả chiết, làm cho người ta xiết nỗi kinh ngạc! Ta nhớ lại khi Văn Điển bắt đầu ra đi, Hoàng khảo ta đã bảo tận mặt là không nên nóng nảy, hấp tấp để cho người ta thừa cơ chỗ mình sơ hở, nay quả nhiên thế. Nghĩ lại sự sáng suốt biết trước của Hoàng khảo, ta bất giác ứa nước mắt! Chỉ có điều đáng lạ là Nguyễn Công Trứ từng trải trận mạc đã nhiều, sao lại không biết ngăn cản thì còn trông mong gì nữa! Tội ấy sẽ đáng nên trị, nhưng vì tội ấy xảy ra trước khi đại xá, thì tha cho. Chuẩn cho được đeo tội lập công”.
Lại dụ cho bọn Phạm Văn Điển, Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ rằng: “Trước đây, lũ các khanh mấy lần tâu bày xin đắp thêm thành bảo, phái binh chia giữ, là vì bọn thổ phỉ dựa thế nước Xiêm làm tiếp viện, càn rỡ ngông cuồng, tất phải có thành cao, hào sâu, chứa nhiều lương cỏ, mới có thể chống giữ được. Nay, đầu mục nước Xiêm cũng đã xin hoà, các tỉnh An Giang và Hà Tiên nhiều lần báo tin thắng trận. Lũ các khanh đem đi 3.000 quân mạnh, mà bấy lâu không làm được việc gì, chỉ thấy đắp đê, bo bo giữ thành, để cho kẻ địch được nhàn rỗi, thì có nên không? Lũ các khanh có trách nhiệm coi việc quân, còn cho việc vào sâu trong đất giặc để đánh bắt là khó, thì đến ngày nào cho xong việc? Kể ra trong việc hành quân, đổi bước thay hình, thật khó lòng ở xa mà liệu lượng được, ta cũng không ngăn trở việc của các khanh làm đâu. Nhưng nên thương lượng với bọn Tướng quân Trương Minh Giảng, hoặc chia nhau đi tiễu, hoặc hợp sức cùng vây, tuỳ nghi nên làm thế nào thì làm để thành công được sớm thì thôi. Nếu cứ tâu bày rối rít lên, đến nỗi làm cho quân cắm một chỗ, lương thực hao phí, không được việc gì, thì ta dù có nghĩ thương tôi cũ, không nỡ trị tội, nhưng còn việc phụ ơn đoái thương và tri ngộ của Tiên đế thì sao? Các khanh có yên tâm không? Các khanh phải toan tính đấy, chớ cho lời ta nói là câu văn viết cho đủ lề lối”.(Trang 45-46, tập VI).
[Trương Minh] Giảng nghe nói mạn sau Trấn Tây có nhiều bọn giặc quấy nhiễu, bèn sai Đoàn Văn Sách lưu lại ở bảo Sa Tôn đóng quân chống giữ. Bọn Giảng đem quân về Trấn Tây, thì đảng giặc tụ họp khắp mọi nơi. Lũ lớn 3.000 đến 4.000, lũ nhỏ không kém 400 đến 500 tên. Về mạn Tây cầu Nhâm Lịch, một dải luỹ dài hơn 1.000 trượng, bọn giặc dựa chỗ hiểm, dàn quân chống lại, làm cho đường đi lại bị ngăn trở. Giảng cùng với bọn Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ đem 5.000 binh dõng, chia 3 đường tiến đánh. Đầu tiên phá được luỹ Thuyết Nột, lại tiến quân xuyên qua đường núi để đánh, bọn giặc nhiều người bị thương và chết, chạy tan cả. Quan quân thừa thắng lùng bắt, đánh phá luôn được 12 sở đồn luỹ, đều phá bằng đi cả. Sau vì không tiếp vận được lương, [quan quân] phải rút về. Việc đến tai vua, thưởng cho bọn Giảng mỗi người quân công một cấp, kim tiền một đồng. (Trang 63-64, tập VI).
Vua thấy thành Trấn Tây chậm báo tin về công việc ở biên giới, truyền cho bọn Tướng quân Trương Minh Giảng, Tham tán Lê Văn Đức, Kinh lược Phạm Văn Điển, Tham tán Nguyễn Tiến Lâm và Tán lí Nguyễn Công Trứ lập tức đem sự trạng dẹp giặc tâu lên. Lại căn cứ vào số hương dũng hiện đã gọi ra, chước lượng xem nên để lại hay nên thả ra về, nơi nào thiếu cũng không gọi ra bổ sung nữa. (Trang 69, tập VI).
[Tháng 2] Bọn Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ ở lâu nơi quân thứ, dâng sớ xin số tiền và thóc về lương bổng hàng năm cho phép người nhà được lĩnh lại kho ở Kinh. Vua y cho.(Trang 78, tập VI).
Thự tả Đô ngự sử Nguyễn Công Trứ sung làm Tán lí, đem quân ở các hạt từ Kinh trở về Nam tiến đi hội tiễu. (Trang 86, tập VI).
Vua dụ: “… Nay chuẩn cho bộ Hộ trích ra 1.000 lạng bạc và 10.000 quan tiền đưa đến thành Trấn Tây, để khao thưởng và ban cho bọn Kinh lược Phạm Văn Điển, Trương Minh Giảng, Lê Văn Đức, Nguyễn Tiến Lâm, Bùi Công Huyên, Nguyễn Công Trứ, Diên Hựu, Đoàn Văn Sách, Cao Hữu Dực, Đinh Văn Huy cùng Lãnh binh, Quản vệ, Quản xuất, các Cơ đội binh dõng tuỳ từng hạng mà ban cho”. (Trang 87, tập VI).
Cho Tán lí Nguyễn Công Trứ quyền sung Tham tán đại thần ở Trấn Tây. Lê Văn Đức bị ốm, cho về Gia Định để điều dưỡng. (Trang 102, tập VI).
Logged

NTT
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM